Đề cương ôn tập môn Quản trị kinh doanh quốc tế

doc 20 trang ngocly 2450
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Quản trị kinh doanh quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_quan_tri_kinh_doanh_quoc_te.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Quản trị kinh doanh quốc tế

  1. Ôn tập môn: Quản trị kinh doanh quốc tế Câu 1: Trình bày các phương thức của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua những ví dụ thực tế đối với các chủ thể của Việt Nam trong những năm vừa qua. 1. Mua bán đối lưu Khái niệm: là phương thức giao dịch trao đổi hang hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hang hóa giao đi có giá trị tương đương với lượng hang hóa nhận về. Mục đích: không phải nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về lượng hàng hóa khác có giá trị tương đương. Đặc điểm: mỗi người vừa là người mua, vừa là người bán. Việc mua bán khởi đầu lấy giá trị sử dụng làm thước đo. Các hình thức: Nghiệp vụ hành đổi hang Nghiệp vụ bù trừ : - bù trừ trước - Bù trừ song hành - Bù trừ toàn phần - Bù trừ một phần - Bù trừ bằng tài khoản bảo chứng Nghiệp vụ có thanh tón bình hành: - bình hành công công - Bình hành tư nhân Nghiệp vụ đối lưu Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 1
  2. Nghiệp vụ chuyển nợ Giao dịch bồi hoàn Nghiệp vụ mua lại sản phẩm Ưu điểm: - ít sử dụng ngoại tệ do đó tiết kiệm được tài chính và han chế rủi ro biến động tỷ giá hối đoái. - Ít tốn kém Nhược điểm: phải gắn xuất khẩu và nhập khẩu. Ví dụ: Công ty Thắng Lợi ở Việt Nam có sản phẩm gạo muốn đổi lấy mặt hàng sắt thép với tỷlệ 3 kg gạo = 1 kg sắt thép. Công ty Thắng Lợi tìm kiếm thông tin và gặp được một doanh nghiệp ở Đức có nhu cầu đổi gạo, tuy nhiên công ty này không có sắt thép mà chỉ có xe hơi. Công ty của Đứctiến hành đổi xe hơi với một công ty ở Nga để lấy sắt thép về giao cho công ty Việt Nam và qua đó đổi lấy gạo. 2. Gia công quốc tế. Khái niệm: là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về được 1 thù lao ( phí gia công theo thỏa thuận) ở việt nam có các hình thức gia công : - phân theo quyền sở hữu nguyên liệu(giao toàn bộ, bán toàn bộ, giao NVL chính) - phân theo giá cả gia công( HĐ khoán, HĐ thực thi, HĐ thực thanh) - phân theo số bên tham gia quan hệ gia công ví dụ: Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 2
  3. Do điều kiện kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của chúng ta còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều mẫu mã hấp dẫn và nhãn hiệu uy tín trên thị trường trong những năm qua nên phương thức gia công quốc tế giúp cho các doanh nghiệpcủa Việt Nam có thể đưa ngay sản phẩm ra thị trường quốc tế, mang lại kim ngạch ngoại tệ cho nướcnhà, đồng thời có được cơ hội cho người tiêu dùng các nước thấy được trình độ và năng lực trong lĩnhvực may mặc của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương thì trong 6 tháng đầu củanăm 2009, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước tính đạt 27,57 tỷ USD, trong đó các sản phẩm dệtmay với sự đóng góp của gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài đã đem về cho Việt Nam khoảng4,08tỷ USD (chiếm gần 15% tổng giá trị kim ngạch XK), đưa dệt may trở thành ngành hàng có kimngạch xuất khẩu cao nhất, vượt qua cả dầu thô. Nếu nhìn vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt maycó thể thấy việc thiết kế kiểu dáng được thực hiện ở các kinh đô thời trang như London, Milan, NewYork, Paris ; vải được sản xuất tại Trung Quốc, các phụ liệu đầu vào khác được sản xuất tại Ấnđộ và sản xuất sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở những nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc 3. Giao dịch tái xuất Khái niệm: là hình thức xuất khẩu những hang hóa trước đây là nhập khẩu và chưa qua chế biến của nước tái xuất. tái xuất là phương thức giao dịch buôn bán mà người bên tái xuất kho nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước mà chỉ tạm thời nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu để kiếm lời. Điều kiện có thể làm tái xuất: hang hóa phải có cung cầu lớn và giá cả hàng hóa đó phải có biến động lớn. do vậy trong phương thức buôn bán này người nào nắm được sự biến động của giá nhanh chóng được thời cơ thuận thì sẽ có lãi lớn ngược lại sẽ bị lỗ hoặc phá sản. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 3
  4. Các loại hình tái xuât: - Tạm nhập tái xuất - Chuyển khẩu 4. Đấu thầu quốc tế Khái niệm: Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức là người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và có điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sẵm và thi công các công trình của nhà nước, nhất là tại các nước đang phát triển. Ví dụ: một dự án xây dựng một nhà máy, doanh nghiệp cần có một bản thiết kế xây dựng nhà máy. Công ty đã công bố gói thầu và được các công ty thiết kế gửi hồ sơ dự thầu. sau khi tổng hợp được tất cả các hồ sơ dự thầu sẽ có tổ chức buổi đấu thầu chọn ra công ty phù hợp với điều kiện. 5. Đấu giá quốc tế Khái niệm: Là phương thức mua bán đặc biệt, được tổ chức tại một địa điểm công khai,tại một địa điểm nhất định, tại đó người bán trưng bày và giới thiệu hàng hoá. Người mua tự do xem hàng hoá và trả giá. Hàng hoá được bán cho người trả giá cao nhất. Đặc điểm: - Đấu giá quốc tế khai thác cạnh tranh của người mua để bán hàng được giá cao nhất. - Đối tượng mua bán hàng thông qua đấu giá gồm: + Hàng mặc định (Specific, goods) Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 4
  5. + Hàng hoá có khối lượng lớn, chất lượng đồng đều. + Dịch vụ. Bản đấu giá có thể được tổ chức thường xuyên hoặc không thường xuyên (như ở nước ta là không thường xuyên) còn tổ chức đấu giá thường xuyên thì thành lập các trung tâm đấu giá như các trung tâm nổi tiếng LonDon, New York , Amsterdam có từ hàng vài thế kỷ nay. Ví dụ: Giới các nhà đầu tư, những nhà sưu tập trên thế giới ngày càng trở nên quan tâm hơn đến các cuộc đấu giá tại Việt Nam – nơi mà họ có thể tìm được cho mình cơ hội để sở hữu các sản phẩm độc nhất vô nhị. Một số sản phẩm đặc biệt chỉ có một đơn vị sẽ được đưa ra bán đấu giá để có thể lấy số tiền đó ra làm từ thiên như cuộc đấy giá 31/12 hàng năm để lấy ssos tiền đấu giá được ủng hộ vào quỹ vì người nghèo. Và hiện nay, ở Việt Nam còn xuất hiện đấu giá các sản phẩm như điện thoại, laptop theo hình thức đấu giá ngược qua điện thoại. 6. Giao dịch tại sở giao dịch Khái niệm: là phương thức đặc biệt diễn ra thường xuyên tại một địa điểm cố định. ở đó thông qua những người môi giới ở SGD họ mua bán các hang hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng loại, có phẩm chất thay thế được cho nhau. Các loại giao dịch: - Giao dịch giao ngay: giao hang và giao tiền đồng thời. - Giao dịch có kì hạn:Là hình thức mà giá cả đã được ấn định vào lúc kí hợp đồng, hang hóa giao sau. - Nghiệp vụ tự bảo hiểm: là hình thức nhằm hạn chế rủi ro cho các bên khi có sự biến động lớn về giá cả. Ví dụ: Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 5
  6. Một người muốn mua một lượng cà phê thực tế trên thị trường vào thời điểm hiện tại vàdự tính 3 tháng tới sẽ bán ra để kiếm lời. Tuy nhiên anh ta lo ngại rằng sau 3 tháng nữa giá cà phê cóthể biến động theo chiều hướng sụt giảm, cho nên ngay lúc này anh ta tính toán và đến sở giao dịch để bán không một lượng cà phê nhất định theo giá hiện nay và cũng giao hàng vào 3 tháng tới. Sau 3tháng, người này bán lượng cà phê đã mua trước đó ra thị trường , đồng thời đến sở giao dịch hànghóa để thanh toán khoản chênh lệch giá cả do bán khống. Nếu giá cà phê ở thời điểm sau 3 tháng đóthấp đi có nghĩa là anh ta lỗ trong giao dịch thực tế nhưng lãi trong giao dịch khống. Ngược lại nếugiá cà phê ở thời điểm sau 3 tháng tăng thì anh ta lãi ở trong giao dịch thực tế ngoài thị trường nhưnglỗ trong giao dịch khống ở sở giao dịch hàng hóa. Lãi ở hợp đồng này bù cho lỗ ở hợp đồng kia khiếncho người này vẫn có thể bảo đảm được một khoản lãi nhất định theo dự tính 7. Tham dự hội chọ triển lãm Khái niệm: là hình thức được thực hiện tại 1 địa điểm nhất định. ở đó người ta trưng bày hang hóa, tiếp xúc với người mua để thực hiện các giao dịch mua bán hang hóa. Triển lãm là 1 hình thức trưng bày để giới thiệu, quảng bá thành tựu của doanh nghiệp, ngành, dịa phương, quốc gia. Ví dụ: Hàng năm, các hội chợ triển lãm được tổ chức ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam nhằm giới thiệu những sản phẩm của doanh nghiệp mình nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dung như các hang điện tử, điện lạnh, sản phẩm may mặc, các đồ nội thất, để quảng bá giới thiệu sản phẩm đồng thời kích cầu của người tiêu dung. 8. Xuất nhập khẩu hàng hoá. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 6
  7. Khái niệm: Hình thức kinh doanh xuất nhầp khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản của một quốc gia, nó là chiếc chìa khoá mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : +) xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình +) hàng hoá vô hình (dịch vụ) +) xuất nhập khẩu trực tiếp +)xuất nhập khẩu gián tiếp (hay uỷ thác) Khó khăn - Phí vận chuyển cao - Hàng rào thương mại - Vấn đề với đại lý ở địa phương Ví dụ: ở Việt Nam, một số loại sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như cà phê, hồ tiêu, gạo, Và bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu một sso mặt hang như oto, xăng dầu, 9. Đầu tư nước ngoài Khía niệm: Đầu tư nước ngoài là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng nhau góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư nào đó nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Nói cách khác, đầu tư nước ngoài là quá trình di chuyển vốn giữa các quốc gia nhằm tìm kiếm lợi ích thông qua các hoạt động sử dụng vốn ở nước ngoài. Ví dụ: Việt Nam là một nước đang phát triển. bao gồm nhiều thành phần kinh tế trong đó có nề kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp ở Việt Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 7
  8. Nam nhận nguồn vốn từ nước ngoài công ty may mặc quốc tế Phú Nguyên có ngồn vốn đầu tư chủ yếu từ nước Trung Quốc. Câu 2: Trình bày môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay ở một thị trường cụ thể. Nếu được giao nhiệm vụ xây dựng một kế hoạch kinh doanh quốc tế thì bạn sẽ quan tâm đến phương thức kinh doanh nào? Ở đâu? Hãy cho biết tại sao? Cần phải làm gì để triển khai thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh đó. Môi trường kinh doanh nói chung được hiểu là tổng hợp các yếu tố , các lực lượng xung quanh ảnh hưởng tới hoạt động và phát triển của doanh nghiệp . các lực lượng này cũng có thể được phân loại thành bên ngoài hoặc bên trong. Lực lượng không thể kiểm soát được là các lực lượng bên ngoài mà các chủ thể kinh doanh phải thích ứng với nó, nếu muốn duy trì sự tồn tại của mình Môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay ở thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam 1. Môi trường luật pháp Thị trường xuất nhập khẩu liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 8
  9. quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnh vực giao nhận. Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất. 2. Môi trường chính trị - xã hội Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó. Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong thị trường xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường bộ,đường thủy,đường hàng không. Chẳng hạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ không thể tiến hành nhận và giao hàng cho hãng hàng không (nếu đó là nước gửi hàng) hoặc giao và nhận hàng đến tay người nhận hàng (nếu đó là nước nhận hàng) hoặc máy bay phải thay đổi lộ trình (nếu đó là nước đi qua), Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở. 3. Môi trường kinh tế thế giới Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 9
  10. - Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài các hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trở nên ngày càng phức tạp hơn, vì giờ đây các nhà quản lý phải hoạt động trong hai môi trường sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài và các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới Các chính sách cho những hoạt động kinh tế trong một thị trường có thể hoàn toàn không thich hợp với những hoạt động kinh tế trong một thị trường khác . - Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh té của mỗi quốc gia nói riêng của các quốc gia trong khu vực thế giới nói chung , có tác động trực tiếp đến thị trường xuất nhập khẩu - Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia ,ổn định tiền tệ , khống chế lạm phát 4. Địa hình Vị trí địa lý của một quốc gia rất quan trọng nó là nhân tố giải thích mối quan hệ chính trị , thương mại của nước đó . Các mối quan hệ này ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất nhập khẩu - Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn dến quan hệ thương mại giữa các nước với nhau . Những bề mặt như núi , cao nguyên , biển , đòi hỏi sự nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đối với vấn đề này 5. Môi trường văn hóa - Ở mỗi doanh dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau . Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với thị trường xuất nhập khẩu . Ảnh hưởng của văn hóa đối với mọi chức năng kinh doanh quốc tế như trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 10
  11. - Thị hiếu tập quán tiêu dung cồn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu , nếu lắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hóa của cùng quốc gia . Nó cung cấp cho nhà sản xuất kih doanh một phương tiienj quan trộng để giao tiếp trong quá trình hoaatj động xuất nhập khẩu 6. môi trường công nghệ Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải bộ,thủy và hàng không đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong nghành vận tải, giảm chi phí khai thác, tác động đến các phương tiện vận tải trên thế giới Hiệu quả đạt được như trên trước hết là nhờ vào sự phát triển của ngành vận tải. Ngày nay, ngày càng nhiều oto , tàu hỏa ,tàu thủy ,máy bay thế hệ mới ra đời hiện đại hơn nhiều so với thế hệ cũ trước đó. Những phương tiện này có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt nhất, tiện sử dụng cho người lái, tạo được sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng với những đòi hỏi ngày càng cao. Như với những bước tiến lịch sử của ngành hàng không thế giới, hàng không Việt Nam cũng đang từng bước đổi mới để hoàn thiện mình và hoà nhập với hàng không khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giao nhận hàng không còn non trẻ. 7. môi trường tự nhiên Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường thủy ,đường hàng không. Điều này sẽ ảnh Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 11
  12. hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hoá. Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên đường thủy , đường hàng không cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho quá trình vận chuyển hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan. Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận. 8. Đặc điểm hang hóa Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn, Chính những đặc điểm riêng này của hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hoá. Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng của chúng. Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán được quy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phù hợp. Nếu được giao nhiệm vụ xây dựng một kế hoạch kinh doanh quốc tế em sẽ quan tâm đến hình thức kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 12
  13. Hiện nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang phục hồi.Nền kinh tế của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ và thị trường tiềm năng Trung Quốc đang dần phục hồi, nhu càu nhập khẩu ở những thị trường đó gia tăng tạo nên nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt khi Ngân Hàng điều chỉnh tỷ giá chính thức của VNĐ so với USD theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Như đã dự báo cách đây 2 năm , nhu cầu thế giới sau khủng hoảng đối với hàng xuất khẩu , đặc biệt là nông sản Việt Nam đã gia tăng trong năm 2009 và đầu năm 2010. Cùng với đó, với những nỗ lực vượt qua khủng hoảng cùng lúc với việc khai thác lợi thế vừa mới hội nhập WTO chưa lâu , doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tạo dựng thị trường và uy tín cho sản phẩm Việt Nam . Chính trị xã hội ổn định , những thành công trong chính sách kinh tế đã giúp Việt Nam vượt qua thời kì khủng hoảng nâng cao uy tín và vai trò của Việt Nam trên thế giới. Cùng với sự đóng góp tích cực của Việt Nam trên thế giới tạo nên những thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam qua các thị trường mới. Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong các thể chế, tổ chức như ASEAN, APEC, WTO cũng đã khẳng định một vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam không còn là một nước chỉ nhận viện trợ mà đã có khả năng như viện trợ nhân đạo cho các nước khác, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Thực trạng về thực trạng kinh tế của Việt Nam luôn xuất hiện nhiều hơn trong các sách giáo khoa, các tạp chí nghiên cứu về kinh tế. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế tới nền kinh tế của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường mới. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 13
  14. Vị trí địa lý của Việt Nam cũng tạo ra một lợi thế cho các sản phẩm Việt Nam. Là một nước trung tâm của Đông Nam Á, một bên tiếp giáp với đất liền, một bên tiếp giáp với biển, lại nằm bên cạnh một thị trường rộng lớn Trung Quốc, lợi thế này cần được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quan tâm. Sau một thời gian gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế như APEC, WTO, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đã được cải thiện, nâng cấp, đặc biệt tập trung cho các ngành xuất khẩu. Sự thiếu hụt lao động phổ thông là 1 cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng gia tăng những sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao hơn, dẫn đến việc sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị hơn. Bên cạnh những cơ hội Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD còn ẩn chứa nhiều rủi ro khi cung cầu ngoại tệ chưa ổn định.Tỷ giá của tiền đồng đối với USD cũng khiến cho xuất nhập khẩu Việt Nam có phần lệ thuộc vào sức mạnh của đồng USD trên thế giới. Với các qui định của WTO và các hiệp định thương mại song phương, đa phương nhằm cắt giảm hay bãi bỏ thuế nhập khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các rào cản phi thuế quan ngày càng được sử dụng nhiều để các quốc gia có thể bảo hộ sản xuất nội địa. Các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp được cho phép bởi WTO đã bị lợi dụng nhằm thiết lập nên những rào cản thương mại có hiệu quả bảo hộ tương tự như với thuế quan nhập khẩu. Trong vài năm gần đây và trong tương lai gần, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang và sẽ phải đối phó với nhiều hình thức rào cản thương mại mới như các tiêu chuẩn vệ sinh, xã hội và môi trường do cơ cấu sản Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 14
  15. phẩm xuất khẩu vẫn thiên về các mặt hàng nông sản, thực phẩm hay những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da Để các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường thế giới, những chiến lược sản xuất hướng đến tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa cần được quan tâm và phát triển cụ thể. Chỉ có tiêu chuẩn hóa các sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể vượt qua được những rào cản thương mại ngày càng dày đặc hơn. Những tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường và xã hội cùng với các hệ thống quản trị chất lượng nên được phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn hướng đến người lao động trực tiếp sản xuất, nhằm tạo ra những giá trị cao hơn, những lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm Việt Nam Những chính sách thương mại quốc tế cũng nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhập khẩu nguyên liệu, hướng đến việc tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang những mặt hàng, dịch vụ có giá trị cao hơn, ít lệ thuộc hơn vào tài nguyên thiên nhiên. Doanh nghiệp Việt Nam cũng nên có những chiến lược sản xuất để thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của những “luật chơi” thương mại và đặc biệt là thích nghi với biến đổi khí hậu. Hiện nay, cụm từ “biến đổi khí hậu” và tác động của biến đổi khí hậu cũng được nói đến mỗi ngày trên báo chí, trong các diễn đàn đa phương và song phương. Tuy nhiên, quan trọng hơn là làm thế nào để các ngành sản xuất Việt nam thích nghi tốt hơn với các biến đổi. Nâng cao năng suất sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả hơn các tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên thiên nhiên, không chỉ là bài toán chi phí mà còn hướng đến một nền kinh tế xanh hơn, sạch hơn, và tạo ra một giá trị bền vững hơn cho các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Câu 3: Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 15
  16. Phân tích những rào cản trong thương mại quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay qua một ví dụ cụ thể (mặt hàng và thị trường) Rào cản trong thương mại quốc tế là hàng rào thuế quan và những phương pháp bảo vệ sản phẩm nội địa của các quốc gia trên thế giới . Mục đích là giới hạn không cho hàng nước ngoài vào bán trong nước họ để có lợi cho hàng nội địa . Muốn vượt qua những cản trở ấy phải hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Mặt hàng: cá tra, cá basa Tình hình xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa. Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam đã mở rộng thêm thị trường ra 24 quốc gia mới, nâng tổng số các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, basa vẫn đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD. Thị trường tiêu thụ chính của cá tra, basa Việt Nam vẫn là EU với kim ngạch đạt 206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm. Giữ vững thị trường cũ, mở thị trường mới Mặc dù chịu ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế, nhưng các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa chủ lực của Việt Nam (mạnh nhất là: EU, Mỹ, ASEAN, Ucraina, Mexico, Ai Cập) đều có mức tăng trưởng khá cả về mặt khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Do trong 4 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vẫn chưa được phép xuất khẩu sang thị trường Nga, nên số cá dư ra đã được họ đẩy mạnh sang tiêu thụ tại các thị trường này. Hiện tại, EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam, với 26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam. Trong đó, 3 Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 16
  17. nước đứng đầu là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan, có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu cá tra, basa của toàn EU. Tây Ban Nha và Đức đồng thời là hai nhà nhập khẩu cá tra, basa lớn nhất của Việt Nam trong số 110 quốc gia nhập khẩu hai mặt hàng này. Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu vào 3 quốc gia EU khác, là Rumani, Bungari và Hungari. Sở dĩ cho tới nay, thị trường EU vẫn thích tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm. Nửa đầu năm 2009, gần 100/190 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Giá xuất khẩu trung bình cá tra của Việt Nam tới các nước EU tính theo giá FOB kể từ đầu năm đến nay đạt 2,445 USD/kg. Nga là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, riêng đối với mặt hàng cá tra thì Nga lại càng là thị trường đầy tiềm năng, vì có nhu cầu cao đối với mặt hàng này. Hơn nữa, nếu so với các thị trường Nhật, Mỹ, EU thì thị trường Nga dễ tính hơn. Những tháng đầu năm, Nga đóng cửa đối với cá tra, basa Việt Nam, đã gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu thủy sản. Từ tháng 5/2009, việc mở cửa thị trường Nga là tín hiệu rất tốt cho ngành Thuỷ sản Việt Nam và trong thời gian tới, Nga sẽ vẫn là thị trường lớn nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Tại Australia, cá tra đông lạnh là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (cùng với tôm đông lạnh) nhưng mức tăng trưởng của mặt hàng từ đầu năm đến nay đã giảm so với cùng kỳ năm 2008. Tại thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển hướng xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh khác, như mực, cá basa, cá ngừ (trong đó cá basa tăng 63,9% về lượng và tăng 50,4% về kim ngạch). Giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh tại thị trường Australia nửa đầu năm 2009 là 2,94 USD/kg (giảm 3,8%). Để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa nước ta đã tích cực mở rộng những thị trường mới. Nửa đầu năm 2009, có thêm 24 quốc gia mới nhập khẩu cá tra, cá basa của VN. Trong đó, Cadắcxtan, Nigeria và Irắc là 3 nước nhập khẩu rất triển vọng với số lượng nhập khẩu lớn. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 17
  18. Kể từ sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao nhất đối với các sản phẩm cá tra, cá ba sa có nguồn gốc từ Việt Nam vào năm 2002, có thể nói năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 là khoảng thời gian Việt Nam phải đối mặt với nhiều rào cản nhất, cả về kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật, không chỉ đối với cá tra, cá ba sa mà còn đối với cả tôm. Hầu hết các rào cản này đều xuất phát từ vấn đề chất lượng. Một số chỉ tiêu, yêu cầu kĩ thuật đối với cá tra, cá basa Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm : (Dựa theo 28 TCN 117 : 1998) 1. Tiêu chuẩn cảm quan của sản phẩm phải theo đúng các yêu cầu quy định trong Bảng 1 Bảng 1 : Chỉ Tiêu Cảm Quan Tên chỉ tiêu Yêu cầu 1. Màu sắc - Trắng tự nhiên đặc trưng của sản phẩm, không có màu lạ. 2. Mùi - Thơm đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ. 3. Vị - Đặc trưng của sản phẩm, không có vị lạ. 4. Trạng thái - Cơ thịt mịn, săn chắc, có tính đàn hồi, vết cắt nhẵn, không sót xương, da, mỡ, cơ thịt đỏ,phần thịt bụng được xử lý sạch, cho phép tối đa 2 điểm máu hoặc đường gân máu trên thịt. - Băng được mạ đều trên bề mặt sản phẩm. 5. Tạp chất - Không cho phép. 6. Khối lượng - Khối lượng tịnh của mỗi đơn vị sản phẩm trên mẫu kiểm sau khi rã đông nhanh để ráo nước, cho phép sai khác 2,5%; song giá trị trung bình của tổng số mẫu kiểm, phải đạt giá trị ghi trên bao bì. 2. Tiêu chuẩn hoá học của sản phẩm phải theo đúng mức quy định trong Bảng 2: Bảng 2 : Chỉ Tiêu Hoá Học Tên chỉ tiêu Mức 1. Hàm lượng tổng số Nitơ bazơ bay hơi, tính bằng số mg trong 25 một 100g sản phẩm, không lớn hơn. 2. Hàm lượng Borat, tính bằng số mg trong 1kg sản phẩm. Không cho phép 3. Dư lượng kháng sinh, tính bằng số mg trong 1kg sản phẩm. Không cho Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 18
  19. phép 4. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tính bằng số mg trong 1kg sản Không cho phẩm. phép 3. Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm phải theo đúng mức quy định trong Bảng 3 Bảng 3 : Chỉ Tiêu Vi Sinh Tên chỉ tiêu Mức 1. Tổng số VSV hiếu khí, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản 106 phẩm, không lớn hơn. 2. Tổng số Coliforms, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản 200 phẩm, không lớn hơn. 3. Staphylococus Aureus, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản 100 phẩm, không lớn hơn. 4. E. Coli, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm. Không cho phép 5. Salmonella, tính bằng số khuẩn lạc trong 25 g sản phẩm. Không cho phép 6. Vibrio cholera, tính bằng số khuẩn lạc trong 25 g sản phẩm. Không cho phép 4. Ký sinh trùng phát hiện bằng mắt : Không cho phép. 5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản : a. Sản phẩm Cá Basa - Cá Tra được đóng gói trong PE sạch, khô, nguyên vẹn với khối lượng 0.9 kg/ PE hoặc 1 kg/ PE (Tuỳ theo yêu cầu khách hàng). b. Ghi nhãn sản phẩm in trên phiếu, dán nhãn trên bao bì với nội dung gồm có : - Tên sản phẩm. - Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất. - Khối lượng sản phẩm. - Thành phần nguyên liệu. - Hướng dẫn sử dụng. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 19
  20. - Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng, c. Vận chuyển : Trong quá trình vận chuyển sản phẩm Cá Basa - Cá Tra bằng xe tải lạnh phải đảm bảo vệ sinh, ở nhiệt độ ≤ - 180C. d. Bảo quản : Sản phẩm Cá Basa - Cá Tra được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ ≤ - 180C. Thời gian bảo quản : Từ 18 đến 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Hiện tượng phản đối các sản phẩm cá tra, cá ba sa của Việt Nam xảy ra từ Ai Cập tới Tây Ban Nha, Mỹ, Pháp, Ý mà mới đây nhất là trường hợp của New Zealand. Trong bối cảnh các rào cản từ các thị trường được lập ra ngày càng nhiều đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam thì Chính phủ, các ban ngành, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có các động thái nhằm ứng phó với các rào cản này. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 20