Cẩm nang chăm sóc tre (Phần 2)

pdf 40 trang ngocly 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm nang chăm sóc tre (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcam_nang_cham_soc_tre_phan_2.pdf

Nội dung text: Cẩm nang chăm sóc tre (Phần 2)

  1. tránh nôn ọc. - Thuốc nhuận tràng, trị táo bón. - Thuốc điều hòa nhu động ruột. 9. Các thuốc y học cổ truyền Sữa ong chúa kích thích ngon miệng, trị mệt mỏi, suy nhược. Gừng giúp trợ tiêu hóa, chống nôn, chống đầy hơi. Artichaud và bột nghệ có tác dụng lợi mật, trợ gan. Rau má dùng để mát gan, giải độc, giải nhiệt. Các loại thuốc không sử dụng trong điều trị biếng ăn ở trẻ: 1. Antihistamin H1 nhóm cyproheptadine Gây dễ ngủ và ngon miệng chỉ là tác dụng phụ của thuốc, sẽ biến mất khi ngưng thuốc. Ngoài ra, thuốc còn có thể ảnh hưởng ngoại ý trên sự phát triển và hoàn thiện não ở trẻ do tác động lên các vi mạch nuôi dưỡng não. 2. Nội tiết tố glucocorticoid của tuyến thượng thận Glucocorticoid làm gia tăng sự tiết dịch vị ở dạ dày tạo cảm giác đói, đồng thời giữ nước và muối lại trong cơ thể làm gia tăng trọng lượng cơ thể trong một thời gian ngắn, dễ gây ấn tượng là thuốc làm ăn ngon và tăng cân tốt. Các hậu quả do sử dụng glucocorticoid kéo dài rất nghiêm trọng: giảm đề kháng, rối loạn chuyển hoá, loãng xương, tiểu đường, yếu cơ , rối loạn chức năng sinh dục 3. Nội tiết tố insulin của tuyến tuỵ Insulin có thể gây tình trạng hạ đường huyết cấp rất nguy hiểm, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng. Ngon miệng chỉ đi đôi với niềm vui Cha mẹ đôi khi quá quan tâm đến khía cạnh dinh dưỡng của thức ăn mà quên mất một điều hết sức quan trọng đó là trẻ chỉ có thể ăn ngon miệng khi trẻ cảm thấy vui sướng trong lòng. Hãy làm cho bữa ăn của trẻ thơ tràn ngập niềm vui. Trẻ sẽ vui sướng biết bao nhiêu nếu được mẹ “đối thoại” với trẻ về các sự vật, sự kiện diễn ra xung quanh như bông hoa xinh đẹp đang có trên bàn ăn (bông hoa đẹp quá nè mẹ! bông hoa thơm quá phải không con? bông này là bông hồng, con biết không? nó kêu “chíp chíp” ồ con cũng biết hả? còn con kia? con kia nó kêu “cốc cốc” ngộ quá, nó kêu giống như gõ mõ ) Mẹ và con cùng cười rạng rỡ. Và con ăn, ăn trong niềm vui sướng mà mẹ đã tạo cho con, ăn thật là ngon! Sau đây là một vài phương cách giúp tạo niềm vui cho trẻ khi ăn: - Tạo niềm vui cho trẻ bằng hình ảnh và màu sắc: bày nhiều tô chén khác nhau, mẹ cùng trẻ thưởng thức vẻ đẹp của bông hoa, chim chóc (hoặc vật thật, hoặc tranh vẽ, hình chụp). - Tạo niềm vui cho trẻ bằng âm thanh: thông qua các bài hát dí dỏm, câu thơ ngộ nghĩnh, chim hót líu lo, tiếng rao hàng kéo dài trầm bổng.
  2. - Tạo niềm vui cho trẻ bằng sự có bạn và sự tự do: được ngồi ăn chung với cả nhà, được bắt chước người lớn, được cầm muỗng tự ăn một mình, được tự chọn thức ăn, được tự khám phá và làm quen với những món ăn mới theo gương cha mẹ, được ăn vừa sức, được tự xin phép ngưng ăn khi no, được tham dự những cuộc ăn “thi ăn” trên bàn ăn. Trẻ sẽ dễ ăn hơn khi có người khác cùng ăn với mình, như mình. - Tránh làm cho trẻ có cảm giác bị ép buộc: không nên ép trẻ phải ăn những món mà trẻ không thích, phải ăn cho hết chén, phải ăn hết bao nhiêu chén, phải ăn nhanh cho kịp giờ. Vai trò của protein và lysine trong dinh dưỡng trẻ em PROTEIN VÀ ACID AMIN Tại sao protein rất cần cho trẻ? Protein là thành phần thiết yếu của mọi tế bào sống và tham gia vào tất cả các quá trình sống. - Protein cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Vai trò tạo hình này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em đang thời kỳ phát triển. - Protein là nguyên liệu thiết yếu để bảo dưỡng và duy trì các tế bào cơ thể. - Protein thiết yếu cho hoạt động bảo vệ, điều hoà cơ thể vì là thành phần của các men tiêu hoá, nội tiết tố, các loại kháng thể, các protein huyết thanh. Do đó, trẻ không ăn đủ protein sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, còi cọc; tiêu hoá kém và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Acid Amin là gì? Mỗi phân tử protein được cấu tạo từ các acid amin, là một chuỗi các phân tử nhỏ hơn xâu lại với nhau. Có tổng cộng 22 loại acid amin. Mỗi loại protein có thành phần các acid amin nhất định xâu chuỗi theo một trình tự cũng nhất định, tạo nên tính đặc thù cho loại protein đó. Acid amin thiết yếu là gì? Cấu trúc protein cơ thể khác với các cấu trúc protein thực phẩm. Cơ thể phải tự làm ra các protein của mình bằng cách chọn những acid amin cần thiết từ các protein thực phẩm và xâu chúng lại theo các trình tự đặc thù. Quá trình gọi là sự tổng hợp protein. Trong số 22 acid amin, có 8 acid amin, cơ thể không tự tổng hợp được, và bắt buộc phải được cung cấp từ thực phẩm bên ngoài. Do đó, 8 acid amin này được gọi là acid amin thiết yếu, gồm có: isoleusine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Thế nào là protein lý tưởng hay protein chất lượng cao? Những protein thực phẩm nào có đủ các acid amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối tương đối như protein cơ thể sẽ được cơ thể dùng trọn vẹn (100%) để tổng hợp protein cho cơ thể, và được gọi là protein lý tưởng, hay protein chất lượng cao. Thông thường đó là protein của
  3. sữa hay của trứng. Còn những protein khác? Nếu thiếu 1 hay vài loại acid amin thiết yếu, lượng protein được tổng hợp sẽ bị giới hạn bởi loại acid amin thiết yếu có số lượng thấp nhất. Thí dụ: Gạo có lượng lysine thấp bằng 65% protein chuẩn, nên nếu dùng gạo riêng lẻ, chỉ có 65% protein gạo được tổng hợp thành protein cơ thể. Nói chung, protein động vật có giá trị sinh học cao 80-100%, còn protein thực vật có giá trị sinh học thấp hơn 50- 60%, do thiếu một hay nhiều acid amin thiết yếu. Tại sao phải ăn đa dạng các loại thực phẩm? Các acid amin thiết yếu thiếu hụt không giống nhau trong mỗi loại protein. Do đó, nếu dùng chung nhiều loại thực phẩm, chúng có thể bổ sung cho nhau để làm thành một hỗn hợp protein có giá trị sinh học cao hơn khi dùng riêng rẽ. Thí dụ gạo thiếu lysine và phần nào thiếu cả tryptophane và methionine, giá trị sinh học chỉ có 65%, nhưng hỗn hợp “gạo - đậu nành hay đậu xanh - mè - đậu phộng” có giá trị sinh học rất cao, tương đương với protein sữa trứng, nhờ rằng đậu nành giàu lysine, mè giàu methionine và đậu phộng giàu tryptophan, đã bổ sung cho các thiếu hụt acid amin thiết yếu của gạo. LYSINE. Tại sao phải đặc biệt quan tâm đến lysine ở nước ta? Có 4 acid amin thiết yếu hay bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn ở nước ta: đó là lysine, threonine, tryptophan và methionine. Trong đó, lysine được quan tâm hơn cả vì có nhu cầu khá cao nhưng lại thường bị thiếu hụt nhất trong các khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào ngũ cốc (chiếm 70-80% năng lượng) như nước ta hiện nay. Mặc khác, lysine dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến nấu nướng thức ăn, và cơ thể tuyệt đối không thể tổng hợp được lysine (các acid amin thiết yếu kia có thể được tổng hợp từ các acid amin khác qua quá trình chuyển đổi amin). Do đó, thiếu lysine rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thiếu lysine dẫn đến giảm tổng hợp protein cơ thể, làm cho trẻ chậm lớn, còi cọc, biếng ăn, hay bệnh, thiếu men tiêu hoá, thiếu nội tiết tố . Làm thế nào để tránh thiếu lysine? Biện pháp tối ưu vẫn là bữa ăn đa dạng hợp lý, có đủ các chất dinh dưỡng trong đó có lysine. Thức ăn giàu lysine là trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu, nhất là đậu nành. Cũng có thể bổ sung lysine vào thực phẩm. Một cách dễ thực hiện khác là có thể bổ sung thêm bằng thuốc bổ có lysine. 10 cách ăn uống lành mạnh Ăn ngon, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vẫn chưa đủ. Bạn cần phải dạy trẻ ăn uống lành mạnh. 1. Khi nào trẻ muốn ăn, tập cho các em chọn thức ăn và chuẩn bị bữa ăn. 2. Các loại rau, củ, quả đều hấp dẫn các em. Thỉnh thoảng, nên khuyến khích các em ăn các loại rau quả khác bằng cách bày biện lên
  4. đĩa theo những hình ảnh vui mắt. 3. Bỏ thêm rau quả vào những món ăn mà các em thích. Nên nhớ, ở tuổi mẫu giáo, cho các em ăn thêm không đúng bữa có thể dẫn đến tác dụng ngược lại vì nhiều em sẽ không chịu ăn thức ăn của người khác cho hoặc bé sẽ không chịu ăn bữa ăn chính. 4. Khi cho và thưởng đồ ăn cho các em (hoặc phạt không cho ăn) có thể dẫn đến tình trạng khó bảo. 5. Nếu các em không thích thì không nên ép. 6. Khi đã no, không nên bắt các em ăn thêm. Vì như thế nó sẽ ngầm phá hỏng mục đích điều chỉnh chế độ ăn uống cho các em. 7. Trẻ mệt mỏi hoặc khó chịu thường không thích ăn nhiều. Những lúc này không nên cho các em ăn những thức ăn mới. 8. Dẫn bé đi chợ, đi siêu thị. Chỉ cho trẻ mới biết đi nhận định đúng về màu sắc và hình thể và so sánh kích thước của chúng. Dạy cho trẻ mẫu giáo các loại rau quả, thức ăn có các mẫu tự theo bảng chữ cái 9. Sử dụng các trò vui khi khuyến khích trẻ ăn ngon miệng. 10. Nên ăn những thức ăn bổ dưỡng và lành mạnh. Muối trong thức ăn cho trẻ Trong những tháng đầu đời, thận trẻ chưa hoàn chỉnh, không nên cho các bé dùng muối. Đối với các thức ăn công nghiệp dành cho trẻ dưới 1 tuổi, luật lệ cũng quy định rõ ràng lượng muối có thể chấp nhận. Thức ăn béo và quá mặn có hại cho bé: Mọi người đều biết ăn quá mặn tạo nguy cơ bị cao huyết áp, dẫn đến các bệnh tim mạch. Đối với trẻ trong khoảng từ 18 tháng đến 3 tuổi, vấn đề chưa phải là vậy, mà là chống thừa cân. Có gia đình cho trẻ dùng jambon, thịt nguội trong các bữa ăn hoặc trong ngày, đậu phộng chiên, đậu phộng da cá, khoai tây lát mỏng chiên giòn. Đó là những thức ăn được trẻ thích dùng, có chứa nhiều muối và nhiều chất béo, nhưng rất nghèo về chất xơ, vitamin, khoáng chất hay vi chất dinh dưỡng. Với bánh kẹo, các thức ăn chơi vừa mặn và vừa béo là nguyên nhân gây thừa cân ở trẻ em hiện nay. Ăn mặn kéo theo uống nước, mà trẻ con lại thích nước ngọt hơn là nước chín. Lượng muối ăn (Nacl) cho trẻ con có thể tính theo nhu cầu nước uống (kể cả nước trong thức ăn) là 1g muối ăn cho mỗi lít nước dùng trong ngày. Mùa nóng hoặc trẻ hoạt động nhiều sẽ uống nhiều, ta căn cứ vào lượng nước ấy để tính số muối mà trẻ cần. Một số thức ăn có nhiều muối: - Khoai tây chiên đóng gói chứa 1,5g muối cho 100g. - Đậu phộng rang muối cũng thế - Jambon chứa 1g muối/100g. - Trong các bánh quy và bánh gato cũng có muối Trong chế biến thực phẩm, muối được sử dụng để át các vị
  5. không mong muốn như vị đắng và làm tăng vị ngọt. Cần lưu ý, trong các thức ăn đóng hộp, đã có nêm đủ mặn, cho nên không thêm muối nữa. Phương pháp giảm béo cho trẻ mà không cần ăn kiêng Để trẻ không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, cần tránh bắt đầu bữa ăn bằng một món mặn vì nó sẽ kích thích rất mạnh sự thèm ăn. Thay vào đó, hãy cho trẻ dùng rau quả tươi. Không nhất thiết phải ép những trẻ mập ăn kiêng. Thực tế cho thấy, điều đó sẽ chẳng thay đổi được gì nếu trẻ không muốn thực hiện. Muốn giảm cân cho con, trước hết, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, rồi sau đó mới hạn chế những thức ăn giàu năng lượng. Hãy giảm lượng thức ăn tiêu thụ cho trẻ bằng cách tôn trọng 5 nguyên tắc sau: 1. Không để trẻ ăn ngoài các bữa chính: - Nhắc nhở trẻ rằng bữa cơm là thời gian cả gia đình sum họp, là lúc mọi người cùng ngồi ở bàn ăn dùng bữa một cách đàng hoàng, lịch sự. - Coi trọng và thưởng thức bữa sáng như một bữa chính. - Không cho trẻ ăn bữa phụ lúc 10 giờ sáng. Nếu trẻ học bán trú tại trường thì tập cho chúng thói quen chỉ dùng bữa phụ khi ở trường. - Yêu cầu trẻ không được rời khỏi bàn ăn khi bữa cơm chưa kết thúc, hãy vừa nói chuyện vừa giúp trẻ hoàn thành bữa ăn. 2. Không lấy thêm thức ăn cho trẻ nếu trẻ đã ăn hết phần của mình: Đây là cách đơn giản nhất để giảm lượng thức ăn được tiêu thụ. Dần dần, trẻ sẽ tập được thói quen không đòi ăn thêm phần của người khác. Bạn cũng nên chia các món ăn thành từng suất riêng cho mỗi người như ở các hàng ăn. Về lượng cơm, chỉ cần một lưng bát cho mỗi bữa là đủ (nên dùng bát ăn cơm loại nhỏ). 3.Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ cùng trẻ: Việc vận động nhiều kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý chắc chắn sẽ sớm đem lại kết quả trong giảm béo. Tốt hơn cả là đi bộ, vì đây là phương pháp vận động đơn giản nhất, không đòi hỏi phải có dụng cụ luyện tập. Thay vì cho trẻ đi bộ mỗi lần 30 phút, bạn có thể chia thành 2 lần, mỗi lần 15 phút. Phải tập thường xuyên, kể cả chủ nhật, ngày nghỉ, lễ tết. 4.Chăm sóc và giúp đỡ trẻ nhiều nhất trong khả năng có thể: Trẻ béo hơn mức bình thường không hẳn đã mắc chứng béo phì. Do đó, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, tránh gây những xáo động về mặt tâm lý của trẻ. Cần quan tâm đặc biệt hơn về những vấn đề có liên quan đến trọng lượng cơ thể trẻ. Ngoài ra, cần lưu ý, nhắc nhở người thân hoặc cô giữ trẻ về
  6. các nguyên tắc chăm sóc để trẻ không bị thừa cân, tránh hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". 5.Kiểm tra trọng lượng cơ thể trẻ mỗi tuần Cần kiểm đều đặn tra trọng lượng trẻ 1 lần/ tuần vào một thời điểm nhất định. Chất béo trong thức ăn Trẻ em dưới 18 tháng: Chất béo (lipid) là nguồn năng lượng chính và có vai trò sinh lý quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Các vitamin A, D, E và K đều tan trong các chất béo. Chất béo cần thiết cho hệ thần kinh Não của trẻ, từ khi mới sinh đến 12 tháng tăng mỗi ngày 2g. Sự phát triển của não rất quan trọng ở 3 tháng cuối thai kỳ và tiếp tục cho đến 2 tuổi. Các tế bào của hệ thần kinh sẽ được hoàn chỉnh sau đó lối 5 năm. Chỉ khi các bé lên 6 – 7 tuổi, sự myelin hóa các sợi thần kinh mới hoàn tất. Trong thực phẩm, các chất béo được cấu tạo bởi 26 acid béo, gồm 2 loại: acid béo no (thịt, sữa), acid béo không no (thực vật) có một nối đôi (dầu oliu, lạc, vừng, đỗ tương ) và nhiều nối đôi (cá, sò, ốc ) Trong đó, một số phải do thức ăn cung cấp vì cơ thể không có khả năng tổng hợp. Đó là trường hợp 2 nhóm acid béo không no nhiều nối đôi là: - Acid linoleic (omega 6): vừng (mè) hạt, dầu oliu, dầu lạc (đậu phộng). Acid linolenic (omega 3) Ưu điểm của dầu thực vật so với mỡ động vật là chứa nhiều acid béo không no cần thiết (acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic) rất cần để phòng tránh bệnh tim mạch cho người lớn tuổi và rất cần để xây dựng màng myelin của tế bào thần kinh, tế bào não cho trẻ em từ sơ sinh đến 4 – 5 tuổi. Cholesterol cũng là một chất béo mà cơ thể rất cần để xây dựng màng tế bào và sản xuất một số hormon, vitamin D và acid mật. Trẻ em có nhu cầu về chất béo cao hơn người lớn Thông thường, nhu cầu hàng ngày về chất béo cho trẻ em, thanh niên và người trưởng thành là 35% tổng nhu cầu năng lượng với acid béo no không quá 10% so với acid béo không no và một nối đôi. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên cung cấp chất béo 45 – 50% nhu cầu tổng năng lượng. Do đó, cũng không nên cho trẻ nhỏ chỉ dùng sữa lấy bớt kem hay sữa không kem. Chất lượng các chất béo trong sữa mẹ Trong sữa mẹ, lượng chất béo chiếm gần đến 50% năng lượng (trung bình 40g/lit với sự thay đổi từ 13 đến 84g/lit) So với sữa bò, sữa mẹ chứa 4 lần nhiều hơn acid béo không no
  7. và 4 – 5 lần nhiều hơn về acid béo thiết yếu, rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh hay nhũ nhi. Ngoài ra, cần cung cấp cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi hai acid béo thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ: acid linoleic va acid linolenic. Lưu ý: Phần lớn trẻ nhỏ từ 8 tháng đến 12 tháng thường bị thiếu acid linoleic là chất có tác dụng bảo vệ da, niêm mạc, phòng chống cholesterol và các bệnh tim mạch (OMS khuyến cáo nên có từ 4 đến 10% năng lượng trong khẩu phần). Lượng acid linoleic ở một số thực phẩm (g/100g thực phẩm ăn được) Vừng (mè): 16.9 Đỗ tương (đậu nành): 9.0 Lạc (đậu phộng): 6.3 Thịt vịt :3.8 Thịt gà: 1.8 Trứng gà: 1.2 Lòng đỏ trứng: 3.5 Thịt lợn (heo): 1.2 Gan lợn: 0.5 Bầu dục lợn (thận): 0.4 Thịt bò: 0.1 Cá chép: 0.3 Lươn: 0.8 Những thức ăn không nên khuyến khích trẻ dùng Sữa ong chúa là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng có chứa nội tiết tố nữ. Nếu trẻ sơ sinh sử dụng nó trong thời gian dài thì nội tiết tố nữ ở đó sẽ thúc đẩy cơ quan sinh dục phát triển bất thường. Ngay cả phụ nữ mang thai nếu dùng một lượng lớn sữa ong chúa cũng có thể khiến bé sau này trưởng thành sớm. Vì vậy, không nên cho trẻ sơ sinh dùng sữa ong chúa. Ngoài ra, đối với trẻ em, cần hạn chế một số thức ăn sau: Chocolate: Đây là loại thực phẩm tinh chế cung cấp năng lượng rất cao. Tuy chứa nhiều chất béo, canxi, sắt nhưng chocolate không thích hợp nếu dùng nhiều cho trẻ, vì: - Hàm lượng chất dinh dưỡng không phù hợp với nhu cầu phát triển của cơ thể trẻ. Trẻ cần nhiều protein, vitamin, muối vô cơ, nhưng hàm lượng những chất này trong chocolate rất thấp. - Chocolate chứa nhiều chất béo khó hấp thụ ở dạ dày và ruột của trẻ. Chất béo lưu lại trong dạ dày khá lâu gây cảm giác no. Nếu ăn chocolate trước khi ăn cơm thì đến bữa trẻ sẽ không muốn ăn nữa. - Chất xơ kích thích nhu động ruột hoạt động bình thường nhưng trong chocolate lại không chứa chất xơ. Vì vậy, trẻ ăn nhiều chocolate dễ bị táo bón. - Chocolate có chứa axít oxalic, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong sữa.
  8. Đường, kẹo: Trẻ thường thích nhất các món ngọt. Nếu cứ chiều theo sự đòi hỏi của trẻ, hết kẹo, đến bánh rồi nước ngọt thì bé có thể bị một số chứng bệnh do thừa đường: - Chứng béo phì: Lượng đường thừa sẽ được chuyển thành mô mỡ phân bố dưới da, cơ. - Gan phải làm việc nhiều sẽ bị suy yếu. - Lượng insulin cung cấp không đủ để chuyển hoá đường, gây bệnh tiểu đường. - Sâu răng: Việc thường xuyên cho trẻ ăn đường và kẹo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phân huỷ đường bám vào kẽ răng, tạo thành những chất axít làm hỏng men răng. Những trái cây có vị chua: Axít trong các loại trái cây có vị chua có thể làm mòn men răng. Ngoài ra lượng axít trong dạ dày có thể tăng lên làm ảnh hưởng đến sự tiêu hoá thức ăn, gây đau bụng và viêm loét dạ dày. Thức uống có vị chua như nước chanh cũng rất hấp dẫn đối với trẻ. Nếu dùng quá nhiều loại đồ uống này, một lượng lớn axít hữu cơ sẽ được đưa vào cơ thể, có thể làm hạ pH máu, gây mệt mỏi, yếu sức. Tuyệt đối không dùng nước củ dền pha sữa cho trẻ nhỏ Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ vì cho rằng nước dền bổ cho máu. Điều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4-5 tháng, vì có thể gây ngộ độc. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị. Hiện nay, hầu hết tủ thuốc cấp cứu của các bệnh viện ở Việt Nam đều không có thuốc điều trị ngộ độc do nước củ dền. Theo các bác sĩ nhi khoa, đối với trẻ nhỏ, chỉ cần dùng nước ấm pha sữa là được vì trong sữa đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng rồi. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM tiếp nhận khoảng 10 ca ngộ độc do nước củ dền. Con số tuy không lớn nhưng việc cứu chữa các ca nặng rất khó khăn, vì thuốc đặc hiệu Methylen Blue 1% dạng tiêm lại quá hiếm. Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 của TP HCM đã phải xoay xở bằng cách tự xin bác sĩ bạn hoặc bệnh viện bạn trong những lần đi công tác nước ngoài (tại các nước nói trên, Methylen Blue không được bày bán ở hiệu thuốc vì thuộc danh mục thuốc cấp cứu). Mỗi bác sĩ khi đi công tác cũng chỉ mang về được khoảng mươi ống. Hiện bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ còn hơn chục ống Methylen Blue để phòng thân. Mới đây, ngày 14/7, cháu Huỳnh Chấn Hào, hơn 3 tháng tuổi, ở quận 4 TP HCM, đã thoát chết nhờ những ống thuốc này. Cháu bị ngộ độc nước củ dền, toàn thân tím đen, suy hô hấp rất nặng. Trong cơn thập tử nhất sinh, cháu Hào được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Do bệnh viện không có thuốc nên cháu được chuyển ngay tới Bệnh viện Nhi đồng 1 và đã được cứu sống. Tuy rẻ tiền nhưng Methylen Blue được các bác sĩ ở phòng cấp cứu gọi là "thuốc tiên". Đó là do kể cả với những trường hợp suy hô
  9. hấp nặng, bệnh nhân sẽ hồng hào và khỏe mạnh trở lại chỉ sau 5-10 phút được tiêm thuốc. Điều đáng ngạc nhiên là tuy Methylen Blue có tên trong danh mục thuốc cấp cứu của Bộ Y tế, nhưng các bệnh viện vẫn không được cấp thuốc này. Và rồi bác sĩ điều trị vẫn phải tiếp tục tự tìm kiếm, khiến thuốc khi có khi không. Trẻ dễ bị mập phì ở lứa tuổi nào? Ở trẻ, tuổi đi kèm tích mỡ nhanh là tuổi dễ bị mập phì nhất (dưới một tuổi và sau dậy thì). Nếu chúng không tự thon thả lại sau những giai đoạn này, thì chúng sẽ bị mập phì dai dẳng. Mập phì trong hai thời kỳ: trong 2 năm đầu và giữa 4-11 tuổi là nghiêm trọng nhất. Nguyên tắc chung trong điều trị mập phì ở trẻ - Cần tìm hiểu sở thích về thực phẩm của trẻ để thực hiện chế độ ăn cho phù hợp, tránh tình trạng bắt trẻ ăn toàn những thứ chúng không thích hay ngược lại. - Thực phẩm cho trẻ mập phì vẫn đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng theo nhu cầu để không làm hạn chế sự tăng trưởng của trẻ. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn chay. - Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột. - Không để trẻ quá đói hoặc bỏ bữa của trẻ, vì như vậy, trẻ sẽ ăn bù vào bữa sau, rất dễ gây tích lũy mỡ. - Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau cải, trái cây tươi, thức ăn giàu chất xơ như khoai, bắp, mì sợi thay cho các đồ quay, rán, chiên xào. - Tránh các loai nước ngọt có ga, nên uống nước ép trái cây, sương sa không đường, không nên uống các loại nước ngọt có pha hương vị trái cây. - Không khen thưởng trẻ bằng các loại thức ăn ngọt và béo. Tuyệt đối tránh tạo nên tâm lý lệch lạc ở trẻ "Ngoan thì mẹ cho ăn bánh, sô-cô-la ". - Tránh cho trẻ nhai chewing gum vì nó làm cho chúng lúc nào cũng muốn nhai. - Không tích trữ những đồ ăn giàu năng lượng trong nhà, chỉ để các loại trái cây có nhiều nước và ít ngọt như mận, bưởi, táo, dưa leo - Tăng cường cho trẻ vận động. Ngoại trừ việc cho trẻ đi tập thể thao, khuyến khích trẻ tự thu dọn đồ, leo lên leo xuống cầu thang, xách nước tưới cây để tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Hạn chế cho chúng xem tivi, video, chơi điện tử quá lâu. Các loại thức ăn cần tránh Đưa thêm một thức ăn mới vào thực đơn của trẻ là một quá trình vừa mang tính thử nghiệm vừa sai lầm.Tăng giờ ăn rất quan trọng để trợ giúp sự phát triển của bé. Có một số loại thức ăn mà các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi đưa vào thực đơn của bé – vì đôi khi
  10. dễ bị mắc nghẹn, đôi khi lại gây dị ứng. Hướng dẫn sau đây cho biết cần tránh những thức ăn nào. Đối với bé từ 0 - 6 tháng tuổi: Cần tránh tất cả! Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đề nghị chỉ nên cho bé bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu mà thôi. Nhưng bạn nên hỏi bác sĩ xem có nên bắt đầu cho bé ăn thêm thức ăn đặc trước sáu tháng tuổi không. Đối với bé từ 6 - 12 tháng tuổi: - Lúa mì hoặc những sản phẩm làm bằng lúa mì: vì đây là loại ngũ cốc thường gây dị ứng nhất. Có thể dùng gạo và bột khi bé được 6-8 tháng tuổi. - Mật ong: vì có chứa những bào tử của bệnh ngộ độc Clostridium (một dạng ngộ độc thực phẩm nặng do thức ăn có chứa các độc tố vi trùng Clostridium botulinum). Các bào tử này có thể phát triển, sản sinh ra những độc tố gây rối bộ máy sinh hóa và đe doạ sinh mạng. - Sữa nguyên kem: bé còn nhỏ có thể bị dị ứng khi uống sữa bò. Trong năm tuổi đầu tiên, chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa theo công thức mà thôi. - Lòng trắng trứng: giàu chất đạm nhưng chỉ nên cho bé ăn khi đã được một tuổi. Đối với bé 9 tháng tuổi thì ăn lòng đỏ trứng rất tốt. - Bơ đậu phộng và đậu phộng: có thể kích thích dị ứng mạnh, không cho bé dưới 3 tuổi dùng. Đối với bé từ 1 - 3 tuổi: - Sữa ít chất béo: bé chỉ được bắt đầu uống sữa ít béo khi đã được 2 tuổi. Bé nhỏ hơn cần chất béo trong sữa nguyên chất. - Đậu phộng: hạt đậu phộng dễ làm bé mắc nghẹn. Để được an toàn, chỉ nên cho bé ăn khi đã được 3 tuổi. Cần kiểm tra cẩn thận nếu bố mẹ có bệnh sử dị ứng. - Bánh mì kẹp thịt: bé mới chập chững biết đi dễ bị mắc nghẹn khi ăn những miếng bánh mì kẹp thịt dù là nhỏ. Nếu cho bé ăn thì hãy cắt bánh thành những miếng dài, mỏng. - Nho nguyên trái: dễ mắc kẹt trong cổ họng bé, vì thế cần cắt trái nho thành miếng trước khi cho ăn. - Cà rốt sống: nên cắt thành những miếng thật nhỏ hoặc nấu chín để tránh mắc nghẹn. - Bơ, phô-mai: bẻ thành những miếng nhỏ và thường xuyên trông chừng quá trình ăn của bé. - Kẹo cứng, bắp, kẹo cây: có nguy cơ làm mắc nghẹn. Nếu không cắt ra thành những miếng nhỏ được thì đừng cho bé ăn. Acid Folic Acid folic còn được gọi là vitamin Bc, B9, vitamin M, folacin, folat, là một sinh tố tan trong nước, thuộc nhóm B (B.complex), đơn vị tính là microgam (mcg). Những điều quan trọng:
  11. - Acid folid cần thiết cho chức năng tạo hồng cầu. - Giúp chuyển hóa protein, glucid và nhất là chất béo. - Công trình nghiên cứu Framingham, Massachusetts (Hoa Kỳ) mới đây chứng minh thiếu acid folic thì nồng độ homocystein trong máu sẽ tăng cao và đó là chất dễ gây ra chứng não suy (bệnh Alzheimer). Thiếu acid folic cũng dễ gây xơ vữa động mạch và bệnh tim. - Nhu cầu acid folic cho người lớn là 180 đến 200mcg, đối với phụ nữ đang mang thai cần gấp đôi lượng trên, và cho người mẹ đang nuôi con trong 6 tháng đầu là 280mcg, và 6 tháng kế tiếp là 260mcg. Lúc vừa cấn thai và thời kỳ đầu của thai nghén mà đảm bảo đủ 350 – 400mcg sinh tố B9 thì đứa bé sinh ra sẽ được bảo vệ an toàn tránh những khuyết tật ở ống thần kinh, như chứng nứt đốt sống. - Acid folic có vai trò quan trọng trong sự tạo ra acid nucleic - nền tảng duy truyền trong nhân của mọi tế bào (ribo-nucleic acid – RNA và deoxyribonucleic acid – DNA), cho nên nó cần thiết cho sự phân chia của mọi tế bào cơ thể. - Acid folic có thể bị hư hại do lưu giữ dài ngày trong nhiệt độ môi trường. - Từ năm 1998, FDA (Cục Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép bổ sung acid folic vào các sản phẩm ngũ cốc mà người dân Mỹ hay ăn buổi sáng để hạ thấp tỉ lệ mắc các bệnh do thiếu acid folic. Acid folic có thể giúp gì cho bạn? - Acid folic giúp giảm bớt tỷ lệ u nang và giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh Alzheimer. - Bảo vệ ngăn ngừa quái thai. - Gia tăng sự sinh sữa. - Bảo vệ năn ngừa những ký sinh trùng đường ruột và ngộ độc thực phẩm. - Giúp da tươi mịn, khoẻ đẹp. - Có tác dụng như một chất giảm đau (chống mệt mỏi). - Có thể làm chậm quá trình bạc tóc khi được sử dụng kết hợp với acid pantothenic và PABA (paraami-nobenzoic acid). - Kích thích sự thèm ăn, nếu bạn đang bị mệt mỏi đuối sức vì thiếu vitamin này. - Giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét miệng. - Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bệnh do thiếu "acid folic" Khi ăn uống thiếu nguồn acid folic lâu ngày sẽ bị bệnh thiếu máu đại hồng cầu do dinh dưỡng (rối loạn đường tiêu hóa, niêm mạc: dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng, bàng quang, tử cung ) Nguồn acid folic thiên nhiên: Các loại rau lá màu lục đậm, cà rốt, men, gan, lòng đỏ trứng, dưa hấu, quả bơ, bí đỏ, mận, các loại đậu hột khô, ngũ cốc lức.
  12. Những chất bổ sung: Thuốc chứa acid folic ở hai liều lượng 400mcg và 800mcg. Liều 1mg (1000mcg) chỉ được kê toa ở Hoa Kỳ. Lượng 400mcg đôi khi cũng có trong các viên B-complex, nhưng thường thì chỉ 100mcg (xem thành phần ở nhãn hộp thuốc). Liều dùng hàng ngày thường được sử dụng nhất là 400mcg đến 1mg. B-complex có chứa cả acid folic và B12 và các sinh tố nhóm B khác, dùng rất tốt. Độc tính và việc dùng quá liều: Không có ghi nhận về độc tính, mặc dù một số ít người bị dị ứng ở da khi dùng thuốc chứa acid folic. Vì acid folic tan trong nước nên nếu uống dư thừa sẽ được cơ thể loại ra theo nước tiểu. Việc uống acid folic thường xuyên có thể che lấp dấu hiệu bệnh thiếu máu do thiếu B12. Do đó, nếu dùng thức ăn có bổ sung acid folic hoặc uống viên acid folic thường xuyên thì phải đảm bảo chế độ ăn uống đủ sinh tố B12 (thiếu B12 lâu ngày sẽ gây thiếu máu đại hồng cầu, nếu bị che lấp triệu chứng không chữa trị kịp thời sẽ bị thoái hóa thần kinh không phục hồi được). Acid folic cần thiết cho sự phân chia (sinh sản) tế bào, do đó những người đang bị ung thư hoặc nghi ung thư các loại thì không được dùng thuốc chứa acid folic. Những lời khuyên: Nếu bạn là phụ nữ, thì phải đảm bảo có đủ lượng acid folic và vitamin B6. Chỉ 400mcg acid folic và 2-10mg vitamin B6 mỗi ngày có thể giảm 42% nguy cơ bệnh tim mạch. Nếu bạn bị nghiện rượu nặng thì nên tăng lượng acid folic. Nếu bạn đang dùng estrogen, thuốc ngừa thai, sulfamid (hợp chất kháng khuẩn), phenobarbital, hay aspirin, thì nên tăng acid folic. Nếu bạn đang dưỡng bệnh, hay chống lại bệnh tật, thì bảo đảm chất bổ sung phải có nhiều acid folic để giúp gia tăng sức đề kháng cơ thể. Liều lớn acid folic có thể gây ra chứng co giật ở những người bệnh động kinh. Để không làm mất các chất có lợi cho cơ thể khi nấu ăn Trong thực tế, đa số chúng ta không ăn các thực phẩm sống. Trước khi dọn lên bàn ăn, chúng ta đều làm các thao tác như: rửa, cắt, nấu hoặc rán. Trong các quá trình như vậy, thành phần hoá học của thịt, rau, hạt đều bị thay đổi, mà đôi khi làm cho lợi ích của thực phẩm giảm tới con số 0. Để không làm mất vitamin, protein, mỡ, một số hoạt chất sinh học và các chất khoáng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: * Cá: Cần phải nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ), hay nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ.
  13. Cũng như đối với thịt, nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán, nhất định phải tẩm bột để cá không bị chảy mất nước. Và cần theo dõi không để rán quá, vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút. * Sữa: không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá huỷ. Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay. * Rau, quả: Khi bóc bỏ vỏ rau quả, nên cố gắng gọt làm sao cho mỏng, sau đó nên cố gắng nấu ngay, không nên để lâu rau quả đã làm sạch vỏ ngoài không khí. Nên nấu chúng với ít nước hoặc chỉ nấu cách thủy. Chỉ nêm làm các món rau trộn (salad) ngay trước khi ăn. Nên rửa sạch quả, lấy bỏ hạt ngay trước khi đưa lên bàn ăn hay chế biến tiếp (như làm mứt). Khi làm quả nghiền hay làm nước ngọt từ quả tươi, trước hết nên ép lấy nước từ các quả đó, sau đó nấu phần còn lại trong nước khoảng 10 phút, lọc lấy nước, rồi đổ vào nước ép ban đầu và chỉ nấu tất cả đến khi sôi một lần, không hơn. * Thịt: nếu giữ thịt đông trong tủ lạnh, thì cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng. Không cho thịt vào nước. Khi làm tan băng nhanh bằng cách cho thịt vào nước ấm, nước trong thịt sẽ bị mất, cùng với nó các protein có giá trị cũng tiêu hao. Cần rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh, và nên thu xếp chế biến ngay. Nên nấu thịt bằng những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi. Khi làm thịt băm trộn bột bánh mì, nước thịt không bị mất nhiều nhờ có bột giữ lại. Nhưng cũng cần rán thịt băm cho đúng cách. Khi mỡ (dầu) vào chảo chưa nóng, lớp vỏ bảo vệ không hình thành được. Lớp ngoài bị quá nóng cũng không tốt: thịt bị cháy thành than, còn mỡ quá nóng bị phân huỷ. Do vậy, cần rán thịt trong mỡ nóng, nhưng không bóc khói, kéo dài khoảng 10 phút, sau đó giữ tiếp trong lò nướng. * Hạt: Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất. Nhưng không nên nấu chúng lâu. Bột mì chỉ nấu trong 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ, sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu. Mặc dù muối được coi là một trong các nguyên nhân gây "trục trặc", nhưng ít ai hoàn toàn không cho muối vào thức ăn. Tuy vậy, trong việc có vẻ rất đơn giản này vẫn có những thủ thuật nhất định. - Cho muối vào khoai tây nấu cả vỏ ngay từ đầu, nhưng đối khoai tây rán chỉ cho muối khi đã rán gần xong. - Cho muối vào súp rau khi rau đã chín. - Cho muối vào rau trộn ngay trước khi đưa lên bàn ăn. Nếu
  14. như cho muối vào từ trước, rau sẽ bị mất nhiều nước. - Cho muối vào nước nấu thịt 30 phút trước khi nấu xong, cho vào cá lúc bắt đầu nấu, cho vào nấm lúc kết thúc. - Nếu trước khi rán cá, bạn ướp muối và để 10-15 phút thì khi rán, cá sẽ không bị tróc. - Cần cho muối vào thịt ngay trước khi rán, nếu không thịt sẽ bị mất nước và trở nên khô. - Không nên cho muối vào gan khi rán, ngược lại gan sẽ bị cứng. Những sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ Nhiều người cho trẻ 8-9 tháng tuổi ăn mỗi bữa bột một quả trứng, gần như ngày nào cũng cho trẻ ăn 1 quả hoặc hơn. Thực ra, trẻ 1 tuổi trở xuống mỗi tuần chỉ cần 2-3 lòng đỏ trứng là đủ. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khác: - Cho con bú đến 4-5 năm: Việc kéo dài quá lâu thời gian nuôi con bằng sữa mẹ không đem lại lợi ích cho trẻ. Nếu có điều kiện nuôi dưỡng tốt, chỉ cần cho trẻ bú từ 1 năm đến 18-24 tháng là đủ. - Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi: Nhiều người cho trẻ ăn bổ sung quá muộn; trẻ đã ngoài 4- 6 tháng vẫn chỉ cho ăn toàn sữa. Ở độ tuổi này, nên cho trẻ ăn thêm bột, hoặc cháo nấu nhừ, khoai tán nhuyễn, rau xanh, thêm chút dầu hoặc mỡ, thịt, cá. Có như vậy trẻ mới chóng lớn. Việc cho ăn bột sớm quá hoặc nhiều quá cũng không tốt. Có những mà mẹ cho trẻ ăn bột khi chưa được 4- 6 tháng tuổi, hoặc cho ăn tới 4 bữa bột/ngày khi trẻ mới 5- 6 tháng tuổi. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa của trẻ. - Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu: Có người mẹ lúc nào cũng cho trẻ ngậm vú, làm cho trẻ biếng ăn, luôn đòi bế, quấy khóc. Lại có người quá máy móc, cứ đúng giờ do mình định mới cho bú. Không nên cho trẻ ăn một cách tùy tiện hay theo một thời gian biểu quá chặt chẽ. Tốt nhất là cho ăn theo nhu cầu của trẻ. Thời gian biểu chỉ là tương đối. - Không cho trẻ dưới một tuổi ăn hoa quả: Thực ra, khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung là có thể cho ăn thêm nước hoa quả tươi nghiền. Trẻ 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. - Không chú ý cho trẻ uống đủ nước: Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng cơ thể và quá trình tiêu hóa bình thường của trẻ. Lưu ý trong chuẩn bị đồ ăn, thức uống Trong khi chế biến thức ăn hàng ngày, chúng ta cần chú ý những nguyên tắc sau: Không nấu sữa chung với đường: Một số người khi đang nấu sữa tiện thể cho thêm đường vào, để đường dễ tan hơn. Cách này không có lợi vì lysin trong sữa và fructose trong đường dưới tác dụng của nhiệt có thể tạo ra chất độc hại cho cơ thể. nếu muốn dùng sữa có
  15. đường thì sau khi đun sữa, tắt lửa rồi mới cho đường vào. Không pha mật ong bằng nước sôi: Trong mật ong, ngoài đường glucose và fluctose (chiếm 65 - 80%), còn có nhiều men, vitamin, khoáng chất Mật ong là một dạng thực phẩm bổ dưỡng. Khi sử dụng nên pha mật ong với nước ấm, không quá 60 độ C. Nếu dùng nước sôi thì không những không giữ được màu sắc, mùi vị tự nhiên của mật mà còn làm mất tác dụng của enzim và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C Không pha nước chanh bằng nước sôi: Chanh có hàm lượng vitamin C khá cao. Việc sử dụng nước chanh có thể bổ sung vitamin C, làm giảm mệt mỏi, giải cảm Nhưng nhiều người thường dùng nước sôi để pha nước chanh để làm đường mau tan. Điều này vô tình đã làm vitamin C trong nước chanh bị giảm đi đáng kể, mất tác dụng của enzim và làm bay mất tinh dầu chanh. Không ướp thịt với đường: Thịt được ướp đường trước khi nướng hoặc rán sẽ làm vô hiệu hóa vai trò của lysin. Trẻ được cho ăn nhiều loại thịt này có thể bị thiếu lysin, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nấu cơm: Vitamin B1 nằm ở lớp ngoài cùng của hạt gạo và ở trong mầm gạo. Gạo được xây xát quá kỹ sẽ làm mất vitamin B1 và các chất dinh dưỡng khác. Quá trình nấu cơm cũng dễ làm mất vitamin B1. Vo gạo cho đến nước trong sẽ làm mất 40 - 50% vitamin B1. Trong quá trình nấu nếu gạn bỏ nước có thể làm mất tới 60% Vitamin B1. Rửa rau: Rau có thể được tưới, bón bằng nước tiểu, phân tươi chưa ủ kỹ. Do đó, rau có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Biện pháp tốt nhất là rửa kỹ rừng lá rau dưới vòi nước chảy và rửa nhiều nước nếu ăn sống. Rau ngâm với nước muối, lá rau dễ bị nát; với thuốc tím chỉ diệt được vi khuẩn mà không có tác dụng trên trứng giun. Có thể ngâm rau với nước pha viên Aquatab. Các bà mẹ cần chú ý khi cho con ăn bổ sung Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Vì sữa mẹ dễ hấp thu, phù hợp với tiêu hóa của trẻ, đồng thời sữa mẹ giúp trẻ phòng chống các bệnh tật đặc biệt là bệnh ỉa chảy và nhiễm khuẩn hô hấp (vì sữa mẹ có kháng thể). Trẻ em bú sữa mẹ làm tăng tình cảm giữa mẹ và con. Không có loại sữa nào thức ăn nào có thể thay thế được. Nhưng khi đứa trẻ 4, 5 tháng tuổi trở lên, trẻ cần ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ gọi là ăn sam, ăn dặm hay thông thường gọi là thức ăn bổ sung (tức là vừa bú mẹ vừa ăn thêm). Vì sao lại ăn bổ sung? Vì chúng ta đều biết, đặc điểm của trẻ em là lớn với tốc độ rất nhanh, và nhanh nhất là trong năm đầu của cuộc sống. Theo các công trình nghiên cứu của thế giới cũng như ở nước ta, nếu lúc có thai người mẹ được ăn uống đầy đủ, cũng như khi nuôi trẻ
  16. trong năm đầu, thì mỗi tháng đứa trẻ tăng trung bình từ 600g - 700g (có nghĩa là mỗi ngày tăng từ 20g-25g). - Cân nặng trung bình khi đẻ 3.000g-3.500g. - 6 tháng cân nặng tăng gấp đôi 6.000g-7.000g. - 12 tháng cân nặng tăng gấp ba 9.000g-10.000g Để đáp ứng sự tăng cân đó thì phải được nuôi dưỡng đầy đủ về số lượng cũng như về chất lượng. Trong khoa học dinh dưỡng dùng Kcalo để đánh giá về năng lượng thiếu hoặc đủ (một Kcalo nghĩa là năng lượng làm 1 lít mới nóng lên 1o). Nhu cầu năng lượng trẻ em theo Tổ chức Y tế Thế giới quy định trong năm đầu từ 100-110 Kcalo/kg/ngày. Trong sữa mẹ cứ 1.000ml cung cấp 630 Kcalo. Số lượng sữa trong một ngày trung bình của người mẹ từ 800-1.000ml. Như vậy nếu chỉ nhìn về việc cung cấp năng lượng cho trẻ, sữa mẹ cũng chỉ đủ cho trẻ trong 4, 5 tháng đầu của cuộc sống. Vì vậy nếu đứa trẻ khi được 4, 5 tháng tuổi trở lên mà không được ăn bổ sung thêm thì sẽ bị thiếu hụt năng lượng, trẻ sẽ phát triển kém và dễ mắc các bệnh dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu, và khô mắt do thiếu vitamin A v.v Mặt khác, lúc trẻ 4, 5 tháng tuổi, người mẹ phải đi làm, phải có thức ăn cho trẻ để phát triển, đồng thời để trẻ tập làm quen với thức ăn của người lớn. Làm thế nào để ăn bổ sung đúng: Cho ăn bổ sung đúng là cho ăn những thức ăn ngoài sữa mẹ phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Không nên cho ăn quá sớm trước 4 tháng tuổi, cũng không nên cho trẻ ăn muộn quá sau 6 tháng tuổi. - Ăn từ từ, từ ít đến nhiều để tập làm quen với thức ăn mới. - Ăn từ lỏng đến đặc để thích nghi với bộ phận tiêu hóa. - Thức ăn đa dạng (tô màu cho bát bột). - Đủ về số lượng, chất lượng. - Bảo đảm vệ sinh. Muốn thực hiện được các nguyên tắc trên, chị em luôn luôn sử dụng 4 nhóm thức ăn chủ yếu (gọi ô vuông thức ăn) ngoài sữa mẹ: 1. Nhóm thức ăn cơ bản hay gọi thức ăn chủ yếu có khác nhau tùy theo các dân tộc. Ví dụ các nước châu Ấu dùng bột mì, khoai tây ở ta là gạo, ngô, khoai, sắn. Nhóm này cung cấp chất bột gọi là gluxit. 1g gluxit cung cấp 4 Kcalo (100g gạo cung cấp 356 Kcalo), gạo là thức ăn chính nhưng không đủ để trẻ khỏe mạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. 2. Nhóm cung cấp chất đạm hay gọi là nhóm thức ăn giàu protein. Nhóm này rất quan trọng cho sự phát triển xương, cơ bắp và trí thông minh của trẻ. Nhu cầu của trẻ từ 2g-3g/kg/ngày (trong 100g thịt nạc có 19g đạm). Có 2 loại đạm: đạm động vật như trứng, thịt, các loại tôm, cua, cá, lươn, nhông, ếch một loại đạm thực vật như đậu đỗ, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu trắng và ở nước ta đã chế biến là đậu phụ
  17. và sữa đậu nành, đạm động vật dễ hấp thu hơn. 3. Nhóm 3: là nhóm thức ăn giàu năng lượng hay gọi là chất béo vì một gam chất béo cung cấp 9 Kcalo (gấp 2g gạo) như mỡ, bơ, dầu ăn các loại những thức ăn có nhiều chất béo như vừng, lạc. Nhóm này cung cấp cho trẻ năng lượng phát triển và hoạt động, đồng thời để hòa tan các loại sinh tố A, D, E v.v Trong các loại chất béo, dùng chất béo thực vật như dầu các loại có nhiều axit béo chưa no dễ hấp thu hơn. 4. Nhóm 4: là nhóm cung cấp các loại sinh tố (vitamin) và muối khoáng là nhóm rau, quả. Nhóm này không cung cấp năng lượng nhưng cũng rất quan trọng đối với trẻ vì nó cung cấp các loại sinh tố C, sinh tố A các chất khoáng Ca v.v nên cho trẻ ăn các loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, rau muống, rau dền v.v có nhiều vitamin A và các loại củ quả có màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, xoài cung cấp caroten (tiền vitamin A) để đề phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A và nước hoa quả cam, chanh v.v cung cấp vitamin C. Sau đây xin ví dụ một số thực đơn cho trẻ ăn bổ sung: - Trẻ dưới 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, bú theo nhu cầu. - Từ 4 - 6 tháng: bú mẹ, cho ăn thêm 1 - 2 bữa bột đặc dần ngoài sữa mẹ. - Từ 6 - 12 tháng: bú mẹ, cho ăn thêm 3 bữa một ngày ngoài ra cho ăn thêm nước hoa quả sau và giữa các bữa ăn (chuối, nước cam, xoài, đu đủ v.v ). - Từ 12 tháng - 2 tuổi: bú mẹ, cho ăn thêm hoa quả có ở địa phương: chuối, hồng xiêm, cam, xoài v.v Và cách nấu một bữa bột loãng cho trẻ 4 - 5 tháng tuổi. (Bột trứng: 1 bữa = lưng bát ăn cơm = 160ml) Thành phần Thìa cà phê Gram (ml) 1. Bột gạo 2 thìa gạt 10g 2. Trứng gà (lòng đỏ) 1/3 - 1/2 quả 10-15g 10-15g 3. Dầu hoặc mỡ 1/2 thìa - 1 thìa 2-5g 3. Dầu hoặc mỡ 1/2 thìa - 1 thìa 2-5g 4. Rau giã nhỏ ½ thìa 5-10g 5. Nước mắm 1/2 thìa - 1 thìa 2-5ml 6. Nước lã 1 bát ăn cơm 200ml Các bước nấu:
  18. - Rau nghiền nhỏ hoặc giã nhỏ (lọc lấy nước) hoặc nghiền khi rau chín. - Hòa bột với nước lã, đun trên bếp quấy đều, sôi cho rau vào khoảng 5 phút. Trứng đánh tơi cho vào bột để sôi 1-2 phút. Sau đó cho muối mắm và dầu quấy đều sôi là được. Yêu cầu bột: Chín róc xoong, lỏng sền sệt như nước cơm đặc. Nếm nhạt hơn thức ăn của người lớn. Nếu trẻ lớn ta sẽ tăng số lượng và bột sẽ đặc hơn. - Chúng ta có thể thay trứng gà bằng thịt (khoảng 30g) hoặc đậu phụ (50g), bằng lạc, bằng sữa (bò, sữa đậu nành) v.v nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc là chế biến phù hợp với lứa tuổi. Vì nhu cầu của trẻ rất lớn, nhưng do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Vì vậy việc chế biến phải chú ý các thức ăn phải nghiền nát, nấu kỹ cho dễ tiêu, chế biến đơn giản và tận dụng nguồn thực phẩm có ở địa phương như tôm, cua, cá v.v Không nên chỉ ninh cho trẻ ăn nước mà cho ăn cả cái, vì nếu chỉ ăn nước là thiếu chất đạm vì trong nước chỉ có những axit amin hòa tan, thơm, còn thành phần chính của chất đạm là ở bã. Mặc khác canh cho trẻ ăn cũng cần chú ý cần cho ăn đúng bữa: ăn từ từ. Không nên ép ăn hoặc dọa nạt bắt trẻ ăn gây cho trẻ hội chứng sợ ăn. Nên động viên trẻ ăn. Không nên cho trẻ ăn mì chính vì mì chính không bổ chỉ đánh lừa khẩu vị, không nên cho trẻ ăn mặn như người lớn và cũng không nên ăn nhiều chất đạm quá, trẻ khó tiêu hóa. Tóm lại khi cho trẻ ăn bổ sung chị em cần lưu ý sử dụng thức ăn đa dạng và cách chế biến thức ăn hợp lý đồng thời cũng phải động viên khuyến khích trẻ ăn ăn là một hứng thú, tránh dọa nạt ép ăn gây ảnh hưởng xấu cho trẻ. Thức ăn và trí nhớ trong mùa thi Kỳ thi đại học đang tới gần, các con bạn phải chạy đua với thời gian để có thể đạt kết quả cao trong học tập. Để giúp trẻ có trí nhớ tốt, đạt kết quả thi như mong muốn thì tầm quan trọng của thức ăn, giá trị dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Các nhà dinh dưỡng đã đặt ra câu hỏi "Liệu con bạn có trí nhớ tốt khi chúng bị đói không?" và "trí óc suy yếu có phải là do thiếu một số loại thức ăn nào đó?". Mọi người đều có thể chứng minh được điều này và qua cả nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số thức ăn cần thiết cho trí não. Như tất cả các bộ phận trong cơ thể, não là cơ quan điều khiển lưu thông máu đều đặn. Đòi hỏi cơ thể không được ở trong tình trạng thiếu máu. Hiện tượng thiếu chất trong mùa thi dễ để lại triệu chứng xơ vữa động mạch. Đường là yếu tố cung cấp nhiều năng lượng Nhiều người không biết rằng các hoạt động của trí não có thể phụ thuộc vào chính hàm lượng đường trong nhóm glucit: glucose, saccharose, lactose Những loại đường có trong kẹo, mứt đặc, và
  19. trong đồ uống hoa quả, côca đều có ảnh hưởng tốt cho não. Năng lượng được tiêu thụ sau một ngày đòi hỏi phải được nạp vào trong cơ thể một lượng như thế cũng với thời gian là sau một ngày. Bên cạnh đó cũng cần tới những loại đường có cấu trúc phức tạp: đường trong tinh bột, bột mỳ, khoai tây Những loại đường này hay còn gọi là đường chậm. Não bộ được cung cấp một lượng đường thường xuyên, đều đặn, như vậy thì trí óc có thể tận dụng được tối đa nguồn năng lượng này. Chất béo cần thiết Những chất có tính quyết định về năng lượng giữa tất cả các cơ quan thần kinh đều là các chất có khả năng chuyển hoá ở các vị trí khác nhau của não bộ. Các nghiên cứu cho thấy, nếu con người bị thiếu các axit béo này sẽ mất khả năng học tập, không nhớ được những gì vừa học trước đó. Chỉ cần bổ sung thêm một lượng axit béo thì các chất dinh dưỡng cần thiết đã tốt hơn đáng kể, trí nhớ hoạt động tốt hơn. Chất phốtpho cần cho lao động trí óc Từ rất lâu loài người đã biết chất phốt pho có khả năng tăng cường trí nhớ. Người ta đã thấy có một lượng phốt pho đáng kể trong não bộ của những người có khả năng nhớ nhanh và nhớ lâu. Nhưng không phải chỉ có phốt pho đơn thuần mà là phốt pho trong lipít và hỗn hợp phốtpholipít. Những chất này thuộc nhóm sinh hoá triglixerit, thành phần của nó có cả lexitin và xephalin. Có lexitin thực vật và lexitin động vật. Nguồn thức ăn cung cấp lexitin động vật có hiệu quả cao là từ thịt bò, thịt lợn. Nguồn lexitin thực vật có hiệu quả là từ sữa đậu nành, các sản phẩm làm từ đậu tương, lòng đỏ trứng gà. Đa số các thức ăn dinh dưỡng hiện nay đều có thành phần lexitin. Vitamin và các nguyên tố vi lượng Các cơ quan trong cơ thể con người có thể hoạt động tốt nhờ có các chất cần thiết, các loại vitamin, các nguyên tố vi lượng và khoáng chất. Não bộ của con người cũng cần các loại chất này. Vitamin B1 rất cần thiết vì vitamin này đảm bảo cho việc sử dụng đường chậm và đảm bảo cung cấp đầy đủ, đều đặn chất glyxemie trong cả một ngày. B2, B3, B9 được sử dụng khi não có hàm lượng độc tố quá tải. Vitamin B12 bổ máu thần kinh. Vitamin C, nhất là vitamin E không thể thiếu khi chống lão hoá, đồng thời cũng có công dụng bảo vệ các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Hoạt hoá thực vật Đây là một loại chất có khả năng tăng cường hoạt động của trí óc. Công dụng của chúng nghiêng về dược lực học tác động đến não bộ. Chất này làm thức tỉnh các hoạt động của não, thích hợp với những người não không thiếu chất nhưng bị ì trệ, thiếu hoạt bát và phản xạ. Những chất này là cafêin, ancaloit Chúng không chỉ có trong cà phê mà còn có trong chè, nước côca. Các loại rau khác cũng
  20. có khả năng kích thích các hoạt động của não và trí nhớ: nhân sâm, dừa, hạt dẻ. Dừa non rất thích hợp đối với người cao tuổi hoặc có vấn đề về hệ thống tuần hoàn máu. Tăng cường trí nhớ Từ trước tới nay, để tăng cường trí nhớ người ta chỉ quen luyện một cách gò bó với các bài tập luyện trí nhớ. Nhưng hiện nay nguyên nhân của những người trí nhớ kém là do thiếu một vài yếu tố dinh dưỡng. Để các chức năng hoạt động của não được ổn định, nhất là trong quá trình học tập căng thẳng hoặc hoạt động trí óc nhiều cần tăng cường thêm độ dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày. Các bà mẹ đi chợ cần biết lựa chọn, bổ sung các thức ăn cần thiết cho chức năng hoạt động của trí nhớ. Chất sắt tăng cường khả năng tập trung tư tưởng Khi trẻ muốn tập trung tư tưởng để học nhưng không được, sẽ dẫn đến cáu bẳn, ăn uống không ngon miệng những triệu chứng này là do thiếu sắt. Ngoài ra thiếu sắt trẻ dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Sự thiếu hụt chất sắt ở trẻ khác với ở người lớn. Hầu hết trẻ bị thiếu sắt trong chế độ ăn uống cộng với nhu cầu sắt hàng ngày càng tăng cho sự phát triển của cơ thể. Tầm quan trọng của bữa sáng Bỏ ăn sáng có ảnh hưởng tới khả năng nhớ bài học và sử dụng các thông tin bài giảng vừa tiếp nhận được. Một bữa sáng cân đối đã cung cấp được 25% nhu cầu dinh dưỡng cho một ngày. Bữa sáng cũng có vai trò làm giảm những yếu tố nhầm lẫn trong khi làm bài, tăng mức độ làm việc, cải thiện trí nhớ. Các loại thức ăn cần thiết cho não và trí óc - Gluxit: đường chậm - Bánh mỳ, bánh quy, khoai tây, thức ăn có bột - Lipít: axit béo tinh khiết (Dầu dừa, ngô, dầu đậu nành, các sản phẩm từ đậu tương, dầu hướng dương, rau cải dầu, mầm lúa mạch ) - Phôtpholipít: lexitin động vật, lexitin thực vật (óc lợn, óc bò, lòng đỏ trứng gà, cá, dầu gan cá, sữa đậu nành, quả bơ, cacao ) - Vitamin B1 (Men bia, gạo, hoa quả khô ) - Vitamin B2 (Lòng lợn, trứng, thịt nấu tái ) - Vitamin B6 (Mầm lúa mạch, gan ) - Vitamin B9 (Men bia, hoa quả khô, lòng đỏ trứng ) - Vitamin B12 (Lòng lợn, các loại hải sản ) - Vitamin C (Cam, quít, hoa quả có tính mát, cải xoong, su hào, bắp cải ) - Vitamin E (Dầu mầm lúa mạch, hoa quả của cây có dầu ) - Các nguyên tố vi lượng: kẽm, selen (Mầm lúa mạch, hành, tỏi, trứng, tôm, cua, nhộng, ngũ cốc, các loại rau ) - Các loại thuốc có thành phần sau có khả năng tăng cường trí nhớ (Vitamin A, B1, B2, B5, B6, B9, B12, B8, E, C, PP, kẽm, selen,
  21. phốtpholipít, bêta-caroten, oméga 3, nhân sâm, glutamine ) Ngày Tết cho bé ăn uống gì? Tết, thời tiết miền Nam thường nóng bức, mọi người lại bận rộn, các sinh hoạt của ngày tết thường làm đảo lộn giờ giấc ăn nghỉ của các bé. Phần lớn thức ăn ngày tết được chuẩn bị trước vài ngày, và thường rất béo hoặc rất ngọt, ít chất tươi, rất ít rau xanh. Các bé nhỏ thường được cho ăn qua loa so với ngày thường, dễ dẫn đến sụt cân. Ngược lại, một số bé lớn, đặc biệt là các bé thừa cân lại rất khoái khẩu, ăn nhiều, “ăn mọi lúc, mọi nơi” nên rất dễ tăng cân. Để giúp các bé có dinh dưỡng tương đối cân bằng trong ngày tết, những biện pháp đơn giản sau đây sẽ rất hữu ích: - Dự trữ rau xanh cho bé: Mua nhiều loại rau, nhặt sạch, cho vào ngăn mát của tủ lạnh, dùng dần trong vài ba ngày chợ không họp. Những loại củ, quả, như bí đỏ, bí đao, cà chua, bầu, cà rốt, su hào có thể dự trữ lâu ngày mà không cần tủ lạnh. Mặc dù bé có thể ăn những thức ăn ngày tết ngon lành, nhưng mỗi bữa nên dành ra năm mười phút nấu thêm bát canh để khẩu phần của bé cân đối hơn, giúp bé không bị táo bón, lở miệng, mọc mụn nhọt. Ăn trái cây cũng góp phần làm khẩu phần ngày tết đỡ khô khan, đủ chất tươi. - Cho bé uống nước thường xuyên: Thức ăn nhiều đạm, nhiều béo, nhiều đường của ngày tết và thời tiết nóng bức làm bé cần nhiều nước hơn ngày thường. Hơn nữa, quần áo đẹp với mẫu mã phức tạp, nhiều tầng lớp, chất liệu nhiều nylon làm bé ra mồ hôi nhiều, càng cần nhiều nước. Bé thiếu nước dễ sinh viêm đường hô hấp. - Đa số các bé lớn, nhất là các bé thừa cân, rất thích ăn các thức ăn, đồ uống ngày tết. Các thức này lại rất giàu năng lượng. Cần có sự kiểm soát: không để bánh mứt, nước ngọt nhiều trên bàn, trong tủ lạnh, nhắc nhở các em ăn vừa phải để tránh tình trạng lên cân quá mức. - Khi đi chơi xa, phải ăn ngoài, cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh những hàng quán bán ở lề đường, bán ngoài trời, sử dụng nước không sạch, nhiều ruồi nhặn, bụi bặm, dễ tiêu chảy. Nước đá làm từ nước không đảm bảo vệ sinh cũng là một nguyên nhân gây rối lạn tiêu hóa. Cháo ăn liền, mì ăn liền, nước uống đóng chai, sữa tươi hoặc sữa chua đóng gói rất tiện dụng và đáng tin cậy về vệ sinh. - Duy trì giờ giấc ngủ nghỉ càng gần với ngày thường càng tốt. Bé ngủ đủ, đúng giấc mới vui vẻ, ngon miệng. - Các loại thức ăn có thể gây hóc, sặc như hạt dưa, hạt bí, các loại trái cây có hạt nhỏ như dưa hấu, mãng cầu cần để xa tầm tay các bé còn nhỏ. Chúng ta hãy cùng bé ăn tết vui và khoẻ! Dễ nhớ - Lâu quên “Bạn nên nhắc nhở con mình ăn sáng đầy đủ và đều đặn. Khoa học đã chứng minh rằng một người có ăn sáng – dù bữa ăn sáng chỉ là cốc sữa với bánh bích quy – thì ngày hôm đó làm việc sáng suốt và
  22. thông minh hơn người không ăn sáng gấp từ 3-4 lần và lâu dài, một người ăn sáng đều có chỉ số IQ cũng như khả năng minh mẫn khi về già cao hơn rất nhiều so với người hay bỏ bê bữa sáng.” Khi con bạn bước vào tuổi dậy thì, cơ thể các em có một biến đổi nhất định. Sự thay đổi về hoocmôn cũng như phát triển về thể lực khiến cho các hoạt động của não có đôi chút “chệch đường”. Các em tỏ ra rất khó khăn khi phải học đi học lại một bài mà vẫn không thuộc hoặc thuộc ở thời điểm học nhưng lại quên ngay sau đó. Tuy nhiên, các em lại nhớ vanh vách các kết quả thể thao, tên các nhân vật trong những bộ phim võ hiệp nhiều tập dài dằng dặc hoặn những bài hát đang thịnh hành mà không cần một chút nỗ lực nào. Vì vậy, các chuyên gia cũng như các phương tiện thông tin đại chúng luôn nhấn mạnh rằng vai trò của người mẹ trong giai đoạn trẻ từ 12 tuổi trở lên là rất quan trọng. Gỉải quyết những phức tạp của tuổi “Ô mai” Loại bỏ sang một bên việc tính tình các em “sáng nắng, chiều mưa” hay những rung động vẩn vơ, sự dễ xúc động, dễ ảnh hưởng khiến cho tính cách dễ dàng biến đổi xấu đi hoặc tốt lên, chúng ta chỉ nhìn vào khía cạnh thể chất của con bạn. Hầu hết những đứa trẻ trong độ tuổi này nếu không được quan tâm chu đáo thì đều học hành sa sút hơn giai đoạn phát triển trước đó (chúng ta lại nhấn mạnh lần nữa rằng những quan tâm ở đây không tính đến mặt tinh thần). Nguyên nhân chủ yếu chính là trí nhớ và sức tập trung của các em. Bạn hãy quan tâm đến sức khoẻ của con và lưu ý đến những biến đổi thể chất nữa. Để có trí nhớ tốt cũng giống như để có sức khoẻ tốt, các bác sĩ chuyên môn khoa thần kinh khuyên nên cho con đi ngủ cũng như thức dậy đúng giờ giấc quy định. Bạn nên theo dõi những sinh hoạt của con. Trẻ lứa tuổi này rất hay hành động theo cảm hứng. Đừng để con bạn có hôm đi ngủ sớm, có hôm thì thức học đến khuya. Hãy đặt ra giờ ngủ và giờ dậy cụ thể và nhắc nhở con bạn tuân thủ. Khẩu phần "Ăn để nhớ" Khẩu phần ăn hàng ngày của con bạn phải cân bằng về dinh dưỡng và đặc biệt là có những chất cần thiết cho hoạt động trí não hoặc hệ thần kinh. Đó là các chất như phospholipid (có nhiều trong trứng, não - tủy súc vật, đậu mè các loại ), các sinh tố nhóm B như B1, B12, PP, acid folic (có nhiều trong giá sống, gan, trứng ), sinh tố C (có nhiều trong rau, quả tươi, nhất là cam, quýt, bưởi), các loại acid amin đặc biệt là tyrosin (có trong thịt, cá, trứng, sữa và các thực phẩm gốc động vật nói chung) Các chất này không những cần thiết cho hoạt động trí não mà còn làm cho con bạn hăng hái, hoạt bát vui vẻ và trở nên tích cực trong việc tiếp nhận và lưu trữ thông tin trong trí nhớ. Nếu con bạn luôn ăn được điểm tâm với các thực phẩm gốc
  23. động vật thì suốt buổi sáng sẽ học tập tốt, tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, mau nhớ và nhớ kiến thức mới đã học. Các acid béo cũng vô cùng cần thiết cho việc cấu tạo não bộ trẻ em từ khi còn là bào thai đến 18 tuổi, đồng thời rất tốt cho người lớn trong hoạt động trí não. Các axít báo này có nhiều trong đậu nành, lạc, dầu hướng dương, mỡ cá được sử dụng dưới hình thức kho, nấu. luộc chứ không nên rang, xào vì nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các axít béo này. Những "liều thuốc" cho não bộ Bị stress, thiếu tự tin, lo lắng, không an tâm, sợ hãi cũng sẽ gây giảm trí nhớ. Do đó, bạn cần giúp con phân chia thời khoá biểu sao cho “giờ nào, việc nấy” ổn định. Theo lời khuyên của bác sĩ, thì não bộ có thể hoạt động hữu hiệu trong 45 phút nhưng sau đó phải giải lao hay chuyển sang động tác tay chân, tập vài động tác thể dục 5-10 phút rồi mới làm việc trở lại. Bạn hãy làm cho con hiểu rằng sự tập trung trong khi học là vô cùng quan trọng. Dù thời gian học không nhiều nhưng trí não hoạt động với hiệu quả cao, rồi nhớ bài còn lâu hơn là ngồi suốt ngày bên bàn học để “gạo bài” rồi sau một giấc ngủ là quên gần hết. Trong trường hợp con bạn hết học chính rồi đến học thêm, học văn hóa rồi còn học các môn năng khiếu nếu thấy con có tình trạng mệt mỏi, quá sức về tinh thần và thể lực, giảm trí nhớ, kém tập trung, suy nhược thần kinh thì bạn nên dùng một số thuốc để cung cấp dinh dưỡng cho não bộ, giúp tăng trí nhớ như Magie B6, Pho-L Những thuốc này chứa phosphoserine, chất tham gia vào quá trình tái tạo tế bào thần kinh bị cạn kiệt do hoạt động trí óc. Nhưng thuốc giúp trí nhớ không gì tốt hơn là những món ăn hàng ngày như trứng luộc, lạc, sữa đậu nành, thịt, cá và rau quả tươi. Nếu con bạn chưa được chăm lo đúng khẩu phần ăn hàng ngày thì bạn cũng đừng nên nghĩ đến việc cho con dùng thuốc. DIINH DƯỠNÄNG THEO LỨÁÁA TUỔIÍI Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học I. Vai trò của dinh dưỡng hợp lý ở học sinh tiểu học Dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng có thể nói là vào bậc nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng này lại quá thông dụng, đến mức hầu như người ta không còn chú ý đến vai trò của nó trong cuộc sống. Điều này có thể tạm chấp nhận trong thời gian trước đây, khi mà cuộc sống còn quá khó khăn, nhu cầu về dinh dưỡng của con người chỉ gói gọn trong tiêu chuẩn là có đủ thức ăn cần thiết cho duy trì sự sống và làm việc. Còn trong điều kiện hiện nay, khi mà tình hình kinh tế xã hội ngày càng khả quan hơn, người ta ngày càng có điều kiện hơn để tiếp cận với cuộc sống mới trong đó việc ăn uống trở thành một thú vui hơn là một nhu cầu, thì việc trang bị những kiến thức tối thiểu về dinh dưỡng để có thể lựa chọn và áp dụng cho bản thân hoặc gia đình mình một chế độ ăn
  24. uống hợp lý, bảo đảm sức khỏe. đang trở nên ngày càng cần thiết. Học sinh tiểu học là những đối tượng đặc biệt đối với những người làm công tác dinh dưỡng. Đây là lứa tuổi cơ thể và tâm lý trẻ bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. - Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên. Cơ thể trẻ tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không còn phát triển một cách vượt bậc như trong những năm đầu đời, nhưng đây lại là giai đoạn mà cơ thể trẻ tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng thứ hai trong cuộc đời là lứa tuổi dậy thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ cần được lưu ý cẩn thận. - Về mặt tâm lý, giai đoạn này trẻ bắt đầu xâm nhập vào cuộc sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau (học hỏi, xem sách báo, TV.) cũng như thường được gia đình và xã hội nhìn dưới một con mắt khác - xem như trẻ đã trưởng thành hơn, đòi hỏi trẻ tự lập hơn, đồng thời cũng là tuổi thường có thêm em nên tâm lý trẻ có những chuyển biến quan trọng, phát sinh những nhận thức và hành động có thể ảnh hưởng quan trọng đến hành vi dinh dưỡng. Trong tình hình xã hội chung hiện nay, nền kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa xã hội, đã hình thành nên 2 thái độ dinh dưỡng trái ngược nhau và đều nguy hại như nhau: Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng vẫn chiếm một tỉ lệ đáng kể cho dù đã cải thiện nhiều so với thời gian trước đây, đã thấy xuất hiện và đang ngày càng phát triển tình trạng dư thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì. Có thể nói "Dinh dưỡng hợp lý là một hành lang an toàn nhỏ hẹp nằm giữa hai bờ vực thẳm của thiếu thốn và dư thừa". II. Phòng chống suy dinh dưỡng Nhu cầu năng lượng cho học sinh trong giai đoạn này dao động trong khoảng 1600Kcal/ngày đến 2000Kcal/ngày theo tuổi. Có thể cung cấp cho trẻ tổng cộng khoảng 5 bữa ăn trong ngày, trong đó có 3 bữa chính là bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều và thêm 2 bữa phụ vào lúc xế chiều và trước khi ngủ buổi tối khoảng 1 giờ. Thành phần các bữa ăn của trẻ phải càng đa dạng càng tốt, nếu được nên phối hợp giữa gia đình và nhà trường để có thể thay đổi các món ăn hàng ngày tạo sự ngon miệng và thích thú cho trẻ khi ăn. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng: - Đa phần các trẻ suy dinh dưỡng đều rất biếng ăn. Biếng ăn là một chứng bệnh mà phần lớn là do nguyên nhân tâm lý gây nên, và việc chẩn đoán cũng như điều trị thường lâu dài và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và BS điều trị. Nên quan tâm tìm hiểu trẻ nhiều hơn, dùng thái độ khuyến khích cho trẻ ăn hơn là việc ép buộc hay đe dọa trẻ. Giai đoạn này trẻ có thể nhận thức được vai trò của bữa ăn đối với cơ thể, nên tốt nhất là giảng giải cho trẻ hiểu,
  25. khơi dậy sự tự nhận thức và hành động của trẻ. Các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến con mình, cho bé ăn vào những giờ nhất định trong ngày, tuy dịu dàng với con nhưng phải kiên quyết những khi cần thiết tránh, nuông chiều những thói quen không hay trong bữa ăn của trẻ như vừa ăn vừa xem sách, vừa ăn vừa chơi điện tử, ăn trễ giờ quy định, bỏ bữa, thay bữa chính bằng các món ăn phụ. Nếu được nên cho trẻ tham gia vào công việc chuẩn bị bữa ăn, lựa chọn thực đơn. và nên đánh giá cao những cố gắng của trẻ cho dù đôi khi hình thức hoặc kết quả hoàn toàn ngược lại với ý muốn của người lớn. - Tránh ăn vặt, ăn hoặc uống các đồ ngọt trước bữa ăn chính. Cần phân biệt rõ các bữa ăn phụ không có nghĩa là ăn vặt. Thành phần các bữa ăn phụ có thể hết sức đa dạng tuy nhiên cần tránh các loại thức ăn hoặc thức uống có calori rỗng (đường, kẹo, nước ngọt.). - Bữa ăn của trẻ cần đủ các nhóm thức ăn cơ bản: Bột đường, đạm ( cả động vật và thực vật), béo (dầu ăn, vừng lạc.) và các loại rau, trái cây cung cấp vitamin và chất khoáng. - Sữa là một thức ăn phụ rất tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi vì dễ sử dụng, giá trị dinh dưỡng cao. Theo khuyến cáo tất cả mọi người không phân biệt trẻ em hay người lớn nên dùng khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý ở lứa tuổi tiểu học thì sữa không thể là thức ăn chính thay thế các thức ăn cơ bản đã kể ở trên. Hoàn toàn không nên dùng sữa để thay một bữa chính trong ngày của trẻ. - Ở tuổi này trẻ rất dễ bị các chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến ăn uống như viêm hô hấp, viêm phế quản, tiêu chảy. Cần lưu ý giữ gìn để có thể phòng ngừa các bệnh này như giữ ấm, giữ vệ sinh cơ thể và răng miệng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, cần thiết phải đưa trẻ đến BS khám bệnh và chú ý tuân thủ các chỉ định điều trị của BS, không nên tự ý bỏ khám, thêm hoặc bớt thuốc hoặc nóng ruột chuyển đổi liên tục nhiều phương pháp điều trị có thể làm bệnh kéo dài. Phải luôn nhớ rằng tình trạng dinh dưỡng trẻ em xấu đi tỉ lệ thuận với thời gian mắc bệnh. Khi trẻ bệnh, thường hệ tiêu hóa làm việc kém đi nên trẻ biếng ăn hơn ngày thường. Đừng nên hốt hoảng bắt ép trẻ ăn đủ lượng thức ăn hàng ngày bằng mọi cách. Nên chia các bữa ăn ra làm nhiều bữa nhỏ, có thể cho ăn lỏng nhẹ hơn như cháo, súp, sữa. Cũng nên tránh một thái độ hoàn toàn ngược lại là quá kiêng cữ, không cho trẻ ăn đủ chất trong khi bệnh, làm cho tình trạng dinh dưỡng của bé xấu đi nhanh chóng và bệnh có thể kéo dài hơn. Sau mỗi đợt bệnh, nên chú ý tăng thêm bữa phụ cho trẻ để bù lại năng lượng đã mất đi trong quá trình bệnh. III. Chế độ ăn hợp lý cho trẻ thừa cân hoặc béo phì Thừa cân và béo phì là một hiện tượng xã hội nổi cộm ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, nó đã xuất hiện tương đối nhiều trong những năm gần đây và có khuynh hướng ngày càng
  26. tăng. Theo kết quả điều tra mới nhất của TTDD vào tháng 9/1999, tỉ lê học sinh lứa tuổi cấp 1 bị thừa cân trên toàn TP là 3,9 % trong đó tập trung nhiều nhất ở nhóm học sinh bán trú khu vực nội thành. Nguyên nhân của thừa cân là do trẻ được cung cấp một chế độ ăn vượt trên nhu cầu năng lượng cần thiết trong một thời gian dài. Chính vì vậy việc khắc phục hậu quả, tức là việc điều trị thừa cân cần phải tốn một thời gian dài không kém với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình, trường học, thầy thuốc và bản thân trẻ. Một số nguyên tắc ăn uống cho trẻ bị thừa cân: - Điều đầu tiên cần lưu ý là đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học, là độ tuổi mà tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ còn dồi dào, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia, thường ta không khuyến khích "bỏ đói" trẻ để cho trẻ giảm cân mà nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm duy trì cân nặng của trẻ trong khi giúp tăng phát triển chiều cao. - Phân chia các bữa ăn trong ngày theo một thời gian biểu hợp lý. Trẻ có thể ăn 4 đến 5 bữa trong ngày theo như nguyên tắc chung (3 bữa chính + 1-2 bữa phụ) nhưng bữa ăn cuối cùng trong ngày nên càng sớm càng tốt (khoảng 7 giờ tối). Các thức ăn được đưa vào cơ thể sau thời gian này thường được tiêu hóa trong thời gian trẻ ngủ, tức là khi cơ thể không hoạt động nên sẽ chuyển thành dạng năng lượng dự trữ. - Lựa chọn thức ăn: Là một nguyên tắc quan trọng trong điều trị thừa cân. Các thức ăn được lựa chọn cho trẻ thừa cân phải theo nguyên tắc "giảm bột đường, béo và tăng rau trái". Các thức ăn nhẹ nhàng như bún, cháo, phở. nên được chọn thay cho các loại thức ăn có năng lượng cao như xôi, bánh mì, bánh chưng. Mỗi bữa ăn giảm của bé từ 1/2 đến 1 chén cơm và thay vào đó bằng canh rau hay trái cây. Lựa chọn cho trẻ các loại trái cây không ngọt như thanh long, cam bưởi, dưa hấu, dưa bở. Loại bỏ các loại mỡ thịt, da, lòng động vật ra khỏi chế độ ăn, thay các thức ăn chiên xào bằng các thức luộc, hấp, canh. Tránh các loại thức ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp. Thay vì ăn thịt, nên cho trẻ ăn cá, đậu hũ. Các bữa phụ nên chọn ăn trái cây, khoai củ. và không được cho trẻ ăn vặt ngoài bữa ăn, nhất là với các loại thức ăn giàu năng lượng như bánh kẹo ngọt, sôcôla. - Rất nhiều trẻ thừa cân thích uống sữa. Theo khuyến cáo chung vẫn phải cho trẻ dùng sữa nhưng nên lựa chọn loại sữa không có chất béo (sữa gầy, sữa tách béo, sữa tách bơ.) hoặc sữa đậu nành. Cần lưu ý đến lượng đường cho thêm vào sữa. Tốt nhất nên tập cho trẻ uống sữa lạt không đường. - Chế độ tập luyện cần phải được chỉ định đi kèm với chế độ ăn. Có thể cho trẻ tập bất cứ môn thể thao nào mà trẻ ưa thích. Thời gian tập khoảng 3 - 4 lần một tuần, mỗi buổi từ 1,5 - 2 giờ. Ngoài ra, nên tập cho trẻ một thói quen sống năng động, tham gia công việc gia đình, đi dạo cùng mẹ, cha, em bé, giảm các trò chơi không vận động
  27. như video - game, hay đọc sách. - Tâm lý điều trị cho trẻ cũng là một nội dung quan trọng trong điều trị béo phì. Cần giúp trẻ vượt qua các mặc cảm về bản thân, tham gia vào các hoạt động có tính tập thể, khuyến khích động viên trẻ để trẻ áp dụng được các chỉ định điều trị của thầy thuốc - thường khô khan và và rất khó theo đuổi. Nên giáo dục cho trẻ ý thức về lợi ích của từng việc cần làm để đánh thức tính tự giác nơi chúng. Khen ngơi trẻ khi chúng đạt được các thành quả khả quan và an ủi khi chúng thất bại trong một việc gì đó. IV. Kết luận Dinh dưỡng hợp lý để đạt được sức khỏe tối ưu cho cá nhân và cộng đồng là mục tiêu quan trọng mà ngành dinh dưỡng nói riêng và ngành y tế nói chung đang phấn đấu thực hiện bằng mọi cách. Để đạt được điều này cần sự liên kết chặt chẽ của mọi thành viên trong xã hội trong đó việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi tiểu học là một bộ phận quan trọng không thể thiếu. Chế độ ăn cho trẻ em tiểu học (6 - 12 tuổi) Nhưng ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn. Ngược lại, nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn nôn. Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khoẻ mạnh và phòng chống được bệnh tật. Nhưng ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn. Ngược lại, nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học. Vậy ở lứa tuổi này trẻ nên ăn bao nhiêu là đủ? Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau: Lứa tuổi (năm) Năng lượng (Kcalo) Chất đạm (g) 6 1600 36g 7 – 9 1800 40g 10 – 12 2100 – 2200 50g Cụ thể một ngày nhu cầu về các loại thực phẩm ở lứa tuổi này như sau: Tên thực phẩm Trẻ 6 – 9 tuổi 10 - 12 tuổi 1. Gạo 220 - 250g 300- 350g 2. Thịt 50g 70g 3. Cá (tôm) 100g 150g 4. Đậu phụ 100g 150g 5. Trứng ½ quả 1 quả
  28. 6. Dầu (mỡ) 20g 25g 7. Sữa 400 – 500ml 400 – 500ml 8. Đường 10 – 15g 15 – 20 g 9. Rau xanh 250 – 300g 300 – 500g 10. Quả chín 150 – 200g 200 – 300g Chú ý : Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì có thể tính lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi. Chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào? Lứa tuổi này trẻ đã có thể ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau: - Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học). - Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định. - Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. - Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. - Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt. - Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. - Đến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều. - Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, một ngày nên uống một 1 lít nước. - Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. - Số bữa ăn : nên chia 4 bữa 1 ngày: 3 bữa chính một bữa phụ Chế độ ăn cho học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học (13 - 18 tuổi) Đây là lứa tuổi vị thành niên và lứa tuổi dậy thì, trẻ có sự tăng vọt về chiều cao và cân nặng cho nên nhu cầu về các chất dinh dưỡng rất cao và có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nếu ăn không đầy đủ trẻ sẽ bị còi cọc, ốm yếu ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt. Cần quan tâm đặc biệt đến các em nữ, các em có yêu cầu được nuôi dưỡng tốt để phát triển trong hiện tại và để chuẩn bị làm mẹ trong tương lai. Thiếu can xi và thiếu máu là những vấn đề thường gặp, do đó đối với nữ ở lứa tuổi bắt đầu thấy kinh phải tăng cường can xi và sắt trong khẩu phần ăn.
  29. Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em nữ lại có xu hướng ăn ít hoặc nhịn ăn để cho người mảnh mai, nhiều trẻ ăn quá ít hoặc nhịn ăn đã đến suy nhược cơ thể và chán ăn thực sự ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ. Nhu cầu về chất đạm và năng lượng ở lứa tuổi này như sau: Tuổi Năng lượng (Kcalo) Đạm (g) HS Nữ 13 – 15 tuổi 16 – 18 tuổi 2200 2300 55 60 HS Nam 13 – 15 tuổi 16 – 18 tuổi 2500 2700 60 65 Cụ thể lượng thực phẩm nên ăn một ngày như sau: Tên thực phẩm Học sinh nam Học sinh nữ 1. Gạo 400-500g 350-400g 2. Thịt(cá) 150g 100g 3. Trứng 1 quả 1 quả 4. Đậu phụ 200g 150g 5. Dầu (mỡ) 30g 25g 6. Đường 20g 20g 7. Rau 300-400g 300-400g 8. Quả chín 300g 300g 9. Sữa 250 ml 250 ml - Cũng như ở các lứa tuổi khác, bữa sáng phải là bữa ăn chính. Các em nữ muốn có thân hình đẹp thì phải kết hợp với thể dục, thể thao, không nên nhịn ăn hoặc ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ. - Cũng như ở mọi lứa tuổi khác, các em tuổi này cần phải uống đủ lượng nước trong ngày từ 1,5 -2 lít. Số bữa ăn từ 3 - 4 bữa/ngày Thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 - 12 tháng Tính ra thì con bạn ăn dặm đã được 5, 6 tháng rồi. Làm sao thay đổi món cho bé đỡ ngán và có cách nào để bé quen với những thức ăn thông thường khác? Cách hay nhất là đổi món cho bé và làm cho món ăn trông hấp dẫn, giờ ăn được bé chờ đợi. Bé mới tập ăn dặm: 4 - 6 tháng Ngay từ tháng thứ tư, nếu bé bú sữa bò thì ta đã có thể cho bé
  30. bú sữa pha bằng nước cháo loãng. Mỗi muỗng gạo (loại muỗng cà phê) nửa lít nước nấu sôi trong vòng một tiếng đồng hồ, thêm nước chín vào cho đủ nửa lít dùng để pha sữa cho bé trong ngày. Từ tháng thứ năm bé có thể bú sữa với một thứ nước cháo đậm đặc hơn (hai muỗng gạo) và ăn thêm bột sữa. Trên thị trường có nhiều loại bột sữa pha chế sẵn, chỉ việc thêm nước chín vào, khuấy đều là xong. Bạn cũng có thể "điều chế" loại bột ấy bằng cách pha một hoặc hai muỗng bột với khoảng 6 muỗng sữa (180 g), thêm chút muối, chút nước, nấu chừng 20 phút với lửa liu riu là ta đã có ngay một loại thứ bột sữa ngon lành cho bé. Bột, nước cháo giúp bé mau lên cân và giúp cho sự tiêu hoá sữa mau lẹ hơn, đồng thời cũng tập dần cho bé quen các thức ăn cứng để dễ dứt sữa (bỏ bú) sau này. Ngay từ tháng thứ tư, cơ thể bé đã có đủ các men cần thiết để tiêu hoá chất bột trong bột sữa và cháo. Riêng bột đậu, phải 6 tháng trở lên mới tiêu hoá được. Vì thế không được lạm dụng, thấy bé ăn bột được và khá lên lại cho bé ăn toàn bột, chẳng bao lâu sinh ra bao nhiêu bệnh rắc rối. Sữa vẫn luôn luôn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này. Bé bốn tháng ăn hai, ba muỗng bột, bé 5 - 6 tháng ăn bốn, năm muỗng bột là nhiều. Nên thêm mỡ, dầu vào bột. Từ tháng thứ 5, bé được ăn thêm rau: cà rốt, khoai bí, rau muống, rau dền, đậu nấu nhừ, dùng nước pha sữa, rồi dần dần cho ăn luôn cả xác tán nhuyễn, thêm chút muối, hoặc chút sữa, chút đường gì cũng được. Từ tháng thứ sáu cho thêm thịt vào hầm với rau cải như trên, mỗi ngày cho bé ăn một vài muỗng, tuần ăn ba bốn lần thôi. Cũng trong thời gian này, mỗi tuần cho ăn thêm trứng, chỉ lấy tròng đỏ, ăn tuần hai lần, mỗi lần khoảng 1/3 đến 1/2 trứng là nhiều. Bé cũng có thể ăn thêm cam, chuối Nếu bé bú sữa bò từ nhỏ thì có thể cho bé uống nước cam, chanh từ trong tháng vì bé bú sữa bò cần được bổ sung sinh tố C. Mỗi lần thêm một thức ăn mới, nếu lúc đầu bé tỏ vẻ không ưa thì đừng ép. Kiên nhẫn nhập từ từ cho bé. 10 loại bột cho bé 6 - 9 tháng tuổi BỘT SỮA - BÍ ĐỎ (Một chén cho 218 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Sữa bột – loại sữa bé vẫn thường dùng: 15g (4 muỗng canh gạt) - Bí đỏ 30g (3 muỗng canh gạt) - Dầu 5g (1 muỗng cà phê) - Đường 10g (2 muỗng cà phê) - Nuớc 200ml (lưng 1 chén) Cách làm: - Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn.
  31. - Hòa 20g bột vào nước lạnh, bí đỏ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín. - Cho bột ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu trộn đều, sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào. BỘT THỊT - BỒ NGÓT (Một chén cho 220 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Bồ ngót 30g (3 muỗng canh gạt) - Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) Cách làm: - Bồ ngót đâm nhuyễn - Thịt heo nạc băm nhuyễn, tán đều trong 30ml nước lạnh - Hòa tan 20g bột gạo trong chút nước - Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho rau ngót và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín. - Cho bột ra chén thêm vào 2 muỗng cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoắc muối iốt. Nêm nhạt. BỘT GAN - RAU DỀN (Một chén cho 204 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Rau dền 30g (3 muỗng canh) - Gan heo, gà 30g (2 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén) Cách làm: - Rau dền: cắt thật nhỏ hoặc băm nhuyễn - Bột gạo hòa tan trong ít nước. Sau đó cho hết phần nước còn lại nấu chín. - Gan heo hoặc gà đã nghiền nát. - Gan chín, để rau vào nấu sôi lên, cho bột đã hòa tan vào khuấy chín, cho bột ra chén thêm 2 muỗng cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt. Nêm nhạt. BỘT CÁ - RAU MUỐNG (Một chén cho 195 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Cá nạc 30g (2 muỗng canh) - Rau muống 30g (3 muỗng canh) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén) - Nước mắm hoặc muối iốt. Cách làm: - Cá: luộc hoặc hấp chín, nghiền nát. - Rau muống: rửa sạch, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn. Cho bột vào
  32. chén, hòa với ít nước quậy cho tan đều. Cho phần nước còn lại vào xoong đun sôi, cho rau vào nấu chín khoảng 5 phút. Sau đó cho cá, bột vào nấu tiếp cho chín, nhắc xuống, cho vào 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt. BỘT CÁ - MỒNG TƠI (Một chén cho 192 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4muỗng canh gạt) - Cá nạc 30g (2 muỗng canh) - Mồng tơi 30g (3 muỗng canh) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml - Nước mắm hoặc muối iốt. Cách làm: - Mồng tơi băm nhuyễn - Cá: luộc chín, nghiền nát - Bột gạo: hòa tan với chút nước - Cho tất cả vào xoong và thêm phần nước còn lại quậy đều. Bắc lên bếp khuấy chín, cho ra chén thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt. BỘT TRỨNG - CÀ RỐT (Một chén cho 205 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Trứng gà 30g (1 lòng đỏ hột gà) - Cà rốt 20g ( 2 muỗng canh) - Dầu ăn 2,5g (1/2 muỗng dầu ăn) - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) - Nước mắm hoặc muối iốt. Cách làm: - Cà rốt: gọt vỏ, nấu mềm, tán nhuyễn - Trứng gà: đánh đều lòng đỏ. Cho cà rốt, trứng và thêm nước mắm cho vừa ăn, thêm đủ lượng nước. Bắc lên bếp khuấy đều tay, đến khi bột chín cho ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt. BỘT TRỨNG - RAU DỀN (Một chén cho 203 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Trứng 30g (1 lòng đỏ hột gà) - Rau dền 30g (3 muỗng canh) - Dầu ăn 2,5g (1/2 muỗng cà phê dầu ăn) - Nước 200ml (lưng 1 chén) - Nước mắm hoặc muối iốt. Cách làm: - Rau dền: rửa sạch, cắt nhỏ, băm nhuyễn. - Trứng gà: đánh đều lòng đỏ. - Bột gạo: hòa với ít nước cho tan. Cho phần nước còn lại nấu
  33. sôi với rau dền khoảng 5 phút cho chín. Cho bột và trứng vào khuấy đều, cho ra chén thêm 1/2 muỗng cà phê dầu ăn. Nêm nhạt. BỘT TÔM - RAU CẢI NGỌT (Một chén cho 198 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Tôm đã bóc vỏ 30g ( 2 muỗng canh) - Lá cải ngọt 30g (3 muỗng canh) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén) - Nước mắm hoặc muối iốt. Cách làm: - Lá cải ngọt: rửa sạch, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn. - Tôm: rửa sạch, lột vỏ, băm nhuyễn đánh tan với một ít nước. - Bột gạo: hòa tan với một ít nước. - Bắc phần nước còn lại lên bếp cho tôm vào nấu cho sôi, thêm rau dền nấu cho chín. Cho bột vào từ từ khuấy chín, nêm chút nước mắm, cho ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn. BỘT THỊT BÒ - CÀ CHUA (Một chén cho 207 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Thịt bò nạc 30g (2 muỗng canh) - Cà chua 30g (1/2 trái nhỏ) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén) - Nước mắm hoắc muối iốt. Cách làm: - Thịt bò: băm nhuyễn, tán đều với chút nước. - Cà chua: bỏ hột băm nhuyễn - Bột: hòa tan với ít nước - Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho cà chua, bột, nêm ít nước mắm, khuấy cho chín bột. Cho bột ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt. BỘT TÀU HŨ - BÍ ĐỎ (Một chén cho 208 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt) - Tàu hũ 40g (1/3 miếng tàu hũ nhỏ) - Bí đỏ 30g (3 muỗng cà phê) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén) - Nước mắm hoặc muối iốt. Cách làm: - Bí đỏ: gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi tán nhuyễn. - Tàu hũ: tán nhuyễn 1/3 miếng tàu hũ nhỏ. - Bột gạo: hòa tan với chút nước. - Bột gạo, bí đỏ, đậu hũ hòa chung với phần nước còn lại, nêm
  34. chút nước mắm. Bắc lên bếp khuấy chín, nhắc xuống thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn. Nêm nhạt. BỘT RISOLAC - BẮP CẢI (Một chén cho 215 calo) Nguyên liệu: - Bột risolac 40g (4muỗng canh đầy) - Bắp cải 30g (3 muỗng canh) - Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê) Cách làm: - Bột risolac đã chín sẵn và đã đầy đủ chất đạm - Bắp cải bằm nhuyễn, luộc chín trong 200ml nước - Cho 4 muỗng canh đầy bột risolac vào chén bắp cải chín quấy đều và cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn. Có thể nêm ngọt hay mặn tùy khẩu vị của trẻ. Thực đơn đề nghị trong tuần cho trẻ từ 6 - 9 tháng: 10 giờ 4 giờ Thứ hai Bột sữa – Bí đỏ Bột thịt - Mồng tơi Thứ ba Bột Risolac - Bắp cải (ngọt) Bột cá – Rau muống Thứ tư Bột khoai tây tán với sữa Bột trứng – Cà rốt Thứ năm Bột sữa Bột tôm – Rau dền Thứ sáu Bột Risolac Bột tàu hũ – Bí đỏ Thứ bảy Bột khoai tây tán với sữa Bột trứng – Cà chua Chủ Nhật Bột sữa – Khoai lang bí Bột cá – Rau cải ngọt Ghi chú: Bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu. Ăn thêm các loại trái cây tán nhuyễn hoặc uống các loại nước trái cây. 3 món bột cho bé ở lứa tuổi bắt đầu ăn dặm (bột loãng) BỘT SỮA - BÍ ĐỎ (Một chén cung cấp 166 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt) - Sữa bột – loại sữa bé vẫn thường dùng: 12g (3 muỗng canh gạt) - Bí đỏ 30g (3 muỗng canh gạt) - Dầu 2,5g (1/2 muỗng cà phê) - Đường 10g (2 muỗng cà phê) - Nuớc 200ml (lưng 1 chén) Cách làm: - Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn. - Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín. - Cho bột ra chén, thêm 1/2 muỗng cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào. - Bé ăn từ 1/3 đến 1 chén mỗi ngày. BỘT TRỨNG - CÀ RỐT (Một chén cung cấp 150 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt)
  35. - Trứng gà 15g (1/2 lòng đỏ) - Cà rốt 30g (3 muỗng canh) - Đường 2g (1/2 muỗng cà phê) - Dầu 5g (1 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) Cách làm: - Cà rốt nấu chín tán nhuyễn - Trứng gà: đánh đều lòng đỏ - Cho 10g bột vào ít nước quậy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, bí đỏ, đường. - Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê dầu trộn đều. BỘT ĐẬU HŨ - BÍ XANH (Một chén cung cấp 122,5 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt) - Tàu hũ trắng 30g (3 muỗng canh) - Bí xanh 30g (3 muỗng canh) - Đường 2g (1/2 muỗng cà phê) - Dầu 5g (1 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) Cách làm: - Bí xanh nấu chín tán nhuyễn - Tàu hũ trắng tán nhuyễn - Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm vào hỗn hợp trên với phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều đến khi chín. Cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn. - Có thể thay thế bí xanh bằng rau dền, rau muống, rau mồng tơi 15 Món ăn dành cho bé từ 9 - 12 tháng BỘT CÁ - CÀ RỐT (Một chén cho 217 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh) - Thịt cá bỏ xương da 30g (2 muỗng canh) - Cà rốt 30g (3 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén) Cách làm: - Cà rốt: nấu mềm tán nhuyễn - Cá: luộc chín, nghiền nát - Bột gạo hòa tan với chút nước - Cho phần nước còn lại với cà rốt, cá, bột gạo hòa đều - Bắc lên bếp khuấy chín, nhắc xuống, trút ra chén thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn, trộn đều. - Nêm nước mắm hoặc muối iốt (nên nêm nhạt).
  36. BỘT CÁ - RAU DỀN (Một chén cho 210 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt) - Cá nạc 30g (2muỗng canh) - Rau dền 30g (2 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén) Cách làm: - Rau dền: cắt nhỏ bằm nhuyễn - Cá: luộc chín, nghiền nát - Bột gạo: hòa tan với chút nước tan đều - Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu chín. - Để cá, bột gạo vào khuấy chín, trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều. - Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt) BỘT TRỨNG - RAU MUỐNG (Một chén cho 222 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt) - Trứng 30g (1 lòng đỏ hột gà) - Rau muống 30g (3 muỗng canh) - Dầu 5g (1 muỗng cà phê) - Nước 200ml (khoảng 1 chén) Cách làm: - Rau muống cắt nhỏ bằm nhuyễn - Trứng lấy lòng đỏ đánh tan - Bột gạo hòa tan với chút nước - Cho trứng vào bột quậy đều - Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu mềm - Cho bột + trứng vào khuấy chín. Trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu - Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nêm nhạt). BỘT TÔM - BÍ ĐỎ (Một chén cho 217 calo) Nguyên liêu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt) - Tôm tươi bóc vỏ 30g (3 muỗng canh) - Bí đỏ 30g (3 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) Cách làm: - Tôm quết nhuyễn, tán với chút nước. - Bột gạo hòa tan với chút nước. - Nấu phần nước còn lại với tôm. - Cho bí đỏ, bột gạo vào khuấy tiếp cho chín. - Trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn. - Nêm muối iốt hoặc nước mắm iốt (nên nêm nhạt).
  37. BỘT CUA - RAU MỒNG TƠI (Một chén cho 218 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh) - Thịt cua 30g (2 muỗng canh) - Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê dầu ăn) - Nước mắm - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) Cách làm: - Rau mồng tơi cắt thật nhuyễn - Cua hấp chín gỡ lấy thịt - Bột gạo hòa tan với ít nước - Phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu mềm - Cho cua vào nấu sôi, đổ tiếp bột vào khuấy chín. - Trút ra chén cho 2 muỗng dầu ăn. - Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt) BỘT ĐẬU HŨ - RAU NGÓT (Một chén cho 242 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh) - Đậu hũ 50g (1/2 miếng tàu hũ nhỏ) - Rau ngót 30g (3 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê dầu ăn) - Nước mắm iốt hoặc muối iốt - Nước 200ml (lưng 1 chén) Cách làm: - Rau ngót cắt nhỏ, bằm thật nhuyễn - Đậu hũ nghiền nát - Bột gạo: hòa tan với ít nước - Bắc phần nước còn lại nấu với rau ngót cho mềm rau, cho đậu hũ, bột gạo vào khuấy tiếp cho chín. - Trút bột ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn. - Nên nêm nhạt. BỘT THỊT BÒ - RAU DỀN (Một chén cung cấp 224 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh) - Thịt bò 30g (2 muỗng canh) - Rau dền 30g (2 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê) - Nước mắm iốt hoặc muối iốt - Nước 200ml (lưng 1 chén) Cách làm: - Rau dền cắt nhỏ băm nhuyễn - Thịt bò băm nhuyễn tán với chút nước - Bột gạo hòa tan với ít nước - Bắc phần nước còn lại cho thịt bò vào nấu sôi
  38. - Cho rau vào nấu tiếp cho chín thịt và rau - Để bột từ từ vào khuấy chín - Nên nêm nhạt. BỘT THỊT HEO - BÍ ĐỎ (Một chén cung cấp 232 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh) T - Thịt heo 30g (2 muỗng canh) - Bí đỏ 30g (2 muỗng canh) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê) - Nước mắm iốt hoặc muối iốt - Nước 200ml (lưng 1 chén) Cách làm: - Bí đỏ nấu mềm tán nhuyễn - Thịt heo bằm nhuyễn, tán với chút nước - Bột gạo hòa tan với ít nước - Thịt heo nấu chín với phần nước còn lại - Cho bí đỏ, bột gạo vào khuấy tiếp cho đến khi bột chín. - Trút ra chén cho dầu ăn vào trộn đều. - Nên nêm nhạt. BỘT SỮA (Một chén cung cấp 237 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt) - Sữa bột béo 15g (4 muỗng canh gạt) - Bí đỏ 30g (3 muỗng canh) - Đường 10g (2 muỗng cà phê) - Dầu 5g (1 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) Cách làm: - Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn - Hòa tan bột với một ít nước tan đều. - Sau đó thêm đường, bí đỏ và nước cho đủ lượng. - Bắc lên bếp khuấy chín, cho ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu trộn đều, cho từ từ sữa bột vào. BỘT THỊT - RAU DỀN (một chén cung cấp 230 calo) Nguyên liệu: - Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt) - Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh) - Rau dền 30g (3 muỗng canh) - Dầu 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) N - Nước mắm iốt hoặc muối iốt. Cách làm: - Rau dền cắt thật nhuyễn - Bột gạo + ít nước hòa tan - Thịt băm thật nhuyễn, thêm chút nước đánh tơi ra
  39. - Cho phần nước còn lại vào thịt nấu chín - Thả rau muống vào nấu sôi lên cho mềm rau, sau đó cho bột vào khuấy tiếp cho chín bột. Trút ra chén cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều. - Nên nêm nhạt. CHÁO GÀ - NẤM RƠM (Một chén cho 219 calo) Nguyên liệu: - Gạo 20g (2 muỗng canh đầy) - Gà nạc 30g (2 muỗng canh) - Nấm rơm 30g (4 – 5 cái) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê) - Nước 250ml (đầy 1 chén) - Nước mắm iốt hoặc muối iốt Cách làm: - Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, giã dập nấu sẽ nhanh trong 20’ – 30’ với 1 chén nước đầy. - Gà nạc, nấm rơm bằm nhuyễn hòa vài muỗng nước cho tan chế vào cháo đã chín cho sôi lại vài phút - Đổ cháo ra chén, cho 2 muỗng dầu ăn, nêm hơi nhạt một chút. Có thể cho chút hành ngò băm nhuyễn nếu bé thích. CHÁO SƯỜN - HỘT GÀ (Một chén cho khoảng 200 calo) Nguyên liệu và cách làm: - Mua 1 chén đầy cháo sườn nấu sẵn nấu sôi lại - Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo - Đây là món ăn buổi sáng khi bạn không kịp làm đồ ăn và để thay đổi khẩu vị của trẻ. Chú ý các loại cháo sườn bán sẵn thường loãng, ít năng lượng và chất đạm. Vì vậy bạn nên bỏ thêm lòng đỏ hột gà. CHÁO ÓC HEO - ĐẬU HÀ LAN (Một chén cho 229 calo) Nguyên liệu: - Gạo 20g (2 muỗng canh đầy) - Óc heo 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo – 2 muỗng canh) - Đậu Hà lan 30g (2 muỗng canh đầy) - Dầu ăn 2,5g (1/2 muỗng cà phê) - Nước mắm iốt hoặc muối iốt - Nước 250ml (1 chén đầy) Cách làm: - Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30’, đâm bể, nấu sôi 15’ với 1 chén đầy nước và với đậu Hà lan đã ngâm bóc vỏ. - Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước, cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích - Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn. CHÁO GAN GÀ - KHOAI LANG BÍ (Một chén cho 234,6 calo) Nguyên liệu:
  40. - Gạo 20g (2 muỗng canh đầy) - Gan gà hoặc heo, bò 30g (2 muỗng canh) - Khoai lang bí 30g (1 miếng cỡ hộp quẹt) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê) - Nước mắm iốt hoặc muối iốt. Cách làm: - Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30’, đâm bể, nấu sôi 15’ với 1 chén nước đầy. - Gan gà băm nhuyễn sau khi lạng hết màng xơ - Lấy 1 miếng khoai luộc, khoai hấp tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. - Cho gan và khoai tán vào cháo đã chín, cho sôi lại trong 2-3 phút. Nên nêm nhạt. - Đổ cháo ra chén và thêm 2 muỗng dầu ăn Cho chút hành ngò tán nhuyễn nếu bé thích. CHÁO CẬT HEO - CẢI TRẮNG (Một chén cho 190 calo) Nguyên liệu: - Gạo 20g (2 muỗng canh đầy) - Cật heo 30g (1/3 cái cật heo) - Cải trắng (cải bắc thảo) 30g (3 muỗng canh) - Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê dầu ăn) - Nước 250ml (1 chén đầy) - Nước mắm iốt hoặc muối iốt. Cách làm: - Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30’, đâm bể, nấu sôi 15’ - Cật heo xắt mỏng, nhỏ - Cải bắc thảo xắt nhuyễn - Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích. - Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn. Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google :