Các hiệp định nhiều bên (Plurilateral Agreements) của WTO

pdf 19 trang ngocly 3530
Bạn đang xem tài liệu "Các hiệp định nhiều bên (Plurilateral Agreements) của WTO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_hiep_dinh_nhieu_ben_plurilateral_agreements_cua_wto.pdf

Nội dung text: Các hiệp định nhiều bên (Plurilateral Agreements) của WTO

  1. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements) của WTO TPHCM, Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011 Page 1
  2. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO Mục Lục DANH SÁCH NHÓM 3 I. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC 4 1. Tổ chức thương mại thế giới WTO 4 2. Các hiệp định nhiều bên của WTO 5 II. CÁC HIỆP ĐỊNH NHIỀU BÊN CỦA WTO 6 1. Hiệp định về mua sắm chính phủ (GPA) 6 1.1 Bối cảnh 6 1.2 Mô tả 7 1.3 Tác động 9 1.4 Kết Luận 9 2. Hiệp định về Thương mại máy bay dân dụng 10 2.1 Bối cảnh 10 2.2 Mô tả 11 2.3 Tác động 11 2.4 Kết Luận 12 3. Hiệp định về Công nghệ thông tin (ITA) 13 3.1 Bối cảnh 13 3.2 Mô tả 14 3.3 Tác động 15 3.4 Kết Luận 16 III. TRẢ LỜI CÂU HỎI 17 Page 2
  3. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO DANH SÁCH NHÓM Phan Thị Thu K094010098 Đồng Quang Nhật K094010073 Bùi Thị Bích Thảo K094010093 Trần Thị Thu Hồng K094010040 Phạm Thị Thiên Thư K094010102 Phạm Thị Huyền Trâm K094010110 Nguyễn Huỳnh Thị Đoan Trang K094010105 Page 3
  4. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO I. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC 1. Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập năm 1995, là kết quả của vòng đàm phán thương mại Uruguay trong khuôn khổ hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). 1.1 Mục tiêu WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau: - Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường; - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới; - Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. Page 4
  5. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO 1.2 Chức năng WTO thực hiện 5 chức năng sau: i. Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ. ii. Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO. iii. Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên. iv. Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (Phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên. v. Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu. 2. Các hiệp định nhiều bên của WTO Khi WTO thành lập, mọi kết quả của Vòng đàm phán Uruguay trở thành những văn kiện chính thức của WTO mà bất kỳ một nước thành viên WTO nào cũng phải tham gia. Như vậy, tất cả các thành viên WTO đều tham gia vào các hiệp định của WTO. Quy định này được gọi là chấp thuận cả gói. Bên cạnh đó, WTO vẫn duy trì 4 hiệp định nhiều bên được đàm phán từ Vòng Tokyo. Với các hiệp định này, các nước thành viên WTO có thể tham gia hay không tuỳ ý. Các hiệp định này là: Page 5
  6. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO o Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng; o Hiệp định về mua sắm của chính phủ; o Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa; o Hiệp định quốc tế về thịt bò. Cuối năm 1997, WTO đã nhất trí chấm dứt hai hiệp định về sản phẩm sữa và thịt bò và đưa những nội dung của chúng vào phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định Nông nghiệp và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Ngoài ra, Hiệp định về Công nghệ Thông tin (ITA) cũng để ngỏ cho các nước thành viên WTO tuỳ ý tham gia. Vì thế, cũng có thể coi đây là một hiệp định nhiều bên của WTO. II. CÁC HIỆP ĐỊNH NHIỀU BÊN CỦA WTO 1. Hiệp định về mua sắm chính phủ (GPA) - Giống như Hiệp định Mua bán máy bay dân dụng. GPA là một trong số ít hiệp định của WTO mà không phải tất cả các nước thành viên của WTO đều tham gia. - Hiệp định gồm có 24 điều khoản đưa ra các quy định khá chi tiết về không phân biệt đối xử và minh bạch trong quá trình mua sắm. - Các cam kết không được tự động mở rộng cho các nước không tham gia thông qua nguyên tắc MFN. 1.1 Bối cảnh - Khi GATT ra đời, các bên Ký kết còn chưa sẵn sàng mở cửa cho lĩnh vực mua sắm công cho canh tranh nước ngoài. Do vậy, mua sắm công bị loại ra khỏi yêu cầu vể đối xử quốc gia trong GATT. - Chỉ khi một hiệp định về mùa sắm công được kí kết trong Vòng Tokyo vào những năm cuối thập kỉ 1970, thì mới mở cửa cho cạnh tranh nước ngoài đối với hợp đồng mua Page 6
  7. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO sắm của chính phủ. Hiệp định này đã được mở rộng qua các vòng đàm phán được tiến hành song son với Vòng Uruguay. 1.2 Mô tả - Giống như Hiệp định Mua bán máy bay dân dụng. GPA là một trong số ít hiệp định của WTO mà không phải tất cả các nước thành viên của WTO đều tham gia. - Mục tiêu: hiệp định này chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển, quy trình giải quyết kiến nghị và áp dụng qui định WTO-DSU; trong đó chú ý lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm của Chính phủ. - Hiệp định gồm có 24 điều khoản đưa ra các quy định khá chi tiết về không phân biệt đối xử và minh bạch trong quá trình mua sắm. - Các cam kết không được tự động mở rộng cho các nước không tham gia thông qua nguyên tắc MFN. - Đến nay GPA đã có sự tham gia của 41 thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam đang trong quá trình xem xét, cân nhắc tới việc gia nhập GPA, trước hết là với tư cách là quan sát viên. - Quy mô thị trường GPA khoảng 1,6 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 2,5% GDP Thế giới (2008). Bao gồm hơn 1,2 nghìn tỷ USD của hai thành viên lớn nhất (Mỹ và EU), chiếm khoảng 75%. - Điều 2: Đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Các Bên phải dành các sản phẩm và nhà cung cấp cho các Bên còn lại. Nhưng sẽ không đánh thuế và phí hải quan các loại đối với việc nhập khẩu. Các Bên sẽ không áp dụng quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm được nhập khẩu theo mục đích mua sắm của chính phủ. Page 7
  8. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO - Điều 3: Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có thể đàm phán với các bên khác trong đàm phán Hiệp định này. Dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các Bên là nước đang phát triển, các Bên là nước phát triển sẽ cung cấp trợ giúp kỹ thuật phù hợp với các Bên là nước phát triển trong việc giải quyết các vấn đề về mua sắm của chính phủ. Đối với các Bên là nước kém phát triển nhất thì các Bên dành lợi ích cho những nhà cung cấp ở các nước kém phát triển nhất không phải là các Bên đối với những sản phẩm có xuất xứ từ những nước này. - Điều 5: Thủ tục đấu thầu. Không phân biệt đối xử giữa những nhà cung cấp nước ngoài hay giữa nhà cung cấp nước ngoài và nội địa . Các thực thể sẽ đưa ra thông báo đối với việc mua sắm trong tài liệu xuất bản thích hợp liệt kê trong phụ lục II. Lựa chọn nhà cung cấp tham gia các thủ tục theo cách bình đẳng và không phân biệt đối xử. Nhà cung cấp đề nghị tham gia việc mua sắm cụ thể sẽ được được phép bỏ thầu và được xem xét. Nếu có thay đổi trong việc đấu thầu thì thông báo cần được sửa đổi hoặc đính chính lại. Đối với thủ tục mở rộng, thời hạn nhận thầu trong mọi trường hợp sẽ dưới 30 ngày kể từ ngày công bố thông báo. Ngôn ngữ trong đấu thầu là một trong những ngôn ngữ chính thức của GATT. Hồ sơ bỏ thầu thường được gửi bằng văn bản trực tiếp hoặc bằng thư. - Điều 7: Thực hiện nghĩa vụ. Page 8
  9. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO Theo Hiệp định này một ủy ban được thành lập gồm các đại diện của mỗi Bên. Ủy ban này sẽ bầu Chủ tịch và sẽ tổ chức họp khi cần thiết. Nếu các bên có liên quan không đưa ra được giải quyết thì Ủy ban sẽ tổ chức họp theo yêu cầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu điều tra. Nếu kiến nghị của Ủy ban không được chấp nhận thì Ủy ban sẽ ủy quyền cho một bên hoặc các bên ngừng toàn bộ hoặc một phần. 1.3 Tác động Công ty của các nước không phải là thành viên của GPA thì không được đảm bảo theo lợi ích của GPA vì nguyên tắc MFN không được tự động áp dụng cho các nước không tham gia Hiệp định này. Việc không tham gia Hiệp định như thiếu đi động lực kích thích để thay đổi cơ chế mua sắm và có thể dẫn tới tình trạng các cơ chế này hoạt động không hiệu quả , bảo hộ và chịu tác động của tệ tham nhũng. Việc tham gia Hiệp định cũng có tác động gián tiếp là làm lệch hướng thương mại khi một thành viên WTO, sau khi tham gia GPA, chuyển các khoản mua sắm từ các công ty không phải là thành viên sang các công ty khác kém hiệu quả hơn nhưng lại ở nước thành viên khác. 1.4 Kết luận - Vì GPA về nguyên tắc chỉ có sự tham gia của các nước phát triển nên Hiệp định này chỉ có tác động gián tiếp đến các nước đang phát triển. - Việc tham gia sẽ tạo khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn đối với các nước đang phát triển và giúp chế độ mua sắm và mở cửa hiệu quả hơn. - Các nước đang phát triển lựa chọn không tham gia vào Hiệp định này bởi: Tham vọng của nội dung Hiệp định. Page 9
  10. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO Mong muốn bảo hộ thị trường cho các nước đang phát triển. Cần phải có các nguồn lực quá lớn để áp dụng những điều khoản khá rộng của GPA. Việc quyết định sử dụng mua sắm công được coi là một công cụ để đạt được những mục tiêu chính trị liên quan.Chẳng hạn như việc ưu tiên các nhóm thường kém lợi thế, như các nhóm dân tộc khác nhau và điều này mâu thuẫn với những điều khoản không phân biệt đối xử của GPA. Việc thiếu quyết tâm chính trị do thực tế là những nhóm người hưởng lợi từ nạn tham nhũng và chế độ mua sắm không minh bạch cản trở những cải cách cần thiết. 2. Hiệp định về Thƣơng mại máy bay dân dụng Hiệp định về mua sắm chính phủ và Hiệp định về mua bán máy bay dân dụng chỉ là các Hiệp định nhiều bên, không bắt buộc các Thành viên WTO phải tham gia. Vì vậy, Việt Nam không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc gia nhập các Hiệp định này mà chỉ cam kết xem xét trở thành quan sát viên của Ủy ban về mua sắm chính phủ. 2.1 Bối cảnh Theo cuốn sách “Kết quả Vòng đàm phán Urugoay về Hệ thống thương mại đa biên - Những văn kiện pháp lý” đã liệt kê khoảng 60 hiệp định, phụ lục, quyết định và bản ghi nhớ. Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban thư ký WTO đến năm 1998, số lượng các văn bản pháp lý của WTO đến hơn ba vạn trang A4 điện tử. Đó là chưa tính đến các quyết định của các cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra theo các quy định của Hiệp định GATT 1947 từ năm 1948 đến khi thành lập WTO và đưa ra trong khuôn khổ của WTO từ năm 1996 đến nay. Các hiệp định này thường được gọi là luật lệ của WTO. Hiệp định mua sắm máy bay dân dụng là một trong những lĩnh vực của các Hiệp định nhiều bên. Page 10
  11. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO 2.2 Mô tả Hiệp định về Mua bán máy bay dân dụng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1980 sau các cuộc đàm phán tại vòng Tokyo trong những năm 1970 và cuối cùng đã được 21 nước thành viên ký kết. Hiệp định này là một trong số ít Hiệp định của WTO không có tất cả các thành viên của WTO tham gia. Hiện nay, Hiệp định này đã có 30 nước thành viên tham gia, trong đó có hai thành viên là các nước đang phát triển là Ai cập và Ma cao. Thêm vào đó, 28 nước ( trong đó có 2 nước không phải là thành viên WTO) và hai tổ chức được hưởng quy chế quan sát viên tại một ủy ban WTO, được lập ra để chuyên trách về Hiệp định này. Hiệp định này không hạn chế đối với các nước không phải thành viên WTO. Mục đích chủ yếu của Hiệp định về Mua bán máy bay dân dụng là nhằm giảm thiểu những rào cản đối với thương mại quốc tế trong lĩnh vực máy bay dân dụng. Mục tiêu này hầu như đã đạt được vì thuế quan ở các nước tham gia Hiệp định đã được xóa bỏ đối với tất cả các loại máy bay dân dụng cùng các linh kiện và phụ tùng, các thiết bị mô phỏng chuyến bay và việc sửa chữa máy bay dân dụng. Thương mại cho các mục tiêu quân sự được loại ra khỏi Hiệp định. Một điều khoản đặc biệt liên quan đến giấy chứng nhận người sử dụng cuối cùng cũng được đưa ra vì mục đích này. Trong vòng Uruguay, các bên đã đàm phán về những sửa đổi đối với Hiệp định này và bàn thảo về những quy định trợ cấp đối với ngành máy bay. Tuy nhiên các bên đã không thể đạt được thỏa thuận. Do vậy, Hiệp định về mua bán Máy bay dân dụng đã không được sửa đổi trong vòng Uruguay và Hiệp định ban đầu vẫn còn có hiệu lực. Tuy nhiên, vấn đề về trợ cấp đã được giải quyết một phần do Hiệp định về trợ cấp và Page 11
  12. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO Các biện pháp đối kháng cũng được áp dụng đối với lĩnh vực máy bay, với một số loại trừ được nêu rõ trong Hiệp định. 2.3 Tác động Ngày nay, máy bay dân dụng được sản xuất ở một số ít quốc gia. Các nhà sản xuất có tiếng hiện nay thuộc về Mỹ, Đức, Anh, Thụy sĩ, Canada, Indonesia, Ấn độ, Brazil, Pháp, Hà lan, Australia. Tất cả các nước đang phát triển nêu ở trên được hưởng tư cách quan sát viên theo Hiệp định chứ không phải bên tham gia. Việc miễn thuế theo Hiệp định theo nguyên tắc MFN. Do vậy, việc này được mở rộng với tất cả các nước thành viên WTO và các nước đang phát triển có thể được hưởng lợi ngay cả khi họ không phải là bên tham gia ký kết Hiệp định. Do đó, các nước đang phát triển là các nhà thầu khoán phụ đối với ngành máy bay dân dụng cũng có thể được hưởng lợi. 2.4 Kết luận Hiệp định về Thương mại trong máy bay dân sự đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 1980. Nó có 30 nước ký. Thỏa thuận loại bỏ thuế nhập khẩu đối với tất cả các máy bay, khác hơn so với máy bay quân sự, cũng như trên tất cả các sản phẩm khác nằm trong thỏa thuận - động cơ máy bay dân sự và các bộ phận của họ và các thành phần, tất cả các thành phần và các cụm chi tiết của tàu bay dân dụng, và mô phỏng chuyến bay và các bộ phận và các thành phần. Nó chứa các quy tắc về mua sắm chính phủ trực tiếp của máy bay dân sự và các ưu đãi để mua hàng, cũng như hỗ trợ của chính phủ tài chính đối với khu vực máy bay dân dụng. Vì nguyên tắc MFN được áp dụng đối với hiệp định về mua bán máy bay dân dụng nên các nước đang phát triển có thể được hưởng lợi từ Hiệp định này mà không cần phải tham gia ký kết. Việc này có lợi cho những nước đang phát triển có hoạt động sản Page 12
  13. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO xuất máy bay dân dụng, như Indonesia, Ấn Độ và Brazil, bởi các nước này có thể xuất khẩu miễn thuế sang các nước đã ký kết Hiệp định. 3. Hiệp định về Công nghệ thông tin (ITA) Hiệp định CNTT ITA ra đời tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Singapore vào tháng 10/1996 có mục đích là tự do hóa thị trường CNTT toàn cầu, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nền công nghiệp CNTT trên thế giới trong thế kỷ 21. 3.1 Bối cảnh HĐ CNTT ITA ra đời 12/1996 tại Hội Nghị Bộ Trưởng (HNBT) tổ chức tại Singapore. Nội dung chính của Hiệp Định này là quy định việc từng bước gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm (SP) liên quan đến CNTT, tiến tới miễn thuế hoàn toàn đối với các SP và dịch vụ trong thị trường này. Ban đầu có 29 nước cam kết tham gia hiệp định, bao gồm 15 nước trong liên minh Châu Âu và Úc, Canada, Đài Loan, Hồng Kông, Iceland, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nauy, Singapore, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Thị trường CNTT của 29 nước này chiếm 83% thị trường CNTT toàn thế giới. Tại thời điểm đó, người ta vẫn chưa xác định được rõ ràng thời điểm hiệp định ITA bắt đầu có hiệu lực vì một điều khoản trong hiệp định có quy định là thị trường CNTT của các nước thành viên ITA phải chiếm ít nhất 90% thị trường CNTT toàn thế giới. Tuy nhiên, đến 1/4/1997 đã có thêm 11 nước thành viên bao gồm Cộng Hòa Séc, Costa Rica, Estonia, Ấn Độ, Israel, Macao (nay thuộc Trung Quốc), Malaysia, New Zealand, Rumani, Slovak Republic và Thái Lan tham gia HĐ; 40 nước thành viên của ITA này chiếm 90% thị trường CNTT. Do vậy, HĐ CNTT ITA bắt đầu có hiệu lực kể Page 13
  14. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO từ ngày 01/07/1997. Đến nay ITA đã có tổng cộng 68 nước thành viên, chiếm 98% thị trường CNTT toàn cầu. Mục đích chính của Hiệp Định Công Nghệ Thông Tin ITA (HĐCNTT ITA) là tự do hoá thị trường CNTT toàn cầu nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nền công nghiệp CNTT trên thế giới trong thế kỷ 21. 3.2 Mô tả Những nguyên tắc cơ bản mà thành viên tham gia ITA cần phải thực hiện: - Tuân thủ danh sách các sản phẩm liên quan đến CNTT được ghi trong Hiệp định. Danh sách này được liệt kê đầy đủ các sản phẩm và mô tả chi tiết về các sản phẩm đó. - Từng bước giảm dần thuế xuất nhập khẩu đối với những sản phẩm được liệt trong hiệp định, và tiến tới bỏ hẳn thuế xuất /nhập khẩu. - Tất cả các loại thuế khác cũng cần được gỡ bỏ từng bước. Theo Hiệp định thì không có ngoại lệ cho bất kỳ sản phẩm nào có trong danh sách, tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt thì có thể nới rộng thời gian giảm thuế. Thành viên tham gia phải chủ động đề xuất những sản phẩm này. Trong đó, các nước đang phát triển sẽ có nhiều cơ hội được nới rộng thời hạn vì các nước này còn trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT – TT, thuế nhập khẩu đối với những sản phẩm CNTT đóng góp rất nhiều vào ngân sách quốc gia. Do vậy, việc cắt giảm đột ngột thuế nhập khẩu với những sản phẩm này là chưa hợp lý. Một điểm khác quan trọng trong nội dung Hiệp định là: mặc dù các nước tham gia hiệp định CNTT ITA không nhất thiết phải là thành viên của WTO, nhưng các điều khoản quy định trong hiệp định ITA áp dụng được cho tất cả các thành viên WTO. Do Page 14
  15. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO vậy, một số nước mặc dù chưa tham gia Hiệp định CNTT ITA nhưng nếu đã là thành viên của WTO thì vẫn được hưởng lợi ích giống như các nước thành viên ITA. 3.3 Tác động Nhìn chung, với việc tham gia ITA, Việt Nam sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường công nghệ cao trong lĩnh vực thông tin của các nước thành viên, đồng thời cũng tạo điều kiện tốt hơn cho sản phẩm của các nước thành viên thâm nhập rộng rãi vào thị trường Việt Nam. Và với việc mở cửa thị trường sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực thông tin, Việt Nam sẽ có được thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế và hội nhập toàn diện vào thương mại toàn cầu nhưng cũng đầy thách thức cho ngành CNTT. 3.3.1 Thuận lợi Trong bối cảnh các nước tham gia ITA của WTO chiếm tới 98% tổng giá trị giao dịch các sản phẩm CNTT toàn cầu, việc Việt Nam tham gia Hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng tại Việt Nam. Các sản phẩm CNTT nhập khẩu vào Việt Nam hiện giờ đang được tính thuế ở mức từ 5-10%. Những nội dung cam kết cơ bản của Việt Nam khi đăng ký tham gia ITA chủ yếu là giảm mức thuế này theo lộ trình cắt giảm đều hàng năm để tiến tới xóa bỏ hoàn toàn mức thuế. Thời hạn là 5 năm (kể từ khi chính thức tham gia ITA) đối với các sản phẩm phần cứng, thiết bị ngoại vi, linh phụ kiện điện tử và 7 năm đối với các sản phẩm như điện thoại, cáp viễn thông. Đối với những sản phẩm mà các doanh nghiệp đang đầu tư, mở rộng sản xuất thì Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mức thuế cao hơn trong một thời gian nhất định trước khi hội nhập hoàn toàn. Các nhà đầu tư khi chọn địa điểm đầu tư thường căn cứ vào hai yếu tố chính là giá nhân công và thuế. Nước ta cũng như các nước đang phát triển vốn có lợi thế về giá Page 15
  16. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO thuê nhân công rẻ, khi tham gia vào Hiệp định CNTT ITA sẽ có thêm lợi thế về thuế, điều này sẽ tạo nên sức thu hút với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới. Đây chính là cơ hội lớn nhất cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này góp phần rất nhiều vào việc phát triển công nghiệp CNTT còn khá non trẻ ở nước ta. Hơn nữa, giá cả các sản phẩm CNTT sẽ giảm nhiều khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan và đây cũng là động lực phát triển nền công nghiệp CNTT. 3.3.2 Khó khăn Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét, tìm cách hạn chế những vấn đề không có lợi khi tham gia ITA như: Nguồn thu ngân sách từ việc đánh thuế các sản phẩm CNTT giảm; các sản phẩm CNTT ngoại nhập xuất hiện ồ ạt trên thị trường nội địa có thể sẽ có ảnh hưởng xấu, hạn chế sự phát triển của nền công nghiệp CNTT ở trong nước. Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhất định, trong đó, chịu tác động trực tiếp là các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính trong nước khi phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa nhập khẩu giá rẻ chủ yếu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN. 3.4 Kết luận Vì vậy, các doanh nghiệp VN phải khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lũy vốn, công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, nhất là có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng phát triển và cạnh tranh bình đẳng. Các doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện cải cách hành chính và thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với môi trường mở cửa, cạnh tranh; có kế hoạch đào tạo và tái đào tạo để nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ am hiểu luật pháp, điều ước và cam kết quốc tế trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Đây chính là Page 16
  17. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO một thách thức lớn cần phải vượt qua để hội nhập vào sân chơi chung đầy hứa hẹn. Mặt khác, WTO sẽ mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam những đối thủ cạnh tranh mới, nghĩa vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ và rất nhiều những bài học đắt giá khác. III. TRẢ LỜI CÂU HỎI 1. Hiệp định về mua sắm chính phủ (GPA) Câu nói nào sau đây là đúng, sai? a) Hiệp định về Mua sắm chính phủ không yêu cầu các nước tuân theo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia Sai. Vì 1 trong những mục tiêu của hiệp định này chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. b) Hiệp định về Mua sắm chính phủ yêu cầu các nước tuân theo nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc Đúng c) Hiệp định về Mua sắm chính phủ yêu cầu các nước tuân theo nguyên tắc công khai, minh bạch trong mua sắm chính phủ Đúng. Vì đây là mục tiêu của hiệp định d) Hiệp định về mua sắm chính phủ áp dụng cho mua sắm sản phẩm và cung cấp dịch vụ đi kèm với sản phẩm Sai. Vì phải kèm theo điều kiện giá trị của những dịch vụ kèm theo này không vượt quá bản thân giá trị sản phẩm. e) Hiệp định về mua sắm chính phủ áp dụng cho bất kỳ hợp đồng mua sắm nào có giá trị 150.000 SDR hoặc hơn Đúng theo Điều 1, khoản 1 của Hiệp định. Page 17
  18. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO f) Hiệp định về mua sắm chính phủ không có quy định dành cho các nước đang phát triển đối xử ưu đãi hơn Sai. Vì Điều 3 có quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển. g) Việt Nam có thể không cho phép các nhà cung cấp nước ngoài tham gia trong mua sắm chính phủ Đúng. Vì chúng ta chưa tham gia. Nhưng nếu đã tham gia thì phải tuân thủ các nguyên tác. h) Việt Nam có thể cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia trong mua sắm chính phủ Đúng i) Việt Nam có thể cho phép các nhà cung cấp Hàn Quốc tham gia, và không cho phép các nhà cung cấp Nhật Bản tham gia trong mua sắm chính phủ Đúng j) Việt Nam bắt buộc thực hiện hiệp nghĩa vụ của định mua sắm chính phủ Sai 2. Hiệp định về Thƣơng mại máy bay dân dụng Câu nói nào sau đây là đúng, sai? a) Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng của WTO là bắt buộc với tất cả các thành viên Sai. Không bắt buộc tất cả các thành viên phải tham gia b) Việt Nam bắt buộc thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng Sai Page 18
  19. Các Hiệp Định Nhiều Bên (Plurilateral Agreements)của WTO c) Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng của WTO nhằm giảm thiểu các rào cản trong thương mại quốc tế máy bay dân dụng (máy bay, phụ tùng và các thiết bị phục vụ bay, ) Đúng 3. Hiệp định về Công nghệ thông tin (ITA) Câu nói nào sau đây là đúng, sai? a) Hiệp định về công nghệ thông tin là không bắt buộc với tất cả các thành viên Đúng b) Hiệp định về công nghệ thông tin (ITA) yêu cầu các bên tham gia ràng buộc và xoá bỏ thuế quan và mọi khoản thuế hay phí khác dưới bất kỳ dạng nào đối với phần lớn các sản phẩm công nghệ thông tin Đúng c) Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ Hiệp định về công nghệ thông tin (ITA) Đúng Tài Liệu Tham Khảo 1. TS. Trần Minh Đức, “Bài giảng Kinh Tế Đối Ngoại”, khoa Kinh Tế Đối Ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - Luật, 2011 2. TS. Hà Thị Ngọc Oanh, “Kinh Tế Đối Ngoại – Những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam”, NXB Tài Chính, 2007 3. NCIEC, “Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển”, 2005 Page 19