Giáo trình Điện tử nâng cao (Phần 1)

pdf 84 trang ngocly 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điện tử nâng cao (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dien_tu_nang_cao_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Điện tử nâng cao (Phần 1)

  1. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Bài 1 ĐỌC, ĐO VÀ KIỂM TRA LINH KIỆN 1. Linh kiện hàn bề mặt (SMD) 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Giới thiệu về linh kiện SMD Linh kiện dán bao gồm các điện trở, tụ điện, transistor là các linh kiện được dùng phổ biến trong các mạch điện tử. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, những linh kiện này được chế tạo để sử dụng cho nhiều loại mạch điện tử khác nhau và có những đặc tính kỹ thuật tương ứng với từng loại mạch điện tử. Thí dụ, các mạch trong thiết bị đo lường cần dùng loại điện trở có độ chính xác cao, hệ số nhiệt nhỏ; các mạch trong thiết bị cao tần cần dùng loại tụ điện có độ tổn hao nhỏ; các mạch cao áp cần dùng tụ điện có điện áp công tác lớn. Những linh kiện này là những linh kiện rời rạc, khi lắp ráp các linh kiện này vào mạch điện tử cần hàn nối chúng vào mạch. Trong kỹ thuật chế tạo mạch in và vi mạch, người ta có thể chế tạo luôn cả điện trở, tụ điện, vòng dây trong mạch in hoặc vi mạch. 1.1.2. Đặc điểm, phạm vi ứng dụng Linh kiện SMD (Surface Mount Devices) là loại linh kiện dán trên bề mặt mạch in, sử dụng trong công nghệ SMT (Surface Mount Technology) gọi tắt là linh kiện dán. Các linh kiện dán thường thấy trong mainboard: Điện trở dán, tụ dán, cuộn dây dán, diode dán, Transistor dán, mosfet dán, IC dán Rõ ràng linh kiện thông thường nào thì cũng có linh kiện dán tương ứng. 1.2. Linh kiện thụ động SMD 1.2.1 Điện trở Cách đọc trị số điện trở dán: Hình 1.1: Giá trị điện trở SMD Điện trở dán dùng 3 chữ số in trên lưng để chỉ giá trị của điện trở 2 chữ số 1
  2. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– đầu là giá trị thông dụng và số thứ 3 là số mũ (số không). Ví dụ: 334 = 33 × 10 4 ohms = 330 kilohms 222 = 22 × 102 ohms = 2.2 kilohms 473 = 47 × 103 ohms = 47 kilohms 105 = 10 × 105 ohms = 1.0 megohm Đối với điện trở dưới 100 ohms sẽ ghi: số cuối = 0. Ví dụ: 100 = 10 × 100 ohm = 10 ohms 220 = 22 × 100 ohm = 22 ohms Đôi khi nó được khi hẳn là 10 hay 22 để tránh hiểu nhầm là 100 = 100ohms hay 220 Điện trở nhỏ hơn 10 ohms sẽ được ghi kèm chữ R để chỉ dấu thập phân. Ví dụ: 4R7 = 4.7 ohms R300 = 0.30 ohms 0R22 = 0.22 ohms 0R01 = 0.01 ohms Hình 1.2: Một số giá trị điện trở SMD thông dụng Trường hợp điện trở dán có 4 chữ số thì 3 chữ số đầu là giá trị thực và chữ số thứ tư chính là số mũ 10 (số số không). Ví dụ: 2
  3. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 1001 = 100 × 101 ohms = 1.00 kilohm 4992 = 499 × 102 ohms = 49.9 kilohm 1000 = 100 × 100 ohm = 100 ohms Một số trường hợp điện trở lớn hơn 1000 ohms thì được ký hiệu chữ K (tức Kilo ohms) và điện trở lớn hơn 1000.000 ohms thì ký hiệu chử M (Mega ohms). Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có trị số = 0ohms. Bảng tra mã điện trở SMD Đối với điện trở 3 số Đối với điện trở 4 số 330= 33Ω; 1000 = 100 Ω 221 = 220 Ω; 4992= 49900 Ω = 49,9K Ω 683= 68000 Ω; 16234 = 162000 Ω= 162K Ω 105= 1000000 Ω= 1M Ω; 0R56 hoặc R56 = 0,56 Ω 8R2 = 8.2 Ω 3
  4. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Các chữ cái nhân như sau Chú thích: Letter: chữ cái Mult: hệ số nhân Or: hoặc Ví dụ: 22A = 165 Ω 68C = 49900 Ω 43E = 2470000 Ω = 2.47M Ω Các điện trở này có sai số 1% Sau đây là bảng tra các điện trở có sai số: 2%; 5% và 10% 4
  5. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ví dụ: A55 = 330 Ω có sai số 10% C31 = 18000Ω = 18K Ω có sai số 5% D18 = 520000 Ω = 510K Ω có sai số 2% 1.2.2. Tụ điện SMD 1.2.2.1 Các tụ gốm SMD Thường được ký hiệu với một mã, gốm có một hoặc hai ký tự và một số. Ký tự đầu tiên trình bày mã nhà sản suất (ví dụ: K là Kemet ), ký tự thứ 2 chỉ giá trị của tụ và hệ số nhân của tụ. Đơn vị của tụ pF. Ví dụ: S3 = 4.7nF (4.7pF) (không có mã nhà sản xuất) KA2 = 100pF (1.0*102pF) của nhà sản suất Kemet Ghi chú: Letter: ký tự Mantissa: giá trị hệ số nhân cho tụ 1.2.2.2. Tụ phân cực SMD Ví dụ: 10 6V = 10uF 6V Đôi khi có sử dụng các mã thường gồm một ký tự và 3 số. Trong đó ký tự chỉ điện áp làm việc và 3 số chỉ điện dung của tụ pF Ví dụ: 5
  6. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần vạch chỉ cực dương của tụ Cách đọc như sau A475 = 47*105pF= 4.7µF 10V Ta có bảng tra mã điện áp của tụ như sau: Ký tự e G J A C D E C H Điện 2.5 4 6.3 10 16 20 25 35 50 áp 1.2.3. Cách đọc Được trình bày ở phần phụ lục 1.3. Linh kiện tích cực SMD 1.3.1. Diode và transsitor SMD 1.3.1.1. Diode SMD Mã diode HP: Thường được suất hiện theo sơ đồ mã cố định Sơ đồ kiểu mã thông thường là: HSMX-123# Trong đó HSM: tiêu chuẩn mã diode HP X hay S là diode schottky #: Mã số thiết bị SOT323 hay SOT23 Cách đọc didoe SMD tương ứng với ký tự và mã số như sau Các linh kiện được đánh dấu bằng vạch màu (MELF/SOD-80) 6
  7. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Một số nhà sản suất cũng đã có những kiểu mã chung cho MELF diode và mini MELF diode: Vạch màu cathode Kiểu linh kiện nhỏ MELF Đen Mục đích thông thường Vàng Tần số cao Xanh lá cây Schottky Xanh lam Zener Một số dòng diode của hãng Rohm kiểu LL-34 thuộc dòng diode zener RLZ 7
  8. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– LL-34 Hình 1.3: Vạch màu Trong đó vạch màu thứ 3 luôn có màu xanh lá cây. Green: xanh lá cây Blue: xanh lam Một số các kiểu didoe dạng dẻo dạng MELF của hãng Vishay /general Semiconductor kiểu mini – MELF có mã màu được cho trong bảng sau A* (dấu 8
  9. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– sao) chỉ thiết bị là mini – MELF Vạch màu thứ nhất là màu đỏ, vạch màu thứ hai cho trong bảng sau Vạch màu thứ nhất là màu cam, vạch màu thứ hai cho trong bảng sau Vạch màu thứ nhất là màu xanh lá cây, vạch màu thứ hai cho trong bảng sau 9
  10. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Vạch màu thứ nhất là màu trắng, vạch màu thứ hai cho trong bảng sau Đối với dide dạng kiểu SOD 123 và SOD323 SOD-123 10
  11. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– SOD 323 Hình 1.4: Hình thực Mã linh kiện ký tự / số được liệt kê ở bảng sau Sự thay đổi mã ID Nhiều nhà sản xuất cũng đã sử dụng các ký tự đặc biệt để ký hiệu riêng cho riêng họ.Ví dụ như linh kiện của hãng Philip đôi khi có chữ “p” (thỉnh thoảng có chữ “t”) được thêm vào mã. Các linh kiện của hãng Siemens thỉnh thoảng có thêm chữ “s” Ví dụ: Nếu là mã 1A, theo bảng tra có thể là 1A BC846A Phi ITT N BC546A 1A FMMT3904 Zet N 2N3904 11
  12. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 1A MMBT3904 Mot N 2N3904 1A IRLML2402 IR F n-ch mosfet 20V 0.9A Chú ý rằng p6A sẽ khác 6Ap. Vị trí của chữ p rất quan trọng trong trường hợp này. P6A là Jfet còn 6Ap là transistor lưỡng cực. Đó là tất cả các vấn đế trong quá khứ.tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sản xuất đã thêm vào một số các chữ cái để làm rõ thêm mã linh kiện. Nhiều linh kiện của hãng Motorola có thêm ký tự chữ mũ nhỏ phía sau mã linh kiên, chẳng hạn như SAC. Ký tự chữ nhỏ chỉ đơn thuần chỉ mã tháng sản xuất. Nhiều linh kiện của hãng Rohm Semiconductors bắt đầu bằng trực tiếp chữ G tương ứng với phần còn lại của số.Ví dụ GD1 thì mã D1 là BCW31. Một số các linh kiện có ký tự bằng màu sắc (thường sử dụng cho các diode) 1.3.1.2. Transsitor SMD Dạng cơ bản từ a –f Dạng cơ bản từ G –K 12
  13. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Dạng cơ bản từ L –P Dạng cơ bản từ G –V 13
  14. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Dạng cơ bản từ W –Z Dạng cơ bản từ AQ –FQ 14
  15. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Dạng cơ bản từ AQ –FQ 15
  16. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Dạng cơ bản từ MQ –SQ Dạng cơ bản từ TQ –ZQ 16
  17. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Dạng cơ bản từ ZA –ZF Dạng cơ bản từ CS –C Dạng cơ bản từ DA –DF 17
  18. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Dạng cơ bản từ DQ –DL Dạng cơ bản từ DM –DS Dạng cơ bản từ DT –DZ 1.3.2. Vi mạch SMD Vi mạch SMD, hay vi mạch tích hợp, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là tập các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn(như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, để thực hiện được một chức năng xác định. Tức là mạch tích hợp được thiết kế để đảm nhiệm một chức năng như một linh kiện phức hợp. Các linh kiện kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon. Mạch tích hợp giúp giảm kích thước của mạch điện đi rất nhiều, bên cạnh đó là độ chính xác tăng lên. IC là một phần rất quan trọng của các mạch logic.Có nhiều loại IC, lập trình được và cố định chức năng, không lập trình được. Mỗi IC có tính chất riêng về nhiệt độ, điện thế giới hạn, công suất làm việc, được ghi trong bảng thông tin (datasheet) của nhà sản xuất. Hiện nay, công nghệ silicon đang tính tới những giới hạn của vi mạch tích hợp và các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra một loại vật liệu mới có thể thay thế công nghệ silicon này. Vi mạch SMD đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện thoại di động, máy tính 1.4. Hướng dẫn sử dụng bảng tra cứu linh kiện SMD Để xác định các thiết bị SMD đặc thù, trước tiên ta xác định kiểu hình dáng SMD và lưu ý đến mã SMD được in trên thiết bị. Bây giờ khi đó hãy nhìn vào mã ký tự chữ - số được liệt kê theo các dạng phần chính trong phần chính của phụ lục này bằng cách kích kích lên ký tự đầu tiên ở phần bên tay trái của khung Cuộn trang dữ liệu sẽ xuất hiện phần chính trong khung. Không may mỗi một mã thiết bị không nhất thiết một mã duy nhất. Ví dụ một mã linh kiện 1A có thể là BC846A hoặc FMMT3904. Thậm chí là cùng một nhà sản xuất có thể sử dụng cùng một mã cho các linh kiện khác nhau. Việc sử dụng các kiểu dáng giữa các linh kiện khác nhau vẫn có cùng một mã. Do đó việc xác định kiểu dáng (package) không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tài liệu này cũng đã thu thập các nhà sản xuất linh kiện SMD khác nhau. Việc đưa vào thêm cột của nhà sản xuất nhằm mục đích cung cấp thêm chi tiết thông tin của linh kiện nếu trong quá trình sử dụng ta cần thêm thông tin của linh kiện. 18
  19. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 2. Khai thác, sử dụng máy đo trong cân chỉnh và sửa chữa 2.1. Sử dụng máy đo VOM ở thang đo dòng Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép. 2.2. Khai thác, sử dụng máy hiện sóng 19
  20. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 1.5: 2.2.1. Giới thiệu chung về máy hiện sóng. - Khái niệm: Máy hiện sóng hay còn gọi là osillocope, máy dao động nghiệm, dao động ký. Là công cụ hữu hiệu giúp cho người sử dụng, đánh giá một cách chính xác, nhanh nhất tình trạng mạch cần xem xét. - Công dụng: Cho ta biết dạng sóng của tín hiệu cần đo, tần số và biên độ của tín hiệu. Tuy nhiên còn có nhiều công dụng khác như đo tham số điện cơ bản, đo trị số tụ điện, điện cảm . - Phân loại: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại máy hiện sóng, nhưng các nút điều chỉnh cơ bản hầu như giống nhau. Hiện nay có hai loại dùng phổ biến nhất là máy hiện sóng 1 tia, máy hiện sóng 2 tia của các hẵng Pintex, ledder, hameg Chỉ tiêu kỹ thuật: Phạm vi tần số; độ nhạy; đường kính màn sáng. + Phạm vi tần số: phụ thuộc vào phạm vi tần số của điện áp quét trong máy. Nếu tần số của điện áp quét thấp thì máy đó chỉ dùng nghiên cứu những tín hiệu có tần số thấp - gọi là máy hiện sóng âm tần và ngược lại. (Máy hiện sóng có tần số quét càng cao thì máy đó càng chính xác. Để biết tần số quét tối đa của máy ta căn cứ vào mức chỉnh thời gian (chu kỳ) nhỏ nhất là bao nhiêu.) Ví dụ ở máy pintex có thang nhỏ nhất là 1s = 10-6s nên tần số quét lớn nhất : F=1/T= 1/10-6=106 Hz. + Độ nhạy của máy hiện sóng: còn gọi là hệ số lái tia theo chiều dọc. Vậy hệ số lái tia là mức độ điện áp đưa vào đầu khuếch đại dọc của máy để có sự lệch tia điện tử một đơn vị độ dài theo chiều dọc. + Đường kính màn sáng: Máy hiện sóng càng lớn, chất lượng càng cao thì đường kính của màn sáng càng lớn. Thông thường màn sáng có đường kính khoảng 70mm đến 150mm. - Ngoài ra còn có các chỉ tiêu chất lượng khác: 20
  21. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– + Hệ số lái tia theo chiều dọc có trị số càng nhỏ càng tốt. + Đáp tuyến tần số của bộ khuếch đại dọc và bộ khuếch đại ngang. Đáp tuyến càng rộng và độ chênh lệch càng nhỏ càng tốt. + Trở kháng vào hệ thống KĐ dọc (cửa Y0)và bộ KĐ ngang (cửa X) càng lớn càng tốt, điện dung vào càng nhỏ càng tốt. + Mức suy giảm đầu vào của bộ KĐ dọc và bộ khuếch đại ngang có càng nhiều càng tốt. * Chức năng các nút trên mặt máy hiện sóng: 1 Power Công tắc nguồn 2 Intens Chỉnh sáng tối. 3 Focus Chỉnh độ hội tụ 4 Calip Chuẩn mức điện áp vào. 5 ILLum Điều chỉnh ánh sáng đèn hình. 6 Volts/div Chỉnh biên độ AC - GND - DC 7 Time/div Chỉnh tần số 8 Vertical mode Chọn cổng đo CH1- ALT- CHOP- ADD-CH2 9 Vertical Position Chỉnh dọc ( ) Horizontal Position Chỉnh ngang () 10 Rotation Chỉnh xoay 11 Trigger level - Hold, time: Chỉnh đồng bộ. 12 Trigger Đồng bộ. 13 Slope: 14 Source: Cấp nguồn đồng bộ tín hiệu. Vert , CH1, CH2, Tín hiệu nguồn AC được lấy Line vào đồng bộ mạch quét Exteral ngang. Đồng bộ qua lỗ cắm ext Syn. 15 Coupling: Chọn tần số đồng bộ Auto đo tín hiệu > 100Hz Norm đo tín hiệu < 100hz Fix, TV-F, TV-L 2.2.2. Thử máy. Trước khi đo bất kỳ tín hiệu nào thì ta cũng phải tiến hành thử máy và cân chỉnh. - Bật máy: Phải xuất hiện vệt sáng nằm ngang trên màn hình hiển thị. - Chỉnh Inten cho vệt sáng phù hợp với mắt người đo. 21
  22. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– - Chỉnh Focus cho tín hiệu gọn, sắc nét nhất. (Chỉnh Rotation nếu vệt sáng bị xoay nghiêng). - Chỉnh Vert Position và Hozi Position sao cho vệt sáng cân đối trên màn hiển thị. - Chọn chế độ đo, cổng đo. - Đặt các nút Vertical Position, Trigger level, Pull chop, Volt /div, Time/div về vị trí Calip (chuẩn). - Gắn que đo vào CH1 hoặc CH2, chỉnh tỷ lệ suy hao ghi trên que đo ở vị trí 1 hoặc 10. Cặp đầu que đo vào máy phát chuẩn (Cal) trên màn hình sẽ cho ta một sóng vuông. Trên máy phát chuẩn có ghi giá trị đỉnh - đỉnh của xung (P-P). Nếu dựa vào đây ta kiểm tra xem que đo có chính xác không bằng cách tính với giá trị núm xoay đang đứng rồi so sánh với máy phát chuẩn. Chú ý: - N ế u sóng vuông b ị nhi ễu ta nối mát GND của máy xuống đất. - Nếu sóng vuông có dạng hoặc lý do vì điện dung - Chỉnh Volt/div, Time/div về tần số và biên độ dễ quan sát nhất. - Chỉnh Trigger để sóng vuông đứng yên một vị trí để tính toán được chính xác. Nếu hoàn thành được các bước nêu trên coi như osilocope đang ở trạng thái tốt và đảm bảo kỹ thuật. Lúc này ta tiến hành đo 2.2.3. Cách tính biên độ, tần số, góc lệch pha 22
  23. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– t T Hình 1.6: a. Tính biên độ. Lấy giá trị núm xoay Volt/div đang chỉ nhân với biên độ (số div) của tín hiệu hiện có trên màn hình (tín hiệu P-P) sau đó nhân với mức suy hao (nếu có). Chú ý: Biên độ Đỉnh-đỉnh xác định ở máy hiện sóng quy định là VPP tính từ hai đỉnh trên và dưới của tín hiệu đo được. Đối với sóng sin số volt đo được bằngVo.m là số volt hiệu dụng: Vpp Vhd = 2 2 - Đối với tín hiệu không sin như xung nhọn, xung vuông, xung tam giác, giá trị đo được bằng Volm rất khó xác định bằng quan hệ nhất định với VPP. Bởi vì nó phụ thuộc vào hai xung và tần số. - Đối với máy hiện sóng ta nên quan tâm tới VPP là chính xác nhất đối với các sóng không phải là hình sin. b. Tính tần số. f = 1 T T = giá trị nút chỉnh Time/div đang chỉ nhân với số div của chu kỳ tín hiệu nhân với suy hao (nếu có) Ví dụ : Tim/div chỉ 0,5 ms Số div như hình vẽ là 8 div Thì T = 0,5 8 = 4 ms Suy ra f = 1 = 1 T 4 .10 3 c. Tính góc lệch pha. t = x 360 0 T d. Thực hành * Xác định hình dạng, biên độ, tần số của tín hiệu 23
  24. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––  Đọc biên độ: Biên độ (V) = Biên độ (ô) * Volts / div (V/ô)  Đọc Chu kỳ: Chu kỳ (s) = Chu kỳ (ô) * Time / div (s / ô)  Mỗi lần đo, điều chỉnh núm chỉnh biên độ, núm chỉnh tần số, múm chỉnh dạng điện áp ở vị trí bất kỳ rồi điền vào bảng sau Điện áp Chu kỳ Tần Lần Giai Giai Dạng Biên Chu Số Biên Chu sóng đo Độ Đo kỳ Đo Độ (V) Kỳ (s) (Hz) (Ô) (V/ô) (Ô) (V/ô) 1 2 3 4 5 * Chỉnh một nguồn sao cho có hình dạng, biên độ theo yêu cầu + Điều chỉnh một nguồn xoay chiều hình sin có biên độ 10V, tần số 1Khz. + Các bước thực hiện - Bước 1: Điều chỉnh núm chọn dạng song theo yêu cầu - Bước 2: Điều chỉnh biên độ Chọn dải đo thích hợp Chỉnh núm chỉnh biên độ trên mô hình sao cho : Độ cao của biên độ (ô) = biên độ cần có (V) /giải đo (V/ô) - Bước 3 điều chỉnh tần số Chu kỳ cần có T = 1/f Chọn giải đo thích hợp Chỉnh núm chỉnh tần số trên mô hình sao cho : Chiều dài của chu kỳ (ô) = chu kỳ cần có (s) /giải đo(s/ô) Bài tập áp dụng - Điều chỉnh một xung vuông đơn cực có biên độ 2V, tần số 500Hz. - Điều chỉnh một xung vuông lưỡng cực có biên độ 3V, tần số 5KHz. - Điều chỉnh một xung tam giác có biên độ 7V, tần số 3KHz. 24
  25. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– - Điều chỉnh một sóng sin có biên độ 9V, tần số 10KHz. 2.3. Kết hợp các thiết bị đo lường trong cân chỉnh sửa chữa 2.3.1. Khảo sát bộ lọc nhiễu được đặt trên nguồn AC Hình 1.7: Ngày nay trong hầu hết các board nguồn, người ta đều dùng đến cuộn lọc L, cấu tạo của bộ lọc này là cho quấn 2 cuộn dây trên cùng một lõi ferit, như vậy khi xuất hiện xung nhiễu trên 2 cuộn dây này, thì nó sẽ tạo ra 2 từ trường ngược dấu trong lõi ferit nên chúng sẽ tự triệt tiêu nhau, nhưng với dòng điện dạng sine tần số công nghiệp thì nó không có tác dụng. Trên đường lấy điện AC người ta còn gắn các tụ lọc C. Ta biết trên đường dây lấy điện thường có nhiễm nhiều tín hiệu dạng vô tuyến tần số cao, để không cho tín hiệu này nhiễm vào máy qua đường nguồn, người ta cho nó đi tắt qua các tụ lọc, vì các tụ điện thường cho dung kháng nhỏ với các dòng điện có tần số cao. 2.3.2 Cầu nắn dòng dung 4 diode 25
  26. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 1.8: Để hiểu rõ cách thức dòng chảy trong mạch nắn dòng toàn kỳ dùng 4 diode Ta xem hình vẽ sau: 26
  27. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ta thấy: Ở pha dương của tín hiệu dạng Sine, dòng electron sẽ chảy qua 2 diode D1 và D2, dòng này cho nạp vào tụ lọc C và chảy qua tải. Lúc này D3 và D4 tắt. Ở pha âm của tín hiệu dạng Sine, dòng electron sẽ chảy qua 2 diode D3 và D4, dòng này cũng cho nạp vào tụ lọc C và chảy qua tải. Lúc này D1 và D2 tắt. Nếu trong mạch không dùng tụ lọc làm kho chứa điện, thì dạng sóng ở ngõ ra sẽ nhấp nhô rất lớn. Khi dùng tụ, do tính nạp dự trữ và xả dòng lúc mất áp nguồn, nên độ dợn sóng giảm thấp. Những vấn đề Ta cần biết khi dùng diode nắn dòng Sine tạo ra nguồn dạng DC: Lúc mới mở máy, do các tụ chưa có điện, nên dòng nạp sẽ rất lớn. Điều này sẽ làm hư hỏng diode D1 do hiện tượng quá dòng. Để bảo vệ diode người ta cho hạn dòng với điện trở R1. Lúc nguồn ở trạng thái nghịch, do tải có thành phần cuộn cảm ổn dòng L1, nên nó sẽ phát điện áp có cực tính cộng với cực tính của nguồn làm tang mức áp ngược quá cao trên didoe D1, điều này sẽ làm hư diode D1. Để bảo vệ người ta hạn áp ngang diode bằng tụ C3. 27
  28. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 28
  29. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 1.9: Mạch thực Lưu ý: Với diode nắn dòng, chân càng to nó dẫn dòng càng lớn. Mắc các diode cùng loại song song sẽ tăng mức dẫn dòng, mắc các diode cùng loại nối tiếp sẽ tăng mức chịu áp nghịch. Diode là linh kiện khi bị chạm sẽ có thể cháy bốc khòi mạnh. Loại diode Silicon, khi hư thường bị nối tắt nên rất nguy hiểm, nhớ dùng cầu chi cho an toàn, loại diode selenium khi hư thường đứt, nhưng ngày nay ít dùng. Muốn biết đặc tính của các diode nên lên mạng gõ tên để tra tìm dữ liệu của nhà sản xuất. Nếu diode bị quá dòng nó sẽ nóng, nhớ gắn thêm lá nhôm làm nguội. 2.3.3 Vấn đề về tụ hóa 29
  30. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 1.10: Hình chụp cho thấy người ta tạo kho chứa điện vớn với 3 tụ hóa 470μF cho mắc song song. Nhìn qua board mạch, Ta thấy bên dưới bản mạch in, ở phần giữa 2 chân của tụ cho đứt một lỗ để phòng cháy mạch, bên trên tụ có các vết khía để định hướng cho vùng nổ bung. Vì trong mạch, nếu tụ bị sai cực, hay bị quá áp, nó sẽ nóng và phát nổ rất Khi nhìn các tụ điện trên mạch, ta luôn có 3 hệ thức sau: Hình 1.11: Khi xem tụ C là kho chứa điện, thì lượng điện năng chứa trong tụ có thể tính theo hệ thức Khi khảo sát tụ với nguồn điện dạng sin , có tần số f. thì sức cản dòng của tụ điện được gọi là dung kháng và được tính theo hệ thức Khi khảo sát tụ theo thời gian t, lúc này tụ làm việc theo nguyên lý nạp xả, thì quan hệ điện áp và dòng điện của tụ được tính theo công thức 30
  31. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Khi khảo sát tụ như một kho chứa điện dùng để ổn áp thì lượng điện năng Wj chứa trong tụ sẽ tính theo Joule. Nó tỉ lệ theo binh phương của mức áp hiện có trên tụ. Khi khảo sát tụ như một linh kiện cản dòng (dòng điện dạng sin, tần số f), lúc đó dung kháng Xc của tụ tính theo Ohm, dung kháng tỉ lệ nghịch với tần số, nghĩa là dòng điện sin có tần số càng cao càng dễ chảy qua tụ Khi khảo sát tụ như một bình chứa điện phải làm việc theo cơ chế lúc nạp và lúc xả theo thời gian t, thì điện áp có trên tụ Vc là do sự tích tụ dòng điện chảy vào tụ. Lưu ý: Mỗi khi mở máy để kiểm tra mạch, việc trước tiên là ta dùng tay sờ vào các tụ lọc lớn. Vì tụ là phần tử kho điện nên khi nó hoạt động bình thường sẽ không nóng. Nếu tụ bị nóng nó sẽ nổ. Nguyên do tụ nóng là do quá áp, như máy làm việc ở mức nguồn 110V, mà cắm sai vào nguồn 220V. Nếu khi ráp mạch, Ta hàn sai cực tính của các tụ hóa lớn, dòng rĩ trong tụ sẽ rất lớn và sẽ làm tụ quá nóng và nó sẽ nổ tung, có thể gây phỏng nặng. 2.3.4. Nhiệt trở PTC dung để xóa từ dư Dòng điện cấp cho cuộn khử từ phải có dạng sin với biên độ giảm dần xuống mức 0. Để có dòng điện này người ta phải dung đến nhiệt trở PTC. Trong hình D803 là nhiệt trở PTC.Lúc nguội nhỏ ohm. Khi bị nung nóng nó sẽ tăng ohm để giảm biên dòng AC. 31
  32. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 1.12: 2.3.5 Tìm hiểu công dụng của relay trong board nguồn Trong các TV đời mới, người ta dùng hộp remote để điều khiển các hoạt động của TV, nhấn nút power để tắt mở máy. Nguyên lý của việc điều khiển bằng remote là dùng tai hồng ngoại phát ra mã điều khiển, mỗi phím nhấn sẽ phát ra một mã điều khiển khác nhau, Tín hiệu này sẽ được thu nhận trên một bộ phận, giới thợ ta quen gọi là "con mắt", nó sẽ được xử lý ở IC vi điều khiển và sau cùng sẽ phát ra một tín hiệu có dạng mức volt cao-hoặc-thấp để đưa đến mạch chấp hành. Tín hiệu này có thể dùng để đóng-hay-mở một relay, làm thay đổi các tiếp điểm của relay. 32
  33. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 1.13: Trên board nguồn này tathấy có 3 hộp relay dùng đ̣iều khiển hoạt động của máy. Mạch điện này làm các công việc sau: Relay RL001 đặt trên chân C của transistor Q802, nó đóng mở tiếp điểm K1. Khi có tín hiệu điều khiển ở mức volt cao xuất hiện trên chấu 4 của bộ chân cắm P3 thì transistor Q802 sẽ dẫn điện, nó sẽ đóng tiếp điểm lá kim K1 và mở nguồn AC cho máy TV, vậy với tín hiệu có mức volt thấp, tasẽ tắt TV. Trong mạch: R809 dùng hạn dòng chân B, R810 dùng tăng hệ số ổn định nhiệt. D815 dùng dập biên điện áp nghịch, phản hồi từ cuộn dây relay khi nó bị ngắt dòng. Tathấy, mức volt cao thấp trên chân C của Q802 cũng tác động vào chân B của transistor Q809. Nếu chân C của Q802 xuống mức thấp nó sẽ cấo dòng cho chân B của Q809 và làm Q809 dẫn điện. Relay RL010 đặt trên chân C của transistor Q809 dùng đóng mở tiếp điểm K3, nó đặt ngang điện trở hạn dòng R800. Ta biết công dụng của R800 là điện trở hạn dòng ngay lúc mới mở máy, lúc này nó giữ cho dòng điện không quá lớn để bảo vệ các diode nắn dòng. Tuy nhiên khi máy vào trạng thái ổn định thì sự hiện diện của R800 sẽ chỉ gây tổn hao điện năng một cách vô ích, chính vì vậy lúc này, người ta sẽ cho đóng tiếp điểm K3 để ngắt dòng chảy qua R800. Muốn vậy, phải xuất hiện mức áp trễ DC 15V.Mức áp nầy sẽ cấp dòng cho RL010. Trong mạch: D843 dùng làm tăng mức áp nghịch trên chân B của Q809. R865 có 33
  34. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– công dụng hạn dòng chân B. D842 là diode zener, tạo ngưng đóng mở cho Q809. R897 làm tăng độ ổn định nhiệt. R6801 điện trở định dòng chân E. D802 dùng dập mức áp nghịch của relay. Relay RL002 dùng kiểm soát 2 tiếp điểm thường đóng K2A, K2B. Bình thường 2 tiếp điểm này đóng, do đó khi K1 đóng mạch nguồn AC được cấp điện thì sẽ có dòng AC chảy qua 2 tiếp điểm này, qua nhiệt trở dương PTC D803 để cấp cho cuộn xóa từ dư, dĩ nhiên dòng điện này sẽ giảm biên do nhiệt trở bị chính dòng điện chảy qua nó làm nó nóng lên. Tuy nhiên phải chờ đến khi xuất hiện mức áp cao của tín hiệu điều khiển trên chấu số 5 của bộ chân cắm P3 thì transistor Q803 sẽ dẫn điện, và nó sẽ làm hở 2 tiếp điểm K2A, K2B và hoàn toàn cắt dòng AC qua cuộn xóa từ. Trong mạch: R811 dùng hạn dòng chân B, R812 dùng tăng hệ số ổn định nhiệt, D816 dùng dập áp nghịch. Phân tích trên cho thấy, người ta dùng các relay để điều khiển hoạt động của board nguồn theo các tín hiệu điều khiển phát ra từ hộp điều khiển remote. Với các transistor dùng trên mạch, tacó thể tra tìm trên mạng để biết các tham số cơ bản của nó.Sau đây là các tham số cơ bản của 2 loại transistor có tính hổ bổ cho nhau là 2SA1309 và 2SC3311. 34
  35. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 2.3.6 Vấn đề đo và kiểm tra các linh kiện Một trong các công việc mà ta phải làm là biết cách tháo linh kiện ra khỏi board và dùng các loại máy đo để kiểm tra các linh kiện này Hình 1.14: 35
  36. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ngày nay người thợ điện tử thường dùng 2 loại máy đo, máy đo kim dạng analog và máy đo hiện số digital. Do mỗi loại máy đo có những đặc tính khác nhau nên phải phối hợp 2 loại máy đo, tamới kiểm soát được nhiều chủng dạng linh kiện trên mạch. Các linh kiện cơ bản gồm có: ✎Cầu chì: dùng bảo vệ máy, khi trong máy có linh kiện chạm tạo ra hiện tượng ngắn mạch thì cầu chì sẽ đứt để giữ an toàn cho máy. Kiểm tra cầu chì dùng ohm kế, khi đo kim lên chỉ vạch 0 ohm là tốt. Khi thay cầu chì mới nên chú ý đến trị số dòng ghi trên cầu chì, hay ghi trên board mạch in. ✎Điện trở: dùng để dẫn dòng. Công dụng của nó là hạn dòng, định dòng hay lấy áp. Điện trở là thành phần gây tiêu hao điện năng, các điện trở lớn khi hoạt động thường phải nóng.Với một điện trở Ta cần biết 2 tham số, đó là sức cản dòng tính bằng ohm và công suất chịu nóng của nó.Kiểm tra các điện trở bằng ohm kế. Khi điện trở còn gắn trong mạch, ta kiểm tra trị của điện trở với Ohm kế digital, kiểm tra bằng ohm kế kim analog, kết quả đo được số ohm sẽ nhỏ nơn trị ghi trên thân điện trở. ✎Nhiệt trở PTC (Positive Temperature Compensation): dùng để cấp dòng cho cuộn xóa từ dư bám trên màn hình, còn gọi là cuộn Degauss. Khi ở trạng thái nguội nó rất nhỏ Ohm, đo chỉ khoảng vài Ohm, khi bị nung nóng nó sẽ tăng Ohm đến vài trăm KOhm. Ta kiểm tra nhiệt trở PTC bằng một Ohm kế. Nếu muốn thấy trị số Ohm của nhiệt trở PTC biến đổi theo nhiệt. Ta có thể cho nó mắc nối tiếp với một bóng đèn tim, khi mạch được cấp điện AC, bóng đèn tim sẽ sáng lên rồi mờ dần, do trị số Ohm của nhiệt trở đã tăng cao. Kinh nghiệm nghề: Khi nào ta lắc nhiệt trở nghe có tiếng lạch cạch phát ra là nhiệt trở đã bị lỏng bên trong, thay nhiệt trở mới. 36
  37. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 1.15: ✎Tụ điện: Dùng làm kho chứa điện, dùng để lọc chỉ lấy dòng tín hiệu có tần số cao, cắt dòng điện dạng DC, dùng dập biên xung ứng Do cấu tạo của tụ điện là cho 2 bản cực kẹp giữa là một lớp điện môi mỏng cách điện, nên khi dùng Ohm kế đo ngang tụ, ta sẽ có kết quả là ∞ Ohm, nếu đo Ohm ngang tụ thấy có Ohm là tụ đã rĩ điện phải thay tụ khác. ✎Tụ hóa: Tụ hóa có trị điện dung lớn, thường dùng làm kho chứa điện để có tác dụng ổn áp đường nguồn DC. Các tụ hóa có trị nhỏ dùng làm cầu liên lạc trong vùng tín hiệu âm tần, cho chỉ cho các tín hiệu có tần số âm thanh đi qua và cắt dòng điện dạng DC. Với các tụ hóa có cực tính. Ta phải gắn tụ đúng cực âm dương, khi tụ hóa bị sai cực, nó sẽ tạo ra dòng rĩ rất lớn và làm nóng tụ, nóng quá tụ sẽ nổ tung. Khi nhìn một tụ điện. Ta chú ý đến 2 tham số cơ bản, đó là trị điện dung C (Capacitance) và mức chịu áp WV (Working Voltage). Có thể dùng Ohm kế analog loại kim đo ngang các tụ hóa để thấy dòng nạp vào tụ, ngay lúc đo kim sẽ bậc lên cao rồi giảm dần xuống do tụ đã nạp đầy. ✎Biến áp nguồn cách ly: dùng giảm hay làm tăng mức áp xoay chiều, nó có cuộn sơ cấp bên dùng để lấy điện và cuộn thứ cấp bên dùng cho ra điện, 2 cuộn sơ cấp và thứ cấp được cho cách ly, điều này sẽ giữ cho board mạch điện nguồn, vốn luôn có dính với đường dây AC của nhà đèn không liên thông Ohm tính với phần board tín hiệu, mục đích việc cách ly board nguồn và board tín hiệu là để tránh bị điện giật đối với người sử dụng, vì khi sử dụng, người ta thường để tay không chạm vào các thành phần trong board tín hiệu thông qua các lỗ cắm Audio/Video Ta dùng Ohm kế đo ohm kiểm tra tính thông mạch của các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, cũng có thể cấp điện AC cho cuộn sơ cấp 115V và đo Volt AC cho ra trên các cuộn thứ cấp. Với các cuộn dây, khi đo kiểm tra tathường dùng cách đo Ohm đối chứng để biết xem cuộn dây có bị chạm hay không. Lúc bình thường, ta cho đo Ohm các cuộn dây với Ohm kế digital và ghi trị số Ohm lên sơ đồ mạch, nhờ vậy khi nghị nó hư, đo lại, được kết quả cho so sánh với trị đã đo, nếu số ohm đo được nhỏ hơn là biết cuộn dây đã bị chạm bên trong, nếu kim chỉ vô cực là cuộn dây đã đứt. Biến áp cách ly trong điều kiện hoạt động có thể hơi nóng, hoạt nguội là bình thường, không được quá nóng, nó sẽ gây ra cháy mạch. ✎Relay: dùng từ trường phát ra từ dòng điện cho chảy qua một cuộn dây L để làm thay đổi vị trí của các tiếp điểm lá kim. Khi có một relay trên tay, tacần biết trị số volt cấp cho cuộn dây L và khả năng thông dòng của các dòng điện qua các tiếp điểm lá kim K. Người ta dùng relay trong các mạchđiện điều khiển có tốc độ chậm. Để kiểm tra các relay, Ta có thể cấp nguôn DC cho các cuộn dây L để xem tính đóng mở của các relay trên các tiếp điểm lá kim. 37
  38. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ✎Diode: là linh kiện bán dẫn 2 chân, có rất nhiều công dụng, đặc tính cơ bản của các diode là khi phân cực thuận nó cho dòng chảy qua và khi phân cực nghịch nó sẽ cắt dòng. Người ta có thể dùng diode để nắn dòng, biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng chảy một chiều, khi có một diode nắn dòng trên tay, Ta cần biết dòng làm việc If của diode và mức chịu áp nghịch BVr của diode. Ta kiểm tra các diode nắn dòng bằng một Ohm kế. Đo theo chiều thuận kim lên và đo ngược kim không lên là tốt. ✎Transistor: là linh kiện bán dẫn có 3 chân, có rất nhiều công dụng, đặc tính cơ bản của các transistor là tính khuếch đại, nó làm một tín hiệu nhỏ yến thành một tín hiệu lớn và mạnh hơn. Trong các mạch điều khiển, có thể xem transistor là các khóa điện đóng mở dòng theo mức áp trên chân B. Với transistor npn, khi chân B có mức volt cao (cao hơn chân E) thì nó dẫn điện, cho dòng điện chảy vào trên chân E chảy ra trên chân C, khi ở mức volt thấp thì transistor ngưng dẫn cắt dòng. Với transistor pnp thì ngược lại, khi mức volt trên chân B xuống thấp (thấp hơn chân E) thì nó dẫn điện, dòng chảy vào chân C sẽ chảy ra trên chân E và khi mức volt chân B lên cao, nó sẽ ngưng dẫn cắt dòng. Ta kiểm tra các transistor bằng Ohm kế dạng kim, đo ohm trên 2 diode ở chân B-E và C-E. Transistor là một đề tài rất lớn, vì sự xuất hiện của nó đã tạo ra một cuộc cách mạng cực lớn không thể tưởng tượng được cho ngành điện tử như ngày hôm nay.Khi có dịp tasẽ có chuyên đề nói riêng về vai trò của transistor trong cuộc sống hôm nay. * Thực hành đo và kiểm tra linh kiện trong các thiết bị điện – điện tử gia dụng a. Bảo trì và sửa chữa máy tắm nước nóng Máy tắm nước nóng ngày một thông dụng.Ngày nay đã có rất nhiều nhà trong phòng tắm đã có trang bị này, ngày nay nó đã là một thiết bị phổ dụng được nhiều người ưa thích. Do điều kiện vận hành trong môi trường nước ẩm thấp và do được sử dụng thường xuyên nên máy dễ hỏng, lúc đó phải cần có thợ. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày: * Nguyên lý vận hành của mạch điện máy tắm nước nóng. Trước hết hãy xem một sơ đồ mạch điện máy tắm nước nóng thông dụng: Giải thích sơ đồ nguyên lý: * Trên 2 đường nguồn AC người ta đặt một Breaker chạm tắt. Khi trong máy có sự rỉ điện, lúc dó Bạn đang tiếp đất, điều này có thể khiến cho Bạn có thể bị điện giật, tuy nhiên với loại Breaker chạm tắt này, nó sẽ rất nhanh ngắt 2 đường nguồn AC ra khỏi máy và nhờ vậy giữ an toàn cho người sử dụng. * Khi sử dụng máy tắm nước nóng, Ta sẽ nhấn một nút, nút này sẽ kéo một thanh đặt bên trong nó sẽ đóng khóa điện micro switch. Nếu Bạn không cho kéo thanh nầy thì khóa điện này sẽ hở và máy không sử dụng được. 38
  39. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– * Ta thấy trên đường nguồn AC, người ta còn đặt một cầu chì nhiệt. ó làm việc như sau: Khi dòng qua nó quá lớn, là lưỡng kim bị làm nóng, nó sẽ co lại và làm hở mạch, khi nguội là lưỡng kim trở lại dạng cũ nó sẽ lại cho nối mạch. * Khi sử dụng máy tắm nước nóng, Bạn phải nhấn khóa điện Push Switch, lúc này mạch điều khiển kiểm soát cường độ dòng điện chảy qua điện trở nung đặt trong bình nén, mạch dùng TRIAC, sẽ được cấp nguồn. * Khi Bạn vặn nút chỉnh nóng, một khóa điện trên đó sẽ được mở, lúc này TRIAC sẽ được dùng để cấp dòng điện cho điện trở tạo nóng trong bình nén. Hình vẽ cho thấy điện trở làm nóng trong bình nén, lúc bình thường đo được 14.5 Ohm, người ta dùng TRIAC TG25C60 để cấp dòng cho điện trở này. Hình 1.16: Tóm lại: (1) Khi sử dụng máy, nhấn nút an toàn trên Breaker, nó sẽ kéo thanh làm đóng khóa điện micro switch. (2) Lúc tắm, khi nút Push switch để cấp nguồn cho mạch điều khiển với TRIAC. (3) Khi vặn nút chỉnh nóng, một khóa điện trên biến trở này sẽ đóng lại, mạch kiểm soát dòng hoạt động. Tùy theo góc quay mà góc dẫn điện của TRIAC sẽ thay đổi, điều này sẽ làm thay đổi cường độ dòng điện chảy qua điện trở tạo nhiệt trong bình nén và như vậy sẽ làm thay đổi mức nóng ở dòn phun. 39
  40. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình chụp cho thấy một sơ đồ mạch đã được dán bên trong hộp máy, nhờ vậy ta dễ dàng có thể dùng Ohm kế để kiểm tra các đường mạch. Hình 1.17: Ghi nhận: Các thiết bị điện như máy giặt, máy lạnh, máy tắm nước nóng, lò vi ba Ở các thiết bị đơn giản này, người ta thường dán bên sau hay bên trong một sơ đồ cho thấy cách nối các đường mạch. Bạn hãy tìm các sơ đồ này để biết cách đấu dây và nhờ nó biết cách dùng Ohm kế để kiểm tra mạch điện. Khóa điện an toàn, dùng để ngắt khi máy bị rĩ hay rò điện, giữ an toàn cho người sử dụng. 40
  41. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 1.18: Máy dùng một TRIAC dòng lớn để điều khiển cường độ dòng điện chảy qua một điện trở làm nóng đặt trong bình nén. Các sơ đồ tham khảo cho thấy cách dùng TRIAC để điều chỉnh công suất cấp cho tải 41
  42. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Mạch điện dùng TRIAC phụ để kích dẫn TRIAC chính, tăng hiệu quả đóng mở mạch. 2.3.7. Thực hành ráp mạch tắt trễ (Delay timer) Khi nhấn nút S1, tụ C3 nạp đầymức nguồn nuôi, lúc này Q2 và Q3 dẫn điện nên Q1 dẫn điện và relay RL01 cho đóng tiếp điểm lá kim k1. Bỏ nút nhấn S1 ra tụ C3 tiếp tục xả điện và Q1,Q2,Q3 tiếp tục dẫn điện. K1 đóng mạch. Chờ đến khi tụ C3 xả hết điện, nó sẽ tắt Q2,Q3 và làm ngưng dẫn Q1. Relay RL01 bị cắt dòng sẽ nhả tiếp điểm lá kim K1 ra Nhấn nút S2 cho tụ C3 xả hết điện nhanh để tắt trễ 42
  43. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Từ các linh kiện điện tử tháo ra từ board nguồn trên tacó thể ráp được rất nhiều kiểu mạch khác nhau. Ở đây ta lấy các linh kiện này ráp một mạch có tính tắt trể. Nghĩa là dùng một khóa điện K1, đóng mạch và sau một thời gian tự định khóa điện K1 sẽ tự hở ra. Mạch cũng có nhiều công dụng, như làm mạch tự tắt đèn ngoài sân, mạch tự tắt TV Nguyên lý làm việc của mạch như sau: Dùng biến áp T001 để giảm áp đường nguồn AC, mức áp lấy ra trên chân S1. S2 là 9.5V, sau khi qua cầu nắn dòng toàn kỳ với 4 diode D1, D2, D3 và D4 tacó dòng điện một chiều dạng xung, dù một tụ hóa lớn C1 làm kho chứa điện, tacó khoảng 12V DC trên tụ này. R1 và Led D5 làm mạch chỉ thị đường nguồn DC. Mạch điều khiển dùng 3 transistor: Q1 transistor pnp 2SA1309 dùng cấp dòng cho cuộn dây relay RL01, relay này đặt trên chân C của Q1, nó đóng mở tiếp điểm lá kim K1. Khi Q1 dẫn điện, nó sẽ cấp dòng cho relay để đóng tiếp điểm lá kim K1. Diode D7 dùng dập biên điện áp nghịch, R5 và Led D6 là mạch chỉ thị trạng thái của relay. Q2, Q3 dùng cấp dòng cho Q1 theo mạch định thời C3, R7, R8. Trong mạch: Q3 dùng cấp dòng IB cho Q1, R5 là điện trở định dòng chân E và R4 dùng hạn dòng chân B cho Q1. Điện trở R3 dùng tăng độn ổn định nhiệt cho Q3, với R2 là điện trở định dòng chân C cho Q2. Tụ C2 dùng để lọc nhiễu trên chân B của Q2. Khi ta nhấn nút S1, tụ C3 cho nạp đầy mức điện nguồn, lúc này Q2, Q3 dẫn điện, Q3 dẫn làm cho Q1 bảo hòa và relay được cấp dòng nó sẽ đóng tiếp điểm lá kim K1. Lúc này ta bỏ nút nhấn S1 ra, mức điện áp dương trên tụ C3 sẽ tiếp tục làm cho các transistor Q1, Q2, Q3 dẫn điện, tiếp điểm K1 vẫn ở trạng thái đóng. Phải chờ đến khi tụ C3 xả gần hết điện, lúc này Q2, Q3 sẽ vào trạng thái tắt, nó làm cho Q3 ngưng dẫn, relay không được cấp dòng, nhả tiếp kiểm K1, mạch vào trạng thái tắt. Trong mạch gắn thêm nút nhấn S2 là để khi nhấn vào nút S2 sẽ làm tắt mạch tức thì. 2.4. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để kiểm tra sửa chữa PSpice là một phần mềm dùng chạy mô phỏng các sơ đồ mạch điện. Trước hết Ta hãy vẽ một mạch điện với các ký hiệu lấy trong các thư viện của PSpice, sau khi đặt xong các trị số cho các thành phần linh kiện của sơ đồ mạch, Ta sẽ cho chạy trình PSpice để khảo sát: Điều kiện phân cực của mạch. Ở đây PSpice sẽ tính điện áp trên các đường mạch, tính ra cường độ dòng điện chảy vào chảy ra trên các chân của các linh kiện và tính công suất tổn hao trên các thành phần linh kiện của mạch Cho thấy các mức áp hay dòng điện biến đổi trên mạch theo trục thời gian, khi Ta cho kích thích mạch với các dạng nguồn tín hiệu có biên độ thay đổi. Cho 43
  44. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– thấy đáp ứng biên độ của mạch theo trục tần số, khi Ta cho kích thích mạch với các dạng nguồn có tần số thay đổi. Sau đây là một thí dụ cơ bản: Ví dụ 1: Khảo sát hoạt động của một tầng khuếch đại đơn giản Công việc sẽ gồm có các bước sau: Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện với trình Capture CIS. Trước hết hãy kích chuột mở trình Capture CIS của OrCAD dùng vẽ các mạch điện nguyên lý. Sau khi lấy các ký hiệu có trong các thư viện của PSpice, tavẽ xong một sơ đồ mạch điện như hình sau: Đây là mạch khuếch đại dùng một transistor, với điện trở R1 cấp áp phân cực cho chân B, điện trở R2 dùng định mức áp cho chân C và cũng là điện trở lấy tín hiệu ra trên chân C, trên chân E tađặt điện trở R3 để định dòng và lấy tín hiệu hồi tiếp nghịch sửa méo. Khi vẽ hình này, tất cả các ký hiệu Ta đều phải lấy trong các thư viện của PSpice, vì chỉ trong các thư viện này, các ký hiệu linh kiện mới có liệt kê các thông số dùng cho công việc thiết kế mạch. Khi chạy PSpice, trình mô phỏng sẽ lấy các thông số này để tính ra các kết quả. Vậy nếu Ta lấy ký hiệu trong các thư viện khác, hay ký hiệu do Ta tự tạo ra, nó vốn chỉ là một hình vẽ mà thôi, lúc đó trình PSpice sẽ báo lỗi. 44
  45. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Bước 2: Liên thông với trình PSpice Sau khi đã vẽ xong một sơ đồ mạch điện hợp lệ trên trang vẽ của Capture CIS của OrCAD, Ta sẽ cho liên thông với trình PSpice để dùng phần mềm này thiết kế, tính toán các thông số vận hành của mạch. Qua các kết quả Ta có thể biết được trạng thái làm việc của mạch, từ đó chọn tiếp qua các bước khác. Thao tác với trình PSpice được thực hiện trên thanh công cụ như các hình sau: (1) Kích vào tiêu hình này để liên thông với trình PSpice Ta hãy kích vào tiêu hình này sẽ bung ra một cửa số, ở đây ta sẽ đặt tên tùy ý để PSpice lưu giữ các kết quả phân tích vào tên này. 45
  46. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– (2) Đặt tên để cất giữ các kết quả phân tích. Trong ô Name: Ta đặt tên tùy chọn, thí dụ như: da-hai-nang-ap, đặt tên xong nhấn nút Create là xong (3) Kích vào tiêu hình này để chọn kiểu phân tích Trình PSpice hay tất cả các phần mềm mô phỏng khác thường chỉ làm có 4 công việc chính, đó là: 1. Tính toán trạng thái phân cực tĩnh cho mạch. 2. Khảo sát mạch hay đặc tính của các linh kiện với chức năng quét DC. 3. Khảo sát biên độ của mạch theo trục thời gian t 4. Khảo sát biên độ của mạch theo trục tần số f (4) Chọn kiểu phân tích là Bias Point, xác lập trạng thái phân cực tĩnh 46
  47. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Trong cửa sổ này Ta chọn kiểu phân tích mạch: 1. Chọn Bias Point để tính toán trạng thái phân cực cho mạch. 2. Chọn DC Sweep dùng để khảo sát mạch bằng kỹ thuật quét 3. Chọn Time Domain dùng để xem biên độ thay đổi theo trục thời gian t 4. Chọn AC Sweep duǹg để xem biên độ thay đổi theo trục tần số f Thông thường khi thiết kế một mạch điện, Ta nên làm theo trình tự sau: * Đầu tiên vẽ các thành phần linh kiện của mạch có liên quan đến điều kiện phân cực của mạch, trong phân cực DC các tụ điện xem như làm hở mạch các cuộn dây xem như làm ngắn mạch, lúc tìm phân cực DC, Ta không cần chú ý đến vai trò của các tụ điện và các cuộn cảm. * Tiếp theo Ta cho chạy PSpice với kiểu chọn là Bias Point, kết quả phân tích, Ta sẽ có mức áp trên các đường mạch, cường độ dòng điện chảy qua các linh kiện và công suất tổn hao trên các linh kiện của mạch điện. Nếu điều kiện phân cực chưa đúng, Ta sửa đổi, như cho thay đổi trị số của điện trở, thay đổi kiểu mạch cho đến khi lấy được phân cực mới chuyển qua các bước khác. 47
  48. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– * Khi đã lấy đúng điều kiện phân cực rồi, Ta lấy nguồn tín hiệu cho kích thích mạch và xem các biến đổi trên mạch theo trục thời gian, lúc này Ta chọn kiểu phân tích là Time Domain. * Khi mạch đã làm việc tốt với nguồn tín hiệu mà Ta đưa vào kích thích mạch, bây giờ Ta chuyển qua khảo sát mạch với nguồn tín hiệu mà tần số của nó thay đổi để khảo sát mạch làm việc trong một dãy tần rộng, Ta chọn kiểu phân tích là AC Sweep. (5) Cho chạy PSpice để phân tích mạch Sau khi đã khai báo xong kiểu phân tích, Ta kích vào tiêu hình này, xem hình trên, để chạy trình PSpice. Nếu mội việc đều bình thường, hợp lệ Ta sẽ có kết quả còn nếu như mạch có dính lỗi thì trình PSpice sẽ cho hiện ra một văn bản nói rõ mạch đang bị lỗi gì, lúc đó Ta sẽ sửa lỗi và cho phân tích lại. Bước 3: Xem kết quả và hiệu chỉnh điều kiện phân cực. Để biết mức áp có trên các đường mạch, Ta kích vào tiêu hình có chữ V. Kết quả phân tích của PSpice cho thấy, với mức áp nguồn nuôi là 9V DC, mức áp trên chân C là khoảng 4V, nằm khoảng giữa mức nguồn nuôi là được, mức áp trên chân B là 0.77V là được, vì rào áp của mối nối B-E đã là 0.6V. Nếu Ta muốn giảm mức áp trên chân C xuống một chút, Ta có thể tăng trị của R2, hay giảm trị của R1. Ở đây vai trò của R3 ít có ảnh hưởng đến trạng thại phân cực của mạch. 48
  49. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Chuyển qua xem cường độ dòng điện chảy vào ra trên các chân của các linh kiện Kết quả phân tích cho thấy, dòng chảy ra trên chân B là khoảng 3uA và dòng chảy ra trên chân C của transistor là 489uA, và dòng chảy vào trên chân E là tổng của hai dòng này cộng lại. Nếu muốn biết hệ số khuếch đại dòng tĩnh của transistor, Ta lấy dòng IC chia cho dòng IB. Với mạch khuếch đại làm việc với biên độ tính hiệu nhỏ, dòng làm việc IC của transistor lấy khoảng nửa mili-amp là được. Dòng IC lấy lớn độ lợi lớn nhưng mức tiếng ồn cũng lớn, lấy dòng IC nhỏ, mạch hoạt động rất êm, ít nhiễu ồn nhưng cho độ lợi nhỏ. Kết quả phân tích trên cho thấy công suất tổn hao trên các linh kiện. Từ các con số này, tasẽ biết cách chọn công suất chịu nóng cho các linh kiện. Mạch cho thấy, tadùng các điện trở có công suất chịu nóng khoảng 1/8 Watt là quá đủ rồi. Bước 4: Khảo sát mạch với nguồn tín hiệu dạng Sin có tần số cố định. Sau khi lấy đúng phân cực, tachuyển qua khảo sát mạch ở trạng thái động, lấy các dạng nguồn tín hiệu cho kích thích mạch ở ngõ vào rồi xem sự biến đổi của các thông số trong mạch. 49
  50. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Bước đầu ta vào kho lấy nguồn VSIN và cho nối tín hiệu dạng Sin này vào chân B của transistor qua tụ liên lạc C1, tụ C1 bắt cầu cho tín hiệu đi qua mà không làm sai phân cực hiện có trên chân B của transistor. Ta kích mở cửa sổ chọn kiểu phân tích và khai báo các thông số phân tích: Với nguồn tín hiệu Sin có tần số là 1KHz, chu kỳ tín hiệu sẽ là 1ms, Ta chọn ô Run to time là 4ms nếu Ta muốn xem 4 chu kỳ tín hiệu hiện trên màn hình, Ta chọn 10ms nếu Ta muốn cho hiện 10 chu kỳ tín hiệu trên màn hình. Ở ô Start saving data after chọn 0, có nghĩa Ta muốn xem kết quả từ vị trí khởi đầu, nếu Ta chọn 1ms, trình PSpice sẽ bỏ qua phần 1ms không cho hiện ra trên đồ thị biên-thời. Ở ô Maximun Step Size chọn 0.01ms, ý Ta muốn trong 1ms PSpice sẽ tính 100 điểm, vậy với khai báo 4ms bên trên, trình PSpice sẽ tính 400 điểm để cho vẽ 50
  51. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ra đồ thị biên-thời. Khai báo này quá ít hình vẽ ra sẽ thô, khai báo này quá nhiều, vượt khả năng phân tích của PSpice, PSpice sẽ báo lỗi. Sau khi phân tích xong, trình PSpice cho hiện kết quả trên đồ thị biên-thời. Từ đồ thị này ta biết gì: Ta thấy tín hiệu vào trên chân B và lấy ra trên chân C có tính đảo pha. Khi mức volt trên chân B tăng lên thì mức volt trên chân C sẽ giảm xuống và ngược lại. Tín hiệu ngõ vào là dạng Sin, tín hiệu ngõ ra cũng dạng Sin, mạch khuếch đại không làm méo tín hiệu. Ta lấy biên độ tín hiệu ngõ ra chia cho biên độ tín hiệu ngõ vào sé tính được độ lợi của mạch khuếch đại. Mạch khuếch đại này cho độ lợi gần 40 lần. Để thấy rõ hơn một lần nữa ta dán vào đây hình tín hiệu ngõ vào và ngõ ra. 51
  52. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Đây là mạch khuếch đại làm việc với tín hiệu biên nhỏ. Vậy nếu ta đưa biên độ tín hiệu lớn vào thì sẽ xẩy ra chuyện gì? Ta tăng biên độ tín hiệu từ 10mV lên 200mV. Ta xem hình, trong khai báo nguồn: Voffset là 0V, tần số làm việc Freq là 1KHz và biên độ tín hiệu Vamp là 200mV. 52
  53. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Kết quả phân tích cho thấy, biên độ tín hiệu ngõ ra đã bị méo nặng. Phần trên và phần dưới đều bị "cắt ngọn". Nguyên do là mức volt ở ngõ ra khi tăng lên không thể vượt cao hơn mức nguồn nuôi (lúc này transistor ở trạng thái ngưng dẫn) và khi giảm xuống không được thấp hơn mức áp chân B (lúc này transistor ở trạng thái bão hòa). 53
  54. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Để khảo sát tín hiệu tacó thể chuyển qua dùng đồ thị phổ tần, dùng phân tích Fourier, tathấy một tín hiệu thuần Sin sẽ chỉ hiện một vạch trên đồ thị phổ tần, với các tín hiệu phi Sin, phân tích chuổi Fourier sẽ cho thấy nó là sự kết hợp của nhiều thành phần tín hiệu Sin có tần số là bội của tần số cơ bản, lúc đó trên đồ thị phổ tần ngoài một vạch chính còn xuất hiện nhiều vạch phụ khác, tanói đó là các sóng hài của tín hiệu phi Sin. Vậy một tín hiệu thuần Sin sẽ không có hài, một tín hiệu phi Sin, như sóng vuông sẽ phát sinh nhiều sóng hài. Người ta gọi tín hiệu sóng vuông là sóng đa hài. Bước 5: Khảo sát mạch với nguồn tín hiệu Sin có biên độ cố định. Bây giờ khảo sát mạch với nguồn tín hiệu dạng Sin có biên độ không đổi với tần số thay đổi. Tavào kho lấy nguồn tín hiệu VAC, cho mức nguồn là 1V để dễ phân tích đồ thị. Ta xem hình. Cho mở cửa sổ chọn kiểu phân tích: Ta chọn mục AC Sweep và khai báo các thông số phân tích. 54
  55. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Trong ô Start Frequency lấy 10, có nghĩa là khởi đầu dùng nguồn tín hiệu 10Hz. Ô End Frequency chọn 1 Meg, tần số phân tích cao nhất là 1MHz. Trong ô Points/Decade chọn 101, nghĩa là trong một bước 10, ta yêu cầu PSpice tính 101 điểm. Bước 10 là từ 10Hz đến 100Hz, từ 100Hz đến 1KHz Sau khi chạy trình PSpice, chúng at có kết quả hiện trên đồ thị biên-tần. ta xem hình Đồ thị cho thấy: Đường cong ngõ ra thẳng đều và ở biên độ 32. Điều này có nghĩa là mạch khuếch đại cho độ lợn 32 lần trong dãy tần tín hiệu từ 10Hz đến 1MHz. Sau đây ta thử xem những thành phần nào sẽ ảnh hưởng đến đường cong biên-tần. * Khởi đầu thêm tụ tạo tác dụng hồi tiếp nghịch, lấy tín hiệu ngõ ra trên chân C trả về ngõ vào trên chân B. Tụ C3 có trị là 120pF. 55
  56. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Sau khi chạy trình PSpice với kiểu phân tích AC Sweep, ta có kết quả như hình sau: Đường cong cho thấy, ở vùng tần số thấp, tác dụng hồi tiếp nghịch không đáng kế vì trị của tụ C3 nhỏ 120pF, nên đường cong biên tần trong vùng này không có thay đổi. Nhưng khi tần số của nguồn tăng cao thì tác dụng hồi tiếp nghịch đáng kể, biên độ tín hiệu ở vùng tần số cao bị giảm xuống. Do vậy ta biết nếu muốn giảm biên tín hiệu vùng tần cao thì dùng các tụ nhỏ tạo hồi tiếp nghịch trên chân C về B. Bây giờ thử xem tác dụng của các tụ liên lạc có trị số nhỏ. Ta dùng tụ liên lạc C1, C2 có trị 1uF 56
  57. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Kết quả phân tích cho thấy, khi dùng các tụ liên lạc nhỏ, tín hiệu ở vùng tần số thấp bị giảm biên. Điều này dễ hiểu, vì dung kháng XC của các tụ điện có sức cản dòng lớn đối với các tín hiệu có tần số thấp, nó cản mạnh các tín hiệu vào ra mạch khuếch đại, nên kết quả biên độ vùng tần thấp bị giảm. Ta thường nói, nếu dùng các tụ liên lạc nhỏ sẽ làm mất tín hiệu vùng tần thấp. 57
  58. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thử xem vai trò của các cuộn dây trong các mạch khuếch đại. Gắn cuộn cảm L trên chân C, ta được gì? Ta biết cuộn dây có cảm kháng XL tăng theo tần số, tần số càng cao, cảm kháng càng lớn. Kết quả phân tích cho thấy: Với cuộn dây đặt trên chân C, biên độ tín hiệu vùng tần cao tăng mạnh tạo ra đỉnh, do đó cuộn dây này quen gọi là peak coil. 58
  59. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– * Câu hỏi và bài tập Bài 1 Bài 1: Mạch khuếch đại đơn Hãy thiết kế mạch điện trên, sau đó thiết lập các thông số V1 và V2 như sau: Chọn nguồn sơ cấp V1: Start value: 0V End value: 1V Increment: 0.01V Chọn nguồn thứ cấp V2: Start value: 0V End value: 5V Increment: 0.01V Thiết lập Simulation settings như sau 59
  60. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Nhấn Play để mô phỏng mạch điện. Dạng sóng có được sau khi mô phỏng như sau 60
  61. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Từ menu Trace-> Add trace, nhập vào khung Trace Expression phương trình đường tải như sau: 5V-V_V2)/50 với tải có giá trị 50Ω Kết quả mô phỏng như sau Bài 2: Mạch khuếch đại công suất Thiết kế mạch điện như trên, sau đó thiết lập Simulation settings như sau 61
  62. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Dạng sóng có được sau khi mô phỏng như sau 62
  63. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Bài 3: Mạch dao động Thiết kế mạch điện dao động như trên, sau đó thiết lập thông số Mô phỏng như sau Nhấn OK để lưu thiết lập. nhấn Play để chạy mô phỏng, cửa sổ mô phỏng hiện ra như sau 63
  64. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Nhấp chuột vào Plot menu chọn thẻ Add Plot to Window Màn hình xuất hiện như sau 64
  65. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Nhấp chọn vào phần hiển thị sóng phía dưới, sau đó nhấn chuột vào Trace menu chọn thẻ Add Trace Hộp thoại Add Trace hiện ra, ta chọn V(OUT1) để hiển thị Kết quả hiển thị như sau 65
  66. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Sau đó ta chọn khung hiển thị sóng phía trên, làm lại các thao tác ở trên, nhưng phần Add Trace ta chọn V(OUT2). Cuối cùng ta có kết quả mô phỏng cho mạch như sau: 66
  67. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Bài 2 KỸ THUẬT HÀN 1. Giới thiệu dụng cụ hàn và tháo hàn 1.1 Mỏ hàn vi mạch 1.1.1. Đặc điểm của mỏ hàn vi mạch Hàn linh kiện SMD chúng ta không thể dùng những mỏ hàn chất lượng kém, nói tóm lại là phải sử dụng những mỏ hàn ngang tầm với đẳng cấp SMD, chúng ta không thể có đủ tiền để mua những máy BGA thì cũng phải chắt chiu mua cái mỏ hàn có mũi hàn tương đối. Hình 2.1:Máy hàn chip BGA Ví dụ các máy hàn như sau: 67
  68. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 2.2: Máy hàn Hoặc các mỏ hàn rẻ hơn nhưng có thể điều chỉnh nhiệt độ, thay mũi hàn được. Hình 2.3:Que hàn Về mũi hàn nên sắm đầy đủ bộ mũi hàn để có thể cơ động hàn trong các trường hợp, một bộ mũi hàn tương đối đầy đủ như sau: 68
  69. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 2.4: Mũi hàn 1.1.2. Sử dụng mỏ hàn vi mạch Hình 2.5: Dụng cụ càn để hàn Một số dụng cụ không thể thiếu với dân điện tử * Mỏ hàn: - Dùng mỏ hàn điện sử dụng điện trở đốt nóng. Công suất thông thường của mỏ hàn khoảng 40W. Dùng mỏ hàn có công suất lớn hơn 40W có thể gặp phải các trở ngại như sau: + Nhiệt lượng quá lớn phát ra từ mỏ hàn khi tiếp xúc vào linh kiện có thể 69
  70. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– gây hỏng linh kiện. + Trong trường hợp dùng mỏ hàn có công suất lớn, nhiệt lượng phát ra nhiều lại dễ gây ra tình trạng oxit hóa bề mặt các dây dẫn bằng đồng ngay lúc hàn, mối hàn lúc đó lại càng khó hàn hơn. Trường hợp dùng nhựa thông làm chất tẩy nhẹ các lớp oxit tại mối hàn, khi nhiệt lượng của mối hàn quá lớn có thể làm nhựa thông cháy và bám thành lớp đen tại mối hàn, làm giảm độ bóng và tính chất mỹ thuật của mối hàn. - Mỏ hàn chỉ để tiếp xúc nơi cần hàn, truyền nhiệt sao cho nhanh và cho hết (nhiệt độ nơi hàn và đầu mỏ hàn bằng nhau). Khi mua mỏ hàn, bạn nên mua kèm theo đế hàn và 1 mũi hàn thay thế (theo kinh nghiệm thì mũi thay thế sẽ hàn tốt hơn mũi bán kèm mỏ hàn) * Chì hàn: Chì hàn dùng trong quá trình lắp ráp các mạch điện tử là loại chì hàn dễ nóng chảy (ta thường gọi là chì nhẹ lửa), nhiệt độ nóng chảy khoảng 60 - 80°C (chì có pha 40 ¸ 60% thiếc). Loại chì hàn thường gặp trong thị trường Việt Nam ở dạng sợi ruột đặc (cuộn trong lõi hình trụ), đường kính sợi chì hàn khoảng 1mm. Sợi chì hàn này đã được bọc một lớp nhựa thông ở mặt ngoài (đối với một số chì hàn của nước ngoài, nhựa thông được bọc ở mặt trong của sợi chì và sợi chì hàn là loại hình trụ ruột rỗng ở giữa). Lớp nhựa thông bọc trong sợi chì dùng làm chất tẩy ngay trong quá trình nóng chảy chì tại điểm cần hàn. Đối với những loại chì hàn có bọc sẵn nhựa thông, khi nhìn vào sợi chì ta cảm nhận được độ sáng óng ánh của kim loại; với các loại chì hàn khác (ví dụ chì hàn cho các loại cọc bình accu, chì hàn nối dây dẫn cáp điện truyền tải) là các loại chì hàn nóng chảy ở nhiệt độ cao và thường không được pha trộn với nhựa thông khi chế tạo, các loại chì này thường màu sáng và không có độ sáng óng ánh của kim loại khi quan sát bằng mắt. * Nhựa thông: Nhựa thông (là một loại diệp lục tố lấy từ cây thông) thường ở dạng rắn, màu vàng nhạt (khi không chứa tạp chất). Khi hàn nên chứa nhựa thông vào hộp để tránh tình trạng vỡ vụn.Trong quá trình hàn ta dùng thêm nhựa thông để tăng cường chất tẩy khi lớp nhựa thông bọc trong chì hàn không đủ sử dụng, các trường hợp phải dùng thêm nhựa thông bên ngoài thường gặp như xi chì trên dây dẫn, xi chì lên đầu của các mỏ hàn điện mới trước khi sử dụng. Ngoài ra nhựa thông còn được pha với hỗn hợp xăng và dầu lửa (dầu hôi) để tạo thành dung dịch sơn phủ bề mặt cho các lớp đồng của mạch in, tránh oxit hóa đồng và đồng thời dễ hàn dính (sơn phủ để bảo vệ bề mặt trước khi hàn lắp ráp linh kiện lên mạch in). Nhựa thông có hai công dụng: - Rửa sạch (chất tẩy) nơi cần hàn để chì dễ bám chặt. - Sau khi hàn nhựa thông sẽ phủ bề mặt của mối hàn một lớp mỏng đều giúp mối hàn cách ly với môi trường xung quanh (nhiệt độ, oxy, độ ẩm, v.v ) 1.1.3. Các điểm cần lưu ý 70
  71. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– - Bước 1: Đầu tiên bạn đặt mũi hàn vào footprint (lỗ cắm chân linh kiện) dễ làm nóng xung quanh, chú ý chỉ chừng 8 – 10 giây thôi. (Một số bạn thương dí mỏ hàn vào thiếc cho chúng chảy ra, sau đó mới đưa thiếc nhão vào chân linh kiện như thế sẽ dẫn đến việc thiếc không bám vào chân linh kiện, hàn đi hàn lại sẽ làm bong chân linh kiện). - Bước 2:Sau khi xung quanh chân linh kiện đã đủ nóng, bạn bắt đầu đưa chì hàn vào, lúc này chì sẽchảy đều xung quanh chân linh kiện.Chì đã lấp đầy bên trong lỗ cắm linh kiện. 1.2. Máy khò tháo chân linh kiện Mỏ hàn bình thường chỉ hàn được những linh kiện có chân lộ ra ngoài còn với những linh kiện, IC có chân gầm chúng ta phải dùng tới máy khò, máy khó có hai loại đó là khò nhiệt và khò từ.Thông thường chúng ta dùng khò nhiệt, còn với những IC nằm trên các PCB có mát nhiều hoặc các IC công suất người ta phải dùng đến khò từ. Máy khò có rất nhiều loại. Hình 2.6: Máy khò Cấu tạo máy khò: Từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ: Bộ sinh nhiệt: Có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên main máy an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng. Bộ sinh gió: Có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi. Nếu kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn cho cả chính linh kiện và mạch in giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa máy. Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để 71
  72. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– giảm thời gian IC giữ nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào chì. Như vậy muốn khò thành công một IC ta phải có đủ 3 thứ: Gió, nhiệt, và nhựa thông lỏng Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC (chú ý đến diện tích bề mặt) và thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì đưa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể đưa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu quá nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh quá to hoặc quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ tản nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lực đẩy nhiệt nhẹ hơn, và đặc biệt nhiệt bị tản làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn. 2. Phương pháp hàn và tháo hàn 2.1 Kỹ thuật tháo hàn Giai đoạn này ai cũng cố không để nhiệt ảnh hưởng nhiều đến IC, giữ IC không bị chết. Do vậy tạo tâm lý căng thẳng dẫn đến sai lầm là sợ khò lâu; sợ tăng nhiệt dẫn đến chì bị chưa bị chảy có thể làm đứt chân IC và mạch in. Để tránh những sự cố đáng tiếc như trên, ta phải đưa ra các quy ước sau đây: - Phải giữ bằng được sự toàn vẹn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là chì đã chảy hết - Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo “hành lang” cho nhựa thông thuận lợi chảy vào. - Nhựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC, muốn vậy dung dịch nhựa thông phải đủ “loãng” - Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít kinh nghiệm. - Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi mới xuống main. Nếu chờ để chì chảy thì linh kiện trong IC đã phải chịu quá nhiệt quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắp ra. Để khắc phục nhược điểm này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC, nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. chỉnh gió đủ mạnh đưa nhựa thông và nhiệt vào gầm IC - Chú ý là phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu vào trong. - Khi cảm nhận chì đã nóng già thì chuyển “mỏ” khò thẳng góc 900 lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường “lõi” của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối chì 72
  73. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên, dùng “nỉa” nhấc linh kiện ra. - Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì IC thường bị hỏng là do “già” nhiệt vùng trung tâm trong giai đoạn khò lấy ra. Tất nhiên nếu “non” nhiệt thì chì chưa chảy hết - khi nhấc IC nó sẽ kéo cả mạch in lên. * Các bước thực hiện như sau: - Bạn bật máy khò lên, với máy khò loại 952 -A ở hình 2.7 - Nhiệt độ ở vịtrí 50% vòng xoay (nhiệt độ là triết áp HEATER) - Chỉnh gió ở vị trí 30% vòng xoay (gió là triết áp AIR) Với một máy khò bất kỳ bạn chỉnh và thử mức nhiệt như sau: Để đầu khò cách tờ giấy trắng 3cm, đưa đầu khò lướt qua tờ giấy thấy tờ giấy xám đi là được. Hình 2.7: Máy hàn 952-A Trải một chiếc khăn mặt lên mặt bàn rồi đặt vỉ máy lên, hoặc có thể dùng giá đỡ giữ cố định vỉ máy. Bôi đều một chút mỡ hàn lên trên lưng IC. Để đầu mỏ hàn khò cách lưng IC khoảng 2 đến 3cm và thổi đều gió trên lưng IC. - Thời gian khò từ 40 đến 50 giây là bạn nhấc được IC ra, không nên tháo ra quá nhanh hay quá chậm. - Trước khi tháo bạn cần nhớ chiều gắn IC để khi thay thế không bị lắp ngược. 73
  74. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 2.8: Khò chân IC - Sau khi tháo IC ra ngoài, bạn dùng mỏ hàn kim gạt cho sạch thiếc còn thừa ởchân IC trên vỉ máy, sau đó dùng nước rửa mạch in rửa sạch. Hình 2.9: Hàn chân IC 2.2 Kỹ thuật hàn Trước tiên làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ một lớp nhựa thông mỏng lên đó. Xin nhắc lại: Nhựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt main. Nếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ “đội” linh kiện lên làm sai định vị. Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tại vị trí gắn IC. Sau đó ta chỉnh gió yếu hơn (để sức gió không đủ lực làm sai định vị). Nếu điều kiên cho phép, lật bụng IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vị trí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí (nếu có thể ta dùng dùi giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài vào giữa mặt linh kiện. Nên nhớ là tất cả các chất bán dẫn hiện nay chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ khuyến cáo 10% thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Chính vì vậy cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị chết. Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch định vị, nhầm chiều chân ) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp nguội. Tóm lại khi dùng máy khò ta phải lưu ý: 74
  75. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Nhiệt độ làm chảy chì phụ thuộc vào thể tích của linh kiện, linh kiện càng rộng và dày thì nhiệt độ khò càng lớn - nhưng nếu lớn quá sẽ làm chết linh kiện. Gió là phương tiện đẩy nhiệt tác động vào chân linh kiện bên trong gầm, để tạo thuận lợi cho chúng dễ đưa sâu, ta phải tạo cho xung quanh chúng thông thoáng nhất là các linh kiện có diện tích lớn. Gió càng lớn thì càng đưa nhiệt vào sâu nhưng càng làm giảm nhiệt độ, và dễ làm các linh kiện lân cận bị ảnh hưởng. Do vậy luôn phải rèn luyện cách điều phối nhiệt-gió sao cho hài hoà. Nhựa thông vừa là chất làm sạch vừa là chất xúc tác giúp nhiệt “cộng hưởng” thẩm thấu sâu vào gầm linh kiện, nên có 2 lọ nhựa thông với tỷ lệ loăng khác nhau. Khi lấy linh kiện thì phải quét nhiều hơn khi gắn linh kiện, tránh cho linh kiện bị “đội” do nhựa thông sôi đùn lên, nếu là IC thì nên dùng loại pha loãng để chung dễ thẩm thấu sâu. Các bước thực hiện a. Cách tháo và tái tạo chân IC Bạn có thể thay IC mới, cũng có thể thay IC cũ tháo từ máy khác ra. - Nếu là IC mới, khi ta mua thì chân IC đã được tạo sẵn. - Nếu là IC cũ, ta cần phải tạo lại chân cho IC Hình 2.10: Chân IC cũ Cách tạo lại chân cho IC cũ: + Trong nhiều trường hợp ta phải hàn lại IC cũ vào máy như khi: - Tháo IC ra và hàn lại trong trường hợp IC bong mối hàn - Thay thử IC từ máy khác sang trước khi quyết định thay IC mới - Tháo IC ra khỏi vỉ mạch để cô lập khi máy bị chập nguồn V.BAT v v Trong các trường hợp trên ta cần tạo lại chân cho IC. + Để tạo chân ta cần chuẩn bị các tấm làm chân như sau: 75
  76. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 2.11: Tấm làm chân - Tìm một ô đúng với chân của IC bạn đang làm. - Gạt sạch thiếc trên IC cũ, sau đó rửa sạch sẽ. Hình 2.12: Cách hàn tạo lại chân IC - Đặt IC vào đúng vị trí của IC đó trên tấm sắt. Hình 2.13a: Đặt IC vào vi trí Ta đặt IC sao cho chân IC đúng vào vị trí của các lỗ trên tấm sắt, khi đặt IC lên tấm sắt, bạn nên bôi một chút mỡ để tạo độ dính. 76
  77. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 2.13b: Tấm sắt bôi mỡ - Khi đã đặt chuẩn bạn dùng băng dính để dán cố định IC lại. Hình 2.13c: Dán băng dính cố định IC - Cho thiếc nước (ở thể dẻo, không được quá lỏng và không quá khô) vào trên bề mặt tấm sắt và miết mạnh tay để cho thiếc lọt đều vào tất cả các lỗ của tấm sắt, sau đó gạt hết thiếc còn dư trên bề mặt tấm sắt. Hình 2.14: Gạt thiếc trên bề mặt - Chỉnh lại nhiệt độ cho mỏ hàn thấp hơn lúc tháo IC (để ở khoảng 35% mức điều chỉnh) 77
  78. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– - Khò vào chân IC trên tấm sắt cho đến khi thiếc nóng chảy và chuyển mầu sáng óng ánh là được. Hình 2.15: Khò chân IC - Đợi sau 1 phút cho IC nguội rồi gỡ IC ra khỏi tấm sắt - Kiểm tra lại, tất cảcác chân IC phải có thiếc và đều nhau là được. b. Cách hàn IC vào máy - Sau khi làm sạch chân IC trên vỉ máy, bạn láng một lượt thiếc mỏng vào chân IC trên mạch in, chú ý láng đều thiếc, sau đó rửa sạch bằng nước rửa mạch và bôi đều một chút mỡ để tạo độ dính. Hình 2.16: Láng thiếc Đặt IC vào vịtrí, chú ý đặt đúng chiều - Chỉnh IC dựa vào đánh dấu ở hai góc như hình dưới. 78
  79. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 2.17: Đánh dấu vị trí IC - Chỉnh nhiệt độ máy hàn ở 50% (như lúc tháo ra) - Khò đều trên lưng IC, sau khoảng 30 giây thì dùng Panh ấn nhẹ trên lưng IC để tất cả các mối hàn đều tiếp xúc. * Tiến hành hàn theo các bước sau: Bước 1: Làm sạch linh kiện cần hàn và điểm hàn. Bước này vô cùng quan trọng và nó chung cho tất cả các phương pháp hàn và linh kiện hàn. Các bạn làm sạch bằng dung dịch hàn như đã giới thiệu ở trên. Dùng dụng cụ đưa dung dịch hàn vào chân linh kiện và điểm cần hàn, sau đó dùng mỏ hàn đưa vào để làm sạch. Trong quá trình chúng ta có thể cho ít thiếc vào để tráng qua chân hàn và điểm hàn. Hình 2.18: Tẩy điểm hàn Bước 2: Tráng thiếc vào điểm hàn và chân linh kiện Điều này là cần thiết để khi đưa linh kiện vào vị trí cần hàn với điểm hàn chúng ta chỉ việc đưa mỏ hàn qua là điểm hàn đã thành công. 79
  80. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 2.19: Tráng thiếc vào điểm hàn Dùng Panh gắp đưa một đầu linh kiện vào trước, sau đó chấm mỏ hàn vào vị trí hàn. Hình 2.20: Gắp linh kiện vào vị trí hàn Sau đó chung ta hàn điểm còn lại là thành công. Hình 2.21: hàn cố định chân 80
  81. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– * Những chú ý khi hàn: Thật đơn giản phải không các bạn tuy nhiên trong quá trình hàn chúng ta phải để ý tới những điều sau: - Nhiệt độ mỏ hàn luôn luôn phải được để ý sao cho phù hợp, với những linh kiện thông thường chúng ta đặt từ 320 đến 3500C. - Hàn đúng chiều, đúng chân, nhất là với tụ hóa hoặc diode. - Hàn linh kiện trên PCB mà xung quanh có những linh kiện nhỏ xíu ta phải tránh làm sao đầu mỏ hàn không chạm vào các linh kiện xung quanh,nếu chạm có thể mỏ hàn sẽ cuốn những linh kiện đó theo rắc rối, cho lên để hàn chuyên nghiệp tay phải luyện tư thế cầm mỏ hàn sao cho đúng cách sau đó tùy vào hoàn cảnh mà ta có thể hàn dễ dàng và đẹp. Tránh trường hợp cầm mỏ hàn không quen, hay lúc hàn tay run quá có thể lấn sang các linh kiện khác và cuốn theo những linh kiện đó.Do vậy lên để PCB ở tư thế thích hợp với mắt quan sát sao cho vừa quan sát được mỏ hàn đi tới đâu, vừa có thể xoay PCB theo hoàn cảnh, tránh trường hợp để PCB hàn một chỗ cố định rồi hàn theo các kiểu. Nguyên tắc hàn là mỏ hàn cố định còn PCB xoay theo mọi hướng phù hợp với hoàn cảnh hàn. 2.3. Các điểm cần lưu ý Trước khi thao tác phải suy luận xem nhiệt tại điểm khò sẽ tác động tới các vùng linh kiện nào để che chắn chúng lại, nhất là các linh kiện bằng nhựa và nhỏ. Các linh kiện dễ bị nhiệt làm chết hoặc biến tính theo thứ tự là : Tụ điện, nhất là tụ một chiều; điốt; IC; bóng bán dẫn; điện trở Đây là vấn đề rộng đòi hỏi kỹ thuật viên phải luôn rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm - Bởi chính nhiệt là 1 trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của phần cứng, để chúng tiếp cận với nhiệt độ lớn là việc “vạn bất đắc dĩ”, bởi vậy kỹ năng càng điều luyện càng tốt. 3. Phương pháp xử lý vi mạch sau hàn 3.1. Các yêu cầu về mạch, linh kiện sau hàn đối với vi mạch + Yêu cầu đối với mạch in: Sơn phủ hay lấp phủ bảo vệ là dùng một lớp vật chất không dẫn điện để che phủ phần linh kiện cùng PCB để bảo vệ các mạch điện tử chống lại các tác động ô nhiễm, hơi muối (từ nước biển), độ ẩm không khí, nấm, bụi và ăn mòn do môi trường khắc nghiệt hay cực kỳ khắc nghiệt gây ra. Sơn phủ hay lấp phủ thường được dùng cho các mạch điện tử ngoài trời nơi mà nhiệt độ và độ ẩm là phổ biến. Lớp bảo vệ này cũng ngăn chặn các thiết hại do va đập từ vận chuyển, lắp đặt và giảm thiểu ứng suất do nhiệt và do các lực tác động. Nó cũng giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Đồng thời giúp gia tăng độ bền điện môi giữa các dây dẫn cho phép thiết kế mạch nhỏ gọn hơn cũng như 81
  82. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– giúp chống lại tác động của sự mài mòn và các loại dung môi Hình 2.22: Phun Sơn + Qui trình sơn/lấp phủ bảo vệ: Trước khi sơn/lấp phủ bảo vệ PCB, PCB phải được làm sạch và khử ẩm trong vòng 8 giờ. Khử ẩm có thể thực hiện bằng lò sấy liên tục trong khoảng 4 giờ ở nhiệt độ từ 880C đến 980C. Phương pháp sơn/lấp phủ bảo vệ bao gồm phun sơn, dùng chổi quét sơn hoặc nhúng chìm. Với paraxylene thì dùng phương pháp bay hơi lắng đọng hóa học. Các bước của phun sơn/lấp bảo vệ được liệt kê dưới đây: a. Làm sạch PCB b.Che đậy các vùng không cần sơn như chân, trạm kết nối bằng các mặt nạ hoặc các thứ che đậy khác c. Phun sơn bảo vệ vào PCB vào cả hai mặt và các cạnh bên của nó d. Làm khô bằng lò sấy tùy theo loại sơn e. Tháo các mặt nạ và các thứ che đậy khác f. Chuyển PCB đi kiểm tra để khẳng định nó vẫn còn tốt sau khi sơn/lấp. Lưu ý: Chức năng hoạt động của PCB không bị ảnh hưởng bởi qui trình sơn/lấp phủ. 3.2. Phương pháp xử lý mạch in sau khi hàn + Xử lý linh kiện sau khi hàn vi mạch: Sau khi hàn xong PCB muốn sử dụng được phải cắt bỏ bớt phần thừa dôi dư ra của chân linh kiện bởi vì muốn hàn tốt chân linh kiện phải có đủ độ dài cần thiết để chống hiện tượng trồi ngược bởi vậy khi hàn xong chân thừa linh kiện vẫn khá dài và gây nguy cơ chập mạch không mong muốn nên buộc phải cắt ngắn, một hiện tượng xảy ra khi cắt chân thừa linh kiện là gây ứng lực lên chân linh kiện làm nứt mối hàn và quá trình oxi- 82
  83. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– hóa sẽ phát triển từ vết nứt này làm giảm tuổi thọ mối hàn, biện pháp khắc phục là quan sát bằng mắt, tìm các vết nứt hoặc có dấu hiệu nứt để hàn tay bổ sung , công đoạn này được gọi là cắt chân sửa lỗi . + Một số các lỗi thường gặp: Trên thực tế có nhiều lỗi xảy ra cần hàn tay để sửa lỗi, xin giới thiệu 7 lỗi cơ bản nhất: STT Tên lỗi thường gặp Hình gặp trong thực tế 1 Thiếu thiếc hàn trong lỗ 2 Dư thừa thiếc hàn 3 Thiếu thiếc hàn 4 Thiếc đóng băng 83
  84. Giáo trình: Điện tử nâng cao Trường Cao đẳng nghề Yên Bái –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 5 Chập chân, bắt cầu, ngắn 6 Không hàn 7 Bi thiếc hàn 3.2.1. Phương pháp làm sạch - Sau khi hàn xong thi lấy dung dịch Axeton để làm sạch bề mặt IC và vị trí vừa hàn để tẩy đi nhựa thông còn dính, lấy bàn chải đánh răng để cọ làm sạch khi nào thấy sáng móng lớp thiếc vừa hàn xong là được. - Dùng vải mềm để thấm dung dịch axeton và nhự thông lấy chổi bằng sợi kim loại để quét trên tấm vải. 3.2.2. Phương pháp chống ẩm, rò rỉ - Kiểm tra lại mối hàn xem có bị dính hay bung chân để đảm bảo không bị chạm chập - Thao tác hàn phải đúng đảm bảo cho các mối hàn. - Dùng cồn để vệ sinh mối hàn sẽ giúp mối hàn sạch và sau khi cồn bay hơi thì sẽ không bị ẩm. - Phun sơn vào vỉ mạch in để bảo đảm không han rỉ và ẩm gây hư hỏng cho mạch điện tử. 84