Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định cuả động cơ (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định cuả động cơ (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_co_cau_truc_khuyu_thanh_tru.pdf
Nội dung text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định cuả động cơ (Phần 2)
- +Thực hành kiểm tra, sửa chữa độ cong, xoắn của trục khuỷu,thanh truyền trên máy chuyên dùng. Tổng Giờ Thời gian BÀI 4 (h) SỬA CHỮA XI LANH Lý thuyết Thực hành 15 3 12 MỤC TIÊU Học xong bài này, học viên có khả năng: -Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa xi lanh. - Tháo lắp , kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng của xilanh đúng phương pháp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn. -Chấp hành đúng quy trình quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. NỘI DUNG 1. Xilanh. 1.1. Nhiệm vụ: - Xi lanh kết hợp với nắp máy và Pít tông tạo thành buồng đốt của động cơ. - Dẫn hướng cho Pít tông chuyển động - Truyền nhiệt khí cháy ra nước làm mát. 1.2. Phân loại. 1.2.1. Theo cách chế tạo: a. Xilanh rời: Chia làm 2 loại gồm -Xilanh ướt: Ống xilanh tiếp xúc trực tiếp với nước,nên xilanh được làm mát tốt. -Nhược điểm chính là hay bị rò nước làm mát xuống dưới đáy dầu do hỏng gioăng làm kín, làm hỏng dầu bôi trơn. -Để khắc phục yếu điểm này, phải làm vòng chắn nước để làm kín.(hiện nay đang được sử dụng nhiều). - Xilanh khô: Nước làm mát không trực tiếp tiếp xúc với ống xilanh, loại này không bị rò nước nhưng làm mát kém hơn xilanh ướt. b. Xilanh liền: -Là loại xilanh và thân máy đúc liền với nhau thành một khối. 41
- -Loại xi lanh này có độ cứng vững cao , không bị rò rỉ nước làm mát. -Tuy nhiên có giá thành cao,nặng và khi hỏng phải thay toàn bộ cả thân máy.( dùng cho loại động cơ cỡ nhỏ.). 1.3. Cấu tạo: 1.3.1.Vật liệu chế tạo: a.Vật liệu thường dùng là gang xám ,hoặc gang hợp kim (crôm Niken), bề mặt làm việc của xilanh được mạ crôm để tăng khả năng chịu mòn và độ cứng cho xilanh. b. Xilanh được chế tạo theo phương pháp đúc. 1.3.2. Cấu tạo của xilanh rời : Hình 4.1: Cấu tạo của xilanh rời a.Loại ướt b.Loại khô - Xilanh rời có hình dáng là một ống trụ rỗng, bề mặt trong được gia công có độ chính xác, độ cứng và độ bóng cao (gọi là mặt gương xilanh). - Xilanh rời: +Xilanh được chế tạo rời (ống lót) và được ép chặt vào các lỗ ở bên trong của thân động cơ, +xilanh rời tiết kiệm được kim loại quý và thuận tiện cho việc thay thế sửa chữa được dùng nhiều trên động cơ ô tô. - Bên ngoài ống xilanh ướt có hai vành được chế tạo cẩn thận để tiếp xúcvới lỗ ở thân động cơ tạo nên độ cứng vững, và là bệ đỡ cho vị trí làm việc của xi lanh. +Vành tiếp xúc có các rãnh vòng để tạo thành vòng chắn nước (rãnh vòng có thể được làm ở lỗ của thân động cơ) xilanh ướt có vai định vị ,giữa vai vâ thân có đệm làm kín bằng đồng đỏ. 42
- +Để tăng cường sự làm kín buồng đốt và tránh bị cháy cho đệm nắp máy, do đó phần đầu của xilanh phải tạo nên vành gờ. - Ống xilanh khô tiếp xúc toàn bộ với lỗ xilanh, xilanh của động cơ hai kỳ có khoét các lỗ phân phối (hút - xả - quét), xilanh làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao, mài mòn lớn và ăn mòn nhiều. -Vật liệu làm xilanh yêu cầu phải có độ cứngcao, chịu mài mòn tốt, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở ít,Vì vậy xilanh thường được đúc bằng gang hợp kim hoặc tiện bằng thép bằng thép ống hợp kim. - Để đảm bảo khe hở lắp ghép với Pít tông sau khi chế tạo, xilanh được chia làm hai hoặc ba nhóm kích thước (gọi là cốt sửa chữa và dùng trong quá trình sửa chữa) 1.4. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của xilanh của động cơ. T Hiện tượng Nguyên nhân hư hỏng T 1 Khi động cơ hoạt động có hiện tượng -Do thành phần lực ngang lọt khí, (sủi bọt khí ở nước làm mát tácdụng vào xéc măng, Pít tông trong két làm mát.) làm giảm công ,tạo nến lực ma sát suất của động cơ. và va đập với thành xilanh theo chu kỳ -Mặt khác do bôi trơn kém, gây nên mòn ôvan (mòn méo)cho xilanh. - Xi lanh bị nứt,hỗn hợp khí bị nén đã lọt ra ngoài thổi vào khoang nước làm mát xung quanh xilanh và tạo nên hiện tượng sủi bọt khí. 2 .Khi động cơ nổ,có hiện tượng kích -Vùng vị trí của xéc măng khí nổ, trên cùng ,chịu áp suất và nhiệt dầu bôi trơn bị biến thành mầu nâu độ cao,bôi trơn kém nên ở đó đen,hỏng dầu,động cơ quá nóng, công mòn nhiều nhất so với các vị trí suất của động cơ bị giảm. khác của xilanh tạo nên độ mòn côn của xilanh, trong quá trình chuyển động từ điểm chết này đến điểm chết khác,dầu xục lên buồng cháy gây kết muội than 43
- trong buồng cháy, khí cháy lọt xuống làm hỏng dầu bôi trơn. 3 Động cơ bị quá nóng khi hoạt động, Do ma sát lớn, bôi trơn kém, tạo yếu không tăng được công suất, khói nên mạt kim loại khi xéc măng, của khí xả có mầu xanh đen. pít tông,thành xilanh ma sát với nhau tạo nên vết cào xước của thành xilanh. 4 Động cơ bị nóng, bị kích nổ,máy Do các chi tiết tiếp xúc nhiều với yếu, tốn nhiên liệu, hao dầu bôi khí cháy, dầu bôi trơn cháy trơn,khi tháo ra, buồng cháy,pít tông, không hết, tạo nên muội than, xéc măng bị kết muội than làm nóng máy và gây kích nổ. 5 Động cơ không hoạt động được, trong Nhiệt độ của động cơ thay đổi xilanh có nước,két nước làm mát bị đột ngột, hoặc có va đập giữa sủi bọt khí, dầu bôi trơn bị hỏng và xilanh với pít tông,thanh truyền biến mầu. bị gẫy va đập với thành xilanh làm nứt xilanh, hỏng gioăng nắp máy, nước lọt sang đường dầu bôi trơn, hoặc lọt vào áo nước qua vết nứt của xilanh. .2. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng và quy trình sửa chữa sai hỏng. TT 2.Kiểm tra và phát hiện sai hỏng 3.Quy trình Sửa chữa, yêu cầu kỹ thuật 1 Làm sạch xilanh bằng dầu . Làm sạch, lau khô xilanh bằng giẻ lau. 2 Quan sát bề mặt thành xilanh để -Nếu xước nhẹ dùng giấy nhám mịn để phát hiệnvết nứt, xước. đánh bóng lại, - Nếu vết xước lớn, phải doa lại theo kích thước sửa chữa.( sửa chữa theo cốt sửa chữa). - Nếu thành xi lanh bị nứt phải thay xilanh mới. 3 Kiểm tra độ gờ trên xilanh và -Doa mài lại để đảm bảo độ phẳng, và thân máy. độ bóng của bề mặt thành xilanh. -Nếu phần gờ nhô lên của đầu xi lanh 44
- bị sứt mẻ,không đảm bảo độ kín phải sửa chữa hoặc thay mới. 4 Kiểm tra cặn dầu bám vào thành Nếu có nhiều cặn bám (làm giảm khả ngoài xilanh. năng truyền nhiệt ra ngoài của xi lanh) phải tháo ra và làm sạch bằn phương pháp cạo, đánh sạch bằng giấy nhám, rửa sạch bằng dầu hoặc dung dịch xút. -Công việc bảo dưỡng này chỉ được làm khi phải sửa chữa lớn động cơ 5 Kiểm tra độ mòn côn của -Dùng đồng hồ so đo trong hoặc pan xilanh. me đo trong (Vị trí đo thường cách vị trí mặt – Hiệu số giữa số đo lớn nhất và số đo phẳng trên và dưới của thành nhỏ nhất (tính theo chiều dài xilanh), xilanh một khoảng = 10mm. là độ côn đo được.(D1 –D3 = độ côn ). cũng là vị trí tương ứng với xéc +Nếu độ mòn Côn >0,02mm phải doa măng trên cùng và dưới cùng xi lanh (lên cốt) theo kích thước sửa khi ở ĐCT và ĐCD) chữa đã quy định. Sau sửa chữa bề mặt phải có độ bóng 9 (RZ = 0,32),khe hở lớn nhất cho phép giữa piston và thành xilanh được quy định cho: + Động cơ xăng h=0,03mm + Động cơ điêzel h=0,08mm. +Độ chênh lệch tâm giữa các Xylanh của ĐC 0,07mm thì phải doa (lên cốt) theo quy định. 45
- Hình4.3: Đo độ mòn méo cua xilanh. 7 Sau khi kiểm tra độ mòn Chọn kích thước sau khi doa (kích (côn,méo) của xilanh, dựa vào thước theo cốt sửa chữa) và chọn mới số đo được, phải chọn kích Pít tông, thước sửa chữa xéc măng theo kích thước của xilanh. xilanh cho phù hợp. b.Bảng kích thước sửa chữa xilanh của một số xe ô tô thông dụng: Loại xe ô tô Kích thước Tôyota-11B Tôyota 13 B Zin-130 Tôyota 14B Sửa chữa kích kích kích kích (mm) Mức thước Mức thước Mức Mức thước xi thước tăng xi tăng xi tăng tăng lanh xi lanh lanh lanh Cốt nguyên 0 95,23 0 102,2 0 100,05 0 102,23 thủy 3 Sửa chữa 0,5 95,73 0,50 102,7 0,5 100,55 0,50 102,73 lần 1 3 Lần 2 0,75 95,98 0,75 102,9 1,00 101,05 0,75 102,98 8 Lần 3 1,00 96,23 1,00 103,2 1,50 101,505 1,00 103,23 3 c.Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp ống lót xilanh : TT Bước công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Tháo các bộ phận liên Bộ dụng cụ Tháo ,lắp theo quy trình riêng quan tháolắpchuyên của từng bộ phận. 46
- dùng 2 Tháo ống lót xilanh Vam ,máy Vam đều và đủ lực, không làm ép thủy lực biến dạng lót xilanh. chuyên dùng, máy ép thủy lực. 3 Sau kiểm tra và sửa chữa Dụng cụ đo Các kích thước (hình dáng, độ Chuyên dùng. mòn côn, mòn méo,dộ bóng bề mặt xi lanh,độ gờ của xi lanh,độ nhô cao của đầu xi lanh.v.v.) phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà chế tạo. 4 Lắp ống lót xilanh vào -Vam chuyên Ép xilanh phải cân bằng, đều thân máy dùng, và đủ lực, đảm bảo ống lót -Máy ép thủy được ép xuống đúng vị trí. lực 5 -Với khối xilanh không -Vam Chuyên - Ép xilanh xuống đều,và tạo có gioăng làm kín nước dùng mặt tiếp xúc tốt giữa cạnh của phải ép từ từ . - Máy ép thủy thành xi lanh với vị trí lắp của -Với khối xilanh có lắp lực thân máy, tránh bị nứt vỡ xi đệm làm kín nước, phải lanh khi chịu nhiệt độ khí cháy ép đủ lực cao.( phải làm sạch bề mặt lắp ghép trước khi tiến hành ép.) -Gioăng làm kín phải phẳng, không bị xoắn,rách,và được bôi trơn trước khi ép xilanh, -Độ nhô cao mặt đầu xilanh So với bề mặt lắp ghép trên khối thân máy đúng tiêu chuẩn -Độ cao của vai xilanh vào khoảng: 0,05-0,07mm so với mặt lắp ghép của thân ĐC. 4. Thực hành sửa chữa xilanh: 4.1. Làm sạch xilanh: - Làm sạch bằng dầu rửa, 47
- - Thổi khô bằng khí nén. 4.2. Kiểm tra chất lượng của xilanh 1-1 Hình 4.4a. Vị trí hay bị mòn côn của xi lanh Hình 4.4b.Vị trí hay mòn méo của xi lanh. - Kiểm tra bằng mắt thường để xác định vết xước, vết nứt, gờ trên bề mặt làm việc của xilanh. - Kiểm tra độ mòn côn , mòn méo bằng đồng hồ so , pan me, theo kích thước quy định của nhà chế tạo. 4.3.Kỹ thuật sửa chữa. a. Nếu xi lanh có mòn côn , mòn méo quá quy định, phải được doa trên máy doa chuyên dùng cho hết độ mòn côn ,mòn méo và đánh bóng xilanh theo kích thước sửa chữa quy định của nhà sản xuất. b.Nếu thành xi lanh có vết xước, gờ ít phải đánh bóng xilanh bằng máy chuyên dùng, nếu xước nhiều phải doa xilanh và đưa kích thước về theo cốt sửa chữa liền kề. c. Xilanh có vết nứt cần phải ép xi lanh cũ ra bằng máy ép thủy lực và thay xilanh mới. d. Lắp ống lót xilanh : -Lắp theo trình tự: 48
- + Lau sạch khối lỗ lắp xilanh và mặt ngoài của xilanh + Ép xilanh vào lỗ lắp trong thân máy bằng máy ép chuyên dùng và xoay nhẹ (với loại xilanh không có gioăng ngăn nước). + Với khối xilanh có gioăng ngăn nước, trước khi lắp phải kiểm tra gioăng, (không bị xoắn, không rách, tiết diện mặt tiếp xúc của gioăng phải phẳng.), bôi1 ít dầu nhờn lên các bề mặt gioăng , sau đó ép xilanh bằng vam chuyên dùng sao cho khi ép xong, xilanh phải có độ cao của vai so với bề mặt thân máy đúng quy định. - Yêu cầu kỹ thuật: + Đảm bảo độ hở giữa Pít tông và xilanh.không quá 0,06mm + Đảm bảo độ côn, độ ôvan không quá 0,03mm. + Độ bóng mặt gương xilanh đạt 8 - 9 sau sửa chữa. + Mép vát cạnh xilanh = 2 x75o. +Chiều cao của vai xilanh so với mặt thân máy = 0,05 -0,07mm. 3.2.1. Tháo nắp máy, đáy dầu, làm sạch muội than, thông các đường ống dẫn dầu, dẫn nhiên liệu, dẫn nước làm mát. a. Quy trình tháo, lắp mặt máy (Động cơ 1NZ-FE trên xe Tôyota): TT Bước công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị trước khi tháo: -Dụng cụ tháo -Vệ sinh bên ngoài các bộ phận - Khay đựng, -Kê kích chắc chắn động cơ - Dầu rửa, -Giẻ lau. 2 -Tháo các bộ phận liên quan -Khay đựng, -Tháo theo quy trình. đến thân ,nắp ,đáy dầu : -Cờlêdẹt 12,14 - Chú ý dấu đặt cam trên +Xả nước làm mát, dầu bôi -Choòng14,17 bánh răng cam và bánh trơn. -Choòng 10,12 răng của trục khuỷu. +Tháo các bộ phận của hệ -Kìm, thống đánh lửa, hệ thống nhiên -Tuốc nơ vít liệu +Tháo nắp hộp che dây đai (xích truyền động cam), +Tháo giàn xupáp,trục cam 3 Tháo nắp máy -Khẩu 14, -Tháo đúng quy trình kỹ -Tay nối, thuật: -Tay công, +Nới bulông từ hai đầu -Khay đựng. vào giữa, nới đối xứng 49
- các bulông. +Nới đều lực cho tất cả các bulông + Lấy nắp máy ra và đặt ngửa bề mặt lắp ghép và che không gây va đập mặt máy với các vật cứng khác (không tháo nắp máy khi động cơ còn nóng). Không làm hỏng gioăng mặt máy. 4 Tháo đáy dầu Khay đựng, - Không làm hỏng Khẩu 12 gioăng đáy dầu. - Nới đều các bulông. 5 Nhận dạng chi tiết Khay dựng , Phân loại chi tiết theo Giá để chi tiết. cụm, vị trí làm việc. b.Bảng mô men lực xiết các bộ phận lắp ghép với thân máy, nắp máy ,đáy dầu: Mô men lực xiết TT Mối lắp ghép KG/cm Nm 1 Đáy dầu và nút xả dầu 250 25 2 Thân máy,van xả nước làm mát 150 15 3 Nắp máy, bơm nhiên liệu 200 20 4 Các đường ống dẫn nhiên liệu 200 20 5 Trục cam, bánh răng dẫn động bộ 750 75 chia điện 6 Nắp máy với bulong căng dây đai 210 21 truyền động cam. 7 Thân máy với nắp máy: -Lần xiết 1: 400 40 -Lần xiết 2: Xoay dụng cụ -Lần xiết 3 : 90o 50
- Xoay tiếp 90o 8 Thân máy với đáy dầu 130 c.Vệ sinh chi tiết: - Làm sạch chi tiết bằng dầu rửa ,giẻ lau, cạo sạch muội than sau khi ngâm vào dầu rửa và cạo bằng dụng cụ chuyên dùng tại bề mặt nắp máy,buồng cháy thân máy, đáy dầu,thông rửa các đường ống dẫn dầu, đường nước làm mát.v.v. -Cạo sạch muội than , cặn bẩn tại bề mặt phẳng lắp ghép. -Phân loại chi tiết theo tình trạng kỹ thuật (chi tiết còn dùng được, chi tiết phải sửa chữa, chi tiết hỏng phải thay mới.). d.Quy trình lắp : Quá trình lắp làm ngược lại với quy trình tháo - Chỉ thực hiện sau khi đã sửa chữa hư hỏng các chi tiết. . -Trước khi lắp phải thay mới các gioăng đệm mặt máy, đáy dầu.v.v, lắp đúng chiều làm việc. - Xiết bulông theo đúng quy trình kỹ thuật, đúng thông số lực quy định của từng loại xe ôtô. Tổng giờ Thời gian (h) BÀI 5 Lý thuyết Thực hành SỬA CHỮA NHÓM PÍTÔNG 15 3 12 MỤC TIÊU Học xong bài này, học viên có thể : -Trình bầy được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra ,sửa chữa Pít tông, chốt pít tông và xéc măng. -Kiểm tra sửa chũa Pít tông đúng phương pháp,đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn . -Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô -Rèn luyện tính kỷ luật,cẩn thận,tỉ mỉ của học viên. NỘI DUNG 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏngcủa nhóm Pít tông: - Các rãnh để lắp vòng găng dầu có lỗ thoát dầu. 51
- - Rãnh vòng găng hơi trên cùng là rãnh chịu áp suất và nhiệt độ khí cháy cao nhất,nên có thể được đặt cách đỉnh Pít tông một đoạn dầy nhất định. -Rãnh vòng găng của động cơ hai kỳ có chốt định vị miệng vòng găng (nhằm mục đích chống xoay miệng Vòng găng). - Phần đầu Pít tông thường làm nhỏ hơn thân tạo thành độ côn để có thể giãn nở vì chịu nhiệt độ cao. - Thân có xẻ rãnh (rãnhgiãn nở nhiệt) hình chữ I, T.v.v. hoặc kích thước thân Pít tông lớn hơn kích thước phần đầu. - Thân Pít tông có dạng hình ôvan (trục nhỏ trùng với đường tâm lỗ trục),khi động cơ làm việc phần đầu của Pít tông tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao nên giãn nở nhiều hơn. - Phần lỗ lắp chốt, lượng kim loại được bỏ bớt sẽ giãn nở tốt hơn. Do đó pít tông có dạng hình trụ tròn. -Thân Pít tôngcó thể làm vát phía dưới (gọi là váy), để tránh va chạm với đối trọng của trục khuỷu. - Thân của pít tông dùng cho động cơ điêzel thường có thêm một vòng găng dầu dưới váy, cuối đáy có cạnh gạt dầu và gờ làm tăng độ cứng vững cho Pít tông . 1.1.Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của pít tông. TT Hiện tượng sai hỏng Nguyên nhân 1 Quá trình Pít tông chuyển động trong - Do chịu lực ngang ,lực ma sát với xilanh gây va đập phát sinh tiếng kêu. thành xilanh. - Do thiếu dầu bôi trơn thường xuyên, chất lượng dầu bôi trơn kém. - Do làm việc quá lâu so với quy định nên pít tông bị mòn, khe hở giữa pít tông và thành xi lanh lớn quá quy định gây va đập. - Tạo nên độ mòn côn, mòn méo. 2 Động cơ không hoạt động được do -Dầu có cặn bẩn, thiếu dầu bôi trơn Pít tông bị bó kẹt trong xilanh. -Vòng găng bị gẫy kẹt trong rãnh của pít tông. - Pít tông bị giãn nở vì nhiệt độ cao, 52
- bị vỡ ,gây bó kẹt trong xilanh. 3 Bó Piston,động cơ không làm việc -Do chịu nhiệt độ cao,nhiệt độ thay được. đổi đột ngột, PT bị giãn nở, gây nứt vỡ. 4 ,Khi động cơ hoạt động có tiếng kêu Do mòn bị mòn côn méo nhiều, khe của chốt Pít tông hở lớn, chịu lực lớn gây nên va đập giữa chốt với bệ chốt. 5 Khi động cơ làm việc có tiếng kêu Do bôi trơn kém, chịu nhiệt độ cao của Vòng găng, áp suất xilanh thấp, dẫn đến ma sát nhiều gây mòn công suất động cơ yếu. nhanh. 6 Động cơ làm việc có hiện tượng kích Do thường xuyên tiếp xúc với khí nổ, máy nóng,và yếu. cháy, không được bảo dưỡng đúng kỳ. -Pít tôngbị mòn nhiều, dầu lọt lên buồng cháy,gây muội than bám trên đỉnh của pít tông và Buồng cháy. 7 Động cơ không làm việc được vì bị Do chất lượng chế tạo Pít tông,quá bó kẹt pít tông trình làm việc phát sinh ứng suất. - Quá trình chọn lắp không đảm bảo kỹ thuật và tiêu chuẩn. - Khe hở giữa Pít tông và thành xilanh nhỏ quá quy định, bôi trơn kém. 1.2.Hiện tượng nguyên nhân sai hỏng của chốt pít tông. TT Hiện tượng Nguyên nhân hư hỏng 1 Chốt mòn tại vị trí lắp với đầu nhỏ thanh Do ma sát nhiều, sử dụng truyền, làm tăng độ hở mối ghép, gây va lâu,bôi. trơn kém đập và kêu khi làm việc (gõ ắc). 2 Mòn tại vị trí lắp ghép với lỗ bệ chốt của Do ma sát nhiều, mòn thành gờ, 53
- pitông, làm tăng khe hở lắp ghép, gây ra do bôi trơn kèm, cũng có thể do tiếng kêu khi làm việc. lắp ghép trước đây không đảm bảo chất lượng mối ghép. 3 Xước bề mặt làm việc của chốt làm chi Dầu bôi trơn bẩn, hoặc không tiết bị mòn nhanh. có dầu đến bôi trơn. 4 Chốt bị nứt, gẫy làm cho động cơ không Do chất lượng chế tạo chi hoạt động được tiết,khi làm việc phát sinh ứng suất. 1.3.Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của xéc măng ( xéc măng dầu , xéc măng khí) TT Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân 1 -Vòng găng bị ma sát nhiều với thành -Thiếu dầu bôi trơn, chịu nhiều xilanh nên mòn cạnh, mòn miệng. lực nên bị va đập với thành -Gây nên hiện tượng lọt khí, xục dầu,làm xilanh. giảm công suất động cơ. -Làm việc lâu nhưng chưa bảo dưỡng 2 Vòng găng khí trên cùng bị mòn nhiều,làm Do làm việc trong điều kiện áp tăng khe hở miệng,giảm độ bao kín, gây suất lớn, nhiệt độ cao, thiếu dầu va đập giữavòng găng với rãnh trên Pít bôi trơn. tông. Gây nên xục dầu, lọt khí, giảm công suất động cơ. 3 Vòng găng bị bó kẹt trong rãnh,bị gẫy, gây Do thường xuyên chịu nhiệt độ nên hiện tượng cào xước thành xilanh cao,nhiều muội than bám trong quá trình chuyển động theo PT. vào,thiếu dầu bôi trơn. 2.Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng: 2.1.Kiểm tra xác định sai hỏng của pít tông. 2.1.1.Làm sạch pít tông trước khi kiểm tra kỹ thuật 54
- Hình 5.1.Làm sạch muội trên Pít tông Công việc làm sạch bao gồm : a. Ngâm Pít tông vào dầu điêzel, hoặc dung dịch một thời gian( 60-90 phút)cho nềm muội than. b. Dùng dao cạo, cạo sạch muội than bám trên đỉnh Pít tông c. Dùng dung môi hòa tan và bàn chải làm sạch kỹ Pít tông d. Dùng dụng chuyên dùng,giấy nhám làm sạch bẩn trong rãnh lắp xéc măng. 2.1.2.Các phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng của pít tông. a.Kiểm tra bằng mắt thường: -Kiểm tra các biến dạng trên thân pít tông như các vết cào ,xước, cháy ,nứt ,rỗ. -Kiểm tra vệt bám của muội than trên pít tông. b.Dùng dụng cụ đo chuyên dùng kiểm tra kích thước thân pít tông( hình 5.2.) Hình 5.2: Kiểm tra đường kính thân pít tong - Dùng pan me đo ngoài đo kiểm đường kính thân pít tông, đo độ mòn côn, mòn méo (tương tự như đo mòn côn, méo của chi tiết trục, cổ trục khuỷu ). - Khe hở dầu của Pít tông và thành xilanh của một số ôtô thể hiện ở bảng : Bảng khe hở tiêu chuẩn một số xe thông dụng : Khe hở giữa thân Piston với Đường kính Piston TT Loại động cơ thành xilanh (mm) (mm) 1 Tôyota 4A-F 80,93-80,96 0,06-0,08 55
- 2 Tôyota4A-GE 80,89-80,92 0,10-0,12 3 Tôyôta -3A 80,93-80,96 0,06-0,08 4 Tôyota 88,469-88,479 0,021-0,044 2AZ-FE 5 Zin 130 Dùng cho các cốt sửa chữa: 0,08-0,1 2.1.3.Quy trình kiểm tra,sửa chữa sai hỏng của pít tông: TT Quy trình sửa chữa sai Dụng cụ Thực hành sửa chữa và yêu hỏng cầu kỹ thuật sửa chữa 1 Kiểm tra đỉnh Pít tông: Quan sát - Bám muội than : Cạo sạch -Cháy rỗ,bị ăn mòn,bám - Cháy rỗ,nứt vỡ: thay mới muội than. -Nứt vỡ 2 Kiểm tra đầu Pít tông: Bị Quan sát -Thay mới nếu bị các sai nứt, rạn hỏng này 3 Kiểm tra thân Pít tông: -Mắt thường, - Nếu thân bị xước nhẹ ,dùng -Thân bị mòn côn ,mòn -Pan me đo giáp mịn,và dầu nhờn sạch méo ngoài xoa nhẹ cho hết vết xước. -Thân bị xước - Đo độ mòn côn, mòn méo - Bị bó kẹt do giãn nở. kích thước sai lệch không - Kiểm tra khe hở giữa quá 0,02-0,03mm nếu lớn thân pít tông với xilanh - Căn lá, hơn phải sửa chữa hoặc thay -Cân lực pít tông mới. -Pít tông hay bị bó kẹt vì giãn nở ,cần thay mới. Hình 5.3.Kiểm tra khe hở 56
- giữa thân pít tông với thành xilanh. 4 Kiểm tra lỗ bệ chốt: -Pan me -Doa lỗ chốt và thay chốt -Lỗ bị mòn côn ,mòn méo đo ngoài, cùng kích thước lỗ doa với -Đồng hồ so yêu cầu có độ dôi lắp ghép đo trong. giữa lỗ và chốt ở nhiệt độ20oc:0,005- (-0,010mm). -Độ mòn côn,méo cho phép không > 0,005mm -Độ bóng đạt : 8- 9. 5 Kiểm tra rãnh lắp vòng -Căn lá, -Rãnh bị mòn sâu, rộng quá găng của pít tông: -Pít tông, quy định, tiện lại rãnh và (mòn rộng, mòn sâu, kẹt.) -Vòng găng. chọn vòng găng có tiết diện lớn hơn để lắp. - Rãnh nhỏ bị kẹt phải đánh lại bằng giấy nhám mịn, dùng chính vòng găng định lắp để thử lại, khi nào lắp và xoay nhẹ không kẹt là được. 2.1.4.Thực hành sửa chữa sai hỏng của pít tông ( mục 2.1.3-mục thực hành sửa chữa và yêu cầu kỹ thuật) 2.2.Kiểm tra xác định sai hỏng của chốt pít tông 2.2.1.Làm sạch chốt pít tông -Làm sạch bằng dầu rửa -Lau sạch bằng giẻ lau -Làm sạch muội than bằng dụng cụ chuyên dùng 2.2.2.Các phương pháp kiểm tra để xác định sai hỏng của chốt pít tông. a.Dùng mắt quan sát hình dạng chốt pít tông -Quan sát hình dạng chốt -Quan sát các khuyết tật trên thân chốt như: các vết cào xước,các vết cháy rỗ,nứt.v.v. b.Đo kiểm tra kích thước chốt pít tông bằng dụng cụ đo chuyên dùng -.Dùng dưỡng đo đường kính lỗ bệ chốt để xác định đường kính trong của lỗ. 57
- Hình 5.4: Đo đường kính lỗ đầu nhỏ thanh truyền - Dùng pan me đo ngoài đo đường kính chốt. để xác định khe hở dầu giữa chốt Pít tông và lỗ bệ chốt pít tông Hình 5.5: Đo đường kính chốt Pít tông c. Kiểm tra trực tiếp độ tiếp xúc của khe hở tiêu chuẩn giữa Pít tông và chốt pít tông bằng cách giữ Pít tông và lắc nhẹ thanh truyền, lắc không có độ rơ lỏng, thanh truyền chuyển động từ từ và nhẹ nhàng là đảm bảo. Hình 5.6.Kiểm tra độ rơ lỏng của chốt Pít tông d. Kiểm tra chất lượng mối lắp ghép khi làm nóng Pít tông, dùng tay ấn chốt vào lỗ bệ chốt nhẹ nhàng. nếu lắp được chốt ở nhiệt độ thấp thì phải thay chốt mới có kích thước lớn hơn . Bảng khe hở tiêu chuẩn: TT Kích thước tiêu Động cơ Tôyota 58
- chuẩn 4A_GE 2AZ-FE 2AZ-F 1 Đường kính chốt 20,006-20,012 21,997-22,006 21,997-22,006 mm mm mm 2 Đường kính lỗ chốt 22,001-22,010 mm 3 Đường kính lỗ đầu 20,012-20,022 22,005-22,014 nhỏ Thanh truyền. mm mm 4 Khe hở dầu tiêu 0,004-0,008 0,005-0,011 0,001-0,007 chuẩn mm mm mm 2.2.3.Quy trình sửa chữa sai hỏng chốt pít tông: a. Kiểm tra tình trạng làm việc: - Kiểm tra rạn nứt,vết xước bề mặt chốt. - Kiểm tra độ mòn đường kinh chốt tại vị trí lắp ghép với đầu nhỏ thanh truyền mòn tại vị trí lắp ghép với lỗ bệ chốt Pít tông. b. Quy trình sửa chữa sai hỏng của chốt pít tông Quy trình sửa chữa sai hỏng Thực hành sửa chữa và yêu cầu kỹ TT thuật 1 Kiểm tra sai hỏng của chốt Pít -Mài hết vết mòn gờ của chốt trên máy tông: chuyên dùng, sau mài đạt yêu cầu về kỹ -Chốt pít tông bị mòn chủ yếu tại thuật, chốt phải được mạ crôm đến kích 2vị trí là: thước quy định. + Hai đầu của chốt tại vùng bệ chốtcủa pít tông,và đầu nhỏ thanh truyền (bạc). 2 Chốt bị mòn nhiều phải nong ra -Ủ nhiệt chốt ở nhiệt độ cao (800- cho đúng kích thước của đường 820oc),rồi để nguội cùng lò 12-15 giờ. kính ngoài. -Nong rộng chốt bằng khuôn và dụng cụ chuyên dùng để đạt đường kính 59
- ngoài đúng tiêu chuẩn quy định. -Nhiệt luyện lại chốt và mài tròn đường kính ngoài đêna kích thước sửa chữa, mạ crôm ,để tăng khả năng chịu mòn cho chốt. 3 Thay mới chốt: - Nếu chốt mòn quá quy định thay mới bằng chốt khác có kích thước phù hợp. trục bậc - Khi thay bạc, lỗ dầu của bạc phải lắp trùng với lỗ dầu của đầu nhỏ thanh truyền. -Đóng chốt ra khỏi đầu nhỏ bằng trục bậc. Hình 5.7.Phương pháp thay mới chốt pít tông 2.2.4. Thực hành kiểm tra,sửa chữa chốt Pít tông( mục b) a.Thực hành tháo lắp chốt, b.Thực hành kiểm tra kỹ thuật sử dụng dụng cụ đo để đo kích thước chốt và quyết định phương án sửa chữa. c.Thực hành kiểm tra và doa mài bạc chốt d. Thực hành sửa chữa và lắp ráp chốt với thanh truyền và Pít tông,tại xưởng sửa chữa ôtô. 2.3. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng của xéc măng( xéc măng khí và xéc măng dầu). 2.3.1.Làm sạch xéc măng -Xéc măng sau khi được tháo ra, phải được ngâm trong dầu rửa từ 30-60 phút để làm mềm cặn bẩn,muội than. - Làm sạch xéc măng bằng giẻ sạch, cạo sạch muội bám trên thân xéc măng bằng vật liệu mềm. 2.3.2.Các phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng của xéc măng a.Quan sát bằng mắt : Kiểm tra sai hỏng về hình dáng,kích thước bên ngoài của xéc măng b.Kiểm tra kỹ thuật Vòng găng: (bảng 2.3.2b) T Phương pháp kiểm tra xác định sai Dụng cụ Quy trình sửa chữa và 60
- T hỏng yêu cầu kỹ thuật Kiểm tra kỹ thuật. -Dụngcụ chuyên dùng. 1 Kiểm tra khe hở miệng: -Cănlá, - Đo khe hở miệng của các Đặt vòng găng vào xilanh đúng vị -Vònggăng loại vòng găng và đối trí làm việc,ở ĐCD hoặc ĐCT. -Xilanh, chiếu với tiêu chuẩn quy -sPiston. định. - Nếu khe hở miệng nhỏ hơn tiêu chuẩn phải dũa miệng kết hợp với đo đến khi đạt yêu cầu. (miệng phải được dũa phẳng, không lồi ,lõm.) - Nếu khe hở miệng lớn quá quy định,phải thay mới. (khe hở miệng tiêu chuẩn: Hình 5.8. kiểm tra khe hở miệng 0,25- 0,40mm ). Hình 5.9. Dũa miệng vòng găng 2 Kiểm tra khe hở lưng : -Xilanh,đèn - Nếu vết hở lưng dài và -Xéc măng nhiều,phải chọn vòng găng khác. 61
- Hình 5.10.Kiểm tra khe hở lưng - Đặt vòng găng vào xilanh phù hợp với kích thước - Dùng chụp đèn có đường kính bằng đường kính trong của xilanh và đặt trên vòng găng. - Chiếu luồng sáng vào dưới đáy xilanh, nếu thấy ánh sáng theo chu vi thành xilanh chứng tỏ vòng găng bị hở lưng. 3 Kiểm tra độ đàn hồi : Dụngcụ - Có thể dùng tay bóp cho chuyên miệng vòng găng ép sát dùng. với nhau sau đó nhả tay ra, nếu thấy có sức căng -Trả lại lực bóp của tay, đẩy miệng mở là đạt yêu cầu. Hình 5.11. Kiểm tra độ đàn hồi Vòng găng. 4 Khe hở cạnh vòng găng.: -Píttông, - Dùng tay xoay nhẹ vòng Vòng găng, găng theo chu vi của rãnh Căn lá. cần lắp trên đầu Pít tông ,nếu xoay không bị vướng là đạt yêu cầu. - Dùng tay lắc nhẹ vòng găng trong rãnh Pít tông, lùa căn lá có kích thước tiêu chuẩn vào giũa cạnh vòng găng với rãnh trên Pít tông, xoay nhẹ nếu lá Hình 5.12. Kiểm tra khe hở cạnh. 62
- căn bị lực giữ là được, có thể đưa lá căn dầy hơn không vào được rãnh là đạt yêu cầu. - Khe hở cạnh tiêu chuẩn: 0,02-0,1mm. 2.3.4. Quy trình sửa chữa sai hỏng của xéc măng( bảng 2.3.2b) a.Thay thế vòng găng: -Vòng găng khi hỏng phải được thay mới không sửa chữa ,khi thay mới kích thước phải phù hợp với Pít tông đang dùng, và xilanh của động cơ cho chính vòng găng đó. - Vòng găng mới phải cùng chủng loại ,cùng cốt sửa chữa với vòng găng cũ. - Trước khi lắp mới phải kiểm tra các thông số kỹ thuật và điều chỉnh kỹ thuật theo quy định . Hình 5.13: Quá trình làm việc của vòng găng khí( gạt dầu) Hình 5.14. Tác dụng của cạnh vát vòng găng khí. b. Bảng thông số kích thước của vòng găng: -Bảng khe hở miệng . 63
- Khe hở Khe hở Động cơ lớn nhất Vòng găng tiêu chuẩn ôtô cho phép (mm ) (mm ) Tôyota Vòng găng khí số 1 0,25 – 0,35 1,07 4A-F Vòng găng khí số2 0,15- 0,30 1,02 Vòng găng dầu 0,10 -0,60 1,62 Tôyota Vòng găng khí số1 0,25 -0,47 1,07 4A-GE Vòng găng khí số 2 0,20 -0,42 1,02 Vòng găng dầu 0,15 -0,52 1,12 - Khe hở cạnh. Vòng găng khí Khe hở cạnh tiêu chuẩn (mm ) Vòng găng khí số 1 0,04 -0,08 Vòng găng khí số2 0,03 -0,07 -Độ đàn hồicủa vòng găng Vòng găng Độ đàn hồi (N) Vòng găng khí số 1 60 -80 Vòng găng khí số 2 10 -80 BÀI 6 Tổng Thời gian SỬA CHỮA NHÓM THANH giờ TRUYỀN (h) Lý thuyết Thực hành 15 3 12 MỤC TIÊU Học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ,phân loại,cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân saihỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa thanh truyền,bu lông thanh truyền và bạc lót. 64
- - Kiểm tra, sửa chữa được các sai hỏng của thanh truyền, bu lông thanh truyền và bạc lót đúng phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định ,đạt chất lượng và đảm bảo an toàn . -Chấp hành đúng quy trình quy phạm trong nghề công nghệ ô tô -Rèn luyện tính kỷ luật ,cẩn thận ,tỉ mỉ của học viên. NỘI DUNG 1. Thanh truyền : 1.1.Nhiệm vụ. -Thanh truyền là chi tiết truyền lực trung gian giữa Pít tông và trục khuỷu. -Thanh truyền nhận lực( do khí cháy giãn nở tác động vào pít tông làm cho pít tông chuyển động chuyển động tịnh tiến), lực này đẩy pít tông chuyển động tịnh tiến, thông qua thanh truyền tác động vào trục khuỷu và làm quay trục.( biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu. 1.2. Phân loại : - Phân loại theo kiểu lắp chốt. - Phân loại theo mặt cắt đầu to thanh truyền. - Phân loại theo phương pháp bôi trơn thanh truyền. 1.3. Vật liệu chế tạo : Thanh truyền thường làm bằng thép 45, hoặc gang hợp kim. 1.4. Cấu tạo : Dấu trước Chốt Đầu nhỏ Bulong Thân Bạc Đầu to Hình 9.1: Cấu tạo của Thanh truyền Thanh truyền được chia làm 3 phần: Đầu nhỏ, thân thanh truyền và đầu to. 1.4.1. Đầu nhỏ thanh truyền: a. Đầu nhỏ thanh truyền: - Có chế tạo lỗ để lắp với chốt Pít tông, trong lỗ có bạc lót 2 bằng đồng, đầu nhỏ có hình trụ và xẻ rãnh hoặc có lỗ 13 để hứng dầu bôi trơn cho chốt. - Ở một số động cơ, đầu nhỏ thanh truyền có lỗ phun dầu làm mát Pít tông, có lỗ nhận dầu từ thân đi lên. - Để tăng cường độ cứng,lỗ đầu nhỏ thường lệch về phía trên và có gân chịu lực. 65
- - Đa số động cơ, đầu nhỏ được chế tạo liền, nhưng cũng có động cơ đầu nhỏ chế tạo hở, khi lắp ráp dùng bulong, vít để bắt chặt. b. Thân thanh truyền: -Thường có tiết diện hình chữ( I), trên bé dưới to, một số động cơ đặc biệt có tiết diện hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. -Một số động cơ dọc theo thân thanh truyền có khoan rãnh dẫn dầu bôi trơn từ đầu to lên đầu nhỏ. c. Đầu to thanh truyền: -Là nơi lắp ghép với cổ khuỷu (cổ biên) của trục khuỷu. Đầu to thường gồm hai nửa, nửa trên liền với thân ,nửa dưới để rời và bắt chặt với nửa trên bằng các bu long (nửa dưới còn gọi là nắp biên). - Mặt phân cách của đầu to có thể vuông góc hoặc nghiêng một góc 450 so với đường tâm thanh truyền cắt nghiêng có tác dụng giảm lực cắt cho bulong và luồn qua xilanh dễ dàng khi lắp thanh truyền với nửa đầu to còn lại. - Trên một số động cơ, đầu to thanh truyền có lỗ phun dầu bôi trơn cho xilanh . - Mối lắp ghép hai nửa của đầu to yêu cầu phải chính xác cho nên khi chế tạo xong người ta lắp ghép lại, vì vậy không lắp lẫn nửa dưới thanh truyền. - Ở một số động cơ đầu to phía dưới thanh truyền làm liền . - Khi làm việc thanh truyền chịu tác dụng của nhiều lực theo các phương khác nhau và thay đổi theo chu kỳ (kéo, uốn, xoắn) đòi hỏi vật liệu chế tạo thanh truyền phải là thép 45 hoặc thép hợp kim. 2. Bạc lót của thanh truyền: 2.1. Nhiệm vụ: Có tác dụng giảm hao mòn cho đầu nhỏ và đầu to thanh truyền. 2.2. Phân loại : Theo vật liệu chế tạo: - Bạc hợp kim ba bít - Bạc hợp kim đồng chì - Bạc hợp kim nhôm 2.3. Cấu tạo 2.3.1. Bạc đầu nhỏ -Thường là một ống hình trụ ngắn bằng đồng có lỗ và rãnh dẫn dầu bôi trơn. Bạc được ép chặt vào lỗ ở đầu nhỏ của thanh truyền. - Trên một số động cơ công suất nhỏ bạc được thay bằng một ổ lăn hinh trụ. 2.3.2. Bạc đầu to: a.Cấu tạo: - Bạc thường gồm hai mảnh hình máng trụ, cấu tạo mỗi mảnh gồm: + Cốt thép, trên cốt thép tráng một lớp hợp kim chống ma sát. + Các mảnh của bạc có mấu định vị nằm vào rãnh của nửa đầu to thanh truyền, để tránh xoay bạc. +Bạc có lỗ và rãnh dẫn dầu bôi trơn. 1 2 3 66
- 6 5 4 Hình 9.2a. Cấu tạo của bạc Biên. 1.Vành chặn. 2.Rãnh chứa dầu bôi trơn. 3.Lỗ dầu bôi trơn . 4.Bạc biên. 5.Chốt định vị bạc. 6. Rãnh dầu. - Lớp hợp kim chống ma sát thường gồm 3 loại. + Hợp kim ba bít, thành phần chủ yếu là thiếc 80% ngoài ra còn có đồng, chì, Ăngtimon. Ba bít chịu mòn tốt nhưng chịu áp suất và nhiệt độ kém. + Hợp kim đồng chì có khoảng 70% Cu còn lại là chì, hợp kim này chịu áp suất và nhiệt độ cao hơn ba bít nhưng chế tạo khó hơn. + Hợp kim nhôm (ACM): Thành phần chủ yếu là nhôm ngoài ra còn có một số kim loại khác như Ăngtimon, Mg, Fe, Si, ACM chịu được áp suất và nhiệt độ cao, chế tạo rẻ hơn hợp kim đồng bạc đầu to thanh truyền (bạc Biên) có cấu tạo tương tự như bạc ổ đỡ của trục chính (bạc chính) chỉ khác nhau về kích thước. Hình.9.2b. Mặt tiếp xúc của bạc có lớp hợp kim Ba bít 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của nhóm thanh truyền 1.1.Hiện tượng ,nguyên nhân sai hỏng của thanh truyền TT Hiện tượng Nguyên nhân sai hỏng 1 -Thanh truyền bị cong, làm cho Pít Động cơ bị kích nổ do: tông bị lệch về một phía ( đổ), làm Nhiệt độ cao quá, sai điểm đặt lửa,sai giảm độ kín khít,gây ra độ mòn cam, bó kẹt Pít tông côn, mòn méo của xilanh. - Gây nên mòn không đều cho cụm Pít tông, vòng găng, xilanh. 67
- 2 Gãy bulông thanh truyền,lỏng ren Chi tiết bị mỏi, chịu lực lớn ,bulông nên động cơ không làm việc được. của thanh truyền bị hỏng phanh hãm, hoặc tự tháo. 3 Tắc lỗ dầu thanh truyền, dầu không Dầu bôi trơn bẩn, bạc bị xoay, lỗ dầu đến bôi trơn cho Pít tông và xilanh đi bôi trơn bị che lấp. dẫn đến phá hỏng chi tiết. 4 Xoắn thân thanh truyền sẽ làm lệch Do chịu lực tác dụng đột ngột, khe hở tâm giữa đầu nhỏ với đầu to thanh bạc biên quá lớn, cổ trục bị mòn lệch. truyền do đó Pít tông chuyển động bị lệch gây va đập ,làm mòn nhanh Pít tông. Hình 6.1: Thanh truyền cong, xoắn 5 Nứt, gẫy thanh truyền Vì chịu lực quá lớn lực tác dụng đột ngột,chế tạo có khuyết tật. 6 Mòn rộng lỗ đầu to, đầu nhỏ thanh Mòn bạc,xoay bạc, tắc đường dầu bôi truỳên,bạc bị xoay, gây rung rật trơn. (kêu) khi chuyển động. 1.2.Hiện tượng nguyên nhân sai hỏng của bu lông thanh truyền TT Hiện tượng Nguyên nhân sai hỏng 1 Động cơ phát sinh tiếng kêu liên -Mối ghép ren của bu lông thanh tục tại vùng lắp ráp trục khuỷu, truyền bị lỏng do một số nguyên nhân động cơ bị rung dật, âm lượng tiếng chính sau: kêu sẽ thay đổi tỉ lệ nghịch với tốc +Mối ghép ren bị kém nên không độ quay của động cơ đảm bảo độ chặt cần thiết, khi trục 68
- khuỷu quay tạo nên lực tác dụng,sự rung dật làm cho mối ghép bị lỏng dần dần( mối ghép tự tháo) sẽ phát ra tiếng kêu. +Bộ phận phanh giữ bu lông thanh truyền bị hỏng( đứt,gẫy phanh) nên mối ghép bị lỏng dần do chịu lực +Trờn ren bu lông thanh truyền do kỹ thuật trong quá trình sửa chữa. 2. Động cơ đang hoạt động bình -Tuột mối ghép của bu lông thanh thường thì bị chết máy( phát sinh truyền, phá hỏng mối ghép giữa đầu tiếng kêu đột ngột rất to máy bị to thanh truyền với cổ trục khuỷu, ngừng hoạt động,không quay được dokhi lắp ghép xiết không đủ lực quy máy nữa. định, xiết lệch vị trí ren của mối ghép ren bu lông và đai ốc thanh truyền. -Gẫy bu lông thanh truyền ,phá hỏng mối ghép do phát sinh ứng suất trong thân của bu lông 1.3.Hiện tượng nguyên nhân sai hỏng của bạc lót thanh truyền TT Hiện tượng Nguyên nhân sai hỏng 1 Mòn, xước bạc, dẫn đến làm giảm Dầu bôi trơn bẩn, trong dầu có bột mài công suất của động cơ. nên bào mòn bạc. 2 Tróc rỗ bề mặt bạc,gây giảm áp Mòn bạc do thiếu dầu bôi trơn, chất suất mạch dầu chính,phát sinh tiếng lượng dầu kém,chi tiết làm việc quá tải gõ, làm hỏng trục cơ. nên phát sinh ứng suất. 3 Bạc bị tróc dính lớp ba bít (lột bạc) gây Thiếu dầu bôi trơn, dầu bẩn. tiếng kêu cổ trục,giảm áp suất dầu trong đường dầu chính,phá hỏng mối ghép. 2.Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng 2.1.Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng của thanh truyền. 2.1.1.Làm sạch thanh truyền -Công việc làm sạch thanh truyền chỉ tiến hành sau khi tháo dời để sửa chữa -Ngâm thanh truyền trong dầu để làm mềm cặn bẩn -Cạo sạch cặn bẩn bám trên thân thanh truyền -Lau sạch và thổi khô thanh truyền. -Thông rửa lỗ dẫn dầu bôi trơn. 2.1.2. Các phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng của thanh truyền: a. Quan sát bằng mắt - Quan sát hình dạng bên ngoài của thanh truyền để xác định sai hỏng bất thường 69
- - Xác định dấu và vị trí lắp của thanh truyền sau sửa chữa. b. Phương pháp dùng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra kỹ thuật về kích thước, mối ghép và điều kiện làm việc của thanh truyền. - Dùng thước cặp kiểm tra : Đường kính bulông,và chiều dài bulong. - Kiểm tra đầu nhỏ thanh truyền: Dùng đồng hồ so kết hợp panme đo trong để kiểm tra: + Đường kinh lỗ bạc. + Độ côn, độ van. + Độ côn và độ van cho phép: 0.008 - 0.015 mm. -Kiểm tra đầu to thanh truyền: Lắp đầu to thanh truyền (không có bạc) và xiết đều 2 bulông thanh truyền đúng lực quy định,dùng đồng hồ so kết hợp panme đo trong để kiểm tra: + Đường kính lỗ bạc. + Độ mòn côn, độ mòn méo + Độ mòn côn và độ mòn méo cho phép: 0.008 - 0.015 mm. - Kiểm tra khe hở cạnh(giữa cạnh đầu to với má cổ biên): Hình 6.2. Kiểm tra các khe hở cạnh và khe hở dầu -Kiểm tra thân thanh truyền Kiểm tra lỗ dầu: + Dùng mắt quan sát. + Dùng khí nén thổi vào (thông) lỗ dầu. Kiểm tra độ cong, độ xoắn thân thanh truyền bằng dụng cụ chuyên dùng a b 70
- Hình 6.3. Kiểm tra thanh truyền a.Kiểm tra độ cong b.Kiểm tra độ xoắn. + Tháo bỏ bạc đầu to thanh truyền. + Chọn bạc phù hợp với lỗ đầu to thanh truyền cùng làm việc + Bạc cùng cốt + Kiểm tra lỗ dầu của bạc + Lắp chốt Pít tông có kích thước tiêu chuẩn vào lỗ đầu nhỏ + Kiểm tra kích thước bạc. + Lắp thanh truyền lên dụng cụ chuyên dùng. + Dùng thước kiểm chuẩn 3 chân để kiểm tra. a. Kiểm tra độ cong (Hình 6.3a): + Đẩy cả 2 chốt (2chốt theo phương thẳng đứng) trên thước tiếp xúc với mặt phẳng chuẩn của dụng cụ. + Cả 2chốt tiếp xúc đều với mặt phẳng của đầu nhỏ và đầu to thì thanh truyền không bị cong. Một trong 2 chốt không tiếp xúc hoặc tiếp xúc không .đều thì thanh truyền cong, phải nắn lại trên máy chuyên dùng. + Độ cong cho phép: TT Động cơ ôtô Độ cong cho phép Tôyota mm 1 4A-F 0,05/100 2 4A-GE 0,03/100 3 2AZ-FE 0,05/100 b. Kiểm tra độ xoắn (Hình 6.3b) + Đẩy cả 2 chốt (2chốt theo phươngnằm ngang) trên thước tiếp xúc với mặt phẳng chuẩn của dụng cụ. + Cả 2 chốt tiếp xúc đều với mặt phẳng của đầu nhỏ và đầu to thanh truyền thì không bị xoắn. + Một trong 2 chốt không tiếp xúc hoặc tiếp xúc không đều với 2 đầu thì thanh truyền bị xoắn. Độ xoắn cho phép: 71
- Động cơ Độ xoắn cho phép Tôyota (mm) 4A-F 0,05/100 4A-GE 0,05/100 2AZ-FE 0,15/100 - Kiểm tra độ cong, độ xoắn bằng dụng cụ chuyên dùng : Bước 1: +Chuẩn bị và làm sạch: Trước khi kiểm tra thanh truyền phải được làm vệ sinh sạch sẽ. + Dụng cụ gồm : Đồng hồ so đo ngoài, giẻ lau sạch, êtô, chốt Piston, bạc ắc Pít tông. Bước 2: - Gá lắp tay biên lên thiết bị. + Gá tay biên lên giá chữ V. + Gá đồng hồ so lên thiết bị. + Điều chỉnh bàn trượt. Bước 3: -Kiểm tra độ cong. + Lấy độ găng trên đồng hồ xo. + Tiến hành kiểm tra,và đọc kết quả đo trên đồng hồ so . Bước 4: -Kiểm tra độ xoắn. + Lấy độ găng đồng hồ xo. + Tiến hành kiểm tra. + Đọc kết quả đo trên đồng hồ so. Bước 5: Kết luận. + Tháo đồng hồ so, + Gỡ Thanh truyền ra khỏi giá. + Làm vệ sinh dụng cụ thiết bị. - Kiểm tra độ cong, độ xoắn và nắn thanh truyền bằng kinh nghiệm: Kiểm tra đo tại 2 vị trí (ĐCT, ĐCD) ta đo khe trị số khe hở giữa 2 bên nếu không bằng nhau là thanh truyền bị cong. 2.2.Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng của bu lông thanh truyền. 2.2.1.Dùng mắt quan sát: + Bề mặt ren của bulông có bị tróc rỗ, mòn không. + Bề mặt tiếp xúc của bulông, đai ốc có phẳng không. 72
- + Kiểm tra độ cong của thân bulông. +Kiểm tra chất lượng bulông về ren, chốt chẻ,phanh hãm chống tự tháo. 2.2.2. Dùng thước cặp kiểm tra : - Đường kính bulông,và chiều dài bulông. -Dùng dưỡng kiểm tra kỹ thuật mối ren của bu lông, đai ốc. 2.3.Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng của bạc lót thanh truyền. 2.3.1.Làm sạch bạc -Ngâm bạc trong dầu rửa -Làm sạch bề mặt bạc bằng giẻ lau 2.3.2.Kiểm tra bằng mắt: -Phát hiện những sai hỏng bất thường về hình dạng của bạc -Phát hiện sai hỏng về bề mặt làm việc của bạc. 2.3.3.Kiểm tra kỹ thuật bạc. a.Kiểm tra bề mặt lớp hợp kim chịu mòn. - Chủ yếu là hợp kim chống ma sát, lớp hợp kim chống ma sát tráng dọc thân bạc sẽ bị mòn nhiều hơn mặt cắt ngang cổ trục mòn cùng với bạc làm tăng khe hở lắp ghép. Nếu khi độ hở giữa bạc và cổ trục tăng thêm 0,10 mm thì áp suất mạch dầu chính giảm đi lkg/cm2. Động cơ điêzel dùng trên máy kéo thì ở Số vòng quay không tải ,áp suất mạch dầu chính chỉ dưới 0,50 Kg/cm2 thì Phải dừng máy để sửa chữa. - Lớp hợp kim chống ma sát bị bong khỏi cốt thép,Nguyên nhân chính là do: thiếu dầu nhờn bôi trơn, chất lượng dầu không bảo đảm, thường xuyên quá tải, dầu nhờn có nhiều bột mài, áp suất dầu quá thấp. b. Kiểm tra khe hở lắp ghép. - Kiểm tra sự cào xước bề mặt bạc, quan sát bằng mắt các vết xước, vết cháy rỗ trên bề mặt làm việc của bạc - Kiểm tra khe hở giữa bạcvà cổ trục (cổ biên): Cách 1: + Dùng panme hoặc thước ống đo đường kính trong của bạc + Dùng panme hoặc thước cặp đo đường kính ngoài của cổ trục biên. + Hiệu số hai kích thước giữa bạc và cổ trục là khe hở của bạc và cổ trục Cách 2: Dùng phương pháp ép chì . + Tháo nắp đầu to thanh truyền rồi lấy hai đoạn dây chì, mỗi đoạn dài bằng 2/3 chiều dài của bạc. + Đặt hai dây chì ở gần hai mép bạc cách hai má khuỷu khoảng 2-3 cm (theo cung tròn). + Lắp nắp thanh truyền vào rồi xiết bulong đúng lực quy định, xoay thanh truyền một vòng rồi tháo lấy dây chì ra. + Dùng pan me hoặc thước cặp đo chiều dày của dây chì, đó chính là khe hở giữa bạc thanh truyền và cổ trục biên. + Đối với cổ trục khuỷu chính ta đặt dây chì vào và xiết nắp ổ trục khuỷu đủ cân lực sau đó tháo ra đo dây chì là được. - Khe hở tiêu chuẩn giữa bạc đầu to thanh truyền với cổ trục biên : 73
- Khe hở giới Khe hở lớn TT Động cơ ôtô hạn nhất (mm) (mm) 1 TÔYÔTA 0,02-0,05 0,01 2 MAZDA 0,03- 0,049 0,08 c. Kiểm tra vết tiếp xúc bề mặt bạc : - Lau sạch dầu bôi trơn và cặn bẩn trên cổ trục khuỷu và bạc bằng giẻ lau. -Bôi một lớp bột màu mỏng lên cổ biên của trục khuỷu. - Lắpthanh truyền lên cổ biên trụckhuỷu (cổ và bạc làm thành bộ), xiết bulông đủ cân lực và quay khoảng 2 - 3 vòng thì dừng lại. - Tháo thanh truyền ra quan sát vết bột dính trên bề mặt bạc. - Nếu vết bột tiếp xúc phân bố đều trên bề mặt làm việc của bạc khoảng 80 - 85% là đạt, nếu không đảm bảo ta tiến hành cạo bạc). d. Kiểm tra độ găng của bạc đầu to thanh truyền Hình 6.4: Kiểm tra độ căng của bạc bằng thiết bị chuyên dùng. - Lắp bạc vào ổ đỡ trên đồ gá kiểm tra độ găng, một đầu ép được dẫn động bằng khí nén sẽ nén bạc với một lực cần thiết (khoảng 1500 Kg), trên đầu ép gắn đồng hồ xo để kiểm tra độ găng của bạc so với mặt phẳng chuẩn của ổ. Khi đầu ép đi lên, một thanh đẩy lắp trên trục sẽ tì vào chốt đẩy bạc ra khỏi ổ. - Độ căng cần thiết: 0,1 - 0,3 mm. e. Kiểm tra khe hở giữa bạc đầu nhỏ thanh truyền với chốt Pit tông (Hình 6.11) - Dùng đồng hồ xo hoặc thước ống lồng để đo đường kính trong của bạc - Dùng pan me đo đường kính ngoài của chốt - Hiệu của hai kích thước trên ta được khe hở giữa bạc và chốt. 74
- + Khe hở tiêu chuẩn: 0,0045 - 0,0095 mm. f. Kiểm tra độ nhô cao của bạc (kiểm tra độ dôi của bạc): - Dùng đồng hồ xo đo chiều cao của một nửa bạc để xác định độ mòn của bạc Hình 6.5: Kiểm tra độ nhô cao của mép bạc + Khi mặt lưng hoặc hai bên mép bạc bị mòn độ cao(Hình 9.8). +Nếu a nhỏ quá làm giảm độ dôi của nó trong ổ đặt. +Nếu a < 0,06 mm của giá trị cho phép ta phải căn lưng bạc, hoặc thêm (bớt)đệm kim loại 2 bên mép cạnh bạc. - Lắp bạc vào ổ và xiết bulông biên đúng lực quy định rồi nới lỏng một bên dùng căn lá đo khe hở của nó. + Độ dôi thông thường: Động cơ Xăng: 0,12 -0,20mm Động cơ Điêzel: 0,2 - 0,22 mm. 3.Quy trình sửa chữa sai hỏng 3.1.Quy trình sửa chữa sai hỏng của thanh truyền 3.1.1.Nắn thanh truyền 75
- Hình 6.6. Nắn thanh truyền a.Nắn cong b.Nắn xoắn a.Nắn thanh truyền bị cong (a): Đánh dấu vị trí bị cong của thanh truyền và nắn lại bằng máy ép thủy lực. b.Nắn thanh truyền bị xoắn (b): Nắn lại (hai mỏ của thiết bị di chuyển ngược chiểu nhau ). c.Nắn thanh truyền vừa bị cong và xoắn tiến hành nắn xoắn rồi mới nắn cong. Chú ý: Sau mỗi lần nắn cần kiểm tra lại. -Nắn xong ủ thanh truyền ở nhiệt độ (400 - 500)oC trong khoảng 1giờ để khử ứng suất 3.1.2. Doa lỗ lắp chốt của đầu nhỏ thanh truyền a. Lỗ lắp bạc ắc (đầu nhỏ của biên) bị mòn cũng cần sửa chữa - Yêu cầu kỹ thuật sau sửa chữa: + Đảm bảo khoảng cách hai tâm của thanh truyền. + Đảm bảo đường kính đầu dưới ( đầu to) thanh truyền + Đảm bảo đường kính đầu trên (đầu nhỏ) thanh truyền( d). + Đảm bảo đường tâm của lỗ trên, lỗ dưới song song với nhau và thẳng góc với tâm trục của thanh truyền. + Bulông, đai ốc biên xiết đúng lực, không làm biến dạng. +Kiểm tra lại thanh truyền trên dụng cụ chuyên dùng . 3.1.3. Bảng thông số kỹ thuật độ cong, xoắn cho phép của thanh truyền: a.Loại động cơ: độ cong cho phép độ xoắncho phép TT Động cơ (mm) (mm) 1 Động cơ 0,04/100 chiều dài thân 0,06/100 Chiều dài thân điêzel Thanh truyền Thanhtruyền. 2 Động cơ 0,03/100 chiều dài thân 0,06/100 chiều dài thân xăng Thanh truyền Thanh truyền b.Loại xe ô tô + Độ cong cho phép TT Động cơ ôtô Độ cong cho phép Tôyota Mm 76
- 1 4A-F 0,05/100 2 4A-GE 0,03/100 3 2AZ-FE 0,05/100 - Độ xoắn cho phép: Động cơ Độ xoắn cho phép Tôyota (mm) 4A-F 0,05/100 4A-GE 0,05/100 2AZ-FE 0,15/100 3.2.Quy trình sửa chữa sai hỏng của bu lông thanh truyền: 3.3.Quy trình sửa chữa sai hỏng của bạc: Phương pháp kiểm tra, thay thê': - Dùng mắt quan sát, dùng thước cặp,chì kẹp để kiểm tra. -Bạc lót mòn ít thì căn lại, còn nếu mòn quá giới hạn cho phép thay mới.lỗ bạc c. Khe hở tiêu chuẩn giữa bạc đầu to thanh truyền với cổ trục biên : Khe hở giới hạn Khe hở lớn nhất chophép TT Động cơ ôtô (mm) (mm) 1 TÔYÔTA 0,02-0,05 0,01 2 MAZDA 0,03-0,049 0,08 d. Kiểm tra vết tiếp xúc bề mặt bạc : - Lau sạch dầu bôi trơn và cặn bẩn trên cổ trục khuỷu và bạc bằng giẻ lau. -Bôi một lớp bột màu mỏng lên cổ biên của trục khuỷu. - Lắpthanh truyền lên cổ biên trụckhuỷu (cổ và bạc làm thành bộ), xiết bulong đủ cân lực và quay khoảng 2 - 3 vòng thì dừng lại. - Tháo thanh truyền ra quan sát vết bột dính trên bề mặt bạc. - Nếu vết bột tiếp xúc phân bố đều trên bề mặt làm việc của bạc khoảng 80 - 85% là đạt, nếu không đảm bảo ta tiến hành cạo bạc). e. Kiểm tra độ găng của bạc đầu to thanh truyền 77
- Động cơ điêzel: 0,2 - 0,22 mm. Động cơ xăng: 0,2- 0,20 6.2. Sửa chữa: 6.2.1.Sửa chữa bề mặt tiếp xúc của bạc. a. Quy trình kiểm tra và cạo rà bạc đầu to thanh truyền : Bước công việc TT Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị : -Dao cạo bạc Cạnh sắc của dao phải Trục khuỷu, bạc cổ trục. chuyên dụng, đảm bảo đúng quy định. -Dưỡng đo, - Giẻ lau, - Bột mầu, - Cờlê lực, - Bộ dụng cụ sửa chữa. 2 Lắp trục khuỷu lên giá đỡ Giá đỡ đảm bảo vững chắc chuyên dùng trong quá trìnhlàm việc. 3 Lau sạch các cổ trụcvà bạc Giẻlau, Lau sạch bề mặt cổ trục đầu to thanh truyền, bạc trục Dầu nhờn và bạc. chính. sạch 4 Lắp thanh truyền và bạc mới Tuýp khẩu Xiết đúng lực quy định vào cổ trục làm việc, xiết của nhà sản xuất. bulong đầu to thanh truyền. 5 Quay thử để làm bột mầu Tay thợ, Vừa quay vừa xiết cho dính lên bề mặt bạc Dao cạo bạc. đủ lực cần thiết. 6 Tháo thanh truyền ra và quan Mắt thường - Nếu diện tích tiếp xúc sát vết mầu tiếp xúc trên bề của bột trên bề mặt bạc mặt của bạc. phân bố đều (80-85%) là đạt yêu cầu,không phải cạo. - Nếu không đạt phải cạo các vết bột mầu. Hình 9.9. Bề mặt tiếp xúc của bạc đầu to 7 Cạo bạc Dao cạo, bột Cạo bằng cạnh dao ,cạo mầu, giẻ sạch theo cung tròn, không tạo nên vết vấp trên bề mặt bạc 8 Cạo nhiều lần Vừa cạo vừa kiểm tra 78
- đến khi các vết tiếp xúc trên mặt bạc bám đều và đạt diện tích tiếp xúc đã quy định. 9 Kiểm tra chất lượng cạo bạc Kiểm tra bằng cách để nghiêng thanhtruyền 1góc 45oso với phương thẳng đứng,thanh truyền phải quay qua phương thẳng đứng phía dưới một góc nhỏ (khoảng 20o) là được. b. Quy trịnh kiểm tra và cạo bạc đầu nhỏ thanh truyền : Bước công việc TT Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị: Dao cạo chuyên Bạc đầu nhỏ phải có -Thanh truyền,bạc đầu nhỏ dùng, êtô, trục độ dôi so với lỗ bạc mới bậc, dao doa của đầu nhỏ thanh bạc, giẻ lau. truyền: 0,12-0,2 mm. 2 Đóng bạc cũ ra khỏi đầu nhỏ Trục bậc - Ép đều lực để bạc ra đều,ép bạc mới cũng làm tương tự. - Kiểm tra và ép bạc sao cho lỗ bạc phải trùng với lỗ dầu bôi trơn của đầu nhỏ thanh truyền. Hình 9.10: Lấy bạc cũ 3 Doa bạc Dao doa, dao Doa trước sau đó mới cạo 3 cạnh. cạobạc 4 Đóng nhẹ ắc vào bạc Búa cao su,cán Quan sát vết tiếp xúc gỗ giữa ắc với bạc rồi mới tiến hành cạo. 5 Vừa cạo vừa kiểm tra vệt Dao doa, dao Bạc cạo xong phải tiếp xúc trên bạc cạo đảm bảo khe hở đạt: 0,00450-0095mm. 6 -Bôi dầu bôi trơn vào bạc và Ê tô, dầu bôi -Diện tích bề mặt tiếp chốt (ắc), lắp chốt vào bạc, trơn xúc của bạc với chốt 79
- và kẹp 2 đầu chốt vào ê tô phải đạt = 80- 85% . hoặc dùng tay, nâng thanh -Thả nhẹ tay để thanh truyền tự hạ xuống từ từ là đạt yêu cầu (a). -Khi luộc Pít tông. xong, dùng tay ấn chốt vào lỗ Pít ông(b) thấy chốt vào và nặng tay là được truyền lên một góc 45o Hình 9.11: Kiểm tra độ chặt của chốt và bạcđầu nhỏ 6.2.2. Mặt lắp ghép của bạc: a. Nếu lớp hợp kim chống ma sát tráng trên cốt thép còn độ dầy (0,50 : 0,70) mm thì sử dụng nguyên liệu này để gia công cho các cổ trục cơ tương ứng. - Nếu dùng bạc cũ là nguyên liệu cần đạt các yêu cầu: Lớp hợp kim chống ma sát còn đủ độ dầy, không tróc xước, độ dầy bạc đỡ đủ yêu cầu. - Bạc cổ biên có cỡ bạc sửa chữa P1, P2 ,P3 và P4 cần phải mài cổ trục có kích thước tương ứng. 7. Thực hành sửa chữa thanh truyền và bạc lót thanh truyền: - Kiểm tra và thực nghiệm sửa chữa các hư hỏng của thanh truyền. - Kiểm tra và thực hành sửa chữa, , cạo bạc đầu to, đầu nhỏ thanh truyền. - Cơ sở thực hành là các xưởng sửa chữa ôtô cố đầy đủ trang thiết bị, đồ nghề, và động cơ ôtô cần sửa chữa 80
- Tổng giờ Thời gian BÀI 7 ( h) Lý thuyết Thực hành SỬA CHỮA NHÓM 15 3 12 TRỤC KHUỶU MỤC TIÊU Học xong bài này, học viên có khả năng : - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa nhóm trục khuỷu. - Kiểm tra, bảo dưỡng được nhóm trục khuỷu đúng phương pháp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, và đảm bảo an toàn -chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô -Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận,tỉ mỉ của học viên. NỘI DUNG 1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu: 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng : TT Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân 1 Bề mặt làm việc của các cổ trục, cổ Dầu có nhiều cặn bẩn,có cát rà lẫn biên bị xước, bị mòn thành gờ. trong dầu,thiếu dầu bôi trơn,độ nhớt của dầu kém. 2 Các vị trí lắp ghép của cổ trục, cổ a.Do ma sát giữa bạc và cổ trụclớn, biên bị mòn côn, mòn méo,làm tăng thiếu dầu bôi trơn, dầu quá bẩn khe hở lắp ghép,làm giảm áp suất dầu b.Do làm việc lâu ngày, lâu không bôi trơn,gây va đập khi làm việc. bảo dưỡng. c.Do chịu nhiều lực và lực thay đổi theo chu kỳ. 3 Bề mặt làm việc của bạcbị tróc rỗ, a. Do thiếu dầu bôi trơn, chất lượng cháy,làm các chi tiết mài mòn nhanh dầu kém, khe hở giữa bạc và trục nhỏ hơn quy định. b.Tắc đường dầu bôi trơn. 4 Lớp kim loại trên bề mặt trục bị cháy, a.Khe hở lắp ghép giữa trụcvà bạc làm giảm tuổi thọ của trục và bạc. nhỏ hơn quy định. b.Tắc thiếu dầu bôi trơn c.Lỗi do chế tạo. 81
- 5 Cổ trục bị cong, xoắn, píston chuyển a.Nước lọt vào buồng đốt, bị kích động lệch trong xilanh gây nên mòn nổ côn, méo cho xilanh và Píston. b.Do tháo, lắp không đúng kỹ thuật. c.Có sự cố của Pít tông, thanh truyền. 6 Tắc dường dầu bôi trơn làm các cổ a.Trong dầu có nhiều tạp chất, bẩn trục, bạc mòn nhanh,hoặc gây bó bạc b. Lâu không bảo dưỡng, không do thiếu dầu bôi trơn. thông, rửa đường dầu. 7 Nứt, gẫy trục khuyủ làm hỏng động a.Do xẩy ra hiện tượng kích nổ cơ b. Có sự cố của Piston ,thanh truyền, lọt nước vào buồng đốt a.Do lỗi chế tạo b. Do lần sửa chữa trước làm sai. 2.2. Phương pháp kiểm tra,sửa chữa và thay thê' Trục khuỷu : TT Bước công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Kiểm tra a Công việc chuẩn bị trước khi Giẻ sạch, kiểm tra. Bàn -Lau sạch các bộ phận của trục tháo lắp, -Không làm hư hỏng các bề mặt Trục làm việc. khuỷu. b Kiểm tra đường dầu bôi trơn Dầurửa, Thông rửa bằng dầu Khí nến điêzel,hoặc dung dịch rửa,sau đó thổi thông bằng khí nén có áp lực cao. c Kiểm tra sửa chữa sơ bộ Mắt Xem xét kỹ các bề mặt làm thường việc d Kiểm tra khe hở dầu cổ trục Chì kẹp, a.Tháo các bu long giữ nắp chính và cổ trục biên dụngcụ các cổ trục tháolắp, b. Dặt miếng chì váo trên mặt Thước bạc cặp c. Lắp các nắp cổ trục và xiết (panme bulong đúng lực quy định đo ngoài) d. Tháo nắp ra và đo chiều dày miến chì và kết luận kích thước khe hở dầu. e. Khe hở dầu quy định cho cổ trục chính thông thường trên xe 82
- +Khe hở tiêu chuẩn:0,020,06mm (Khe hở lớn nhất =0,08mm) Hình 10.2: Khe hở dầu cổ chính +Khe hở dầu quy định cho cổ (c), khe hở dầu cổ biên (d) trục biên thông thường là : +Khe hở tiêu chuẩn: 0,0150,04mm (ma x = 0,06-0,1mm ) e Kiểm tra khe hở ngang thanh Căn lá a. Nếu khe hở lớn quá lắc truyền: thanh truyền sẽ có độ rơ ngang. b. Khe hở nhỏ quá quy định, lắc thanh truyền sẽ bị chặt cứng. Cả 2 trường hợp trên đều phải sửa chữa +Khe hở tiêu chuẩn : 0,15-0,36mm +Khe hở cho phép lớn nhất: 0,30 -0,362mm Hình 10.3: khe hở ngang - Lắp thanh truyền, đặt đầu to vào cổ trục làm việc - Xiết bu long đúng đủ cân lực quy định - Lùa căn lá có kích thước tiêu chuẩn vào khe hở cạnh giữa mép đầu to với má khuỷu và so kích thước rồi quyết định -Dùng đồng hồ so đo ngoài. Khi lắc đầu to sang phải, trái,kim đồng hồ xê dịch, hiệu của 2 số chính là khe hở ngang. f Kiểm tra độ côn, ô van, của cổ Đồng hồ -Mỗi cổ đo ở 2 vị trí và cách chính và cổ biên : So má khuỷu 2mm. đo ngoài, + Độ côn: Tính bằng hiệu của hoặc 2 đường kính vuông góc đã đo Panme trên cùng 1 mặt phẳng dọc đo ngoài trục + Độ ôvan: Tính bằng hiệu của 2 đường kính đo ở 2 vị trí trên cùng một mặt phẳng Hình 10.4: Đo độ côn, độ méo + Độ, côn và ôvan cho phép 83
- trên một số động cơ thông dụng : Từ 0,03-0,06mm. g Kiểm tra độ cong, xoắn của trục Đồng hồ -Độ cong : khuỷu : So đo Trị số lớn nhất- trị số nhỏ Ngoài, nhất. Mũitâm -Độ xoắn: máy tiện, Trị số lớn nhất(cổ1) -trị số Khối V. nhỏ nhất(cổ 2). +Độ cong, xoắn cho phép <0,01mm/100mm chiều dài trục khuỷu. Hình 10.5a .Đo độ cong. Hình 10.5b Đođộxoắn -Đặt trục khuỷu lên giá đỡ V, hoặc2 mũi tâm của máy tiện. -Tỳ đầu đo của đồng hồ so vào mặt cổ trục cần đo (đo độ cong). - Quay nhẹ trục khuỷu 1-2 vòng và tìm đọc trị số báo trên đồng hồ (tại vị trí có trị số lớn nhất và nhỏ nhất). - Đo tại 2 cổ biên gần nhau và cùng phương (đo độ xoắn). h Kiểm tra độ rơ dọc trục khuỷu. đồng hồ -Độ rơ dọc trục : sođo Trị số max-min ngoài, Độ rơ dọc tiêu chuẩn: Đòn bẩy 0,02-0,024(mm) Độ rơ dọc lớn nhất cho phép: 84
- 0,30(mm) Hình.10.6. Kiểm tra độ rơ dọc trục. - Đặt đầu đo của đồng hồ so tỳ vào đầu trục của trục khuỷu. - Dùng đòn bẩy đẩy trục dịch sang phải, sang trái(tỳ vào má khuỷu). -Trục xê dịch sẽ báo trị số trên đồng hồ so. 2.3. Sửa chữa. 2.3.1. Hàn đắp, phay lại các rãnh then, bánh răng trục khuỷu. a. Các rãnh then bị mòn có thể hàn đắp lại vị trí sứt mẻ rồi gia công lại theo kích thước ban đầu. b. Bánh răng trục khuỷu bị mòn hay sứt mẻ cũng có thể sửachữa bằng phương pháp hàn đắp rồi gia công lại theo kích thước ban đầu hoặc có thể thay mới. 2.3.2.Mài cổ trục, cổ biên bị mòn. a. Mài cổ trục cơ: Thông thường mài cổ chính trước, khắc phục hết độ cong, độ xoắn, xước.v.v đến kích thước sửa chữa thích hợp, rồi mới mài cổ biên. + Bước1: -Mài cổ Chính: Trục cơ lắp trên 2 mâm cặp sao cho tâm cổ chính trùngvới tâm máy mài , bảo đảm độ chính xác trùng tâm, cho phép sai số = (0,02 . 0,03 mm )đối với cổ chính đầu và cuối, thứ tự mài tiếp theo các cổ chính 3 - 2 - 4 - 1 - 5. +Bước 2: - Mài cổ biên: Muốn mài cổ biên phải dịch chuyển trục cơ khỏi tâm máy mài một khoảng bằng bán kính tay quay R để cổ biên trùng với tâm máy (00). Như vậy máy mài mất cân bằng phải lắp các đối trọng để cân bằng máy. Sau khi mài xong cổ biên 2, 3 thì mới nới lỏng mâm cặp, quay trục cơ 1800 để cổ biên 1, 4 trùng tâm máy,và mài tiếp (đối với động cơ 4 xi lanh). - Động cơ 6 xilanh sau khi mài cổ biên 1, 6, quay trục cơ 1200, mài cổ biên 2 và 5 rồi quay trục cơ 1200 nữa rồi mài cổ biên 3, 4. + Bước 3: Kỹ thuật mài. - Lần thứ nhất mài hết độ côn, độ ô van và hết vết xước: - Lần hai mài đúng kích thước sửa chữa các cổ trục chính cùng kích thước ,vừa mài vừa tưới dung dịch làm mát để tăng dộ bóng của cổ trục và giảm nhiệt độ khi mài. Dung dịch làm mát có thể là nước xà phòng pha 500gam xà phòng bột / 20 lít nước . 85
- - Quy định mài trục cơ: +Số vòng quay của đá mài: (600 - 900) vòng/phút. +Vận tốc tiếp tuyến khi mài cổ chính: (18 - 20) m/s. +Vận tốc tiếp tuyến khi mài cổ biên: (10- 12) m/s. + Bước tiến của đá mài: (0,005 : 0,010) mm/vòng. - Lần mài tinh sau cùng không cho đá mài ăn sâu vào chi tiết., b.Yêu cầu kỹ thuật với trục cơ khi mài xong. - Cổ trục có độ côn, độ ô van ít hơn 0,02mm. - Các tâm cổ chính cùng trên 1 đường thẳng, các tâm cổ biên (1, 4 hoặc 2, 3) cùng nằm trên một đường thẳng và song song với tâm cổ chính. - Độ bóng bề mặt cổ trục sau mài đạt 7 - 8. - Các cổ chính cùng một kích thước sửa chữa, các cổ biên cùng một kích thước. - Không thay đổi bán kính tay quay. +Động cơ điêzel cho phép sai lệch (0,30 mm), +Động cơ xăng là (+ 0,10 mm). +Để ít ảnh hưởng tới tỷsố nén của động cơ và bảo đảm góc lượn của trục khuỷu. 2.3.3. Nắn trục khuỷu bị cong xoắn. a. Nắn trục bị cong. - Để Trục khuỷu có độ cong lên phía trên, dùng máy ép thủy lực có lực ép 400 kN, nắn trục cong vượt quá đường tâm trục cơ 10 lần độ cong (10) ,sau đó quay trục cơ 1800 và nắn thẳng lại rồi gia công nhiệt. - Để khử nội lực khi nắn xong cần gia công nhiệt lại. b. Sửa chữa trục cơ có độ cong xoắn nhỏ: - Bằng phương pháp mài “nhảy” cốt để đến khi khắc phục chế độ cong xoắn, hết mòn xước. - Cho phép vết xước tròn sau khi mài xong còn lại trên cổ trục cơ không quá 1/5 chu vi đường kính cổ trục và độ sâu ít hơn (0,10 - 0,20) mm. c. Sửa chữa trục cơ bị gẫy -Trục cơ bị gẫy tại nhiều vị trí khác nhau: + Nếu bị gẫy ở má trục cơ thì việc hàn nối ít có hiệu quả +Có thể dùng phương pháp hàn bằng dòng điện một chiều, cường độ dòng điện hàn (180 -200A ).đường kính que hàn 4 mm. Loại que hàn hợp kim Việt - Đức (chịu mòn, có độbền cơ học cao). + Mài lại cổ trục theo yêu cầu của bạc: (không cần nhiệt luyện lại cổ trục cơ) -Thay phớt chắn dầu cổ trục, tiện láng mặt bích lắp bánh đà bị vênh. - Các phớt chắn dầu sử dụng lâu ngày bị biến cứng, hoặc do tháo lắp bị hỏng thì phải thay mới. - Khi mặt bích của trục khuỷu lắp với bánh đà mà bị vênh thì cần phải tiện láng lại cho phẳng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa bánh đà 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng : 86
- TT Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân 1 Khởi động động cơ có tiếng kêu Do vành răng bị sứt mẻ 1 số răng. 2 Lyhợp hay bị trượt khi làm việc Do bề mặt làm việc của bánh đà bị xước, cháy rỗ,do tác động của đinh tán lá Ly hợp mòn nhô cao. 3 Rạn nứt bánh đà Do chất lượng của vật liệu chế tạo ,do quá trình chế tạo chi tiết. 4 Chai cứng bề mặt tiếp xúc của bánh Do phát sinh nhiệt khi làm việc,hoặc do đà với ly hợp. trượt ly hợp. 5 Bánh đà bị đảo khi quay ,gây ra Do lắp ghép không đảm bảo yêu cầu kỹ rung giật khi làm việc, làm việc thuật không êm dịu 6 Bề mặt làm việc của bánh đà bị Bánh đà bị đảo,vênh bề mặt do lắp không mòn không đều, mòn thành gờ. đúng kỹ thuật. 2.2. Phương pháp kiểm tra, thay thế - Vành răng mòn, sứt, mẻ ,bề mặt làm việc của bánh đà bị cào xước,cháy rỗ kiểm tra bằng mắt thường. - Bánh đà bị đảo kiểm tra bằng phương pháp dùng đồng hồ so. - Bề mặt bánh đà bị mòn không đều kiểm tra bằng bàn máp 2.3. Kiểm tra và sửa chữa bánh đà 2.3.1. Hư hỏng của bánh đà: -Vành răng mòn, sứt mẻ. - Bề mặt bị cào xước, cháy rỗ.,bị chai cứng bề mặt làm việc - Bánh đà bị đảo bề mặt ,bánh đà bị mòn không đều bề mặt làm việc với lyhợp. 2.3.2. Sửa chữa a. Sửa chữa các vết cào xước, cháy rỗ, rạn nứt trên bánh đà: - Dùng giấy giáp đánh lại các vết cháy rỗ, cào xước nếu các vết đó nhỏvà nông. - Nếu các vết cào, xước, cháy rỗ lớn ta có thể đưa bánh đà đi láng lại trên máy tiện. b. Bề mặt Bánh đà bị dính dầu: Nếu bị dính dầu thì có thể dùng chất tẩy rửa làm sạch bề mặt làm việc của bánh đà. c. Sửa chữa vành răng trên bánh đà : 87
- - Nếu vành răng bị mòn hoặc bị vỡ phần vào khớp của bánh răng thì ta có thể nung nóng bánh đà ,khi lắp cũng phải nung nóng vành răng trước khi lắp vào thân với nhiệt độ từ : 2000c- 5000c để ép vành răng ra và quay ngược vành răng1800 và lắp lại vành răng với bánh đà(khi lắp phải nung nóng vành răng trước khi lắp vào thân bánh đà.) - Nếu hư hỏng lớn thì ta cũng ép vành răng ra và thay mới d. Sửa chữa độ đảo của bánh đà: Hình 11.3. kiểm tra độ đảo -Tỳ đầu đo của đồng hồ so đo ngoài vao bề mặt làm việc của bánh đà, xoay bánh đà từ 1-2 vòng. - Trị số lớn nhất đo được – trị số nhỏ nhất = độ đảo của bánh đà - Nếu bánh đà bị đảo thì ta có thể đưa bánh đà đi tiện láng lại trên máy tiện. 3.Tháo lắp cụm chi tiết chuyển động: Bảng trình tự tháo TT Bước công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Công tác chuẩn bị và làm sạch chi Trước và sau khi tháo thanh tiết (tháo các chi tiết liên quan truyền và Piston,các chi tiết theo quy trình riêng).tháo nắp phải được vệ sinh sạch. máy,đáy dầu,cho động cơ nằm nghiêng trên bàn tháo lắp. 2 Quay trục khuỷu cho cổ trục có Tay quay cụm chi tiết định tháo xuống đến ĐCD 3 Tháo nửa dưới nắp đầu to thanh Khẩu 14.17 Nới đều lực cho các bulong. truyền Cân lực lấy nắp đầu to ra ngoài. 4 Lấy cụm thanh truyền và Piston ra Thanh gỗ Đẩy ngược thanh truyền và Piston lên phía trên mặt máy, 88
- lấy cả cụm ra ngoài, lắp trả bạc vào đầu to thanh truyền. 5 Đánh dấu cụm chi tiết theo thứ tự Chấm dấu Để cụm chi tiết theo thứ tự. vị trí làm việc 6 Tháo rời cụm thanh truyền, Piston a Chuẩn bị điều kiện và làm sạch Dầu rửa, Chi tiết phải được làm vệ sinh chi tiết Giẻlau, sạch sẽ. Khayđựng b Tháo vòng găng ra khỏi rãnh Kìm chuyên Tháo theo thứ tự, không làm Piston: dùng. gãy vòng găng. . Hình.12.1a.Tháo vònggăng. c Tháo vòng chặn ắc Pít tông Kìm phanh Không làm hỏng ,mất vòng hãm d Luộc Pít tông trong dầu điêzel Dụng cụ Nhiệt độ dầu đun (hoặc nước nóng) chuyên khoảng =100oc dùng, Dầu điêzel e Gá Pít tôngvà thanh truyền lên Đồ gá, Đóng ắc ra nhanh và đều lực, êtô và tháo ắc ra khỏi Pít tôngvà Dụng cụ ép lực đóng rứt khoát và đủ lực. đầu nhỏ thanh truyền 7 Làm vệ sinh công nghiệp cụm chi Dầu rửa, Làm sạch muội than, thông tiết Khay đựng, rửa đường dẫn dầu và đánh giẻ sạch dáu tránh nhầm lẫn vị trí cụm chi tiết. 8 Sửa chữa cụm chi tiết 89
- a Sửa chữa các vết xước, nứt, rỗ cổ Giấy nhám, -Dùng giấy nhám đánh nhẹ trục chính, cổ biên Dụng cụ (nếu vết nhỏ). chuyên dùng - Nếu vết lớn phải cạo rà lại hoặc hạ cốt cổ trục cổ biên theo kích thước quy định. (hạ một cốt =0,25mm) -Sau sửa chữa phải đạt các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc. b Sửa chữa bạc Dao cạo, - Nếu khe hở >0,07mm thì hạ Bột mầu tấm căn mép bạc, hoặc căn lưng bạc - Thay bạc mới khi không thực hiện được các phương pháp sửa chữa trên.(khe hở tiêu chuẩn = 0,03-0,07mm). c Thay Vòng găng Kìm tháo - Chỉ thay khi bảo dưỡng định chuyên kỹ hoặc đại tu. dùng -Chọn đúng cốt làm việc, làm sạch và lắp đúng chiều, đúng vị trí vòng găng trên rãnh Pít tông. d Điều chỉnh khe hở dầu ( giữa bạc Pan me đo Tháo ổ đỡ tục, đặt chì vào mặt và cổ trục ,cổ biên) ngoài, bạc, nắp ổ trục lại và xiết miếng chì, bulong đủ lực. Tháo ra và đo Dụngcụ chiều dầy miếng chì, chính là tháo lắp. khe hở dầu giữa bạc và cổtrục. Khe hở cho phép <0,07mm. -Nếu quá quy định thì làm như công việc (b) 9 Lắp bộ phận chuyển động Quy trình lắp làm ngược lại quy trình tháo. a Chọn vòng găng - Khe hở miệng: 0,25-0,60mm - Khe hở chiều cao: 0,05-0,08mm Với loại xéc măng khí: - Khe hở chiều cao: 90
- 0,047-0,067mm với loại xéc măng dầu. - Khe hở lưng không có vệt sáng khi kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng. - Đàn tính của Vòng găng: 0,2mm b Lắp vòng găng vào Pít tông Kìm chuyên - Lắp theo thứ tự: dùng -Vòng găng dầu, vòng găng khí thứ 2, Vòng găng khí mạ crôm (từ dưới lên). -Vòng có tiết diện hình côn, đáy nhỏ hướng lên trên - Vòng có cạnh vát ngoài hướng xuống dưới - Vòng có cạnh vát trong hướng lên trên - Vòng găng dầu có mặt lõm hướng xuống dưới. Hình 12.1b. Lắp Vòng Găng vào Pít tông c Lắp cụm thanh truyền, Pít tông Dụng cụ - Lắp theo đúng kí hiệu có - Lắp chốt vào đầu nhỏ thanh chuyên trước khi tháo: truyền dùng + Lắp lỗ dầu, và chiều của vấu - Lắp chốt và đầu nhỏ vào bệ chốt định vị đúng vị trí, lỗ dầu Pít tông, lắp vòng chặn 2 bên lỗ không bị lệch so với lỗ trên chốt. đầu nhỏ thanh truyền. - Lỗ dầu, rãnh cắt nhiên liệu trên thanh truyền phải đúng hướng theo quy định của nhà chế tạo - Các động cơ hiện nay lỗ chốt Piston làm lệch sang trái (lệch với tâm của pít tông): 1,5-1,6mm, theo hướng chuyển động của Pít tôngcùng với chiều quay của động cơ. 91
- d Lắp cụm Piston,thanh truyền vào Kìmlắp - Khi đóng cụm Pít thân máy. Vònggăng, tôngxuống, không làm xoay - Làm sạch chi tiết và bôi một ít Búa cán gỗ, miệng các vòng găng đã chia. dầu bôi trơn vào các chi tiết cần tay quay - Đẩy cụm chi tiết xuống đúng lắp vị trí, kết hợp dùng tay chỉnh - Quay trục cơ cho cổ biên định cho đầu thanh truyền vào khít lắp xuống ĐCD với cổ trục. - Tháo nửa đầu to thanh truyền,. -Vừa xiết bulong vừa quay - Dùng vam bó vòng găng vào trục để kiểm tra chất lượng rãnh Pít tông(chia sẵn miệng theo mối lắp. vị trí làm việc). -Không làm mất phanh chống tuột bulong. Hình 12.2. Chia miệng vòng găng. - Đưa cụm chi tiết vào xilanh từ trên xuống kết hợp gõ nhẹ đỉnh Piston đẩy cụm chi tiết xuống đúng vị trí - Lắp nửa đầu to thanh truyền vào và xiết chặt lực theo quy định,kết hợp quay trục cơ thấy nhẹ , không rơ lỏng là được. e Lắp bạc vào ổ trục chính,bạc đầu nhỏ vào thanh truyền phải chú ý để lỗ dầu trùng nhau, vấu định vị vào khớp với ổ đỡ, f -Lắp căn chỉnh độ rơ dọc trục Dụngcụ sửa -Lắp vào ổ đỡ chính thứ 3, -lắp các ổ đỡ trục khuỷu vào theo chữa rãnh dầu ở cạnh mặt ngoài vị trí và xiết bulong giữ theo lực - Không làm mất phanh chống quy định . tuột bu long giữ ổ trục -Xiết bulong theo thứ tự các Số như hình 12.3. 92
- Hình 12.3 : thứ tự xiết bu lông ổ trục khuỷu 10 Lắp bánh đàvới đuôi trục khuỷu Dụngcụ sửa -Bánh đà sau khi đã kiểm tra chữa và sửa chữa xong, đưa vào với mặt bích đuôi trục khuỷu và xiết đủ lực theo quy định (F=912kG.m), không làm mất phanh giữ bu long. 4.Yêu cầu kỹ thuật sau sửa chữa của các chi tiết chuyển động: TT Chi tiết Khe hở tiêu chuẩn theo quy định, độ cong ,xoắn, côn, méo của các chi tiết(mm) 1 Khe hở giữa piston - Pistonsản xuất theo tiêu chuẩn việt nam: 0,06-0,08 và xilanh - Piston do nước ngoài sản xuất : 0,03 - 0,05 2 Khe hở miệng vòng găng Động cơ xăng: +Vòng găng thứ 1: 0,3 -0,4 +Các vòng găng khác : 0,1-0,2 Động cơ điêzel : 0,1- 0,4 3 Thanh truyền - Độ cong,xoắn cho phép <0,03- 0,06/100mm - Độ côn, ô van lỗ dầu nhỏ và đầu to <0,01- 0,02 - Sai lệch trọng lượng giữa các thanh truyền trong một động cơ : =15 gram. 4 Trục khuỷu. - Mòn côn, ô van cổ trục :< 0,01-0,02. - Độ cong cho phép : < 0,02-0,03 - Độ đảo mặt bích lắp bánh đà <0,05 - Khe hở dầu giữa bạc và cổ trục : + Bạc của việt nam : 0,04 -0,08 + Bạc của nước ngoài :0,03-0,05 5 Chốt Pít tông -Khe hở giữa chốt và bệ chốt (lắp bơi ):0,005-0,01. 93
- 5. Quy trình : Tháo (lắp) thân máy, nắp máy, đáy dầu và nhóm cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, Pít tông, xéc măng của động cơ Tôyôta - 3A.( là loại động cơ 4 xi lanh thẳng hàng) 5.1. Quy trình tháo : TT Bước công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Các công việc chuẩn bị trước Bộ dụng cụ khi tháo rời. sửa chữa, khay đựng, Bàn tháo lắp, giẻ sạch 2 Xả nước làm mát Khay đựng Mở van xả đường nước, và nước, Kìm, đựng nước vào chậu. Cờlê dẹt 14. 3 Xả dầu bôi trơn Choòng 17, - Vặn đúng chiều của bulong Thùng đựng ren trái (không làm cháy ren vì dầu vặn ngược chiều ren). - Xả dầu vào thùng đựng. 4 Tháo bộ dây điện cao áp và Kìm, Tuốc nơ Đặt riêng một nơi. bộ chia điện vít, Choòng 14. Khay đựng. 5 Tháo đường ống dẫn nước Kìm, tuốc nơ vít 6 Tháo đường dẫn xăng, bơm Kìm, Không làm bẹp ống, làm hỏng xăng Cờlê dẹt 12-14 gioăng, làm cháy ren đầu nối ống dẫn xăng. 7 -Tháo hộp che dây đai, Choòng10.12, Không làm hỏng đai, nhớ dấu tháo đai truyền động cam 17, khẩu 24, đặt cam trên 2 bánh răng cam trục cam và phải xem dấu trên Vam rút 3 và trục khuỷu. bánh răng cam,bánh răng trục càng. cơ. -Tháo bầu hút dầu, tháo khớp dẫn động quạt gió, bánh đai bơm nước. -Tháo máy phát điện, tháo bánh đai đầu Trục khuỷu. 8 Tháo giàn xupáp, Choòng 10-12 Tháo theo thứ tự Trục cam 9 Tháo nắp máy lấy gioăng nắp Khẩu 14 Tháo bulong phía đầu nắp máy máy ra. trước và tháo theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, nới đều các 94
- bulong và nới đối xứng. 10 Tháo đáy dầu Khẩu 14 -Nới đều các bulong và nới đối xứng. - Không làm rách đệm . 11 Tháo bánh đà Khẩu 17 Nới đều Bulông. 12 Tháo tấm che vách sau, giá Choòng 13 đỡ phớt chắn dầu 13 Tháo nắp đầu to thanh Khẩu 14 -Nếu chưa có dấu phải đánh truyền dấu thứ tự các thanh truyền trước khi tháo. -Tháolầnlượt các thanhtruyền, không làm mất các phanh giữ bulong. 14 Lấy cụm Pít tông ,thanh Búa ,cây gỗ -Dùng cán gỗ đẩy vào nửa đầu truyền ra khỏi xilanh to thanh truyền đưa cả cụm ra ngoài. 15 Tháo nắp giữ cổtrụcchính Khẩu 17 -Không làm lẫn bạc cổ trục, bạc cổ trục,căn chỉnh độ đánh dấu thứ tự các nắp dịch dọc trục ra ngoài cổtrục, nới đều các bulong. 16 Lấytrục khuỷu ra khỏi Cơ cấu nâng -Không làm hỏng bề mặt các thân động cơ cổ trục. -Đặt thẳng đứng trục 17 Tháo vòng găng ra khỏi Kìm Tháo ra và để theo Piston. Píston chuyêndùng 18 Tháo chốt Piston, lấy Kìm gắp phanh, Làm nóng Piston đến nhiệt độ thanh truyền ra khỏi Búa nguội, 80-100o, nếu khó đóng chốt ra Piston Dụng cụ làm nóng phải làm lại, và không làm mất Piston vòng phanh chặn chốt. 5.2. Quy trình lắp : Làm ngược lại với quy trình tháo. -Làm sạch các chi tiết trước khi lắp. -Trong quá trình lắp cần chú ý các thông số kỹ thuật của nhà chế tạo -Kiểm tra các mối ghép trước khi lắp vào động cơ, vừa lắp vừa thử lại tình trạng mối ghép. -Xiết bulong,đai ốc phải đúng quy định về cân lực,về số lần xiết (xiết nguội). Sau khi cho động cơ nổ, phải xiết lại lần nữa theo quy định của nhà sản xuất. 95
- 6. Bảng quy định mô men xiết bu lông, đai ốc theo nhà sản xuất. Mối ghép giữa các chi tiết Mômen siết TT KG/cm Nm 1 Van xả nước làm mát. 150 15 2 Bulông giữ bơm xăng. 200 20 3 Nút xả dầu ,đáy dầu. 250 25 4 Các đường ống dẫn xăng. 200 20 5 Trục cam và bánh răng dẫn động, 750 75 bộ chia điện. 6 Bulong tăng đai 210 21 7 Thân máy, nắp máy: - Lần 1 250 25 - Lần 2 150 15 - Lần 3 Xoay 90o Xoay 90o 8 Bầu lọc dầu - Bu lông 185 18,5 - Đai ốc 200 20 9 Khớp nối dẫn động ,quạt gió. 120 12 10 Bulong giữ bánh đai bơm nước. 210 21 11 Giá đỡ, máy phát điện. 600 60 12 Bulong giữ cổ chính trục khuỷu với thân động cơ - Lần 1 1500 150 - Lần 2 1000 100 - Lần 3 Xoay 90o Xoay 90o 13 Nắp hộp đai cam. 200 20 96
- 14 Bulong giữ bánh đà với đuôi trục cơ . 900 90 15 Tấm vách sau thân máy. 200 20 16 Giá phớt chắn dầu trên thân máy. 200 20 17 Bulong đầu to thanh truyền: - Lần 1 200 20 - Lần 2 100 10 - Lần 3 xoay 90o Xoay 90o 18 Bulong giàn trục đòn gánh xupáp: 900 90 - Lần 1 600 60 - Lần 2 300 30 - Lần 3 xoay 90o Xoay 90o Hình 12.4. Quy định lực xiết thêm cho Nắp máy 7. Thực hành tháo lắp sửa chữa động cơ: - Thực tập thực hành tháo lắpvà thực hành sửa chữa tại các xưởng sửa chữa ôtô có đủ điều kiện về trang thiết bị và mặt bằng xưởng - Thực tập dưới sự kèm cặp của thợ bậc cao. 97
- MỤC LỤC TT TÊN BÀI TRANG 1 Tháo lắp, nhận dạng bộ phận cố định và 3 cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 2 Bảo dưỡng bộ phận cố định và cơ cấu 29. Trục khuỷu thanh truyền. 3 Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ. 32 4 Sửa chữa xi lanh 39 5 Sửa chữa nhóm pít tông 49 6 Sửa chữa nhóm thanh truyền 62 7 Sửa chữa nhóm trục khuỷu 78. 98
- TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Nguyễn Oanh Kỹ thuật sửa chữa ôtô và NXB- GTVT 2008 động cơ ô tô hiện đại. 2.Nguyễn Tất Tiến Đỗ Xuân Kính Giáo trình kỹ thuật Sửa chữa ô tô máy nổ NXB Giáo dục 2009 3.Trịnh Văn Đại Ninh Văn Hoàn Lê Đức Miện Cấu tạo và sửa chữa động cơ NXB Lao động và xã hội 2007 Ôtô, xe máy Nguyễn Quốc Việt Động cơ đốt trong và NXB Hà Nội 2005 Máy kéo nông nghiệp (tập 1,2,3) 99