Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Vang

pdf 100 trang ngocly 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dia_ly_kinh_te_viet_nam_phan_2_nguyen_thi_vang.pdf

Nội dung text: Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Vang

  1. Ch−ơng 6 Tổ chức l∙nh thổ ngành nông - lâm - ng− nghiệp Vị trí, vai trò, ý nghĩa phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ng− nghiệp. Nông nghiệp - hiểu theo nghĩa rộng và đầy đủ của nó bao gồm cả nông nghiệp (có trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và ng− nghiệp - có thể nói nông nghiệp là ngành có vị trí, vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế quốc dân, nhất là các n−ớc đang phát triển nh− n−ớc ta đang trong giai đoạn “b−ớc đi ban đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất n−ớc”. Trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và nó có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc và đời sống của nhân dân, điều đó đ−ợc thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau: - Đáp ứng nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm cho toàn xã hội. - Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất trong công nghiệp, cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. - Tạo ra nguồn hàng hoá thúc đẩy sự phát triển ngành th−ơng mại trong n−ớc và xuất khẩu. - Tạo ra tiền đề vững chắc để thực hiện sự phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ. Đồng thời nông nghiệp, nông thôn còn là nơi cung cấp lực l−ợng lao động cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác của đất n−ớc, góp phần quan trọng giải quyết vấn đề xã hội là lao động về việc làm hiện nay. - Là thị tr−ờng rộng lớn tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của công nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác tạo ra, thúc đẩy các ngành trong nền kinh tế quốc dân cùng phát triển. - Đóng góp phần quan trọng trong việc củng cố và tăng c−ờng tiềm lực quốc phòng của đất n−ớc ngày càng vững mạnh. - Tạo dựng môi tr−ờng sinh thái tiến bộ và bền vững . Đó là những đóng góp tích cực của nông nghiệp, nông thôn trên hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, quan hệ hợp tác quốc tế 66 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  2. và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái. Đặc biệt, đối với Việt Nam từ một n−ớc nông nghiệp đi lên, cùng với những lợi thế về các nguồn lực để phát triển nông nghiệp thì ngành nông - lâm - ng− nghiệp của n−ớc ta lại càng chiếm giữ vai trò và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc. A. Nông nghiệp Tr−ớc khi đi vào nghiên cứu từng ngành sản xuất cụ thể trong nông nghiệp, chúng ta cần thấy rõ sự phát triển cơ cấu các ngành đó thể hiện qua biểu đồ 6.1. Biểu đồ 6.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 1991 1995 2,50% 17,90% 3,00% 18,90% Chăn nuôi Chăn nuôi Trồng trọt Trồng trọt Dịch vụ Dịch vụ 79,60% 78,10% 2000 2001 2,50% 2,70% 19,30% 19,50% Chăn nuôi Chăn nuôi Trồng trọt Trồng trọt Dịch vụ Dịch vụ 78,20% 77,80% 67 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  3. I. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1.1. Những đặc điểm chung 1.1.1. Sản xuất nông nghiệp đ−ợc phân bố và phát triển trên phạm vi không gian rộng lớn: Trong nông nghiệp quá trình sản xuất luôn luôn gắn chặt với đất đai vì đất đai là t− liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thể thay thế đ−ợc của sản xuất nông nghiệp. Do vậy có thể nói rằng ở đâu có đất có con ng−ời thì ở đó đều có thể phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp đ−ợc, hay nói khác là: không có đất thì không thể có ngành sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, đối t−ợng sản xuất của nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi có tính thích ứng khá cao với những điều kiện tự nhiên khác nhau. Với Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp đã ít lại có xu h−ớng giảm dần do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đô thị hoá, nhất là các vùng đồng bằng, do vậy, vấn đề đặt ra đòi hỏi quá trình phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp cần phải quan tâm giải quyết, đó là: - Cần phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp ở tất cả các nơi có điều kiện về đất đai; cần hết sức coi trọng việc sử dụng đầy đủ và hợp lý, có hiệu quả nguồn lực đất đai hiện có; phải tiết kiệm đất đai, coi “tấc đất nh− tấc vàng”. Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp với quy mô lớn nh− các vùng đồng bằng châu thổ, các vùng cao nguyên cần đ−ợc phân bố và tổ chức sản xuất tập trung, chuyên môn hoá cây, con thích hợp để tạo ra khối l−ợng nông sản hàng hoá lớn với chất l−ợng cao, giá thành hạ cung cấp cho nhu cầu của các vùng khác và cho nhu cầu xuất khẩu của đất n−ớc. Đối với các nơi đất hẹp, quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ, cần phải tận dụng khả năng của đất và lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp để phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm thoả mãn nhu cầu tại chỗ về các loại nông sản phẩm. - Ví dụ: hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung thâm canh cao sản xuất cây lúa n−ớc vì nhóm đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho cây lúa sinh tr−ởng phát triển. Còn đối với vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc thì đất đai ở đó cho phép tập trung phát triển các loại cây đặc sản nh− chè và các loại cây ăn quả nh− đào, táo, mận, lê và chăn nuôi đại gia súc. Đối với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ rất giàu tài nguyên đất đỏ bazan rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày nh− cao su, cà phê 68 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  4. 1.1.2. Sản xuất nông nghiệp gắn chặt với môi tr−ờng tự nhiên: Trong sản xuất nông nghiệp, đối t−ợng sản xuất là sinh vật, đó là những cây trồng, vật nuôi - chính bản thân chúng đã là các yếu tố hoàn toàn tự nhiên, là một bộ phận quan trọng của môi tr−ờng tự nhiên, cho nên quá trình sinh tr−ởng và phát triển của chúng tuân theo những quy luật tự nhiên riêng của mỗi loại sinh vật và quá trình đó không thể tách rời các điều kiện tự nhiên. Do đó sản xuất nông nghiệp có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc rất nhiều vào môi tr−ờng tự nhiên, trong đó đặc biệt là thời tiết, khí hậu, nguồn n−ớc và thổ nh−ỡng là những điều kiện, các yếu tố tự nhiên có tác động, ảnh h−ởng nhiều nhất, trực tiếp và rõ rệt nhất, thậm chí có khi quyết định đến sự phân bố và quá trình phát triển của sản xuất nông nghiệp. - Muốn phân bố hợp lý và phát triển nền nông nghiệp có hiệu quả cao thì cần phải điều tra nghiên cứu và phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố, các điều kiện tự nhiên của từng địa ph−ơng, của mỗi vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp, giải quyết tốt và thoả mãn mối quan hệ: “đất - n−ớc - khí hậu và thời tiết - cây trồng và vật nuôi” trong các vùng cụ thể. Mặt khác, đi đôi với việc khai thác tận dụng tối đa những thế mạnh và thuận lợi do tự nhiên mang lại, đồng thời phải có kế hoạch và biện pháp tích cực, hữu hiệu để khắc phục, hạn chế những khó khăn và thiệt hại do chính môi tr−ờng tự nhiên gây ra đối với sản xuất nông nghiệp. Cần nắm vững quy luật sinh tr−ởng và phát triển tự nhiên của từng loại cây trồng và vật nuôi, trên cơ sở đó có các biện pháp tác động thích hợp để tạo ra năng suất và chất l−ợng sản phẩm cao nhất. - Cần phân bố và phát triển một nền nông nghiệp chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - nghĩa là đa dạng hoá kinh tế nông nghiệp và nông thôn nhằm rải vụ sản xuất trong năm, giảm bớt sự căng thẳng trong việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng chúng. - Cần nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tích cực, những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tác động vào quá trình sinh tr−ởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi để chúng tự thực hiện chu kỳ sản xuất đạt hiệu quả cao. 1.1.3. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản: Ngành sản xuất nông nghiệp tạo ra các loại sản phẩm, nhìn chung có khối l−ợng cồng kềnh, chứa tỷ lệ n−ớc khá cao và nhiều loại có hàm l−ợng dinh d−ỡng lớn, cho nên nếu không giải quyết tốt khâu vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và công nghệ sau thu hoạch thì sản phẩm dễ bị h− hao, giảm phẩm cấp. Do đó, cần phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản, tạo thành các chu trình sản xuất nông- công nghiệp, hình thành các tổ chức liên kết 69 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  5. sản xuất nông - công nghiệp - dịch vụ phù hợp với từng vùng, từng địa ph−ơng về các điều kiện và khả năng cụ thể. Giải quyết tốt yêu cầu đó sẽ có tác dụng tích cực về nhiều mặt: đảm bảo đ−ợc chất l−ợng và làm tăng giá trị của nông sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp các ngành kinh tế, giảm bớt tính thời vụ và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố của sản xuất nông nghiệp. Cụ thể nh− vùng sản xuất chè búp t−ơi nhất thiết phải gắn với nhà máy chế biến chè xanh hoặc chè đen (ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng ) đều có mô hình xí nghiệp công-nông nghiệp này. Trong chăn nuôi bò sữa cũng vậy, sữa t−ơi thu đ−ợc có hàm l−ợng n−ớc cao, hàm l−ợng mỡ, đ−ờng lớn rất dễ h− hỏng, nên ở các vùng chăn nuôi bò sữa phải gắn liền với thị tr−ờng có nhu cầu tiêu thụ sữa t−ơi hoặc gắn liền với các vùng đó là các cơ sở chế biến sữa 1.2. Những đặc điểm của một số ngành sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp 1.2.1. Ngành sản xuất cây l−ơng thực: ở n−ớc ta có tập đoàn cây l−ơng thực khá phong phú và đa dạng, ngoài cây lúa là chủ lực còn có nhóm cây hoa màu l−ơng thực,nh−: ngô, sắn, các loại khoai, dong riềng, kê Khi phân bố và phát triển sản xuất nhóm cây trồng l−ơng thực cần chú ý một số đặc điểm chung sau: a) Cây l−ơng thực có địa bàn phân bố rộng, th−ờng trùng với địa bàn phân bố dân c−: ở đâu có đất và có con ng−ời sinh sống thì ở đó tất yếu có nhu cầu về sản phẩm l−ơng thực và do đó có thể phát triển và phân bố sản xuất cây l−ơng thực, đồng thời hầu hết nhóm cây trồng này có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh của môi tr−ờng tự nhiên. Do đó, có thể và cần phải phân bố, phát triển sản xuất cây l−ơng thực rộng khắp để thoả mãn nhu cầu tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm l−ơng thực từ nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên, cần phải có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để phát triển sản xuất l−ơng thực tập trung ở các vùng có điều kiện để thực hiện chuyên môn hoá và thâm canh hoá cao nhằm tạo ra khối l−ợng sản phẩm nhiều với chất l−ợng tốt, giá thành hạ để cung cấp cho nhu cầu của các vùng khó khăn trong sản xuất l−ơng thực và cho nhu cầu xuất khẩu của đất n−ớc. b) Cây l−ơng thực (trừ cây sắn) đều là các cây trồng có thời gian sản xuất ngắn: Do có đặc điểm này nên khi phân bố và phát triển sản xuất cây l−ơng thực cần lựa chọn tập đoàn và cơ cấu cây l−ơng thực thích hợp với điều kiện tự nhiên, địa 70 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  6. hình của từng vùng, đồng thời cần chú ý thực hiện tốt việc luân canh, gối vụ, xen canh với các cây trồng khác và thâm canh cao để đảm bảo việc sử dụng kết hợp với cải tạo đất đai và quá trình sản xuất đạt đ−ợc hiệu quả cao. c) Sản phẩm cây l−ơng thực th−ờng khó bảo quản và chuyên chở, nhất là nhóm cây hoa màu l−ơng thực. Đồng thời cây l−ơng thực có nhiều sản phẩm phụ có thể cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi phát triển: Do vậy, khi phân bố và phát triển sản xuất cây l−ơng thực cần chú ý đến việc bảo quản sản phẩm, kết hợp tốt với việc phân bố các cơ sở chế biến l−ơng thực, mặt khác cần kết hợp hợp lý việc phát triển sản xuất cây l−ơng thực với phân bố và phát triển sản xuất ngành chăn nuôi. 1.2.2. Ngành trồng cây công nghiệp: Nhóm cây công nghiệp sản xuất ra sản phẩm chủ yếu để cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp nên nó có tên gọi nh− trên, ngoài ra, cũng có một số tài liệu còn gọi nhóm cây trồng này là cây kinh tế hoặc cây kỹ nghệ chính là do các đặc điểm sản xuất của chúng mà có. Trong nhóm cây công nghiệp đ−ợc phân làm 2 loại: - Cây công nghiệp ngắn ngày (cây hàng năm) gồm có: Bông, đay, gai, cói, lạc, đậu t−ơng, mía, thuốc lá - Cây công nghiệp dài ngày (cây lâu năm) gồm có chè, cao su, cà phê, dừa, điều, hồ tiêu Một số đặc điểm chung cần l−u ý khi phân bố và phát triển sản xuất cây công nghiệp nh− sau: a) Cây công nghiệp có nhiều loại khác nhau, thích ứng với từng điều kiện tự nhiên, sinh thái môi tr−ờng khác nhau: Do vậy, khi phân bố sản xuất cây công nghiệp cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, nhất là đất đai để bố trí cây trồng sao cho thích hợp để tận dụng lợi thế so sánh của từng địa ph−ơng, từng vùng nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả cao và bản thân cây công nghiệp cho năng suất cao với chất l−ợng tốt và giá thành sản phẩm thấp. b) Sản xuất cây công nghiệp, nhìn chung đòi hỏi số l−ợng và chất l−ợng lao động cao hơn sản xuất cây l−ơng thực, yêu cầu đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật, có kinh nghiệm và tập quán sản xuất từng loại cây trồng; điều kiện và khả 71 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  7. năng cơ giới hoá quá trình sản xuất cây công nghiệp khó khăn hơn sản xuất cây l−ơng thực: Vì thế, khi phân bố sản xuất cây công nghiệp cần quan tâm xem xét đến nguồn lao động để đảm bảo cân đối đủ cả về số l−ợng và chất l−ợng cho nhu cầu phát triển sản xuất. Khi mở rộng quy mô diện tích sản xuất cây công nghiệp cũng cần tính đến việc thoả mãn nhu cầu lao động cho quy mô mới cả về số l−ợng, chất l−ợng và thời vụ sử dụng lao động. c) Sản xuất cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi vốn đầu t− lớn, thời gian thu hồi vốn lâu: Do đặc điểm đó cho nên khi phân bố và phát triển sản xuất cây công nghiệp cần điều tra, tính toán cụ thể về các điều kiện cơ bản cũng nh− nhu cầu về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nhất là vốn, lao động sao cho đảm bảo đầy đủ và có hiệu quả; đồng thời phải nghiên cứu xem xét đến quy hoạch tổng thể và cụ thể của từng vùng để bố trí khu vực sản xuất cây công nghiệp dài ngày đó đ−ợc phát triển ổn định trong thời gian dài, tránh gây lãng phí. d) Sản phẩm cây công nghiệp sản xuất ra phần lớn là sản phẩm hàng hoá, bên cạnh đó hầu hết các loại sản phẩm này lại khó chuyên chở và bảo quản, dễ h− hao và giảm phẩm chất, đòi hỏi phải đ−ợc chế biến kịp thời: Ví dụ: Sản phẩm chè búp t−ơi hoặc trong sản xuất mía đ−ờng, chất l−ợng của sản phẩm sẽ giảm dần theo thời gian sau thu hoạch nếu không chế biến kịp thời. Do vậy, khi phân bố và phát triển sản xuất cây công nghiệp cần phải đảm bảo đầy đủ mọi điều kiện và khả năng để sản xuất ra khối l−ợng sản phẩm hàng hoá lớn với chất l−ợng cao, đáp ứng đ−ợc nhu cầu của thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế; đồng thời đi đôi với việc phân bố sản xuất cây công nghiệp cần giải quyết đồng bộ việc phân bố và xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm theo hình thức liên kết nông - công nghiệp đa dạng và hợp lý. 1.2.3. Ngành chăn nuôi: a) Hoạt động sản xuất của ngành chăn nuôi diễn ra liên tục, vừa không mang tính thời vụ nh− trồng trọt nh−ng lại vừa phụ thuộc vào tính chất thời vụ của ngành trồng trọt: Ngành chăn nuôi cung cấp sức kéo và phân bón hữu cơ cho trồng trọt, ng−ợc lại ngành trồng trọt cung cấp thức ăn (thức ăn thô và thức ăn tinh) là yếu tố quyết định đến quy mô và tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi. Do vậy nên khi phân bố và phát triển ngành chăn nuôi cần xem xét kỹ để đảm bảo cân đối đầy đủ các yếu tố 72 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  8. đầu vào của quá trình sản xuất chăn nuôi, nh−: vốn, lao động, vật t−, giống, chuồng trại, công tác phòng chống dịch bệnh. Trong các yếu tố đó, đặc biệt chú ý là khả năng cung cấp nguồn thức ăn, cho nên cần phải bố trí hợp lý chăn nuôi với trồng trọt, giải quyết tốt khâu chế biến và dự trữ thức ăn cho chăn nuôi để đảm bảo tốt các điều kiện cho chăn nuôi phát triển đạt hiệu quả cao. b) Ngành chăn nuôi có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với ngành trồng trọt, chúng tạo điều kiện thúc đẩy nhau cùng phát triển nếu nh− việcphân bố sản xuất cân đối hợp lý và ng−ợc lại: Trong thực tế tuỳ vào mục đích chăn nuôi sẽ cho ta các sản phẩm chăn nuôi có giá trị khác nhau hoặc cung cấp sức kéo súc vật, hoặc cung cấp các loại con giống, hoặc cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm nh− thịt, trứng, sữa hoặc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nh− lông, da Do đặc điểm đó nên đồng thời với phân bố và phát triển chăn nuôi cần phải chú ý giải quyết đầy đủ và đúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa hai ngành sản xuất quan trọng này để cả hai ngành cùng phát triển nhằm đem lại hiệu quả cao cho mỗi ngành và cho cả nền nông nghiệp. c) Ngành chăn nuôi cùng một lúc có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm với nhiều giá trị khác nhau, phục vụ cho nhiều ngành sản xuất và đời sống của nhân dân: Vì thế, để giải quyết một vấn đề cơ bản quan trọng là “sản xuất cái mà xã hội cần” thì khi phân bố và phát triển ngành chăn nuôi cần phải căn cứ vào nhu cầu của các ngành sản xuất khác; nhu cầu của thị tr−ờng và khả năng tiêu dùng của xã hội, đồng thời cũng cần xuất phát và căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa ph−ơng, mỗi vùng để phân bố chăn nuôi sao cho cân đối, thích hợp với thực tế về khả năng các yếu tố đầu vào của sản xuất ngành chăn nuôi để bố trí quy mô và cơ cấu đàn gia súc, gia cầm cho hợp lý, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng về sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi. d) Các sản phẩm là th−ơng phẩm của ngành chăn nuôi sản xuất ra đều khó bảo quản, cần phải đ−ợc vận chuyển kịp thời đến nơi tiêu thụ sản phẩm t−ơi sống hoặc chế biến để giữ đ−ợc phẩm cấp của nó: Vì các loại sản phẩm mà ngành chăn nuôi cung cấp là th−ơng phẩm có tỷ lệ n−ớc cao và hàm l−ợng dinh d−ỡng lớn cho nên rất dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập và làm h− hại sản phẩm. Do vậy phân bố và phát triển chăn nuôi cần l−u ý kết hợp với việc xây dựng các cơ sở chế biến hoặc bố trí các ph−ơng tiện vận chuyển chuyên dùng thích hợp hoặc bố trí gần nơi tiêu thụ sản phẩm, có vậy mới đảm bảo đạt đ−ợc hiệu quả cao trong chăn nuôi. 73 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  9. II. Các nhân tố ảnh h−ởng đến phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp 2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên Vì đối t−ợng sản xuất của nông nghiệp là những sinh vật nên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện tự nhiên. Hay nói cách khác là các điều kiện tự nhiên có ảnh h−ởng trực tiếp, thậm chí có khi quyết định đến việc phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong các yếu tố của tự nhiên thì thời tiết - khí hậu và thổ nh−ỡng, nguồn n−ớc là có ảnh h−ởng và tác động nhiều nhất và chính vì thế nên khi phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp cần phải quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ: “Đất - n−ớc - khí hậu và thời tiết - cây trồng và vật nuôi”. Điều trên đây có thể thấy và chứng minh bằng thực tế rằng: cùng một loại cây trồng nh−ng đ−ợc phân bố và phát triển ở từng vùng khác nhau, chắc chắn sẽ cho năng suất và chất l−ợng sản phẩm không giống nhau. Đó chính là ảnh h−ởng tác động của điều kiện tự nhiên đem lại. Do vậy, việc điều tra nghiên cứu, phân tích và đánh giá đúng đắn điều kiện tự nhiên, nhất là khí hậu - thời tiết, nguồn n−ớc và đất đai là tiền đề cho việc phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp hợp lý có hiệu quả. Đối với n−ớc ta, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng nh− về thuỷ văn cũng vậy, có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp, song cũng không ít khó khăn bởi tính chất khắc nhiệt của điều kiện khí hậu thời tiết và thuỷ văn đó gây ra. Do đó, khi phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp cần điều tra phân tích đầy đủ các yếu tố về khí hậu thời tiết và thuỷ văn một cách chi tiết, chính xác nhằm tận dụng, khai thác triệt để lợi thế của nó mang lại, đồng thời khắc phục và hạn chế những khó khăn, tác hại do chính nó gây ra. Về đất đai, ở n−ớc ta 3/4 diện tích là đất đồi núi dốc, địa hình phức tạp và lý hoá tính của đất rất phong phú, đa dạng; trong toàn bộ diện tích đất tự nhiên của n−ớc ta hiện chỉ có khoảng 11 triệu ha đảm bảo sản xuất an toàn, nh−ng diện tích này đã và đang có xu h−ớng bị giảm đi do các nhu cầu khác của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đô thị hoá. Mặt khác, dân số vẫn đang trong tình trạng biến động tăng, cho nên bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu ng−ời vốn đã thấp sẽ còn bị giảm xuống nữa. Do vậy, khi phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp cần l−u ý thực hiện tốt nguyên tắc sử dụng đất “đầy đủ và hợp lý”. 2.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội Nhóm nhân tố này bao gồm nhiều loại yếu tố khác nhau, trong đó có cả các yếu tố vật chất và phi vật chất đã tác động, ảnh h−ởng rất lớn đến quá trình phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp. 74 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  10. Thứ nhất: với Việt Nam, tr−ớc hết phải nói đến một yếu tố quan trọng trong các yếu tố phi vật chất, đó là sự đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng, đã và đang là yếu tố có tác động mạnh mẽ và giữ vai trò quyết định đối với sự phân bố và phát triển nông nghiệp cũng nh− kinh tế nông thôn n−ớc ta, nó đã thúc đẩy nền nông nghiệp của đất n−ớc có b−ớc chuyển đáng kể, tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá theo h−ớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thứ hai: các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng đã và đang đ−ợc nâng cấp, tăng c−ờng, nh−: thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, hệ thống và các ph−ơng tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; các giống cây trồng, vật nuôi mới với các ph−ơng pháp nhân giống mới và sự phát triển của ngành công nghệ sinh học đã có những tác động tích cực đến quá trình phân bố và phát triển của nông nghiệp. Thứ ba: lực l−ợng lao động trong nông nghiệp, nông thôn của n−ớc ta đang còn chiếm trên 60% lao động xã hội của cả n−ớc, đó cũng là một yếu tố quan trọng, một nguồn lực to lớn có ảnh h−ởng không nhỏ cần đ−ợc tận dụng, khai thác có hiệu quả để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đồng thời góp phần giải quyết một vấn đề xã hội quan trọng của đất n−ớc đó là việc làm cho lao động. III. Thực trạng phân bố và phát triển nông nghiệp Việt Nam 3.1. Tình hình phân bố và phát triển các ngành sản xuất trong nông nghiệp 3.1.1. Ngành trồng trọt: a) Ngành trồng cây l−ơng thực và cây thực phẩm: Trong nhóm cây l−ơng thực ở n−ớc ta thì cây lúa luôn luôn giữ vị trí hàng đầu và vai trò chủ đạo, nó đã đi vào đời sống th−ờng nhật của nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay. Cây lúa đ−ợc phân bố tập trung với quy mô diện tích lớn ở vùng Đồng bằng sông Hồng (1046,7 nghìn ha) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (37.609 nghìn ha). Ngoài hai vùng lúa lớn và giữ vai trò quan trọng của cả n−ớc, còn có các dải đồng bằng tuy quy mô nhỏ hẹp và không tập trung nh−ng có vai trò to lớn đối với các vùng miền khác, đó là các đồng bằng: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, Nam - Ngãi - Định, Phú Yên - Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận và một số cánh đồng lúa ở vùng Đông Bắc: Trùng Khánh, Quảng Yên, Đông Khê, Thất Khê; ở vùng Tây Bắc: Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên. Tình hình phát triển cây lúa trong thời 75 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  11. gian qua đ−ợc tăng lên liên tục, cả diện tích và năng suất ở cả 3 vụ: Đông xuân, hè thu và vụ mùa, nên tổng sản l−ợng thóc không ngừng tăng lên trong 10 năm qua. Cùng với cây lúa thì các cây hoa màu l−ơng thực có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp một phần l−ơng thực cho ng−ời, thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển, trong những năm vừa qua diện tích các cây màu l−ơng thực dao động trong khoảng 1 triệu đến hơn 1,2 triệu ha và sản l−ợng màu quy thóc dao động trong khoảng 2,2 triệu đến 3,1 triệu tấn. Trong nhóm cây màu l−ơng thực thì cây ngô đ−ợc coi trọng hơn cả, so với tr−ớc khi đổi mới (1985) thì năm 2000 có diện tích ngô tăng 1,84 lần và sản l−ợng tăng 3,42 lần, qua các con số này cho ta thấy rằng năng suất ngô tăng lên đáng kể, chính là do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đăc biệt là đ−a các giống ngô mới, vào sản xuất trên quy mô đại trà. Diện tích trồng ngô đ−ợc phân bố chủ yếu ở hai vùng: Đông Bắc và Đông Nam Bộ, tiếp sau là các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Sau cây ngô là cây khoai lang và cây sắn trong nhóm các cây hoa màu l−ơng thực nh−ng diện tích trồng chúng đã và đang có xu h−ớng giảm đi để nh−ờng chỗ cho các cây trồng khác đem lại hiệu quả cao hơn. Biểu 6.2. Thực trạng diện tích, sản l−ợng l−ơng thực thời kỳ 1990-2000 Diện tích (nghìn ha) Sản l−ợng (nghìn tấn) Năm Cây Trong đó L−ơng thực Trong đó l−ơng thực riêng cây lúa quy thóc riêng thóc 1990 6.474,6 6.042,8 19.896,1 19.225,1 1991 6.750,4 6.302,8 20.293,9 19.621,9 1992 6.953,3 6.475,3 22.338,3 21.590,4 1993 7.055,9 6.559,4 23.718,7 22.836,5 1994 7.133,2 6.598,6 24.672,1 23.528,2 1995 7.322,4 6.765,6 26.140,9 24.963,7 1996 7.619,0 7.003,8 27.933,4 26.396,7 1997 7.762,6 7.099,7 29.174,5 27.523,9 1998 8.012,4 7.362,7 30.757,5 29.145,5 1999 8.345,4 7.653,6 33.146,9 31.393,8 2000 8.396,5 7.666,3 34.535,4 32.529,5 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Về cây thực phẩm, ở n−ớc ta có tập đoàn cây trồng khá phong phú và đa dạng. Tình hình sản xuất các loại rau đậu có thể tiến hành ở khắp nơi và ở nhiều mùa vụ 76 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  12. trong năm. Các vùng trồng cây thực phẩm đã và đang đ−ợc hình thành và phát triển, nhất là các loại rau sạch, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị tr−ờng về loại thực phẩm này. b) Ngành trồng cây công nghiệp: Trong ngành trồng cây công nghiệp đ−ợc phân thành hai nhóm: cây dài ngày và cây ngắn ngày. ở n−ớc ta, điển hình cho cây công nghiệp dài ngày có: Chè, Cà phê, Cao su, Dừa , cây ngắn ngày có: Mía, Lạc, Đậu t−ơng, Thuốc lá, Bông, Cói, Đay Trong những năm vừa qua, nhất là từ khi thực hiện đổi mới, ngành trồng cây công nghiệp đã đ−ợc đẩy mạnh phát triển, các vùng chuyên canh với quy mô diện tích lớn đ−ợc hình thành nhằm khai thác những lợi thế sẵn có và đáp ứng cho nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu về sản phẩm cây công nghiệp. + Cây mía đ−ợc phân bố ở tất cả các vùng trong cả n−ớc, diện tích lớn nhất ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. + Cây lạc đ−ợc trồng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ, tiếp sau các vùng đó là vùng Đông Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, rồi đến Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. + Cây đậu t−ơng có thể phân bố ở tất cả các vùng trong n−ớc ta, nh−ng tập trung nhất là vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng; tiếp sau là các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc và Tây Nguyên. + Cây thuốc lá có quy mô diện tích lớn nhất là ở vùng Đông Nam Bộ, sau đó là vùng Đông Bắc và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. + Cây bông đ−ợc trồng nhiều nhất là các tỉnh Đồng Nai (Vùng Đông Nam Bộ) và Đắc Lắc (Vùng Tây nguyên). Nhóm cây công nghiệp hàng năm (cây ngắn ngày) đ−ợc trồng với diện tích nhiều hơn cả là mía, lạc, đậu t−ơng; rồi đến thuốc lá, bông, cói, đay, dâu tằm Biểu 6.3. Diện tích và sản l−ợng một số cây công nghiệp hàng năm thời kỳ 1985-2000 Loại cây trồng 1985 1990 1995 2000 Diện tích (nghìn ha) - Mía 143,2 130,6 224,8 302,3 - Lạc 212,7 201,4 259,9 244,9 77 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  13. (tiếp biểu 6.3) - Đậu t−ơng 102,0 110,0 121,1 124,1 - Thuốc lá 42,6 26,5 27,7 24,4 - Bông 13,8 8,3 17,5 18,6 - Cói 15,3 11,4 10,4 9,3 - Đay 22,0 11,7 7,5 5,5 Sản l−ợng (nghìn tấn) - Mía 5.559,7 5.397,6 10.711,1 15.044,3 - Lạc 202,4 213,1 334,5 355,3 - Đậu t−ơng 79,1 86,6 125,5 149,3 - Thuốc lá 38,4 21,8 27,7 27,1 - Bông 4,5 3,1 12,8 18,8 - Cói 92,8 63,3 75,5 61,4 - Đay 47,1 23,8 14,8 11,3 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1990 - 2001 Nhóm cây công nghiệp lâu năm (cây dài ngày) chủ yếu và có giá trị gồm có cao su, chè, cà phê, dừa Tình hình phát triển một số cây chủ yếu trong nhóm này đ−ợc thể hiện trong biểu 6.4. Biểu 6.4. Diện tích và sản l−ợng một số cây công nghiệp lâu năm thời kỳ 1985-2000 Loại cây trồng 1985 1990 1995 2000 Diện tích (nghìn ha) Cao su 180,2 221,7 278,4 412,0 Cà phê 44,7 119,3 186,4 561,9 Chè 50,8 60,0 66,7 87,7 Dừa 127,0 212,3 172,9 161,3 Sản l−ợng (nghìn tấn) Cao su (mủ khô) 47,9 57,9 124,7 290,8 Cà phê (nhân) 12,3 92,0 218,0 802,5 Chè (khô) 28,2 32,2 40,2 69,9 Dừa (quả) 611,8 894,4 1165,3 884,8 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1990 - 2001 78 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  14. + Cây cao su có nguồn gốc cận nhiệt đới nên địa bàn thích hợp hơn cả là các tỉnh phía Nam n−ớc ta, nó đ−ợc phân bố tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ cũng có ít diện tích trồng cao su. + Cây cà phê là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, −a nhiệt và −a ẩm. Diện tích cà phê tăng lên t−ơng đối nhanh trong thời gian qua và có tới 3/4 diện tích cà phê của cả n−ớc tập trung ở Đắc Lắc (vùng Tây Nguyên). Cà phê Buôn Mê Thuật nổi tiếng không chỉ ở trong n−ớc mà cả trên thị tr−ờng quốc tế. Diện tích trồng cà phê còn lại đ−ợc phân bố ở vùng Đông Nam Bộ và ở một số vùng khác nh−ng với quy mô nhỏ. + Cây chè cũng là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới nên rất thích hợp với n−ớc ta. Nhìn chung hầu hết các vùng trong cả n−ớc đều có thể trồng chè đ−ợc, nh−ng diện tích chè chủ yếu tập trung ở các tỉnh từ Nghệ An trở ra phía Bắc (khoảng 90% diện tích chè cả n−ớc ở khu vực này), sau đó là các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. c) Ngành trồng cây ăn quả: N−ớc ta có rất nhiều tiềm năng cho ngành trồng cây ăn quả phát triển với tập đoàn cây trồng phong phú, có nguồn gốc khác nhau và thực tế nó đã đ−ợc trồng từ lâu đời ở tất cả các vùng trong cả n−ớc. Nhiều sản phẩm đã nổi tiếng từ x−a nh− b−ởi Đoan Hùng, Phúc Trạch, Biên Hoà; nhãn lồng H−ng Yên; cam Xã Đoài; xoài Lái Thiêu, Cao Lãnh; đào Sa Pa, mận Lạng Sơn Tuy nhiên, tình hình phát triển của ngành này còn chậm và thiếu ổn định do một số nguyên nhân tác động, trong đó có vấn đề tiêu thụ, bảo quản và chế biến sản phẩm đang còn nhiều khó khăn làm cho ng−ời sản xuất ch−a hoàn toàn yên tâm sản xuất trên diện tích đã trồng cũng nh− mở rộng thêm quy mô diện tích trồng mới. d) Ngành chăn nuôi: Sự phát triển ngành chăn nuôi của n−ớc ta ch−a t−ơng xứng với tiềm năng sẵn có về mọi mặt của đất n−ớc, ch−a đáp ứng thoả mãn cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về các loại sản phẩm. Trong các năm qua tuy quy mô đàn gia súc, gia cầm cũng nh− cơ cấu giá trị sản l−ợng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp có tăng lên, song còn thấp và chậm. - Chăn nuôi gia súc lớn: + Chăn nuôi trâu đ−ợc phát triển theo nhiều h−ớng khác nhau, nh− cung cấp sức kéo, thực phẩm, sữa, sinh sản và có địa bàn phân bố tập trung chủ yếu là ở hai 79 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  15. vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, sau đó đến vùng Tây Bắc. Các tỉnh miền Nam việc chăn nuôi trâu ch−a đ−ợc phát triển. + Chăn nuôi bò đ−ợc phân bố và phát triển t−ơng đối đồng đều ở các vùng trong cả n−ớc, song ở mỗi vùng khác nhau có quy mô và h−ớng chăn nuôi không giống nhau. Đàn bò đ−ợc phân bố tập trung nhiều nhất theo h−ớng tổng hợp (cày kéo, sinh sản, thịt); theo h−ớng sinh sản hoặc lấy sữa đ−ợc phân bố chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên nh− Tây Bắc, Tây Nguyên, ngoài ra trong những năm gần đây ở khu ven đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện chăn nuôi bò sữa; còn hai vùng đồng bằng rộng lớn của đất n−ớc thì chăn nuôi bò theo h−ớng cung cấp sức kéo là chủ yếu. Biểu 6.5. Số l−ợng đàn gia súc, gia cầm của Việt Nam thời kỳ 1985-2000 Gia súc lớn Gia súc nhỏ Gia cầm Năm (nghìn con) (nghìn con) (triệu con) Trâu Bò Ngựa Lợn Dê, Cừu 1985 2.590,2 2.597,6 132,7 11.807,5 402,6 91,2 1990 2.854,1 3.116,9 141,3 12.260,5 372,3 107,4 1991 2.858,6 3.135,6 133,7 12.194,3 312,5 109,0 1992 2.886,5 3.201,8 133,1 13.891,7 312,3 124,5 1993 2.960,8 3.333,0 132,9 14.873,9 353,0 133,4 1994 2.977,3 3.466,8 131,1 15.587,7 427,9 137,8 1995 2.962,8 3.638,9 126,8 16.306,4 550,5 142,1 1996 2.953,9 3.800,0 125,8 16.921,7 512,8 151,4 1997 2.943,6 3.904,8 119,8 17.635,9 515,0 160,6 1998 2.951,4 3.987,3 122,8 18.132,4 514,3 166,4 1999 2.955,7 4.063,6 149,5 18.885,8 470,7 179,3 2000 2.897,2 4.127,9 126,5 20.193,8 543,9 196,1 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 80 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  16. + Ngựa đ−ợc nuôi chủ yếu ở các vùng miền núi để phục vụ cho việc vận chuyển ng−ời và hàng hoá trong khi các dạng loại giao thông ở đây còn khó khăn, ch−a phát triển. Tuy nhiên, chăn nuôi ngựa ở n−ớc ta phát triển ch−a ổn định, có xu h−ớng giảm đi về số l−ợng đầu con. - Chăn nuôi gia súc nhỏ: Trong đàn gia súc nhỏ thì chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi lấy thịt khá phổ biến ở n−ớc ta có vị trí quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi. Ngoài việc cung cấp thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc và xuất khẩu, nó còn tạo điều kiện thu hút nguồn lao động trong nông thôn vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và cung cấp một phần nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt. N−ớc ta có nhiều giống lợn, trong những năm qua nhờ việc chọn lọc và lai tạo giống nên chất l−ợng đàn lợn và năng suất chăn nuôi ngày càng tăng, đặc biệt, gần đây chăn nuôi lợn h−ớng nạc khá phát triển ở nhiều nơi đã thu đ−ợc kết quả khả quan. Quy mô đàn lợn tăng lên khá ổn định trong các năm qua, vùng chăn nuôi nhiều lợn nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, rồi đến các vùng khác trong cả n−ớc. - Chăn nuôi gia cầm ngày càng có vai trò to lớn trong sản xuất và đời sống, nó vừa là nguồn cung cấp thực phẩm quý cho con ng−ời, lại tận dụng đ−ợc nguồn lao động và các loại phế phụ phẩm của trồng trọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các điều kiện và tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia cầm ở n−ớc ta rất lớn nên trong những năm vừa qua, quy mô đàn gia cầm tăng khá nhanh. Chăn nuôi gà đ−ợc phát triển rộng khắp ở các vùng, miền trong cả n−ớc, chủ yếu trong các hộ gia đình, ngoài ra ở các vùng ven đô thị còn có một số xí nghiệp, trang trại lớn chăn nuôi gà theo ph−ơng pháp công nghiệp để cung cấp thịt, trứng cho khu vực. Vịt đ−ợc phân bố và phát triển tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngan, ngỗng đ−ợc nuôi nhiều ở các vùng t−ơng đối cao thuộc Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ. 3.2. Một số nhận xét chung về thực trạng phân bố và phát triển nông nghiệp Việt Nam N−ớc ta nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu nh−ng có vị trí địa lý khá độc đáo, riêng phần lục địa đ−ợc trải dài trên 15 vĩ độ nên mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha trộn ít nhiều tính chất ôn đới, do vậy nền nông nghiệp n−ớc ta đ−ợc phát triển với tập đoàn cây trồng và vật nuôi rất phong phú và đa dạng. 81 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  17. Thật vậy, hầu hết các cây trồng và vật nuôi đ−ợc phát triển ở n−ớc ta có nguồn gốc nhiệt đới nh−: - Cây l−ơng thực: Lúa, ngô, khoai, sắn - Cây công nghiệp: Cao su, chè, cà phê (cây dài ngày) Mía, đỗ t−ơng, thuốc lá (cây ngắn ngày) - Cây thực phẩm: Rau muống, cà, m−ớp, xu xu, bầu bí - Cây ăn quả: Vải, nhãn, xoài, dứa, mít, chuối - Các vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gà, Ngoài ra còn có một số cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới hoặc ôn đới, nh− các loại cây thực phẩm: Su hào, bắp cải, củ cải đ−ờng , cây ăn quả: Đào, táo, mận, lê ; vật nuôi: Cừu. Với vị trí địa lý và khí hậu thời tiết đó đã cho phép nền nông nghiệp Việt Nam có thể trồng cấy quanh năm và thu hoạch bốn mùa hoa trái cũng nh− chăn nuôi với nhiều loại gia súc, gia cầm khác nhau nếu nh− biết tận dụng và khai thác tốt những thuận lợi, đồng thời khắc phục và hạn chế những khó khăn do chính các điều kiện tự nhiên đó ảnh h−ởng, tác động đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp. Thực tế nền nông nghiệp Việt Nam đã khởi sắc tiến bộ và b−ớc đầu đã đạt đ−ợc thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là từ sau khi có Nghị quyết 10 NQ/Tw ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông thôn, trong từng hộ nông dân”. Điều đó đ−ợc chứng minh rõ nhất là từ một n−ớc phải nhập khẩu l−ơng thực, đến nay không những n−ớc ta đã đảm bảo đ−ợc chiến l−ợc an ninh l−ơng thực trong cả n−ớc mà trong các năm gần đây bình quân mỗi năm n−ớc ta đã xuất khẩu đ−ợc trên d−ới 4 triệu tấn gạo, đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Ngoài ra, n−ớc ta còn xuất khẩu nhiều loại nông sản hàng hoá thuộc nhóm cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, các loại hoa và sản phẩm chăn nuôi ra thị tr−ờng các n−ớc trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất n−ớc. Đồng thời, mặc dù xuất phát điểm là từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, phân tán, năng suất và hiệu quả thấp, nh−ng đến nay chúng ta đã và đang chuyển dần sang một nền nông nghiệp hàng hoá, phát triển đa dạng với năng suất và hiệu quả cao hơn theo h−ớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá cả trong trồng trọt và chăn nuôi, tổng sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, đời sống nông dân ngày càng đ−ợc cải thiện hơn. 82 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  18. Bên cạnh đó, trong nông nghiệp đã và đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ độc canh, thuần nông sang đa canh tổng hợp, phát triển khá toàn diện các ngành cả trong trồng trọt và cả trong chăn nuôi, với mục đích không chỉ thoả mãn cho nhu cầu của nông dân cũng nh− mọi c− dân trong nông thôn mà còn cung cấp nông sản hàng hoá cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu. Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đ−ợc biểu hiện bằng các con số cụ thể trong biểu 6.6. Biểu 6.6. Cơ cấu các ngành sản xuất trong nông nghiệp Đơn vị tính: % Chia ra Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 100,0 79,3 17,9 2,8 1991 100,0 79,6 17,9 2,5 1992 100,0 76,5 20,7 2,8 1993 100,0 75,7 21,4 2,9 1994 100,0 77,0 20,2 2,8 1995 100,0 78,1 18,9 3,0 1996 100,0 77,9 19,3 2,8 1997 100,0 77,9 19,4 2,7 1998 100,0 79,7 17,8 2,5 1999 100,0 79,2 18,5 2,3 2000 100,0 78,2 19,3 2,5 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Từ sau khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, nông nghiệp n−ớc ta đã thu đ−ợc những kết quả cơ bản b−ớc đầu rất quan trọng, nó đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội trong khu vực nông thôn thay đổi đáng kể, góp phần tích cực vào tiến bộ kinh tế - xã hội của đất n−ớc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và tiến bộ đó, trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, nh−: cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch còn chậm, vẫn còn tình trạng mất cân đối và bất hợp lý trong cơ cấu đó; năng suất lao động còn thấp; nông sản hàng hoá còn ít ch−a đáp ứng đ−ợc đầy đủ cho nhu cầu trong n−ớc và cho nhu cầu xuất khẩu đòi hỏi ngày càng lớn và đa dạng. Do đó, cần nghiên cứu để giải quyết bằng các biện pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục thực hiện phân bố và phát triển nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn, để thu đ−ợc hiệu quả toàn diện ngày càng cao hơn, vẫn phải tiếp tục thực hiện tích cực quá 83 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  19. trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo h−ớng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá, kết hợp với quá trình đô thị hoá nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất n−ớc. IV. Định h−ớng phân bố và phát triển nông nghiệp Việt Nam Từ thực trạng nêu trên, kết hợp với điều kiện và tiềm năng về các nguồn lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của từng địa ph−ơng, từng vùng và cả n−ớc, đồng thời để thoả mãn cho nhu cầu về nông sản phẩm của nền kinh tế quốc dân và cho nhu cầu xuất khẩu trong giai đoạn cách mạng mới của đất n−ớc, góp phần cùng các ngành kinh tế khác trong cả n−ớc phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một n−ớc công nghiệp phát triển, đòi hỏi phải xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý giữa hai nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi trong tổng thể ngành nông nghiệp và trong nội bộ từng nhóm ngành đó. Trong tổng thể toàn ngành nông nghiệp cần tăng nhanh cơ cấu ngành chăn nuôi để chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính, cân đối với trồng trọt. Trong nội bộ từng nhóm ngành cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong trồng trọt và cơ cấu vật nuôi, h−ớng nuôi trong chăn nuôi. Trong trồng trọt, cây l−ơng thực luôn luôn giữ vị trí hàng đầu và vai trò chủ lực vì nó có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh l−ơng thực của quốc gia - đó là cơ sở vững chắc cho mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc, đời sống của nhân dân và an ninh của Tổ quốc. Ngoài ra, nó còn đóng góp nguồn nông sản hàng hoá cho nhu cầu xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân. Do đó, cần phải tăng c−ờng đầu t− thâm canh cao trên toàn bộ diện tích sản xuất cây l−ơng thực, nhất là cây lúa n−ớc, ở hai vùng đồng bằng lớn Bắc Bộ và Nam Bộ, cũng nh− các dải đồng bằng vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và các cánh đồng ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc Bắc Bộ và vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh cây l−ơng thực, cần tăng nhanh quy mô và cơ cấu ngành trồng cây công nghiệp (cả cây dài ngày và cây ngắn ngày) , cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa và cây cảnh theo h−ớng sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú về các loại nông sản cho tiêu dùng nội bộ và cho xuất khẩu. Với n−ớc ta tiềm năng về mọi mặt để phát triển các nhóm cây trồng này còn rất lớn, song nhiều năm qua h−a đ−ợc khai thác đầy đủ và hợp lý. Do vậy, h−ớng tới cần phải tăng c−ờng đẩy mạnh phát triển các nhóm cây trồng này ở những nơi có các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thích hợp nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp n−ớc ta nói chung. 84 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  20. Cây công nghiệp dài ngày nh− cao su cần đ−ợc mở rộng diện tích ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, phấn đấu đến năm 2010 diện tích sản xuất đạt 55 vạn ha với sản l−ợng khoảng 45 vạn tấn mủ khô. Cây cà phê tập trung ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, cần mở rộng diện tích mới ở các vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An). Đối với cây chè, cần tăng c−ờng thâm canh tăng năng suất trên diện tích sản xuất chè hiện có ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc, Lâm Đồng (Tây Nguyên) và các vùng khác; đồng thời trồng mới mở rộng diện tích chè ở một số nơi có điều kiện nh− Thanh Hoá, phía Tây Nghệ An (Bắc Trung Bộ) phấn đấu đến năm 2005 có 104 nghìn ha chè trong cả n−ớc. Cây ăn quả trong thời gian tới cần tập trung đầu t− và phát triển các vùng sản xuất có tính hàng hoá lớn nh− xoài ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, cam ở Phủ Quỳ (Nghệ An), mận ở Bắc Hà (Lào Cai), vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) đồng thời chú trọng đến khâu chế biến và thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Trong chăn nuôi, cần phát triển đa dạng hoá các loại gia súc, gia cầm có thể sinh tr−ởng và phát triển tốt ở n−ớc ta theo các ph−ơng thức, các h−ớng nuôi và phục vụ cho các mục đích chăn nuôi khác nhau. Đặc biệt, cần mở rộng quy mô và cơ cấu đàn gia súc, gia cầm cung cấp th−ơng phẩm (thịt, trứng, sữa, da) để thoả mãn cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, nguồn hàng cho xuất khẩu; đồng thời chú trọng phát triển đàn gia súc, gia cầm sinh sản để cung cấp con giống cho h−ớng chăn nuôi toàn diện trong nông nghiệp. Trong chăn nuôi gia súc lớn cần phấn đấu để trong những năm tới tăng quy mô đàn trâu lên trên 3 triệu con; bò đạt trên 4 triệu con, trong đó cần mở rộng quy mô đàn bò sữa ở Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng) và ngoại vi các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ). Trong chăn nuôi gia súc nhỏ, cần phát triển mạnh đàn lợn ở khắp các vùng, miền, phấn đấu đến năm 2010 đ−a quy mô đàn lợn của cả n−ớc đạt đ−ợc 28 - 30 triệu con. Chăn nuôi gia cầm cần đẩy mạnh phát triển rộng khắp để đến năm 2010 đạt quy mô đàn tới 340 - 350 triệu con. * Để thực hiện định h−ớng trên đây, cần phải giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau: Trong trồng trọt phải chú trọng cả việc mở rộng diện tích bằng khai hoang, phục hoá và tăng vụ ở những nơi còn khả năng và có điều kiện; đồng thời tăng c−ờng đầu t− thâm canh tăng năng suất cây trồng trên toàn bộ diện tích đang tiến hành sản xuất các loại cây trồng. Trong đó cần đặc biệt chú ý tăng hàm l−ợng “chất xám” trong các loại sản phẩm bằng cách áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học 85 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  21. kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, từ việc sử dụng các giống cây trồng mới thích hợp có năng suất và chất l−ợng cao, đến việc áp dụng các ph−ơng pháp canh tác tiên tiến cùng với việc sử dụng các chế phẩm phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng do ngành công nghệ sinh học mang lại, điều đó không chỉ nhằm mục đích không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất mà nó còn tạo ra và cung cấp cho xã hội các loại sản phẩm sạch, an toàn cho đời sống con ng−ời, đảm bảo cho môi tr−ờng trong lành và một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trong chăn nuôi phải chú trọng đồng bộ các giải pháp, đi đôi với việc mở rộng quy mô đàn gia súc, gia cầm có cơ cấu hợp lý theo các h−ớng chăn nuôi và phù hợp với từng vùng thì cần quan tâm giải quyết cân đối hàng loạt các yếu tố đầu vào khác, nh−: con giống, thức ăn, chuồng trại, lao động, công cụ sản xuất và công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đặc biệt cần tăng c−ờng áp dụng các ph−ơng pháp chăn nuôi tiên tiến với các giống gia súc, gia cầm mới (lợn siêu nạc, ngan siêu gan, gà siêu trứng, bò sữa cao sản. v.v ), cùng với các loại thức ăn giàu dinh d−ỡng, đủ các loại sinh tố và khoáng chất thích hợp với từng loại gia súc, gia cầm theo các h−ớng nuôi trong chăn nuôi. b. lâm nghiệp I. Vai trò của lâm nghiệp Ngành lâm nghiệp hay nghề rừng đối với Việt Nam có vai trò to lớn trên nhiều lĩnh vực, kể cả quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân đến vấn đề an ninh quốc phòng và cả việc xây dựng, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái tiến bộ. Lâm nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển; cung cấp vật liệu và nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải; cung cấp nguồn hàng hoá cho xuất khẩu; cung cấp nhiều loại lâm sản phục vụ cho nhu cầu dân sinh hàng ngày. Lâm nghiệp phát triển còn là điều kiện để thực hiện sự phân công và thu hút nguồn lao động tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc, tăng thu nhập cho nhân dân - đặc biệt là đồng bào dân tộc ít ng−ời ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao của Tổ quốc. Bên cạnh đó, rừng còn là một yếu tố, một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể môi 86 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  22. tr−ờng tự nhiên, có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ sản xuất và đời sống của con ng−ời, xây dựng môi tr−ờng sinh thái tiến bộ và bền vững. II. Đặc điểm phân bố và phát triển lâm nghiệp Việt Nam Việt Nam có diện tích rừng rộng lớn và đ−ợc phân bố rộng khắp trên các dạng địa hình khác nhau của đất n−ớc, trong đó có cả rừng tự nhiên và rừng trồng mới, có cả rừng tập trung và rừng phân tán. Tuỳ từng mục đích khác nhau mà ngành lâm nghiệp phân bố và phát triển rừng với những quy mô khác nhau trên những vùng lãnh thổ khác nhau. Rừng Việt Nam chủ yếu là rừng nhiệt đới, chỉ có một số ít diện tích rừng ôn đới ở những vùng núi cao và vùng Tây Nguyên, đó chính là do điều kiện khí hậu của n−ớc ta tạo nên. Với đặc điểm đó có rất nhiều thuận lợi cho ngành lâm nghiệp n−ớc ta phát triển với tập đoàn động, thực vật rừng phong phú và đa dạng, có khả năng cho năng suất cao, cung cấp nhiều lâm sản cho đất n−ớc. III. Các yếu tố ảnh h−ởng đến phân bố và phát triển lâm nghiệp 3.1. Yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Vì đối t−ợng sản xuất của ngành lâm nghiệp là sinh vật nên các yếu tố tự nhiên có tác động và ảnh h−ởng lớn đến quá trình phân bố và phát triển ngành lâm nghiệp. Với n−ớc ta, yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha trộn ít nhiều tính chất ôn đới là điều kiện rất thuận lợi nh−ng cũng chính nó gây ra không ít khó khăn cho sự phân bố và phát triển của ngành lâm nghiệp. Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, theo thống kê của các nhà lâm học thì rừng Việt Nam có tới trên 7 nghìn loài thực vật với khá đầy đủ các nhóm cung cấp gỗ (kể cả các loại gỗ quý, nh−: Đinh, Lim, Sến, Táu, Gụ, Mun, Lát ), cung cấp nhựa, cung cấp d−ợc liệu, các loại tre nứa.v.v ; có tới 3 trăm loài thú lớn nhỏ và động vật bò sát; 1,2 nghìn loài chim quý Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên đất với khoảng 3/4 diện tích đất tự nhiên là đất đồi núi dốc - đây chính là cơ sở, là nguồn lực to lớn cho sự phát triển của lâm nghiệp n−ớc ta. Tuy vậy, trong những năm qua việc quản lý và khai thác ch−a tốt nên hiệu quả ch−a cao; nạn khai thác và tàn phá rừng khá phổ biến, rừng ít đ−ợc chăm sóc đã gây nên hậu quả không tốt, phần nào đã làm cho nguồn tài nguyên rừng bị cạn kiệt. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có ph−ơng h−ớng và giải pháp tích cực để phục hồi và phát triển rừng và ngành lâm nghiệp. 87 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  23. 3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội Để phát triển nghề rừng (cả trồng mới, chăm sóc tu bổ, bảo vệ và khai thác) cần đòi hỏi cung cấp một lực l−ợng lao động thích hợp cả về số l−ợng và chất l−ợng. Lao động n−ớc ta khá dồi dào, tài nguyên rừng rộng lớn, nh−ng trong các năm qua đầu t− lao động cho ngành lâm nghiệp còn quá ít, trong khi đó nguồn lao động còn dôi d− thiếu việc làm chiếm tỷ lệ t−ơng đối cao, nhất là trong khu vực nông thôn. Do đó, đối với n−ớc ta, cùng với tiềm năng to lớn về tự nhiên, cần phải khai thác thế mạnh về nguồn lực quan trọng này để đẩy mạnh phát triển ngành lâm nghiệp nhằm giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho ng−ời lao động, đồng thời tăng thêm thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh yếu tố lao động thì nhu cầu về các loại lâm sản của đất n−ớc cùng với nhu cầu dân sinh và nhu cầu xuất khẩu còn rất lớn mà tiềm năng của ta còn nhiều, đó cũng là một yếu tố quan trọng kích thích, thúc đẩy ngành lâm nghiệp ngày càng phát triển. Mặt khác, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành lâm nghiệp và nghề rừng ngày càng đ−ợc tăng c−ờng. Trình độ cơ giới hoá trong lâm nghiệp từ khâu trồng mới, đến khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản không ngừng đ−ợc cải tiến và hiện đại. Đó là các nhân tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho ngành lâm nghiệp phát triển. Một trong các yếu tố quan trọng có ảnh h−ởng to lớn và tác động tích cực đối với sự phát triển lâm nghiệp n−ớc ta đó là chủ tr−ơng, đ−ờng lối, cơ chế và chính sách của Đảng và Nhà n−ớc ta. Cũng nh− trong nông nghiệp, đây là một yếu tố giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phân bố và phát triển của ngành lâm nghiệp Việt Nam. IV. Hiện trạng - định h−ớng phân bố và phát triển lâm nghiệp Việt Nam 4.1. Hiện trạng Giai đoạn tr−ớc Cánh mạng Tháng 8 việc khai thác lâm sản ở n−ớc ta, nhất là gỗ, không có tổ chức, tuỳ tiện, bất hợp lý. Sau Cách mạng Tháng 8 và nhất là sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, n−ớc ta đã chú trọng xây dựng, củng cố ngành khai thác rừng; đồng thời đã tổ chức xây dựng hàng trăm lâm tr−ờng quốc doanh cả trung −ơng và địa ph−ơng. Công tác khai thác rừng b−ớc đầu có kết quả, nh−ng chủ yếu chỉ là các loại gỗ và tre nứa. Đi đôi với việc khai thác chúng ta đã trồng mới hàng chục vạn ha rừng. Song cả việc khai thác và trồng rừng mới vẫn chỉ đạt ở mức thấp, trồng mới ch−a đủ bù lại số l−ợng khai thác, rừng đầu nguồn 88 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  24. ch−a đ−ợc chú ý bảo vệ đã gây ra hiện t−ợng xói mòn, rửa trôi và lũ lụt xảy ra khá nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua việc chăm sóc tu bổ và bảo vệ rừng nói chung ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức, chủ yếu vẫn là khai thác. Ngay cả những khu rừng có giá trị kinh tế cao về mặt du lịch cũng không đ−ợc bảo vệ chặt chẽ. Sau 1975 mới có quy hoạch các khu rừng cấm và đến năm 1992 Nhà n−ớc đã tiến hành xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên. Ngay cả trong những năm tr−ớc khi có chủ tr−ơng và chính sách đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng nh− lâm nghiệp nói riêng thì ngành lâm nghiệp n−ớc ta ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức - kể cả công tác khai thác lâm sản cũng nh− chăm sóc, tu bổ và bảo vệ rừng cũng nh− nhiệm vụ trồng mới rừng. Việc khai thác, chế biến gỗ và lâm sản nhìn chung phát triển không ổn định; công tác bảo vệ rừng còn khó khăn và nhiều hạn chế, hiện t−ợng cháy rừng th−ờng xuyên xảy ra, bên cạnh đó việc chặt phá rừng vẫn tiếp diễn đã dẫn đến tình trạng diện tích rừng tự nhiên liên tục bị giảm đi, chỉ riêng có diện tích rừng trồng với các mục đích khác nhau (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, ) có xu h−ớng tăg lên. Đặc biệt, từ khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân, cùng với nông nghiệp, trong lâm nghiệp đã triển khai việc giao đất giao rừng ổn định lâu dài cho ng−ời sản xuất (tối thiểu là 50 năm), cùng với các chủ tr−ơng chính sách khác của Đảng và Nhà n−ớc: đầu t− cho trồng rừng (ch−ơng trình 327 - “phủ xanh đất trống đồi núi trọc”), cho nhân dân vay vốn và khuyến khích ng−ời dân phát triển lâm nghiệp.v.v thì nghề rừng đã đ−ợc khôi phục và phát triển khá mạnh, việc chăm sóc, tu bổ và bảo vệ cùng với việc trồng mới rừng đ−ợc đẩy mạnh. Hàng loạt mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp đã đ−ợc hình thành và phát triển tốt, đã đạt hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi tr−ờng. 4.2. Định h−ớng phân bố và phát triển lâm nghiệp Trong thời gian tới, định h−ớng phân bố và phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Tiếp tục khai thác hợp lý, có hiệu quả các loại lâm sản để đáp ứng cho nhu cầu chung của nền kinh tế quốc dân; đẩy mạnh khôi phục, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để giữ gìn môi tr−ờng sinh thái, bảo tồn diện tích rừng tự nhiên; đồng thời tăng c−ờng trồng mới rừng theo các h−ớng, với các mục đích khác nhau: rừng nguyên liệu, rừng phục vụ xây dựng cơ bản và sản xuất đồ gỗ, rừng cung cấp gỗ trụ mỏ, rừng đặc sản, rừng d−ợc liệu, rừng phòng hộ sản xuất và đời sống , phấn đấu đến 2005 trồng mới thêm 5 triệu ha rừng để đến năm 2010 phủ xanh hết diện tích đất trống, đồi núi trọc, đ−a diện tích rừng của cả n−ớc lên khoảng 15 triệu ha với độ che phủ đạt đ−ợc 45%. Để đạt đ−ợc mục tiêu trên cần căn cứ vào địa bàn 89 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  25. của từng vùng để phân bố các loại cây trồng thích hợp với từng hình thức phát triển rừng tập trung hay rừng phân tán, bằng nhiều mô hình tổ chức sản xuất khác nhau, trong đó, cần nhân rộng mô hình nông - lâm kết hợp. c. ng− nghiệp I. Vai trò của ng− nghiệp Đối với n−ớc ta, phát triển ngành ng− nghiệp có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội của chúng ta. Ng− nghiệp cung cấp cho con ng−ời nguồn thực phẩm rất phổ thông, giàu đạm có nguồn gốc động vật nh−ng dễ tiêu, ngon, bổ và lại hợp với khẩu vị và thị hiếu của hầu hết mọi ng−ời, nó cung cấp nguyên liệu cho ngành và tiểu thủ công nghiệp, nguồn hàng cho xuất khẩu; nó là ngành sản xuất đem lại giá trị lớn và hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, nó cung cấp nguồn thức ăn giàu đạm cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển, đồng thời nó còn tạo điều kiện thu hút và phân công lại lực l−ợng lao động xã hội. II. Đặc điểm phân bố và phát triển ng− nghiệp Cũng nh− nông nghiệp và lâm nghiệp có đối t−ợng sản xuất là sinh vật, nh−ng trong ng− nghiệp thì đối t−ợng đó lại sống trong môi tr−ờng n−ớc, chúng rất phong phú và đa dạng về chủng loại; phức tạp về đặc tính sinh thái và phân bố. Chính vì vậy nên cần phải nghiên cứu kỹ đặc tính của từng loại để phân bố hợp lý và có các biện pháp tác động thích hợp khi phát triển ng− nghiệp nhằm thu đ−ợc hiệu quả cao. Các sản phẩm của ngành ng− nghiệp sản xuất ra đều là những loại có tỷ lệ n−ớc cao và hàm l−ợng dinh d−ỡng lớn cho nên khó bảo quản, rất dễ bị h− hỏng nếu nh− không chú ý đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đo, đi đôi với phân bố và phát triển sản xuất ngành ng− nghiệp cần phải đồng thời có h−ớng và biện pháp giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ, bảo quản và chế biến sản phẩm kịp thời. III. Các yếu tố ảnh h−ởng tới phát triển và phân bố ng− nghiệp 3.1. Nhóm yếu tố tự nhiên Tr−ớc hết, trong nhóm yếu tố này cần phải nói đến nguồn n−ớc, địa điểm và 90 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  26. môi tr−ờng để phân bố và phát triển ng− nghiệp - đó là diện tích mặt n−ớc - nó là cơ sở, điều kiện đầu tiên không thể thiếu vắng đ−ợc đối với ngành ng− nghiệp. Việt Nam có diện tích mặt n−ớc khá rộng lớn và đ−ợc phân bố ở hầu hết các vùng của đất n−ớc, với đầy đủ các môi tr−ờng: n−ớc mặn, n−ớc ngọt và n−ớc lợ. Chạy dọc s−ờn Đông và Nam của phần lục địa n−ớc ta là 3.260 km bờ biển, gần 1 triệu km2 thềm lục địa; với hàng chục vạn ha mặt n−ớc trong đất liền (39 vạn ha đầm, hồ lớn; 54 vạn ha vùng ngập n−ớc; 5,7 vạn ha ao và 44 vạn km sông ngòi, kênh rạch); với hàng trăm cửa sông đổ n−ớc ra biển - những dẫn liệu trên đây phần nào đã nói lên tiềm năng to lớn và đa dạng về môi tr−ờng để ngành ng− nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, với đặc tr−ng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo cho ngành ng− nghiệp n−ớc ta những điều kiện khá thuận lợi, với l−ợng m−a bình quân hàng năm 1500 - 2000 mm đã cung cấp một l−ợng n−ớc không nhỏ cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta; về nhiệt độ bình quân hàng năm nhìn chung phù hợp với các loại thuỷ sản, nhất là vùng ven biển có nhiệt độ t−ơng đối ấm áp và khá ổn định quanh năm, đó là điều kiện thích hợp cho thuỷ sản n−ớc mặn, n−ớc lợ phát triển. Đồng thời, nguồn tài nguyên thuỷ hải sản của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với trữ l−ợng khá lớn. Vùng biển của n−ớc ta là nơi giao l−u và hội tụ của các luồng di c− của các loại hải sản từ Đông Bắc xuống và từ Tây Nam lên, với hàng nghìn loài cá biển, hàng trăm loài cua biển, tôm, trai, ốc, hến, rong biển , trong đó có nhiều loại nhóm đặc sản của biển. Tuy rằng các yếu tố tự nhiên đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho sự phân bố và phát triển ngành ng− nghiệp đạt hiệu quả cao, song bản thân các yếu tố đó cũng đã gây ra cả khó khăn cho ng− nghiệp, nh−: lũ lụt về mùa m−a và hạn hán về mùa khô, nhất là ở các tỉnh phía Nam. 3.2. Nhóm yếu tố kinh tế-xã hội Lao động n−ớc ta rất dồi dào nh−ng thực tế đầu t− cho ng− nghiệp ch−a t−ơng xứng với tiềm năng phát triển của ngành ng− nghiệp, dẫn đến kết quả và hiệu quả ngành này còn thấp, ch−a đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các loại thuỷ, hải sản cho tiêu dùng trong n−ớc cũng nh− cho nhu cầu xuất khẩu. Do đó, trong thời gian tới cần phải có biện pháp tích cực để khai thác tốt cả hai nguồn lực quan trọng này nhằm đẩy mạnh phát triển ng− nghiệp của n−ớc ta. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ng− nghiệp b−ớc đầu đ−ợc chú ý tăng c−ờng đầu t− phát triển, kể cả các cơ sở hạ tầng để nuôi trồng thuỷ sản n−ớc mặn, 91 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  27. n−ớc lợ, n−ớc ngọt ở nhiều vùng trong cả n−ớc; cả các ph−ơng tiện tàu thuyền, ng− cụ phục vụ cho việc khai thác hải sản; rồi đến các cơ sở, trang thiết bị, ph−ơng tiện vận chuyển, bảo quản và chế biến thuỷ, hải sản Tuy nhiên, các ph−ơng tiện khai thác, đánh bắt hiện đại còn thiếu, nên đã hạn chế khả năng đánh bắt các loại hải sản ở vùng biển sâu và xa bờ, điều đó phần nào đã ảnh h−ởng đến sự phát triển của ngành ng− nghiệp. Bên cạnh các yếu tố thuộc về nguồn lực chủ yếu của ngành nêu trên thì một yếu tố không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của ng− nghiệp n−ớc ta đó là nhu cầu về các loại thuỷ sản cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng trong n−ớc cũng nh− cho nhu cầu xuất khẩu còn rất lớn, chính nó sẽ là yếu tố kích thích và đòi hỏi ng− nghiệp Việt Nam phải phấn đấu v−ơn lên, đẩy mạnh phát triển sản xuất để thoả mãn cho các nhu cầu đó. Đồng thời, trong những năm gần đây, các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc, đặc biệt là việc thay đổi cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân, đã và đang là yếu tố tích cực, đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phân bố và phát triển ngành ng− nghiệp của n−ớc ta. IV. Hiện trạng và định h−ớng phân bố, phát triển ngành ng− nghiệp Việt Nam 4.1. Hiện trạng a) Về đánh bắt thuỷ hải sản: Tr−ớc Cách mạng Tháng 8, nghề cá n−ớc ta kém phát triển, cả về trình độ kỹ thuật cũng nh− ng− cụ thủ công, bên cạnh đó các chủ nghề cá lại thu thuế của ng− dân rất nặng (từ 1/2 đến 2/3 sản l−ợng). Ngay sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 - giải phóng miền Nam thống nhất đất n−ớc, nghề cá đ−ợc củng cố và phát triển, ngành ng− nghiệp n−ớc ta đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Sản l−ợng cá đánh bắt đ−ợc hàng năm bình quân đạt 50 - 60 vạn tấn (Bắc Bộ 1/6, miền Trung và Nam Bộ 2/6, Đông Nam Bộ gần 2/6, vịnh Thái Lan 1/6 sản l−ợng). Song phần lớn sản l−ợng trên mới chỉ đ−ợc khai thác trong vùng ven biển ở độ sâu d−ới 20m. Tình hình khai thác hải sản ở n−ớc ta đã trải qua nhiều thăng trầm, giai đoạn 1976 - 1981 là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển của ng− nghiệp Việt Nam do nhiều nguyên nhân, do đó đã làm cho sản l−ợng hải sản khai thác đ−ợc giảm sút mạnh và chỉ sau khi có chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc về đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân thì ngành ng− nghiệp 92 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  28. của n−ớc ta mới đ−ợc khôi phục và phát triển mạnh, trong đó, riêng khai thác hải sản tăng lên đáng kể. Biểu 6.7. Sản l−ợng thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1990 - 2000 Đơn vị tính: nghìn tấn Trong đó Năm Tổng số Khai thác biển Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1991 969,2 801,1 168,1 1992 1.016,0 843,1 172,9 1993 1.100,0 911,9 188,1 1994 1.465,0 1.120,9 344,1 1995 1.584,4 1.195,3 389,1 1996 1.701,0 1.278,0 423,0 1997 1.730,4 1.315,8 414,6 1998 1.782,0 1.357,0 425,0 1999 2.006,8 1.526,0 480,8 2000 2.250,5 1.660,9 589,6 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Việc phát triển khai thác thuỷ sản n−ớc lợ, n−ớc ngọt đ−ợc thực hiện trên các sông Cửu Long và Đồng Nai; nghề khai thác tôm phát triển hơn ở các vùng khác, hàng năm chiếm khoảng 2/3 sản l−ợng thuỷ sản n−ớc lợ và n−ớc ngọt trong toàn quốc. Sau đó đến l−u vực sông Hồng và sông Thái Bình, rồi đến l−u vực các sông ở miền Trung (chủ yếu là tôm cá n−ớc lợ). Nhìn chung, phân ngành khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản trong ng− nghiệp n−ớc ta trong thời gian qua mới chỉ đạt đ−ợc ở mức sản l−ợng khiêm tốn so với tiềm năng của đất n−ớc, trong khi nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong n−ớc, đặc biệt cho nhu cầu xuất khẩu về các loại sản phẩm của ng− nghiệp còn rất lớn, do vậy đòi hỏi cần tăng c−ờng đầu t−, đẩy mạnh đánh bắt cùng với phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản trong thời gian tới nhằm khai thác ngày càng có hiệu quả lợi thế so sánh về phát triển ngành ng− nghiệp của n−ớc ta, thoả mãn các nhu cầu trên của nền kinh tế quốc dân. b) Về nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản là một nghề truyền thống có từ lâu đời của nhân dân ta ở hầu hết các vùng trong cả n−ớc, song nhiều năm tr−ớc đây chủ yếu nó chỉ đ−ợc phát 93 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  29. triển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng với quy mô nhỏ và nuôi thả cá với hình thức khai thác thức ăn thiên nhiên hoặc bán thâm canh là chính. Trong những năm gần đây, nhất là sau khi đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, ngành nuôi trồng thuỷ sản đ−ợc phân bố khá rộng ở các vùng và phát triển với tốc độ khá nhanh, nh−ng phần lớn diện tích mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản vẫn tập trung ở hai vùng đồng bằng trên đây. Biểu 6.8. Diện tích mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản của các vùng Đơn vị tính: ha Năm 1995 1997 1998 1999 2000 Các vùng * Cả n−ớc 453.582,8 504.137,0 524.500,9 524.618,7 641.874,1 Đồng bằng sông Hồng 53.973,5 57.372,6 63.013,0 66.811,5 68.349,8 Đông Bắc 27.811,1 34.865,6 30.696,3 28.791,9 29.847,3 Tây Bắc 3.089,0 3.134,2 3.199,8 3.486,7 3.505,4 Bắc Trung bộ 26710,7 28.918,7 295.059,9 31.728,6 30.641,5 Duyên hải Nam Trung bộ 13.632,0 13.715,1 17.807,8 19.059,4 17299,4 Tây Nguyên 2.947,0 3.604,7 4.789,9 4.665,7 5.115,9 Đông Nam bộ 35.573,0 35.432,4 33.640,6 37.151,3 41.960,6 Đồng bằng sông Cửu 289.390,8 327.093,7 341.847,6 332.923,2 445.154,2 Long Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Trong tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở cả ba môi tr−ờng: n−ớc ngọt, n−ớc mặn và n−ớc lợ, ngoài nuôi thả cá còn có các loại thuỷ hải sản khác thích hợp với từng môi tr−ờng n−ớc, nh−: tôm, cua, ốc, ngao, sò, trai ngọc, rong .v.v. và sản l−ợng nuôi trồng thu đ−ợc cũng có chiều h−ớng tăng lên. Nhờ phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản đã làm cho cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng có những chuyển dịch theo h−ớng tích cực, thu nhập của ng−ời lao động đ−ợc tăng lên, cuộc sống đ−ợc cải thiện, góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, so với tiềm năng về diện tích mặt n−ớc hiện có thì quy mô diện tích đã đ−a vào nuôi trồng thuỷ hải sản trên đây còn rất nhỏ và quá trình nuôi thả vẫn chủ yếu là quảng canh nên kết quả và hiệu quả thu đ−ợc còn thấp. 94 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  30. 4.2. Định h−ớng Trong thời gian tới, để đẩy mạnh ngành ng− nghiệp, một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của n−ớc ta, cần tập trung chủ yếu vào các h−ớng lớn chủ yếu sau: a) Khai thác và đánh bắt hải sản: Đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản với các hình thức và quy mô khác nhau, cần có các chính sách khuyến khích ng− dân tự mua sắm tàu thuyền, ng− cụ và tổ chức khai thác tốt hải sản. Đồng thời Nhà n−ớc cần tăng c−ờng đầu t− cho các cơ sở quốc doanh mua sắm các trang thiết bị: tàu thuyền, các ph−ơng tiện và ng− cụ phục vụ cho đánh bắt hải sản, mở rộng ng− tr−ờng, đặc biệt là các trang thiết bị và ng− tr−ờng xa bờ vừa để tăng sản l−ợng hải sản khai thác đ−ợc, vừa để tái tạo nguồn tài nguyên hải sản gần bờ cho t−ơng lai. Đi đôi với định h−ớng trên cần tổ chức tốt việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và mở rộng các cơ sở bảo quản và chế biến để đảm bảo chất l−ợng của sản phẩm khai thác đánh bắt đ−ợc, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành ng− nghiệp. b) Nuôi trồng thuỷ hải sản: Giải quyết tốt các yếu tố đầu vào cho nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là giống và thức ăn để thực hiện thâm canh cao trên toàn bộ diện tích đã và đang nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế lớn; đồng thời mở rộng thêm diện tích mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ hải sản ở cả ba môi tr−ờng: n−ớc ngọt, n−ớc lợ và n−ớc mặn. Đối với từng môi tr−ờng n−ớc cần lựa chọn loài và giống thuỷ sản thích hợp mà đang đ−ợc thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc −a chuộng, có giá trị xuất khẩu cao. Tăng c−ờng công tác khuyến ng−, áp dụng nhiều hình thức nuôi thích hợp với từng vùng, từng môi tr−ờng n−ớc và từng loại thuỷ hải sản khác nhau. Ngoài ra, cần tăng c−ờng khuyến cáo đối với các hộ nông dân có điều kiện cần phát triển nuôi thả cá, tôm với mô hình VAC (v−ờn, ao, chuồng), trong thực tế ở nhiều nơi trong cả n−ớc thì đây là một trong những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển khá vững chắc trong khu vực nông thôn. 95 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  31. Ch−ơng 7 Tổ chức l∙nh thổ dịch vụ Việt Nam I. Vai trò của dịch vụ trong đời sống kinh tế x∙ hội Trong nền kinh tế hiện đại, dịch vụ trở thành một mảng kinh tế thực sự, đối t−ợng hoạt động của mảng ngành này là khai thác mọi tiềm năng của kết cấu hạ tầng để phục vụ cho nền sản xuất và đời sống xã hội. Khác với công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ là một ngành không tạo ra của cải vật chất nh−ng có ý nghĩa đặc biệt nhờ việc làm tăng thêm giá trị của hàng hoá. Vai trò to lớn của ngành dịch vụ đ−ợc thể hiện nh− sau: - Tr−ớc hết kinh tế dịch vụ tham gia vào việc chu chuyển hoạt động kinh tế xã hội, thúc đẩy sự gắn kết giữa các sản phẩm của hệ thống với nhau. - Kinh tế dịch vụ thúc đẩy mối liên hệ giữa các ngành, liên vùng và làm cho giao l−u thông suốt, chống lại mọi ách tắc. - Đặc biệt kinh tế dịch vụ thúc đẩy việc mở mang kinh tế đối ngoại, tạo ra sự hoà nhập hai chiều giữa n−ớc ta và thế giới. II. Đặc điểm của tổ chức l∙nh thổ dịch vụ 2.1. Khái niệm dịch vụ Dịch vụ là một khu vực kinh tế, nó bao gồm một tổ hợp rộng rãi các ngành nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất, của đời sống vật chất và tinh thần của dân c−, đảm bảo sự hoạt động bình th−ờng, liên tục, đều đặn và có hiệu quả của nền kinh tế. 2.2. Phân loại dịch vụ Về cơ cấu dịch vụ là một tổ hợp bao gồm nhiều ngành. Nó rất đa dạng, phức tạp về tính chất, đặc điểm, đối t−ợng. Dịch vụ có một số ngành chủ yếu sau: + Ngành giao thông vận tải + Ngành thông tin liên lạc, b−u chính viễn thông + Ngành th−ơng nghiệp (nội th−ơng, ngoại th−ơng) + Ngành du lịch + Ngành giáo dục + Ngành y tế 96 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  32. + Các ngành khác: ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo, t− pháp, hải quan, thuế quan, văn học nghệ thuật, thể thao, an ninh, 2.3. Đặc điểm tổ chức lãnh thổ dịch vụ a) Trong hoạt động dịch vụ, ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu dùng th−ờng xuyên tiếp cận với nhau, phối hợp với nhau để tạo ra sản phẩm, vì vậy các cơ sở dịch vụ chỉ có thể hình thành, hoạt động, phát triển và phân bố ở những nơi có nhu cầu dịch vụ, ng−ời tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ ở Việt Nam, Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả n−ớc, nơi đây có mức sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, do đó Đông Nam Bộ chiếm tới 60% thị phần miền Nam. Thông th−ờng đó là các trung tâm kinh tế lớn, những nơi tập trung dân c− đông đúc, các đô thị, chùm đô thị. b) Hoạt động dịch vụ th−ờng có xu h−ớng cá biệt hoá, hơn nữa quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra cùng một lúc nên khó có thể tự động hoá, tiến hành sản xuất hàng loạt, khó có thể tồn kho Vì vậy các cơ sở dịch vụ th−ờng phát triển và phân bố gắn với sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của số đông dân c− làm xuất hiện các điểm dân c− đô thị. c) Dịch vụ hiện đại đang có xu h−ớng phát triển trên cơ sở các kỹ thuật và công nghệ cao để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hỗn hợp vừa hữu hình, vừa vô hình nh− các dịch vụ tin học, b−u chính viễn thông Do đó các hoạt động dịch vụ th−ờng đ−ợc phát triển và phân bố ở những nơi tập trung các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các trung tâm khoa học công nghệ, các trung tâm văn hoá đào tạo. III. Hiện trạng phát triển và phân bố một số ngành dịch vụ chủ yếu 3.1. Ngành giao thông vận tải Hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam đã phát triển toàn diện nh−ng quy mô ch−a lớn và chất l−ợng còn thấp. Giao thông vận tải của chúng ta bao gồm: Đ−ờng bộ, đ−ờng sắt, đ−ờng sông, đ−ờng biển, đ−ờng hàng không và đ−ờng ống. a) Đ−ờng ô tô: Mạng l−ới đ−ờng ô tô phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới cả về số l−ợng và chất l−ợng. Cho đến nay mạng l−ới đ−ờng ô tô đã phủ khắp các vùng với tổng chiều dài đ−ờng các loại là 181.421 km đạt mật độ 55km/100 km2. Trong đó quốc lộ chiếm 10%, tỉnh lộ 14%, huyện lộ 24%, đ−ờng đô thị 2,1%, đ−ờng chuyên dùng 5% và số còn lại là đ−ờng làng xã chiếm 44,9%. So với các n−ớc trong khu vực Đông Nam á tuy mật độ đ−ờng của chúng ta t−ơng đối dầy nh−ng chất l−ợng còn rất thấp hầu hết là đ−ờng khổ hẹp, một số ít ch−a trải nhựa hoặc bê tông, với nhiều cầu phà, khả năng thông hành kém. 97 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  33. Đ−ờng ô tô có hai đầu mối lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với các tuyến quan trọng sau: - Quốc lộ 1A trải dọc theo chiều dài đất n−ớc từ biên giới Việt - Trung thuộc Lạng Sơn (Hữu Nghị Quan) cho tới mũi Cà Mau - tỉnh Cà Mau với chiều dài hơn 2000 km. Đây là tuyến đ−ờng dài nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng không chỉ ở trong n−ớc mà còn mở rộng ra ở các n−ớc trong khu vực. - Quốc lộ số 2 nối Hà Nội với một số tỉnh trung du và miền núi Đông Bắc đi qua Vĩnh Yên, Việt Trì, thị xã Tuyên Quang tới tận Mèo Vạc (Hà Giang). Với chiều dài 316km, nó cắt qua các vùng giàu tài nguyên, các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày tạo nên mối liên hệ kinh tế giữa miền ng−ợc và miền xuôi. - Quốc lộ số 3 từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng tới Thuỷ Khẩu (Cao Bằng) và thông sang Trung Quốc. Trên chiều dài 382 km con đ−ờng xuyên qua vùng kim loại màu quan trọng nhất của Đông Bắc. - Quốc lộ số 4 là tuyến đ−ờng ngang chạy song song với biên giới Việt Trung. Dài 315 km từ cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) qua Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái và đến Mũi Ngọc Quảng Ninh. Đây là tuyến đ−ờng chiến l−ợc nối với vùng biên giới phía Bắc. Tuy nhiên chất l−ợng đ−ờng còn thấp. - Quốc lộ 5 dài 103 km nối Hà Nội với thành phố Hải Phòng. Đó là huyết mạch cắt ngang trung tâm tam giác tăng tr−ởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Việc đầu t− nâng cấp quốc lộ này tạo điều kiện thuận lợi cho nó trở thành một hành lang kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của toàn vùng. Hiện nay toàn bộ tuyến đ−ờng đã đ−ợc xây dựng theo tiêu chuẩn cấp I đ−ờng đồng bằng với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ (khu vực Hà Nội 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) chạy qua 12 cầu t−ơng đối hiện đại, với chất l−ợng đ−ờng tốt nhất trong các tuyến quốc lộ phía Bắc. - Quốc lộ số 6 dài khoảng 500 km, nối thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc. Tuyến đ−ờng này đi từ Hà Nội qua Hoà Bình, lên cao nguyên Mộc Châu, Yên Châu, Sơn La tới thị xã Lai Châu, vòng xuống Điện Biên, tới M−ờng Khoa và sang Lào. Nó có ý nghĩa sống còn đối với toàn vùng Tây Bắc cả về kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng. - Quốc lộ 10 từ phía Quảng Yên nối thành phố Hải Phòng với Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Đây là tuyến đ−ờng đi qua vùng lúa gạo trù phú và dân c− đông vào bậc nhất của Đồng bằng sông Hồng. Chất l−ợng đ−ờng đã đ−ợc nâng cấp, cầu Tân Đệ đã đi vào hoạt động. - Quốc lộ 18 từ Bắc Ninh qua Phả Lại, Đông Triều, Uông Bí, thành phố Hạ Long, đến Cẩm Phả, Tiên Yên và gặp quốc lộ số 4. 98 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  34. Một số tuyến đ−ờng ở Trung bộ: - Quốc lộ 7 nối liền Xiêng Khoảng (Lào) với Diễn Châu và cảng Cửa Lò. Đây là một trong những tuyến đ−ờng quan trọng nhất đi ra biển của các tỉnh thuộc Đông Bắc của Lào. - Quốc lộ 8 từ Thà Khẹt (Lào) qua H−ơng Sơn (Hà Tĩnh) đến cảng Vũng áng (Hà Tĩnh). - Quốc lộ 9 là tuyến đ−ờng ngang quan trọng nối Lào với miền Đông. Từ Xavanakhet (Lào) v−ợt qua đèo Lao Bảo đến Đông Hà (Quảng Trị). Ngoài ý nghĩa chiến l−ợc về quân sự, con đ−ờng này còn có nhiệm vụ nối liền vùng Trung và Hạ Lào với các cảng của Việt Nam. Ngoài ra còn có một số tuyến đ−ờng khác theo h−ớng Đông - Tây nh− đ−ờng 217 nối Thanh Hoá với biên giới Việt Lào sang Sầm N−a; đ−ờng 19 từ Quy Nhơn qua Plâycu, Đức Cơ sang Campuchia; đ−ờng 26 từ Nha Trang đi Buôn Mê Thuột và một số tuyến đ−ờng nối hai trục dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 14 với nhau. ở Nam Bộ có một số tuyến đ−ờng từ thành phố Hồ Chí Minh toả ra nhiều tuyến đ−ờng đến các vùng phụ cận có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy các mối liên hệ qua lại giữa Đông, Tây Nam Bộ với nhau và với các n−ớc láng giềng. Một số tuyến quan trọng bao gồm: - Quốc lộ 20 từ thành phố Hồ Chí Minh qua Xuân Lộc, Bảo Lộc (vùng chè và dâu tằm) đi Đà Lạt. Tuyến này t−ơng đối nhộn nhịp với các sản phẩm rau quả, chè, cà phê và dòng khách du lịch đến Lâm Đồng. - Quốc lộ 51 là tuyến xuyên suốt tam giác tăng tr−ởng kinh tế phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh-Biên Hoà-Vũng Tàu). - Ngoài ra còn nhiều tuyến khác nh− đ−ờng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài (Tây Ninh) và thị xã Tây Ninh qua cửa khẩu Xa Mát, tuyến phía Bắc sông Tiền và chạy ven bờ sông sang Campuchia, tuyến Hà Tiên- Rạch Giá (Kiên Giang) chạy dọc bờ biển rồi ng−ợc lên và v−ợt qua sông Hậu tới Vĩnh Long để nối với các tuyến khác b) Đ−ờng sắt: Hiện nay tổng chiều dài đ−ờng sắt của n−ớc ta là 2528 km, mật độ trung bình cao hơn nhiều n−ớc Đông Nam á và đạt 0,8km /100km2. Trừ tuyến đ−ờng sắt Thống Nhất, các tuyến còn lại hầu hết tập trung ở miền Bắc. Về chất l−ợng, 84% tổng chiều dài đ−ờng sắt có khổ rộng 1 mét, khoảng 7% là đ−ờng có tiêu chuẩn quốc tế rộng 1,435 m và 9% đ−ờng vừa 1m vừa 1,435m. Bao gồm một số tuyến chủ yếu sau: 99 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  35. - Tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh: là tuyến quan trọng nhất và có ý nghĩa kinh tế lớn nhất (tuyến đ−ờng sắt Thống Nhất), là tuyến dài nhất Việt Nam dài 1.730 km chạy suốt chiều dài đất n−ớc, gần nh− song song với đ−ờng quốc lộ 1A tạo nên một trục giao thông quan trọng. Hơn 2/3 khối l−ợng hàng hoá và hành khách do ngành đ−ờng sắt đảm nhiệm đ−ợc chuyên chở trên tuyến đ−ờng này. Tuyến đ−ờng sắt Thống Nhất góp phần tích cực vào việc tạo nên mối liên hệ nhiều mặt giữa các vùng, các địa ph−ơng trong n−ớc và giữa n−ớc ta với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới. - Tuyến Hà Nội - Lào Cai dài 285 km, nối Thủ đô với vùng trung du miền núi phía Bắc giàu lâm sản, khoáng sản cùng với các thành phố công nghiệp và tới Vân Nam (Trung Quốc). Đây là tuyến đ−ờng quan trọng nhất với việc khai thác có hiệu quả tiềm năng của thung lũng sông Hồng và phụ cận, đồng thời nó còn mang ý nghĩa quốc tế đối với Vân Nam (Trung Quốc). - Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 163km đi qua một số tỉnh Đông Bắc nối Thủ đô với vùng có tiềm năng về kinh tế, quốc phòng và với Trung Quốc. - Tuyến Hà Nội - Hải Phòng dài 102km nối Hà Nội và một phần Đồng bằng sông Hồng với cửa ngõ thông ra biển. Tuyến đ−ờng này chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đất n−ớc. - Tuyến Hà Nội- Quán Triều dài 76km nối Hà Nội với các khu công nghiệp cơ khí, luyện kim quan trọng của đất n−ớc. - Tuyến L−u Xá-Kép - Bãi Bằng dài 155km nối Thái Nguyên với vùng than Quảng Ninh và khu du lịch Hạ Long. c) Mạng l−ới đ−ờng sông: Đ−ờng sông chủ yếu tập trung ở hai hệ thống sông Hồng - Thái Bình và hạ l−u sông Đồng Nai- Mê Kông. Các sông miền Trung ngắn chỉ khai thác phần hạ l−u vào mục đích giao thông đối với một số sông t−ơng đối lớn trong vùng. ở Việt Nam, ngoài hệ thống sông tự nhiên còn có nhiều kênh đào. Sông ngòi của chúng ta nhiều nh−ng hiện nay chỉ có 11.000 km đ−ợc sử dụng vào mục đích giao thông, mật độ trung bình là 136km/100km2. - Hệ thống đ−ờng sông ở Nam Bộ: L−u vực Nam Bộ với mạng l−ới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho vận tải bằng đ−ờng sông. Các sông chính là sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, sông Soài Ráp, sông Đồng Nai. Mạng l−ới sông ngòi này không chỉ có ý nghĩa trong n−ớc mà còn có ý nghĩa quốc tế với Lào và Cămpuchia. Cảng Sài Gòn nằm sâu trong đất liền 84km, tàu trọng tải khoảng 3 vạn tấn có thể ra vào dễ dàng. Mạng l−ới sông ngòi tự nhiên bao gồm các sông chính nh− sông 100 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  36. Vàm Cỏ Đông, Vàm cỏ Tây, sông Sài Gòn, sông Xoài Ráp, sông Lòng Tàu ở Đông Nam Bộ và sông Tiền, sông Hậu với các chi l−u của chúng ở Tây Nam Bộ là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển giao thông đ−ờng sông. Cùng với các dòng sông tự nhiên là hệ thống kênh rạch đ−ợc phân bố khá đồng đều theo lãnh thổ đó là các kênh Vĩnh Tế, Tri Tân, Rạch Giá, Cái Bè, Phụng Hiệp. Đầu mối giao thông quan trọng nhất là thành phố Hồ Chí Minh sau đó toả đi nhiều tuyến: Sài Gòn- Hà Tiên dài 395km, Sài Gòn - Cà Mau dài 365km. - Hệ thống đ−ờng sông ở Bắc Bộ: Giao thông đ−ờng sông phần lớn nhờ vào hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hai hệ thống sông này đ−ợc nối với nhau bằng sông Đuống và sông Luộc. Bắc Bộ hình thành các tuyến vận tải đ−ờng sông: Hà Nội - Hải Phòng theo sông Luộc và sông Đuống; Hải Phòng- Bắc Giang theo sông Cầu, sông Th−ơng; Hải Phòng- Nam Định theo sông Luộc, sông đào Nam Định; Hà Nội - Thái Bình; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Hoà Bình. ở Trung Bộ: Đ−ờng sông bị hạn chế nhiều bởi sông ngắn và dốc. Tuy vậy phần hạ l−u có thể khai thác để phát triển đối với một số sông nh− sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc d) Mạng l−ới đ−ờng biển: Với 3260 km bờ biển chạy dài từ Mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) cùng với nhiều vũng vịnh kín gió và nhiều đảo, quần đảo đó là điều kiện thích hợp để phát triển đ−ờng biển. Cả n−ớc có 73 cảng biển lớn nhỏ với năng lực thông qua cảng là 31 triệu tấn/năm. Phần lớn các cảng tập trung ở miền Trung và Đông Nam Bộ. ở miền Bắc có cảng Hải Phòng, Cái Lân, Cửa Ông - Hệ thống cảng ở miền Bắc: + Cảng Hải Phòng nằm trên bờ Nam sông Cấm, đây là cảng cửa sông cách biển 39 km, là cảng quan trọng nhất trong xuất nhập khẩu ở các tỉnh phía Bắc. + Cảng Cái Lân nằm trên vũng Cửa Lục, sâu và kín gió, trong t−ơng lai đây là cảng lớn nhất miền Bắc làm nhiệm vụ vận tải tổng hợp. - Hệ thống cảng ở miền Trung: + Cảng Đà Nẵng nằm trên cửa sông Hàn với mực n−ớc sâu trên 5m, phía ngoài vùng Đà Nẵng có cảng n−ớc sâu 15m cạnh bán đảo Sơn Trà. + Cảng Cam Ranh là cảng có vị trí hết sức quan trọng nằm trong vùng biển kín gió, xung quanh đều có các núi bảo vệ. Diện tích mặt n−ớc −ớc tính 40.000 ha trong 101 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  37. đó 4.800 ha có độ sâu trên 10m. Cam Ranh là một trong những cảng tự nhiên tốt nhất thế giới. - Hệ thống cảng ở miền Nam: + Nổi tiếng là cảng Sài Gòn, là cảng cửa sông cách biển 84 km. Đổ về đây có 3 lạch sông sâu là Lòng Tàu, Đông Thành và Soài Ráp thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Đây là cảng xuất nhập khẩu quan trọng của Nam Bộ. e) Mạng l−ới đ−ờng hàng không: Hiện nay Việt Nam có khoảng 300 điểm gọi là sân bay trong đó 80 sân bay có khả năng hoạt động, đã sử dụng 17 sân bay dân dụng đồng thời khai thác 24 đ−ờng bay quốc tế, 27 đ−ờng bay trong n−ớc với những loại máy bay t−ơng đối hiện đại. Các đ−ờng bay trong n−ớc đ−ợc khai thác trên cơ sở đầu mối là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. - Từ Hà Nội có các đ−ờng bay tới Đà Nẵng (606 km), Điện Biên Phủ (301km), thành phố Hồ Chí Minh (1.138km), Huế (549km), Nà Sản - Sơn La (145km), Nha Trang (1.039km). - Từ thành phố Hồ Chí Minh có các đ−ờng bay tới Buôn Mê Thuột (Đắc Lắc) 260km, Đà Lạt 214 km, Hải Phòng 1111km, Huế 630 km, Nha Trang 318km, Phú Quốc 300km - Từ Đà Nẵng có các đ−ờng bay đi Buôn Mê Thuột 260km, Đà Lạt 467km, Hải Phòng 554km, thành phố Hồ Chí Minh 603km - Các đ−ờng bay quốc tế: Từ Hà Nội đi Băng Cốc 969km, Quảng Châu 797 km, đi Hồng Kông 817km, đi Xơun 2730km. Từ thành phố Hồ Chí Minh có các đ−ờng bay đi Băng Cốc 742km, đi Cao Hùng (Đài Loan) 1961km, đi Kualalămpơ 1010km, Ôsaka 3945km, đi Xitni 6849km . - Hiện nay Việt Nam có 3 sân bay quốc tế: sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất cả n−ớc với cơ sở hạ tầng t−ơng đối hiện đại, dễ dàng đổi mới và hội nhập với quốc tế. Đó là sân bay ra đời sớm nhất ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam á nói chung (đầu thế kỷ 20). Đây là cửa ngõ giao l−u của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cho cả Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam Trung Bộ. Sân bay Nội Bài (khởi công ngày 1/5/1960), là cầu nối của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các vùng trong n−ớc và quốc tế. Sân bay Đà Nẵng là sân bay lớn nhất miền Trung, với các tỉnh miền Trung đây là cửa ngõ quan trọng nhất để tiếp cận nhanh với thế giới bên ngoài. 102 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  38. g) Mạng l−ới đ−ờng ống: Hiện nay hệ thống đ−ờng ống dẫn của n−ớc ta chủ yếu từ cảng dầu B12 (Bãi Cháy - Hạ Long) đ−ờng kính 273mm và 159 mm, dài 275 km vận chuyển xăng dầu vào đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra còn có một vài tuyến khác. Gần đây đ−ờng ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền đã đ−ợc xây dựng. Trong t−ơng lai, ngoài hệ thống đ−ờng ống dẫn n−ớc ở các thành phố, mạng l−ới đ−ờng ống sẽ đ−ợc phát triển để phục vụ phát triển công nghiệp dầu khí và nhất là công nghiệp hoá dầu, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất n−ớc. 3. 2. Ngành thông tin liên lạc Thông tin liên lạc là chìa khoá cho t−ơng lai. Các ph−ơng tiện thông tin kỹ thuật cao ra đời đã giúp cho mọi hoạt động kinh tế xã hội trên thế giới thoát ra những hạn chế về khoảng cách và thời gian, giúp cho ng−ời ta xích lại gần nhau cho dù trên thực tế là rất xa nhau. Hơn thế nữa việc quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới hiện nay đã thúc đẩy nhu cầu thông tin nhanh, kỹ thuật hiện đại. Điều đó làm cho việc thu thập, xử lý và l−u giữ thông tin có hiệu quả tạo điều kiện cho các dữ kiện thông tin đ−ợc tập hợp lại một cách có hệ thống, thuận lợi cho việc khai thác các ngành kinh tế, tài chính và các hoạt động khác. Do đó hiện nay thông tin đ−ợc coi một dạng tài nguyên đặc biệt. Thông tin liên lạc đ−ợc coi là điều kiện quan trọng để mọi ng−ời có thế phát triển cá nhân cao hơn, nhận thức thế giới sâu thêm làm cho đời sống tinh thần phong phú thêm. Thông tin liên lạc là một ngành kinh tế thực sự với ba loại hình dịch vụ quan trọng: (1) cung cấp các ph−ơng tiện thông tin, truyền thông, (2) truyền tin, (3) lắp đặt, duy tu, bảo d−ỡng ph−ơng tiện. a) Mạng điện thoại: Bao gồm mạng nội hạt và mạng đ−ờng dài. + Mạng nội hạt là tổng thể các đài, trạm điện thoại, hệ thống truyền dẫn và các máy điện thoại thuê bao trên phạm vi một lãnh thổ hành chính. Hiện nay mạng này đ−ợc tổ chức ở các thành phố, tỉnh lỵ, thị xã và các huyện trong toàn quốc. Năm 2000 cả n−ớc có 2904176 máy điện thoại. + Mạng điện thoại đ−ờng dài: là tổng thể các trạm điện thoại đ−ờng dài, các nút chuyển mạch tự động và các kênh điện thoại tiêu chuẩn nối các trạm đ−ờng dài các nút chuyển mạch với nhau. ở n−ớc ta đã hình thành ba trung tâm thông tin đ−ờng dài cấp khu vực là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các trung tâm của cấp tỉnh, cấp huyện, thị. 103 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  39. + Điện thoại quốc tế có ba cửa chính là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, với nhiều kênh liên lạc trực tiếp với các n−ớc trên thế giới và trong khu vực. + Mạng l−ới điện thoại, số máy điện thoại ở Việt Nam tăng với tốc độ nhanh. Tuy nhiên sự phân bố lại không đều và phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng cũng nh− mỗi địa ph−ơng. Biểu 7.1. Số máy điện thoại phân theo vùng Đơn vị tính: chiếc Các vùng 1998 1999 2000 Đông bằng sông Hồng 525.425 576.983 778.515 Đông Bắc 113.892 136.272 179.549 Tây Bắc 18.074 21.207 26.322 Bắc Trung Bộ 119.459 138.189 185.107 Duyên hải Nam Trung Bộ 146.174 269.960 213.108 Tây Nguyên 74.947 86.177 110.649 Đông Nam Bộ 627.117 764.195 996.272 Đồng bằng sông Cửu Long 255.390 316.228 414.659 Cả n−ớc 2.031.647 2.401.391 2.904.176 Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2001 b) Mạng phi thoại đang đ−ợc mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kỹ thuật tiên tiến. Một số mạng mới xuất hiện trong những năm gần đây và phát triển với tốc độ nhanh. Mạng Facimin mới đ−ợc phát triển từ năm 1998 tới nay với hai hình thức fax công cộng và fax thuê bao. c) Mạng truyền trang báo trên kênh thông tin đang đ−ợc sử dụng để cùng một lúc có thể in báo ở nhiều nơi nhằm giảm c−ớc phí vận chuyển. Hiện nay đã tổ chức mạng truyền trang báo trên kênh thông tin Hà Nội- Đà Nẵng- thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu để in báo Nhân Dân và báo Quân Đội ra hàng ngày tại ba nơi đó vào cùng một lúc. d) Mạng truyền dẫn Là mạng dùng để truyền toàn bộ các dạng tín hiệu khác nhau (điện thoại, phi điện thoại, tín hiệu, phát thanh truyền hình và các dạng tín hiệu chuyên dụng khác) theo các h−ớng mà ng−ời sử dụng yêu cầu. Mạng truyền dẫn hiện nay sử dụng rất nhiều ph−ơng thức khác nhau. 104 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  40. + Mạng dẫn trần là ph−ơng thức truyền dẫn cổ truyền và chủ yếu của Việt Nam ở mạng liên tỉnh và nội tỉnh. + Mạng vô tuyến sóng ngắn đ−ờng trục liên tỉnh ở n−ớc ta đã đ−ợc ph−ơng thức truyền dẫn khác đảm nhận và hiện nay chỉ làm nhiệm vụ dự phòng. + Mạng truyền dẫn viba trong những năm gần đây đ−ợc phát triển mạnh mẽ. Hiện nay phần lớn các tỉnh, thành phố đã có viba liên tỉnh xuất hiện từ hai nút trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nhiều nơi đã đ−ợc trang bị kỹ thuật mới với chiều dài tuyến hàng ngàn km. + Mạng cáp sợi quang gần đây đã đ−ợc lắp đặt, chủ yếu nối liền Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh khác. Năm 1995 lắp đặt hoàn chỉnh mạng cáp quang qua biển nối Thái Lan- Việt Nam - Hồng Kông với dung l−ợng 7.000 kênh mỗi h−ớng, dài 3.600 km khai tr−ơng ngày 8/2/1996. 3.3. Th−ơng mại Th−ơng mại với vai trò đặc biệt của nó có thể làm cho mọi thứ hàng hoá ở khắp nơi trên thế giới đến đ−ợc tay ng−ời tiêu dùng. Nền kinh tế thị tr−ờng nói riêng và nền sản xuất đ−ợc xã hội hoá nói chung đòi hỏi phải có sự cung ứng và trao đổi thông suốt, nhanh chóng các loại sản phẩm. Vì thế th−ơng mại góp phần thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá sản xuất. Mỗi lãnh thổ, mỗi n−ớc đều có thể chuyên môn hoá một hoặc một vài loại sản phẩm phù hợp với các nguồn lực cụ thể của mình để trao đổi với lãnh thổ khác, n−ớc khác. Mặt khác các lãnh thổ kia cũng có những sản phẩm chuyên môn hoá cung cấp trở lại. Đã từ lâu, th−ơng mại đ−ợc sự quan tâm của Nhà n−ớc, của tập thể, của các cá nhân và nó đóng góp đáng kể vào GDP của mỗi đất n−ớc. Có thể nói th−ơng mại đã góp phần vào sự phân công lao động quốc tế nói chung và phân công lao động theo lãnh thổ trong mỗi quốc gia nói riêng. Vì vậy th−ơng mại mang lại lợi ích cho từng ng−ời nói riêng và cho cả xã hội nói chung. a) Nội th−ơng: Sự ra đời và phát triển của nội th−ơng là rất cần thiết, nó phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân. Song hoạt động của nó tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và chính trị - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Sự phát triển của nội th−ơng có thể đ−ợc thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hoá của xã hội. Trên phạm vi cả n−ớc, hoạt động nội th−ơng diễn ra không đồng đều theo các vùng. Trên thực tế các vùng có nền kinh tế phát triển đồng thời cũng là những vùng buôn bán tấp nập, có mức bán lẻ hàng hoá cao. Để minh chứng cho điều đó chúng ta hãy xem những số liệu ở biểu 7.2. 105 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  41. Biểu 7.2. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ khu vực kinh tế trong n−ớc phân theo địa ph−ơng Đơn vị tính: tỷ đồng Các vùng 1998 1999 2000 Đồng bằng sông Hồng 33.041,8 36.618,4 41.741,2 Đông Bắc 10.730,0 10.566,1 11.316,2 Tây Bắc 1.802,7 1.901,2 2.059,4 Bắc Trung Bộ 12.339,5 13.237,7 14.858,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 15.775,0 17.168,4 16.996,9 Tây Nguyên 5.217,2 6.466,5 7.521,2 Đông Nam Bộ 68.763,9 73.601,1 79.099,5 Đồng bằng sông Cửu Long 35.588,0 38.756,9 43.356,9 Cả n−ớc 183.212,1 198.292,2 216.949,6 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Hiện nay mạng l−ới th−ơng mại đang có xu h−ớng đổi mới để tập trung kinh doanh những mặt hàng chiến l−ợc và ở những địa bàn kinh tế quan trọng. Việc mở các siêu thị ở một số thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những minh chứng cụ thể. b) Ngoại th−ơng: ở Việt Nam, ngoại th−ơng chỉ thực sự phát triển sau khi công cuộc đổi mới đ−ợc khởi x−ớng, đặc biệt vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Thời kỳ đầu đổi mới, hoạt động ngoại th−ơng của chúng ta chịu ảnh h−ởng bởi sự tan rã của các n−ớc Đông Âu và sự sụp đổ của Liên Xô. Thị tr−ờng truyền thống bị co hẹp lại. Tuy vậy trong thời gian ngắn chúng ta đã tìm đ−ợc một số thị tr−ờng mới, từ đó hoạt động của ngoại th−ơng có những thay đổi rõ nét. Trong m−ời năm 1992-2001, xuất khẩu ròng của chúng ta luôn có giá trị âm, song những năm gần đây khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu đã xích lại gần hơn, đó là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế. Trong hoạt động ngoại th−ơng có những đổi mới về cơ chế quản lý, đó là việc mở rộng quyền cho các ngành, các địa ph−ơng và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng c−ờng sự quản lý của Nhà n−ớc bằng pháp luật. 106 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  42. Biểu 7.3. Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu Đơn vị tính: tỷ đồng Trong đó Năm Tổng số Xuất khẩu ròng Xuất khẩu Nhập khẩu 1992 5.121,4 2.580,7 2.540,7 40 1993 6.909,2 2.985,2 3.924,0 -927,8 1994 9.880,1 4.064,3 5.825,8 -1.761,5 1995 13.604,3 5.448,9 8.155,4 -2.706,5 1996 18.399,5 7.255,9 11.143,6 -3.887,7 1997 20.777,3 9.185,0 11.592,3 -2.407,3 1998 20.869,9 9.360,3 11.499,6 -2.139,3 1999 23.383,5 11.541,4 11.742,1 -200,7 2000 30.119,2 14.482,7 15.636,5 -1.153,8 2001 31.189,0 15.027,0 16.162,0 -1.135,0 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu: các nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nặng và khoáng sản, nông sản Đối với hàng nhập khẩu chủ yếu là t− liệu sản xuất, nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị toàn bộ, dầu khí và hàng tiêu dùng. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu sang các n−ớc châu á, châu Âu. Hàng hoá chúng ta nhập cũng nhiều nhất từ các n−ớc châu á, trong đó quan trọng nhất là Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các n−ớc và lãnh thổ nhập nhiều hàng hoá của Việt Nam là Nhật Bản, Singapo, Đài Loan. 3.4. Du lịch Cùng với xu h−ớng phát triển trên toàn cầu cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu đ−ợc trong đời sống của mỗi ng−ời. Theo Pháp lệnh du lịch do Chủ tịch n−ớc Cộng hoà XHCN Việt Nam ký ngày 20/2/1999, du lịch là hoạt động của con ng−ời ngoài nơi c− trú th−ờng xuyên của 107 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  43. mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ d−ỡng trong một thời gian nhất định (Điểm 1, Điều 10, trang 8) . Về ý nghĩa kinh tế, du lịch làm tăng GDP, với ý nghĩa xã hội, du lịch tạo thêm việc làm cho ng−ời lao động. Hơn thế nữa du lịch giúp ng−ời ta thay đổi môi tr−ờng và cảm xúc mới, đồng thời góp phần mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết về thiên nhiên và xã hội. Thông qua du lịch, giáo dục lòng yêu quê h−ơng đất n−ớc, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Qua đó con ng−ời hiểu biết lẫn nhau, hiểu thêm về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc. Rõ ràng du lịch góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá và dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi tr−ờng thiên nhiên, xã hội. Tài nguyên du lịch của Việt Nam bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con ng−ời. Tài nguyên đó đ−ợc sử dụng để thoả mãn nhu cầu du lịch. Đó cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài n−ớc. Ngành du lịch n−ớc ta chính thức ra đời ngày 9/7/1960 theo Nghị định 26/CP của Chính phủ. Sự phát triển của ngành du lịch gắn bó mật thiết với dòng khách du lịch. L−ợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thể hiện qua biểu 7.4. Biểu 7.4. L−ợng khách quốc tế đến Việt Nam Đơn vị tính: nghìn l−ợt khách Phân theo quốc tịch 1995 1998 1999 2000 2001 Đài Loan 222,1 138,5 170,5 210,0 119,6 Nhật Bản 119,5 95,3 110,6 142,9 206,1 Pháp 118,0 68,2 68,8 88,2 99,7 Mỹ 57,5 39,6 62,7 95,8 230,4 Anh 52,8 39,6 40,8 53,9 64,7 Thái Lan 23,1 16,5 19,3 20,8 31,6 Trung Quốc 62,6 420,7 484,0 492,0 675,7 Tổng số 1.351,3 1.520,1 1.781,8 2.140,1 2.330,8 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Việc xác định phân hoá lãnh thổ du lịch và phân chia ra các vùng du lịch đ−ợc tiến hành ở Việt Nam vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Ph−ơng án 3 vùng du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã đạt đ−ợc Chính phủ phê duyệt năm 1995. Đó là các vùng du lịch: 108 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  44. a) Vùng du lịch Bắc Bộ: Vùng đ−ợc giới hạn từ Hà Giang đến Hà Tĩnh trong đó có Thủ đô Hà Nội là trung tâm của cả n−ớc, có tam giác tăng tr−ởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Đây là vùng biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm về đất n−ớc, con ng−ời Việt Nam. Cảnh quan tự nhiên ở đây thật phong phú đa dạng và mang nhiều nét độc đáo của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Vùng du lịch Bắc Bộ với tiềm năng phong phú, đa dạng có khả năng đáp ứng đ−ợc các nhu cầu của nhiều loại hình du lịch với nhiều đối t−ợng du khách trong và ngoài n−ớc. Các khu vực du lịch tiêu biểu nhất của vùng là: - Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, một thắng cảnh nổi tiếng ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ, thuộc tỉnh Quảng Ninh cách Hà Nội 151 km về phía Đông. - Tam Đảo: Nằm trong độ cao tuyệt đối 879km, phong cảnh núi non hùng vĩ có khả năng bao quát cả một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ. - Chùa H−ơng là một thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 60km về phía Nam. Nơi đây gồm cả núi, rừng, hang, động, sông, suối nằm trên địa phận huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây. - Kim Liên-Nam Đàn: nơi đây gồm các điểm du lịch thuộc làng Sen, quê nội của Hồ Chủ tịch, mộ bà Hoàng Thị Loan, khu vực thị trấn Nam Đàn có nhà cụ Phan Bội Châu b) Vùng du lịch Trung Bộ: Vùng này ở vị trí trung gian của cả n−ớc. Đây là mảnh đất đã chứng kiến biết bao biến động trong suốt chiều dài lịch sử đất n−ớc. Nét đặc sắc đa dạng về thiên nhiên của mảnh đất quá nhiều thử thách qua các biến cố lịch sử của dân tộc đã tạo cho vùng các loại hình du lịch, tham quan, nghỉ mát, điều d−ỡng, tắm biển, thể thao mà trung tâm là Huế- Đà Nẵng. Một vài khu du lịch của vùng : - Động Phong Nha nằm trên địa phận tỉnh Quảng Bình còn đ−ợc gọi là động Trời hay chùa Hang, nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng cách thị xã Đồng Hới 50km về phía Tây Bắc, với chiều dài 7.729 m động gồm 14 hang. Nơi đây còn bảo tồn đ−ợc tính chất nguyên thuỷ của nó. - Cố đô Huế là nơi tập trung nhiểu điểm du lịch đặc sắc về cảnh quan và di tích văn hoá lịch sử có giá trị. - Dải ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến vùng Non n−ớc - Ngũ Hành Sơn. Khu 109 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  45. vực này đ−ợc du khách nói tới nh− một dải đăng ten viền rìa phía Đông của thành phố Đà Nẵng. - Đô thị cổ Hội An là một di tích kiến trúc đô thị nằm cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam . Đây là một di sản văn hoá của nhân loại. c) Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Vùng này bao gồm một lãnh thổ rộng lớn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội rất đa dạng. So với các vùng trong n−ớc, nơi đây có nhiều nét đặc tr−ng đa dạng về tự nhiên, phong phú về sắc thái dân tộc song không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế. Do lợi thế về vị trí, với địa hình đa dạng vùng này có sức hút du khách rất lớn. Khu vực bãi biển đẹp nhất n−ớc ta kéo dài từ Đại Lãnh qua vịnh Văn Phong tới Nha Trang. Ngoài ra còn có Quy Nhơn, Long Hải, Vũng Tàu với các bãi tắm đẹp. - Các khu du lịch tiêu biểu của vùng: + Nha Trang: Thành phố nổi tiếng nằm trên một vùng biển đẹp, giàu hải sản nhất Việt Nam, với chiều dài 7km bờ biển toàn bãi tắm đẹp. Bầu trời Nha Trang hầu nh− không một gợn mây khiến du khách tới đây nghĩ rằng mình đang đứng d−ới bầu trời Địa Trung Hải. + Đà Lạt: Thành phố trên cao nguyên ở độ cao tuyệt đối 1500 m gồm các mặt bằng l−ợn sóng, thoải, rộng đ−ợc cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến biến chất và đá granit. Cảnh quan thiên nhiên của Đà Lạt vô cùng ngoạn mục. Tới Đà Lạt du khách luôn luôn đ−ợc sống trong tiết trời thu bất tận của thành phố hồ. + Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất n−ớc ta. Phú Quốc nổi tiếng đ−ợc bao phủ bởi diện tích rừng nguyên sinh t−ơng đối lớn. Phú Quốc với các cảnh quan núi- sông - rừng - biển. Còn ghi dấu ngàn đời tên tuổi của nhiều anh hùng, chiến sỹ cách mạng, các tù chính trị đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân Việt Nam. 110 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  46. Ch−ơng 8 Tổ chức l∙nh thổ các vùng kinh tế ở Việt Nam I. Vùng Đông Bắc Bắc Bộ Vùng Đông Bắc gồm 11 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên: 65.326 km2, chiếm khoảng 20% diện tích cả n−ớc. Tổng dân số của vùng 9.036,7 nghìn ng−ời năm 2001, chiếm 11,5% dân số cả n−ớc. 1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội a) Vị trí địa lý: Vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Bắc giáp Đông Nam Trung Quốc, phía Tây giáp vùng Tây Bắc, phía Nam giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Đông giáp biển Đông. Vị trí của vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc trao đổi hàng hoá, giao l−u buôn bán với Đông Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang), cửa khẩu Trùng Khánh (Cao Bằng), cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh); với các n−ớc trong khu vực châu á - Thái Bình D−ơng và các n−ớc trên thế giới thông qua các cảng Cửa Ông, Hồng Gai và cảng Cái Lân. Vùng Đông Bắc có một phần gắn liền với vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc là tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh. Vùng còn có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng sông Hồng, nhiều trung tâm đô thị là Hà Nội, Hải Phòng, gắn với cảng biển Hải phòng. Tất cả những yếu tố này là động lực cho phát triển kinh tế- xã hội của vùng. b) Tài nguyên thiên nhiên: * Địa hình, khí hậu và thuỷ văn: Nằm trong vùng núi và trung du Bắc Bộ, vùng Đông Bắc có địa hình không cao so với vùng Tây Bắc. Phía Tây có những dãy núi chạy theo h−ớng Tây Bắc- Đông Nam, trong đó dãy Phanxipan cao hơn 3000 mét. Phía Đông của vùng có nhiều dãy núi cao hình cánh cung. Vùng Đông Bắc nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, là nơi chịu ảnh h−ởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh nhất ở n−ớc ta, mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ cao. Khí hậu vùng này thích hợp cho thực vật nhiệt đới nh− chè, thuốc lá, 111 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
  47. hồi. Tuy nhiên, thời tiết khu vực này hay nhiễu động trong năm gây ra những khó khăn đáng kể, nhất là vào các thời kỳ chuyển tiếp. Nguồn n−ớc khu vực này khá dồi dào với chất l−ợng tốt. Vùng có nhiều sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng, sông Cầu và nhiều sông nhỏ ven biển Quảng Ninh. Tuy nhiên sự phân bố các nguồn n−ớc không đều theo mùa và theo lãnh thổ, nên về mùa m−a một số vùng ven sông hay các thung lũng th−ờng bị úng lụt, còn về mùa cạn, khi mực n−ớc sông xuống thấp gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. * Tiềm năng khoáng sản: Đông Bắc là vùng giàu tài nguyên khoáng sản vào bậc nhất n−ớc ta. Có những khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia nh−: than, apatít, sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc là những tài nguyên quan trọng cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và nhiều ngành công nghiệp khác. Than đá phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh với ba dải lớn là Cẩm Phả, Hòn Gai, Mạo Khê- Uông Bí với trữ l−ợng thăm dò khoảng 5,5 tỷ tấn (chiếm khoảng 90% trữ l−ợng than của cả n−ớc). Ngoài ra còn một số mỏ than rải rác nh− Phấn Mễ, Làng Cẩm - Bắc Thái, có trữ l−ợng khoảng 80 triệu tấn; Nà D−ơng - Lạng Sơn, trữ l−ợng khoảng 100 triệu tấn, than Bố Hạ - Bắc Giang. Các mỏ than trong vùng có chất l−ợng tốt, dễ khai thác, đã và đang đ−ợc khai thác phục vụ nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu. Các khoáng sản kim loại rất đa dạng, với trữ l−ợng vừa và nhỏ, chất l−ợng quặng tốt với hàm l−ợng kim loại cao. Các mỏ sắt phân bố ở các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, với tổng trữ l−ợng là 136 triệu tấn chiếm 16,9 % trữ l−ợng cả n−ớc. Thiếc phân bố ở Tĩnh Túc- Cao Bằng, Sơn D−ơng - Tuyên Quang và Nà D−ơng, trữ l−ợng 10 triệu tấn. Titan nằm trong quặng sắt ở Thái Nguyên, trữ l−ợng 390 nghìn tấn. Đồng có trữ l−ợng 781 nghìn tấn, phân bố ở Lào Cai. Boxit phân bố ở Lạng Sơn với trữ l−ợng không lớn nh− vùng Tây Nguyên nh−ng chất l−ợng tốt, cho phép đầu t− công nghiệp. Mangan phân bố ở Cao Bằng với trữ l−ợng khoảng 1,5 triệu tấn. Chì - kẽm phân bố ở Bắc Cạn Các mỏ khoáng sản ở vùng này đ−ợc khai thác phục vụ cho nhu cầu trong n−ớc, mỏ thiếc đ−ợc khai thác cho nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu. Vùng còn có các loại khoáng sản khác nh− pirit, vàng đá quí, đất hiếm, đá granít, đá xây dựng, đá vôi sản xuất xi măng, n−ớc khoáng là những khoáng sản có tiềm năng và là thế mạnh cho phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến 112 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn