Giáo trình Dạy học Lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới

pdf 378 trang ngocly 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dạy học Lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_day_hoc_lop_5_theo_chuong_trinh_tieu_hoc_moi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Dạy học Lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới

  1. Dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học GIÁO TRÌNH Dạy Học Lớp 5 Theo Chương Trình Tiểu Học Mới Ebook.moet.gov.vn, 2008
  2. TIẾNG VIỆT A. Tổng quan về tiểu mô-đun 1. Mục tiêu của tiểu mô-đun Học xong tiêu mô đun này, học viên cần đạt được: 1.1 Kiến thức Trình bày những điểm mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5. 1.2. Kĩ năng - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết đã có để giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 theo hướng đổi mới PPDH, tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách có hiệu quả. - Ra được các đề kiểm tra, đánh giá (kiểu trắc nghiệm và tự luận) môn Tiếng Việt. 1.3. Thái độ Tâm đắc với những đổi mới trong chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 5. Có ý thức tìm tòi, sáng tạo, chủ động, tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. 2. Cấu trúc của tiểu mô đun 2.1. Các chủ đề: - Chủ đề 1 (phần chung): Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học trong SGK Tiếng Việt 5 - (5 tiết) Bao gồm các nội dung sau : + Những đổi mới về mục tiêu, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5. + Nội dung dạy học trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới. + Phương pháp dạy học SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới. - Chủ đề 2 : Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 5 - (5 tiết) Bao gồm các nội dung sau : + Những điểm kế thừa và đổi mới về ND phân môn TĐ trong SGK Tiếng Việt lớp 5.
  3. + Trao đổi về PP, biện pháp dạy học; quy trình, hình thức tổ chức dạy phân môn TĐ phát huy tính tích cực, chủ động của HS. + Soạn và giảng dạy một bài TĐ đạt hiệu quả. - Chủ đề 3 : Nội dung và phương pháp dạy Chính tả trong SGK Tiếng Việt 5 - (3 tiết) Bao gồm các nội dung sau : + Những đổi mới về ND phân môn Chính tả trong SGK mới. + Trao đổi về PP, BP, hình thức tổ chức dạy học Chính tả phát huy tính tích cực, chủ động của HS. - Soạn và giảng dạy một bài chính tả đạt hiệu quả. - Chủ đề 4 : Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Luyện từ &câu trong sách Tiếng Việt 5 - (5 tiết) Bao gồm các nội dung sau : + Những đổi mới ND phân môn LT&C theo SGK lớp 5. + Những PP, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học một số loại bài LT&C nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giờ học. - Vận dụng PP phát huy tính tích cực của HS để biên soạn và giảng dạy một bài cụ thể. - Chủ đề 5 : Nội dung và phương pháp dạy 3 kiểu bài tập kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 5 - (5 tiết) Bao gồm các nội dung sau : + Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp. + Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. + Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. + Soạn và giảng dạy một kiểu bài KC đạt hiệu quả. - Chủ đề 6 : Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập làm văn trong sách Tiếng Việt lớp 5 - (5 tiết) Bao gồm các nội dung sau : + Những điểm đổi mới về ND phân môn TLV theo SGK lớp 5.
  4. + Những PP, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học TLV nhằm phát huy tính tích cực của HS. - Soạn và giảng dạy một bài TLV đạt hiệu quả. - Chủ đề 7 : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5 - (2 tiết) Bao gồm các nội dung sau : + Nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS theo SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới? + ưu điểm, nhược điểm của kiểu đề tự luận và trắc nghiệm khách quan. - Vận dụng: + Phân tích một đề kiểm tra biên soạn theo kiểu trắc nghiệm khách quan để hiểu kĩ thuật biên soạn đề. + Thực hành biên soạn một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan thể hiện quan điểm tích hợp (kiểm tra đồng thời kĩ năng đọc - hiểu, kiến thức về từ và câu, quy tắc chính tả). 2.2. Cách thức triển khai từng chủ đề Các chủ đề được triển khai theo mô hình sau : 1/ Mục tiêu của chủ đề 2/ Nguồn : Các tài liệu mà người học cần phải có khi học chủ đề. 3/ Quá trình : Hệ thống các hoạt động mà người học phải thực hiện để đạt được mục tiêu của chủ đề. 4/ Sản phẩm : Dự kiến các sản phẩm mà người học cần làm được sau khi học xong chủ đề. 3. Phương pháp học tập tiểu mô-đun - Nghiên cứu tài liệu, xem băng hình. - Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi đặt ra trong mỗi chủ đề, các câu hỏi đồng nghiệp đặt ra. Làm các bài tập thực hành theo yêu cầu. - Chú trọng các phương pháp và hình thức tổ chức học tập tích cực, phù hợp với từng yêu cầu và tình huống: + Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc cả lớp.
  5. + Nêu ý kiến riêng, sáng kiến, kinh nghiệm; trao đổi, tranh luận cùng đồng nghiệp về những ý kiến, sáng kiến, kinh nghiệm đó, về nội dung học tập, về băng hình vừa xem, về thực tiễn giảng dạy + Thực hành dạy - thể hiện các giáo án đã soạn; trao đổi về bài dạy. B. triển khai tiểu mô đun (30 tiết) Chủ đề 1 (Phần chung) những đổi mới về nội dung, Phương pháp Dạy Học trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (5 tiết) I. Mục tiêu Học xong chủ đề này, học viên cần: 1. Về kiến thức: Hiểu rõ mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới; quan điểm giao tiếp, tích hợp, tích cực hoá hoạt động học tập của HS; những đổi mới về nội dung và PPDH môn Tiếng Việt ở lớp 5. 2. Về kĩ năng: Trên cơ sở nắm vững nội dung SGK Tiếng Việt lớp 5, bản chất của PPDH mới, các phương pháp, biện pháp dạy học cụ thể, HV nâng cao kĩ năng soạn giáo án, thực hành giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 5. 3. Về thái độ: Tin tưởng vào chương trình mới, không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để nâng cao chất lượng giảng dạy. II. Nguồn a) Tài liệu - Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học - Bộ GD&ĐT, 2002, 2006. - SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên). - SGV Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên).
  6. - Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên). - SGK, SGV Tiếng Việt lớp 5 - sách cũ vừa thay, NXBGD (nếu có). b) Thiết bị dạy học dành cho môn Tiếng Việt lớp 5 theo Danh mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành. c) Phim trong, máy chiếu (overhead) để HV trình bày bài thực hành. III. Quá trình Tìm hiểu: 1. Những đổi mới về mục tiêu, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5 2. Nội dung dạy học trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới. 3. Phương pháp dạy học SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới. Hoạt động 1 : Tìm hiểu những đổi mới của SGK Tiếng Việtlớp 5 về mục tiêu, quan điểm biên soạn Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu tài liệu, SGK. 2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề. 3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: 3.1. Mục tiêu giáo dục tiếng Việt trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới so với mục tiêu của SGK cũ. 3.2. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới so với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong SGK Tiếng Việt lớp 4? 3.3. Quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới? 3.4. Thế nào là dạy Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp? Vì sao cần dạy tiếng Việt theo định hướng giao tiếp? 3.5. SGK Tiếng Việt lớp 5 đã thể hiện quan điểm giao tiếp như thế nào? (Có thể so sánh với SGK cũ để thấy điểm khác nhau). 3.6. Vì sao phải dạy tiếng Việt theo quan điểm tích hợp? SGK Tiếng Việt lớp 5 thể hiện quan điểm tích hợp như thế nào? (Có thể so sánh với SGK cũ).
  7. 3.7. SGK và SGV Tiếng Việt lớp 5 đã thể hiện quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của HS như thế nào? (Có thể so sánh với SGK cũ để thấy những bước tiến, sự đổi mới). *Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp. 4. Chọn phân tích một bài học cụ thể; một tập hợp bài học (trong chủ điểm) hoặc trong một phân môn, chỉ rõ điểm mới về mục tiêu; về sự thể hiện quan điểm giao tiếp, tích hợp, tích cực. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1) I. Về mục tiêu Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình cũ HV tự nghiên cứu chương trình, SGK; nhớ lại hiểu biết, kinh nghiệm đã có. Gợi ý: a) So sánh chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 5 cũ với Tiếng Việt lớp 5 mới - Phát hiện sự khác biệt về trật tự sắp xếp mục tiêu về kiến thức, kĩ năng trong chương trình cũ so với chương trình mới - chương trình cũ đặt mục tiêu trang bị kiến thức trước mục tiêu rèn luyện kĩ năng; chương trình mới đặt đặt lên hàng đầu mục tiêu hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt - thể hiện sự thay đổi quan điểm về nội dung dạy học ở tiểu học: chuyển từ chương trình dạy tri thức tiếng Việt kiểu hàn lâm sang chương trình chú trọng nhiệm vụ hình thành, phát triển các kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho HS. - Có thể nói cụ thể về mức độ yêu cầu kiến thức, kĩ năng trong SGK lớp 5 cũ so sánh với SGK lớp 5 mới. Ví dụ: + SGK lớp 5 cũ có nội dung dạy ẩn dụ, hoán dụ; phân loại các kiểu câu ghép: câu ghép chính phụ - đẳng lập - tổng hợp. SGK Tiếng Việt lớp 5 mới dạy biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, không dạy kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ. Từ học kì 2, sách có nội dung dạy câu ghép nhưng không phân loại các kiểu câu ghép một cách hàn lâm mà dạy cách nối các vế câu ghép - nối bằng những từ có tác dụng nối và nối trực tiếp (bằng cách dấu câu, không dùng từ nối). + Mức độ yêu cầu đối với các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết trong sách Tiếng Việt lớp 5 mới có gì khác sách cũ?
  8. b) So sánh mức độ yêu cầu trong chương trình và SGK Tiếng Việt lơp 5 mới với Tiếng Việt lơp 4 mới. Bảng so sánh tóm tắt Tiếng Việt 4 Tiếng Việt 5 1. Kĩ năng 1. Kĩ năng a) Nghe a) Nghe - Nghe - hiểu nội dung trao đổi trong hội - Nhận biết được thái độ, tình cảm, chủ đích thoại, nhận ra thái độ, chủ đích của của người nói. người nói - Nghe và nắm được nội dung và chủ đích - Nghe - hiểu nội dung các tin tức, bình của các bài viết về khoa học thường thức, luận, bài giảng, văn bản hướng dẫn, quy về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn ; bước định , nắm được chủ đích của văn bản. đầu nhận xét, đánh giá được một số thông - Nghe - hiểu các TP hoặc trích đoạn tin đã nghe. văn học dân gian, thơ, truyện, kịch , - Nghe và nắm được đại ý, đề tài của TP, nhớ được nội dung, nhân vật, chi tiết có trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu giá trị nghệ thuật biết nhận xét về nhân vật và những chi - Ghi được ý chính của các văn bản đã tiết có giá trị nghệ thuật; nhớ và kể lại nghe. được nội dung TP. - Ghi được ý chính của bài đã nghe. b) Nói b) Nói - Biết cách trình bày, trao đổi, tranh luận - Nói trong hội thoại: Biết nói phù hợp với về những vấn đề gần gũi. các quy tắc giao tiếp ở nhà, ở trường, nơi - Biết giới thiệu về lịch sử, hoạt động công cộngp; Giải thích vấn đề đang trao hoặc về các nhân vật tiêu biểu. đổi; Tán thành, bác bỏ hay bảo vệ một ý - Biết kể lại một truyện đã đọc, đã nghe kiến. hoặc một việc đã làm, đã chứng kiến. - Nói thành bài: Phát triển một chủ đề đơn giản trước lớp; Giới thiệu về lịch sử, văn hoá, nhân vật tiêu biểu; Thuật được câu chuyện đã đọc, sự kiện đã biết; có kĩ năng thay đổi ngôi kể.
  9. c) Đọc c) Đọc - Biết đọc các loại văn bản hành chính, - Tốc độ tối thiểu khoảng 120 tiếng / phút. khoa học, báo chí, văn học , thể hiện - Đọc thành tiếng và đọc thầm: Biết đọc phù được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng hợp với các loại văn bản; đọc màn kịch, vở điệu nhân vật. kịch ngắn, giọng phù hợp với nhân vật, tình - Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn lớp 3. huống; đọc diễn cảm bài thơ đã thuộc, đoạn - Biết xác định đại ý, chia đoạn văn bản, văn đã học. Đọc thầm nhanh hơn lớp 4. nhận ra mối quan hệ giữa các nhân vật, - Đọc hiểu: Biết tìm đại ý, tóm tắt bài, chia sự kiện, tình tiết, nhận xét về hình ảnh, đoạn, rút ra dàn ý. Nhận ra MQH giữa các nhân vật trong bài đọc có giá trị văn nhân vật, sự kiện. Bước đầu biết đánh giá chương. nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ trong bài có - Biết sử dụng từ điển học sinh. Biết ghi giá trị văn chương. Hiểu kí hiệu, các dạng chép thông tin đã học. Thuộc 10 bài (2 viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, là văn xuôi). bảng hiệu - Kĩ năng phụ: Biết dùng từ điển; ghi chép thông tin; thuộc một số bài văn vần, đoạn văn xuôi. d) Viết - Viết đúng chính tả, tốc độ 80 chữ/ 15 d) Viết phút. Chữ viết rõ, viết hoa đúng. Biết tự - Viết chính tả: tốc độ khoảng 90 chữ / 15 phát hiện, sửa lỗi chính tả. Có thói quen, phút, chữ viết rõ, trình bày đúng. Biết lập sổ biết lập sổ tay chính tả, hệ thống hoá các tay chính tả; hệ thống hoá các quy tắc chính quy tắc chính tả. tả đã học. Biết viết tắt một số từ, cụm từ - Biết lập dàn ý bài văn, rút ra dàn ý từ thông dụng. Có ý thức khắc phục lỗi chính đoạn văn cho sẵn, chuyển dàn ý thành tả phương ngữ. đoạn văn. - Viết bài văn: Chuyển đoạn nói sang đoạn - Biết viết thư, điền vào một số giấy tờ viết và ngược lại. Biết lập dàn ý và chuyển in sẵn, làm các bài văn kể chuyện, miêu dàn ý thành bài. Biết tả cảnh, tả người; kể tả đồ vật, cây cối, con vật. Nắm vững một câu chuyện đã làm, đã chứng kiến; cách viết mở bài, kết bài và các đoạn viết đơn từ, biên bản. Tự phát hiện, sửa văn. một số lỗi trong bài văn.
  10. 2. Kiến thức tiếng Việt, văn học (có tiết 2) Kiến thức tiếng Việt và văn học (có tiết riêng) riêng) - Từ vựng: Học thêm 700 từ. Nắm nghĩa - Từ vựng: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm. một số yếu tố Hán Việt, một số thành Biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt ngữ, tục ngữ; nghĩa bóng của một số từ thông dụng, một số thành ngữ. Hiểu, bước trong TPVH. Nắm được cấu tạo của đầu vận dụng được kiến thức về nghĩa tiếng, cấu tạo của từ. của từ (từ đồng nghĩa, trái nghĩa, chuyển - Ngữ pháp và NP văn bản: Nắm được nghĩa, đồng âm) để hiểu văn bản văn học và khái niệm DT, ĐT, TT; Các kiểu câu thực hành nói, viết. Biết vận dụng KT đã đơn, thành phần của câu đơn; các kiểu học về biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá) câu phục vụ những MĐ nói chuyên biệt; vào hiểu VB văn học, thực hành nói, viết. kết cấu 3 phần của văn bản. - Ngữ pháp: Nắm được đặc điểm, bước đầu - Văn học: Làm quen với một số TP, biết sử dụng đại từ, quan hệ từ. Nắm được trích đoạn TPVH dân gian, truyện, thơ, cấu tạo của câu ghép, biết đặt câu ghép. kịch, văn miêu tả của các tác giả trong Hệ thống hoá kiến thức về câu, dấu câu. và ngoài nước; Nắm được khái niệm cốt - Văn bản: Biết đặt đầu đề văn bản. Biết truyện, nhân vật, đề tài. cách liên kết các câu và đoạn văn trong văn bản. - Văn học: Có hiểu biết về cách gieo vần. Làm quen với một số trích đoạn kịch. II. Về quan điểm biên soạn SGK 1. Sự kế thừa, phát triển những ưu điểm về quan điểm biên soạn của SGK cũ HV tự nghiên cứu SGK mới; nhớ lại SGK cũ (vừa thay) và những hiểu biết, kinh nghiệm đã có để thấy được quan điểm biên soạn SGK lớp 5 mới kế thừa, phát triển những gì trong SGK cũ. 2. Quan điểm biên soạn SGK lớp 5 chương trình mới 2.1. Quan điểm dạy giao tiếp “Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, cộng tác giữa các thành viên trong xã hội Hoạt động giao tiếp gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã (phát thông tin). Trong ngôn ngữ, mỗi hành
  11. vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình thức: khẩu ngữ (nghe, nói), bút ngữ (đọc, viết)” - SGV Tiếng Việt 5, tập 1, tr.6. 2.1.1. Vì sao phải dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp? - Dạy học theo quan điểm giao tiếp là xu hướng phổ biến trong các tài liệu dạy tiếng mẹ đẻ cũng như dạy ngoại ngữ ở các nước tiên tiến hiện nay. Khác với xu hướng dạy học theo cấu trúc, nó có tác dụng rõ rệt trong việc hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. - Dạy tiếng Việt theo quan điểm tổ chức hoạt động giao tiếp giúp thực hiện nhanh nhất, vững chắc nhất mục tiêu của chương trình mới - hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). 2.1.2. Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp như thế nào? Việc dạy tiếng Việt theo quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện về cả phương pháp và nội dung dạy học. a) Về nội dung dạy học - Để tổ chức hoạt động giao tiếp, SGK tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc thông qua các phân môn. Các bài tập rèn luyện kĩ năng có tính tình huống, hấp dẫn, sinh động, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên, kích thích HS hào hứng tham gia, bộc lộ bản thân, phát triển các kĩ năng giao tiếp. - Để HS có những kĩ năng giao tiếp cần thiết của con người trong xã hội hiện đại, SGK xây dựng hệ thống bài tập dạy HS các kĩ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng như: các nghi thức lời nói, các kĩ năng viết thư, làm đơn, điền vào giấy tờ in sẵn, phát biểu và điều khiển cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tập thể, làm báo cáo, viết biên bản, lập chương trình hoạt động b) Về phương pháp dạy học Các kĩ năng nói trên được dạy thông qua việc tổ chức các hoạt động giao tiếp cho HS. Khi tổ chức cho học sinh hoạt động, GV chú ý đến tất cả HS, làm cho em nào cũng được nói ra, trao đổi, trình bày suy nghĩ riêng để nâng cao năng lực diễn đạt, tư duy, để tự tin, bạo dạn khi cần trình bày ý kiến trước tập thể, đám đông.
  12. Quan hệ đơn phương, một chiều (GV hỏi HS) trong dạy học được thay bằng quan hệ đa phương, bằng trao đổi, đối thoại nhiều chiều: GV hỏi HS, HS hỏi GV, HS đối thoại với nhau. GV đóng vai người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của HS, là cố vấn, trọng tài trong các cuộc trao đổi. GV không làm thay, nói thay HS. 2.2. Quan điểm tích hợp Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau. Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp sẽ tiết kiệm thời gian học tập cho người học và tăng cường hiệu quả giáo dục. Tích hợp là xu hướng chung của chương trình các môn học trên thế giới, bắt nguồn từ quan niệm: việc phân chia kiến thức thành các môn học là hoàn toàn khác với kinh nghiệm sống thực tế của HS bởi thế giới thực không bị chia cắt thành những phần riêng rẽ. Do vậy, để việc học tập phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, chương trình môn học phải phản ánh thế giới thực, sao cho HS có thể thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa cuộc sống và việc học tập trong nhà trường. 2.2.1. Vì sao phải tích hợp? Bộ SGK Tiếng Việt nằm trong hệ thống SGK cấp tiểu học, cũng như các môn học khác, phải xây dựng theo quan điểm tích hợp vì những lý do sau: a) Yêu cầu của xã hội hiện đại - con người mới phải linh hoạt, năng động, có khả năng thích ứng, có năng lực tổng hợp. Phải linh hoạt, năng động mới có khả năng thích ứng. Muốn thích ứng thì năng lực mà con người có phải đa dạng, tổng hợp - đặc biệt cần đa dạng, tổng hợp với tiểu học là cấp học nền tảng. b) Chương trình Tiếng Việt tiểu học có mục tiêu tích hợp (đáp ứng đòi hỏi trên): “Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài; Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN”. c) Thời lượng học có hạn, lượng kiến thức ngày càng gia tăng. Tích hợp là cho học sinh ăn một món ăn tổng hợp nên sẽ tiết kiệm, hiệu quả cao.
  13. Do những ưu điểm trên, tích hợp hợp lý, tự nhiên nhiều nội dung kiến thức, nhiều yêu cầu rèn luyện kĩ năng trong xây dựng chương trình một môn học, trong biên soạn một cuốn sách, một bộ SGK đã là xu hướng chung của giáo dục tất cả các nước. 2.2.2. SGK Tiếng Việt lớp 5 thể hiện quan điểm tích hợp như thế nào? a) Tích hợp theo chiều ngang - tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội, tích hợp các phân môn của môn Tiếng Việt (Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn) với nhau. - Dạy Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp không hiểu thuần tuý là dạy Việt ngữ học (ngữ pháp), từ vựng, tu từ mà dạy kết hợp những kiến thức văn học, những tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục nhân cách, trang bị những kiến thức đời sống, giúp HS có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, môi trường sống, về giới, những vấn đề của dân tộc, loài người phù hợp với lứa tuổi Từ đó, biết yêu thiên nhiên, sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên; có ý thức trau dồi nam tính, nữ tính, yêu Tổ Quốc, yêu hoà bình, chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu - Tính tích hợp trong nội dung dạy học còn thể hiện ở chỗ sách chú trọng dạy cho HS những kĩ năng đời sống: biết giao tiếp lịch sự (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị ); biết tự thuật về mình, viết tin nhắn, viết thư, gọi điện, làm đơn, đọc bản tin, đọc thông báo, đọc thời khoá biểu, lập thời gian biểu, lập danh sách học sinh, làm báo cáo thống kê, lập biên bản, lập chương trình hoạt động Bộ SGK Tiếng Việt 5 thực hiện mục tiêu tích hợp thông qua hệ thống các chủ điểm học tập, các ngữ liệu dạy đọc, viết, nghe, nói gần gũi, thiết thực với đời sống của trẻ, giúp trẻ tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt, có hiểu biết về mình, về thế giới xung quanh. Phân tích đặc điểm của hệ thống câu hỏi và bài tập, hệ thống ngữ liệu phân bố theo một số chủ điểm trong sách Tiếng Việt 5 tập 1 và 2 (như Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai), có thể thấy sách đã thể hiện rõ tính tích hợp ngang trong mục đích dạy tiếng kết hợp với cung cấp cho HS kiến thức văn học, những hiểu biết về đời sống và những kĩ năng cần thiết. - Tính tích hợp của sách còn được thể hiện ở việc tổ chức hệ thống sách và tổ chức nội dung giảng dạy các kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Cụ thể: + Nội dung của 3 quyển sách được sử dụng trong giai đoạn trước Tiếng Việt 5, Truyện đọc 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5 nay được tập hợp trong quyển Tiếng Việt 5.
  14. + Các phân môn gắn bó với nhau xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Ngữ liệu được tuyển chọn đề dạy các tiết Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn đều gắn với chủ điểm. Các văn bản đọc được khai thác, trở thành ngữ liệu của các bài Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn gắn bó chặt chẽ với các phân môn khác, đặc biệt là Tập đọc. Ví dụ: Gắn với chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em (Tiếng Việt lớp 5, tập 1), HS được làm quen với thể loại văn tả cảnh, bắt đầu bằng vật liệu mẫu là bài văn miêu tả Quang cảnh làng mạc ngày mùa (bài Tập đọc). Sau đó, HS luyện tập viết báo cáo thống kê dựa theo vật liệu mẫu là bài đọc Nghìn năm văn hiến - thống kê số tiến sĩ và trạng nguyên trong 185 khoa thi của các triều vua Việt Nam. + Các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước. Ví dụ, văn bản Thầy cúng đi bệnh viện (chủ điểm Vì hạnh phúc con người, Tiếng Việt 5, tập 1, tr.158), được dùng làm ngữ liệu dạy đọc (giúp HS có ý thức bài trừ mê tín dị đoan, tin tưởng vào bệnh viện và khoa học) - sẽ là căn cứ để các em rèn kĩ năng làm biên bản một vụ việc theo đề bài : Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ ún trốn viện (bài Thầy cúng đi bệnh viện). Dựa theo mẫu biên bản vừa đọc ở bài tập 1, em hãy lập biên bản về việc này (tr.163). Bài tham khảo Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột (tr.161, 162) - văn bản thú vị do một học sinh tiểu học viết - được xem là mẫu để trẻ lập được biên bản theo đề bài đã nêu. b) Tích hợp theo chiều dọc - tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó, trong đó: kiến thức và kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới. - Tính tích hợp dọc trong bộ SGK Tiếng Việt tiểu học được thể hiện trước hết ở hệ thống các chủ điểm (là khung của các cuốn sách). Mỗi chủ điểm ứng với một đơn vị học. Xét về nội dung, hệ thống chủ điểm của lớp sau phong phú, mở rộng và nâng cao hơn lớp trước. ở lớp 5 (và lớp 4), mỗi chủ điểm được dạy trong 3 tuần và chỉ xuất hiện 1 lần. Những chủ điểm ở lớp 5 so với các lớp dưới đã thực sự là một tầm cao hơn. - Tính tích hợp dọc của bộ sách còn thể hiện ở sự đòi hỏi cao dần về mức độ qua mỗi lớp. Ví dụ: từ yêu cầu đọc trơn nâng lên đọc thầm, đọc lướt nắm ý; từ yêu cầu hiểu ý hiển ngôn của văn bản nâng lên yêu cầu hiểu ý hàm ẩn của văn bản phù hợp với lứa tuổi; từ yêu cầu giao tiếp đơn giản (tập nói lời chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn, mời nhờ, yêu cầu, đề
  15. nghị, gọi điện thoại, viết nhắn tin (ở 1, lớp 2) nâng lên yêu cầu giao tiếp chính thức: tập điều khiển cuộc họp; làm đơn, (ở lớp 3). Những kĩ năng học sinh lớp 5 được rèn luyện như: luyện tập thuyết trình, tranh luận; làm biên bản; viết báo cáo thống kê, lập chương trình hoạt động đã là những yêu cầu cao hơn so với các lớp dưới. 2.3. Quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của HS Mục đích của dạy học là tạo ra được sự tự phát triển toàn diện của học sinh. Con đường đạt đến hiệu quả tự phát triển là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể. Mọi phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy - học của thầy và trò cần nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ tự thân đó. Đặc điểm căn bản của đổi mới PPDH vì vậy là: chuyển từ phương pháp truyền thụ, chú trọng thuyết trình, giảng giải sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Theo phương pháp này, GV đóng vai trò tổ chức hoạt động của HS; HS là chủ thể của quá trình học tập. Hoạt động học tập giúp các em được bộc lộ mình và được phát triển. Theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của HS, SGK và SGV Tiếng Việt 5 sẽ biên soạn theo hướng mới: SGK không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt; SGV hướng dẫn thầy, cô cách thức cụ thể - các phương pháp, biện pháp - tổ chức các hoạt động này. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung dạy học trong SGK Tiếng Việtlớp 5 Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu tài liệu. 2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề. 3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu sau: 3.1. SGK Tiếng Việt lớp 5 cũ (vừa thay) và SGK Tiếng Việt lớp 5 mới có điểm gì giống nhau và khác nhau về cấu trúc các đơn vị học, về các phân môn? 3.2. Cấu trúc đơn vị học theo chủ điểm trong SGK Tiếng Việt lớp 5 mới có tác dụng gì?
  16. 3.3. Các phân môn trong SGK Tiếng Việt lớp 5 mới thể hiện chủ điểm như thế nào? 3.4. So với SGK Tiếng Việt ở các lớp dưới, nội dung SGK Tiếng Việt lớp 5 mới có gì mới? * Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp. (Gắn việc trả lời câu hỏi với những ví dụ minh hoạ từ các bài học, tập hợp bài học hoặc chủ điểm, thể hiện sự nắm vững SGK Tiếng Việt lớp 5 mới; nắm vững những điều đang trình bày). Thông tin phản hồi (cho hoạt động 2) I. Về cấu trúc các đơn vị học, các phân môn của SGK lớp 5 cũ (HV tự nghiên cứu SGK, nhớ lại hiểu biết, kinh nghiệm đã có). Gợi ý: - SGK Tiếng Việt lớp 5 cũ cấu trúc theo kiểu nào? Theo thể loại văn học, văn bản (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại, thơ trung đại, truyện hiện đại, thơ hiện đại, kịch, chèo, tuồng, ); theo lịch sử văn học (văn học dân gian, văn học trung đại, văn học cận đại, văn học hiện đại, ); theo lĩnh vực ngôn ngữ học và đơn vị ngôn ngữ (từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, câu và các thành phần câu, các kiểu câu, nghĩa của câu ) hay theo hệ thống chủ điểm? - Nói tên các chủ điểm trong SGK Tiếng Việt lớp 5 cũ. Nêu nhận xét. - Nói tên các phân môn trong SGK Tiếng Việt lớp 5 mới. Tên phân môn nào trong SGK Tiếng Việt lớp 5 mới khác với SGK Tiếng Việt lớp 5 cũ? Điều đó thể hiện sự khác biệt gì về quan niệm của các tác giả biên soạn SGK mới? Các phân môn trong sách được phân bố trong 1 tuần học theo trình tự như thế nào, với thời lượng như thế nào? II. Về đặc điểm nội dung của SGK Tiếng Việt lớp 5 mới 1. Cấu trúc SGK Tiếng Việt lớp 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 (hai tập) gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm, học trong 3 tuần (riêng chủ điểm Vì hạnh phúc con người học trong 4 tuần). Các chủ điểm ở lớp 5 có nội dung xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và loài người. Tên 10 chủ điểm đó là: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân, Vì
  17. cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Giữa và cuối mỗi học kì đều có 1 tuần dành cho ôn tập, kiểm tra. Các tuần dành để ôn tập, kiểm tra là 10, 18, 28 và 35. Mỗi đơn vị học gắn với một chủ điểm được chia thành các phân môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn) căn cứ vào nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng của từng phân môn. 2. Tác dụng của cách cấu trúc sách theo chủ điểm Cấu trúc sách theo chủ điểm giúp thực hiện tốt mục tiêu trang bị kiến thức tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt, kĩ năng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Qua các chủ điểm học tập, HS được mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ một cách tự nhiên và có hiệu quả. Qua mỗi chủ điểm, qua các bài đọc, sách đem đến cho học sinh những kiến thức bổ ích và lí thú về một lĩnh vực của đời sống. Trong những chủ điểm rất quen thuộc với HS như Giữ lấy màu xanh, Con người với thiên nhiên, các bài đọc cũng đem lại cho HS những rung cảm thẩm mĩ trước thiên nhiên, những nhận thức mới mẻ về vẻ đẹp của tự nhiên, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, trách nhiệm của mỗi người giữ lấy màu xanh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển của đất nước 3. Các phân môn trong SGK Tiếng Việt lớp 5 thể hiện chủ điểm như thế nào? Các phân môn trong một đơn vị học đều phục vụ cho chủ điểm theo đặc trưng riêng: - Phân môn Tập đọc: Các bài tập đọc (thơ, truyện kể, văn bản miêu tả, văn bản khoa học, văn bản hành chính, thư từ ) đều có nội dung phù hợp với chủ điểm. Các câu hỏi tìm hiểu bài cũng được khai thác theo hướng làm cho HS hiểu chủ điểm sâu hơn. - Với phân môn Kể chuyện thì cả ba kiểu bài tập (Kể chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ học; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia) đều yêu cầu HS kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm. - Tập làm văn là phân môn thể hiện rõ yêu cầu tích hợp, có nội dung gắn với các chủ điểm. Ví dụ: Tiết Tập làm văn cuối tuần 16 (chủ điểm Vì hạnh phúc con người) dùng vật liệu mẫu là bài Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột - để hướng dẫn HS biết lập biên bản vụ việc cụ ún trốn viện. Bằng cách này, tiết học đã giáo dục tế nhị và sinh động thái độ căm ghét và chống lại tệ nạn tham nhũng xấu xa.
  18. - Trong phân môn Luyện từ và câu, phần trực tiếp thể hiện chủ điểm là Mở rộng vốn từ. ở phần này, HS được hướng dẫn để cùng tìm những từ theo mẫu trong SGK, sắp xếp chúng theo hệ thống nhất định hoặc giải nghĩa chúng Các từ đều là những từ thể hiện chủ điểm đang học. ở các phần khác, SGK thường sử dụng ngữ liệu là những đoạn trích từ các bài tập đọc đã học hoặc ngữ liệu có liên quan đến chủ điểm đang học. - Trong phân môn Chính tả, các bài nghe - viết, nhớ - viết đều được trích hoặc tóm tắt từ bài tập đọc mới học; trong trường hợp chọn ngữ liệu mới thì ngữ liệu ấy cũng có nội dung phù hợp với chủ điểm của tuần. Các bài tập điền chữ, điền vần hay tìm tiếng có âm, vần cho trước cũng góp phần làm rõ thêm chủ điểm. 4. Nội dung SGK Tiếng Việt lớp 5 mới có gì mới so với SGK Tiếng Việt các lớp dưới? Tiếng Việt lớp 5 là SGK của một lớp ở giai đoạn 2 của bậc tiểu học nên có nhiều điểm khác với SGK giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3), đồng thời có nhiều điểm giống SGK Tiếng Việt lớp 4. Sự khác biệt với Tiếng Việt lớp 4 là ở yêu cầu về mức độ thuần thục của kĩ năng. So với SGK của các lớp đầu cấp, Tiếng Việt lớp 5 đánh dấu giai đoạn học tập mới của HS tiểu học với những đặc điểm như sau: a) Về chủ điểm học tập: Chủ điểm học tập ở các lớp 1, 2 và 3 xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với HS như gia đình, trường học, thiên nhiên và xã hội. Còn ở lớp 5, chủ điểm là những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và loài người. b) Về việc trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng qua các phân môn: - Lớp 5 không có phân môn Tập viết. Việc bố trí thời lượng / tuần cho các phân môn còn lại cũng khác nhiều so với các lớp đầu cấp: Tập đọc: 2 tiết, Chính tả: 1 tiết, Luyện từ và câu: 2 tiết, Kể chuyện: 1 tiết, Tập làm văn: 2 tiết. - Mỗi phân môn nói trên đều có điểm khác so với lớp dưới, cụ thể là: + Các bài tập đọc ở lớp 5 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ thuật biểu hiện nhiều hơn, + HS rèn luyện chính tả qua các hình thức chính tả nghe - viết và nhớ - viết. Các bài tập chính tả âm - vần, chính tả viết hoa cũng có đòi hỏi cao hơn.
  19. + Phân môn Luyện từ và câu có những tiết học riêng trang bị cho học sinh kiến thức về cấu tạo tiếng; các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa, đồng âm; các từ loại đại từ, quan hệ từ; câu ghép và cách nối các vế câu ghép; các biện pháp liên kết câu trong bài văn. + Trong phân môn Kể chuyện, HS không kể lại những câu chuyện vừa được học trong bài tập đọc như ở lớp 2, lớp 3 mà tập kể những câu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp hoặc được nghe, được đọc ngoài giờ học, được chứng kiến, tham gia trong đời sống hằng ngày, phù hợp với chủ điểm các em đang học. Loại bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến, tham gia là những loại hình luyện tập mới, tạo điều kiện để HS tiếp cận với đời sống văn học và đời sống xã hội. + Trong phân môn Tập làm văn, học sinh lớp 5 được dạy các kĩ năng tả cảnh, tả người. Bên cạnh đó, các em còn được rèn kĩ năng thuyết trình, tranh luận, làm đơn, ghi biên bản, lập chương trình hoạt động, tập viết các đoạn đối thoại. Hoạt động 3 : Tìm hiểu phương pháp dạy học SGK Tiếng Việt lớp 5 Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu tài liệu. 2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề. 3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: 3.1. So sánh PPDH theo SGK Tiếng Việt lớp 5 mới và PPDH cũ. Hãy nói về bản chất của PPDH mới. 3.2. Trong giờ học Tiếng Việt, hoạt động của GV là gì? Để tích cực hoá hoạt động của HS, GV phải chú ý điều gì? So sánh hoạt động của GV trong giờ học Tiếng Việt trước đây để phát hiện ra những điểm mới. 3.3. HS tiến hành những hoạt động gì trong giờ học Tiếng Việt? Các hình thức tổ chức hoạt động học tập của HS. Theo anh, chị, trong trường hợp nào cần tổ chức cho HS làm việc theo nhóm? Nêu ví dụ về 1 bài tập chọn hình thức tổ chức cho HS làm việc theo nhóm sẽ mang lại hiệu quả cao. Nêu ví dụ về một bài tập chọn hình thức tổ chức làm việc nhóm sẽ thất bại. * Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp.
  20. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 3) I. Về phương pháp dạy học cũ và mới (HV đọc tài liệu, nhớ lại những hiểu biết, kinh nghiệm đã có). Gợi ý: - Nêu những PPDH mà anh, chị thường sử dụng trước đây? - Theo anh, chị, bản chất của PPDH cũ là gì? - Nêu những ưu điểm, hạn chế của PPDH cũ. - PPDH mới có điểm gì khác về bản chất với PPDH cũ. Thông tin: PPDH cũ: GV truyền thụ, giảng giải để HS ghi nhớ, làm theo lời thầy. PPDH mới: khác về mục đích, con đường đạt đến mục đích, do đó cũng thay đổi cơ chế hoạt động dạy học và tiến trình tổ chức giờ dạy. Cụ thể: - MĐ giờ học không phải là GV truyền thụ lời giảng của mình, mà là làm sao để HS, dưới sự hướng dẫn của GV, chiếm lĩnh được tri thức, hình thành, phát triển kĩ năng, tạo ra được sự tự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, năng lực. - Con đường đạt đến hiệu quả tự phát triển là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể HS. Mọi phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động của thày và trò đều nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ của từng HS. - Sự hoạt động không thể có bằng những hình thức tác động từ bên ngoài mà phải bằng một hệ thống những thao tác, biện pháp làm cho hoạt động được vật chất hoá. Phương pháp dạy học phải vật chất hoá hoạt động bên trong của HS, tạo được sự hoạt động và phát triển bên trong của HS. 2. Về hoạt động của GV trong giờ học Tiếng Việt theo PPDH mới Dạy học Tiếng Việt theo chương trình tiểu học mới, GV cần tổ chức hoạt động dạy - học theo PPDH mới - tích cực hoá hoạt động của HS (giống như PP hướng dẫn tập luyện trong thể thao): GV là huấn luyện viên, tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK để các em chiếm lĩnh được kiến thức, phát triển kĩ năng thực hành. HS phải tự mình thực hiện đủ các bài luyện tập mới có được thể lực, kĩ năng và kiến thức cần thiết. Một số hoạt động chủ yếu của GV:
  21. 2.1. Giao việc cho HS: Đây là khâu quan trọng, GV cần chú ý giúp HS cả lớp hiểu đúng yêu cầu của câu hỏi, bài tập. Nội dung của công việc này là: - Cho HS tự đọc thành tiếng hoặc đọc thầm (GV không làm thay, chỉ nêu yêu cầu, giải thích yêu cầu trong trường hợp cần thiết), HS trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập trong SGK. Lúc đầu, HS có thể đọc nguyên văn câu hỏi, bài tập. Sau đó, GV có thể đề nghị các em nêu tóm tắt yêu cầu của câu hỏi, bài tập ấy. GV cần nhắc nhở những HS được mời đọc trước lớp phải đọc đầy đủ, trọn vẹn toàn bộ nội dung của câu hỏi, bài tập trong SGK, tránh chỉ đọc phần lệnh, không đọc nội dung. Ví dụ, rất không đúng nếu em HS được mời đọc bài tập 3 (SGK Tiếng Việt 5/1, tr.13) lại chỉ đọc phần lệnh (Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau) bỏ hẳn, không đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác với những từ ngữ HS phải lựa chọn. Như vậy chưa phải là đã đọc yêu cầu của bài tập và HS sẽ không nắm được hoặc không nắm chắc bài tập yêu cầu các em làm gì. - Cho HS thực hiện một phần câu hỏi, bài tập trong SGK (làm thử, làm mẫu) trong trường hợp nhiệm vụ đặt ra trong những câu hỏi, bài tập ấy là khó hoặc mới đối với HS. Sau khi cả lớp đã hoàn thành nhiệm vụ làm thử, GV tổ chức chữa bài để giúp HS nắm được cách làm. - Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm HS cần chú ý, cần ghi nhớ khi làm bài để tránh thực hiện bài tập sai hoặc lạc đề. 2.2. Kiểm tra HS Trong quá trình HS làm bài tập, GV cần kiểm tra xem từng HS trong lớp có làm việc không, có HS nào trong lớp không hiểu việc phải làm không, từ đó có biện pháp động viên, giúp đỡ kịp thời, cụ thể. Đây là thời gian GV có thể quan tâm nhiều hơn đến những HS yếu, kém, giúp các em thực hiện đúng các yêu cầu của bài tập để các em tiến bộ, tự tin hơn. 2.3. Tổ chức báo cáo kết quả làm việc Các hình thức báo cáo có thể là: báo cáo trực tiếp với GV, báo cáo trong nhóm, báo cáo trước lớp. Các biện pháp báo cáo có thể là: báo cáo bằng miệng hoặc bằng bảng con, bảng lớp, phiếu học ; thi đua giữa các nhóm hoặc trình bày cá nhân. Báo cáo kết quả làm bài là hoạt động của HS. GV không báo cáo thay HS, không tự mình so sánh kết quả làm bài của HS, không làm thay những việc HS có thể tự làm.
  22. Trong trường hợp HS làm bài trên phiếu (cá nhân hoặc nhóm), cả những việc như gắn phiếu lên bảng, GV cũng nên để HS tự làm (để rèn đức tính khéo tay, nhanh nhẹn), sau đó các em sẽ tự trình bày kết quả làm bài (rèn kĩ năng nói). Cách trình bày kết quả làm bài cũng phải được xem là một nội dung quan trọng khi tính điểm thi đua. 2.4. Tổ chức đánh giá với các hình thức đa dạng, phong phú, có thể là: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau trong nhóm, HS đánh giá các bạn trước lớp, GV đánh giá HS. Các biện pháp đánh giá có thể là: khen, chê, cho điểm. Điều quan trọng của đánh giá là GV phải khách quan, công bằng, lời nhận xét thuyết phục, động viên, khích lệ được HS cố gắng học tập tốt hơn. * Phân biệt một số khái niệm: phương pháp luận dạy học, phương pháp dạy học, biện pháp dạy học - Phương pháp luận dạy học: triết lý về cách thức dạy học. Ví dụ: Người dạy đóng vai trò trung tâm, người học đóng vai trò trung tâm (tích cực hoá hoạt động học tập của người học). - Phương pháp dạy học: cách thức chung để hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng cho HS. Ví dụ: Phương pháp tổ chức hoạt động, Phương pháp thuyết giảng, Phương pháp đàm thoại. - Biện pháp dạy học: kỹ thuật dạy học thích hợp với từng phần. Ví dụ: Phân tích mẫu, Rèn luyện theo mẫu, Thực hành giao tiếp, Làm việc theo nhóm, Trò chơi, Sử dụng đồ dùng học tập. Hoạt động 4 : Thực hành phân tích một bài soạn Nhiệm vụ - HV chọn bài soạn trong SGV Tiếng Việt lớp 5. - HV nghiên cứu, phân tích bài soạn để làm rõ nội dung dạy học; hoạt động của thầy và trò theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của HS. - HV trao đổi nhóm về bài soạn theo các nội dung sau: . Xác định nội dung dạy học - sự thể hiện quan điểm giao tiếp, tích hợp. . Xác định mục đích, yêu cầu của giờ học (kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm). . Xác định đồ dùng dạy học tối thiểu, tối đa (nếu có điều kiện).
  23. . Phương pháp GV tổ chức hoạt động để đạt mục đích, yêu cầu của giờ học. - HV nhận xét, đánh giá, góp ý bài soạn; nêu hướng tổ chức dạy bài học đó để tích cực hoá hoạt động của HS lớp mình. IV. Sản phẩm - Biên bản ghi chép của nhóm kết quả trao đổi ý kiến về các vấn đề: Mục tiêu, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5 Nội dung, yêu cầu kiến thức, kĩ năng trong SGK Tiếng Việt lớp 5 Những điểm mới về nội dung của SGK Tiếng Việt lớp 5. Những điểm mới về phương pháp dạy học của SGK Tiếng Việt lớp 5. - Ghi chép cá nhân: Kết quả phân tích các bài học cụ thể trong SGK để làm rõ điểm mới về mục tiêu, về sự thể hiện quan điểm giao tiếp, tích hợp; về nội dung dạy học. Kết quả phân tích một bài soạn trong SGV Tiếng Việt lớp 5 để làm rõ hoạt động của thầy và trò theo PP tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Bài soạn ghi những ý chính về cách GV tổ chức dạy bài học đó để tích cực hoá hoạt động của HS. Chủ đề 2 Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 5 (5tiết) I. Mục tiêu Học xong chủ đề này, học viên cần đạt những mục tiêu cơ bản sau : 1. Hiểu các mạch nội dung của phân môn Tập đọc ở lớp 5 và chuẩn kiến thức và kĩ năng phần Tập đọc trong môn Tiếng Việt lớp 5. Biết các phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 và cách thức đánh giá kết quả học tập tập đọc của học sinh. 2. Có khả năng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 đáp ứng Chuẩn kiến thức và kĩ năng của Chương trình Tiếng Việt lớp 5 và đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực hoá học sinh. 3. Có ý thức dạy học Tập đọc theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình, ý thức thực hiện các phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá học sinh, ý thức góp phần phát triển nhân cách học sinh trong lĩnh vực sử dụng tiếng Việt văn hoá làm công cụ để nhận thức.
  24. II. Nguồn 1. Các tài liệu cần có 1.1. Chương trình Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. 1.2. Sách Tiếng Việt lớp 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. 1.3. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. 1.4. Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt 5, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. 2. Các tài liệu tham khảo 2.1. Tài liệu Mô đun bồi dưỡng giáo viên tiểu học Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Dự án Phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005. 2.2. Tài liệu Mô đun áp dụng dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt, Dự án Việt – Bỉ Đào tạo giảng viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003. 2.3.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2004. 2.4. Một số vấn đề về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng việt ở Tiểu học, Nguyễn Thị Hạnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004. 2.5 Dạy học đọc hiểu ở tiểu học, Nguyễn Thị Hạnh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002. 2.6 Dạy Tập đọc ở tiểu học, Lê Phương Nga, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. III. Quá trình Hoạt động 1 : Phân tích tài liệu về dạy học Tập đọc lớp 5 (hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm) Thông tin cơ bản Phân môn Tập đọc ở lớp 5 chủ yếu rèn kĩ năng đọc cho HS. Thông qua việc đọc các văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau có những nội dung thuộc các chủ đề khác nhau, HS được mở rộng những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, được mở rộng những hiểu biết về văn hoá và văn học. Học đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giúp HS có một công cụ để tiếp nhận thông tin, học tập trong nhà trường, tự học sau này và thưởng thức vẻ đẹp của văn học. Mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu và vận
  25. dụng những điều đã đọc vào cuộc sống. Vì vậy tiếp tục nội dung học tập đọc ở lớp 4, sang lớp 5 HS sẽ được tập trung rèn kĩ năng đọc hiểu nhiều hơn, rèn nhiều hơn kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật để chuẩn bị cho việc học các tác phẩm văn chương ở cấp học tiếp theo. nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu tài liệu in (hoạt động cá nhân) - Chương trình Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. - Sách Tiếng Việt lớp 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. - Sách giáo viên Tiếng Việt 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. - Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt 5, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. - Một số tài liệu tham khảo ở mục II,2 (tuỳ theo điều kiện thời gian và tài liệu). Nhiệm vụ 2: Phân tích các tài liệu về Dạy học Tập đọc lớp 5 (hoạt động nhóm) - Trao đổi và thảo luận trong nhóm để thống nhất hiểu biết về : + Mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 5. + Nội dung dạy học của phân môn Tập đọc lớp 5: các mạch kĩ năng đọc. + Những phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu áp dụng vào dạy học phân môn Tập đọc lớp 5. + Chuẩn kiến thức và kĩ năng phần Tập đọc lớp 5. - Trình bày kết quả thảo luận nhóm và tiếp thu ý kiến phản hồi. Nhiệm vụ 3 : Học tập theo băng hình (hoạt động nhóm) (Băng hình Dạy học phân môn Tập đọc bài Sang năm con lên bảy- tuần 33, sách Tiếng Việt 5 tập 2) - Việc làm trước khi xem băng hình : đọc tài liệu hướng dẫn học theo băng hình, đọc bài học trong sách giáo khoa và bài soạn trong sách giáo viên theo tiết học đã ghi hình. - Việc làm trong khi xem băng hình : Xem và ghi chép những điều mỗi cá nhân thấy cần lưu ý. Có thể xem lại vài lần những đoạn cần xem kĩ. - Việc làm sau khi xem băng hình : + Trao đổi trong nhóm để phân tích về những điều đã xem trên băng hình : bài dạy có những nội dung nào, bài dạy đã thể hiện đúng Chuẩn kiến thức và kĩ năng chưa, giáo viên
  26. đã thực hiện những phương pháp dạy học nào, kết quả học tập của học sinh so với yêu cầu của chuẩn. + Trao đổi nhóm để thống nhất về những điều đã học tập được trong bài dạy trên băng hình để vận dụng vào dạy học ở trường, lớp cụ thể nơi giáo viên đang dạy. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1) a. Mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 5 : Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng và đọc thầm; phát triển kĩ năng đọc hiểu, trang bị một số kiến thức sơ giản về văn bản nghệ thuật để hiểu các văn bản nghệ thuật; mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới cho học sinh. b. Nội dung dạy học Tập đọc - Mạch đọc thành tiếng và đọc thầm : + Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng và đọc thầm : đọc đúng từ; đọc trơn câu, đoạn, bài; đọc lướt để tìm ý trong bài. Văn bản đọc là các văn bản nghệ thuật, văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản báo chí. + Bước đầu hình thành kĩ năng đọc diễn cảm các bài thơ, bài văn : nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng; thay đổi độ cao giọng đọc, tốc độ đọc để thể hiện nội dung của bài. - Mạch đọc hiểu : Phát triển kĩ năng đọc hiểu : hiểu nghĩa của từ ngữ, câu văn trong bài; nhận ra dàn ý của bài, nhận ra ý chính của đoạn và đại ý của bài; tóm tắt bài đọc. Phát hiện và hiểu ý nghĩa của một số chi tiết nghệ thuật trong các văn bản nghệ thuật (bài văn, bài thơ, màn kịch). - Mạch ứng dụng kĩ năng đọc : Phát triển kĩ năng ứng dụng đọc vào cuộc sống : tìm đọc sách ở thư viện, đọc sách công cụ (sổ tay từ ngữ, ngữ pháp, từ điển tiếng Việt, ) để tra cứu phục vụ các mục đích học tập, tự đọc để mở rộng hiểu biết và giải trí. - Những chủ điểm của văn bản đọc ở lớp 5 trong sách Tiếng Việt 5 : Việt Nam - Tổ quốc em (Tổ quốc việt Nam), Cánh chim hoà bình (Tình yêu hoà bình), Con người với thiên nhiên (thiên nhiên tươi đẹp), Giữ lấy màu xanh (bảo vệ môi trường thiên nhiên), Vì hạnh phúc con người (lối sống vì mọi người), Người công dân (trách nhiệm của công dân), Vì cuộc sống thanh bình (giữ gìn trật tự an ninh), Nhớ nguồn (truyền thống), Nam
  27. và nữ (giới và bình đẳng giới), Những chủ nhân tương lai (trách nhiệm của trẻ em với xã hội). c. Phương pháp và biện pháp chủ yếu để dạy học Tập đọc lớp 5 - Phương pháp rèn luyện theo mẫu Phương pháp rèn luyện theo mẫu được thực hiện chủ yếu ở phần luyện đọc đúng và đọc diễn cảm. Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đọc mẫu trong các trường hợp sau để giúp học sinh đọc đúng và đọc hay : + Đọc mẫu các từ mà học sinh dễ mắc lỗi, sau đó yêu cầu học sinh nghe và phát âm lại cho đúng các từ đó. + Đọc đúng các câu dài cần ngắt hơi ở chỗ có dấu câu và ngắt hơi để tách ý, sau đó yêu cầu học sinh đọc lại các câu dài cho đúng. + Đọc diễn cảm toàn bài, sau đó yêu cầu học sinh đọc có phân biệt lời dẫn và lời của các nhân vật, đọc có sự thay đổi độ cao giọng và tốc độ đọc, có nhấn giọng để thể hiện nội dung bài đọc. Riêng ở lớp 5 phương pháp rèn luyện theo mẫu cần chú trọng vào những điểm sau : * Hoạt động đọc mẫu có thể do GV thực hiện nếu trong lớp không có HS đọc khá. Trong trường hợp lớp học có những HS đọc tốt, GV có thể cho những HS này đọc mẫu thay mình, để khuyến khích những HS khác học tập bạn. * Hoạt động đọc diễn cảm nên cho HS đọc diễn cảm cả bài đọc là bài thơ, bài văn, màn kịch. - Phương pháp thực hành giao tiếp Giao tiếp trong hoạt động đọc được diễn ra trong bối cảnh người tạo ra văn bản không hiện diện trước người đọc là người tiếp nhận văn bản. Điều này làm mất đi một số yếu tố hỗ trợ người đọc hiểu văn bản (các điệu bộ, giọng điệu kèm theo ngôn ngữ diễn đạt của người viết văn bản, các ý kiến trao đổi giữa người viết văn bản với người đọc). Do đó muốn cho HS đạt hiệu quả giao tiếp tốt trong bài Tập đọc, GV cần tập trung nhiều hơn vào tổ chức các hoạt động học tập nhằm làm cho HS hiểu văn bản. áp dụng phương pháp Thực hành giao tiếp trong dạy đọc ở lớp 5 cần được bắt đầu bằng việc cho HS trực tiếp đọc văn bản và nêu những ý kiến của các em để đáp ứng các mức độ hiểu văn bản (theo yêu cầu của chương trình)
  28. Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần tổ chức để học sinh đọc đúng toàn bộ bài đọc. Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung của văn bản bằng cách làm bài tập đọc hiểu, thảo luận, tranh luận để làm rõ một ý tưởng trong bài, trình bày ý kiến cá nhân để tán thành hoặc bác bỏ một ý tưởng trong bài theo các yêu cầu : + Hiểu nghĩa của từ ngữ, nghĩa của câu trong bài; + Nêu ý chính của từng đoạn trong bài, nêu đại ý của bài; + Phát hiện một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài đọc là bài văn, bài thơ, màn kịch và nêu ý nghĩa của những chi tiết này; + Liên hệ nội dung bài đọc với thực tiễn để hiểu rõ mục đích của bài đọc và nêu những điều có trong bài đọc mà mỗi em có thể vận dụng được vào cuộc sống. + Đọc diễn cảm bài văn, thơ theo cách hiểu và cảm nhận của từng cá nhân HS. Tuỳ vào từng bài đọc cụ thể mà giáo viên thực hiện một số hoặc toàn bộ các yêu cầu trên. Trong phần Tập đọc lớp 5 khi tổ chức dạy học theo phương pháp thực hành giao tiếp, GV cần tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hiểu ý chính của đoạn, hiểu đại ý của bài, hiểu ý tưởng mà tác giả muốn chuyển đến người đọc nhỏ tuổi qua bài đọc, liên hệ nội dung bài đọc với cuộc sống để tự rút ra bài học cho bản thân, phát hiện các chi tiết nghệ thuật trong bài đọc là văn bản nghệ thuật và hiểu ý nghĩa của các chi tiết đó. (Xem đoạn băng hình của bài Sang năm con lên bảy tuần 33. Trong đó có hoạt động HS tự nêu cách đọc diễn cảm bài thơ, giải thích vì sao các em lại đọc như vậy và các em tự thể hiện cách đọc diễn cảm bằng giọng đọc của mỗi em). - Phương pháp sử dụng trò chơi học tập Trò chơi dùng để dạy học Tập đọc ở lớp 5 nên tập trung nhiều hơn vào mục đích rèn kĩ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm. Qua trò chơi, GV có thể biết được HS trong lớp hiểu từng phần văn bản và hiểu nội dung, ý nghĩa của toàn bộ văn bản ra sao. Cũng qua trò chơi, GV sẽ làm cho việc học đọc của HS trở nên hứng thú hơn. Tất nhiên bên cạnh các trò chơi nhằm rèn đọc hiểu, đọc diễn cảm, GV vẫn có thể sử dụng những trò chơi nhằm phát triển kĩ năng đọc đúng cho HS trong những trường hợp cần thiết. Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần xác định mục đích của trò chơi là nhằm vào củng cố kĩ năng đọc nào. Sau khi xác định rõ mục đích, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích. Khi tổ chức chơi, giáo viên cần nêu rõ luật chơi, cách tiến hành trò chơi để tất cả học sinh đều biết cách chơi. Giáo viên cần tham gia tổ trọng tài để
  29. đánh giá kết quả của các học sinh tham gia chơi. Giáo viên nên chọn các trò chơi có luật chơi đơn giản, có thể dùng để dạy học nhiều hiện tượng luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu, dễ kiếm vật liệu để chuẩn bị. GV có thể tham khảo một số cách tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng đọc hiểu sau : + Cho HS chơi trò đóng vai một nhân vật nào đó trong câu chuyện đã đọc, làm một hoặc vài động tác để thể hiện đặc điểm của nhân vật đó. + Cho HS phát triển một đoạn của câu chuyện nói về hai nhân vật thành một đoạn đối thoại để làm rõ tính cách và hành động của nhân vật hoặc làm rõ ý nghĩa của câu chuyện. + Cho HS sắp xếp từng câu rời của một đoạn trong bài đọc thành một đoạn nguyên bản hoặc sắp xếp các câu trong một bài thơ thành bài để học thuộc. + Tổ chức cho từng nhóm HS chơi viết tiếp sức, mỗi em trong nhóm viết một câu để cả nhóm hoàn thành một đoạn ngắn tóm tắt nội dung chính của một bài đọc là văn bản truyện hoặc văn bản khoa học. + Tổ chức cho HS chơi đọc truyền điện để giúp các em nhanh học thuộc một đoạn văn xuôi, bài thơ ngắn d. Chuẩn kiến thức và kĩ năng phần Tập đọc lớp 5 - Đọc thông : + Đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch), hành chính, khoa học, báo chí có độ dài khoảng 250-300 chữ với tốc độ 100 - 120 chữ/phút. + Biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 (khoảng 120 – 140 tiếng/phút). + Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn : Biết điều chỉnh giọng đọc về cao độ, trường độ, nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng để thể hiện đúng cảm xúc trong bài. - Đọc - hiểu : + Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản. + Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản. + Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ, màn kịch được học. Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. Biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học. + Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học.
  30. - ứng dụng kĩ năng đọc : + Biết tra từ điển và một số sách công cụ. + Nhận biết nội dung ý nghĩa của các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn bản. + Thuộc khoảng 7 bài thơ, đoạn văn xuôi dễ nhớ có độ dài khoảng 150 chữ. e. Đánh giá kết quả học tập tập đọc của HS Đánh giá kết quả học tập đọc của HS phải căn cứ vào chuẩn phần Tập đọc trong chương trình Hoạt động đánh giá kết quả học chính tả của HS bao gồm những việc làm cụ thể sau: GV thông báo cho HS biết các tiêu chuẩn đánh giá kĩ năng đọc (yêu cầu về đọc đúng và đọc trơn, yêu cầu về đọc hiểu, yêu cầu về đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật); GV chỉ ra những tiêu chuẩn mà HS đã thực hiện tốt, đồng thời GV chỉ ra những lỗi trong HS đã đọc và hướng dẫn cách chữa lỗi, ; GV cho điểm phần đọc của HS. Hoạt động đánh giá có thể do GV thực hiện toàn bộ các việc làm nêu trên. GV cũng có thể để HS tham gia vào hoạt động đánh giá bằng cách cho HS tự nhận xét phần đọc của bạn theo từng tiêu chuẩn đánh giá đã đưa ra, HS nêu cách sửa từng lỗi trong phần bạn đọc. GV sẽ cho điểm dựa trên những nhận xét đúng của HS. Hoạt động tự đánh giá của HS sẽ giúp HS học tập một cách tích cực. Hoạt động 2 : Thực hành soạnkế hoạch bài học, dạy thử (hoạt động nhóm) Thông tin cơ bản Soạn kế hoạch bài học tập đọc là công việc của từng GV. Bản chất của hoạt động này là lập một kế hoạch thực hiện bài học đảm bảo tính khả thi với lớp học do từng GV phụ trách. Căn cứ vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng của phần Tập đọc trong chương trình, căn cứ vào nội dung bài dạy , GV xác định rõ mục tiêu của bài về các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ. GV cần chỉ ra các đồ dùng dạy học mình tự chuẩn bị hoặc HS chuẩn bị ngoài những đồ dùng do sách giáo viên gợi ý (đồ dùng dạy học bao gồm cả những phiếu học tập, những đồ vật dùng để tổ chức các trò chơi học tập, những tranh ảnh, vật thật do HS sưu tầm phục vụ cho bài học). GV cần chỉ rõ các hoạt động dạy học cụ thể sẽ thực hiện trong giờ học, cụ thể là trong từng hoạt động HS làm gì, kết quả cần đạt ra sao, cần củng cố cho HS những kiến thức và kĩ năng nào?
  31. nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Thực hành soạn bài trong nhóm - Chọn bài - Trao đổi về việc tổ chức các hoạt động học tập trong tiết học - Trao đổi về chọn các bài tập tự chọn để dạy học trong bài (nếu có) Nhiệm vụ 2 : Dạy thử bài đã soạn (dạy cả bài hoặc một trích đoạn trong bài) - 1 GV dạy bài đã soạn thử (nên dạy thử trong điều kiện có HS học) - Các GV khác trong nhóm quan sát tiết dạy để chuẩn bị ý kiến phản hồi. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 2) GV trao đổi về bài dạy theo các tiêu chuẩn sau : - Bài dạy đã/chưa thể hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng phân môn Tập đọc lớp 5. - Phương pháp dạy học đã/chưa thể hiện quan điểm tích cực hoá học sinh (thông qua việc tổ chức hợp lí các hoạt động học tập cho học sinh). - Nội dung dạy học Tập đọc đã/chưa phù hợp với đặc điểm của học sinh ở lớp dạy thử. Hoạt động 3 : Cá nhân soạn một kế hoạch bài học Tập đọclớp 5 nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: GV căn cứ vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Tiếng Việt lớp 5, căn cứ vào sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt 5 và các tài liệu tham khảo để soạn một kế hoạch bài học cho một tiết học ở lớp 5. Nhiệm vụ 2 : trao đổi nhóm về bài soạn - Từng GV đổi bài soạn đã chuẩn bị cho GV khác (trao đổi theo cặp) để đọc và góp ý cho nhau về bài soạn. - Từng GV hoàn thiện bài soạn sau khi có ý kiến góp ý. Thông tin phản hồi ( cho hoạt động 3) Một kế hoạch bài học phải cần đảm bảo các yêu cầu sau : - Thể hiện đúng chuẩn kĩ năng đọc nêu trong chương trình - Phù hợp với đặc điểm của học sinh của lớp do GV phụ trách.
  32. - Trong bài soạn cần rõ những hoạt động học tập tích cực của HS (thảo luận, trình bày ý kiến nhận xét về nội dung bài đọc, trình bày ý kiến cá nhân về vận dụng những điều đã biết trong bài đọc vào cuộc sống, tham gia một số trò chơi học tập hoặc tham gia các hoạt động chuẩn bị tư liệu để học đọc ). IV. Sản phẩm 1. Những giấy khổ to, trình bày các kết quả làm việc của mỗi nhóm trong từng hoạt động 1, 2. 2. Kế hoạch bài học và biên bản thảo luận nhóm về góp ý cho bài dạy thử của từng nhóm. 3. Kế hoạch bài học tập đọc do các thành viên trong lớp học soạn. Kế hoạch bài học tham khảo ÚT VỊNH ( Tuần 32) I. Mục đích yêu cầu 1. Đọc lưu loát, diễn cảm cả bài. 2. Nhớ được việc làm dũng cảm của út Vịnh cứu các em nhỏ thoát khỏi nguy hiểm trên đường sắt. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi út Vịnh, một em nhỏ có hành động dũng cảm giữ gìn an toàn đường sắt, thực hiện nhiệm vụ cua rmột công dân nhỏ. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III.Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ 1 – 2HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài học. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học Chủ điểm Những chủ nhân tương lai nói về trẻ em làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với sức của các em. Bài tập đọc này kể về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ để giữ gìn an toàn đường sắt. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
  33. a) Luyện đọc - 1-2 HS khá đọc cả bài, các HS khác đọc thầm theo. - Một số HS đọc tiếp nối từng đoạn, có 4 đoạn: + Đoạn 1 : kết thúc ở dấu chấm xuống dòng thứ nhất + Đoạn 2 : kết thúc ở dấu chấm xuống dòng thứ hai + Đoạn 3 : kết thúc ở cụm từ tàu hoả đến + Đoạn 4 : phần còn lại của bài. - Sửa lỗi phát âm ở một số từ HS mắc lỗi (nếu có) - Học nghĩa của một số từ : tha nh ray, sự cố, chuyền thẻ, - HS đọc cá nhân trong nhóm (từng đoạn, cả bài) - GV đọc diễn cảm toàn bài (chú ý : đoạn kể về hành động của út Vịnh cần có nhịp nhan, thể hiện hành động khẩn cấp, tiếng hét của út Vịnh cần đọc to, thể hiện đúng với giọng thông báo một nguy hiểm). b) Tìm hiểu bài - Câu hỏi 1 : Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? ( có tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu, ốc gắn các thanh ray bị tháo rời, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu chạy qua) - Câu hỏi 2 : út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? (tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em, thuyết phục bạn Sơn không chơi thả diều trên đường tàu) – HS trao đổi trong nhóm 2 - Câu hỏi 3 : út Vịnh đã làm gì để cứ 2 em nhỏ đang chơi trên đường tàu? ( 2 việc : la lớn để cho 2 em nhỏ biết có mối nguy hiểm trên đướng sắt đang đe doạ các em; nhào tới ôm em Lan lăn ra khỏi đường tàu thoát khỏi nguy hiểm) –trao đổi trong nhóm 2. - Câu hỏi 4 : Em học tập ở út Vịnh điều gì? Các gợi ý : Qua việc Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em do trường phát động chứng tỏ bạn có tinh thần gì? / Qua hành động cứu 2 em nhỏ thoát nạn chứng tỏ Vịnh có tinh thần gì? (út Vịnh là người có tinh thần trách nhiệm với những công việc chung, là người có tinh thần dũng cảm , sẵn sàng quên mình cứ giúp người bị nạn. Đó là 2 điều lớn nhất em có thể học tập Vịnh.) – trao đổi trong nhóm nhỏ 3-4 HS c) Đọc diễn cảm
  34. - HS trao đổi tìm sự khác biệt về nhịp đọc ở đoạn 1, 2, 3 và đoạn 4 : đoạn 1, 2, 3 đọc chậm rãi theo nhịp kể chuyện. Đoạn 4 đọc nhịp nhanh thể hiện hành động khẩn trương, quyết liệt. - HS trao đổi giọng đọc câu Hoa, Lan, tàu hỏ đến! : thể hiện thái độ hoảng hốt, quyết liệt khi thông báo nguy hiểm. - Nhiều HS đọc diễn cảm đoạn 3 và đoạn 4 theo ý kiến đã thống nhất. (trong nhóm) - Thi đọc diễn cảm đoạn 3 và 4 giữa các nhóm. HS làm trọng tài và đánh giá, GV cho điểm trên cơ sở những nhận xét đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Một số HS nêu ý nghĩa câu chuyện : bài văn ca ngợi Vịnh có hành động dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn an toàn đường sắt. - Dặn HS chuẩn bị bài tiếp Những cánh buồm : Đọc cả bài , trả lời các câu hỏi ở cuối bài. Chủ đề 3 Nội dung và phương pháp dạy các kiểu bài tập chính tả trong SGK Tiếng Việt 5 (3 tiết) I. Mục tiêu Học xong chủ đề này, học viên cần đạt những mục tiêu cơ bản sau : 1. Hiểu các mạch nội dung của phân môn Chính tả ở lớp 5 và chuẩn kiến thức và kĩ năng phần Chính tả trong môn Tiếng Việt lớp 5. Biết các phương pháp dạy học phân môn Chính tả lớp 5 và cách thức đánh giá kết quả học tập chính tả của học sinh. 2. Có khả năng dạy học phân môn Chính tả lớp 5 đáp ứng Chuẩn kiến thức và kĩ năng của Chương trình Tiếng Việt lớp 5 và đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực hoá học sinh. 3. Có ý thức dạy học Chính tả theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình, ý thức thực hiện các phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá học sinh, ý thức góp phần phát triển nhân cách học sinh trong lĩnh vực sử dụng tiếng Việt văn hoá. II. Nguồn 1. Các tài liệu cần có 1.1. Chương trình Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. 1.2. Sách Tiếng Việt lớp 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
  35. 1.3. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. 1.4. Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt 5, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. 2. Các tài liệu tham khảo 2.1. Tài liệu Mô đun bồi dưỡng giáo viên tiểu học Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Dự án Phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005. 2.2. Tài liệu Mô đun áp dụng dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt, Dự án Việt – Bỉ Đào tạo giảng viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003. 2.3.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2004. 2.4. Một số vấn đề về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng việt ở Tiểu học, Nguyễn Thị Hạnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004. 2.5. Trò chơi dạy học Tiếng Việt 2, Trần Mạnh hưởng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. 2.6. Trò chơi dạy học Tiếng Việt 3, Trần Mạnh hưởng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004. 2.7. Dạy học Chính tả ở tiểu học, Lê A và Đỗ Xuân Thảo, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. III. Quá trình Hoạt động 1 : Phân tích tài liệu về Dạy học Chính tả lớp 5 (hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm) nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu tài liệu in (hoạt động cá nhân) - Chương trình Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. - Sách Tiếng Việt lớp 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. - Sách giáo viên Tiếng Việt 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. - Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt 5, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. - Một số tài liệu tham khảo ở mục II,2 (tuỳ theo điều kiện thời gian và tài liệu).
  36. Nhiệm vụ 2 : Phân tích các tài liệu về Dạy học Chính tả lớp 5 (hoạt động nhóm) - Trao đổi và thảo luận trong nhóm để thống nhất hiểu biết về : + Mục tiêu của phân môn Chính tả lớp 5. + Nội dung dạy học của phân môn Chính tả lớp 5 (nội dung áp dụng cho tất cả các vùng miền, nội dung áp dụng cho từng vùng miền) : mạch kiến thức và mạch kĩ năng viết. + Những phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu áp dụng vào dạy học phần Chính tả lớp 5. + Chuẩn kiến thức và kĩ năng phần Chính tả lớp 5. - Trình bày kết quả thảo luận nhóm và tiếp thu ý kiến phản hồi. Nhiệm vụ 3 : Học tập theo băng hình (hoạt động nhóm) (Băng hình Dạy học phân môn Chính tả thuộc tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt 5, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005) - Việc làm trước khi xem băng hình : đọc tài liệu hướng dẫn học theo băng hình, đọc bài học trong sách giáo khoa và bài soạn trong sách giáo viên theo tiết học đã ghi hình. - Việc làm trong khi xem băng hình : xem và ghi chép những điều mỗi cá nhân thấy cần lưu ý. Có thể xem lại vài lần những đoạn cần xem kĩ. - Việc làm sau khi xem băng hình : + Trao đổi trong nhóm để phân tích về những điều đã xem trên băng hình : bài dạy có những nội dung nào, bài dạy đã thể hiện đúng Chuẩn kiến thức và kĩ năng chưa, giáo viên đã thực hiện những phương pháp dạy học nào, kết quả học tập của học sinh so với yêu cầu của chuẩn. + Trao đổi nhóm để thống nhất về những điều đã học tập được trong bài dạy trên băng hình để vận dụng vào dạy học ở trường, lớp cụ thể nơi giáo viên đang dạy. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1) Phân môn Chính tả ở lớp 5 chủ yếu tập trung rèn kĩ năng viết chính xác cho HS. Thông qua việc làm các bài tập chính tả, HS lớp 5 nắm được các quy tắc viết của chữ quốc ngữ (quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh, d/gi, iê/yê/ia/ya, uô/ua, ươ/ưa, ao/au), nắm được cách viết đúng các từ có âm đầu, vần và thanh điệu HS địa phương hay mắc lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm (l/n, v/d/gi, các vần có âm cuối n/ng, t/c; các vần có âm chính là
  37. i/iê, o/ô ). HS có viết đúng chính tả thì mới có thể viết văn bản đúng chuẩn chính tả và do đó các em mới có thể giao tiếp tốt bằng văn bản. a. Mục tiêu của phân môn Chính tả lớp 5: Trang bị một số kiến thức về quy tắc chính tả tiếng Việt; rèn kĩ năng nghe, kĩ năng viết đúng chính tả đoạn văn, bài văn; phát triển ý thức viết đúng chuẩn chính tả, thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng chữ viết tiếng Việt. b. Nội dung dạy học Chính tả - Mạch kiến thức về quy tắc chính tả : Hệ thống hoá những hiểu biết về cách viết đúng các âm đầu, vần, thanh điệu của các từ thuộc vốn từ đã học theo các chủ điểm. Hệ thống hoá về quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài. - Mạch kĩ năng viết chính tả : Nghe-viết, nhớ-viết một đoạn văn hoặc đoạn thơ, trình bày bài viết theo quy định. + Viết đúng các từ ngữ dễ sai lẫn trong các bài chính tả nghe-viết, nhớ-viết, cụ thể là: + Các từ có âm đầu hoặc âm chính có nhiều cách viết : c/k, g/gh, ng/ngh, r/ d/ gi, iê/ ia/ya, uô/ua, ươ/ưa. + Các từ có vần khó xuất hiện trong các bài viết chính tả. + Các từ mà phát âm của tiếng địa phương lệch so với chuẩn : l/n, tr/ ch, s/x, v/d, iu/iêu, o/ô, an/ang, ăn/ăng, ân/âng, ut/uc, ưt/ưc, ăt/ăc, ip/iêp, im/iêm, dấu hỏi/dấu ngã. + Các tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài. Trong những nội dung trên có phần nội dung bắt buộc dạy cho tất cả học sinh ở các vùng miền trong cả nước, có những nội dung cho phép các trường, lớp ở từng địa phương được lựa chọn để dạy cho phù hợp với đặc điểm của học sinh địa phương. Phần nội dung tự chọn là phần viết đúng các từ mà phát âm của tiếng địa phương lệch so với chuẩn trong mỗi bài học. Trong sách Tiếng Việt 5, phần nội dung tự chọn được đánh dấu bằng chữ số ghi trong ngoặc đơn (ví dụ : bài tập 2 (a) ). Trong trường hợp các bài tập tự chọn trong sách giáo khoa không phù hợp với đặc điểm phát âm của tiếng địa phương nơi có trường lớp mình, giáo viên có thể soạn bài tập thay thế bài của sách giáo khoa sao cho nội dung bài thay thế phù hợp với đặc điểm phát âm của tiếng địa phương dẫn đến lỗi chính tả học sinh lớp mình, trường mình thường mắc. c. Phương pháp và biện pháp chủ yếu để dạy học Chính tả lớp 5
  38. - Phương pháp rèn luyện theo mẫu : Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đọc mẫu các từ mà học sinh dễ mắc lỗi, học sinh nghe và phát âm lại cho đúng các từ đó. Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh phân tích tiếng mắc lỗi thành các phần âm đầu, vần và thanh điệu, từ đó học sinh nhớ cách ghi các bộ phận của tiếng để viết đúng. Trước khi viết bài chính tả, HS viết các từ này ra bảng con, ra nháp. Một biện pháp cần thực hiện để dạy học chính tả theo mẫu là tổ chức cho các nhóm HS thành lập sổ tay chính tả của nhóm. GV hướng dẫn HS ghi các lỗi chính tả mà HS trong nhóm mắc trong các bài viết và cách viết đúng các từ đó. Cách ghi sổ tay chính tả nên tập trung các lỗi theo từng loại, ví dụ : loại lỗi nhầm lẫn giữa dấu hỏi và dấu ngã, loại lỗi nhầm lẫn giữa vần im và vần iêm, loại lỗi nhầm lẫn giữa âm đầu gi, d và v, loại lỗi viết tên riêng Việt Nam, tên nước ngoài phiên âm sang tiếng Việt. Sau khi ghi các từ mắc lỗi và cách sửa, HS cần ghi thêm những từ các em biết có các âm đầu, vần, thanh, các từ là tên riêng tương tự như các từ mà các em đã mắc lỗi để giúp các em biết cách viết đúng nhiều từ. Ví dụ : sau khi sửa lỗi viết từ Crít xtốp – Cô lông thành Crít-xtốp Cô-lông, các em có thể viết thêm các từ An- phông-xơ Đô-đê, Mắc-xim Go-rơ-ki - Phương pháp thực hành giao tiếp : Thực hành giao tiếp trong dạy học chính tả chủ yếu là thực hành giao tiếp bằng chữ viết ghi lại các đơn vị có nghĩa. Muốn cho học sinh học tập theo phương pháp này, GV cần cho HS biết nghĩa của các đơn vị giao tiếp (từ, câu), chuẩn chữ viết của các đơn vị này, sau khi hoàn thành bài viết cần cho HS kiểm tra lại bài viết để sửa lỗi sao cho các đơn vị giao tiếp trong bài đều đúng với chuẩn chính tả. Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ đoạn văn các em sẽ viết, hiểu nội dung đoạn văn, viết trước một số từ ngữ học sinh dễ viết sai (viết ra bảng con, ra nháp). Sau đó giáo viên đọc cho các em viết (nếu là bài chính tả nghe-viết) hoặc cho các em nhớ từng câu để viết lại (nếu là bài chính tả nhớ-viết). Sau khi học sinh viết xong cả đoạn, giáo viên cho các em tự soát lỗi trong bài của mình hoặc của bạn (đổi bài cho bạn) và tự sửa lỗi. Khi giáo viên chấm bài, cần chỉ ra những lỗi trong bài làm chưa được sửa và chỉ ra cách sửa. - Phương pháp sử dụng trò chơi học tập : Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần xác định mục đích của trò chơi là nhằm vào củng cố cách viết đúng âm, vần, thanh điệu nào. Sau khi xác định rõ mục đích, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích.
  39. Trò chơi chính tả cần có nội dung bám sát chương trình Chính tả ở lớp 5. Nên có những trò chơi giúp HS nhớ cách viết âm đầu, vần, thanh điệu của một số từ HS viết sai do ảnh hưởng của phát âm địa phương, một số trò chơi giúp HS phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết. Khi tổ chức chơi, giáo viên cần nêu rõ luật chơi, cách tiến hành trò chơi để tất cả học sinh đều biết cách chơi. Giáo viên cần tham gia tổ trọng tài để đánh giá kết quả của các học sinh tham gia chơi. Giáo viên nên chọn các trò chơi có luật chơi đơn giản, có thể dùng để dạy học nhiều hiện tượng chính tả, dễ kiếm vật liệu để chuẩn bị. (Tham khảo các trò chơi dạy học chính tả trong sách Trò chơi dạy học Tiếng việt lớp 2, Trò chơi dạy học Tiếng việt lớp 3) d. Chuẩn kiến thức và kĩ năng phần Chính tả lớp 5 - Viết được bài chính tả nghe - viết, nhớ -viết có độ dài khoảng 100 chữ trong 20 phút, không mắc quá 5 lỗi. - Viết đúng một số từ ngữ cần phân biệt phụ âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. - Biết tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, lập sổ tay chính tả. e. Đánh giá kết quả học tập chính tả của HS Đánh giá kết quả dạy học chính tả phải căn cứ trên chuẩn phần chính tả trong chương trình. Hoạt động đánh giá kết quả học chính tả của HS bao gồm những việc làm cụ thể sau : GV thông báo cho HS biết các tiêu chuẩn đánh giá một bài viết chính tả (yêu cầu về viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các chữ; yêu cầu về viết đúng từ, dấu câu; yêu cầu về viết hoa, viết tên dân tộc thiểu số, tên nước ngoài phiên âm; yêu cầu về trình bày bài theo quy định); GV chỉ ra những lỗi trong bài viết của HS và hướng dẫn cách chữ từng lỗi; GV cho điểm bài viết. Hoạt động đánh giá có thể do GV thực hiện toàn bộ các việc làm nêu trên. GV cũng có thể để HS tham gia vào hoạt động đánh giá bằng cách cho HS tự tìm lỗi và tự sửa lỗi trong bài viết của mình, trong bài viết của bạn sau khi các em đã được biết các tiêu chuẩn đánh giá do GV cung cấp. Hoạt động tự đánh giá của HS sẽ giúp HS học chính tả một cách tích cực. Hoạt động 2 : Thực hành soạnkế hoạch bài học, dạy thử (hoạt động nhóm)
  40. Thông tin cơ bản Soạn bài dạy chính tả là công việc của từng GV. Bản chất của hoạt động soạn bài là lập một kế hoạch thực hiện bài học đảm bảo tính khả thi với lớp học do từng GV phụ trách. Căn cứ vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng của phần Chính tả trong chương trình, căn cứ vào nội dung bài dạy , GV xác định rõ mục tiêu cảu bài về các phương diện kiến thức, kĩ năng , thái độ (có thể không phải bài học nào cũng cần nêu đầy đủ cả 3 mục tiêu này , tuỳ vào từng bài GV có thể chỉ nêu mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà không nhất thiết phải nêu riêng mục tiêu thái độ nếu như mục tiêu thái độ có thể lồng ghép được vào mục tiêu kĩ năng). GV cần chỉ ra các đồ dùng dạy học mình tự chuẩn bị hoặc HS chuẩn bị ngoài những đồ dùng do sách giáo viên gợi ý (đồ dùng dạy học bao gồm cả những phiếu học tập, các đồ dùng để tổ chức trò chơi, tổ chức các cuộc thi cho HS). GV cần chỉ rõ các hoạt động dạy học cụ thể sẽ thực hiện trong giờ học, cụ thể là trong từng hoạt động HS làm gì, kết quả cần đạt ra sao, cần củng cố cho HS những kiến thức và kĩ năng nào? Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Thực hành soạn bài trong nhóm - Chọn bài - Trao đổi về việc tổ chức các hoạt động học tập trong tiết học - Trao đổi về chọn các bài tập tự chọn để dạy học trong bài (nếu có) Nhiệm vụ 2 : Dạy thử bài đã soạn (dạy cả bài hoặc một trích đoạn trong bài) - 1 GV dạy bài đã soạn thử (nên dạy thử trong điều kiện có HS học) - Các GV khác trong nhóm quan sát tiết dạy để chuẩn bị ý kiến phản hồi. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 2) GV cần trao đổi về bài dạy dựa trên các tiêu chuẩn sau : - Bài dạy đã/chưa thể hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng phân môn Chính tả lớp 4. - Phương pháp dạy học đã/chưa thể hiện quan điểm tích cực hoá học sinh (thông qua việc tổ chức hợp lí các hoạt động học tập cho học sinh). - Nội dung dạy học tự chọn chính tả đã/chưa phù hợp với đặc điểm của địa phương. - Những phần nội dung bài cần được tiếp tục củng cố, làm vững chắc thêm ở những bài sau.
  41. Hoạt động 3 : soạn một số bài tập chính tả phù hợp với đặc điểm của địa phương (hoạt động nhóm) Thông tin cơ bản Để thực hiện tốt mục tiêu của phân môn Chính tả và tránh áp đặt không cần thiết trong nội dung dạy học, mỗi GV cần chuẩn bị những bài tập chính tả để dạy cho HS lớp mình, trường mình tương ứng với những phần dạy chính tả tự chọn trong từng bài học. Công việc soạn bài tập đòi hỏi GV phải có thống kê những lỗi chính tả mà HS lớp mình thường mắc, chọn những lỗi cần giải quyết trong từng bài học cụ thể, soạn bài tập dưới nhiều dạng để tạo hứng thú cho HS. Do đó GV cần làm công việc này theo nhóm (nhóm GV dạy lớp 5 của một trường hoặc một điểm trường) để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và nhiệm vụ biên soạn. Tuỳ khả năng của nhóm GV và điều kiện dạy học của từng trường, GV có thể chuẩn bị 1 đến 2 bài tập chính tả để dạy ở một tiết học chính tả có nội dung tự chọn. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Xác định các lỗi chính tả học sinh địa phương thường mắc do chưa nắm vững quy tắc chính tả, do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Nhóm GV đề xuất một danh sách các lỗi chính tả mà HS trong trường mình thường mắc trong đó các lỗi đã được phân loại thanh : lỗi về phụ âm đầu, lỗi về vần, lỗi về dấu thanh. Nhiệm vụ 2 : Biên soạn bài tập chính tả dạy tự chọn - Soạn các bài tập chính tả phụ âm đầu (nếu có). - Soạn các bài tập chính tả phần vần : bài tập chính tả âm đệm, bài tập chính tả âm chính, bài tập chính tả âm cuối (nếu có). - Soạn các bài tập chính tả thanh điệu (nếu có). - Xác đinh số lượng các bài tập có mỗi dạng sau : trắc nghiệm khách quan, tự luận, trò chơi, cuộc thi. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 3) GV trao đổi để điều chỉnh các bài tập đã soạn : điều chỉnh về dung lượng bài tập, điều chỉnh về dạng bài tập, chọn bài tập để dạy ở từng tiết học.
  42. Hoạt động 4 : Cá nhân soạn một kế hoạch bài học Chính tả lớp 5 Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Soạn kế hoạch bài học Chính tả GV căn cứ vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Tiếng Việt lớp 5, căn cứ vào sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt 5 và các tài liệu tham khảo, căn cứ vào các bài tập chính tả tự chọn do nhóm biên soạn để soạn một kế hoạch bài học cho một tiết học ở lớp 5. Nhiệm vụ 2 : Trao đổi nhóm về bài soạn - Từng GV đổi bài soạn đã chuẩn bị cho GV khác (trao đổi theo cặp) để đọc và góp ý cho nhau về bài soạn. - Từng GV hoàn thiện bài soạn sau khi có ý kiến góp ý. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 4) Một kế hoạch bài học phải cần đảm bảo các yêu cầu sau : - Thể hiện đúng chuẩn của phần Chính tả nêu trong chương trình - Phù hợp với đặc điểm của học sinh địa phương và phù hợp với trình độ học sinh của lớp mình phụ trách. - Trong bài soạn cần rõ những hoạt động học tập tích cực của HS. IV. Sản phẩm 1. Những giấy khổ to, trình bày các kết quả làm việc của mỗi nhóm trong từng hoạt động 1, 2, 3. 2. Kế hoạch bài học và biên bản thảo luận nhóm về góp ý cho bài dạy thử của từng nhóm. 3. Kế hoạch bài học chính tả do các thành viên trong lớp học soạn.
  43. Chủ đề 4 Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Luyện từ & câu trong sách Tiếng Việt 5 (5 tiết) I. Mục tiêu Sau khi hoàn thành chủ đề này, người học sẽ : 1. Về kiến thức : - Trình bày được nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 5 theo chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt là những điểm mới của chương trình và sách. - Trình bày được quan điểm và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Luyện từ và câu theo sách Tiếng Việt lớp 5. + Phân tích và xác định được các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5. 2. Về kĩ năng : + Soạn 1 giáo án dạy học Luyện từ và câu lớp 5 thể hiện sự đổi mới PPDH. + Dạy thử giáo án trên lớp. 3. Về thái độ + Thể hiện sự sáng tạo khi thiết kế giáo án đổi mới PPDH Luyện từ và câu. + Tự tin khi thực hiện giáo án đổi mới PPDH. II. nguồn - Bộ sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5. - Sách Hỏi - đáp về Tiếng Việt lớp 5. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách Tiếng Việt lớp 5 - Băng hình minh hoạ tiết dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 (Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên (Bài tập 3, 4; Tuần 8, Tiếng Việt lớp 5, tập 1). III. Quá trình Hoạt động 1 : Tìm hiểu những điểm mới về nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 5 của chương trình và SGK mới
  44. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu nội dung dạy học Luyện từ và câu qua CT và SGK mới. - Liệt kê những nội dung dạy học Luyện từ và câu theo chương trình và sách giáo khoa TV5 mới. - Phân loại nội dung dạy học theo nhóm bài. Nhiệm vụ 2: Đối chiếu nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 5 của 2 bộ sách Tiếng Việt cũ (CCGD) và mới (về các loại bài học, các kĩ năng rèn luyện cho HS, cách trình bày bài học, ) để xác định những điểm mới về nội dung, PPDH Luyện từ và câu trong SGK mới. - Trao đổi với đồng nghiệp để thống nhất ý kiến. - Ghi lại những điểm mới của nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 5 theo chương trình và sách giáo khoa mới. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1) 1. Về phân môn Luyện từ và câu lớp 5, HS cần đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra trong Chương trình tiểu học như sau : - Về ngữ âm và chữ viết : + Nhận biết cấu tạo của vần : âm đệm, âm chính, âm cuối. Biết quy tắc ghi dấu thanh trên âm chính. + Biết cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài. - Về từ vựng : + Biết thêm các từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc, + Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa ; nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. + Bước đầuanhanj biết và có khả năng lựa chọn từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết. - Về ngữ pháp : + Nhận biết và có khả năng sử dụng các đại từ, quan hệ phổ biến. + Nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói và viết.
  45. + Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. - Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ : + Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá trong các bài học. + Biết dùng các biện pháp nhân hoá và so sánh để nói và viết được câu văn hay. 2. Nội dung dạy học Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5 Nội dung Số tiết dạy Học kì I Học kì II Cả năm - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ 12 10 22 - Nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa) 11 11 - Từ loại (đại từ, quan hệ từ) 5 5 - Câu ghép 8 8 - Văn bản (liên kết câu) 4 4 - Ôn tập (về từ loại, cấu tạo từ, câu đơn, dấu câu; tổng kết vốn từ). 4 8 12 Tổng số 32 30 62 Các kiến thức về từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5 trang bị cho HS thông qua hai loại bài học : bài hình thành kiến thức và bài thực hành, luyện tập. Các bài Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5 cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt để các em có thể chủ động, tự tin lựa chọn từ ngữ, kiểu câu, các cách liên kết câu trong nói và viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp. Thông qua việc trang bị cho HS những kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, sách Tiếng Việt lớp 5 đã góp phần bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu theo một số mục đích nói thông thường, dùng một số dấu câu phổ biến khi viết. ở nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ, sách Tiếng Việt mới không cung cấp cho HS bảng từ cho trước (như sách Tiếng Việt lớp 5 CCGD trước đây) mà huy động vốn từ sẵn có của các em để tạo nên bảng từ này. Cách làm này sẽ tạo được nhiều cơ hội để HS có thể tích cực hoá vốn từ của mình cũng như vốn từ mới được trang bị. Đặc biệt, đối với lớp 5, phân môn Luyện từ và câu có thêm bài học tổng kết vốn từ và các bài ôn tập nhằm tổng kết các kiến thức về từ và câu đã học ở toàn bậc tiểu học.
  46. ở nội dung kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp, sách Tiếng Việt lớp 5 có những tiết học dành riêng cho việc trang bị kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp cho HS. Những tiết học này, dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của GV, HS phải huy động những kiến thức đã có để nhận biết, chiếm lĩnh kiến thức mới. Các em phải khái quát hoá các hiện tượng từ ngữ và ngữ pháp cụ thể để xác định cái lặp lại, cái bản chất và phát biểu thành lời. Những bài thực hành, luyện tập là một cách để củng cố những kiến thức mang tính lí thuyết, đồng thời cũng là cơ hội để HS vận dụng kiến thức lí thuyết về ngôn ngữ để thực hành trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 5 Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPDH Luyện từ và câu của giáo viên hiện nay. Cụ thể : - Xác định những điểm đã đạt được. - Chỉ ra những điểm cần khắc phục, cần đổi mới. Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu những PPDH được vận dụng có hiệu quả trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5. Trao đổi với đồng nghiệp và ghi lại kết quả trao đổi về : - Những PPDH có thể vận dụng để dạy loại bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới. - Tìm hiểu và lựa chọn những PPDH có thể vận dụng để dạy loại bài thực hành, luyện tập. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 2) 1. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS. Nhiều trường ở nhiều địa phương đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều GV chưa thực sự chú ý đến việc vận dụng các PPDH phát huy sự năng động, sáng tạo của người học hoặc việc đổi mới PPDH chỉ mang tính hình thức, đối phó. Đối với việc dạy học Luyện từ và câu, đặc biệt là việc dạy học các nội dung mang tính lí thuyết, nhiều GV chưa tạo được ở HS sự chủ động, tích cực trong việc huy động các kiến thức và kinh nghiệm sử dụng tiếng mẹ đẻ vào việc chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học khiến giờ học trở nên nặng nề đối với HS.
  47. 2. Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ rèn cho HS dùng từ đúng, nói viết thành câu, bởi vậy cần khai thác triệt để thế mạnh của PPDH luyện tập theo mẫu, PP phân tích ngôn ngữ, PP thực hành giao tiếp, + Phương pháp luyện tập theo mẫu: Đối với HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng, khi dạy Luyện từ và câu, GV nên sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu để các em dễ dàng lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Trong giờ dạy, GV đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói), để thông qua đó, hướng dẫn các em nhận xét, phân tích để rút ra những kiến thức, kĩ năng mà bài học yêu cầu, từ đó có thể thực hành, luyện tập theo mẫu. Mẫu ở đây được coi là một phương tiện để "thị phạm hoá", giúp học sinh tiếp nhận những lí thuyết ngôn ngữ không phải chỉ bằng cách nghe qua lời giảng của giáo viên mà còn được tận mắt chứng kiến, tận mắt được "nhìn" một cách tường minh mẫu mà mình cần làm theo. + Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp dạy học thường được sử dụng để dạy các bài Luyện từ và câu. Theo phương pháp này, HS dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV, tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, cũng tức là theo định hướng của nội dung khoa học bộ môn, trên cơ sở đó rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. Cụ thể là, GV hướng dẫn HS phân chia đối tượng (chứa hiện tượng ngôn ngữ cần lĩnh hội) ra thành những bộ phận, những khía cạnh, những mặt khác nhau để lần lượt tìm hiểu một cách kĩ càng hơn, sâu sắc hơn, nhằm mục đích nhận thức về đối tượng một cách đầy đủ, chính xác. + Phương pháp thực hành giao tiếp: Phương pháp thực hành giao tiếp rất cần sử dụng trong giờ Luyện từ và câu, bởi vì, mọi hiện tượng từ ngữ, ngữ pháp trong sách giáo khoa không nằm ngoài môi trường giao tiếp của lứa tuổi học sinh. Phương pháp này không phải chỉ là phương pháp hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, mà còn là phương pháp cung cấp lí thuyết cho HS trong chính quá trình giao tiếp. Khi vận vụng phương pháp thực hành giao tiếp vào dạy học Luyện từ và câu, chúng ta đã tận dụng vốn hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp của HS vào dạy học để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện các kĩ năng học tập mới.
  48. Ngoài các PPDH nêu trên, trong giờ Luyện từ và câu ở lớp 5, tuỳ từng nội dung dạy học, điều kiện của lớp học và đối tượng HS từng vùng miền, GV có thể vận dụng nhiều PPDcủa HS trong việc chiếm lĩnh kiến thức như PP trò chơi học tập, PP thảo luận nhóm, PP đóng vai, v.v 3. Đối với mỗi nhóm bài học, GV cần lựa chọn những PPDH thích hợp. Cụ thể là : - Đối với các bài Mở rộng vốn từ, HS lớp 5 đã có một vốn từ khá phong phú, GV cần vận dụng những PPDH phát huy tính tích cực của HS trong việc huy động vốn từ, tích cực hoá vốn từ và làm giàu vốn từ. Nhiều chủ điểm học tập ở lớp 5 mang tính trừu tượng như chủ điểm Hoà bình, Hữu nghị, Hạnh phúc , khi hướng dẫn HS tìm từ theo chủ điểm, GV cần vận dụng linh hoạt các PPDH để phát huy tính tích cực học tập của HS, trong đó đặc biệt chú ý phối hợp hình thức làm việc cá nhân với thảo luận nhóm để các em có thể phát huy tính tích cực, chủ động và huy động trí tuệ tập thể trong việc phát huy và phát triển vốn từ của mỗi em. Vốn từ của HS chỉ thực sự được mở rộng khi các em làm chủ vốn từ của mình, biết cách lựa chọn từ ngữ và sử dụng từ ngữ hiệu quả trong học tập và giao tiếp. - Đối với loại bài hình thành kiến thức lí thuyết, để phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS lớp 5, GV cần khai thác và vận dụng hiệu quả PP phân tích ngôn ngữ. Tư duy phân tích, tổng hợp của HS lớp 5 đã bước đầu hình thành, các em đã biết tri giác các tài liệu học tập để tìm ra những hiện tượng lặp lại và phát hiện bản chất của sự vật, hiện tượng. Để giờ học lí thuyết đảm bảo tính vừa sức với HS tiểu học, GV cần phối hợp sử dụng PP luyện tập theo mẫu, PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhóm để kích thích hứng thú học tập ở HS. Ví dụ, khi dạy bài Từ đồng âm, để giúp HS nhận biết khái niệm về từ đồng âm và phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, GV nên cho HS thảo luận nhóm để các em huy động vốn hiểu biết của mình về từ đồng âm và cùng nhau trao đổi những hiểu biết của mình về từ đồng âm mà bài học yêu cầu. - Đối với loại bài luyện tập, tuỳ từng nội dung luyện tập cụ thể, GV có thể sử dụng phối hợp các PPDH : PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhóm, PP trò chơi học tập, để HS có thể thực hành các kiến thức lí thuyết được học để áp dụng một cách linh hoạt vào các tình huóng sử dụng ngôn ngữ cụ thể. Hoạt động 3 : Xem trích đoạn băng hình
  49. và đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Xem băng kết hợp ghi chép quy trình, cách tiến hành, các PPDH đã được vận dụng ở đoạn băng. Nhiệm vụ 2 : Đánh giá mức độ hiểu bài và tính tích cực của HS được thể hiện qua đoạn băng. Nêu những điểm có thể học tập và những điểm góp ý, bổ sung để có thể áp dụng dạy học trên đối tượng HS của mình. Nhiệm vụ 3 : Thảo luận trong nhóm chuyên môn về trích đoạn băng hình, ghi chép các ý kiến thống nhất và chưa thống nhất. Hoạt động 4 : Thực hành soạn kế hoạch bài học và dạy thử Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 : Soạn kế hoạch bài học. - Lựa chọn bài dạy có thể thực hiện đổi mới PPDH rõ rệt nhất. - Thiết kế kế hoạch bài học theo hướng đổi mới PPDH. - Trao đổi với đồng nghiệp để tranh thủ ý kiến góp ý. - Sửa chữa, hoàn thiện kế hoạch bài học. Nhiệm vụ 2 : Dạy thử trên lớp. - Dạy thử trên lớp, tự rút kinh nghiệm. - Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp. - Điều chỉnh kế hoạch bài học. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 4) • Tham khảo kế hoạch bài học dưới đây : Nội dung bài học : Mở rộng vốn từ về thiên nhiên (Tuần 9, Tiếng Việt 5, tập 1, trang 87) I. Mục đích yêu cầu - Tiếp tục mở rộng vốn từ cho HS về chủ điểm thiên nhiên: biết thêm một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời và cách sử dụng chúng khi nói và viết.
  50. - Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời hoặc những băng chữ ghi các từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện ở BT 1; bút dạ, một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ngữ tả bầu trời để HS làm BT 2. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ GV cho HS làm lại bài tập 3a, 3b hoặc 3c để củng cố kiến thức đã học về từ nhiều nghĩa trong tiết học Luyện từ và câu trước. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Để viết được bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động, để lại ấn tượng cho người đọc, chúng ta cần có vốn từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay giúp các em biết cách làm giàu vốn từ của mình và có ý thức diễn đạt chính xác cảm nhận của mình về các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1 GV nói với HS: Trong mẩu chuyện "Bầu trời mùa thu", mỗi bạn nhỏ có cách cảm nhận và miêu tả bầu trời rất khác nhau. Cô mời 1 bạn đọc to, rõ ràng mẩu chuyện, cả lớp đọc thầm theo. Các em nhớ đánh dấu dưới những từ ngữ miêu tả bầu trời. - GV chú ý nhắc HS : Các em chỉ gạch nhẹ bút chì dưới các từ ngữ tả bầu trời chứ không phải gạch cả câu. - GV viết câu làm mẫu lên bảng : Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. - 1 HS cầm sách đọc to mẩu chuyện; cả lớp đọc thầm theo và lấy bút chì đánh dấu vào những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện Bài tập 2 - GV mời HS đọc yêu cầu của của BT2. - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu thứ nhất của bài tập . GVhỏi HS: Trong mẩu chuyện "Bầu trời mùa thu?
  51. - HS phát biểu. - GV mở bảng phụ đã liệt kê các từ tả bầu trời sau khi HS đã phát biểu xong hoặc đính lên bảng lần lượt các băng chữ ghi từ ngữ tả bầu trời HS tìm được trong mẩu chuyện, trừ những từ ngữ đã tìm được trong câu làm mẫu (có thể viết như dưới đây). xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao được rửa mặt sau cơn mưa xanh biếc dịu dàng bầu trời buồn bã trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca ghé sát mặt đất cao hơn cúi xuống láng nghe để tìm xem chim én đang ở bụi cây hay ở nơi nào - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu thứ hai của bài tập 2. Tổ chức học tập theo nhóm: 4- 8 nhóm . GV nêu câu hỏi : Trong những từ ngữ miêu tả bầu trời, những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh, những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá ? + Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập của nhóm mình. GV đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn, uốn nắn + Đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc của cả nhóm. GV và cả lớp nhận xét. - GV hướng dẫn HS phân tích cách dùng từ để miêu tả bầu trời của các bạn nhỏ trong mẩu chuyện. Nêu cách hiểu của mình về những từ ngữ tả bầu trời trong bài đọc. GV có thể hỏi HS những câu hỏi sau: + Mẩu chuyện đã cho thấy các bạn nhỏ tả bầu trời mùa thu rất khác nhau theo cảm nhận của riêng mình. Hãy cho cô biết có cách tả nào của các bạn mà các em chưa hiểu rõ? (HS phát biểu) + Em thích cách tả bầu trời mùa thu của bạn nhỏ nào nhất ? Vì sao ? (1-2 HS trả lời) + Bầu trời dịu dàng gợi cho em liên tưởng gì? - GV chốt lại : Khi miêu tả thiên nhiên, chúng ta cần suy nghĩ lựa chọn từ ngữ có khả năng gợi tả , gợi cảm để cảnh vật thêm sinh động. Đặc biệt, chúng ta có thể sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để miêu tả cảh vật. Bây giờ mỗi em hãy tả bầu trời bằng một câu,
  52. có thể tả bầu trời mùa thu hay mùa xuân, mùa hạ, mùa đông; cũng có thể tả bầu trời em nhìn thấy buổi sáng hôm nay. - GV mời một số HS phát biểu (nên gọi HS xung phong). Bài tập 3 - GV hướng dẫn HS xác định đúng yêu cầu của bài tập, biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để miêu tả cảnh vật. Dành thời gian để HS làm việc cá nhân. - GV mời nhiều HS đọc đoạn văn của mình. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để thầy (cô) kiểm tra trong tiết học sau. • Lưu ý : Trong sách Tiếng Việt mới, bài học Luyện từ và câu được xây dựng thông qua hệ thống bài tập sắp xếp hợp lí. Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng của của GV trong giờ học này là hướng dẫn HS làm bài tập sao cho phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của các em. - Hướng dẫn HS làm bài tập có thể theo các bước sau: + Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, lời giải thích, tranh ảnh, ). + Hướng dẫn chữa một phần của bài tập làm mẫu (GV có thể trực tiếp làm mẫu hoặc hướng dẫn một HS chữa mẫu trên bảng lớp; cũng có thể với gợi ý của GV, cả lớp tự làm thử một phần của bài tập rồi cùng chữa bài làm mẫu). + Tổ chức cho HS làm các bài tập còn lại (có thể cho các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm). + Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức (GV cần hướng dẫn HS nhận xét kết quả làm bài của bạn, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân (về kiến thức và kĩ năng) trong quá trình luyện tập). + Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành, luyện tập ở lớp (viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống). IV. sản phẩm 1. Bản liệt kê và phân loại nội dung dạy học Luyện từ và câu ở lớp 5. 2. Biên bản ghi chép kết quả trao đổi ý kiến về các vấn đề :
  53. - Những điểm mới của phân môn Luyện từ và câu trong SGK mới. - Những PPDH được vận dụng có hiệu dạy trong dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3. Kế hoạch bài học đã soạn nêu trong hoạt động 5. 4. Biên bản dự giờ, đánh giá nội dung tiết dạy theo kế hoạch bài học đã soạn. Chủ đề 5 nội dung và phương pháp dạy 3 kiểu bài kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 5 (5 tiết) I. Mục tiêu Học xong chủ đề này, học viên cần: 1. Về kiến thức: Trình bày được những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy 3 kiểu bài tập kể chuyện (KC) trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp; KC đã nghe, đã đọc; KC đã chứng kiến, tham gia). 2. Về kĩ năng: - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết đã có để biên soạn giáo án dạy KC theo hướng tổ chức hoạt động, phát huy tính tích cực của từng HS. - Thực hành giảng dạy 3 kiểu bài KC đạt kết quả, thể hiện sự nắm vững những kiến thức đã thu nhận được. 3. Về thái độ: Chủ động, sáng tạo vận dụng những PPDH tích cực vào thực tế giảng dạy phân môn KC một cách hợp lí và có hiệu quả. II. Nguồn 1. SGK, SGV Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2. 2. Bộ tranh Kể chuyện lớp 5 - thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục của Bộ GD&ĐT. 3. Băng hình trích đoạn (nếu có) minh hoạ phương pháp dạy kiểu bài KC đã chứng kiến hoặc tham gia về ước mơ đẹp của em hoặc bạn bè, người thân (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, tuần 9, trang 88), thời gian: 15 phút. Biên soạn: PGS.TS. Hoàng Hoà Bình, Viện CL&CTGD. Thực hiện: Cô giáo Phạm Tố Uyển cùng HS trường tiểu học Thành Công A, Hà Nội.
  54. III. Quá trình Tìm hiểu: 1. Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp. 2. Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. 3. Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu tài liệu. 2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề. 3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: 3.1. Kiểu bài tập Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể ở lớp 5 có điểm gì kế thừa và phát triển so với các lớp dưới của chương trình mới, so với lớp 5 của chương trình cũ. 3.2. Để dạy kiểu bài kể chuyện này thành công, GV cần chú ý những gì? 3.3. Vì sao SGV thường hướng dẫn tổ chức cho HS thực hành kể chuyện theo nhóm nhỏ (2 em) chứ không theo nhóm lớn (4, 5 em)? * Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp. 4. Phân tích 1 bài soạn trong SGV, làm rõ quy trình và phương pháp dạy kiểu bài KC trên. Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1) 1. Về tính kế thừa và phát triển của kiểu bài tập Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp
  55. Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy (cô) kể trên lớp là kiểu bài quen thuộc với GV tiểu học từ lớp 1. Để thực sự rèn kĩ năng nghe cho HS, nội dung các mẩu chuyện, câu chuyện không được in trong SGK, mà được in trong SGV. SGK chỉ thể hiện tranh minh hoạ từng đoạn truyện hoặc hình ảnh tiêu biểu của truyện; kèm theo tranh có khi còn có lời giới thiệu ngắn nội dung chính của mỗi tranh. Những mẩu chuyện, câu chuyện này được thầy, cô kể cho HS nghe trên lớp 2, 3 lần, rồi HS kể lại. a) Nếu so sánh kiểu bài này ở lớp 5 với những bài tương tự ở các lớp 1, 2, 3, 4 (chương trình mới) thì thấy sự khác nhau thể hiện chủ yếu ở độ dài và mức độ phức tạp của các câu chuyện, mức độ tham gia chủ động của HS ở hoạt động trao đổi, đối thoại về nhân vật, nội dung, ý nghĩa câu chuyện: - ở lớp 1, HS chỉ tập kể từng đoạn của câu chuyện đơn giản, độ dài khoảng 100 chữ. - Lên lớp 2, 3, các bài tập nghe - kể được đặt trong tiết TLV. Sách Tiếng Việt 2 có 3 bài tập nghe - kể (Vì sao?, Sự tích hoa dạ lan hương, Bài học qua suối) là những câu chuyện có nhiều tình tiết hơn lớp 1, nhưng HS không cần kể toàn bộ câu chuyện mà chỉ trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. - Sách Tiếng Việt 3 có 10 bài rèn kĩ năng nghe - kể trong giờ Tập làm văn, trong đó có 2 câu chuyện cùng có độ dài 206 tiếng là Chàng trai làng Phù ủng, Người bán quạt may mắn, được dạy trong 1 tiết; những bài còn lại hầu hết là những mẩu chuyện vui có độ dài trên dưới 70 tiếng được dạy trong thời gian gần nửa tiết TLV (Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác, Giấu cày, Kéo cây lúa lên, Nâng niu từng hạt giống, Vươn tới các vì sao, Bốn cẳng và sáu cẳng). HS lớp 3 học kể toàn bộ câu chuyện dựa trên những điểm tựa là các gợi ý giúp các em nhớ những tình tiết chính của câu chuyện. - Các câu chuyện trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (giống Tiếng Việt 4) có độ dài khoảng 500 chữ. Câu chuyện được thầy (cô) kể cho HS nghe, rồi HS kể lại. Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho HS, kiểu bài này còn có mục đích rèn kĩ năng nghe. Sự khác biệt giữa 11 câu chuyện của SGK Tiếng Việt lớp 4 với 10 câu chuyện trong SGK Tiếng Việt lớp 5 là ở chỗ: những câu chuyện trong Tiếng Việt lớp 4 gắn với những chủ điểm nói về phẩm chất, năng lực, sở thích của con người, còn những câu chuyện trong Tiếng Việt lớp 5 có nội dung gắn với những chủ điểm nói về những vấn đề lớn của dân tộc, loài người, có tình tiết phức tạp và nội dung sâu sắc hơn, ví dụ: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, Cây cỏ nước Nam, Vì muôn dân.