Chuyên đề Thi công lắp đặt hệ động lực với động cơ chính lắp đặt trước, lắp đặt sau

pdf 39 trang ngocly 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Thi công lắp đặt hệ động lực với động cơ chính lắp đặt trước, lắp đặt sau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_thi_cong_lap_dat_he_dong_luc_voi_dong_co_chinh_lap.pdf

Nội dung text: Chuyên đề Thi công lắp đặt hệ động lực với động cơ chính lắp đặt trước, lắp đặt sau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG THUYẾT MINH TRANG BỊ ĐỘNG LỰC Chuyên đề: THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ ĐỘNG LỰC VỚI ĐỘNG CƠ CHÍNH LẮP ĐẶT TRƯỚC, LẮP ĐẶT SAU GVHD: Ths. Nguyễn Đình Long SVTH: Nhóm 7 1. Nguyễn Thành Tiến 2. Phùng Minh Toàn 3. Trần Đăng Trƣng 4. Huỳnh Ngọc Tuấn 5. Nguyễn Văn Tuân Nha trang, tháng 12 năm 2012
  2. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG Lời nói đầu Sau khi học xong môn Trang Bị Động Lực. Nhờ sự hƣớng dẫn của thầy Ths. Nguyễn Đình Long và các bạn trong lớp. Các thành viên trong nhóm đã hoàn thành chuyên đề hẹp đƣợc giao với tựa đề “Thi công lắp đặt hệ động lực với động cơ chính lắp đặt trƣớc, lắp đặt sau”. Đây là một chuyên đề hay. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần phải am hiểu rất kỹ về máy móc thiết bị ở hệ động lực và cần phải có kinh nghiệm thi công thực tế. Mặc dù thế, các thành viên trong nhóm đã hết sức cố gắng tìm tƣ liệu, giáo trình, đọc tài liệu và kết quả cuối cùng đã hoàn thành phần chuyên đề đƣợc giao. Chuyên đề đã hoàn thành đúng thời gian quy định là nhờ sự góp sức của các thành viên trong nhóm và sự hƣớng dẫn nhiệt tình chu đáo của thầy giáo hƣớng dẫn. Do vậy, các thành viên trong nhóm xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đối với thầy và các bạn trong lớp đã giúp đỡ. Và dƣới đây là nội dung của chuyên đề. Do chƣa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế nên không khỏi tránh sự sai xót. Mong thầy và các bạn sữa chữa và góp ý đề có thể hoàn thành tốt hơn ở những chuyên đề sau. Xin chân thành cảm ơn ! SVTH: NHÓM 7 Trang: 2
  3. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG PHẦN A: ĐỘNG CƠ CHÍNH LẮP ĐẶT SAU Là quá trình định tâm máy chính theo hệ trục đã lắp • Qui trình lắp ráp hệ động lực từ lái về mũi. • Đầu tiên lắp trục chân vịt, tiếp theo lắp các trục trung gian, trục đẩy v,v cuối cùng máy chính đƣợc định tâm theo hệ trục bằng phƣơng pháp đo độ lệch tâm và độ gãy khúc. QUI TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ ĐỘNG LỰC SVTH: NHÓM 7 Trang: 3
  4. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG I)GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CON TÀU - Tàu đánh cá lƣới cào vỏ compozit FRP dài 15m, gắn động cơ DIEZEN YANMAR MODEL 4 CHE công suất 70 sức ngựa, tốc độ quay 2300 vòng/ph. - Đƣờng kính chân vịt của tàu là 800mm. II) KIỂM TRA BẢN VẼ - Trƣớc hết, xác định đƣờng tâm trục của đáy cacte máy và chân vịt - Điểm thứ nhất của đƣờng tâm trục nằm trên vách ngăn trên hầm máy và cách mặt trên đƣờng trung tâm tàu 300mm - Điểm thứ 2 nằm cách thanh dầm ngang 500mm. Vẽ đƣờng thằng nối 2 điểm này lại. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ LẮP ĐẶT MÁY TÀU - Khe hở của đáy cacte máy và hộp số đến đáy vỏ tàu tối thiểu từ 30 đến 50mm. Chúng ta phải dành không gian để lắp đặt thiết bị chịu lực trƣớc máy. -Trong trƣờng hợp này đƣờng tâm hệ trục chân vịt nằm phía mặt trên đƣờng đi tâm tàu 500mm -Thông thƣờng khoảng cách giữa vòm đuôi tàu và điểm mút đầu cánh chân vịt tối thiểu phải lớn hơn 12,5 % đƣờng kính chân vịt - Đƣờng kính chân vịt của tàu là 800mm. Do vậy khoảng cách giữa tối thiểu phải là 100mm. Suy ra khoảng cách từ mặt ngang vòm đuôi sau cùng đến đƣờng tâm trục chân vịt là 500mm - Kế tiếp chúng ta xác định chiều cao lắp đặt máy dựa trên đƣờng tâm trục vừa xác định đƣợc. SVTH: NHÓM 7 Trang: 4
  5. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG - Đối với máy tàu này khoảng cách giữa tâm cotto hộp số và chân đế động cơ là 81mm. Do vậy chiều cao lắp đặt máy bao gồm luôn độ dày của thanh lót bệ máy phải nằm cách trên đƣờng tâm trục 81mm. Hình ảnh về con tàu SVTH: NHÓM 7 Trang: 5
  6. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG III)LẮP ĐẶT HỆ TRỤC CHÂN VỊT - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để xác định và canh chỉnh tâm máy. - Đầu tiên kiểm tra xem tàu đã đƣợc đặt cân bằng trên giá đỡ hay chƣa. - Để thuận tiện cho việc đo đạc lắp các thanh gá đo vào hai bên mạn tàu. - Từ phần mép nhô ra của hai thanh gá đo các khoảng bằng nhau ở bên mạn trái và mạn phải. sau đó vẽ một đƣờng ngang trên mặt phẳng đuôi tàu từ phần mép tàu nhô ra tại 2 thanh gá. - Kiểm tra đƣờng thẳng này bằng thƣớc rivo. -Trên mặt phẳng đuôi tàu vẽ một đƣờng thẳng song song với đƣờng đỉnh trục trên. Xác định trung điểm của 2 đƣờng thẳng song song này. SVTH: NHÓM 7 Trang: 6
  7. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Để xác định độ cao trục chân vịt và hỗ trợ việc lắp đặt sau này. • Nối hai trung điểm của hai đƣờng thẳng này lại với nhau bằng một đƣờng thẳng. • Ƣớc lƣợng vị trí lắp đặt ống bao chân vịt. Tiếp theo cắt một lỗ 1 tạm thời • Xác định trung điểm của vách ngăn trƣớc động cơ. • Trƣớc hết đo phần phía trên vách để xác định trung điểm. • Từ trung điểm này thả dây dọi xuống, vẽ một đƣờng trục thẳng. • Tâm của trục chân vịt nằm trên đƣờng trục này cách sống viền 300mm. • Gắn khung gá chỉnh tâm vào điểm tâm trục vừa xác định. SVTH: NHÓM 7 Trang: 7
  8. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG . Lắp thanh gá vào đuôi tàu. . Thanh gá nằm trên đƣờng tâm trục chân vịt. . Đo khoảng cách từ mép vòm đuôi tàu đến đầu trục chân vịt trên thanh gá là 500 mm. . Kéo dài dây chỉ định tâm từ thanh gá trên vách ngang đuôi đến gá kẹp nằm ở vách ngăn đầu máy. Kéo cho sợi chỉ định tâm này căng ra. • Trên đƣờng chỉnh trục đo khoảng cách đến chân máy để xác định vị trí đặt đà máy. SVTH: NHÓM 7 Trang: 8
  9. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Xác định độ dọc đặt đà máy cả phía trƣớc và sau máy. Đo khoảng cách bên trái và bên phải tính từ đầu chỉ định tâm. • Dùng thƣớc rivo để điều chỉnh độ phẳng chuẩn của đà máy. Đầu tiên là phía trƣớc và sau máy, sau đó là bên phải và bên trái của từng đà máy. Cố định đà máy sau khi chỉnh • Dùng thƣớc rivo để điều chỉnh độ phẳng chuẩn của đà máy. • Đầu tiên là phía trƣớc và sau máy, sau đó là bên phải và bên trái của từng đà máy. • Cố định đà máy sau khi chỉnh • Vẽ 3 đƣờng thẳng giao nhau với sợi chỉ định tâm để xác định tâm qua ống đặt ống bao chân vịt. Lấy đƣờng chỉ trục ra và che lỗ lại. nối các đƣờng cắt ngang từ giao điểm. • Dùng compa vẽ đƣờng tròn để khoan lắp ống bao chân vịt. • Khoan lỗ đặt ống bao chân vịt. SVTH: NHÓM 7 Trang: 9
  10. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Đây là gá đỡ dùng lắp ống bao chân vịt. Gá này chỉ dùng riêng cho các tàu vỏ nhựa. • Lắp ống bao đặt chân vịt vào gá đỡ . • Từ bên trong tàu đƣa ống bao chân vịt ra ngoài, kiểm tra độ dài nhô ra của ống bao. • Kéo dài đƣờng chỉ định tâm cho nó đi qua ống bao chân vịt. Điều chỉnh khoảng cách phía trên, phía dƣới, bên trái và bên phải của ống sao cho tâm của ống trùng với dây chỉ định tâm. • Xác định vị trí ống thật chính xác và tạm thời cố định nó. SVTH: NHÓM 7 Trang: 10
  11. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Tƣơng tự điều chỉnh gá đỡ ống bao chân vịt trong buồng máy sao cho dây chỉ định tâm trùng với tâm của ống. Xác định vị trí chính xác của ống bao. Sau đó tạm thời cố định ống lại. • Lắp chặt ống bao ở phía ngoài đuôi tàu dán cố định nó với thân tàu vỏ nhựa. • Từ ngoài phía đuôi tàu đút trục chân vịt vào trong ống bao. • Kiểm tra độ hở của trục chân vịt bên trong ống bao. Điều chỉnh trục sao cho đƣờng tâm trục trùng với đƣờng tâm ống bao. • Lắp các vòng đệm vào ống bao chân vịt, Để triệt tiêu độ lắc của trục, thông thƣờng ta sử dụng 3 vòng đệm đối với trục chân vịt có đƣờng kính d nhỏ hơn 80 mm, với đƣờng kính lớn hơn ta sử dụng 4 vòng đệm. • Lƣu ý lắp khe hở miệng của các vòng đệm không trùng lên nhau nhằm tránh nƣớc rò rỉ qua tăcke. • Sau cùng lắp đặt chén chặn vòng đệm. SVTH: NHÓM 7 Trang: 11
  12. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Nếu trục chân vịt nhô ra khỏi mặt đuôi ống bao quá dài cần lắp giá đỡ trục dạng chữ nhân vào cuối đuôi tàu để đỡ trục chân vịt. • Trƣớc hết lắp vòng kẽm anot chống ăn mòn. Bôi than chỉ màu đỏ lên mặt côn của trục để kiểm tra độ côn tiếp xúc giữa củ chân vịt và trục chân vịt. - Kiểm tra để dấu chỉ đỏ của trục chân vịt tiếp xúc vào mặt côn phía trong của củ chân vịt. - Đóng chốt lappet vào trục chân vịt sau đó lắp chân vịt vào. • Lắp chốt chẻ vào đai ốc chân vịt, bẻ cong và ép chốt thật sát để hãm đai ốc. • Siết chặt vòng kẽm chống ăn mòn vào phía củ chân vịt sao cho nó không tạo lực cản với dòng chảy nƣớc SVTH: NHÓM 7 Trang: 12
  13. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Tƣơng tự nhƣ phần lắp đặt phía chân vịt kiểm tra độ côn tiếp xúc của mặt bích trục chân vịt phía buồng máy • Lắp đặt bích trục chân vịt bằng các đầu ốc hãm. Siết chặt hai ốc hãm lại IV) LẮP ĐẶT BÁNH LÁI • Đây là trục bánh lái và các phụ kiện. • Định tâm trục lái ở vòm đuôi trên tàu để lắp đặt trục bánh lái. Khoan lỗ lắp trục bánh lái. Lắp ống bao bằng gỗ fix trục lái vào lỗ khoan. • Lắp ống bao bằng gỗ fix trục lái vào lỗ khoan. • Lắp trục bánh lái vào ống bạc gỗ fix. Lắp bánh lái vào trục lái. SVTH: NHÓM 7 Trang: 13
  14. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG Lắp chặt ky trục lái vào tàu • Lắp thiết bị điều khiển thủy lực. • Phía bên trái là thiết bị lái thủy lực, bên phải là tay đòn bánh lái chúng đƣợc nối với nhau bởi thanh nối. SVTH: NHÓM 7 Trang: 14
  15. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG V) LẮP ĐẶT MÁY 1)ĐỊNH TÂM HỆ TRỤC • Lắp gá định tâm A vào mặt bích trục chân vịt • Đo các khoảng cách từ rìa mặt bích đến đầu gắn tâm trục. Điều chỉnh vị trí sợi chỉ định tâm để nó nằm ngay trên tâm trục SVTH: NHÓM 7 Trang: 15
  16. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Xác định tâm trục phía đầu máy. • Dùng quả dọi để xác định vị trí tâm. • Cột sợi chỉ định tâm vào khung và căn sợi chỉ này ra • Gắn thiết bị định tâm B vào mặt bích trục chân vịt • Kiểm tra khoảng cách giữa đầu kim và sợi chỉ đƣờng tâm trục • Xoay trục và kiểm tra để khoảng cách giữa đầu và đƣờng chỉ tâm luôn bằng nhau. 2)CĂNG CHỈNH LẮP MÁY CHÍNH • Kiểm tra vị trí các bulong lắp máy. • Kiểm tra độ phẳng vị trí lắp máy. • Kiểm tra độ phẳng của đà máy bằng thƣớc rivo. SVTH: NHÓM 7 Trang: 16
  17. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Kiểm tra độ phẳng giữa hai đà máy. • Thả dây dọi ở giữa trục tâm tàu. Lần lƣợt thực hiện các động tác tƣơng tự ở phía trƣớc và sau máy Xác định vị trí bulong • Đặt một thanh sắt thẳng lên đà máy vuông gốc với giao điểm quả dọi. Đo khoảng cách từ giao điểm quả dọi máy đến các tâm của chân máy bên trái và bên phải. Xác định vị trí các bulong trƣớc và sau máy. • Vẽ đƣờng tâm bulong chân đế máy trên đà máy • Xác định các vị trí bulong thứ nhất trên đà máy bằng cách đặt một cái thƣớc trên đà máy vuông góc với giao điểm. • Kế tiếp xác định các vị trí bulong thứ 2 và thứ 3 chiếu theo vị trí bulong thứ nhất. SVTH: NHÓM 7 Trang: 17
  18. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Không đƣợc xác định vị trí bulong thứ 3 căn cứ theo vị trí bulong thứ 2 • Kiểm tra vị trí bulong thứ nhất và thứ 3 bằng các đƣờng chéo. Hai đƣờng chéo này phải bằng nhau. Khoan các lỗ lắp bulong trên đà máy. Đăt thanh lót chân máy lên trên đà máy sao cho nó thẳng hàng với các lỗ bulong • Thả máy vào đà máy. • Xiết tạm các bulong chân máy. • Nối tuốctô hộp số sát với mặt bích trục chân vịt • Kiểm tra khe hở giữa mặt bích chân vịt và tuốctô hộp số • Kiểm tra độ ngáp giữa mặt bích trục chân vịt và tuốctô hộp số • Kiểm tra độ song song giữa mặt bích trục chân vịt và tuốctô hộp số • Kiểm tra lại độ song song giữa mặt bích trục chân vịt và tuốctô hộp số • Kiểm tra lại độ ngáp giữa mặt bích trục chân vịt và tuốctô hộp số SVTH: NHÓM 7 Trang: 18
  19. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG 3)KIỂM TRA THEO PHƢƠNG PHÁP ĐÔ ĐỘ LỆCH TÂM VÀ GÃY KHÚC • Lắp mặt bích trục chân vịt với tuốctô hộp số. Tạm thời xiết chúng lại. • Xiết thật chặt các bulong chân máy SVTH: NHÓM 7 Trang: 19
  20. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG 4)LẮP ĐẶT ỐNG XẢ THẢI • Đối với hệ thống xả ƣớt phải cao hơn mặt nƣớc biển. • Để ngăn nƣớc biển chảy ngƣợc vào máy đầu ra của ống xả phải nhô cao hơn mặt nƣớc 50 mm. • Lắp đặt lọc nƣớc biển vào các ống dẫn • Để tránh lọc bị rung lắp ống nối mềm vào ống cao su giữa van thông biển và lọc nƣớc biển. • Lắp đặt hệ thống ống dẫn nhiên liệu. • Hệ thống ống dẫn càng thẳng càng tốt. 5)LẮP ĐẶT TAY SỐ VÀ VÔ LĂN • Lắp đặt tay điều khiển ga số • Lắp vô lăn lái • SVTH: NHÓM 7 Trang: 20
  21. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • Lắp đặt cáp điều khiển vào tay ga bộ điều tốc và vào hộp số. • Thao tác tay số SVTH: NHÓM 7 Trang: 21
  22. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG PHẦN B: ĐỘNG CƠ CHÍNH LẮP ĐẶT TRƢỚC Máy chính đƣợc định tâm trƣớc trong buồng bằng phƣơng pháp quang học dùng ống ngắm - Qui trình lắp ráp hệ động lực từ mũi về lái. Dùng cho tàu lớn, nhà máy hiện đại. - Phƣơng pháp này áp dụng đóng tàu theo tổng đoạn trong đó buồng máy là tổng đoạn riêng. - Lấy trục khủy máy chính làm chuẩn, căng tim bằng quang học - Lắp trục chân vịt và các trục trung gian, trục đẩy. - Trục khủy máy chính và trục chân vịt là 2 trục chuẩn đƣợc định tâm theo phƣơng pháp đo độ lệch tâm và độ gãy khúc, kiểm tra bằng phƣơng pháp đo tải trọng bổ sung trên các gối đỡ. YÊU CẦU CHUNG Các tàu cỡ lớn trên 10.000 DWT thì trang bị động lực, rất to và nặng đến hàng trăm tấn vì vậy không thể cẩu toàn bộ máy để lắp ráp. • Động cơ Burmaister-Vain • Ký hiệu 74TBF160 • Công suất 9.400cv, n=115v/ph,8 xylanh có D=760mm • Kích thƣớc L:14.300mm B:6.200mm H:12.570mm. • Trọng lƣợng: 400 T • Vì vậy chỉ lắp đặt dƣới tàu theo từng tổng đoạn cấu kiện. SVTH: NHÓM 7 Trang: 22
  23. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÁY CHÍNH I) BỆ MÁY CHÍNH 1) Kết cấu bệ máy chính Bệ máy là khung thép kết cấu vững chắc, đƣợc hàn trực tiếp xuống đáy và các sƣờn tàu .Bệ máy bao gồm các thành phần sau: - Hai thành đứng 1 chạy dọc song song hai bên tâm tàu, hai tâm tàu, hai tấm mặt bệ máy 2, trên đó có hàn các tấm lót 3. Các mã gia cƣờng ngang 4 đƣợc phân bổ đều theo chiều dọc 2 bên. Hai tấm gia cƣờng dọc 5, và các tấm ngang 6, giằng hai thành đứng với nhau. Hai tấm gia cƣờng dọc 5, và các tấm ngang 6, giằng 2 thành đứng với nhau. Tất cả đƣợc liên kết với nhau và với vỏ tàu tạo thành một bộ khung “nền móng” vững chắc để đặt máy chính. Tùy theo thiết kế, đôi khi để giảm nhẹ trọng lƣợng đồng thời tạo điều kiện dễ dàng thi công hàn, các mã gia cƣờng ngang 4, gia cƣờng dọc 5, thậm chí thành đứng 1, đƣợc khoét các lỗ tƣơng đối lớn, nhƣng vẫn đảm bảo cƣờng độ chịu lực của bệ máy. SVTH: NHÓM 7 Trang: 23
  24. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG Tên kết cấu Tỷ lệ Chiều dày thành đứng 1 >= 1,6 lần chiều dày đà ngang đáy tàu Chiều dày tấm mặt bệ máy 2 >= l,4 lần chiều dày thành đứng 1 Chiều dày tấm gia cƣờng dọc 5 và mã >= 1,4 lần chiều dày đà ngang đáy tàu. gia cƣờng ngang 4 Khoảng cách giữa các mã gia cƣờng = 1,3 lần chiều dày các tấm kết cấu bệ máy nếu máy chính là tuabin hoặc dọc và ngang tƣơng ứng của vỏ tàu. động cơ điện. Bảng chiều dày các kết cấu của bệ máy Tuabin và động cơ điện không có những xung lực do khí cháy và quán tính nhƣ động cơ Diesel, đồng thời tốc độ cao, nên gọn nhẹ, chính vì vậy kết cấu bệ máy cho phép giảm nhẹ hơn. Trong tất cả các trƣờng hợp, bệ máy chính phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau: - Kết cấu vững chắc, không đƣợc phép biến dạng hoặc xê dịch trong suốt quá trình hoạt động của máy chính kể cả khi có sự cố về máy. - Phải dự kiến đƣợc các bề mặt hoặc một phần các bề mặt gia công tại xƣởng vì điều kiện gia công tại buồng máy sẽ có nhiều khó khăn. - Bố trí các tấm lót phù hợp với chân máy. Ngƣời thiết kế phải có đầy đủ các số liệu về chân máy, chiều rộng, chiều dày thân máy khoảng cách giữa các tâm bulong theo chiều dọc và chiều rộng máy, chiều cao từ mặt tiếp xúc chân máy đến tim trục cơ Những số liệu này thƣờng phải khảo sát đo đạc thực tế, chứ không thể căn cứ vào catolog đơn thuần. Các số liệu về chân máy càng chính xác bao nhiêu, thì bệ máy càng đƣợc thi công lắp ráp dƣới tàu thuận lợi bấy nhiêu. BỆ MÁY DƢỚI TÀU ĐANG THI CÔNG SVTH: NHÓM 7 Trang: 24
  25. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG Yêu cầu bệ máy • Kết cấu vững chắc, không đƣợc phép biến dạng hoặc xê dịch trong suốt quá trình hoạt động • Phải dự kiến đƣợc các bề mặt hoặc một phần các bề mặt gia công tại xƣởng vì điều kiện gia công tại buồng máy sẽ có nhiều khó khăn. • Bố trí các tấm lót phù hợp với chân máy. Các số liệu về chân máy chính xác thì thi công lắp ráp dƣới tàu sẽ thuận lợi. Số liệu thu đƣợc dựa trên khảo sát đo đạc thực tế. Hình ảnh: Bệ máy bị nứt do Không đủ cứng vững 2) Lắp đặt và gia công bệ máy dƣới tàu • Máy đƣợc lắp trực tiếp trên bề mặt các tấm lót đã đƣợc gia công hoặc các căn nêm với chiều dày từ 30-40 mm. • Sai lệch giữa đƣờng tâm bệ so với đƣờng tâm hệ trục trong mặt phẳng ngang 8 mm (trái hoặc phải) • Đảm bảo khe hở và chiều dày tấm lót • Căn chỉnh và hàn bệ máy vào vỏ tàu • Gia công mặt tiếp xúc với chân máy. • Kiểm tra độ phẳng mặt bệ, độ tiếp xúc các tấm lót • Kiểm tra độ bóng gia công, độ cong vênh của mặt bệ máy , trƣớc khi hàn vào vỏ tàu. Các chỉ tiêu kỹ thuật trong lắp đặt và gia công bệ máy chính đƣợc nêu trong bảng sau: Đối tƣợng kiểm tra Sai lệch cho phép - Sai lệch khoảng cách A- vị trí của bệ ± 10mm máy kể từ vách phía lái của buồng máy -5mm đến +10mm - Sai lệch về chiều dài L và chiều rộng B của bệ máy. <= 5mm - Chênh lệch chiều cao C của tấm lót theo chiều rộng của bệ máy. <= 3mm - Chênh lệch chiều cao D giữa các tấm lót theo chiều dọc bệ máy. - Sai lệch khoảng cách E từ tâm hệ trục đến mặt các tấm lót -3mm đến +10mm - Theo chiều dọc: ± 8mm - Theo chiều ngang: SVTH: NHÓM 7 Trang: 25
  26. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG - Sai lệch giữa đƣờng tâm bệ máy so ± 8mm với đƣờng tâm hệ trục trong mặt phẳng ngang - Độ không song song giữa tim dọc bệ = 15mm - Độ phẳng, dọc theo mặt bệ máy Khe hở giữa thƣớc kiểm tra và mặt bệ máy trƣớc khi hàn các tấm lót <= 1,5mm - Khe hở giữa thƣớc kiểm tra và các Thƣớc lá 0,3mm không lọt sâu quá 20mm bề mặt tấm lót sau khi hàn, hoặc mặt bệ máy - Khe hở giữa thƣớc kiểm tra đặt dọc <= 0,1mm trên chiều dài 30mm. Cho phép mặt bệ máy với bề mặt các tấm lót thƣớc lá 0,15mm lọt qua tại một vài vị trí sau khi gia công không liên tục. - Chiều dày mặt 2 của bệ máy sau khi Không nhỏ hơn so với thiết kế. Tại vị trí gia công hoàn chỉnh không quan trọng cho phép sai lệch nhỏ hơn so với thiết kế <= 2mm. - Độ dốc ra phía ngoài mạn tàu của bệ máy khi áp dụng các loại căn: - Căn nêm hoặc căn hình cầu Từ 1: 150 đến 1: 50 - Căn nêm điều chỉnh - Không cho phép. - Căn đệm giảm chấn - Không quá 1: 300. - Độ nghiêng dọc của bệ máy <= 0,1 mm trên 1m chiều dài bệ máy. - Độ nghiêng ngang của 2 mặt bệ máy so với tâm trục khi: - Máy chính là động cơ Diesel thông <= 0,2mm trên 1m chiều rộng. thƣờng. - Máy chính là động cơ kiểu con <= 0,1mm trên 1m chiều rộng. trƣợt - Độ bóng gia công các bề mặt tiếp Tối thiểu ▼5 xúc với chân máy Kiểm tra và phƣơng pháp kiểm tra Đối tƣợng kiểm tra Phƣơng pháp kiểm tra - Độ không phẳng của mặt bệ máy trƣớc - Bằng thƣớc thẳng đặt vuông góc và khi hàn tấm lót thƣớc lá. - Độ tiếp xúc của các tấm lót với mặt bệ - Bằng thƣớc lá máy trƣớc khi hàn - Độ không cân bằng phẳng giữa các tấm lót : - Theo chiều dọc bệ máy - Bằng thƣớc thẳng dài ít nhất 1m và dùng thƣớc lá đo khe hở - Theo chiều rộng bệ máy - Thƣớc thẳng có chiều dài lớn hơn chiều rộng bệ máy và thƣớc lá. SVTH: NHÓM 7 Trang: 26
  27. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG - Chênh lệch chiều cao giữa các tấm lót - Bằng ống thủy và thƣớc thẳng kiểm tra các tấm lót đối diện nhau theo chiều rộng bệ máy. - Chiều dày các tấm kết cấu bệ máy - Dụng cụ đo 2 điểm tiếp xúc nhƣ: thƣớc kẹp, banme, compa. - Độ bóng gia công - Bằng kinh nghiệm mắt thƣờng, hoặc so sánh với mẫu chuẩn. - Độ bằng phẳng của mặt bệ máy hoặc - Dùng các ly nƣớc mặt tiếp xúc của tất cả các tấm đệm lót với tàu cỡ lớn. - Độ vặn xoắn( cong vênh) của mặt bệ - Bằng ống thủy và thƣớc thẳng đặt ngang máy, trƣớc khi hàn vào vỏ tàu. theo chiều rộng bệ máy trên các mặt chuẩn bố trí tại đà ngang đáy, để điều chỉnh bệ máy trƣớc khi hàn. Điều chỉnh phía mũi tàu trƣớc sau đó đến phía lái. PHẦN A: ĐỊNH TÂM ĐỘNG CƠ- MÁY CHÍNH I)LẮP ĐẶT KHUNG CHÂN MÁY • Khung chân máy đƣợc đặt trên các tấm lót gỗ với chiều dày bằng chiều dày tấm căn kim loại dự kiến. • Dùng bulong tăng chỉnh để định tâm nó theo đƣờng tâm lý thuyết hệ trục. • Dùng kích thủy lực để nâng hạ khung chân máy để định tâm. • Kiểm tra độ biến dạng khung chân máy bằng dùng cụ quang học II)ĐỊNH TÂM MÁY CHÍNH - Máy chính đƣợc định tâm trƣớc trong buồng máy bằng phƣơng pháp quang học một ống ngắm hoặc hai ống ngắm. Cách này thƣờng áp dụng cho phƣơng pháp đóng tàu theo tổng đoạn trong đó buồng máy là tổng đoạn riêng. Sau đó lấy trục động cơ máy chính làm chuẩn, dùng 2 đích ngắm gần và xa, căng tim bằng quang lọc, để doa các lỗ của hệ trục. Sau đó lắp trục chân vịt và cuối cùng là các trục trung gian, trục đẩy. Theo cách này thì hệ động lực đƣợc lắp từ mũi về lái. Nhƣng SVTH: NHÓM 7 Trang: 27
  28. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG khi lắp các trục trung gian, trục đẩy thì phải định tâm theo 2 trục chuẩn là: trục cơ và trục chân vịt bằng phƣơng pháp đo độ lệch tâm và độ gãy khúc, kiểm tra bằng phƣơng pháp đo tải trọng bổ sung trên các gối đỡ. III)KẸP CHẶT MÁY CHÍNH TRÊN BỆ MÁY DƢỚI TÀU Máy chính đƣợc kẹp chặt trên bệ máy bằng bulong thông qua các tấm căn. Qui trình lắp và kẹp chặt động cơ trên căn nêm thép - Xác định chiều cao căn ở từng vị trí chân máy để gia công, sau khi định tâm máy chính. - Cạo, rà bề mặt dốc tiếp xúc của tấm căn, và đƣa vào từng vị trí chân máy. - Đẩy tấm căn tịnh tiến vào cho đến khi tiếp xúc tốt và chặt với chân máy - Khoan các lỗ bulong của chân máy cùng với căn và bệ máy. Sau đó xiết chặt bulong. - Kiểm tra lại toàn bộ: độ đồng tâm trục cơ với hệ trục. Kiểm tra co bóp trục cơ. Và kết thúc quá trình kẹp chặt động cơ. PHẦN B: CĂNG TIM HỆ TRỤC I)YÊU CẦU CHUNG • Thƣờng thực hiện vào ban đêm • Máy chỉnh đã đƣợc định tâm và kẹp chặt trên đà máy • Khoang đuôi đã thử kín nƣớc xong. • Giá treo trục chân vịt phía đuôi tàu đƣợc kẹp chặt • Vỏ tàu ở vị trí cân bằng. II) QUI TRÌNH CĂNG TIM BẰNG QUANG HỌC 1) Cách tiến hành • Trục khủy máy chính làm chuẩn, máy chính đƣợc định tâm và kẹp chặt trên đà máy. • Định tâm ống ngắm theo đƣờng tâm của trục khủy động cơ. • Đặt đích ngắm gần tại vách phía lái của buồng máy • Điều chỉnh đích ngắm trùng với tâm vòng chữ thập chuẩn trong ống ngắm. SVTH: NHÓM 7 Trang: 28
  29. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG 2)Định tâm ống ngắm trên bích máy chính. Quá trình này đƣa tâm vòng chữ thập trong ống ngắm trùng với tâm quay của trục khủy động cơ bằng bộ gá chuyên dùng Định tâm ống ngắm bằng hai đích ngắm. • Ống ngắm đƣợc định tâm trên trục khủy động cơ. • Hai đích ngắm đặt về phía lái so với ống ngắm. • Đích ngắm gần đặt cách ống ngắm 2-3 m và đích ngắm xa 6-8 m • Vị trí đặt đích ngắm đƣợc đặt trên vách buồng máy hoặc sống đuôi. SVTH: NHÓM 7 Trang: 29
  30. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG 3) Cách tiến hành căng tim hệ trục bằng quang học • Tại vị trí A ở đuôi tàu đặt đích ngắm xa và tại vách buồng máy B đặt đích ngắm gần. Cả hai đích ngắm đều có bóng đền ~40W chiếu sáng để quan sát từ ống ngắm. • Lần lƣợt điều chỉnh đích ngắm gần, sau đó đến đích ngắm xa, sao cho tâm của hai đích ngắm đều nằm trùng với tâm vòng chữ thập của ống ngắm • - Sau đó đƣa đích ngắm vào các vị trí trung gian nhƣ: vách ngăn, bệ ổ đỡ, sống đuôi tàu, giá treo trục chân vịt Để không một đích ngắm trung gian nào che khuất tia sáng từ đích ngắm xa đến ống ngắm. • - Sau khi căng tim hệ trục, tiến hành lấy tâm đích ngắm, dùng compa vạch vòng tròn gia công và vòng tròn kiểm tra. SVTH: NHÓM 7 Trang: 30
  31. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG PHẦN C: ĐỊNH TÂM VÀ LẮP HỆ TRỤC I) CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH ĐỊNH TÂM HỆ TRỤC THEO ĐỘ LỆCH TÂM VÀ ĐỘ GÃY KHÚC a) Doa lỗ sống đuôi tàu, lắp ống bao trục, doa ổ đỡ tại ống bao lắp trục chân vịt và toàn bộ thiết bị ống bao và chân vịt vào tàu. b) Đặt ổ đỡ trung gian lên bệ, đặt các đoạn trục lên ổ đỡ sau đó xiết chặt nắp ổ đỡ c) Dùng bulong căn chỉnh chân ổ đỡ để đo, tính toán độ lệch tâm và độ lệch gãy khúc theo đo đạc. d) Sau khi xác nhận chuẩn thì việc định tâm hoàn thành. e) Kiểm tra lần cuối, tiến hành lắp ráp hệ trục. Định tâm hệ trục bằng phƣơng pháp đo độ lệch tâm và độ lệch gãy khúc • Định tâm hệ trục bằng phƣơng pháp đo độ lệch tâm và độ lệch gãy khúc • Kiểm tra độ lệch tâm và độ gãy khúc bằng thƣớc thẳng và thƣớc lá SVTH: NHÓM 7 Trang: 31
  32. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG II) LẮP HỆ TRỤC 1) Lắp ống bao trục - Đối với đƣờng kính trục ống bao D >400mm cần chú ý sau - Tại lỗ sống đuôi phải có hai đoạn lắp ghép dài ít nhất 300 -500mm - Tại vách phía mũi, đoạn lắp ghép với vách ít nhất dài 100 – 240mm - Ống bao đƣợc kẹp chặt vào vỏ tàu sau khi căn chỉnh đồng tâm với tâm hệ trục. 2)Lắp trục chân vịt và chân vịt ( thực hiện ở dƣới DOCK) - Trục đƣợc đƣa vào ống bao theo chiều lắp ráp. - Tiến hành kiểm tra khe hỡ lắp ráp ở phía mũi và phía lái SVTH: NHÓM 7 Trang: 32
  33. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG 3) Lắp bạc trục chân vịt Gỗ gai-ắc hoặc vật liệu khác Nhƣ lingophon, cao su, Textolit.vv. SVTH: NHÓM 7 Trang: 33
  34. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG III) LẮP CHÂN VỊT Cẩu đặt củ chân vịt và gắn vào trục chân vịt Xiết bulong vặn cánh chân vịt vào củ chân vịt SVTH: NHÓM 7 Trang: 34
  35. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG Để bảo vệ trục khỏi ăn mòn. Dùng đệm kín bằng chì, đồng hoặc cao su ở mặt tiếp xúc của nắp bảo vệ, đai ốc với may ơ. IV) LẮP TRỤC TRUNG GIAN - Trục đƣợc đƣa vào các ổ đỡ trƣợt nằm trên bulong tăng chỉnh - Tăng chỉnh bulong để định tâm theo độ lệch gãy khúc và độ lệch tâm. - Đo, gia công và cạo rà các tấm căn ở chân ổ đỡ. - Đƣa tấm căn vào vị trí, khoan, doa và kẹp chặt ổ đỡ trên bệ và kẹp các bích nối với nhau. Kẹp chặt bích nối. - Bích nối đƣợc kẹp chặt bằng bulong. - Kiểm tra khe hở bằng thƣớc lá 0,05mm không lọt sâu quá 7mm SVTH: NHÓM 7 Trang: 35
  36. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG V)LẮP CỤM KÍN ỐNG BAO, CỤM KÍN VÁCH NGANG VÀ PHANH HỆ TRỤC 1)Cụm kín ống bao - Nhiệm vụ là không cho nƣớc từ ống bao trục rò rỉ vào bên trong tàu SVTH: NHÓM 7 Trang: 36
  37. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG 2)Cụm kín vách Cụm kín nƣớc vách ngang đƣợc bố trí ngay ở vách ngang phía lái của các khoang kín nƣớc và buồng máy nhằm ngăn chặn không cho nƣớc từ hầm hệ trục vào buồng máy - Cơ bản giống nhƣ cụm kín ống bao 3)Phanh hệ trục - Kiểm tra độ tiếp xúc của đai phanh với vành phanh - Xác định chiều dày tấm căn đệm chân phanh - Sau khi lắp xong kiểm tra sự hoạt động của phanh khi đóng mở và bề mặt phanh bằng thƣớc lá 0,1 mm SVTH: NHÓM 7 Trang: 37
  38. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG TÀI LIỆU THAM KHẢO • THIẾT KẾ VÀ LẮP RÁP THIẾT BỊ TÀU THỦY NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG • TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG • TRANG BỊ ĐỘNG LỰC DIEZEN TÀU THỦY PGS.TS. PHẠM VĂN THỂ • TÀI LIỆU TỪ INTERNET • CÁC TRANG MẠNG luc-tau-thuy-tai-cong-ty-dong-tau-sai-gon-de-xuat-cac-giai-phap.html SVTH: NHÓM 7 Trang: 38
  39. TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG MỤC LỤC Lời nói đầu 2 PHẦN A: ĐỘNG CƠ CHÍNH LẮP ĐẶT SAU 3 I)GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CON TÀU 4 II) KIỂM TRA BẢN VẼ 4 III)LẮP ĐẶT HỆ TRỤC CHÂN VỊT 6 IV) LẮP ĐẶT BÁNH LÁI 13 V) LẮP ĐẶT MÁY 15 1)ĐỊNH TÂM HỆ TRỤC 15 2)CĂNG CHỈNH LẮP MÁY CHÍNH 16 3)KIỂM TRA THEO PHƢƠNG PHÁP ĐÔ ĐỘ LỆCH TÂM VÀ GÃY KHÚC 19 4)LẮP ĐẶT ỐNG XẢ THẢI 20 5)LẮP ĐẶT TAY SỐ VÀ VÔ LĂN 20 PHẦN B: ĐỘNG CƠ CHÍNH LẮP ĐẶT TRƢỚC 22 I) BỆ MÁY CHÍNH 23 1) Kết cấu bệ máy chính 23 2) Lắp đặt và gia công bệ máy dƣới tàu 25 PHẦN A: ĐỊNH TÂM ĐỘNG CƠ- MÁY CHÍNH 27 I)LẮP ĐẶT KHUNG CHÂN MÁY 27 II)ĐỊNH TÂM MÁY CHÍNH 27 III)KẸP CHẶT MÁY CHÍNH TRÊN BỆ MÁY DƢỚI TÀU 28 PHẦN B: CĂNG TIM HỆ TRỤC 28 I)YÊU CẦU CHUNG 28 II) QUI TRÌNH CĂNG TIM BẰNG QUANG HỌC 28 1) Cách tiến hành 28 2)Định tâm ống ngắm trên bích máy chính. 29 3) Cách tiến hành căng tim hệ trục bằng quang học 30 PHẦN C: ĐỊNH TÂM VÀ LẮP HỆ TRỤC 31 I)CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH ĐỊNH TÂM HỆ TRỤC THEO ĐỘ LỆCH TÂM VÀ ĐỘ GÃY KHÚC 31 II)LẮP HỆ TRỤC 32 1)Lắp ống bao trục 32 2)Lắp trục chân vịt và chân vịt ( thực hiện ở dƣới DOCK) 32 3) Lắp bạc trục chân vịt 33 III) LẮP CHÂN VỊT 34 IV)LẮP TRỤC TRUNG GIAN 35 V)LẮP CỤM KÍN ỐNG BAO, CỤM KÍN VÁCH NGANG VÀ PHANH HỆ TRỤC 36 1)Cụm kín ống bao 36 2)Cụm kín vách 37 3)Phanh hệ trục 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 SVTH: NHÓM 7 Trang: 39