Báo cáo Tìm hiểu hệ thống thông tin quản lý thư viện của thư viện quốc gia Việt Nam

ppt 51 trang ngocly 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tìm hiểu hệ thống thông tin quản lý thư viện của thư viện quốc gia Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_tim_hieu_he_thong_thong_tin_quan_ly_thu_vien_cua_thu.ppt

Nội dung text: Báo cáo Tìm hiểu hệ thống thông tin quản lý thư viện của thư viện quốc gia Việt Nam

  1. LỚP CN017.QT19D-Nhóm 7 Đề tài:
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY Tổ chức: THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM Tìm hiểu về HTTT quản lý thư viện Thư viện quốc gia Việt Nam Chức năng, Các Mục tiêu, Cách thức nhiệm vụ, hoạt động chức năng hoạt động quyền hạn chính của của hệ thống của hệ thống của thư viện thư viện ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HTTT QUẢN LÝ THƯ VIỆN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA
  3. Phần1: MỞ ĐẦU Khái niệm - Hệ thống thông tin (HTTT): là tổng hợp con người, phần cứng, phần mềm, dữ liệu và mạng truyền thông làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, truyền tải thông tin và chuyển hóa thông tin thành các sản phẩm thông tin. - Hệ thống thông tin quản lý thư viện: là hệ thống chức năng thực hiện việc thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, điều khiển phân tích các vấn đề và hiển thị các vấn đề phức tạp trong hệ thống của thư viện.
  4. MÔI TRƯỜNG Khách hàng TỔ CHỨC Người cung cấp LƯU TRỮ THÔNG TIN XỬ LÝ VÀ THU THẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN Xử lý dữ liệu Phân tích Nhập dữ liệu Sắp xếp Xuất dữ liệu Tính toán Các Đối hãng Phản hồi thủ điều cạnh chỉnh Cổ đông tranh
  5. Phần 2: NỘI DUNG I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 1/. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN: (được quy định theo pháp lệnh thư viện 28/12/2000) Điều 17: Thư viện quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn trong điều13,14 pháp lệnh này còn: + Thu nhận, lưu chiểu văn hóa, văn hóa phẩm được xuất bản ở Việt Nam theo luật lưu chiểu, các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước và của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.
  6. + Xây dựng, phổ biến, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc. + Biên soạn, xuất bản thư mục Quốc gia, tổng thư mục Việt Nam & các ấn phẩm thông tin khoa học. + Tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng các nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu. + Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin – thư viện. + Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện trong cả nước. + Hợp tác với thư viện trong & ngoài nước trên lĩnh vực thư viện.
  7. -Căn cứ vào quyết định số 2638/QĐ- BVHTTDL/11/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia: Điều 1: Vị trí và chức năng Thư viện Quốc gia là thư viện trung tâm của cả nước, là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thu trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng thu thập, giữ gìn di sản, thư tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội. Thư viện Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
  8. Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn 1-Trình Bộ trưởng quy hoạch và phát triển kế hoạch dài hạn, hằng năm của thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. 2-Thu thập, tổ chức bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nước ngoài viết về Việt Nam. 3-Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam. 4-Bổ sung, trao đổi, nhận, biếu, tặng tài liệu của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
  9. 5-Tổ chức phục vụ cho người đọc trong nước và nước ngoài sử dụng vốn tài liệu của thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức. 6-Xử lý thông tin, biên soạn xuất bản thư mục quốc gia, tổng thư mục Việt Nam, tạp chí thư viện Việt Nam và các sản phẩm thông tin khác. 7-Nghiên cứu khoa học thông tin thư viện và các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của thư viện. 8-Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
  10. 9-Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước bằng các phương thức biên soạn tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiệp vụ thư viện theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 10-Hợp tác quốc tế về lĩnh vực thư viện, tham gia các tổ chức quốc tế về thư viện, xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ tài liệu, trang thiết bị và các dự án bồi dưỡng cán bộ thư viện của các thư viện, tổ chức nước ngoài tài trợ hoặc tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm. 11-Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1, điều 5 Pháp lệnh Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của pháp luật.
  11. 12-Thực hiện, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo nội dung làm việc của thư viện, đảm bảo an toàn, ann ninh, cảnh quan môi trường khu vực do thư viện quản lý. 13-Quản lý tổ chức bộ máy biên chế, hồ sơ tài liệu, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng. 14-Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. 15-Thực hiện nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.
  12. 2.Các hoạt động chính của thư viện Quốc Gia: Các hoạt động chính của thư viện nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn trên của thư viện và được thực hiện nhờ HTTT quản lý thư viện. - Khai thác, bổ sung, các tài liệu trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu của bạn đọc. - Nhận lưu chiểu văn hóa phẩm được xuất bản ở Việt Nam theo luật Lưu chiểu. - Lưu trữ và bảo quản tất cả các xuất bản phẩm của Việt Nam. - Biên soạn và xuất bản Thư mục Quốc gia Việt Nam.
  13. - Tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng các nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu.
  14. - Quản lý, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ về khoa học kĩ thuật và các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động thư viện.
  15. - Chịu trách nhiệm hợp tác chia sẻ, trao đổi tài liệu với các thư viện trong và ngoài nước.
  16. -Bổ sung, trao đổi, nhận, biếu, tặng tài liệu của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
  17. - Tổng hợp, báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của Thư viện.
  18. - Xây dựng qui hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
  19. -Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
  20. - Tổ chức, quản lý và phát triển các dịch vụ thông tin & tư liệu trong Thư viện. - Quản lý, vận hành trang thiết bị và hệ thống thông tin số của Thư viện
  21. II. CHỨC NĂNG & ẢNH HƯỞNG CỦA HTTT QUẢN LÝ THƯ VIỆN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 1. Mục tiêu của HTTT quản lý thư viện của Thư viện quốc gia Việt Nam: 1-Tổ chức 1 hệ cơ sở để dễ dàng cho việc lưu trữ thông tin hơn, giúp cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác. 2-Lưu trữ các thông tin liên quan đến sách lên 1 ngân hàng cơ sở dữ liệu và giúp cho việc tính toán và xử lý số liệu nhanh chóng, chính xác hơn.
  22. 3-Lưu trữ các thông tin về: Sách (mã sách, tên sách, số trang, giá tiền, năm xuất bản); Loại sách (Mã loại sách, tên loại sách); Ngôn ngữ ( Mã ngôn ngữ, tên ngôn ngữ, ghi chú); Nhà xuất bản (mã nhà xuất bản, tên NXB, địa chỉ, điện thoại,mail); Tác giả (Mã tác giả, tên tác giả, địa chỉ, điện thoại, mail, ghi chú); Độc giả (Mã độc giả, tên độc giả, năm sinh, thành phố, địa chỉ, điện thoại, mail, usename, password); Thủ thư (Mã thủ thư, tên thủ thư, năm sinh, giới tính, thành phố, địa chỉ, điện thoại, mail, usename, password). 4-Giúp cho người đọc và người dùng tin có thể tra cứu được tài liệu một cách dễ dàng, thuận lợi các thư viện trên thế giới nói chung và các thư viện ở Việt Nam nói riêng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các khâu xử lý thông tin, xử lý tài liệu.
  23. 5-Nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin trong việc tìm kiếm cũng như sử dụng tài liệu. 6-Để rút ngắn thời gian tra tìm tài liệu, chờ mượn tài liệu, giảm bớt công sức của cán bộ thư viện và đồng thời kích thích nhu cầu đọc, nhu cầu tin, tạo điều kiện cho người đọc được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, nhiều thư viện đã chuyển sang hình thức phục vụ tự chọn. 7-Giúp cho việc thống kê định kì được nhanh hơn dễ dàng và chính xác, hỗ trợ kịp thời các nhu cầu đột xuất về công tác thống kê.
  24. 8-Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ đọc và mượn tài liệu, các thư viện đã & đang phát triển nhiều dạng dịch vụ như dịch vụ tra cứu (tham khảo – reference service), tham khảo số (digital reference service), cung cấp thông tin chọn lọc, tra cứu trực tuyến, sử dụng tài liệu điện tử với các CSDL toàn văn (tài liệu số hoá), nhân bản tài liệu, khai thác internet, giải đáp thông tin qua điện thoại, truyền tệp.
  25. 2. Chức năng của HTTT quản lý thư viện của Thư viện quốc gia Việt Nam Hệ thống thông tin quản lý thư viện cũng được thiết Kiến công lập dựa trên ba lĩnh vực thức thức kiến thức: tổ chức, quản lý nghệ chức HTTT và công nghệ thông tin. Kiến tổ quản lý thư viện Kiến thức quản lý
  26. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG Nhìn theo góc độ chức năng: Bộ phận Bộ phận cập nhật kết xuất thông tin thông tin HTTT Quản lý Bộ phận thư viện truyền dẫn Bộ phận thông tin xử lý thông tin Bộ phận lưu trữ thông tin
  27. Nhìn theo cấu trúc vật lý: Con người Thông tin, Phần cứng, dữ liệu HTTT thiết bị Quản lý thư viện Mạng Các truyền thông phần mềm
  28. CÁC PHÂN HỆ QUẢN LÝ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THƯ VIỆN QUẢN LÝ THƯ VIỆN VỀ TÀI LIỆU QUẢN LÝ THƯ VIỆN VỀ ĐỘC GIẢ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ THƯ VIỆN VỀ LƯU HÀNH HTTT QUẢN LÝ THƯ VIỆN QUẢN LÝ THƯ VIỆN VỀ HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
  29. Chức năng 1: Quản lý thư viện về Tài liệu Khi thư viện nhập tài liệu mới về hay được nhập về số lượng tăng giảm do mượn – trả từ quan hệ với mục quản lý lưu hành, hệ thống sẽ lưu những thông tin cụ thể như bảng trên: Tên tài liệu, loại tài liệu, mã tài liệu, tác giả, nhà suất bản, ghi chú, trạng thái. Trường trạng thái cho biết tài liệu đang cho mượn hay còn ở trong thư viện và số lượng cụ thể là bao nhiêu. Mỗi tài liệu có một mã số riêng, kể cả những tài liệu giống hệt nhau cũng có mã số khác nhau. Hệ thống cho phép tra cứu tài liệu theo : Tên tài liệu, loại tài liệu, tên tác giả, nhà xuất bản, và hiển thị kết quả tìm kiếm một cách chi tiết. Hệ thống thiết lập báo cáo về tài liệu trong thư viện, tài liệu đang mượn. Để kiểm tra tần suất sử dụng tài liệu, hệ thống cho phép xác định số lượt mượn/ trả của tài liệu, của từng loại tài liệu & của 1 loại tài liệu.
  30. Biểu ghi sách cụ thể như sau: * Nhan đề chính Nhan đề song song Nhan đề khác * Tác giả Lần xuất bản Nơi xuất bản: * Nhà xuất bản Năm xuất bản Số trang đầu nội dung cuối Tên đề mục * Phân loại tài liệu * Mã số Ngôn ngữ * Mã giá * Mã kho * Bản quyền Ghi chú:
  31. Những năm gần đây, các thư viện đã và đang phát triển nhiều dạng dịch vụ như dịch vụ tra cứu (tham khảo – reference service), tham khảo số (digital reference service), cung cấp thông tin chọn lọc, tra cứu trực tuyến, sử dụng tài liệu điện tử với các cơ sở dữ liệu toàn văn (tài liệu số hóa), nhân bản tài liệu, khai thác internet, giải đáp thông tin qua điện thoại, truyền tệp, Cụ thể là Thư viện quốc gia đã cho phép người đọc tra cứu CSDL thư mục từ xa. Thư viện đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông vào quản lý các hoạt động của thư viện, trong đó có hoạt động quản lý người đọc và lưu thông tài liệu.
  32. Thư viện thay thế phần mềm CDS/ISIS bằng các phần mềm tích hợp quản trị thư viện khác nhau như Libol, Llib & một số phàn mềm của nước ngoài để quản lý việc lưu thông tài liệu và bạn đọc. Các phần mềm này giúp giải quyết một số công việc như: ghi mượn & trả tài liệu tự động hoặc qua đầu đọc (barcode scanner) câm tay, thống kê tài liệu, lượt đọc, quản lý người đọc qua việc mượn trả như sách quá hạn, gia hạn, đặt trước, giữ lại, cấp phát & gia hạn thẻ tại chỗ hoặc từ xa, Ngoài ra,thư viện áp dụng việc dán các chỉ dẫn ở đầu các giá sách, bên cạnh máy tính dùng để tra cứu, phát tài liệu hướng dẫn cho độc giả & gửi email cho họ hoặc thiết kế các giao diện màn hình dễ sử dụng có phần trợ giúp tra cứu tìm kiếm thông tin =>Giúp người đọc tìm kiếm thông tin theo chuyên đề, dễ dàng hơn trong việc tra cứu thông tin hay tự chọn tài liệu.
  33. Chức năng 2: Quản lý thư viện về độc giả Muốn trở thành độc giả của thư viện người sử dụng phải cung cấp những thông tin cá nhân. Những thông tin này được lưu trữ và xử lý, với các nội dung như bảng trên: Họ và tên, mã độc giả, ngày sinh, số CMND, ngày đăng ký, thời hạn, Hệ thống thiết lập báo cáo về danh sách độc giả của thư viện. Hệ thống có thể cho biết số lượt mượn/ trả của một độc giả và những tài liệu mà độc giả chưa trả cho thư viện.
  34. * Họ * Tên * Giới tính * Ngày sinh * Quốc tịch Cơ quan/Đơn vị * Số CMND/hộ chiếu Địa chỉ * Số điện thoại * Nhóm Email * Ngày hết hạn * Trạng thái thẻ * Mã số thẻ * Mã vạch * Tên đăng nhập * Mật khẩu Hình ảnh độc giả lưu trữ Ghi chú
  35. Ngày nay với sự trợ giúp của các thiết bị kiểm soát tài liệu như camera, cổng từ, thư viện đã áp dụng hình thức phục vụ tự chọn. Trong thư viện quốc gia có sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp cho phép quản trị người đọc và tài liệu bằng mã vạch, quản lý việc mượn trả tài liệu qua đầu đọc (barcode scanner) cầm tay hay tự động. Hình thức này giúp rút ngắn thời gian tra tìm tài liệu, giảm bớt công sức của cán bộ thư viện và đồng thời kích thích nhu cầu đọc, nhu cầu tin, tạo điều kiện cho người đọc tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, việc lưu thông tài liệu (mượn, trả tài liệu) trở nên dễ dàng, đơn giản hơn rất nhiều.
  36. Chức năng 3: Quản lý thư viện về lưu hành (mượn – trả tài liệu) Xử lý mượn, trả tài liệu: Khi độc giả mượn trả tài liệu thì mã độc giả và mã tài liệu, số lượng được cung cấp. Hệ thống sẽ kiểm tra mã bạn đọc có hợp lệ không, và tài liệu ban muốn mượn hoặc đọc có trong thư viện hay không. Nếu kiểm tra hợp lệ thì những thông tin như bảng trên sẽ được thiết lập và lưu trữ: Mã bạn đọc, mã tài liệu, số lượng, ngày mượn, hạn trả. Đồng thời, sẽ tự động liên kết đến các phân hệ quản lý tài liệu, lưu hành, độc giả để bổ sung thông tin. Khi độc giả trả tài liệu, mã độc giả sẽ được nhập. Hệ thống sẽ kiểm tra mã bạn đọc có hợp lệ không, thời hạn sử dụng có còn không, nếu hợp lệ thì thông tin ngày trả được điền. Đồng thời, ở các phân hệ quản lý khác thông tin cũng được liên kết đến.
  37. Hệ thống còn cho phép kiểm tra, thống kê và nhắc nhở về tài liệu đến hạn chưa được trả để thư viện thông báo đến độc giả; kiểm tra hạn thẻ của độc giả; thống kê lượt lưu hành của từng độc giả, từng tài liệu; Mã tài Mã độc Số Ngày Hạn trả Ghi chú liệu giả lượng mượn
  38. Tác giả NXB ThưThư ViệnViện Tài liệu Độc giả
  39. Chức năng 4: Quản lý thư viện về hành chính Thống kê danh sách lãnh đạo, nhân sự: Mã Ngày Trình Chức Chức Họ và tên Ghi chú số sinh độ danh vụ Thống kê và kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị hệ thống: Số Tình Ngày Thành viên Tên Ghi chú lượng trạng kiểm tra kiểm tra, đánh giá
  40. Chức năng 4: Quản lý thư viện về các hoạt động khác HTTT quản lý thư viện cho phép lưu trữ, thống kê các hoạt động đã tổ chức được, ngày tháng cụ thể, thống kê đánh giá chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, các đối tượng hướng đến, các thành viên tham gia, hỗ trợ chặt chẽ cho việc lập báo cáo và định hướng hoạt động trong thời gian tiếp để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của thư viện. Bảng thống kê hoạt động: Tên Ngày Người Người Đối Thành Ghi chú hoạt động diễn ra phụ trách thực hiện tượng tích
  41. Cơ cấu tổ chức:
  42. Phần 3: TỔNG KẾT Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích chức năng, tác động của HTTT quản lý thư viện của Thư viện quốc gia Việt Nam đến các hoạt động của tổ chức, ta thấy: - HTTT quản lý thư viện giữ vai trò quan trọng đối với quản trị tổ chức và ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của Thư viện quốc gia Việt Nam. - Đối với một tổ chức (cụ thể là Thư viện quốc gia Việt Nam) thì HTTT phù hợp hỗ trợ, tham gia vào rất nhiều hoạt động của tổ chức để hướng đến đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
  43. - Khi HTTT đảm bảo được yêu cầu an toàn và bảo mật thì những thông tin, dữ liệu của tổ chức cũng được an toàn và bảo mật. Đối với Thư viện quốc gia Việt Nam điều này được làm tốt, ví dụ: Việc quản lý thẻ độc giả theo mã số, mã vạch; quản lý tài khoản trực tuyến qua tên đăng nhập, mật khẩu và sự liên kết quản lý giữa phân hệ tài liệu và phân hệ độc giả cho phép thiết lập phân nhóm truy cập (không phải đối tượng nào cũng được phép truy cập, đọc, nghiên cứu tất cả các tài liệu vì vậy tài liệu được phân loại và độc giả được phân nhóm để quản lý). - Đối với một tổ chức (cụ thể là Thư viện quốc gia Việt Nam) thì HTTT phù hợp hỗ trợ, tham gia vào rất nhiều hoạt động của tổ chức để hướng đến đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
  44. - HTTT đảm bảo được cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, được xử lý nhanh chóng, hợp lý, khoa học thành các sản phẩm thông tin và việc phân hệ quản lý trong hệ thống hỗ trợ rất nhiều cho các nhà quản trị theo cấp, bộ phận chức năng của tổ chức giúp họ có những quyết định chính xác, phù hợp cho các hoạt động của tổ chức. - Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay cần vận dụng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật vào xây dựng HTTT phù hợp và xây dựng HTTT gắn liền với quá trình xây dựng tổ chức bởi: “Nếu coi tổ chức như 1 cơ thể sống thì thông tin là máu và hệ thống đảm bảo thông tin 2 chiều là hệ thần kinh của nó.”/
  45. II. DANH SÁCH THẢO LUẬN (Nhóm 7) 1. Đỗ Thị Thu Trang 1. Ngô Thị Ngọt 2. Nguyễn Thị Linh Xuân 2. Trần Thị Tuyến 3. Lưu Quỳnh Anh 3. Cao Thị Linh 4. Đồng Thị Hồng Gấm 4. Nguyễn Thị Hoa 5. Trương Thị Hậu 5. Lê Thị Hải Yến 6. Trần Thị Ngân 6. Phạm Thu Thủy
  46. Phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong nhóm & cùng thảo luận: − Trang: Phân công + tổng hợp & hoàn thiện bài + báo cáo. − Tuyến: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thư viện quốc gia Việt Nam. − Gấm+Quỳnh Anh: Hoạt động của Thư viện quốc gia Việt Nam & mục tiêu hệ thống thông tin quản lý thư viện − Hoa+Xuân: Quản lý thư viện về tài liệu: Tên tài liệu, loại, NXB, tác giả, & ảnh hưởng đến hoạt động chung của thư viện quốc gia. − Linh+Ngọt: Quản lý thư viện về độc giả (người đọc): số thẻ, họ và tên, nghề nghiệp, giới tính, quốc tịch, & ảnh hưởng đến hoạt động chung của thư viện quốc gia. − Ngân+Hậu: Quản lý thư viện về lưu hành (mượn – trả): Mã số sách, mã số thẻ, số lượng, ngày mượn, & ảnh hưởng đến hoạt động chung của thư viện quốc gia. − Yến+Thủy: Quản lý thư viện về hành chính: phòng ban, nhân viên, thiết bị, tổ chức các hoạt động như hội nghị, hội thảo, tập huấn, & ảnh hưởng đến hoạt động chung của Thư viện quốc gia Việt Nam.