Bài tập thực hành Kỹ thuật đồ họa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập thực hành Kỹ thuật đồ họa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_thuc_hanh_ky_thuat_do_hoa.pdf
Nội dung text: Bài tập thực hành Kỹ thuật đồ họa
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI TẬP THỰC HÀNH HỌC PHẦN Trình độ đào tạo : CAO ĐẲNG Hệ đào tạo : CHÍNH QUY Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 1
- MỤC LỤC Bài 1: Thực hành làm quen với Photoshop, các thao tác cơ bản 4 Bài 1.1 Bật tắt các bảng màu (Palete) và thanh công cụ (Tool bar) 4 Bài 1.2: Tạo mới 1 tệp tin 4 Bài 1.3: Lưu tập tin ảnh trong Photoshop 5 Bài 1.4: Đặt lại kích thước cho một tấm ảnh 6 Bài 2: Thực hành về vùng chọn 8 Bài 2.1: Thực hành cắt ghép hình ảnh vào khung đơn giản 8 Bài 2.2: Cắt ghép hình tròn, ellip 10 Bài 2.3: Cắt các hình đa giác 12 Bài 2.4: Cắt hình sử dụng công cụ Magnentics Lasso tool 13 Bài 2.5: Sử dụng công cụ Magic Wand Tool 13 Bài 2.6: Sử dụng công cụ Extract để tách hình 14 Bài 2.7: Thực hành sử dụng các công cụ tạo vùng chọn kết hợp 16 Bài 3: Làm việc với lớp 20 Bài 3.1: Cắt ghép ảnh vào khung 20 Bài 3.2: Sử dụng Opacity và chế độ sắp xếp lớp 22 Bài 3.3: Thực hành về chế độ hòa trộn lớp 25 Bài 3.4: Thực hành về mặt nạ 26 Bài 3. 5: Thực hành về chế độ tạo nhóm bằng lệnh Group 27 Bài 3.6 Thực hành liên kết các Layer 28 Bài 3.7: Điều chỉnh màu da 30 Bài 3.8: Hiệu ứng ảnh ghép 32 Bài 4: Thực hành quản lý màu, điều chỉnh màu và tông màu 35 Bài 4.1: Thực hành lệnh Level. 35 Bài 4.2: Thực hành sử dụng lệnh Curves 36 Bài 4.3: Thực hành chỉnh sáng tối theo điểm sáng nhất và tối nhất trên hình ảnh 36 Bài 4.4: Thực hành sử dụng Hue/Saturation và Color Balance 37 Bài 4.5: Chỉnh và nâng màu đơn giản 39 Bài 4.6: Đổi màu mắt với công cụ Variation 40 Bài 4.7: Thay đổi màu bằng lệnh Replace Color 41 Bài 4.8: Chuyển ảnh đen trắng sang ảnh màu 42 Bài 4.9: Sử dụng Gradient để tạo ảnh cuốn góc 45 Bài 4.10: Cách tạo đường chéo hàng loạt 48 Bài 4.11: Tạo Micro 50 Bài 5: Thực hành vẽ và hiệu chỉnh Path 55 Bài 5.1: Tạo vùng chọn bằng Pen Tool 55 Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 2
- Bài 5.2: Tự phác thảo trái bóng World Cup 56 Bài 5.3: Làm mắt 1 mí thành mắt 2 mí 59 Bài 5.4: Thiết kế menu ngang 61 Bài 6: Thực hành biến ảnh và chấm sửa ảnh 65 Bài 6.1: Tẩy vết mụn, vết chàm, nốt ruồi trên mặt 65 Bài 6.2: Loại bỏ khiếm khuyết trên gương mặt 66 Bài 6.3: Sử dụng Liquify 70 Bài 6.4: Tạo hình pháo hoa 71 Bài 6.5: Tấm ảnh sử dụng Crop Tool để định lại bố cục 78 Bài 7: Thực hành sử dụng bộ lọc 80 Bài 7.1: Tô nhiều màu khác nhau cho Tóc 80 Bài 7.2: Chữ ma trận 84 Bài 7.3: Design sóng biển 85 Bài 7.4: Tạo hiệu ứng bi thủy tinh 87 Bài 8: Thực hành tổng hợp 90 Bài 8.1: Lồng hình vào chữ 90 Bài 8.2: "Kết duyên" hình và văn bản 90 Bài 8.3: Chữ nổi trong suốt 92 Bài 8.4: Tạo con dấu đỏ 94 Bài 9: Thực hành tổng hợp(tiếp) 98 Bài 9.1: Hiệu ứng text làm chữ viền cúc áo 98 Bài 9.2: Tạo mẫu nền sử dụng hiệu ứng 100 Bài 9.3: Tia sáng hào quang: 104 BÀI 10: Kiểm tra 106 Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 3
- Bài 1: Thực hành làm quen với Photoshop, các thao tác cơ bản Bài 1.1 Bật tắt các bảng màu (Palete) và thanh công cụ (Tool bar) Bước 1: Để ẩn đi thanh công cụ và các bảng màu bên phải làm cho không gian làm việc thông thoáng chỉ hiển thị ảnh nhấn phím Tab, muốn hiện lại ấn Tab một lần nữa. Bước 2: Để hiển thị hoặc ẩn một cửa sổ nào đó vào thực đơn Windown và đánh dấu mục tương ứng Bài 1.2: Tạo mới 1 tệp tin Để làm việc với một tập tin mới trong Photoshop nháy vào File\New hoặc tổ hợp phím Ctrl+N Bước 1: Hộp thoại New hiện ra, bạn nháy vào nút chọn đơn vị là px hoặc cm Bước 2: Gõ thông số chiều rộng trong ô là Width thí dụ: 100px Bước 3: Gõ thông số chiều cao trong ô là Height thí dụ: 100px Bước 4: Chọn màu White là màu trắng Bước 5: Bấm OK. Bạn sẽ có tệp tin mới có kích thước chiều rộng và chiều dài là 100px, với nền là màu trắng. Bài 1.3 Phông nền trong Photoshop a. Thiết lập phông nền cho một file mới Khi mở một file mới trong Photoshop bằng lệnh File\New hoặc nhấn Ctrl+N Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 4
- - Hộp thoại New hiện ra trong mục Contents có 3 mục + Nếu chọn mục 1: White(H1)(màu trắng ) sau khi bấm OK bạn sẽ có một tệp tin có nền màu trắng + Nếu chọn mục 2 là Background color: Sau khi bấm OK bạn sẽ có một nền màu trắng (H3), muốn đổ màu nền vào bạn nháy vào nút 13a Set background color (H4) và chọn lấy một màu nền nào đó bấm OK để chấp nhận, màu nền sẽ hiển thị tại mục H5, ấn Ctrl+Delete để đổ màu vào Nếu ấn Alt+Delete sẽ có màu đen là màu mặc định Set foreground color + Nếu chọn mục 3 Đánh dấu vào Transparent và bấm OK sẽ xuất hiện màu trong suốt b. Phông nền mặc định trong Photoshop Trong Photoshop để thiết lập màu mặc định cho phông nền bạn ấn phím D trên bàn phím, thanh công cụ của Photoshop nút công cụ 13 sẽ trở về mặc định nguyên thủy là màu đen Set foreground color(H1) và màu nền sẽ là màu trắng Set background color c. Tạo phông nền bằng công cụ Paint Bucket Tool(G) Bước 1: Tạo một file mới Bước 2: Nháy vào công cụ 6a có hình chiếc ca Paint Bucket Tool[phím G](H2) và đổ màu vào nền bằng cách nháy chuột vào phông nền, để có màu nền Bài 1.3: Lưu tập tin ảnh trong Photoshop Để chứa ảnh trên máy tính cần phải tạo một thư mục trên ổ đĩa C hoặc D Bước 1: Khởi động chương trình Photoshop và mở ảnh Bước 2: Để bảo toàn ảnh gốc nháy vào File\Save As để ghi tập tin này với một tên khác. Giả sử bạn chưa tạo thư mục để chứa tệp tin bạn phải tạo mới. Khi cửa sổ hiện ra, bạn nháy vào nút (H1) và tìm ổ đĩa bạn muốn lưu (Có thể là ổ D như hình dưới) Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 5
- Bước 3: Nháy vào Create New Folder (H2) bạn gõ vào tên thư mục mới thí dụ Ảnh goc ấn Enter Bước 4: Nháy đúp vào thư mục Anh goc, thư mục này phải hiển thị ở ô Save in(H3) Bước 5: Đặt tên cho tập tin trong ô File name. Thí dụ Bai1(H4) nháy vào nút của mục Format để chọn định dạng của tập tin thí dụ: jpg Bước 6: Nháy vào nút Save để lưu(H6) Chú ý: - Khi đặt tên cho một tệp tin trong Photoshop các nguyên tắc cũng tương tự như cách đặt tên tập tin trong Word, có nghĩa là các tệp tin không được trùng nhau trong cùng một thư mục. - Phần mở rộng hay còn gọi là đuôi của tệp tin, khi lưu tập tin trong Photoshop chương trình sẽ mặc định phần mở rộng là PSD, PDD, muốn thay đổi định dạng của tệp tin của Photoshop sang một định dạng khác bạn nhấn chuột vào nút của mục Format và chọn các định dạng khác như BMP, GIF, JPEG Bài 1.3: Thiết lập phông nền trong Photoshop Bài 1.4: Đặt lại kích thước cho một tấm ảnh Bước 1: Mở ảnh bằng chương trình Photoshop Bước 2: Nháy vào thực đơn Image\Image Size hoặc nháy chuột phải vào vùng xanh tiêu đề của ảnh (H1) chọn Image Size trong thực đơn(H2) Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 6
- Bước 3: Hộp thoại Image Size hiện ra cho biết thông số về các điểm trên tấm ảnh, kích thước của ảnh được hiển thị ở phần Document Size, ở đây có thể chọn đơn vị đo là cm hoặc pixel cho phù hợp Bước 4: Thay đổi kích cỡ của ảnh theo chiều rộng tại ô Width Bước 5: Thay đổi kích cỡ của ảnh theo chiều cao tại ô Height Chú ý: - Nếu đánh dấu vào ô Resample Image(H5) thì khi thay đổi thông số trong ô chiều cao hoặc chiều rộng chúng sẽ độc lập không bị ảnh hưởng và biển đổi theo - Nếu bỏ dấu vào ô Resample Image thì khi thay đổi thông số trong ô chiều cao hoặc chiều rộng chúng sẽ bị ảnh hưởng và biển đổi theo - Nếu đánh dấu vào ô Contrain Proportions khi tat hay đổi thông số về chiều rộng thì các thông số khác về chiều cao, các điểm ảnh cũng tự động biến đổi theo, cùng với đó là xuất hiện móc xích trong cửa sổ Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 7
- Bài 2: Thực hành về vùng chọn Mục tiêu - Biết cách tạo được vùng lựa chọn bằng nhiều công cụ khác nhau. - Thành thạo các thao tác Thêm, bớt, bỏ, di chuyển vùng lựa chọn. - Di chuyển đồng thời nhân đôi nội dung của vùng lựa chọn. - Sử dụng đồng thời kết hợp chuột và bàn phím để tiết kiệm thời gian thao tác. - Rèn luyện cho sinh viên tính tỉ mỉ, cẩn thận. Yêu cầu: - Sử dụng những nhóm công cụ Marquee, Lasso, Magic Tool tạo vùng chọn và cắt ghép để từ file ảnh dữ kiện ban đầu là 1begin.jpg để được 1final.jpg đúng với file ảnh gốc Hướng dẫn thực hiện: Bài 2.1: Thực hành cắt ghép hình ảnh vào khung đơn giản Bước 1: Mở 2 file ảnh như sau vào phần mềm Photoshop 3begin.jpg Khungcanh.jpg Bước 2: Sử dụng công cụ Rectangular Marquee Tool Bước 3: Nhấn chuột kéo từ góc trên bên trái khung hình đến góc dưới bên phải ta sẽ có được vùng chọn hình chữ nhật bao quanh khung ảnh Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 8
- Bước 4: Dùng công cụ Move Tool( Phím tắt là V) nhấn giữ chuột vào vùng chọn vừa mới tạo được ở bước 3 và kéo sang file ảnh nền mới như hình vẽ dưới đây: Bước 5: Chọn tiếp công cụ Rectangular Marquee Tool nhưng để độ nhòe biên Feather=15px. Tiếp tục chọn lại ảnh 3begin.jpg làm lại từ bước 2 đến bước 4 để được kết quả như hình sau: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 9
- Bước 6: Do ảnh 2 người chúng ta mới kéo sang một phần khung ảnh không nhìn thấy nên ta sẽ kéo nhỏ ảnh đó lại. Ở công cụ Move Tool kích chọn Show Bouding Box Sau đó di chuyến xuống vị trí góc và kéo cho hình nhỏ lại.Lưu ý có thể giữ thêm phím Shift để được hình không bị biến dạng Cuối cùng ta được hình kết quả như sau: Bước 7: Vào File – Save As để lưu bài với định dạng .PSD đăt tên là “bai1.psd” Bài 2.2: Cắt ghép hình tròn, ellip Bước 1: Mở file ảnh vector.jpg Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 10
- Vector.jpg Bước 2: Sử dụng công cụ Elliptical Marquee Tool chọn vùng hình ellip Nhấn chuột trái kéo để chọn quả bong, giữ phím Space để di chuyển vùng chọn sao cho vùng chọn bao kín quả bong(Khi được vùng chọn ưng ý thì mới nhả chuột trái ra) Bước 3: Dùng Move Tool kéo vùng chọn sang file ảnh kết quả của bài 1 Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 11
- Tương tự chúng ta có thể cắt ghép những hình tròn hay hình Ellip khác để đưa sang file ảnh như hình dưới đây: Bước 4: Vào File – Save As để lưu bài với định dạng .PSD đăt tên là “bai2.psd” Bài 2.3: Cắt các hình đa giác Bước 1: Chọn công cụ Polygon Lass tool Bước 2: Nhấn chọn điểm đầu tiên sau đó nhấn chọn điểm thứ 2, cuối cùng khi di chuyển đến điểm đâu tiên sẽ xuất hiện dấu tròn đóng thì click vào đó ta đóng vùng chọn lại. Giả sư như vậy, có thể chọn được 2 vùng chọn (ảnh ở bài số 2) như sau Bước 3: Dùng Move Tool kéo sang ảnh bai2.psd, chúng ta được kết quả như sau: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 12
- Bài 2.4: Cắt hình sử dụng công cụ Magnentics Lasso tool Bước 1: Chọn công cụ Magnetic Lasso Tool kích chuột tại 1 điểm và di chuyển chuột dọc theo biên của đối tượng, đến điểm đầu tiên xuất hiện 1 hình tròn nhỏ để đóng vùng chọn Bước 2: Dùng công cụ Move Tool để cắt hình chú gà sang file ảnh mới. Ví dụ bạn quan sát hình dưới đây: Bài 2.5: Sử dụng công cụ Magic Wand Tool Bước 1: Mở file ảnh Vector.jpg Bước 2: Chọn công cụ Magic Wand Tool kích vào phần màu xanh trên bức ảnh(phần mũi tên ). Được vùng chọn Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 13
- Bước 3: Kéo sang 1 file ảnh nền bất kì Chú ý: Trong quá trình làm ta có thể nhấn giữ phím Shift để thêm vùng chọn và phím Alt để loại trừ vùng chọn. Làm tương tự ta được kết quả như sau: Bài 2.6: Sử dụng công cụ Extract để tách hình Bước 1: Mở file ảnh cần cắt Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 14
- Bước 2: Chọn Filter/ Extract hay Ctrl+Alt+X hiện 1 hộp thoại như sau: Chọn công cụ tô vẽ như hình mũi tên, sau đó tô 1 đường viền vòng quanh đối tượng cần cắt Bước 3: Chọn công cụ đổ màu(như hình mũi tên ở dưới), nhấn chọn và đổ màu vào vị trí bên trong hình muốn cắt và nhấn OK như hình dưới đây: Bước 4: Được 1 hình ảnh chúng ta muốn cắt, và nền trong suốt. Lúc này nền có thể bị nhem 1 số vết do bẩn, chúng ta có thể dùng tấy để quyet sạch Bước 5: Kéo sang nền bất kì Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 15
- Bài 2.7: Thực hành sử dụng các công cụ tạo vùng chọn kết hợp Bước 1: Tạo 1 file mới kích cỡ Width=550 và Height= 600 Bước 2: Dùng công cụ marquee, chọn hình chữ nhật, dùng công cụ Move kéo vùng được chọn sang cửa sổ mới kế bên. Dùng công cụ Magic Wand chọn vùng trắng xung quanh, nhấn phím Delete để xóa bỏ. Bước 2: Dùng công cụ Polygonal Lasso Tool tạo vùng chọn xung quanh hình cái nơ, tiếp đến dùng công cụ Move kéo vùng được chọn sang tài liệu mới kế bên . Bước 3: Dùng công cụ Eliptical Marquee Tool kết hợp với phím Space Bar để chọn quả màu vàng, dùng công cụ Move Tool kéo vùng được chọn sang cửa sổ kế bên. Cũng thao tác tương tự đối với hình quả màu xám. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 16
- Bước 4: Dùng công cụ Move Tool để sắp xếp hai hình thành hình con mắt như trong hình mẫu, trong cửa sổ Layer(F7), nhấp vào ô vuông bên cạnh hình con mắt của lớp bên dưới(lớp quả màu xám) để khóa hai lớp này lại với nhau(xuất hiện hình cái xích), sau đó vào menu Layer/ Merge Linked(Ctrl+E) để nhập hai lớp này thành một. Trong cửa sổ Layer, chọn lớp chứa hình mắt, kéo xuống biểu tượng trang giấy ở đáy cửa sổ để nhân bản lớp mới, dùng công cụ Move Tool sắp xếp hai hình mắt vào vị trí như hình mẫu. Bước 5: Tạo vùng chọn xung quanh cây củ cải, dùng công cụ Magic Wand Tool đè phím Alt click mouse vào vùng màu trắng để loại trừ màu trắng sau đó kéo sang cửa sổ kế bên. Trong cửa sổ Layer, nhấp chọn biểu tượng lớp chứa cât cải, kéo xuống hình trang giấy ở đáy cửa sổ để nhân bản thêm một lớp mới. Vào Edit/ Transform/ Flip Horizontal để lật hình theo chiều ngang, sắp xếp hai cây cải vào vị trí như hình mẫu để tạo lông mày. Bước 6: Dùng công cụ Eliptical Marquee Tool kết hợp với phím Space Bar để chọn quả Kiwi(hình cái miệng), dùng Move Tool kéo sang cửa sổ kế bên, đặt vào vị trí như hình mẫu. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 17
- Bước 7: Dùng công cụ Magic Wand, kết hợp với phím Shift để chọn hình cái mũi, sau đó dung Move Tool kéo sang cửa sổ kế bên, đặt vào vị trí như hình mẫu. Bước 8: Dùng công cụ Magnetic Lasso Tool tạo vùng chọn xung quanh hình cái mũ, dùng công cụ Move Tool kéo sang cửa sổ bên cạnh, đặt vào vị trí như hình mẫu. Bước 9: Dùng công cụ Magnetic Lasso Tool, tạo vùng chọn ở hình miếng thịt(để tạo cái tai)rồi dùng công cụ Move Tool kéo sang của sổ kế bên. Thao tác nhân bản làm giống như bước 7. Bước 10: Sắp xếp các lớp sao cho giống với hình mẫu. hình nào chưa chuẩn, dùng lệnh Edit/ Free Transform(Ctrl+T)để co kéo và điều chỉnh . Bước 11: Lưu tài liệu sau khi chỉnh sửa xong. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 18
- Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 19
- Bài 3: Làm việc với lớp Mục tiêu: Giúp sinh viên có những kỹ năng thành thạo với thao tác về Layer: - Biết cách tạo 1 Layer mới theo nhiều cách khác nhau. - Hiểu được nguyên lý và cách sắp xếp trên dưới của Layer - Làm ẩn hoặc hiện 1 Layer. - Áp dụng chế độ hoà trộn cho Layer. Yêu cầu: - Sắp xếp các Layer để hiển thị đúng như file ảnh gốc - Thay đổi chế độ hòa trộn, độ mờ đục Opacity của Layer - Liên kết và gộp các Layer lại với nhau - Tạo hiệu ứng cho Layer Bài 3.1: Cắt ghép ảnh vào khung Embe.jpg Khunganh.jpg Anhkq1.jpg Bước 1: Tạo vùng chọn hình chữ nhật bao quanh ảnh embe.jpg như hình vẽ. Bước 2: Di chuyển sang ảnh Khunganh.jpg. Có thể nhấn ctrl+”-“ để thu nhỏ hình ảnh và Ctrl+T để kéo cho Layer ảnh em bé vừa kéo sang nhỏ hơn Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 20
- Được Layer ảnh như hình vẽ dưới đây Bước 3: Chọn Layer Background (đang có biểu tượng ổ khóa) để biến thành layer thường lúc này chúng ta có thể đặt tên cho Layer mới(Nếu để mặc định nó sẽ là Layer 0), có 2 cách: - Cách 1: Cilck chuột trực tiếp và hiện lên 1 bảng ta nhấn OK - Cách 2 : Chọn Layer/ New / Layer FromBackGround Bước 4: Lúc này ta đưa Layer 0 lên trên bằng cách nhấn giữ chuột và kéo Layer 0 lên trên. Hoặc chọn Layer/Bring Forwad(phím tắt Ctrl+[). Chúng ta được kết quả Bước 5: Nhấn chuột chọn Layer 0. Sử dụng công cụ Magic Wand Tool (phím tắt W ) click vào vùng màu trắng để được vùng chọn như hình vẽ Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 21
- Bước 6: Nhấn phím Delete ta được kết quả như sau: Bài 3.2: Sử dụng Opacity và chế độ sắp xếp lớp 2.2Begin.jpg 2.2end.jpg Bước 1: Nhấn chuột phải vào thanh tiêu đề của Layer 2.2end chọn Dulicate Layer. Đặt tên là bai2.2 Bước 2: Nhấn phím d(trở về màu mặc định foreground/background). Sau đó nhấn Alt+Delete, ta sẽ có màu nền đen có kích cỡ đúng bằng file ảnh 2.2end Bước 3: - Dùng công cụ Rectangular chọn hình mặt nước và kéo sang file bai2.2. Nhấn Ctrl+T rồi di chuyển vào 1 góc bất kì sau đó kéo to hình mặt nước trùm lên hình file bai2.2 - Sử dụng công cụ Manegic Lasso Tool để cắt hình con vịt - Công cụ Elliptical Marquee Tool để cắt hình quả trứng(Dùng phím Space để điều chỉnh , di chuyển vùng chọn trong khi thao tác) - Sử dụng Magic Wand tool để cắt hình em bé. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 22
- Được kết quả như sau: Bước 4: Chọn Layer con vịt(của tôi hiện là Layer 2), khi được chọn layer sẽ có được bôi xanh như hình vẽ. Sau đó nhấn Ctrl+T -> Nhấn chuột phải bạn sẽ ra 1 menu như hình dưới Bước 5: Nhấn chọn Flip Horizontal để xoay ngang con vịt giống hình 2.2end. Tương tự để xoay quả trứng làm lại bước 4, sau đó có thể chọn Rotate 900 CW Được kết quả như hình Bước 6: Để cắt quả trứng chọn Layer chứa quả trứng(của tôi đang là Layer 3). Dùng công cụ Lasso Tool để khoanh như hình vẽ. Bước 7: Dùng Ctrl+X(để cắt) và Ctrl+V(để dán). Sau đó nhấn Ctrl+T và di chuyển chuột ra phía ngoài để xuất hiện hình cong như hình dưới và nhấn chuột kéo để được hình 2 nửa quả trứng cong Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 23
- Bước 8: Chọn Layer trên cùng nhấn Ctrl+E(để gộp các lớp lại với nhau), gộp tất cả các lớp trừ lớp mặt nước và lớp nền Backgound Bước 9: Nhấn chuột phải vào biểu tượng Layer đã gộp sau đó chọn Dulicate Layer. Bước 10: Chọn file ảnh vừa được nhân bản nhấn Ctrl+T sau đó nhấn chuột phải và chọn Flip Vertical để xoay hình ngược xuống Bước 11: Opacity mặc định là 100%, ta điều chỉnh để thông số khoảng 30% Được hình kết quả Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 24
- Bài 3.3: Thực hành về chế độ hòa trộn lớp Bước 1: Mở file ảnh haircolor Bước 2: Dùng công cụ Lasso Tool để tạo vùng chọn như hình vẽ Bước 3: Tạo thêm 1 Layer mới , bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng Create a New Layer đặt tên là mautoc Bước 4: Chọn 1 màu ForeGround để tô màu tóc, ở đây tôi chọn là màu #FF0000. Ở Layer mới có vùng chọn đã chọn ở bước 2. Nhấn chọn ALT +Backspace Hoặc vào menu Edit/ Fill chọn màu Foreground Color Bước 5: Chọn chế độ hòa trộn là Screen như hình dưới Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 25
- Ta được kết quả: Làm tương tự nhu vậy: Bài 3.4: Thực hành về mặt nạ Bước 1 : Mở 2 file ảnh Bước 2: Dùng công cụ Rectangular marquee tool tạo vùng chọn bao quanh hình quả ớt, rồi dùng công cụ Magic Wand Tool(W) click vào vùng màu trắng để cắt quả ớt sang File ảnh cô gái Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 26
- Bước 3: Nhấn Ctrl+T, di chuyển vào góc để kéo hình quả ớt nhỏ lại. Nhấn chuột phải chọn Flip Horizontal để xoay ngang quả ớt, muốn kéo xin quả ớt thì di chuyển chuột ra phía ngoài và kéo xoay tùy ý. Kết thúc chế độ Ctrl+T nhấn Enter Bước 4: Nhấn d để trở về màu mặc định. Bây giờ muốn xóa phần quả ớt trên tay cô gái, ta tạo mặt nạ bằng cách nhấn vào biểu tượng như hình vẽ Bước 5: Dùng công cụ Erase Tool(E) để tấy đi phần quả ớt che trên tay cô gái. Nếu tấy nhầm ra ngoài thì có thể nhấn x để lấy lại vùng đã tẩy. Cuối cùng ta được như hình vẽ dưới đây Lưu ý: Những phần màu đen là những phần ẩn, những phần màu trắng là phần hiển thị đối với chế độ tạo mặt nạ lớp Bài 3. 5: Thực hành về chế độ tạo nhóm bằng lệnh Group Bước 1: Mở 2 file ảnh như hình vẽ Bước 2: Dùng công cụ tạo vùng chọn, cắt hình số 5, dùng Move Tool kéo sang file của hoa sen Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 27
- Bước 3: Nhấn chọn Layer Background sau đó click chuột để biến Layer Background thành Layer thường. Bước 4: Giữ Layer chứa hình số 5 kéo xuống dưới Layer chứa hình hoa sen Bước 5: Chọn Layer chứa hình hoa sen nhấn Ctrl+G hay chọn Layer/ Group with Previous Được kết quả như hình dưới đây Bài 3.6 Thực hành liên kết các Layer Bước 1: Mở file hình ảnh như hình dưới Bước 2: Tạo file mới kích cỡ 500*400px, đổ màu nền đen Bước 3: Dùng công cụ Move Tool kéo Layer chứa khung ảnh và cầu thủ sang file mới tạo Bước 4: Dùng Ctrl+T để kéo vừa tỉ lệ so với Layer mới Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 28
- Bước 5: Kéo để Layer chứa khung ảnh lên phía trên Layer cầu thủ. Chọn Layer chứa khung ảnh, sử dụng công cụ Magic Wand Tool click chuột vào vùng màu trắng, được vùng chọn nhấn phím Delete để xóa vùng màu trắng ở Layer khung ảnh Bước 6: Xóa 1 phần Layer khung ảnh để lộ hình bàn tay(có thể sử dụng mặt nạ như bài 2.4) Bước 7: Chọn liên kết 2 Layer khung ảnh và cầu thủ bằng cách nhấn chuột vào vị trí mũi tên như hình vẽ Bước 8: Nhấn Ctrl+T, sau đó nhấn chuột phải chọn Distort và di chuyển vào 2 điểm nút bên góc phải, kéo chuột vào theo như hình mũi tên Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 29
- Cuối cùng ta được hình kết quả : Bài 3.7: Điều chỉnh màu da Bước 1: Mở hình em bé ra , sau đó nhấn L để dùng công cụ Lasso Tool , sau đó vẽ 1 đường bao quanh vùng da mà bạn muốn điều hoà màu sắc . Bước 2: Vào Select > Feather . Giá trị là 10 Bước 3: Nhấn Ctrl+C để copy vùng da mà bạn bao quanh , sau đó nhấn Ctrl+V để dán vùng da vừa copy. Lúc đó làn da được copy trên layer 1 Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 30
- Bước 4: Kích chuột lên layer Background , sau đó dùng Lasso tool và vẽ lên vùng da muốn đều hoà màu sắc Bước 5: Nhấn Ctrl+C sau đó nhấn Ctrl+V để dán vùng da này lên layer 2 . bạn nhớ đặt layer 2 nằm trên cùng Bước 6: Kích chọn layer 2 , sau đó nhán Ctrl+G để nhóm layer2 và layer 1 lại Bước 7: Nhấn V để dùng công cụ MOVE , sau đó kéo làn da nằm trên layer 2 sang bên vùng da trên layer 1 Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 31
- Bước 8: vào Edit > Transform > Flip Horizontal . để xoay làn da trên layer2 cho khớp với khuôn mặt Bước 9: Bây giờ bạn phải kéo căng làn da trên layer 2 ra để cho nó che phủ đi layer1 , lúc đó bạn sẽ có một làn da đều đặn . Làm như vậy bằng cách nhấn Ctrl+T Sau đây là kết quả Bài 3.8: Hiệu ứng ảnh ghép Bước 1:Tạo tập tin mới với hình nền tùy chọn (nên chọn hình có kích thước và độ phân giải lớn). VàoView> Ruler, kéo đường thước ngang dọc để chia hình thành các ô như sau: Bước 2: Với mỗi ô, chúng ta sẽ tạo cho nó một lớp riêng biệt bằng cách kích hoạt công cụ Rectangle Marquee để tạo vùng chọn hình vuông đầu tiên, rồi nhấn Ctrl+J để tạo một lớp mới từ vùng chọn. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 32
- Lặp lại bước này cho tất cả các ô bạn có. Bước 3: Bây giờ, bạn có thể ẩn hình gốc và bắt đầu tạo hiệu ứng cho từng lớp hình đã cắt rời. Chọn lớp trên cùng và nhấp đúp vào nó để mở hộp thoại Layer Style, rồi thiết lập các thông số sau: Drop Shadow Stroke Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 33
- Để áp dụng thiết lập này cho tất cả các lớp, bạn nhấp chuột phải vào lớp vừa tạo hiệu ứng và chọn Copy Layer Style, nhấp chuột phải và chọn Paste Layer Style. Bước 4: NhấnCtrl+T để xoay và chỉnh kích thước hình. Lặp lại điều này với các lớp có chứa hình ảnh còn lại. Hoán chuyển vị trí các lớp trong bảng layer để hình sinh động hơn. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 34
- Bài 4: Thực hành quản lý màu, điều chỉnh màu và tông màu Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng của từng lệnh trong hiệu chỉnh hình ảnh - Biến ảnh đen trắng thành ảnh màu và ngược lại. - Biết cách chỉnh sửa độ sáng, tối của hình ảnh, cân bằng màu sắc trong hình ảnh - Điều chỉnh được màu sắc của một vùng hoặc toàn bộ hình ảnh 1 cách thành thạo. Yêu cầu - Điều chỉnh được màu sắc của một vùng hoặc toàn bộ hình ảnh 1 cách thành thạo. - Biến ảnh đen trắng thành ảnh màu và ngược lại. - Biết cách chỉnh sửa độ sáng, tối của hình ảnh, cân bằng màu sắc trong hình ảnh Bài 4.1: Thực hành lệnh Level. Bước 1: Mở file ảnh dưới đây Bước 2: Vào menu Layer/Adujstment/ Levels(Phím tắt Ctrl+L). Được bảng sau hiện ra. Bảng này cho thấy rằng, bức hình này đang bị thiếu sáng Điều chỉnh các thanh trượt sao cho các tam giác nắm dưới chân đồ thị. Hoặc có thể điều chỉnh như biểu đồ Input Levels như hình vẽ Cuối cùng ta được kết quả như hình dưới đây: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 35
- Bài 4.2: Thực hành sử dụng lệnh Curves Bước 1: Mở 1 file mới, nhân bản thêm 1 Layer mới Bước 2: Vào menu Layer/Adjustment/ Curves(Phím tắt Ctrl+M). Được bảng sau hiện ra. Chỉnh như hình bên Ta được kết quả như sau: Bài 4.3: Thực hành chỉnh sáng tối theo điểm sáng nhất và tối nhất trên hình ảnh Bước 1: Mở file ảnh sau đây và nhân bản sang 1 Layer mới để so sánh Layer chỉnh và Layer lúc trước Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 36
- Bước 2: Chọn Layer/Adjustments/Threshold. Di chuyển thanh trượt hình tam giác về phía bên trái nhất sẽ tim được điểm tối nhất trên hình ảnh. Di chuyển về phía bên phải nhất sẽ tìm được điểm sáng nhất trên hình ảnh Nhấn giữ phím Shift để lấy điểm sáng nhất và tối nhất Bước 3: Vào menu Layer/Adjustment/ Curves(Phím tắt Ctrl+M). Ở bảng Curves chọn vào công cụ trên, sau đó click chọn vào điểm tối nhất trên ảnh Ở bảng Curves chọn vào công cụ trên, sau đó click chọn vào điểm sáng nhất trên ảnh Hình kết quả : Bài 4.4: Thực hành sử dụng Hue/Saturation và Color Balance Bước 1: Mở 2 file ảnh Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 37
- Bước 2: Tạo vùng chọn để kéo ảnh cô gái sang ảnh bông hoa. Dùng Ctrl+T để kéo sao cho ảnh cô gái vừa bông hoa như hình dưới Bước 3: Tạo vùng chọn là vùng áo dài của cô gái Bước 4: Vào menu Layer/Adjustment/ Hue- Saturation (Ctrl+U) Di chuyển nút tam giác sang bên trái như hình vẽ(Hoặc có thể di chuyển sang bên phải) để thay đổi màu chiếc áo. Bước 5: Trở lại Layer Background, có thể chọn vào menu Layer/Adjustment/ Color Balance (Ctrl+B) để cân chỉnh lại màu sắc 1 chút. Có thể chính như sau Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 38
- Ta được hình kết quả Bài 4.5: Chỉnh và nâng màu đơn giản Chỉnh sáng bằng Levels hoặc Curves : Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 39
- Nâng màu bằng Hue – Saturation đối với 2 kênh Master và Red : Bài 4.6: Đổi màu mắt với công cụ Variation Bước 1: Mở một ảnh mà bạn muốn đổi màu mắt , sau đó dùng công cụ Lasso Tool để vẽ 1 đường bao quanh con mắt thứ nhất Bước 2: Nhấn và giữ im phím Shift sau đó tiếp tục vẽ 1 đường chọn cho con mắt thứ 2 , Sau đó vào Select > Feather chọn giá trị là 2 . Bước 3: Vào Image/Adjustment/Variaions. hoặc nhấn Alt+I+A+N. bạn sẽ thấy một giao diện như hình. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 40
- Sau đó bạn hãy kích chuột vào từng vùng mà bạn muốn đổi màu mắt , ở đây tôi kích chuột vào vùng mắt More Red để tạo mắt đỏ ( kích nhiều lần ) Đây là kết quả Bài 4.7: Thay đổi màu bằng lệnh Replace Color Bước 1: Mở ảnh quả táo, tạo vùng chọn là quả táo(không chọn lá) Bước 2: Vào Image/Adjustment/Replace Color. Chọn công cụ để lấy màu như hình mũi tên và chỉ vào quả táo Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 41
- Bước 3: Điều chỉnh thông số Hue như hình vẽ Hình kết quả: Bài 4.8: Chuyển ảnh đen trắng sang ảnh màu Bước 1: Mở file ảnh đen trắng Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 42
- Bước 2: Kích chuột phải vào layer background và chọn Dulpicate để nhân đôi layer này ( hặc nhấn ctrl+J) Bước 3: Bây giờ chúng ta sẽ đổi màu da cho cô gái , các bạn cần phải xác định được mã màu hợp lý cho loại da , bạn có thể tham khảo loại màu da. ở đây tôi sử dụng loại màu có mã # A65B44 lúc đó màu này sẽ hiển thị trên màu nền trước , màu nền sau các bạn chọn màu trắng như hình nhé . Bước 4: Vào Image > Adjustment > Gradient map Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 43
- bạn đã tô màu tổng quan cho layer 1 Bây giờ các bạn chỉ giữ lại màu cho các vùng da mà bạn muốn giữ thôi , còn các vùng khác thì các bạn hãy xóa nó, cách xóa : + tạo ra 1 layer mask ( Lớp mặt nạ ) + Nhấn B để sử dụng công cụ Brush , màu nền trước cá bạn chọn màu đen , màu nền sau là màu trắng , sau đó tô lên những vùng mà bạn muôn xóa + Sau khi xóa xong , kích chuột phải vào layer mask , chọn Apply Layer Mask để loại bỏ nó Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 44
- Bước 5: Bạn hãy hiệu chỉnh lại màu sắc cho da cô gái đạm hơn, bằng cách nhấn Ctrl+U để vào Hue/Saturation , thông số như hình Kết quả Bài 4.9: Sử dụng Gradient để tạo ảnh cuốn góc Bước 1: Mở 1 bức ảnh, sử dụng công cụ Gradient Tool, Chọn chế độ Linear Gradinet như hình vẽ Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 45
- Bước 2: Chọn màu như hình vẽ Bước 3: - Tô chuyển được như hình 1 - Nhấn Ctrl+T, chuột phải và chọn chế độ Distort kéo 2 nút ở góc trên sẽ được hình 2 - Sử dụng công cụ tạo vùng chọn hình Elip để tạo như hình 3. Nhấn phím Delete để xóa 1 2 3 Bước 4: Tiếp tục nhấn Ctrl + T để xoay nghiêng để có mép uốn cong như hình vẽ Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 46
- Bước 5: - Sử dụng công cụ Polygon Lass Tool để khoanh hình đa giác - Biến Layer Back ground thành Layer thường Bước 6: - Nhấn phím delete để xóa mép ở góc - Chọn chế độ hòa trộn Mode: Screeen Được kết quả như hình dưới đây: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 47
- Bài 4.10: Cách tạo đường chéo hàng loạt Bước 1: Mở 1 file mới ( Ctrl+N) , kích thước tuỳ ý các bạn , miễn sao các bạn làm cho nét của đường chéo càng nhỏ càng tốt - bạn sẽ hiểu điều này sau khi đã hoàn thành bài tập Bước 2: Dùng công cụ Rectangular Maquee Tool và vẽ 1 ô vuông như hình - màu sắc tuỳ ý các bạn Bước 3: Nhấn Ctrl+J 2 lần để Duplicate layer1 thành 2 bản nữa Bước 4: Kích chuột vào layer 1 copy , di chuyển ô vuông đến 1 vị trí mới , tương tự như vậy với layer 2 , bạn di chuyển như thế nào tuỳ ý , làm sao phải giống như hình Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 48
- Tiếp tục dung công cụ Rectangular Maquee Tool và vẽ 1 ô vuông bao quanh các ô vuông kia - hình Bước 5: Vào Edit > Define Pattern và save lại với tên tuỳ ý Bây giờ tôi áp dụng nó vào bức hình , cách sử dụng nó như sau Bước 6: Mở 1 file ảnh bất kỳ , tạo 1 layer mới Bước 7: Vào Edit > Fill , trông ô pattern các bạn chọn loại pattern mà các bạn vừa tạo Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 49
- Sau khi kích Ok các bạn sẽ có như vầy Bước 8: Để hiệu ứng đẹp hơn , các bạn nên sử dụng chế độ hoà trộn thích hợp , thường là Overlay - hình Bài 4.11: Tạo Micro Bước 1: Thiết kế ô lưới mẫu. + Nháy vào thực đơn File \ New để mở tập tin mới + Kích thước tại mục Width =3, Height=3 pixels, Color Mode màu RGB Color, Background Contents chọn kiểu nền là White, bấm OK. + Phóng to hình ảnh bằng ấn CTRL+ phím dấu +. +Ấn phím D để trở về mặc định Set foreground color là màu đen, còn Background là màu trắng (Nút 12 màu đen) Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 50
- +Nháy vào nút 1 chọn nét Single Row Marquee Tool vẽ đường ngang, nháy vào nút 12 chọn màu trắng, bấm OK. +Ấn ALT+Delete để tô màu trắng, ấn CTRL+D để bỏ chọn (Hình dưới bên trái). + Nháy vào nút 1 chọn nét Single Column Marquee Tool vẽ đường dọc, ấn ALT+Delete để tô màu, ấn CTRL+D để bỏ chọn. +Nháy vào thực đơn Edit chọn Define Patem, đặt tên là Đường lưới, bấm OK. Bước 2: Thiết kế đầu Microphone. +Nháy vào thực đơn File \ New để mở tập tin mới. +Kích thước tại mục Width = 800, Height=500 pixels, Color Mode màu RGB Color, Background Contents chọn kiểu nền White, bấm OK. +Nháy vào nút Create a new layer để tạo một Layer mới, trong bảng Layers xuất hiện Layer 1, nháy chuột phải vào Layer 1 chọn Layer Properties, trong ô Name gõ Đầu Micro, bấm OK. +Dùng nút công cụ số 1 Elliptical Marquee Tool (M) để tạo hình tròn. +Nháy vào Edit \ Fill ở mục Custom Pattem chọn mẫu Đường lưới, bấm OK. +Làm nổi hình tròn thành khối 3D bằng cách nháy vào Filter \ Distort \Spherize, dùng thông số 100 cho cả 2 chiều ngang và dọc, bấm OK. +Tạo một Layer mới bằng cách nháy vào nút Create a new layer trong bảng Layers, ta có Layer 2, nháy chuột phải vào Layer 2 chọn Layer Properties trong ô Name gõ Đai Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 51
- giữa, bấm OK. Hay nói một cách ngắn gọn là tạo Layer mới và đặt tên cho Layer mới này với tên là Đai giữa. Kéo Layer có tên là Đai giữa xuống dưới Layer Đầu Micro. +Định lại màu chuẩn cho Foreground và Background bằng cách ấn phím D. +Nháy vào nút công cụ tô Gradient, kiểu Radial, tô màu cho vùng chọn hình tròn của lớp Đai giữa. Bây giờ bạn có thể nhấn Ctrl + D để bỏ vùng chọn được rồi. +Nháy vào Layer Đầu Micro trong bảng Layers. ta sẽ thiết kế cho các sợi lưới nổi lên giống như kim loại thật. hãy nhấn phải chuột vào Layer Đầu Micro, chọn lệnh Bleding Opsions. Đánh dấu vào ô Bevel and Emboss và xác lập các thông số theo hình dưới. Nhớ chọn kiểu cho mục Gloss Contour là Ring. Bấm OK. Thông số cụ thể như sau: + Depth=91, Size=5 px, Angle=120, Altitude=30 Kết quả của quá trình lao động đây chính là khối cầu kim loại ở đầu Microphone. + Chọn công cụ Gradient Tool (G), nháy đúp chuột vào dãy màu Gradient trên thanh Property mục Click to edit the gradient, và hãy xác lập cho nó một kiểu Gradient. (Muốn thêm một chút màu mới, ta chỉ cần nháy đúp chuột vào thanh màu, còn xóa thì nhấn phím Delete). Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 52
- Điều chỉnh để bên trái đen, sau đó là trắng, giữa là đen, sau đó là trắng, bên phải là đen (Xem hình trên bên phải). Bấm OK. +Tạo tiếp một Layer mới, nằm trên các Layer. Dùng công cụ chọn hình chữ nhật, tạo một vùng chọn có chiều cao bằng đường kính quả cầu. Giữ phím Shift và dùng công cụ Radial Gradient kéo từ đỉnh hình chữ nhật đến đáy, chúng ta sẽ có một vòng kim loại bao quanh trái cầu. + Để thuyết phục hơn hãy tạo thêm 2 nhân bản của hình dây kim loại mới, bằng cách ấn CTRL+J. + Để thuyết phục hơn. hãy tạo thêm 2 nhân bản của hình dây kim loại mới, bằng cách ấn CTRL+J. Bước 2: Tạo thân Microphone Để hoàn tất chiếc Microphone, chúng ta sẽ cùng thiết kế phần thân, đuôi của nó. Thực hiện việc này, cần qua các bước sau: + Ấn CTRL và nháy vào Layer của chiếc đai giữa Microphone để chọn nó, ấn CTRL+J để sao chép thành một Layer mới, dùng nút công cụ 1a Move Tool (V) di chuyển sang bên phải, ấn CTRL+T kéo hình này rộng ra. .+ Để điều chỉnh cho khớp với độ vát của hình tròn nháy chuột phải vào phần thân ngắn chọn Perspective. + Đưa con trỏ vào mấu trên giữ chuột trên 1 nút trắng góc phải chuột và kéo xuống dưới, ta sẽ thấy vùng ảnh sẽ được bóp đều một góc cả 2 phía trên và dưới. + Ấn CTRL+J để sao chép ta sẽ thấy màu của thân ngắn đậm hơn. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 53
- + Nháy vào Layer Đai giữa trong bảng Layers, ấn CTRL+J để sao chép đai giữa thành một Layer. + Nháy vào nút công cụ 1a Move Tool (V) di chuyển Layer mới sao chép sang bên phải, ấn CTRL+T để chọn sau đó kéo dài ra, ta sẽ được thân Microphone dài. + Nháy chuột phải vào thân Microphone dài chọn Perspective. + Điều chỉnh để bóp nhỏ đuôi của Microphone ta có như hình dưới đây. +Nháy vào Layer đai giữa trong bảng Layers, ấn CTRL+J để sao chép đai giữa thành một Layer. +Nháy vào nút công cụ 1a Move Tool (V) di chuyển Layer mới sao chép sang bên phải, ấn CTRL+T để chọn sau đó kéo dài ra, ta sẽ được thân Microphone ở cuối cùng. +Nháy chuột phải vào thân Microphone dài chọn Perspective. +Điều chỉnh để bóp nhỏ đuôi của Microphone ta có như hình dưới đây. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 54
- Bài 5: Thực hành vẽ và hiệu chỉnh Path Mục tiêu: - Sử dụng công cụ Pen thành thạo để tạo 1 đường Path cong theo ý muốn - Biết các chế độ tùy chỉnh của Pen để tạo Stroke, lưu đường Path - Biết cách biến đổi Path thành vùng lựa chọn Yêu cầu: - Cắt hình ra 1 file ảnh mới bằng cách tạo đường Path - Đưa vào thư viện Shape để sử dụng Bài 5.1: Tạo vùng chọn bằng Pen Tool Bước 1: Mở 2 file ảnh như sau Bước 2: Nhấn chuột phải ở vị trí tên của File chọn Duplicate Layer để tạo file mới Bước 3: Dùng công cụ tạo vùng chọn Hình chữ nhật chọn hình nền phong cảnh và kéo sang file mới. Sử dụng Ctrl+T để kéo hình nền phủ đầy file mới Bước 4: Dùng công cụ Pen Tool. Nhấn và di chuyển chuột theo các đường 1,2,3 . Chú ý vẽ để có những đường cong. Trong quá trình làm nhấn Ctrl, hoặc Alt để hiệu chỉnh đường cong của cánh tay đòn Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 55
- Bước 5: Khi đã được 1 đường Path hoàn chỉnh. Nhấn Ctrl + Enter để tạo vùng chọn cho hình con sư tử, chọn Feather= 4px. Kéo sang file mới Bước 6: Làm tương tự đối với hình còn lại để được hình kết quả như sau Bài 5.2: Tự phác thảo trái bóng World Cup Bước 1: Nhấn Ctrl+N và tạo tập tin mới với kích thước 8x6 inch, độ phân giải 300 px, màu nền xám. Tạo lớp mới bằng cách vào Layer> New> Layer (hoặc nhấn Shift+Ctrl+N), chọn công cụ Elliptical Marquee vẽ một vòng tròn và tô màu trắng. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 56
- Bước 2:Vào Select> Modify> Contract, thiết lập Contrast By là 15px. Bước 3:Bây giờ, bạn tạo thêm lớp mới, vào Edit> Stroke và thiết lập thông số như hình sau: Bước 4: Phương pháp đơn giản để phác thảo trái bóng. Chọn công cụ Elliptical marquee, vẽ vòng tròn nhỏ với kích thước cố định, sau đó xóa khu vực như sau: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 57
- Bước 5: Dùng công cụ Select Polygon, vẽ hình đa giác và tô màu đen. Bước 6: Vào Edit > Free transform, nhấp chuột phải, chọn Distort và điều chỉnh hình đa giác như sau: Bước 7: Nhấn Ctrl+J để nhân bản hình đa giác và đặt các bản sao như hình sau: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 58
- Bước 8: Tạo lớp mới, đặt tên là “line”. Chọn công cụ cọ cứng với màu xám và kích thước cọ là 12px. Tiếp đó vẽ các đường thẳng, nhấn giữ phím Shift,vẽ điểm bắt đầu và nhấp vào điểm cuối. Bài 5.3: Làm mắt 1 mí thành mắt 2 mí Bước 1: Mở bức hình này ra , sau đó dùng pentool và vẽ một đường như hình , cách dùng pen xin đọc trên trang chủ . Bước 2: Chọn công cụ EyeDroper sau đó chọn vùng màu tối nhất - hình Bước 3: Chọn công cụ Pencil , sau đó kích chuột phải và chọn loại cọ nhỏ nhất Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 59
- Bước 4: Tạo 1 layer mới , đặt tên là mí mắt Bước 5: Chọn công cụ Pen tool , sau đó kích chuột phải và chọn Stroke path Bước 6: Trong ô Tool các bạn chọn Pencil Bước 7: Chọn bảng thông tin path , sau đó kéo layer Work Path vào sọt rác để xoá nó Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 60
- Bước 8: vào Filter > Blur > Gaussian Blur , thông số 1.5 Bước 9: Nhân bản layer mí mắt lên 2 cái nữa Bước 10: Bạn sẽ có kết quả như hình dưới đây: Bài 5.4: Thiết kế menu ngang Thiết kế menu bằng Photoshop thì muôn hình vạn dạng, có vô vàn ý tưởng, vô vàn kiểu dáng. Dưới đây là 1 kiểu menu ngang khá đơn giản và đẹp mắt. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 61
- Bước 1: - Tạo 1 file mới với kích thước tùy ý bạn, ở đây tôi làm với size 1200×600px. - Tạo 1 layer mới nằm trên cùng. Đặt tên nó là menu. - Dùng công cụ Rounded Rectangle Tool (U), thiết lập giá trị Radius khoảng 12px và tạo 1 hình chữ nhật dài bo góc. Kích thước khoảng 960×80px: Bước 2: Dùng font là Leangue Gothic, cỡ chữ 28pt, và tiến hành gõ text, ở đây tôi dùng giá trị màu #999999 cho text, và #FFFFFF là khi hover: Bước 3: Dùng Font Arial, cỡ chữ 12pt và thêm 1 vài từ mô tả rút gọn dưới menu, tương tự như trên, tôi dùng giá trị màu #684125 cho text, và #a16927 khi hover: Bước 4: Nhấn chuột phải vào layer menu và chọn Blending Opitions, thiết lập các tùy chọn sau: Drop Shadow Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 62
- Gradient Overlay Stroke Bạn được kết quả: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 63
- Bước 5:Tạo 1 layer mới nằm trên layer menu, dùng Pencil Tool (kích thước 1px, giữ Shift và tạo các đường phân cách: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 64
- Bài 6: Thực hành biến ảnh và chấm sửa ảnh Mục tiêu: - Hiểu được công dụng của công cụ biến ảnh, chấm sửa hình ảnh. - Vận dụng được các công cụ đã học phục chế 1 bức ảnh ở mức độ đơn giản. - Sử dụng được thành thạo công cụ Brush- cọ vẽ, công cụ Gradient Yêu cầu: - Dùng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh để xóa những tẩy những nốt trên khuôn mặt - Dùng công cụ cọ vẽ Brush và công cụ Gradient để làm bức ảnh. Thiết kế:”Thiệp giáng sinh” theo mẫu. Bài 6.1: Tẩy vết mụn, vết chàm, nốt ruồi trên mặt. Bước 1: Tiến hành sao lưu ảnh gốc bằng cách nháy vào Layer Background trong bảng Layers và kéo xuống biểu tượng Create a new layer, Layer được sao lưu sẽ có tên là Background copy. Bước 2: Nháy vào nút công cụ số 5 Clone Stamp (S) để lấy mẫu dấu, thiết lập mục Opacity ở dưới là 30, ấn phím ALT và nháy chuột vào vùng da cạnh vết rám có mụn trên má để lấy mẫu, nháy vào vùng rám để thay thế. Kết quả như dưới đây: Ảnh gốc Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 65
- Ảnh sau khi sửa Bài 6.2: Loại bỏ khiếm khuyết trên gương mặt Với vài thao tách đơn giản trong Photoshop, bạn có thể nhanh chóng loại bỏ các khuyết điểm trên khuôn mặt. Bước 1: Phóng to ảnh cần xử lý Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 66
- Bước 2: Chọn công cụ “Healing Brush”, nhấn giữ phím Alt và nhấp lên vùng da sạch. Bước 3: Bắt đầu sao chép vùng da sạch lên các vùng da có xấu, bằng cách di chuyển con trỏ tới vùng da đó và nhấp chuột. Bước 4: Bây giờ chọn công cụ Blur Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 67
- Bước 5: Tô vẽ lên các chỗ da vừa sao chép để làm da mịn màng. Bước 6: Tạo một lớp, chọn công cụ Brush, chọn màu tô #cc6f5e và tô lên vùng gò má. Chọn tiếp công cụ Eraser và xóa vùng ngoài gò má. Bước 7: Thay đổi mode của lớp này là “Hard Light” và giảm opacity xuống 87%, nhằm tạo ra một màu phấn hồng đẹp trên má. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 68
- Bước 8: Chọn công cụ Brush, chọn màu tô # 9e0039, chọn mode của cọ là Color, opacity= 80%, rồi tô lên môi. Bước 9: Đôi môi giờ được tô màu son hồng phấn. Bước 10: Tạo một lớp mới, chọn công cụ Brush, chọn màu #f06eaa, chọn mode cọ là Normal, opacity= 50% rồi tô lên vùng mắt. Bước 11: Chọn công cụ Eraser và xóa các vùng không mong muốn. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 69
- Bước 12: Định mode của lớp này là “Hue” và giàm opacity xuống 70% Bài 6.3: Sử dụng Liquify Bước 1: Trước hết, chọn ảnh mẫu cần xử lý. Trên thanh công cụ dọc, chọn Lasso Tool Bước 2: Chỉnh thông số của Lasso Tool lên khoảng 10 pixel. Bước 3: Dùng công cụ này khoanh vùng lên phần mũi cần tạo dáng. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 70
- Bước 4: Trên thanh công cụ ngang, chọn Filter > Liquify. Bước 5: Trong cửa sổ Liquify hiện ra, chọn công cụ Pucker Tool trên menu dọc. Một vòng tròn lớn hiện ra, bạn di chuyển sang trái sẽ khiến sống mũi nhô lên, sang phải sẽ khiến nó lõm vào. Khi thấy hoàn chỉnh, nhấn OK để lưu lại. Bài 6.4: Tạo hình pháo hoa Bước 1: Bạn nên tìm 1 bức ảnh có bầy trời đêm. Ví dụ như bức ảnh dưới đây. Trước khi chúng ta làm việc trên file ảnh bạn chọn Brush có kích cỡ như chỉ dẫn dưới đây. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 71
- Bước 2: Vào Menu Windown chọn Brushes Sau đó thiết lập thông số của Brush, chú ý nhìn kết quả thông số bạn đặt để được 1 đường kẻ như hình dưới. Bước 3: Sau đó thiết lập màu foreground với mã màu #c0ff00. Ok, Chọn Pen Tool chú ý là tạo Pen để chọn chế độ Path(Bạn không chọn chế độ Shape Layer sẽ có màu ). Bạn vẽ đường paths như sau: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 72
- Bước 4: Nhấn Phím Esc để kết thúc đường Line. Bạn tạo 1 layer mới (Ctrl+Shift+N) nhấn chuột phải và chọn Stroke Path. Bước 4: Hộp thọai hiện ra và bạn chọn Brush và nhấn OK. Chúng ta xem kết quả ở bức tranh dưới đây Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 73
- Tạo ra những đường khác cũng giống như vậy, khoảng 5-6 đường, không nên quá nhiều Bước 6: Bước tiếp theo, chọn hiệu ứng Outer Glow cho hiệu ứng ở Layer này(Có thể nhấn chuột phải ở biểu tượng Layer chọn Blending Option) Chúng ta có hiệu ứng như sau: Bước 7: Sau đó chọn Brush Tool thiết lập thông số như hình dưới đây: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 74
- Vẽ thêm như hình dưới đây . Bước 8: Sau đó thay đổi Brush từ Layer Palette và thêm 1 số điểm vào giữa Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 75
- Bước 9: Chọn 1 Brush chuẩn như hình dưới Bước 10: Tạo 1 Layer mới thiết lập màu foreground là màu #b3c8ff, sau đó chọn Brush Tool và chọn nét cọ mền với độ lớn 170px Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 76
- Để chế độ hòa độ là 45% cho Layer này Bước 11: Sau đó thêm nhiều pháo hoa giống như hình: Bước 12: Di chuyển những hình pháo hoa trên file ảnh và sử dụng công cụ Eraser Tool để xóa những phần pháo hoa chắn vào tòa nhà Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 77
- Bước 13: Nhìn trông bức ảnh khá tốt nhưng chúng ta chưa kết thúc. Chúng ta có thể sử dụng thêm lệnh Image > Adjustments > Hue/Saturation đê thay đổi màu của bức ảnh: Chúng ta được kết quả: Bài 6.5: Tấm ảnh sử dụng Crop Tool để định lại bố cục. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 78
- Bước 1: Sử dụng Crop Tool (Phím C), rê chuột để đóng khung vùng mình ưa thích, gia giảm bằng cách rê các nút ở xung quanh > Enter. Bước 2: Tạo khung viền trắng cho hình, tôi crop 1 lần nữa Bước 3: Gõ vài chữ, sử dụng Text Tool (T), click vào hình, gõ nội dung tùy thích. Có thể phóng to thu nhỏ, xoay text bằng lệnh Free Transform (Ctrl+T). Nếu muốn đổi màu, click chuột vào màu trên bảng màu bên phải (swatches) và nhấn Alt+Del. Bước 4: Đây là hình sau khi hoàn tất. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 79
- Bài 7: Thực hành sử dụng bộ lọc Mục tiêu: - Phân biệt được các loại bộ lọc khác nhau. - Kết hợp các bộ lọc khác nhau để có 1 bức ảnh theo ý muốn. Yêu cầu: - Sử dụng các bộ lọc cơ bản - Ứng dụng tạo ra các sản phẩm từ các bộ lọc đơn giản - Kết hợp các bộ lọc để tạo ra nhiều sản phẩm có hiệu ứng khác nhau Bài 7.1: Tô nhiều màu khác nhau cho Tóc Ảnh bản đầu Ảnh kết quả Bước 1: Đầu tiên bạn nên làm cho tóc bong hơn bằng cách sử dụng công cụ Dodge Tool (Brush: 100px, Range: Highlights, Exposure: 30%): Bước 2: Sau đó chọn Sharpen Tool và thêm ở 1 vài điểm làm sắc nét pixel ảnh. Bước 3: Sử dụng công cụ Polygonal Lasso Tool để tạo vùng chọn và tô màu với mã màu #ef8008 trên 1 Layer mới Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 80
- Bước 4: Làm tương tự với những dải tóc khác, màu lần lượt là: #f51464, #cd1bd4, #416fb4, #41b0b4 và #b1ce06. Bước 5: Bỏ chọn với lệnh Ctrl+D và sử dụng lệnh Filter > Blur > Gaussian Blur với thiết lập: Bước 6: Chuyển chế độ hòa trộn Mode là Overlay và được kết quả: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 81
- Bước 7: Sau đó nhân bản Layer bằng lệnh Ctrl+J và để chế độ opacity là 20% cho layer này Bước 8: Sauk khi đã hoàn thành phần mái tóc phía trên. Tạo 1 Layer mới, sau đó lại sử dụng công cụ Polygonal Lasso Tool, đổ màu #b1ce06 trên Layer mới được kết quả: Làm tương tự như các bước trước để được kết quả: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 82
- Bước 9: Chọn Filter > Blur > Gaussian Blur với những thiết lập: Bước 10: Để chế độ hòa trộn Mode là Soft Light và được kết quả: Bước 11: Để tăng hiệu ứng màu sắc có thể nhân bản Layer với lệnh Ctrl+J và thiết lập opacity là 60% cho layer này Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 83
- Bài 7.2: Chữ ma trận Bước 1: Tạo1 file mới kích thước tùy ý các bạn , sau đó các bạn tô màu nền cho nó là màu đen Bước 2: Nhấn T để chọn công cụ Text tool , và để chế độ in đậm cho chữ là Bold , sau đó gõ 3 chữ mà bạn muốn , ở đây tác giả gõ chữ WebDogPro Bước 3: vào Filter > Stylize > Wind Thông số là From the Left tiếp tục vào Filter > Stylize > Wind Thông số là From the Right Bước 4: Lập lại bước 3 một lần nữa , bạn sẽ có như thế này Bước 5: Vào Image > Rotate Canvas > 90 CW . Sau đó lập lại bước 3. Bước 6 : Vào Image > Rotate Canvas > 90 degrees CCW để xoay lại bức hình . Bạn sẽ được như thế này Bước 7: Vào Image > Mode > greyscale sau đó vào Image > Mode > Indexed color vào Image > Mode > Color Table Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 84
- Bước 8: Bạn có thể thay đổi màu sắc sao cho nhìn OK là được , sau đây là 2 kết quả với màu đỏ và xanh NHẤN CTRL+U để đổi màu Bài 7.3: Design sóng biển Bước 1:Tạo file mới kích cỡ 800*600px Bước 2: Tô màu nền file mới với mã màu là: #5ba0d7 Bước 3: Chọn Filter-Render-Cloud, được file ảnh như sau Bước 4: Tạo 1 Layer mới. Sử dụng công cụ Rectangular Marrquee Tool và tạo vùng chọn hình chữ nhật như dưới đây: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 85
- Bước 5: Dùng công cụ Gradient làm như hình dưới: Bước 6: Vào Menu Filter- Distort – Ripple chọn thông số như hình dưới Bước 7: Vào Menu Filter- Distort – Ripple chọn thông số như hình dưới: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 86
- Bước 8: Vào Menu Filter- Distort – Twirl chọn thông số như hình dưới Bước 9: Được kết quả cuối. Chú ý: Để có được đàn chim bay như hình có thể lấy trong công cụ Custom Shape Tool (phím tắt U) Bài 7.4: Tạo hiệu ứng bi thủy tinh. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 87
- Bước 1:Nháy vào File\New tạo 1 File mới kích thước 8x8 cm, bấm OK. + Ấn phím X sau đó ấn phím D. + Nháy vào nút chọn nền trước để mở hộp màu Color Picker, sau đó chọn loại màu có mã là #328482 ( màu xanh lá cây). Chú ý: Khi ta chọn màu gì thì khi làm ra viên bi màu sẽ như vậy. Bước 2: Nháy vào nút Create a new layer trong bảng Layers để tạo ra 1 Layer mới. Bước 3: Nháy vào thực đơn Filter\ Render\Clouds Bước 4: Nháy vào Filter \ Render \ Lens Flare và chọn những giá trị sau : + 100% Brightness + 50-300 mm Zoom +Bấm OK. Bước 5: Nháy vào Filter\Distort\Polar Coordinates - Trong Option các bạn chọn Polar To Rectangular Bước 6: Nháy vào Edit\TransForm\Flip Vertical. Bước 7: Nháy vào Filter\Distort\Polar Condinates, trong hộp Option, chọn Rectangular to Polar. Lúc này sẽ có hình dạng của viên bi. Bước 8: Dùng công cụ tạo vùng chọn để tạo vùng chọn là viên bi. Bước 9: Ấn CTRL+J để sao chép thành Layer mới - Ấn Ctrl+U để mở hộp thoại Hue/Saturation, sau đó kích chọn Colorize và rê thanh trượt để được màu các bạn thích. Có thể thay màu nền cho Layer Background sau đó chọn Layer có chứa viên bi và chọn chế độ hoà trộn cho nó trong ô Blend mode . Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 88
- Kết quả sẽ được các viên bi khác màu. Chúng ta có thể nhân đôi Layer chứa viên bi sau đó đổi màu cho nó bằng cách vào Hue/Saturation, đây là kết quả. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 89
- Bài 8: Thực hành tổng hợp Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức, các kỹ năng đã học Yêu cầu: - Tạo chữ theo các mẫu nền khác nhau - Sử dụng tạo chữ kết hợp với Layer Style để tạo hiệu ứng chữ - Sử dụng các bộ lọc để Bài 8.1: Lồng hình vào chữ Bước 1: Các bạn tạo 1 layer text với nội dung tùy ý , ở đây tác giả gõ chữ T . Trên layer chữ T các bạn có thể đặt một bức hình bất kỳ : Bước 2: Kích chọn layer chứa bức hình và nhấn Ctrl+G . Kết quả Bài 8.2: "Kết duyên" hình và văn bản Bước 1: Mở Photoshop, nhấn Ctrl+N (File>New) và chọn các thông theo hình dưới đây: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 90
- Bước 3: Mở một file.DOC nào đó và sao chép nội dung. Bước 4: Trong giao diện Photoshop, bạn chọn công cụ Horizontal Type , nhấn giữ và kéo rê chuột để tạo một khung văn bản, nhấn Ctrl+V để dán nội dung chữ đã sao chép từ một file.DOC Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 91
- Bước 5: Nhấn Ctrl+A để chọn tất cả nội dung, chọn font chữ Arial, chọn cỡ chữ 8 pt (hoặc 10 pt), định dạng kiểu font chữ Bold, canh lề chữ Center text. Bước 6: Chọn Layer và chọn chế độ hòa trộn Mode: Overlay Kết quả cuối cùng Bài 8.3: Chữ nổi trong suốt Bước 1: Mở 1 bức hình bất kỳ Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 92
- Bước 2: Dùng công cụ Text để dõ một chữ mà bạn muốn - màu chữ là màu trắng Bước 3: Vào Layer > layer Style > Blending Option . Kích chuột vào ô Bevel and Emboss , thiết lập thông số cho nó như hình Bước 4: Giảm Fill cho layer Text xuống còn 0% Kết qủa Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 93
- Bài 8.4: Tạo con dấu đỏ Bước 1: Mở 1 ảnh 300 x 300 pixel, nền trắng font chữ đỏ. Bước 2: Tạo vòng chữ wanh con dấu : đầu tiên gõ text , lillian chọn font "Arial". Bước 3: Nhấn chuột phải lên layer, chọn "Warp Text" > Arc / Horizontal / Bend 100%. Bước 4: Tiếp theo bạn Duplicate layer > xoay 180 độ bằng cách > Edit > Transform > Rotate 180. Di chuyển layer thứ 2 sao cho được như hình dưới : Bước 5: Tạo 1 layer mới và vẽ vòng tròn bao bên ngoài chữ bằng Ellitical Marquee tool với feather selection là 0px. Làm đậm nét vẽ > Edit > Stroke > 5px, chú ý vị trí là CENTER. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 94
- Sau đó các bạn làm tiếp vòng tròn bên trong y như thế ( nhưng độ dày thì fải mảnh hơn 5px nhé, ở đây mình chọn là 3px ) Bước 6: Bạn tạo 1 layer mới nữa. Ở đây dùng font Arial-Black, 72 pt : Bước 7: Để con dấu trông thực hơn, bạn tiếp tục tạo 1 layer mới và làm mờ nó bằng vài cụm mây > Filter > Render > Clouds. Sau đó add noise > Filter > Noise > Add Noise. Thông số như hình dưới : Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 95
- Bước 8: Cuối cùng bạn chọn thêm 1 layer nữa cho noise. Mode thành "Screen” Bước 9: Sau đó bạn có thể xoay con dấu theo ý bạn : nhấn CTRL+A ( select all ) > Edit > Copy Merged, Edit > Paste, Edit > Transform > Rotate ) : Kết quả: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 96
- Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 97
- Bài 9: Thực hành tổng hợp(tiếp) Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức, các kỹ năng đã học Yêu cầu: - Tạo chữ theo các mẫu nền khác nhau - Sử dụng tạo chữ kết hợp với Layer Style để tạo hiệu ứng chữ - Sử dụng các bộ lọc để Bài 9.1: Hiệu ứng text làm chữ viền cúc áo Bước 1:Tạo một văn bản ảnh mới, diện tích 800 x 600 px, sử dụng gradient tool (G) tạo màu nền vàng như hình dưới: Ở đây tôi sử dụng font chữ UNI Tap viet, Sử dụng màu tím nhạt, tôi type ra dòng text: Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng layer style cho dòng text này. Click chuột phải vào text layer chọn Blending Options để ra bảng Layer Style Bước 2: Ở cột bên trái, tick vào ô Drop Shadow và chọn thông số như hình dưới. Như các bạn biết Drop Shadow tạo ra hiệu ứng thả bóng cho layer. Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 98
- Bước 2: Sau đó, tích vào ô Bevel and Emboss, chọn thông số như hình dưới với màu của Highlight Mode là #ffd854 và màu của Shadow Mode là #4d2f01. Bevel and Emboss có tạo ra hiệu ứng chữ chìm/nổi tùy thuộc vào thông số của bạn: Bước 3: Cuối cùng, click vào ô Stroke và chọn thông số như hình dưới. Stroke tạo ra đường nét viền quanh layer với màu sắc/độ dày tùy thuộc vào thông số bạn chọn. Ở đây màu của Stroke tôi chọn #381800 Ấn OK, hình dưới là kết quả sau khi áp dụng layer style: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 99
- Bài 9.2: Tạo mẫu nền sử dụng hiệu ứng Bước 1: Tạo 1 file mới kích cỡ : 500×500px đổ màu đen. Bước 2: Sau đó chọn Filter > Noise > Add Noise thiết lập thông số: Sẽ được hình như kết quả: Bước 3: Sử dụng menu Filter > Sketch > Chrome: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 100
- Được kết quả: Bước 4: Sử dụng lệnh Image > Adjustments > Hue/Saturation với hiệu chỉnh tham số như sau: Được kết quả như hình: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 101
- Bước 5: Có 1 bức ảnh như hình. Tạo vùng chọn bao quanh hình ảnh như hình dưới Bước 6: Kéo vùng chọn sang file chúng ta đã tạo hiệu ứng. Sử dụng Edit – Transform để điều chỉnh đối tượng Bước 7: Thiết lập màu foreground: #bbe8ff và màu background là màu đen. Tạo thêm 1 Layer mới và sử dụng lệnh Filter > Render > Clouds: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 102
- Thay đổi chế độ hòa trộn Hard Light. Bước 8: Trộn tất cả thành 1 Layer và sử dụng menu lệnh Filter > Distort >Glass giá trị như dưới đây: Và được kết quả: Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 103
- Bài 9.3: Tia sáng hào quang: Bước 1: Tạo file mới với kích thước chuẩn 500.10 px , nền trắng. Bước 2: Vào Filter > Noise > add noise với thông số amount = 30 % và kick chọn gaussian , motochromatic ( tick ) Bước 3: Vào Image > adjustment > threeshold và đặt thông số level = 145 . Bước 4: Bây giờ mình sẽ kéo giãn hình ra nhé. Bạn vào Image > imagesize và chỉnh thông số như hình Chú ý : bỏ dấu tick tại Constrain Proportions và đổi giá trị height thành 500 px. Hình của bạn sẽ thành cái này Bước 5: Tại file ảnh vừa kéo giãn, bạn Invert hình bằng phím Ctrl+I , hình chuyển thành màu đen. Bước 6: Vào Filter > Distort > polar Coordinates và kick chọn Rectangular to Polar. Bạn được Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 104
- Bước 7: Ấn ctrl+U , tick chọn colourize và chỉnh màu theo ý thích , VD ở đây mình chỉnh thông số lần lượt là 104/ 48 / 0 . Bước 8: Giờ ấn Ctrl+J để nhân đôi layer BG lên. Sau đó chọn layer BG nằm dưới cùng và vào Filter > Blur > gaussian blur , đặt giá trị khoảng 7 px . Bước 9:. Đổi chế độ hoà trộn của layer copy ở trên cùng thành Screen, bạn được Bước 10: Tiếp tục nhân đôi layer trên cùng và tại layer vừa nhân đôi đó, bạn ấn Ctrl+T và chỉnh kích thứơc của nó thu hẹp lại bằng khoảng 1 nửa lúc đầu Bước 11: Kéo nó ra giữa tâm hình, rồi tiếp tục ấn Ctrl+T > kick chuột phải và chọn Rotate 90 CCW. Bước 12: Dùng công cụ Eliptical marquee tool, để giá trị Feather khoảng 20 px, sau đó khoanh vùng tròn quanh layer này, mục đích để loại bỏ đường phân cách rõ rang Bước 13: Sau khi tạo vùng chọn rồi, bạn ấn Ctrl+Shift+I để đảo vùng chọn, ấn del và thử deselect xem, khoảng hình vuông rõ nét đã không còn nữa. Nếu bạn thấy vẫn còn thì Ctrl+Z lại và thực hiện lại bước khoanh vùng nhé. Bước 14: Giờ công việc cuối cùng là đổi màu cho layer trên cùng. Ấn ctrl+U, tick chọn Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 105
- colourize và chỉnh màu theo ý thích. Còn nếu bạn có thời gian thì dùng colour blance ( Ctrl+B ) thì chỉnh màu sắc sẽ đẹp hơn. Và đây là kết quả BÀI 10: Kiểm tra Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 106
- Bài tập hướng dẫn thực hành: Đồ họa ứng dụng Trang 107