Chiến lược và lộ trình cải cách giáo dục đại học Thailand
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược và lộ trình cải cách giáo dục đại học Thailand", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chien_luoc_va_lo_trinh_cai_cach_giao_duc_dai_hoc_thailand.pdf
Nội dung text: Chiến lược và lộ trình cải cách giáo dục đại học Thailand
- Văn phòng Hội đồng giáo dục Bộ Giáo dục Thái Lan CHIẾN LƯỢC VÀ LỘ TRÌNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THAILAND NGƯỜI DỊCH: TS. HOÀNG NGỌC VINH Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 1
- CHIẾN LƯỢC VÀ LỘ TRÌNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THAILAND Văn phòng Hội đồng giáo dục Bộ Giáo dục Thái Lan LỜI NGƯỜI DỊCH: Thái Lan là một quốc gia với dân số trên 62 triệu người (2001) với GDP năm 2000 là 413 tỷ USD tính theo sức mua của đồng tiền ( PPP), nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Giáo dục của Thái Lan nói chung và giáo dục đại học (GDĐH)nói riêng mặc dù còn gặp phải những khó khăn trong quá trình cải cách song kinh nghiệm cải cách giáo dục của Thái Lan có thể giúp chúng ta nhìn lại cách làm của mình để từ đó đúc kết, phát triển và sáng tạo trong điều kiện của Việt Nam. Phát triển GDĐH Việt Nam có thể nói mang ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp CNH và HĐH nền kinh tế đất nước, GDĐH có vai trò số một để tăng cường tiềm lực cạnh tranh trên trường quốc tế và phát triển bền vững đất nước. Việc đổi mới GDĐH ở Việt Nam hiện nay không phải chỉ vì mục tiêu phát triển tự thân của GDĐH mà còn có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục chất lượng-hiệu quả từ giáo dục phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp Tài liệu “Chiến lược và lộ trình cải cách giáo dục đại học ở Thái Lan”(9-2003) có thể xem là tài liệu bổ ích về đổi mới nhiều mặt GDĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Trân trọng giới thiệu toàn bộ tài liệu nói trên được dịch sang tiếng Việt với hy vọng cung cấp thông tin về những mục tiêu, nguyên tắc, cách tiếp cận trong việc xây dựng chính sách và chiến lược cải cách GDĐH của Thái Lan. Tác giả trân trọng cảm ơn TS. Lê Viết Khuyến, Phó Vụ trưởng Vụ ĐH&SĐH cho những ý kiến quý báu đối với bản dịch. Hà Nội, 29 tháng 9 năm 2008 TS. Hoàng Ngọc Vinh Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 2
- Mục lục 1. Lời nói đầu 2. Thông tin cơ bản 3. Tình hình và những vấn đề nổi cộm của GDĐH 4. Các mục tiêu của Cải cách GDĐH 5. Những nguyên tắc và chiến lược cải cách 6. Hướng dẫn và cơ chế thực hiện Lời nói đầu Xu hướng hiện nay của thế giới về cải cách giáo dục đại học cũng như sự gia tăng số sinh viên toàn cầu nhiều hơn 6 lần trong suốt 3 thập kỷ qua đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng cơ sở giáo dục đại học. Đối với Thai Lan, số lượng các cơ sở GDĐH đã tăng từ con số 532 trong năm 1987 đến 871 hiện nay, trong khi đó số lượng sinh viên tăng từ 890.000 đến 1,9 triệu sinh viên. Quy mô sinh viên gia tăng đã tạo ra những vấn đề liên quan đến chất lượng, cơ cấu sinh viên tốt nghiệp, yêu cầu và định hướng phát triển quốc gia. Thực thi Luật Giáo dục 1999 đã làm cho cải cách GDĐH trở nên càng cấp thiết. Cải cách với ý nghĩa là động lực quan trọng có tác động nhiều mặt đến sự phát triển quốc gia. Cải cách (GDĐH) tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao cần thiết cho sự phát triển và làm tăng sức mạnh cộng đồng, xã hội và toàn dân tộc nói chung cũng như tăng cường tiềm lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Do những bức thiết trên, Chính phủ Thái lan đã kịp thời thành lập Uỷ ban Điều hành Cải cách GD với người đứng đầu là một Phó Thủ tướng (ngài Chaturon Chaisang). Uỷ ban chịu trách nhiệm ra các quyết định liên quan đến định hướng của cải cách giáo dục, xây dựng kế hoạch làm việc cũng như giám sát việc thực hiện các giải pháp cải cách kể cả hình thành chiến lược cần thiết. Để tạo điều kiện cho sự hoạt động của uỷ ban, 9 nhóm chuyên trách (task force) được thành lập. Trong số những nhóm công tác chuyên trách này có 3 nhóm chịu trách nhiệm về cải cách GDĐH. Những nhóm này là: c Nhóm chuyên trách về Tài chính GDĐH d Nhóm chuyên trách về Hành chính và Quản lý GDĐH e Nhóm chuyên trách về Luật GDĐH Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 3
- Ba nhóm chuyên trách trên chuẩn bị Bản thảo các khuyến cáo về chiến lược và lộ trình cải cách GDĐH Thái Lan gồm có 5 chiến lược quan trọng là: − Cải cách cơ cấu và hệ thống quản lý-hành chính − Cải cách tài chính GDĐH − Đào tạo nhân lực và tăng quy mô GDĐH − Cải cách dạy và học cũng như nghiên cứu − Cải cách hệ thống phát triển giảng viên và cán bộ quản lý (nhân sự giáo dục) − Cải cách sự tham gia của thành phần tư nhân trong quản lý và hành chính GDĐH Uỷ ban giáo dục Quốc gia đã phê chuẩn về nguyên tắc Dự thảo chiến lược và lộ trình và sau đó được thông qua bởi Hội đồng Bộ trưởng vào 16 tháng 9 năm 2003. Thư ký của Uỷ ban Điều hành Cải cách Giáo dục, Văn phòng Hội đồng Giáo dục xin cảm ơn các Giáo sư.Sippanondha Ketudat,Chai-Anan Smudvanijja, .Vicharn Panich . và GS. Voradej Chandarasorn , là cố vấn cho ba nhóm chuyên trách. Chúng tôi cũng đánh giá cao đối với đóng góp của GS.Boonserm Veesakul, Trưởng nhóm chuyên trách về tài chính GDĐH; GS.Khunying Sumonta Promboon, Trưởng nhóm Hành chính và Quản lý GDĐH; PGS. Pavich Tongroach, Trưởng nhóm Luật Quản lý GDĐH. Chúng tôi cũng đánh giá cao các thành viên của 3 nhóm chuyên trách đã làm việc không biết mệt mỏi để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Văn phòng của Hội đồng Giáo dục xin được ghi nhận đóng góp của TS. Krissanapong Kirtikara, Chủ tịch của Đại học Công nghệ King Mongkut đã biên tập “Các chiến lược và lộ trình Cải cách GDĐH ở Thái Lan”. Tài liệu này sẽ cung cấp huớng dẫn để làm cho Cải cách GDĐH Thái Lan đạt được kết quả mong muốn. Rung Kaewdang, Ph.D. Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 4
- Secretary-General Education Council CHIẾN LƯỢC VÀ LỘ TRÌNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THAI LAND 1. Thông tin cơ bản 1.1 Theo Chỉ thị số 396/2545 ngày 9/12/ năm 2002 của Thủ tướng, một Uỷ ban Điều hành Cải cách Giáo dục được thiết lập với người đứng đầu là Phó Thủ tướng Chaturon Chaisang. Uỷ ban có trách nhiệm ra các quyết định liên quan đến định hướng của Cải cách giáo dục, xây dựng các kế hoạch đồng thời giám sát việc thực hiện các giải pháp cải cách bao gồm hình thành các chiến lược cần thiết. 1.2 Tại phiên họp đầu tiên của Uỷ ban Điều hành Cải cách Giáo dục (UBĐHCCGD) ngày 17/12/2002) một số nhóm chuyên trách được thành lập. Phó Thủ tướng Chaturon Chaisang công bố Quyết định số 1/2546 ngày 12/2/ 2003 về việc thiết lập 9 nhóm chuyên trách để nghiên cứu và chuẩn bị những khuyến cáo đối với chiến lược cải cách giáo dục nhằm để đẩy nhanh việc thực hiện những giải pháp cải cách toàn diện được thực hiện thích hợp, hài hoà và hiệu quả. Ba nhóm chuyên trách về những vấn đề GDĐH bao gồm: nhóm Tài chính GDĐH, Hành chính và Quản lý GDĐH, Luật GDĐH. Các nhóm chuyên trách được giao trách nhiệm nghiên cứu hiện trạng và các vấn đề phát sinh đồng thời chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn chiến lược cải cách GDĐH. 1.3 Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ba nhóm chuyên trách trình dự thảo chiến lược cải cách GDĐH cho Uỷ ban Điều hành Cải cách giáo dục và tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các học giả, đại diện của các tổ chức vào 1/3/ 2003. 1.4 Ngày 17/4/2003. Phó Thủ tướng Chaturon Chaisang cùng với các quan chức hành chính cao cấp, một số học giả và đại diện các nhóm Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 5
- chuyên trách gặp Thủ tướng tại Văn phòng Chính phủ để thỉnh thị ý kiến về dự thảo chiến lược và đã được Thủ tướng chấp thuận lần đầu về mặt nguyên tắc. 1.5 Các nhóm chuyên trách trình dự thảo chiến lược cho Hội đồng giáo dục quốc gia tại phiến họp ngày 5/6/2003. Hội đồng đã chấp thuận bản dự thảo chiến lược và lộ trình về nguyên tắc và quyết định chuyển dự thảo tới Hội đồng các Bộ trưởng (Council of Minitsters) để xem xét. 1.6 Theo đề nghị của Uỷ ban Thẩm tra, Hội đồng Bộ trưởng tại phiên họp ngày 6/9/2003 đã chấp thuận những khuyến cáo đưa ra trong bản chiến lược và lộ trình cải cách GDĐH. Hội đồng Bộ trưởng đã giao cho Tổng vụ GDĐH (higher education commission) giám sát các cơ sở GDĐH để chuẩn bị các kế hoạch triển khai theo chiến lược và lộ trình cải cách. Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ Giáo dục có thẩm quyền thành lập các nhóm chuyên trách khác nhau với đại diện của các tổ chức công và tư, các học giả để chuẩn bị những chi tiết quan trọng liên quan đến những vấn đề trong lộ trình và cơ chế thực hiện chiến lược cải cách để đẩy nhanh thời hạn đạt được các kết quả thực tế. 2. Hiện trạng và những vấn đề nổi cộm của GDĐH 2.1 Hiện tại, GDĐH ở Thái lan (năm 2003) chủ yếu do Bộ Giáo dục đảm trách, những bộ và các tổ chức khác tham gia cung cấp giáo dục chuyên ngành (specialized education). Trong tổng số 859 cơ sở GDĐH có 123 trường đại học, còn lại là các trường cao đẳng 2 năm (sub-degree) như cao đẳng cộng đồng, trường giáo dục nghề và các cơ sở giáo dục chuyên ngành. Năm 2002, quy mô sinh viên là 1.872.207 đại diện 27.4% của những người thuộc nhóm tuổi từ18 đến 21. Tỷ lệ của sinh viên trong các đại học công: sinh viên trong các đại học tư là 78 : 22. Tỷ lệ sinh viên đại học và cao đẳng là 75: 25. Tỷ lệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học vào các trường đại học và cao đẳng trong năm 2002 là 83.1% (43.6% là hệ cao đẳng và 39.5% hệ đại học). Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 6
- 2.2 . Năm 2002, phân bổ ngân sách cho các cơ sở GDĐH công chiếm 14.4% tổng dự toán ngân sách quốc gia dành cho giáo dục 32.005 tỷ Baht (Ba mươi hai tỷ 5 triệu bat). Bên cạnh nguồn kinh phí trên, Nhà nước đã phân bổ một khoản kinh phí (năm 2003) xấp xỉ 2.414 tỷ Baht (hai tỷ bốn trăm mười bốn triệu bat) thông qua Văn phòng Tổng vụ GDĐH, Bộ Giáo dục. Năm 2003, dự toán ngân sách của Quỹ cho vay GDĐH nhằm cung cấp các khoản vay cho sinh viên thông qua các cơ sở GDĐH xấp xỉ bằng 13.980 tỷ Baht (13 tỷ chín trăm tám mươi triệu bat). Thêm vào đó, còn có một nguồn bổ sung lấy từ Dự án vay để phát triển GDĐH. Thu nhập của các cơ sở GDĐH xấp xỉ 15.775 tỷ Baht (mười lăm tỷ bẩy trăm bẩy mươi lăm triệu bat) trong cùng năm. (1 Đôla xấp xỉ bằng 40 Baht). 2.3 Toàn cầu hoá đã dẫn đến sự gia tăng mức độ phụ thuộc vào công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Xã hội dựa trên nền tảng tri thức đã làm thay đổi nhanh chóng tình hình kinh tế, xã hội cũng như những vấn đề về hành chính và quản lý dẫn đến các nhu cầu thay đổi đối với nguồn lực con người trên các bình diện tri thức, khả năng và các đặc trưng (nhân cách). Hệ thống GDĐH tuy nhiên đã không có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi ngay với những thay đổi này; nó cũng chẳng phục vụ một cách hiệu quả để xây dựng năng lực quốc gia để có thể tự lực và tăng cường sức mạnh cộng đồng cũng như nền tảng kinh tế kể cả tăng sức cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế. Toàn bộ hệ thống GDĐH chính vì thế cần được cải cách toàn diện với những thay đổi nhanh chóng trong định hướng và phương pháp hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao. Những giải pháp cải cách được đưa ra trong điều kiện nguồn lực hạn chế của Nhà nước và chịu ràng buộc của vố số những quy định, luật lệ hành chính quan liêu chồng chéo. 2.4 Đòi hỏi tăng quy mô GDĐH hàng năm không dưới 7% theo xu hướng có thể nhìn thấy trước. Với số lượng lớn học sinh tốt nghiệp trung học và với những nhu cầu giáo dục ngày càng tăng của trẻ em và của người trưởng thành, việc tăng quy mô GDĐH trở nên cần thiết trong khi phải tìm kiếm phương tiện và cách làm để phát triển các mô hình cung cấp giáo dục đa dạng hơn. 2.5 Trong quá khứ, sự phát triển GDĐH đã làm nảy sinh một số vấn đề đáng chú ý là: sự thiếu thống nhất trong chính sách, mục tiêu và định hướng thể hiện một bức tranh tổng thể hết sức đơn điệu; sự biến mất của một hệ thống nhà nước/cơ Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 7
- chế mạnh và hiệu quả để quản lý, giám sát và đánh giá chất lượng và hiệu quả của các cơ sở GDĐH (performance – có thể hiểu là chất lượng và hiệu quả của hoạt động nào đó trong một hay nhiều tố chức – ND); thiếu một cơ chế để làm chỗ dựa và hỗ trợ các cơ sở này đổi mới; hành chính và quản lý của các cơ sở thiếu tính linh hoạt và hiệu suất thấp; không có sự hợp tác bên trong và bên ngoài các cơ sở GDĐH v.v 3. Các mục tiêu của cải cách GDĐH 3.1 Mục tiêu của cải cách là làm cho GDĐH để trở thành một cơ chế hiệu quả để tăng cường sức mạnh của Thái Lan tiến tới một xã hội dựa trên tri thức. GDĐH chính vì thế sẽ có vai trò như một cơ chế chủ yếu để phát triển dân tộc trên nhiều bình diện khác nhau- kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá và môi trường; GDĐH cũng tạo ra động lực làm tăng cường sức mạnh của Thái lan để trở thành một xã hội tự lực tự cường nhờ thành quả đổi mới mang lại và gia tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. 3.2 Nhằm tăng năng lực cho các cơ sở GDĐH để đảm giữ vai trò là nguồn tri thức tăng cường nền tảng kinh tế của cộng đồng; mục tiêu chính của GDĐH là làm tăng tri thức của cộng đồng trên cơ sở đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có chất lượng; trọng tâm là làm tăng sức mạnh cộng đồng để có thể tự lực và tiềm năng phát triển chất lượng cuộc sống thông qua việc sử dụng các công trình nghiên cứu khác nhau – nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và định hướng chính sách; nghiên cứu đuợc tiến hành cần phải tạo ra những kết quả thực tế phục vụ cho phát triển sản xuất cộng đồng, phát triển kinh doanh và hệ thống quản lý công cũng như thiết lập nền tảng cho sự phát triển dài hạn và nhằm tạo ra những đổi mới dựa trên trí tuệ Thái lan. Những đổi mới chính vì thế sẽ trở thành những sản phẩm có giá trị gia tăng giúp cho cộng đồng hưởng lợi từ những tài sản trí tuệ của mình. 3.3 Nhằm đào tạo ra những người tốt nghiệp đại học đáp ứng với nhu cầu xã hội và hài hoà với xu hướng phát triển dân tộc, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, và dể tăng cường tri thức của nhân dân Thái lan là những người sẽ được cung cấp những phẩm chất cơ bản của công dân toàn cầu. Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 8
- 3.4 Để thiết lập một hệ thống hành chính và quản lý trong các cơ sở giáo dục nhằm tăng khả năng các cơ sở này thực hiện những nhiệm vụ của mình một cách năng động, tự do học thuật, chất lượng, hiệu quả đồng thời thực hiện chức năng với trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm với sự giám sát của của các hội đồng trường, đảm bảo sự hài hoà với nhu cầu cấp thiết phát triển đất nước. 4. Những nguyên tắc và chiến lược cải cách GDĐH Với quan điểm đẩy nhanh việc thực hiện những giải pháp cải cách một cách phù hợp, hài hoà, hiệu quả để đạt được các mục tiêu trên, cần có những nguyên tắc và chiến lược cải cách GDĐH như sau: 4.1 Các nguyên tắc: 1) Tuân theo những nguyên tắc thống nhất và nhất quán trong chính sách; hài hoà giữa GDĐH với định hướng và nhu cầu cấp thiết phát triển đất nước; Cải cách GDĐH phải gắn với các chiến lược phát triển đất nước về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá và giáo dục; 2) Những chiến lược đưa ra cần chú ý đến tính đa dạng và những khía cạnh khác nhau của các cơ sở GDĐH về chức năng, ngành học, đặc điểm đào tạo, đội ngũ giảng viên v.v với mục đích chủ yếu là tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở cũng như cung cấp cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người; 3) Cần quan tâm đến 4 nhóm xã hội khác nhau: nhóm dựa trên cạnh tranh, nhóm có địa vị xã hội, tầng lớp trung lưu, những người thiệt thòi và nghèo đói. 4) Đảm bảo liên thông giữa các trình độ giáo dục khác nhau: trình độ cơ bản, trình độ nghề và trình độ đại học cũng như huy động và sử dụng các nguồn lực từ các cá nhân tổ chức không kể công hay tư nhằm đạt được lợi ích lớn nhất. 4.2 Những chiến lược cải cách GDĐH Chiến lược thứ nhất: Cải cách cơ cấu, hệ thống quản lý và hành chính GDĐH. Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 9
- Với quan điểm nhằm đạt được hiệu suất trong quản lý và hành chính của GDĐH, các cơ sở GDĐH cần được phép linh hoạt trong chức năng của mình (tự chủ) cũng như tự do học thuật. Những cơ sở GDĐH cần có khả năng thực hiện một cách hiệu quả những nhiệm vụ được giao trong sự hài hoà với chính sách và định hướng phát triển quốc gia cũng như cải thiện cộng đồng và nền tảng kinh tế chịu sự quản lý nhà nước trong những nội dung chính sách, kế hoạch, chất lượng và tiêu chuẩn mong muốn. Những giải pháp sau đây cần được thực hiện. Ở tầm quốc gia 1.1 Nhà nước sẽ xây dựng chính sách quốc gia rõ ràng, mục tiêu và kế hoạch cho GDĐH liên quan đến nhu cầu nguồn lực con người, nghiên cứu và các dịch vụ học thuật1. Những nội dung đó sẽ là định hướng chính cho việc phát triển GDĐH quốc gia, dựa trên tri thức đạt được từ học tập và nghiên cứu chính sách cũng như những phân tích liên quan. 1.2 Các cơ sở GDĐH công sẽ được phép linh hoạt trong hành chính và quản lý (được giao quyền tự chủ nhiều hơn). Các trường đại học được chuẩn bị tốt sẽ trở thành những trường đại học chịu sự quản lý giám sát của nhà nước để có đủ năng lực hoạt động với sự thích ứng và hiệu quả cũng như khả năng thu hút những người có năng lực và đạo đức tốt để trở thành giảng viên và cán bộ nghiên cứu. Những cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành cần được sự bảo hộ của các cơ quan chính phủ phù hợp với các chính sách tương ứng của của những cơ quan này; Tuy nhiên, những cơ sở giáo dục này cần được phép linh hoạt song phải nhất quán với các nguyên tắc GDĐH. 1.3 Nhà nước sẽ giám sát sự hoạt động của các cơ sở GDĐH trên các bình diện chính sách, chất lượng và tiêu chuẩn thông qua việc phân bổ ngân sách dược xem là cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động nhờ kiểm định. Nhà nước sẽ khuyến khích và hỗ trợ những cơ sở GDĐH để hoạt động phù hợp với chính sách, mục tiêu và kế hoạch phát triển quốc gia. 1.4 Các hệ thống con (bên dưới) sẽ được thiết lập thông qua việc tạo thành mạng 1 Academic service trong một cơ sở GDĐH có thể hiểu gồm dịch vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu – ND Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 10
- lưới các cơ sở GDĐH. Những cơ sở này sẽ hình thành cả mạng lưới theo chiều dọc gồm các cơ sở GDĐH với trình độ phát triển, vai trò và trách nhiệm khác nhau và mạng lưới theo chiều ngang để phối hợp sự hoạt động giữa các cơ sở hoặc các nhóm trường. Các cơ sở GDĐH sẽ được phân hạng để phát triển chất lượng phù hợp với vai trò nổi trội của mình. Liên quan đến điều này, một số cơ sở GDĐH có tiềm năng sẽ được phát triển để có thể trở thành các đại học tầm cỡ thế giới. Trong phạm vi cơ sở GDĐH 1.5 Thay đổi mô hình trong các cơ sở GDĐH với sự nhấn mạnh đến vai trò rõ ràng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình; kế hoạch chiến lược và kế hoạch thực hiện cần được xây dựng phù hợp với chính sách, mục tiêu và kế hoạch phát triển quốc gia. 1.6 Hệ thống quản lý và hành chính nội bộ sẽ được tăng cường để có thể đạt được sự linh hoạt, năng động và quản trị tốt thể hiện ở tính minh bạch, công bằng và chịu trách nhiệm. 1.7 Quá trình bầu cử vào các vị trí quản lý sẽ được thay thế bằng việc tìm kiếm những ứng cử viên có năng lực lãnh đạo. Hội đồng của một trường sẽ nhận trách nhiệm và quản lý cũng như giám sát sự hoạt động của trường để đạt được chất lượng, hiệu suất và phù hợp với chính sách và định hướng phát triển quốc gia. 1.8 Nguồn lực sẽ được huy động từ các nguồn khác nhau và được sử dụng hợp lý để thu lợi ích lớn nhất cho bản thân nhà trường và giữa các trường thông qua các phương pháp khác nhau, đặc biệt thông qua mạng lưới các trường của cả nhà nước và tư nhân, và trong sự phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân cũng như các tổ chức khác nhau trong và ngoài đất nước. Chiến lược thứ 2: Cải cách tài chính GDĐH Với quan điểm coi việc sử dụng phân bổ ngân sách như là một cơ chế quản lý các cơ sở GDĐH hoạt động có chất lượng và để đạt được tiêu chuẩn quy định nhờ quản lý và hành chính hiệu quả, và trong sự nhất quán với chính sách và định hướng phát triển quốc gia, những giải pháp cải cách sau đây đối với tài chính GDĐH cần được thực thi. Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 11
- 2.1 Một tổ chức có trách nhiệm xác lập các tiêu chí và đề xuất những khuyến cáo phân bổ ngân sách cho các cơ sở GDĐH sẽ được thành lập. Tổ chức đó sẽ được giao quyền tự chủ, linh hoạt và chịu sự giám sát của một uỷ ban gồm những học giả hiểu biết và có năng lực tốt. 2.2 Hệ thống phân bổ ngân sách sẽ được điều chỉnh từ hệ thống tài chính chú trọng bên cung chuyển sang tài chính nhấn mạnh bên cầu. 2.3 Chia sẻ của sinh viên đối với chi phí GDĐH sẽ được điều chỉnh phù hợp và công bằng thông qua việc phân luồng chương trình vốn vay của sinh viên hiện nay hoặc phân luồng thu nhập vốn vay để có hiệu suất cao hơn. Cần có những giải pháp khác nhau để hỗ trợ và giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng như những sinh viên tài năng. 2.4 Những khoản kinh phí cấp một cục từ ngân sách quốc gia sẽ được phân phối đến các cơ sở GDĐH dựa vào những nhiệm vụ khác nhau của nhóm các trường, sản phẩm, chi phí đào tạo. Cấp ngân sách dựa theo tiêu chuẩn thực hiện (chất lượng và hiệu quả) sẽ được áp dụng. Những hợp đồng/ thoả thuận sẽ được ký kết bởi các cơ sở GDĐH để các cơ sở này hoạt động phù hợp với các điều kiện và các tiêu chí đã được thiết lập và với sự quản lý nhà nước thông qua hậu kiểm. 2.5 Phân bổ ngân sách cho chi phí cơ bản và xây dựng không cần thiết sẽ bị cắt giảm. Lượng ngân sách có sẵn sẽ được chuyển hợp lý cho việc hỗ trợ chung các dự án nhằm cải thiện chất lượng GDĐH. 2.6 Hệ thống kế toán của các cơ sở GDĐH sẽ được phân tuyến và tiêu chuẩn hoá. Hệ thống sẽ được thiết lập trên cơ sở luỹ kế. Các loại quỹ, kế hoạch thực hiện, những đơn vị chịu trách nhiệm và báo cáo quyết toán tài chính sẽ được tiêu chuẩn hóa để tiện so sánh, 2.7 Các cơ sở GDĐH sẽ được khuyến khích để tăng mức huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn với cơ chế cung cấp và hỗ trợ của nhà nước. Vốn nhờ đó được tăng cường bổ sung cho lượng vốn phân bổ từ ngân sách để thực hiện các dự án cải thiện chất lượng. Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 12
- Chiến lược thứ 3: Đào tạo nhân lực và tăng quy mô GDĐH Với cách xem việc gia tăng quy mô đào tạo nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực thiếu lao động có trình độ ĐH, và với việc cung cấp các cơ hội vào học đại học như nhau cho mọi người phù hợp với kiến thức và khả năng; đặc biệt cho những người chịu thiệt thòi về kinh tế và xã hội cũng như cung cấp cơ hội học tập suốt đời, những giải pháp sau đây cần được thực hiện: 3.1 Nhà nước khuyến khích các cơ sở GDĐH, đặc biệt các trường đại học công có quy mô tuyển sinh hạn chế và các cơ sở giáo dục ĐH tư được chuẩn bị tốt để đào tạo nhân lực trong những lĩnh vực thiếu lao động và những lĩnh vực thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nhà nước sẽ khuyến khích đào tạo và phát triển giảng viên trong các lĩnh vực đó nhằm phát triển liên tục để đạt được tiềm năng cao nhất. Nhà nước cũng khuyến khích sự sáng tạo ra những khoa học mới cần thiết cho sự phát triển quốc gia. 3.2 Hình thức GDĐH sẽ phải đa dạng và mềm dẻo để sao cho GDĐH có thể đến được các đối tượng ưu tiên khác nhau. Tạo các cơ hội cho việc đạt được các tri thức thông qua việc chuyển đổi tín chỉ và kết quả học tập giữa các trường hoặc cho sinh viên đăng ký học nhiều trường. 3.3 Các cơ sở GDĐH sẽ có cả các chương trình chính quy và các chương trình khác để đáp ứng các nhu cầu giáo dục phi chính quy và phát triển nghề nghiệp. Những giải pháp này cần phụ thuộc vào những đòi hỏi của thị trường cũng như nhu cầu xã hội và công chúng với vai trò của Nhà nước là quản lý, giám sát chất lượng và tiêu chuẩn. 3.4 Sự chuyển tiếp lên GDĐH sẽ được tiến hành thông qua hệ thống tuyển chọn phụ thuộc vào tri thức, khả năng và sở thích. Mọi người có cơ hội tiếp cận bình đẳng và công bằng đối với GDĐH, đặc biệt những người chịu thiệt thòi về kinh tế và xã hội và những người sống ở vùng sâu vùng xa với hệ thống cơ chế / nhà nước giúp đỡ cho cả những người chịu thiệt thòi và những người có năng khiếu. 3.5 Không khuyến khích thành lập các trường đại học công đòi hỏi lượng vốn lớn. Tuy nhiên cần có sự hỗ trợ để tăng cường năng lực của những cơ sở GDĐH hiện nay thông qua việc hợp nhất hoặc huy động nguồn lực để chia sẻ các cơ sở Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 13
- vật chất kỹ thuật nhằm đạt được tiềm năng cao nhất và lợi ích lớn nhất. 3.6 Công nghệ thông tin và truyền thông sẽ được sử dụng để cung cấp cho mọi người cơ hội như nhau trong việc tiếp cận đến nền giáo dục chất lượng. Chiến lược thứ 4: Cải cách dạy, học và nghiên cứu Với quan điểm làm cho GDĐH trở thành một cơ chế đào tạo ra nguồn nhân lực và sáng tạo ra tri thức để tăng cường sức cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế; sự gia tăng năng lực, tự lực tự cường đi đôi với việc giảm sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài; và khả năng để đáp ứng và dẫn hướng cho phát triển xã hội, cộng đồng và địa phương, những giải pháp sau đây cần được thực hiện: 4.1 Nhà nước cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính cho hoạt động của các cơ sở GDĐH. Nhà nước sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hành chính và quản lý cũng như cho các hoạt động dạy và học nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục này nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất phù hợp với những lợi thế riêng của mình. Những giải pháp như thế sẽ giúp cho việc đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp và nhà nghiên cứu tài giỏi cũng như kết quả nghiên cứu có chất lượng cao. 4.2 Việc đào tạo sau đại học sẽ được cải thiện để đạt được chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế. Đào tạo sau đại học sẽ là cơ chế để tạo ra nghiên cứu chất lượng và được khai thác vì lợi ích phát triển của cơ sở giáo dục, xã hội và dân tộc. 4.3 Các cơ sở GDĐH được khuyến khích để thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Những cơ sở này sẽ là các trung tâm nghiên cứu chuyên môn/ trung tâm chất lượng hoặc trung tâm nghiên cứu chính sách trong những lĩnh vực chuyên môn. Những cơ sở GDĐH là nơi khởi tạo ra những hoạt động nghiên cứu và đào tạo các nhà nghiên cứu. Chúng cũng có vai trò như các trung tâm điều phối mạng lưới nghiên cứu, những hoạt động bên trong và hoạt động liên kết nghiên cứu giữa các cơ sở GDĐH kể cả công và tư. 4.4 Hình thành một đơn vị cấp trung ương / cơ chế chịu trách nhiệm quản lý toàn Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 14
- bộ các hoạt động nghiên cứu để giúp đỡ các nhà nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của mình và phổ biến công trình nghiên cứu của các cơ sở GDĐH. 4.5 Xây dựng một cơ chế/ hệ thống để thu hút những người có tri thức, khả năng và sở trường trong nghiên cứu để phảt triển đội ngũ cho các cơ sở GDĐH. Các nhà nghiên cứu được tạo cơ hội phát triển sự nghiệp và có cơ chế phát triển liên tục. 4.6 Cần cải cách dạy và học cũng như cải cách chương trình đào tạo nhằm làm tăng khả năng của người học để đạt được kỹ năng tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, tạo ra những đổi mới và ham muốn học tập suốt đời; khả năng để tạo ra những nhiệm vụ mới; tự điều chỉnh phù hơp với thế giới việc làm; tự lập; và khả năng đạt được lợi ích xã hội. Những giải pháp cải cách phải tạo ra được những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc trong những ngành học khác nhau, nhờ vậy tạo ra những nhà lãnh đạo đất nước trong tương lai. 4.7 Hệ thống so sánh sẽ được thiết lập gồm các chỉ số chất lượng và thành tích học tập của tất cả các khoá đào tạo kể cả chính quy và các hình thức khác cũng như các chỉ số về tiêu chuẩn nhiệm vụ khác. Các tiêu chí hoặc các chỉ số điển hình nhất sẽ được xây dựng. Cho điểm và xếp bậc của các cơ sở GDĐH sẽ được khuyến khích nhằm cải tiến chất lượng. Chiến lược thứ 5 : Cải cách hệ thống phát triển đội ngũ giảng viên và nhân sự GDĐH Với quan điểm động viên những người có tri thức và năng lực để tham gia vào hệ thống GDĐH; phát triển cán bộ quản lý, giảng viên và cán bộ phục vụ hiện có trong hệ thống nhằm giáo dục giá trị đạo đức và đạo đức nghề nghiệp để có thể thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm có chất lượng, ở lại trong hệ thống cũng như tự điều chỉnh thích ứng với những thay đổi, những giải pháp sau đây cần đuợc thực hiện: 5.1 Xúc tiến thành lập một hệ thống phát triển (bồi dưỡng) thường xuyên đối với cán bộ quản lý, giảng viên và cán bộ phục vụ trong các cơ sở GDĐH. Sự phát triển như vậy hoàn toàn phù hợp với vai trò và trách nhiệm của các cơ sở GDĐH. Cần phải có một hệ thống theo dõi và đánh giá để đẩy mạnh và phát triển không ngừng. Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 15
- 5.2 Những khoá đào tạo sau đại học sẽ được phát triển một cách chất lượng và dùng làm cơ chế để tạo ra những giảng viên mới. Một hệ thống sẽ được thiết lập nhằm thu hút những người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng và chuyên môn để trở thành giảng viên. 5.3 Tạo ra một mạng lưới gồm các giảng viên và những nhân viên khác trong các liên ngành học và giữa các cơ sở GDĐH cả bên trong và bên ngoài đất nước. Mạng lưới như vậy sẽ thúc đẩy hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và trao đổi về dạy, học, nghiên cứu, phục vụ và thực hiện những nhiệm vụ khác nhau vì lợi ích của xã hội. 5.4 Hệ thống bổ nhiệm các chức danh hàn lâm sẽ được đa dạng hoá và phù hợp với những nhiệm vụ của cơ sở GDĐH trên các mặt dạy học, nghiên cứu và các dịch vụ mang tính học thuật. Thẩm mỹ và văn hoá được khuyến khích. Những nội dung này sẽ là những cơ chế để hỗ trợ, khuyến khích và đãi ngộ các nhà quản lý, giảng viên và những ai toàn tâm cống hiến cho nhà trường. 5.5 Xúc tiến xây dựng tiêu chuẩn cho những giảng viên với trách nhiệm khác nhau cũng như xây dựng các tiêu chí cho các loại chức năng khác nhau để phục vụ kiểm định. Chiến lược thứ 6: Sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc hành chính và quản lý GDĐH Với quan điểm khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiêp, xí nghiệp, cộng đồng và địa phương tham gia vào việc quản lý GDĐH bằng những cách khác nhau, những giải pháp sau đây cần được thực hiện: 6.1 Khu vực tư nhân đã có sự chuẩn bị sẽ được khuyến khích để đầu tư mở trường, đặc biệt trong những lĩnh vực đáp ứng được nhu cầu thị trường và nhu cầu xã hội, với quy định rõ ràng bởi nhà nước chú ý đến sự cân đối và các nhóm ưu tiên có sự chia sẻ trách nhiệm của các khu vực công và tư. Cần có những giải pháp khác nhau để khuyến khích, hỗ trợ và động viên ví dụ như miễn thuế, trợ giúp phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi lãi suất thấp, hỗ Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 16
- trợ mang tính học thuật v.v Chính sách nhà nước sẽ được sửa đổi, những quy định, luật lệ chồng chéo sẽ được thay đổi. 6.2 Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho tự do quản lý và hành chính đối với khu vực tư nhân tham gia GDĐH. Tuy nhiên, vẫn phải có một hệ thống giám sát, theo dõi hoạt động của nhà trường để đạt được chất lượng và tiêu chuẩn do nhà nước ban hành. 6.3 Tổ chức hành chính địa phương đáp ứng được những tiêu chí xác lập sẽ được khuyến khích để cung cấp GDĐH đáp ứng với nhu cầu địa phương và cộng đồng, đồng thời phù hợp với chính sách giáo dục và tiêu chuẩn quốc gia. 6.4 Theo chức năng của các cơ sở GDĐH công, sẽ có sự hỗ trợ đối với các dự án hợp tác giữa các cơ sở GDĐH và doanh nghiệp, khu vực tư nhân, xí nghiệp, cộng đồng và địa phương. Khuyến khích sự tham gia hành chính và quản lý, giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở. Tài trợ bằng vốn và các tài sản cho sự nghiệp giáo dục đuợc khuyến khích thông qua các giải pháp trợ giúp và động viên khuyến khích khác nhau. 5. Hướng dẫn và các cơ chế thực hiện Với quan điểm thực hiện những chiến lược khuyến cáo nhằm đạt được những kết quả cụ thể, những hướng dẫn và cơ chế sau cần được thiết lập: 1) Cần phải chuẩn bị thông tin chi tiết về cơ cấu, quyền lực và nghĩa vụ, thể thức hành chính và quản lý. Cần thiết lập một Uỷ ban Hỗ trợ Tài chính GDĐH với tư cách là một tổ chức độc lập hoạt động linh hoạt. Ủy ban cần đuợc giao những trách nhiệm sau: 1.1 Xác lập tiêu chí và những kiến nghị liên quan đến phân bổ ngân sách cho các cơ sở GDĐH trong các hoạt động dạy và học,nghiên cứu và các hoạt động cụ thể khác trên cơ sở đánh giá về thành tích trong mỗi hoạt động; Cần giám sát và đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cớ sở GDĐH, kiểm toán việc sử dụng ngân sách và hiệu suất quản lý hành chính. và Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 17
- 1.2 Phối hợp với Tổng vụ GDĐH và các cơ quan liên quan để nâng cao sức mạnh hành chính và quản lý các cơ sở GDĐH mà những cơ sở này sẽ thiết lập mối quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp, xã hội và cộng đồng và có khả năng cung cấp thông tin liên quan đến những khía cạnh khác nhau của GDĐH quốc gia. 2) Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của Tổng vụ GDĐH; Tổng vụ sẽ gánh vác vai trò hàng đầu trong việc đưa ra chính sách, kế hoạch và tiêu chuẩn GDĐH, kế cả việc quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động (chất lượng và hiệu quả) thông qua những giải pháp sau đây: 2.1 Những đơn vị cấp dưới hoặc những nhóm công tác (đặc nhiệm) khác nhau sẽ được thành lập để thúc đẩy, hỗ trợ, quản lý và theo dõi kết quả hoạt động của các cơ sở GDĐH trên cơ sở hiệu quả và liên tục. Ví dụ: Đơn vị Chất lượng và Tiêu chuẩn, Đơn vị Phát triển Hành chính và hệ thống quản lý GDĐH, Đơn vị Cải cách Học tập, Đơn vị Xúc tiến đổi mới, Nghiên cứu, Nghệ thuật và Văn hoá v.v 2.2 Một kế hoạch 10-15 năm về GDĐH sẽ được xây dựng và xem như khung phát triển lâu dài của GDĐH. Các cơ sở GDĐH được khuyến khích và hỗ trợ để xây dựng những kế hoạch thực hiện 3-5 năm trên cơ sở liên tục. 2.3 Dự án thí điểm phân luồng hệ thống kế toán và báo cáo tài chính sẽ được xây dựng nhanh chóng để làm mô hình hệ thống kế toán mang tính tiêu chuẩn hoá của các cơ sở GDĐH. Giải pháp cấp bách là cần phải điều tra tất cả các loại tài sản của các cơ sở GDĐH bao gồm những tài sản trong các khoa, phòng ban, các đơn vi nhỏ và phải xác định rõ ràng quyền sở hữu. Các tiêu chuẩn được thiết lập để khen thưởng đối với những loại dịch vụ khác nhau do các cơ sở cung cấp tuỳ theo mức chất lượng và nỗ lực yêu cầu. 2.4. Những dự án đào tạo và phát triển cán bộ quản lý, giảng viên, đội ngũ cán bộ và các nghiên cứu viên của GDĐH vừa được thực hiện sẽ được hỗ trợ và đẩy nhanh tiến độ, ví dụ: dự án phát triển giảng viên và đào tạo sau đại học phối hợp Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 18
- với dự án nâng cao năng lực cho các hoạt động nghiên cứu; dự án hỗ trợ những người tài năng để theo học lấy trình dộ tiến sĩ; dự án tăng cường năng lực cho giảng viên mới tuyển v.v 3) Thực hiện những giải pháp cấp bách để chuyển những cơ sở GDĐH công lập thuộc về hệ thống hành chính (quan liêu) và những trường được chuẩn bị tốt thành những cơ sở GDĐH chịu sự quản lý nhà nước. Với cách làm như vậy, những điều khoản chung tiêu chuẩn hoá sẽ được đưa vào trong quy định luật pháp phục vụ cho sự chuyển đổi, làm tăng khả năng hưởng lợi của những cơ sở này do quản lý và hành chính hiệu quả mang lại phù hợp với chính sách chính phủ và hài hoà với định hướng phát triển quốc gia. Những đạo luật, quy định liên quan đến tài chính, ngân sách và những khía cạnh khác sẽ được sửa đổi bổ sung. 4) Những nhóm công tác khác sẽ được thành lập để nghiên cứu những chi tiết và chuẩn bị những kế hoạch chiến lược, dựa trên lộ trình cải cách GDĐH cụ thể là nghiên cứu hiện trạng và những vấn đề của hệ thống cho vay vốn giáo dục hiện hành; chi phí tính theo đầu sinh viên cho những môn học khác nhau; hướng dẫn phần đóng góp thích hợp và công bằng cho sinh viên để đảm bảo chi phí cần thiết; những chi tiết cụ thể về phát triển Hệ thống Vốn vay (Income Contigent); lộ trình cải cách cơ cấu giáo dục đại học, hành chính và quản lý; hệ thống phát triển giảng viên và đội ngũ nhân sự khác v.v 5) Văn phòng của Hội đồng Giáo dục cần tăng cường vai trò và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nó hơn nữa để đảm lãnh nhiệm vụ nghiên cứu chính sách giáo dục và đệ trình những khuyến cáo chính sách lên chính phủ và các tổ chức khác xem xét. Văn phòng Hội đồng giáo dục sẽ có vai trò là “bộ não” của đất nước về nghiên cứu chính sách giáo dục thông qua mạng lưới của các đơn vị nghiên cứu chính sách của các cơ sở GDĐH và các tổ chức liên quan khác. Hoàng Ngọc Vinh MoET Tel: 8694919 e-mail :hnvinh@moet.edu.vn 19