Giáo tình Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học

pdf 58 trang ngocly 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo tình Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_tinh_thuc_hanh_thi_nghiem_phuong_phap_day_hoc.pdf

Nội dung text: Giáo tình Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM # " KHOA HÓA THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỊNH VĂN BIỀU Tp. Hồ Chí Minh - 2001 5
  2. THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Trịnh Văn Biều (Chủ biên) Thạc sĩ Trang Thị Lân Thạc sĩ Vũ Thị Thơ Thạc sĩ Trần Thị Vân LƯU HÀNH NỘI BỘ * 2001 * 6
  3. MỤC LỤC • Mục lục 03 • Lời giới thiệu 04 Chương 1 : THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PPDHHH 05 1. Vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hoá học 05 2. Phân loại thí nghiệm 06 3. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học 06 4. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thí nghiệm phần thực hành PPDHH8 5. Hệ thống các thí nghiệm trong phần thực hành PPDHHH 10 Chương 2 : RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC TRONG CÁC BUỔI THỰC HÀNH LLDHHH 15 1. Mục đích các giờ thí nghiệm thực hành LLDHHH 15 2. Yêu cầu rèn luyện các kỹ năng dạy học chủ yếu: nói, vết bảng, biểu diễn thí nghiệm 15 3. Quy trình tổng quát rèn luyện các kỹ năng dạy học chủ yếu trong các buổi thực hành LLDHHH 15 4. Các bước trong một buổi thực hành LLDHHH 16 Chương 3 : KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM 17 1. Kỹ thuật sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm 17 2. Nội quy phòng thí nghiệm 17 3. Các biện pháp phòng chống độc hại khi tiến hành thí nghiệm 18 4. Một số chất độc cần chú ý khi làm thí nghiệm 19 5. Nồng độ cho phép lớn nhất trong không khí nơi làm việc của một số chất độc thường gặp 22 6. Cứu chữa khi bị tai nạn hoặc nhiễm độc 22 Chương 4 : CÁC THÍ NGHIỆM LỚP 10 24 Chương 5 : CÁC THÍ NGHIỆM LỚP 11 38 Chương 6 : MỘT SỐ THÍ NGHIỆM LỚP 12 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 7
  4. Lời giới thiệu Tài liệu này dùng cho sinh viên Khoa Hoá ĐHSP năm thứ 2 và 3 nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản về: - Kỹ thuật sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm - Thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học - Các kỹ năng dạy học chủ yếu trong thực hành PPDHHH - Phòng chống độc hại khi tiến hành thí nghiệm. Mục đích chính của tài liệu là giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng dạy học chủ yếu: nói, vết bảng, biểu diễn thí nghiệm để chuẩn bị tốt cho các đợt Kiến tập và Thực tập Sư phạm trước mắt cũng như vệc dạy học hoá học ở trường PTTH sau khi tốt nghiệp. Tài liệu gồm có 6 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về vai trò, phân loại, sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học; các nguyên tắc xây dựng hệ thống thí nghiệm và hệ thống các thí nghiệm trong phần thực hành PPDHHH. Chương 2: Nói về việc rèn luyện các kỹ năng dạy học chủ yếu: nói, viết bảng, biểu diễn thí nghiệm trong các buổi thực hành PPDHHH. Hướng dẫn sinh viên cách chuẩn bị cho một buổi thực hành và viết tường trình thí nghiệm. Chương 3: Nói về kỹ thuật sử dụng dụng cụ, hoá chất và phòng chống độc hại khi tiến hành thí nghiệm. Đây là một vấn đề quan trọng có tính bức thiết cần phải thực hiện một cách nghiêm túc vì sức khỏe của mỗi cá nhân, tập thể và cộng đồng. Chương 4, 5, 6: Hướng dẫn sinh viên làm một số thí nghiệm chọn lọc phục vụ cho việc Kiến tập, Thực tập Sư phạm và dạy học hoá học ở trường PTTH. Cuốn sách này do tập thể các giảng viên của bộ môn Phương pháp Dạy học khoa Hoá ĐHSP TP.HCM biên soạn. Để nâng cao chất lượng phục vụ của sách chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp cũng như các em sinh viên. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 11 năm 2000 Các tác giả 8
  5. Chương 1 THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC I. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC. Thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học và quan trọng đặc biệt trong dạy học hoá học. 1. Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của con người về thế giới. Thí nghiệm là một phần của hiện thực khách quan được thực hiện hoặc tái tạo lại trong những điều kiện đặc biệt, trong đó con người có thể chủ động điều khiển các yếu tố tác động vào quá trình xảy ra để phục vụ cho các mục đích nhất định. Thí nghiệm giúp con người gạt bỏ những cái phụ, không bản chất để tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng. Thí nghiệm giúp con người phát hiện ra những quy luật còn ẩn náu trong tự nhiên. Mặt khác nó còn giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa học. Đúng như Ăng ghen đã nói: “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. 2. Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hoá học. Nó giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm quen với các chất hoá học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý, hoá của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình hoá học, nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của hoá học. Nếu không có thí nghiệm thì: - Giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn không rõ và hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt được trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất trừu tượng còn các thí nghiệm thì cụ thể. - Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em sẽ khó hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng hóa học. Ví dụ: phản ứng tạo kết tủa đồng hyđroxit dạng keo, màu xanh. Nếu không có thí nghiệm thì học sinh không thể hình dung được dạng keo như thế nào. Màu xanh thì có rất nhiều màu xanh khác nhau. - Học sinh sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể 3. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ. Chính vì vậy thí nghiệm giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống. 4. Thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành (các thao tác và cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật. 5. Thí nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng hoá học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình. 9
  6. 6. Khi làm thí nghiệm rất dễ gây hứng thú học tập. Học sinh không thể yêu thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan. II. PHÂN LOẠI THÍ NGHIỆM. 1. Thí nghiệm trong hệ thống các phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường gồm 3 loại: 1) Phương tiện kỹ thuật dạy học (các phương tiện nghe nhìn và máy dạy học ). 2) Phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học trực quan). 3) Thí nghiệm nhà trường. Đối với hoá học thì thí nghiệm nhà trường là phương tiện dạy học quan trọng nhất. 2. Phân loại thí nghiệm. Trong trường phổ thông thí nghiệm được sử dụng dưới các hình thức sau: 1) Thí nghiệm do giáo viên tự tay biểu diễn trước học sinh gọi là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên . 2) Thí nghiệm do học sinh tự làm gọi là thí nghiệm của học sinh. 3) Thí nghiệm ngoại khóa là những thí nghiệm vui dùng trong các buổi hội vui về hoá học và những thí nghiệm ở ngoài trường như thí nghiệm thực hành ở nhà của học sinh. Trong các hình thức thí nghiệm trên thì thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là quan trọng nhất. III. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC. 1. Những ưu điểm của thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. - Thí nghiệm biểu diễn do giáo viên làm các thao tác rất mẫu mực nên có tác dụng hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên cho học sinh một cách chính xác. - Có thể thực hiện được các thí nghiệm phức tạp, có chất độc, chất nổ. - Tiết kiệm hoá chất, tốn ít thời gian hơn. 2. Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm. a) Phải đảm bảo an toàn. - Các chất độc, dễ nổ không dùng lượng lớn -Thận trọng nghiêm túc theo đúng các quy định về bảo hiểm b) Phải đảm bảo thành công. - Nắm vững kỹ thuật thí nghiệm - Thao tác nhanh chóng, khéo léo c) Thí nghiệm phải rõ ràng, học sinh quan sát được đầy đủ. - Thí nghiệm không bị che lấp - Dụng cụ dễ nhìn - Dùng phông màu sắc thích hợp d) Các thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ phải gọn gàng mỹ thuật, đảm bảo tính khoa học. e) Tốn ít thời gian. f) Số lượng thí nghiệm trong một bài nên vừa phải. g) Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng. 3. Những phương pháp cơ bản sử dụng thí nghiệm trong dạy học. Trong dạy học có thể sử dụng thí nghiệm theo 1 trong 2 phương pháp sau: 10
  7. - Phương pháp nghiên cứu: dùng thí nghiệm để xác nhận giả thuyết, tự rút ra kiến thức. - Phương pháp minh hoạ: dùng thí nghiệm để minh hoạ cho kiến thức đã biết. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu hay phương pháp minh họa là tùy thuộc vào tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu. Nếu như việc giải quyết vấn đề không đòi hỏi sự căng thẳng đáng kể hoạt động trí lực của học sinh thì nên theo phương pháp minh họa. Ngược lại, nếu như sự tri giác, tiếp thu kiến thức về đối tượng nghiên cứu đòi hỏi sự phân tích phức tạp hơn, phải động viên trí nhớ và tư duy thì nên dùng phương pháp nghiên cứu. 4. Sử dụng hình vẽ và các phương tiện dạy học thay cho thí nghiệm. Với những thí nghiệm khó, nguy hiểm, độc hại có thể dùng hình vẽ để thay thế. Giáo viên có thể vẽ ra giấy khổ lớn hoặc in ra bản trong để chiếu trên máy OVERHEAD. Cũng có thể dù các băng ghi hình để chiếu cho học sinh. 5. Thí nghiệm lượng nhỏ. a) Mô tả dụng cụ: Dụng cụ này là một tờ giấy A4 có in 5 hình vuông đen và 5 hình vuông trắng. Tờ giấy được ép platic (hoặc đơn giản hơn có thể lồng vào trong một túi nilon). b) Thöïc hieän thí nghieäm: Treân caùc oâ vuoâng seõ thöïc hieän caùc thí nghieäm löôïng nhoû ñôn giaûn nhö : thí nghieäm taïo chaát keát tuûa, ñieän phaân dung dòch Löôïng hoaù chaát seõ laáy raát ít, chöøng 1 vaøi gioït. Caùc thí nghieäm coù chaát maøu ñöôïc thöïc hieän treân caùc oâ vuoâng traéng, caùc thí nghieäm taïo keát tuûa traéng seõ ñöôïc thöïc hieän treân caùc oâ ñen. Caùch laøm naøy coù öu ñieåm laø: - đơn giản, gọn gàng, dễ di chuyển vì không phải dùng đến ống nghiệm. - dễ quan sát vì được nhìn trực tiếp (không nhìn qua thủy tinh như làm trong ống nghiệm). - tiết kiệm hoá chất. c) Sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ trong các buổi thực hành PPDHHH: Việc cho sinh viên làm thí nghiệm lượng nhỏ nhằm giáo dục ý thức tiết kiệm, đồng thời cũng tập dượt cho các em khi về trường phổ thông biết tự tạo ra dụng cụ và biết sử dụng nó trong dạy học. Có thể thực hành các thí nghiệm sau: - Điện phân dung dịch muối ăn - Nhận biết gốc clorua - Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat - Nhận biết ion sunfua - Hiđroxit lưỡng tính - Tạo hiđroxit kim loại kết tủa từ dung dịch muối tương ứng . 11
  8. d) Sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ trong dạy học hoá học ở PTTH: Ở các trường PTTH giáo viên có thể làm sẵn các tờ giấy A4 có in ô vuông trắng đen ép platic, phát cho mỗi bàn để cho học sinh tự làm thí nghiệm. Nếu không có điều kiện, hoá chất có thể dùng chung cho 2-3 dãy bàn. Học sinh sẽ rất thích thú khi được tự tay làm thí nghiệm. Việc quan sát ở khoảng cách ngắn cũng sẽ tốt hơn là giáo viên làm cho cả lớp xem. Như vậy, không nhất thiết lúc nào giáo viên cũng phải dùng những thí nghiệm đủ lớn để cả lớp quan sát mà có thể cho từng nhóm học sinh trực tiếp làm và quan sát thí nghiệm. Với việc sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ, có thể thay thế thí nghiệm biểu diễn của giáo viên bằng thí nghiệm tự làm của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động một cách tự giác, tích cực. IV. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PPDHHH. Các thí nghiệm trong phần thực hành PPDHHH chính là các thí nghiệm sẽ dùng để dạy học ở trường phổ thông. Muốn thí nghiệm đi vào các bài giảng hoá học ở PTTH một cách có hiệu quả thì phải xây dựng hệ thống thí nghiệm thực hành PPDHHH theo các nguyên tắc sau: 1. Các thí nghiệm phải gắn với chương trình hoá PTTH, phục vụ tốt nhất cho việc đi thực tập sư phạm và giảng dạy hoá học ở phổ thông. Thí nghiệm PPDH nhằm chuẩn bị cho sinh viên dạy tốt chương trình hoá học phổ thông. Vì vậy các thí nghiệm phải gắn với nội dung của từng chương, từng bài giảng của chương trình hoá học PTTH. Cần phải khắc phục tình trạng hiện nay là các thí nghiệm chủ yếu tập trung vào các bài giảng về chất, phần lý thuyết hoá đại cương gần như không có thí nghiệm. Cần chú ý đến tính cân đối trong toàn bộ chương trình, cố gắng để thí nghiệm đi vào càng nhiều bài giảng càng tốt. Do thời gian dành cho thí nghiệm PPDH có hạn nên không thể dàn trải cho chương trình của cả 3 lớp 10, 11, 12. Trong một chừng mực nào đó nên ưu tiên đến các bài sẽ dạy khi thực tập sư phạm. Vì thế nên tập trung cho lớp 10,11 vì khi đi thực tập sư phạm gần như 100% giáo sinh được phân dạy ở những lớp này và những năm đầu ra trường về giảng dạy ở PTTH thì cũng như vậy . 2. Thí nghiệm phải gắn với nội dung bài giảng, tốt nhất là chọn được các thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu các kiến thức lõi, trọng tâm. Các thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông dù là ở dạng nào cũng đều nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt nội dung bài học và nắm vững hệ thống các kiến thức hoá học cần thiết của chương trình PTTH. Vì vậy các thí nghiệm phải gắn với nội dung của các bài giảng cụ thể ở phổ thông . Mặt khác để việc tiếp thu kiến thức của học sinh có hiệu quả, không thể thí nghiệm một cách tràn lan mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Khi lựa chọn các thí nghiệm để đưa vào bài giảng, tốt nhất nên chọn các thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu các kiến thức lõi, trọng tâm. Số lượng thí nghiệm trong một bài cũng không nên quá nhiều, có thể từ 3 đến 5 thí nghiệm là hợp lý. 3. Thí nghiệm phải trực quan, hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chính là một hình thức dạy học theo phương pháp trực quan. Vì vậy thí nghiệm phải dễ quan sát, hiện tượng rõ ràng, có 12
  9. tính thuyết phục. Chúng ta phải lựa chọn các phản ứng, các quá trình hoá học có kèm theo hiện tượng quan sát được dễ dàng bằng mắt thường. Đó là các phản ứng: - có sự biến đổi màu sắc - có tạo chất kết tủa, chất khí bay lên khỏi dung dịch - có sự tỏa nhiệt hay thu nhiệt - có hiện tượng cháy, nổ, phát quang 4. Thí nghiệm phải hấp dẫn, kích thích hứng thú với người dạy và người học. Một trong những nguyên nhân chính làm cho sinh viên không thích các buổi thực hành là do thí nghiệm không hấp dẫn, không gây được ham muốn hành động. Nó cũng chính là nguyên nhân mà các thí nghiệm thực hành được nghiên cứu kỹ ở đại học bị xếp xó một chỗ khi sinh viên trở thành giáo viên phổ thông. Như vậy thí nghiệm không những chỉ cần đem lại hứng thú cho học sinh mà còn phải mang lại hứng thú cho cả người làm thí nghiệm. Thông thường thì những thí nghiệm làm cho học sinh hứng thú cũng sẽ dễ gây cho giáo viên hứng thú. Khi nhìn học sinh của mình chăm chú dõi theo các hiện tượng phản ứng xảy ra, thấy các em hoan hỉ cũng đủ làm cho giáo viên vui rồi. Để xoá dạy chay, một trong những giải pháp quan trọng là phải đưa các thí nghiệm hấp dẫn vào bài giảng mà trước hết là đưa vào các giờ thí nghiệm thực hành PPDH. 5. Thí nghiệm dễ kiếm hoá chất, đơn giản, dễ làm. Phải cho sinh viên tập sử dụng, làm quen với các dụng cụ càng đơn giản, mộc mạc càng tốt. Hoá chất dùng cho thí nghiệm càng dễ kiếm càng tốt. Có như vậy thì các em mới có cơ hội làm được nhiều thí nghiệm khi trở thành giáo viên phổ thông. Chẳng hạn, nếu như cho sinh viên làm thí nghiệm điện phân dung dịch muối ăn bằng máy chỉnh lưu dòng điện một chiều thì khi về trường phổ thông thí nghiệm này sẽ bị bỏ ngay lập tức. Nhưng nếu dùng nguồn điện bằng 3 pin 1,5 von đơn giản thì sinh viên và ngay cả các em học sinh phổ thông cũng sẽ có nhiều cơ hội lặp lại thí nghiệm đó. 6. Việc thực hiện thí nghiệm không được mất quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến tiến trình bài giảng. Vì thời gian dành cho một tiết lên lớp ở PTTH rất ngắn (chỉ có 45 phút) lại có quá nhiều nhiệm vụ mà người giáo viên phải thực hiện nên các thí nghiệm trên lớp phải nhanh, gọn, không làm mất nhiều giờ dạy. Một số thí nghiệm xảy ra chậm, giáo viên phải cho học sinh trả lời câu hỏi hay giảng sang nội dung khác trong thời gian chờ đợi. Nói chung không nên lạm dụng những thí nghiệm này vì dễ ảnh hưởng đến sự liên tục của tiến trình bài giảng. 7. Thí nghiệm phải an toàn, càng ít độc hại càng tốt. Nên thay các thí nghiệm độc bằng các thí nghiệm không độc hoặc ít độc hơn. Thí nghiệm phải an toàn là một trong các nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo khi lựa chọn và tiến hành thí nghiệm. Mặt khác một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên “sợ” đến phòng thí nghiệm và cũng làm cho cán bộ hướng dẫn “ngại” các giờ thực hành là do có các thí nghiệm gây độc. Vì vậy để giữ gìn sức khoẻ cho cán bộ, sinh viên bên cạnh các biện pháp phòng chống độc hại sẽ nói đến ở phần sau, cách hay nhất vẫn là lựa chọn các thí nghiệm càng ít độc hại càng tốt. Nếu có điều kiện nên thay các thí nghiệm độc bằng các thí nghiệm không độc 13
  10. hoặc ít độc hơn. Vấn đề này cũng sẽ trở nên có ý nghĩa trong việc xoá bỏ dạy chay môn Hoá ở trường phổ thông. Giáo viên phổ thông cũng rất ngại và thường “lẩn trốn” các thí nghiệm gây độc. 8. Số lượng thí nghiệm trong một buổi thực hành cần hợp lý, không nên nhiều quá để sinh viên có thời gian rèn các kỹ năng dạy học. Thực hành PPDH không chỉ giúp sinh viên thực hiện thuần thục các thao tác thí nghiệm mà còn rèn luyện cho họ các kỹ năng dạy học cần thiết. Một điều cũng cần lưu ý là: một phần đáng kể các thí nghiệm phục vụ cho chương trình PPTH, sinh viên đã được làm trong các bài thực hành Hoá Đại cương, Vô cơ, Hữu cơ. Trong thực hành PPDH chỉ nên lựa chọn những thí nghiệm tiêu biểu, điển hình. Nếu tham lam đưa vào quá nhiều thí nghiệm thì phần thời gian rèn các kỹ năng dạy học sẽ giảm bớt, sinh viên sẽ rất khó khăn khi đi TTSP. V. HỆ THỐNG CÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LLDHHH. Hệ thống gồm 86 thí nghiệm trong đó : - 31 thí nghiệm thuộc chương trình lớp 10 - 27 thí nghiệm thuộc chương trình lớp 11 - 28 thí nghiệm thuộc chương trình lớp 12 14
  11. PHẦN I HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ ( 1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử -kích thước -khối lượng nguyên tử ( 2. Hạt nhân nguyên tử -nguyên tố hóa học - đồng vị ( 3. Vỏ nguyên tử TN 1:. Đốt cháy tàu chiến địch (Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tố) ( 4. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học TN 2:. Vũ điệu của các kim loại kiềm. (Các nguyên tố trong cùng phân nhóm có tính chất hóa học giống nhau) CHƯƠNG II : LIÊN KẾT HÓA HỌC - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN MENĐELEEP ( 1 .Liên kết cộng hóa trị TN 3 : Hiđro phân tử và hiđro nguyên tử (Liên kết trong phân tử H2 làm cho phân tử H2 kém hoạt động hơn nguyên tử H ) ( 2. Liên kết ion ( 3. Hóa trị của các nguyên tố ( 4. Các tinh thể TN 4 :Tính chất không bền của tinh thể phân tử I2 ξ 5. Mol ( 6. Tỷ khối của chất khí ( 7. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học TN 5: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong phân nhóm chính ( 8. Vị trí của các nguyên tố trong HTTH và tính chất hóa học của chúng ( 9. Định luật tuần hoàn Menđêlêep CHƯƠNG III : PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ CHƯƠNG IV : PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM VII - NHÓM HALOGEN ( 1. Các halogen ξ 2. Clo TN 6: Điều chế clo TN 7: Clo tác dụng với đồng kim loại TN 8: Clo tác dụng với nước. Tính tẩy màu của axit hipoclorơ. ( 3. Hiđro clorua HCl TN 9: Điều chế khí hiđro clorua TN 10 : Tính tan của hiđro clorua ( 4. Axit clohiđric và muối clorua TN 11: Axit clohiđric tác dụng với kim loại TN 12: Nhận biết gốc clorua TN 13: Điện phân dung dịch muối ăn ( 5. Một số hợp chất chứa oxi của clo TN 14: Điều chế nước Javen, clorua vôi TN 15: Tính oxihoá của KClO3 ( 6. Brom và iot ξ 7. Flo 15
  12. CHƯƠNG V : OXI - LƯU HUỲNH. LÝ THUYẾT VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC ( 1. Phân nhóm chính nhóm VI ξ 2. Oxi TN 16: Điều chế oxi TN 17: Sắt cháy trong oxi TN 18: Lưu huỳnh cháy trong oxi (đun nóng hỗn hợp bột lưu huỳnh và kali pemanganat) TN 19: Cacbon cháy trong oxi (đun nóng hỗn hợp bột than và kali pemanganat) ( 3. Lưu huỳnh TN 20: Lưu huỳnh tác dụng với đồng ( 4 . Hiđro sunfua TN 21: Nhận biết ion S - - ( 5. Các oxit của lưu huỳnh TN 22: Điều chế khí sunfurơ SO2 ξ 6. Axit sunfuric H2 SO4 TN 23: Tính háo nước của axit sunfuric đặc TN 24: Tính axit của axit sunfuric TN 25: Tính oxihóa mạnh của axit sunfuric đặc, nóng TN 26: Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat ( 7. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng ( 8. Tốc độ phản ứng hóa học TN 27: Tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng (Zn+ H2SO4) TN 28: Tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ (CuO + H2SO4) TN 29: Tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào chất xúc tác (Đốt đường với tàn thuốc lá) TN 30: Xúc tác cho sự sủi bọt của các nước giải khát có ga ( 9. Cân bằng hóa học TN 31: Sự chuyển dịch trạng thái cân bằng theo nhiệt độ ( 10.Sản xuất axit sunfuric PHẦN II HÓA HỌC LỚP 11 CHƯƠNG I : SỰ ĐIỆN LI ( 1. Chất điện li TN 1: Tính dẫn điện của dung dịch điện li ( 2. Sự điện li ( 3. Axit- bazơ TN 2: Bản chất của phản ứng axit-bazơ (tạo màu hồng bằng nước lã) TN 3: Chất chỉ thị màu bằng bông dâm bụt TN 4: Hiđrôxit lưỡng tính ( 4. pH của dung dịch TN 5: Xác định pH của dung dịch ( 5. Muối TN 6: Tính axit-bazơ của dung dịch muối ( 6. Phản ứng trao đổi ion CHƯƠNG II: NITƠ - PHOTPHO ( 1. Mở đầu 16
  13. ( 2. Nitơ TN 7: Điều chế nitơ ξ 3. Amoniac TN 8: Điều chế amoniac TN 9: Tính tan của amoniac TN 10: Trứng chui vào bình TN 11: Amoniac tác dụng với hiđro clorua (bóp ra khói) TN 12: Sự chuyển dịch trạng thái cân bằng theo nồng độ ( 4. Dung dịch amoniac. Muối amoni TN 13: Sự thăng hoa của muối amoni ( 5. Sản xuất amoniac ξ 6. Axit nitric TN 14: Tính chất ôxi hóa mạnh của axit nitric TN 15: Nhiệt phân muối nitrat (vết lửa màu nhiệm) TN 16: Nhận biết ion NO3- ξ 7. Photpho TN 17: Photpho đỏ tác dụng với oxi (xác định thành phần khôngkhí) ξ 8. Axit photphoric TN 18: Tính tan khác nhau của các muối photphat ( 9. Phân bón hóa học CHƯƠNG III: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ ( 1. Mở đầu ( 2. Thành phần nguyên tố và công thức phân tử ( 3. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ CHƯƠNG IV: HIĐROCACBON NO ( 1. Dãy đồng đẳng của metan (ankan) TN 19: Điều chế và thử tính chất của khí metan TN 20: Phản ứng clo hóa metan ξ 2. Xicloankan CHƯƠNG V: HIĐROCACBON KHÔNG NO ( 1. Dãy đồng đẳng của etilen TN 21: Điều chế etilen TN 22: Phản ứng cộng etilen với brom ( 2. Ankađien. Cao su ( 3. Dãy đồng đẳng của axetilen (ankin) TN 23: Điều chế axetilen TN 24: Phản ứng cộng brom của axetilen TN 25: Phản ứng thế nguyên tử hiđro của axetilen TN 26: Đốt cháy nước đá CHƯƠNG VI: HIĐROCACBON THƠM ( 1. Benzen và các chất đồng đẳng TN 27: Tính chất vật lí của benzen. ( 2. Một số hiđrocacbon khác CHƯƠNG VII: NGUỒN HIĐROCACBON TRONG THIÊN NHIÊN ( 1. Khí thiên nhiên ( 2. Dầu mỏ 17
  14. ( 3. Sư chưng cất than đá HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON PHẦN III HÓA HỌC LỚP 12 CHƯƠNG I: RƯỢU – PHENOL – AMIN TN 1: Phản ứng của rượu với axit bromhiđric TN 2: Pháo hoa trong chất lỏng TN 3: Phenol là một axit yếu TN 4: Phản ứng của phenol với nước brom TN 5: Phản ứng của anilin với nước brom CHƯƠNG II: ANĐEHIT – AXIT CACBOXILIC – ESTE TN 6: Phản ứng tráng gương của anđehit TN 7: Phản ứng của anđehit với đồng (II) hiđroxit TN 8: Phản ứng tạo este của axit cacboxilic với rượu TN 9: Viên bổ sủi bọt CHƯƠNG III: GLIXERIN – LIPIT TN 10: Phản ứng của glixerin với đồng (II) hiđroxit CHƯƠNG IV: GLUXIT TN 11: Phản ứng tráng bạc của glucozơ TN 12: Phản ứng của saccarozơ với đồng (II) hiđroxit TN 13: Phản ứng màu của tinh bột với dung dịch iot CHƯƠNG V: AMINOAXIT VÀ PROTIT TN 14: Tính chất lưỡng tính của aminoaxit (phản ứng với axit, bazơ) TN 15: Phản ứng màu đặc trưng của protit TN 16: Tác dụng của nhiệt đến protit CHƯƠNG VI: HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ VÀ VẬT LIỆU POLIME CHƯƠNG VII: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI TN 17: Phản ứng của đồng với dung dịch muối thủy ngân (biến đồng thành bạc) TN 18: Điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân CHƯƠNG VIII: KIM LOẠI CỦA CÁC PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM I, II, III TN 19: Natri tác dụng với nước TN 20: Magie tác dụng với nước TN 21: Phản ứng nhôm mọc lông tơ TN 22: Nhôm tác dụng với nước TN 23: Tính chất lưỡng tính của nhôm hiđroxit CHƯƠNG IX: SẮT TN 24: Phản ứng của sắt với dung dịch axit TN 25: Phản ứng của sắt với dung dịch đồng (II) sunfat TN 26: Phản ứng của dung dịch sắt (III) clorua với đồng TN 27: Phản ứng điều chế sắt (II) hiđroxit và tính dễ bị oxihoá của nó TN 28: Phản ứng điều chế sắt (III) hiđroxit từ dung dịch muối tương ứng 18
  15. Chương 2 RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC TRONG CÁC BUỔI THỰC HÀNH PPDHHH Việc rèn luyện các kỹ năng dạy học cho sinh viên Khoa Hoá ĐHSP không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các buổi thực hành PPDHHH. Nó phải được thực hiện trong khung thời gian của tổng thể quá trình đào tạo suốt khoá học. I. MỤC ĐÍCH CÁC GIỜ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LLDHHH. 1. Rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng tiến hành thí nghiệm một cách thành thạo, nhanh chóng, hiệu quả. 2. Biết kết hợp thí nghiệm với nội dung bài giảng. 3. Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, kỹ năng viết bảng, vẽ hình để giảng tốt một đoạn bài học có thí nghiệm . 4. Rèn luyện tác phong sư phạm: bình tĩnh, chững chạc, tự nhiên. II. YÊU CẦU RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: NÓI, VIẾT BẢNG, BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM. 1. Yêu cầu rèn luyện về kỹ năng biểu diễn thí nghiệm. 1. Nắm vững kỹ thuật tiến hành thí nghiệm để thí nghiệm thành công một cách nhanh chóng. 2. Biết hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh quan sát tốt các hiện tượng xảy ra. 3. Biết phân tích và khai thác thí nghiệm phục vụ cho nội dung bài giảng. 4. Kết hợp thí nghiệm với lời nói và viết bảng một cách khoa học. 2. Yêu cầu rèn luyện về kỹ năng nói. 1. Nói to, đủ nghe. 2. Giọng nói thích hợp. 3. Diễn đạt lưu loát. 4. Sinh động, hấp dẫn. 3. Yêu cầu rèn luyện về kỹ năng viết bảng. 1. Viết đúng. 2. Viết rõ. 3. Thẳng hàng. 4. Trình bày đẹp. III. QUY TRÌNH TỔNG THỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TRONG CÁC BUỔI THỰC HÀNH PPDHHH. 1. Sinh viên học về các thao tác thí nghiệm cơ bản, nội quy, cách phòng chống độc hại, phương pháp sơ cứu trong phòng thí nghiệm (giáo viên hướng dẫn bằng lời kết hợp cho xem 3 băng ghi hình, sinh viên nghe, ghi chép và thảo luận). 2. Sinh viên nghe hướng dẫn, thảo luận trao đổi để nắm vững các yêu cầu của kỹ năng nói, viết bảng, biểu diễn thí nghiệm. 3. Sinh viên làm thí nghiệm, tập giảng có thí nghiệm trong các buổi thực hành. 19
  16. 4. Sinh viên tự rèn luyện kỹ năng nói, viết bảng những lúc rảnh ở trường hoặc ở nhà (cá nhân hoặc theo nhóm). 5. Sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau kỹ năng nói, viết bảng trong nhóm học tập, ghi kết quả vào phiếu điểm. 6. Kiểm tra, đánh giá kết quả lần 1 và lần 2 (với những sinh viên chưa đạt yêu cầu). IV. CÁC BƯỚC TRONG MỘT BUỔI THỰC HÀNH PPDHHH. 1. Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của sinh viên: kiểm tra vở và kiểm tra miệng. 2. Giáo viên giới thiệu nội dung, mục đích, yêu cầu các công việc phải làm; đặt câu hỏi, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các thí nghiệm khó khi cần thiết. 3. Sinh viên tự tiến hành thí nghiệm cá nhân hay làm theo nhóm nhỏ, chuẩn bị lên giảng một đoạn bài có thí nghiệm trong sách giáo khoa phổ thông. 4. Sinh viên lên giảng trước nhóm, các sinh viên khác góp ý. 5. Giáo viên nhận xét, tổng kết rút kinh nghiệm. 6. Sinh viên viết báo cáo kết quả thí nghiệm và những thu hoạch trong vở tường trình, làm vệ sinh và dọn dẹp phòng thí nghiệm . VIẾT TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM Tên thí Phương trình phản ứng và nghiệm Cách tiến hành Hình vẽ kỹ thuật để thí nghiệm Bài lớp thành công 20
  17. Chương 3 KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM I. KỸ THUẬT SỬ DỤNG DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. 1. Sử dụng dụng cụ thủy tinh: - Cần nhẹ tay, tránh va chạm mạnh. - Không đựng dung dịch axit, kiềm đặc trong các bình thủy tinh mỏng. - Không đun nóng, rót nước nóng vào các dụng cụ thủy tinh có thành dày. - Khi đun nóng bình cầu, ống nghiệm phải đun từ từ và đều, hơ nóng toàn bộ ống nghiệm rồi mới đun tập trung vào đáy. Hướng miệng ống nghiệm về phiá không có người. 2. Sử dụng đèn cồn: - Không để cồn trong đèn khô kiệt, nếu đang đun phải tắt đèn rồi mới đổ thêm. - Không đổ cồn quá đầy, châm lửa từ đèn nọ sang đèn kia (dễ làm đổ cồn ra ngoài và bốc cháy). - Không dùng miệng thổi tắt đèn, nên lấy nắp đèn chụp lên ngọn lửa. 3. Lấy hoá chất - Tuyệt đối không để da tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. - Mỗi hoá chất phải lấy bằng một dụng cụ riêng để đảm bảo sự tinh khiết. - Lấy xong cần đậy nút ngay, để về đúng vị trí quy định. 4. Sử dụng chất dễ cháy (cồn, dầu hoả, xăng, benzen, axeton ) - Không để gần lửa - Nên chứa trong những bình nhỏ cho sinh viên, học sinh dùng để tránh nguy hiểm. 5. Sử dụng chất dễ nổ (muối clorat, nitrat và các hỗn hợp của chúng với photpho, lưu huỳnh ) - Để riêng một chỗ, tránh sơ ý va chạm, dẫm lên các chất dễ nổ. - Không dùng với liều lượng lớn. - Nghiền từng chất trong những cối riêng, nếu cần trộn lẫn dùng lông gà để trộn một cách nhẹ nhàng. 6. Sử dụng axit, kiềm - Không để dây ra tay, người, quần áo hay để bắn vào mắt ( tốt nhất nên đeo kính). - Đựng trong các bình nhỏ, thành dầy. - Pha loãng axit sunfuric đặc phải cho từng lựng nhỏ axit vào nước, quấy đều (không được đổ nước vào axit). II. NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM. 1. Phải nghiên cứu kỹ các thí nghiệm sẽ tiến hành trước khi đến phòng thí nghiệm. - Đọc tài liệu hướng dẫn và sách giáo khoa phổ thông để nắm vững mục đích, yêu cầu, cách tiến hành thí nghiệm; thí nghiệm sẽ biểu diễn khi dạy bài nào trong chương trình phổ thông - Các thí nghiệm có chất độc phải dự kiến trước cách phòng chống. 21
  18. 2. Khi tiến hành thí nghiệm. - Phải hết sức cẩn thận để thí nghiệm thành công, tránh tai nạn, gây độc cho bản thân và những người xung quanh. - Tuân thủ theo chỉ dẫn của tài liệu và của cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm. - Không tự ý làm các thí nghiệm ngoài nội dung bài học. - Không đi lại lộn xộn, nói chuyện ồn ào. - Khi có tai nạn xảy ra phải báo với giáo viên hướng dẫn ngay lập tức. 3. Phải giữ gìn hoá chất, dụng cụ không được để hư hỏng. - Mỗi sinh viên đều phải có ý thức giữ gìn dụng cụ, tiết kiệm hoá chất mà mình sử dụng. - Lấy hoá chất đúng lượng đã ghi trong tài liệu (không nhiều quá hay ít quá), mỗi hoá chất dùng một ống hút (hoặc muỗng) riêng. - Sau khi lấy xong để lọ đúng vào vị trí cũ. - Không để hoá chất dây, bắn vào người khác. - Hoá chất rơi đổ ra ngoài phải dọn ngay. - Đổ các chất thải vào đúng nơi quy định. 4. Đối với các thí nghiệm có chất độc phải hết sức chú ý. - Lấy thật đúng lượng hoá chất theo hướng dẫn. - Điều chế vừa đủ dùng thì ngưng ngay thí nghiệm . - Thiết bị thí nghiệm phải an toàn, nút và các ống dẫn khí phải kín, không để rò rỉ khí độc ra ngoài. - Khi cần thiết phải thực hiện trong tủ hốt. - Hủy chất độc ngay sau khi xong thí nghiệm. 5. Tham gia đầy đủ và có hiệu quả cao các buổi thí nghiệm. - Nghỉ phải xin phép và làm bù. - Tận dụng thời gian để rèn các kỹ năng sư phạm. - Không tự ý bỏ về sớm. 6. Cuối mỗi buổi thí nghiệm. - Làm và nộp tường trình. - Rửa sạch các dụng cụ. - Xếp lại hoá chất cho gọn gàng, đúng nơi quy định. - Dọn vệ sinh sạch sẽ. - Rửa tay bằng xà bông. - Kiểm tra lại điện, nước trước khi rời phòng thí nghiệm . III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỘC HẠI KHI TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM. Muốn phòng chống độc hại tốt cần thực hiện những biện pháp sau đây: 1. Cần nhận thức được một cách đúng đắn, đầy đủ tác hại của các chất độc. - Nắm rõ mức độ độc hại, nguy hiểm nhiều ít khác nhau của các hoá chất thường sử dụng. Có những chất độc nhưng nhiều sinh viên không biết (như NH3), có chất rất độc nhưng nghĩ là ít độc (như H2S ) vì vậy dễ dẫn đến coi thường, không cẩn thận khi làm thí nghiệm. 22
  19. - Hiểu được sự nhiễm độc tức thời và ảnh hưởng lâu dài của một số hoá chất. - Biết được khả năng chịu đựng của cơ thể, một số chất độc được đào thải ra cơ thể rất chậm như benzen 2. Sinh viên cần ý thức được trách nhiệm giữ gìn sức khoẻ cho mình, cho bạn, bảo vệ môi trường trong lành cho cộng đồng và xã hội. - Nâng cao ý thức tập thể của mỗi cá nhân. - Cần giữ gìn bầu không khí trong lành cho cộng đồng. 3. Sinh viên cần nắm được và biết cách phòng chống độc hại. - Giảm thiểu lượng chất độc sinh ra bằng cách dùng ít hoá chất, làm các thí nghiệm lượng nhỏ. - Hủy các chất độc: với các chất oxi hoá dùng các chất khử, với các axit dùng bazơ và ngược lại 4. Thực hiện nội quy phòng thí nghiệm và kỷ luật nghiêm túc. - Tổ chức học tập nội quy ngay buổi thực hành đầu tiên. - Cán bộ hướng dẫn kiểm tra giám sát chặt chẽ, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch lạc. - Có khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. VI. MỘT SỐ CHẤT ĐỘC CẦN CHÚ Ý KHI LÀM THÍ NGHIỆM. 1. Clo. Mức độ gây độc tùy thuộc vào nồng độ trong không khí: Nồng độ khí clo trong không khí Tác dụng gây độc Mg/lit P.P.M (phần triệu) 0,003 – 0,006 1 – 2 Vẫn làm việc được bình thường 0,01 3,5 Ngửi thấy mùi khí clo 0,01 – 0,02 3,5 – 6 Mắt, mũi, họng đau nhói và bỏng rát 0,04 – 0,08 14 – 21 Trong 0,5 – 1 giờ sẽ nhiễm độc nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng. 0,12 – 0,17 40 – 60 Rất nguy hiểm, dẫn tới viêm và mọng nước ở phổi. 0,29 100 Không thể chịu nổi quá 1 phút. Khi hít phải clo, nó sẽ nhanh chóng kết hợp với nước của niêm mạc tạo thành HCl gây bỏng, sưng tấy, tụ máu và nặng thì phổi bị mọng nước và tế bào phổi bị hủy hoại. Nhiễm độc nặng cuống họng bị co rút, mọng nước ở phổi. Sau khi lành vẫn có thể bị viêm phổi tái phát, có thể mắc chứng thần kinh, buồn rầu ủ rũ dai dẳng hàng năm. Người có bệnh trĩ mũi, viêm họng, amiđan, hen xuyễn, ngạt mũi, đau mắt không nên tiếp xúc với clo. 2. Hiđroclorua. 23
  20. Ngửi nhiều có thể ăn mòn các cơ quan hô hấp và gây hại niêm mạc mắt. 3. Brom. Tác dụng gây độc tương tự clo. Nếu dính vào da sẽ phồng dộp, mọng nước gây lở loét. Khi hít thở nhiều hơi brom sẽ có hiện tượng chảy máu cam, váng đầu, hoa mắt mấy giờ sau sẽ đau bụng, ỉa chảy, khắp người mẩn đỏ. 4. Hiđrosunfua. Ở nồng độ cao làm thần kinh khứu giác bị tê liệt hoàn toàn khiến mũi không còn thấy mùi thối. Chính vì thế mà nó hết sức nguy hiểm. Làm việc trong môi trường có nồng độ hiđrosunfua lớn hơn 2% phải dùng mặt nạ có vòi cao su dài hoặc bình thở oxi. Nồng độ trong không Tác hại đến cơ thể khí (mg/lit) 0,12 – 0,18 Trong 6 giờ không biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt. 0,24 – 0,36 Trong 0,5 giờ đã có triệu chứng nhiễm độc. 0,50 – 0,6 0 Trong 0,5 – 1 giờ có thể nguy hiểm đến tính mạng. 0,7 0 – 0,84 Trong 0,5 – 1 giờ có thể chết hoặc ngoắc ngoải. 1,20 – 2, 80 Chết ngay. 5. Anhiđrit sunfurơ. Nồng độ trong không khí Tác hại đến cơ thể (mg/lit) 0,008 – 0,013 Có thể ngửi thấy mùi. 0,02 – 0,03 Có kích thích đối với cổ họng. 0,05 Kích thích đối với cổ họng, gây ho. 0,13 – 0,26 Chịu được từ 0,5 đến 1 giờ. 1 – 1,2 Trong thời gian ngắn sẽ bị nhiễm độc nặng. Hít phải thì niêm mạc khí quản bị kích thích sinh ho, có khi thanh đới bị co rút không nói được. Người bị nhiễm độc thoạt đầu thấy trào nước mắt, chảy nước mũi, nhức đầu, chân tay bải hoải. Nếu bị nhiễm độc mãn tính sẽ viêm da, viêm khí quản, viêm phổi biến chứng thành mọng nước phổi, mắt đỏ sưng húp. 6. Amoniac Kích thích rất mạnh tới đường hô hấp và niêm mạc, gây bỏng rát, nước mắt dàn dụa, nhức đầu, nôn mửa. Nếu hít phải liền mấy ngày phổi có thể bị tụ máu và phù, ảnh hưởng xấu đến tim. Nồng độ trong không khí Tác hại đến cơ thể (mg/lit) 0,037 Đã ngửi thấy mùi khai 0,100 Kích thích nhẹ 0,250 Bứt rứt, khó chịu, có thể chịu được 1 giờ 24
  21. 0,3 – 0,5 Kích thích mạnh với mắt 0,200 Kích thích rất mạnh 1,70 – 3,15 Sau 5 – 6 phút có thể chết 7. Các oxit của nitơ. Nồng độ thấp, không biểu hiện triệu chứng nhiễm độc ngay mà phải sau một thời gian: nhức đầu, mất ngủ, tiêu hóa kém, sút cân, loét niêm mạc, thiếu máu. Nồng độ cao sẽ kích thích khí quản, sau đó váng đầu, nổ đom đóm mắt, toàn thân suy nhược, chỉ sau mấy giờ phổi mọng nước. Độc tính lớn nhất là NO2 rồi đến NO và N2O4. Các oxit NOx có 2 tác dụng: - Khi đóng vai một axit nó tác dụng lên niêm mạc đường hô hấp. - Khi đóng vai một hợp chất nitơ nó có thể xâm nhập vào máu, phá hoại máu nghiêm trọng. Nồng độ trong không khí Tác hại đến cơ thể (mg/lit) 0,12 Kích thích mạnh 0,20 Kích thích rất mạnh 0,22 – 0,30 Bị nhiễm độc sau một thời gian rất ngắn 0,45 – 0,50 Có thể chết sau một thời gian ngắn 8. Metan. Metan là khí rất dễ bắt lửa gây cháy nổ. Ở 00C, 760 mmHg nếu metan chiếm 5 – 15% thể tích sẽ nổ mạnh khi gặp tia lửa. Nồng độ từ 25 - 30% gây nhiễm độc nặng: nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, mạch tăng, thở gấp, đầu óc mụ mẫm, không điều khiển được hành vi theo ý muốn. 9. Axetilen. Ở nồng độ thấp nguyên nhân chính gây độc do các khí PH3 , CO có lẫn khi điều chế C2H2 từ đất đèn. Ở nồng độ 10% bắt đầu nhiễm độc nhẹ, 15% đi đứng loạng choạng, 20% chỉ cần 6 phút đã cười nói huyên thuyên, 33% thì chỉ sau 7 phút đã mất hết khả năng suy nghĩ. 10. Benzen. Mức độ tác hại tuỳ thuộc nồng độ, thời gian tiếp xúc. Sự bài tiết benzen của cơ thể rất chậm chạp, nó tồn tại ở trong cơ thể rất lâu, khoảng 50 – 60% bị máu hấp thụ, lượng còn lại ẩn náu trong tủy xương, óc, gan gây tác hại lâu dài. Khi nồng độ 0,15 – 0,20% gây tê liệt trung khu thần kinh, làm giảm số lượng hồng, bạch cầu, mệt mỏi nhức đầu, chán ăn, thiếu máu, có thể chảy máu cam, xuất huyết dưới da. 11. Các axit. HNO3 loãng có tính ăn mòn rất mạnh, bắn vào da làm da có màu vàng nghệ. HNO3 đặc làm da bỏng nặng, xém vàng. Hít phải hơi bất kỳ axit nào cũng sẽ gây tác hại đến đường hô hấp và niêm mạc mắt. Các axit đặc bắn vào da sẽ gây bỏng, làm da tấy đỏ, phồng dộp, cháy. 12. Các bazơ. 25
  22. Ở nồng độ thấp các dung dịch kiềm làm da mất lớp chất nhờn, trở nên khô ráp, nếu lâu sẽ sần sùi, chai cứng. Ở nồng độ cao các dung dịch kiềm sẽ làm bỏng da. V. NỒNG ĐỘ CHO PHÉP LỚN NHẤT TRONG KHÔNG KHÍ NƠI LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC THƯỜNG GẶP. Số Thể tích phần thứ Tên Công thức Mg/lit triệu (ppm) tự 1 Hơi thủy ngân Hg 0,00001 0,001 2 Chì Pb 0,00001 0,001 3 Clo, brôm Cl2, Br2 0,001 0,316 4 Axit sunfuric H2SO4 0,002 0,50 5 Anhiđrit sunfuric SO3 0,002 0,56 6 Các oxit của nitơ NxOy 0,005 1,04 7 Cacbon sunfua CS2 0,01 2,95 8 Hiđro sunfua H2S 0,01 6,58 9 Anhiđrit sunfurơ SO2 0,02 7,00 10 Tetracloruacacbon CCl4 0,05 7,27 11 Benzen C6H6 0,05 14,00 12 Cacbon oxit CO 0,03 24,00 13 Amoniac NH3 0,02 26,00 14 Metanol CH3OH 0,05 35,00 VI. CỨU CHỮA KHI BỊ TAI NẠN HOẶC NHIỄM ĐỘC. 1. Khi bị axit, bazơ bắn vào người: cởi bỏ quần áo dính hoá chất, giội nước rửa ngay nhiều lần, có thể cho vòi nước chảy thẳng vào, tránh cọ xát mạnh làm trầy xước. Sau đó rửa bằng dung dịch natri cacbonat axit 10% (nếu bị axit), dung dịch axit axetic 4% (nếu bị bazơ). Nếu bị bắn vào mắt, nhanh chóng dùng bình tia phun nước vào mắt rồi rửa bằng dung dịch natri cacbonat axit 5% (nếu bị axit), dung dịch axit boric 2% (nếu bị bazơ). 2. Khi bị nhiễm độc: - Nhanh chóng đưa người bị nhiễm độc ra nơi không khí trong lành. - Nếu bị ngất, cho uống càfê, trà nóng hoặc hít hơi của rượu, amoniac, chất có mùi kích thích. - Gây nôn mửa (trừ trường hợp axit hoặc bazơ). - Sử dụng thuốc giải độc gồm 2 phần bột than, 1 phần bột oxit magiê và 1 phần axit tanic trong một cốc nước ấm. - Gọi bác sĩ và đưa đi cấp cứu ngay với những trường hợp bị nhiễm độc nặng. Nhiễm độc Cách chữa trị. Axit Không gây nôn mửa, cho uống MgO (10g MgO trong 150 ml nước) Bazơ Không gây nôn mửa, cho uống dung dịch axit axetic 4%, nước trái cây. 26
  23. Rượu, amin, kim Gây nôn mửa, cho uống sữa hoặc lòng trắng trứng. loại nặng (Hg, Pb, Cu ) và các hợp chất Hít phải khí độc Đưa ra nơi thoáng khí, làm hô hấp nhân tạo, cho thở oxi. Nếu là khí ăn mòn ( NH3, Cl2, Br2, NO2, HCl) cho ngửi hơi của dung dịch axit axetic. Nếu là NH3 cho hít hơi nước nóng, uống nước chanh. 27
  24. Chương 4 CÁC THÍ NGHIỆM LỚP 10 TN1. Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tố (Đốt cháy tàu chiến địch) 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài VỎ NGUYÊN TỬ lớp 10 nhằm minh hoạ ý trong sách giáo khoa: “Các electron lớp ngoài cùng hầu như quyết định tính chất hoá học của nguyên tố”. Thí dụ: nguyên tử natri có 1 electron lớp ngoài cùng dễ dàng phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. - Hiện tượng thí nghiệm rất hấp dẫn, tạo không khí vui vẻ. 2. Cách tiến hành. Dùng một tờ giấy thấm nước để gấp tàu, chọc một lỗ thủng nhỏ ở dưới đáy, đặt một mẩu natri vào tầu rồi đậy bên trên bằng vài mảnh giấy dễ bắt lửa. Thả tàu vào chậu nước có sẵn vài giọt phenolphtalein. Khi natri gặp nước tàu sẽ bùng cháy, trên mặt nước xuất hiện vết máu giặc loang màu đỏ. Hình 1: Đốt cháy tàu chiến địch 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Miếng natri cần gọt bỏ lớp oxit bên ngoài và không nên lấy to quá gây nổ nguy hiểm, chừng hạt đậu đen là vừa. - Giấy đậy ở trên miếng natri nên nhiều và nhúng vào dầu hỏa. TN 2. Các nguyên tố trong cùng phân nhóm có tính chất hóa học giống nhau (Vũ điệu của các kim loại kiềm) 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC lớp 10 khi hình thành khái niệm phân nhóm. Thí nghiệm chứng minh các nguyên tố trong cùng phân nhóm có tính chất hóa học giống nhau . 2. Cách tiến hành. Đổ 30 ml nước có vài giọt Daàu hoûa phenolphtalein vào cốc dung tích 100 ml rồi rót 40 ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Thả những miếng kim loại kiềm Nöôùc (liti, natri, kali ) bằng hạt đậu xanh vào cốc, chúng sẽ nổi lên, chìm xuống, nhảy Hình 2:Vuõ ñieäu cuûa caùc kim loaïi kieàm múa cho đến khi tan hết. li 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cần gọt bỏ lớp oxit bên ngoài của các kim loại kiềm. - Không được lấy miếng kim loại lớn quá sẽ nổ, nguy hiểm. 28
  25. TN 3. Hiđro phân tử và hiđro nguyên tử 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ lớp 10 nhằm chứng minh có liên kết trong phân tử H2 làm cho phân tử H2 kém hoạt động hơn nguyên tử H . 2. Cách tiến hành. Lấy vài hạt tinh thể sắt (III) clorua cho vào 6 ml dung dịch axit clohiđric đặc, hoà tan rồi san đều ra 2 lọ thủy tinh nhỏ (có thể dùng lọ thuốc penexilin hoặc ống nghiệm). Cho vài hạt kẽm vào ống thứ nhất, đậy bằng một nút cao su có ống thủy tinh xuyên qua. Dẫn khí hiđro sinh ra vào dung dịch ở lọ thứ hai. Màu vàng cam ở lọ thứ nhất chuyển dần sang màu xanh nhạt. Còn ở lọ thứ hai màu vàng cam không mất đi mà vẫn giữ nguyên. Phương trình phản ứng: 2HCl + Zn = ZnCl2 + 2H H + FeCl3 = FeCl2 + HCl FeCl Zn 3 HCl Hình 3: Phân tử H2 kém hoạt động hơn nguyên tử H 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Muối sắt (III) clorua không được lấy nhiều quá, chỉ vừa đủ cho dung dịch trong ống ngiệm có màu. - Có thể lấy thêm một lọ đựng dung dịch sắt (III) clorua, cho vài hạt kẽm vào. Quan sát hiện tượng rồi từ đó rút ra kết luận. TN 4. Tính chất không bền của tinh thể phân tử I2 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm này có thể dùng ở: - Bài CÁC TINH THỂ lớp 10 để chứng minh tính không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi của các tinh thể phân tử. - Bài BROM VÀ IOT LỚP 10 để minh hoạ cho hiện tượng thăng hoa và tính chất vật lý đặc biệt của tinh thể iot. 2. Cách tiến hành. Cho tinh thể iot (chừng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm khô, đậy kín bằng nút cao su, đun trên ngọn lửa đèn cồn (nghiêng ống nghiệm 45 0 ) khi hơi iot màu tím bay lên 3 đến 5 cm thì ngừng đun. Chừng nửa phút sau trên thành ống nghiệm xuất hiện tinh thể iot màu nâu sẫm. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Khi hơi iot bay lên chừng 5 cm thì ngừng đun, nếu đun tiếp hơi iot sẽ đẩy nút bật ra gây độc. - Không dùng tay cầm tinh thể iot. 29
  26. TN 5. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong phân nhóm chính (So sánh độ hoạt động của clo, brom, iot) 1. Mục đích thí nghiệm: - Thí nghiệm được dùng trong bài SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC để chứng minh quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong phân nhóm chính. Từ clo đến iot tính phi kim và khả năng hoạt động hóa học giảm dần. - Thí nghiệm này cũng có thể dùng khi dạy bài BROM VÀ IOT để chứng minh clo và brom hoạt động hơn iot (đẩy được iot ra khỏi dung dịch muối KI ). 2. Cách tiến hành. a) Cho clo tác dụng với dung dịch KI (xem thí nghiệm 6) b) Cho vài giọt nước brom vào dung dịch KI có sẵn hồ tinh bột , dung dịch sẽ nhuộm màu xanh: Br2 + 2 KI = 2 KBr + I 2 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. Cẩn thận với clo và brôm là những chất độc. TN 6. Điều chế clo 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài CLO lớp 10 nhằm: - Giới thiệu cho học sinh nắm được nguyên tắc chung của việc điều chế clo trong phòng thí nghiệm là cho axit clohiđric đặc tác dụng với một chất oxihóa mạnh : MnO2, KMnO4, CaOCl2 - Cho học sinh quan sát màu sắc của clo. - Dùng clo điều chế được để tiến hành các thí nghiệm sau. 2. Cách tiến hành. Cách 1: Cho 4g MnO2 và 20 ml dd HCl 35% vào một bình cầu đáy tròn 50 ml, đậy bình bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Đun nóng bình, thu khí clo theo phương pháp dời chỗ không khí (được khoảng 1 lit clo). dd HCl MnO 2 dd NaOH dd NaOH Cl 2 Cl2 Hình 4: Điều chế clo Cách 2: Nếu chỉ điều chế một lượng nhỏ clo và thực hiện các phản ứng ngay trong bình thì tiến hành như sau: Cho 0,5 g MnO2 (chừng hạt đậu phộng) và 30
  27. 2ml dung dịch HCl đặc 35% vào một bình cầu đáy tròn 50 ml, đậy bình bằng nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua (đầu ống vuốt có một miếng bông tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột). Đun nhẹ bình cầu cho đến khi miếng bông chuyển sang màu xanh.(Xem hình 5 trang 28 ) 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Dung dịch HCl phải thật đặc, nếu loãng sẽ không có khí clo tạo thành. - Sau khi xong thí nghiệm thì nhúng bình cầu vào chậu nước vôi để huỷ clo và HCl dư. - Nút cao su phải vừa với miệng bình cầu để đậy thật kín không cho khí clo thoát ra. TN 7. Clo tác dụng với đồng kim loại 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài CLO lớp10 nhằm chứng minh clo có tính oxihoá mạnh, tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại. Clo tác dụng với đồng là kim loại hoạt động kém tạo thành đồng (II) clorua (sản phẩm chính). 2. Cách tiến hành. Đun bình cầu ở bên trái (hình 5) cho đến khi trong bình đầy khí clo. Thay nhanh nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua bằng nút cao su có gắn sợi dây đồng đã cạo sạch và cuộn thành hình lò so được đốt nóng trước. Dây đồng sẽ cháy rực tạo ra khói nâu CuCl2 và khói trắng CuCl. MnO2 Hình 5: Điều chế clo, clo tác dụng với dung dịch KI và với đồng 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Nên lấy sợi dây đồng nhỏ vừa phải đường kính chừng 0,1 mm hoặc đồng lá. - Sau phản ứng ngâm ngay bình cầu vào chậu đựng dung dịch NaOH 10% để hủy khí clo và axit dư. - Nếu không có bình cầu có thể thay bằng ống nghiệm (dây đồng cháy không được lâu vì lượng clo ít). TN 8. Clo tác dụng với nước.Tính tẩy màu của axit hipoclorơ. 1. Mục đích thí nghiệm. 31
  28. Thí nghiệm được dùng trong bài CLO lớp10 nhằm chứng minh clo không chỉ tan mà còn tác dụng được với nước. Axit hipoclorơ không bền, có tính oxihóa rất mạnh. 2. Cách tiến hành. Hình 6: Clo tác dụng với nước Sục khí clo vào một ống nghiệm dựng nước, một phần clo sẽ tác dụng với nước: Cl2 + H2O = HCl + HClO Lấy một ống nghiệm đựng nước clo vừa điều chế và một ống nghiệm đựng nước cất để so sánh. Cho vào mỗi ống một miếng giấy có giây mực hoặc một cánh hoa. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. TN 9. Điều chế khí hiđro clorua 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài HIĐRO CLORUA lớp10 nhằm cho học sinh biết cách điều chế một axit dễ bay hơi bằng cách cho muối của nó tác dụng với một axit mạnh, khó bay hơi (axit sunfuric đặc). (Không điều chế được HBr, HI). 2. Cách tiến hành. Lắp dụng cụ như điều chế khí clo (hình 4). Cho 10g NaCl vào bình cầu rồi cho tiếp 20 ml axit sunfuric đặc, phản ứng sẽ xảy ra tùy theo nhiệt độ: -nếu đun nhẹ hoặc không đun: NaCl + H2 SO4 = NaHSO4 + HCl -nếu đun nóng mạnh : 2NaCl + H2 SO4 = Na2 SO4 + 2HCl TN 10. Tính tan của hiđro clorua 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài HIĐRO CLORUA lớp10 nhằm chứng minh hiđro clorua tan rất mạnhtrong nước (500 lit / 1lit nước) tạo dung dịch có tính axit mạnh. 2. Cách tiến hành. Thu hiđro clorua vào đầy môt bình thủy tinh. Đậy bình bằng nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua (đầu ống vuốt nhọn hướng vào trong bình). Úp ngược bình vào chậu nước có rượu quỳ tím (hoặc kiềm loãng có vài giọt phênolphtalêin). Nước sẽ phun vào bình và đổi màu. dd kieàm coù pp 32
  29. Hình 7: Tính tan cuûa hiñroclorua 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Nhúng nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua vào nước trước khi đậy bình. - Cầm bình bằng ngón cái và trỏ để học sinh nhìn thấy nước phun lên. TN 11. Axit clohiđric tác dụng với kim loại 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA lớp10 nhằm chứng minh axit clohiđric là axit mạnh nhưng chỉ tác dụng với các kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học. 2. Cách tiến hành. Cho dung dịch HCl loãng tác dụng với kẽm, đồng. Quan sát hiện tượng rồi rút ra kết luận. TN 12. Nhận biết gốc clorua 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA lớp10 nhằm cho học sinh biết cách nhận biết gốc clorua. Hầu hết các muối clorua đều dễ tan, chỉ có AgCl là ít tan nhất, vì vậy người ta thường dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết gốc clorua. 2. Cách tiến hành. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch axit clohiđric hay dung dịch muối clorua, để kết tủa ra ngoài ánh sáng sẽ phân hủy thành clo và bạc kim loại màu đen. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Có thể tiến hành thí nghiệm này trên dụng cụ thí nghiệm lượng nhỏ. - Nên kết hợp thí nghiệm hệ thống cho học sinh tính tan và màu sắc của các halogenua bạc (để học sinh nhận xét rút ra quy luật biến đổi tính chất). Muối Ag F AgCl AgBr AgI Tính tan Tan Ít tan Ít tan Rất ít tan Màu sắc Trắng Trắng Vàng nhạt Vàng TN 13. Điện phân dung dịch muối ăn (thí nghiệm lượng nhỏ) 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA lớp 10 để cho học sinh thấy NaCl không những quan trọng với cuộc sống hàng ngày của con người mà còn là nguyên liệu sản xuất clo,natri hiđroxit. 2.Cách tiến hành. 33
  30. Lắp dụng cụ như hình vẽ. Nguồn điện là 3 cục pin 1,5 von mắc nối tiếp, điện cực là 2 ruột bút chì. Nhỏ 1 giọt dung dịch NaCl có phenolphtalein lên một niếng kính. Nhúng 2 điện cực vào dung dịch sẽ có màu đỏ tươi xuất hiện. 3 pin 1,5 von mieáng thuûy tinh Dung dòch NaCl Hình 8: Điện phân dung dịch muối ăn 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Để có nguồn điện tốt nên dùng pin mới, lấy tờ giấy có chiều dài bằng chiều dài 3 cục pin quấn thật chặt. Dùng 2 miếng bông gòn để cố định 2 đầu của dây dẫn với 2 đầu của bộ pin, lấy dây thun cột chặt lại. - Khoảng cách giữa 2 điện cực khi nhúng vào dung dịch chừng 0,3 – 0,5 cm . TN 14. Điều chế nước Javen, clorua vôi 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài MỘT SỐ HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLO lớp 10 nhằm: - Cho học sinh biết cách điều chế, thành phần của nước Javen và clorua vôi - Chứng minh tính oxihoá mạnh của NaClO, CaOCl2 ( do Cl+1; hợp chất kém bền, dễ bị phân hủy). 2. Cách tiến hành. Cho khí clo lội qua dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 .Thử tính tẩy màu của dung dịch mới tạo thành. TN 15. Tính oxihoá của hợp chất chứa oxi của clo 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài MỘT SỐ HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLO lớp 10 nhằm chứng minh tính oxihoá mạnh của các hợp chất có oxi của clo. 2. Cách tiến hành. Trộn bột KClO3 đã nghiền nhỏ với đường cát mịn, vun thành đống hơi lõm ở giữa. Nhỏ 1 giọt H2 SO4 đặc vào hỗn hợp sẽ cháy sáng. Phản ứng: 2 KClO3 + H2 SO4 = 2 HClO3 + K2 SO4 HClO3 không bền bị phân hủy ra oxi làm đường bốc cháy. 34
  31. Hình 9: Tính oxihoá của KClO3 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cẩn thận khi dùng axit sunfuric đặc. - Không nghiền chung KClO3 với đường cát. TN16. Điều chế oxi 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài OXI lớp 10 nhằm cho học sinh: - Biết điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân một số hợp chất có oxi: KMnO4 , KClO3, KNO3, HgO - Biết cách thu khí theo phương pháp dời chỗ nước. Điều chế oxi bằng KClO3 và MnO2 còn làm rõ vai trò của chất xúc tác đối với tốc độ của phản ứng hóa học. Nếu không có chất xúc tác, phản ứng nhiệt phân ở 100 0 C xảy ra theo cả hai phương trình dưới đây (chủ yếu là phương trình 2): 1) 2KClO3 = 2KCl + 3O2 2) 4KClO3 = 3KCl + KClO4 2. Cách tiến hành. KClO3 MnO2 Nöôùc Nöôùc Hình 10: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm Trộn 4g KClO3 đã nghiền nhỏ với 1g MnO2 (thu được chừng 1 lít oxi) cho vào ống nghiệm. Đậy nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Đặt ống nghiệm nằm ngang , miệng hơi chúc xuống.Đun nóng ống nghiệm. thu oxi theo phương pháp dời chỗ nước. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Không nghiền nhiều KClO3, không ngiền lẫn KClO3 với chất khác vì dễ gây nổ. - Dùng KMnO4 ít nguy hiểm hơn KClO3. 35
  32. - Cần rèn luyện thật thành thạo kỹ năng thu khí theo phương pháp dời chỗ nước. TN 17. Sắt cháy trong oxi 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài OXI lớp 10 nhằm chứng minh oxi là phi kim hoạt động mạnh, phản ứng trực tiếp được với tất cả các kim loại trừ vàng và bạch kim. Phản ứng của ôxi với sắt khá mãnh liệt, sinh ra một lượng nhiệt lớn. 2. Cách tiến hành. Cuộn dây sắt nhỏ thành hình lò xo, một đầu quấn vào một mẩu gỗ nhỏ để làm mồi (có thể dùng 1/5 que diêm). Đốt cháy mẩu gỗ rồi nhúng vào lọ đựng oxi (giữ cho mẩu gỗ ở giữa lọ). Dây sắt cháy sáng tạo thành những hạt Fe3O4 màu nâu, sau thí nghiệm đầu dây có một cục sắt nhỏ hình cầu. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cho vào lọ một ít nước hoặc cát để khỏi bị nứt khi sắt và oxit sắt nóng chảy rớt xuống. - Nếu mẩu gỗ lớn khi cháy sẽ tiêu hao nhiều oxi trong bình, ảnh hưởng đến sự cháy của dây sắt. - Có thể cho học sinh giải thích tại sao đầu dây có một cục sắt nhỏ hình cầu. TN 18. Lưu huỳnh cháy trong oxi 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài OXI lớp 10 nhằm chứng minh oxi là một phi kim hoạt động, có phản ứng mãnh liệt với lưu huỳnh. Oxi tác dụng trực tiếp với các phi kim trừ halogen, trong các phản ứng oxi đều là chất oxihóa. - Thí nghiệm (theo cách 2) đơn giản hơn thí nghiệm truớc đây vẫn làm (vì không phải điều chế oxi) mà hiện tượng xảy ra lại hấp dẫn. 2. Cách tiến hành. Cách 1. Đốt nóng đầu đũa thủy tinh rồi nhúng vào lọ đựng lưu huỳnh. Lưu huỳnh nóng chảy và bám vào đầu đũa. Đốt lưu huỳnh trên ngọn lửu đèn cồn, lưu huỳnh cháy tạo ngọn lửa xanh mờ, nhúng nhanh vào lọ đựng oxi, lưu huỳnh sẽ cháy sáng rực sinh ra nhiều khói trắng. Dùng một nút cao su để đậy kín ống nghiệm không cho khí sunfurơ bay ra ngoài. Cho một miếng giấy quỳ ướt vào lọ. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.Viết phương trình phản ứng. Cách 2: Trộn bột lưu huỳnh với kali pemanganat theo tỷ lệ 1:1. Lấy chừng hạt ngô hỗn hợp cho vào ống nghiệm khô. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn đến khi lưu huỳnh bốc cháy thì dừng lại. Chuẩn bị sẵn nút cao su để đậy kín ống nghiệm không cho khí sunfurơ bay ra ngoài. Cho một miếng giấy quỳ ướt vào lọ. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Phản ứng: 2 KMnO4 = K2MnO4 + O2 + MnO2 S + O2 = SO2 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. 36
  33. - Không lấy nhiều hoá chất sẽ nguy hiểm. - Giữ không cho khí sunfurơ bay ra phòng. TN 19. Cacbon cháy trong oxi (Súng phun lửa) 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài OXI lớp 10 nhằm chứng minh oxi là một phi kim hoạt động, có phản ứng mãnh liệt với cacbon. - Thí nghiệm đơn giản và rất hấp dẫn. 2. Cách tiến hành. Trộn bột than gỗ nghiền nhỏ với kali pemanganat theo tỷ lệ 1:1. Lấy nửa muỗng cà phê hỗn hợp cho vào ống nghiệm khô, đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Một lúc sau trong ống nghiệm bắn ra những tia lửa sáng rực như súng phun lửa. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Bột than phải khô. - Đun ống nghiệm đến khi vưà có tia lửa thì ngừng. - Có thể thay kali pemanganat bằng kaliclorat và đioxit mangan. Trộn bột than với hỗn hợp này theo tỷ lệ 2:1 sẽ nhìn rõ những tia lửa bắn ra. - Có thể tiến hành thí nghiệm theo cách sau: đốt một mẩu than nóng đỏ rồi nhúng vào bình chứa oxi. Rót khí cacbonic trong bình vào 1 ống nghiệm có dung dịch nước vôi trong. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. TN 20. Lưu huỳnh tác dụng với đồng 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài LƯU HUỲNH lớp 10 nhằm chứng minh lưu huỳnh là một phi kim khá hoạt động, tác dụng với khá nhiều kim loại. Lưu huỳnh có ái lực với đồng mạnh hơn ôxi. 2. Cách tiến hành. Cho vào ống nghiệm lượng lưu huỳnh cao chừng 1 cm .Kẹp ống nghiệm trên giá sắt, đun nóng cho lưu huỳnh chảy ra rồi biến thành hơi màu nâu cao khoảng 2- 4 cm. Nhúng sợi dây đồng đã cạo sạch xoắn thành hình ruột gà vào ống nghiệm. Giữ nguyên chừng 15 giây sợi dây đồng sẽ đỏ rực. Lưu huỳnh bị cháy tạo thành CuS và Cu2S. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cho dây đồng vào đúng lúc lưu huỳnh chảy ra rồi biến thành hơi màu nâu cao khoảng 2- 4 cm. - Không để dây đồng chạm vào lưu huỳnh nóng chảy. - Chuẩn bị sẵn 2- 3 sợi dây đồng đã cạo sạch xoắn thành hình ruột gà để thay thế khi cần. TN 21. Nhận biết ion S - - 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài HIĐROSUNFU lớp 10 nhằm: - Cho học sinh biết cách nhận biết ion sunfua trong dung dịch. 37
  34. - Cho học sinh ấn tượng về một vài kết tủa màu đặc trưng của muối sunfua: CdS màu vàng, MnS hồng, PbS đen 2. Cách tiến hành. - Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch Na2S, nhỏ 1 giọt dung dịch CdCl2 vào sẽ xuất hiện kết tuả màu vàng rực rỡ rất đẹp. - Có thể tiến hành trên dụng cụ thí nghiệm lượng nhỏ. TN 22. Điều chế khí sunfurơ SO2 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài CÁC OXIT CỦA LƯU HUỲNH lớp 10 nhằm: - Cho học sinh biết điều chế khí sunfurơ bằng cách cho axit sunfuric đặc nóng tác dụng với natri sunfit tinh thể hoặc với đồng. - Làm rõ tính chất vật lý của SO2 là chất khí không màu, tan nhiều trong nước. - Xác nhận ứng dụng quan trọng của SO2 là để tẩy trắng các chất màu hữu cơ. 2. Cách tiến hành. Cho 2 ml dung dịch axit sunfuric đặc nóng tác dụng với natri sunfit tinh thể hoặc với đồng. Dẫn luồng khí SO2 tạo thành qua ống nghiệm đựng nước có chứa mực loãng hoặc một cánh hoa hồng. TN 23. Tính háo nước của axit sunfuric đặc 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT SUNFURIC lớp 10 nhằm chứng minh axit sunfuric có tính háo nước rất mạnh, nó chiếm nước của nhiều hợp chất hữu cơ, giải phóng cacbon ở dạng muội than. 2. Cách tiến hành. Lấy dung dịch axit sunfuric loãng vẽ hoặc viết chữ lên tờ giấy trắng, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn (để cách xa ngọn lửa) sẽ thấy hiện lên hình vẽ hoặc chữ viết màu đen. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Có thể tiến hành thí nghiệm này theo cách sau: nhỏ dung dịch axit sunfuric đặc lên một miếng đường. Miếng đường sẽ bị than hoá. - Cẩn thận với axit sunfuric đặc. TN 24. Tính axit của axit sunfuric 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT SUNFURIC lớp 10 nhằm chứng minh axit sunfuric loãng có tất cả các tính chất của một axit mạnh. Axit sunfuric loãng không tác dụng với kim loại đứng sau hiđro. 2. Cách tiến hành. Cho axit sunfuric loãng tác dụng với quỳ tím, sắt, đồng. TN 25. Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc, nóng 38
  35. 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT SUNFURIC lớp 10 nhằm chứng minh axit sunfuric đặc, nóng tác dụng được với cả Cu, Hg, Ag là những kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học. 2. Cách tiến hành. Cho 1 ml dung dịch axit sunfuric đặc vào ống nghiệm , thả vào một miếng đồng nhỏ. Đậy ống nghiệm bằng một nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua, đầu ống vuốt có quấn bông tẩm dung dịch xút. Đun nóng ống nghiệm . Quan sát, so sánh hiện tượng phản ứng xảy ra khi chưa đun và khi đun, rút ra kết luận 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Không cho khí sunfurơ bay ra gây độc. - Cẩn thận với axit sunfuric đặc. TN 26. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT SUNFURIC lớp 10 nhằm cho học sinh biết cách nhận biết axit sunfuric và dung dịch muối sunfat. Hầu hết các muối sunfat đều tan trong nước. BaSO4 không tan trong nước và cả trong dung dịch HCl, HNO3 (khác với BaSO3, BaCO3 không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl, HNO3).Vì vậy dung dịch bari clorua là thuốc thử của axit sunfuric và dung dịch muối sunfat. 2. Cách tiến hành. Cho vài giọt dung dịch bari clorua vào ống nghiệm đựng dung dịch axit sunfuric loãng hoặc dung dịch muối natri sunfat, sẽ có kết tủa trắng xuất hiện. Cho tiếp vài giọt dung dịch HCl vào kết tủa. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. Có thể làm thí nghiệm này trên dụng cụ thí nghiệm lượng nhỏ (không được dùng axit đặc làm hỏng dụng cụ). TN 27. Tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng (Zn+ H2SO4). 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC lớp 10 nhằm chứng minh sự ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ của phản ứng. Khi tăng nồng độ các chất tham gia phản ứng các phân tử va chạm với nhau nhiều hơn nên tốc độ của phản ứng tăng lên. 2. Cách tiến hành. Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml dung dịch H2SO4. Dung dịch ở ống nghiệm 1 có nồng độ 10%, ở ống nghiệm 2 có nồng độ 20%. Cho vào mỗi ống vài hạt kẽm. Quan sát lượng khí thoát ra ở 2 ống nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Không nên lấy dung dịch axit đặc quá. - Cẩn thận khi làm việc với axit sunfuric. - Có thể tiến hành thí nghiệm theo cách sau: Lấy hai ống nghiệm đựng dd Na2SO3, dung dịch ở ống A có nồng độ lớn gấp đôi dung dịch ở ống B. Cùng một 39
  36. lúc cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch HCl 2M, dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Quan sát xem ống nào dung dịch bị đục nhanh hơn, rút ra kết luận. Phương trình phản ứng: Na2 S 2 O3 + 2HCl = H2 O + SO2 ↑ + S↓ + 2NaCl TN 28. Tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ (CuO + H2SO4). 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC lớp 10 nhằm chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng. 2. Cách tiến hành. Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống chừng hạt đậu xanh bột CuO và 2ml dung dịch H2SO4 10%, cố gắng lấy sao cho lượng hoá chất ở 2 ống nghiệm y như nhau. Ống 1 không đun, ống 2 đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sẽ thấy ở ống 2 dung dịch nhanh chóng chuyển thành màu xanh. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cho dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm từ từ để dung dịch không bị vẩn đục. - Khi đun nóng không nên lắc ống nghiệm . TN 29. Tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào chất xúc tác (Đốt đường với tàn thuốc lá) 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC lớp 10 nhằm chứng minh sự ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ của phản ứng. - Thí nghiệm đơn giản, đễ làm, gắn với đời sống. 2. Cách tiến hành. Dùng 2 muỗng kim loại, muỗng 1 đựng đường cát, muỗng 2 đựng đường cát trộn với tàn thuốc lá, cùng đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Ở muỗng 1 đường chảy ra rồi đen lại, nhưng ở muỗng 2 đường cháy thành ngọn lửa màu vàng (do trong tàn thuốc có hợp chất của liti là xúc tác cho phản ứng). 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Khi đốt chú ý đường có thể chảy và trào ra ngoài. - Có thể bôi tàn thuốc lá vào đường cục rồi đốt. - Không nên dùng loại đường có độ tinh khiết cao vì đường sẽ cháy sau khi chảy lỏng (không cần tàn thuốc lá). TN 30. Xúc tác cho sự sủi bọt của các nước giải khát có ga 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng để giới thiệu cho học sinh những chất xúc tác rất gần gũi với cuộc sống. - Thí nghiệm đơn giản, đễ làm, gắn với sinh hoạt đời thường. - Thí nghiệm kích thích tư duy sáng tạo. - Thí nghiệm này có thể làm khi nói về chất xúc tác hoặc trong bài mở đầu (để gây hứng thú với môn học). 40
  37. 2. Cách tiến hành. Lấy một chai nước giải khát có ga, mở nắp, rót vào một ly nhỏ. Cho từ từ đường cát trắng (hoặc cát sạch) vào sẽ thấy bọt khí trào lên rất nhiều và mạnh. Cho học sinh quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Nếu cho dung dịch nước đường vào thì không thấy bọt khí trào ra. - Khi rót nước ra ly cần nhẹ tay. TN 31. Sự chuyển dịch trạng thái cân bằng theo nhiệt độ 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài CÂN BẰNG HOÁ HỌC lớp 10 nhằm chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển dịch trạng thái cân bằng hoá học. 2. Cách tiến hành. Điều chế khí NO2 rồi thu vào 2 lọ thủy tinh có nút kín. Lọ 1 để đối chứng, lọ 2 nhúng vào chậu đựng hỗn hợp sinh hàn (đá muối). Quan sát sẽ thấy ở lọ 2 màu nâu nhạt dần rồi mất hẳn. Phương trình phản ứng: 2NO2 N2O4 + Q nâu không màu 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Khí NO2 thu vào 2 lọ thủy tinh ban đầu với lượng vừa phải, vừa đủ thấy có màu không nên đậm quá hay nhạt quá. - Nút lọ phải thật kín để tránh khí thoát ra ngoài gây độc. 41
  38. Chương 5 CÁC THÍ NGHIỆM LỚP 11 TN 1. Tính dẫn điện của dung dịch điện li 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài CHẤT ĐIỆN LY lớp 11 nhằm hình thành khái niệm về chất điện ly: “Chất điện ly là những chất tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện”. - Thí nghiệm hấp dẫn, đơn giản và dễ thực hiện. 2. Cách tiến hành. Hình 11: Tính dẫn điện của dung dịch điện li Boùng ñeøn 2,5 von dung dòch ñieän phaân Dùng 2 miếng đồng hình chữ nhật kích thước 1cm x 3cm làm bản cực. Nguồn điện là 1 bộ 3 pin 1,5 von. Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ. Dung dịch điện phân được dùng lần lượt là: - Dung dịch clorua natri. - Dung dịch axit clohiđric. - Dung dịch natrihiđroxit. Khi thay các dung dịch trên bằng nước nguyên chất hoặc dung dịch đường thì đèn không sáng. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cách làm bộ pin xem thí nghiệm Điện phân dung dịch muối ăn trang 30. Nên dùng pin đại để đèn sáng được lâu. - Hai điện cực cắm qua một miếng nhựa tròn đậy trên miệng cốc. - Khoảng cách giữa 2 điện cực không được xa quá (chừng 1 cm). - Sau ít lâu đèn sẽ không sáng vì có nhiều bọt khí bám ở điện cực. TN 2. Phản ứng axit – bazơ của amoniac và nước (Tạo màu hồng bằng nước lã) 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT – BAZƠ lớp 11 nhằm làm sáng tỏ định nghĩa mới về axit và bazơ: “axit là những chất có khả năng cho proton” còn “bazơ là những chất có khả năng nhận proton”. - Chứng minh tính chất chung của dung dịch bazơ là tính chất của anion OH – (làm phenolphtalein không có màu biến thành màu hồng) và “dung dịch bazơ là những dung dịch có chứa anion OH – “. 42
  39. - Giúp học sinh hiểu rõ hơn về phản ứng axit- bazơ: “Phản ứng axit- bazơ là phản ứng hoá học trong đó có sự cho và nhận proton”. - Thí nghiệm còn giúp học sinh ôn lại ảnh hưởng của nồng độ đối với sự chuyển dịch cân bằng hoá học . 2. Cách tiến hành. Cho vào ống nghiệm 4 ml rượu etilic khan, thêm 0,2 ml dung dịch amoniac đặc 25% rồi cho tiếp 1 giọt phenolphtalein. Hỗn hợp không có màu. Thêm dần nước lã vào cốc, màu hồng xuất hiện và ngày một đậm. Giải thích: + - NH3 + H2O NH4 + OH Bazơ Axit (nhận proton) (cho proton) Khi đổ thêm nước vào làm cân bằng chuyển dịch mạnh về bên phải, nồng độ ion OH – tăng, hỗn hợp có màu hồng. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cần cho hoá chất theo đúng trình tự đã hướng dẫn. - Nếu cho dung dịch amoniac đặc và phenolphtalein vào cốc rồi cho nước thì phải thật ít (từng giọt cho đến khi có mầu) thì lúc cho rượu etilic khan dung dịch mới mất màu hồng. - Dung dịch amoniac cần phải đặc, nếu loãng thí nghiệm sẽ không thành công. TN 3. Chất chỉ thị màu bằng bông dâm bụt 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT – BAZƠ lớp 11 nhằm minh hoạ cho tính chất chung cuả các axit và các bazơ là làm đổi màu chất chỉ thị. - Thí nghiệm gần gũi với đời sống thực tế, đơn giản, dễ thực hiện. - Gợi cho học sinh cách tận dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên để làm thí nghiệm . 2. Cách tiến hành. Vò cánh hoa dâm bụt rồi xát lên tờ giấy trắng. Dịch của hoa làm giấy có màu tím. Nhỏ vài giọt chanh lên giấy, màu tím sẽ hoá đỏ. Nhỏ dung dịch xút loãng lên giấy, màu tím sẽ hoá xanh. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Có thể dùng nước vôi thay cho dung dịch xút để tăng sự gần gũi với đời sống. - Dịch của hoa dùng thay cho chất chỉ thị màu trong phòng thí nghiệm. TN 4. Hiđrôxit lưỡng tính 1. Mục đích thí nghiệm: Hiđrôxit lưỡng tính là hiđroxit có cả hai khả năng cho và nhận proton (vừa là axit vừa là bazơ). 2. Cách tiến hành: Cho 1ml dung dịch ZnCl2 0,1 M vào ống nghiệm, cho từ từ dung dịch xút vào vừa đủ kết hợp hết ZnCl2 . Chia kết tủa điều chế được thành 2 phần (chứa vào 2 ống nghiệm), cho ống thứ nhất tác dụng với dung dịch HCl, ống thứ hai tác dụng với dung dịch NaOH. TN 5. Xác định pH của dung dịch 43
  40. 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài pH CỦA DUNG DỊCH lớp 11 nhằm giúp học sinh hiểu ý nghĩa của pH và biết cách xác định pH. - Thí nghiệm này có ý nghĩa thực tế quan trọng, làm cho học sinh thấy ứng dụng của hoá học trong đời sống. 2. Cách tiến hành. a) Xác định pH của các dung dịch HCl 0,01M và dung dịch NaOH 0,01M bằng chất chỉ thị màu và bằng máy đo pH. b) Xác định pH của các dung dịch xà bông giặt và xà bông thơm bằng chất chỉ thị màu và bằng máy đo pH. Nhận xét và rút ra kết luận. TN 6. Tính axit-bazơ của dung dịch muối 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài MUỐI lớp 11 nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất của phản ứng thủy phân và sự tạo thành môi trường của các dung dịch: a) dung dịch muối của axit yếu và bazơ mạnh : môi trường bazơ. b) dung dịch muối của bazơ yếu và axit mạnh : môi trường axit. - Thí nghiệm này có tính thực tiễn, làm cho học sinh thấy hoá học có ứng dụng trong cuộc sống. 2. Cách tiến hành. Dùng giấy quỳ và máy đo pH để xác định pH của các dung dịch: Na2CO3, K2 S, NH4 Cl , ZnCl2 có cùng nồng độ 0,1M. TN 7. Điều chế nitơ 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài NITƠ lớp 11 nhằm giúp học sinh biết cánh điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm, các tính chất vật lí của nitơ. 2. Cách tiến hành. Cho 3 ml dung dịch bão hòa natri nitrit và 3 ml dung dịch bão hòa amoni clorua vào ống nghiệm. Đun nhẹ đến khi có bọt khí thì ngừng. Thu nitơ bằng cách dời chỗ nước. Thử tính chất không duy trì sự cháy và sự sống của nitơ bằng que đóm đang cháy và con kiến. dd.NaNO2 dd.NH4Cl Hình 12: Điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Sinh viên cần rèn kỹ năng thu khí bằng cách dời chỗ nước một cách thuần thục. - Có thể hỏi học sinh vì sao phải dùng dung dịch natri nitrit bão hòa và dung dịch amoni clorua bão hòa (không dùng dung dịch loãng hoặc tinh thể)? 44
  41. TN 8. Điều chế amoniac 1. Mục đích thí nghiệm. Boâng - Thí nghiệm được dùng trong bài coù pp AMONIAC lớp 11 nhằm giúp học sinh biết cánh điều chế và thu khí amoniac bằng phương pháp dời chỗ không khí. - Nhận biết màu, mùi của amoniac. dd amoniac 2. Cách tiến hành. Cho dung dịch amoniac đặc vào ống nghiệm, đậy bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Đun nóng ống nghiệm, thu khí thoát ra vào một lọ thủy tinh úp ngược. Hình 13:Điều chế amoniac 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Amoniac là khí độc nên hết sức hạn chế lượng khí dư thoát ra ngoài. - Có thể dùng amoni clorua và xút thay cho dung dịch amoniac. TN 9. Tính tan của amoniac 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AMONIAC lớp 11 nhằm khẳng định amoniac tan rất mạnh trong nước (800 lit/1 lit nước) do amoniac và nước đều là những phân tử phân cực mạnh. 2. Cách tiến hành. Thu amoniac vào đầy một lọ khô úp ngược, đậy lọ bằng nút cao su có ống dẫn khí vuốt nhọn xuyên qua (đầu nhọn của ống vuốt hướng vào trong lọ). Úp ngược lọ vào chậu nước có vài giọt phenolphtalein . Quan sát hiện tượng và giải thính tại sao nước phun vào lọ và có màu đỏ tím. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Nhúng trước ống vuốt nhọn vào nước để nước phun lên nhanh. - Cầm lọ bằng 2 ngón tay (cái và trỏ) để học sinh nhìn thấy nước phun vào lọ và chuyển từ không màu thành màu hồng. TN 10. Trứng chui vào bình 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài AMONIAC lớp 11 nhằm khẳng định amoniac tan rất mạnh trong nước (800 lit/1 lit nước) do amoniac và nước đều là những phân tử phân cực mạnh. - Thí nghiệm hấp dẫn, gây không khí vui vẻ. 2. Cách tiến hành. 45
  42. Hình 14: Trứng chui vào bình Trúng cút luộc chín kỹ, bóc vỏ. Thu amoniac vào đầy một bình cầu có cổ dài (lựa bình có cổ hơi nhỏ hơn trái trứng cút một ít). Cho vào bình một ít nước (lớn hơn 1 / 700 thể tích của bình) rồi nhanh chóng bịt kín miệng bình. Đặt bình nằm ngang, cho đầu nhọn của trứng vào miệng bình, giữ trứng và chờ một chút trứng sẽ từ từ chui vào bình. Khi trứng di chuyển được một đoạn dốc ngược bình lên trứng vẫn cứ tiếp tục chui vào trong bình. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Nhúng trứng vào dung dịch phenolphtalein trước khi cho chui vào bình. - Yêu cầu học sinh giải thích các hiện tượng xảy ra. TN 11. Amoniac tác dụng với hiđro clorua (bóp ra khói) 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài AMONIAC lớp 11 để giới thiệu cho học sinh cách nhận biết khí amoniac đồng thời kết hợp củng cố khái niệm axit, bazơ theo thuyết proton. - Đây là phản ứng đặc trưng để nhận biết amoniac hoặc clorua hiđro. - Thí nghiệm cũng có thể được dùng trong bài HIĐROCLORUA HCL lớp 10 để học sinh biết cách nhận ra khí hiđro clorua. - Thí nghiệm dễ làm, gây hứng thú cao đối với học sinh, giúp các em hình thành niềm say mê khoa học. 2. Cách tiến hành. Nhỏ 5 giọt dung dịch HCl đặc vào bình A, 5 giọt dung dịch NH3 đặc vào bình B. Lắp dụng cụ như hình vẽ, bóp trái caosu, khói trắng sẽ theo ống dẫn bay ra ngoài. Nếu thu khói vào 1 ống nghiệm sẽ có 1 lớp bột trắng bám vào thành ống. dung dòch dung dòch HCl NH3 Hình15: Amoniac tác dụng với hiđro clorua 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cần lắp dụng cụ thí nghiệm thật kín để khí trong bình không xì ra ngoài. - Cần có ống nghiệm để hứng khói sinh ra. - Với học sinh khá có thể mở rộng: Phản ứng axit – bazơ không nhất thiết phải xảy ra trong dung dịch. - Có thể tiến hành phản ứng đơn giản hơn: Nhúng hai đũa thủy tinh vào hai bình đựng dung dịch amoniac đặc và dung dịch clorua hiđro đặc sau đưa hai đũa lại gần nhau sẽ có khói trắng. TN 12. Sự chuyển dịch trạng thái cân bằng theo nồng độ 1. Mục đích thí nghiệm. 46
  43. - Thí nghiệm được dùng trong bài CÂN BẰNG HOÁ HỌC nhằm chứng minh sự ảnh hưởng của nồng độ đến sự chuyển dịch trạng thái cân bằng hoá học. - Gây hứng thú học tập cho học sinh vì hiện tượng đẹp, lạ mắt. 2. Cách tiến hành. Cho 2ml nước vào ống nghiệm, thêm 2 giọt dung dịch NH3 loãng 5% rồi nhỏ thêm 1 giọt phenolphtalein thì dung dịch có màu hồng. Cho một ít tinh thể NH4Cl vào thì màu hồng biến mất. Giải thích: + - NH3 + H2O NH4 + OH + - NH4Cl = NH4 + Cl Khi cho NH4Cl vào thì nồng độ ion NH4+ tăng làm cho cân bằng dịch chuyển về bên trái dẫn đến nồng độ ion OH – giảm mạnh, màu hồng sẽ biến mất. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Để màu hồng xuất hiện trở lại thêm vài giọt amoniac. - Dung dịch NH3 đặc sẽ khó mất màu. TN 13. Sự thăng hoa của muối amoni 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài DUNG DỊCH AMONIAC. MUỐI AMONI lớp 11 nhằm chứng minh muối amoni không bền, dễ bị phân hủy bởi nhiệt tạo thành amoniac và hiđro clorua. 2. Cách tiến hành. Cho tinh thể amoni clorua (chừng hạt ngô) vào ống nghiệm, đặt vào miệng ống một miếng giấy quỳ ướt, đậy nút. Đun nóng ống nghiệm đựng trên ngọn lửa đèn cồn. Để ống hơi nghiêng, muối amoni clorua ở đáy sẽ mất dần, nhưng phía trên gần miệng ống có những tinh thể trắng bám vào đồng thời miếng giấy quỳ chuyển thành màu xanh. Giải thích hiện tượng. TN 14. Tính chất oxi hóa mạnh của axit nitric 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT NITRIC lớp 11 nhằm chứng minh tính chất ôxihóa mạnh của axit nitric. Axit nitric tác dụng với hầu hết các kim loại ở mọi nồng độ và nhiệt độ, không bao giờ giải phóng hiđro mà cho ra NH3, N2 ,N2O, NO, N2O3, NO2 tùy thuộc kim loại và nồng độ dung dịch. Trong dung dịch axit nitric đặc nguội sắt và nhôm được thụ động hoá. 2. Cách tiến hành. a) Cho một mẩu đồng nhỏ vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch axit nitric đặc và loãng. Hướng dẫn học sinh quan sát chất khí tạo thành và sự đổi màu của dung dịch. b) Cho sắt và nhôm tác dụng với dung dịch axit nitric đặc nguội. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Các oxit của nitơ đều là những khí độc. Vì vậy cần đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đầu ống có bông tẩm dung dịch xút. - Lưu ý học sinh phản ứng của axit nitric đặc và loãng với đồng không cần phải đun vẫn xảy ra mãnh liệt. TN 15. Nhiệt phân muối nitrat (vết lửa màu nhiệm) 1. Mục đích thí nghiệm. 47
  44. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT NITRIC (phần IV. MUỐI NITRAT) nhằm minh hoạ tính oxi hoá của muối nitrat. Ở nhiệt độ cao muối nitrat là nguồn cung cấp oxi, do đó chúng là những chất oxi hoá mạnh. 2. Cách tiến hành. Dùng đũa thủy tinh chấm vào dung dịch KNO3 bão hoà rồi viết chữ hoặc vẽ hình lên tờ giấy trắng (có thể vẽ hình con rùa), hơ khô rồi lấy que đóm mới tắt (đầu que còn than hồng) dí vào chữ viết hoặc hình mới vẽ. Giấy sẽ bị cháy theo những chỗ có KNO3 do oxi của phản ứng: 2 KNO3 = 2 KNO2 + O2 Hình16: Vết lửa màu nhiệm 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Dùng loại giấy viết vào ít bị loang sẽ dễ được hình theo ý muốn. - Nếu viết chữ thì các nét chữ phải dính liền nhau để giấy cháy liên tục. TN 16. Nhận biết ion NO3- 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXITNITRIC lớp 11 nhằm giúp học sinh biết cách nhận biết ion nitrat trong phòng thí nghiệm. 2. Cách tiến hành. Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaNO3, cho tiếp 2 giọt dung dịch axit sunfuric đặc. Thả vào ống nghiệm một miếng đồng lá nhỏ. Đậy ống nghiệm bằng một nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua, đấu ống quấn bông tẩm dung dịch xút. Quan sát hiện tượng xảy ra. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Sau khi thí nghiệm xong, nhúng tất cả dụng cụ vào chậu nước vôi để hủy các chất độc. - Không lấy nhiều hoá chất. - Lưu ý học sinh vai trò của axit sunfuric. TN 17. Sự cháy của photpho (Xác định thành phần khôngkhí) 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài PHOTPHO lớp 11 nhằm chứng minh photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ. Liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ, photpho dễ dàng bị oxi không khí oxihóa tới mức cao nhất +5. - Học sinh còn được quan sát P2O5 là một chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước tạo thành H3PO4. - Thí nghiệm mang tính khoa học, gợi nhớ lại thí nghiệm mà trước đây Silơ đã làm để xác định thành phần không khí. Vì vậy nó kích thích hứng thú, tăng sự yêu mến môn hoá học. 2. Cách tiến hành. 48
  45. Chuẩn bị 1 ống thủy tinh hình trụ hay 1 ống nghiệm thủng đáy, 1 nút cao su vừa miệng ống có muỗng đốt hoá chất nhỏ xuyên qua. Dùng bút dạ chia thể tích của ống (sau khi đậy nút) thành 6 phần bằng nhau. Nhúng ngập phần dưới của ống (1/6) vào chậu nước. Có thể dùng kẹp và giá sắt để giữ ống. Cho 1g photpho đỏ (chừng hạt ngô) vào muỗng sắt, đốt trên ngọn lửa đèn cồn đến khi Nöôùc bốc cháy thì cho vào ống, nút thật kín. Chờ cho oxi trong ống cháy hết, quan sát mực nước dâng lên, nhúng một miếng giấy quỳ vào chậu, giải Hình 17: Xác định thành phần không khí thích hiện tượng và rút ra kết luận. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Có thể kết hợp thí nghiệm với kể chuyện. - Đặt câu hỏi cho học sinh: Vì sao khi tác dụng với oxi, photpho dễ phản ứng hơn nitơ? Khi tác dụng với hiđro, phot pho lại khó phản ứng hơn nitơ? TN 18. Tính tan khác nhau của các muối photphat 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài AXIT PHOTPHORIC (phần IV. MUỐI PHOTPHAT) nhằm minh họa tính tan khác nhau của các muối photphat. Muối phôtphat của kim loại kiềm, amoni tan trong nước. Với các kim loại khác chỉ muối đihiđrophotphat là tan. 2. Cách tiến hành. a) Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch Na3 PO4 1 M, thêm tiếp vài giọt dung dịch AgNO3 sẽ xuất hiện kết tủa màu vàng. b) Rót 2 ml nước vôi trong vào ống nghiệm, nhỏ 1 giọt axit photphoric rất loãng vào dung dịch sẽ bị đục : 3Ca(OH)2 + 2 H3 PO4 = Ca3 (PO4)2 ↓ + 6 H2O Thêm vài giọt axit photphoric 0,1 M vào, kết tủa bị tan đi: Ca3 (PO4)2 + 4H3 PO4 = 3 Ca (H2 PO4 )2 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. Axit photphoric phải thật loãng mới có kết tuả. TN 19. Điều chế khí metan 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN (ANKAN) lớp 11 nhằm giúp học sinh biết cách điều chế metan trong phòng thí nghiệm (để dùng trong các thí nghiệm về tính chất của metan). 2. Cách tiến hành. 49
  46. natri axetat + voâi xuùt Nöôùc Hình 18: Điều chế metan trong phòng thí nghiệm a) Điều chế natri axetat khan: cho natri axetat tinh thể (CH3COONa.3H2O) vào chén sứ, đun cho đến khi hơi nước bay hết, để nguội, tán nhỏ. b) Điều chế vôi xút: trộn 2 phần CaO với 1 phần dung dịch NaOH bão hoà (tỷ lệ 2/1 về khối lượng), đun trong chén sứ. Hỗn hợp sẽ nóng chảy rồi hơi nước bay hết, để nguội, tán nhỏ. c) Trộn 2 phần natri axetat khan và 3 phần vôi xút (tỷ lệ 2/3 về khối lượng), cho vào ống nghiệm. Lắp dụng cụ như hình vẽ. Đun nóng sau 2 - 3 phút khí metan bay ra nhiều mới thu vào lọ. Khi lọ đã đầy khí, đậy bằng một nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua. Chuẩn bị sẵn một que đóm đang cháy, nhấc lọ ra khỏi chậu nước, châm lửa đốt metan ở đầu ống vuốt nhọn. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Metan nhẹ hơn không khí. - Khi dừng thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí rồi mới bỏ đèn ra để nước không tràn vào ống nghiệm. - Sinh viên cần nắm được tác dụng của vôi xút. TN 20. Tính “trơ” của me tan 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN (ANKAN) lớp 11 nhằm chứng minh tính tương đối trơ về mặt hoá học của metan. Các ankan ở nhiệt độ thường không tác dụng với dung dịch kiềm, axit và chất oxi hoá. 2. Cách tiến hành. Dẫn khí metan điễu chế được ở thí nghiệm 19 vào ống nghiệm đựng dung dịch nước brom, ống nghiệm đựng dung dịch kalipemanganat. TN 21. Điều chế etilen 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ETTLEN (ANKEN) lớp 11 nhằm giúp học sinh biết cách điều chế etilen trong phòng thí nghiệm (dùng cho các thí nghiệm về tính chất của etilen). 2. Cách tiến hành. Cho vào ống nghiệm 2ml rượu etilic, một ít cát sạch và 6ml axit sunfuric đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đun nóng ống nghiệm. Thu khí etilen theo phương pháp dời chỗ nước. (Lắp dụng cụ giống như điều chế nitơ trang 41). 3.Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Nếu dùng rượu nhiều hơn axit thì không thu được etilen. - Cho sinh viên nêu tác dụng của cát trong thí nghiệm . 50
  47. TN 22. Phản ứng cộng etilen với brom 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ETTLEN (ANKEN) lớp 11 nhằm minh họa cho phản ứng cộng vào nối đôi (là phản ứng đặc trưng) của các anken. 2. Cách tiến hành. Cho etilen vào ống nghiệm đựng dung dịch nước brom, dung dịch sẽ mất màu. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Không lấy dung dịch nước brom đặc quá sẽ lâu mất màu. - Có thể dùng phông để dễ quan sát. - Nên lấy thêm một ống nghiệm dựng dung dịch nước brom để đối chứng. TN 23. Điều chế axetilen 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXETILEN (ANKIN) lớp 11 nhằm giúp học sinh biết cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm (để dùng cho các thí nghiệm về tính chất của axetilen). 2. Cách tiến hành. Cho 3-4 miếng cacbua canxi vào ống nghiệm, đổ 5ml nước vào rồi đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua. Châm lửa vào đầu ống vuốt để đốt khí tạo thành. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cẩn thận vì khí axetilen dễ bắt lửa gây nổ. - Không dùng miếng cacbua canxi to quá. TN 24. Phản ứng cộng brom của axetilen 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXETILEN (ANKIN) lớp 11 nhằm chứng minh tính chất không no của axetilen. Phản ứng cộng vào nối ba là phản ứng đặc trưng của các ankin. Phản ứng xảy ra theo hai giai đoạn riêng rẽ. 2. Cách tiến hành. Cho axetilen điều chế ở thí nghiệm 23 vào ống nghiệm đựng dung dịch nước brom, dung dịch sẽ mất màu. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Không lấy dung dịch nước brom đặc quá sẽ lâu mất màu. - Có thể dùng phông để dễ quan sát. - Nên lấy thêm một ống nghiệm dựng dung dịch nước brom để đối chứng. TN 25. Phản ứng thế nguyên tử H ở cacbon mang nối ba bằng kim loại 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXETILEN (ANKIN) lớp 11 nhằm minh hoạ cho phản ứng quan trọng dùng để nhận biết axetilen. 51
  48. 2. Cách tiến hành. Cho 1ml dung dịch bạc nitrat 1% vào ống nghiệm rồi nhỏ từ từ từng giọt dung dịch amoniac 5% đến khi tan kết tủa. Cho axetilen sục vào ống nghiệm sẽ có kết tủa màu vàng nhạt tạo thành. TN 26. Phản ứng cháy của axetilen (Đốt cháy nước đá) 1.Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXETILEN (ANKIN) nhằm minh họa phản ứng điều chế axetilen từ cacbua canxi và phản ứng cháy của axetilen. - Thí nghiệm gây hứng thú và rất hấp dẫn vì tạo được ngọn lửa từ cục nước đá. 2. Cách tiến hành. Cho vài cục đất đèn CaC2 Nöôùc ñaù CaC2 bằng hạt ngô vào một chén sứ rồi cho tiếp vào 1 cục nước đá bằng ngón chân cái. Đưa que đóm đang cháy vào chén sứ, lập tức có lửùa xanh bùng lên. Hình19: Đốt cháy nước đá 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Không lấy cục nước đá to quá. - Cho cacbua canxi vào chén khô trước, cho đá cục sau, châm lửa ngay khi có khí thoát ra. - Chuẩn bị sẵn 1 miếng kính để đậy chén sứ khi muốn dừng thí nghiệm. - Có thể tiến hành thí nghiệm này ở đầu giờ học theo phương pháp nghiên cứu . TN 27. Tính chất vật lí của benzen. 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài BENZEN VÀ CÁC CHẤT ĐỒNG ĐẲNG lớp 11 nhằm minh họa tính chất vật lí của benzen: benzen là chất lỏng không màu, có mùi thơm đặc trưng, là dung môi tốt cho nhiều chất. 2. Cách tiến hành. Cho học sinh quan sát lọ đựng benzen, ngửi mùi. Hòa tan một hạt nhỏ iot trong 2ml nước trong một ống nghiệm, cho thêm vào 1ml benzen, lắc đều. Benzen ở trên nước có màu hồng thẫm và nước có iot bị mất màu do iot đã tan vào benzen. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. Ngửi ít benzen vì cơ thể rất khó đào thải: mở nút lọ đựng benzen, để cách mũi 20 cm, dùng tay phẩy nhẹ hơi benzen. 52
  49. Chương 6 MỘT SỐ THÍ NGHIỆM LỚP 12 TN 1. Phản ứng cháy của rượu với oxi (Pháo hoa sáng trong lòng chất lỏng) 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA RƯỢU ETYLIC lớp 12 nhằm minh họa phản ứng cháy của rượu với oxi. Khác với thí nghiệm đốt rượu trong không khí, nguồn oxi trong thí nghiệm này được lấy từ phản ứng của axit sunfuric đặc với kalipemanganat. - Thí nghiệm xảy ra rất lạ, đẹp mắt, gây ấn tượng mạnh, có tác dụng kích thích hứng thú cho học sinh . 2. Cách tiến hành. Cho 1 ml rượu etylic nguyên chất vào ống nghiệm, rót nhẹ theo thành ống 0,5 ml axit sunfuric đặc. Hỗn hợp trong ống nghiệm sẽ phân làm 2 lớp, bên dưới là axit sunfuric, bên trên làrượu. Từ từ thả những tinh thể kalipemanganat vào ống nghiệm (tất cả chừng hạt đậu xanh), nửa phút sau sẽ có những tia lửa sáng lóe lên trong lòng chất lỏng như pháo hoa. Khi phản ứng ngưng, ta lại cho thêm ít hạt kalipemanganat vào thì hiện tượng lại tiếp tục. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Rượu etylic phải nguyên chất (dùng cồn tuyệt đối) và axit sunfuric phải đậm đặc. - Không nên rắc quá nhiều thuốc tím vào một lúc làm dung dịch vẩn đục, khó quan sát. TN 2. Phản ứng tráng gương của anđehit 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài ANĐEHIT FOMIC lớp 12 nhằm khắc sâu cho học sinh tính chất đặc trưng của anđehit dễ bị oxi hoá bới Ag+ hoặc Cu(OH)2 . - Thí nghiệm làm cho học sinh thấy rõ tác dụng của hoá học với đời sống. 2. Cách tiến hành. Rửa thật sạch ống nghiệm bằng nước xà phòng, cho vào 1ml dung dịch bạc nitrat 1%, lắc ống nghiệm rồi nhỏ từ từ từng giọt dung dịch amoniac 5% đến khi tan kết tuả. Nhỏ 2 giọt dung dịch anđehit fomic vào, đun nhẹ vài phút sẽ thấy bạc bám ở thành ống. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Rửa thật sạch ống nghiệm . - Khi đun không lắc, không đun quá 60 -70 0C . TN 3. Viên bổ sủi bọt 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXIT AXETIC lớp 12 nhằm minh họa phản ứng của axit hữu cơ với muối của một axit yếu hơn. - Thí nghiệm đơn giản, dễ làm, gần gũi với đời sống thực tế, giúp học sinh thấy rõ hơn tác dụng của hoá học, thêm yêu mến bộ môn. 2. Cách tiến hành. 53
  50. Thả một viên bổ sủi bọt vào nước, cho học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Nếu tiến hành thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. - Giáo viên nên gợi ý cho học sinh suy nghĩ, tự tìm câu trả lời. TN 4. Phản ứng của glixerin với đồng (II) hiđroxit 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài GLIXERIN lớp 12 nhằm giới thiệu cho học sinh cách nhận biết các rượu đa chức bằng phản ứng màu đặc trưng với đồng (II) hiđroxit. 2.Cách tiến hành. Cho vào ống nghiệm 3 giọt dung dịch đồng (II) sunfat 2% và 2 ml dung dịch xut 10%, lắc nhẹ. Cho tiếp vào 2 giọt glixerin, lắc nhẹ và quan sát hiện tượng xảy ra. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. Nên cho học sinh so sánh màu xanh của sản phẩm với màu xanh của đồng (II) hiđroxit. TN 5. Phản ứng của tinh bột với dung dịch cồn iot 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài TINH BỘT lớp 12 nhằm giới thiệu cho học sinh cách nhận biết tinh bột bằng dung dịch cồn iot và ngược lại. - Thí nghiệm có tác dụng làm cho học sinh thấy hoá học rất gần gũi với đời sống hàng ngày. 2.Cách tiến hành. Lấy một củ khoai lang cắt lát mỏng, nhỏ lên vài giọt dung dịch cồn iot loãng. TN 6. Phản ứng màu đặc trưng của protit 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài PROTIT lớp 12 nhằm giới thiệu cho học sinh cách nhận biết protit bằng phản ứng màu đặc trưng. - Thí nghiệm có tác dụng làm cho học sinh thấy hoá học rất gần gũi với đời sống hàng ngày. 2.Cách tiến hành. a) Cho 1 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt axit nitric đặc sẽ thấy xuất hiện màu vàng. b) Cho 1ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, cho tiếp 1ml dung dịch xút 30% và 1 giọt dung dịch đồng (II) sunfat vào sẽ thấy xuất hiện màu tím xanh. TN 7. Tác dụng của nhiệt với protit 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài PROTIT lớp 12 nhằm giới thiệu cho học sinh cách nhận biết protit bằng nhiệt độ. - Thí nghiệm có tính thực tế, gần với đời sống (phân biệt hàng thật, hàng giả). 2. Cách tiến hành. 54
  51. - Đốt một ít tơ tằm, len lông cừu hoặc tóc sẽ thấy mùi khét đặc biệt. So sánh với mùi khi đốt tơ, len tổng hợp. - Cho 1ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, đun nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra. TN 8: Biến đồng thành bạc 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI lớp 12 nhằm minh họa phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại yếu hơn. - Thí nghiệm đơn giản, dễ làm, hấp dẫn. Khi thay thế dung dịch muối bạc (theo cách làm cũ) bằng dung dịch muối thủy ngân sẽ tiết kiệm đáng kể một khoản chi phí, muối thủy ngân lại dễ kiếm hơn nên thí nghiệm dễ thực hiện. 2. Cách tiến hành. Lấy một vật bằng đồng (hoặc một dây đồng cạo sạch uốn thành hình lò xo) nhúng vào dung dịch axit nitric loãng rồi rửa sạch bằng nước. Thả vật đó vào ống nghiệm có chứa 3 ml dung dịch HgCl2. Để một phút vật sẽ hoá đen, lấy ra dùng vải khô lau sạch vật sẽ sáng bóng như bằng bạc (do được phủ bên ngoài một lớp hỗn hống rất chắc). dung dòch HgCl2 daây Cu daây Cu dung dòch HgCl2 Hình 20: Biến đồng thành bạc 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Cẩn thận vì thủy ngân và muối thủy ngân đều rất độc, sau khi làm thí nghiệm cần rửa sạch tay bằng xà bông. - Nếu dùng dây đồng uốn thành hình cây thông sẽ có một cây thông bằng bạc lấp lánh. TN 9: Điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI lớp 12 nhằm minh hoạ phản ứng điều chế các kim loại có tính khử yếu hoặc trung bình bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng trong nước. - Thí nghiệm đơn giản, dễ làm, hấp dẫn. 2. Cách tiến hành. 55
  52. Dụng cụ và cách làm giống như thí nghiệm 13 lớp 10 (Điện phân dung dịch muối ăn). Thay dung dịch NaCl bằng các dung dịch CuCl2 , Ag NO3 TN 10. Natri tác dụng với nước 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài KIM LOẠI PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM I lớp 12 nhằm chứng minh natri có khả năng phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường tạo ra natri hiđroxit tan trong nước (là bazơ kiềm). 2. Cách tiến hành. Natri Cho nước vào chừng ½ ống nghiệm, nhỏ Nöôùc vào vài giọt dung dịch phenolphtalein, cho 1 mẩu natri bằng hạt đậu đen vào ống nghiệm. Nhanh chóng đậy ống nghiệm bằng một nút cao su có ống vuốt nhọn. Natri sẽ phản ứng rất Hình 21 : Natri tác dụng H2O mãnh liệt với nước tạo giải phóng khí hiđro. Châm lửa trên đầu ống vuốt nhọn để đốt khí sinh ra, nước trong chậu sẽ chuyển sang màu hồng. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Không dùng miếng natri to quá sẽ nổ nguy hiểm. - Hướng dẫn học sinh quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng. TN 11. Magie tác dụng với nước 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài KIM LOẠI PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM II lớp 12 nhằm xác nhận magie có khả năng phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ cao tạo ra hiđroxit ít tan trong nước. 2. Cách tiến hành. Đổ đầy vỏ bào magie vào một muỗng sắt khô, đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi lớp magie trên mặt cháy đỏ thì nhúng nhanh vào một chậu nước. Magie bùng cháy lên sáng chói trong nước cùng với khí hiđro thoát ra. Mg + 2H2O = Mg(OH)2 + H2Ç 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Có thể dùng bột magie ( chừng hạt đậu đen). - Dùng muỗng dài cán, không để tay sát chậu để tránh bị bỏng. - Cho vào chậu vài giọt phenolphtalein, nước trong chậu sẽ có màu hồng. - Mg(OH)2 ít tan trong nước nhưng đủ làm phenolphtalein biến màu. TN 12. Nhôm mọc lông tơ 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài NHÔM lớp 12 nhằm chứng minh nhôm là chất khử mạnh bị oxihoá dễ dàng trong không khí khi mất lớp oxit bảo vệ. - Mở rộng kiến thức: thủy ngân có khả năng “hoà tan” một số kim loại tạo thành hỗn hống. 2. Cách tiến hành. 56
  53. Cạo sạch miếng nhôm, nhỏ lên vài giọt dung dịch muối thủy ngân (II) clorua rồi dùng đũa thủy tinh di trên bề mặt cho dung dịch tạo thành một lớp mỏng. Một lúc sau có những sợi oxit nhôm màu trắng xanh mọc lên như lông tơ. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. - Nên cho lớp dung dịch muối thủy ngân thật mỏng để oxi không khí dễ tiếp xúc với bề mặt miếng nhôm. - Yêu cầu học sinh viết tất cả các phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng. TN 13. Nhôm tác dụng với nước 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài NHÔM lớp 12 nhằm chứng minh nhôm khử được nước ở nhiệt độ thường khi mất lớp oxit bảo vệ. 2. Cách tiến hành. Lấy miếng nhôm sau khi làm thí nghiệm nhôm mọc lông tơ thả vào nước sẽ có những bọt khí thoát ra. TN 14. Phản ứng của sắt (III) clorua với đồng 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài HỢP CHẤT CỦA SẮT lớp 12 nhằm lưu ý cho học sinh ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+ . 2. Cách tiến hành. Cho 1ml dung dịch sắt (III) clorua vào ống nghiệm, thả tiếp vào một miếng đồng lá. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. TN15. Phản ứng tạo sắt với axit 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài VỊ TRÍ, CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CỦA SẮT lớp 12 nhằm giúp học sinh nắm vững phản ứng của sắt với các axit. 2. Cách tiến hành. Cho đinh sắt đã đánh sạch vào 3 ống nghiệm, rót vào ống nghiệm 1: 2 ml dung dịch axit clohiđric, ống nghiệm 2: 2 ml dung dịch axit sunfuric đặc, ống nghiệm 3: 2ml dung dịch axit nitric lãng. Quan sát hiện tượng và viết các phản ứng xảy ra. TN16. Điều chế sắt (II) hiđroxit và tính chất dễ bị oxi hoá của nó 1. Mục đích thí nghiệm. - Thí nghiệm được dùng trong bài HỢP CHẤT CỦA SẮT lớp 12 nhằm cho học sinh biết cách điều chế sắt (II) hiđroxit từ sắt, axit và xút. - Học sinh sẽ quan sát màu sắc, dạng kết tủa và sự oxihoá sắt (II) hiđroxit thành sắt (III) hiđroxit. 2. Cách tiến hành. Đun sôi 4 ml dung dịch xút trong ống nghiệm để đẩy hết khí đã hoà tan ra khỏi dung dịch. Rót nhanh 1 ml dung dịch sắt (II) clorua vừa điều chế ở thí nghiệm 13 vào ống nghiệm. Quan sát màu kết tủa mới tạo thành và sự biến màu của lớp kết tủa sát trên bề mặt. 3. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công. 57
  54. - Đinh sắt để điều chế sắt (II) clorua phải thật sạch lớp oxit bên ngoài. - Rót dung dịch sắt (II) clorua chảy theo thành ống nghiệm xuống đáy để kết tủa tạo thành nằm sâu trong dung dịch. - Có thể điều chế sắt (II) hiđroxit từ (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O (muối Mohr) và xút. TN17. Điều chế sắt (III) hiđroxit 1. Mục đích thí nghiệm. Thí nghiệm được dùng trong bài HỢP CHẤT CỦA SẮT lớp 12 nhằm cho học sinh biết cách điều chế sắt (III) hiđroxit từ dung dịch muối sắt (III) . 2. Cách tiến hành. Cho 2 ml dung dịch kiềm vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch muối sắt (III) clorua. Quan sát màu sắc, dạng kết tủa của sắt (III) hiđroxit tạo thành./. 58
  55. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Ái– Dương Tất Tốn. Hoá học 10. NXBGD 1996. 2. Nguyễn Cương. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 –2000. NXBGD 1999. 3. Nguyễn Cương. Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học. Hà nội 1995. 4. Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh – Trần Trọng Dương. Thí nghiệm thực hành lý luận dạy học hoá học. NXBGD 1980. 5. Nguyễn Cương (chủ biên) - Nguyễn Mạnh Dung – Nguyễn Thị Sửu. Phương pháp dạy học hoá học tập I. NXBGD 2000. 6. Bùi Hữu Cường. Phòng chống nhiễm độc trong công nghiệp hoá chất. NXB Công nhân kỹ thuật. Hà nội 1982. 7. Trần Quốc Đắc. Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTCS Việt nam. Luận án PTS Khoa học Sư phạm – Tâm lý. Hà nội 1992. 8. Trần Quốc Đắc. Thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông trung học. NXBGD 1996. 9. Đỗ Tất Hiển – Trần Quốc Sơn. Hoá học 11. NXBGD 1991. 10. V.X.Pôlôxin. Thí nghiệm hoá học vô cơ ở trường phổ thông tập I. NXBGD 1975. 11. Nguyễn Ngọc Quang - Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh. Lý luận dạy học hoá học. NXBGD Hà nội 1975. 12. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học đại cương tập I. Trường CBQLGD 1986. 13. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học hoá học tập I. NXBGD Hà nội 1994. 14. Võ Quỳnh. 100 màn ảo thuật hoá học. NXB Trẻ TP HCM 1992. 15. Nguyễn Văn Tòng. Thực hành hoá học hữu cơ tập 2. NXBGD 1998. 16. Lê Xuân Trọng - Nguyễn Văn Tòng. Hoá học 12. NXBGD 1992. 17. Nguyễn xuân Trường. Hoá học vui. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà nội 1998. 18. Albisser R.H, Chairman. Guide for safety in the chemical laboratory. New York 1954. 19. Briggs J G R. A – level Guides Chemistry. Longman Singapore 1999. 20. Bagby – Henry – Desjardins. Modern road to chemistry. New York 1960. 21. Alexander Findlay. Chemistry in the service of man. New York 1960. 22. Bernard Jaffe. Chemistry creates a new world. New York 1957 23. Lanford E. Using Chemistry. USA 1955. 24. Russell – S.Drago – Theodore – L.Braown. Experiment in general chemistry. USA 1969. 25. See C.P. O – level Classified Science Chemistry. Singapore Asian Publication 2000. 59