Giáo trình Cấp thoát nước (Phần 2) - Huỳnh Ngọc Hợi

pdf 41 trang ngocly 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cấp thoát nước (Phần 2) - Huỳnh Ngọc Hợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cap_thoat_nuoc_phan_2_huynh_ngoc_hoi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Cấp thoát nước (Phần 2) - Huỳnh Ngọc Hợi

  1. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước CHƯƠNG 5 - KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC Bài 1. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ CÁC DẠNG NƯỚC THẢI Nước sau khi sử dụng vào sinh hoạt hay sản xuất , nước mưa chảy tên mái nhà, mặt đường, mặt đất, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ dễ bị phân hủy thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm cho người và động vật. Nếu những loại nước thải này thải ra một cách bừa bãi, thì không những là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và truyền nhiễm các thứ bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh, sức khỏe của nhân dân, mà về mặt khác còn gây nên ngập lụt trong thành phố, xí nghiệp công nghiệp, làm đất đai xây dựng, ảnh huowngr đến nền móng công trình gây trở ngại cho giao thông và tác hại đến một số ngành kinh tế quốc dân khác như chăn nuôi cá I. Khái niệm thoát nước: Thoát nước là tổ hợp các thiết bị, công trình kỳ thuật và các phương tiện để thu nước thải tại nơi hình thành, dẫn,vận chuyển đến các công trình làm sạch (xử lý), khử trùng và xả nước thải đả làm sạch ra nguồn tiếp nhận. Ngoài ra còn bao gồm việc xử lý, sử dụng cặn, các chất quí chứa trong nước thải và cặn. Có hai dạng thoát nước sau: - Thoát nước dạng chuyên chở định kỳ: là tập trung chất thải lỏng vào một thùng chứa, định kỳ vận chuyển bằng ôtô hoặc xe hút ra nơi xử lý ngoài đồng xa. Thường không bảo đảm vệ sinh của khu vực và khong kinh tế nên chỉ áp dụng cho khu dân cư nhỏ. - Thoát nước dạng dòng chảy tự vận chuyển: là nước thải theo đường ống, cống ngầm tự vận chuyển ra các trạm xử lý, nơi thường có các công trình nhân tạo để tăng cường quá trình. Nước thải sau khi xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận gần nhất. II. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước: Nhiệm vụ thoát nước của HTTN là: thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu dân cư, xí nghiệp công nghiệp, đồng thời xử lý và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. III. Các dạng nước thải: 1. Khái niệm nước thải: là nước đã sử dụng cho các nhu cầu khác nhau có lẫn thêm chất bẩn, làm thay đổi tính chất hoá - sinh - lý so với ban đầu. - Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ thối rữa, là môi trường tốt cho sự phát triển của vi sinh vật, kể cả vi sinh vật gây bệnh. Sự tích luỹ nước thải trên mặt đất và trong lòng đất, ở các nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm môi trường bao quanh và cả khí quyển. Kết quả là không thể sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm cho các mục tiêu ăn uống, sinh hoạt và kinh tế. Đó là nguyên nhân sinh ra bệnh dịch, truyền nhiễm. - Để đảm bảo vệ sinh đô thị và các điểm dân cư, công ngiệp , phải thu dẫn một cách nhanh chóng nước thải ra khỏi phạm vi đô thị và xử lý, khử trùng sau đó. 2. Các loại nước thải: a. Nước thải sinh hoạt: - Nước thải từ khu vệ sinh, các chất bẩn chủ yếu do hoạt động sinh hoạt của con người. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 56
  2. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước - Nước thải sinh hoạt thải ra từ chậu rửa, giặt, tắm, kể cẩ nhà tắm,, nhà giặt công cộng và do rửa sàn b. Nước thải sản xuất: Tạo ra từ các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Thành phần và tính chất phụ thuộc vào từng loại công nghiệp, nguyên liệu tiêu thụ và quá trình công nghệ nên khác nhau rất nhiều. - Nước thải sản xuất được chia ra: nước bẩn và nước quy ước sạch. c. Nước mưa: Tạo ra do mưa hoặc tuyết tan, sau khi rơi xuống chảy trên bề mặt các đường phố, các khu dân cư hay khu công nghiệp bị nhiễm bẩn nhất là lượng nước mưa ban đầu. Nhìn chung nước thải sinh hoạt có thành phần ổn định và chứa chủ yếu là chất hữu cơ không tan, keo, tan. Nồng độ chất bẩn tùy thuộc lượng nước sử dụng, tức là tiêu chuẩn cấp nước. Thành phần, nồng độ nước thải sản xuất rất đa dạng, tùy thuộc tính chất sản xuất, nguyên liệu và sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất, từng khâu, từng thiết bị trong trong dây chuyền sản xuất Nước thải sản xuất bẩn có thể chia ra các laoij chứa chủ yếu là các chất bẩn hữu cơ, vô cơ hoặc cả hưu cơ và vô cơ. Nước quy ước sạch chứa í chất bẩn có thể không cần xử lý và xả thẳng ra nguồn tiếp nhận hoặc xử lý sơ bộ và dùng lại trong hệ hống cấp nước tuần hoàn. Nước mưa, theo bản chất xuất xứ, nói chung tương đối sạch, nhưng có lúc bẩn. Bài 2. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC I. Khái niệm: HTTN là tổ hợp những công trình thiết bị và các giải pháp kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước. Tùy thuộc mục đích yêu cầu tận dụng nguồn nước thải của vùng phát triển vùng kinh tế lân cận thành phố, thị xã, thị trấn do nhu cầu kỹ thuật vệ sinh và việc xả các loại nước thải vào mạng lưới thoát nước. II. Phân loại hệ thống thoát nước: 1. Sơ đồ HTTN chung: tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất và nước mưa) được xả chung vào 1 mạng lưới và vận chuyển đến công trình xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận Để xả bớt lượng nước mưa không cần thiết đưa lên công trình xử lý, nhằm giảm kích thước cống và các công trình khác như trạm bơm, trạm xử lý thì tại đầu những cống góp chính (thường nằm dọc theo bờ sông) người ta xây dựng các giếng đập tràn tách nước mưa. - Ưu điểm: + Đảm bảo vệ sinh nhất + Có duy nhất 1 hệ thống mạng lưới đô thị - Nhược điểm: + Kích thước cống và công trình lớn nên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn + Chế độ làm việc của hệ thống không ổn định - Áp dụng: Đối với những đô thị nằm cạnh nguồn tiếp nhận lớn hay trong thời kỳ đầu xây dựng đô thị khi chưa có phương án thoát nước hợp lý. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 57
  3. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước 1. M¹ng l­íi tho¸t n­íc 8 sinh ho¹t vµ n­íc m­a 2. §­êng èng ¸p lùc 3. Cèng x¶ n­íc ®· xö lý 6 4. GiÕng trµn t¸ch n­íc m­a 4 5. è ng x¶ n­íc m­a 1 6. Biªn giíi ®« thÞ 2 7. Tr¹m b¬m chÝnh 8. XÝ nghiÖp c«ng nghiÖp 5 9 7 9. Tr¹m xö lý n­íc th¶i 3 Nguån tiÕp nhËn Hình 5.1. Sơ đồ HTTN chung 2. Sơ đồ HTTN riêng hoàn toàn: Là sơ đồ có 2 hay nhiều mạng lưới thoát nước riêng biệt, ví dụ: Một mạng lưới dùng để vận chuyển nước bẩn nhiều (ví dụ: nước sinh hoạt) trước khi xả vào nguồn phải qua trạm xử lý, 1 mạng lưới dùng để vận chuyển nước bẩn ít (ví dụ nước mưa) thì cho xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. - Trong trường hợp mối loại nước thải cho chảy trong 1 hệ thống riêng biệt ta có HTTN riêng hoàn toàn, còn trường hợp chỉ có hệ thống cống ngầm dùng để thoát nước bẩn sinh hoạt, nước mưa và nước sản xuất quy ước sạch thì cho chảy theo mương máng lộ thiên xả vào nguồn tiếp nhận, ta có HTTN riêng không hoàn toàn. 1. M¹ng l­íi tho¸t n­íc sinh ho¹t 2. M¹ng l­íi tho¸t n­íc m­a 3. §­êng èng ¸p lùc 4. Cèng x¶ n­íc ®· xö lý 5. è ng x¶ n­íc m­a 6. Biªn giíi ®« thÞ 7. Tr¹m b¬m chÝnh 8. XÝ nghiÖp c«ng nghiÖp 9. Tr¹m xö lý n­íc th¶i 10. GiÕng trµn t¸ch n­íc m­a Nguån tiÕp nhËn Hình 5.2. Sơ đồ HTTN riêng hoàn toàn - Ưu điểm: + Giảm vốn đầu tư xây dựng đợt đầu + Chế độ thuỷ lực làm việc của hệ thống ổn định. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 58
  4. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước + Công tác quản lý duy trì hiệu quả - Nhược điểm: + Kém vệ sinh hơn cống chung + Tồn tại nhiều hệ thống công trình và mạng lưới trong đô thị + Tổng giá thành xây dựng và quản lý cao 3. Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng một nửa: - Thường có 2 hệ thống cống ngầm. Trong đó, 1 hệ thống cống chung để vận chuyển nước thải sinh hoạt, nước sản xuất quy ước là bẩn để đưa đến trạm xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận; 1 hệ thống cống ngầm khác dùng để dẫn nước mưa sạch và nước sản xuất quy ước là sạch xả trực tiếp ra sông, hồ. - Để thực hiện việc tách nước bẩn và nước sạch thì chỗ giao nhau của 2 mạng lưới cống ngầm (thoát nước bẩn sinh hoạt và thoát nước mưa) xây dựng giếng tràn tách nước để thu nhận lượng nước mưa bẩn ban đầu cùng với nước sinh hoạt, sản xuất dẫn lên công trình xử lý. Và khi mưa to hay ở thời gian cuối của các trận mưa, lưu lượng nước mưa lớn, có thể tràn qua miệng xả của giếng tràn , tách và xả ra sông hồ cạnh đó. 1. M¹ng l­íi tho¸t n­íc sinh ho¹t 2. M¹ng l­íi tho¸t n­íc m­a 3. §­êng èng ¸p lùc 4. Cèng x¶ n­íc ®· xö lý 5. è ng x¶ n­íc m­a 6. Biªn giíi ®« thÞ 7. Tr¹m b¬m chÝnh 8. XÝ nghiÖp c«ng nghiÖp 9. Tr¹m xö lý n­íc th¶i 10. GiÕng trµn t¸ch n­íc m­a Nguån tiÕp nhËn Hình 5.3. Sơ đồ HTTN nửa riêng - Ưu điểm: Vệ sinh tốt - Nhược điểm: Xây dựng và quản lý phức tạp (ít sử dụng) Các bộ phận của hệ thống thoát nước - Thiết bị thu và dẫn nước bên trong nhà: HTTN bên trong nhà - MLTN bên ngoài nhà - Trạm bơm và ống dẫn áp lực - Công trình xử lý - Cống xả nước vào nguồn 4. Hệ thống hỗn hợp: Là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên, thường gặp ở thành phố cải tạo. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 59
  5. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Việc lựa chọn hệ thống thoát nước phải căn cứ vào nhiều yếu tố: kinh tế, kĩ thuậy, vệ sinh và điều kiên địa phương. Trong các thành phố của ta hiện nay phần lớn là hệ thống nước chung, nước xả ra sông hồ không làm sạch, cần được cải tạo lại theo kiểu riêng một nửa hoặc hỗn hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường và mĩ quan thành phố. Khi đó ta xây dựng thêm một mạng lưới cống đón lấy các cửa xả của hệ thống thoát nước chung hiện tại và dẫn lên công trình làm sạch. Tại chỗ giao nhau giửa cống xả của hệ thống chung (hiện có) và mạng lưới cống xây dựng mới sẽ bố trí cống đập tràn xả nước mưa. Bài 3. SƠ ĐỒ THOÁT NƯỚC KHU DÂN CƯ Mỗi hệ thống thoát nước được thực hiện bằng những biện pháp kỹ thuật khác nhau, tùy theo cách bố trí mạng lưới đường ống, độ sâu chôn cống, số lượng trạm bơm, số lượng và vị trí các công trình làm sạch Ví dụ, có thành phố ta đặt cống thoát tự chảy và một trạm bơm độc nhất, lúc đó cần phải chôn sâu cống. Ngược lại khi đặt cống nông ta phải xây dựng nhiều trạm bơm. Cũng như vậy có thể có một hoặc nhiều trạm xử lý( trạm làm sạch). Vị trí của trạm xử lý giữ một vai trò quan trọng trong việc chon sơ đồ thoát nước. Như vậy sơ đồ thoát nước( hay là giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước có căn cứ về phương diện kinh tế kỹ thuật, điều kiện địa phương cũng như khả năng phát triển trong tương lai) cũng rất khác nhau. Nhưng bất kỳ sơ đồ hệ thống thoát nước nào cũng bao gồm các bộ phận chính sau đây: I. Thiết bị thu và dẫn bên trong nhà ( hình 5.4)- Hệ thống thoát nước bên trong nhà: Hình 5.4. Sơ đồ tổng quát của hệ tống cấp nước bên trong nhà 1. Ống thông hơi;2. Ống thoát nước; 3.Chậu tắm; 4. Chậu rửa; 5. Két xí; 6. Hố xí (chậu xí); 7. Ống nhánh; 8. Chậu rửa; 9. Si phông; 10. Lỗ kiểm tra; 11. Ống dẫn nước ra ngoài nhà; 12. Giếng thăm; 13. Giếng kiểm tra; 14. Giếng thăm trên mạng lưới bên ngoài nhà. Nước thải từ các thiết bị dụng cụ về sinh chảy qua ống nhánh tới ống đứng và được dẫn ra cống thành phố bằng mạng lưới cống sân nhà hay tiểu khu. Các ống đứng thường đặt dựa theo tường hoặc góc các buồn vệ sinh, có thể đặt nổi bên ngoài hoặc chìm sâu trong tường hoặc trong các hộp bằng gỗ, gạch, bê tông. Ống đứng thường đặt cao hơn mái nhà khoảng 0.7m, phần thêm là phần thông hơi. Giữa mạng lưới ống và các thiết bị về sinh người ta lắp đặt các xi phông, khóa thủy lực để ngăn ngừa hơi khí độc xâm thực vào buồng vệ sinh. Nước thải theo các ống đứng tới mạng lưới cống dẫn ngoài nhà. ở chổ giao nhau giữa hệ thống bên trong và bên ngoài nhà, xây dựng giếng thăm để theo dõi chế độ làm việc của mạng lưới bên trong và tẩy rửa khi cần thiết. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 60
  6. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước II. Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà: Là hệ thống cống ngầm và mương máng lộ thiên dùng để dẫn nước bằng cách tự chảy tới trạm bơm, trạm làm sạch hay sông hồ. Tùy theo vị trí, quy mô và nhiệm vụ mà mạng lưới thoát nước bên ngoài có thể là: - Mạng lưới thoát nước sân nhà( cho một nhà). - Mạng lưới thoát nước tiểu khu (hình 5-5). - Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp công nghiệp. - Mạng lưới thoát nước ngoài phố. Hình 5.5. Sơ đồ mạng lưới thoát nước tiểu khu 1. Mạng lưới thoát nước tiểu khu; 2. Giếng thăm; 3. Giếng thăm kiểm tra; 4. Nhánh nối; 5. Mạng lưới ngoài phố. Mạng lưới cống xây dựng trong phạm vi tiểu khu, dùng để thu nhận tất cả nước thải từ các nhà trong tiểu khu và vận chuyển ra mạng lưới ngoài phố gọi là mạng lưới thoát nước tiểu khu. Để điều tra chế độ làm việc của mạng lưới sân nhà hay mạng lưới tiểu khu thì ở cuối mạng lưới người ta xây dựng một giếng thăm- giếng kiểm tra. Đoạn ống nối liền từ giếng kiểm tra tới cống thoát ngoài phố gọi là nhánh nối. Mạng lưới xây dựng dọc theo các đường phố và khu vực nhận nước thải từ các mạng lưới trong sân nhà, tiểu khu gọi là mạng lưới thoát nước ngoài phố. Nó có nhiều nhánh, bao trùm những lưu vực rộng lớn và thường dẫn nước bằng cách tự chảy. Người ta còn chia thành phố thành nhiều lưu vực thoát nước mà giới hạn là các đường phân thủy hay tụ thủy. Nước thải trên các lưu vực ấy tập trung về các công góp lưu vực, cống thoát nước chính, cống thoát nước ngoài phạm vi thành phố( không có cống nhánh). III. Trạm bơm và ống dẫn lực: Dùng để vận chuyển nước thải khí vì lý do kinh tế kỹ thuật không thể để tự chảy được. Người ta phân biệt trạm bơm theo khái niệm: trạm bơm cục bộ, trạm bơm khu vực và trạm bơm chính. Trạm bơn cục bộ phục vụ cho một hay một vài công trình. Trạm bơm khu vực phục vụ cho từng vùng riêng biệt hay một vài lưu vực thoát nước. Trạm bơm chính dùng để bơm toàn bộ nước thải thành phố lên trạm làm sạch và xả vào đầu nguồn. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 61
  7. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Đoạn ống dẫn nước từ trạm bơm đến cống tự chảy hay đến công trình làm sạch là đường ống áp lực. Khi cống chui qua sông hồ hay gặp chướng ngại phải luồn xuống thấp gọi là ddiuke ( hay cống luồn) làm việc với chế độ áp lực hay nữa áp lực. IV. Công trình làm sạch: Bao gồm tất cả các công trình làm sạch nước thải và xử lí cặn bã. V. Cống và miệng xả nước vào nguồn: Dùng để vận chuyển nước thải từ công trình làm sạch xả vào sông hồ. Miệng nước xả thường xây dựng có bộ phận để xáo trộn nước thải với nước nguồn. Hình 5.6. Giới thiệu sơ đồ tổng quát thoát nước của khu dân cư. 1. Ranh giới thành phố; 2. Ranh giới lưu vực; 3. Mạng lưới cống ngoài phố; 4. Đường ống áp lực; 5. Cống góp lưu vực; 6. Cống góp chính; 7.Cống góp ngoài phạm vi thành phố; 8. Cống xả ra sông hồ. Việc thiết lập sơ đồ thoát nước trong một thành phố hay một khu dân cư rất khó khăn vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện địa hình, điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, mức độ phát triển thành phố ở đợt đầu và tương lai, vị trí đặt công trình làm sạch và cửa xả nước thải vì vậy không thể đưa ra một sơ đồ mẫu mực nào để giải quyết cho các trường hợp cụ thể được. Ở đây chỉ giới thiệu một số dạng sơ đồ khái quát, phụ thuộc chủ yếu vào địa hình( hình 5.7). Sơ đồ thẳng góc (hình 5.7a): Sử dụng khi địa hình có độ dốc đổ ra sông hồ, chủ yếu dùng để thoát nước mưa và nước thải sản xuất quy ước là sạch, nước xả thẳng vào nguồn mà không cần làm sạch. Sơ đồ giao nhau (hình 5.7b): Điều kiện địa hình giống như sơ đồ thẳng góc nhưng nước thải cần phải làm sạch trước khi xả vào nguồn, nên có cống góp chính chạy song song với dòng sông để dẫn nước thải đến công trình làm sạch. Sơ đồ phân vùng(hình 5.7c): Sử dụng trong trường hợp thành phố chia làm nhiều khu riêng biệt hay trong trường hợp thành phố có địa hình dốc lớn. Nước thải từ vùng thấp thì bơm trực tiếp đến công trình làm sạch hay bơm vào cống góp của vùng cao và tự chảy tới công trình làm sạch. Sơ đồ không tập trung (hình 5.7d): Sử dụng đối với thành phố lớn hoặc thành phố có chênh lệch lớn về độ cao, địa hình phức tạp hoặc phát triển theo kiểu hình tròn. Sơ đồ có nhiều trạm làm sạch. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 62
  8. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Hình 5.7. Các sơ đồ mạng lưới thoát nước Ngược lại với sơ đồ không tập trung là sơ đồ tập trung, nghĩa là toàn bộ nước thải được tập trung về trạm làm sạch chung (hình 5.7b,c). Cần chú ý đặc điểm xây dựng đợt đầu của thành phố có ảnh hưởng nhiều đến việc chọn sơ đồ thoát nước. Vì việc xây dựng hệ thống thoát nước rất đắt tiền, nên người ta phải chia thành từng đợt. Trong đợt đầu chỉ giải quyết thoát nước cho các khu công nghiệp và các khu nhà ở cao tầng. Nếu các khu đó nằm cách xa nhau thì có thể giải quyết bằng các công trình làm sạch riêng biệt, khi đó có dạng sơ đồ không tập trung. Khi thành phố mở rộng, tiếp tục xây dựng bổ sung thêm đường ống chính, thì lại trở thành sơ đồ tập trung. Bài 4. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THIẾT KẾ I. Tài liệu cơ sở: - Bản đồ quy hoạch đô thị, khu công nghiệp và các số liệu về quy hoạch + Mức độ phát triển của thành phố, xí nghiệp công nghiệp + Việc giải quyết tổng thể về kiến trúc, xây dựng, kinh tế, vệ sinh, kỹ thuật + Sự phát triển công nghiệp và yếu tố mở rộng cũng như giải pháp của hàng loạt vấn đề như vị trí các phần cơ bản, khu công nghiệp, khu xây dựng cơ quan phục vụ văn hoá đời sống, khu trung tâm, (nói chung là việc phân khu chức năng của đô thị) + Các vấn đề thuộc về giao thông, cây xanh + Việc tăng cường thiết bị xây dựng và cải thiện đời sống (trong đó có trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh) - Tài liệu về địa chất, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn. - Tài liệu về khí tượng thuỷ văn - Tài liệu về nguồn tiếp nhận GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 63
  9. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước II. Dân số tính toán: Dân số tính toán là số người sử dụng HTTN tính đến cuối thời gian quy hoạch xây dựng (thường lấy 15 – 25 năm) được xác định khi lập dự án quy hoạch tổng thể. Dân số tính toán lấy phụ thuộc vào loại nhà, số tầng nhà, mức độ trang thiết bị vệ sinh và tiện nghi ngôi nhà N = P.F (người) Trong đó: P: mật độ dân số (người/ha) F: diện tích của khu nhà ở (ha) III. Tiêu chuẩn và chế độ thải nước: Tiêu chuẩn thải nước là lượng nước thải trung bình ngày đêm tính trên đầu người sử dụng hệ thống thoát nước hay trên sản phẩm sản xuất. Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt khu dân cư thường lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước. Đối với xí nghiệp công nghiệp có 2 loại nước thải: nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Tiêu chuẩn thoát nước tưới cây, tưới đường: 0,5 – 1 l/m2.ngđ Để đặc trưng cho chế độ thải nước không đồng đều trong ngày, giờ và giây, người ta đưa ra các khái niệm về hệ số không điều hoà ngày, giờ và không điều hoà chung: Q max K ng ng TB (tính trong năm) Qng Q max K h (tính trong ngày thải nước lớn nhất) h TB Qh Kc = Kng.Kh Khi tính toán mạng lưới thoát nước thường dùng Kc, có thể lấy Kc căn cứ vào lưu TB lượng Qs nước thải sinh hoạt Bảng 5. 1. Hệ số Kc nước thải sinh hoạt QTB 5 15 30 50 100 200 300 500 800 1250 Kc 3.1 2.2 1.8 1.7 1.6 1.4 1.35 1.25 1.2 1.15 IV. Công thức xác định lưu lượng tính toán nước thải: Lưu lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư: N.q QTB (m3/ngđ) ng 1000 Q TB Q TB ng (m3/h h 24 Q TB QTB h (l/s) s 3600 max TB 3 Qng Qng .K ng (m /ngđ) GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 64
  10. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước max TB 3 Qh Qh .K h (m /h max TB Qs Qs .K c (l/s) Trong đó: TB TB B Qng , Qh , Qs : Tương ứng là lưu lượng trung bình theo ngày, giờ và giây max max max Qng , Qh , Qs : Tương ứng là lưu lượng lớn nhất theo ngày, giờ và giây q: Tiêu chuẩn thải nước, l/người.ngđ N: Dân số tính toán, người Lưu lượng nước thải sản xuất: m.P Q Sx TB (m3/ngđ) ng 1000 m.P .K Q Sx max 1 h (l/s) s T.3600 Trong đó: M: lượng nước thải tính trên sản phẩm (l/Tấn, l/sản phẩm) P1: lượng sản phẩm trong ca có năng suất lớn nhất (Tấn sản phẩm) P: lượng sản phẩm trong ngày (Tấn sản phẩm) T: thời gian làm việc tối đa trong ca, T = 8h Lưu lượng nước thải sinh hoạt trong các xí nghiệp công nghiệp 25.N 35N Q ng 1 2 (m3/ngđ) max 1000 25.N .K 35N .K Q h 3 h 4 h (m3/h) max 1000.T Q h Q s max (l/s) max 3.6 Trong đó: N1, N2: số công nhân làm việc trong ngày (người) N3, N4: số công nhân làm việc trong ca (người) GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 65
  11. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước CHƯƠNG 6 - THOÁT NƯỚC BÊN TRONG NHÀ 6.1 NHIỆM VỤ VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ Hệ thống thoát nước trong nhà có nhiệm vụ thu tất cả các loại nước thải kể các rác nghiền và nước mưa trên mái nhà để đưa ra mạng lưới thoát nước bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết có thể phải xử lí cục bộ nước thải trong nhà trước khi đưa ra mạng lưới thoát nước bên ngoài. Tùy theo tính chất và độ bẩn của nước thải, người ta thường thiết kế các hệ thống thoát nước bên trong nhà như sau: - Hệ thống thoát nước sinh hoạt: Để dẫn nước bẩn chảy ra từ các thiết bị vệ sinh. - Hệ thống thoát nước sản xuất: Tùy theo thành phần và số lượng nước sản xuất, hệ thống này có thể có một hoặc nhiều mạng lưới riêng biệt. - Hệ thống thoát nước mưa: Để dẫn nước mưa vào mạng lưới thoát nước mưa thành phố. Hệ thống thoát nước trong nhà có thể là hệ thống riêng hay chung tương ứng với mạng lưới thoát nước ngoài phố. Nước thải sản xuất có chất độc nhiều dầu mỡ, axit thì phải khử độc, thu dầu mỡ, trung hòa axit trước khi chảy ra mạng lưới ngoài phố hoặc vào mạng lưới chung. Hệ thống thoát nước bẩn bên trong nhà bao gồm các bộ phận: - Các thiết bị thu nước bẩn: Chậu rửa mặt, chậu giặt, bệ xí, âu tiểu, - Mạng lưới đường ống: Ống nhánh, ống đứng, ống tháo nước ra khỏi nhà( ống xả). - Các thiết bị trên đường ống: Giếng thăm, lỗ kiểm tra tẩy rửa thông hơi. - Ngoài ra trong trường hợp cần thiết hệ thống thoát nước bên trong nhà còn có thêm các công trình xử lí cục bộ như: bể tự hoại, bể lắng cát, bề thu dầu mỡ, bể lắng bùn, bể trung hòa . - Các kí hiệu trên hệ thống thoát nước bẩn trong nhà (hình 6-1) Hình 6.1. Các kí hiệu trên hệ thống thoát nước bẩn trong nhà GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 66
  12. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Bài 2. CẤU TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC SINH HOẠT TRONG NHÀ I. Các thiết bị thu nước bẩn: Để thu nước thoát sinh hoạt, người ta thường dùng các thiết bị như: Bệ xí, âu tiểu treo, máng tiểu, thiết bị về sinh cho phụ nữ, chậu rửa tay, rửa mặt, chậu giặt, chậu rửa nhà bếp, chậu tắm Tùy theo tính chất của ngôi nhà(nhà ở, nhà tập thể, nhà công cộng) mà ta trang bị các thiết bị và dụng cụ vệ sinh cho thích hợp. Nước sản xuất có thể dùng lưới thu, phếu thu, chậu rửa. Nước mưa trên trần và mái nhà, dùng các máng nước(sê nô) và phếu thu nước mưa. Các yêu cầu cơ bản đối với các thiết bị thu nước thoát là: + Tất cả các thiết bị(trừ âu xí) đều phải có lưới chắn bảo vệ, đề phòng rác chiu vào làm tắt ống. + Tất cả các thiết bị đều phải có xi phông đặt ở dưới hoặc ngay trong thiết bị đó, để đề phòng mùi hôi thối và hơi độc từ mạng lưới bốc lên bay vào phòng ở. + Mặt trong thiết bị phải trơn, nhẵn, ít gãy góc để đảm bảo dễ dàng tẩy rửa và cọ sạch. + Vật liệu chế tạo phải bền, không thẩm nước, không bị ảnh hưởng của hóa chất. Vật liệu tốt nhất là sứ, sành và chất dẻo. Ngoài ra có thể làm bằng tôn và phủ ngoài bằng một lớp men sứ mỏng. Hiện nay ta còn làm các chậu rửa, giặt trong các nhà ở gia đình và tập thể bằng cách xây gạch, láng vữa xi măng ở ngoài hoặc gra-ni-tô, tuy không mĩ quan nhưng đơn giản và rẻ. + Kết cấu hình dáng thiết bị phải đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sử dụng và an toàn khi quản lý, có kích thước nhỏ, trọng lượng nhỏ, phù hợp với việc xây dựng, lắp ghép. + Đảm bảo thời hạn phục vụ của các chi tiết của thiết bị được đồng nhất, có thể thay thế dễ dàng, nhanh chóng các chi tiết của thiết bị. 1. Hố xí: gồm có bệ xí, thiết bị rửa hố xí( két nước hoặc vòi rửa và các ống dẫn nước rửa) và các đường ống dẫn nước phân vào mạng nước thoát nước bên trong nhà. a. Bệ xí: - Bệ xí ngồi bệt: Thường làm bằng sứ, trong đó có bố trí cả ống xi phông, loại này hiện nay trên thị trường quốc tế có nhiều kiểu: hình mâm và hình phễu ( hình 6.2) Hình 6.2. Bệ xí ngồi bệp Bệ xí được đặt ngay trên nền sàn nhà chiều cao từ mặt nền đến mặt âu xí từ 0.4÷ 0.42m đối với người lớn, trong trường học khoảng 0.33m nhà trẻ khoảng 0.26m. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 67
  13. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước - Bệ xí ngồi xổm: là loại thông dụng nhất dùng ở những nơi tập thể, công cộng, nó là một loại hình mâm có bệ ngồi và nối với ống thoát bằng xi phông. Bệ xí làm bằng gang, sứ, gra-ni-tô, bê tông lãng vữa xi măng, đặt trên nền nhà cao khoảng 20÷40cm( hình 6.3) Hình 6.3. Bệ xí ngồi xổm Hình 6.4. Bệ xí ngồi xổm và két nước rửa xí b. Thiết bị rửa hố xí: Bệ xí ngôi xổm và ngồi bệt đều dùng két nước sạch để rửa, bố trí theo kiểu cần giật hay tay kéo ( hình 6.4 và 6.5) Két nước rửa có thể dùng loại tự động hay giật đặt thấp hoặc trên cao, cách sàn khoảng 0.6cm và 2m tính đến tâm thùng. Hình 6.5. Bệ xí ngồi bệp có cần dân chân Ở nước ta hay sử dụng loại tay giật đặt trên cao: khi ta giật, đòn bẩy nâng chuông úp để nước theo ống chảy xuống. Ống nước rửa có đường kính khoảng 32mmm bằng thép tráng kẽm: cuối ống có đầu bẹt và tiết diện thu hẹp cho nước phun mạnh và rộng để rửa bệ xí. Thùng rửa có thể chế tạo bằng gang, sành hay chất dẻo. Dung tích của thùng 6-8lits nước. Thời gian nước trong thùng chảy hết là 4-5 giây. Trong thùng thường bố trí van phao hình cẩu để tự động đóng nước khi đầy thùng( hình 6.6a và 6.6b) Hình 6.6.a. Loại két nước rửa xí tay giật GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 68
  14. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước 1. Vỏ thùng; 2. Chuông úp; 3. Cái cốc; 4. Ống nối với ống rửa; 5. Ê –cu; 6. Đòn bẩy; 7. Van hình cầu; 8.Phao cầu; 9. Dây giật. Hình 6.6.b. Loại két nước rửa tự động 1. Gầu có đối tượng; 2. Xi phông; 3. Ống nước vào; 4. Ống nước rửa Kiểu hố xí ngồi xổm thường đặt thành từng nhóm hai, ba cái( hình 6.7) Hình 6.7. Nhóm xí ngồi xổm 2. Hố tiểu: Gồm có chậu hoặc mang tiểu, thiết bị dẫn nước rửa và các ống dẫn nước tiểu vào mạng lưới thoát nước. Chậu tiểu có loại nắp đặt ở trên tường hay trên sàn. Máng tiểu có loại máng tiểu nam, nữ. a. Chậu tiểu lắp trên tường: Thường làm bằng sứ hoạc sắt tráng men. Có 2 loại: miệng tròn và miệng nhọn. Chậu đặt cao cách sàn 0.6m đối với người lớn và 0.4÷ 0.5m đối với trẻ em trong trường học, nhà trẻ. Khoảng cách tối thiểu giữa các chậu tiểu trên tường 0.7m gắn chặt vào tường bằng 2÷4 bu lông(hình 6.8). GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 69
  15. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Hình 6.8. Chậu tiểu trên tường a) Xi phông kiểm tra; b) xi phông đúc liền với âu tiểu Rửa chậu tiểu bằng các vòi mở tay gắn vào đầu ống phía trên chậu tiểu. Ống rửa là một vành đai có châm nhiều lỗ nhỏ nẵm xung quanh nếp trên của chậu tiểu, nước phun đều đi qua các lỗ để rửa. Đáy chậu tiểu có ống tháo nước rửa và nước tiểu nối liền với ống tháo nước chung. Đường kính của lỗ tháo ra và tổng diện tích của nó cần phải đảm bảo cho nước khỏi tràn ra ngoài chậu. Mối một chậu tiểu đều nối với một ống xi phông giữ nước, đầu trên nối với đáy chậu, đầu dưới nối với ống tháo, khi nối xảm bằng sợi gai tẩm bitum. Khi phân nhóm đặt chậu tiểu ở vách tường, khoảng cách trục tâm của các chậu 0.6÷0.7m b. Chậu tiểu đặt ở mặt sàn: Chia làm nhiều ngăn(700x345x1050mm), cách nhau bằng các bức tường gạch sứ tráng men. Chậu tiểu đặt ở mặt đất, khoảng giữa dưới rìa chậu 120mm lắp một vòi phun nước rửa chậu( hình 6.9). Hình 6.9. Chậu tiểu trên sàn Khi chậu tiểu súc rửa liên tục cần dùng một lượng nước nhỉ 0.035l/s hoặc tốt nhất là dùng phương pháp súc rửa tự động, cách 15÷20 phút súc rửa môt lần. c. Máng tiểu nam: Đáy và thành máng có thể làm bằng gạch men( tiêu chuẩn cao) hay gra-ni-tô, láng vữa xi măng( tiêu chuẩn thấp), cao 1.3÷1.5m. Đáy máng có độ dốc tối thiểu imin = 0.01. Máng có chiều dài, rộng, sâu tương ứng là 1800,300,500mm. Nước tiểu theo độ dốc chảy qua lưới thu vào ống thoát. Nước rửa máng thường dùng các ống d=15÷25mm, đặt cao cách sàn 1m, châm các lỗ 1÷2mm, cách nhau 5÷10cm đặt sao cho tia nước phun ra nghiêng một góc 450 vào phía tường( hình 6.10) GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 70
  16. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Hình 6.10. Máng tiểu nam d. Máng tiểu nữ: Cũng chia ra nhiều ngăn như chậu tiểu trên sàn. Nền và tường lát gạch men, gra-ni- tô. Tường chỉ lang cao 1m. Đáy mỗi ngăn có bệ như hố xí kiểu ngồi xổm, có rãnh nước tiểu chảy vào máng chung. Rửa máng bằng ống nước đặt trong bệ cho nước chảy ra qua các lỗ châm kim hoặc các mai rùa( ống bẹt, tiết diện thu hẹp như cuối ống rửa của hố xí) đặt ở các rãnh nước tiểu ở mỗi ngăn( hình 6.1.1) Hình 6.11. Máng tiểu nữ 3.Chậu rửa mặt,rửa tay: Cũng có nhiều loại khác nhau. Theo kết cấu, có chậu rửa mặt có hoặc không có lưng. Theo vật liệu, có chậu rửa mặt làm bằng sứ, sành, gang, chất dẻo, và gạch láng vữa xi măng(hình 6.12). Các chậu rửa thường có kích thước dài từ 450÷650mm, rộng 300÷550mm và sâu 120÷170mm. Hình 6.12. Các loại chậu rửa mặt GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 71
  17. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Chậu rửa mặt thường được trang bị các vòi nước chảy hay vòi trộn, ống thoát nước xi phông loại hình chữ U và giá đỡ(công xôn) gắn chặt vào tường, có 2-4 đinh ốc để giữ chậu. Phía chậu rửa áp vào tường thường có 1-3 lỗ vuông(28x28mm) để cho đường ống nước đi qua. Ống tháo nước 32mm, lỗ tháo nước ở đáy chậu 8÷12mm có nút hoạc lưới chắn rác. Chậu rửa mặt thường bố trí cao hơn mặt sàn 0.8m( tính tới mép chậu): đối với trường học 0.65m, nhà tre 0.45÷0.55m và cách nhau không nhỏ hơn 0.65m. Trong các nhà tập thể, doanh trại quân đội, phòng sinh hoạt của xí nghiệp có đông người, cẩn bố trí chậu rửa mặt tập thể hoặc các nhóm chậu rửa mặt liên tiếp. Chậu rửa mặt tập thể là loại chữ nhật dài từ 1.2÷2.4m rồng 0.6÷1.2m, phục vụ cho 4÷8 người hay loại tròn đường kính 0.9÷1.8m phục vụ cho 5÷10 người cùng một lúc. Khi bố trí chậu rửa mặt thành nhóm, không nhất thiết mỗi chậu phải có một xi phông riêng, có thể dùng một xi phông chung cho cả nhóm. 4. Chậu rửa, giặt: Dùng để giặt quần áo, rửa bát đĩa, rau và thức ăn nhà bếp. Kích thước và lưu lượng nước thoát của loại này lớn hơn chậu rửa mặt, chiều dài từ 600÷750mm, rộng 400÷450mm, sâu 150÷200mm, mép chậu cách mặt sàn khoảng 0.8÷1.10m. Chậu rửa nhà bếp đôi khi làm hai ngăn mối ngăn có kích thước 500x450x180 có vòi nước có thể xoay được từ ngăn nọ sang ngăn kia (hình 6.13). Hình 6.13. Chậu giặt, chậu rửa Chậu rửa có thể chế tạo hình chữ nhật, nửa hình tròn, làm bằng gang, thép tráng men, chất dẻo hoặc sành, sứ, gạch láng vữa xi măng. Ống tháo có đường kính 50mm, gắn với xi phông giữ nước để ngăn chặn hơi thối ở trong hệ thống thoát bốc vào phòng. 5. Chậu tắm: Thường bố trí trong các khách sạn, bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà trẻ, nhà ở gia đình(hình 6.14) Hình 6.14. Chậu tắm Người ta thường hay dùng loại chậu bằng gang tráng men hình chữ nhật dài từ 1510÷1800mm, rộng khoảng 750mm, sâu 460mm (không kể chân), đặt trên bốn chân cũng bằng gang cao 150mm, gắn chặt vào sàn nhà. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 72
  18. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Dung tích của chậu tắm khoảng 225÷325 lít nước. Chậu tắm còn có laoij làm bằng thép, bằng sành sứ, phibrô ximăng, gạch lấng vữa xi măng (nặng nề) hoặc chất dẻo, hiện nay trên thế giới còn chế tạo cca loại chậu tắm ngồi, tắm nữa người - Các trang bị của chậu tắm gồm: (hình 6.15) Hình 6.15. Xi phông thu nước bẩn ở chậu tắm 1. Thành chậu; 2. Ống lồng; 3. Ê- cu; 4. Ống d=25mm; 5. Cút; 6.Ống d=25mm; 7. Xi phông trên sàn; 8. Lỗ thoát nước; 9. Lỗ nước tràn; 10. Chân đỡ chậu tắm. + Vòi nước hay vòi trộn d=15mm, đặt cách sàn khoảng 1÷1,1mm. + Hương sen d=15mm, đặt cách sàn 2÷2,2m. + Ống tháo nước D=40mm ở đáy chậu. + Ống tràn nước ở phía trên thành chậu d=25mm. + Lỗ thoát nước có nút đậy và xi- phông thường dùng loại đặt trên sàn ( không nằm trên kết cấu của sàn) để dễ dàng thăm nom, tẩy rửa và sửa chữa khi cần thiết. Buồng tắm hương sen, kích thước 0,90×0,90m cao 2m, trong buồng lắp bộ hương sen. Để thu nước tăm, trong buồng tắm phải đặt các phễu thu và dẫn nước về ống đứng thoát nước. Sàn buồng tắm phải làm bằng vật liệu không thấm nước và có độ dốc i = 0,01÷0,02 về phía lưới thu hoặc rãnh hở. rãnh hở có chiều rộng lớn hơn 0,20m và có chiếu sâu ban đầu là 0,05m, có độ dốc 0,01 về phía phễu thu. Tùy theo số lượng buồng tắm, lưới thu có đường kính từ 50 ÷100mm. chiều rộng hành lang giữa hai dãy buồng tắm hương sen tối thiểu là 1,5m. 6. Chậu vệ sinh nữ: (Bi-dê) Bố trí trong các buồng vệ sinh của nhà ở, cơ quan, phòng chữa bệnh, nhà hộ sinh, xí nghiệp và các phòng khác khi cần phục vụ vệ sinh cho nữ. Được làm bằng sứ, mép cao cách mặt sàn 30cm, dài 720mm, rộng 340mm. Hình 6.16. Chậu vệ sinh phụ nữ GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 73
  19. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Ở giữa chậu hoặc trên thành chậu phía trước mặt có vòi phun qua lưới hương sen để tạo thành nhiều tia nước nhỏ và mạch. Đáy chậu có lỗ thoát nước và xi phông (hình 6.16). 7. Phễu thu nước: Bố trí trên mặt sàn khu vệ sinh nhà ở, nhà cooonh cộng và nhà sản xuất khác, ở các máng tiểu, buồng tắm hương sen để thu nước tắm, nước tiểu, nước rửa sàn vào ống đứng thoát nước. (hình 6.17) Hình 6.17. Các loại phễu thu nước Kích thước phễu thu thường chế tạo như sau: - Đường kính d= 50mm, có kích thước là 150÷150mm, sâu 135mm; khi d= 100mm có kích thước là250÷250mm, sâu 200mm. Đường kính lỗ hoặc chiều rộng khe hở ở lưới chắn không nhỏ hơn 10mm. Không được đặt trên hành lang và nhà bếp. Sàn nhà phải có độ dốc i= 0,005÷0,003 hướng về phễu thu. Phễu thu d= 50mm có thể phục vụ cho 1-3 buồng tắm hương sen, còn d= 100mm thì phục vụ khoảng 4-8 buồng. II. Cấu tạo mạng lưới thoát nước bên trong nhà: Bao gồm các đường ống và các phụ tùng nối ống(trong đó chia ra ống nhánh, ống đứng, ống tháo nước ra khỏi nhà các thiết bị xêm xét tẩy rửa và thông hơi) 1. Đường ống thoát nước và các phụ tùng nối ống: a. Ống gang: Thường dùng trong các nhà công cộng quan trọng và công nghiệp. Ống gang chế tạo theo kiểu miệng bát có D = 50÷150mm, chiều dày ống từ 4÷5mm, L = 500÷4000mm. Để đảm bảo không cho nước thấm ra ngoài người ta nối 2/3 miệng bát nhét chặt bằng sợi gai tẩm bi tum sau đó nhét vữa xi măng vào phần còn lại. Miệng bát bao giờ cũng đặt ngược chiều với hướng nước chảy. b. Ống sành: Độ bền kém, dễ vỡ, không bị xâm thực. Sử dụng trong các nhà ở gia đình tập thể chung cư, nhà sản xuất, chế tạo đầu trơn đầu loe với d = 50 - 150mm, l = 0,5 - 1,0m. c. Ống thép: Chỉ dùng để dẫn nước thải từ chậu rửa, chậu tắm, vòi phun nước uống, có đường kính nhỏ 50mm, chiều dài ngắn. d. Ống nhựa: Được sử dụng rộng rãi, d= 50÷150mm, chế tạo nhiều kích cỡ khác nhau, không dùng để dẫn nước nóng. Các phụ tùng nối ống cũng được sản xuất bằng nhựa. e. Ống phibrô xi măng: d= 80÷150mm trở lên, đúc theo kiểu miệng loe (d nhỏ) hoặc hai đầu trơn (d lớn) có thể làm ống thoát trong nhà. f. Ống bê tông cốt thép: Có đường kính d ≥150mm được chế tạo theo kiểu hai đầu trơn chủ yếu dùng để hoát nước trong sân nhà. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 74
  20. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Cũng như trong cấp nước, để nối các chổ ngoặt, rẽ, cong người ta thường dùng các phụ tùng nối ống bằng gang, sành, nhựa như sau: cút(900,1100,1350,1500) ccon, tê, thập thẳng hoặc chéo(450 hoặc 600) có đường kính đồng nhất hoặc từ to sang nhỏ, ống cong chứ S, ống ngẵn Các phụ tùng nối ống cũng chế tạo theo kiểu miệng bát(hình 6.18) Hình 6.18. Các ống và phụ tùng nối ống Khi dùng các phụ tùng để nối ống ở chổ gãy góc ta lưu ý lắp nối các phụ tùng ấy sao cho góc nối > 900 để cho dòng nước dễ chảy ít bị tắt. 2. Ống nhánh: Dùng để dẫn nước bẩn đưa vào ống đứng. Nó là đoạn ống nằm ngang ở các tằng, nối từ các thiết bị thu nước bẩn đến ống đứng thoát nước,có độ dốc thích hợp theo tính toán. Ống nhánh nối liền với các thiết bị vệ sinh bằng ống cong giữ nước(xi phông) để thu nước bẩn từ các thiết bị vệ sinh chảy ra(hình 6.19) Hình 6.19. Nhóm xí tiểu ngồi bệp nối với ống nhánh Ống nhánh phục vụ từ 2-3 thiết bị vệ sinh trở lên thì đầu trên cùng có lắp một ống súc rửa. Ống nhánh có đường kính tối thiểu là 50mm: Nếu có dẫn phân thì đường kính không được nhỏ hơn và bằng nhau suốt từ trong ra ngoài. Ống nhánh có thể đặt: a. Bên trên sàn nhà: Nếu tầng dưới không phải là phòng vệ sinh và sàn nhà mỏng. b. Đặt ở bề dày của sàn: Nếu bề dày của sàn đủ đặt ống với chiều dài và độ dốc cần thiết. Trường hợp này dùng khi yêu cầu mĩ quan cao, nhưng khó thi công và quản lí. c. Dưới sàn nhà(dạng ống treo): Sàn gác mỏng và ngang buồng tầng dưới là phòng vệ sinh, không cẩn mĩ quan cao. Ống nhánh dài quá 6m người ta đặt một lỗ kiểm tra và nói chung ống nhánh không nên dài quá 10m. Trong các nhà ở gia đình và công cộng khi yêu cầu mĩ quan không cao lắm, có thể xây dựng các mãng nổi để dẫn nước tắm, rửa, giặt đến các ống đứng, trước khi nước vào ống đứng phải qua phếu thu và xi phông. Máng có thể xây bằng gạch hoặc bê tông, có chiều rộng 100÷200mm và độ dốc tối thiểu là 0.01. 3. Ống đứng: Đặt thẳng đứng suốt các tầng, dùng để tập trung nước thoát từ các ống nhánh ở các tầng đưa xuống ống xả để đưa ra khỏi công trình. Ống đứng thường bố trí ở góc tường, rãnh tường hoặc sát tường gần nơi có nhiều dụng cụ vệ sinh bẩn nhất (như hố xí) để tránh làm tắc ống(hình 6.20). Đường kính ống đứng tối thiểu là 50mm, nếu ống đứng có dẫn phân dù chỉ dẫn cho một hố xí thôi cũng phải tối thiểu là 100mm. Thông thường ống đứng đặt thẳng đứng từ tầng dưới lên tầng trên và có đường kính bằng nhau. Nếu cấu tríc GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 75
  21. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước của nhà không cho phép làm thằng đứng thì có thể đặt một đoạn ngang ngắn có hướng dốc lên. Trường hợp chiều dày tường, móng nhà thay đổi thì dùng ống cong chữ S. Khi trên ống đứng có đoạn ống nằm ngang thì không được nối ống nhánh vào ống nằm ngang này. Hình 6.20. Ống nhánh nối với ống đứng Trên ống đứng, cứ cách mỗi sàn nhà 1m người ta đặt một lỗ kiểm tra. Ống đứng nhô lên cao khỏi mái nhà 0.70m để làm ống thông hơi. 4. Ống xả: Là ống chuyển tiếp từ cuối ống đứng( dưới nền nhà tầng một hoặc tầng hầm) ra giếng thăm ngoài sân nhà. Chiều dài ống xả lấy như sau: d= 100mm → Lmax =15m d=150mm → Lmax =20m Trên đường ống xả, cách móng nhà từ 3÷5m người ta thường bố trí một giếng thăm, chổ đường ống xả gặp đường ống thoát nước ngoài sân nhà cũng phải bố trí một giếng thăm(có thể kết hợp 2 giếng thăm làm một) Góc ngoặt giữa ống xả và ống thoát nước ngoài sân nhà không được nhỏ hơn 900 theo chiều nước chảy. Có thể nối 1 hay 2,3 ống xả chung trng một giếng thăm. Ống xả có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính ống đứng nhưng tối thiểu phải bằng 100mm. Chổ ống xả xuyên qua tường, móng nhà phải chừa một lỗ lớn hơn đường kính ống tối thiểu là 30cm. khe hở giữa ống và lỗ phải bịt kín bằng đất sét nhào( có thể trộn với đá dăm, gạch vỡ) nếu là đất khô. Trường hợp đất ướt có nước ngầm thì phải đặt trong ống bao bằng théo hay gang và nhét kín khe hở bằng sợi gai tẩm bi tum. Cho phép đặt ống xả dưới móng nhà, thiết bị nặng, nhưng đường ống phải được bảo vệ cẩn thận, tránh vỡ. Độ dốc của ống xả ra ngoài nhà có thể lấy lớn hơn tiêu chuẩn thông thường một chút để đảm bảo nước chảy ra khỏi nhà được nhanh chóng, dễ dàng, ít bị tắc. Độ sâu đặt ống xả phụ thuộc vào độ sâu của cống thành phố hay độ cao của mặt nước sông hồ gần đó thải ra. 5. Ống thông hơi: (hình 6.21) Là phần ống nối tiếp ống đứng đi qua hầm mái và lên cao hơn mái nhà tối thiểu là 0.7m và cách xa cửa số, ban công nhà láng giềng tối thiểu là 4m để dẫn các khí độc, các hơi nguy hiểm có thể gây nổ như: NH3, H2S, C2H2, CH4, hơi dầu ra khỏi mạng lưới thoát nước bên trong nhà. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 76
  22. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Hình 6.21. Chi tiết ống thông hơi Việc thông hơi được thực hiện bằng con đường tự nhiên do có lượng không khí lọt qua cá khe hở của nắp giếng thăm ngoài sân đi vào các ống thoát nước. Do có sự khác biệt về nhiệt độ và áp suất giữa không khí bên trong ống và ngoài trời, nó bay lên khỏi mái nhà và kéo theo các hơi độc dễ nổ. Trên nóc ống thông hơi có một chóp hình nón để che mưa bằng thép lá dày 1-1.5mm và có cửa đẻ thoát hơi. Theo quy phạm không được nối ống đứng thoát nước với ống thông khói của nhà. Trong trường hợp mái bằng sử dụng để đi lại, phơi phóng thì chiều cao của ống thông hơi phải > 3m. Đường kính ống thông hơi có thể lấy bằng hoặc nhỏ hơn đường kính ống thoát nước một chút. Chổ cắt nhau giữa ống thông hơi và mái nhà phải có biện pháp chống thấm tốt. Trong các nhà cao tầng hoặc các nhà đã xây dựng nay tăng thêm thiết bị vệ sinh mà không thay đổi ống đứng được thì lượng nước trong ống đứng rất lớn ( vận tốc v > 4m/s lớp nước chiếm quá nửa đường kính ống) khí không kịp thoát ra ngoài, khi đó phải bố trí các ống thông hơi phụ. Theo quy phạm đường ống thông hơi phụ phải đặt trong các trường hợp sau: - Khi đường ống đứng thoát nước d =50mm mà lưu lượng nước lớn hơn 2 l/s. - Khi đường ống đứng thoát nước d = 100mm mà lưu lượng nước lớn hơn 9 l/s. - Khi đường ống đứng thoát nước d = 150mm mà lưu lượng nước lớn hơn 20 l/s. 6. Ống cong(xi phông) giữ nước: (hình 6.22) Hình 6.22. Các loại xi phông a) Xi phông đứng; b) Xi phông xiên; c) Xi phông ngang; d) Xi phông kiểm tra; e) Xi phông bình chai Xi phông hay còn gọi là khóa thủy lực có nhiệm vụ ngăn ngừa mùi hôi thối và các hơi độc từ mạng lưới thoát nước bay vào phòng. Xi phông đặt dưới mỗi thiết bị thu nước bẩn hoặc một nhóm thiết bị thu nước bẩn. Xi phông có thể chế tạo riêng rẽ(chậu rửa, rửa mặt, tắm vv) hoặc gắn liền với thiết bị thu nước (âu xí, phễu thu) Theo cấu tạo, xi phông chia ra các loại sau đây: GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 77
  23. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước - Xi phông uốn khúc kiểu thẳng đứng, nằm ngang và nghiêng 450 thường áp dụng cho âu xí. - Xi phông kiểm tra thường áp dụng cho các chậu rửa, âu tiểu. - Xi phông hình chai thường đặt dưới các chậu rửa mặt, đôi khi cả chậu tiểu trên tường. - Xi phông trên sàn áp dụng cho các chậu tắm. - Xi phông ống dùng cho một âu tiểu. - Xi phông thu nước sản xuất. 7. Các thiết bị quản lý: a. Lỗ kiểm tra( ống kiểm tra): Dùng để xem xét tình hình làm việc của đường ống, để thông ống khi bị tắc và tẩy rửa sạch ống khi cần thiết. Lỗ kiểm tra thường bố trí trên ống đứng( chổ có ống nhánh nối vào ống đứng) cách sàn nhà 1m cao hơn mép dụng cụ vệ sinh nối vào ống đứng tối thiểu là 15cm. Trong các nhà cao tầng( từ tầng 5 trở lên) thì tối thiểu 3 tầng phải có một lỗ kiểm tra để thông tắc khi cần(hình 6.23) Hình 6.23. Lỗ kiểm tra Lỗ kiểm tra gắn liền vào một đoạn ống, có nắp đậy, vít bằng bu lông có cao su đệm. Nếu ống lẫn trong tường, sàn thì tại chổ lỗ kiểm tra phải có giếng kiểm tra kích thước 70x70cm có nắp đậy. b. Ống súc rửa: Sau khi thông tắc, đường ống nhánh phải cần một lượng nước để súc rửa những chất bẩn còn lại và súc rửa những đoạn ống nằm ngang khác. Ống súc rửa được đặt ở đầu các ống nhành, cao hoặc sát mặt sàn. Nó là một đoạn ống cong 900, thường có nút bằng gang hay thép để đậy đầu ông( hình 6.24) Hình 6.24. Ống súc rửa Khi nút đầu ống thì dùng dây gai tẩm nhựa đường bịt kín các khe hở. Khi sử dụng để súc rửa thì mở nút, nối miệng súc rửa với ống cao su đến vòi nước rồi vặn cho nước chảy vào. Sau đây là khoảng cách lớn nhất giữa các ống kiểm tra, ống súc rửa trên đoạn ống thằng nằm ngang(TC19-64) GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 78
  24. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Bảng 6.1. Khoảng cách giữa các ống kiểm tra, tẩy rửa Khoảng cách giữa các ống kiểm tra, tẩy rửa phụ thuộc vào tính chất nước thoát(m) Đường kính Nước thoát Nước thoát Nước thoát Loại thiết bị ống(mm) sản xuất sinh hoạt và sản xuất có không bẩn sản xuất có nhiều chất lơ độ bẩn tương lửng tự 50 15 12 10 Ống kiểm tra 50 10 8 6 Ống tẩy rửa 100-150 20 15 12 Ống kiểm tra 100-150 15 10 8 Ống tẩy rửa 200 25 20 15 Ống kiểm tra c. Giếng kiểm tra: Còn gọi là giếng thăm, thường xây trên đường tháo nước ngoài sân( chổ nối giữa ống thoát nước ngoài sân và ống xả từ trong nhà ra) Vật liệu làm bằng gạch, bê tông đúc sãn, thường xây hình tròn, hình vuông, có đường kính tối thiểu 0.7m đủ cho một công nhân xuống làm việc dễ dàng. Phần trên miệng giếng có xây gờ để đậy nắp bê tông cốt thép. Trong nước bẩn có mang nhiều rác, cặn bã, cát cần phải cho đọng lại ở đáy rồi lấy lên. Cho nên đáy giếng phải làm sâu hơn đáy cống để cống không bị tắc. Khi cống được thiết kế với tốc độ tự rửa thì đáy giếng bằng đáy cống. Nối ống xả với ống thoát ngoài sân tại giếng kiểm tra theo 2 cách là nối đỉnh ống xả ngang với đỉnh ống cống và nối mức nước trong hai ống ngang nhau(hình 6.25) Hình 6.25. Cách bố trí ở giếng kiểm tra Khi nối ống theo hai phương pháp trên thì góc nối tiếp theo chiều nước chảy của dòng tháo nước bên ngoài không được nhỏ hơn 900. Vì nếu nhỏ hơn 900 thì nước chảy trong ống xả ngược chiểu với dòng nước chảy tập trung ngoài nhà, làm giảm tốc độ và sinh ra tắc ống. Cần đặt giếng kiểm tra vào những nơi: các đường ống gặp nhau, thay đổi độ dốc, thay đổi đường kính ống, ống đi cong, mặt đất dốc nhiều và trên đường ống thằng, cách khoảng 30m. Nếu ống kiểm tra của ống xả hay ống nhánh đặt ngầm dưới đất trong nhà thì phải đặt trong giếng kiểm tra, hình trìn hoặc vuông, kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 700mm và có độ dốc tối thiều 0.05 về miệng kiểm tra(hình 6.26) GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 79
  25. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Hình 6.26. Các kiểu giếng kiểm tra Khi mức chênh lệch giữa cốt đáy ống tháo và ống sân nhà, tiểu khu, thành phố từ 0.5m trở lên thì phải xây các giếng chuyển bậc để dòng nước chảy được nhịp nhàng và giếng khỏi bị phá hoại. Giếng chuyển bậc đơn giản dùng cho các ống đường kính nhỏ(d<250mm) giới thiệu ở hình 6.27 Hình 6.27. Các loại giếng chuyển bậc III. Các công trình xử lý cục bộ nước thải sinh hoạt: 1. Bể tự hoại: Khái niệm: Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc 1 (xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện 2 chức năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng. Điều kiện áp dụng: - Nhà có hệ thống cấp nước bên trong, hệ thống thoát nước bên ngoài là HTTN chung không có trạm xử lý tập trung. - Nhà đứng độc lập, cách xa HTTN của thành phố. Phân loại: - Bể tự hoại có ngăn lọc - Bể tự hoại không có ngăn lọc (bán tự hoại) a. Bể tự hoại không có ngăn lọc: Tuỳ theo thể tích bể có 2 loại: - Bể có thể tích nhỏ gồm 2 ngăn: 1 ngăn lắng cặn, lên men và 1 ngăn chứa cặn đã lên men. - Bể có thể tích lớn gồm 3 ngăn: 2 ngăn lắng cặn, lên men và 1 ngăn lên men cặn Cấu tạo: GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 80
  26. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước 1. Ống thông hơi: để thông hơi và thông tắc. Vị trí ống thông hơi phải đặt thẳng ở vị trí ống chữ T dẫn nước vào và ra khỏi bể theo 2 cách sau: + Ống thông hơi có thể cắm thẳng vào nước + Ống thông hơi có thể nối trực tiếp với Tvào (không được nối với Tra) 2. Ống hút cặn: phải bố trí ở ngăn chứa cặn 3. Cửa thông khí: để cân bằng áp suất giữa các ngăn, kích thước (100x100mm) hoặc (50x50mm) 4. Cửa thông nước: ở vị trí từ (0,4 – 0,6)H – với H: là chiều cao lớp nước lớn nhất trong bể, H 1.3m; kích thước cửa thông nước (150x150mm) 5. Cửa thông cặn: được đặt ở sát đáy, có tác dụng chuyển cặn đã lên men sang ngăn bên cạnh để khi hút cặn tránh hút phải cặn tươi (vì hút cặn tươi chưa lên men sẽ gây ô nhiễm, cặn chưa được xử lý). Khi hút cặn nên bớt lại khoảng 20% cặn. Kích thước cửa tối thiểu là (200x200mm) 2 1 Sµn nhµ/tÇng hÇm 1 3 400 400 èng ch÷ T dÉn n­íc vµo èng ch÷ T dÉn n­íc ra 4 G¹ch ®Æc H CH H S CO V÷a xi m¨ng mac75 4 2 2 Tr¸t 1 - 2 líp §¸nh mµu 5 L¸ng v÷a XM mac75, dµy 2mm, ®¸nh mµu b»ng XM BTCT mac250 Bª t«ng g¹ch vì mac75 C¸t ®Öm Hình 6.28. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại không có ngăn lọc Nguyên tắc làm việc: khi nước thải được đưa vào bể > Trong bể xảy ra 2 quá trình: - Quá trình lắng cặn: là 1 quá trình lắng tĩnh với hiệu quả lắng lớn (là lý do vì sao khi đưa nước vào bể phải dùng ống chữ T mà không thể dùng ống thẳng sẽ làm giảm hiệu quả lắng) - Quá trình lên men cặn lắng: là 1 quá trình lên men yếm khí. Quá trình này phụ thuộc: nhiệt độ (khi nhiệt độ tăng tốc độ quá trình lên men tăng, ví dụ: vào mùa hè t0 = 30 – 350C thì thời gian lên men là 60 ngày; vào mùa đông t0 200C thì thời gian lên men là 120 ngày), độ pH: pH = 4.8 – 8.6 thì vi sinh vật có thể hoạt động được (nước thải tắm, giặt có thể cho vào), pH tối ưu là 6 – 7. Bố trí bể tự hoại: có 3 cách - Cách 1: ngay dưới khu vệ sinh trong nhà: GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 81
  27. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước + Ưu điểm: tận dụng được kết cấu của nhà, đường ống ngắn do đó ít tắc, nhiệt độ trong nhà ổn định > chế độ làm việc tốt hơn (nhất là mùa đông) + Nhược điểm: kết cấu móng của nhà phải được chống thấm tốt và phải được lắp đặt ngay từ khi đổ móng nếu không sẽ bị nứt giữa 2 lớp cũ và mới. - Cách 2: bố trí riêng ngoài nhà, khi đó các ưu nhược điểm ngược lại với cách 1 > thường áp dụng đối với các công trình chung cư loại lớn, khách sạn có nhiều đơn nguyên, - Cách 3: đặt trong tầng hầm, nếu ống ra của bể thấp hơn cốt cống thoát nước sân nhà thì phải dặt bơm chìm ở 1 ngăn bên cạnh (không được đặt ống hút của bơm trực tiếp ở ngăn tự hoại) Ưu điểm: đơn giản về cấu tạo, dễ quản lý, hiệu quả lắng (giữ cặn) cao Nhược điểm: khi cặn phân huỷ tạo thành các khí CH4, H2S, CO2, nổi lên trên mặt nước (các bọt khí) tạo thành 1 lớp màng. Các cặn ở màng có kích thước rất nhỏ, tự tan ra và theo nước chảy ra ngoài (chiều dày màng khoảng 40mm) b. Bể tự hoại có ngăn lọc: - Do bể tự hoại không có ngăn lọc khi nước ra đem theo cặn do bọt khí nổi lên nên cải tiến thành bể có ngăn lọc với hệ thống thu nước dưới đáy (máng hoặc mương). 2 1 1 1 Sµn nhµ/tÇng hÇm 3 M¸ng ph©n phèi n­íc r¨ng c­a 400 400 VSV hiÕu khÝ Than cñi G¹ch ®Æc èng ch÷ T dÉn n­íc vµo èng ch÷ T dÉn n­íc ra Than xØ V÷a xi m¨ng mac75 4 H Tr¸t 1 - 2 líp CH H S CO 4 2 2 G¹ch vì nhá/sái §¸nh mµu G¹ch vì lín/®¸ cuéi 5 6 L¸ng v÷a XM mac75, dµy 2mm, ®¸nh mµu b»ng XM BTCT mac250 Bª t«ng g¹ch vì mac75 C¸t ®Öm Hình 6.29. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại có ngăn lọc - Nguyên tắc làm việc: nước từ bể tự hoại không có ngăn lọc sang ngăn lọc. Nhờ vi sinh vật hiếu khí hoạt động ở trên bề mặt sẽ phân hủy các màng cặn. Do đó để cung cấp oxy cho quá trình phân huỷ hiếu khí phải làm nhiều ống thông hơi. - Ưu điểm: chất lượng nước tốt hơn - Nhược điểm: quản lý khó (vì dễ bị tắc sau 1 thời gian sử dụng) và phải thay, rửa vật liệu lọc. a.N.T b.N.T W 1 , m 3 ; W 2 , m3 1 1000 2 1000 GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 82
  28. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Bài 3. TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC BÊN TRONG NHÀ I. Xác định lưu lượng nước thải tính toán: - Đối với nhà ở và nhà công cộng qtt = qc + qdc max Trong đó: qc: lưu lượng nước cấp tính toán theo mục 5.2 phần cấp nước trong nhà. qdc max: lưu lượng thoát nước của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng thải lớn nhất trong đoạn - Đối với phòng khán giả, tắm công cộng, thể thao, ăn uống, các phòng sinh hoạt của xí nghiệp: q .n. q dc tt  100 Trong đó: Qdc: lưu lượng tính toán của 1 dụng cụ vệ sinh cùng loại (l/s) N: số lượng dụng cụ vệ sinh cùng loại : hệ số hoạt động đồng thời (tra bảng ) II. Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước trong nhà: Việc xác định lưu lượng tính toán nước thải từ đó chọn đường kính ống thường chỉ tiến hành cho các ngôi nhà ở lớn, các nhà công cộng có bố trí nhiều dụng cụ vệ sinh hoặc cho các đoạn ống thoát ngoài sân nhà, còn thường người ta chọn đường kính ống thoát nước bên trong nhà theo các bảng kinh nghiệm. Đối với các nhà ở lớn, các nhà công cộng có bố trí nhiều dụng cụ vệ sinh thì sau khi xác định được lưu lượng người ta thường chọn đường kính ống theo tính toán thuỷ lực. Khi đó, đường kính ống chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thuỷ lực như: q, v, độ đầy h/d, i, GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 83
  29. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Chương VII - THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG Bài 1. KHÁI NIỆM CHUNG Thi công đường ống là một quá trình thực hiện bản vẽ thiết kế về mạng lưới cấp nước cho một nhà ở, khu dân cư, nhà công nghiệp hoặc một công trường xây dựng. Nó cần đảm bảo chất lượng công trình đúng yêu cầu thiết kế và sử dụng., hoàn thành đúng kế hoạch, tiến độ thi công, đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn lao động và hạ giá thành. Muốn thực hiện tốt những nguyên tắc trên, cán bộ kỹ thuật thi công cần nghiên cứu kĩ sơ đồ thiết kế, địa hình nơi thi công và tình hình thực tế. Lựa chọn, so sánh các phương án thi công trên quan điểm kinh tế, kỹ thuật, rút ra phương án thi công tối ưu. Lập biện pháp, kế hoạch, tiến độ thi công nhịp nhàng, cân đối để đảm bảo hợp lý nhất, kinh tế nhất. Bài 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG THI CÔNG I. Cơ giới hoá thi công: Cơ giới hoá thi công là dùng máy móc làm việc thay cho sức người nhằm mục đích tăng năng suất lao động, đẩy mạnh tốc độ thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình. Công tác thi công cơ giới đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ khoa học kỹ thuật, một trình độ quản lý cao hơn. II. Thi công dây chuyền: Thi công dây chuyền là tổ chức hợp lý hoá các khâu thi công cho mỗi tổ, đội theo nhiệm vụ chuyên môn của mình. Nghĩa là bố trí cho một tổ đội, sau khi hoàn thành công tác ở một bộ phận của công trình chuyển sang thi công một bộ phận công trình khác theo chuyên môn của tổ đội ấy. Tổ đội công nhân khác sẽ chuyển sang làm ở đoạn công trình này, theo chuyên môn của tổ đội mà trình tự thi công sẽ được sắp xếp trước sau hợp lý. Như vậy các tổ đội công nhân sẽ làm việc điều hoà, tuần tự trong các giai đoạn của công trình trong một thời gian nhất định. Thi công dây chuyền nhằm phân công lao động cho các tổ đội công nhân theo chuyên môn của nó một cách hợp lý, trình tự và liên tục, sử dụng hopwj lý trình độ nghiệp vụ công nhân, làm thăng bằng các nguồn cung cấp nguyên vật liệu để đẩy mạnh tốc độ thi công. Muốn đảm bảo tốt việc thi công dây chuyền đòi hỏi các bộ phụ trách nắm vững toàn bộ công việc trong cả một quá trình xây dựng, điều tra nghiên cứu kỹ trình độ công nhân, tổ chức sản xuất, phân công rõ rãng hợp lý và thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời những bế tắc trong dây chuyền sản xuất. III. Thi công quanh năm: Thi công công trình đường ống cỡ lớn, khối lượng nhiều thường phải thực hiện hàng năm. Để tránh ảnh hưởng của thời tiết đến tiến độ và chất lượng công trình cần tranh thủ thi công vào mùa khô( mùa ít mưa bão và mực nước ngầm thấp). Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để thi công trong cả mùa mưa. Trong mùa mưa chủ yếu đề phòng sụt lở, đẩy nổi đường ống, cần có phương tiện bơm nước, tổ chức đường thi công tốt và tiến độ thi công nhanh. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 84
  30. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Bài 3. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT TRONG THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG Khi thi công đường ống ngoài nhà hoặc trong nhà cần phải có một số dụng cụ cần thiết sau đây: I. Dụng cụ đo: 1. Thướt cặp: Dùng để đo đường kính trong hoặc ngoài của các loại ống. Đối với các loại đường ống dẫn nước khi đo, không cần đòi hỏi chính xác dưới 1mm (hình 7.1). 2. Thướt đo Pan-me: Dùng đo đường kính ống, chiều dày ống và những vật yêu cầu chính xác tới 0.01mm (hình 7.2). Hình 7.1. Thước cặp Hình 7.2. Thước Pan-pe 1. Thân thước chính chia độ (mm) 2. Khung thước phụ có gi du xích 3. Thướt lá thẳng: Có nhiều loại 250,300,500,1000mm, dùng để đo chiều dài yêu cầu độ chính xác tới 1mm. 4. Com-pa: Có 2 loại dùng để đo đường kính trong và đường kính ngoài của ống (hình 7.3) Hình 7.4. Bàn ren ống Hình 7.3. Com-pa đo đường kính 1. Bốn lưỡi ren; 2. Bốn chốt giữ; 3. Tay quay II. Dụng cụ thi công: 1. Bàn ren ống: Thường ren các loại ống có đường kính cỡ nhỏ d ≤ 100mm (hình 7.4) 2. Dụng cụ giữ ống: Gồm có ê-tô song song và bàn kẹp ống. Khi cần giữ chặt ống để cắt, cưa, giũa người ta dùng dụng cụ giữ ống, chế tạo bằng gang hay bằng thép (hình 7.5) GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 85
  31. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Hình 7.5. Ê tô và bàn kẹp ống 3. Dụng cụ cắt ống: Các ống khi cắt phải đảm bảo không có sơ, cắt vuông góc với tâm ống và cắt đứt hẳn ống, không được cắt dở dang rồi bẻ gãy ống. Có một số dụng cụ dùng để cắt ống như: a. Dao cắt ống: Muốn cắt ống, người ta kẹp thật chặt ống vào bàn kẹp. đặt dao cắt ống vào thành ống. Đẩy lưỡi dao thứ 1 vào sát đường ống và quay xung quanh đường ống một vòng. Nếu lưỡi dao vạch trên thành ống một đường trùng nhau thì lúc đó mới tiếp tục cắt ống. Loại dao này chỉ cắt được ống có đường kính D <100mm (hình 7.6) Hình 7.6. Dao cắt ống 1. Bánh xe dao cắt; 2,3. Bánh xe giữ ống; 4. Tay quay; 5.Trục có ren ốc để đi Sau mỗi lần quay dao cắt, xoay vít ¼ vòng răng ốc để cho lưỡi dao cắt được tì chặt vào ống, tiếp tục cho đến khi cắt đứt ống. Chú ý khi cắt ống: - Đảm bảo độ thẳng góc của dụng cụ cắt. - Bôi trơn các vị trí bản lề xoay, lưỡi dao cắt. - Đỡ ống sau khi đã cắt xong. b. Dao cắt có dây xích: Có ưu điểm là cắt được ống ỡ những nơi chật hẹp. Những nhược điểm là phải dùng sức nhiều hơn so với dao cắt 3 lưỡi và thành ống có nhiều vết sơ khi cắt xong (hình 7.7) Hình 7.7. Dao cắt dây xích GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 86
  32. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước c. Cưa cắt ống: Dùng để cắt ống thép và ống thép tráng kẽm có d 100mm ít dùng để cắt ống thép tráng kẽm vì sẽ làm mất lớp kẽm tráng ống và do đó ống dễ bị gỉ. 4. Dụng cụ khoan ống: Dùng để khoan ống với những lỗ khoan d≥ 5mm. Nó gồm có khoan tay và khoan máy di động, khoan tay và khoan máy cố định, khoan clit-kê. 5. Dụng cụ vặn ống: Gồm có Clê-vít, clê-tuýt, clê-mỏ-lết, clê-mỏ-lết có răng( clê cá sấu), clê xích, dùng để vặn nối các ống với nhau hay các phụ tùng thiết bị trên đường ống( nối bằng ren) (hình 7.9) Hình 7.9. Các loại cờ lê 6. Dụng cụ uốn ống: Có thể uốn nguội hay uốn nóng. Nếu ống có đường kính nhỏ thì uốn bằng thủ công, ống có đường kính lớn thì có thể uốn bằng máy. Dụng cụ uốn đơn giản nhất là bàn uốn gồm có 3 trụ bằng thép hay gỗ, để uốn ống đường kính nhỏ. 7. Dụng cụ nâng, chuyển ống: Ngoài hiện trường, muồn chuyển ống từ nơi này đến nơi khác, đưa lên cao hay hạ xuống thấp, người ta thường dùng đòn bẩy, tời, xe ba gác, ròng rọc, cần trục, cần cẩu, pa-lăng Tuỳ theo vị trí, độ cao, đường ống lớn nhỏ mà ta chọn dụng cụ, máy móc để vận chuyển ống cho thích hợp, nhanh chóng và thuận lợi. III. Những nguyên vật liệu phụ dùng trong thi công ống: 1. Dây đay thô: Dây đay thô là một vật liệu dùng để xảm ống gang miệng bát, chèn vào các chổ nối bằng ren. Tác dụng của nó là làm cho mối nối được kín, không cho nước rỉ ra ngoài. Khi nối dây đay được cuốn xung quanh răng hoặc xung quanh miệng ống( chổ sẽ cho vào miệng bát của ống kia). Trước khi vặn các phụ tùng nối ống vào ống, cần bôi bên ngoài lớp dây đay này một lớp dầu hoặc bột dẻo, sơn pha dầu để dễ vặn và chống thấm nước. 2.Dây đay tẩm dầu: Là loại dây đay được tẩm dầu hay hắc in để xảm và chèn chổ nối ống. Dây đay tẩm dầu sẽ được bền, chống thấm tốt, dùng để nối ống gang miệng bát. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 87
  33. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước 3. Cao su: Dùng làm tấm đệm( gioăng) giữa 2 mặt bích khi nối bằng bích và bắt bu-lông, tác dụng của tấm đệm này là làm cho thật kín các kẽ hở, chống nước rò rỉ. Ngoài ra còn dùng chì lá làm tấm đệm. 4. Xi măng: Dùng để nối ống gang miệng bát 5. Bi-tum( Nhựa đường): Dùng để sơn các loại ống dẫn nước, có tác dụng chống gỉ khi các loại ống tiếp xúc với nước, không khí. Noài ra còn: - Xăng dầu ma zút, dầu nhờn, băng keo - Củi đun. - Sơn chống gỉ. - Bột amiăng Bài 4. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG I. Quy định đối với đường ống: 1. Khi thi công phải đảm bảo đúng yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các quy phạm về thi công đường ống đã được nhà nước ban hành. 2. Đặt kế hoạch tiến độ thi công, phân chia công trình thành từng gian đoạn, bóo trí các tổ đội thi công theo dây chuyền, nhịp nhàng, cân đối. 3. Kiểm tra chất lượng toàn bộ nguyên vật liệu, phụ tùnh thiết bị trước khi lắp đặt, xây trát vv nếu cần có thể làm sạch sơ bộ chúng. 4. Tất cả những mối nối ống, nối các thiết bị phải được bố trí nơi dễ dàng thao tác, không nên bố trí ở những chổ kín, nơi hóc hiểm. 5. Đối với đường ống dẫn nước nóng, dẫn hơi nóng khi qua tường, sàn gác phải có ống lồng hay thiết bị để ống dãn nở tự do. 6. Ống dẫn nước cho sinh hoạt ăn uống, sản xuất thực phẩm, thuốc men, không được bố trí qua khu xí, tiểu, bếp để đảm bảo không bị nhiễm bẫn. 7. Các ống cấp nước phải được nối với nhau với góc lớn hơn hoặc bằng 900 theo chiều nước chảy. 8. Khi lắp ống dở dang, phải dùng nút bịt kín đầu ống, tránh cho các côn trùng, chất bẩn lọt vào ống. 9. Những ống thoát nước bẩn nằm ngang cần phải đặt theo độ dốc của bản vẽ- thiết kế. 10. Khi hàn mặt bích vào đầu ống phải đảm bảo vuông góc. Gioăng đệm giữa hai mặt bích(khi nối ống) phải có chiều dài đều nhau và không được thừa vào bên trong ống. 11. Khi vặn ê-cu vào bu-lông để siết chặt 2 mặt bích phải vặn 2 bu-lông đối xứng nhau từng đôi một. Đầu thừa của bu-lông không được nhô ra khỏi ê-cu lớn quá 0.5 đường kính của lỗ ê-cu. 12. Khi các ống phải hàn với nhau hay cắt rời ra bằng phương pháp hàn tiện, không được để bã hàn lồi ra phía bên trong ống. 13. Khi ống nước đi qua móng, tường nhà, tường hầm, hố van, qua gạch đá cần phải chừa(hay khoét) lỗ rộng ra, phần trên lỗ dùng gạch quấn vòm, xung quanh chèn bằng đất sét trộn sỏi hoặc đá dăm, mặt ngoài trát vữa xi-măng. 14. Chổ mối nối ống( cút,tê ) gang chịu áp lực phải thiết kế những gối tựa. 15. Không được lợi dụng những đường ống lắp dở dang để làm dàn giáo thi công. 16. Khi thi công, khoảng cách giữa ống nước sạch và nước bẩn( đặt theo mặt phẳng nằm ngang) cách nhau là 2m. Nếu 2 ống đi chéo nhau thì ống nước sạch được đặt phái trên cách nhau 0.2m. 17. Khoảng cách giữa các móc treo ống hay giữ ống là 1m. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 88
  34. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước 18. Đường ống phải được đặt cách đường dây điện, dây thông tin tối thiểu là 0.75m. 19. Chổ nối 2 ống nước bẩn theo chiều nước chảy phải có góc lớn hơn hoặc bằng 90o. 20. Van hoặc đồng hồ đo nước phải đặt chổ quang đãng, sáng sủa để dễ xem sét, kiểm tra và thao tác. II. Công tác nghiệm thu và bàn giao công trình: Công tác nghiệm thu được tiến hành ngay sau khi đã thi công xong công trình. Công tác này nhằm kiểm tra lại chất lượng, khối lượng toàn bộ công trình đã thi công. Kiểm tra thực tế , cần căn cứ vào bản thiết kế, các quy phạm của nhà nước. Công trình về đường ống ta cần kiểm tra: việc lắp ráp, đào đắp, xây hố van, độ kín của đường ống, yêu cầu vệ sinh, độ chịu áp lực của ống cấp nước vv Khi kiểm tra, thấy công trình đã hoàn thành đúng thời hạn, đạt yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo đúng quy phạm, quy định trong hồ sơ thiết kế thì tiến hành lập biên bản bàn giao công trình cho cơ quan sử dụng. Việc bàn giao phải làm đúng thủ tục, đầy đủ hồ sơ và chữ ký của cơ quan liên quan. III. Công tác an toàn lao động: Công tác thi công một công trình đòi hỏi phải hoàn thành kế hoạch với chất lượng cao, giá thành hạ và đảm bảo an toàn loa động. Nếu công tác an toàn khi thi công không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến kế hoạch chung của đơn vị, đến tính mạng của anh em công nhân. Cho nên, trước khi khởi công xây dựng một công trình, chúng ta cần có biện pháp giáo dục ý thức chấp hành nội quy kỉ luật, mọi thể lệ về an toàn lao động, đề ra các nội quy phù hợp từng loại công tác, từng vị trí làm việc, từng công nhân và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, có khen thưởng kỉ luật kịp thời về công tác an toàn lao động. Bài 5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, GIA CÔNG PHỤ TỪNG THIẾT BỊ ĐƯỜNG ỐNG. I. Phương pháp thử độ kín, độ chịu áp lực của phụ tùng thiết bị: Tất cả các phụ tùng thiết bị dùng cho đường ống, trước khi đem sử dụng cần phải được kiểm tra kỹ về chất lượng. Muốn thử độ kín, chịu áp lực của ống, phụ tùng thiết bị người ta dùng cách nịt kín 2 đầu của nó, dùng bơm tay bơm vào bên trong với một áp lực nước cần thử và thời gian tuỳ thuộc vào quy định của bản vẽ thiết kế. II. Các phương pháp nối ống: 1. Ren đầu ống: Công việc ren đầu ống theo trình tự: - Kẹp chặt ống vào bàn kẹp, dũa hết sơ đầu ống. - Lắp bàn ren vào đầu ống, vặn vòng đẩy chốt giữ vào thân ống, lưỡi dao ren mớm vào đầy thành ống. - Quay bàn ren theo chiều kim đồng hồ để rạch đường ren trên chiều dài cần ren và thêm vài ren mông nữa. - Quay bàn ren trở ra, siết chặt thêm lưỡi dao ren và tiếp tục ren đến độ sâu yêu cầu. - Cuối cùng tháo bàn ren ra và kiểm tra răng ren. - Chú ý khi ren ống phải nhỏ dầu bôi trơn vào đầu ống cần ren. 2. Cách nối măng-sông( Hoặc thiết bị với dầu ren ốc): - Lắp thử măng-sông vào đầu ống rồi tháo ra. - Bôi lớp sơn đặc vào đầu ống, quấn sợi gai bôi lớp sơn nữa trùm lên, cắt những tua gai ra ngoài. - Kẹp ống vào bàn kẹp và dùng công cụ vặn măng-sông vào đầu ống để nối 2 ống lại với nhau. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 89
  35. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước 3. Nối rắc co vào ống: Dùng rắc co để nối những đoạn ống đã cố định hoặc những chổ chật hẹp. Trước khi lắp người ta vặn thử một phần bên trái và bên phải. Nếu răng của rắc co và của ống phù hợp nhau thì ta tháo ra, bôi sơn dẻo vào đường ren của ống, quấn một lớp dây đay thô xung quanh đường ren của ống, rồi dùng dụng cụ vặn ống vặn chặt rắc co với ống. Để đảm bảo rắc co được kín, dùng gioăng cao su, chì lá đệm vào giữa 2 phần của rắc co. 4. Nối bằng mặt bích: Mặt bích lắp vào đầu ống theo kiểu ren, hàn, uốn mép, rồi dùng thước kiểm tra xem mặt bích có vuông góc với ống không. - Đặt gioăng đã bôi phân than chì vào giữa hai mặt bích. - Luồn bu-lông đã bôi dầu vào lỗ xung quanh mặt bích, đầu bu-lông hướng về cùng một phía. - Lắp ê-cu đã bôi dầu. vặn tay cho chặt để giữ tạm. - Dùng công cụ vặn ê-cu chặt vào. Khi vặn, nên vặn 2 ê-cu đối xứng nhau cùng một lúc. 5. Cách nối ống miệng bát: a. Nguyên liệu dùng để xảm các ống bằng gang, sành miệng bát là: - Vữa xi- măng, dây đay tẩm dầu và đay thô. - Vữa xi- măng amiăng và 2 loại dây đay trên cho những ống có đường kính lớn. - Bằng chì và dây đay dầu. - Bằng vòng cao su. b. Công cụ xảm: Dùng đục xảm bằng thép CT5 kết hợp với búa tay 2kg. c. Công tác kiểm tra trước khi xảm nối ống: Trước khi xảm chúng ta thường phải kiểm tra ống, làm sạch miệng bát và đuôi ống sẽ xảm với nhau, kiểm tra đên chất lượng dây đay và công cụ. d. Trình tự xảm (hình 7.10): Hình 7.10. 1. Đầu trơn; 2. Đầu loe; 3. Dây đay đầu; 4. Dây đay thô; 5. Vữa xi măng amiăng; 6. Đất sét dẻo. - Đặt ống vào vị trí, kiểm tra khe hở: khe hở đầu loe và đầu trơn 3÷5mm. - Xảm đay dầu trong cùng, lần lượt vòng nọ tới vòng kia:1/3 chiều dài mối nối. - Xảm đay mộc ở giữa: 1/3 chiều dài mối nối. - Xảm vữa xi-măng hoặc vữa xi-măng amiăng: 1/3 chiều dài mối nối( tỉ lệ 70%XM+30%bột amiăng+(10%÷12% nước) tính theo trọng lượng). GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 90
  36. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Bài 6. THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC NGOÀI NHÀ Muốn thi công đường ống ngoài nhà ta phải căn cứ vào 2 vấn đề sau: I. Hồ sơ thiết kế và những công tác chuẩn bị: 1. Hồ sơ thiết kế: Muốn thi công một tuyến ống dùng tiến độ kế hoạch và đảm bảo yêu cầu chất lượng, ta phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được thông qua. Hồ sơ thiết kế gồm có: - Bình đồ chung của khu vực thi công với tỉ lệ 1/5000-1/2000. - Bình đồ riêng dọc theo tuyến ống, tỉ lệ 1/5000-1/2000. - Mặt cắt dọc tuyến ống, để biết độ sâu đặt ống so với mặt đất. Mặt cắt dọc thường có tỉ lệ cao:1/100-1/2000, ngang 1/500-1/1200. - Mặt cắt ngang, để biết vị trí của ống đặt so với những công trình cạnh nó. Thường khoảng 1km đường ống có 15-20 mặt cắt ngang, tỉ lệ 1/100-1/200. - Các chi tiết thi công: hố van, hố ga, trụ đỡ ống qua đường, qua sông, qua ngòi v.v - Các bản tiên lượng dự toán và các tài liệu, giấy tờ liên quan. 2. Những công tác chuẩn bị: - Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, đối chiếu với thực địa. Nếu cần lập lại bảng tiên lượng dự toán. - Nghiên cứu áp dụng các quy định kỹ thuật. định mức, chuẩn bị các hợp đồng và giấy tờ cần thiết. - Đề ra biện pháp thi công cho thích hợp. - Thiết kê tổ chức thi công( mặt bằng thi công, tiến độ) - Chuẩn bị ống, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu phụ và các công cụ thi công. - Chuẩn bị nhân lực: nguồn cung cấp, số lượng, phân công tổ đội. Khi chuẩn bị xong 85-90% khối lượng công việc thì mới bắt đầu khởi công xấy dựng. II. Trình tự thi công: Một tuyến ống thường được thi công theo các bước sau: - Chuyên chở nguyên vật liệu đến từng địa điểm thi công của công trình. - Đào mương và xuống ống. - Đặt ống và nối ống - Lắp các thiết bị cần thiết và xây hố van. - Ngâm ống và bơm thử áp lực. - Rửa ống, khử trùng, lấp đất và bàn giao. 1. Chuyên chở nguyên vật liệu: Có hai loại chuyên chỏ nguyên vật liệu nhận từ nhà ga, kho, bến cảng và chuyên chở bên trong mặt bằng của công trường( vận chuyển đất đào mương, lấp ống, nguyên vật liệu đến nơi gia công, đến nơi sắp thi công, rải ống dọc theo tuyến mương, chở phụ tùng thiết bị đến vị trí lắp đặt ) Qua kinh nghiệm ta thấy, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công tác vận chuyển chiếm 25% giá thành xây dựng công trình. Nên việc tổ chức hợp lí công tác vận chuyển là rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu trước các phương án vận chuyển nguyên vật liệu như: - Bảng thống kê khối lượng cần vận chuyển, vị trí nguyễn vật liệu cần lấy và đặt. - Bản thiết kế kỹ thuật cảu công trình, bản vẽ về đường sá. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 91
  37. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước - Tài liệu về nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Sau khi nghiên cứu kỹ các tài liệu trên ta mới quyết định được. - Phương tiện vận chuyển: cơ giới hay thủ công. - Công cụ vận chuyển: loại công cụ gì, trọng tải, khối lượng. - Tính giá thành vận chuyển. - Khối lượng công cụ. Khi vận chuyển cần đảm bảo: chuyên chở đến công trình đúng kế hoạch( trình tự số lượng) để nguyên vật liệu vào đúng chổ quy định trong mặt bằng thi công với bán kính hoạt động 25-30m(không lớn hơn 100m), đảm bảo đúng quy cách, chất lượng và phải được kiểm tra đầy đủ, chọn phương tiện vận chuyển thích hợp( cơ giới, bán cơ giới thủ công). 2. Đào mương và xuống ống: a. Đào mương: - Đào mương để đặt ống phải bằng phẳng đúng cao trình độ dốc và tim tuyến ống thiết kế. Thành mương phải đảm bảo chắc chắn, không bị sụt lở trong quá trình thi công. - Thành mương có độ dốc lớn hay nhỏ tùy thuộc vào chất đất, độ sâu đáy mương, khi mương sâu quá thì phải đào dật cấp, độ dốc thành mương có thể xem bảng (7.1). Bảng 7.1. Độ dốc mương( ta-luy) phụ thuộc vào loại đất Loại đất Độ dốc ta- luy h ≤ 3m 3 < h ≤ 6 Đất bồi, cát, sỏi, cuội 1:1.25 1:1.50 Cát pha sét 1:0.67 1:1.00 Sét pha cát 1:0.67 1:0.75 Sét đất thịt 1:0.50 1:0.67 Đá tảng, vỡ 1:0.10 1:0.25 Đá phiến, liền 1:0.00 1:0.10 Bảng 7.2. Kích thước mương và hố xảm Kích thước công tác Dung tích 3 Do B (mm) A (mm) L2 (mm) L1 (mm) hố xảm (m ) 75 500 250 600 500 0.08 100 500 250 600 500 0.08 150 600 300 600 500 0.11 200 700 350 600 500 0.17 250 800 450 600 500 0.25 300 900 500 900 750 0.47 350 1000 500 900 750 0.54 400 1100 500 900 750 0.62 450 1200 500 900 750 0.67 500 1300 500 900 750 0.77 600 1400 600 1200 1000 1.25 700 1500 600 1200 1000 1.33 800 1600 600 1200 1000 1.40 900 1700 600 1200 1000 1.48 1000 1800 600 1200 1000 1.55 1100 1900 600 1200 1000 1.69 1200 2000 600 1200 1000 1.69 Chú ý: Không được đào mương theo kiểu hàm ếch - Nếu đất xấu, hay bị sụt lở và cần làm mương thành đứng thì phải ghép ván khuôn để chống. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 92
  38. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước - Đất đào lên đổ một ít ở hai mép mương để làm con trạch ngăn nước mưa, còn chủ yếu đổ cách mép mương ≤ 0.5m. - Nếu chổ đào mương có nước ngầm thì có thể đặt ống để rút đi, bên trên có thể đào rãnh con để tháo nước mưa. b. Cách vạch tuyến mương, đào và kiểm tra: - Dựa vào vị trí các cọc mốc ( mặt cắt ngang) có sẵn để xác định cọc tim ống. Dùng vôi vạch đường giới hạn 2 mép mương. - Dựa vào cốt tại các cọc mốc để suy ra cốt tương ứng các điểm trên đáy mương. Vừa đào mương vừa kiểm tra tránh đào quá dài. - Ở những nơi đất thông thường, chỉ đào trên cốt yêu cầu 5cm, sau đó dùng đầm lún xuống đến cốt thiết kế. - Song song với đào mương nên tiến hành kiểm tra tuyến mương bằng cách đóng ngựa và tê cố định lên 2 đầu đoạn mương thẳng sao cho mốc trên tê cố định nằm trên đường thẳng song song với đáy mương và trong mặt phẳng thẳng đứng qua tim tuyến ống. nếu đoạn ống quá dài thì có thể đóng thêm các ngựa ở giữa. - Kiểm tra lại lần cuối cùng cốt, độ dốc, độ phẳng mương bằng tê di dộng, sữa chữa lại những chổ sai sót, đầm lún chỗ nhô cao, đổ cát đen đầm kỹ chổ thấp. - Đánh dấu vị trí hố xảm và đào những hố cần thiết cho thi công ngay, không nên đào sãn quá nhiều hố xảm vì có thể sai vị trí. Không nên đào mương trước nhiều ngày so với xảm ống để tránh bị mưa phá hủy. Nếu vì lý do đặc biệt, phải đào trước thì bớt lại bề dày đáy mương 10-20cm để đào sau. c. Hạ ống xuống mương: Sau khi đào, kiểm tra mương, làm sạch ống đã rải dọc theo mương, đổ bê tông lấp đáy mương( nếu có) ta tiến hành hạ ống xuống mương. Có 2 biện pháp hạ ống: Biện pháp cơ giới, bán cơ giới như dùng cần trục, giá 4 chân, tó, tời và biện pháp thủ công: ống nhỏ thì hiên hạ trực tiếp, ống to dùng 2 cọc cố định kết hợp với dây chão và đòn bẩy. Cần chú ý: không nên lăn ống xuống trực tiếp, phải có ván nghiêng. Các loại ống nhỏ (d≤ 100) có thể xảm nối trên bờ 2-3 ống rồi hạ xuống mương, vừa dễ dàng vừa tiết kiệm. Hạ ống đến đâu lắp tạm đến đó. 3. Đặt và nối ống: Nội dung bước thi công này là đặt ống vào đúng vị trí và xảm nối các mối nối giữa các ống lại với nhau. - Đặt ống có thể bằng cơ giới hoặc thủ công kết hợp với lúc xuống ống. Chú ý khi dùng đòn bẩy để đẩy ống theo chiều dọc phải có thanh dgoox lót giữa đòn và đầu ống để tránh sứt đầu ống. - Chèn cố định miệng bát bằng hòn chèn, kết hợp với công tác kiểm tra khe hở, tim ống và cốt đáy ống. 4. Ngâm, thử áp lực đường ống: Mục đích là kiểm tra chất lượng các mối nối bằng áp lực nước. a. Ngâm ống: Sau khi xảm xong đoạn ống cần thử áp lực( thường giữa hai hố van hay trên đoạn ống thẳng có chiều dài 100m), ta bịt kín đầu ống và cho nước vào đầy ống, ngâm ½ đến 3 ngày tùy loại ống, để nước ngấm vào các lỗ rỗng nhỏ cảu ống và mối nối, làm như vậy thử áp lực mới được chính xác. b. Thử áp lực: Công tác này tiến hành sớm nhất là sau khi xảm mối nối cuối cùng 48 giờ, đáy mương phải khô ráo, 2 đầu đoạn ống có giá đỡ, gối tựa chống áp lực chắc chắn. yêu cầu giữ áp xuất thử trong đường ống từ 10-15 phút cho phép giảm áp xuất < 0.5atm. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 93
  39. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước Áp xuất thử quy định như sau: - Ống gang: Pct ≤ 5 atm Pth =2Pct Pct > 5 atm Pth = Pct + 5atm - Ống thép: d ≤ 450 Pth = 1.4 Pct Không nhỏ hơn 10 atm d > 450 Pth = 1.25 Pct - Ống bê tông cốt thép: Pth = Pct + 2atm 5. Lắp thiết bị và xây hố van: Tiến hành sau khi thử áp lực. Lắp thiết bị và phụ tùng nối phải cẩn thận, nếu không sẽ phải thử lại áp lực lần nữa. Đáy hố van làm trước, thành hố xây sau so với lắp thiết bị. Thành hố có thể xây gạch, đổ bê tông, lắp ghép. 6. Lấp ống, rửa, khử trùng và bàn giao: a. Lấp ống: Công tác này ảnh hưởng đến chất lượng đường ống vì vô ý sẽ làm cho ống bị chệch gãy, dập vỡ. Có 2 cách lấp thủ công và lấp bằng máy. - Lấp theo thủ công: Sau khi đã tháo cạn nước đáy mương, đầm cát đen dưới đáy ống ta bắt đầu lấp ống. Đất dùng để lấp không lẫn gạch đá, phải lấp đều hai bên sườn ống và chèn chặt. Khi lấp kín thân ống thì lấp dần từng lớp 20-30cm đầm chặt cho đến khi đầy mương.(Đỉnh ống đầm gỗ, hai bên đàm sét). Sau một tuần sẽ lấp lại chổ lún và hàn lại mặt đường( nếu cần). - Lắp bằng máy: từ dưới đến cao hơn đỉnh ống 30cm vẫn lấp theo thủ công( trình tự như trên). Sau đó dùng máy ủi gạt đất lấp đầy mương rồi dùng xe lu loại nhẹ để đàm đất, xe chạy dọc theo mương. Phương pháp này áp dụng cho ống cỡ lớn và chôn sâu. b. Rửa và khử trùng ống: Bơm nước tương đối sạch chảy qua trong ống với V =2m/s, nước cuốn theo bùn bẩn ra ngoài đến khi kiểm tra thấy sạch thì thôi. Nếu ống dùng để dần nước vô trùng thì phải khử trùng bằng cách ngâm ống bằng nước clo 20- 30mg/l ít nhất 24 giờ, độ clo thừa không nhỏ hơn 0.1mg/l, sau đó xả bỏ nước clo và rửa trang bằng nước sạch. c. Bàn giao công trình: Trong quá trình thi công, có những sự cố, diễn biễn. thay đổi cần phải được ghi lại và lưu vào hồ sơ thiết kê. Khi bàn giao công trình đã thi công hoàn toàn cho bên A, cần bàn giao từng phần, từng công tác, chi tiết, phải có biên bản bàn giao và bãn vẽ hoàn công. Cuối cùng là công tác quyết toán toàn bộ công trình. Bài 7. THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ I. Hồ sơ thiết kế: Thi công đường ống nước trong nhà cần có những hồ sơ thiết kế như sau: 1. Bản vẽ kỹ thuật: Bình đồ, mặt bằng công trình thi công và công trình liên quan( đường ống cấp, thoát ngoài nhà ) Sơ đồ phối cảnh hệ thống, vị trí các thiết bị vệ sinh. Các mặt cát chi tiết( ống qua tường, sàn móng, xí, tiểu ) 2. Bản thiết minh kỹ thuật tinhd toán kích thước 3. Bản khối lượng, tiên lượng dự toán II. Công tác chuẩn bị: - Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập biện pháp, kế hoạch tiến độ thi công. - Kết hợp bên xây, đề ra những tiến độ và các biện pháp thi công được sát và hợp lý. - Chuyên chở nguyên vật liệu đến vị trí. - Gia công nguyên vật liệu. - Chuẩn bị nhân lực. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 94
  40. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước III. Thi công hệ thống cấp nước trong nhà: 1. Thi công điểm lấy nước giữa đường ống cấp nước ngoài nhà và đường ống dẫn nước vào nhà hoặc nhóm nhà: a. Dùng tê EUB kết hợp ống lồng, xảm mối nối bằng chì (hình 7.11): Hình 7.11. Sơ đồ bắt ống nhánh vào nhà - Trình tự thi công khi lắp bằng tê EUB: chuẩn bị nguyên vaath kiệu: ống, dây đay, xi măng, chì, bi-tum, búa, đục, cưa chuẩn bị công tác an toàn lao động, giao thông, đào mương đánh dấu chổ định nối: dùng đục, cưa sét để cắt ống: khi cắt gần đứt ống đóng van khóa hai đầu đoạn ống cấp nước thành phố, tiếp tục cắt đứt hẳn, lắp xi-mông, lắp tê EUB, xảm mối nối bằng chì, lắp van khóa đầu ống nhánh. Thi công tiếp phần còn lại đường ống vào nhà. Đặc điểm phương pháp thi công dùng EUB là phải cắt nước ống chình trong khi thi công. b. Dùng đai khởi thủy: Hình vẽ 4.7 chương IV cấp nước trong nhà. Trình tự và phương pháp thi công như sau: - Dùng đục hoặc hoan đục ống, kích thước lỗ đục phù hợp với kích thước ống nhánh, đường kính lỗ đục không được lờn quá 1/3 đường kính ống chính. - Không đục gần thủng, lắp đai khởi thủy và van khóa vào, tiếp tục đục thủng hẳn, đóng van khóa và thi công tiếp đoạn ống trong nhà. Đặc điểm phương pháp thi công dùng đai khởi thủy là không phải cắt nước đường ống chính trong khi thi công. 2. Thi công mạng lưới cấp nước trong nhà: a. Một số điều cần chú ý: - Kết hợp với bên xây chừa lỗ ống chui qua tường, đặt mốc đỡ giữ ống tránh đục phá. - Có kế hoạch biện pháp thi công thích hợp. b. Trình tự và phương pháp thi công: - Chuẩn bị tốt phương tiện thi công, nghiên cứu kỹ bãn vẽ thiết kế. - Dùng phấn màu đánh dấu vị trí tuyến ống đi dcoj theo tường, trần nhà, vị trí ống chui qua tường, sàn nhà. - Kết hợp giữa kích thước trong bản vẽ và kích thước đo thực tế để tiến hành cắt ren ống. - Thi công ống đứng trước ống nhánh sau: Trường hợp ống nhánh dài có thể thi công từ đầu ống nhánh lại, nối ống nhánh với ống đứng bằng rắc co. - Trong thi công có thể lắp các chi tiết với ống thành từng cụm sau đó lắp tổng hợp các cụm với nhau. - Sau khi lắp xong mạng lưới cấp nước tiến hành thử thủy lực: đóng các vòi, van lấp nước, dùng bơm nước và mạng ống ( thường được lắp bơm vào vj trí van xả cặn) hoặc có thể ợi dụng áp lực đường ống thành phố để thử áp lực, áp lực thử bằng áp lực công tác +5at nhưng không lớn quá 10at. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 95
  41. Trường cao đẳng Phương Đông Môn: Cấp thoát nước - Thử áp lực đã đạt yêu cầu tiến hành các thủ tục nghiệm thu và bàn giao. IV. Thi công hệ thống thoát nước trong nhà: 1. Thi công ống xả: - Căn cứa vào bản vẽ thiết kế, tiến hành thi công tương tự như thi công đường ống ngoài nhà. - Chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước, ở vị trí ống xả qua tường phải chừa lỗ: Dlổ = Dống +30cm 2. Thi công mạng nước toát nước trong nhà: - Thi công ống đứng trước ống nhánh sau. - Chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước cho ống nhanh, neo giữ ống chắc chắn. - Xăm ống thoát nước: ống gang thoát nước xảm dây đay dầu + vữa xi măng mác 500. Với ống sành xảm ½ mối nói dây đay thô + 1/2 mối nối vữa xi măng 500. 4. Lắp các thiết bị vệ sinh: - Kết hợp với bên xây chừa lỗ, chừa mấu gắn thiết bị. - Tiến hành lắp các thiết bị. - Chú ý đảm bảo độ thăng bằng và độ kín của các thiết bị. GV: Huỳnh Ngọc Hợi Trang 96