Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_lap_va_phan_tich_du_an_dau_tu_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 2)
- CHƯƠNG V PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Chương này gồm các nội dung sau: 1. Mục đích, yêu cầu của phân tích tài chính dự án đầu tư - Mục đích của phân tích tài chính dự án đầu tư - Yêu cầu của phân tích tài chính dự án đầu tư 2. Giá trị thời gian của tiền và công thức tính chuyển - Giá trị thời gian của tiền - Biểu đồ dòng tiền tệ - Xác định tỷ suất "r" - Thành lập các công thức tính chuyển 3. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư - Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn - Thiết lập các báo cáo tài chính - Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư 4. So sánh lựa chọn phương án đầu tư - So sánh lựa chọn phương án đầu tư theo chỉ tiêu thu nhập thuần - So sánh lựa chọn phương án đầu tư theo chỉ tiêu IRR Mục tiêu chung: Sau khi học xong chương này anh/chị nắm được cách đánh giá của một dự án trên quan điểm của chủ đầu tư (có thể là một người, một tổ chức đầu tư và khai thác dự án) để xem xét, tính toán xem quá trình sản xuất kinh doanh là lời hay lỗ để tạo lập những quyết sách trong hiện tại và tương lai một cách chính xác. Thông thường các chủ đầu tư không chỉ xét lời lỗ kế toán mà còn tính cả lời lỗ kinh tế nữa. Mục tiêu cụ thể: Sau khi học xong chương V, anh/chị cần nắm vững là: - Nắm thuần thục cách xác định tỷ suất “r”, cách sử dụng các công thức tính chuyển tiền tệ và xác định dòng tiền trước khi đi sâu vào phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. - Đánh giá nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư. - Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của dự án đứng trên góc độ hạch toán kinh tế của chủ thể đầu tư. - Phân tích tài chính là cơ sở để phân tích kinh tế - xã hội của dự án Phân tích tài chính của các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ nói chung là giống nhau, chỉ khác nhau về những chi tiết nhỏ. Đối với những dự án đặc biệt, như xây dựng các chương trình kết cấu hạ tầng (thí dụ như đường xá, cầu cống, các công trình khuyến nông, ), thì phân tích mặt kinh tế - xã hội sẽ là chủ yếu. Nội dung 5.1. Mục đích, yêu cầu của phân tích tài chính dự án đầu tư 5.1.1. Mục đích của phân tích tài chính dự án đầu tư Phân tích tài chính là việc đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án trên quan điểm một người hoặc một tổ chức đầu tư và khai thác dự án. Mục tiêu cụ thể của phân tích tài chính là: 61
- - Đánh giá nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư. - Cung cấp một kế hoach tài chính hợp lý cho dự án. - Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của dự án đứng trên góc độ hạch toán kinh tế của chủ thể đầu tư. - Đánh giá khả năng quản lý tài chính. - Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư, thể hiện thông qua: + An toàn về nguồn vốn huy động. + An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ. + An toàn cho các kết quả tính toán hay nói một cách khác là xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố khách quan tác động theo hướng không có lợi. 5.1.2. Yêu cầu của phân tích tài chính dự án đầu tư Để thực hiện được mục đích của phân tích tài chính dự án đầu tư, yêu cầu đặt ra trong phân tích tài chính là: - Nguồn số liệu sử dụng phân tích tài chính phải đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy cao đáp ứng mục tiêu phân tích. - Phải sử dụng phương pháp phân tích phù hợp và hệ thống các chỉ tiêu để phản ánh đầy đủ các khía cạnh tài chính của dự án. - Phải đưa ra được nhiều các phương án để từ đó lựa chọn phương án tối ưu. Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là đầu tư vào dự án đã cho có mang lại lợi nhuận thích đáng hoặc có đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác hay không. 5.2. Giá trị thời gian của tiền và công thức tính chuyển 5.2.1. Giá trị thời gian của tiền Tính chất của hoạt động đầu tư là thời gian kéo dài nhiều năm tháng. Dưới tác động của lãi suất, với thời gian trôi qua dài như thế thì giá trị của đồng vốn đã có sự thay đổi lớn đến mức không thể bỏ qua được sự thay đổi này. Muốn ngay trước khi bắt tay vào việc đầu tư ta có thể đánh giá được đúng đắn lợi ích của cơ hội đầu tư thể hiện cụ thể bằng lời lỗ, bằng các chỉ tiêu hiệu quả, thì không thể không xét đến quy luật thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian. Giá trị thời gian của tiền được biểu hiện thông qua lãi tức. Lãi tức được xác định bằng tổng số vốn đã tích luỹ được theo thời gian trừ đi vốn đầu tư ban đầu. Khi lãi tức biểu thị theo tỷ lệ phần trăm so với vốn đầu tư ban đầu trong 1 đơn vị thời gian thì được gọi là lãi suất. Lãi tức trong 1 đơn vị thời gian Lãi suất (%) = x 100% Vốn đầu tư ban đầu Đơn vị thời gian dùng để tính lãi suất thường là một năm, cũng có khi là 1 quý, 1 tháng. Khi xem xét lãi tức cần phân biệt lãi tức đơn và lãi tức ghép. a Lãi tức đơn Lãi tức đơn là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính đến lãi tức tích luỹ phát sinh từ tiền lãi ở các giai đoạn trước. 62
- Lãi tức đơn được tính theo công thức: Lđ= Ivo.s.n Lđ : Lãi tức đơn Ivo: Vốn gốc bỏ ra ban đầu s: Lãi suất đơn n: Số thời đoạn tính lãi Ví dụ 1: Một doanh nghiệp vay ngân hàng là 100 ngàn USD để mở phân xưởng gia công cho người khuyết tật với lãi suất ưu đãi là 4%/năm. Theo hợp đồng doanh nghiệp phải thanh toán lãi hàng năm cho ngân hàng. Thời hạn vay là 5 năm. Hỏi tính đến cuối năm thứ 5 doanh nghiệp này đã phải trả cho ngân hàng bao nhiêu kể cả vốn lẫn lãi? Giải: Theo công thức Lđ= Ivo.s.n = 100 x 4% x 5 = 20 ngàn USD Cuối năm thứ 5 doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi là: 100 + 20 = 120 ngàn USD Kết luận: sau 5 năm doanh nghiệp này đã phải trả cho ngân hàng 120 ngàn USD kể cả vốn lẫn lãi. Tuy nhiên, ở đây phải hiểu là: không phải chờ đến hết 5 năm doanh nghiệp mới trả lãi một lần mà phải trả lãi hàng năm, mỗi năm là 100 x 0.004 = 20/5 = 4 ngàn USD. b Lãi tức ghép Lãi tức ghép là tiền lãi của các thời đoạn trước được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau. Chú ý: lãi tức ghép còn được gọi lãi tức kép hoặc lãi tức phức. Từ nay về sau, trong tính chuyển ta chỉ nói đến lãi suất kép. Công thức tổng quát tính tổng số tiền cả vốn lẫn lãi sau n thời đoạn với lãi suất kép, như sau: n Ivo (1 + r) Ivo: Vốn gốc bỏ ra ban đầu r: Lãi suất kép n: Số thời đoạn tính lãi. Từ đó công thức tổng quát tính lãi suất kép như sau: n Lg =Ivo (1 + r) - Ivo Ví dụ 2: Cũng theo số liệu của ví dụ 1 trên nhưng với lãi suất kép (r = 4%) Giải: Cuối năm thứ 5 doanh nghiệp đó phải trả cho ngân hàng là: 5 5 Ivo (1 + r) = 100 x (1+ 4%) = 121,67 ngàn USD Với cách tính lãi tức kép, tổng số tiền cả vốn lẫn lãi đơn vị đó phải trả lớn hơn cách tính lãi tức đơn là 1,67 ngàn USD. 5.2.2. Biểu đồ dòng tiền tệ Biểu đồ dòng tiền tệ là một đồ thị biễu diễn các khoản thu, chi của dự án theo từng thời đoạn. Nguyên tắc chọn năm gốc: 63
- Về nguyên tắc, năm gốc của biểu đồ dòng tiền có thể tuỳ chọn, miễn là năm gốc phải là năm bình thường không có những biến động đặc biệt. Ví dụ chọn vào một năm có chiến tranh hoặc có nạn lụt lớn là không đại diện. Đối với các công trình đầu tư lớn, có xây dựng cơ bản, người ta thường chọn một cách thông minh năm gốc là năm kết thúc mọi công việc xây dựng cơ bản, lắp đặt trang thiết bị, thực hiện chuyển giao công nghệ và bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất kinh doanh. Quy ước Để thuận tiện cho tính toán người ta thường quy ước: - Các thời đoạn là bằng nhau và các khoản thu và chi đều được xem như xuất hiện ở cuối các thời đoạn. - Gốc của biểu đồ dòng tiền tệ lấy tại điểm 0. - Dòng tiền tệ thu nhập (Cash flows of benefits CFBi hay Bi) được biểu diễn bằng các mũi tên theo hướng chỉ lên. Dòng tiền tệ chi phí (Cash flows of cost CFCi hay Ci) được biểu diễn bằng các mũi tên theo hướng chỉ xuống. Dòng tiền tệ chung (Cash flows CFi) CFi = Bi - Ci nếu là dương (+) ta vẽ đi lên, nếu là âm (-) ta vẽ đi xuống. - Trên biểu đồ thường ghi rõ những đại lượng đã cho và những đại lượng cần tìm, để khi nhìn vào biểu đồ ta có thể dễ dàng hiểu được nội dung của vấn đề cần xem xét. Trục thời gian hướng về tương lai. Nếu ta chọn mốc thời gian tại năm gốc A là hiện tại thì mọi năm ở bên phải của năm gốc A sẽ là tương lai (năm B) PV FV A B PV (present value): giá trị hiện tại FV (future value): giá trị tương lai Biểu đồ dòng tiền tệ là công cụ được sử dụng trong phân tích tài chính dự án đầu tư. Ví dụ: Một người gửi tiền tiết kiệm vào đầu năm thứ nhất là 100 triệu đồng, đầu năm thứ 3 gửi thêm 200 triệu đồng. Nếu lãi suất là 15% năm thì cuối năm thứ 5 người đó sẽ có tổng số tiền cả vốn và lãi là bao nhiêu? Fv = ? 0 2 5 100 tr 200 tr Lưu ý: Xem lần gửi đầu năm thứ nhất là ở thời điểm 0 Xem lần gửi đầu năm thứ ba là ở cuối năm thứ 2 Tính tương đối giữa giá trị hiện tại và tương lai Nếu xét quan hệ giữa 2 năm trong thời kỳ phân tích thì quy ước năm trước là hiện tại và năm sau là tương lai so với năm trước. Như vậy, tương quan giữa hiện tại và tương lai chỉ là tương đối. Một năm nào đó, trong quan hệ này là hiện tại nhưng trong quan hệ khác lại là tương lai. 64
- 5.2.3. Xác định tỷ suất "r" trong phân tích tài chính dự án đầu tư. Nếu vay vốn đầu tư r = rvay(1 - TR) Trong đó: - r: mức lãi suất vốn vay sau thuế - rvay: lãi suất vay - TR (Tax rate): thuế suất thu nhập (Trong thực tế, tỷ suất “r” thường được xác định là mức lãi suất vay) Nếu dự án vay vốn nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì r là lãi suất vay bình quân từ nhiều nguồn: m Ivk.rk rbq = k=1 m Ivk k=1 Trong đó: - Ivk:là vốn vay từ nguồn k - rk:là lãi suất vay từ nguồn k - m : là số nguồn vay Nếu dự án vay vốn từ nhiều nguồn với những kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển “r” về cùng một kỳ hạn : r = (1 + r )m -1 d n Trong đó: - rd: Lãi suất theo kỳ hạn dài (thông thường lấy kỳ hạn là năm) - rn: Lãi suất theo kỳ hạn ngắn (6 tháng, quý, tháng, ) - m: Số kỳ hạn ngắn trong kỳ hạn dài Ví dụ: - Nếu lãi suất theo kỳ hạn tháng, khi chuyển sang kỳ hạn năm là: 12 rn = (1 + rt) - 1 - Nếu lãi suất theo kỳ hạn quý, khi chuyển sang kỳ hạn năm là: 4 rn = (1 + rq) - 1 - Nếu lãi suất theo kỳ hạn 6 tháng, khi chuyển sang kỳ hạn năm là: 12 rn =(1+ r6 tháng) -1 Nếu vốn đầu tư do ngân sách Nhà nước cấp thì r là lãi suất vay dài hạn của ngân hàng. Nếu vốn đầu tư là vốn góp cổ phần thì r là cổ tức phải trả cho các cổ đông. Nếu vốn góp liên doanh thì r là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh thoả thuận. Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì r bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội. r (%) = (1 + f).(1 + rcơ hội) - 1 65
- Trong đó: - f : tỷ lệ lạm phát - rcơ hội: mức chi phí cơ hội. Ví dụ : Cấu trúc vốn của một dự án đầu tư như sau: - Vốn vay ngắn hạn: 1,5 triệu USD, r1 = 4,5%/quý - Vốn vay ngắn hạn: 2,5 triệu USD, r2 = 10%/6 tháng - Vốn vay dài hạn: 5 triệu USD, r3 = 15%/năm - Vốn góp cổ phần: 3 triệu USD, r4 = 1,5%/tháng Hãy xác định lãi suất bình quân? Giải: Quy đổi lãi suất vốn vay của dự án theo các nguồn về cùng một kỳ hạn là năm như sau: 4 r1n = (1 + 0,045) - 1 = 19,25% 2 r2n = (1 + 0,10) - 1 = 21% r3n = 15% 12 r4n = (1 + 0,015) - 1 = 19,56% Lãi suất bình quân: m Ivk.rk 1,5x19,25% + 2,5x21% + 5x15% + 3x19,56% k=1 r = = bq m Ivk 1,5 + 2,5 + 5 + 3 k=1 rbq = 17,92% 5.2.4. Thành lập các công thức tính chuyển 5.2.4.1. Công thức tính chuyển đơn. ( Công thức tính chuyển một khoản tiền) - Về tương lai: FV = PV*(1 + r)n (1) Ví dụ: Nếu gửi tiết kiệm 500 triệu đồng với laĩ suất 18%/năm thì sau 3 năm có bao nhiêu tiền? Giải: Theo bài ra ta có: PV = 500 triệu đồng, n = 3 năm r = 18%/năm FV = ? Vậy số tiền tiết kiệm (cả gốc và lãi) sau ba năm là: FV = PV(1 + r)3 = 500(1 +0,18)3 = 821,516 triệu đồng - Về hiện tại: 1 PV = FV* (2) (1 + r)n 66
- Trong đó: - FV:Giá trị của một khoản tiền ở tương lai. - PV: Giá trị của một khoản tiền ở hiện tại - (1 + r)n: Hệ số tính kép để chuyển đồng tiền từ hiện tại về tương lai. - 1/(1 + r)n: Hệ số chiết khấu để chuyển đồng tiền từ tương lai về hiện tại. - n: Số thời đoạn phải tính chuyển. - r: Tỷ suất chiết khấu Ví dụ: Một tiểu thương muốn có 900 triệu đồng để sau 5 năm để mở thêm một cửa hàng mới, hỏi từ bây giờ tiểu thương đó phải trích bao nhiêu tiền gửi tiết kiệm để có số tiền trên. Biết lãi suất tiền gửi là 18%/năm. Giải: Theo bài ra ta có: FV = 900 triệu đồng, n = 5 năm r = 18%/năm PV = ? Vậy số tiền tiết kiệm (cả gốc và lãi) sau ba năm là: PV = PV/(1 + r)5 = 900/(1 +0,18)5 = 393,398 triệu đồng Trong trường hợp tỷ suất thay đổi trong thời kỳ phân tích: n FV = PV* (1 + ri) (3) i =1 1 (4) PV = FV* n (1 + ri) i =1 Ví dụ: Một người gửi tiết kiệm với số tiền là 150 triệu đồng thì sau ba năm sẽ có bao nhiêu tiền? Biết rằng lãi suất tiền gửi các năm lần lượt là: năm thứ nhất 12%/năm, năm thứ hai 14%/năm, năm thứ ba 15%/năm. Giải: Theo bài ra ta có: PV = 150 triệu đồng, n = 3 năm r1 = 12%/năm r2 = 14%/năm r3 = 15%/năm. Vậy số tiền tiết kiệm (cả gốc và lãi) sau ba năm là: FV = PV(1 + r1)(1 + r2)(1 + r3) = 150(1 +0,12)(1 + 0,14)(1 + 0,15) = 220,248 triệu đồng 5.2.4.2. Công thức tính chuyển nhiều khoản tiền. Gọi A1, A2, A3, An là các khoản tiền phát sinh trong các thời đoạn của thời kỳ phân tích 67
- Các khoản tiền phát sinh vào đầu các thời đoạn: A1 A2 A3 A4 An 0 1 2 3 n-1 n - Về tương lai: n n-i+1 FV = Ai(1 + r) (5) i = o - Về hiện tại: n 1 (6) PV = Ai n-1 i=1 (1 + r) Có thể các khoản tiền phát sinh tại cuối các thời đoạn: A1 A2 A3 An 0 1 2 3 n - Về tương lai: n n-i FV = Ai(1 + r) (7) i = o - Về hiện tại: n 1 (8) PV = Ai i i=1 (1 + r) Ví dụ: Một người gửi tiết kiệm lần đầu là 20 triệu, sau hai năm gửi 60 triệu đồng, và sau tiếp đó một năm gửi 30 triệu đồng, biết lãi suất tiền gửi là 15%/năm. Hỏi sau 4 năm tổng số tiền người đó nhận được cả gốc và lãi là bao nhiêu? Giải: Biểu đồ dòng tiền tệ 0 2 3 4 20 tr 30 tr 60 tr FV? Tổng số tiền người đó nhận được cả gốc và lãi sau 4 năm là: FV = 20(1+15%)4 + 60(1+15%)2 + 30(1+15%)1 = 148,83 triệu đồng 5.2.4.3. Công thức tính chuyển chuỗi tiền tệ đều. Gọi A là khoản tiền phát sinh đều đặn trong từng thời đoạn. * Trường hợp chuỗi tiền tệ phát sinh vào cuối các thời đoạn: - Về tương lai: 68
- (1 + r)n - 1 FV = A (9) r r A = FV * n (1 + r) - 1 - Về hiện tại: (1 + r)n – 1 PV = A (10) n r(1 + r) n r*(1 + r) A = PV * n (1 + r) - 1 b. Trường hợp các chuỗi tiền tệ phát sinh vào đầu các thời đoạn: - Về tương lai: n (1 + r) – 1(1+r) FV = A * (11) r r A = FV * n (1 + r) – 1(1+r) - Về hiện tại: n (1 + r) – 1 (12) PV = A * r(1 + r) n -1 n-1 r*(1 + r) A = PV * n (1 + r) - 1 Ví dụ: Để xây dựng một nhà máy sản xuất bột đá cần đầu tư một khoản tiền là 600 tỷ đồng. Việc xây dựng được tiến hành trong 4 năm với vốn đầu tư rải đều trong các năm. Toàn bộ số tiền này được vay với lãi suất 15%/năm. Việc thanh toán nợ thực hiện liên tục, đều đặn trong 15 năm kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động (năm thứ 5). a. Hãy xác định số tiền mà nhà máy phải trả hàng năm? 69
- b. Nếu nhà máy trả mỗi năm 100 tỷ thì sau 10 năm hoạt động số nợ còn lại sẽ là bao nhiêu? c. Nếu nhà máy trả mỗi năm 150 tỷ đồng thì sau bao nhiêu năm mới trả hết nợ? Giải: a. Tổng vốn đầu tư của dự án được xây dựng rải đều trong 4 năm, vậy vốn đầu tư mỗi năm là 600/4 = 150 tỷ đồng. Gọi số tiền nhà máy phải trả hàng năm, trong 15 năm là A, ta có biểu đồ dòng tiền 0 1 2 3 5 6 19 A 150 Vậy số nợ của dự án phải thanh toán tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động (đầu năm thứ 5) là: (1+0,15)4 - 1 Iv = 150 (1+0,15) = 861,3572 tỷ đồng o 0,15 Số tiền nhà máy phải trả hàng năm, trong 15 năm là : 0,15(1+0,15)15 A = 861,3572 x = 147,3067 tỷ đồng (1+0,15)15 – 1 b. Nếu mỗi năm trả 100 tỷ đồng thì sau 10 năm nhà máy trả được số tiền là: (1+0,15)10 -1 FV = 100 x = 2030,3718 tỷ đồng 1 0,15 Tổng số nợ phải trả của nhà máy sau 10 năm là: 10 FV2 = 861,3572 x (1+0,15) = 3484,6703 tỷ đồng Vậy số nợ còn lại của nhà phải trả sau 10 năm là: FV = FV2 - FV1 = 3484,6703 - 2030,3718 = 1454,2985 tỷ đồng. c. Gọi n là số năm để nhà máy trả hết nợ nếu mỗi năm nhà máy trả 150 tỷ đồng: Ta có: (1+0,15)n – 1 861,3572 = 150 0,15(1+0,15)n Suy ra: (1+0,15)n - 1 861,3572 = = 5.74238 0,1(1+0,15)n 150 Tra bảng ta có n = 14 năm. 5.2.4.4. Công thức tính chuyển chuỗi tiền tệ phát sinh kỳ sau hơn (kém) so với kỳ trước một số lượng không đổi. - Về hiện tại n (1 + r)n - 1 G (1 + r)n – 1 PV = A1 n + n - (13) r(1 + r) r r(1 + r) n (1 + r) 70
- - Về tương lai: (1 + r)n – 1 G (1 + r)n - 1 FV = A1 + r r r - n (14) Trong đó: - A1: Là phần chi phí cơ bản được phát sinh ở cuối thời đoạn thứ nhất và không đổi trong suốt n thời đoạn. - G: Là phần chi phí gia tăng (hoặc giảm đi) bắt đầu tư cuối thời đoạn thứ hai của thời kỳ phân tích (G là một hằng số) Ví dụ: Một tiểu thương kinh doanh quần áo có lợi nhuận năm thứ nhất là 80 triệu đồng, năm thứ hai là 100 triệu đồng, năm thứ ba là 120 triệu đồng, năm thứ tư là 140 triệu đồng. Biết tỷ suất lợi nhuận là 15%/năm, hãy tính toán tổng lợi nhuận tiểu thương trên thu được sau bốn năm hoạt động. Giải: Theo bài ra ta có: A1 = 80 triệu đồng G = 20 triệu đồng n = 4 r = 15%/năm Vậy tổng lợi nhuận tiểu thương trên thu được sau bốn năm hoạt động là: (1 + 0,15)4 – 1 20 (1 + 0,15)4 - 1 FV = 80 + 0,15 0,15 0,15 - 4 FV = 531,92 triệu đồng. 5.3. Nội dung phân tích tài chính dự án 5.3.1. Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn 5.3.1.1. Xác định tổng vốn đầu tư Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích dự án. Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án không thực hiện được, ngược lại nếu vốn đầu tư dự tính quá cao thì không phản ánh được chính xác hiệu quả dự án. Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án đi vào hoạt động. Tổng mức vốn đầu tư bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động, lãi vay trong giai đoạn xây dựng (nếu có). 71
- Bảng: Tổng vốn đầu tư Đơn vị tính Giai đoạn sản xuất, Giai đoạn xây dựng Tổng Hạng mục kinh doanh cộng Năm 1 Năm n Năm 1 Năm n A.Vốn cố định B. Vốn lưu động C. Đầu tư ban đầu D. Lãi vay trong giai đoạn xây dựng E. Tổng vốn đầu tư A Vốn cố định: (1) Chi phí chuẩn bị: là những chi phí trước khi thực hiện dự án - Chi phí điều tra khảo sát để lập - Chi phí nghiên cứu dự án - Chi phí cho quản lý dự án - Chi phí đào tạo, huấn luyện - Chi phí chuyển giao công nghệ (thủ tục ban đầu) - Các chi phí rất khó có thể xác định chính xác được. Bởi vậy cần phải được xem xét đầy đủ các khoản mục để dự trù cho khảo sát. (2) Chi phí cơ bản: - Chi phí nhà đất, mặt nước, mặt biển. - Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng. - Chi phí xây dựng cơ bản - Chi phí máy móc, thiết bị - Chi phí cho việc thực hiện chuyển giao công nghệ - Chi phí cho các trang thiết bị khác - Chi phí khác (3) - Cộng vốn cố định A = (1) + (2) + Dự phòng vốn cố định B Vốn lưu động: (1) - Chi phí sản xuất: - Chi phí NVL chính, NVL phụ - Chi phí nhiên liệu, điện, nước, khí, - Chi phí tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội. - Chi phí phụ tùng thau thế. - Chi phí bao bì, đóng gói. - Các chi phí khác. (2) - Chi phí lưu thông - Bán thành phẩm - Thành phẩm, tồn kho - Hàng bán chịu - Hàng mua chịu 72
- - Tiền mặt đang nằm trong lưu thông. - Các khoản chi phí lưu thông khác - B = (1) + (2) + Dự phòng vốn lưu động C Vốn đầu tư ban đầu = A + B D Lãi vay trong giai đoạn xây dựng Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, nếu có vốn vay thì sẽ phát sinh lãi vay, lúc này dự án chưa có doanh thu, nên thường chưa trả được ngay. Vì vậy, lãi vay trong giai đoạn này được cộng vào vốn để hoàn trả sau. E Tổng vốn đầu tư = C + D = A + B + D 5.3.1.2. Xác định cơ cấu các nguồn vốn * Trường hợp đầu tư trong nước: Cơ cấu nguồn vốn như sau: A. Tổng vốn đầu tư: + Vốn đầu tư ban đầu. + Lãi vay trong giai đoạn xây dựng. B. Các nguồn vốn: + Vốn pháp định theo đúng luật hiện hành + Vốn vay + Vốn góp cổ phần + Vốn khác. Ví dụ như: vốn viện trợ, quà tặng, * Trường hợp có vốn đầu tư nước ngoài: Bên Việt Nam Bên nước ngoài Tiền Hạng mục Tiền Giá trị Giá trị Cộng Cộng m«i Cộng mặt hiện vật hiện vật trêngặt A. Vốn cố định B. Vốn lưu động C. Tổng vốn Nếu bên Việt Nam và bên nước ngoài gồm nhiều đối tác thì ta tính vẽ thêm các cột ứng với các đối tác sau khi xác định đựơc tổng vốn cần phân rõ. - Vốn pháp định gồm vốn góp của các bên - Vốn vay = tổng vốn - vốn pháp định. Đối với vốn vay cần ghi rõ lãi suất, nguồn vay, thời hạn trả, khả năng trả, - Theo quy định của luật hiện hành trong vốn pháp định bên Việt Nam không được góp dưới 30%. Chú ý: Bảng trên mới chỉ cho ta thấy sự phân bổ vốn theo các bên. Ngoài ra để đảm bảo vốn có đúng tiến độ cho dự án, ta cần lập bảng nhu cầu phân bổ vốn cho dự án theo thời gian, từ đó lên bảng lịch trình góp vốn theo thời gian, đảm bảo sự nhịp nhàng giữa cung ứng và sử dụng. Tuy vậy, vẫn có các phương án dự phòng khi các phương án chính có những vấn đề trục trặc, khó khăn. Tóm lại, vốn thu hút đủ và tiến độ là một trong những vấn đề cốt yếu, đóng góp cho sự thành công của các dự án. Vì để đảm bảo tiến độ thực hiện chung của dự án, 73
- đồng thời tránh ứ đọng vốn, nên việc góp vốn được xem xét một cách kỹ lưỡng cả về mặt số lượng và tiến độ. Xác định rõ cả thời điểm nhận, số lượng góp. Sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và được pháp luật bảo hộ. Cuối cùng ta lập bảng so sánh nhu cầu vốn và khả năng cung ứng vốn. Nếu khả năng lớn hơn hay chí ít cũng bằng phải bằng với nhu cầu về vốn thì coi như dự án khả thi về khía cạnh vốn. 5.3.2. Thiết lập các báo cáo tài chính Sau khi xác định được mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, bước tiếp theo là tính toán các chỉ tiêu tài chính thông qua nguồn số liệu từ các báo cáo tài chính của dự án. 5.3.2.1. Dự trù doanh thu Doanh thu của dự án cần tính đủ các khoản do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, bán thành phẩm và hoạt động dịch vụ, mang lại. Doanh thu của dự án được dự trù cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hằng năm của dự án để xác định. Bảng dự trù doanh thu Đơn vị tính Năm hoạt động Thị trường sản phẩm và dịch vụ 1 2 n 1. 2. . Tổng doanh thu hàng năm 5.3.2.2. Dự trù chi phí sản xuất, dịch vụ Chỉ tiêu này được tính cho từng năm trong suốt cả đời dự án. Việc dự trù chi phí sản xuất, dịch vụ dựa trên kế hoạch dản xuất từng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án. Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, đến thuế thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy khi tính khấu hao ta phải tuân theo tỷ lệ khấu hao cho phép do Bộ Tài Chính quy định. Bảng dự trù chi phí sản xuất, dịch vụ Đơn vị tính Năm hoạt động Các yếu tố 1 2 n 1. Nguyên vật liệu 2. Bán thành phẩm 3. Bao bì hoặc vật liệu bao bì 4. Nhiên liệu 5. Điện năng 6. Nước 7. Tiền lương 8. Bảo hiểm xã hội 9. Chi phí bảo trì 10. Khấu hao 74
- - Chi phí chuẩn bị - Thiết bị, phương tiện, dụng cụ - Nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng - Chi phí ban đầu về quyền sử dụng mặt bằng 11. Chi phí phân xưởng 12. Chi phí quản lý, điều hành 13. Chi phí ngoài sản xuất: - Chi phí bảo hiểm tài sản - Chi phí tiêu thụ sản phẩm - Chi phí xử lý phế thải 14. Thuế doanh thu 15. Lãi vay tín dụng 16. Chi phí khác Cộng tổng chi phí 5.3.2.3. Dự trù lãi lỗ của dự án Dự trù lãi lỗ là một bảng tính quan trọng, phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của đời dự án. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án về mặt tài chính đều dựa trên cơ sở bảng tính lời lỗ này. Ở phía dưới bảng dự trù lời lỗ cần phải tính một số chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu này đều tính cho từng năm của đời dự án. Bảng dự trù lãi lỗ của dự án Đơn vị tính Năm hoạt động Các chỉ tiêu 1 2 n 1. Tổng doanh thu chưa có thuế VAT 2. Các khoản giảm trừ - Giảm giá - Hàng bị trả lại - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 3. Doanh thu thuần (1 - 2) 4. Tổng chi phí sản xuất (không gồm lãi vay) 5. Lãi vay 6. Thu nhập chịu thuế (3 - 4 – 5) 7. Thuế thu nhập doanh nghiệp (6 x % thuế suất) 8. Lợi nhuận thuần sau thuế (6 – 7) 9. Phân phối lợi nhuận thuần Các tỷ lệ tài chính - Vòng quay vốn lưu động (Tổng doanh thu/vốn lưu động) - Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần - Lợi nhuần thuần/Tổng vốn đầu tư - Lợi nhuận thuần/Vốn tự có 75
- 5.3.2.4. Dự trù tổng kết kế toán Bảng dự trù tổng kết kế toán mô tả tình trạng tài chính hoạt động kinh doanh của dự án, là nguồn tài liệu giúp cho chủ đầu tư phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính của dự án. Bảng dự trù tổng kết kế toán Đơn vị tính Năm hoạt động Các chỉ tiêu 1 2 n A. Tài sản cố định 1. Nhà xưởng và các hạng mục xây dựng - Nguyên giá - Đã khấu hao - Giá trị còn lại 2. Chi phí ban đầu về sử dụng đất - Nguyên giá - Đã khấu hao - Giá trị còn lại 3. Máy móc thiết bị - Nguyên giá - Đã khấu hao - Giá trị còn lại 4. Tài sản cố định khác - Nguyên giá - Đã khấu hao - Giá trị còn lại B. Tài sản lưu động 1. Tài sản dự trữ - Tồn kho nguyên vật liệu - Tồn kho sản phẩm dở dang - Tồn kho thành phẩm 2. Vốn bằng tiền C. Tài sản thanh toán Cộng tài sản có Bảng dự trù tổng kết kế toán (tiếp theo) Đơn vị tính Năm hoạt động Các chỉ tiêu 1 2 n A. Tài sản nợ 1. Nợ ngắn hạn - Nợ ngắn hạn phải trả - Nợ trung và dài hạn đến hạn trả - Thuế lợi tức phải trả B. Vốn tự có - Vốn đã góp 76
- - Quỹ phát triển - Các quỹ khác Cộng tài sản nợ và vốn tự có Các tỷ lệ tài chính 1. Vốn lưu động/Tổng số nợ ngắn hạn 2. Vốn riêng/Tổng vốn đầu tư 3. Vốn tự có/Tổng số nợ 4. Khả năng trả nợ 5.3.2.5. Xác định dòng tiền của dự án Phân tích tài chính của dự án quan tâm tới lượng tiền đi vào (dòng tiền thu) và đi ra (dòng tiền chi) của dự án. Đảm bảo cân đối thu chi là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính dự án đầu tư. Dòng tiền thu (dòng lợi ích) gồm: doanh thu và các khoản thu khác (Thu thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động đã bỏ ra) Dòng tiền chi (dòng chi phí) gồm: Chi phí vốn đầu tư ban đầu của dự án, chi phí vận hành hàng năm, chi phí bổ sung, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi phí khác. Dòng tiền tệ ròng là dòng chênh lệch giữa các khoản thu và chi của dự án trong suốt quá trình thực hiện và vận hành của dự án. Dòng tiền được sử dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả là dòng tiền sau thuế. Dòng tiền sau thuế được xác định = Dòng tiền tệ ròng - Dòng thuế Hay được tính = Dòng tiền thu (Dòng lợi ích) - Dòng tiền chi (Dòng chi phí) 5.3.3. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư Để phân tích và lập dự án đầu tư, người ta cần tính toán so sánh các phương án, nhằm xác định khả năng, mức độ sinh lời. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư. Những chỉ tiêu dùng để so sánh chủ yếu là chỉ tiêu thu nhập thuần (NPV, NFV); chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T); chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí B/C; chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR; chỉ tiêu điểm hoà vốn. Về bản chất thì các chỉ tiêu này đều xoay quanh lợi nhuận, vì vậy trước hết ta cần hiểu lợi nhuận là gì? 5.3.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuần thuần (W Worth) W = Doanh thu thuần - các loại chi phí W = O – C C: Doanh thu thuần O: gồm chi phí cho sản xuất kinh doanh, trả lãi vay, thuế các loại. Lợi nhuận thuần năm thứ i: Wi = Oi - Ci Oi : Doanh thu thuần năm i Ci: Các khoản chi phí ở năm i. Chỉ tiêu này được dùng để so sánh giữa các năm hoạt động của dự án. Tổng lợi nhuận thuần cả đời dự án: Chỉ tiêu này có tác dụng so sánh quy mô lợi ích giữa các dự án. 77
- Để tính tổng lợi nhuận thuần, người ta thường hay chuyển về năm gốc ở hiện tại để tính toán (đầu thời kỳ phân tích). n-1 1 1 1 0 1 n-1 WiPV = W1 (1 + r) + W2 (1 + r) + + Wn (1 + r) i = 0 - Nếu lợi nhuần thuần các năm bằng nhau, tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án theo mặt bằng hiện tại như sau: n (1 + r)n – 1 n WiPV = Wi r(1 + r) i = 1 Lợi nhuận thuần bình quân: n-1 WiPV i = 0 WPV n n: Số năm hoạt động của dự án. 5.3.3.2. Chỉ tiêu thu nhập thuần Khi tính thu nhập thuần của cả đời dự án, ta không được cộng giản đơn lợi nhuận các năm mà phải tính chuyển chúng về cùng 1 mặt bằng thời gian (vì đồng tiền có giá trị theo thời gian). Mặt bằng này có thể là năm bắt đầu bỏ vốn (giá trị hiện tại thuần - NPV) hoặc năm kết thúc dự án (giá trị tương lai thuần - NFV) hoặc 1 năm nào đó tiện lợi cho việc tính toán. a. Định nghĩa Giá trị hiện tại thuần ( NPV - Net Present Value) của dự án là tất cả những lợi nhuận ròng hàng năm được chiết khấu về thời điểm bỏ vốn (bắt đầu) theo tỷ suất chiết khấu đã được định trước. Hoặc có thể tính bằng cách sau: là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai. Giá trị tương lai thuần ( NFV - Net Future Value) thì phản ánh quy mô lãi của dự án ở thời điểm tương lai (cuối thời kỳ phân tích) b. Phương pháp tính Công thức tính NPV: n (Bi - Ci - Ki + SVi) NPV = (1 + r)i i= 0 Hoặc: n CFi NPV = (1 + r)i i= 0 - Công thức tính NFV: n NFV = (Bi - Ci - Ki + SVi)( 1 + r)n-i i=0 78
- Hoặc: n NFV = CFi( 1 + r)n-i i=0 Trong đó: - n: khoảng thời đoạn hoạt động của dự án (năm) - Bi: Dòng thu nhập của năm i - Ci: Dòng chi phí của năm i - Ki: Dòng đầu tư năm i - SVi: Dòng giá trị còn lại năm i (Salvage value) - CFi = Bi - Ci - Ki + SVi : là số dư thu - chi năm i hay dòng tiền tệ năm i - r: tỷ suất chiết khấu được chọn c. Ưu và nhược điểm của chỉ tiêu thu nhập thuần Ưu điểm: - NPV, NFV cho ta biết quy mô thu nhập ròng, lãi ròng mà chủ đầu tư có thể thu được từ dự án đầu tư. - NPV, NFV dùng để đánh giá dự án: + NPV, NFV > 0: dự án được chấp nhận + NPV, NFV < 0: dự án bị bác bỏ. + NPV, NFV=0: dự án không lời cũng không lỗ, chỉ vừa hoàn đủ vốn. - So sánh lựa chọn phương án đầu tư: + Có tính đến giá trị thời gian của tiền + Có tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh Bi, Ci, r. + Tính toán tương đối đơn giản hơn so với các chỉ tiêu hiệu quả khác. + Việc sử dụng chỉ tiêu NPV, NFV để lựa chọn phương án đầu tư thường cho kết luận đúng trong trường hợp ngân sách (nguồn vốn huy động) cao nhất ứng với tỷ suất chiết khấu cho trước. Nhược điểm: - NPV, NFV phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của từng khoản thu - chi ở mỗi thời điểm và mức tỷ suất chiết khấu. Chẳng hạn mọi điều kiện giữ nguyên, chỉ có r thay đổi, khi r càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Do đó có thể kết luận tuỳ theo độ lớn của mức tỷ suất chiết khấu được chọn mà một phương án có thể chấp nhận hoặc bác bỏ. Vì vậy cần phải xác định tỷ suất chiết khấu phù hợp cho dự án, trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của dự án. - Đôi khi phương án có IRR hoặc B/C cao nhất nhưng chưa chắc đã có trị số NPV (NFV) lớn nhất. Và ngược lại NPV (NFV) max chưa chắc IRR hay B/C max. Ví dụ 1: Một dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tư đầu là 5 triệu USD, doanh thu và chi phí hàng năm như sau: ĐVT: triệu USD Năm hoạt động 1 2 3 4 5 Doanh thu 4,0 4,0 5,0 3,0 3,0 Chi phí 1,8 1,5 2,0 1,2 1,8 79
- Dự án đi vào hoạt động sau 5 năm có giá trị còn lại là 1,5 triệu USD. Biết r = 10%/năm, hãy xác định chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án. Giải: ĐVT: triệu USD Năm hoạt động 1 2 3 4 5 Doanh thu (Bi) 4,0 4,0 5,0 3,0 3,0 Chi phí (Ci) 1,8 1,5 2,0 1,2 1,6 CFi = Bi - Ci 2,2 2,5 3,0 1,8 1,4 * Vẽ biểu đồ dòng tiền 3,0 tr 2,2 tr 2,5 tr 1,8 tr 1,4 tr 1,5 tr 0 1 2 3 4 5 5 tr Giá trị hiện tại thuần của dự án là: 2,2 2,5 3 1,8 (1,4 + 1,5) NPV= -5+ + + + + (1+r)1 (1+r)2 (1+r)3 (1+r)4 (1+r)5 2,5 3 1,8 (1,4+1,5) NPV= -5+ 2,2 + + + + (1+0,1)1 (1+0,1)2 (1+0,1)3 (1+0,1)4 (1+0,1)5 NPV = 4,350156 triệu USD Hay giá trị tương lai thuần của dự án là: NFV = -5(1+r)5 + 2,2(1+r)4 + 2,5(1+r)3+ 3(1+r)2 + 1,8(1+r)1 + (1,4+1,5)(1+r)0 NFV= -5(1+0,1)5 + 2,2(1+0,1)4 + 2,5(1+0,1)3 + 3(1+0,1)2 +1,8(1+0,1)1 + (1,4+1,5) NFV = 8,44495 triệu USD Kết luận: NPV, NFV > 0 nên dự án khả thi Ví dụ 2: Một doanh nghiệp vay 1 tỷ đồng vốn từ ngân hàng để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với lãi vay 19%/năm. Dự kiến sau 3 năm kể từ khi vay vốn, dự án đi vào hoạt động và đạt doanh thu hàng năm là 400 triệu đồng, chi phí các loại hàng năm (chưa có khấu hao) là 150 triệu đồng. Hỏi dự án có nên đầu tư không, nếu đời dự án là 8 năm, có giá trị thanh lý cuối đời dự án là 100 triệu đồng? 80
- Giải: - Biểu đồ dòng tiền tệ: 400 tr 100 0 1 2 3 4 5 6 11 150 tr 1000 tr Vốn đầu tư của của doanh nghiệp tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động (cuối năm thứ 3): 3 Ivo = 1000(1+0,19) = 1685,159 triệu đồng. Giá trị hiện tại của thu nhập thuần của dự án là (tại thời điểm dự án đi vào hoạt động): (1+0,19)8 - 1 1 NPV = - 1685,159 + (400 - 150) + 100 0,19(1+0,19)8 (1+0,19)8 NPV = 13,4585 (triệu đồng) > 0. Vậy dự án mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả thi. 5.3.3.3. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư T (Payback Period) a. Định nghĩa Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết để cho mức thu nhập đạt được vừa đủ hoàn lại số vốn đầu tư ban đầu (mức thu nhập đây là mức thu nhập sau thuế, trước khấu hao). b. Phương pháp tính. Thời gian thu hồi vốn giản đơn (khi chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền) - Xác định khoảng thời gian khi số vốn đầu tư bỏ vào thu hồi lại được hoàn toàn với giả định r = 0. - T thỏa mãn công thức: T K = CFi i=1 - Nếu CFi không đổi (i 1) thì K T = CFi Trong đó: - K: Tổng vốn đầu tư ban đầu. - CFi = Bi - Ci = Lợi nhuận thuần năm i (Wi) + Khấu hao năm i (Di) - T: Thời gian thu hồi vốn đầu tư giản đơn. Thời gian thu hồi vốn đầu tư có xét đến yếu tố thời gian của tiền Theo phương pháp trừ dần: Gọi Ki là số vốn đầu tư ban đầu được quy về năm i để thu hồi tiếp 81
- CFi = Lợi nhuận thuần năm i (Wi) + Khấu hao năm i (Di) i = Ki - CFi: là số vốn đầu tư đã thu hồi một phần tại năm i sẽ chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp. Ta có: Ki+1 = i(1 + r) hay Ki = i-1(1 + r) Khi i → 0 thì i → T Theo phương pháp cộng dồn: Phương pháp này được xây dựng căn cứ vào công thức sau: T (Bi - Ci) K = (1 + r) i i=1 Tức là quy đổi các giá trị CFi về hiện tại (năm 0) rồi cộng dồn lại cho đến khi bằng với giá trị K, khi đó ta sẽ xác định được thời gian thu hồi vốn đầu tư. c. Ưu và nhược điểm của chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn Ưu điểm: - Dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh. - Độ tin cậy tương đối cao: Vì thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai thác dự án nên mức độ bất trắc ít hơn những năm sau. Sau thời kỳ thu hồi vốn đã được hoàn lại đầy đủ, và mọi khoản thu nhập ròng sau này đều được xem là lãi, những yếu tố không chắc chắn trong tương lai sẽ không quá nguy hiểm đối với chủ đầu tư nữa. - (T) giúp cho các nhà đầu tư thấy rõ đến bao giờ hoàn vốn để ra quyết định đầu tư. Dự án được chấp nhận khi (T) <= Tđịnh mức. (Tđịnh mức được lấy theo quy định của từng ngành) - (T) là một trong những chỉ tiêu dùng để so sánh lựa chọn các phương án đầu tư. Nhược điểm: - Không cho biết thu nhập của dự án sau khi hoàn vốn. - Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu (T) để lựa chọn phương án nhiều khi sẽ dẫn đến quyết định sai lầm khi chọn phương án có thời gian hoàn vốn nhỏ nhất. (Chẳng hạn một phương án có (T) dài hơn nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là phương án tốt). - Chỉ tiêu (T) vẫn phụ thuộc vào mức chiết khấu tính toán. Nếu r càng lớn thì (T) càng dài và ngược lại. Vì vậy cần phải lựa chọn tỷ suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án xem xét. Với những ưu khuyết điểm trên: chỉ tiêu T có lúc không đánh giá chính xác hiệu quả đầu tư. Do vậy trong phân tích so sánh lựa chọn phương án cần phải kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả khác (NPV, IR, B/C) Bài tập áp dụng: Bài 1: Một dự án có tổng vốn đầu tư là 11.000 USD. Lợi nhuận thuần và khấu hao hàng năm thu được như sau: Đơn vị tính: USD Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 2000 2200 3500 3500 4000 4500 Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án, biết lãi suất trên thị trường vốn là 12%/năm. 82
- Giải: * Tính theo phương pháp cộng dồn Năm 1 2 3 4 5 6 (W + D)i 2000 2200 3500 4000 4500 4000 1/(1 + r)i 0,893 0,797 0,712 0,636 0,567 (W+D)iPV = i 1.786 1.753,4 2.492 2.544 2.551,5 (W+D)i*1/(1+r) (W + D)iPV 1.786 3.539,4 6031,4 8.575,4 11.126 Cộng tích luỹ lợi nhuận ròng đã được quy đổi trong các năm cho đến thời điểm tính sau 5 năm thì thu hồi vốn: Cụ thể: = 4 năm + (11.000 - 8.575,4)x12/2.551,5 tháng = 4 năm 11,4 tháng * Tính theo phương pháp trừ dần: i=Ki - (W+D)i Ki+1 = i(1+r) hay Ki = i-1(1+r) Khi i 0 thì i T Năm 1 2 3 4 5 6 (W + D)i 2000 2200 3500 4000 4500 4000 Ki = i-1(1+r) 12.320 11.558,4 10.481,408 7819,177 4277,478 i=Ki - (W+D)i 10.320 9.358,4 6981,408 3819,177 -222,522 Thời gian thu hồi vốn là: = 4 năm + 4277,478x12/4500 tháng = 4 năm 11,4 tháng Bài 2: Một người định vay tiền một HTX tín dụng để mua một máy kéo là 18,5 triệu đồng. Anh ta dự kiến trả lãi hàng tháng 0,6 triệu đồng (gốc + lãi). a) Nếu lãi suất của HTX tín dụng cho vay 1%/tháng thì sau bao nhiêu lâu trả hết nợ? b) Nếu đến tháng thứ 4 mới bắt đầu trả nợ thì sau bao nhiêu lâu trả hết nợ? Giải: a) Vẽ biểu đồ dòng tiền 0,6 0,6 0,6 0 1 2 T 18,5 Ta có : (1 + r)T-1 K = CFi * r(1 + r)T (1 + 0,01)T-1 (1 + 0,01)T-1 18,5 18,5 = 0,6 = = 30,83 0,01(1 + 0,01)T 0,01(1 + 0,01)T 0,6 Tra bảng ta có: T = 37 tháng 83
- b) Vẽ biểu đồ dòng tiền 0,6 0,6 0,6 0 4 5 T 18,5 (1 + r)T-4-1 (1 + r)T-4-1 18,5(1+0,01)4 = 0,6 = 32,163 r(1 + r)T-4 R(1 + r)T-4 Với r = 1%, tra bảng: T - 4 = 39 T = 43 tháng. 5.3.3.4. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí B/C (Benefit Cost Ratio) a. Định nghĩa: Tỷ số lợi ích trên chi phí cho ta biết được tỷ lệ tương đối giữa hiện giá lợi ích thu được và hiện giá chi phí bỏ ra. (Chú ý: Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêu này ít được sử dụng) b. Công thức thành lập: B Hiện giá lợi ích = C Hiện giá chi phí n 1 Bi i B i= 0 (1 + r) PV(B) = = N 1 C Ci (1 + r)i PV(C) i=0 Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu (B/C), giá trị còn lại sẽ được khấu trừ vào tổng chi phí sau khi chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. n 1 Bi i B I= 0 (1 + r) = n 1 n 1 C K + Ci (1 + r)i - SVi (1+r)i i=0 i= 0 c. Ưu và nhược điểm Ưu điểm: - Chỉ tiêu B/C cho biết tổng các khoản lợi ích của dự án có đủ để bù đắp các chi phí phải bỏ ra của dự án hay không? Và cho biết khả năng thu lãi của dự án. Chỉ tiêu này thường phân tích các loại dự án phục vụ lợi ích công cộng. - B/C được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư. + Nếu B/C 1: dự án được chấp nhận + Nếu B/C < 1: dự án bị bác bỏ. 84
- - B/C có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn trong so sánh lựa chọn phương án đầu tư. Có thể B/C dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỷ số B/C cao hơn. Nhược điểm: - Sử dụng chỉ tiêu B/C trong việc so sánh lựa chọn phương án có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các phương án loại trừ nhau có quy mô khác nhau. Phương án có tỷ lệ B/C cao nhưng quy mô nhỏ nên NPV của nó lại nhỏ hơn, p/án có B/C thấp nhưng quy mô lớn hơn nên có NPV cao hơn. Bởi vậy lựa chọn p/án có tỷ số B/C cao đã bỏ qua cơ hội thu nguồn lợi lớn. - So với chỉ tiêu NPV, việc sử dụng tỷ số B/C trong thực tế thường hạn chế hơn. Việc so sánh theo tỷ số B/C nhưng về thực chất vẫn ưu tiên lựa chọn p/án theo chỉ tiêu NPV. - Tỷ số B/C rất nhạy cảm với cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí của dự án. Với cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí sẽ dẫn đến B/C của dự án tính ra có giá trị khác nhau. Nếu không thống nhất trong cách tính tỷ số lợi ích/chi phí sai lầm khi so sánh, xếp hạng dự án. Ví dụ : Cho một dòng tiền của dự án thể hiện qua sơ đồ sau: Bi = 1200 triệu đồng SV = 200 triệu đồng 0 1 2 3 10 Ci = 600 triệu đồng K = 2000 triệu đồng Biết r = 10%/năm. Hãy đánh giá tính khả thi của dự án theo chỉ tiêu B/C Giải: (1 + r)n - 1 (1 + 0,1)10 - 1 PV(B) = Bi = 1200 = 7373,4805 triệu đồng r(1+r)n 0,1(1 + 0,1)10 (1 + r)n - 1 SV PV(C) = K + Ci - = r(1+r)n (1 + 0,1)n (1 + 0,1)10 - 1 200 PV(C) = 2000 + 600 - = 5609,6316 triệu đồng 0,1(1 + 0,1)10 (1 + 0,1)10 Từ đó ta có tỷ lệ: B PV(B) 7373,4805 = = = 1,3144 C PV(C) 5609,6316 Kết luận: Dự án khả thi vì tỷ lệ B/C = 1,3144 >1 (Lợi ích gấp 1,3144 lần chi phí) 85
- 5.3.3.5. Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate Return) (Còn gọi là suất thu hồi nội bộ, tỷ suất nội hoàn, suất hoàn vốn nội bộ) a. Định nghĩa IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thu nhập thuần của dự án bằng 0 (NPV = 0). Nói cách khác, đó là tỷ lệ thu lãi mà tại đó tổng thu của dự án bằng tổng chi của dự án quy về hiện tại. Như vậy, IRR chính là một lãi suất r% mà nếu ta dùng lãi suất này để chiết khấu dự án thì sau khi hết thời hạn đầu tư dự án đã tự nó hoàn vốn và không sinh lời, không lỗ. Ta có: n n 1 1 Bi (1 + IRR)i = Ci (1 + IRR)i i= 0 i= 0 Hay: n n 1 1 Bi (1 + IRR)i - Ci (1 + IRR)i = 0 i= 0 i= 0 * Ý nghĩa: IRR cho ta biết khả năng sinh lời riêng của dự án. Cũng như chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận được. b. Phương pháp tính IRR. Dùng phương pháp nội suy, tức là phương pháp xác định một giá trị cần tìm giữa hai giá trị đã chọn. - Bước 1: Tự chọn tỷ suất chiết khấu r tuỳ ý để tính NPV, nếu NPV dương thì tính lại NPV bằng một tỷ suất chiết khấu khác lớn hơn r ban đầu để có một NPV mới. Nếu NPV vẫn dương thì tiếp tục tăng tỷ suất chiết khấu lên sao cho tương ứng tìm được một giá trị NPV dương và dần tới 0, ký hiệu là "r1" và NPV1(r1) > 0. - Bước 2: Tiếp tục tăng tỷ suất chiết khấu cho đến khi NPV đạt giá trị âm, nếu NPV âm có giá trị tuyệt đối lớn (NPVlớn) thì giảm tỷ suất chiết khấu cho đến khi có một giá trị NPV âm và dần tới 0, tỷ suất chiết khấu làm cho NPV âm và dần tới 0 gọi là r2 và NPV2(r2) r1 và (r2 - r1) 5%. * Phương pháp nội suy được biểu diễn qua đồ thị như sau: NPV1 A r1 IRR r2 0 B C NPV2 B' C’ 86
- Ta thấy: IRR = r1 + BC BC = IRR - r1 ABC đồng dạng AB'C' AB/AB' = BC/B'C’ NPV1/(NPV1 +NPV2) = BC/(r2 - r1) NPV1 BC = (r2 - r1) NPV1 + NPV2 BC = IRR - r1 NPV1 IRR - r1 = (r2 - r1) NPV1 + NPV2 Vậy: NPV1 IRR = r1 + (r2 - r1) NPV1 - NPV2 c. Ưu và nhược điểm của chỉ tiêu IRR Ưu điểm: IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án đầu tư. Nó cho biết mức lãi suất mà dự án đạt được. Nếu ta huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đem lại lãi suất IRR thì: . Nếu IRR r: dự án sẽ lãi, tức là NPV > 0 Nhược điểm: Trong trường hợp so sánh nhiều dự án thì IRR max sẽ được lựa chọn với điều kiện NPV là như nhau ứng với tỷ suất chiết khấu đã được lựa chọn. Nếu NPV khác nhau, VĐT khác nhau: Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu IRR để so sánh sẽ dẫn đến quyết định không chính xác khi lựa chọn các phương án loại trừ lẫn nhau. Phương án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ thì NPV nhỏ. Phương án có IRR nhỏ song quy mô lớn thì NPV lớn hơn. Vì vậy việc lựa chọn phương án có IRR cao nhất có thể bỏ qua một cơ hội thu NPV lớn. Để tránh nhược điểm này thì nếu p/án được lựa chọn có IRR và NPV max là tối ưu. Nhưng nếu hai chỉ tiêu này không đồng thời đạt được thì phương án được lựa chọn là phương án có NPVmax, còn chỉ tiêu IRR chỉ cần rgiới hạn. Về thực chất phương pháp so sánh theo IRR thực chất vẫn là ưu tiên lựa chọn phương án theo chỉ tiêu NPV. Ví dụ 1: Một dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tư đầu là 5 triệu USD, doanh thu và chi phí hàng năm như sau: ĐVT: triệu USD Năm hoạt động 1 2 3 Doanh thu 3 4 3 Chi phí 1 1,5 1,8 Dự án đi vào hoạt động trong 3 năm có giá trị còn lại là 2 triệu USD. Hãy xác định chỉ tiêu IRR của dự án. 87
- Giải: Ta có biểu sau: ĐVT: triệu USD Năm hoạt động 1 2 3 Doanh thu 3 4 3 Chi phí 1 1,5 1,8 CFi 2 2,5 1,2 * Vẽ biểu đồ dòng tiền 2 tr 2,5 tr 1,8 tr 2 tr 0 1 2 3 5 tr Giá trị hiện tại thu nhập thuần của dự án là: 2,5 (1,8 + 2) NPV= -5 + 2 + + (*) (1+r)1 (1+r)2 (1+r)3 Chọn r1 = 22% thay vào (*) ta có: 2,5 (1,8 + 2) NPV1 = -5 + 2 + + (1+0,221 (1+0,22)2 (1+0,22)3 NPV1 = 0,08139 triệu USD Chọn r2 = 23% thay vào (*) ta có: 2,5 (1,8 + 2) NPV2 = -5 + 2 + + (1+0,23)1 (1+0,23)2 (1+0,23)3 NPV2 = -0,00182 triệu USD Vậy ta có: 0,08139 IRR = 0,22 + (0,23 - 0,22) = 0,22978 0,08139 - 0,00182 Ví dụ 2: Một dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tư đầu là 12 triệu USD, doanh thu hàng năm là 5 triệu USD và chi phí các loại hàng năm là 1,5 triệu USD. Dự án đi vào hoạt động trong 6 năm có giá trị còn lại là 3 triệu USD. Biết số năm hoạt động của dự án là 6 năm. Hãy xác định chỉ tiêu IRR của dự án. Giải: Ta có dòng tiền tệ chung hàng năm của dự án là: CFi = Bi – Ci = 5 – 1,5 = 3,5 triệu USD 88
- * Vẽ biểu đồ dòng tiền CFi = 3,5 SV = 3 0 1 2 3 4 5 6 12 Giá trị hiện tại thu nhập thuần của dự án là: 6 3 NPV= -12 + 3,5 (1+r) - 1 + ( ) r(1+r)6 (1+r)6 Chọn r1 = 21% thay vào ( ) ta có: 6 3 NPV1 = -12 + 3,5 (1+0,21) - 1 + 0,21(1+0,21)6 (1+0,21)6 NPV1 = 0,31205 triệu USD Chọn r2 = 22% thay vào ( ) ta có: 2,5 (1,8 + 2) NPV2 = -5 + 2 + + (1+0,22)1 (1+0,22)2 (1+0,22)3 NPV2 = -0,005953 triệu USD Vậy ta có: 0,31205 IRR = 0,21 + (0,22 - 0,21) = 0,2198 0,31205 - 0,005953 5.3.3.6. Chỉ tiêu điểm hòa vốn BEP (Break Event Point) a. Định nghĩa - Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải mọi khoản chi phí bỏ ra. Nói một cách khác, điểm hoà vốn chính là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại đó chưa có lời mà cũng không bị lỗ. - Chỉ tiêu điểm hoà vốn cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu (do bán sản phẩm) thấp nhất cần phải đạt được của dự án để đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra. - Điểm hoà vốn được biểu diễn bằng chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại điểm hoà vốn) và chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hoà vốn). - Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án > sản lượng doanh thu tại điểm hoà vốn thì dự án có lãi. Nếu thấp hơn thì dự án bị lỗ. - Nếu chỉ tiêu điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, mức an toàn của phương án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn. b. Phương pháp xác định điểm hoà vốn (Phương pháp đại số) Giả thiết gọi: x - là số lượng sản phẩm bán đựoc tại điểm hoà vốn. p - là giá bán 1 đơn vị sản phẩm. v - biến phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm. 89
- f - tổng chi phí cố định (định phí) cả đời dự án (nếu tính điểm hoà vốn cả đời dự án) hoặc định phí cho một năm (nếu tính điểm hoà vốn cho một năm của đời dự án). Phương trình doanh thu: y1 = xp Phương trình chi phí: y2 = xv + f - Tại điểm hoà vốn: y1 = y2 xp = xv + f F x = 0 p – v Doanh thu điểm hoà vốn: F F 0 = * p = h p – v 1 - (v/p) - Với dự án có nhiều loại sản phẩm: F 0h = m Vi (1- Pi ) hi i = 1 hi = xipi/ x1pi (i = 1:m) Trong đó: - m: số loại sản phẩm - vi: biến phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm - pi: giá bán 1 đơn vị sản phẩm - xi: số sản phẩm i. - hi: tỷ trọng doanh số của sản phẩm i trong tổng số sản phẩm. Từ điểm hoà vốn x xác định được mức hoạt động hoà vốn của dự án (ký hiệu M) x F M % = 100% 100% X O - V Trong đó: - X: số lượng sản phẩm bán được của cả đời dự án. - O: doanh thu bán sản phẩm sản xuất của cả đời dự án (0 = X.p) - V: Tổng biến phí cả đời dự án (V = X.v) (M càng nhỏ thì phương án càng có lãi) * Lề an toàn cho việc sản xuất ra sản phẩm (ký hiệu L) x f L% = 100% - 100% = 100% - 100% X O - V c. Các loại điểm hoà vốn: (chỉ tính cho 1 năm của đời dự án) Điểm hoà vốn lời lỗ: (điểm hoà vốn lý thuyết) - ĐHVLL - Sản lượng tại điểm hoà vốn lời lỗ: F fx x = x = 0 p – v 0 Px - vx Suy ra Định phí (f) x = Sản lượng hàng bán ra 0 Doanh thu (0) - biến phí (V) 90
- Vậy tỷ số: định phí/(dthu biến phí) là điểm hoà vốn lý thuyết. - Doanh thu tại điểm hoà vốn lời lỗ = ĐHVLL x Doanh thu. 0h = xp hoặc 0h = f/(1-v/p) Điểm hoà vốn hiện kim (ĐHVHK) - Là điểm mà tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao. - Sản lượng tại điểm hoà vốn hiện kim: xt = (f - D)/(p - v) Trong đó: - D: khấu hao của năm xem xét. - f: định phí tính cho năm xem xét đời của dự án. - Doanh thu tại ĐHVHK: F - D 0 =xp Hoặc 0 = ht t ht 1 - v/p Điểm hoà vốn trả nợ - Là điểm mà tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập. - Sản lượng tại điểm hoà vốn trả nợ: f - D + N + T x = n p – v Trong đó - N: nợ gốc phải trả hàng năm - T: Thuế thu nhập phải nộp trong năm. (N và T được xem là cố định ở điểm hoà vốn) - Doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ: F - D + N + T 0 =x p Hoặc 0 = hn n htn 1 - v/p 5.4. Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án Đánh giá đọ án toàn về tài chính của dự án không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án như: IRR, NPV, mà còn được thể hiện thông qua việc xem xét độ an toàn về tài chính. Độ an toàn về tài chính của dự án được thể hiện trên các mặt sau: 5.4.1. An toàn về nguồn vốn - Các nguồn huy động phải được đảm bảo không chỉ đủ về số lượng mà còn phù hợp về tiến độ cần bỏ vốn. - Phải đảm bảo điều kiện về mặt pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn huy động vốn. - Phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn về điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn. - Trong việc huy động vốn cần phải đảm bảo tỷ lệ vốn tự có và vốn đi vay: + Tỷ lệ vốn tự có = Vốn tự có/tổng VĐT 50/50. + Tỷ lệ vốn tự có = Vốn tự có/vốn vay 1. 91
- 5.4.2. An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ. a An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Tỷ lệ giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn (còn được gọi là tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành) = tài sản lưu động/nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này phải 1 và được xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh. b An toàn về khả năng trả nợ của dự án: Đối với các dự án vay vốn để đầu tư cần phải xem xét khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (gốc và lãi) phải trả hàng năm của dự án. Việc xem xét này được thể hiện thông bảng cân đối thu - chi và khả năng trả nợ của dự án. Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = nguồn trả nợ hàng năm của dự án/nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi). Nguồn trả nợ hàng năm của dự án bao gồm lợi nhuận (sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm. Tỷ số khả năng trả nợ của dự án đựoc so sánh với mức quy định chuẩn. Mức này được xác định theo từng ngành nghề. Dự án được đánh giá có khả năng trả nợ khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải đạt được mức quy định chuẩn. Ngoài ra, khả năng trả nợ của dự án còn được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hoà vốn. Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu đựơc các nhà cung cấp tín dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không. 5.4.3. Độ nhạy của dự án. Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự đoán trong khi lập dự án. Đã là dự đoán thì rất có thể bị sai lệch, nhất là những giá cả dự kiến trong tương lai xa. Vì vậy cần phải đánh giá độ ổn định của các kết quả tính toán của các chỉ tiêu hiệu quả, nói khác đi ta cần phân tích độ nhạy của dự án. Thực tế cho thấy có những yếu tố sau ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của dự án nói chung: - Sự biến động của giá cả. - Sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án. - Chi phí vượt quá định mức. - Sản lượng thấp hơn dự kiến. * Quá trình phải tính độ nhạy bao gồm các bước sau: - Xác định các yếu tố (biến số) chủ yếu. - Tăng hoặc giảm mỗi biến số đó theo một tỷ lệ % nào đó: 10% - 20%. - Tính lại các yếu tố chi phi - lợi ích và xác định lại hiệu quả của dự án theo các chỉ tiêu NPV, IRR, - Dự án nào mà vẫn có hiệu quả khi các yếu tố biến động thì dự án đó có tính khả thi vững chắc. 92
- 5.5. So sánh lựa chọn phương án đầu tư 5.5.1. So sánh lựa chọn phương án đầu tư theo chỉ tiêu thu nhập thuần. - Bước 1: Xác định thời kỳ phân tích chung (TKPTC) của các phương án đầu tư. (TKPTC được xác định bằng Bội số chung nhỏ nhất của thời gian hoạt động các phương án đầu tư) - Bước 2: Vẽ sơ đồ dòng tiền của các phương án đầu tư theo TKPTC đã chọn. - Bước 3: Xác định chỉ tiêu thu nhập thuần của các phương án đầu tư theo TKPTC. Phương án đầu tư được lựa chọn là phương án có thu nhập thuần (NPV hoặc NFV) dương và lớn nhất. 5.5.2. So sánh lựa chọn phương án đầu tư theo chỉ tiêu IRR. Trường hợp 1: So sánh 2 phương án có vốn đầu tư và tuổi thọ khác nhau theo chỉ tiêu IRR. - Nguyên tắc so sánh: Bản chất của phương pháp này là chúng ta phải xem xét sự gia tăng vốn có đem lại hiệu quả hay không. - Bước 1: Tính IRR của phương án có VĐT nhỏ hơn (IRRA: phương án A). - Nếu IRRA rgiới hạn sự gia tăng vốn có đem lại hiệu quả chọn phương án B. - IRRA = rgiới hạn chọn phương án nào cũng được. Trường hợp 2: So sánh nhiều phương án có vốn đầu tư và tuổi thọ khác nhau theo chỉ tiêu IRR. - Bước 1: Sắp xếp các phương án theo thứ tự tăng dần về vốn đầu tư ban đầu. - Bước 2: So sánh từng cặp phương án theo nguyên tắc như trường hợp 1. (cụ thể so sánh 2 phương án có VĐT nhỏ nhất trước) - Bước 3: Tính IRR của gia số đầu tư giữa phương án so sánh (phương án có vốn đầu tư kế tiếp) và phương án làm cơ sở so sánh. Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi chỉ còn một phương án đó là phương án được lựa chọn. 93
- TÓM TẮT CHƯƠNG V 1. Tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi tính các chỉ tiêu bình quân của các khoản tiền phát sinh trong những khoảng thời gian khác nhau cần phải tính chuyển chúng về cùng một mặt bằng thời gian với việc sử dụng tỷ suất “r”. Tỷ suất “r” được xác định tùy thuộc vào cơ cấu các nguồn vốn huy động cho dự án, như: - Nếu dự án vay vốn nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì r là lãi suất vay bình quân từ nhiều nguồn: m Ivk.rk rbq = k=1 m Ivk k=1 Trong đó: - Ivk:là vốn vay từ nguồn k - rk:là lãi suất vay từ nguồn k - m : là số nguồn vay - Nếu dự án vay vốn từ nhiều nguồn với những kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển “r” về cùng một kỳ hạn : r = (1 + r )m -1 Trong đó: d n - rd: Lãi suất theo kỳ hạn dài (thông thường lấy kỳ hạn là năm) - rn: Lãi suất theo kỳ hạn ngắn (6 tháng, quý, tháng, ) - m: Số kỳ hạn ngắn trong kỳ hạn dài 2. Tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi tiến hành phân tích tài chính cần phải xác định mặt bằng thời gian để tính các chỉ tiêu phản ánh tài chính của dự án. Mặt bằng thời gian này thường được chọn tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. 3. Tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi so sánh, tổng hợp hoặc tính các chỉ tiêu phân tích tài chính cần phải tính chuyển chúng về cùng một mặt bằng thời gian thông qua các công thức tính chuyển tiền tệ để phân tích: - Công thức tính chuyển một khoản tiền - Công thức tính chuyển nhiều khoản tiền - Công thức tính chuyển chuỗi tiền tệ đều - Công thức tính chuyển chuỗi tiền tệ phát sinh kỳ sau hơn (kém) so với kỳ trước một số lượng không đổi. 4. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư bao gồm: - Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. - Thiết lập các báo cáo tài chính + Dự trù doanh thu + Dự trù chi phí sản xuất, dịch vụ + Dự trù lãi lỗ của dự án + Dự trù tổng kết kế toán - Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư 94
- + Chỉ tiêu lợi nhuần thuần (W - Worth) + Chỉ tiêu thu nhập thuần (NPV, NFV) + Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư -T (Payback Period) + Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí B/C (Benefit Cost Ratio) + Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ - IRR (Internal Rate Return) + Điểm hòa vốn BEP (Break Event Point) 5. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư, thể hiện thông qua: + An toàn về nguồn vốn huy động. + An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ. + An toàn cho các kết quả tính toán hay nói một cách khác là xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố khách quan tác động theo hướng không có lợi. 6. So sánh lựa chọn các phương án đầu tư - So sánh lựa chọn phương án đầu tư theo chỉ tiêu NPV. - So sánh lựa chọn phương án đầu tư theo chỉ tiêu IRR. 95
- PHỤ LỤC Bảng tóm tắt các thừa số tính chuyển cho các chuỗi tiền tệ và các ký hiệu của nó: Nhân các giá trị cho Đại lượng Đại lượng trước với thừa số Tên gọi của Ký hiệu của cần tìm cho trước dưới đây thừa số thừa số Giá trị tương FV PV (1 + r)n (F/P;r%;n) lai đơn Giá trị hiện tại PV FV 1/(1 + r)n (P/F;r%;n) đơn (1 + r)n - 1 Giá trị hiện tại PV A r(1 + r)n của chuỗi tiền (P/A;r%;n) tệ đều cuối kỳ r(1 + r)n Giá trị niên A PV (1 + r)n – 1 kim tính theo (A/P;r%;n) PV Giá trị tương (1 + r)n - 1 lai của chuỗi FV A (F/A;r%;n) r tiền tệ đều cuối kỳ Giá trị niên r A FV kim tính theo (A/F;r%;n) (1 + r)n - 1 PV 96
- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao phải quy đổi các khoản tiền về năm gốc để tính toán khi phân tích tài chính dự án đầu tư? Cách lựa chọn năm gốc để tính chuyển các khoản tiền như thế nào là tốt nhất? Cho ví dụ minh họa. 2. Thành lập các công thức tính chuyển chuỗi tiền tệ đều? Cho ví dụ minh họa. 3. Xác định thành phần vốn đầu tư? Tính tổng vốn đầu tư? 4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư? Ưu, nhược điểm của từng chỉ tiêu? 5. Phân tích mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu NPV và IRR? 97
- BÀI TẬP Bài 1: Một doanh nghiệp vay vốn từ 3 nguồn để xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất. - Nguồn thứ nhất vay 900 triệu đồng, kỳ hạn năm với lãi suất 2%/tháng. - Nguồn thứ hai vay 1000 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 1,8%/tháng. - Nguồn thứ ba vay 1500 triệu đồng, kỳ hạn quý với lãi suất 1,5%/tháng. Dự kiến sau 2 năm kể từ khi vay vốn, dự án đi vào hoạt động và đạt doanh thu hàng năm là 1800 triệu đồng, chi phí các loại hàng năm (chưa có khấu hao) là 800 triệu đồng. Hỏi dự án có nên đầu tư không, nếu đời dự án là 10 năm, có giá trị thanh lý cuối đời dự án là 500 triệu đồng? Bài 2: Công ty sản xuất nước giải khát Coco đang xem xét hai phương án sản xuất ra sản phẩm mới cho mùa hè năm 2011, với các đặc điểm như sau: ĐVT: triệu đồng Các chỉ tiêu Phương án A Phương án B Chi phí vốn đầu tư ban đầu 1800 2500 Thu nhập hàng năm 1200 1500 Giá trị thu hồi 150 100 Thời gian hoạt động 4 năm 6 năm Tổng chi phí hàng năm của phương án A là 300 triệu đồng cho mỗi năm trong hai năm đầu và 500 triệu đồng mỗi năm cho hai năm sau cùng trong thời gian hoạt động của phương án. Tổng chi phí hàng năm của phương án B là 400 triệu đồng mõi năm đều nhau trong suốt thời gian hoạt động của phương án. Biết rằng công ty này muốn có suất thu hồi nội bộ tối thiểu là 15%/năm. Vậy có nên sản xuất sản phẩm này hay không, nếu có thì nên theo phương án nào? Bài 3: Một công ty đang xem xét lựa chọn một trong hai phương án đầu tư sau: ĐVT: triệu USD Các chỉ tiêu Phương án A Phương án B Tổng vốn đầu tư ban đầu 1,6 3,2 Thu nhập hàng năm 0,9 1,2 Chi phí hàng năm 0,3 0,5 Giá trị còn lại 0,5 0,7 Thời gian hoạt động 4 năm 8 năm Biết rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem lại tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu là 14%/năm. Hãy sử dụng phương pháp so sánh theo IRR để lựa chọn một trong hai phương án đầu tư trên? 98
- CHƯƠNG VI PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ Chương này gồm các nội dung sau: 1. Khái niệm và mục đích của phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư 2. Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện dự án đầu tư 3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư 4. Sự giống nhau và khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư Mục tiêu chung: Sau khi học xong chương này anh/chị nắm được: Phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư là gì? Vì sao phải phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư? Đanh giá lợi ích kinh tế - xã hội như thê nào và sử dụng hệ thống chỉ tiêu nào? Phân biệt được phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư? Mục tiêu cụ thể: Sau khi học xong chương VI, anh/chị cần nắm vững là: - Nội dung các khái niệm: Phân tích kinh tế - xã hội, đánh giá lợi ích kinh tế - xã hôi. - Hiểu được tầm quan trọng sâu xa của phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư - Nắm được bản chất của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hôi. - Lý giải được vì sao cần phải phân tích cả mặt tài chính và cả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Nội dung 6.1. Khái niệm và mục đích phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư 6.1.1. Khái niệm Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là việc so sánh đánh gía một cách có hệ thống giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án - Lợi ích mà nền kinh tế - xã hội thu được từ dự án: đó chính là sự đóng góp của dự án với việc thực hiện các mục tiêu chung của nền kinh tế - xã hội, thể hiện ở các chỉ tiêu như: + Chỉ tiêu lượng hoá: Tạo việc làm, tăng thu ngân sách, + Chỉ tiêu không lượng hoá: Tạo sự phát triển của ngành khác, - Chi phí mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án đó là các khoản chi tiêu hay tổn thất mà nhà nước và xã hội phải gánh chịu như tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động, mà các đầu vào này có thể được sử dụng vào các mục tiêu khác trong tương lai không xa, thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể như: + Chỉ tiêu lượng hoá: giảm thuế, trợ giá, + Chỉ tiêu không lượng hoá: ô nhiễm môi trường, 6.1.2. Mục đích phân tích - Đối với các nhà đầu tư: phân tích kinh tế - xã hội và môi trường là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn 99
- - Đối với nhà nước: là căn cứ chủ yếu để quyết định có cấp giấy phép đầu tư hay không? - Đối với các ngân hàng, các cơ quan viện trợ song phương, đa phương: là căn cứ chủ yếu để họ quyết định có tài trợ vốn hay không?. Các ngân hàng quốc tế rất nghiêm ngặt trong vấn đề này. Nếu chủ đầu tư không chứng minh được các lợi ích kinh tế - xã hội thì họ sẽ không tài trợ. 6.2. Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiên dự án đầu tư 6.2.1. Đứng trên giác độ vĩ mô - Tính đầy đủ các khoản chi phí và lợi ích mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra và thu được do việc thực hiện dự án - Xem xét và điều chỉnh những khoản thu - chi mang tính chất chuyển khoản giữa chủ đầu tư và nền kinh tế nhằm phản ánh đúng những lợi ích do dự án tạo ra - Xem xét các tác động dây chuyền: tác động trực tiêp, gián tiếp của dự án đối với nền kinh tế - xã hội khi thực hiện - Sử dụng các báo cáo tài chính tính lại các giá trị đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá điều chỉnh hoặc giá kinh tế), không sử dụng giá thị trường để tính toán. Chú ý: (1) Điều chỉnh giá trong phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư * Giá tài chính trong phân tích dự án không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị xã hội thực tế của chúng được biểu hiện bằng việc bỏ qua một số yếu tố cơ bản của nền kinh tế như: - Tỷ lệ lạm phát - Tính không đúng, không đủ trong chi phí giá thành - Giá bán (giá tài chính không bù đắp đủ chi phí) - Tỷ gía hối đoái quy định cứng, không linh hoạt - Việc bù gía, trợ giá trong nền kinh tế, Để đưa giá tài chính về giá trị xã hội thực tế của chúng, giá tài chính cần được điều chỉnh theo nguyên tắc điều chỉnh giá . Lúc này “giá tài chính” được điều chỉnh thành “giá kinh tế”. * “Giá kinh tế” là giá các đầu vào và đầu ra thuộc chi phí và lợi ích kinh tế - xã hội, được sử dụng trong phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư. Giá kinh tế = Giá tài chính x Hệ số điều chỉnh EP FP H A Trong đó: - EP (Economic Price): giá kinh tế trong phân tích kinh tế - xã hội - FP (Financial Price): giá tài chính trong phân tích tài chính dự án - HA (Adjusted Factor): Hệ số điều chỉnh giá tài chính trong phân tích dự án * Hệ số điều chỉnh giá: Là hệ số để biến đổi giá tài chính về giá trị xã hội thực tế của chúng, được biểu hiện bằng giá kinh tế. Các thành phần của hệ số điều chỉnh giá: - Thành phần 1: Hệ số điều chỉnh giá trong nước (HAD) là hệ số để biến đổi giá tài chính các đầu vào và đầu ra của dự án, không liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu. 100
- + Hệ số điều chỉnh giá trong nước được xác định trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) của nền kinh tế được tính hàng năm. + Đối với các nước đang phát triển có mức lạm phát hàng năm bình thường lấy: HAD (1;2) - Thành phần 2: Hệ số điều chỉnh tỷ giá (HAE) * Nguyên tắc điều chỉnh giá - Bước 1: Tìm những khoản mục trong thu và chi chiếm tỷ trọng trong đầu vào và đầu ra của dự án - Bước 2: Tìm những giá nào của những khoản mục trong đầu vào và đầu ra khác biệt nhất so với chi phí xã hội tương ứng thì tiến hành điều chỉnh chúng. Đưa gía thị trường về tương ứng gần đúng với chi phí xã hội tương ứng (2) Tỷ giá hối đoái có điều chỉnh (AER - Adjusted Exchange Rate) (được sử dụng để điều chỉnh giá) - Vì sao phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong phân tích kinh tế xã hội một dự án đầu tư? - Đó là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển, khi mà cung (Supply) về ngoại tệ nhỏ hơn cầu (Demand) về ngoại tệ, thì tỷ giá hối đoái chính thức (OER - Official Exchange Rate) do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quy định, không phải lúc nào cũng phản ánh đúng “giá trị xã hội thực tế” của đồng ngoại tệ trên thường trường của một quốc gia. Trong điều kiện cung nhỏ hơn cầu về ngoại tệ nói trên, giá trị xã hội của một đơn vị ngoại tệ mạnh thường lớn hơn giá trị biểu hiện qua tỷ giá chính thức được quy định. - Việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án sẽ chính xác hơn hay sẽ phản ánh giá trị xã hội thực tế đúng đắn hơn, khi sử dụng phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái đối với đồng ngoại tệ, cũng như điều chỉnh đồng tiền trong nước về giá trị xã hội thực tế của chúng. Tỷ giá hối đoái có điều chỉnh là thước đo giá trị xã hội thực tế của ngoại tệ khi tỷ giá chính thức bị sai lệch không phản ánh đúng giá trị thực tế của ngoại tệ. Phương pháp xác định: + Dựa vào tỷ lệ thiếu hụt trong cán cân thanh toán so với phần thu được + Sử dụng tỷ giá hối đoái du lịch Công thức tính: AER = OER x HAE Trong đó: - AER: Tỷ giá hối đoái điều chỉnh - OER: Tỷ giá hối đoái chính thức (Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định) - HAE: Hệ số điều chỉnh tỷ giá n Ct T H t 1 t AE n Trong đó: - Ct: Các khoản chi bằng ngoại tệ trong một quốc hàng năm (lấy đại diện là tổng kim ngạch nhập khẩu) - Tt: Các khoản thu bằng ngoại tệ trong một quốc gia hằng năm (lấy đại diện là tổng kim ngạch xuất khẩu) - N: Số năm số liệu thống kê, tối thiểu >= 5 năm 101
- * Ý nghĩa của hệ số điều chỉnh giá - Trường hợp HAE > 1: Có nghĩa là giá trị xã hội thực tế của một đơn vị ngoại tệ có được từ khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu sản phẩm; hoặc từ khoản tiết kiệm ngoại tệ do sản xuất sản phẩm để thay thế nhập khẩu , cũng như về các khoản chi bằng ngoại tệ để nhập khẩu MMTB, nguyên vật liệu cơ bản cho dự án, lớn hơn so với giá trị quy định theo tỷ giá hối đoái chính thức. Bất đẳng thức HAE > 1 là phù hợp khi cung < cầu về ngoại tệ trong một quốc gia - Nền kinh tế của một quốc gia càng tăng trưởng, thâm hụt cán cân thanh toán ngoại tệ càng giảm thì HAE càng nhỏ, tiến tới dần = 1. Cùng với một số yếu tố khác nữa, điều kiện trên sẽ làm cho đồng tiền trong nước có khả năng trở thành đồng tiền chuyển đổi. 6.2.2. Đứng trên giác độ vi mô (Doanh nghiệp) Dựa vào báo cáo tài chính của dự án để tính các chỉ tiêu định lượng và định tính như: - Mức đóng góp cho ngân sách - Số lao động có việc làm từ dự án - Mức tiết kiệm ngoại tệ - Mức tăng năng suất lao động - Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp - Tạo ra thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án - Nâng cao trình độ kỹ thuật cuả người sản xuất - Nâng cao trình độ quản lý của lao đông quản lý - Các tác động khác tới: môi trường sinh thái, sự phát triển của ngành khác, chủ trương chính sách của nhà nước, 6.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư 6.3.1. Giá trị gia tăng thuần tuý NVA (Net Value Added) NVA là chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Nó phản ánh sự đóng góp của dự án đối với dự tăng trưởng của một quốc gia. Công thức tính: NVA = O - (MI + I) Trong đó: - NVA: là giá trị gia tăng thuần tuý do dự án đem lại. Đây là đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế. - O: giá trị đầu ra của dự án - MI: giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây - I: vốn đầu tư Giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) có thể được tính cho một hoặc cho cả đời dự án. NVA tính cho từng năm, công thức tính như sau: NVAi = Oi - (MIi + Di) Trong đó: - NVAi: giá trị gia tăng thuần túy năm i của dự án - Oi: giá trị đầu ra của dự án năm i - MIi: giá trị đầu vào của dự án năm i - Di: khấu hao năm i 102
- NVA tính cho cả đời dự án, công thức tính như sau: n n NVA = NVAi = (O MI)ipv - IVopv i 0 i 0 NVA tính bình quân cho cả đời dự án, công thức tính như sau: n NVA = (O MI)ipv IVopv : n i 0 n r (1 r )n hoặc NVA = (O MI) IV : s s ipv opv n i 0 (rs 1) 1 Với rs là tỷ suất chiết khấu xã hội * Tỷ suất chiết khấu xã hội rs: + Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất (mức tỷ suất) dùng để tính chuyển các khoản lợi ích xã hội và chi phí xã hội của dự án về cùng một mặt bằng thời gian. + Công thức tính: rs r(1 pi ) Trong đó: - rs: Tỷ suất chiết khấu xã hội, % năm - r: Tỷ suất chiết khấu tài chính trong phân tích dự án, % năm - pi (Premium Investment): Hệ số bảo hiểm đầu tư Hệ số bảo hiểm đầu tư là hệ số điều chỉnh tỷ suất chiết khấu tài chính, căn cứ vào tình hình lạm phát trong nền kinh tế của một quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển, kinh tế có sự tăng trưởng, có mức lạm phát bình thường (10%-20%), xác định giá trị pi: pi (0,1;0,25) Ví dụ: Xác định tỷ suất chiết khấu xã hội của dự án, biết tỷ suất chiết khấu tài chính tài chính r = 15%, lấy hệ số bảo hiểm đầu tư pi = 0,15. Giải: rs = 0,15(1+0,15) = 0,173, quy tròn 18% Chú thích: Khi tính tỷ suất chiết khấu giá trị được quy tròn theo chiều lớn hơn (theo ý nghĩa kinh tế). - rs được tính dựa trên chi phí xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư - rs do các cơ quan hoạch định chính sách của nhà nước đưa ra - rs được ổn định và sử dụng cho mọi dự án trong nước. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt có thể tăng hoặc giảm rs tương ứng - rs cần được định kỳ xét lại nếu thấy cần thiết và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong và ngoài nước rs là công cụ điều tiết vĩ mô các hoạt động đầu tư * Chỉ tiêu NVA bao gồm 2 yếu tố: - Chi phí trực tiếp trả cho người lao động: W (Wage) - Thăng dư xã hội SS (Social Surplus) * Đối với các dự án có liên quan đến yếu tố nước ngoài, NVA bao gồm: - Giá trị gia tăng thuần túy quốc gia: NNVA - Giá trị được chuyển ra nước ngoài: RP NVA = NNVA + RP n NNVA = O (MI RP) - IVopv i 0 ipv 103
- + NVA do dự án tạo ra bao gồm: - NVA trực tiếp do chính dự án tạo ra - NVA gián tiếp do các dự án có liên quan tới dự án đang xem xét tạo ra Chú ý: Khi tiến hành so sánh NVA của các năm, khi tính tổng NVA của cả đời dự án hoặc tính NVA bình quân năm phải tính chuyển O, MI, D, của từng năm về cùng mặt bằng thời gian (thường là đầu thời kỳ phân tích) với việc sử dụng tỷ suất chiết khấu xã hội rs. 6.3.2. Số lao động có việc làm từ dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư 6.3.2.1. Số lao động có việc làm từ dự án Phương pháp xác định: B1: Xác định số lao động cần thiết làm việc trong dự án tại năm dự án hoạt động bình thường nhất (lao động trực triếp) B2: Xác định số lao động cần thiết hoặc tăng thêm ở các dự án liên đới (số lao động gián tiếp) B3: Xác định số lao động của đất nước có việc làm từ việc thực hiện dự án = (số lao động trực tiếp) +(số lao động gián tiếp) - (số lao động bị thất nghiệp của các cơ sở do không cạnh tranh được với sản phẩm của dự án) - (số lao động của người nước ngoài làm việc trong dự án) Đây là chỉ tiêu tương đối 6.3.2.2. Số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư Phương pháp xác định: B1: Tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ) B2: Tính các chỉ tiêu: - Số lao động có việc làm trực tiếp (Ld) trên một đơn vị vốn đầu tư trực tiếp (Ivd), ký hiệu là Id: Id = Ld/Ivd - Tổng số lao động có việc làm (LT) trên một đơn vị vốn đầu tư đầy (IVT), ký hiệu là IT: IT = LT/IVT Tiêu chuẩn đánh giá: Nói chung các chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì dự án càng có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội. 6.3.3. Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ Để đánh giá chỉ tiêu này, phải thực hiện các bước sau: B1: Xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm (NVA hay NNVA) của dự án B2: Xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc cùng lãnh thổ nhận được (NVAi hay NNVAi) B3: Xác định tỷ trọng giữa giá trị gia tăng phân phối hàng năm cho mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ với tổng giá trị gia tăng thực hàng năm 104
- 6.3.4. Đóng góp cho ngân sách - Thuế - Tiền thuê đất, tài sản, dịch vụ công cộng, Mức đóng góp cho NS Số tiền đúng góp cho NS = x 100% của một đồng vốn đầu tư VĐT 6.3.5. Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ Phương pháp xác định chung: B1: Xác định mức chênh lệch thu chi ngoại tệ trực tiếp (của dự án xem xét) được tính cho từng năm và tính cho cả đời dự án B2: Xác định mức chênh lệch thu chi ngoại tệ gián tiếp (của các dự án liên đới) được tính cho từng năm và cho cả đời dự án B3: Xác định mức chênh lệch thu chi ngoại tệ trực tiếp và gián tiếp: - Ngt(B1 +B2) > 0 : dự án có đóng góp tích cực làm tăng lượng ngoại tệ cho đất nước - Ngt(B1 +B2) 0: tác động tích cực NPFE < 0: tác động tiêu cực * Tiết kiệm ngoại tệ - Mức tiết kiệm = Chi phí ngoại tệ ngoại tệ - Chi phí ngoại tệ ngoại tệ các sản phẩm cần nhập khẩu Trong đó: + Chi phí ngoại tệ = giá CIF của 1 sản phẩm x Số lượng sản phẩm thay thế nhập khẩu + Chi phí ngoại tệ cần nhập khẩu tính theo nhu cầu nhập khẩu thực tế * Tăng thu ngoại tệ Thu ngoại tệ do xuất khẩu = giá FOB của 1 sản phẩm x khối lượng sản phẩm xuất khẩu. 6.3.6. Khả năng cạnh tranh quốc tế Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế. Phương pháp xác định chỉ tiêu này như sau: B1: Xác định tổng ngoại tệ tiết kiệm được do việc thực hiện dự án, tính chuyển về mặt bằng hiện tại PFE B2: Tính đầu vào của các dự án từ các nguồn lực trong nước phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu. Giá trị đầu vào này được tính theo giá thị trường có điều chỉnh sau đó quy về hiện tại với việc sử dụng tỷ giá hối đoái có điều chỉnh DR B3: Tính tỷ số khả năng cạnh tranh quốc tế IC n PFEiPV i 1 IC n DRiPV i 1 105
- - Nếu IC > 1: Sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh quốc tế - Nếu IC = 1: Sản phẩm của dự án chấp nhận ở mức thấp nhất - Nếu IC < 1: Dự án cần phải xem xét lại để nâng cao hiệu quả xuất khẩu 6.3.7. Những tác động khác Tác động đến môi trường sinh thái - Tích cực: làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện đời sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương, - Tiêu cực: ô nhiễm nguồn nước, không khí, Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng Tác động dây chuyền: Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Ví dụ một dự án sản xuất đường có thể tác động nhất định đến việc sản xuất mía tại địa phương. Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Ví dụ như dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện tại các vùng miền núi kinh tế địa phương rất phát triển. 6.4. Sự giống nhau và khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư Phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư có điểm giống nhau và khác nhau như sau: 6.4.1. Giống nhau - Phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư đều là nội dung cơ bản, quan trọng trong quá trình lập dự án và là cơ sở để lựa chọn dự án. - Phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội đều là việc so sánh giữa lợi ich thu được và những chi phí phải bỏ ra để tạo ra các lợi ích đó. Nếu lợi ích thu được lớn hơn chi phí đã bỏ ra thì cả hai cách phân tích đều được xem là có hiệu quả, và ngược lại nếu lợi ích thu được mà nhỏ hơn chi phí đã bỏ ra thì gọi là không có hiệu quả. Dù đứng trên quan điểm lợi ích nào thì khi xem xét hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội thì người ta đều xác định được khoản chi phí bỏ ra và khoản lợi ích thu được. - Trình tự phân tích và tiêu chuẩn lựa chọn dự án cùng chiều. 6.4.2. Khác nhau - Về quan điểm phân tích: + Phân tích hiệu quả tài chính chỉ đứng trên góc độ nhà đầu tư (góc độ vi mô), còn phân tích hiệu quả kinh tế xã hội đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế xã hội (góc độ vĩ mô). Trong phân tích tài chính chỉ xem xét những khoản lợi ích và chi phí trực tiếp mà chủ đầu tư nhận được hay phải bỏ ra và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp do chính hoạt động đầu tư đó mang lại. Trong phân tích kinh tế - xã hội không chỉ xem xét các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp do chính hoạt động đầu tư đó đem lại mà còn xem xét cả hiệu quả gián tiếp của các hoạt động đầu tư có quan hệ với hoạt động đầu tư đang xem xét. 106
- + Mục tiêu của phân tích tài chính là tối đa hóa lợi nhuận, còn mục tiêu của phân tích kinh tế - xã hội là tối đa hóa lợi ích của nền kinh tế - xã hội. Phân tích tài chính giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được dự án có lợi nhuận cao nhất. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Phân tích kinh tế - xã hội chỉ ra được sự đóng góp của dự án đối với các mục tiêu phát triển của đất nước. Phân tích kinh tế - xã hội giúp cho các nhà quản lý vĩ mô lựa chọn được những dự án đầu tư tối đa đa hóa được phúc lợi xã hội. - Về mặt tính toán: Vì khác nhau về quan điểm phân tích do đó về tính toán cũng có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, phân tích kinh tế - xã hội không tách rời phân tích tài chính mà phân tích kinh tế - xã hội sử dụng các kết quả phân tích tài chính. Một số điểm khác biệt cần chú ý: + Thuế: thuế phải nộp đối với các nhà đầu tư là một khoản chi phí thì đây lại là một khoản thu nhập đối với nền kinh tế và xã hội. Việc miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư lại là một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu. Vì vây, về mặt tính toán khi tính thu nhập thuần trong phân tích tài chính đã trừ đi các khoản thuế thì trong phân tích kinh tế -xã hội phải cộng khoản này vào để xác định các khoản gia tăng cho xã hội mà dự án đem lại. + Lương: Phân tích tài chính coi tiền lương và tiền công trả cho người lao động là chi phí thì trong phân tích kinh tế - xã hội phải coi các khoản này là thu nhập. Tuy nhiên, tiền lương và tiền công thực chi trong các trường hợp không phản ánh đúng giá trị sức lao động của người công nhân. Vì vây, trong phân tích kinh tễ - xã hội người ta sử dụng “lương mờ” hay là lương tham khảo, còn phân tích tài chính lấy luôn lương thực thế phát sinh. + Trợ cấp, trợ giá: là khoản tiền mà nhà nước trợ cấp cho việc sản xuất các sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế. Đây là khoản thu đứng trên góc độ nhà đầu tư nhưng lại là khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu. Vì vậy, khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả xã hội phải trừ đi các khoản trợ cấp, trợ giá này. + Giá cả: Trong phân tích tài giá này được lấy theo giá thị trường. Nhưng trên thực tế, giá thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh được đúng giá trị đích thực của hàng hóa do tác động của nhiều yếu tố (chính sách bảo hộ mậu dịch, sự độc quyền, sự buôn lậu, ) làm cho giá thị trường bị bóp méo . Vì vậy nếu dùng giá này thì nó không phản ánh đúng mức lời hay lỗ đứng trên phạm vi nền kinh tế. Do đó, trong phân tích kinh tế xã hội người ta sử dụng “giá mờ” để loại bỏ sự méo mó của giá thị trường. + Các khoản vay nợ (cả gốc và lãi): Không được tính là chi phí hay lợi ích xã hội do đây chỉ là khoản chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác chứ không phải là khoản gia tăng của xã hội. Nhưng trong phân tích tài chính đã trừ đi khoản trả nợ này như là một khoản chi phí thì trong phân tích kinh tế - xã hội phải cộng vào để tính các chỉ tiêu liên quan. + Về tỷ suất sử dụng: Trong phân tích tài chính sử dụng tỷ suaart “r”, tuy nhiên tỷ suất này không phản ánh đúng chi phí xã hội của việc sử dụng vốn. Vì thế, trong phân tích kinh tế - xã hội người ta sử dụng tỷ suất chiết khấu xã hội “rs”(tỷ suất này được xác định dự trên chi phí xã hội của việc sử dụng vốn). + Hệ thống các chỉ tiêu phân tích: Trong phân tích tài chính sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau: Giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (ỈRR), tỷ số lợi ích/chi phí (B/C), thời gian thu hồi vốn đầu tư (T), chỉ tiêu điểm hòa vốn, 107
- Trong phân tích kinh tế - xã hội sử dụng các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV), hệ số hoàn vốn nội bộ kinh tế (EIRR), giá trị sản phẩm thuần túy tăng thêm (NVA), tạo công ăn việc làm cho người lao động, phân phối thu nhập, tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ. 108
- TÓM TẮT CHƯƠNG 6 Phân tích kinh tế - xã hội và môi trường của dự án đầu tư là việc so sánh đánh giá một cách có hệ thống giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, có tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư, tổ chức tài trợ vốn cho dự án, mà đặc biệt là đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. 1. Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế do thực hiện dự án đầu tư Đứng trên các góc độ khác nhau để đưa ra các phương pháp phù hợp và phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định: - Góc độ vĩ mô - Góc độ doanh nghiệp 2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô - Giá trị gia tăng thuần tuý NVA (Net Value Added) - Số lao động có việc làm từ dự án - Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ - Đóng góp cho ngân sách - Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ - Khả năng cạnh tranh quốc tế - Những tác động khác 109
- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư là gì? Mục đích của việc phân tích đó là gì? 2. Hãy so sánh phân tích kinh tế - xã hội và phân tích tài chính dự án đầu tư? 3. Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của dự án? 4. Trình bày một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đâu tư? 110
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (Chủ biên), Lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008 2. PGS.PTS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS.Từ Quang Phương, Kinh tế đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2004. 3. PGS.TS Nguyễn Nguyễn Ngọc Mai, Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996 4. GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn, Kinh tế đầu tư (tập I, II), NXB thống kê, Hà nội, 2001. 5. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (Chủ biên), Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000 6. TS.Từ Quang Phương (Chủ biên), Quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội, 2005. 7. Ths. Trần Văn Phùng, Kinh tế đầu tư, NXB Tài chính, Hà Nội, 2002 8. TS.Nguyễn Xuân Thủy, Ths.Trần Việt Hoa, Ths.Nguyễn Việt Ánh, Quản trị dự án đầu tư, NXB thống kê, 2003 9. Hướng dẫn phân tích kinh tế các dự án - Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Trung tâm kinh tế và Nguồn lực phát triển, 1997 10. Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Thu, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê, TP.HCM, 2006 11. Luật đầu tư 2005 12. Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. 13. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 04/05/2000 của chính phủ về việc sửa đổi và bổ sung một số điều trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 52 CP 14. Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 04/05/2000 của chính phủ. 15. Nghi định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư. 16. Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 111
- Bảng tính hệ số: 1/(1+r)n Năm 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 10% 1 0.99010 0.98039 0.97087 0.96154 0.95238 0.94340 0.93458 0.92593 0.91743 0.90909 2 0.98030 0.96117 0.94260 0.92456 0.90703 0.89000 0.87344 0.85734 0.84168 0.82645 3 0.97059 0.94232 0.91514 0.88900 0.86384 0.83962 0.81630 0.79383 0.77218 0.75131 4 0.96098 0.92385 0.88849 0.85480 0.82270 0.79209 0.76290 0.73503 0.70843 0.68301 5 0.95147 0.90573 0.86261 0.82193 0.78353 0.74726 0.71299 0.68058 0.64993 0.62092 6 0.94205 0.88797 0.83748 0.79031 0.74622 0.70496 0.66634 0.63017 0.59627 0.56447 7 0.93272 0.87056 0.81309 0.75992 0.71068 0.66506 0.62275 0.58349 0.54703 0.51316 8 0.92348 0.85349 0.78941 0.73069 0.67684 0.62741 0.58201 0.54027 0.50187 0.46651 9 0.91434 0.83676 0.76642 0.70259 0.64461 0.59190 0.54393 0.50025 0.46043 0.42410 10 0.90529 0.82035 0.74409 0.67556 0.61391 0.55839 0.50835 0.46319 0.42241 0.38554 11 0.89632 0.80426 0.72242 0.64958 0.58468 0.52679 0.47509 0.42888 0.38753 0.35049 12 0.88745 0.78849 0.70138 0.62460 0.55684 0.49697 0.44401 0.39711 0.35553 0.31863 13 0.87866 0.77303 0.68095 0.60057 0.53032 0.46884 0.41496 0.36770 0.32618 0.28966 14 0.86996 0.75788 0.66112 0.57748 0.50507 0.44230 0.38782 0.34046 0.29925 0.26333 15 0.86135 0.74301 0.64186 0.55526 0.48102 0.41727 0.36245 0.31524 0.27454 0.23939 16 0.85282 0.72845 0.62317 0.53391 0.45811 0.39365 0.33873 0.29189 0.25187 0.21763 17 0.84438 0.71416 0.60502 0.51337 0.43630 0.37136 0.31657 0.27027 0.23107 0.19784 18 0.83602 0.70016 0.58739 0.49363 0.41552 0.35034 0.29586 0.25025 0.21199 0.17986 19 0.82774 0.68643 0.57029 0.47464 0.39573 0.33051 0.27651 0.23171 0.19449 0.16351 20 0.81954 0.67297 0.55368 0.45639 0.37689 0.31180 0.25842 0.21455 0.17843 0.14864 21 0.81143 0.65978 0.53755 0.43883 0.35894 0.29416 0.24151 0.19866 0.16370 0.13513 22 0.80340 0.64684 0.52189 0.42196 0.34185 0.27751 0.22571 0.18394 0.15018 0.12285 23 0.79544 0.63416 0.50669 0.40573 0.32557 0.26180 0.21095 0.17032 0.13778 0.11168 24 0.78757 0.62172 0.49193 0.39012 0.31007 0.24698 0.19715 0.15770 0.12640 0.10153 25 0.77977 0.60953 0.47761 0.37512 0.29530 0.23300 0.18425 0.14602 0.11597 0.09230 26 0.77205 0.59758 0.46369 0.36069 0.28124 0.21981 0.17220 0.13520 0.10639 0.08391 27 0.76440 0.58586 0.45019 0.34682 0.26785 0.20737 0.16093 0.12519 0.09761 0.07628 28 0.75684 0.57437 0.43708 0.33348 0.25509 0.19563 0.15040 0.11591 0.08955 0.06934 29 0.74934 0.56311 0.42435 0.32065 0.24295 0.18456 0.14056 0.10733 0.08215 0.06304 30 0.74192 0.55207 0.41199 0.30832 0.23138 0.17411 0.13137 0.09938 0.07537 0.05731 31 0.73458 0.54125 0.39999 0.29646 0.22036 0.16425 0.12277 0.09202 0.06915 0.05210 32 0.72730 0.53063 0.38834 0.28506 0.20987 0.15496 0.11474 0.08520 0.06344 0.04736 33 0.72010 0.52023 0.37703 0.27409 0.19987 0.14619 0.10723 0.07889 0.05820 0.04306 34 0.71297 0.51003 0.36604 0.26355 0.19035 0.13791 0.10022 0.07305 0.05339 0.03914 35 0.70591 0.50003 0.35538 0.25342 0.18129 0.13011 0.09366 0.06763 0.04899 0.03558 36 0.69892 0.49022 0.34503 0.24367 0.17266 0.12274 0.08754 0.06262 0.04494 0.03235 37 0.69200 0.48061 0.33498 0.23430 0.16444 0.11579 0.08181 0.05799 0.04123 0.02941 38 0.68515 0.47119 0.32523 0.22529 0.15661 0.10924 0.07646 0.05369 0.03783 0.02673 39 0.67837 0.46195 0.31575 0.21662 0.14915 0.10306 0.07146 0.04971 0.03470 0.02430 40 0.67165 0.45289 0.30656 0.20829 0.14205 0.09722 0.06678 0.04603 0.03184 0.02209 41 0.66500 0.44401 0.29763 0.20028 0.13528 0.09172 0.06241 0.04262 0.02921 0.02009 42 0.65842 0.43530 0.28896 0.19257 0.12884 0.08653 0.05833 0.03946 0.02680 0.01826 43 0.65190 0.42677 0.28054 0.18517 0.12270 0.08163 0.05451 0.03654 0.02458 0.01660 44 0.64545 0.41840 0.27237 0.17805 0.11686 0.07701 0.05095 0.03383 0.02255 0.01509 45 0.63905 0.41020 0.26444 0.17120 0.11130 0.07265 0.04761 0.03133 0.02069 0.01372 46 0.63273 0.40215 0.25674 0.16461 0.10600 0.06854 0.04450 0.02901 0.01898 0.01247 47 0.62646 0.39427 0.24926 0.15828 0.10095 0.06466 0.04159 0.02686 0.01742 0.01134 48 0.62026 0.38654 0.24200 0.15219 0.09614 0.06100 0.03887 0.02487 0.01598 0.01031 49 0.61412 0.37896 0.23495 0.14634 0.09156 0.05755 0.03632 0.02303 0.01466 0.00937 50 0.60804 0.37153 0.22811 0.14071 0.08720 0.05429 0.03395 0.02132 0.01345 0.00852 112
- Bảng tính hệ số: 1/(1+r)n Năm 11% 12% 13% 14% 15% 16% 17% 18% 19% 20% 1 0.90090 0.89286 0.88496 0.87719 0.86957 0.86207 0.85470 0.84746 0.84034 0.83333 2 0.81162 0.79719 0.78315 0.76947 0.75614 0.74316 0.73051 0.71818 0.70616 0.69444 3 0.73119 0.71178 0.69305 0.67497 0.65752 0.64066 0.62437 0.60863 0.59342 0.57870 4 0.65873 0.63552 0.61332 0.59208 0.57175 0.55229 0.53365 0.51579 0.49867 0.48225 5 0.59345 0.56743 0.54276 0.51937 0.49718 0.47611 0.45611 0.43711 0.41905 0.40188 6 0.53464 0.50663 0.48032 0.45559 0.43233 0.41044 0.38984 0.37043 0.35214 0.33490 7 0.48166 0.45235 0.42506 0.39964 0.37594 0.35383 0.33320 0.31393 0.29592 0.27908 8 0.43393 0.40388 0.37616 0.35056 0.32690 0.30503 0.28478 0.26604 0.24867 0.23257 9 0.39092 0.36061 0.33288 0.30751 0.28426 0.26295 0.24340 0.22546 0.20897 0.19381 10 0.35218 0.32197 0.29459 0.26974 0.24718 0.22668 0.20804 0.19106 0.17560 0.16151 11 0.31728 0.28748 0.26070 0.23662 0.21494 0.19542 0.17781 0.16192 0.14757 0.13459 12 0.28584 0.25668 0.23071 0.20756 0.18691 0.16846 0.15197 0.13722 0.12400 0.11216 13 0.25751 0.22917 0.20416 0.18207 0.16253 0.14523 0.12989 0.11629 0.10421 0.09346 14 0.23199 0.20462 0.18068 0.15971 0.14133 0.12520 0.11102 0.09855 0.08757 0.07789 15 0.20900 0.18270 0.15989 0.14010 0.12289 0.10793 0.09489 0.08352 0.07359 0.06491 16 0.18829 0.16312 0.14150 0.12289 0.10686 0.09304 0.08110 0.07078 0.06184 0.05409 17 0.16963 0.14564 0.12522 0.10780 0.09293 0.08021 0.06932 0.05998 0.05196 0.04507 18 0.15282 0.13004 0.11081 0.09456 0.08081 0.06914 0.05925 0.05083 0.04367 0.03756 19 0.13768 0.11611 0.09806 0.08295 0.07027 0.05961 0.05064 0.04308 0.03670 0.03130 20 0.12403 0.10367 0.08678 0.07276 0.06110 0.05139 0.04328 0.03651 0.03084 0.02608 21 0.11174 0.09256 0.07680 0.06383 0.05313 0.04430 0.03699 0.03094 0.02591 0.02174 22 0.10067 0.08264 0.06796 0.05599 0.04620 0.03819 0.03162 0.02622 0.02178 0.01811 23 0.09069 0.07379 0.06014 0.04911 0.04017 0.03292 0.02702 0.02222 0.01830 0.01509 24 0.08170 0.06588 0.05323 0.04308 0.03493 0.02838 0.02310 0.01883 0.01538 0.01258 25 0.07361 0.05882 0.04710 0.03779 0.03038 0.02447 0.01974 0.01596 0.01292 0.01048 26 0.06631 0.05252 0.04168 0.03315 0.02642 0.02109 0.01687 0.01352 0.01086 0.00874 27 0.05974 0.04689 0.03689 0.02908 0.02297 0.01818 0.01442 0.01146 0.00912 0.00728 28 0.05382 0.04187 0.03264 0.02551 0.01997 0.01567 0.01233 0.00971 0.00767 0.00607 29 0.04849 0.03738 0.02889 0.02237 0.01737 0.01351 0.01053 0.00823 0.00644 0.00506 30 0.04368 0.03338 0.02557 0.01963 0.01510 0.01165 0.00900 0.00697 0.00541 0.00421 31 0.03935 0.02980 0.02262 0.01722 0.01313 0.01004 0.00770 0.00591 0.00455 0.00351 32 0.03545 0.02661 0.02002 0.01510 0.01142 0.00866 0.00658 0.00501 0.00382 0.00293 33 0.03194 0.02376 0.01772 0.01325 0.00993 0.00746 0.00562 0.00425 0.00321 0.00244 34 0.02878 0.02121 0.01568 0.01162 0.00864 0.00643 0.00480 0.00360 0.00270 0.00203 35 0.02592 0.01894 0.01388 0.01019 0.00751 0.00555 0.00411 0.00305 0.00227 0.00169 36 0.02335 0.01691 0.01228 0.00894 0.00653 0.00478 0.00351 0.00258 0.00191 0.00141 37 0.02104 0.01510 0.01087 0.00784 0.00568 0.00412 0.00300 0.00219 0.00160 0.00118 38 0.01896 0.01348 0.00962 0.00688 0.00494 0.00355 0.00256 0.00186 0.00135 0.00098 39 0.01708 0.01204 0.00851 0.00604 0.00429 0.00306 0.00219 0.00157 0.00113 0.00082 40 0.01538 0.01075 0.00753 0.00529 0.00373 0.00264 0.00187 0.00133 0.00095 0.00068 41 0.01386 0.00960 0.00666 0.00464 0.00325 0.00228 0.00160 0.00113 0.00080 0.00057 42 0.01249 0.00857 0.00590 0.00407 0.00282 0.00196 0.00137 0.00096 0.00067 0.00047 43 0.01125 0.00765 0.00522 0.00357 0.00245 0.00169 0.00117 0.00081 0.00056 0.00039 44 0.01013 0.00683 0.00462 0.00313 0.00213 0.00146 0.00100 0.00069 0.00047 0.00033 45 0.00913 0.00610 0.00409 0.00275 0.00186 0.00126 0.00085 0.00058 0.00040 0.00027 46 0.00823 0.00544 0.00362 0.00241 0.00161 0.00108 0.00073 0.00049 0.00033 0.00023 47 0.00741 0.00486 0.00320 0.00212 0.00140 0.00093 0.00062 0.00042 0.00028 0.00019 48 0.00668 0.00434 0.00283 0.00186 0.00122 0.00081 0.00053 0.00035 0.00024 0.00016 49 0.00601 0.00388 0.00251 0.00163 0.00106 0.00069 0.00046 0.00030 0.00020 0.00013 50 0.00542 0.00346 0.00222 0.00143 0.00092 0.00060 0.00039 0.00025 0.00017 0.00011 113
- Bảng tính hệ số: 1/(1+r)n Năm 21% 22% 23% 24% 25% 26% 27% 28% 29% 30% 1 0.82645 0.81967 0.81301 0.80645 0.80000 0.79365 0.78740 0.78125 0.77519 0.76923 2 0.68301 0.67186 0.66098 0.65036 0.64000 0.62988 0.62000 0.61035 0.60093 0.59172 3 0.56447 0.55071 0.53738 0.52449 0.51200 0.49991 0.48819 0.47684 0.46583 0.45517 4 0.46651 0.45140 0.43690 0.42297 0.40960 0.39675 0.38440 0.37253 0.36111 0.35013 5 0.38554 0.37000 0.35520 0.34111 0.32768 0.31488 0.30268 0.29104 0.27993 0.26933 6 0.31863 0.30328 0.28878 0.27509 0.26214 0.24991 0.23833 0.22737 0.21700 0.20718 7 0.26333 0.24859 0.23478 0.22184 0.20972 0.19834 0.18766 0.17764 0.16822 0.15937 8 0.21763 0.20376 0.19088 0.17891 0.16777 0.15741 0.14776 0.13878 0.13040 0.12259 9 0.17986 0.16702 0.15519 0.14428 0.13422 0.12493 0.11635 0.10842 0.10109 0.09430 10 0.14864 0.13690 0.12617 0.11635 0.10737 0.09915 0.09161 0.08470 0.07836 0.07254 11 0.12285 0.11221 0.10258 0.09383 0.08590 0.07869 0.07214 0.06617 0.06075 0.05580 12 0.10153 0.09198 0.08339 0.07567 0.06872 0.06245 0.05680 0.05170 0.04709 0.04292 13 0.08391 0.07539 0.06780 0.06103 0.05498 0.04957 0.04473 0.04039 0.03650 0.03302 14 0.06934 0.06180 0.05512 0.04921 0.04398 0.03934 0.03522 0.03155 0.02830 0.02540 15 0.05731 0.05065 0.04481 0.03969 0.03518 0.03122 0.02773 0.02465 0.02194 0.01954 16 0.04736 0.04152 0.03643 0.03201 0.02815 0.02478 0.02183 0.01926 0.01700 0.01503 17 0.03914 0.03403 0.02962 0.02581 0.02252 0.01967 0.01719 0.01505 0.01318 0.01156 18 0.03235 0.02789 0.02408 0.02082 0.01801 0.01561 0.01354 0.01175 0.01022 0.00889 19 0.02673 0.02286 0.01958 0.01679 0.01441 0.01239 0.01066 0.00918 0.00792 0.00684 20 0.02209 0.01874 0.01592 0.01354 0.01153 0.00983 0.00839 0.00717 0.00614 0.00526 21 0.01826 0.01536 0.01294 0.01092 0.00922 0.00780 0.00661 0.00561 0.00476 0.00405 22 0.01509 0.01259 0.01052 0.00880 0.00738 0.00619 0.00520 0.00438 0.00369 0.00311 23 0.01247 0.01032 0.00855 0.00710 0.00590 0.00491 0.00410 0.00342 0.00286 0.00239 24 0.01031 0.00846 0.00695 0.00573 0.00472 0.00390 0.00323 0.00267 0.00222 0.00184 25 0.00852 0.00693 0.00565 0.00462 0.00378 0.00310 0.00254 0.00209 0.00172 0.00142 26 0.00704 0.00568 0.00460 0.00372 0.00302 0.00246 0.00200 0.00163 0.00133 0.00109 27 0.00582 0.00466 0.00374 0.00300 0.00242 0.00195 0.00158 0.00127 0.00103 0.00084 28 0.00481 0.00382 0.00304 0.00242 0.00193 0.00155 0.00124 0.00100 0.00080 0.00065 29 0.00397 0.00313 0.00247 0.00195 0.00155 0.00123 0.00098 0.00078 0.00062 0.00050 30 0.00328 0.00257 0.00201 0.00158 0.00124 0.00097 0.00077 0.00061 0.00048 0.00038 31 0.00271 0.00210 0.00163 0.00127 0.00099 0.00077 0.00061 0.00047 0.00037 0.00029 32 0.00224 0.00172 0.00133 0.00102 0.00079 0.00061 0.00048 0.00037 0.00029 0.00023 33 0.00185 0.00141 0.00108 0.00083 0.00063 0.00049 0.00038 0.00029 0.00022 0.00017 34 0.00153 0.00116 0.00088 0.00067 0.00051 0.00039 0.00030 0.00023 0.00017 0.00013 35 0.00127 0.00095 0.00071 0.00054 0.00041 0.00031 0.00023 0.00018 0.00013 0.00010 36 0.00105 0.00078 0.00058 0.00043 0.00032 0.00024 0.00018 0.00014 0.00010 0.00008 37 0.00086 0.00064 0.00047 0.00035 0.00026 0.00019 0.00014 0.00011 0.00008 0.00006 38 0.00071 0.00052 0.00038 0.00028 0.00021 0.00015 0.00011 0.00008 0.00006 0.00005 39 0.00059 0.00043 0.00031 0.00023 0.00017 0.00012 0.00009 0.00007 0.00005 0.00004 40 0.00049 0.00035 0.00025 0.00018 0.00013 0.00010 0.00007 0.00005 0.00004 0.00003 41 0.00040 0.00029 0.00021 0.00015 0.00011 0.00008 0.00006 0.00004 0.00003 0.00002 42 0.00033 0.00024 0.00017 0.00012 0.00009 0.00006 0.00004 0.00003 0.00002 0.00002 43 0.00028 0.00019 0.00014 0.00010 0.00007 0.00005 0.00003 0.00002 0.00002 0.00001 44 0.00023 0.00016 0.00011 0.00008 0.00005 0.00004 0.00003 0.00002 0.00001 0.00001 45 0.00019 0.00013 0.00009 0.00006 0.00004 0.00003 0.00002 0.00001 0.00001 0.00001 46 0.00016 0.00011 0.00007 0.00005 0.00003 0.00002 0.00002 0.00001 0.00001 0.00001 47 0.00013 0.00009 0.00006 0.00004 0.00003 0.00002 0.00001 0.00001 0.00001 0.00000 48 0.00011 0.00007 0.00005 0.00003 0.00002 0.00002 0.00001 0.00001 0.00000 0.00000 49 0.00009 0.00006 0.00004 0.00003 0.00002 0.00001 0.00001 0.00001 0.00000 0.00000 50 0.00007 0.00005 0.00003 0.00002 0.00001 0.00001 0.00001 0.00000 0.00000 0.00000 114
- n (1 + r) - 1 Bảng tính hệ số n r(1 + r) Năm 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 10% 1 0.9901 0.9804 0.9709 0.9615 0.9524 0.9434 0.9346 0.9259 0.9174 0.9091 2 1.9704 1.9416 1.9135 1.8861 1.8594 1.8334 1.8080 1.7833 1.7591 1.7355 3 2.9410 2.8839 2.8286 2.7751 2.7232 2.6730 2.6243 2.5771 2.5313 2.4869 4 3.9020 3.8077 3.7171 3.6299 3.5460 3.4651 3.3872 3.3121 3.2397 3.1699 5 4.8534 4.7135 4.5797 4.4518 4.3295 4.2124 4.1002 3.9927 3.8897 3.7908 6 5.7955 5.6014 5.4172 5.2421 5.0757 4.9173 4.7665 4.6229 4.4859 4.3553 7 6.7282 6.4720 6.2303 6.0021 5.7864 5.5824 5.3893 5.2064 5.0330 4.8684 8 7.6517 7.3255 7.0197 6.7327 6.4632 6.2098 5.9713 5.7466 5.5348 5.3349 9 8.5660 8.1622 7.7861 7.4353 7.1078 6.8017 6.5152 6.2469 5.9952 5.7590 10 9.4713 8.9826 8.5302 8.1109 7.7217 7.3601 7.0236 6.7101 6.4177 6.1446 11 10.3676 9.7868 9.2526 8.7605 8.3064 7.8869 7.4987 7.1390 6.8052 6.4951 12 11.2551 10.5753 9.9540 9.3851 8.8633 8.3838 7.9427 7.5361 7.1607 6.8137 13 12.1337 11.3484 10.6350 9.9856 9.3936 8.8527 8.3577 7.9038 7.4869 7.1034 14 13.0037 12.1062 11.2961 10.5631 9.8986 9.2950 8.7455 8.2442 7.7862 7.3667 15 13.8651 12.8493 11.9379 11.1184 10.3797 9.7122 9.1079 8.5595 8.0607 7.6061 16 14.7179 13.5777 12.5611 11.6523 10.8378 10.1059 9.4466 8.8514 8.3126 7.8237 17 15.5623 14.2919 13.1661 12.1657 11.2741 10.4773 9.7632 9.1216 8.5436 8.0216 18 16.3983 14.9920 13.7535 12.6593 11.6896 10.8276 10.0591 9.3719 8.7556 8.2014 19 17.2260 15.6785 14.3238 13.1339 12.0853 11.1581 10.3356 9.6036 8.9501 8.3649 20 18.0456 16.3514 14.8775 13.5903 12.4622 11.4699 10.5940 9.8181 9.1285 8.5136 21 18.8570 17.0112 15.4150 14.0292 12.8212 11.7641 10.8355 10.0168 9.2922 8.6487 22 19.6604 17.6580 15.9369 14.4511 13.1630 12.0416 11.0612 10.2007 9.4424 8.7715 23 20.4558 18.2922 16.4436 14.8568 13.4886 12.3034 11.2722 10.3711 9.5802 8.8832 24 21.2434 18.9139 16.9355 15.2470 13.7986 12.5504 11.4693 10.5288 9.7066 8.9847 25 22.0232 19.5235 17.4131 15.6221 14.0939 12.7834 11.6536 10.6748 9.8226 9.0770 26 22.7952 20.1210 17.8768 15.9828 14.3752 13.0032 11.8258 10.8100 9.9290 9.1609 27 23.5596 20.7069 18.3270 16.3296 14.6430 13.2105 11.9867 10.9352 10.0266 9.2372 28 24.3164 21.2813 18.7641 16.6631 14.8981 13.4062 12.1371 11.0511 10.1161 9.3066 29 25.0658 21.8444 19.1885 16.9837 15.1411 13.5907 12.2777 11.1584 10.1983 9.3696 30 25.8077 22.3965 19.6004 17.2920 15.3725 13.7648 12.4090 11.2578 10.2737 9.4269 31 26.5423 22.9377 20.0004 17.5885 15.5928 13.9291 12.5318 11.3498 10.3428 9.4790 32 27.2696 23.4683 20.3888 17.8736 15.8027 14.0840 12.6466 11.4350 10.4062 9.5264 33 27.9897 23.9886 20.7658 18.1476 16.0025 14.2302 12.7538 11.5139 10.4644 9.5694 34 28.7027 24.4986 21.1318 18.4112 16.1929 14.3681 12.8540 11.5869 10.5178 9.6086 35 29.4086 24.9986 21.4872 18.6646 16.3742 14.4982 12.9477 11.6546 10.5668 9.6442 36 30.1075 25.4888 21.8323 18.9083 16.5469 14.6210 13.0352 11.7172 10.6118 9.6765 37 30.7995 25.9695 22.1672 19.1426 16.7113 14.7368 13.1170 11.7752 10.6530 9.7059 38 31.4847 26.4406 22.4925 19.3679 16.8679 14.8460 13.1935 11.8289 10.6908 9.7327 39 32.1630 26.9026 22.8082 19.5845 17.0170 14.9491 13.2649 11.8786 10.7255 9.7570 40 32.8347 27.3555 23.1148 19.7928 17.1591 15.0463 13.3317 11.9246 10.7574 9.7791 41 33.4997 27.7995 23.4124 19.9931 17.2944 15.1380 13.3941 11.9672 10.7866 9.7991 42 34.4997 28.7995 24.4124 20.9931 18.2944 16.1380 14.3941 12.9672 11.7866 10.7991 43 34.8100 28.6616 23.9819 20.3708 17.5459 15.3062 13.5070 12.0432 10.8380 9.8340 44 35.4555 29.0800 24.2543 20.5488 17.6628 15.3832 13.5579 12.0771 10.8605 9.8491 45 36.0945 29.4902 24.5187 20.7200 17.7741 15.4558 13.6055 12.1084 10.8812 9.8628 46 36.7272 29.8923 24.7754 20.8847 17.8801 15.5244 13.6500 12.1374 10.9002 9.8753 47 37.3537 30.2866 25.0247 21.0429 17.9810 15.5890 13.6916 12.1643 10.9176 9.8866 48 37.9740 30.6731 25.2667 21.1951 18.0772 15.6500 13.7305 12.1891 10.9336 9.8969 49 38.5881 31.0521 25.5017 21.3415 18.1687 15.7076 13.7668 12.2122 10.9482 9.9063 50 39.1961 31.4236 25.7298 21.4822 18.2559 15.7619 13.8007 12.2335 10.9617 9.9148 115