Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- danh_gia_tong_the_tinh_hinh_kinh_te_xa_hoi_viet_nam_sau_5_na.pdf
Nội dung text: Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới
- VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Sách tham khảo) Hà Nội, 2013
- LỜI CẢM ƠN Cuốn sách này được xuất bản dựa trên Báo cáo “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (NCQLKTTW) chủ trì biên soạn để thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc biên soạn Báo cáo và xuất bản cuốn sách này đều nhận được sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong khuôn khổ Dự án “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” do Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO tài trợ. Trong quá trình soạn thảo và xuất bản cuốn sách này, nhóm tác giả đã nhận được ý kiến đóng góp quý báu của Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên Hội đồng Khoa học Viện NCQLKTTW, và các đại biểu tham gia các Hội thảo lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Báo cáo “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” được tổ chức vào các ngày 31 tháng 7 năm 2012 tại Hà Nội và 1 tháng 3 năm 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự thảo Báo cáo cũng đã được trình bày tại Hội nghị Toàn quốc về “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW” được tổ chức vào ngày 14 tháng 8 năm 2012 tại Hà Nội. Báo cáo chính thức đã được công bố tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 4 năm 2013. Nhân dịp này, Viện NCQLKTTW xin trân trọng cảm ơn Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO đã tài trợ cho việc soạn thảo Báo cáo này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Trương Đình Tuyển (nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại) và TS. Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện NCQLKTTW) đã đóng góp những bình luận, góp ý quý báu và thiết thực trong quá trình hoàn thiện Báo cáo. Cuốn sách này do nhóm soạn thảo của Viện NCQLKTTW và nhóm tư vấn thực hiện dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện NCQLKTTW. Nhóm soạn thảo do TS. Phạm Thị Lan Hương chủ trì, với sự tham gia của các ông, bà Nguyễn Anh Dương, Lê Viết Thái, Lưu Đức Khải, TS. Lê Hương Linh, Đinh Thu Hằng, Trần Bình Minh, Phan Chí Thành, TS. Lê Xuân Sang, và sự hỗ trợ của các cán bộ Ban Chính sách kinh tế vĩ mô thuộc Viện NCQLKTTW. Các tư vấn đóng góp báo cáo chuyên đề gồm PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, TS. Nguyễn Thị Lan Hương, TS. Nguyễn Đăng Bình, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Đỗ Ngọc Huỳnh, Nguyễn Việt Phong, TS. Nguyễn Chiến Thắng, Phạm Sỹ An, TS. Đặng Văn Thuận, TS. Hoàng Kim Hà, và PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh. Tất cả mọi thiếu sót cũng như các quan điểm, ý kiến trình bày trong Báo cáo này là của nhóm soạn thảo, không phải của cơ quan tài trợ hay của Viện NCQLKTTW. i
- Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH VÀ TÍNH CẦN THIẾT 1 2. MỤC TIÊU 1 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2 3.1. Phương pháp đánh giá chung 2 3.2. Phương pháp đánh giá tác động 2 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3 4. NỘI DUNG 3 PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ 1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 5 2. CÁC CAM KẾT THƯƠNG MẠI TRONG KHUNG KHỔ CÁC FTA CHÍNH 6 2.1. CEPT-ATIGA 6 2.2. Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc 8 2.3. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc 11 2.4. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản 13 2.5. Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc-Niu Di-lân 13 2.6. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ 14 2.7. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 15 2.8. Cam kết gia nhập WTO 17 3. CÁC CAM KẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CAM KẾT KHÁC 26 3.1. Hiệp định Đầu tư ASEAN 26 3.2. Hiệp định Đầu tư ASEAN - Trung Quốc 28 3.3. Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hàn Quốc 28 3.4. Các cam kết về đầu tư, mua sắm chính phủ trong WTO 29 3.5. Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 29 3.6. Diễn đàn Hợp tác Á-Âu 30 3.7. Cam kết song phương 30 3.8. Chương Phát triển quan hệ đầu tư trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 31 3.9. Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư 32 4. NHẬN XÉT CHUNG 32 5. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 33 5.1. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản 33 5.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng 34 5.3. Lĩnh vực dịch vụ 35 5.4. Lĩnh vực đầu tư 36 iii
- PHẦN THỨ HAI ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 41 1.1. Đánh giá chung 41 1.2. Đánh giá theo ngành 45 1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 61 1.4. Chất lượng tăng trưởng kinh tế 61 2. THƯƠNG MẠI 62 2.1. Xuất nhập khẩu 62 2.2. Tình hình thương mại trong nước 75 3. ĐẦU TƯ 80 3.1. Đầu tư toàn xã hội 80 3.2. Đầu tư theo khu vực kinh tế 82 3.3. Đầu tư theo ngành, lĩnh vực 92 3.4. Đầu tư ra nước ngoài 100 4. PHÁT TRIỂN VÙNG 102 4.1. Chênh lệch phát triển giữa các vùng 102 4.2. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các vùng 109 4.3. Liên kết nội vùng và liên kết giữa các vùng 114 5. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 115 5.1. Lạm phát 115 5.2. Tỷ giá 119 5.3. Cán cân thanh toán 124 5.4. Hệ thống và thị trường tài chính 128 5.5. Ngân sách nhà nước 135 5.6. Các thành tựu và vấn đề nổi bật trong công tác ổn định kinh tế vĩ mô 138 6. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM 143 6.1. Lực lượng lao động 143 6.2. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật 145 6.3. Việc làm 147 6.4. Xuất khẩu lao động 152 6.5. Thất nghiệp và thiếu việc làm 155 6.6. Tiền lương và thu nhập 157 6.7. Tranh chấp lao động 161 6.8. Đánh giá chung 163 7. GIẢM NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 165 7.1. Giảm nghèo 165 7.2. Bất bình đẳng thu nhập 166 7.3. Tồn tại hạn chế 168 iv
- 8. AN SINH XÃ HỘI 168 8.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc 168 8.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện 169 8.3. Bảo hiểm thất nghiệp 170 8.4. Trợ giúp đột xuất 171 9. GIÁO DỤC 172 9.1. Giáo dục mầm non 173 9.2. Giáo dục phổ thông 175 9.3. Giáo dục đại học, cao đẳng 180 9.4. Giáo dục nghề nghiệp 184 9.5. Giáo dục thường xuyên 187 9.6. Huy động nguồn lực cho giáo dục 189 9.7. Tác động của HNKTQT đối với giáo dục đào tạo 191 9.8. Đánh giá chung 192 10. Y TẾ 194 10.1. Những đổi mới chủ yếu trong lĩnh vực y tế 194 10.2. Những thay đổi trong cung cấp dịch vụ y tế 199 10.3. Thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất và trang thiết bị bị y tế 201 10.4. Hệ thống kiểm dịch biên giới, kiểm định sản phẩm 202 11. MÔI TRƯỜNG 203 11.1. Đánh giá thực trạng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn 2007- 2011 203 11.2. Đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường 206 12. THỂ CHẾ 210 12.1. Hoàn thiện khung pháp lý 210 12.2. Bộ máy thực thi chính sách và pháp luật 213 12.3. Cơ chế thực thi pháp luật 215 12.4. Thể chế hội nhập kinh tế quốc tế 215 PHẦN THỨ BA MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 1. CÁC NHÓM CHÍNH SÁCH CHUNG 217 1.1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và sự tham gia của toàn xã hội vào HNKTQT 217 1.2. Đẩy nhanh việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh 217 1.3. Đẩy nhanh và tạo chuyển biến căn bản trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng 218 2. NHÓM CHÍNH SÁCH NGÀNH 218 2.1. Các nhóm chính sách chung 218 2.2. Các nhóm chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn 219 2.3. Các nhóm chính sách liên quan đến dịch vụ 221 v
- 3. CÁC NHÓM CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ 221 3.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách gắn với việc thực hiện các cam kết hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư 221 3.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thông tin, dự báo 223 3.3. Tăng cường phối hợp, tổ chức thực hiện và giám sát đầu tư 224 3.4. Phát triển các yếu tố thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đầu tư 225 4. CÁC NHÓM CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI 225 4.1. Nhóm chính sách xuất, nhập khẩu 225 4.2. Nhóm chính sách phát triển thương mại trong nước 227 5. CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 228 6. CÁC NHÓM CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG 229 6.1. Tiếp tục cải cách thể chế, chính sách thị trường lao động 229 6.2. Phát triển việc làm 229 6.3. Tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh của lao động Việt Nam 230 6.4. Tăng cường hiệu quả đào tạo 230 6.5. Cải cách chính sách tiền lương, tăng thu nhập của người lao động 230 7. NHÓM CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI 230 7.1. Tăng cường hiệu quả công tác giảm nghèo 231 7.2. Hỗ trợ người lao động tiếp cận đến hệ thống an sinh xã hội 231 8. NHÓM CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC 231 9. NHÓM CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN Y TẾ 233 9.1. Phát triển hệ thống y tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dân 233 9.2. Cải thiện chính sách đầu tư và chính sách tài chính y tế phù hợp 233 9.3. Phát triển ngành công nghiệp dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị y tế 234 9.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế 234 10. NHÓM CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 234 10.1. Bổ sung, sửa đổi khung luật pháp chính sách 234 10.2. Tích cực, chủ động chuẩn bị và tham gia vào vòng đàm phán Doha 234 10.3. Chuẩn bị tốt nguồn lực về rào cản kỹ thuật về bảo vệ môi trường 235 10.4. Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên 235 11. NHÓM CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN THỂ CHẾ KINH TẾ 237 11.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với lộ trình HNKTQT 237 11.2. Tạo đột phá trong việc tăng cường năng lực thể chế về HNKTQT 237 vi
- Danh mục các bảng Bảng 1: Tóm tắt các mốc hội nhập chính của nền kinh tế Việt Nam 6 Bảng 2: Thuế suất trung bình của Việt Nam trong CEPT/AFTA 7 Bảng 3: Lộ trình giảm thuế theo NT của Việt Nam 9 Bảng 4: So sánh phạm vi cam kết của ACFTA với một số FTA khác 10 Bảng 5: Thuế suất bình quân (%) của Việt Nam trong Hiệp định ACFTA 11 Bảng 6: Thuế suất bình quân (%) của Việt Nam trong Hiệp định AKFTA 12 Bảng 7: Thuế suất bình quân của Việt Nam trong Hiệp định AITIG (%) 15 Bảng 8: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA 16 Bảng 9: Thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính 18 Bảng 10: So sánh các vấn đề chung của GATS với AFAS, ACTIS, AKTIS, VJEPA và US - VN BTA 21 Bảng 11: So sánh các cam kết chung của Việt Nam trong khuôn khổ GATS với cam kết trong AFAS*, ACTIS, AKTIS, VN-US BTA và VJEPA 23 Bảng 12: So sánh phạm vi cam kết của Việt Nam trong các cam kết quốc tế về dịch vụ 25 Bảng 13: Thời hạn mở cửa các ngành và dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư ASEAN 26 Bảng 14: Chỉ số lan toả kinh tế và chỉ số kích thích nhập khẩu của 1 số ngành trong khu vực NLT 46 Bảng 15: Tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng theo ngành, 2002-2011 49 Bảng 16: Tốc độ tăng trưởng GDP của các phân ngành dịch vụ (%) 53 Bảng 17: Tăng trưởng xuất khẩu sang một số nước, vùng, lãnh thổ chủ yếu (%/năm) 67 Bảng 18: Cơ cấu xuất khẩu sang một số thị trường chủ yếu (%) 67 Bảng 19: Tăng trưởng nhập khẩu theo nước, vùng, và lãnh thổ (%) 69 Bảng 20: Tỷ trọng nhập khẩu theo nước, vùng, và lãnh thổ (%) 70 Bảng 21: Các nhóm hàng và mã ngành BEC tương ứng 71 Bảng 22: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam theo các nhóm hàng, 2002-2010 (%) 72 Bảng 23: Chỉ số RCA của các nhóm hàng hóa 73 Bảng 24: Tỷ trọng xuất khẩu của các nhóm hàng hóa phân theo RCA (%) 74 Bảng 25: Nhập khẩu chia theo các nhóm hàng, 2000-2010 75 Bảng 26: Cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế (%) 83 Bảng 27: Thu hút FDI 5 năm trước và sau khi gia nhập WTO 84 Bảng 28: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 85 Bảng 29: Phát triển doanh nghiệp dân doanh 87 Bảng 30: Tăng trưởng và tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn ĐTTXH (%) 88 vii
- Bảng 31: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng vốn ĐTTXH (%) 89 Bảng 32: Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác 90 Bảng 33: Doanh thu thuần trên vốn của các loại hình doanh nghiệp năm 2009 91 Bảng 34: Vốn FDI đăng ký theo ngành, lĩnh vực (triệu USD) 94 Bảng 35: Tăng trưởng vốn FDI đăng ký theo ngành, lĩnh vực (%, theo USD giá thực tế) 95 Bảng 36: Cơ cấu vốn FDI đăng ký theo ngành, lĩnh vực (%, theo USD giá thực tế) 96 Bảng 37: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực (%) 99 Bảng 38: Đầu tư ra nước ngoài 5 năm trước và sau gia nhập WTO 100 Bảng 39: Đầu tư ra nước ngoài lũy kế đến 31/12/2011 101 Bảng 40: Hệ thống cầu trên quốc lộ 61 (Hậu Giang - Kiên Giang) 110 Bảng 41: Cán cân thanh toán quốc tế, 2006-2011 125 Bảng 42: Các ngân hàng thương mại hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, 2002-2011 129 Bảng 43: Tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, 2006-2011 130 Bảng 44: Một số chỉ số thể hiện độ sâu tài chính của Việt Nam 131 Bảng 45: Thị phần hoạt động của các ngân hàng thương mại (%) 132 Bảng 46: Một số chỉ số cơ bản của thị trường cổ phiếu (12/2001-12/2011) 133 Bảng 47: Cơ cấu thu ngân sách năm 2006-2011 (% GDP) 136 Bảng 48: Lực lượng lao động giai đoạn 2002-2011 144 Bảng 49: Lực lượng lao động theo chuyên môn kỹ thuật 145 Bảng 50: Cơ cấu LLLĐ theo trình độ CMKT và giới tính năm 2011 (%) 146 Bảng 51: Lao động có việc làm cả nước 148 Bảng 52: Cơ cấu và tốc độ tăng bình quân lao động đang làm việc theo ngành, 2005-2011 149 Bảng 53: Cơ cấu lao động đang làm việc năm 2011 (%) 151 Bảng 54: Tốc độ tăng bình quân lao động theo loại hình kinh tế, 2002-2011 151 Bảng 55: Cơ cấu lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn theo quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 2001-2011 (%) 153 Bảng 56: Cơ cấu lao động thiếu việc làm năm 2011 (%) 157 Bảng 57: Tiền lương và năng suất lao động bình quân 2002-2010 158 Bảng 58: Tiền lương bình quân tháng theo vùng, 2002-2010 158 Bảng 59: Tiền lương bình quân tháng theo hình thức sở hữu, 2002-2010 159 Bảng 60: Tiền lương bình quân tháng theo nghề 160 Bảng 61: Tỷ lệ nghèo phân theo khu vực nông thôn-thành thị* (%) 165 Bảng 62: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập và khu vực (nghìn VNĐ) 167 viii
- Bảng 63: Hệ số Gini tính theo thu nhập chia theo thành thị, nông thôn, 2002-2010 167 Bảng 64: Hệ số bất bình đẳng thu nhập theo nhóm thu nhập của hộ gia đình 168 Bảng 65: Số lượng và tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2001-2011 169 Bảng 66: Số lượng và tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2008-2011 170 Bảng 67: Số lượng và tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 2009-2011 171 Bảng 68: Các chỉ số cơ bản của giáo dục mầm non giai đoạn 2002-2011 174 Bảng 69: Các chỉ số cơ bản của giáo dục tiểu học giai đoạn 2002-2011 174 Bảng 70: Chỉ số phát triển đại học (năm trước = 100, %) 183 Bảng 71: Một số chỉ số đánh giá sức khỏe người dân 195 Bảng 72: Số cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước 196 Bảng 73: Xu hướng thay đổi mô hình bệnh tật 199 Bảng 74: Hiện trạng và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất, 2001-2010 205 Danh mục các hình Hình 1: Khung khổ phân tích tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 4 Hình 2: Tốc độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong một số FTA tiêu biểu 10 Hình 3: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2002-2011 (%) 42 Hình 4: Bảo hộ thực tế và danh nghĩa của khu vực NLT (%) 46 Hình 5: Bảo hộ thực tế và bảo hộ danh nghĩa của khu vực công nghiệp (%) 51 Hình 6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2002-2011 (% GDP) 61 Hình 7: Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2010 (điểm phần trăm) 62 Hình 8: Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn 2002-2011 (triệu USD) 63 Hình 9: Nhập siêu so với GDP và so với xuất khẩu, 2002-2011 66 Hình 10: Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với tốc độ tăng giá tiêu dùng (%) 76 Hình 11: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội (theo giá so sánh 1994) 81 Hình 12: Tỷ lệ vốn ĐTTXH/GDP và tăng trưởng GDP 82 Hình 13: Tăng trưởng vốn đầu tư theo từng khu vực kinh tế (giá so sánh 1994) 82 Hình 14: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép theo vùng giai đoạn 2004-2010 (triệu USD) 103 Hình 15: Cơ cấu dân số, vốn và số dự án FDI năm 2010 (%) 104 Hình 16: Số doanh nghiệp tính theo 1000 dân giai đoạn 2004-2009 104 Hình 17: Số lao động trong doanh nghiệp tính trên 1000 dân giai đoạn 2004-2009 104 Hình 18: Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi qua đào tạo giai đoạn 2005-2010 (%) 105 ix
- Hình 19: Thu nhập bình quân tháng theo vùng giai đoạn 1999-2010 (1000 VNĐ) 106 Hình 20: Số lượng giáo viên và sinh viên đại học và cao đẳng giai đoạn 2004-2010 106 Hình 21: Số lượng giáo viên và học sinh trung học chuyên nghiệp giai đoạn 2001-2010 107 Hình 22: Số bệnh viện do tỉnh quản lý giai đoạn 2005-2010 107 Hình 23: Số giường bệnh tại bệnh viện tỉnh giai đoạn 2005-2010 108 Hình 24: Số cán bộ y tế tỉnh quản lý giai đoạn 2005-2010 108 Hình 25: Số bác sĩ tỉnh quản lý giai đoạn 2005 - 2010 108 Hình 26: Bản đồ hệ thống cảng nước sâu trong đất liền Việt Nam 111 Hình 27: Bản đồ hệ thống sân bay ở Việt Nam (không tính tại các quần đảo) 112 Hình 28: Các khu kinh tế ở Việt Nam 112 Hình 29: Các KKT được đưa vào quy hoạch phát triển đến năm 2020 113 Hình 30: Diễn biến lạm phát, 2006-2011 (% so với cùng kỳ năm trước) 115 Hình 31: Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD và biện pháp can thiệp ở Việt Nam, 2006-2011 123 Hình 32: Tỷ giá thực hữu hiệu của VNĐ, 2000-2010 (năm 1994=100) 124 Hình 33: Diễn biến chỉ số chứng khoán VN-Index, 2006-2011 134 Hình 34: Tốc độ tăng thu ngân sách và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu(%) 135 Hình 35: Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên năm 2011 (%) 147 Hình 36: Tình hình xuất khẩu lao động qua các năm 152 Hình 37: Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2002-2011 (%) 155 Hình 38: Tình hình đình công giai đoạn 2001-2011 161 Hình 39: Cơ cấu đình công theo loại hình doanh nghiệp thời kỳ 2001-2010 (%) 161 Hình 40: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế qua các năm 197 Hình 41: Lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân 197 Hình 42: Số lượng các loài động thực vật bị đe dọa toàn cầu của Việt Nam 204 Hình 43: Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các khu công nghiệp và tỷ lệ gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc (%) 207 Hình 44: Diễn biến hàm lượng BOD5 trên một số sông nội thành thuộc Lưu vực sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2007-2011 207 Hình 45: Diễn biến hàm lượng dầu bình quân trong nước biển giai đoạn 2006-2009 208 Hình 46: Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường đô thị 2005-2009 209 Danh mục các hộp Hộp 1: Các giải pháp điều hành kinh tế quan trọng nhất thời kỳ 2008-2011 43 Hộp 2: Ước lượng mức việc làm bị mất đi do tăng trưởng kinh tế thấp 147 Hộp 3: Đói nghèo đa chiều 166 x
- Danh mục từ viết tắt 5SWTO 5 năm sau khi gia nhập WTO 5TWTO 5 năm trước khi gia nhập WTO AANZFTA Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân ACFTA Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc ACIA Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN ACTIS Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định ACFTA AFAS Hiệp định khung về thương mại dịch vụ của ASEAN AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN AIA Hiệp định khung về khu vực đầu tư AITIG Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ AJCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản AKFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc AKTIS Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AKFTA APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASXH An sinh xã hội ATIGA Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN BEC Hệ thống phân loại kinh tế theo nhóm lớn BHDN Bảo hộ danh nghĩa BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHTT Bảo hộ thực tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BO Xây dựng - vận hành Bộ GDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BOP Cán cân thanh toán quốc tế BOT Xây dựng - vận hành - chuyển giao BT Xây dựng - chuyển giao CEPT Chương trình ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung CLGD Chiến lược giáo dục CLMV Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin CNXD Công nghiệp - xây dựng CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSDN Cơ sở dạy nghề xi
- ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐH Đại học ĐHCĐ Đại học, cao đẳng DHMT Duyên hải miền Trung DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐTRNN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài DTTS Dân tộc thiểu số ĐTTXH Đầu tư toàn xã hội EHP Chương trình Thu hoạch sớm EPA Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Khu vực thương mại tự do GAP Thực hành nông nghiệp tốt GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GDĐT Giáo dục - đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GDP Tổng sản phẩm trong nước GDTH Giáo dục tiểu học GDTX Giáo dục thường xuyên GEL Danh mục loại trừ hoàn toàn GMP Thực hành chế biến tốt GTGT Giá trị gia tăng HĐLĐ Hợp đồng lao động HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HS Hệ thống phân loại hài hòa hóa HSL Danh mục nhạy cảm cao IFS Thống kê tài chính quốc tế IGA Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư IL Danh mục cắt giảm thuế quan IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế IPAP Chương trình hành động xúc tiến đầu tư Á - Âu KCN Khu công nghiệp KH&ST Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế - xã hội LLLĐ Lực lượng lao động MFN Đối xử tối huệ quốc xii
- MNPB Miền núi phía Bắc NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NLT Nông, lâm nghiệp, thủy sản NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách nhà nước NT Danh mục giảm thuế thông thường ODA Viện trợ phát triển chính thức PPP Đối tác công - tư RCA Chỉ số lợi thế so sánh thể hiện SITC Phân loại thương mại quốc tế chuẩn SL Danh mục nhạy cảm TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TCTK Tổng cục Thống kê TEL Danh mục loại trừ tạm thời TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TMTD Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPP Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TRIM Hiệp định các biện pháp về đầu tư liên quan đến thương mại TSP Nồng độ bụi tổng số TTCK Thị trường chứng khoán TTLĐ Thị trường lao động UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc USD Đô-la Mỹ VN-US BTA Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Viện KHLĐ&XH Viện Khoa học Lao động và Xã hội Viện NCQLKTTW Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương VJEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản VNĐ Đồng Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại thế giới XKLĐ Xuất khẩu lao động xiii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH VÀ TÍNH CẦN THIẾT Một vấn đề xuyên suốt trong các Chiến lược và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Việt Nam là hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) sâu rộng và hiệu quả để phát triển nhanh, bền vững nhằm mục tiêu chiến lược đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; vị thế của đất nước trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên. Trong thời gian qua, quá trình HNKTQT, trong đó có gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Việc tiếp cận thị trường xuất, nhập khẩu dễ dàng hơn, giúp tăng mạnh xuất, nhập khẩu hàng hoá. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư ra nước ngoài tăng khá nhanh. Môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn; thể chế kinh tế theo định hướng thị trường được củng cố và cải thiện nhanh hơn; Việt Nam đã vươn lên gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, với thế và lực trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết HNKTQT, đặc biệt là cam kết gia nhập WTO cũng làm nảy sinh một số vấn đề, thách thức không nhỏ cho Việt Nam, nhất là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, khi nền kinh tế - tài chính trong nước phải hứng chịu nhiều tác động từ nền kinh tế thế giới và khu vực. Hiện Việt Nam đang thực hiện Chiến lược Phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015, với mục tiêu thực hiện những đột phá về cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết HNKTQT trong khuôn khổ WTO, khu vực và song phương. Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán tham gia một số hiệp định thương mại tự do với một số khu vực, với mức độ cam kết và chuẩn mực cao hơn. Trong bối cảnh đó, cuốn sách này được thực hiện nhằm đánh giá tổng thể tình hình KT-XH Việt Nam từ trước và sau khi gia nhập WTO đến nay để đưa ra các đề xuất điều chỉnh chính sách một cách phù hợp nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả HNKTQT trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. 2. MỤC TIÊU Mục tiêu chính của cuốn sách này là nhằm: (i) tổng kết, đánh giá những chuyển biến về KT-XH Việt Nam 5 năm sau khi gia nhập WTO trên các khía cạnh, lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế; (ii) làm rõ những thành tựu đã đạt được, các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức, nguyên nhân, bài học; và (iii) đề xuất hệ thống các kiến nghị chính sách giúp Việt Nam điều chỉnh, đổi mới chính sách kinh tế - xã hội, môi trường một cách hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả HNKTQT trong thời gian tới, góp 1
- phần hoàn thành tốt các mục tiêu của Chiến lược Phát triển KT-XH 2011-2020 và Kế hoạch Phát triển KT-XH 2011-2015. Đáng lưu ý, những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam sau 5 năm sau khi gia nhập WTO có nguyên nhân từ rất nhiều nhân tố (trong nước, quốc tế) đan xen lẫn nhau, khó tách bạch và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong từng giai đoạn. Trong phạm vi hạn hẹp, nhóm tác giả cố gắng chỉ ra các nguyên nhân xuất phát từ việc HNKTQT nói chung và việc gia nhập WTO nói riêng. 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3.1. Phương pháp đánh giá chung Bắt đầu từ việc tổng quan các cam kết HNKTQT của Việt Nam (bao gồm cam kết gia nhập WTO, các cam kết đa phương, khu vực và song phương quan trọng nhất), đối chiếu đánh giá việc thực hiện các cam kết này trong thực tế, nhóm tác giả xác định ra các nhóm ngành có khả năng chịu ảnh hưởng lớn nhất, cả tích cực và tiêu cực. Tiếp đó, nhóm tác giả đánh giá các chuyển biến của nền kinh tế 5 năm sau khi gia nhập WTO (5SWTO) so với giai đoạn 5 năm trước, gắn đánh giá với việc thực hiện mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, chương trình hành động. Kết hợp với việc phân tích ảnh hưởng của một số nguyên nhân chính dẫn đến tình hình này (xem Hình 1), trong đó có HNKTQT và các biến động trên thế giới (như khủng hoảng tài chính, lương thực, năng lượng), cuốn sách này nêu bật những thay đổi do HNKTQT, làm rõ những thành tựu đã đạt được, các vấn đề tồn đọng và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra các kiến nghị chính sách để phát huy tối đa các cơ hội, giảm thiểu các tác động không mong muốn trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn; góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu của Chiến lược Phát triển KT-XH 2011-2020 và Kế hoạch Phát triển KT-XH 2011-2015. 3.2. Phương pháp đánh giá tác động Để đánh giá một số tác động từ việc thực thi cam kết hội nhập, nhóm tác giả tính toán một số chỉ số như Tỷ lệ bảo hộ thực tế1, Chỉ số Lan toả kinh tế2 và các chỉ số khác. Tỷ lệ bảo hộ thực tế (BHTT) phản ánh mức độ bảo hộ thực chất mà hàng rào thuế quan tạo ra cho các nhà sản xuất trong nước đối với một ngành sản xuất. Chỉ số này cho phép đánh giá mức bảo hộ thực sự đối với sản phẩm đầu ra có tính đến mức bảo hộ danh nghĩa (BHDN) (thuế quan và các biện pháp phi thuế quan lượng hóa được) của cả đầu ra và đầu vào của ngành đó. Nói cách khác, tỷ lệ BHTT cho thấy các nhà sản xuất trong nước sẽ thu thêm được bao nhiêu phần trăm giá trị gia tăng (GTGT) do có hàng rào bảo hộ so với trường hợp thương mại tự do. Khi tổng giá trị thuế nhập khẩu đánh vào nguyên liệu 1 Thuật ngữ tiếng Anh là “Effective Rate of Protection”. Tỷ lệ bảo hộ thực tế trong báo cáo này được nhóm soạn thảo tính toán dựa trên bảng nguồn và sử dụng năm 2010 (cập nhật) và tỷ lệ thuế suất danh nghĩa trong thực tế của các năm 2007-2011. 2 Thuật ngữ tiếng Anh là “Power of dispersion”. 2
- đầu vào của một ngành lớn hơn giá trị thuế nhập khẩu đánh vào đầu ra (sản phẩm) của ngành, tỷ lệ BHTT sẽ nhỏ hơn 0. Trong trường hợp này, ngành đang xem xét là ngành không những không được bảo hộ mà còn bị thất thế hơn so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Vì vậy, tỷ lệ BHTT phản ánh đầy đủ hơn tác động của việc thay đổi thuế quan đến sản xuất hàng hóa. Để phân tích tác động liên ngành, nhóm tác giả tính toán Chỉ số Lan toả kinh tế dựa trên Chỉ số liên hệ ngược3 và Chỉ số kích thích nhập khẩu4 cho các ngành dựa trên bảng Nguồn và Sử dụng 2007. Một ngành có Chỉ số Lan toả kinh tế lớn hơn 1 sẽ có ảnh hưởng đến sản xuất trong nước nhiều hơn các ngành khác. Nói cách khác, nếu tập trung nguồn lực phát triển cho những ngành này thì sẽ tạo động lực kích thích những ngành khác cùng phát triển. Nếu một ngành có chỉ số kích thích nhập khẩu lớn hơn 1 thì càng phát triển ngành này thì sẽ càng kích thích nhập khẩu mạnh hơn. Việc so sánh giữa Chỉ số Lan toả kinh tế, Chỉ số Kích thích nhập khẩu và Hệ số BHTT giúp các nhà hoạch định chính sách chọn ngành trọng điểm là ngành có Chỉ số Lan toả kinh tế cao (lớn hơn 1), Chỉ số Kích thích nhập khẩu thấp (nhỏ hơn 1), từ đó xây dựng chính sách thuế nhập khẩu cho phù hợp để vừa đảm bảm tiến trình hội nhập nhưng vẫn bảo hộ có hiệu quả sản xuất trong nước. Cuối cùng, nhóm tác giả cũng sử dụng một số chỉ số phân tích thương mại (như Cường độ thương mại, Tương đồng về xuất khẩu, và Bổ trợ thương mại) để đánh giá thực trạng và tiềm năng thương mại Việt Nam với một số bạn hàng chính. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Cuốn sách này tổng kết, đánh giá những chuyển biến về KT-XH Việt Nam, nguyên nhân, và bài học trên 12 lĩnh vực, khía cạnh kinh tế - xã hội, bao gồm: (1) Tăng trưởng kinh tế; (2) Thương mại quốc tế và trong nước; (3) Đầu tư; (4) Phát triển vùng; (5) Ổn định kinh tế vĩ mô; (6) Lao động, việc làm; (7) Giảm nghèo và bất bình đẳng thu nhập; (8) An sinh xã hội; (9) Giáo dục; (10) Y tế; (11) Môi trường; và (12) Thể chế kinh tế. Các phân tích, đánh giá trong ấn phẩm này tập trung vào giai đoạn 5 năm trước khi gia nhập WTO (2001-2006) và 5 năm sau khi gia nhập tổ chức này (2007-2011). 4. NỘI DUNG Ngoài Phần mở đầu, cuốn sách này gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai thực hiện các cam kết quốc tế; Phần thứ hai: Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới; và Phần thứ ba: Một số khuyến nghị chính sách. 3 Thuật ngữ tiếng Anh là “Backward linkage”. 4 Thuật ngữ tiếng Anh là “Import Multiplier”. 3
- Hình 1: Khung khổ phân tích tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 4
- PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ 1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Các nội dung cam kết thương mại trong khung khổ WTO và các Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) chính được cập nhật đầy đủ nhất trong nghiên cứu của Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011, Bảng 1). Tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam bắt đầu từ năm 1995 với 3 mốc quan trọng nhất. Thứ nhất, Việt Nam đã đàm phán và ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 2000. Tác dụng nổi bật của Hiệp định này, một mặt là bước tập dượt quan trọng để Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực (tham gia các FTA) và toàn cầu (gia nhập WTO). Mặt khác, hiệp định này cho phép Việt Nam tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới mà không bị phân biệt đối xử. Thứ hai, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tiếp đó là FTA với các đối tác (ASEAN+). Thứ ba, Việt Nam đã đàm phán gia nhập WTO và trở thành thành viên của tổ chức này tháng 1/2007. Cùng với các FTA khu vực, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (EPA) với Nhật Bản mà thực chất là một FTA song phương. Với các hiệp định nêu trên, Việt Nam đã tạo ra những cơ hội to lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và hoạt động xuất khẩu; qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Mặt khác các hiệp định này cũng gây ra những thách thức gay gắt cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Nếu như khi gia nhập WTO, sức ép lớn nhất là về mặt thể chế và dịch vụ, thì các hiệp định FTA song phương và khu vực lại gây nhiều sức ép nhất đến thương mại hàng hóa do mức độ cắt giảm thuế sâu rộng trong hiệp định nội khối ASEAN và một số hiệp định ASEAN+: có khoảng 90% số dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2015, phần lớn trong số còn lại sẽ đưa về 0% vào năm 2018. Minh chứng rõ nhất cho thực tế này là để thực hiện các cam kết WTO, Việt Nam đã phải sửa đổi, ban hành nhiều luật, pháp lệnh, nghị định liên quan tới quy định trong nước (thể chế), trong khi tất cả các cam kết trong ASEAN, các hiệp định FTA ASEAN+ và Hiệp định Đối tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản hầu như không ảnh hưởng tới các quy định về thể chế. Mặc dù cơ hội và thách thức đều lớn nhưng việc tận dụng cơ hội đến đâu, vượt qua thách thức thế nào lại phụ thuộc vào thể chế và chính sách (tức là vào hoạt động quản lý của các cấp chính quyền, chủ yếu là cấp Trung ương và cấp tỉnh) cũng như hoạt động của doanh nghiệp. 5
- 2. CÁC CAM KẾT THƯƠNG MẠI TRONG KHUNG KHỔ CÁC FTA CHÍNH Phần dưới đây sẽ trình bày các cam kết thương mại trong khung khổ các FTA chính. 2.1. CEPT-ATIGA Ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Vào năm 2010, các nước ASEAN thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) thay thế Hiệp định CEPT. Bảng 1: Tóm tắt các mốc hội nhập chính của nền kinh tế Việt Nam Các mốc/Hiệp định Thành viên Hiện trạng Ký năm 1992 (ASEAN-6), Việt AFTA 10 nước ASEAN Nam tham gia năm 1995, các nước còn lại tham gia những năm sau. Việt Nam - Hoa Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ Ký năm 2000; thực hiện năm 2001. ASEAN - Trung Quốc 10 nước ASEAN và Trung Quốc Ký năm 2004 Ký năm 2006; riêng Thái Lan ký ASEAN - Hàn Quốc 10 nước ASEAN và Hàn Quốc năm 2009. WTO Trở thành thành viên thứ 150 Gia nhập năm 2007 ASEAN - Nhật Bản 10 nước ASEAN và Nhật Bản Ký năm 2008 Việt Nam - Nhật Bản Việt Nam và Nhật Bản Ký năm 2008 ASEAN - Ấn Độ 10 nước ASEAN và Ấn Độ Ký năm 2009 ASEAN - Úc-Niu Di-lân 10 nước ASEAN và Úc, Niu Di-lân Ký năm 2009 Việt Nam - Chi-lê Việt Nam và Chi-lê Ký năm 2011 Hiệp định Đối tác kinh tế Niu Di-lân, Xinh-ga-po, Chi-lê, Bru- xuyên Thái Bình Dương nây, (Việt Nam, Úc, Peru và Hoa Kỳ Đang đàm phán (TPP) đang đàm phán gia nhập) Việt Nam - Liên minh Việt Nam và khối EU Đang đàm phán châu Âu (EU) Hiệp định Đối tác kinh tế 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật toàn diện khu vực Đã khởi động Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Niu Di-lân (RCEP) (ASEAN+6) Việt Nam - Hàn Quốc Việt Nam và Hàn Quốc Đang đàm phán Việt Nam - Liên minh Việt Nam và Nga − Bê-la-rus − Ka- Hải quan Nga-Belarus- Đang đàm phán zakh-stan Kazakhstan Ghi chú: Các nước ASEAN-6 gồm: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011) và cập nhật của nhóm tác giả. Thực hiện đúng yêu cầu của CEPT, Việt Nam đã đưa ra các Danh mục cắt giảm thuế: Danh mục cắt giảm thuế quan (IL): là danh mục các sản phẩm mà các nước thành viên đã sẵn sàng cắt giảm thuế. Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): Danh mục loại trừ hoàn toàn là danh mục các sản phẩm sẽ không đưa vào tham gia AFTA vì các lý do bảo vệ an ninh quốc gia; đạo đức xã hội; sức khoẻ, cuộc sống của con người và động thực vật; bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học. Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần 6
- thứ 42 vừa qua, Việt Nam đã thống nhất với các nước ASEAN về Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng xăng dầu, là mặt hàng trước đây thuộc GEL. Việt Nam cũng đã thỏa thuận sẽ đưa mặt hàng thuốc lá ra khỏi Danh mục GEL để cắt giảm thuế quan trước năm 2015. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL): hiện nay, Việt Nam đã chuyển hết các mặt hàng thuộc các Danh mục này sang Danh mục IL để thực hiện cắt giảm thuế quan. Đến thời điểm này, danh mục IL của Việt Nam gồm 10.455 dòng thuế. Lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA trong giai đoạn 2005-2013 được tóm tắt ở Bảng 2. Bảng 2: Thuế suất trung bình của Việt Nam trong CEPT/AFTA Thuế Cam kết thuế quan STT Nhóm/ Mặt hàng MFN của Việt Nam (%) (%) 2006 2010 2013 1 Hàng thủy sản 28,58 4,85 4,85 4,85 2 Sữa và các sản phẩm từ sữa 26,59 5,00 5,00 5,00 3 Hàng rau quả 27,87 2,99 1,64 1,64 4 Gạo, lúa mỳ 31,04 8,13 6,43 3,21 5 Dầu mỡ động thực vật 19,34 3,13 3,39 3,39 6 Bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc 34,79 4,93 4,91 4,9 7 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 5,62 1,47 1,67 1,67 8 Nguyên phụ liệu thuốc lá 46,97 5,00 20,61 20,61 9 Xăng dầu các loại 20,0 40,00 40,00 12,23 10 Than đá 3,75 0,00 0,00 0,00 11 Sản phẩm từ dầu mỏ khác 7,79 23,25 22,82 6,51 12 Hóa chất 1,15 0,46 0,22 0,22 13 Sản phẩm hóa chất 10,02 2,83 1,83 1,83 14 Dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm 3,60 1,54 0,61 0,61 15 Phân bón các loại 0,66 0,42 0,78 0,78 16 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo 10,30 1,38 1,91 1,91 17 Cao su và sản phẩm từ cao su 12,57 1,28 1,39 1,39 18 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,20 0,03 1,51 1,51 19 Giấy và sản phẩm từ giấy 18,34 2,69 2,56 2,56 20 Xơ, sợi dệt 3,74 2,62 2,16 2,16 21 Vải may mặc các loại 11,98 5,00 5,00 5,00 22 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 9,30 1,63 2,39 2,3 23 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 10,75 1,69 1,77 1,7 24 Sắt thép và phôi thép 4,13 1,33 1,12 1,12 25 Kim loại thường khác 1,89 0,56 0,43 0,43 26 Máy vi tính, sản phẩm điện tủ và linh kiện 9,41 2,95 1,77 1,77 27 Sản phẩm điện khác và linh kiện 2,85 4,30 3,64 3,64 28 Dây diện và dây cáp điện 10,74 2,98 1,62 1,62 29 Ô tô nguyên chiếc các loại 45,23 30,25 29,96 22,35 30 Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 3,60 1,98 1,77 1,77 Lưu ý: đối với CEPT, mức thuế cam kết chính là mức thuế thực hiện. Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). 7
- Theo Quy định trong Hiệp định ATIGA, tới năm 2015 các nước ASEAN sẽ đưa thuế suất xuống 0% đối với tất cả các mặt hàng, trừ những mặt hàng nằm trong Danh mục GEL hoặc những mặt hàng trước đây nằm trong Danh mục GEL, sau đó được đưa ra để thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình riêng. Riêng các nước Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) được hưởng linh hoạt bảo lưu 7% số dòng thuế tới năm 2018. Danh mục chi tiết 7% dòng thuế này sẽ được các nước CLMV đưa ra vào năm 2013, không phải thông qua đàm phán với các nước ASEAN khác. Như vậy, Việt Nam có thể chủ động đưa các mặt hàng muốn bảo hộ vào Danh mục 7% này. Mặt khác, tới năm 2015 tất cả các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN-6 sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0%. Có thể thấy đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt, trừ mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (là các mặt hàng trước đây thuộc danh mục GEL) thì chênh lệch giữa thuế suất MFN và thuế suất ưu đãi theo CEPT/AFTA là khá lớn. Đối với xuất khẩu, CEPT/AFTA cũng sẽ đem lại lợi thế khá lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam do thuế suất CEPT mà các nước ASEAN áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với thuế suất MFN của các nước này. Sự chênh lệch này sẽ tăng lên khi ASEAN hoàn tất việc xây dựng Cộng đồng kinh tế vào năm 2015. 2.2. Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được ký kết ngày 29/11/2004 tại Viêng Chăn, Lào. Theo thỏa thuận, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/1/2005 và các nước bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế từ 1/7/2005. Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Trung Quốc đề ra các quy định đối với hầu hết tất cả các khía cạnh liên quan đến thương mại hàng hoá giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, từ lịch trình cắt giảm thuế, các quy tắc cho hưởng ưu đãi, các biện pháp phi thuế, các quy tắc đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý thương mại hàng hoá như chống bán phá giá và tự vệ, đến các quy định về cơ cấu thể chế. Hiệp định hàng hóa ASEAN - Trung Quốc đưa ra Lộ trình cắt giảm thuế quan theo ACFTA gồm 4 nhóm khác nhau: (i) Chương trình Thu hoạch sớm (EHP); (ii) Danh mục giảm thuế thông thường (NT); (iii) Danh mục SL; (iv) Danh mục nhạy cảm cao (HSL). Do sự khác biệt về trình độ phát triển, các lộ trình giảm thuế của Việt Nam chậm và linh hoạt hơn lộ trình giảm thuế của Trung Quốc và các nước ASEAN-6. Lộ trình cắt giảm thuế cụ thể được trình bày dưới đây. 2.2.1. Chương trình Thu hoạch sớm Chương trình Thu hoạch sớm là một cơ chế ưu đãi thuế quan hẹp, được thực hiện từ năm 2004, ngay sau khi Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc được ký kết. Phạm vi của EHP gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến (gồm các chương từ 1 đến 8 trong biểu thuế nhập khẩu) với lộ trình loại bỏ thuế quan trong 3 năm đối với các nước ASEAN-6 và Trung Quốc và 5 năm đối với Việt Nam bắt đầu từ năm 2004. Theo đó, từ ngày 1/1/2006, Trung Quốc và ASEAN sẽ áp dụng thuế 0% cho tất cả mặt hàng trong EHP. Việt Nam bắt đầu áp dụng mức thuế 0% từ 1/1/2008. 8
- 2.2.2. Danh mục giảm thuế thông thường Danh mục NT bao gồm 90% tổng số dòng thuế với lộ trình giảm thuế xuống 0% vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và Trung Quốc. Việt Nam có lộ trình dài hơn 5 năm, tức là đến năm 2015, Việt Nam mới phải hoàn thành nghĩa vụ này. 2.2.3. Danh mục nhạy cảm Danh mục nhạy cảm gồm những mặt hàng có lộ trình bảo hộ dài hơn, mức thuế suất bảo hộ cao hơn so với Danh mục thông thường. SL gồm 2 nhóm: Nhóm nhạy cảm thường (SL) và Nhóm nhạy cảm cao (HSL). Những mặt hàng thuộc Danh mục SL không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụ thể: Đối với ASEAN-6 và Trung Quốc, thuế suất trong Danh mục SL giảm xuống 20% vào năm 2012 và còn từ 0-5% vào năm 2018. Các mặt hàng thuộc Danh mục HSL phải giảm xuống bằng 50% hoặc thấp hơn vào năm 2015. Đối với Việt Nam, thuế suất trong Danh mục SL phải giảm xuống 20% vào năm 2015 và tiếp tục giảm xuống mức 0-5% vào năm 2020. Các mặt hàng thuộc Danh mục HSL phải giảm xuống bằng 50% hoặc thấp hơn vào năm 2018. Bảng 3: Lộ trình giảm thuế theo NT của Việt Nam Mức thuế suất ACFTA (%) Nhóm mặt hàng 2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015 Nhóm 1 có thuế suất > 60% 60 50 40 30 25 15 10 0 Nhóm 2 có 45% < thuế suất < 60% 40 35 35 30 25 15 10 0 Nhóm 3 có 35% < thuế suất < 45% 35 30 30 25 20 15 5 0 Nhóm 4 có 30% < thuế suất < 35% 30 25 25 20 17 10 5 0 Nhóm 5 có 25% < thuế suất < 30% 25 20 20 15 15 10 5 0 Nhóm 6 có 20% < thuế suất < 25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0 Nhóm 7 có 15% < thuế suất < 20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0 Nhóm 8 có 10% < thuế suất < 15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0 Nhóm 9 có 7% < thuế suất < 10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0 Nhóm 10 có 5% < thuế suất < 7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0 Nhóm 11 có thuế suất < 5% Giữ nguyên Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). 2.2.4. Nội dung cam kết giảm thuế của Việt Nam trong ACFTA Lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam trong ACFTA tương đối nhất quán về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các FTA khác mà Việt Nam tham gia. Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan có lộ trình đối với khoảng 90% số lượng dòng thuế. 10% số lượng dòng thuế còn lại có lộ trình cam kết giảm thuế dài, thậm chí không có cam kết giảm thuế xuống 0% (Bảng 4). Đối tượng bảo hộ của Việt Nam trong ACFTA cũng khá tương đồng với các FTA khác (Bảng 5). Các nhóm mặt hàng được bảo hộ mạnh nhất là trứng gia cầm, lá thuốc lá, 9
- thuốc lá, xăng dầu, lốp ô tô, sắp thép xây dựng, các loại ô tô, xe máy nguyên chiếc và phụ tùng. Những nhóm mặt hàng được bảo hộ với lộ trình dài hơn bao gồm thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn, một số chế phẩm dầu khí, xi măng, nhựa, sản phẩm dệt, nhựa, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc thiết bị. Đối với các mặt hàng trong Danh mục NT, mức độ cam kết trong ACFTA có lộ trình khá chậm trong 5 năm đầu thực hiện (Hình 2). Thuế suất trung bình ACFTA trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 hầu như tương đương với mức thuế MFN của Việt Nam. Từ năm 2010 đến 2015, tốc độ giảm thuế diễn ra nhanh hơn. Từ năm 2015 trở đi, cam kết trong ACFTA của Việt Nam hầu như tương đương với mức cam kết CEPT/AFTA. Bảng 4: So sánh phạm vi cam kết của ACFTA với một số FTA khác Danh mục Nhóm giảm thuế thông Nhóm nhạy cảm Loại trừ của Việt Nam thường Không Loại Danh HSL SL Nhạy cảm giảm trừ mục NT đặc biệt thuế chung ASEAN - 9.544 941 560 Trung (thuế suất (thuế trần (thuế trần 94 Quốc về 0%) là 50%) là 5%) ASEAN - 378 8.907 852 Hàn Quốc (giảm 20% (thuế suất 108 (thuế trần 766 101 mức thuế về 0%) là 5%) suất) ASEAN - 9.425 Nhật Bản (thuế suất 1224 498 về 0%) 8.548 132 2 VJEPA (thuế suất (thuế trần (thuế trần 517 về 0%) 50%) là 5%) Ghi chú: Số lượng dòng thuế theo Hệ thống phân loại hài hòa hóa (HS) 2002 (chênh lệch nhau do biểu thuế được điều chỉnh). Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). Hình 2: Tốc độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong một số FTA tiêu biểu % Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). 10
- Bảng 5: Thuế suất bình quân (%) của Việt Nam trong Hiệp định ACFTA Thuế Cam kết Thuế áp STT Mặt hàng suất thuế quan dụng Chú thích MFN 2010 2011 2010 1 Hàng thủy sản 28,58 4,62 2,77 4,62 39 dòng thuế có 2 Sữa & sản phẩm từ sữa 26,59 17,29 10,00 17,29 thuế suất 0% 93 dòng thuế khác 3 Hàng rau quả 27,87 10,39 6,31 10,39 có mức 0% Tổng cộng 233 4 Dầu mỡ động thực vật 19,34 9,09 6,22 9,09 dòng thuế 5 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 5,62 3,21 2,08 3,21 6 Xăng dầu các loại 20,00 14,69 14,69 14,69 435 dòng thuế có 7 Hóa chất 1,15 1,48 1,27 1,48 thuế suất 0% 8 Phân bón các loại 0,66 0,00 0,00 0,00 80 dòng thuế có 9 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm 10,30 10,96 7,70 10,96 thuế suất từ 0-3% 10 Giấy 18,34 X X X 11 Các sản phẩm từ giấy 18,34 14,69 10,17 14,69 12 Xơ, sợi dệt và bông các loại 3,74 4,90 4,79 4,90 13 Vải may mặc các loại 11,98 12,00 12,00 12,00 14 Nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy 9,30 9,66 7,59 9,66 Các dòng thuế có mã 15 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 10,75 19,54 15,12 19,54 HS từ 7101-7113 có thuế suất 1% 190 dòng thuế có 16 Sắt thép 4,13 10,99 8,38 10,99 thuế suất từ 0-1% Máy vi tính, sản phẩm điện tử và 17 9,41 10,33 8,49 10,33 linh kiện 18 Dây điện và dây cáp điện 10,74 7,37 5,18 7,37 19 Ôtô nguyên chiếc các loại 45,23 X X X Xe máy nguyên chiếc và linh kiện Một số dòng thuế 21 36,76 31,89 36,76 xe máy không cam kết 22 Phương tiện vận tải khác 3,60 5,52 4,07 5,52 Chú ý: Đối với ACFTA, mức thuế cam kết chính là mức thuế thực hiện. Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). 2.3. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc Hiệp định về Thương mại hàng hóa đã được ASEAN và Hàn Quốc thống nhất đàm phán dựa trên cơ sở Hiệp định về Thương mại Hàng hóa đã được ký kết trước đó giữa ASEAN và Trung Quốc, bao gồm lịch trình cắt giảm thuế, các quy tắc cho hưởng ưu đãi, các biện pháp phi thuế, các quy tắc đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý thương mại hàng hoá như chống bán phá giá và tự vệ, các quy định về cơ cấu thể chế. Về cắt giảm thuế quan, Hiệp định đề ra các lộ trình như sau: - Lộ trình NT: bao gồm 90% số dòng thuế và 90% kim ngạch thương mại, riêng Việt Nam là 75% kim ngạch thương mại. Hàn Quốc hoàn thành vào 1/1/2010; ASEAN-6 11
- hoàn thành vào 1/1/2012; Việt Nam hoàn thành vào 1/1/2018; Căm-pu-chia, Lào, và Mi-an-ma hoàn thành vào 1/1/2020. - Lộ trình SL: ASEAN-6 và Hàn Quốc giảm xuống 0-5% vào 1/1/2016; Việt Nam xuống 0-5% vào 1/1/2021; Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma xuống 0-5% vào 1/1/2024. Bảng 6: Thuế suất bình quân (%) của Việt Nam trong Hiệp định AKFTA Thuế Cam kết thuế quan Thuế STT Nhóm/ mặt hàng MFN áp dụng 2010 2010 2011 2015 2010 1 Hàng thủy sản 15,51 20,21 15,41 10,00 20,21 2 Sữa và các sản phẩm từ sữa 8,44 15,32 10,92 10,00 15,32 3 Hàng rau quả 23,68 19,17 14,60 10,00 19,17 4 Gạo, lúa mỳ 24,67 17,14 13,93 10,00 17,14 5 Dầu mỡ động thực vật 15,66 14,28 11,36 10,00 14,28 6 Bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc 24,07 24,04 19,15 10,00 24,04 7 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,61 5,06 3,28 0,00 5,06 8 Nguyên phụ liệu thuốc lá 43,70 43,33 12,55 10,00 43,33 9 Xăng dầu các loại 20,77 9,67 8,01 0-5 9,67 10 Than đá 4,00 4,00 4,00 0,00 4,00 11 Sản phẩm từ dầu mỏ khác 8,78 4,86 3,5 0,00 4,86 12 Hóa chất 1,01 0,99 0,90 0,00 0,99 13 Sản phẩm hóa chất 6,58 5,24 3,93 0,00 5,24 14 Dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm 1,62 3,40 2,60 0,00 3,40 15 Phân bón các loại 1,13 0,00 0,00 0,00 0,00 16 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm 8,56 7,60 5,90 0-5 7,60 17 Cao su và sản phẩm từ cao su 10,99 6,84 5,57 0-5 6,84 18 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,04 7,38 5,76 0-5 7,38 19 Giấy và sản phẩm từ giấy 13,59 15,90 12,15 0-5 15,90 20 Xơ, sợi dệt 3,27 3,47 3,47 0,00 3,47 21 Vải may mặc các loại 12,00 12,00 12,00 0-5 12,00 22 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 8,23 6,85 5,83 0-5 6,85 23 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 10,57 9,58 7,82 0-5 9,58 24 Sắt thép và phôi thép 7,31 5,58 4,43 0,00 5,58 25 Kim loại thường khác 5,68 5,15 3,85 0,00 5,15 26 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 9,01 6,27 4,74 0,00 6,27 27 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 9,04 3,89 2,96 0,00 3,89 28 Dây diện và dây cáp điện 8,00 5,24 4,35 0,00 5,24 29 Ô tô nguyên chiếc các loại 37,00 8,49 5,81 0-5 8,49 30 Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 6,20 5,91 4,65 0-5 5,91 Chú ý: đối với AKFTA, mức thuế cam kết chính là mức thuế thực hiện. Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). 5 Từ năm 2010 sang năm 2011, thuế nhập khẩu giảm mạnh. Năm 2010, nguyên phụ liệu thuốc lá từ Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam hầu như không đáng kể. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu mặt hàng này là gần 1,8 triệu USD. Một số nước xuất khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá với giá trị lớn sang Việt Nam là Bra-xin (hơn 28 triệu USD), Trung Quốc (hơn 15 triệu USD), Nhật Bản (khoảng 19 triệu USD) và một số nước ASEAN khác như Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. (Nguồn: Tổng cục hải quan). 12
- - Lộ trình HSL: ASEAN-6 và Hàn Quốc: bao gồm 200 dòng thuế ở cấp 6 chữ số hoặc 3% tổng số dòng thuế ở cấp chữ số HS do từng quốc gia lựa chọn và 3% kim ngạch thương mại. CLMV: 200 dòng thuế ở cấp 6 chữ số hoặc 3% tổng số dòng thuế ở cấp chữ số HS do từng quốc gia lựa chọn. Lộ trình HSL gồm 5 nhóm, cụ thể: Nhóm A: ASEAN-6 và Hàn Quốc: giảm xuống 50% vào 1/1/2016; Việt Nam: giảm xuống 50% vào 1/1/2021; Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma: giảm xuống 50% vào 1/1/2024. Nhóm B: ASEAN-6 và Hàn Quốc: cắt giảm 20% mức thuế suất (thuế suất MFN tại thời điểm 1/1/2005) vào 1/1/2016; Việt Nam: cắt giảm 20% mức thuế suất vào 1/1/2021; Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma: cắt giảm 20% mức thuế suất vào 1/1/2024. Nhóm C: ASEAN-6 và Hàn Quốc: cắt giảm 50% mức thuế suất (thuế suất MFN tại thời điểm 1/1/2005) vào 1/1/2016; Việt Nam: cắt giảm 50% mức thuế suất vào 1/1/2021; Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma: cắt giảm 50% mức thuế suất vào 1/1/2024. Nhóm D: hạn ngạch thuế quan được thoả thuận song phương. Nhóm E: loại trừ 40 dòng thuế HS 6 số không thực hiện cắt giảm và loại bỏ thuế quan. 2.4. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản ASEAN và Nhật Bản đã đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 1/4/2008, Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Về lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể, Hiệp định quy định: - Danh mục NT: Nhật Bản: Gồm 92% số dòng thuế và giá trị thương mại, trong đó 88% số dòng thuế đạt 0% vào năm 2007 và 90% số dòng thuế đạt 0% vào 2013; ASEAN-6: 90% số dòng thuế đạt 0% vào 2013, căn cứ vào cam kết EPA song phương; Việt Nam: 90% số dòng thuế đạt 0% trong 15 năm (2023). - Danh mục SL: Thuế cuối cùng 5% vào 2018 (theo cam kết EPA song phương). - Danh mục HSL: Thuế cuối cùng 50% (theo các cam kết EPA song phương). - Danh mục loại trừ: Không cam kết giảm thuế (chiếm 1% số dòng thuế) (xác định theo các cam kết EPA song phương). Về cơ bản, các cam kết thuế của Việt Nam và Nhật Bản trong Hiệp định AJCEP không cao như trong Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Do đó, phân tích cụ thể về cam kết thuế của Việt Nam và Nhật Bản sẽ được trình bày tại Mục 2.7 (Hiệp định VJEPA) dưới đây. 2.5. Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc-Niu Di-lân Nội dung chính của Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc-Niu Di-lân (AANZFTA) về cắt giảm thuế quan là: - Về phía Việt Nam: 90% thuế quan xóa bỏ vào 2018-2020 theo Lộ trình NT; 7% tổng số dòng thuế theo lộ trình nhạy cảm, trong đó thuế suất theo Danh mục SL giảm xuống 5% vào 2022, và theo danh mục HSL giảm xuống 7-50% vào 2022. Danh mục loại trừ bao gồm 3% tổng số dòng thuế. 13
- - Về phía Úc, Niu Di-lân và ASEAN-6: 90% số dòng thuế về 0% vào nãm 2015, linh hoạt đến 2020. Với Việt Nam, mức độ cắt giảm thuế với đa số các mặt hàng cho tới năm 2012 chưa lớn, thể hiện ở mức độ chênh lệch thấp so với thuế suất cơ sở (thuế suất MFN năm 2007). Tuy nhiên, tới năm 2015, mức độ cắt giảm thuế của Việt Nam sẽ tăng lên. Đối với Úc và Niu Di-lân, do thuế suất áp dụng của các nước này đã là khá thấp (kể cả khi không có Hiệp định AANZFTA, khoảng 87% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đã được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%) nên tác động cắt giảm thuế của 2 nước này theo Hiệp định là không cao. 2.6. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ Do chính sách bảo hộ cao của Ấn Độ, mức độ cắt giảm thuế trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) có khác với mức cắt giảm thuế trong các Hiệp định ASEAN+ khác. Theo Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế được phân theo 5 danh mục có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau bao gồm Danh mục NT, Danh mục SL, Danh mục HSL, Danh mục các sản phẩm đặc biệt và Danh mục GEL. Với tư cách là nước thành viên mới của ASEAN (CLMV), Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 5 năm so với các nước ASEAN và Ấn Độ. Tuy có lộ trình dài hơn nhưng Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ ưu đãi từ cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN khác. Các cam kết giảm thuế cụ thể của Việt Nam được tóm tắt trong Bảng 7. Danh mục NT của Việt Nam gồm 80% số dòng thuế sẽ giảm xuống 0% ngày 31/12/2017. Trong đó, 9% tổng số dòng thuế sẽ được linh hoạt giảm xuống 0% từ 31/12/2020 (NT2). Danh mục SL chiếm 10% số dòng thuế với cam kết chung là giảm thuế xuống 5% vào ngày 31/12/2020 (ASEAN-6 và Ấn Độ là 2015). 4% số dòng thuế thuộc Danh mục SL sẽ được bãi bỏ thuế vào 31/12/2023. 50 dòng thuế có thuế suất MFN 5% sẽ giữ nguyên mức thuế. Số dòng thuế còn lại sẽ giảm xuống 4,5% kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và 4% vào 31/12/2015 đối với các nước ASEAN-6, các nước CLMV sẽ thực hiện chậm hơn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực với thời hạn hoàn thành là 31/12/2020. Danh mục các sản phẩm đặc biệt gồm một số sản phẩm rất nhạy cảm với Ấn Độ nhưng có lợi ích xuất khẩu lớn đối với Việt Nam. Theo yêu cầu của Việt Nam, Ấn Độ nhất trí giảm thuế còn 45% đối với cà phê và chè đen, và 50% đối với hạt tiêu vào 31/12/2018. Danh mục HSL gồm 244 dòng thuế, được phân làm 3 nhóm: (i) giảm thuế xuống còn 50%; (ii) giảm 50% mức thuế suất; và (iii) giảm 25% mức thuế suất. Thời hạn hoàn thành là 31/12/2023. Danh mục GEL gồm 485 dòng thuế là những sản phẩm không thuộc đối tượng cắt giảm thuế. Ấn Độ duy trì 489 dòng thuế chiếm 5% trị giá kim ngạch thương mại. Với diện loại trừ rộng, hầu hết các sản phẩm mà Việt Nam có nhu cầu bảo hộ đều được đưa vào Danh mục GEL. Tương tự như trong các Hiệp định FTA khác, mức độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong giai đoạn đầu (mới thực hiện Hiệp định) là không cao. Mức độ cắt giảm thuế sẽ tăng lên trong các năm cuối của Lộ trình cắt giảm. 14
- Bảng 7: Thuế suất bình quân của Việt Nam trong Hiệp định AITIG (%) Thuế Cam kết thuế quan MFN suất áp STT Mặt hàng 2010 dụng 2009 2011 2015 2020 2011 1 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 8,2 7,6 8,6 7,6 4,8 1,4 2 Sản phẩm từ dầu mỏ khác 8,8 4,0 4,5 4,0 2,0 0,0 3 Hàng thuỷ sản 15,5 25,4 28,8 25,4 18,4 9,2 4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 9,0 9,0 9,9 9,0 6,8 4,0 5 Đá quý, kim loại quý & sản phẩm 10,6 3,9 4,3 3,9 2,5 0,0 6 Gạo, lúa mỳ 24,7 25,5 29,5 25,5 13,6 0,0 7 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,0 6,0 6,8 6,0 3,6 0,7 8 Đồng 0,8 3,3 3,6 3,3 1,8 0,5 9 Dầu mỡ động thực vật 15,7 11,8 14,1 11,8 7,3 0,9 10 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 9,0 5,8 6,6 5,8 3,8 1,2 11 Xăng dầu các loại 20,8 x x x x 12 Cao su và sản phẩm từ cao su 11,0 7,1 8,2 7,1 3,8 0,0 13 Ô tô nguyên chiếc các loại 37,0 GEL GEL GEL GEL 14 Dây điện và dây cáp điện 8,0 5,3 6,0 5,3 3,2 0,0 15 Dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm 1,6 3,6 3,6 3,6 2,8 2,3 16 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo 8,6 9,6 10,3 9,6 6,7 2,9 17 Vải may mặc các loại 12,0 9,0 10,7 9,0 6,5 2,7 18 Sắt thép (gồm phôi thép) 7,3 8,9 9,1 8,9 7,6 6,6 19 Sữa và sản phẩm từ sữa 8,4 18,0 20,9 18,0 12,3 4,3 20 Hàng rau quả 23,7 23,3 27,4 23,3 13,08 0,515 21 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,6 6,6 7,1 6,6 4,3 1,4 22 Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 6,2 4,5 5,1 4,5 2,7 0,0 23 Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 24,1 29,8 33,3 29,8 19,3 8,2 24 Giấy và sản phẩm từ giấy 13,6 13,8 16,0 13,8 8,7 2,2 25 Kim loại thường khác 5,7 3,2 3,5 3,2 2,0 0,6 26 Sản phẩm hoá chất 6,6 10,4 11,1 10,4 8,0 4,8 27 Nguyên phụ liệu thuốc lá 43,7 17,9 21,8 17,9 9,9 0,0 28 Phân bón các loại 1,1 4,0 4,1 4,0 2,4 0,1 29 Xơ, sợi dệt 3,3 4,2 4,6 4,2 2,5 0,8 30 Hóa chất 1,0 4,1 4,5 4,1 2,4 0,2 Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). 2.7. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Là hiệp định mậu dịch tự do song phương đầu tiên mà Việt Nam ký kết, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) là hiệp định toàn diện bao gồm các quy định về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác, được ký tháng 12/2008, có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Cam kết thuế quan mà Việt Nam và Nhật Bản đưa ra trong Hiệp định VJEPA là theo phương thức yêu cầu - bản chào (không theo mô hình cụ thể như trong một số FTA khác). Về mức cam kết chung, Việt Nam đồng ý tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Theo đó, Việt Nam đưa vào lộ trình 15
- cắt giảm đối với 8.873 dòng trong tổng số 9.390 dòng thuế của Biểu cam kết (trừ 57 dòng CKD ô tô và 428 dòng không cắt giảm). Cụ thể, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 2.586 dòng thuế (28% Biểu cam kết 9.390 dòng), chủ yếu là các mặt hàng hoá chất dược phẩm, máy móc điện tử. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019), có thêm 3.717 mặt hàng được xoá bỏ thuế quan, nâng tổng số mặt hàng của cả Biểu được xoá bỏ thuế quan lên 6.303 chiếm 67% số dòng thuế của Biểu cam kết. Bảng 8: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA Thuế Thuế suất bình quân MFN suất áp của Việt Nam STT Mặt hàng 2010 dụng 2010 2010 2016 2019 2024 1 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 8,2 7,3 7,3 2,8 0,6 0,0 2 Sản phẩm từ dầu mỏ khác 8,8 2,5 2,5 0,6 0,0 0,0 3 Hàng thuỷ sản 15,5 26,5 26,5 14,2 8,1 0,4 4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 9,0 7,5 7,5 3,1 1,9 1,0 5 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 10,6 9,3 9,3 5,0 2,9 0,0 6 Gạo, lúa mỳ 24,7 27,1 27,1 15,4 9,5 0,0 7 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,0 6,2 6,2 3,0 1,4 0,0 8 Dầu mỡ động thực vật 15,7 16,7 16,7 8,6 4,6 0,0 9 Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 9,0 11,8 11,8 10,9 10,8 10,8 10 Xăng dầu các loại 20,8 X X X X 11 Cao su và sản phẩm từ cao su 11,0 7,6 7,6 3,9 2,1 0,5 12 Ôtô nguyên chiếc các loại 37,0 X X X X 13 Dây điện và dây cáp điện 8,0 8,7 8,7 3,8 2,0 1,3 14 Dược phẩm và nguyên phụ liệu 1,6 2,9 2,9 1,0 0,1 0,0 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ 15 8,6 9,2 9,2 3,5 0,7 0,1 chất dẻo 16 Vải may mặc các loại 12,0 9,8 9,8 3,2 0,9 0,9 17 Sắt thép, phôi thép 7,3 7,1 7,1 1,6 0,2 0,1 18 Sữa và sản phẩm từ sữa 8,4 19,0 19,0 10,0 5,5 0,7 19 Hàng rau quả 23,7 25,9 25,9 14,4 8,6 0,0 20 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,6 7,1 7,1 2,5 0,1 0,0 21 Phương tiện vận tải (tàu thuyền các loại) 6,2 7,1 7,1 2,4 0,0 0,0 22 Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 24,1 30,3 30,3 15,6 8,3 0,0 23 Giấy và sản phẩm từ giấy 13,6 16,2 16,2 5,0 0,3 0,3 24 Kim loại thường khác 5,7 4,2 4,2 1,4 0,0 0,0 25 Hoá chất 1,0 4,6 4,6 1,6 0,2 0,1 26 Nguyên phụ liệu thuốc lá 43,7 X X X X 27 Phân bón các loại 1,1 4,9 4,9 2,0 0,6 0,0 28 Xơ, sợi dệt 3,3 1,9 1,9 0,0 0,0 0,0 29 Sản phẩm hóa chất 6,6 11,0 11,0 4,7 1,6 0,0 Ghi chú: X - không cam kết. Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). 16
- Có thể thấy, mức cam kết của Việt Nam dành cho Nhật Bản là khá thấp so với các nước ASEAN đã ký Hiệp định song phương với Nhật Bản. Các lĩnh vực mà Việt Nam bảo hộ chính là: (i) đồ uống có cồn, xăng dầu; (ii) ô tô, phụ tùng, máy móc thiết bị; (iii) sắt, thép; (iv) hóa chất, vải các loại; (v) đồ uống, mô tô, xe máy. Về phía Nhật Bản, Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,5% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Cụ thể, Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại (là mức cao nhất trong số các EPA với các nước ASEAN). Có 1.638 dòng thuế tương đương mức cam kết tốt nhất mà Nhật Bản dành cho một số nước ASEAN. Đặc biệt, cam kết của Nhật Bản đối với lĩnh vực nông sản là thông thoáng nhất so với các nước ASEAN khác. Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm (mức cao nhất trong số các EPA với các nước ASEAN). Các sản phẩm mà Nhật Bản cam kết cho Việt Nam tốt nhất so với các nước ASEAN gồm mật ong (hạn ngạch 100 tấn/năm, tăng dần lên 150 tấn, thuế suất trong hạn ngạch là 12,8%), gừng, tỏi, vải, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ. Theo thống kê, 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLT) có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc theo lộ trình không quá 10 năm. 2.8. Cam kết gia nhập WTO 2.8.1. Cam kết thuế quan Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết ràng buộc toàn bộ biểu thuế đối với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, gồm khoảng 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức bình quân hiện hành (thuế suất MFN năm 2005) của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5-7 năm. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ thực hiện cắt giảm thuế đối với khoảng 3.800 dòng thuế, ràng buộc ở mức thuế suất hiện hành với khoảng 3.700 dòng thuế, ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế, chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao (trên 30%) sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế suất MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp trước khi gia nhập là 23,5% thì mức cắt giảm là 10%. Việt Nam bảo lưu áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng là trứng, đường, lá thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này, thuế suất trong hạn ngạch tương đương mức MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, lá thuốc lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với thuế suất ngoài hạn ngạch. Trong lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng là 12,6%. Nếu so với mức thuế MFN bình quân trước thời điểm gia nhập là 16,6% thì mức cắt giảm sẽ tương đương 23,9%. Như tất cả các thành viên mới gia nhập WTO khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia một số Hiệp định tự do hóa theo ngành. Những ngành mà Việt Nam tham gia đầy đủ 17
- là công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Các ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Nội dung chính của việc tham gia các Hiệp định tự do hóa theo ngành là Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan (phần lớn về 0%) sau 3-5 năm. Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) sẽ được miễn thuế sau 3-5 năm. Do đó, các sản phẩm điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số, v.v sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hóa mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng dệt may. Như vậy đối với nhiều sản phẩm CNTT, dệt may, việc cắt giảm thuế trong WTO diễn ra nhanh hơn so với các cam kết trong các FTA, mặc dù mức cắt giảm cuối cùng là như nhau. Bảng 9: Thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính STT Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO Thuế suất cuối cùng 1 Nông sản 25,2 21 2 Cá, sản phẩm cá 29,1 18 3 Dầu khí 36,8 36,6 4 Gỗ, giấy 14,6 10,5 5 Dệt may 13,7 13,7 6 Sản phẩm da, cao su 19,1 14,6 7 Kim loại 14,8 11,4 8 Hóa chất 11,1 6,9 9 Thiết bị vận tải 46,9 37,4 10 Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3 11 Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5 12 Khoáng sản 16,1 14,1 13 Hàng chế tạo khác 12,9 10,2 14 Cả biểu thuế 17,2 13,4 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả. 2.8.2. Các cam kết dịch vụ Các cam kết WTO Trong WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành là khoảng 110 trên tổng số 155 phân ngành theo bảng phân loại dịch vụ của WTO. Nhìn chung, đối với các ngành dịch vụ cam kết mở cửa, Việt Nam ít hạn chế trong cung ứng theo Mode 1 và 2, đưa ra khá nhiều hạn chế trong Mode 3 và hầu như chưa cam kết với Mode 4. Duy nhất có dịch vụ xây dựng Việt Nam cam kết 100% số phân ngành. Các ngành dịch vụ như phân phối, tài chính, thông tin liên lạc, giáo dục và môi trường có số phân 18
- ngành cam kết khá cao. Các ngành có số phân ngành cam kết thấp nhất là dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao và vận tải. Các ngành/phân ngành dịch vụ Việt Nam cam kết mở cửa nhanh nhất, không cần thời kỳ quá độ bao gồm: Dịch vụ xây dựng, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế (chỉ giới hạn ở các dịch vụ bệnh viện, dịch vụ nha khoa và khám bệnh), dịch vụ du lịch (chỉ giới hạn ở các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch), một số dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phân ngành/ngành dịch vụ trên tuy có cam kết mức độ mở cửa nhanh nhất nhưng trên thực tế, ngoại trừ phân ngành dịch vụ ngân hàng, các cam kết mở cửa với các ngành/phân ngành dịch vụ còn lại chỉ tương đương với các quy định hiện hành. Vì vậy, có thể nói các cam kết mở cửa ở mức độ cao với các ngành/phân ngành trên có thể sẽ không gây ra những biến động lớn với thị trường dịch vụ nội địa. Các ngành/phân ngành dịch vụ cam kết mở cửa nhanh nhưng cần thời kỳ quá độ bao gồm: Một số dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ vận tải. Tuy nhiên, đối với các ngành/phân ngành dịch vụ trên, các cam kết mở cửa của Việt Nam nhìn chung đều cao hơn các quy định hiện hành (Hoàng Phước Hiệp, 2006). Dự kiến các tác động của việc mở cửa các ngành trên, đặc biệt là sau năm 2012, đối với thị trường dịch vụ của Việt Nam có thể sẽ lớn. Các ngành/phân ngành dịch vụ có mức độ cam kết mở cửa hạn chế bao gồm: Dịch vụ viễn thông; dịch vụ quảng cáo; dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn, lâm nghiệp; dịch vụ sản xuất, phát hành phim, chiếu phim; dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao; dịch vụ vận tải biển, dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; dịch vụ vận tải đường bộ và dịch vụ vận tải đường sắt. Các ngành dịch vụ này có cam kết liên quan đến tỷ lệ góp vốn khá phức tạp và khắt khe. Các ngành/phân ngành dịch vụ chưa cam kết mở cửa bao gồm: Dịch vụ thú y, dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác (dịch vụ kinh doanh), dịch vụ ghi âm (dịch vụ thông tin liên lạc); dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở. So sánh các cam kết dịch vụ trong các FTA Tại thời điểm gia nhập WTO, cam kết về dịch vụ trong WTO nhìn chung có diện rộng hơn trong các FTA mà Việt Nam đã ký. Cho tới nay, về cơ bản cam kết dịch vụ trong các FTA chưa vượt quá cam kết dịch vụ trong WTO; riêng trong ASEAN, Việt Nam đưa ra cam kết rộng hơn cam kết WTO nhưng nội dung các cam kết này không vượt quá thực tế mở cửa của Việt Nam. Phần dưới đây sẽ phân tích và so sánh các cam kết chung và cam kết cụ thể của Việt Nam trong WTO về dịch vụ với các cam kết dịch vụ của Việt Nam trong các Hiệp định sau: (i) Hiệp định khung về thương mại dịch vụ của ASEAN (AFAS); (ii) Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACTIS); (iii) Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AKFTA (AKTIS); (iv) Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (VN-US BTA); 19
- và (v) VJEPA. Đây là các Hiệp định song phương và đa phương quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp thông tin cơ bản về các Hiệp định trên và so sánh với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO. Cần lưu ý rằng AFAS, ACTIS, AKTIS là các hiệp định riêng biệt về thương mại dịch vụ; còn với VJEPA và VN-US BTA, thương mại dịch vụ chỉ là một chương trong các hiệp định này6. Bảng 10 cho thấy các hiệp định Việt Nam đã ký kết liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ nhìn chung được xây dựng trên cơ sở GATS. Vì vậy, nội dung và quy định cơ bản của các Hiệp định trên rất giống nhau như trong quy định về phạm vi dịch vụ điều chỉnh, các phương thức cung cấp dịch vụ, các nghĩa vụ và nguyên tắc chung, quy tắc đàm phán và cam kết, cấu trúc biểu cam kết, các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường Chính sự thống nhất như trên giữa các Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam không chỉ trong quá trình đàm phán mà còn thực thi các cam kết. So sánh cam kết chung Bảng 11 cho thấy các cam kết chung của AFAS, ACTIS, AKTIS và VJEPA rất giống với các cam kết chung với GATS, trừ một vài điểm liên quan đến thời điểm bãi bỏ hạn chế 30% tỷ lệ góp vốn và di chuyển của thể nhân trong Mode 3. Sự giống nhau đó sẽ giúp Việt Nam dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là tránh sự mâu thuẫn và xung đột trong việc điều chỉnh và ban hành các văn bản pháp luật để thực thi cam kết quốc tế khác nhau. So sánh cam kết cụ thể (i) Phạm vi cam kết Trong khuôn khổ GATS, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ với 11 ngành, tính theo phân ngành là khoảng 110 trên tổng số 155 phân ngành theo bảng phân loại dịch vụ của WTO. Ngành dịch vụ duy nhất mà Việt Nam không cam kết là “các dịch vụ khác”. Phạm vi cam kết trong ACTIS và AKTIS hoàn toàn giống GATS (Bảng 8). Trong khuôn khổ AFAS, Việt Nam cũng cam kết mở cửa thị trường dịch vụ với 11 ngành và tính theo phân ngành là khoảng 105. So với cam kết GATS, Việt Nam mở cửa nhiều hơn (xét về số lượng phân ngành) trong dịch vụ thông tin liên lạc, y tế và du lịch và mở cửa ít hơn trong dịch vụ kinh doanh, vận tải. Các ngành dịch vụ khác, số lượng phân ngành mở cửa là như nhau. Như vậy, so với cam kết GATS, cam kết ACTIS, AKTIS, phạm vi cam kết trong AFAS hiện nay đang có phần thấp hơn mặc dù không đáng kể. Chính vì vậy, hiện nay các nước ASEAN đang đàm phán Gói cam kết thứ 8 với mục tiêu đạt được phạm vi và mức độ cam kết cao hơn cam kết GATS. Trong VN-US BTA, Việt Nam đã cam kết mở cửa đối với 8 ngành dịch vụ, bao gồm khoảng 65 phân ngành dịch vụ (ASEAN 2007). Như vậy, diện cam kết của Việt Nam với VN-US BTA hẹp hơn nhiều so với GATS. Điều đó là do BTA với Hoa Kỳ đã ký kết từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO khá lâu. 6 Chương 7 trong VJEPA và Chương 3 trong VN-US BTA. 20
- Bảng 10: So sánh các vấn đề chung của GATS với AFAS, ACTIS, AKTIS, VJEPA và US - VN BTA STT Tiêu chí so sánh GATS AFAS ACTIS AKTIS VJEPA VN-US BTA 1 Thời điểm có hiệu 1/1/1995 - Ký kết: 15/12/1995 1/7/2007 1/5/2009 1/1/2009 10/12/2001 lực - Trải qua 5 vòng đàm phán với 7 gói cam kết - Gói cam kết thứ 7: 26/2/2009 - Giống 2 Khái niệm dịch vụ - Theo quy định của GATS - Giống GATS GATS* 3 Các phương thức - 4 phương thức - Giống GATS cung cấp dịch vụ 4 Phân loại các - Danh mục phân loại các - Danh mục phân loại các ngành ngành và phân ngành dịch vụ của WTO dịch vụ của ASEAN được xây - Giống GATS ngành dịch vụ được xây dựng trên cơ sở dựng dựa trên cơ sở UN PCPC UN PCPC và chi tiết đến và “Danh mục phân loại các - Giống AFAS từng phân ngành ngành dịch vụ” của WTO. - Không phải thích nội dung - Có giải thích nội dung cụ thể của cụ thể của từng phân từng phân ngành nên chi tiết hơn ngành. danh mục phân loại của WTO. 5 Các nghĩa vụ và - 2 nghĩa vụ quan trọng nhất nguyên tắc chung + Nguyên tắc MFN - Giống GATS + Minh bạch hóa - Có thêm nguyên tắc “GATS cộng” - Giống AFAS 6 Cấu trúc biểu cam - 3 phần kết dịch vụ + Tiếp cận thị trường + Cam kết chung - Giống GATS + Cam kết cụ thể + Danh mục miễn trừ MFN 7 Các cam kết cụ - 2 cam kết cụ thể theo quy thể định của GATS + Tiếp cận thị trường - Giống GATS + Đãi ngộ quốc gia - Cam kết bổ sung 21
- STT Tiêu chí so sánh GATS AFAS ACTIS AKTIS VJEPA VN-US BTA 8 Các quy tắc và - Giống quy định của nghĩa vụ cơ bản GATS (hội nhập kinh tế, khác thông báo thông tin bí mật, quy định trong nước, công - Xây dựng dựa trên quy định của GATS nhận, độc quyền và cung - Dẫn chiếu GATS trong trường hợp không có điều khoản quy định cấp dịch vụ độc quyền, hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán, biện pháp khẩn cấp ) 9 Phương pháp tiếp - Chọn - cho - Chọn - cho cận trong đàm - Chọn - bỏ - Chọn - bỏ phán và cam kết - Đàm phán phân ngành dịch vụ chung - Giống GATS - Đàm phán các phân ngành dịch chung sửa đổi” - Công thức ASEAN trừ X 10 Các vấn đề thương - Đã kết thúc - Tiếp cận thị trường dịch vụ mại dịch vụ chủ đàm phán yếu đang được - Dịch vụ công - Các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên: y - Các lĩnh vực - Các lĩnh đàm phán - Quy định trong nước tế, du lịch, vận tải hàng không, dịch vụ ưu tiên: vực dịch vụ - Cơ chế tự vệ khẩn cấp e-ASEAN, tài chính, logistics tài chính, viễn ưu tiên: tài - Thỏa thuận công nhận chung thông chính và trong các ngành dịch vụ như: Tư viễn thông vấn kỹ thuật, khảo sát đất đai, khám chữa bệnh, kiến trúc ) - Tạo thuận lợi cho di chuyển thể nhân cung cấp dịch vụ Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả từ WTO (2006), Bộ Công Thương và MUTRAP II (2009), MUTRAP III (2009b), MUTRAP III (2011b), MUTRAP III (2011c), Vergano và cộng sự (2010). Ghi chú: * Các quy định trong Chương 7 về thương mại dịch vụ không áp dụng đối với (1) dịch vụ vận tải hàng không (trừ dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính; (2) dịch vụ vận tải ven bờ; (3) các biện pháp liên quan tới các luật và quy định nhập cư. 22
- Bảng 11: So sánh các cam kết chung của Việt Nam trong khuôn khổ GATS với cam kết trong AFAS*, ACTIS, AKTIS, VN-US BTA và VJEPA Tiêu chí so sánh GATS VN-US BTA AFAS và ACTIS VJEPA AKTIS 1. Tiếp cận thị trường 1.1. Thiết lập hiện diện - Hợp đồng hợp tác kinh doanh thương mại - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Văn phòng đại diện - Giống GATS - Chưa cam kết thành lập chi nhánh 1.2. Bảo lưu các ưu đãi cho - Có bảo lưu các điều kiện về Có bảo lưu nhưng các nhà cung cấp nước ngoài sở hữu, hoạt động, hình thức các lĩnh vực bảo - Giống GATS pháp nhân, phạm vi hoạt lưu không rõ ràng động. như GATS 1.3. Tỷ lệ góp vốn dưới hình - Không quá 30% - Không quá 30% - Không quá 30% - Không quá 30% thức mua cổ phần - Một năm sau khi gia nhập sẽ - Duy trì quy định - Sau năm 2007 sẽ - Ngay sau khi Hiệp định bãi bỏ mức 30%, trừ khi có tỷ lệ 30% trong 3 bãi bỏ mức 30%, có hiệu lực, bãi bỏ mức - Giống GATS quy định khác trong các cam năm trừ khi có quy định hạn chế 30%, trừ khi có kết cụ thể khác trong cam kết quy định khác trong các cụ thể cam kết cụ thể. 1.4. Di chuyển của thể nhân - Người di chuyển trong nội - Nhập cảnh và lưu trú trong - Giống GATS - Không quy định cụ thể bộ doanh nghiệp thời gian ban đầu là 3 năm và như GATS đối với từng sau đó có thể được gia hạn loại thể nhân cung cấp dịch vụ, chỉ quy định - Ít nhất 20% các nhà quản lý - Không quy định phải là công dân Việt Nam. - Không quy định + Ít nhất 20% các nhà - Giống GATS - Doanh nghiệp nước ngoài quản lý phải là công dân được phép có tối thiểu 03 nhà - Giống GATS Việt Nam. quản lý + Doanh nghiệp nước - Giống GATS ngoài được phép có tối - Lưu trú không quá 90 ngày thiểu 03 nhà quản lý 23
- Tiêu chí so sánh GATS VN-US BTA AFAS và ACTIS VJEPA AKTIS - Người chào bán dịch vụ và - Lưu trú không quá 90 ngày - Không quy định Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương - Nhập cảnh và lưu trú trong mại thời gian ban đầu là 3 năm và - Không quy định sau đó có thể được gia hạn - Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng - Không quy định - Nhân sự khác 2. Đối xử quốc gia 2.1. Liên quan đến Mode 3 – - Được bảo lưu trợ cấp trong - Được bảo lưu trợ thiết lập hiện diện thương nước cấp trong nước mại + Trợ cấp nhằm nâng cao + Giao đất cho các phúc lợi và tạo công ăn việc dự án đầu tư làm cho dân tộc thiểu số + Trợ cấp R&D (DTTS) + Trợ cấp giáo dục - Giống GATS + Trợ cấp R&D + Các hỗ trợ khác + Trợ cấp y tế, giáo dục, nghe nhìn. + Trợ cấp một lần cho cổ phần hóa DNNN 2.2. Liên quan đến Mode 4 – Chưa cam kết - Giống GATS Di chuyển của thể nhân Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả từ WTO (2006), Bộ Công Thương và MUTRAP II (2009), MUTRAP III (2009b), MUTRAP III (2011b), MUTRAP III (2011c), Vergano và cộng sự (2010). Ghi chú: các cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong khuôn khổ AFAS là cam kết thuộc Gói thứ 7. Hiện nay ASEAN đang đàm phán Gói thứ 8 và dự kiến Gói cam kết 8 của Việt Nam có mức độ cam kết cao hơn WTO. 24
- Bảng 12: So sánh phạm vi cam kết của Việt Nam trong các cam kết quốc tế về dịch vụ Số lượng Số lượng ngành và phân ngành Việt Nam cam kết ngành theo STT Ngành VN-US quy định GATS AFAS ACTIS AKTIS VJEPA của WTO BTA 1. Dịch vụ kinh doanh 46 26 21 26 26 15 26 Dịch vụ thông tin 2. 24 19 20 19 19 17 19 liên lạc 3. Dịch vụ xây dựng 5 5 5 5 5 4 5 4. Dịch vụ phân phối 5 4 4 4 4 3 4 5. Dịch vụ giáo dục 5 4 4 4 4 3 4 6. Dịch vụ môi trường 4 3 3 3 3 0 3 7. Dịch vụ tài chính 17 16 16 16 16 16 16 8. Dịch vụ y tế 4 2 3 2 2 2 2 9. Dịch vụ du lịch 4 2 3 2 2 2 2 Dịch vụ giải trí, văn 10. 5 2 2 2 2 0 2 hóa, thể thao 11. Dịch vụ vận tải 36 17 14 17 17 0 17 Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả từ WTO (2006). (ii) Mức độ cam kết Các cam kết GATS, VN-US BTA, AFAS, ACTIS, AKTIS và VJEPA đều thể hiện một sự thống nhất trong chính sách của Việt Nam. Đối với các cam kết tiếp cận thị trường, Việt Nam có mức độ mở cửa khá cao với Mode 1 và Mode 2 trong khi rất thận trọng với mở cửa cho Mode 3 và Mode 4, đặc biệt là Mode 3. Đối với cam kết đối xử quốc gia, mức độ mở cửa theo từng phương thức cung cấp dịch vụ khá giống mô hình mức độ mở của của các cam kết tiếp cận thị trường, trừ Mode 3. Trong Mode 3, Việt Nam có mức độ mở cửa theo cam kết đối xử quốc gia cao hơn là các cam kết tiếp cận thị trường. Biểu cam kết dịch vụ với GATS đi xa hơn VN-US BTA nhưng không nhiều. Với hầu hết những ngành dịch vụ nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch, v.v. các cam kết trong GATS đều giữ được ở mức độ gần như cam kết VN-US BTA. Riêng đối với một số ngành như viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, Việt Nam có một số bước tiến, mở cửa thị trường rộng hơn trong cam kết với GATS so với cam kết VN-US BTA để kết thúc sớm đàm phán (Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế 2007). Tuy nhiên, nhìn chung các cam kết trong GATS đều không quá xa so với hiện trạng và phù hợp với định hướng phát triển của những ngành này. Cam kết cụ thể của GATS với cam kết AFAS, ACTIS, AKTIS và VJEPA khá giống nhau về mức độ cam kết. Chính xác hơn, từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam lấy cam kết GATS làm cơ sở để đàm phán và ký kết với các nước khác. 25
- Kết quả so sánh mức độ cam kết giữa các Hiệp định khác nhau như trên hàm ý rằng việc đánh giá tách bạch tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và các cam kết khác là rất khó, vì hiểu theo nghĩa chung nhất, khi Việt Nam thực hiện các cam kết GATS đồng nghĩa với việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế khác. 2.8.3. Cam kết về quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được quyền xuất khẩu đối với hầu hết các loại hàng hóa. Riêng với gạo, Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thực hiện quyền này từ năm 2011 vì lý do an ninh lương thực. Một yếu tố đáng lưu ý là quyền xuất khẩu có thể không gắn với quyền thành lập mạng lưới để thu gom hàng xuất khẩu. Về quyền nhập khẩu, cho tới nay Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được quyền nhập khẩu và bán lại cho người mua trong nước hầu hết các loại hàng hóa. Cần lưu ý là quyền nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn ĐTNN không gắn liền với quyền phân phối. 3. CÁC CAM KẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CAM KẾT KHÁC 3.1. Hiệp định Đầu tư ASEAN Các hoạt động về đầu tư trong nội khối ASEAN được điều chỉnh bởi 2 Hiệp định hiện hành là Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (IGA) năm 1987 và Hiệp định khung về khu vực đầu tư (AIA) năm 1998 của các nước ASEAN. Bảng 13: Thời hạn mở cửa các ngành và dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư ASEAN Mở cửa các ngành Dành đối xử quốc gia Lĩnh vực TEL SL TEL SL ASEAN-6 CLM VN ASEAN-6 CLM VN 2010 2010 Chưa Chưa Sản xuất 2003 Myan. 2010 2003 Myan. Không x.định x.định 2003 2003 2015 2015 Chưa Chưa Nông nghiệp 2010 Cam. 2013 2010 Cam. Không x.định x.định 2010 2010 2015 2015 Chưa Chưa Lâm nghiệp 2010 Cam. 2013 2010 Cam. Không x.định x.định 2010 2010 2015 2015 Chưa Chưa Ngư nghiệp 2010 Cam. 2013 2010 Cam. Không x.định x.định 2010 2010 2015 2015 Chưa Chưa Khai khoáng 2010 Cam. 2013 2010 Cam. Không x.định x.định 2010 2010 Dịch vụ liên 2015 2015 Chưa Chưa quan đến các 2010 Cam. 2013 2010 Cam. Không x.định x.định ngành trên 2010 2010 Nguồn: Trần Hào Hùng (2008). 26
- Nguyên tắc quan trọng nhất của Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN là thực hiện chế độ đối xử quốc gia và mở cửa ngành nghề cho các nhà đầu tư theo một lộ trình và với những ngoại lệ trong một số lĩnh vực và vấn đề nhất định. Theo đó, ngoài các biện pháp và lĩnh vực được chủ động liệt kê trong các Danh mục loại trừ tạm thời và Danh mục nhạy cảm của mình, các nước thành viên sẽ dành Danh mục TEL bao gồm các lĩnh vực chưa mở cửa hoặc chưa dành chế độ đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN trong thời hạn được quy định theo nguyên tắc AFTA+7; có nghĩa là năm 2013 đối với Việt Nam, năm 2010 đối với các nước thành viên cũ và năm 2015 đối với Lào và Mi-an-ma. Danh mục SL gồm các biện pháp hoặc lĩnh vực chưa thể xác định thời hạn dành đối xử quốc gia hoặc mở cửa cho nhà đầu tư ASEAN, nhưng được các nước thành viên xem xét lại vào năm 2003 để sau đó, trong từng thời kỳ, rút ngắn hoặc chuyển dần sang Danh mục loại trừ tạm thời. Các danh mục trên do các nước chủ động công bố căn cứ và lợi ích, điều kiện phát triển KT-XH của nước mình mà không phải thương lượng với các nước thành viên khác. Để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn và sửa đổi một số quy định trong các Hiệp định về đầu tư không còn phù hợp với tình hình mới, vào tháng 2/2009, Bộ trưởng kinh tế các quốc gia thành viên ASEAN đã ký Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). Hiệp định có 7 nguyên tắc hướng dẫn chung cho các thành viên, theo đó khi thực hiện nghĩa vụ mà mình đã cam kết các nước thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khả thi của Hiệp định. Thứ nhất, quy định tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư. Về cơ bản, tự do hóa đầu tư và bảo hộ đầu tư kế thừa quy định của AIA và IGA. Tuy nhiên, đối tượng được bảo hộ được mở rộng hơn. Xúc tiến đầu tư được tiến hành thông qua các hình thức như phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các công ty xuyên quốc gia; công nghiệp hỗ trợ và mạng lưới sản xuất; tổ chức đoàn khảo sát đầu tư tập trung phát triển tổ hợp khu vực và mạng lưới sản xuất; tổ chức và hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư, quy định, chính sách đầu tư và trao đổi những vấn đề liên quan khác. Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thông qua các biện pháp chủ yếu như tạo môi trường cần thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư; phổ biến thông tin liên quan đến đầu tư; thành lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng cố cơ sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường đầu tư nội khối; tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề đầu tư; cung cấp dịch vụ tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp. Thứ hai, không ngừng tự do hóa đầu tư nhằm đạt được môi trường đầu tư tự do và mở cửa trong khu vực. Nguyên tắc này đòi hỏi các nước thành viên phải có chính sách và lộ trình mở cửa phù hợp với mức độ phát triển của mỗi nước thành viên và trong toàn khu vực nhằm hướng tới mục tiêu về tự do hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Thứ ba, bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và khoản đầu tư của họ, trong trường hợp này bao gồm cả nhà đầu tư thuộc nước thành viên ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đang đầu tư tại ASEAN. Bảo đảm lợi ích được hiểu là việc đối xử công bằng, 27
- bảo đảm an ninh cũng như vô tư trong các vụ kiện pháp lý, thủ tục hành chính hay bất cứ chính sách nào liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư. Thứ tư, nguyên tắc đối xử quốc gia yêu cầu nước thành viên đối xử với các nhà đầu tư của các nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn những gì đã dành cho nhà đầu tư của nước mình. So với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết với các nước khác thì nội dung của nguyên tắc này vẫn được giữ nguyên, bởi việc áp dụng nguyên tắc này được coi là thông lệ quốc tế để đảm bảo cạnh tranh công bằng và ACIA cũng không là ngoại lệ. Thứ năm, không áp dụng hồi tố quy định của AIA và IGA, khi ACIA ra đời sẽ thay thế AIA và IGA. Do vậy, những cam kết của các nước thành viên liên quan đến tất cả hoạt động đầu tư trong 2 Hiệp định AIA và IGA sẽ không được áp dụng khi ACIA phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, quy định này loại trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ bồi thường phát sinh trong quá trình thực thi cam kết của AIA và IGA. Thứ sáu, đối xử đặc biệt và khác biệt, nguyên tắc này được coi là sự cam kết của các nước thành viên phát triển trong việc hỗ trợ và đảm bảo lợi ích của các nước thành viên mới có trình độ phát triển kém hơn (bao gồm CLMV), đồng thời cũng đảm bảo gia tăng lợi ích của Hiệp định theo đúng mục tiêu ban đầu đã đề ra. Chính sách này được các thành viên ASEAN coi trọng và đảm bảo thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực liên quan đến các chính sách và khuyến khích đầu tư, trong đó có lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực; cam kết trong các lĩnh vực mang lại lợi ích cho thành viên mới và công nhận cam kết của thành viên mới phù hợp với giai đoạn phát triển của nước mình. Thứ bảy, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Hiệp định sang các lĩnh vực và ngành nghề khác trong tương lai. Các nước thành viên có xu hướng sẽ tự do hóa đầu tư thêm một số lĩnh vực, ngành nghề khác, do vậy Hiệp định này sẽ điều chỉnh cả đối với những lĩnh vực, ngành nghề đó trên cở sở sự nhất trí của các nước thành viên. 3.2. Hiệp định Đầu tư ASEAN - Trung Quốc Hiệp định này được ký kết vào tháng 8/2009 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Theo đó, các bên cam kết sẽ hỗ trợ, thúc đẩy và bảo vệ đầu tư của các bên liên quan, đối xử công bằng, không phân biệt đối với các nhà đầu tư, đền bù hợp lý trong trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị xung công và xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước. Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy gắn kết giữa ASEAN và Trung Quốc, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập Quỹ Hợp tác Đầu tư ASEAN - Trung Quốc chi 10 tỷ USD cho các dự án hợp tác đầu tư lớn của ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng và tài nguyên, CNTT và truyền thông và một số lĩnh vực khác. 3.3. Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hàn Quốc Hiệp định Đầu tư ASEAN – Hàn Quốc được ký kết ngày 2/6/2009 nhằm tạo lập một môi trường minh bạch, thuận lợi và ổn định hơn cho các nhà đầu tư và nguồn vốn từ ASEAN và Hàn Quốc. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/9/2009. 28
- Nội dung chính của Hiệp định tập trung vào các yếu tố bảo hộ đầu tư như điều khoản về đối xử công bằng, bảo vệ đầy đủ và an toàn cho nguồn đầu tư; chuyển giao quỹ liên quan đến nguồn đầu tư; và đền bù trong trường hợp quốc hữu hóa đối với nguồn đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay ASEAN và Hàn Quốc vẫn tiếp tục thảo luận nhằm hoàn thiện các nội dung hợp tác dự kiến, trong đó có vấn đề xây dựng các cam kết mở cửa thị trường hoặc lộ trình loại bỏ các bảo lưu. Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, ASEAN và Hàn Quốc sẽ thảo luận và hoàn thành những nội dung này. 3.4. Các cam kết về đầu tư, mua sắm chính phủ trong WTO Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết loại bỏ các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu, yêu cầu phát triển nguyên liệu nội địa, v.v. (các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại) đối với các dự án FDI. Mặc dù không có cam kết tổng thể về chính sách đầu tư, nhưng Việt Nam có nghĩa vụ minh bạch hóa vấn đề này. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã khẳng định một số nguyên tắc chủ yếu như sau: - Nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế đều có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm và được quyết định hình thức, địa điểm đầu tư, tỷ lệ góp vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. - Danh mục lĩnh vực đầu tư/kinh doanh có điều kiện hoặc cấm đầu tư/kinh doanh sẽ được định kỳ rà soát nhằm xác định những quy định còn chồng chéo hay mâu thuẫn để xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ. - Việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ danh mục các lĩnh vực/ngành nghề cấm đầu tư/kinh doanh hoặc đầu tư/kinh doanh có điều kiện sẽ tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ của Việt Nam với WTO, kể cả những nghĩa vụ về minh bạch hóa, nghĩa vụ theo GATS và Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam về dịch vụ. Ý kiến của doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các Danh mục này trong quá trình soạn thảo sẽ được công khai hóa phù hợp với Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Việt Nam cũng có một số cam kết nhằm bảo đảm áp dụng các điều kiện và thủ tục cấp phép theo nguyên tắc không tạo ra rào cản độc lập về tiếp cận thị trường. Về mua sắm chính phủ, khi gia nhập WTO Việt Nam chỉ cam kết sẽ xem xét việc tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO. Do đó, Việt Nam có toàn quyền đưa ra chính sách, quy định trong lĩnh vực này. 3.5. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Chương trình hành động OSAKA của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) xác định 15 lĩnh vực được đưa vào Kế hoạch hành động tập thể của tất cả các nền kinh tế thành viên, trong đó có chương trình tự do hóa đầu tư với mục tiêu tự do hóa và mở cửa đầu tư trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc: (i) giảm hoặc loại bỏ những hạn chế đối với đầu tư, thực hiện các Hiệp định của WTO, các nguyên tắc đầu tư không ràng buộc của APEC, các hiệp định quốc tế khác có liên 29
- quan và bất kỳ hướng dẫn nào được thoả thuận chung trong nội bộ APEC; (ii) mở rộng hệ thống các hiệp định đầu tư song phương của APEC. Để đạt được mục tiêu nói trên, APEC sẽ phối hợp thực hiện các hành động tập thể như: Tăng cường tính minh bạch của môi trường đầu tư các nước APEC; tiến tới xây dựng quy tắc về đầu tư của APEC; thiết lập cơ chế đối thoại giữa chính phủ các thành viên với cộng đồng doanh nghiệp APEC nhằm cải thiện môi trường đầu tư; tạo diễn đàn hỗ trợ Vòng đàm phán mới của WTO. 3.6. Diễn đàn hợp tác Á-Âu Một trong những ưu tiên hàng đầu của Diễn đàn hợp tác Á-Âu là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và cải thiện các điều kiện thương mại, đầu tư thông qua việc triển khai 2 chương trình hợp tác gồm Chương trình thuận lợi hoá thương mại và Chương trình hành động về xúc tiến đầu tư (IPAP). Mục tiêu tổng thể của IPAP là xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư 2 chiều giữa Châu Á và Châu Âu, triển khai các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy đầu tư giữa các thành viên, đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực. Trong khuôn khổ IPAP, các thành viên đã và đang triển khai Chương trình cải thiện các chính sách và quy định về đầu tư nhằm tạo diễn đàn đối thoại cấp cao về chính sách cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thực hiện nguyên tắc đầu tư không ràng buộc với nội dung chủ yếu là dành đối xử quốc gia; xóa bỏ hạn chế liên quan đến chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài; thực hiện đối xử công bằng, thỏa đáng và phù hợp với những nguyên tắc của luật quốc tế trong trường hợp tước quyền sở hữu hoặc trưng thu đầu tư vì mục đích công cộng; xóa bỏ hạn chế đối với hoạt động thương mại hàng hóa của dự án đầu tư phù hợp với quy định của Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM); thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư theo những nguyên tắc và thông lệ quốc tế; tăng cường ký kết hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa các thành viên. 3.7. Cam kết song phương Đến cuối năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo các hiệp định này, Việt Nam cam kết thực hiện các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư phù hợp với những tiêu chuẩn và tập quán quốc tế thông dụng, cụ thể là: - Mở rộng phạm vi các khoản đầu tư được bảo hộ theo Hiệp định, bao gồm cả đầu tư trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo quy định của pháp luật. - Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của bên ký kết bằng việc chấp thuận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thỏa đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử. - Cam kết không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành chính trừ trường hợp vì mục đích công cộng, theo phương thức không phân biệt đối 30
- xử và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ, có hiệu quả, theo đúng giá thị trường và phù hợp với thủ tục luật định. Các biện pháp tước quyền sở hữu cũng như đền bù thiệt hại được thực hiện trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. - Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước trên nguyên tắc “không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do chuyển đổi”. - Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan Nhà nước ra giải quyết tại tòa hành chính, trọng tài quốc tế hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do nhà đầu tư lựa chọn. 3.8. Chương Phát triển quan hệ đầu tư trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Việt Nam cũng có các cam kết song phương về đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định VN-US BTA. Mặc dù chỉ là một bộ phận trong VN-US BTA, nhưng Chương Phát triển quan hệ đầu tư có nội dung tương tự như một hiệp định song phương hoàn chỉnh về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa 2 nước. Phạm vi hoạt động đầu tư được bảo hộ theo quy định tại chương này không chỉ bao gồm đầu tư trực tiếp mà còn cả đầu tư gián tiếp dưới hình thức cổ phiếu, trái phiếu, các loại tài sản hữu hình, vô hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền về tài sản hoặc quyền theo hợp đồng khác. Đặc biệt, ngoài việc thực hiện các tiêu chuẩn về khuyến khích và bảo hộ đầu tư tương tự như các Hiệp định song phương nói trên, lần đầu tiên Việt Nam cam kết với tính chất ràng buộc việc dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc cho nhà đầu tư Hoa Kỳ. Chế độ đối xử quốc gia của Việt Nam được thực hiện trên nguyên tắc có bảo lưu một số lĩnh vực và thực hiện theo lộ trình nhất định phù hợp với điều kiện nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Ngoài một số ngoại lệ được bảo lưu không thời hạn nói trên, Việt Nam cam kết dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư của Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực và vấn đề sau: a) Thu hẹp, tiến tới xóa bỏ các hạn chế ĐTNN. Việt Nam cam kết loại bỏ trong vòng 5-7 năm một số quy định của pháp luật hiện hành không phù hợp với Hiệp định của WTO về TRIM. Việt Nam xóa bỏ ngay sau ngày Hiệp định có hiệu lực quy định về cân đối xuất-nhập khẩu và yêu cầu về quản lý ngoại hối đối với hàng nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam cam kết trong vòng 3-7 năm, cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để kinh doanh, trừ một số mặt hàng và với những hạn chế về tỷ lệ vốn góp nhất định. b) Từng bước thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư. Theo cam kết này, Việt Nam được quyền duy trì không thời hạn chế độ thẩm định cấp giấy phép đầu tư đối với hầu hết các dự án Nhóm A thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài các dự án nói trên, trong vòng từ 2 đến 9 năm, Việt Nam sẽ thực hiện từng bước chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, các dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao và các dự án đầu tư vào khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất, khu công nghệ cao. 31
- c) Mở rộng phương thức huy động vốn và xóa bỏ một số hạn chế liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý của doanh nghiệp ĐTNN. Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ góp vốn, tăng vốn, tái đầu tư bằng tiền Việt Nam thu được từ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đối với một số hạn chế về vốn đầu tư, Việt Nam cam kết xóa bỏ trong vòng 3 năm. Cũng trong thời hạn nói trên, Việt Nam cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập công ty cổ phần. d) Thực hiện lộ trình áp dụng thống nhất giá, phí một số hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN. Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ trong thời hạn 4 năm hệ thống 2 giá hiện hành (gồm giá điện, nước, viễn thông, hàng không, phí cảng biển quốc tế, phí đăng kiểm phương tiện cơ giới, phí tham quan du lịch ). đ) Tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tuyển dụng lao động chuyển giao công nghệ theo hướng: (i) cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ lưu chuyển và tuyển dụng nhân viên nước ngoài vào các cương vị quản lý cao nhất phù hợp với pháp luật về nhập cảnh và tạm trú của người nước ngoài; (ii) không áp đặt các yêu cầu đối với việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất trừ trường hợp áp dụng quy định về bảo vệ môi trường và bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền; (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. 3.9. Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư (gọi tắt là Hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản) có hiệu lực từ ngày 19/12/2004. Hiệp định này quy định một cách toàn diện những nội dung như: Dành đối xử quốc gia và tối huệ quốc về mặt nguyên tắc; cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư ở Việt Nam, nâng cao tính ổn định của pháp luật cho các nhà đầu tư, nới lỏng và bãi bỏ quy định hạn chế đầu tư. Hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản có các cam kết liên quan đến đầu tư, kinh doanh ở mức ngang bằng, thậm chí thuận lợi (cao) hơn so với các cam kết tương ứng trong khuôn khổ WTO. Hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản quy định cụ thể về vấn đề đầu tư, ưu đãi rất chi tiết, rõ ràng, công khai. Việt Nam dành quy chế đối xử quốc gia và quy chế tối huệ quốc ngay từ giai đoạn tiền đầu tư và có rất nhiều lĩnh vực được mở rộng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Một số quy định như tỷ lệ nội địa hoá, yêu cầu về chuyển giao công nghệ cũng được nới lỏng. Một số dịch vụ được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng được ưu tiên mở ra cho các nhà đầu tư. 4. NHẬN XÉT CHUNG Với các cam kết khi gia nhập WTO về thuế, quyền xuất, nhập khẩu, phân phối, đầu tư, mua sắm chính phủ nói trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Trừ các sản phẩm CNTT và dệt may, cam kết thuế quan trong WTO không có tác động lớn do mức độ cắt giảm không nhiều, lộ trình khá dài, đặc biệt nếu so sánh với cam kết thuế quan trong các FTA của ASEAN thì tác động của cam kết thuế quan trong WTO (nếu có) đối với xuất nhập khẩu là hạn chế. 32