Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Việt Nam (Phần 2)

pdf 181 trang ngocly 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Việt Nam (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_bien_o_viet_nam_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Việt Nam (Phần 2)

  1. 77 Chương II BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM I. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) đã được đề cập chính thức vào giữa năm 1980 để nhấn mạnh bản chất khác nhau và tính giàu có của sự sống trên trái đất. Có nhiều khái niệm hoặc định nghĩa khác nhau về ĐDSH. Theo Quỹ quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên-WWF (1989): “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài, là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Định nghĩa đã được các Chính phủ chấp nhận dùng trong Công ước ĐDSH (Hội nghị Rio-92) nêu “Đa dạng sinh học là sự đa dạng giữa các sinh vật sống từ tất cả các nguồn, bao gồm vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thuỷ sinh khác và các tập hợp sinh thái mà chúng đóng góp. Nó bao gồm cả sự đa dạng về loài, giữa các loài với nhau và các hệ sinh thái”. Trong khuôn khổ của công trình này, trên cơ sở các tư liệu hiện có, chúng tôi chỉ đề cập chủ yếu đến tính đa dạng về môi trường sống, đa dạng về thành phần loài sinh vật và một số hệ sinh thái quan trọng ở vùng biển Việt Nam. 1. Đặc trưng môi trường sống ở biển Việt Nam Vùng biển Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Vị trí địa lý cũng như những đặc trưng về khí hậu, lịch sử phát triển địa chất, thuỷ lý hoá học của nước biển đã tạo nên nơi đây một môi trường sống riêng, liên quan chặt chẽ với đời sống sinh vật cũng như tính đa dạng sinh học trong vùng biển này. Dưới đây sẽ nêu những đặc trưng cơ bản về môi trường biển có liên quan đến đời sống sinh vật biển Việt Nam. 1.1. Biển Việt Nam mang tính chất một vùng biển rìa, với hai kiểu địa hình chính: địa hình đồng bằng của thềm lục địa rìa tây Biển Đông và địa hình núi ở
  2. 78 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết vùng sâu phía đông và đông nam. Thềm lục địa trải rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, biển Đông Nam Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu chỉ trong khoảng 40 - 100m, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc khai thác hải sản. Khu vực có địa hình núi ở độ sâu 2000 - 4000m tạo nên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo san hô hoặc núi lửa có đỉnh phủ san hô. Tính chất biển nông của thềm lục địa ở hai đầu cộng với tính chất quần đảo vùng biển sâu tiếp giáp cũng như các sinh cảnh khác nhau của các hệ sinh thái đặc trưng nhiệt đới ven biển như: rừng ngập mặn (mangrove), rạn san hô (coral reef), đầm phá, cửa sông, doi cát đã tạo nên cảnh quan đặc sắc đa dạng cho vùng biển Việt Nam liên quan tới tính chất đa dạng của sinh vật biển Việt Nam. Mặt khác, tính chất biển nông của thềm lục địa cũng dễ tạo nền điều kiện sống đồng đều trong tầng nước về nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng khí điều này có tác động đối với sự phân bố của sinh vật trong tầng nước. Trầm tích đáy biển Việt Nam đa dạng, từ cấp hạt thô (cuội, sỏi) tới cấp hạt mịn (bùn sét). Sự phân bố trầm tích cũng không đồng đều, phụ thuộc vào phân hoá địa hình và vận chuyển các nguồn vật chất trong biển. Trầm tích dạng tảng, cuội, sỏi chủ yếu phân bố ở ven bờ đông bắc (tây bắc vịnh Bắc Bộ). Trầm tích cát, cát bột phân bố thành các vùng lớn trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và thềm lục địa phía nam. Bùn bột tạo thành các dải hẹp chạy dọc vùng khơi vịnh Bắc Bộ ra tới cửa vịnh và vịnh Thái Lan. Bùn sét chỉ gặp các điểm nhỏ ở vùng sâu của vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Nam Trung Bộ. Ngoài ra còn có thể gặp trầm tích vỏ sinh vật lẫn trong cát và trầm tích núi lửa. Phân bố trầm tích đáy biển có liên quan chặt chẽ tới phân bố sinh vật đáy, đặc biệt là với san hô, thực vật ngập mặn, cỏ biển cũng như các sinh vật đáy nhỏ sống ở đáy cát và đáy bùn. 1.2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có một ý nghĩa quyết định đối với đời sống sinh vật biển Việt Nam Với điều kiện nhiệt độ nước biển tầng mặt trong một năm nhìn chung ít khi xuống dưới 20oC, khu hệ sinh vật biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới về cơ bản. Tuy nhiên, sự giảm thấp tương đối của nhiệt độ nước tầng mặt vào mùa đông của vùng biển phía bắc có thể tới dưới 20oC, là điều kiện môi trường thích hợp với các sinh vật biển cận nhiệt đới từ phương bắc di chuyển tới. Chế độ gió mùa tạo nên chế độ nhiệt ẩm, mưa và nhất là dòng chảy biến đổi chu kỳ trong năm cũng có tác động tới đời sống, đặc biệt là chu kỳ sinh sản, phân bố di cư của cá, tôm biển theo mùa. Chế độ gió mùa rất đậm nét còn là yếu tố chủ yếu chi phối hình thái phát triển các rạn san hô ở biển Việt Nam.
  3. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 79 Chế độ mưa hàng năm đưa tới hình thành các dòng nước lục địa chảy từ hàng trăm cửa sông lớn nhỏ dọc bờ biển đổ ra biển ven bờ vào mùa mưa, làm nhạt đi đáng kể độ mặn của nước biển có khi tới 11‰ ở vùng gần bờ, ở vùng cửa sông có khi tới 5‰, tạo nên môi trường sống gần như nước lợ ở ven biển. Trong dải ven bờ này thường phân bố nhóm sinh thái rộng muối, rộng nhiệt hầu như thấy ở tất cả các nhóm sinh vật phù du cũng như sinh vật đáy ở biển Việt Nam. Các dòng nước lục địa cũng đưa ra vùng biển ven bờ lượng muối dinh dưỡng lớn thường tạo nên sự phát triển mạnh của thực vật phù du ở ven bờ. Nhưng đồng thời các dòng nước sông cũng tải ra biển khối lượng phù sa, chất thải ô nhiễm lớn làm tăng hàm lượng chất lơ lửng, giảm độ trong của nước, ở gần bờ vịnh Bắc Bộ có khi giảm tới 1 - 2m, làm thay đổi tính chất lý hoá nước biển, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của sinh vật, đặc biệt đối với các sinh vật nhạy cảm như san hô. Ở vùng biển phía nam từ Trung Trung Bộ trở vào, nhìn chung độ mặn ít biến đổi chỉ trên dưới 33‰, riêng ở vùng độ mặn có thể giảm thấp vào mùa mưa (5 - 25‰). Nhiệt độ nước biển tầng mặt thường luôn ở trên 20oC, kể cả trong mùa đông. Các vùng nước trồi hình thành ở khu vược biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, cũng có tác động tới sự phát triển của sinh vật biển ở vùng này. Mặt khác, tính chất đồng đều tương đối các điều kiện môi trường sống của vùng biển này qua các thời kỳ trong năm, cũng tương ứng với sự đồng đều tương đối của nhịp điệu tăng trưởng, kiếm mồi, sinh sản của sinh vật biển Việt Nam trong năm, hoạt động di cư không lớn của tôm, cá biển. 1.3. Theo ý kiến của nhiều nhà cổ địa lý (Sinitsưn, 1962), vùng biển ven bờ Việt Nam chỉ mới bị ngập nước chưa lâu, từ đợt biển tiến sau cùng vào cuối kỷ Pleistoxen. Tính chất trẻ về lịch sử hình thành có liên quan tới lịch sử tiến hóa của sinh giới ở vùng biển này, đặc biệt là quá trình hình thành các dạng đặc hữu còn rất ít thấy hiện nay trong vùng biển Việt Nam. 1.4. Một đặc điểm của môi trường sống biển Việt Nam là sự sai khác về điều kiện tự nhiên giữa hai vùng biển phía bắc và phía nam. Vùng biển phía bắc bao gồm vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc hàng năm, vào mùa đông làm nhiệt độ nước biển tầng mặt giảm thấp có khi tới 10oC ở ven bờ. Trong khi đó vùng biển phía nam ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh mùa đông, vì vậy, nhiệt độ nước biển trong năm thường ở mức trên 20oC. Sự sai khác về chế độ nhiệt độ này cùng với những saikhác về những yếu tố khác như khí tượng, thuỷ văn đã tạo nên sự sai khác về thành phần loài sinh vật biển phía bắc, còn có nhiều sinh vật biển cận nhiệt đới từ phía bắc di nhập tới, còn ở vùng biển phía nam, thành phần này hầu như không có, mà chủ yếu gồm các dạng sinh vật biển nhiệt đới tiêu biểu. Về biến động số lượng, sinh trưởng phát triển sinh vật biển cũng ít nhiều sai khác giữa vùng biển phía bắc và phía nam.
  4. 80 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết Các đặc trưng môi trường sống trên đây của biển Việt Nam đã tác động tới tính chất cấu trúc thành phần loài, quy luật phân bố, di cư, các quá trình sinh trưởng, phát triển biến động số lượng của các nhóm sinh vật chủ yếu sẽ được trình bày chi tiết trong các phần sau. 2. Đa dạng thành phần loài sinh vật biển Việt Nam 2.1. Tổng quát về đa dạng thành phần loài sinh vật biển Thống kê gần đây cho thấy vùng biển nước ta có khoảng trên 11 nghìn loài sinh vật biển, trong đó có 692 loài thực vật phù du, 657 loài động vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 14 loài cỏ biển, 653 loài rong biển, 6.377 loài động vật đáy cỡ lớn (2.523 loài thân mềm, 1.647 loài giáp xác, 714 loài ruột khoang, 734 loài giun đốt, 384 loài da gai và nhiều nhóm sinh vật khác), khoảng 2.109 loài cá biển, trong đó có 779 loài cá rạn san hô. Ngoài ra, có 21 loài bò sát biển, 21 loài thú biển, hàng trăm loài chim nước, trong đó có khoảng 200 loài chim trú đông di cư theo mùa (tổng số loài trên chưa kể 1.290 loài động thực vật sống trên các đảo và quần đảo). Với số lượng loài đã biết, các nhà chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá biển Việt Nam là một trong các trung tâm đa dạng sinh vật biển thế giới. Các loài sinh vật biển cùng với trữ lượng của chúng là nguồn dự trữ tài nguyên biển rất quý cần được bảo vệ và phát triển. Chi tiết về đa dạng loài sinh vật biển Việt Nam được trình bày ở bảng 9. Bảng 9. Thành phần loài của các nhóm sinh vật chủ yếu ở biển Việt Nam Tên các nhóm sinh vật chủ yếu Số lượng loài Nguồn đã biết Thực vật phù du (Phytoplankton) 692 N. T. Cảnh (2003, 2007) Động vật phù du (Zooplankton) 657 N. T. Cảnh, 2003 Rong biển (Marine algae) 653 N. V. Tiến, 2003 Thực vật ngập mặn (Mangrove) 94 P. N. Hồng, 2003 Cỏ biển (Seagrass) 14 N. V. Tiến, 2002 Động vật đáy lớn (Macro-zoobenthos) 6377 N. V. Chung et al., 1978, 1994 Cá biển (Marine Fish) 2175 Tổng hợp Động vật có xương sống ngoài cá (bò sát, chim, thú 85 Tổng hợp biển)
  5. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 81 2.2. Các nhóm sinh vật chủ yếu 2.2.1. Thực vật phù du - Thành phần loài: Tập hợp các nguồn tài liệu tổng kết gần đây của Nguyễn Tiến Cảnh (2003, 2007), thành phần loài thực vật phù du trên toàn vùng biển Việt Nam có 692 loài thuộc 4 ngành tảo (bảng 10). Số loài phong phú nhất thuộc ngành Tảo silic (Bacillariophyta) với 378 loài (chiếm 54,62%), tiếp đó là các ngành Tảo giáp (Pyrrophyta) 308 loài (44,51%), ít nhất là các ngành Tảo lam (Cyanophyta) và Tảo kim (Silicoflagellata) chỉ có 3 loài (0,43%). Bảng 10. Thành phần loài và phân bố của thực vật phù du vùng biển Việt Nam Vùng biển Số loài Ngành Tảo Ngành Tảo Ngành Tảo Ngành TVPD silic giáp lam Tảo kim Toàn vùng biển 692 378 308 3 3 Việt Nam Vịnh Bắc Bộ 318 230 84 3 1 Vùng biển phía 468 304 159 3 2 nam Ven bờ Miền 346 220 122 3 1 Trung Vùng nước trồi 374 284 85 3 2 Nam Trung Bộ Vùng biển Tây 321 259 57 3 2 Nam Bộ Vùng biển Trường 465 222 237 3 3 Sa (Nguồn: tổng hợp từ Nguyễn Tiến Cảnh, 2003, 2005 và 2007) Về phân bố theo không gian, vịnh Bắc Bộ có 318 loài (chiếm 45,95%); vùng biển phía nam có 466 loài (67,34%) (trong đó, vùng biển ven bờ Miền Trung có 346 loài - 50%, vùng biển nước trồi Nam Trung Bộ có 374 loài - 54,05%) và vùng biển Tây Nam Bộ có 321 loài - 46,39%); vùng biển quần đảo Trường Sa có 465 loài (67,20%). 2.2.2. Động vật phù du - Thành phần loài: Về thành phần loài động vật phù du, nếu không kể động vật nguyên sinh (Protozoa) thì toàn vùng biển Việt Nam đã phát hiện được tổng số 657 loài, trong đó vịnh Bắc Bộ có 236 loài (chiếm 35,92%), vùng biển phía nam có 605 loài (92,08%), vùng biển quần đảo Trường Sa có 358 loài (54,49%)
  6. 82 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết có giá trị làm thức ăn (N. T. Cảnh, 2007). Thành phần loài và cấu trúc khu hệ động vật phù du được thể hiện trong bảng 11. Bảng 11. Thành phần khu hệ và phân bố của động vật phù du ở vùng biển Việt Nam Các ngành động vật phù Phân bố số lượng loài du Toàn vùng Vịnh Bắc Bộ Biển phía Quần đảo biển VN Nam Trường Sa Ruột khoang 102 18 99 - (Coelenterata) Giun tròn 6 - 6 - (Nemathelminthes) Giun đốt (Annelida) 20 1 20 20 Chân khớp (Arthropoda) 398 166 357 255 Thân mềm (Mollusca) 51 15 49 40 Hàm tơ (Chaetohnatha) 34 17 33 17 Tiền dây sống 46 19 41 26 (Prochordata) Tổng số loài 657 236 605 358 Tỷ lệ (%) 100 35,19 92,98 54,49 2.2.3. Động vật đáy lớn (macrobenthos) a. Thành phần loài: Nghiên cứu động vật đáy ở vùng biển Việt Nam chủ yếu được tiến hành từ đầu thế kỷ XX, song cho đến nay chưa có một công trình nào tiến hành tổng kết một cách đầy đủ và tương đối chính xác số lượng loài động vật đáy đã biết ở vùng biển Việt Nam. Tài liệu tổng kết được coi là đầy đủ nhất cách đây hơn 30 năm (N. V. Chung và ctv, 1978) đã thống kê được tổng số 6.377 loài động vật đáy cỡ lớn (macrobenthos), trong đó: + Ngành Hải miên (Porifera = Spongia) có 160 loài, chiếm 2,51%. + Ngành Ruột khoang (Coelenterata) có 714 loài, chiếm 11,20%. + Ngành Giun vòi (Nemertinea và Rhyneocoela) có 10 loài, chiếm 0,16%.
  7. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 83 + Ngành Giun đốt (Annelida), lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta) có 743 loài chiếm 11,65%. + Ngành Sipunculida có 32 loài, chiếm 0,50%. + Ngành Echiurida có 6 loài chiếm 0,09%. + Nghành động vật hình rêu (Bryozoa) có 100 loài chiếm 1,57%. + Ngành Tay cuộn (Branchiopoda) có 6 loài, chiếm 0,09%. + Nghành Thân mềm (Mollusca) có 2.523 loài, chiếm 39,57%. + Nghành Chân khớp (Arthropoda) có 1.647 loài chiếm 25,83%. + Nghành Da gai (Echinodermata) có 384 loài chiếm 6,02%. + Nghành Hemicordata có 46 loài, chiếm 0,72%. Do có sự khác nhau về điều kiện sống giữa các vùng biển nên phân bố thành phần loài ở các vùng cũng có khác nhau: Chỉ khoảng 30% tổng số loài phân bố rộng có ở khắp các vùng biển, vịnh Bắc Bộ (từ vĩ tuyến 17o trở ra) có 20% số loài, vùng biển Trung và Nam Bộ (từ vĩ tuyến 17o trở vào) có khoảng 50% số loài. Phân bố số lượng loài có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. b. Các nhóm động vật đáy chủ yếu: • Giun nhiều tơ (Lớp Polychaeta): Động vật giun nhiều tơ chiếm vị trí khá quan trọng trong khu hệ động vật đáy biển Việt Nam. Cho đến nay đã biết có khoảng 700 loài thuộc 45 họ, trong đó một số họ quan trọng nhất là: Aphroditidae, Nereidae, Eunicidae, Syllidae, Terebellidae, Capitellidae, Nephtyidae Phần lớn giun nhiều tơ thích ứng với dạng chất đáy là bùn cát, rất ít loài sống ở chất đáy là cát lớn hoặc cát có lẫn vỏ sinh vật, nhiều loài sống trong các tảng san hô chết. Trong số các loài giun nhiều tơ đã biết, nhiều loài phân bố rộng trên thế giới, một số loài toàn cầu, hoặc phân bố rộng ở khu biển nhiệt đới Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Ở vịnh Bắc Bộ, các loài thường gặp là: Chloeia violacea, Loimia medusa, Polyodontes melanotus, Glycera riuxii; Ở ven biển miền Trung, các loài thường gặp là Amphinome rostrata, Glycera alba, Owenia fusiformis; Vùng biển miền Nam các loài thường gặp là Eunice indica, Glycera capitala, Onuphis eremita, Thalenessa tropica
  8. 84 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết • Động vật thân mềm: Động vật thân mềm có số lượng loài nhiều nhất trong các nhóm động vật đáy, đến nay đã phát hiện được gần 2.500 loài thuộc 163 họ, trong đó nhiều nhất là nhóm thân mềm một vỏ (Gastropoda), sau đó đến nhóm thân mềm hai vỏ (Bivalvia), nhóm chân đầu (Cephalopoda) có trên 50 loài, các nhóm khác như song kinh, chân đào có khoảng 50 loài. Tong số 163 họ, có một số họ có số loài nhiều điển hình là các họ thuộc nhóm ốc: Cypraeidae, Strombidae, Conidae, Turbinidae, Nassidae, Trochidae, Pyramidellidae, Naticidae, Muricidae, Mitridae ; các họ thuộc trai biển tiêu biểu là Tridactidae, Pinnidae, Arcidae, Mytilidae, Vulsenllidae, Pectinidae, Veneridae, Ostreidae; trong nhóm động vật chân đầu chủ yếu là các họ Sepiidae, Loliginidae, Octopodidae. Cũng giống như các nhóm sinh vật đáy khác, đặc điểm quan trọng của thành phần loài động vật thân mềm là tính chất nhiệt đới về cơ bản, bao gồm các loài nhiệt đới phân bố rộng trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương hoặc phân bố hẹp trong khu vực biển Đông Nam Á Bên cạnh nhóm loài nhiệt đới điển hình còn có nhóm loài cận nhiệt đới phân bố ở vùng biển từ Nhật Bản - Trung Quốc tới Việt Nam. Một nét đặc trưng của động vật thân mềm biển Việt Nam là sự hiện diện của một số giống loài cổ, từ Kỷ Trung Sinh hoặc cổ hơn từ thời biển nóng cổ Tetis như các giống trai tai tượng Tridacna, trai tai nghé Hippopus, bàn mai Pinna, ốc cối Conus, ốc bàn tay Strombus và đặc biệt loài ốc Anh vũ Nautilus pompilius. Cùng với các loài cổ trong các nhóm động vật khác (Xiphosura, Spongia, Anthozoa, Platyctenida, Branchiostoma ), các loài thân mềm biển cổ cũng góp phần làm tăng thêm sắc thái cổ của khu hệ động vật biển Việt Nam gần trung tâm phát sinh của sinh vật biển nhiệt đới vùng Philippine - Malaysia. Phù hợp với tính đa dạng của cảnh quan biển nhiệt đới Việt Nam, trong thành phần trai ốc biển Việt Nam rất giầu các nhóm loài trai ốc vùng triều bùn cát (Meretrix, Cyclina, Cyrena, Lucina, Dosinia, Sanguinolaria); nhóm loài bãi đá, rạn san hô (Tridacna, Pteria, Ostrea, Trochus, Turbo, Haliotis, Conus, Nerita, Littorina); vùng thực vật ngập mặn (Potamididae, Cerithiidae); vùng nước lợ (Aloidis, Glaucomya, Tellina, Teredo, Solen ). Một điểm đáng chú ý là trong thành phần đã biết của động vật thân mềm biển nước ta còn ít thấy các loài đặc hữu. Một số loài như trai Isocardia vulgaris, mực Sepia harmeri, Loligo vietnamesis cũng chỉ có thể tạm thời coi là đặc hữu cho biển Việt Nam. Điều này có liên quan đến tính chất trẻ về lịch sử hình thành của vùng biển.
  9. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 85 • Động vật giáp xác (Crustacea): Giáp xác có số loài và số lượng cá thể tương đối nhiều trong các mẫu kéo lưới động vật đáy, đây là nét đặc trưng của khu hệ sinh vật đáy vùng biển nhiệt đới. Tổng kết các tài liệu hiện có, giáp xác biển Việt Nam có khoảng 1.500 loài thuộc 70 họ, trong đó một số họ có số loài nhiều là Xantiidae, Gonoplacidae, Leucosidae, Portunidae, Ocypodidae (thuộc nhóm cua), Penaeidae, Alpheidae, Paguridae, Palaemonidae (thuộc nhóm tôm). Các loài giáp xác có số lượng lớn và phân bố rộng toàn vùng biển Việt Nam là Penaeus merguiensis, Metapenaeus ensis, Metapenaeopsis barbatus, Scylla serrata, Portunus pelagicus Bên cạnh đó, mỗi vùng biển Bắc Trung Nam lại có những nhóm loài đặc trưng riêng: Ở vịnh Bắc Bộ có các loài thường gặp là Parapenaeopsis tenella, Chasmocarcinops gelasimoides, Charybdis truncata, Scalopidia spinosipes, Leucosia unidentata ; Ở vùng biển miền Trung các loài thường gặp là Penaeus monodon, P. semisulcatus, P. latisulcatus, Macrophthalmus nudus, Panulirus ornatus, P. homarus, P. longipes, P. stimpsoni ; Ở vùng biển phía nam có các loài Actumnus squamosus, Cryptosoma granulosa, Chasmocarcinops gelasimoides, Myra fugax, Myrodes eudactylus. Tôm biển là nhóm động vật đáy có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng trong thành phần nguồn lợi hải sản ngoài cá nên trong những năm 1980 - 90 đã được đánh giá bước đầu về nguồn lợi. Thành phần loài tôm biển Việt Nam rất đa dạng, đã thống kê được tổng số 232 loài thuộc 73 giống, 26 họ (N. V. Chung, 1995 và P. N. Đẳng, 1994). Tuy số loài tương đối nhiều, nhưng chỉ tập trung vào một số họ tôm tiêu biểu là: Penaeidae (59 loài), Alpheidae (27), Paguridae (25), Palaemonidae (22), Squillidae (17), Solenoceridae (10), Gonodactylidae (10) , các họ khác đều có dưới 10 loài. Về tính chất khu hệ, đa số các loài tôm biển ở nước ta đều thuộc nhóm tôm nhiệt đới Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương có vùng phân bố rộng, do đó sự khác nhau về thành phần giống loài giữa các vùng vịnh Bắc Bộ, biển miền Trung, vùng Đông và Tây Nam Bộ không lớn. Phân tích thành phần các họ thuộc tổng họ tôm he Penaeoida cho thấy: Ở vịnh Bắc Bộ có 58 loài, trong đó có 11 loài chỉ gặp ở vịnh Bắc Bộ, 12 loài chung với vùng biển miền Trung, 4 loài chung với biển Nam Bộ, 31 loài chung cho cả 4 vùng biển Việt Nam. Ở vùng biển miền Trung có 78 loài, trong đó 28 loài chỉ có ở vùng biển miền Trung, 12 loài chung với vịnh Bắc Bộ, 7 loài chung với vùng biển Nam Bô, 31 loài chung cho cả 4 vùng biển. Ở vùng biển Nam Bộ có 50 loài, trong đó chỉ có 8 loài riêng cho Nam Bộ, 4 loài chung với vịnh Bắc Bộ, 7 loài chung với miền Trung, 31 loài chung cho cả 4 vùng biển. • Động vật da gai (Echinodermata): Cho đến nay đã xác định được khoảng 350 loài thuộc 58 họ. Một số họ có số loài nhiều nhất là Comasteridae (lớp huệ
  10. 86 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết biển Crrinoidea), Holothuriidae, Cucumariidae (lớp hải sâm Holothurioidea), Amphiuridae (lớp đuôi rắn Ophiuroidea) Động vật da gai chủ yếu phân bố ở vùng có độ mặn cao, từ vùng triều tới dưới triều, trong các dạng đáy khác nhau từ đáy hạt mịn bùn cát đến hạt thô cuội sỏi, cả trong các gềnh đá và rạn san hô. Không tìm thấy động vật da gai có ở vùng cửa sông nước nhạt, hoặc trong các thảm rừng ngập mặn môi trường chủ yếu nước lợ. Các loài thường gặp trên vùng triều và dưới triều có nền đáy cứng (cát, san hô chết) là các loài hải sâm (họ Holothuriidae), sao biển (Linkia laevigata) và cầu gai cỡ lớn (Diadema setosum, Echinotrix calamaris). Trong san hô chết thường có các loài đuôi rắn họ Ophiutrichidae và Ophiactidae sống ẩn bên trong. Các loài thường gặp ở vịnh Bắc Bộ là Laganum decagonale, Luidia prionota, Clypeaster reticulatus (cầu gai), Ophiura pteracantha (đuôi rắn), Leptopentacta typica (hải sâm), Astropecten velitaris (sao biển). Các loài thường gặp ở vùng biển miền Trung là Halodeima atra, Holothuria leucospilota, Stichopus chloronetus, Linckia laevigata, Culcita novaeguinea, Maritia planulata, Ophiocoma scolopendrina Các loài thường gặp ở vùng biển phía nam là Ophiactis savignyi, Pentacta anceps, Holothuria spinifera, Echinodiscus auritus, Lovenia elongata, Peeinella lesueuri 2.2.4. Cá biển - Thành phần loài và tính chất khu hệ cá biển Việt Nam: Việc nghiên cứu cá biển Việt Nam đã được tiến hành từ đầu thế kỷ XX song cho đến nay vẫn chưa có một bản danh mục cá thật đầy đủ và chính xác. Tài liệu thống kê được cho là đầy đầy đủ nhất công bố tổng số 2.038 loài thuộc 717 giống, 198 họ, 32 bộ (Trần Định và Nguyễn Nhật Thi, 1985). Trong khi đó, tổng kết của Nguyễn Khắc Hường (1995) cá biển Việt Nam gồm 1893 loài thuộc 178 họ, còn báo cáo của Bùi Đình Chung, Trần Định (1996) công bố 1.913 loài thuộc 614 giống, 181 họ. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, do áp dụng một số phương pháp nghiên cứu mới trong nghiên cứu hệ sinh thái rạn san hô, các nhà ngư loại học đã phát hiện thêm được nhiều loài cá mới chỉ sống trong rạn san hô, bổ sung cho khu hệ cá biển Việt Nam. Điển hình là công trình của Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân (2005) đã công bố 1206 loài thuộc 451 giống, 118 họ, trong đó có 779 loài thuộc nhóm cá san hô tiêu biểu của Việt Nam. So với tài liệu của Trần Định và Nguyễn Nhật Thi (1985) thì tài liệu này bổ sung thêm nhiều loài mới cho khu hệ cá biển Việt Nam, một số họ tiêu biểu được thể hiện trong bảng 12.
  11. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 87 Bảng 12. Sự bổ sung số lượng loài ở một số họ cá tiêu biểu sống trong rạn san hô Tên các họ cá so sánh Số loài cá biển Việt Nam Số loài cá rạn san hô công bố năm 1985 công bố năm 2005 Chaetodontidae 45 47 Pomacentridae 63 112 Labridae 80 94 Scaridae 40 43 Mureanidae 24 27 Tổng số 252 323 Nguồn: Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Văn Quân, 2005 Qua bảng trên thấy, chỉ tính riêng 5 họ đã bổ sung thêm tới 71 loài. Từ đó có thể ước lượng rằng cá biển Việt Nam có nhiều hơn 2038 loài như đã công bố. Để có danh mục loài cá chính xác cần những nghiên cứu tổng kết, cập nhật trong thời gian tới. Mặc dù chưa thống nhất, song các kết quả nghiên cứu đều nhận định rằng biển Việt Nam có thành phần loài cá phong phú hơn nhiều các vùng biển phương bắc và tương đương với các vùng biển có đa dạng sinh học cao nhất (bảng 13). Bảng 13. So sánh số lượng loài trong các vùng biển tây Thái Bình Dương [24] TT Vùng biển Số loài 1 Biển Hoàng Hải (Trương, 1995) 201 2 Biển Đông Hải (Chu, 1963) 492 3 Tây bắc Biển Đông (Chu, 1962) 860 4 Biển Việt Nam (Trần Định, N.N.Thi, 1985) 2.038 5 Biển Philippines (Linberg, 1966) 2.175 6 Biển Malaysia (Gurianova, 1972) 2.000 Khu hệ cá biển Việt Nam về cơ bản mang đặc trưng khu hệ cá biển nhiệt đới, song cũng biểu hiện rất rõ sự pha trộn về nguồn gốc, nhất là vùng biển vịnh Bắc Bộ, có tỷ lệ loài á nhiệt đới khá lớn. Những số liệu trong bảng 14 dưới đây đã phản ánh tính chất nhiệt đới giảm đi rõ rệt của cá biển Việt Nam qua số lượng loài của các họ cá nhiệt đới điển hình.
  12. 88 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết Bảng 14. So sánh số lượng loài của một số họ cá nhiệt đới trong vùng biển Đông Nam Á Tên họ cá nhiệt Philippine Q. đ Malaysia Việt Nam Vịnh Bắc Bộ đới điển hình (Herre, 1953) (Weber et al. (T. Định, N. (Viện NCB, 1952) N. Thi, 1985) 1971) Chaetodontidae 40 73 45 13 Pomacentridae 96 90 63 14 Labridae 130 132 80 21 Scaridae 44 49 40 4 Muraenidae 32 39 24 7 Lutianidae 43 88 52 17 Đặc trưng của khu hệ cá biển Việt Nam là số họ nhiều, nhưng số giống trong từng họ và số loài trong giống ít. Nhiều họ chỉ có 1 giống, một loài như Chimaridae, Ophidiidae, Batrachidae Những họ có số loài nhiều tiêu biểu là Clupeidae, Serranidae, Carangidae, Lutianidae, Nemipteridae, Carhcharhinidae, Chaetodontidae, Pomacentridae, Labridae, Scaridae , đây cũng là những họ thường xuyên gặp ở vùng biển Việt Nam đồng thời có phân bố rộng rãi trong vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. Qua đó cho thấy cá ở vùng biển Việt Nam là đa dạng và phong phú về cấp họ, nhưng số lượng giống và loài không lớn. Đó cũng là những nét điển hình của khu hệ cá ở các vùng biển nhiệt đới. Đa số các loài cá biển Việt Nam phân bố phổ biến ở các vùng biển lan cận như Philippine, Malaysia, Indonesia và vùng biển khác thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều này phản ánh tính chất nhiệt đới là chủ yếu của khu hệ cá biển Việt Nam. Ngoài ra, khu hệ cá biển Việt Nam còn có pha một chút ít khu hệ cá ôn đới, biểu hiện ở chỗ sự có mặt của một số ít loài cũng có phân bố ở biển Đông Trung Hoa, biển Nhật Bản mà chưa thấy có ở Malaysia, Philippine và Ấn Độ. Đây cũng là nét đặc trưng của khu hệ cá Việt Nam. Các loài cá này thường sống ở sát đáy hay gần đáy của vùng biển Miền Trung, nơi có độ sâu lớn chứ không phải trên toàn bộ vùng biển. Do có sự sai khác về khí hậu giữa các miền, sự phân bố thành phần loài cá cũng không giống nhau, đặc biệt khu hệ cá biển miền Trung có sự khác biệt rõ ràng với khu hệ cá vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Vùng biển miền Trung có nhiều nét chung với vịnh Bắc Bộ hơn các vùng biển khác. Nhiều loài cá sống đáy, gần đáy chỉ gặp ở vùng biển miền Trung mà không gặp ở vùng biển Nam Bộ (ví dụ cá Tráp vàng Taius tumifrons, cá Đèn lồng họ Myctophidae,
  13. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 89 cá Chimaera fantasma ). Có thể coi miền Trung là ranh giới phân bố về phía Nam của các loài cá này. - Các nhóm sinh thái chủ yếu: Dựa vào điều kiện cư trú và tập tính, có thể chia cá biển Việt Nam thành 4 nhóm sinh thái lớn dưới đây: - Nhóm cá tầng trên: Bao gồm các loài cá nổi ven bờ và ngoài khơi, thường sống ở tầng mặt, tập trung thành đàn. Nhóm này có khoảng 260 loài, chiếm 15% tổng số. Đại diện cho nhóm này là các loài trong họ Carcharhinidae, Sphyrnidae, Albulidae, Clupeidae, Engraulidae, Chirocentridae, Exocoetidae, Atherinidae, Scombridae, Stromateidae, các giống Decapteus, Megalaspis, Trachurus trong họ Carangidae và những loài khác. - Nhóm cá tầng đáy: Nhóm cá này có thành phần phong phú nhất với 930 loài, chiếm 45%, bao gồm các loài sống ở tầng nước gần đáy (gọi chung là cá tầng đáy). Đại diện cho nhóm này có các loài trong các họ Synodontidae, Serranidae, Theraponidae, Priacanthidae, Carangidae, Pomadasyidae, Sciaenidae, Lethrinidae, Sparidae, Mullidae, Drepanidae, Lutianidae và nhiều loài khác. - Nhóm cá đáy: Nhóm này có khoảng 500 loài, chiếm 24%, gồm các loài sống trong tầng nước sát đáy, một số loài sống vùi trong đáy bùn hoặc cát. Vì luôn luôn sống ở lớp nước sâu ít chịu ảnh hưởng của sự của sự biến đổi nhiệt độ theo mùa nên nói chung nhóm này phân bố tương đối ổn định, ít di chuyển vùng cư trú. Đại diện cho nhóm này có các loài trong giống Heterodontus (họ Heterodontidae), trong các họ Orectolobidae, Rajidae, Dasyatidae, Gymnuridae, Torpedinidae, Myliobatidae, Plotosidae, Congridae, Ophichthyidae, Muraenidae, Callionymidae, Uranoscopidae, Eleotridae, Gobiidae, Triglidae, Scorpaenidae, Synanceidae, Bothidae, Pleuronectidae, Soleidae, Cynoglossidae, Lophiidae, Pegasidae - Nhóm cá san hô: Nhóm cá san hô cũng là nhóm có thành phần rất phong phú. Chỉ tính riêng các loài là cá san hô thực thụ đã có 779 loài (Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân, 2005). Hầu hết cá thuộc nhóm này đều có màu sắc sắc sỡ, dễ hoà lẫn với màu sắc của rạn san hô. Đại diện cho nhóm này là các họ Chaetodontidae, Pomacentridae, Labridae, Scaridae, Triacanthidae, Balistidae, Ostraciontidae, Dicdontidae, Tetrodontidae, một số loài trong các họ Congridae, Muraenidae, Serranidae, và những loài khác. Qua những dẫn liệu trình bày ở trên có thể nhận thấy khu hệ cá biển Việt Nam có thành phần loài rất phong phú và đa dạng về mặt cấu trúc. So với biển Nam Hải và Đông Hải (Trung Quốc) thì khu hệ cá biển Việt Nam có số lượng loài lớn hơn rất nhiều các vùng biển này. Còn nếu so sánh với các vùng biển
  14. 90 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết nhiệt đới phía nam thì cá biển Việt Nam cũng không thua kém nhiều về số lượng loài nói chung, chỉ nghèo hơn về số lượng loài trong các họ cá nhiệt đới điển hình cho vùng biển nhiệt đới. Tuy vậy, bù vào đó, khu hệ cá biển Việt Nam lại có tới 10% số loài là cận nhiệt đới. Những loài cá này làm cho khu hệ cá biển Việt Nam có tính chất của khu hệ cá nhiệt đới không điển hình, do có cả những yếu tố cận nhiệt đới và ôn đới. Mặc dù thành phần của khu hệ cá phong phú nhưng số lượng loài có giá trị kinh tế không nhiều (chỉ khoảng 100 loài) và không có loài nào chiếm ưu thế tuyệt đối trong sản lượng đánh bắt, tỷ trọng sản lượng loài cao nhất không vượt quá 30% trong mẻ lưới, đó cũng là mặt nhược điểm về giá trị nguồn lợi của cá biển Việt Nam. 2.2.5. Động vật có xương sống ngoài cá a. Chim biển - Thành phần loài: Người nghiên cứu chim biển đầu tiên ở Việt Nam là Delacour và Jabouille (1927, 1931), sau này có các tác giả Võ Quý (1975), B. F. Kinh và E. C. Dickínon (1975) Nguyễn Quang Phách (1989), Nguyễn Cử et al. (2000). Cho tới nay thống kê được 43 loài chim biển (bảng 15), chia thành 3 nhóm cơ bản là nhóm chim biển thực thụ có 27 loài, nhóm chim chỉ làm tổ trên đảo 3 loài và nhóm chim ven bờ 13 loài (trong đó có 3 loài là chim thường trú ven bờ và 10 loài là chim di cư). Bảng 15. Thành phần loài chim biển Việt Nam Số TT Tên Việt Nam Tên khoa học Nhóm chim biển thực thụ Họ Procellariidae 1 Hải âu mặt trắng Calonectris leucomelas Temminck 2 Báo bão Puffinus sp. Họ Phaethontidae 3 Chim nhiệt đới Phaetthon aethereus indicus Hume Họ Sulidae 4 Chim điên bụng trắng Sula leucogaster plotus (Forster)
  15. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 91 5 Chim điên chân đỏ Sula sula rubripes Gould 6 Chim điên mặt xanh Sula dactylatra personata Gould Họ Fregatidae 7 Cốc biển đen Fregata minor minor (Gmelin) 8 Cốc biển bụng trắng Fregata andrewsi Mathews Họ Anatidae 9 Vịt biển Aythya marila Linnaeus Họ Laridae 10 Mòng biển Larus ridibundus Linnaeus 11 Mòng biển đầu nâu Larus brunnicephalus Jerdon 12 Mòng biển chân vàng Larus argentatus cachiians Pallas 13 Mòng biển đầu trắng Larus kamtchatschensis (Bonaparte) 14 Nhàn xám Chlidonias hybrida swinhoei (Mathews) 15 Nhàn đen Chlidonias leucoptera (Temminck) 16 Nhàn chân đen Gelochelidon nilotica (Gmelin) 17 Nhàn Caxpia Hydrapogne caspia caspia (Pallas) 18 Nhàn mào Sterna bergii cristata Stephens 19 Nhàn bụng đen Sterna acuticauda J.E. Gray 20 Nhàn lưng nâu Sterna anaethetus anaethetus Scopoli 21 Nhàn nhỏ Sterna albifrons sinensis Gmelin 22 Nhàn chân đỏ Sterna dougallii bangsi Mathewws 23 Nhàn Sumatra Sterna sumatra sumatra Raffles 24 Nhàn nâu Sterna fuscata nubilisa Sparmann 25 Nhàn trắng Gygis alba monte Mathews 26 Nhàn đầu xám Anous stolidus pileatus (Scopoli)
  16. 92 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết 27 Xúc cá Rhynchos albicolis Svainson Nhóm chim chỉ làm tổ trên đảo Họ Andeidae 28 Cò đen Egrectta sacra sacra (Gmelin) Họ Apodidae 29 Chim yến hàng Collocalia fuciphaga germani Oust 30 Chim yến xiêm Collocalia innominata Hume Nhóm chim ven bờ Chim thường trú ven bờ 31 Choi choi biển Charadrius dubius curonicus Gmelin 32 Choắt bụng vàng Tringa ocropus Lin 33 Cà kheo Himantopus himantopus himantopus (Lin) Chim di cư 34 Choi choi Á châu Charadius asiatus veredus Gould 35 Choi choi lưng hung Charadius leschenaultii leschenaultii Lessen 36 Choắt mỏ cong lớn Numenius arquata orientalis Brehm 37 Choắt mỏ thẳng đuôi Limosa lapponica baueri Nauman vằn Họ Charadriidae 38 Choắt lớn Tringa nebularia (Gunnerus) 39 Rẽ khoang cổ Calidris ruficolles (Pallas) 40 Rẽ bụng nâu Calidris testacea (Pallas) 41 Rẽ trán trắng Calidris alpinata sakhalina (Vieillot) 42 Rẽ lưng nâu Calidris canatus rogersi (Mathews) Họ Burhinidae 43 Rẽ mỏ to Esacus magnirostris recurvirostris (Cuvier) Nguồn: Nguyễn Quang Phách [24]
  17. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 93 - Phân bố: Trong 43 loài chim biển kể trên thì có 6 loài phân bố phân bố rộng (13,9%) tới vùng ôn đới, 27 loài (62,8%) thuộc vùng Ấn Độ - Mã Lai, 10 loài là chim di cư trú đông (23,2%). b) Bò sát biển (Reptilia) Bò sát biển Việt Nam đã được nghiên cứu từ rất sớm, song tài liệu về nhóm động vật này có rất ít và rải rác. Những tư liệu đầu tiên về bò sát biển Việt Nam được Morice công bố từ những năm 1875, 1897 trong những công trình nghiên cứu về bò sát biển ở vùng biển Đông Dương. Tiếp sau là các công trình của Mocquard (1897, 1907), Tirant (1885), Vaillant (1904) cũng có những tư liệu về rùa biển. Tuy nhiên, tài liệu chuyên về rùa biển ở vùng Đông Dương là của Bourret (1921) và sau đó là công trình nghiên cứu riêng về rùa biển do Viện Hải dương học Đông Dương xuất bản năm 1941, trong đó có mô tả chi tiết 4 loài rùa biển (Bouret, 1941). Sau năm 1954 và cả cho tới nay, hầu như chưa có những khảo sát đáng kể về rùa biển, ngoài một số công bố của Đào Văn Tiển (1976), Nguyễn Khắc Hường (1978) về thành phần loài rùa biển ở Việt Nam, dựa trên các tư liệu đã có. Rắn biển cũng được nghiên cứu cùng thời với rùa biển. Từ 1875, Morice đã công bố 5 loài rắn biển tìm thấy ở Đông Dương và đến 1885, trong công trình nghiên cứu về bò sát và ếch nhái ở Nam Kỳ (Cochinchine) và Campuchia, đã nói đến 8 loài rắn biển trong số 87 loài rắn thống kê được trong khu vực này, và phải tới năm 1887, E. Brous Miche mới mô tả giống rắn biển Hydrophis ở vịnh Bắc Bộ. Tiếp sau đó còn có những công bố của Boulanger về rắn ở Đông Dương từ 1893 - 1896 trong đó có 4 loài rắn biển. Nghiên cứu về rắn biển được đẩy mạnh hơn và đầy đủ hơn vào những năm đầu thế kỷ này, cũng với những nghiên cứu cơ bản về bò sát Đông Dương. Có thể kể đến những công trình công trình về bò sát ở Đông Dương của Mocquard (1907) đã công bố 10 loài rắn biển trong phân họ Hydrophiinae, công trình của Smith (1921, 1923) mô tả 9 loài rắn biển thấy ở Vũng Tàu và nhất là chuyên khảo về rắn biển Hydrophiidae của tác giả này đã được xuất bản năm 1920 trong đó nhiều tư liệu về rắn biển ở Việt Nam. Nhưng những công trình quan trọng nhất về rắn biển ở Việt Nam trước năm 1954 là của Bourret, với tài liệu “Các loài rắn ở Đông Dương” (1936) và “Các loài rắn biển ở Đông Dương” (1936). Thời gian sau 1954 cho tới nay các công trình nghiên cứu rắn biển Việt Nam chưa nhiều. Ở nước ngoài, có công trình của Picwell (1972) về rắn biển ở Việt Nam và Đông Nam Á, ghi nhận 11 loài rắn biển ở Đông Nam Á, hầu hết đều có ở Việt Nam. Ở trong nước có công trình của Đào Văn Tiến (1976), Bùi Văn Dương (1978), Trần Kiên và Nguyễn Quốc Thắng (1980), Nguyễn Khắc Hường (1978, 1991), Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) đã có những tư liệu đầy đủ hơn về danh mục thành phần loài, đặc điểm, phân bố, tính độc và giá trị sử dụng, tình tạng của rắn biển Việt Nam.
  18. 94 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết - Về thành phần loài: Thống kê cho đến nay, toàn vùng biển Việt Nam đã biết có 21 loài bò sát biển, trong đó có 5 loài rùa biển, 15 loài rắn biển và 1 loài cá sấu biển (bảng 16). Bảng 16. Danh mục động vật bò sát biển Việt Nam TT Tên Việt Nam Tên khoa học Ghi chú LỚP BÒ SÁT REPTILIA Bộ Rùa Testudinata Họ Rùa da Dermochelyidae 1 Rùa da Dermochelys coriacea (Linnaeus) Vịnh Bắc Bộ Họ Vích Cheloniidae 2 Vích Chelonia mydas (Linnaeus) Các đảo ngoài khơi và ven bờ 3 Đồi mồi Eretmochelys imbricata Các đảo ven bờ (Linnaeus) 4 Đồi mồi dứa Lepidochelys olivacea Các đảo ven bờ (Eschscholtz) 5 Quản đồng Caretta caretta (Linnaeus) Các đảo ngoài khơi và ven bờ Bộ rắn Ophidia Họ rắn biển Hydrophidae 6 Đẻn đuôi gai Aipysurus eydouxii Lacepede Biển phía nam 7 Đẻn chì Enhydrina schistosa (Daudin) Biển phía nam 8 Đẻn khoanh đầu Hydrophis brooki Gunther Phân bố rộng sọc 9 Đẻn bụng vàng Hydrophis coerulescens (Shaw) Biển phía nam 10 Đẻn khoanh đầu Hydrophis cyanocinctus Daudin Phân bố rộng vàng 11 Đẻn cạp nong Hydrophis fasciatus (Schneider) Phân bố rộng 12 Đẻn đuôi sọc Hydrophis ornatus (Grey) Phân bố rộng 13 Đẻn xanh lơ Hydrophis paviceps Smith Biển phía nam 14 Đẻn khoang đuôi Hydrophis torquatus Gunther Phân bố rộng đen
  19. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 95 15 Đẻn đầu phân Kolpophis annandalei (Laid loaw) Phân bố rộng 16 Đẻn gai Lepemis hardwickii (Shaw) Phân bố rộng 17 Đẻn đầu nhỏ Microcephalophis gracilis (Shaw) Phân bố rộng 18 Đẻn đuôi đóm Pelamis platurus (Linnaeus) Phân bố rộng 19 Đẻn lục Praescutata viperina (Schmidt) Biển phía nam 20 Đẻn mõm nhọn Kerilia jerdoni (Gray) Biển phía nam Bộ Cá sấu Crocodila Họ Cá sấu Crocodilidae 21 Cá sấu hoa cà Crocodylus porosus Schneider Đông, Tây Nam Bộ Nguồn: N. K. Hường, trong [24] c.Thú biển Việt Nam: Thú biển là bọn động vật biển lớn, song cho tới nay ở Việt Nam còn ít được nghiên cứu, trong khi đó chúng được nghiên cứu nhiều ở vùng biển Đông Nam Á (Perrin, 1994; Anderson, 1993; Baird et al., 1994; Dolaret et al., 1994). Có thể kể một số không nhiều công bố về thú biển ở Việt Nam trước đây của Gruvel (1952), Serène (1934), Trần Ngọc Lợi (1962). Căn cứ vào các tài liệu về mẫu vật, quan sát bằng mắt và cả di cốt của cá voi lớn chết dạt vào ven biển Việt Nam được nhân dân chôn cất rồi lưu giữ, thờ cúng theo tập quán phong tục địa phương, các tác giả này đã nói đến một số loài cá voi, cá heo và bò biển (Dugong) cho là có ở Việt Nam. Gần đây nhất, có các công trình mang tính tổng hợp thẩm định tư liệu đã có và bổ sung tư liệu mới của Nguyễn Khắc Hường (1994) và nhất là công trình của nhóm tác giả Smith B. D., Jefferson T. A., Đào Tấn Hổ, Beatherwood S., Chu Văn Thuộc, Anderson M., Chiam E. (1995) đã công bố 16 loài thú biển được các tác giả cho là có hoặc có khả năng có ở biển Việt Nam. Cần chú ý rằng, nhiều loài thú biển ở Việt Nam được công bố trước đây và cả gần đây đều dựa trên một cơ sở tư liệu chưa thật chắc chắn, hoặc chỉ là quan sát thấy bằng mắt trên biển, chưa có mẫu vật, hoặc chỉ là di cốt, chưa thấy vật sống, hoặc chỉ do dự đoán từ tư liệu có ở vùng biển lân cận. Vì vậy, để có được những tư liệu thật tin cậy, chuẩn xác về thú biển ở Việt Nam còn cần những quan sát, nghiên cứu đầy đủ hơn nữa trong thời gian tới. Tổng hợp các tư liệu hiện có, có thể tấy có khoảng 25 loài thú biển đã từng xuất hiện ở vùng biển Việt Nam và lân cận (bảng 17).
  20. 96 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết Bảng 17. Thành phần loài thú biển Việt Nam TT Tên khoa học Tên Việt Nam Ghi chú MAMMALIA LỚP CÓ VÚ Cetacea Bộ Cá heo Odontoceti Phân bộ Cá heo Delphinidae Họ Cá heo 1 Orcella brevirostris (Gray) Cá ông sư Sông Tiền 2 Delphinus capensis Gray Cá heo mõm dài Khánh Hoà, Ninh Thuận 3 Globicephala macrorhynchus Cá heo vây ngắn Đầm Môn Gray Khánh Hoà 4 Pseudorca crassidens (Owen) Cá ông chuông Khánh Hoà 5 Feresa attenuata Gray Cá heo lùn 6 Peponocephala electra Gray Cá heo đầu quả dưa Khánh Hoà, Ninh Thuận 7 Grampus griseus (Cuvier) Cá heo xám Hòn Miễu Khánh Hoà 8 Steno bredanensis (Casson) Cá heo răng thô 9 Sousa chinensis (Os beck) Cá heo lưng gù Khánh Hoà, Hải Phòng 10 Tursiops truncatus (Montagu) Cá heo mũi chai Vịnh Bắc Bộ 11 Stenella attenuata Cá heo đốm Khải Lương Khánh Hoà 12 Stenella longirostris (Gray) Cá heo mõm dài? Khánh Hoà, Ninh Thuận 13 Stenella coeruleoalba Cá heo sọc Khánh Hoà 14 Lagenodelphis hosei Cá heo bụng trắng Cam Ranh
  21. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 97 15 Neophocaenoides phocaenoides Phocaenidae Họ Cá heo nhiều răng 16 Neophocaena phocaenoides Cá heo nhiều răng Cuvier Physeteridae Họ Cá nhà táng 17 Kogia breviceps (de Blanville) Cá ông chuông lùn Khánh Hoà, Ninh Thuận 18 Kogia simus Owen Cá ông chuông Khánh Hoà, Ninh Thuận Ziphiidae 19 Ziphius cavirostris Khánh Hoà Mysteceti Phân bộ Cá voi Balaenopteridae Họ Cá voi 20 Balaenoptera acutorostrata Cá voi nhỏ Khánh Hoà 21 Balaenoptera borealis Cá voi bắc cực Hải Phòng 22 Balaenoptera musculus Cá voi xanh Quảng Ngãi 23 Balaenoptera physalus Cá voi lưng xám Biển Nam Trung hoa 24 Megaptera novaeangliae Cá voi lưng gù Nha Trang Borowski Dugonidae Họ Cá cúi 25 Dugong dugon (Muller) Cá cúi (Bò biển) Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc Nguồn: N. K. Hường, trong [24] Dẫn liệu về phân bố của các loài thú biển ở vùng biển Việt Nam còn rất ít. Những địa điểm tìm thấy cá heo sống bằng quan trắc chỉ mới được ghi nhận ở một số nơi ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển Nam Trung Bộ. Cá cúi (Dugong) đã được quan sát thấy và thu được mẫu sống tại Quảng Ninh, Côn Đảo, Phú Quốc. Các
  22. 98 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết địa điểm có đền thờ, bảo tàng địa phương nơi lưu giữ di cốt chưa phải là căn cứ chuẩn xác về phân bố của các loài. 2.2.6. Rong biển Thành phần loài và tính chất khu hệ rong biển Việt Nam: • Thành phần loài: Tổng hợp các công trình nghiên cứu rong biển hiện có, ven biển nước ta có 662 loài, 24 biến loài (varietas), 20 dạng (form), trong đó miền Bắc có 330 loài, miền Nam có 507 loài. Ngành rong đỏ có số loài nhiều nhất tới 309 loài, sau đó đến ngành rong nâu 124 loài, ngành rong lục 152 loài, ít nhất là ngành rong lam có 77 loài (Nguyễn Văn Tiến, 2003) (bảng 18). Trong số loài trên, có 168 loài rong phân bố rộng, tìm thấy có cả ở hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Trong số này, ngành rong đỏ có 75 loài, ngành rong lục có 50 loài, ngành rong nâu 28 loài, ngành rong lam 15 loài. Số lượng loài rong biển thu được chưa phản ánh đầu đủ thành phần loài nhưng cũng đã thể được tính chất phong phú, đa dạng của khu hệ rong biển Việt Nam. • Tính chất khu hệ: Đối với rong biển, yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng chính tới sự phân bố địa thực vật và tính chất khu hệ của rong. Các nhà nghiên cứu rong biển đã đề nghị dùng tính chất thích ứng nhiệt độ làm chỉ tiêu để xác định tính chất phân bố địa thực vật (biogeographical) của khu hệ rong biển (Tseng C. K. và C. F. Chang, 1962). Căn cứ vào các tiêu chí các tác giả trên nêu ra, các nhà nghiên cứu rong biển Việt Nam (Nguyễn Văn Tiến, 1994, 2003) đã phân khu hệ rong biển Việt Nam thành 2 vùng có tính chất khác nhau về nguồn gốc và tỷ lệ của loài là khu hệ rong biển miền Bắc và khu hệ rong biển miền Nam. - Tính chất khu hệ rong miền Bắc Việt Nam: Khu vực phân bố chính là bờ tây vịnh Bắc Bộ và các đảo trong giới hạn toạ độ 17o00 - 21o50 vĩ bắc và 105o40 - 110o00 kinh đông. Kết quả nghiên cứu về thành phần địa thực vật của khu hệ rong biển cho thấy có 40% số loài nhiệt đới, 31,7% cận nhiệt đới, 14,7% ôn đới - nhiệt đới (nhóm loài borealo - tropical theo cách phân chia của A. D. Zinova, 1962), và 9,4% ôn đới cận cực (boreal). Như vậy, số loài nhiệt đới, cận nhiệt đới trong khu hệ rong biển miền Bắc chiếm 71,7%. Tỉ số giữa số loài nhiệt đới với cận nhiệt đới là 1,2; giữa số loài nhiệt đới và cận nhiệt đới với loài ôn đới là 7; giữa rong đỏ và rong nâu là 2; giữa rong lục và rong
  23. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 99 đỏ với rong nâu là 3,4 (chỉ số Cheney, 1977). So với khu hệ rong biển nhiệt đới điển hình thì khu hệ rong biển miền Bắc Việt Nam có ít loài nhiệt đới hơn số loài cận nhiệt đới. Bảng 18. Cấu trúc thành phần loài rong biển Việt Nam Toàn vùng biển VN Vùng biển miền Vùng biển miền Loài Bắc Nam chung Ngành ở cả rong Loài Biến Dạng Loài Biến Dạng Loài Biến Dạng hai loài loài loài miền Tảo lam 77 3 3 26 1 3 66 2 0 15 Rong đỏ 309 9 4 158 3 2 233 6 2 75 Rong nâu 124 5 5 64 0 2 88 5 3 28 Rong lục 152 7 8 82 2 1 120 6 7 50 Tổng số 662 24 20 330 6 8 507 19 12 168 Nguồn: N. V. Tiến, trong [6,24] Bảng 19. Thành phần các yếu tố địa thực vật của khu hệ rong biển Việt Nam và một số nước khu vực Biển Đông Các yếu tố địa thực vật Khu vực phân bố Nhiệt đới Cận nhiệt Ôn đới nhiệt Ôn đới Tính chất khu đới đới cận cực hệ Bắc Việt Nam 40,0 31,7 14,7 9,4 Cận nhiệt đới Nam Việt Nam 63,0 14,3 10,1 6,0 Nhiệt đới Nam Trong Quốc 47,8 21,3 10,3 12,5 Cận nhiệt đới Đài Loan 60,7 14,9 10,1 3,7 Nhiệt đới Philippine 67,3 11,5 9,4 4,3 Nhiệt đới Indonesia 57,5 9,5 7,0 4,4 Nhiệt đới Nguồn: N. V Tiến, trong [6,24] - Tính chất khu hệ rong biển miền Nam Việt Nam: Khu vực phân bố của rong biển miền Nam Việt Nam bao gồm vùng ven biển và các đảo từ Quảng Trị trở vào. Qua phân tích số liệu của 370 loài rong biển miền Nam (bảng 19) cho thấy số loài nhiệt đới chiếm 63%, loài cận nhiệt đới có 14,3%, loài
  24. 100 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết ôn đới - nhiệt đới 10,1%, và loài ôn đới chỉ chiếm tỷ lệ rất ít với 6%. Tỷ số giữa loài nhiệt đới và cận nhiệt là 4,4; giữa loài nhiệt đới và ôn đới là 10,5; giữa nhiệt đới, cận nhiệt đới so với ôn đới so với ôn đới rất cao tới 13; giữa rong đỏ với rong nâu là 2,6; giữa rong đỏ, rong lục so với rong nâu là 3,9. 3. Các hệ sinh thái biển - đặc trưng, hiện trạng và các thách thức 3.1. Hệ sinh thái rạn san hô Vùng biển Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có điều kiện thuận lợi cho rạn san hô hình thành và phát triển. Các rạn san hô có phân bố rộng rãi từ bắc tới nam, từ ven bờ ra biển khơi, tạo nên những vùng rạn tầm cỡ thế giới như các quần đảo san hô Hoàng Sa và Trường Sa. San hô Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu từ cuối thế kỉ 19, gắn liền với các cuộc khảo sát biển Ðông (South China Sea) của các cơ quan khoa học nước ngoài. Công trình đầu tiên là của Basseth - Smith (1890), sau đó là Bernard (1897), cả hai đều nói về san hô đảo Nam Yết (Tizard Island) thuộc quần đảo Trường Sa. Sang thế kỉ 20, việc nghiên cứu san hô nước ta chủ yếu do Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện, nhưng chủ yếu ở miền Trung và Nam Việt Nam. Tuy vậy, san hô và rạn san hô nước ta chỉ được tập trung nghiên cứu từ sau khi đất nước thống nhất. Sau năm 1975 đến 1990 là thời kì có nhiều chương trình nghiên cứu lớn của Nhà nước và hợp tác với Liên Xô. Những nghiên cứu cơ bản về rạn san hô được chú ý trong các chương trình khoa học biển của Nhà nước và nhất là trong các chuyến khảo sát hỗn hợp Việt Xô. Các công trình xuất bản trong thời kì này đã cung cấp những dẫn liệu cơ bản về phân bố, quần xã sinh vật rạn, thành phần loài san hô tạo rạn và hiện trạng của nhiều vùng rạn san hô ở vùng biển ven bờ và quần đảo Trường Sa. Những kết quả đáng chú ý của giao đoạn này (có thể xuất bản vào những năm sau đó) bao gồm các công trình của Latypov (1982, 1987, 1990, 1992, 1995 ); Nguyễn Huy Yết (1991, 1993, 1994, 1996 ), Võ Sĩ Tuấn (1991, 1993, 1995, 1996 ), .v.v. Từ năm 1991 đến nay, nghiên cứu rạn san hô tập trung vào những vấn đề liên quan đến tiềm năng đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác sử dụng và cơ sở khoa học cho việc thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên biển. Trong đó, những báo cáo điều tra của các đội khảo sát thuộc Viện Hải dương học và Viện Tài nguyên Môi trường biển hợp tác với WWF là cơ sở ban đầu để đề xuất hệ thống bảo tồn biển Việt Nam (WWF Vietnam survey team, 1993, 1994).
  25. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 101 3.1.1. Thành phần loài Cho tới nay, đã thống kê được ở vùng biển Việt Nam có khoảng 380 loài thuộc 80 giống, 17 họ của bộ san hô cứng Scleractinia (bảng 20). Trong số 17 họ, các họ có số loài nhiều nhất là họ Acroporiidae (106 loài), Faviidae (66), Fungiidae (39) và Poritidae (37), chiếm tới 66% tổng số loài chung. Xét về giống, tuy có số lượng nhiều, song đa số tập trung vào 7 giống là Acropora (63 loài), Montipora (34 loài), Porites (17 loài), Fungia (14 loài), Goniopora (13 loài), Favia (13 loài) và Turbinaria (11 loài), các giống khác đều có dưới 10 loài, có tới hơn 30 giống chỉ có 1-2 loài. Bên cạnh nhóm san hô cứng là thành viên tạo rạn quan trọng nhất, trên các rạn san hô biển Việt nam còn nhóm san hô mềm rất phong phú, tới hơn 220 loài thuộc 2 bộ Alcyonacea và Gorgonacea. San hô mềm là nhóm sinh vật có chứa nhiều chất hoạt tính sinh học rất lí thú, là nguồn dược liệu biển tiềm năng. Bảng 20. Danh mục các giống và số loài san hô cứng phân bố trong vùng biển Việt Nam TT Tên giống Tổng Vịnh Trung Đông Tây Tr.Sa số BB Bộ NB NB và loài H. Sa 1 Stylocoeniella 2 1 1 1 - 2 2 Pocillopora 5 3 5 5 5 5 3 Seriatopora 2 - 2 2 2 2 4 Stylophora 1 1 1 1 1 1 5 Palauastrea 1 - - - - 1 6 Madracis 1 1 1 1 1 1 7 Montipora 34 16 20 23 26 34 8 Anacropora 3 - 1 - - 3 9 Acropora 63 30 49 42 42 58 10 Astreopora 6 2 4 4 5 6 11 Porites 17 13 14 9 13 16 12 Goniopora 13 9 11 6 11 10 13 Alveopora 7 1 5 3 4 3 14 Pseudosiderastrea 1 1 1 1 1 1
  26. 102 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết 15 Psammocora 7 5 7 5 6 6 16 Coscinarea 5 2 4 2 3 3 17 Pavona 9 5 9 4 9 8 18 Leptoceris 7 3 7 3 5 5 19 Gardineroseris 2 - 2 1 1 1 20 Coeloseris 1 - 1 0 1 1 21 Pachyseris 3 2 3 3 2 2 22 Cycloseris 7 - 4 4 7 2 23 Diaseris 2 - 2 1 1 1 24 Heliofungia 1 - 1 - - 1 25 Fungia 14 6 9 7 9 9 26 Ctenactis 1 - 1 1 1 1 27 Herpolitha 2 1 2 1 2 2 28 Polyphyllia 2 1 2 2 1 1 29 Halomitra 1 1 - - - 1 30 Sandalolitha 2 2 2 2 2 2 31 Lithophyllon 5 2 3 1 2 1 32 Podobacia 2 1 1 1 2 1 33 Galaxea 3 2 3 2 2 2 34 Acrhelia 1 - - - - 1 35 Echinophyllia 5 2 5 3 4 4 36 Oxypora 2 1 2 1 - 1 37 Mycedium 1 1 1 1 1 1 38 Pectinia 3 2 3 2 2 3 39 Blastomussa 1 - - - - 1 40 Cynarina 1 1 1 - - - 41 Scolymia 2 - 2 1 1 - 42 Australomussa 1 - - - - 1
  27. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 103 43 Acanthastrea 3 - 2 1 1 3 44 Lobophyllia 5 3 5 4 4 4 45 Symphyllia 5 5 4 4 5 4 46 Hydnophora 4 2 3 3 3 4 47 Merulina 3 1 2 1 1 3 48 Scapophyllia 1 - - - - 1 49 Caulastrea 3 - 2 1 2 3 50 Favia 13 10 12 11 13 13 51 Barabatoia 2 2 2 2 2 1 52 Favites 9 5 8 7 6 7 53 Goniastrea 7 3 6 7 4 6 54 Platygyra 5 4 4 4 4 5 55 Australogyra 1 1 1 - 1 - 56 Leptoria 1 1 1 1 1 1 57 Oulophyllia 2 1 2 2 1 2 58 Oulastrea 2 2 1 1 2 1 59 Montastrea 4 3 4 4 4 4 60 Plesiastrea 1 1 1 1 1 1 61 Diploastrea 1 - 1 1 1 1 62 Leptastrea 6 4 3 3 4 5 63 Cyphastrea 4 3 4 3 4 4 64 Echinopora 4 3 4 4 3 4 65 Moseleya 1 - - - 1 - 66 Trachyphyllia 1 1 1 1 1 1 67 Wellsophyllia 1 - - - - - 68 Euphyllia 7 2 7 3 2 1 69 Catalaphyllia 1 - 1 - - - 70 Plerogyra 1 1 1 1 1 1 71 Physogyra 1 1 1 1 - 1
  28. 104 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết 72 Heterocyathus* 1 - 1 - 1 - 73 Turbinaria 11 8 8 4 11 7 74 Duncanopsammia 1 - 1 - 1 - 75 Heteropsammia 1 1 1 1 1 - 76 Dendrophyllia* 9 6 5 4 3 - 77 Tubastrea* 4 3 4 4 4 1 78 Balanophyllia* 3 2 2 - 1 - 79 Culicia* 1 - 1 - - - 80 Flabellum* 1 - 1 - - - Tổng cộng loài 380 197 299 230 269 329 Tổng cộng giống 80 56 72 61 64 69 Ghi chú: -*: giống san hô không tạo rạn (Ahermatypic) Mặc dù những nghiên cứu về phân loại học san hô ở Việt Nam còn chưa đầy đủ, song cũng có thể thấy thành phần giống loài san hô cứng ở biển Việt Nam rất phong phú và đa dạng, tương đương với các vùng biển được coi là giàu san hô nhất thế giới như Indonesia, Philippine và Australia về số lượng loài (bảng 18): Bảng 21. Số lượng loài san hô cứng ở một số vùng biển Việt Nam* 374 loài Philippine 411 loài Nam Papua New Guinea 282 loài Biển san hô 239 loài Rạn chắn khổng lồ (GBR) 343 loài Đông Indonesia 350 loài Nhóm đảo Yaeyama (nam Nhật Bản) 363 loài Nguồn: * Nguyễn Huy Yết (2003); J. E. N. Veron (1993)
  29. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 105 3.1.2. Sự phân bố của san hô ở biển Việt Nam Trên thế giới, san hô tạo rạn (reef building corals) và rạn san hô (coral reefs) chỉ phát triển tốt ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có nhiệt độ không thấp hơn 18oC, nước có độ trong cao, độ muối không dưới 28‰, đáy cứng không có bùn. Một yếu tố khác hạn chế sự phân bố của san hô là trong san hô tạo rạn có tảo cộng sinh nên chúng chỉ phân bố ở vùng biển nông, nước trong, nơi có đủ ánh sáng cho quang hợp. Diện tích rạn san hô trên thế giới không lớn, ước tính chỉ khoảng trên 284.300km2. Vùng có diện tích rạn san hô lớn nhất là vùng Indo-Pacific (bao gồm từ Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, Đông Nam châu Á, trung tâm Thái Bình Dương và cả vùng biển Australia) chiếm tới 91.9% tổng số. Xét theo vùng hẹp hơn, diện tích rạn san hô ở trung tâm Thái Bình Dương (bao gồm cả Australia) có 40.8% tổng số, ở Đông Nam châu Á có 32.3%, vùng Đại Tây Dương (tập trung chủ yếu ở biển Caribe) chỉ có 7.6%. Vùng trung tâm phát sinh san hô của thế giới được xác định là vùng biển bao gồm Philippine, đông Indonesia và đông bắc Australia. Vùng biển Việt Nam nằm trong vùng biển Đông Nam Á, điều kiện tự nhiên nói chung là rất thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn, trừ các vùng chịu ảnh hưởng của các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao, rạn san hô phân bố ở hầu hết các vùng nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy rắn chắc và rất giàu có ở các quần đỏ Trường Sa và Hoàng Sa nằm giữa Biển Đông. Tuy nhiên, tính chất phân bố và hình thái các rạn san hô tương đối khác nhau giữa các vùng địa lí. Kết quả nghiên cứu có thể phân thành 4 vùng phân bố chính với những đặc trưng về thành phần loài và hình thái cấu trúc rạn như sau: • Vùng san hô bờ tây vịnh Bắc Bộ So với các vùng bờ biển ở phía Nam nước ta, vịnh Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi cho san hô phát triển hơn cả. Chính vì thế, các rạn san hô chỉ được tìm thấy ở những tuyến đảo xa bờ, ít bị ảnh hưởng của các tác nhân nội địa. Vùng có san hô phát triển tương đối tập trung, tạo thành rạn chỉ có ở các đảo tuyến ngoài của Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, quần đảo Cô Tô và quần đảo Long Châu Các đảo tuyến trong và giữa hai vịnh trên chỉ có điểm phân bố rải rác, không tạo thành rạn điển hình. Vùng này còn có đáy biển nông, nhiều bùn, chạy sát gần chân đảo nên đã hạn chế sự phát triển xuống sâu của san hô. Nhìn chung các rạn san hô bờ tây vịnh Bắc Bộ vừa ngắn, vừa hẹp, san hô chỉ mọc tới độ sâu 5 - 7m. Ở các đảo xa bờ nước trong như Bạch Long Vĩ, san hô có thể phân bố tới độ sâu 15 - 20m.
  30. 106 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết • Vùng san hô biển miền Trung và các đảo Đông Nam Bộ Đối với san hô, vùng biển này có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn so với vịnh Bắc Bộ. Nhiệt độ tầng mặt luôn cao hơn 200C. Đường đẳng sâu 200m chạy sát bờ ảnh hưởng của biển khơi tới vùng bờ rất mạnh, nước có độ muối cao trên 30‰ và ổn định (trừ vùng cửa sông ven bờ). Dãy núi Trường sơn chạy sát biển làm đường bờ nhiều đá, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh và đảo. Do có địa hình rất phức tạp, đã hình thành nhiều loại hình thuỷ vực có các chế độ thuỷ động học khác nhau, tạo nên tính đa dạng của sinh cảnh. Có thể gặp rạn san hô rất phổ biến ven bờ đá của miền Trung quanh các đảo ven bờ từ mũi Hải Vân (Thừa Thiên - Huế) tới nhóm đảo Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu). Do đa dạng sinh cảnh nên rạn san hô rất đa dạng về kiểu hình và kích thước, rạn có thể rộng từ vài chục mét tới 200m (Văn Phong, Bến Gỏi và Bắc Côn Đảo), thậm chí tới 800m (đảo Phú Quý). San hô rất phong phú về chủng loại, đã phát hiện được tổng số trên 450 loài san hô các loại, trong đó nhóm san hô cứng có khoảng 300 loài. Do nước có độ trong suốt cao nên san hô có thể phân bố tới độ sâu 15 - 20m hoặc sâu hơn như Hòn Đối, cửa Vũng Rô. • Vùng san hô vùng biển tây Nam Bộ Vùng biển tây Nam Bộ, thuộc vịnh Thái Lan, ven bờ thường có nhiều bùn, độ trong của nước thấp, không phù hợp cho san hô tồn tại và phát triển. Các rạn san hô hầu như chỉ có ở các đảo xa bờ như quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc. Do vịnh Thái Lan là một vịnh nông (có độ sâu không quá 50m), có dòng chảy tuần hoàn trong vịnh nên khả năng trao đổi với nước biển ngoài rất hạn chế. So với các vùng biển khác của nước ta, chế độ khí hậu vùng biển này tương đối điều hoà, ít tạo ra những biến động lớn về thuỷ động học. Các rạn san hô có nét đồng nhất về hình thái và sự trải dài xuống sâu. Vùng này đã phát hiện gần 200 loài san hô cứng, phân bố tới độ sâu chừng 10m. • Vùng san hô quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm hàng trăm đảo nhỏ, bãi cạn, bãi ngầm trải ra trong một vùng biển rộng, có toạ độ từ 7o đến 14o vĩ tuyến bắc, 109o đến 117o kinh đông. Vừa có điều kiện rất thuận lợi cho san hô phát triển, lại nằm sát trung tâm phát tán giống san hô Ấn Độ - Thái Bình Dương, vùng biển này có san hô rất phát triển, thành phần giống loài phong phú. Ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phát hiện 329 loài 69 giống, độ phủ cao nhiều vùng đạt 100% diện tích đáy (N. H. Yết, Đ. N. Thanh, 2008). Trên tất cả đảo nổi trên mặt các bãi cạn và bãi ngầm đều có san hô sống. So với các
  31. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 107 vùng biển ven bờ, hầu như chúng không bị các yếu tố tự nhiên hạn chế, trừ bão và mực nước biển trung bình. Nước có động trong suốt cao nên san hô tạo rạn có khả năng phân bố tới động sâu lớn (40 - 50m). Ở vùng quần đảo này, ngoài kiểu rạn ven bờ (fringing reef), còn có những cấu trúc dạng vòng (atoll) rất điển hình. Quần đảo Trường Sa không bị ảnh hưởng từ đất liền, nguồn bồi tích duy nhất cung cấp cho đảo là từ san hô và các sinh vật tạo rạn. San hô giữ vai trò tiên phong trong việc tạo dựng các vùng đất mới. 3.1.3 . Các kiểu rạn san hô ở biển Việt Nam Các công trình nghiên cứu rạn san hô Việt Nam của nhiều tác giả đều cho rằng cấu trúc rạn san hô Việt Nam tương đối đa dạng về kiểu loại: kiểu rạn viền bờ (ở ven bờ), rạn vòng (ở Trường Sa & Hoàng Sa), rạn nền (phổ biến ở miền Trung và Trường Sa). Ngoài ra, theo Latypov (1987) thì ở miền Nam Việt Nam còn có cả kiểu rạn chắn như rạn Giang Bồ. Dưới đây đề cập tới một số kiểu rạn tiêu biểu cho vùng ven bờ và ngoài khơi: a. Hình thái cấu trúc rạn san hô ở vùng biển ven bờ Các rạn viền bờ ở vùng biển nước ta cũng có cấu trúc tương tự như các kiểu rạn kinh điển, chúng gồm các thành phần cấu trúc như: vùng lagun ven bờ (hay vùng khe rãnh ven bờ), vùng mặt bằng rạn (reef plats), đới sóng vỗ hay gờ rạn, đới sườn dốc (slope), vùng bình nguyên chân rạn. Tuy nhiên trên thực tế, do điều kiện địa hình, địa chất, độ sâu, các yếu tố sinh thái và thuỷ động học khác nhau mà các vùng rạn phía Nam và Bắc lại có đặc điểm riêng về cấu trúc. Bên cạnh đó, dưới tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường tại chỗ và sự thích nghi của sinh vật, các rạn san hô trong cùng một vùng cũng có những sai khác nhất định. Có thể thấy có 4 vùng sinh thái lớn trong đó rạn san hô có những đặc trưng về cấu trúc, về thành phần loài phân bố. • Hình thái cấu trúc rạn san hô ở bờ tây vịnh Bắc Bộ: Vùng biển ven bờ đông bắc có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ tạo thành 2 vịnh nổi tiếng là Hạ Long và bái Tử Long. Địa hình hết sức phức tạp, đáy biển bị chia cắt tạo thành nhiều loại hình thuỷ vực dạng tùng áng, vũng vịnh và các kênh lạch hẹp. Vùng này có chế độ nhật triều đều, biên độ thuỷ triều lớn, nên dòng chảy thường khá mạnh tạo điều kiện thông thoáng, nhờ đó san hô phát triển. Tuy vậy, vùng biển có độ sâu nhỏ (tối đa chỉ 20m), đáy có nhiều bùn chạy gần chân đảo, nước có độ trong nhỏ, đã hạn chế khả năng
  32. 108 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết phát triển xuống sâu của san hô. Vì thế rạn san hô vùng này thường ngắn và hẹp, đôi khi bị chia cắt thành rạn da báo (rạn đốm). Xét về chi tiết, trừ vài rạn ở Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ, các rạn ven bờ thường không đủ các thành phần cấu trúc đã nêu trên, chỉ có 3 đới thể hiện khá rõ: đới khe rãnh ven bờ, đới sườn dốc và đới bình nguyên chân rạn. Tuỳ thuộc vào địa hình ven đảo, độ sâu đáy biển, vào các yếu tố môi trường nhất là thuỷ động học mà rạn san hô ở vùng biển này mỗi nơi mỗi chỗ đều có những biến đổi về hình thái cấu trúc. Căn cứ vào rạn rộng hay hẹp (mức độ trải dài xuống sâu), vào hình thái các đới và tập hợp các loài, có thể chia rạn san hô ở đây thành 3 kiểu phụ nằm trong kiểu rạn viền bờ. - Kiểu phụ 1- Rạn kín: Các rạn kiểu này có ở các tùng, áng, vụng kín nơi hầu như không bị ảnh hưởng của sóng, nhưng có dòng chảy thông thoáng. Cấu trúc rạn thường có đới một khá rộng tới 20 - 30m, một số rạn tạo thành bãi đặc sản (Vạn Hà, Vạn Bội), san hô sống có độ phủ thấp (1 - 2%). Đới sườn dốc có độ nghiêng khá lớn (30 - 400), rộng 15 - 20m, sâu 5 - 6m. Đới này có san hô phát triển, độ phủ đạt 20 - 25%, chỗ tốt tới 50%, thành phần loài khá phong phú, các loài có dâng cành, dâng cột phát triển, tập đoàn dâng khối lớn (hàng mét đường kính). Vùng tiếp giáp với đới trên thường có nhiều san hô chết, san hô phát triển nhất ở độ sâu 2 - 3m, sau đó bắt đầu giảm đi, cuối đới có các đại diện của Fungia. Đới 3 bằng phẳng có nhiều bùn, san hô sống chỉ còn thưa thớt. - Kiểu phụ 2- Rạn nửa kín: thường có ở nơi khuất sóng, các loại triều có dòng chảy mạnh như phía đông núi Áng Thảm, Lạch Vạn Hà, vũng đông bắc Cô Tô, vũng tây nam Thanh Lân, phía trong Ba Mùn Rạn chỉ hẹp có mươi mét như tại các vách đứng Lạch Triều, có nơi tới 50 - 70m ở ven đảo. Các rạn ở lạch triều thường ngắn do vách dốc, đới một không rõ, đới hai có san hô phát triển phong phú về thành phần loài, độ phủ khoảng 25 - 40%. Do có nước chảy mạnh nên tập đoàn chủ yếu dạng phủ, dạng ngón và khối bẹt, san hô hạn chế phát triển chiều cao; đới 3 hẹp, có cát thô, một số san hô sừng dạng roi phát triển. - Kiểu phụ 3- Rạn hở: thường có ở phía ngoài các đảo hướng trực tiếp ra ngoài khơi vịnh Bắc Bộ hoặc quanh mũi nhô có nhiều sóng. Đại diện là các rạn phía ngoài Ba Mùn, ngoài Hòn Vành, Đông Thanh Lân, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ. Các rạn thường chịu sóng gió lớn. So với hai kiểu rạn trên, rạn kiểu này thường rộng hơn (100-500m hoặc hơn) và hầu như ở gần đủ các đới cấu trúc: Đới khe rãnh tới đới sóng vỗ thường đáy có nhiều đá tảng, rộng 5 - 10m, có khi tới 20m, sâu 2 - 3m, trên có hầu hà và rong tảo, một số tập
  33. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 109 đoàn san hô dạng phủ và ngón (1 - 3%). Đới mặt bằng rộng, thành phần phong phú và đa dạng. Đới sườn dốc có độ nghiêng trung bình, san hô khá phong phú về thành phần loài, song độ phủ chỉ 10 - 15%, chỗ cao không quá 30%. Đới bình nguyên chân rạn có sỏi pha bùn, xuất hiện nhiều san hô sừng, độ sâu 10 - 17m. • Hình thái cấu trúc rạn san hô ven biển miền Trung và các đảo Đông Nam Bộ: Đây là vùng có san hô phong phú nhất của dải ven bờ nước ta và được nghiên cứu tương đối chi tiết. Do vùng biển rộng, địa hình bờ hết sức phức tạp tạo thành nhiều vũng nhỏ, mũi nhô, lại tiếp cận ngay với biển mở, điều kiện tự nhiên của từng nơi cũng rất đa dạng. Chính vì thế, rạn san hô ở vùng này rất phong phú về kiểu hình, đa dạng về kích thước và cấu trúc quần xã rạn. Trên những nét tổng quát, rạn viền bờ vùng biển này có đầy đủ 5 thành phần cấu trúc như đã nêu, song về kích thước có thể rất khác nhau, rộng từ 60 - 80m đến 800m (rạn phía nam đảo Phú Quý). Căn cứ địa hình vùng biển, vào chế độ thuỷ động học, vào cấu trúc quần xã rạn có thể chia rạn vùng ven biển miền Trung thành 3 nhóm rạn: nhóm rạn kín, nhóm rạn hở, nhóm rạn nửa kín. - Nhóm rạn kín: Gồm các rạn san hô trong các vũng vịnh kín như vịnh Bến Gỏi, vũng Đầm Tre, bến Đầm (Côn Đảo). Trong các thuỷ vực như vậy thường có cường độ thuỷ động học thấp. Đặc trưng cơ bản của các rạn kín là có nền đáy tương đối thoải, độ ổn định nền đáy không cao, độ sâu 6 - 8m, tỷ lệ san hô chết nhiều, độ phủ san hô thấp, tính đa dạng thấp, hầu như không có loài ưu thế. Ở vùng ven bờ có sự chuyển đổi hệ sinh thái, rừng ngập mặn xuất hiện và phát triển các đới có hiện tượng bùn hóa, nước đục và tốc độ lắng đọng trầm tích tăng lên. - Nhóm rạn hở: Các rạn thuộc vào nhóm này thường có ở những vùng bờ hướng trực tiếp ra biển hở, tại các mũi nhô, mặt ngoài của những đảo tách biệt. Do không được che chắn, rạn thường bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng, nhất là về phía bắc và đông bắc nơi đối diện với gió mùa. Ngoài ra, môi trường nơi rạn này tồn tại thường bị chi phối mạnh mẽ bởi biển khơi, nhất là dòng chảy ven bờ và dòng triều. Các rạn thuộc nhóm này rất phổ biến ở ven biển và các đảo ven bờ miền Trung từ Hải Vân tới nam Khánh Hoà, đảo Hòn Thu (Phú Quý), và cụm Côn Đảo. Đặc trưng cơ bản của nhóm dạng hở là nền đáy có độ nghiêng lớn. Đới ven bờ là đáy đá được tồn tại ở hai dạng: vách đá dốc đứng hoặc đá tảng, đá
  34. 110 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết cuội ở địa hình ít dốc hơn. Vùng dưới sâu hơn có đáy phức tạp, xen kẽ đá, cát, san hô chết. San hô phát triển tốt ở độ sâu từ 5 - 15m, ở những vùng nước sạch, có độ trong lớn có thể tới 20m. San hô mềm góp phần quan trọng trong thành phần phủ đáy. Ở những chỗ cực thịnh, tính ưu thế thể hiện rõ ràng. Chiều rộng rạn kiểu này tuỳ thuộc địa hình đáy biển, có thể chỉ 60 - 80m như rạn bắc Hòn Rùa và phía ngoài cửa Vũng Rô, cũng có thể tới 800m như ở Hòn Thu (Latypov, 1988). - Nhóm rạn nửa kín: Nhóm rạn nửa kín thường có ở những nơi có chế độ thuỷ động học vừa phải như trong vịnh nửa kín, những vũng nửa kín được che chắn một phần nhờ mũi nhô, phía trong của các đảo biệt lập, đường bờ được các đảo phía ngoài che chắn. Loại rạn này gặp phổ biến ở ven biển miền Trung như ở vịnh Nha Trang, vịnh Văn Phong, vũng Cây Bàng So với hai nhóm rạn trên, nhóm rạn nửa kín phát triển trong điều kiện môi trường thuận lợi hơn, các nhu cầu về trao đổi nước, độ trong và nền đáy khá phù hợp và có tính ổn định cao. Chính vì thế, rạn thường phong phú về thành phần loài, đa dạng về hình thái tập đoàn, độ phủ cao tính ưu thế thể hiện rõ, một số loài thuộc giống Acropora, Montipora, Porites có khả năng tạo ra những khu vực phân bố đơn loài rộng hàng trăm mét vuông (Latypov, 1987). • Cấu trúc rạn san hô vùng biển Tây Nam Bộ So với miền Trung và Đông Nam Bộ, điều kiện tự nhiên dải ven bờ tây Nam Bộ không thuận lợi cho san hô và rạn san hô phát triển, các rạn san hô chỉ được tìm thấy ở ven các đảo xa bờ như Phú Quốc, Nam Du, Thổ Chu. Mặt khác, Chế độ khí hậu vùng biển này tương đối điều hoà, ít có những biến đổi lớn về chế độ thuỷ động học nên nhìn chung các rạn đều khá tương đồng về hình thái cấu trúc. Nhìn tổng quát các rạn viền bờ ở đây đều có kích thước trung bình, rộng khoảng 50 - 100m, sâu tới 10 - 13m, chia thành 5 đới: Đới thứ nhất bắt đầu từ vùng triều tới độ sâu 2m, rộng chừng 11 - 12m, đáy đá sỏi, có các tập đoàn dạng khối và dạng phủ rác, rong Laurencia bám trên các tảng đá; Đới thứ hai rộng chừng 20m, sâu 3m, đáy đá cuội - sỏi nguồn gốc lục nguyên, các mẫu vụn vỏ thân mềm và san hô chết. San hô có thành phần loài phong phú, hình thái tập đoàn đa dạng; Đới thứ ba rộng chừng 15 - 30m, sâu 2 - 7m, chất đáy chủ yếu là san hô chết, mẩu vụn san hô, cát thô và chất lắng đọng hữu cơ nguồn gốc khác nhau. vùng này có độ phủ san hô sống cao nhất, tính ưu thế thể hiện rõ ràng; Đới thứ tư rộng chừng 20 - 60m, sâu 6 - 13m, đáy có nhiều tảng san hô chết và bùn. Đới này có san hô mềm và san hô sừng
  35. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 111 phát triển tốt, đặc biệt đông đúc trên chỗ đáy cứng, nhóm san hô cứng chỉ phân bố rải rác; Đới thứ năm - chân rạn, đáy mềm nhiều bùn, san hô sống giảm đi rõ rệt, nhiều nhất vẫn là nhóm san hô mềm và sừng, song mật độ không cao, xen kẽ có một số loài san hô cứng sống đơn độc và loài rong Halophila phân bố rải rác (Latypov, 1986). b. Cấu trúc rạn san hô ở quần đảo ngoài khơi San hô quần đảo Trường Sa được điều tra nghiên cứu tương đối sớm, song các công trình công bố về chúng lại rất ít, rải rác và chỉ tập trung vào các đảo chính như Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca, Song tử Tây, Sinh Tồn, Thuyền Chài, các vùng khác còn chưa được biết đến, nhất là ở các đảo ngầm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về san hô Trường Sa đều cho rằng ở các vùng biển này có ba loại rạn cơ bản: rạn viền bờ ở ven các đảo nổi (mang tính chất rạn hở đại dương), rạn vòng (atoll) và rạn dạng nền. - Rạn viền bờ: Cũng giống như ở vùng ven bờ, các đảo nổi ở quần đảo Trường Sa đều có vành đai san hô sát bờ. Về cấu trúc, các rạn kiểu này cũng có đủ các thành phần địa lý tự nhiên như các tài liệu kinh điển đã mô tả, gồm 5 đới: đới khe rãnh ven bờ, đới mặt bằng rạn, đới mào rạn, đới sườn dốc và đới chân rạn. - Rạn vòng (Atoll): Khác với vùng ven bờ, quần đảo Trường Sa có kiểu rạn vòng điển hình song còn ít được nghiên cứu. Trên quan điểm hình thái, có thể chia rạn vòng ở đây thành hai kiểu: Kiểu thứ nhất là rạn vòng hở gồm một dẫy các đảo nổi và chìm xếp thành chuỗi ôm lấy một lagun rộng và sâu, thông với biển ngoài qua nhiều cửa. Các atoll kiểu này thường là các cụm đảo như cụm Song Tử, cụm Sinh Tồn, cụm Nam Yết cụm đảo Sinh Tồn gồm 19 đảo vừa nổi vừa chìm xếp thành chuỗi, ôm lấy một lagun dài tới 50km, rộng nhất tới 20km, sâu nhất tới 50m. Kiểu thứ hai là atoll kín, là các đảo đơn lẻ, dạng vành khăn giữa là một lagun hoàn toàn kín hoặc thông với biển ngoài qua một vài lạch hẹp và nông. Kiểu này khá phổ biến ở quần đảo Trường Sa như các đảo Đá Lát, Đá Đông, Đá lớn, Núi Le, Tiên Nữ, Đá Vành Khăn 3.1.4. Hiện trạng độ phủ san hô sống Theo thang xếp hạng rạn san hô theo 4 cấp (rạn rất tốt, rạn tốt, rạn trung bình và rạn kém) của English et al. (1997), căn cứ vào kết quả khảo sát về độ phủ san hô sống (giai đoạn 1995-2005) ở vùng biển ven bờ Việt Nam, chỉ khoảng 1% số rạn thuộc nhóm rạn rất tốt (> 75% san hô che phủ trên rạn) trong khi số rạn thuộc rạn kém (< 25%) chiếm tới trên 31%. Số rạn có độ
  36. 112 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết phủ trung bình và tốt chỉ là trên 41% và 26%. Số liệu thống kê cụ thể cho từng vùng rạn cũng cho thấy rằng phần lớn các rạn san hô trong từng vùng có độ phủ ở bậc trung bình từ 25 - 50% và chỉ những rạn ở vùng xa bờ hoặc xa các trung tâm dân cư mới duy trì được trạng thái rạn tốt (bảng 22). Độ phủ san hô sống trên rạn tại một số khu vực phân bố chủ yếu vùng ven bờ Việt Nam đang bị giảm dần theo thời gian, có nhiều nơi độ phủ giảm đến trên 30% (Bảng 23). Điều này cho thấy rằng rạn san hô đang bị phá hủy và có chiều hướng suy thoái. Bảng 22. Hiện trạng độ phủ san hô sống trên một số vùng rạn chủ yếu ở vùng biển ven bờ Việt Nam STT Vùng nghiên cứu Số điểm Độ phủ trung Năm khảo sát khảo sát bình (%, s.d.) 1 Hạ Long - Cát Bà 22 25.7± 12.5 1999 2 Bạch Long Vĩ 5 21.7± 19.0 1995 3 Hải Vân - Sơn Chà 7 50.5± 15.7 2004 4 Cù Lao Chàm 15 21.2 ± 16.6 2004 5 Vịnh Nha Trang 8 21.1 ± 19.6 2005 6 Ninh Hải - Ninh Thuận 6 36.9 ± 13.5 2002 6 Vịnh Cà Ná 6 31.7 ± 23.5 2003 7 Côn Đảo 8 23.3 ± 18.2 2002 8 Phú Quốc 7 37.8 ± 6.1 2004 9 Nam Du 2 37.0 ± 0.2 2005 10 Thổ Chu 4 29.4 ± 21.2 2005 Tình trạng của rạn san hô còn được phản ánh thông qua dẫn liệu về hiện trạng quần xã sinh vật rạn. Các nghiên cứu về cá rạn san hô của Nguyễn Hữu Phụng & Nguyễn Văn Long (1997); cũng chứng tỏ rạn san hô ở vùng Nam Trung Bộ tương đối đa dạng về loài. Tuy nhiên, mật độ cá chỉ đáng kể ở những vùng đảo xa như Côn Đảo, Phú Quốc, Nam Du, Thổ Chu Số liệu thống kê mật độ các loài chủ đạo theo tiêu chuẩn Reef Check (1998) cũng phản ánh sự nghèo nàn nghiêm trọng của các loài sinh vật rạn có giá trị thực phẩm hoặc mỹ nghệ. Các họ cá có giá trị thực phẩm như cá Hè Lethrinidae, cá Hồng Lutjanidae, cá Mú Serranidae, cá Kẽm Haemulidae còn lại rất ít trên
  37. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 113 rạn và chủ yếu là các cá thể có kích thước < 20cm. Số liệu nghiên cứu liên tục trong nhiều năm ở một số vùng rạn như Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc cũng cho số lượng cá thể của những loài cá có giá trị thực phẩm và cá cảnh có chiều hướng giảm theo thời gian, và một số loài có nguy cơ bị biến mất trong phạm vi hẹp theo từng khu vực. Các đối tượng nguồn lợi sinh vật đáy có giá trị trên rạn như Tôm Hùm, Hải Sâm, Ốc Tù Và Charonia tritonis và Trai Tai tượng Tridacna spp cũng còn lại rất nghèo nàn, thậm chí đã bị biến mất ở nhiều vùng rạn. Bảng 23. Sự suy giảm về độ phủ san hô sống trên rạn ở một số khu vực chủ yếu vùng ven bờ Việt Nam STT Vùng nghiên cứu Số điểm Phần trăm độ phủ san Khoảng cách thời khảo sát hô bị suy giảm (%) gian 1 Hạ Long - Cát Bà 22 21,3 1993 - 1999 2 Cù Lao Chàm 5 2.7 1994 - 2004 3 Vịnh Nha Trang 8 31.2 1994 - 2005 4 Côn Đảo 8 32.3 1994 - 2002 5 Phú Quốc 5 7.8 1994 - 2004 3.1.5. Đặc trưng đa dạng sinh học của quần xã sinh vật RSH ƒ Toàn bộ các nhóm động thực vật sống trên RSH gọi là quần xã sinh vật RSH, chúng có thành phần loài rất phong phú và nhiều hơn hẳn các hệ sinh thái khác trong biển và đại dương. Theo đánh giá của chuyên môn, mỗi RSH thuộc Biển Đông (South China Sea - biển Nam Trung Hoa) có chứa khoảng 3.000 loài động thực vật các loại trong đó có nhiều loài thuộc nhóm quý hiếm. Nếu xét mức độ đa dạng ở cấp phân loại cao như ngành, lớp thì HST RSH có tính đa dạng cao nhất hành tinh, hơn hẳn các cánh rừng nhiệt đới về các thứ hạng taxon bậc cao (lớp, ngành). Chính vì thế RSH được coi là “rừng của biển”. Khi đánh giá tính đa dạng sinh học trên các RSH vùng Cát Bà - Long Châu, N. H. Yết và nnk (1991) đã thống kê được trên 1.500 loài, trong đó phong phú nhất là thân mềm (208 loài), tiếp đến là các nhóm san hô (197 loài các loại), thực vật phù du (180 loài), cá (171), động vật phù du (94), giun nhiều tơ (78), giáp xác (76), rong biển (70), còn lại là các nhóm sinh vật khác. ƒ Đặc trưng về năng suất sinh học: HST RSH là loại HST có năng xuất sinh học sơ cấp cao không phụ thuộc vào độ phì nhiêu và dinh dưỡng của vực
  38. 114 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết nước xung quanh nhờ hoạt động của tảo cộng sinh trong san hô, rong tảo bám đáy và vi sinh vật tự dưỡng trong hệ rạn. Vì thế RSH được coi là cơ sở dinh dưỡng hữu cơ, là nguồn cung cấp thức ăn không chỉ cho sinh vật rạn, mà còn cho cả vùng biển. Với ý nghĩa sinh thái học lớn lao này, quần đảo san hô Trường Sa có ảnh hưởng chi phối tới nguồn lợi hải sản ven bờ của tất cả các quốc gia quanh biển Đông. ƒ Đặc trưng về sinh khối: HST RSH thuộc loại sinh cảnh có sinh khối lớn nhất trong biển, có thể đạt từ vài kilogam tới hàng trăm kilogam trên mét vuông ở những vùng san hô tốt và có các tập đoàn dạng khối. Nếu chỉ tính 4 nhóm động vật đáy ngoài san hô là giun nhiều tơ, thân mềm, giáp xác và da gai thì sinh khối động vật đáy ở RSH cao hơn từ 2 - 18 lần so với vùng đáy bùn hoặc đáy cát. ƒ Đặc trưng về nguồn lợi: HST RSH cung cấp cho con người nguồn lợi hải sản vừa đa dạng nhất về chủng loại, vừa phong phú về số lượng. Các sản phẩm thường độc đáo và có giá trị cao (ví dụ 1kg các loài cá song, tôm hùm, bào ngư có giá trị bằng hàng chục kg cá thường). 3.1.6. Tình hình khai thác và sử dụng rạn san hô ở biển Việt Nam Nhìn chung, tất cả các rạn san hô của nước ta đều được con người khai thác sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là một số hình thức và đối tượng được nhân dân khai thác nhiều và trở thành nghề truyền thống: ƒ Khai thác làm thực phẩm là mục đích phổ biến trên tất cả các vùng rạn, từ ven bờ tới quần đảo Trường Sa. Đối tượng khai thác là rất rộng, bao gồm tất cả các loài động vật, thực vật ăn được: các loài cá biển, các loài động vật không xương sống (chủ yếu là giáp xác, thân mềm, hải sâm và một số loài cầu gai), một số loài rong biển. Hình thức khai thác rất đa dạng, có thể câu, đánh lưới hoặc lặn bắt trực tiếp. Nhiều nơi vẫn còn sử dụng những hình thức khai thác đã bị cấm là dùng chất độc, chất nổ, xung điện đánh cá. Việc khai thác trên rạn có thể xảy ra quanh năm hoặc theo mùa vụ, không phụ thuộc vào kì nước cường hay nước kém. ƒ Khai thác các loài sinh vật có giá trị thẩm mỹ để bán cho khách du lịch là một nghề lâu năm của nhiều ngư dân ven biển, tập trung nhất ở hai tỉnh Quảng Ninh và Khánh Hoà. Đối tượng chủ yếu cho mục đích này là các loài san hô đẹp thuộc các giống Pocillopora, Acropora, Fungia, san hô trúc Isis hippuris, các loài trai ốc có hình dáng đẹp và màu sắc hấp dẫn như các loài ốc sứ, ốc lưới, ốc tù và, ốc kim khôi, ốc gai, ốc bàn tay các loài tôm hùm sao (Panulirus ornatus), tôm hùm đỏ (P. longipes), các loài sam, cá
  39. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 115 nóc, đồi mồi, vích cũng được nhồi mẫu để bán. Do nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, mức độ khai thác các loài làm đồ mỹ nghệ càng tăng, nhiều loài đã trở nên vô cùng hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. ƒ Khai thác cá cảnh nhằm mục đích thương mại. Nhóm cá được khai thác nhiều nhất là cá bướm, cá thia, cá bàng chài, cá nóc. ƒ Chủ yếu chỉ xảy ra ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà đến Ninh Thuận và quần đảo Trường Sa (trước đây). Người ta khai thác đá san hô, san hô cành chết để nung vôi, làm đá xây dựng và làm xi măng. ƒ Việc khai thác các loài sinh vật rạn làm thuốc ở nước ta còn ít, chỉ tập trung vào một số đối tượng đã trở thành khá quen thuộc như rong mơ (làm thuốc chữa bướu cổ), một số loài rắn biển, cá ngựa, hải sâm (thuốc tăng lực), trứng vích và đồi mồi (bệnh đường ruột), và một số loài rong khác. Đối với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, khoa học tiên tiến, người ta coi rạn san hô là kho dược liệu quý vì nguồn độc tố và chất hoạt tính sinh học rất phong phú và đa dạng, đặc biệt có trong nhóm động vật xoang tràng, hải miên, thân mềm, da gai, cá độc, thậm trí cả một số loài giun nhiều tơ và rong biển. 3.1.7. Những tác động gây suy thoái san hô biển Việt Nam Khai thác quá mức: Điều tra cộng đồng ở 29 tỉnh ven biển của dự án ADB 5712-REG (giai đoạn 2) cho thấy nhu cầu nhập khẩu các thủy sản tươi sống của các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông đang tạo áp lực lớn cho nguồn lợi rạn san hô Việt Nam. Trên thực tế hoạt động này hoàn toàn không được kiểm soát và theo dõi, thậm chí cả ở những khu bảo tồn như ở Vườn quốc gia Côn Đảo. Điều đó dẫn đến việc khai thác quá mức các hải đặc sản như Hải sâm, Tôm hùm, Thân mềm Thành phần quan trọng nhất hình thành rạn san hô là san hô cứng, san hô sừng và san hô mềm cũng đang bị khai thác và buôn bán trên quy mô lớn. Ngoài khai thác làm hàng mỹ nghệ, mỗi năm hàng tấn san hô được xuất đến thị trường Châu Âu và Mỹ cho nhu cầu nuôi cảnh các sinh vật biển. Cá cảnh cũng được khai thác xuất khẩu cho thị trường nuôi cảnh từ sinh vật biển. Khai thác hủy diệt: Biểu hiện của kiểu tác động này là việc sử dụng mọi hình thức phương tiên khai thác bao gồm cả chất nổ, chất độc, lưới có mắt lưới nhỏ, giã cào, xiết điện. Theo khảo sát của đề tài ADB 5712-REG năm 1999, các phương tiện đánh cá hủy diệt đang diễn ra ở 21/29 tỉnh thành ven biển. Trong đó, các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên -
  40. 116 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận là những địa phương mà khai thác hủy diệt khá phổ biến. Gần đây, đánh cá bằng chất nổ có xu hướng giảm xuống nhưng việc sử dụng chất độc (cyanua) đang trở nên phổ biến hơn. Hậu quả của các kiểu khai thác này hết sức nguy hiểm và tác động đối với toàn bộ hệ sinh thái. Du lịch: Một trong những tác động lớn nhất của du lịch có thể là làm tăng nhu cầu về vật lưu niệm và dẫn đến việc khai thác các động vật hoang dã. Rùa biển (Đồi Mồi, Rùa Xanh ) bị săn bắt mọi lúc mọi nơi và buôn bán tự do ở các trung tâm du lịch lớn như Nha Trang, Vũng Tàu. Các loài có thể làm hàng mỹ nghệ thuộc các nhóm trai ốc, cầu gai trở thành các sinh vật hiếm trên rạn và một số loài có nguy cơ bị biến mất trong phạm vi hẹp. Du lịch còn gây ra những tác động cơ học do thả neo trên rạn, sự bất cẩn của du khách khi xuống biển làm gãy đổ san hô, Phát triển vùng ven bờ và lắng đọng trầm tích: Sự phát triển của các thành phố vùng ven bờ đã và đang tác động đến rạn san hô. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng, sân bay, khách sạn, đê kè chắn sóng, trực tiếp hoặc gián tiếp phá hủy các rạn san hô. Những bằng chứng cho thấy rằng sự gia tăng lượng trầm tích trong môi trường biển trong những năm gần đây có liên quan đến việc phát triển vùng ven bờ, nạo vét, khai phá đất đai, chặt phá rừng và các hoạt động sản xuất nông nghiệp bừa bãi. Vùng biển Hạ Long - Cát Bà là nơi phản ánh rõ rệt ảnh hưởng của trầm tích đối với rạn san hô. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng vật chất lơ lửng trong nước ở vùng này có giá trị khá cao. Rạn san hô vùng vườn quốc gia Cát Bà bị tiêu diệt do việc gia tăng hàm lượng trầm tích được tạo ra trong quá trình sản xuất than ở tỉnh Quảng Ninh. Vùng ven bờ miền Trung được xem là ít chịu tác động bởi hệ thống sông suối. Tuy nhiên những nghiên cứu cũng cho thấy các rạn san hô ở đây có nguy cơ chịu tác động bởi lượng trầm tích từ các con sông vào các tháng mùa mưa. Theo những tính toán gần đây thì lượng trầm tích ở một số khu vực vùng ven bờ miền Trung trong mùa mưa có thể chiếm đến 10% tổng lượng trầm tích của cả năm (Phạm Văn Thơm, số liệu chưa công bố). Điều nguy hiểm là sự đục nước không còn chỉ mang tính cục bộ mà bao phủ cả những vùng biển rộng lớn có rạn san hô phân bố. Ô nhiễm: Sự phát triển của các cơ sở công nghiệp ở vùng ven biển đang tạo ra những tác động tiêu cực tiềm tàng. Xây dựng mới và mở rộng các cảng biển và gia tăng hoạt động của tàu thuyền và làm tăng nguy cơ ô nhiễm ở vùng biển ven bờ. Một dạng ô nhiễm khác phổ biến hơn là sự gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước biển và có thể gây ra sự ưu dưỡng. Các khảo sát ghi nhận sự phát triển vượt trội của rong biển - nhóm thực vật ái nitrate - ở một số khu vực như bắc vịnh Nha Trang, nam vịnh Vân Phong
  41. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 117 (Pham Van Thom & Vo Si Tuan, 1996). Nuôi trồng thủy sản đang phát triển khá rầm rộ ở những vùng nước nông ven bờ gần rạn san hô nên gây nhiều ảnh hưởng đối với rạn san hô vùng ven bờ. Số liệu thu thập từ những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nguy cơ bùng nổ của các loài tảo gây hại ở những vùng nuôi trồng thủy sản sẽ là mối đe dọa tiềm tàng đối với các rạn san hô trong khu vực này (Phạm Văn Thơm, số liệu chưa công bố). Khai thác san hô: Khai thác san hô chết làm vật liệu xây dựng và làm đê kè cho các ao nuôi trồng thủy hải sản diễn ra khá phổ biến ở một số nơi như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Khai thác san hô trên các bãi triều đã làm giảm diện tích phân bố của rạn san hô, gây mất cân bằng động lực vùng rạn đồng thời góp phần làm tăng hàm lượng trầm tích do quá trình xói lở, bồi tụ và khai thác gây ra. Khai thác cát san hô ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) để trồng tỏi không chỉ làm mất đi tiềm năng phát triển du lịch của huyện đảo mà còn làm tăng quá trình xói lở đảo. Bão: Trong những năm qua nhiều cơn bão lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam. Những tác động của cơn bão Lynda năm 1997 đối với rạn san hô ở Côn Đảo là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Kết qủa khảo sát trước cơn bão (1994 - 1995) cho thấy có khoảng trên 70% số rạn có độ phủ cao và rất cao. Sau cơn bão Lynda, phần lớn các rạn đều bị phá hủy và độ phủ san hô sống trên một số rạn đạt đến giá trị gần và bằng zêrô. Nếu có khả năng phục hồi thì rạn san hô phải trải qua hàng chục năm mới trở lại trạng thái ban đầu. Tẩy trắng san hô: Hiện tượng tẩy trắng san hô vào năm 1998 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nhiều rạn san hô ở Việt Nam. Các rạn san hô ở Côn Đảo là một ví dụ minh hoạ rõ rệt nhất cho kiểu tác động này. Hàng loạt tập đoàn san hô vừa mới được phục hồi sau sự tàn phá khốc liệt của cơn bão Lynda vào cuối năm 1997 ở vùng biển Côn Đảo đã bị tiêu diệt bởi hiện tượng tẩy trắng trong năm 1998. Số liệu thu thập trên 11 điểm rạn cho thấy tần số các tập đoàn san hô bị tẩy trắng là rất lớn, dao động từ 0 đến 74,2%, trung bình 37% tùy theo từng vị trí khác nhau. Số liệu khảo sát định kỳ từ năm 1998 đến 2002 cho thấy rạn san hô ở Côn Đảo phục hồi rất chậm sau hai tai biến tự nhiên là cơn bão Lynda và hiện tượng tẩy trắng san hô. Sự bùng nổ Sao Biển Gai: Sao Biển Gai ăn san hô Acanthaster planci đã trở thành mối hiểm hoạ đối với các rạn san hô trên toàn thế giới. Khi đạt đến mật độ cao chúng sẽ tiêu diệt san hô nhanh hơn khả năng tái sinh mà san hô có được. Điều này dẫn đến sự suy giảm lớn về độ phủ của san hô sống trên rạn và làm thay đổi tính cân bằng sinh thái trên rạn. Các hoạt động của con người được xem như là nguyên nhân gián tiếp liên quan đến sự bùng nổ này.
  42. 118 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết Sao biển gai ăn san hô cũng đã được ghi nhận trên nhiều rạn san hô thuộc vùng biển ven bờ miền Trung Việt Nam. Số liệu kéo Manta tow ở vịnh Nha Trang trong năm 2002 cho thấy số lượng Sao biển gai ăn san hô có nơi lên đến 100 cá thể/hécta, cao hơn nhiều lần so với số liệu ghi nhận được trong năm 1993. Kết quả giám sát rạn san hô vịnh Nha Trang từ năm 1999 đến năm 2002 cũng cho thấy số lượng Sao biển gai ăn san hô tăng lên trong khi đó độ phủ của san hô sống trên rạn lại giảm xuống trên một số điểm rạn. Xâm thực của Hải Miên: Kiểu tác động này chỉ mới ghi nhận gần đây ở một số điểm rạn khu vực Hạ Long - Cát Bà. Hải Miên đục khoét các khối san hô lớn và ăn mòn dần và làm cho các tập đoàn san hô này dần dần bị mất sự rắn chắc. Nhiều tảng san hô khối kích thước lớn nhưng chỉ cần một tác động nhẹ là bị gãy đổ hoàn toàn. 3.2. Hệ sinh thái thảm cỏ biển 3.2.1. Hiện trạng thảm cỏ biển Việt Nam • Thành phần loài Các nhà nghiên cứu cỏ biển đã xác định được khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương là trung tâm đa dạng sinh học của cỏ biển thế giới (Duarte, 2000). Phân bố của cỏ biển theo xu thế tăng dần từ vùng cận nhiệt đới phía bắc tới vùng nhiệt đới phía nam. Việt Nam nằm trong vùng Biển Đông Nam Á nơi có sự đa dạng loài cao. Tổng kết các nguồn tài liệu từ năm 1997 đến nay cho thấy Việt Nam có tổng số 14 loài cỏ biển sống ở vùng ven biển và một số đảo của Việt Nam. Danh sách loài được trình bày ở bảng 24. Số loài cỏ biển ở miền Bắc Việt Nam cho đến nay đã biết 9 loài thuộc 5 chi, 4 họ. Họ Thủy thảo Hydrocharitaceae có 4 loài; họ Hải kiều Cymodoceaceae co 3 loaivà họ Hải rong Zosteraceae có 1 loài; ít nhất là họ cỏ Xuyên màn Ruppiaceae chỉ có 1 loài. Các loài ưu thế là cỏ kim Ruppia maritima, cỏ lươn Zostera marina, cỏ lươn nhật Z. japonica, cỏ xoan Halophila ovalis. Loài ít gặp trên toàn tuyến khảo sát là cỏ hẹ tròn Halodule pinifolia, cỏ bò biển Thalassia hemprichii. Chi cỏ xoan có nhiều loài nhất (3 loài), chi cỏ bò biển Thalassia, và cỏ kim Ruppia có số loài ít nhất (1 loài). Các chi cỏ lươn Zostera và cỏ hẹ Halodule mỗi chi đều có 2 loài. Các chi Cymodocea, Halodule, Halophila, Thalassia, đặc trưng cho vùng nhiệt đới, phát triển khá phong phú ở miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, chi Zostera đặc trưng cho vùng ôn đới và cận nhiệt đới đã có mặt ở vùng biển phía bắc và bắc Trung Bộ Việt Nam. Ở miền Nam đã phát hiện 12 loài thuộc 3 họ. Họ Hydrocharitaceae có 6 loài, họ
  43. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 119 Cymodoceaceae có 5 loài và họ Ruppiaceae chỉ có 1 loài. Cả nước đến nay đã biết 15 loài cỏ biển, có 5 loài chung giữa hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Như vậy số loài cỏ biển ở nước ta, nếu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì không thua kém. Hiện nay số loài cỏ biển đã biết ở Philippine: 16 loài (Fortes, 1993a), Việt Nam: 14 (Nguyễn Văn Tiến, 1998), Malaixia: 13 (Japar, 1994), Inđônêxia: 12 (Kiswara, 1994), Thái Lan: 12 (Lewmanomont, 1996), Singapore: 7 (Loo, 1994), Campuchia và Brunây mỗi nước đều có 4 loài (Fortes, 1993a). Bảng 24. Thành phần loài và phân bố bắc - nam cỏ biển Việt Nam STT Tên loài Miền Bắc Miền Nam Họ Hydrocharitaceae 1 Halophila beccarii Asch. + + 2 H. decipens Ostenf. + 3 H. ovalis (R. Br.) Hooker + + 4 H. minor (Zol.) Den Hartog + 5 Thalassia hemprichii (Her.) Asch. + + 6 Enhalus acoroides (L. f.) Royle + Họ Cymodoceaceae 7 Ruppia maritima Lin. + + 8 Halodule pinifolia (Miki) Den Hartog + + 9 H. uninervis (Forsk.) Asch. + + 10 Syringodium izoetifolium (Asch.) Dandy + 11 Cymodocea rotundata Ehr. Et Hemp + 12 C. serrulata (R. Br.) Asch. Et Mag. + 13 Thalassodendron ciliatum Den Hartog + Họ Zosteraceae 14 Zoostera. japonica Asch. + Tổng số 8 12 Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên), 2002, 2004
  44. 120 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết • Phân bố Phân bố các loài cỏ biển được thể hiện chi tiết trong bảng 25. So sánh thành phần loài giữa các vùng biển đặc trưng: Bắc, Trung, Nam Việt Nam có thể thấy đa đạng loài thay đổi rõ nét giữa các điểm nghiên cứu. Sự phát triển của cỏ biển tăng dần theo hướng Bắc vào Nam. Điều này không chỉ thể hiện ở thành phần loài, diện tích phân bố mà còn ở cả đặc trưng sinh học của cỏ biển, là kết quả của sự tương tác của các quần thể của từng loài với điều kiện môi trường. Vùng biển Tây Nam Trung Bộ có thành phần loài cao nhất (Côn Đảo: 10 loài; đảo Phú Quốc: 9 loài; Khánh Hòa: 9 loài; Bình Thuận: 8 loài; Phú Quý: 7 loài; Nguyễn Văn Tiến và cs, 2006), sau đó là Tam Giang - Cầu Hai và Lập An thuộc miền Trung có 6 loài, vùng biển có thành phần loài cũng diện tích phân bố thấp là phía Bắc (Hạ Long, Cát Bà: 5 loài). Bảng 25. Thành phần loài và phân bố theo tỉnh cỏ biển Việt Nam Loài Địa điểm phân bố theo các tỉnh Halophila beccarii QN, HP, TB, NĐ, NB, TH, QB, TT-H, ĐN, QNa, KH H. ovalis QN, TT-H, BĐ, QNg, PY, KH, BT, BR-VT, KG H. minor QNg, KH, BT, BR-VT, PQ H. decipiens HP, BR-VT Thalassia hemprichii TT-H, QNg, KH, PY, NT, BT, BR-VT, KG Enhalus acoroides PY, KH, NT, BR-VT, KG Halodule pinifolia TT-H, QNg, BR-VT, KG, H. uninervis BĐ, QNg, PY, KH, NT, BT, BR-VT, KG Syringodium isoetifolium BT, BR-VT, KG Cymodocea rotundata QNg, PY, KH, NT, BT, BR-VT, KG C. serrulata KH, BR-VT, KG Thalanodendroa ciliatum TS, BR-VT Zostera japonica QN, HP, QB, TT-H, QNa, BĐ Ruppia maritima QN, HP, TB, NĐ, NB, TH, QB, HT, TT-H, ĐN, QNa, PY, KH Ghi chú: Quảng Ninh (QN), Hải Phòng (HP), Thái Bình (TB), Nam Định (NĐ), Ninh Bình (NB), Thanh Hóa (TH) Hà Tĩnh (HT), Quảng Bình (QB), Bình Định (BĐ), Thừa Thiên - Huế (TT - H), Đà Nẵng (ĐN), Quảng Nam (QNa), Quảng Ngãi (QNg), Khánh Hòa (KH), Trường Sa (TS), Phú Yên (PY), Ninh Thuận (NT), Bình Định (BĐ), Bình Thuận (BT), Bà Rịa - Vũng Tàu (BR - VT), Kiên Giang (KG). Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2004).
  45. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 121 Điều kiện khí hậu ôn đới và nhiệt đới dựa trên những tác động của dòng chảy, thủy văn và điều kiện khí hậu. Tuy nhiên, những vùng này đôi khi không phân ranh giới rõ rệt mà thay đổi theo từng ngưỡng môi trường và sự tương tác của quần thể với từng ngưỡng môi trường đó. Vì vậy, một số loài cỏ biển có vùng phân bố chính thuộc vùng khí hậu ôn đới hay nhiệt đới có thể mở rộng ranh giới. Thành phần loài cỏ biển ở vùng biển phía Nam Việt Nam đa dạng mang đặc trưng vùng biển nhiệt đới giống với vùng biển Philippine, Biển Đỏ, Papua New Guinea, Austraylia (Aleem, 1979; Brouns & Heijs, 1986; Udy & Dennison, 1997). Còn vùng biển phía Bắc là vùng biển cận nhiệt đới với loài cỏ biển ôn đới Z. japonica khá phổ biển. Chúng phân bố thành các thảm cỏ đơn loài từ Quảng Ninh đến Bình Định là ranh giới cuối cùng về phía Nam. Loài cỏ Z. japonica cũng chỉ xuất hiện duy nhất tại vùng biển Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Những loài cỏ biển nhiệt đới như E. acoroides, C. serrulata, C. rotundata và S. isoetifolium chỉ xuất hiện ở vùng biển từ Nam Trung Bộ trở vào, loài cỏ T. hemprichii phân bố rộng từ đầm Lập An (Thừa Thiên - Huế) đến Kiên Giang. Chi Halophila có số loài đa dạng nhất và phổ biến khắp các vùng ven biển Việt Nam. • Đa dạng sinh học trong thảm cỏ biển Kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở những nơi có hệ sinh thái cỏ biển thì số loài động vật sinh sống nhiều hơn so với vùng không có cỏ. Spalding và cs (2001) đã thống kê số loài sinh vật có trong các thảm cỏ biển bao gồm 450 loài rong tảo, 171 loài giun nhiều tơ, 197 loài nguyễn thể, 15 loài da gai và 215 loài cá. Bảng 26. Thành phần loài động vật trong thảm cỏ biển Việt Nam Địa điểm Động vật đáy Cá biển Nguồn giống Tam Giang - Cầu Hai 31 - 108 Lập An 70 - 27 Cửa Đại 112 55 31 Phú Quý 151 25 36 Thị Nại 76 Khánh Hòa 56 87 Phú Quốc 106 91 53 Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2004)
  46. 122 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết Ở Việt Nam từ năm 1998 qua một số dự án trong nước và quốc tế đã cơ bản thống kê được thành phần loài động vật đáy, cá biển và nguồn giống trong một số thảm cỏ biển tiêu biểu ở Việt Nam như Tam Giang - Cầu Hai, Lập An (Thừa Thiên - Huế), Cửa Đại (Quảng Nam), Phú Quý (Bình Thuận), Thị Nại (Bình Định), Thủy Triều (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) (bảng 26). 3.2.2. Vai trò và giá trị của nguồn lợi cỏ biển Là một hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong môi trường ven biển, các thảm cỏ biển cung cấp các sản phẩm biển với các mục đích trực tiếp và gián tiếp cho con người nên cỏ biển được coi là một đối tượng có giá trị kinh tế cao. Các nhà kinh tế sinh thái tính toán giá trị kinh tế của cỏ biển dựa trên những vai trò của chúng đối với con người bao gồm: (1) Cỏ biển làm ổn định địa hình bãi biển giúp giảm các chi phí gia cố xây dựng để bảo vệ bờ biển; (2) Thảm cỏ biển duy trì chất lượng nước biển và cung cấp năng suất sơ cấp trong lưới thức ăn để bảo vệ các loài hải sản quan trọng và duy trì nguồn lợi từ du lịch; (3) Thảm cỏ biển là nơi sống, vườn ươm cho các loài hải sản kinh tế là đóng góp vào ngành kinh tế thủy sản. Trên thế giới có một số nước đã sử dụng cỏ biển làm thức ăn. Tuy nhiên ở Việt Nam, cỏ biển được thu vớt để làm thức ăn cho gia súc. Cỏ biển cũng được làm phân bón như ở Tam Giang - Cầu Hai và Khánh Hòa. Cỏ biển là vườn ươm cho một số loài hải sản có giá trị kinh tế, chủ yếu là tôm he. Hằng năm, các nhà kinh tế tính toán giá trị hàng hóa và dịch vụ của mỗi quốc gia được gọi là Tổng Sản lượng Quốc gia. Tuy nhiên, những con số này không bao gồm những gì mà tự nhiên đem lại như giá trị làm sạch không khí của rừng, lọc nước từ các vùng đất ngập nước. Chính vì vậy, Costanza và cộng sự (1997) đã ước tính và bổ sung tổng giá trị do tự nhiên đem lại được gọi là Tổng Sản lượng Tự nhiên. Họ thấy rằng môi trường ven biển bao gồm vùng cửa sông, thảm cỏ biển, rạn san hô có nhiều giá trị chiếm 6,3% bề mặt trái đất và đóng góp 43% giá trị hệ sinh thái trên toàn cầu. Giá trị bằng tiền cũng được tính cho thảm cỏ biển với những nguồn hải sản trực tiếp. Ở vịnh Queenland bắc Cairns, ước tính thu được khoảng 400.000USD Austraylia hằng năm từ thảm các thảm cỏ. Bang Florida (Mỹ) thu về hằng năm hơn 124 tỷ USD từ nguồn hải sản. Cùng với các giá trị về chức năng chu trình dinh dưỡng của thảm cỏ và tái tạo nguồn hải sản cũng đạt đến 20.500USD/ha/năm (xem PNSC, 2004). Theo công trình nghiên cứu gần đây, trong vai trò dinh dưỡng cỏ biển đạt giá trị 3,8 nghìn tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 2 trong các thệ sinh thái biển (xem UNEP, 2004). Các nước trong khu vực Biển Đông như Thái Lan đã thu được 2 - 6,3 triệu bạt/năm từ các thảm cỏ, Trung Quốc đạt 16.640 - 18.385USD Mỹ/ha/năm. Một làng chài ở vùng biển Việt Nam có nguồn thu nhập là 23.000USD Mỹ/6 tháng từ việc vớt cỏ biển để
  47. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 123 bán cho các khu vực nông nghiệp (xem UNEP, 2004). Về giá trị hàng hóa, các chuyên gia UNEP (2004) ước tính mỗi ha cỏ biển ở Việt Nam có giá trị xấp xỉ khoảng 58.236 USD trên năm. Các giá trị thu được từ thảm cỏ biển như du lịch, chức năng ương nuôi lên đến 1.678, 77USD năm. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của các quần xã cỏ biển Việt Nam còn rất thấp so với ước tính của Costanza và cs (1997) vì còn thiếu số liệu đầu vào nhưng nó là hướng tiếp cận mới mẻ đối với thảm cỏ biển cũng như các hệ sinh thái biển khác. 3.2.3. Những thách thức của cỏ biển trong thời gian tới • Sự suy giảm về diện tích phân bố Theo thống kê, hiện đã có khoảng 12.000km2 thảm cỏ biển đã mất trên toàn cầu, trong đó vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 25% tổng số (Short và Wyllie - Echeverria, 1996). Ở Việt Nam, theo thống kê từ các tài liệu hiện có thì diện tích cỏ biển đang suy giảm từ 40% đến 50% bởi hàng loạt các tác động do con người gây ra (Nguyễn Hữu Đại và cs, 2002; Nguyễn Văn Tiến, 2004). Trong đó, vùng biển Khánh Hòa đã mất đi 30% trong vòng 5 năm từ năm 1997 đến 2002 (Nguyễn Hữu Đại và cs, 2006) do các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Diện tích thảm cỏ biển vùng biển phía bắc giảm đi đến 90% do các hoạt động xây dựng phát triển ven bờ. Một số thảm cỏ biển Zostera japonica ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng đã bị biến mất hoàn toàn. Đây là loài cỏ biển ôn đới chỉ xuất hiện ở vùng biển Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung, các thảm cỏ biển rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường nước và chúng giảm đi nhanh chóng khi môi trường bị tác động mạnh. Mất cỏ biển dẫn đến mất các chức năng và dịch vụ đi kèm của vùng ven biển. Thảm cỏ biển mất làm thay đổi lưới thức ăn và mất nguồn lợi biển. Sự suy giảm chất lượng nước biển và phá hủy nơi sinh cư tự nhiên đã làm giảm đáng kể nguồn lợi sinh vật biển. Khoảng 85 loài được liệt kê là những loài đang bị đe dọa trong đó hơn 70 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam. Trữ lượng nguồn lợi biển, năng suất và kích thước cá biển đang giảm sút; ví dụ năm 1984 đến 1994 trữ lượng cá giảm 30% (xem Nguyễn Văn Quân, 2006). Theo ngư dân ở Bãi Thơm (đảo Phú Quốc) cho biết khi các thảm cỏ biển ở đây mất đi thì trữ lượng hải sản cũng suy giảm rõ rệt. Sự suy giảm của các thảm cỏ biển cũng làm giảm nguồn lợi cá ngựa 200 - 250kg/ha (năm 1980) xuống còn 70 - 80kg/ha (Nguyễn Văn Quân, 2006). Trong tương lai, sự suy giảm này còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các thế hệ mai sau. Mặc dù, tỷ lệ đói nghèo của cộng đồng dân cư ven biển thấp hơn các vùng khác, nhưng sự gia tăng dân số cùng với các phương thức đánh bắt hủy diệt và phát triển không bền vững sẽ sớm tác động đến nền kinh tế.
  48. 124 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết • Tác động của con người lên cỏ biển Con người tác động lên cỏ biển thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp thường là các yếu tố cơ học như hoạt động của tàu thuyền, phương thức đánh bắt, hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản, cải tạo đất (bảng 27). * Hoạt động của tàu thuyền, xây dựng cảng và đô thị: Hoạt động của con người ngày càng gia tăng ở vùng ven biển đang trở thành nguyên nhân chính làm thay đổi hệ sinh thái cỏ biển (như: thuyền bè neo đậu, sử dụng phương thức đánh bắt huỷ diệt, khai thác bừa bãi, các công trình xây dựng ở các khu vực ven biển). Thông qua đó con người tác động lên chất lượng nước và trầm tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự sống của cỏ biển (Short và Wyllie - Cheverria, 1996; Hemminga và Duarte, 2000) đồng thời làm thay đổi lưới thức ăn trong môi trường biển mà cỏ biển là một mắt xích quan trọng. Vùng ven biển trở thành tâm điểm của các dịch vụ xã hội và cộng đồng dân cư. Các hoạt động phá hoại nơi sinh cư như cải tạo đất, xây dựng cảng do đào xới và đổ đất làm giảm chất lượng nước. Những thay đổi này có thể làm tăng tác động cỏ biển ở phạm vi rộng bởi hiện tượng xói lở và vùi lấp khi trầm tích bị biến động. Hoạt động cảng cũng gây ra áp lực lớn cho các thảm cỏ biển cận kề do sự tăng độ đục và các chất dinh dưỡng xâm nhập bởi sự đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động giao thông hàng hải. Đô thị hóa ven bờ biển cũng liên quan đến đổ cát, đất khi xây dựng, tăng xói lở bờ biển là vấn đề chính ở những vùng biển du lịch và ảnh hưởng đến thảm cỏ biển và các hệ sinh thái khác. Trong một số trường hợp, hoạt động du lịch tác động trực tiếp khi người ta “cải tạo” bãi biển bằng cách nhổ thực vật (trong đó có cỏ biển) để phục vụ nhu cầu tắm biển. May thay, có một số chỉ tiêu mà du lịch ven biển phải thực hiện gồm có việc gìn giữ các dịch vụ sinh thái và giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thảm cỏ biển. * Phương thức đánh bắt: Tàu bè tăng nhanh chóng về số lượng và cả kích thước, điều đó song song với việc tăng các tác động tiêu cực lên thảm cỏ biển thông qua hành động neo tàu, cũng như đánh bắt thả lưới ở vùng biển nông, và ngay cả các hoạt động nhỏ liên quan đến việc thu lượm hải sản như đào con sò và kéo lưới trên vùng triều và hơn nữa là phương thức đánh bắt bằng thuốc nổ (Nguyễn Văn Tiến, 2004). Tám mươi phần trăm hộ gia đình ven biển có thu nhập từ các hoạt động đánh bắt, là nguồn thu nhập đáng kể cho người nghèo mà còn cả với những hộ giàu (MoFi, 2000). Hầu hết những hộ nghèo đều sống phụ thuộc vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Những ngư dân ven biển đều muốn may mắn và trở nên giàu có nên họ đã sử dụng những phương thức đánh bắt cạn kiệt như dùng bình ắc quy và xung điện để diệt những đàn cá lớn (như ở Tam Giang -
  49. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 125 Cầu Hai; Stanley 2006). Hầu hết, ngư dân ven biển đều sử dụng lưới vét để đánh bắt hải sản, đồng thời làm bật rễ cỏ. * Nuôi trồng thủy sản: Bên cạnh đó, nuôi trồng nước mặn và nước lợ đang phát triển nhanh chóng ở vùng ven biển. Đây là ngành công nghiệp sản xuất thức ăn có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Số đầm nuôi tăng dần theo đường cong số mũ, công nghiệp chế biến thức ăn tăng nhanh cũng đã tác động đến cỏ biển (Nguyễn Hữu Đại, 2002; Duarte, 2002). Tổng số các đầm nuôi tôm tăng lên từ 250.000ha năm 2000 đến 478.000ha năm 2001 và 530.000ha năm 2003 và đến nay Việt Nam có thể trở thành khu vực nuôi tôm lớn nhất thế giới (Hambrey, 2001). Những hoạt động này gây áp lực đến cỏ biển thông qua hoạt động đổ thải cũng như hủy hoại chất lượng nước và trầm tích. * Phì dinh dưỡng: Hoạt động nuôi trồng thủy sản thì đi kèm với hiện tượng phì dinh dưỡng. Khi vùng ven biển ưu dưỡng sẽ kích thích thực vật phù du phát triển và tạo cơ hội cho thực vật bì sinh và tảo lớn sinh trưởng, làm cỏ biển chết ngạt vì thiếu ánh sáng, nhất là những thảm cỏ biển ở vùng nước sâu. Trong khi hiện tượng ưu dưỡng thường đi kèm với suy giảm ánh sáng thì chất lượng trầm tích cũng đóng vai trò quan trọng đối với cỏ biển. Trầm tích cũng là kẻ thù tấn công cuộc sống của thực vật, đặc biệt khi vật chất hữu cơ quá dư thừa. Khi chất hữu cơ nhiều sẽ kích thích vi khuẩn hoạt động làm giảm oxy trong đất dẫn đến quá trình chuyển hóa chất của vi khuẩn diễn ra mạnh mẽ làm tích tụ độc tố cho thực vật, như sunphua. Cỏ biển có thể sống sót khi thành phần độc tố được chuyển hóa qua các quá trình trao đổi chất khác nhau. Cỏ biển có thể kháng cự lại các chất gây ô nhiễm, nhưng chúng không thể tồn tại trong môi trường bị ô nhiễm quá cao. * Cải tạo đất: Quá trình lắng đọng bùn gia tăng ở các vùng ven biển là tác động chính của con người lên hệ sinh thái cỏ biển do các các hoạt động cải tạo hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất. Lắng đọng bùn là vấn đề chính ở vùng biển Đông Nam Á nói chung do tốc độ xói lở tăng, hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và cải tạo đất. Lắng đọng bùn làm giảm ánh sáng khuyếch tán xuống cỏ biển hoặc trôn vùi cỏ làm cho cỏ biển bị chết. Những nơi có hiện tượng tượng lắng đọng bùn cao thì đa dạng, sinh khối và sinh sản của cỏ biển giảm nhanh chóng (Terrados và cs, 1998). • Sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu toàn cầu Những tác động gián tiếp của con người thường là những xáo trộn của thiên nhiên do nhiều nguyên nhân, chúng kết hợp với ứng xử của con người ở các khu vực ven biển trong giao thông, hoạt động giải trí. Các tác động gián tiếp gồm