Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề

pdf 296 trang ngocly 3430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcam_nang_cho_nha_dau_tu_moi_vao_nghe.pdf

Nội dung text: Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề

  1. Mục lục Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề. 2 Cổ phiếu - Các chỉ số đánh giá giá trị công ty. 3 Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán. 6 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. 8 Giới thiệu danh mục đầu tư. 9 10 điều cần biết về đầu tư chứng khoán. 11 Hướng dẫn mua bán chứng khoán. 12 Quy trình đặt một lệnh của nhà đầu tư. 14 Đầu tư vào cổ phiếu: Năm yếu tố
  2. cân nhắc trước khi đầu tư. 16 Xây dựng kế hoạch đầu tư chứng khoán. 17 Để thành công trong đầu tư qua mạng. 21 Lưu ký Chứng khoán. 23 Một số lý thuyết giao dịch áp dụng trong phân tích kỹ thuật 25 Một số khái niệm tài chính. 27 Các hệ số tài chính Nội dung quan trọng trong phân tích đầu tư CK 29 Bí quyết đầu tư trên thị trường chứng khoán của một số nhà đầu tư tiêu biểu. 32 Đầu tư như thế nào khi giá cổ phiếu biến động?. 34 Các loại giao dịch đặc biệt trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán. 35
  3. Thực hiện phát hành và quản lý cổ phiếu bút tích. 36 Những yếu tố không thực trong "giá trị thực" của cổ phiếu. 37 Một số phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu niêm yết 39 Các dấu hiệu nhận biết thời điểm nên bán ra cổ phiếu. 41 Cách thức đầu tư vào cổ phiếu. 42 Lựa chọn cổ phiếu hay trái phiếu để đầu tư. 44 Cần tính toán kỹ trước khi đầu tư mua cổ phiếu của các công ty nhỏ. 45 Hướng dẫn giao dịch thoả thuận trên TTCK 46 Một số phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu niêm yết 48 Đôi điều cần biết về "luật chơi" trên
  4. thị trường chứng khoán. 50 Tiêu chuẩn Mitcel trong đánh giá và phân tích. 52 Bí quyết mua được cổ phiếu: Kiên trì theo sát thị trường. 53 Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán. 55 Sử dụng biểu đồ để dự báo giá cổ phiếu. 57 Bàn về lãi suất thị trường. 59 Các tình huống báo giá: Thị trường bị cài khoá và vượt chéo. 60 Nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu. 62 Phân tích thông tin tài chính. 63 Chỉ số chứng khoán Việt Nam - Phương pháp tính và điều chỉnh. 68
  5. Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề Trên thị trường chứng khoán (TTCK) có nhiều nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu (CP) xuất phát từ nhưng mẹo do bạn bè mách bảo, các cú điện thoại của nhà môi giới hay nhưng đề xuất của một nhà phân tích nào đó. Họ thường mua CP khi thị trường đang trong giai doạn nóng bỏng, đến lúc thị trường trở lạnh, họ rất dễ hoảng loạn, bán tháo số CP nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu chuyện rất điển hình về những nhà đầu tư mới vào nghề. Đầu tư chứng khoán về cơ bản là một quá trình bao gồm 4 bước như sau: Bước 1: Chọn lựa CP
  6. Bước đầu tiên trong việc chọn lựa một CP là bắt đầu theo dõi diễn biến các CP. Đặt một CP vào danh sách theo dõi (Watch list) sẽ làm tăng sự chú ý của bạn đối với CP đó. Thật hiếm khi bạn tìm được một CP nào đó rồi mua ngay tức thì. Một danh sách quan sát là mấu chốt để lựa chọn CP thành công. Nếu bạn theo trường phái phân tích kỹ thuật, thì khi đó diễn biến giá CP là lý do chính của việc lựa chọn một CP đó để theo dõi. Còn nếu bạn theo trường phái phân tích cơ bản, thì tin tức về thu nhập hay bất kỳ một tin tức nào khác về công ty lại là lý do chính để bạn quan tâm đến CP này. Một khi CP đã nằm trong danh sách theo dõi, bạn có thể so sánh diễn tiến giá cả của CP đó với diễn tiến giá cả của các CP khác.
  7. Bạn cũng có thể tìm thấy các thông tin khác liên quan đến CP đó nhằm giúp bạn có cơ sở để ra quyết định. Nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật có thể quan tâm đến việc tìm kiếm các thông tin có tính kỹ thuật về CP. Liệu CP có diễn biến giá cả giống như trong quá khứ không? Xu hướng giá CP trong 13 tuần, 26 tuần hay 52 tuần gần đây nhất là đi lên hay đi xuống? So với lúc bắt đầu được đưa vào danh sách, CP đó tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm? Nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản sẽ tìm kiếm tin tức, các bản bảo cáo thu nhập, báo cáo ngành hay báo cáo của nhà phân tích nhằm tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, khi chọn lựa CP để theo dõi, cách tốt nhất là các nhà đầu tư nên kết hợp các thông tin về phân tích cơ bản lẫn phân
  8. tích kỹ thuật để xem liệu CP đó có đáng được theo dõi hay không. May mắn lắm bạn cũng chỉ chọn được 2 đến 3 CP tốt trong số 10 lần chọn. Bởi vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy các CP giảm giá sẽ chiếm đa số trong danh sách theo dõi. Cần lưu ý rằng, chỉ nên đưa những CP tốt nhất trong danh sách theo dõi vào danh mục đầu tư của bạn. Bước 2: Chấp nhận vị thế Chấp nhận vị thế là công việc khá đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với nhà môi giới và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều. Trước tiên là loại giao dịch mà bạn thực hiện: đoản hay trường (short or long). Mặc dù xu hướng chung của giá CP là di lên nhưng bất kỳ ai dã từng mắc phải một vị thế thua lỗ đều có thể hiểu rằng, trong ngắn hạn CP có nhiều khả
  9. năng đi xuống hơn là đi lên. Nhìn chung, bạn nên tránh nhưng vị thế đoản (vị thế bán non). Chúng ngốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng cơ hội dành cho vị thế đoản lại rất hiếm hoi. Nếu bạn thực hiện vị thế đoản, bạn cần phải giám sát vị thế đó cẩn thận gấp đôi so với vị thế trường. Kế đến là việc chọn lựa nhà môi giới. Nếu bạn là một nhà đầu tư tư nhân bạn có lẽ chỉ cần đến một nhà môi giới phần dịch vụ (discount broker). Đây là nhà môi giới cung cấp dịch vụ cơ bản nhất cho bạn, tức là chỉ thực hiện lệnh giúp bạn và ăn hoa hồng. Bước 3: Giám sát vị thế Giám sát các vị thế đã thực hiện là phần quan trọng nhất của quá trình đầu tư. Tất cả những thông tin và sự điều tra nghiên cứu đưa bạn đến chỗ ra quyết định
  10. giao dịch. Giám sát vị thế là lúc bạn theo dõi và đánh giá quyết dịnh đầu tư của mình. Khi vị thế đó nằm ở vị trí bấp bênh giữa lỗ và lãi, bạn cần phải hết sức chú ý đến những vị thế này. Khi CP mà bạn chọn tăng giá đều đều và bạn có cơ sở để tin rằng, đó là CP tốt thì bạn nên tính đến chuyện mua thêm CP này. Nếu CP mà bạn chọn giảm giá liên tục bạn cũng nên cân nhắc bán đi CP đó nhằm hạn chế thua lỗ. Bước 4: Kết thúc vị thế Nhà đầu tư thường bán CP khi giá CP đạt đến mức giá mục tiêu (target price) hay CP không diễn biến theo như mong đợi của anh ta. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư không biết bán khi nào và bán như thế nào để kết thúc một vị thế và mang lại kết quả tốt nhất. Thông thường, bạn nên bán CP khi những nhân tố cơ bản cho thấy sự sa sút
  11. đáng kể, chắng hạn như, thu nhập và lợi nhuận công ty giảm sút trong nhiều năm liền, thị phần thu hẹp dần do cạnh tranh gay gắt hay nội bộ ban giám đốc luôn lục đục
  12. Cổ phiếu - Các chỉ số đánh giá giá trị công ty Các nhà đầu tư luôn mong đợi, tìm kiếm đầu tư những cổ phiếu của các công ty có khả năng sinh lợi cao hơn các loại công cụ tài chánh khác. Tuy nhiên, giá cả và khả năng sinh lợi đầu tư của cổ phiếu là bao nhiêu để hấp dẫn các nhà đầu tư?. Trên các thị trường vốn phát triển hiện đại, các nhà đầu tư sử dụng tham chiếu rất nhiều các chỉ số tài chánh để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin, xu hướng thị trường trước khi đưa ra các quyết định đầu tư hay chấp thuận giao dịch mua bán. Để có khả năng đánh giá giá trị cổ phiếu giao dịch trên thị trường một cách
  13. cơ bản nhất, bạn cần phải xem xét các khái niệm và chỉ số chứng khoán tài chánh sau: Thu nhập trên mỗi cổ phần - Earning Per Share (EPS) Đây là chỉ số cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thông thường sau khi lợi nhuận của Công ty trừ đi các khoản thuế lợi tức, cổ tức cho các cổ phần ưu đãi. Bạn nên xem xét chỉ số này trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Nếu EPS của loại cổ phiếu mà bạn chọn đầu tư thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận càng cao và xu hướng tăng trưởng ổn định thì đương nhiên thị giá cổ phiếu giao dịch sẽ khuynh hướng gia tăng. Tuy
  14. nhiên, bạn cũng cần phải xem xét sự thay đổi của số lượng cổ phiếu phát hành trong cùng giai đoạn xác định. Thư giá hay Giá trị trên sổ sách - Book Value Đây là chỉ số thể hiện giá trị ròng của một công ty trên bảng tổng kết tài sản, đừng nên nhầm lẫn nó với giá trị thị trường vì giá trị thị trường khi giao dịch trên sàn có khả năng cao hoặc thấp hơn so với giá trị sổ sách tùy theo sự vận động của thị trường. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, chỉ số này chỉ mang tính chất tham chiếu và không phải là cơ sở thuyết phục đầu tư, bởi vì khi bạn đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó là sự đầu tư vào khả năng sinh lãi tương lai, sự phát triển để mong sự gia tăng giá trị cổ phiếu, không phải
  15. đầu tư vào tài sản công ty, mặt khác, giá trị sổ sách công ty có khả năng thay đổi bởi những thủ thuật kế toán, vì thế dẫn đến sự đánh giá khách quan của bạn bị sai lệch. Hệ số thị giá/thu nhập cổ phần - Price/Earning per share (P/E) Các nhà phân tích & đầu tư chứng khoán có khuynh hướng dự đoán triển vọng của công ty, do đó giá thị trường của cổ phiếu sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi xu hướng và thu nhập của mỗi cổ phiếu hiện tại. Việc đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của cổ phiếu đó là chỉ số P/E. Chỉ số P/E chỉ ra rằng: Nhà đầu tư đang mong muốn trả cho một đồng thu nhập thực sự của cổ phiếu là bao nhiêu. Nhìn chung, nếu bạn càng chắc chắn về sự tiếp tục tăng trưởng của Công ty thì khả
  16. năng tăng giá cổ phiếu giao dịch tương lai càng cao và đương nhiên, bạn phải chấp nhận trả nhiều tiền cho mỗi đồng thu nhập cổ phiếu đó ở thời điểm hiện tại. Bạn hãy tưởng tượng, một công ty cổ phần có khả năng tạo ra 36.000 đồng lợi nhuận trên mỗi cổ phần mà tại đó thư giá mỗi cổ phiếu là 120.000 đồng, thì khả năng sinh lợi thu hồi tối đa là 30%, một tỷ suất lợi nhuận thu hồi đầy sức thuyết phục so với việc bạn gởi tiền tiết kiệm hoặc đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc công ty, và lúc đó bạn sẽ bị thôi thúc mua cổ phiếu này trong khi người sở hữu vẫn còn khuynh hướng nắm giữ chúng. Vì thế, giá bán cổ phiếu có khả năng được nâng lên đến mức mà người sở hữu cổ phiếu bị thuyết phục và chấp thuận bán. Một loại chỉ số khác để đo lường,
  17. đánh giá giá cả của cổ phiếu bạn chọn đầu tư đó là hệ số thị giá/thư giá mỗi cổ phiếu. Thư giá mỗi cổ phiếu là giá trị tài sản ròng trên sổ sách của công ty chia cho tổng số cổ phiếu đã phát hành. Cũng như chỉ số P/E, hệ số thị giá với thư giá mỗi cổ phiếu thể hiện mối tương quan giữa giá cả thị trường và thư giá cổ phiếu trên cơ sở những tài sản đang sinh lợi hiện tại của công ty. Tuy nhiên, thư giá của công ty luôn có khả năng thay đổi bởi những thủ thuật trong kế toán như đã đề cập bên trên. Do đó, chỉ số thị giá/thư giá cổ phiếu có thể rất cao trên thực tế và tương tự, các cổ phiếu có chỉ số thị giá/thư giá có thể rất rẻ. Tỷ lệ lãi trên vốn - ROE (Return On Equity)
  18. Tỷ suất này biểu thị số lợi nhuận thu được trên vốn của doanh nghiệp hay vốn cổ phần của các cổ đông công ty. Tỷ suất này được tính bằng cách lấy thu nhập ròng của công ty chia cho số vốn cổ đông. Tỷ suất này của một công ty nào đó càng cao thì chứng tỏ công ty này sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của các cổ đông càng cao, và tất nhiên, giá cả cổ phiếu của công ty này giao dịch trên thị trường càng cao. Cổ tức là gì ? Tỷ suất lợi tức hiện thời như thế nào ? - Dividend & Yield Đó là khoản thu nhập đầu tư hữu hình của các cổ đông sở hữu các cổ phiếu thông thường của công ty được thanh toán định kỳ khi công ty có lợi nhuận. Khoản cổ tức có thể được thanh toán bằng tiền mặt, chứng khoán hay tài sản của công ty trên
  19. cơ sở quyết định của Ban Quản trị. Dựa vào cổ tức của cổ phiếu, các nhà phân tích và đầu tư thường xem xét đến chỉ số lợi tức hiện thời - Yield. Vậy chỉ số lợi tức hiện thời là như thế nào? Đây là chỉ số quan hệ giữa thị giá và cổ tức cổ phiếu. Khi cổ tức và khả năng thanh toán cổ tức trong tương lai của loại cổ phiếu bạn chọn càng cao thì thị giá cổ phiếu đương nhiên sẽ gia tăng. Ví dụ: Nếu cổ tức của công ty A trong năm 1998 phát cho cổ đông là 30.000 đồng và giá giao dịch mua bán cổ phiếu này hiện tại là 200.000 đồng, như vậy chỉ số lợi tức hiện thời là 15%, nếu như trong những năm kế tiếp cổ phiếu vẫn giữ được khoản thanh toán cổ tức ổn định hoặc tăng so với năm 1998 thì cổ phiếu của công ty A cũng có khả năng
  20. hấp dẫn nhất định bởi tỷ suất lợi tức hiện thời khá cao so với cổ phiếu các công ty khác. Tuy nhiên, nếu bạn hoàn toàn dựa vào chỉ số này để đánh giá cổ phiếu của một công ty đắt hay rẻ thì rất có thể dẫn đến quyết định sai lầm, bởi vì các công ty có thể duy trì cổ tức ở tỷ lệ cao trong một khoản thời gian dài trước khi họ buộc phải cắt giảm nó, và hậu quả là thị giá cổ phiếu có khả năng giảm rất lớn ngay tức thời. Tại sao chúng tôi sử dụng từ "có khả năng giảm giá" bởi vì cũng có phần lớn các nhà đầu tư quan niệm rằng: nếu một công ty tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng cắt giảm phần chia cổ tức cho các cổ đông để gia tăng nguồn vốn hoạt động và tái đầu tư thì có khả năng công ty sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai và đồng thời thư
  21. giá cổ phần được gia tăng do phần lợi nhuận để lại tái đầu tư đó, và như thế thị giá cổ phiếu trái lại được gia tăng do nhiều người muốn mua để chờ cơ hội tăng giá trong tương lai. Trên đây là các khái niệm và chỉ số chứng khoán tài chính mà các nhà phân tích – đầu tư trên thế giới thường sử dụng tham chiếu để trước khi đưa ra những quyết định đầu tư cuối cùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lưu tâm đến các thông tin về những công ty chọn đầu tư như: Công bố tung ra một số sản phẩm mới trên thị trường; Thay đổi hoặc sa thải một số vị trí nhân sự quản lý chủ chốt; Sự cải tiến, nâng cao kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm Tất cả những thông tin đó sẽ giúp bạn phần nào củng cố những đánh giá ban
  22. đầu và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy vậy, khi bạn thực sự muốn đầu tư vào chứng khoán các công ty phát hành trên thị trường thì nên thông qua các tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp trong lĩnh vực này để được tư vấn đầy đủ và hạn chế các sai lầm không đáng có xảy ra cũng như hiệu quả đầu tư sẽ cao hơn hoặc tham gia đầu tư gián tiếp vào các Quỹ đầu tư, ngoại trừ bạn hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình khi đưa ra các quyết định đầu tư. (Tiến sĩ Đỗ Linh Hiệp - Trưởng Khoa Tiền tệ - Học viện Ngân hàng)
  23. Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp gồm ít nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư là đa dạng hoá nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn. Khi bạn đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, sự thua lỗ của một loại chứng khoán chỉ có tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục, thậm chí nhiều khi bạn có thể bù lỗ bằng lợi nhuận thu được từ các chứng khoán khác trong cùng một danh mục đó. Tuy nhiên, việc hạn chế thua lỗ bằng
  24. cách đa dạng hoá danh mục đầu tư cũng có một cái giá của nó: bạn cũng không thể thu được các khoản lợi nhuận lớn. Rất ít người đầu tư có thể thu được khoản lợi nhuận cao từ việc đầu tư tất cả số tiền của họ vào một loại chứng khoán tốt nhất hiện có trên thị trường. Do đó, đại đa số công chúng đầu tư chọn hình thức đầu tư thứ hai là giảm thiểu hoá thua lỗ bằng cách đa dạng hoá đầu tư. Và suy cho cùng thì việc từ bỏ những món hời lớn, bằng lòng với những khoản thu nhập vừa phải để tránh thua lỗ quá mức là một cái giá vừa phải và hoàn toàn hợp lý. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước trong việc xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với cá tính cũng như mục đích mà bạn đã chọn. Bước 1: Xác định bạn là người đầu
  25. tư tích cực hay thụ động? Khi bắt tay vào xây dựng danh mục đầu tư, điều quan trọng trước tiên mà bạn phải xác định là xem mình thuộc dạng nào: tích cực hay thụ động? Đây là một việc làm hết sức cần thiết, vì nó sẽ quyết định đến toàn bộ cách thức đầu tư của bạn sau này. Người đầu tư tích cực là người luôn sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để quản lý danh mục đầu tư của mình. Còn người đầu tư thụ động thì chỉ muốn bỏ ra một khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để theo dõi các khoản đầu tư và bằng lòng với các khoản lãi khiêm tốn có được. Cần lưu ý rằng quy mô đầu tư là không quan trọng mà điều cốt yếu là bạn tiêu tốn bao nhiêu thời gian và công sức cho danh mục đầu tư của mình. Chúng ta có thể thấy rằng đa số các nhà đầu tư đều thuộc dạng thụ
  26. động, bởi vì họ là những người không chuyên nghiêp, thiếu kỹ năng chuyên sâu cũng như đã bị các công việc hàng ngày chiếm mất quỹ thời gian. Bước 2: Quyết định cơ cấu của danh mục đầu tư Điều thứ hai cần tính đến là tỷ trọng cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục đó. Đây là một quyết định mang tính chất cá nhân và tuỳ theo quan điểm mỗi người. Một số người không thích đầu tư quá nhiều vào cổ phiếu, còn một số khác lại không thích sở hữu quá nhiều trái phiếu. Cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể về tỷ lệ này. Hiện nay, đa số ý kiến nghiêng về tỷ lệ 50/50, tức là 50% số tiền của danh mục được sử dụng để đầu tư vào cổ phiếu, phần còn lại sẽ được sử dụng để mua trái
  27. phiếu. Nhiều nhà tư vấn đề nghị tăng tỷ lệ trái phiếu trong danh mục khi chủ sở hữu sắp đến tuổi về hưu. Tuy nhiên, một số cá nhân khác lại có quan điểm cho rằng, trước sức ép của lạm phát cũng như khả năng kiếm tiền sẽ suy giảm khi về già, chủ sở hữu danh mục nên tăng dần tỷ lệ cổ phiếu theo thời gian. Họ lập luận là không nên giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trong danh mục đầu tư vì lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ không thể tăng như lạm phát. Chính vì vậy mà cổ phiếu là một trong những lựa chọn được ưu tiên hàng đầu để chống lại ảnh hưởng của lạm phát. Tuy nhiên, cũng có khi thu nhập do cổ phiếu đem lại không theo kịp với tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu chất lượng cao. Trong trường hợp này, đầu tư vào các trái phiếu chất lượng cao và để dành một khoản tiết kiệm để đối
  28. phó với lạm phát được xem là một biện pháp khả thi. Ngoài ra còn một trường hợp khác mà chúng ta cũng cần đề cập tới, đó là tỷ trọng của danh mục đầu tư có cần phải điều chỉnh theo sự biến động của thị trường không? Giả sử rằng bạn đang có trong tay một danh mục đầu tư với tỷ lệ 50/50. Nếu thị trường cổ phiếu tăng giá và làm cho danh mục của bạn có tỷ lệ 65% cổ phiếu và 35% trái phiếu thì bạn có nên bán bớt một số cổ phiếu để đưa danh mục trở về tỷ lệ 50/50 hay không? Xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung đại đa số các nhà đầu tư sẽ không bán đi cổ phiếu để đề phòng trường hợp khi cổ phiếu giảm giá thì danh mục sẽ trở về mức cân bằng 50/50. Bước 3: Đa dạng hoá danh mục đầu
  29. tư 1. Đa dạng hóa tổ chức phát hành. Nếu danh mục đầu tư của bạn chỉ bao gồm toàn bộ các trái phiếu Chính phủ thì bạn không cần phải đa dạng hoá chủng loại các chủ thể phát hành, bởi vì trái phiếu Chính phủ hoàn toàn không có rủi ro. Tuy nhiên, nếu bạn mua trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương hoặc cổ phiếu thì việc đa dạng hoá chủ thể phát hành là một vấn đề cần được cân nhắc, bởi vì các loại chứng khoán này luôn tiềm tàng một số rủi ro nhất định. Vấn đề đặt ra là nên đa dạng hóa đến mức độ nào? Điều này còn tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân. Chẳng hạn như nếu bạn mua cổ phiếu của 20 nhà phát hành khác nhau và khi một nhà phát hành chẳng may bị phá sản thì danh mục đầu tư của bạn chỉ bị suy giảm 5%. Mỗi nhà đầu tư sẽ
  30. tự đưa ra quyết định cho danh mục đầu tư của mình dựa vào cá tính bản thân, tiềm lực tài chính cũng như mức độ rủi ro mà họ có thể chịu đựng. 2. Bên cạnh việc đa dạng hoá các tổ chức phát hành, bạn cũng cần đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa các nguồn thu hoặc có thể đa dạng hoá theo vị trí địa lý. Bạn cần chú ý rằng, càng đa dạng hoá thì sẽ càng hạn chế được rủi ro, tuy nhiên đừng nên đa dạng hoá quá nhiều vì như vậy sẽ tốn rất nhiều công sức quản lý và đến một lúc nào đó thì danh mục sẽ vượt quá tầm kiểm soát của bạn.
  31. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư một cách tối ưu nhất? Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán được giao dịch trên thị trường như cổ phiếu, trái phiếu, hay các giấy tờ sở hữu bất động sản Vì sao cần quản lý danh mục đầu tư? - Thứ nhất, đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn
  32. chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tư. - Thứ hai, việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế. Nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao thường không muốn trong danh mục của mình có những chứng khoán giống như trong danh mục của những người chịu thuế thấp. - Thứ ba, quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi của khách hàng đầu tư. Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu riêng trong chính sách lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro. Thông thường người già ưa thích đầu tư vào những chứng khoán có độ an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, còn giới trẻ lại thích đầu tư vào những chứng khoán có độ rủi ro cao nhưng kỳ vọng mức
  33. lợi tức cao. Quy trình quản lý danh mục đầu tư Quản lý danh mục đầu tư là quá trình liên tục và có hệ thống gồm 4 bước: - Thứ nhất, xác định mục tiêu đầu tư. Trọng tâm của việc xác định mục tiêu là xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro đó. - Thứ hai, xây dựng các chiến lược phù hợp với mục tiêu bao gồm việc lập các tiêu chuẩn và phân bổ đầu tư. - Thứ ba, giám sát theo dõi những diễn biến giá cả tương đối của chứng khoán trên thị trường, cả mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi. - Thứ tư, điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường và
  34. mục tiêu của người đầu tư. Một nguyên tắc nữa của danh mục là chính sách đầu tư được viết ra bằng văn bản và có sự cam kết của nhà đầu tư. Điều này rất cần thiết vì nó đảm bảo tính nhất quán, không xét lại theo tính ngẫu hứng, không phụ thuộc vào quan điểm ngắn hạn của chủ đầu tư. Quản lý danh mục đầu tư một cách chủ động hay bị động? Học thuyết về thị trường hữu hiệu cho rằng, việc quản lý danh mục đầu tư chủ động (tức là dựa vào kỹ thuật và công nghệ hiện đại để phân tích, đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó) chỉ là sự lãng phí thời gian và tiền bạc. Học thuyết này khuyến khích cho chiến lược đầu tư bị động. Mục tiêu duy nhất của chiến lược đầu tư bị động là tạo dựng một danh mục
  35. đầu tư được đa dạng hóa hoàn toàn. Điều này trái ngược hẳn với quản lý chủ động là luôn đi tìm những chứng khoán định giá thấp hơn hay cao hơn giá thị trường để mua hoặc bán kiếm lời. Những yêu cầu của quản trị viên chuyên nghiệp - Thứ nhất, phải tạo ra mức lợi nhuận trung bình đối với mức độ rủi ro cụ thể. Lý thuyết phân tích danh mục đầu tư hiện đại đã chứng minh được mức sinh lời sau khi đã loại trừ rủi ro có thể vượt trội thông qua nắm bắt thời cơ thị trường hoặc khả năng lựa chọn cơ cấu chứng khoán trong danh mục đầu tư. Đối với một quản trị viên danh mục cổ phiếu, nếu có khả năng dự báo thời điểm lên hoặc xuống của thị trường cổ phiếu, có thể điều chỉnh thành phần cấu tạo của danh
  36. mục đầu tư để đón đầu xu hướng thị trường thì có thể nắm giữ những cổ phiếu có lợi nhuận mong đợi cao khi thị trường đang lên giá. Đối với một quản trị viên danh mục trái phiếu, nếu có khả năng dự báo xu hướng vận động của lãi suất, sẽ điều chỉnh kịp thời mức đáo hạn bình quân để đón đầu những biến động lãi suất thị trường. Kết quả đạt được sao cho nắm giữ được danh mục trái phiếu có mức đáo hạn bình quân cao khi lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại, nắm giữ thời hạn trung bình của những trái phiếu thấp khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng. - Thứ hai, khả năng đa dạng hóa chứng khoán trong một danh mục để loại bỏ rủi ro không hệ thống (rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động vào một tài sản hoặc
  37. một chủ thể nào đó). Mức độ đa dạng hóa có thể được đánh giá trên cơ sở mối tương quan giữa mức sinh lời danh mục do thành viên đó thiết lập với danh mục thị trường. Vì vậy, quản lý danh mục đầu tư có vai trò rất quan trọng. Tối ưu trong danh mục đầu tư phụ thuộc vào tuổi tác mức thuế, tâm lý đối với rủi ro Nhiệm vụ của nhà quản lý danh mục đầu tư là tập hợp danh mục các chứng khoán phù hợp với đòi hỏi này.
  38. Giới thiệu danh mục đầu tư Nguồn: Công ty TVH Danh mục đầu tư có khả năng niêm yết Số Loại Lĩnh Giá trị đầu ROE CT đầu danh mục vực tư Av. tư Danh Đa 100.000.000 4 27.8 mục 1 dạng Danh Đa 100.000.000 4 27.4 mục 2 dạng Danh Đa 100.000.000 4 31.5 mục 3 dạng Danh Đa 100.000.000 4 19.9 mục 4 dạng Danh Đa 100.000.000 4 27.8 mục 5 dạng Danh Đa 100.000.000 4 26.2
  39. mục 6 dạng Danh Đa 100.000.000 4 31.2 mục 7 dạng Danh Đa 100.000.000 4 36.3 mục 8 dạng Danh Đa 100.000.000 4 22.3 mục 9 dạng Danh Đa 100.000.000 4 27.5 mục 10 dạng Tổng - - - - cộng Danh mục đầu tư thị trường OTC tương lai Giá Số Loại Lĩnh ROE trị đầu cty đầu danh mục vực Av. Av. tư tư Danh Bất - - N/A mục 1 động sản Danh Khách - - N/A mục 2 sạn
  40. Danh May - - N/A mục 3 mặc Danh CN - - N/A mục 4 thông tin Danh Vận - - N/A mục 5 tải Danh Bao bì - - N/A mục 6 Danh Tài - - N/A mục 7 chính NH Danh Thực - N/A mục 8 phẩm - Danh Hóa - - N/A mục 9 chất Danh Xăng - - N/A mục 10 dầu Danh Giấy - - N/A mục 11 Danh Giày - - N/A mục 12 dép Danh Xây - - N/A mục 13 dựng
  41. Tổng - - - - cộng Ghi chú: LNTT Lợi nhuận trước thuế GTTST: Giá trị tài sản thuần Tỷ suất thu nhập trên thời giá cổ Yield: phần Chỉ số Giá đầu tư so với lợi nhuận công ty P/E LNST Lợi nhuận sau thuế TGCP Thời giá cổ phần ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ Các số liệu thông tin được phân tích, đánh giá liên quan đến những danh mục đầu tư trên do các chuyên viên phân tích tài chính của Công ty TVH thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu nội bộ và mang tính tham khảo cho chủ thể có quan tâm mà không mang tính tư vấn hay đề nghị giao dịch mua bán. Mọi hình thức sao chép
  42. hoặc sửa đổi nội dung của các danh mục trình bày hoặc sử dụng làm cơ sở để bán hoặc sở hữu các chứng khoán liên quan, chúng tôi hoàn toàn không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý hay đảm bảo về tính chính xác hoặc hoàn chỉnh của nó.
  43. 10 điều cần biết về đầu tư chứng khoán Dưới đây là những kinh nghiệm, thực tiễn rút ra từ các thị trường chứng khoán nước ngoài. VASC theo SGTT, tác giả: Võ Đặng Quang 1. Kinh doanh dài hạn, cổ phiếu vượt xa tất cả các dạng đâù tư khác. Từ 1926 đến 1999, thị trường chứng khoán Mỹ có tỷ suất thu nhập trung bình 11,4% hàng năm. Loại tài sản tốt nhất kế tiếp là trái phiếu mang lại 5,1%. Nếu năm 1926 đầu tư 100 đô la vào cổ phiếu thì lãi sẽ mang lại 264.600 đôla vào năm 1999. Cũng trong thời gian đó, 100 đôla đầu tư vào trái phiếu mang lại 3.800 đôla. 2. Trong ngắn hạn, cổ phiếu có thể
  44. nguy hại cho sức khoẻ tài chính của bạn. Trong ngày tồi tệ nhất lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ (19.10.1987), 22,6% tổng giá trị của các cổ phiếu bị mất trong sáu giờ rưỡi giao dịch. 3. Các khoản đầu tư rủi ro thường mang lại lợi nhuận nhiều hơn các khoản an toàn. Người đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận cao hơn để nhận lấy rủi ro. Đó là một lý do tại sao cổ phiếu vốn được coi như rủi ro hơn trái phiếu, thường mang lại lợi nhuận nhiều hơn. 4. Yếu tố quyết định lớn nhất và duy nhất đến giá trị cổ phiếu là lợi nhuận. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu dao động dựa trên mọi thứ từ lãi suất đến tâm lý người đầu tư. Nhưng trong dài hạn, lợi nhuận là quyết định. Nếu lợi nhuận của một cổ phiếu tăng cao trong suốt 10 năm
  45. thì giá của nó cũng sẽ tăng. 5. Thời gian và mức độ biến động của cổ phiếu lớn hơn nhiều so với trái phiếu. Trong năm 1994, năm tồi tệ nhất gần đây của trái phiếu, trái phiếu trung hạn kho bạc Mỹ giảm 1,8% và năm sau đã tăng lại 14,4%. 6. Lãi suất tăng là điều xấu cho giá trị trái phiếu. Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm. Tại sao? bởi vì người mua sẽ không trả cho loại trái phiếu cũ lãi suất 6% bằng với mức trái phiếu mới có lãi suất 7%. Ngược lại, khi lãi suất giảm, trái phiếu sẽ tăng. 7. Lạm phát là mối đe dọa lớn nhất cho các khoản đầu tư dài hạn của bạn. Mức lạm phát trong lịch sử ở Mỹ trung bình làm mất đi giá trị đồng tiền khoảng 3,2 % một năm. Với mức này 264.000 đôla thu được
  46. vào năm 1999 từ đầu tư cổ phiếu trên sẽ chỉ tương đương 26.500 đôla năm 1926. 8. Trái phiếu chính phủ là một đầu tư chắc chắn nhất. Các loại trái phiếu chính phủ thường được coi là an toàn nhất vì Nhà nước có thể in thêm tiền để trả nợ nếu cần. 9. Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn một danh mục đầu tư tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá - nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau - làm giảm rủi ro bởi vì nếu một số khoản đầu tư của bạn đi xuống thì số khác đi lên. 10. Các quỹ đầu tư chung theo chỉ số chứng khoán thường có kết quả tốt hơn các quỹ được quản lý tích cực (có tìm kiếm sàng lọc chứng khoán). Trong một quỹ chỉ số, người quản lý thiết lập danh mục đầu
  47. tư bằng cách bắt chước mua các chứng khoán làm nên một chỉ số thị trường thay vì tìm cách chọn lựa chứng khoán tốt.
  48. Hướng dẫn mua bán chứng khoán Chỉ những thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán (là các công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động môi giới, tự doanh và đã đăng ký với TTGDCK) mới được phép giao dịch chứng khoán tại TTGDCK. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ở Việt Nam muốn giao dịch chứng khoán (mua, bán, chuyển nhượng) phải thông qua các công ty kinh doanh chứng khoán (CTCK). VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam Nguyên tắc giao dịch chứng khoán Chỉ những thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán (là các công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động môi giới, tự
  49. doanh và đã đăng ký với TTGDCK) mới được phép giao dịch chứng khoán tại TTGDCK. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ở Việt Nam muốn giao dịch chứng khoán (mua, bán, chuyển nhượng) phải thông qua các công ty kinh doanh chứng khoán (CTCK). Hiện tại Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép cho 6 CTCK hoạt động: có 2 CTCK đặt trụ sở ở Hà Nội và tại Tp.HCM có trụ sở hoặc chi nhánh của 6 CTCK. Vai trò tư vấn đầu tư CK Nhà đầu tư CK sẽ nhận được sự tư vấn miễn phí của các nhân viên phòng kinh doanh chứng khoán của CTCK. Các nhân viên này sẽ tư vấn về chứng khoán và TTCK nói chung, giá cả các loại chứng khoán hiện lưu hành tại TTGDCK, nên
  50. mua hay bán loại chứng khoán nào, số lượng bao nhiêu Ngoài ra CTCK còn cung cấp cụ thể thông tin về tình hình tài chính, sự biến động trong hoạt động kinh doanh của các công ty có cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK, thông tin về giá chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) đang được quan tâm. đối với các khách hàng có hiểu biết về CK và TTCK cũng như các công ty có CK niêm yết trên TTCK thì có thể CTCK sẽ cung cấp thông tin sâu hơn về các công ty niêm yết trên thị trường, hoặc bản cáo bạch của các công ty này cho khách hàng muốn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, đầu tư của các công ty có chứng khoán niêm yết. Mua - bán chứng khoán, phải làm gì?
  51. Trước tiên, khách hàng (nhà đầu tư chứng khoán) phải đến phòng kinh doanh của công ty chứng khoán và mở một tài khoản. Nhà đầu tư chứng khoán cần điền đầy đủ vào giấy yêu cầu mở tài khoản những nội dung: số chứng minh thư nhân dân, điện thoại, phương thức giao dịch (chữ ký, dấu ). Số chứng minh thư này sẽ là mã số kinh doanh của nhà đầu tư đồng thời là mã số quản lý của CTCK về nhà đầu tư trên TTGDCK. Sau đó, nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng giao dịch với CTCK trên cơ sở mẫu hợp đồng mở tài khoản ký giữa CTCK và khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 04/1998 của UBCKNN về Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK. Nội dung của hợp đồng là khách hàng đề nghị bên CTCK mở một tài khoản giao dịch chứng
  52. khoán (sau đây gọi là tài khoản) đứng tên khách hàng để lưu giữ, quản lý tiền, chứng khoán và thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng thông qua TTGDCK. Theo quy định tại Nghị định số 48/CP về chứng khoán và TTCK, nhà đầu tư chỉ được mở tài khoản tại một công ty chứng khoán. Do vậy, trước khi định mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư nên tự mình lựa chọn CTCK để mở tài khoản. Việc mở tài khoản chứng khoán hiện nay được các CTCK thực hiện miễn phí, đồng thời khách hàng cũng không phải ký quỹ, đặt cọc khoản tiền nào. Các phiên giao dịch và mệnh giá cổ phiếu Theo Quy chế thành viên, niêm yết và giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 04/Qđ (ngày 27/3/1999)
  53. của Chủ tịch UBCKNN, TTGDCK tổ chức các phiên giao dịch chứng khoán từ 8h đến 11h các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật lao động. NĐ 48/CP về chứng khoán và TTCK qui định: mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư thống nhất là 10.000 đ. đối với trái phiếu, mệnh giá tối thiểu của trái phiếu là 100.000 đ. Trong trường hợp giá cổ phiếu lên hay xuống thì cũng sẽ dao động xung quanh mức 10.000 đ này. Từ những tư vấn của CTCK và tuỳ vào khả năng tài chính, nhà đầu tư sẽ tự quyết định nên mua hay bán loại chứng khoán nào, số lượng bao nhiêu và yêu cầu CTCK thực hiện lệnh mua, bán của mình. Nếu đồng ý để lại chứng khoán do mình sở hữu cho CTCK lưu giữ hộ tại CTCK để bảo quản và thực
  54. hiện các quyền của khách hàng đối với chứng khoán nhằm tránh rủi ro, hư hỏng, mất mát, giả mạo thì cũng có nghĩa là nhà đầu tư đã sử dụng nghiệp vụ lưu ký chứng khoán tại CTCK. Giới hạn số lượng cổ phiếu: Tất cả các nhà đầu tư chứng khoán có thể mua, bán số lượng cổ phiếu đang nắm giữ. Mức hạn chế số lượng cổ phiểu là 5% cho thể nhân và 10% cho pháp nhân (trong nước); 3% cho cá nhân và 7% đối với pháp nhân (nước ngoài). Phí môi giới chứng khoán UBCKNN qui định mức phí môi giới tối đa của các CTCK là 0,75% trên tổng trị giá mua bán cổ phiếu và 0,5% đối với trái phiếu. Theo nguồn tin từ UBCKNN, hiện nay Uỷ ban đang kiến nghị giảm mức phí tối đa
  55. môi giới cổ phiếu xuống 0,35% và trái phiếu 0,1%. Mức phí thanh toán bù trừ là 0,4% trên tổng trị giá thanh toán và miễn phí gửi lưu ký CK. Trên thị trường tự do hiện nay, mức phí môi giới là 1% cho cổ phiếu.
  56. Quy trình đặt một lệnh của nhà đầu tư VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam Đặt lệnh mua hay bán chứng khoán Nhà đầu tư muốn mua hoặc muốn bán sẽ đến gặp công ty chứng khoán. Khách hàng ký hợp đồng uỷ thác mua hoặc uỷ thác bán chứng khoán với công ty chứng khoán. Khách hàng đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị bằng phiếu lệnh. Nội dung chi tiết của lệnh gồm có: a. Lệnh mua hay lệnh bán; b. Tên chứng khoán - mã số chứng khoán; c. Số lượng chứng khoán; d. Giá; e. Điều kiện về thời gian đáo hạn của trái
  57. phiếu (nếu có). Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh, Phòng tiếp thị công ty chứng khoán chuyển giao phiếu lệnh cho phòng giao dịch, đồng thời thông báo cho phòng thanh toán bù trừ. Cùng lúc này, một nghiệp vụ rất quan trọng là phòng giao dịch + phòng thanh toán + công ty chứng khoán phải tiến hành kiểm tra tài khoản của khách hàng. Luật quy định khách mua phải có đủ tiền 100% trong tài khoản giao dịch và khách bán phải có đủ 100% chứng khoán. Công ty kiểm tra lần cuối tính hợp lệ của lệnh mua - lệnh bán. Phòng giao dịch chuyển lệnh qua máy cho đại diện giao dịch tại TTGDCK. Giao dịch tại TTGDCK Đại diện giao dịch nạp lệnh mua - bán
  58. vào hệ thống máy điện tử của TTGDCK, gọi tắt là hệ thống giao dịch chi tiết nạp vào hệ thống gồm các khoản a, b, c, d, e (cả mục 3 nói trên) cùng với các chi tiết kế tiếp sau đây: f: Số hiệu của lệnh giao dịch; g. Lệnh sửa đổi hoặc huỷ bỏ (kèm số hiệu của lệnh gốc); h. Giao dịch cho khách hàng giao dịch tự doanh; i. Mã số quản lý đầu tư nước ngoài (nếu là người đầu tư nước ngoài); k. Mã số của thành viên; l. (Các chi tiết khác do TTGDCK quy định). Nếu có sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh theo ý kiến khách hàng thì đại diện giao dịch nhập lại lệnh mới kèm số hiệu lệnh gốc. Lệnh mới (sửa đổi/huỷ bỏ) chỉ hiệu lực
  59. khi lệnh gốc chưa được thực hiện. TTGDCK sau mỗi đợt khớp lệnh lúc 9 - 10 - 11 giờ sẽ thông báo kết quả cho lệnh được khớp đến đại diện giao dịch và cho công ty chứng khoán (chi tiết kết quả khớp lệnh). Đại diện giao dịch nhận thông báo của TTGDCK lập tức báo cho phòng giao dịch của công ty tất cả chi tiết liên quan đến lệnh. Phòng giao dịch ghi "đã mua hoặc đã bán" vào phiếu lệnh của khách hàng và thông báo cho phòng thanh toán. TTGDCK xác nhận với đại diện giao dịch về kết quả giao dịch sau khớp lệnh. Chi tiết xác nhận gồm có: 1. Tên chứng khoán; 2. Khối lượng mua và bán; 3. Tên (mã số) của bên thành viên đối tác;
  60. 4. Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện ; 5. Số hiệu của lệnh được thực hiện; 6. Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của TTGDCK. Kết thúc phiên giao dịch Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực hiện. Phòng thanh toán lập báo cáo thanh toán và bù trừ về chứng khoán và tiền vốn chuyển cho phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán (của TTGDCK). Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so khớp số liệu và thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi thông báo cho ngân hàng thanh toán của hai bên đối tác mua - bán để thanh toán vốn đã giao dịch.
  61. Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn (ngân hàng hoạt động lưu ký) thực hiện tác nghiệp về thanh toán vốn. Trong trường hợp công ty chứng khoán chưa kịp thanh toán trong thời hạn quy định, TTGDCK sẽ dùng quỹ hỗ trợ thanh toán thực hiện thay cho công ty chứng khoán (sau đó tính lãi, phạt và các hình thức chế tài khác đối với công ty chứng khoán - quy định tại các điều 61 - 62 của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo Qđ số 05/UBCKNN ngày 27/3/99 của UBCKNN).
  62. Đầu tư vào cổ phiếu: Năm yếu tố cân nhắc trước khi đầu tư Nếu bạn có vài triệu đồng và muốn mua cổ phiếu vì tò mò, xin hãy từ từ bởi vì mua bây giờ sẽ mất khá nhiều thời gian, dù cho bạn có đặt giá cao nhất cũng chưa chắc đã mua được. Hãy đợi khi nào người ta bán ra nhiều thì bạn mua cũng chưa muộn. VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam Để phân tích và lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư thường mất khá nhiều thời gian và công sức nghiên cứu về các công ty được niêm yết để có được những quyết định đúng đắn chứ không phải trông đợi vào sự may rủi. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về công
  63. ty, tiếp đó là phân tích về thị trường, phân tích về ngành kinh tế, phân tích về công nghệ, phân tích về nguồn cung cấp, phân tích tài chính và phân tích rủi ro. 1. Phân tích về thị trường. Nhà đầu tư cần biết chính xác công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nào, một công ty có thể đăng ký hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực nhưng thực sự công ty chỉ hoạt động chính trên một vài lĩnh vực, những lĩnh vực đó sẽ mở rộng hay thu hẹp trong tương lai; công ty sản xuất sản phẩm gì, sản phẩm đó so sánh với các sản phẩm cùng loại có những điểm mạnh, điểm yếu nào; những công ty nào cũng sản xuất những sản phẩm tương tự và liệu họ có thể chiếm thị phần của công ty hay không; nhóm khách hàng chủ yếu có tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty trong tương lai
  64. hay không ? 2. Phân tích về ngành Ngành kinh tế mà công ty hoạt động có khả năng tăng trưởng mạnh hay suy yếu trong tương lai; khi nền kinh tế suy thoái thì ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi mức độ nào; Khi có quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành thì tỷ suất lợi nhuận có giảm? 3. Phân tích về công nghệ Công nghệ hiện tại có phải là công nghệ thích hợp không; công nghệ đó có bị lạc hậu và phải thay thế bởi công nghệ khác trong thời gian tới hay không; công nghệ có gây ô nhiễm môi trường hay không và chi phí để xử lý ô nhiễm môi trường là bao nhiêu? 4. Phân tích tài chính Nhà đầu tư thường xem xét rất kỹ bản báo cáo kiểm toán và các bản báo cáo tài
  65. chính của công ty và phần diễn giải của báo cáo kiểm toán. 5. Xem xét kế hoạch kinh doanh Điểm quan trọng nhất trong bản kế hoạch kinh doanh của một công ty là tính khả thi của nó, không phải là nhân những kết quả trong quá khứ với một hệ số nào đó. Làm thế nào để đạt được doanh số như trong bản kế hoạch kinh doanh, những yếu tố về thị trường được xem xét ở trên làm thay đổi doanh số như thế nào và các chi phí trong tương lai sẽ biến đổi ra sao? Sau khi phân tích, bạn sẽ có được một cái nhìn về công ty và những đánh giá riêng của mình về hoạt động cũng như khả năng sinh lợi của công ty trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cũng cần cập nhật liên tục kết quả hoạt động của công ty và các thông tin liên quan đến công ty, hay xem xét
  66. những yếu tố cả những yếu tố thuận lợi và khó khăn để có thể đánh giá được công ty đã hoặc sẽ đạt được bao nhiêu phần trăm những mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh đề ra chứ không phải là đạt được bao nhiêu phần trăm kết quả so với cùng kỳ năm trước.
  67. Xây dựng kế hoạch đầu tư chứng khoán Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này dường như không có chỗ cho những quyết định theo cảm tính. Muốn thành công bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề. Điều quan trọng hơn cả là phải hoạch định được một kế hoạch đầu tư thích hợp. VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán Không ít người xem việc đầu tư chứng khoán như tham gia vào một cuộc chơi ngẫu hứng với hy vọng việc mua chứng khoán sẽ kiếm được nhiều tiền nhanh chóng. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này dường như không có chỗ cho những quyết định theo cảm tính. Muốn
  68. thành công bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề. Điều quan trọng hơn cả là phải hoạch định được một kế hoạch đầu tư thích hợp. Theo kinh nghiệm của các nhà phân tích đầu tư, trong quá trình hoạch định kế hoạch đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét các vấn đề sau: 1. Nên đầu tư bao nhiêu tiền vào chứng khoán? Câu trả lời tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Trước hết, bạn phải xác định được khoản tiền có thể sử dụng cho việc đầu tư chứng khoán (sau khi đã trừ các khoản nợ và nhu cầu về tiền trong tương lai). Sau đó, bạn cần xác định tỷ lệ giữa khoản tiền đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn. Thông thường, các nhà tư vấn đầu tư thường hỏi bạn các thông tin về các khoản thu nhập (bao gồm thu nhập từ
  69. lương, thưởng, các khoản gửi tiết kiệm, đầu tư) và chi tiêu của bạn (bao gồm các khoản chi tiêu cho ăn ở, y tế, giáo dục, giải trí ) để xác định khả năng bạn có thể tham gia đầu tư. Có được các thông số trên cùng với mục tiêu đầu tư của bạn, nhà môi giới sẽ đưa ra các ý kiến tư vấn thích hợp. Đối với các tổ chức đầu tư, khả năng tài chính cũng cần được xác định rõ nhằm xác định họ có thể đầu tư bao nhiêu tiền vào chứng khoán. 2. Xác định mục đích đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Cũng như các lĩnh vực đầu tư khác, trong đầu tư chứng khoán tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức thu nhập với mức rủi ro. Thu nhập càng cao thì mức độ rủi ro tiềm ẩn càng lớn. Khi đầu tư vào cổ phiếu, các nhà đầu tư thường kỳ vọng vào hai loại thu nhập,
  70. đó là thu nhập từ cổ tức và từ mức tăng thị giá cổ phiếu. Thu nhập từ cổ tức thường không được đảm bảo vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Thu nhập từ mức tăng thị giá cổ phiếu là biểu hiện của mối quan hệ trực tiếp giữa triển vọng kinh doanh của công ty với nhu cầu mua cổ phiếu trên thị trường. Một khi công ty có những biểu hiện cho thấy triển vọng sẽ phát triển tốt thì các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai. Đầu tư vào cổ phiếu chứa đựng nhiều loại rủi ro (bao gồm rủi ro về lãi suất, rủi ro về tính thanh khoản, rủi ro kinh doanh, rủi ro lạm phát ) trong khi thu nhập chỉ có hai hình thức như đã nói ở trên. Do vậy nhà đầu tư cần phải xác định mục đích đầu
  71. tư một cách rõ ràng. Đây là một yếu tố quan trọng và là cơ sở để đánh giá kết quả đầu tư. Ngoài ra, mục đích đầu tư còn phản ánh lối sống và tham vọng của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư theo đuổi mục tiêu thu nhập từ cổ tức thường đầu tư vào cổ phiếu của các công ty kinh doanh dịch vụ công cộng như điện, điện thoại hoặc các cổ phiếu thượng hạng. Một số khác lại thích các cổ phiếu mà thị giá có xu hướng tăng về lâu dài để tạo thu nhập ở tuổi già. Cũng có những nhà đầu tư chọn cổ phiếu với mục tiêu có tính chất đầu cơ thông qua việc mua bán các cổ phiếu mà giá cả biến động mạnh trong thời gian ngắn. Đây là loại đầu tư có mức độ rủi ro cao nhất. Tuy vậy, đối với những người mới bắt đầu bước vào thị trường chứng khoán (TTCK) thì nên đầu tư
  72. hơn là đầu cơ. 3. Liệu đầu tư chứng khoán có phải là cách thức đầu tư thích hợp? Khi ở vị trí nhà đầu tư chứng khoán, bạn có tự hỏi liệu quyết định đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán có thích hợp không? Để trả lời câu hỏi này một cách thỏa đáng, bạn phải hiểu rõ các đặc trưng cơ bản của cổ phiếu, trái phiếu, các loại hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai và các công cụ đầu tư khác. Mỗi loại công cụ đầu tư đáp ứng một mục tiêu khác nhau. Xác định một danh mục đầu tư hỗn hợp gồm cả cổ phiếu, trái phiếu cũng là một cách để hạn chế rủi ro mà vẫn có cơ hội đạt được mục tiêu lợi nhuận. Để xác định được một danh mục đầu tư hợp lý, bạn có thể sử dụng phương pháp phân bổ vốn theo các công cụ đầu tư. Phương pháp này có
  73. thể thực hiện theo trình tự sau: - Bước 1. Xác định nhóm các công cụ đầu tư. Thông thường có 3 loại công cụ chính là: cổ phiếu, trái phiếu và các khoản đầu tư ngắn hạn dễ chuyển thành tiền mặt. - Bước 2. Xác định tỷ lệ đầu tư cho mỗi nhóm công cụ. Tỷ lệ đầu tư được xác định dựa vào mục tiêu đầu tư và các điều kiện kinh tế như tỷ lệ lãi suất, lạm phát - Bước 3. Xác định các loại chứng khoán cụ thể cho mỗi công cụ đầu tư, đồng thời xác định tỷ lệ cho từng loại chứng khoán đã lựa chọn. 4. Làm thế nào lựa chọn được loại cổ phiếu thích hợp? Để có loại cổ phiếu thích hợp, nhà đầu tư cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến công ty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tình hình
  74. tài chính, các chi tiết của đợt phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành. Nhà đầu tư có thể tìm các thông tin này trong Bản cáo bạch, thông cáo phát hành, trong Báo cáo tài chính của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về khoản đầu tư của mình. 5. Lựa chọn thời điểm tốt nhất để mua bán cổ phiếu. Lựa chọn thời điểm mua bán là một vấn đề rất quan trọng mà tất cả các nhà đầu tư đều quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư ngắn hạn. Làm thế nào để mua được cổ phiếu ở lúc giá thấp trước khi giá tăng và bán ra trước khi giá hạ? Để trả lời câu hỏi này một cách có cơ sở, nhà đầu tư phải nắm bắt được phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Có hai loại thời điểm, thời
  75. điểm chung của thị trường và thời điểm của từng loại cổ phiếu cụ thể. Các yếu tố như chu kỳ kinh tế, lãi suất lạm phát có thể được sử dụng để xác định thời điểm chung của thị trường. Đối với cổ phiếu của công ty, khi phân tích dự đoán xu hướng biến động giá, ngoài những yếu tố mang tính vĩ mô như đã kể trên cần đưa vào mô hình phân tích các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp như đặc thù kinh doanh, chiến lược phát triển riêng của công ty 6. Làm thế nào để mua được cổ phiếu đúng giá? Các nhà phân tích đầu tư khuyên bạn nên sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để định giá mua hợp lý. Thông thường việc phân tích căn cứ vào các tỷ số sau: - Giá trị sổ sách của cổ phiếu: Nếu thị giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị sổ sách thì điều đó cho thấy cổ phiếu đang được
  76. bán với giá rẻ. Tuy nhiên các cổ phiếu có thị giá cao hơn giá trị sổ sách cũng chưa hẳn là có giá đắt, có thể do thị trường đánh giá cao tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai. - Tỷ số nợ trên vốn cổ phần: Cho thấy mức độ nợ trên giá trị ròng của công ty, nếu công ty có tỷ số này cao sẽ phải đương đầu với áp lực trả lãi cao trong tương lai. Có thể so sánh tỷ số này với tỷ số nợ bình quân của các công ty trong cùng ngành đồng thời phân tích thêm các tỷ số về khả năng thanh toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của công ty. - Tỷ số P/E ( Thị giá (P) so với thu nhập (E) của mỗi cổ phần): So sánh tỷ số P/E với mức tăng trưởng dự đoán trong các năm tới của công ty cũng là một cách để các nhà đần tư biết được họ đang mua
  77. cổ phiếu với giá cao hay thấp. Nếu tỷ số P/E cao hơn thì cổ phiếu đang được bán với giá cao và ngược lại. Những nhà đầu tư thích kiếm lời từ sự tăng giá cổ phiếu thường quan tâm đến các cổ phiếu có tỷ số này thấp hơn mức trung bình của thị trường. -Tỷ số thu nhập cho mỗi cổ phần: Tỷ số này là thước đo hiệu quả kinh doanh và khả năng mang lại thu nhập cho cổ phiếu thường trong tương lai, nó cho thấy mức thu nhập mà cổ phiếu thường có thể đem lại. 7. Lựa chọn công ty môi giới chứng khoán Lựa chọn được công ty môi giới chứng khoán thích hợp là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của bạn. Nói cách khác, nó sẽ ảnh hưởng đến sự bảo toàn vốn và khả
  78. năng sinh lời của đồng vốn. Có 2 loại công ty môi giới mà nhà đầu tư có thể giao dịch, đó là: - Công ty môi giới dịch vụ toàn phần: Đây là loại công ty cung cấp đủ các dịch vụ từ việc mua bán chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, thu hộ cổ tức cho khách hàng đến việc cung cấp thông tin, đưa ra ý kiến tư vấn. - Công ty môi giới dịch vụ từng phần: Loại công ty này thường chỉ giúp khách hàng thực hiện việc mua bán chứng khoán mà không có các dịch vụ cung cấp thông tin hoặc tư vấn đầu tư. Để chọn được công ty môi giới thích hợp, bạn nên chủ động tìm hiểu thông qua bạn bè, người thân hoặc các phương tiện thông tin để biết được công ty nào có đội ngũ chuyên viên môi giới tốt, có uy tín, có mức phí hợp lý.
  79. 8. Lựa chọn chiến lược đầu tư Chiến lược đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu đầu tư và thiên hướng chấp nhận rủi ro của bạn. Xếp theo tính chất đầu cơ từ thấp đến cao có thể thống kê các chiến lược đầu tư như: - Chiến lược mua giữ để hưởng cổ tức và sự tăng giá cổ phiếu: Đây là chiến lược đầu tư lâu dài có thể đem lại lợi nhuận mà không đòi hỏi nhà đầu tư phải quan tâm theo dõi các tin tức tài chính hàng ngày. Chiến lược này xuất phát từ những kết luận cho rằng trong quá khứ giá chứng khoán luôn tăng một cách đều đặn. Dù có thể giảm được các rủi ro phát sinh do việc lựa chọn thời điểm, nhưng việc lựa chọn loại cổ phiếu cho chiến lược này không phải dễ. Theo kinh nghiệm của các nhà phân
  80. tích đầu tư, chọn cổ phiếu thượng hạng của các công ty có sức mạnh tài chính, các công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp có triển vọng tăng trưởng là thích hợp cho chiến lược này. Thường các cổ phiếu này có khả năng tăng thị giá và có cổ tức cao trong tương lai. Đây là chiến lược khá đơn giản, thích hợp cho các nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia TTCK. - Chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình: Chiến lược này khuyên nhà đầu tư nên sử dụng một khoản tiền cố định để mua cổ phiếu vào những thời điểm xác định theo tháng, quý hay nửa năm. Như vậy, khi giá cổ phiếu hạ nhà đầu tư sẽ mua được một số lượng cổ phiếu nhiều hơn là khi giá tăng. ý tưởng của chiến lược đầu tư này là trong một khoảng thời gian dài, chi phí trung bình để mua một cổ phiếu luôn thấp
  81. hơn giá trung bình của mỗi cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, nếu ở vào giai đoạn giá hạ liên tục nhà đầu tư có thể sẽ bị lỗ. - Chiến lược tổng giá trị đầu tư cố định: Theo như chiến lược này, nhà đầu tư luôn duy trì một khoản tiền đầu tư cố định vào một hỗn hợp cổ phiếu cả trong trường hợp giá tăng lẫn giảm. Chiến lược này cho phép nhà đầu tư bán bớt cổ phiếu ở thời điểm giá tăng để thu lợi nhuận, ngược lại khi giá hạ nhà đầu tư phải mua thêm cổ phiếu để đưa tổng giá trị đầu tư trở lại mức ban đầu. Việc xác định tổng giá trị đầu tư là bao nhiêu tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận. Nếu bạn thích có thu nhập từ tăng giá cổ phiếu thì mức này sẽ cao hơn là khi bạn thích có thu nhập từ cổ tức. - Chiến lược duy trì tỷ lệ bất biến giữa
  82. cổ phiếu và trái phiếu: Chiến lược này cũng tương tự như chiến lược trên, duy chỉ khác ở điểm là nó luôn duy trì một tỷ lệ đầu tư cố định giữa cổ phiếu và trái phiếu. Ví dụ như tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu là 60%, đầu tư vào trái phiếu và các chứng khoán có thu nhập cố định khác là 40%. Chiến lược này cho phép nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận từ chứng khoán tăng giá để đầu tư vào các chứng khoán khác. Tuy nhiên, nó không đảm bảo mang lại lợi nhuận. - Chiến lược mua trả chậm: Chiến lược này chỉ dành cho các nhà đầu tư lão luyện, thích đầu tư ngắn hạn và có tính chất đầu cơ. Nó cho phép nhà đầu tư chỉ phải trả một phần, thường là 50% tiền mua cổ phiếu. Phần còn lại, công ty môi giới chứng khoán sẽ cho vay.
  83. - Chiến lược bán khống: Điểm đặc trưng của chiến lược này là việc bán chứng khoán không thuộc sở hữu của người bán. Việc bán khống được thực hiện khi người bán dự đoán giá của một loại chứng khoán nào đó sẽ giảm trong tương lai, họ vay chứng khoán của các nhà môi giới hoặc của các công ty chứng khoán để bán và hy vọng sẽ mua được chứng khoán với giá thấp hơn để trả lại cho người cho vay. Việc mua bán này thường được thực hiện thông qua tài khoản bảo chứng. Nếu dự đoán của người bán là đúng, họ có thể thu được lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa giá bán trừ đi giá mua và chi phí lãi vay. Đây là chiến lược đầu tư có độ rủi ro cao nhất vì vậy pháp luật hiện hành vẫn chưa cho phép nhà đầu tư dùng chiến lược này trên thị trường.
  84. Xây dựng được một kế hoạch đầu tư thích hợp thật không dễ dàng đối với những nhà đầu tư mới bước chân vào TTCK. Bạn cần biết rõ bản thân mình và thử phân tích theo các vấn đề nêu trên trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng một cách cứng nhắc mà cần có sự điều chỉnh mục tiêu, chiến lược một cách linh động cho phù hợp với những biến động của thị trường.
  85. Để thành công trong đầu tư qua mạng VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán Một trong những ứng dụng hấp dẫn nhất trong hàng ngàn ứng dụng của Internet là nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư trên mạng. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí từ những thông tin đầu tư của các công ty, các nhân viên tư vấn, các chính sách đầu tư cho đến những bản tin thị trường và những lời khuyên của các chuyên gia về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK). Bước đầu tiên để trở thành nhà đầu tư trên mạng là bạn phải mở một tài khoản giao dịch với công ty chứng khoán. Một trong những trang web tốt nhất để lựa chọn nhà môi giới cho bạn có địa chỉ
  86. www.sonic.net/donaldj , địa chỉ này cung cấp danh sách, bản giới thiệu tóm tắt các công ty môi giới và quan trọng là chúng hoàn toàn miễn phí. Trang này liệt kê và đánh giá xếp hạng những nhà môi giới theo các tiêu chí, đặc điểm, chi phí, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chứng khoán và nhiều yếu tố khác nữa. Bước tiếp theo, bạn phải xác định một số trang web có thể cung cấp cho bạn những thông tin phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật của toàn bộ thị trường và những công ty mà bạn muốn đầu tư vào. Một số trong những trang chủ đầy đủ thông tin về tài chính nhất và dễ vào nhất là , www.moneycentral.com , www.cnbc.com , www.cnnfn.com dành cho thông tin phân tích cơ bản, và www.stockcharts.com ,
  87. www.investtech.com dành cho những thông tin về phân tích kỹ thuật. Đối với thông tin phân tích kỹ thuật, một trong những trang chủ được biết đến nhiều nhất trang . Có nhiều trang web khác cũng cung cấp các bản phân tích hoạt động thị trường trong ngày và cuối ngày miễn phí. Các bạn có thể vào trang www.completetrader.com để tham khảo phân tích chỉ số công nghiệp Dow Jones miễn phí vào cuối mỗi ngày. Sau khi tham khảo những trang web nói trên, bạn đã có được tài khoản đầu tư chứng khoán trên mạng cũng như một số nguồn thông tin về phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật của toàn bộ thị trường và của những loại chứng khoán mình muốn. Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu việc giao dịch
  88. chứng khoán và bước đầu tiên trong "Bốn bước để trở thành nhà đầu tư thành công trên mạng Internet". 1. Theo dõi đồ thị Bước đầu tiên trong việc tìm hiểu giao dịch chứng khoán là theo dõi những dạng đồ thị để biết được những dấu hiệu của hoạt động giao dịch chứng khoán. Một phương pháp đã được kiểm chứng trong việc xác định những loại chứng khoán để đầu tư là hãy chú ý đến những chứng khoán có giá vừa mới "kịch trần" trong vòng 52 tuần qua và hiện giá chỉ mới có xu hướng đi xuống tý chút. Điển hình là do có xu hướng bán chứng khoán ra nhiều nên loại chứng khoán đó sẽ có lúc tạm ngừng và kết quả là giá chứng khoán sẽ giảm trong vòng vài ngày, vài tuần hoặc là lâu hơn nữa.
  89. Phải chú ý đảm bảo là giá không giảm quá mức giá trung bình động của 50 ngày hoặc 200 ngày, lý do là những chỉ tiêu đó được nhiều nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức xem như là những mức hỗ trợ chủ yếu để ra quyết định đầu tư hay là rút ra khỏi thị trường. Nếu như giá của một cổ phiếu vượt quá mức giá trung bình động hỗ trợ chính thì thường là nhiều người sẽ đổ xô vào đầu tư loại cổ phiếu đó và giá sẽ tiếp tục tăng cao nữa. Tuy nhiên, nếu đến lúc những mức hỗ trợ chính đó không còn đúng nữa thì những nhà đầu tư lại tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác. Những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đó sẽ ngay lập tức thi nhau bán ra loại cổ phiếu này và giá của nó sẽ cứ thế mà "rớt" một cách khủng khiếp. Cách tốt nhất để nghiên cứu mẫu đồ thị này là truy cập vào trang
  90. web, chẳng hạn như là trang www.bigcharts.com và chọn xem giá trung bình động trong 50 ngày và 200 ngày. 2. Tìm kiếm thông tin Bước tiếp theo trong việc tìm kiếm các giao dịch trên mạng là tìm hiểu thông tin của những công ty mà bạn cho là tốt và có triển vọng thông qua phân tích đồ thị đã chọn để đầu tư như trên. Những thông tin cơ bản của công ty như thế nào? Công ty sắp tới có lợi nhuận không hay là sắp tách cổ phiếu? Đây là các sự kiện lớn, quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào cổ phiếu của các nhà đầu tư (mặc dù là họ có thể chỉ mua theo tin đồn rồi bán đi khi biết rõ thông tin, nên bạn cần cẩn thận nếu bạn là nhà đầu tư ngắn hạn). Để theo dõi những thông tin cơ bản của công ty bạn đầu tư, bạn nên truy cập vào
  91. những trang chủ đã nêu ở phần trước, đọc các báo cáo của công ty niêm yết và theo dõi các chương trình về tài chính trên phương tiện truyền thông như CNBC, CNNFN & Bloomberg. Bạn có thể sẽ biết được những thông tin tốt về công ty mình đầu tư, định hướng kinh doanh của nó trong nhưng quý, những năm tiếp theo, các sản phẩm kinh doanh của công ty và những mối quan hệ kinh doanh tiềm năng có thể tạo cho công ty một vị thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. 3. Chọn cho mình một chiến thuật đầu tư Một khi bạn đã xác định được loại cổ phiếu nào nên đầu tư, phân tích công ty theo hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật rồi thì đây là lúc bạn phải chọn cho mình một chiến thuật đầu tư.
  92. Nếu như bạn chỉ giao dịch cổ phiếu thì bạn chỉ có một chiến thuật đầu tư là mua vào cổ phiếu, nhiều biến thiên khác có thể mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận hơn. Khi giao dịch hợp đồng lựa chọn trên mạng Internet, bạn có thể lựa chọn trên hơn 20 cách khác nhau dựa trên các cổ phiếu. Một số cách sẽ có lời khi giá cổ phiếu đi lên, loại khác lại kiếm lời khi giá cổ phiếu đi xuống và có những loại chỉ có lời khi giá cổ phiếu nằm trong một giới hạn nào đó. Với hợp đồng lựa chọn, bạn có thể giao dịch mà giao dịch này chỉ có lãi cao nhất tại mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại của loại cổ phiếu đó. Trường hợp bạn là một nhà đầu tư hợp đồng lựa chọn thì một trang chủ về định giá, biến động của hợp đồng lựa chọn và những phương pháp cần thiết cho một nhà
  93. đầu tư mà bạn không thể bỏ qua được là www.optionetics.com. Trang này cung cấp cho bạn các phân tích thị trường trong ngày cũng như phân tích toàn bộ thị trường vào cuối ngày, cập nhật các bài báo mỗi ngày về giao dịch, đầu tư cổ phiếu và hợp đồng lựa chọn. Trang web này còn có những dữ liệu thị trường được cập nhật liên tục và danh sách liệt kê những người thành công, thất bại trong đầu tư chứng khoán trên mạng cũng như giá cao nhất, thấp nhất trong ngày. 4. Theo dõi tình hình tài khoản giao dịch Theo dõi tình hình tài khoản giao dịch mỗi ngày chứ không phải là mỗi phút. Nhiều trang web và công ty môi giới chứng khoán trên mạng Internet cho phép người đầu tư theo dõi tình hình giao dịch
  94. của mình. Thậm chí một số công ty còn gửi e-mail hàng đêm thông báo cho nhà đầu tư kết quả giao dịch chứng khoán trong ngày. Mặc dù cẩm nang "Bốn bước để trở thành nhà đầu tư thành công trên mạng Internet" được hàng ngàn nhà đầu tư áp dụng một cách có hiệu quả kể từ khi đầu tư trên mạng bùng nổ, nhưng cần phải nhớ cẩm nang này chỉ thực sự có hiệu quả khi bạn nắm rõ các cổ phiếu mình đầu tư cũng như chiến thuật đầu tư định sử dụng. Cần phải khuyến cáo rằng, các nhà đầu tư phải liên tục thực hành đầu tư thử một số loại cổ phiếu trước để rèn luyện các kỹ năng đầu tư và sự tự tin trước khi thực sự đầu tư vào TTCK qua mạng Internet
  95. Lưu ký Chứng khoán VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam Trong hoạt động thị trường CK, lưu ký CK là vấn đề quan trọng, cần được nhà đầu tư và các chủ thể tham gia thị trường xử lý đúng đắn. 1. Lưu ký CK là hành động đầu tiên để các CK có thể giao dịch trên thị trường tập trung - việc lưu giữ, bảo quản CK của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với CK - được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký (TVLK) của TTGDCK . 2. TVLK là các công ty CK, ngân hàng thương mại, muốn được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hành nghề, phải hội đủ các điều kiện sau:
  96. a/ đãọ được UBCKNN hoặc NHNN cấp phép thành lập và hoạt động. b/ Phải có cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ để đảm bảo thực hiện dịch vụ lưu ký. c/ Phải có tối thiểu hai nhân viên và một người trong ban giám đốc phụ trách, đã được cấp giấy phép hành nghề lưu ký CK. 3. Các CK được phép lưu ký hoặc tái lưu ký CK phải tuân thủ các quy tắc sau đây: a/ TVLK phải mở và quản lý các tài khoản cho khách hàng có CK ký gửi. b/ Tổ chức, cá nhân không phải TVLK nếu có yêu cầu lưu ký CK thì phải lưu ký CK tại TVLK trong nước, nếu người Việt Nam hoặc TVLK nước ngoài, nếu người nước ngoài đã được UBCKNN cấp phép hoạt động. 4. TVLK CK phải mở tài khoản lưu ký CK của chính mình để hạch toán, gửi rút
  97. hoặc chuyển khoản CK theo các quy tắc cụ thể: a/ Nhận thực hiện lưu ký CK của khách hàng đứng tên mình với tư cách người được khách hàng uỷ quyền và thực hiện các nghiệp vụ lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký CK. b/ Không được phép sử dụng CK, tiền của khách hàng này vì lợi ích của khách hàng khác hoặc vì lợi ích của chính mình. c/ Các CK niêm yết tại TTGDCK phải được lưu ký tập trung tại TTGDCK và TVLK tái lưu ký CK của khách hàng mình tại TTGDCK. d/ CK lưu ký tập trung tại TTGDCK dưới các hình thức lưu ký tổng hợp, và khi đó người phát hành CK trở thành người đồng sở hữu CK lưu ký tổng hợp. 5. TVLK có quyền và các nghĩa vụ
  98. sau: a/ Uỷ quyền bằng văn bản cho ngân hàng chỉ định thực hiện việc thanh toán tiền liên quan đến giao dịch CK và cam kết thông báo cho TTGDCK khi có các thay đổi liên quan đến uỷ quyền. b/ Uỷ quyền bằng văn bản cho TTGDCK thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán các giao dịch CK. c/ Chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động của nhân viên trong việc thanh toán CK. d/ Tuân thủ các quy định của các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề có liên quan đến hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ và lưu ký CK. e/ Cung cấp cho TTGDCK các thông tin cần thiết. 6. CK lưu ký tại TTGDCK phải là CK
  99. của các TCPH đã được đăng ký tại trung tâm. CK ký gửi phải là CK hợp lệ, không bị hư hỏng và không thuộc loại CK bị cấm trao đổi, không thuộc loại CK bị mất cắp và không có kiện cáo v.v Sau khi hạch toán số CK ký gửi, nếu phát hiện CK không còn giá trị lưu hành, thì TVLK gửi các loại CK đó phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc gửi CK đó gây ra. 7. Trong hoạt động LKCK, TTGDCK có vai trò chi phối quyết định, và có trách nhiệm: a/ Cung cấp dịch vụ LKCK giao dịch tại trung tâm. b/ Giám sát các TVLK trong việc lên danh sách người sở hữu CK ký gửi tại trung tâm. c/ Cung cấp cho TVLK các thông tin về tài khoản lưu ký CK.d/ Hướng dẫn việc rút,
  100. gửi, chuyển nhượng, giao và nhận CK. d/ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thiệt hại do TTGDCK gây ra cho các TVLK. 8. LKCK có hiệu lực, khi TTGDCK hạch toán ghi có vào tài khoản tiền gửi CK của TVLK mở tại trung tâm. Hiệu lực được quy định cụ thể: a/ LKCK có liên quan đến BLPHCK, hoặc đã mua CK đã đăng ký, kể từ ngày TTGDCK nhận được báo cáo phân bổ CK phát hành mới cho nhà đầu tư. b/ LKCK để thực hiện các quyền của người sở hữu CK, khi: - Phát hành thêm CP để tăng vốn - Trả cổ tức bằng CK - Chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi - Phát hành trái phiếu chuyển đổi và quyền mua CP khi TTGDCK nhận được tiền
  101. thanh toán đặt mua
  102. Một số lý thuyết giao dịch áp dụng trong phân tích kỹ thuật Nói một cách tổng quát, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu mối tương quan giữa cung và cầu của một loại hàng hoá cụ thể nào đó, chẳng hạn như là cổ phiếu (CP), trái phiếu (TP), hợp đồng quyền lựa chọn Việc nghiên cứu chủ yếu là xem xét, đánh giá giá cả và khối lượng giao dịch của chúng. VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán (số 45,46 ngày 13,20/10/2000, tác giả: Thu Hằng) Cơ sở lý luận nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật là giả cả chứng khoán (CK) được quyết định bởi cung và cầu về CK. Vì vậy, các công cụ áp dụng
  103. trong phân tích kỹ thuật chủ yếu là đánh giá các mặt nhất định của cung và cầu. Cụ thể các nhà phân tích kỹ thuật lập biểu đồ các chỉ số tài chính trong quá khứ như giá cả, khối lượng giao dịch CK, chỉ số chung của thị trường chứng khoán (TTCK) Trong phương pháp phân tích kỹ thuật, người ta phải công nhận các giả định sau đây: - Giá trị thị trường của CK được quyết định bởi sự tác động hỗ tương giữa cung và cầu về CK đó. - Cung và cầu được quyết định bởi một số yếu tố nhất định. Trong số đó có những yếu tố liên quan đến những thay đổi về kinh tế do các nhà phân tích căn bản đưa ra, xem đó là quan điểm và sự phỏng đoán cho hoạt động của thị trường. Dưới đây là một số lý thuyết giao dịch
  104. chủ yếu trong phương pháp phân tích kỹ thuật: 1. Lý thuyết ý kiến đối nghịch Quan điểm của lý thuyết này là nên đi ngược lại hành động của một nhóm nhà đầu tư cụ thể. Điển hình của lý thuyết này là lý thuyết "lô lẻ", theo đó giao dịch lô lẻ thường do các nhà đầu tư không chuyên với số vốn mua hạn chế thực hiện. Lý thuyết này cho rằng, các nhà đầu tư nhỏ thường hành động không mấy hiệu quả vì vậy nên đưa ra chiến lược đi ngược lại với những gì mà các nhà giao dịch lô lẻ đang làm. Hầu hết các nhà phân tích theo lý thuyết lô lẻ đều lập ra biểu đồ tỷ lệ giữa khối lượng lô lẻ mua vào trên khối lượng lô lẻ bán ra hàng tuần (gọi là chỉ số mua - bán lô lẻ). Đồng thời với tỷ lệ này, các nhà phân tích còn đưa vào chung một biểu đồ
  105. một số loại chỉ số của thị trường như là căn cứ về mức giá chung của thị trường. Chỉ số mua - bán lô lẻ cao thường dẫn đến dự đoán giá trên thị trường giảm và ngược lại nếu chỉ số này thấp thường được coi là có dấu hiệu dự đoán giá sẽ lên. 2. Thuyết bán khống khối lượng nhỏ Theo tâm lý chung, nhà đầu tư sẽ thực hiện bán khống khi họ mong đợi giá CK sẽ giảm trong tương lai. Nhà đầu tư nhỏ chỉ có tâm lý bi quan khi giá CK bị sụt giảm trong khoảng thời gian dài tức là chỉ khi nào thị trường sắp sửa thay đổi theo chiều hướng khác. 3. Vị thế tiền mặt của quỹ hỗ tương (hay là đồng tiền thông minh) Các quỹ hỗ tương thường nắm giữ một phần giá trị của danh mục đầu tư dưới dạng tiền mặt vì thứ nhất, quỹ luôn cấn tiền
  106. mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho các CK do những người chủ quỹ bán lại cho quỹ và thứ hai là tiền thu được từ hoạt động kinh doanh CK của quỹ có thể chưa được đầu tư kịp thời. Một quỹ hỗ tương có lượng tiền mặt cao có thể được coi là một chỉ dẫn đầu tư giá tăng cho nhà đầu tư, bởi vì khả năng mua vào tiềm tàng của nó rất cao và ngược lại một tỷ suất tiền mặt thấp nghĩa là các quỹ này đã mua vào rất nhiều nên khả năng mua vào tiếp là rất nhỏ mà khả năng bán ra rất cao như là chỉ dẫn đầu tư giá hạ cho nhà đầu tư. Khi đó, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ theo dõi tình trạng tiền mặt của các quỹ hỗ tương để thăm dò hoạt động và sẽ hành động trái ngược với các quỹ hỗ tương, tức khi quỹ có lượng tiền mặt cao các nhà phân tích kỹ thuật khuyến cáo nhà đầu tư
  107. bán CK ra để thu lợi nhuận vì lúc này nhu cầu mua CK của các quỹ là rất lớn và ngược lại. 4. Số dư có trên tài khoản môi giới Số dư có là phần lãi của nhà đầu tư do việc bán chứng khoán (CK) mang lại, được để lại trong tài khoản của mình tại công ty môi giới để tái đấu tư. Các nhà phân tích kỹ thuật xem số dư này như là một khả năng mua tiềm tàng vì thế họ giải thích sự sụt giảm của số dư có cũng tương đương với việc đầu cơ giá hạ bởi vì khả năng mua vào của nhà đầu tư khi đó sẽ thấp. Nói cách khác, các nhà phân tích kỹ thuật xem việc xây dựng số dư có như là một sự tăng trưởng trong khả năng mua CK và là dấu hiệu để đầu cơ giá lên. 5. Các ý kiến tư vấn đầu tư Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng,
  108. khi đa số các dịch vụ tư vấn đầu tư đều đồng loạt tư vấn các nhà đầu tư bán CK ra thì đó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tiến dần đến điểm đáy và bắt đầu có xu hướng lên giá. Vì vậy số người bán ra thường nhiều nhất khi đồ thị tiến gần đến điểm đáy của thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật thống kê và xem tỷ lệ các dịch vụ tư vấn bán ra (đầu cơ giá xuống) như là một chỉ số đo lường khuynh hướng biến động thị trường. Thường khi chỉ số này đạt tới một tỷ lệ khoảng 60%, tức là thị trường đang đi xuống khi đó nhà phân tích kỹ thuật là người theo quan điểm đối lập sẽ xem như đây là biểu hiện của thị trường sắp đi lên. Ngược lại, khi chỉ số này đạt mức 20% tức là thị trường đang đầu cơ giá lên thì nhà phân tích kỹ thuật xem như đây là biểu hiện của thị trường sắp đi xuống.
  109. 6. Tỷ lệ giữa quyền lựa chọn mua và quyền lựa chọn bán (Put/Call option) Đây là công cụ tương đối mới của các nhà phân tích kỹ thuật theo quan điểm đối lập. Họ sử dụng các hợp đồng về quyền chọn bán (Call option: Cho phép người nắm giữ quyền được bán cổ phiếu với một giá cụ thể trong một khoảng thời gian xác định khi cổ phiếu có dấu hiệu giá xuống) và quyền chọn mua (Put option: Cho phép người nắm giữ quyền được mua cố phiếu với một giá cụ thể trong một khoảng thời gian xác định khi cổ phiếu có dấu hiệu giá lên). Các nhà phân tích kỹ thuật lý giải rằng, khi tỷ số Put/Call option thấp, tức là thị trường đang có xu hướng sụt giá mà theo họ (với quan điểm đối lập) thì đây lại là biểu hiện của chỉ thị giá lên và ngược lại.
  110. Trên thị trường, các nhà phân tích kỹ thuật đang áp dụng quy tắc cho rằng, khi tỷ số Put/Call option lớn hơn 0,70 tức là thị trường đang đi lên (nhưng đối với họ lúc này thị trường sẽ có biểu hiện sắp đi xuống). Ngược lại, khi tỷ số Put/Call option bằng hoặc nhỏ hơn 0,70 tức là biểu hiện của giá xuống (nhưng đối với họ lúc này thị trường có biểu hiện sắp đi lên). 7. Số dư nợ trên tài khoản môi giới Số dư nợ trong tài khoản thể hiện tình trạng nhà đầu tư vay mượn CK từ công ty môi giới. Số dư này được xem như là sự biểu thị cho thái độ của một nhóm nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, dựa trên sự chênh lệch của giá CK. Vì vậy, một sự gia tăng về số dư nợ sẽ chỉ cho các nhà phân tích kỹ thuật thấy có một sự gia tăng về sức mua CK và cung là dấu hiệu của sự lên giá
  111. CK. Trong thực tế, phương pháp phân tích kỹ thuật thường không được xem là phương pháp thay thế cho phương pháp phân tích cơ bản mà chúng được sử dụng kết hợp với nhau. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật có điểm ưu việt hơn phân tích cơ bản đó là việc phân tích dễ hơn, nhanh hơn và có thể cùng lúc thực hiện việc phân tích đồng thời với nhiều loại CK hơn. Một thuận lợi khác của phương pháp phân tích kỹ thuật là không bị lệ thuộc vào các báo cáo tài chính (tức là dựa vào sự chính xác trong công việc của kế toán viên, kiểm toán viên khi lập và kiểm tra các báo cáo này, mà trong thực tế đã có nhiều sai sót xảy ra), vì hầu hết các dữ liệu được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng như là giá CK, khối lượng giao dịch
  112. và những thông tin về giao dịch khác đều có nguồn gốc từ TTCK.
  113. Một số khái niệm tài chính VASC tổng hợp từ Yahoo Finance Tài sản lưu động và công nợ phải trả Đây là những chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình của một công ty trong ngắn hạn. Tài sản lưu động là tiền mặt, những tài sản có tính chất tương tự như tiền mặt, các khoản phải thu (khoản tiền mà khách hàng nợ công ty) và cả hàng tồn kho. Nhìn chung, đó là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Công nợ phải trả là bất cứ những gì công ty nợ trong ngắn hạn. Vấn đề cần quan tâm là khi 2 chỉ số này biến động quá lớn trong từng giai đoạn cụ thể. Nếu lượng tài sản lưu động tăng lên nhanh chóng, điều đó có nghĩa là công ty
  114. đang tăng lượng tiền mặt (một dấu hiệu tốt) hoặc cũng có thể là công ty đang gặp rắc rối với một số khoản nợ khó đòi (điều này không tốt chút nào). Còn việc công nợ phải trả tăng quá nhanh rất ít khi là một biểu hiện tốt ngoại trừ một số ít trường hợp khi công ty đang thực hiện một mục tiêu ngắn hạn nào đó. Tóm lại khi 2 chỉ số này biến động quá lớn, bạn cần phải xem xét lại tình trạng của công ty. Kiểm tra lại các nghiên cứu phân tích, các bản báo cáo tài chính Thậm chí trong trường hợp này ban lãnh đạo cần phải giải thích cụ thể những thay đổi về điều kiện tài chính của công ty. Rủi ro và lợi nhuận Hẳn bạn muốn làm giàu trên thị trường chứng khoán? Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư vào một danh mục chứng
  115. khoán, điều đầu tiên bạn phải chấp nhận là không bao giờ có sự đầu tư nào đem lại lợi nhuận mà không có rủi ro. Theo Webster, rủi ro là khả năng bị thua lỗ hoặc tổn thất. Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro chính là sự thay đổi liên tục của giá cả chứng khoán. Nói cách khác khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn không thể chắc chắn về lợi nhuận thu được. Dù bạn quyết định đầu tư hay gửi tiết kiệm, bạn luôn phải đối mặt với những rủi ro. Bạn có thể cất tiền trong nhà nhưng bạn vẫn phải chấp nhận rủi ro mất trắng nếu nhà bạn cháy. Bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng nhưng sức mua của đồng dôla có thể giảm do ảnh hưởng của lạm phát khiến giá trị thực tế của đồng đôla bạn nhận được còn thấp hơn cả khi gửi tiền. Đầu tư vào
  116. cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ tương hỗ cũng có những rủi ro ở nhiều mức độ khác nhau. Thực tế thứ hai bạn phải đối mặt là để có được lợi nhuận càng lớn từ danh mục đầu tư, rủi ro bạn phải chấp nhận càng lớn. Gửi tiền tiết kiệm tuy ít có rủi ro nhưng ngược lại tiền lãi bạn nhận được cũng không đáng kể. Rủi ro khi đầu tư chứng khoán là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể kiểm soát được. Kiểm soát rủi ro tức là việc bạn có thể tăng tối đa lợi nhuận trong khi đó giảm thiểu rủi ro. Làm được như vậy có nghĩa là bạn đã có một lợi nhuận hợp lý với một mức rủi ro chấp nhận được. Vậy như thế nào là rủi ro chấp nhận được? Mỗi nhà đầu tư có một quan điểm
  117. khác nhau. Tuy nhiên, một quan niệm chung được nhiều nhà đầu tư thống nhất đó là khi bạn không phải tỉnh giấc lúc nửa đêm và lo lắng về quyết định đầu tư của mình. Nếu việc đầu tư làm bạn quá lo lắng tức là bạn cần phải xem xét lại quyết định của mình, xem xét lại mức độ rủi ro của các chứng khoán trong danh mục. Trái lại, khi bạn thấy mình thanh thản, điều đó có nghĩa là mức độ rủi ro để bạn có thể đạt được những mục tiêu tài chính của mình là chấp nhận được. Cổ tức và Tỷ suất cổ tức Cổ tức là khoản tiền mà các công ty trích ra từ lợi nhuận để trả cho cổ đông. Người ta thường tính cổ tức trên một cổ phiếu. Tuy nhiên khi so sánh cổ tức giữa các công ty, bạn lại phải quan tâm tới tỷ suất cổ tức. Đây là một tỷ lệ phần trăm
  118. giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ cổ tức bạn sẽ nhận được so với số tiền bạn phải trả để mua cổ phiếu. Ví dụ, nếu bạn nhận được 2 đôla Mỹ hàng năm từ mỗi cổ phiếu và thị giá cổ phiếu là 50 đôla thì tỷ suất cổ tức sẽ là 4%. Không phải bất cứ cổ phần nào cũng đem lại cho bạn cổ tức. Nếu một công ty đang tăng trưởng nhanh có thể làm lợi cho các cổ đông bằng cách tái đầu tư, trong trường hợp đó, nó sẽ không trả cổ tức. Ví dụ công ty Microsoft không trả cổ tức nhưng các cổ đông của công ty không hề phàn nàn gì về điều này. Một cổ phiếu không được trả cổ tức không hẳn là cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ.Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư muốn được trả cổ tức, đặc biệt là các nhà đầu tư ở tuổi
  119. sắp nghỉ hưu, vì cả lý do thu nhập và an toàn. Tuy nhiên bạn cũng không nên chỉ tìm mua những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao bởi vì bạn có thể sẽ nhanh chóng gặp rắc rối. Giả sử cổ phiếu nói trên có cổ tức 2 đôla và tỷ suất cổ tức 4%, tức là cao hơn hẳn tỷ suất trung bình của thị trường (2%). Điều này không có nghĩa là mua cổ phiếu đó là tốt nhất. Hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu công ty đó không thực hiện được kế hoạch thu nhập và giá cổ phiếu sụt trong vòng 1 đêm từ 50 xuống còn 40 đôla một cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là giá cổ phiếu giảm 20% và đẩy tỷ suất cổ tức lên tới 5% (2đôla/40 đôla). Liệu bạn có muốn đầu tư vào một cổ phiếu như vậy chỉ vì tỷ suất cổ tức cao hơn? Có lẽ là không. Ngày cả khi tìm mua những cổ phiếu cho nhiều cổ tức,
  120. bạn cũng phải chắc chắn là công ty đó không có vấn đề gì về tài chính. Khi bạn tìm mua những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao, bạn cần xem xét tỷ lệ trả cổ tức của công ty. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được trích ra để trả cho cổ đông dưới hình thức cổ tức. Nếu tỷ lệ này vượt quá 75% có nghĩa là công ty không tái đầu tư lợi nhuận một cách hợp lý. Một tỷ lệ trả cổ tức cao thường hàm ý là thu nhập của công ty được sử dụng phần lớn để trả cho cổ đông và có nghĩa là công ty đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu của mình. Kỹ thuật phân tích cơ bản Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp phân tích chứng khoán được sử dụng rất phổ biến. Các nhà đầu tư theo cách tiếp cận này thường quan tâm nhiều
  121. tới các thông số cơ bản một của công ty như tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, từ đó rút ra những kết luận về giá trị thực tế của cổ phiếu. Sau đó, bằng cách so sánh thị giá cổ phiếu với giá trị thực tế đó nhà đầu tư quyết định có nên mua hay không. Một trong những nhà đầu tư thành đạt nhờ sử dụng phân tích cơ bản là Peter Lynch, nhà quản lý huyền thoại của quỹ đầu tư tương hỗ Fidelity Magellan. Dưới sự điều hành của Peter, quỹ này được biết đến như một quỹ đầu tư phát đạt nhất từ trước tới nay. Một nhà phân tích cơ bản nổi tiếng nữa phải kể đến là Warren Buffet, nhà đầu tư rất thành đạt nhờ công ty dệt Bershire Hathaway. Buffet sử dụng Bershire Hathaway làm phương tiện để đầu tư vào các cổ phiếu khác và đã đạt
  122. được những thành công rực rỡ. Hiện nay một cổ phiếu của Bershire Hathaway được giao dịch với giá hơn 60.000 đôla Mỹ. Hầu hết các nhà đầu tư cá nhân đều sử dụng phương pháp phân tích cơ bản theo cách này hay cách khác để ra quyết định đầu tư. Nếu bạn có ý định tìm kiếm cổ phiếu "mua và giữ" để bạn có thể mua và giữ nhiều năm mà không phải lo lắng về những biến động giá, bạn nên sử dụng phương pháp phân tích cơ bản.
  123. Các hệ số tài chính Nội dung quan trọng trong phân tích đầu tư CK Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán. VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.
  124. Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp hơn các chuẩn mực nhất định, thì có giải
  125. pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập). Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty. Nhóm hệ số khả năng thanh toán Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm
  126. việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít). Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại =
  127. Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn. Nhóm hệ số hoạt động Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho. Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất
  128. bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /360 ngày). Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm. Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày). Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt. Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng
  129. đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình. Nhóm hệ số nợ của công ty Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung. Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao. Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số nợ
  130. dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ phần. Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập trả lãi
  131. định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ= EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm
  132. Bí quyết đầu tư trên thị trường chứng khoán của một số nhà đầu tư tiêu biểu Sau một thời gian "lăn lộn" với những biến động của thị trường, nhiều nhà đầu tư bước đầu đã tích lũy được một số kinh nghiệm của "cuộc chơi" chứng khoán. VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán Nhìn lại hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong thời gian vừa qua không thể không đề cập đến sự nhiệt tình của công chúng đầu tư. Sau một thời gian "lăn lộn" với những biến động của thị trường, nhiều người bước đầu đã tích lũy được một số kinh nghiệm của "cuộc chơi". Sau đây xin tóm lược và giới
  133. thiệu với các nhà đầu tư kinh nghiệm của một số nhà đầu tư tiêu biểu. Làm thế nào để xác định mức độ hấp dẫn của một loại cổ phiếu? Ông Bùi Hoàng, một nhà đầu tư cá nhân tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho biết: Việc đánh giá độ hấp dẫn của một loại cổ phiếu (CP) không thuần túy chỉ là những phân tích có tính chất kỹ thuật mà phải xét đến cả yếu tố tâm lý. Yếu tố tâm lý này có thể là sự biến động thường xuyên do thông tin lan truyền giữa các nhà đầu tư, do dư luận hoặc chịu sự chi phối từ nhiều luồng thông tin khác nhau. Hiện nay, cơ sở để đánh giá độ hấp dẫn một loại CP nào đó chỉ căn cứ trên một số thông tin do chính công ty có CP niêm yết đó cung cấp hay qua các bản cáo
  134. bạch hoặc các luồng dư luận khác nhau Cách tôi thường làm là lập một "danh mục đầu tư" bằng cách xác định danh sách các loại CP theo thứ tự ưu tiên, từ hấp dẫn nhất đến kém hấp dẫn nhất. Việc "xếp hạng" này căn cứ vào các yếu tố như giá cả, mức độ giao dịch, độ tăng trưởng và cả yếu tố tâm lý Tuy nhiên, việc xác định thứ tự ưu tiên này chỉ được áp dụng trong một thời điểm nhất định. Khi nào thì nên mua cổ phiếu? Anh Việt Hưng, một nhà đầu tư cá nhân tại Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết: TTCK thời gian vừa qua có một số loại CP có "những bước dừng lại" để "tiếp tục đi lên". Thời điểm dừng ở đây thường nảy sinh một trong hai vấn đề: điểm dừng chuyển giá CP theo hướng đi lên hoặc đi xuống. Tuy nhiên, với TTCK
  135. Việt Nam trong năm đầu hoạt động thì khả năng đi lên nhiều hơn. Theo tôi lúc giá CP dừng lại thì nên mua ngay, còn trường hợp giá CP đi xuống thì phải chấp nhận. Ngoài ra, mua bán CP còn phải dựa trên sự tổng hợp của nhiều yếu tố, cả yếu tố tâm lý lẫn các phân tích tình hình CP đó. Để làm được điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải trải qua các bước nghiên cứu về hoạt động, về tương lai và cả về tính căn bản của CP của công ty có CP niêm yết đó. Tính căn bản này thuộc về vấn đề chuyển nhượng hay độ hấp dẫn trên thị trường. Khi nào thì nên bán ra cổ phiếu? Anh Phan Bá Anh, một nhà đầu tư cá nhân đang công tác tại Công ty Tư vấn Xây dựng tổng hợp Negecco cho biết: Trong tình trạng thiếu "hàng" như hiện nay thì giá các loại CP có xu hướng còn tăng. Nguyên
  136. tắc cơ bản được nhiều nhà đầu tư áp dụng là khi giá CP lên thì mua vào và khi giá đang xuống thì bán ra. Bất cứ một nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng muốn bán CP ở giá cao nhất để thu được lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ là làm thế nào để xác định được giá một loại CP tăng hay giảm liên tục hoặc biết đích xác lúc nào giá CP lên tới đỉnh cao nhất. Theo tôi, nhà đầu tư nên bán CP khi giá vừa phải và giá đang lên. Nếu cứ kỳ vọng chờ giá CP lên tới "đỉnh" rồi mới bán ra thì chưa chắc đã bán được. Hơn nữa, nhà đầu tư cũng không nên có tâm lý quá đáng tiếc khi thấy CP mà mình vừa bán đi lại tiếp tục lên giá. Tóm lại, nên mua CP trước khi giá rớt xuống "đáy" và bán ra trước khi nó lên tới "đỉnh". Thước đo của nhà đầu tư chứng
  137. khoán là gì? Anh Lê Doãn Hà, một nhà đầu tư cá nhân công tác tại Công ty TNHH Hiệp Sang cho biết: Điều quan trọng đối với một nhà đầu tư CP là phải xác định được chi phí cơ hội. Nói cách khác, nhà đầu tư phải xác định được đỉnh điểm của từng loại CP để từ đó mới đưa ra quyết định mua hay không mua, giá nào thì mua được, giá nào thì bán ra có lời và giá nào thì nên "găm giữ" Để làm được điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải có khả năng phân tích và một sự hiểu biết nhất định về loại CP đó, phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tin, các báo cáo tài chính có liên quan đến tình hình hoạt động của công ty đó. Tiêu chí nào để tìm ra các cổ phiếu tăng trưởng?
  138. Anh Mai Tiến, một nhà đầu tư cá nhân tại Công ty chứng khoán Ngân hàng A' châu cho biết: Có nhiều yếu tố để xác định đâu là một loại CP tăng trưởng như: thu nhập trên mỗi cổ phần hay tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần gia tăng liên tiếp trong 3 hay 5 năm Các công ty tăng trưởng về cơ bản đều có bảng cân đối tài sản lành mạnh với mức vốn cổ phần ít nhất phải gấp đôi tổng nợ. Ngoài những số liệu về thu nhập và doanh số, nhà đầu tư cần phải đánh giá xem liệu công ty đó có khả năng duy trì được nhịp dộ tăng trưởng nhanh hay không, hoặc có thể tự tài trợ cho sự phát triển của nó trong tương lai hay cần phải vay mượn từ bên ngoài Việc đánh giá CP tăng trưởng phụ thuộc vào các tiêu chí và quan niệm của
  139. mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận được là nếu nắm giữ CP tăng trưởng thì nhà đầu tư có nhiều cơ hội thu được từ cổ tức và hưởng lợi do chênh lệch giá CP trong tương lai.
  140. Đầu tư như thế nào khi giá cổ phiếu biến động? Trước biến động lên xuống thường xuyên về giá của hai loại cổ phiếu (CP) Ree và Sam trong những phiên giao dịch gần đây, nhiều nhà đầu tư tỏ ra băn khoăn không biết thời điểm nào là thích hợp để mua-bán CP và mua-bán ở mức giá bao nhiêu là hợp lý. VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán Ông Bùi Tiến, một nhà đầu tư cá nhân đang mở tài khoản tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) đã trao đổi về một số kinh nghiệm của ông xung quanh sự kiện này. Ông Bùi Tiến cho biết, sự biến động giá CP Ree và Sam bắt nguồn từ thông tin Công ty cổ phần Cơ
  141. Điện Lạnh (Ree) công bố bán ra hơn 1,8 triệu CP quỹ. Kể từ khi xuất hiện thông tin này, thị trường chứng khoán (TTCK) đã có những biểu hiện tốt hơn, cụ thể là "cơn sốt" giá CP Ree và Sam đã được "hạ nhiệt". Hành động can thiệp này xuất phát từ sự nghiệp phát triển chung của TTCK và để bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt những nhà đầu tư nhỏ, ít vốn và thiếu kinh nghiệm. Xét về lợi ích chung, diễn biến giá CP Ree và Sam như vậy là tốt, tránh được tình trạng gây lũng đoạn thị trường của một số "đại gia" đang nắm giữ một khối lượng lớn CP, đồng thời giúp tạo ra sự giao chuyển, tăng khả năng thanh khoản cho CP, tạo điều kiện cho đại đa số nhà đầu tư có thể tham gia mua-bán CP dễ dàng hơn. Những biến động bất thường về giá
  142. của hai loại CP Ree và Sam đã khiến nhiều nhà đầu tư lúng túng khi đặt lệnh. Nhưng ông Tiến lại cho biết quan điểm đầu tư của ông là thích nghi trong mọi tình huống. Vận dụng tâm lý quần chúng về từng loại CP để định ra một tâm lý và lựa chọn phù hợp cho giải pháp của riêng mình. Cụ thể, trong giai đoạn giá cả biến động này, nên tách riêng CP Ree và Sam ra thành một nhóm CP chịu sự "theo dõi đặc biệt". Theo ông Tiến, bí quyết chính là sự kiên trì theo dõi biến động hai loại CP này từng phiên một, kết hợp với "dư luận quần chúng", sau đó tổng hợp các ý kiến và đưa ra nhận định cho phiên giao dịch sau. Ông Tiến nói: "Trước khi đến sàn giao dịch bao giờ ở nhà tôi cũng lập ra một bảng Hiệu quả kinh tế của từng loại CP.
  143. Bảng này được lập theo từng thang thời gian và được phân loại theo từng tính chất, khả năng và xu hướng đầu tư. Nhờ vậy, khi đến sàn giao dịch, chỉ cần ngồi theo dõi là tôi có thể đưa ra nhận định hoặc quyết định mua hay bán và đầu tư ở mức giá nào là có hiệu quả". Ông Tiến cho rằng có hai cách để xác định thứ tự ưu tiên đầu tư: - Ưu tiên về tính ưu việt - Ưu tiên về tính hiệu quả Theo ông, nếu xếp thứ tự ưu tiên từ hiệu quả nhất đến kém hiệu quả nhất thì sẽ là: Laf, Tms và Hap. Hai loại CP còn lại là Ree và Sam được xác định là loại CP tăng trưởng nên trong thời điểm hiện nay không nên xếp vào thứ tự ưu tiên nào cả. Sở dĩ coi Laf là hiệu quả nhất là vì giá CP này còn thấp và có thể tiếp tục mua vào có lời. Mặt khác, mặc dù giá CP Tms hiện đã
  144. ở mức khá cao nhưng nên mua vì đây là CP của công ty có nền tảng vật chất khá tốt, phương hướng hoạt động ổn định, cộng với xu thế thuận lợi chung của ngành giao nhận ngoại thương nên hứa hẹn nhiều "bất ngờ" trong tương lai. CP Hap dù đang trên đà tăng giá ở mức 1.000 đồng/CP qua mỗi phiên nhưng lại là CP kém hiệu quả nhất và tính thanh khoản thấp vì khó mua, khó bán. Dù dư luận lên tiếng, giới chuyên môn khuyến cáo, nhưng giá CP Hap và Tms vẫn tiếp tục tăng kịch trần. Theo ông Tiến, sự tăng giá kiểu này kéo dài đến bao giờ là một câu hỏi khó bởi vì sự biến động giá một loại CP phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, mặc dù CP Hap đã ở mức giá quá cao nhưng vẫn có nhiều nhà
  145. đầu tư lao vào mua. Có thể tạm gọi đối tượng những nhà đầu tư này là những người "chơi bạo gan", tâm lý của họ là "được ăn cả ngã về không", sẵn sàng chấp nhận rủi ro để mua được CP. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhà đầu tư ngắn hạn mà thôi, còn đối với những nhà đầu tư dài hạn có chiến lược thì sự tăng giá liên tục của CP Hap và Tms là những hiện tượng "bất bình thường".
  146. Các loại giao dịch đặc biệt trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán VASC theo tạp chí Chứng khoán Việt Nam Tại Điều 50 Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán (CK) và Quyết định số 42/2000/QĐ-UBCK1 ngày 12/06/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch CK quy định: đơn vị giao dịch theo phương thức khớp lệnh 100 cổ phiếu (CP) và bội số của nó; 10 trái phiếu (TP) và bội số của nó; 100 chứng chỉ và bội số của nó đối với chứng chỉ quỹ đầu tư. Ngoài ra còn có 2 loại giao dịch khác ngoài giao dịch khớp lệnh thông
  147. thường, đó là: Giao dịch lô lẻ Một lô lẻ có khối lượng CK nhỏ hơn một đơn vị giao dịch. Do vậy các lô lẻ có khối lượng từ 1 - 99 CP. Giao dịch lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán (CTCK) thành viên theo phương thức thỏa thuận về giá. Sau đó, các CTCK thành viên sẽ tập hợp các lô lẻ thành lô chẵn để tham gia giao dịch khớp lệnh trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK). Mục đích của các giao dịch lô lẻ nhằm giúp những người đầu tư sở hữu CK không đủ số lượng đơn vị giao dịch được phép giao dịch trên TTGDCK có thể mua - bán CK của mình khi cần. Giao dịch lô lớn Điều 56 quy định các giao dịch lô lớn
  148. là giao dịch có khối lượng tối thiểu: 10.000 CP; 10.000 chứng chỉ quỹ đầu tư và 3.000 TP. Thông thường các giao dịch lô lớn được thực hiện bởi các nhà đầu tư có tổ chức như: các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí có nguồn vốn lớn. Khi một nhà đầu tư muốn giao dịch lô lớn sẽ thông qua đại diện giao dịch của mình nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của TTGDCK, đại diện giao dịch kiểm tra các giá chào của các thành viên khác, sau đó liên lạc qua điện thoại hay E-mail để thỏa thuận về giá cả. Các đại diện bên bán và bên mua có thể hủy bỏ giao dịch đã thỏa thuận. Trong trường hợp đại diện giao dịch bên bán hủy bỏ giao dịch đã thỏa thuận, ngoài việc được đại diện giao dịch bên mua chấp
  149. thuận còn phải được sự chấp thuận của TTGDCK (trừ trường hợp đại diện giao dịch bên bán và bên mua cùng một thành viên). Kết quả giao dịch thỏa thuận được hiển thị trên màn hình của thành viên tại TTGDCK. Thông thường, giá thỏa thuận căn cứ vào giá của phiên giao dịch gần nhất cộng trừ (+; -) biên độ giao dịch theo thỏa thuận của các bên. Mục đích của các giao dịch lô lớn là duy trì một thị trường hoạt động trật tự và công bằng, đảm bảo các yêu cầu: - Giá cả CK ít chịu tác động của giá cả giao dịch với khối lượng lớn (do giá khớp lệnh thực hiện tại giá có khối lượng giao dịch lớn nhất). - Cho phép nhiều người đầu tư giao dịch
  150. khối lượng CK nhỏ cùng được tham gia giao dịch trên thị trường. Theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và TTGDCK, hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cho phép thực hiện giao dịch lô lớn đối với CP.
  151. Thực hiện phát hành và quản lý cổ phiếu bút tích VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán Cổ phiếu (CP) bút tích là phương thức triển khai một cách đồng bộ "sổ đăng ký cổ đông" bằng hình thức tập dữ liệu điện tử theo Điều 60 Luật Doanh nghiệp. Thực hành theo phương thức này, doanh nghiệp (DN) sẽ đồng thời có trong tay sổ đăng ký cổ đông bằng tập dữ liệu điện tử hoặc loại sổ theo hình thức văn bản (nếu muốn). Việc thực hiện CP bằng bút tích mặc nhiên ủy thác cho công ty quản lý "tờ CP" của cổ đông. Mỗi cổ đông sẽ nhận mã số cổ đông. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện việc quản lý và theo dõi thông tin,
  152. các biến dộng về vốn chủ sở hữu, về cổ đông, các quyền lợi theo dữ liệu. Tờ "Chứng nhận cổ đông" là bằng chứng xác nhận toàn bộ cổ phần (có cập nhật) mà cổ đông đang sở hữu tại công ty. Có thể tạm hình dung tờ "Chứng nhận cổ đông" như một quyển sổ tiết kiệm. Việc thực hiện CP bằng bút tích phải tuân theo một chương trình phần mềm có khả năng vừa thực hiện các biến động về cổ đông và sở hữu cổ phần lại vừa phải tương thích trong mối liên hệ mạng, nhằm theo dõi sự luân chuyển CP khi thực hiện các giao dịch cho người đầu tư sau này giữa các công ty chứng khoán với Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Hiện nay đã có phần mềm đáp ứng được yêu cầu quản lý giao dịch cục bộ trước mắt tại từng công ty cổ phần