Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Trần Việt Hùng

ppt 137 trang ngocly 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Trần Việt Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_van_hoa_doanh_nghiep_tran_viet_hung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Trần Việt Hùng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP BIÊN SOẠN: TRẦN VIỆT HÙNG hung.tv@ou.edu.vn
  2. Mục tiêu môn học Nhận thức được vai trò của Văn hóa và Văn hóa doanh nghiệp trong phát triển tổ chức Áp dụng sự nhận biết về văn hóa doanh nghiệp để có những hành động đúng trong công việc như: hợp tác, thăng tiến, hay thay đổi.
  3. Ví dụ 1 ❑ Jenifer vừa mới nhận vào làm ở công ty OSAKA, với vai trò là kỹ sư kiểm tra hệ thống. Trước khi vào công ty này, Jenifer đã có công tác ở BAMBOO được 3 năm ở vị trí như vậy. ❑ Làm việc được vài ngày, Jenifer nhận thấy con người tại OSAKA quá tuân theo quy trình giấy tờ, có rất nhiều quy định cứng nhắc cho hoàn thành mỗi công việc. Hơn nữa, quyền đưa ra quyết định công việc chỉ được ban ra cho một số người, và mọi người phải tuân theo.
  4. Ví dụ 1(tt) Jenifer nhận thấy rằng chỉ có những người ở vị trí cao trong công ty mới có quyền ra quyết định, những người có quyền lực này được hưởng nhiều đặc quyền trong công ty. Jenifer nhận thấy thật khó để điều chỉnh và thích nghi với văn hóa ở OSAKA bởi vì tại BAMBOO, nơi công ty trước kia của cô mọi người thường thân thiện, và cởi mở.
  5. Ví dụ 1(tt) ❑ Văn hóa tại BAMBOO là nhân viên được phân nhiệm vụ, quyền hạn theo kinh nghiệm, bằng cấp, Jenifer đã quen với văn hóa cởi mở nơi cô có thể trình bày ý kiến của cô với cấp trên, chứ không phải chỉ tuân thủ mệnh lệnh. ❑ Chính vì vậy cô bỏ việc, và tự hứa với bản thân rằng trong lần phỏng vấn tiếp theo cô sẽ chú ý đến văn hóa công ty thông qua website, the HR và các nhân viên.
  6. Ví dụ 2 An là Việt kiều, một chuyên gia về quản lý, được mời về làm việc cho một tổng công ty nhà nước với mục tiêu giúp công ty mở rộng thị trường ở châu Âu. Tuy nhiên, chỉ được 3 tháng, An rời công ty với lý do không thích nghi được. Hãy liệt kê những nguyên nhân có thể?
  7. Ví dụ 3 Nam làm việc cho một ty dược phẩm A được 4 năm, là một người tài năng nhưng cá tính vì vậy đồng nghiệp và sếp không thích, chính vì vậy mà không được thăng tiến. Nam chuyển qua một công ty khác B, chỉ 6 tháng làm việc được thăng tiến lên trưởng phòng và bây giờ là giám đốc công ty. Hãy liệt kê sự khác nhau về bổ nhiệm thăng tiến giữa công ty A và B?
  8. Các doanh nghiệp đã nói “Tại sao đã làm đủ mọi cách, đã đào tạo đủ các thứ mà thái độ làm việc của nhân viên vẫn chưa tốt và hiệu quả làm việc vẫn chưa cao?” “Bằng cách nào có thể chấm dứt tình trạng đối phó, đi trễ, về sớm, chậm tiến độ và luôn sẵn có những lý do để ngụy biện của nhân viên?”
  9. Các doanh nghiệp đã nói “Làm sao để nhân viên nhiệt huyết hơn, gắn bó hơn?” “Làm thế nào để hạn chế những mâu thuẫn?”
  10. 2.219 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới nói gì? 86% cho rằng văn hóa là nhân tố trọng yếu đối với sự thành công bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào
  11. ĐI TÌM SỰ XUẤT SẮC In Search of Excellence ❑ Cấp độ cá nhân: Ai là người bạn ngưỡng mộ ❑ Cấp độ tổ chức: Công ty vĩ đại ❑ Cấp độ quốc gia: Đất nước lý tưởng
  12. Bởi vì Đằng sau mỗi cuộc sống cao quý luôn có những nguyên tắc để hình thành nên cuộc sống đó. (George H. Lorimer)
  13. Cấp độ cá nhân "Là người giàu nhất trong nghĩa trang không quan trọng với tôi Khi đi ngủ và nghĩ rằng mình đã làm điều gì đó tuyệt vời đây mới là điều tôi quan trọng”, Steve Job
  14. Cấp độ tổ chức “Nếu bạn tập trung vào đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ phải chờ cho tới khi một đối thủ khác làm gì đó rồi mới hành động. Còn nếu là người tập trung vào khách hàng, bạn sẽ là người luôn dẫn đầu”, Jeff Bezos - CEO Amazon
  15. Cấp độ quốc gia Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams từng nói: “Trẻ em nên được giáo dục dựa theo nguyên tắc tự do”. Suốt hơn 200 năm phát triển, nền giáo dục Mỹ vẫn trung thành với triết lý đó. Những công dân Mỹ tương lai được định hình bởi giá trị cốt lõi là tự do đi kèm với tự chủ. Cũng chính vì thế mà giá trị của “giấc mơ Mỹ” đã và đang len lỏi đến tất cả “ngóc ngách” của thế giới,
  16. Phần 1-Hiểuvề văn hóa và văn hóa doanh nghiệp “Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta học tất cả”
  17. Hiểu về văn hóa Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này.
  18. Cách hiểu khác Văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
  19. Sự khác nhau về văn hóa trên thế giới Clip thức ăn Clip trang phục Clip hành vi
  20. Ví dụ Khi lựa chọn một dự án đầu tư thì: ➢ Người Mỹ: chú ý đến chỉ số NPV ➢ Người Nhật: quan tâm nhiều tỷ suất sinh lợi nhuận ➢ Người Đức: xem trọng số năm thu hồi vốn đầu tư
  21. Ví dụ Cùng vi phạm luật giao thông giống nhau vì chạy quá tốc độ ◼ Cá nhân A(vị trí thấp): nộp phạt 3 triệu ◼ Cá nhân B(vị trí cao): nộp phạt 50 triệu
  22. Sự khác nhau giữa văn hóa trọng tĩnh và văn hóa trọng động Nguồn gốc Ứng xử với môi trường tự nhiên Ứng xử trong xã hội Nhận thức và tư duy Nguyên tắc tổ chức cộng đồng
  23. Nguồn gốc Văn hóa trọng động Văn hóa trọng tĩnh Đồi cỏ Đồng bằng Khí hậu khô Khí hậu ẩm Chăn nuôi Trồng trọt Du cư Định cư
  24. Ứng xử với môi trường tự nhiên Văn hóa trọng động Văn hóa trọng tĩnh Khám phá Tôn trọng thiên nhiên Chinh phục thiên Hòa hợp nhiên Tại sao doanh nhân châu Á thường xem ngày tháng hơn doanh nhân châu Âu?
  25. Ứng xử trong xã hội Văn hóa trọng động Văn hóa trọng tĩnh Cứng rắng Mềm dẻo Hiếu thắng Hòa thuận
  26. Nhận thức và tư duy Văn hóa trọng động Văn hóa trọng tĩnh Thiên về phân tích Thiên về tổng hợp Khách quan, lý tính Chủ quan, cảm tính và thực nghiệm và kinh nghiệm
  27. Nguyên tắc tổ chức cộng đồng Văn hóa trọng động Văn hóa trọng tĩnh Đề cao sức mạnh Đề cao tình cảm Tài năng Đạo đức Nguyên tắc Linh hoạt Cá nhân Tập thể
  28. Mô hình 5 yếu tố của Hofstede Khoảng Mạo Tập thể cách hiểm và quyền và rủi ro cá nhân lực Nam tính Định và hướng nữ tính thời gian
  29. a.Khoảng cách quyền lực Khoảng cách quyền Khoảng cách quyền lực cao lực thấp Ví dụ: châu Á Ví dụ: châu Âu Giấc mơ Mỹ?
  30. b.Mạo hiểm và rủi ro Chấp nhận mạo hiểm Né tránh mạo hiểm Ví dụ: Phương Tây Ví dụ: Phương Đông Quan điểm về rủi ro, theo bạn càng ít sự hiểu biết thì mức độ rủi ro càng lớn phải không?
  31. c.Tập thể và cá nhân Đề cao tập thể Đề cao cá nhân
  32. d.Nam tính và nữ tính Nam tính Nữ tính Vật chất Tinh thần Thành tích Tình cảm Kết quả công việc Mối quan hệ Một xã hội mà muốn khoa học, kỹ thuật phát triển thì nên dựa vào điều gì? Xã hội mà đề cao nữ tính thì những nghành kinh tế nào sẽ phù hợp?
  33. e.Định hướng thời gian Hữu hạn Vô hạn Là một đường thẳng Vòng tròn Thời gian là tài sản. Tuổi thọ trung bình một người là 80 năm
  34. Câu hỏi: A B a) Khoảng cách quyền 1. Nhân viên cấp dưới lực tránh trao đổi trực b) Mức độ chấp nhận tiếp với cấp trên mạo hiểm 2. Công ty đầu tư nhiều c) Tập thể và cá nhân vào nghiên cứu và d) Nam tính và nữ tính phát triển sản phẩm e) Định hướng thời gian 3. Công ty nhấn mạnh sự cạnh tranh, vật chất
  35. Định nghĩa văn hóa Văn hóa là những giá trị, niềm tin, thái độ tồn tại tương đối phổ biến và lâu dài Văn hóa là tập hợp các ý thức được lập trình sẵn, xác định sự khác biệt giữa các thành viên ở nhóm này với nhóm kia, (Hofstede)
  36. Ví dụ: Niềm tin: ở hiền gặp lành. Thái độ: tích cực trong cuộc sống Giá trị: công bằng
  37. Năm giá trị cá nhân quan trọng nhất STT Người Đông Á Người Mỹ 1 Cần cù Tự lực cánh sinh 2 Hiếu học Thành đạt cá nhân 3 Trung thực Cần cù 4 Tự lực cánh sinh Thành công trong cuộc sống 5 Kỷ luật Giúp đỡ mọi người Hitchcock
  38. Sáu giá trị xã hội quan trọng nhất STT Người Đông Á Người Mỹ 1 Một xã hội trật tự Tự do ngôn luận 2 Sự hòa hợp xã hội Sự hòa hợp xã hội 3 Các quan chức có trách nhiệm Quyền cá nhân 4 Cởi mở đón nhận tư tưởng Tự do tranh luận 5 Tự do ngôn luận Suy nghĩ về bản thân 6 Tôn trọng chính quyền Các quan chức có trách nhiệm Hitchcock
  39. Vai trò của văn hóa Chúng ta khác nhau về: -hành vi Chúng ta -cách biểu hiện khác nhau về: -suy nghĩ Chúng ta -sự lựa chọn khác nhau về: -niềm tin -thái độ -giá trị
  40. Vai trò của văn hóa (tt) Khác với quyền lực cứng dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế, quyền lực mềm tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn. Quyền lực mềm tác động thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục
  41. Ví dụ Giấc mơ Mỹ, Làn sóng văn hóa Hàn Quốc, Xây dựng các học viện Khổng Tử trên thế giới,
  42. Ảnh hưởng của văn hóa quốc gia lên Vhdn Văn hóa gia đình: Nhật, Ấn Độ, Văn hóa tháp Effiel: Đức, Pháp, Hà Lan Văn hóa tên lửa: Mỹ Văn hóa lò ấp trứng: Thụy điển, Canada
  43. Khảo sát nhanh về Vhdn STT Nội dung Có Không 1 Có nhiều giai thoại nổi tiếng liên quan Cty 2 Ngôn từ sử dụng ở Cty rất đặc trưng 3 Cty có những gương điển hình, anh hùng 4 Cty có cách rất đặc trưng trong thực hiện công việc 5 Cty có nhiều lễ hội nghi thức
  44. Khảo sát nhanh về vhdn STT Nội dung Có Không 6 Công ty có lịch sử phát triển lâu dài 7 Công ty là một tổ chức rất giàu truyền thống 8 Công ty có những triết lý, phương châm riêng 9 Công ty có viết các sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị rõ ràng 10 Nhân viên tự hào mình là người của công ty
  45. Khảo sát nhanh về vhdn STT Nội dung Có Không 11 Nhân viên có xu hướng muốn làm việc ở đây mãi mãi 12 Công ty có đồng phục riêng cho nhân viên 13 Nhiều người ước ao trở thành nhân viên công ty 14 Công ty luôn tìm cách tuyển những nhân viên mới có khả năng hòa nhập với văn hóa 15 Khó có thể tìm được một công ty giống như vậy
  46. Định nghĩa Vhdn Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giả định, giá trị và niềm tin được chia sẻ với nhau trong tổ chức mà giúp cho nhân viên nhận biết được rằng hành vi thích hợp và không thích hợp là gì.
  47. Ba cấp độ trong Vhdn
  48. Ví dụ: Giả định: nhân viên và nhà quản lý cùng suy nghĩ rằng “ nhân viên hạnh phúc sẽ mang lại lợi ích cho công ty”. Từ Giả định này sẽ hình thành Các giá trị: sự bình đẳng, vui vẻ, quan tâm Các biểu hiện hữu hình phản ánh giá trị này: chính sách “open door”, thiết kế văn phòng có nhiều không gian sinh hoạt chung, thường xuyên tổ chức cắm trại
  49. Ứng dụng Phân tích các biểu hiện hữu hình để suy ngược lại các giá trị Sự khác nhau giữa giá trị tuyên bố và giá trị sử dụng
  50. Năm biểu hiện hữu hình Tầm nhìn, sứ mạng Bố trí nơi làm việc Quy định và chính sách Nghi lễ Truyện kể
  51. Vai trò của Vhdn Một doanh nghiệp có văn hóa tốt sẽ giúp nhân viên cảm thấy tự hào, hăng say trong công việc. Trái lại doanh nghiệp mà tạo cho nhân nhân viên cảm thấy sự bất công thì năng suất lao động sẽ rất thấp.
  52. Ví dụ Nhân viên công ty A trả lương tương đối cao, trong khi đó công ty B trả lương bình thường so với thị trường. Theo lẽ thường tình nhân viên ở công ty trả lương cao sẽ làm việc vui vẻ hơn, tuy nhiên thực tế thì ngược lại. Tại sao?
  53. Đặc điểm của tổ chức Năng suất cao Năng suất thấp Giao tiếp hiệu quả Giao tiếp kém Minh bạch Bí mật Tin tưởng Lạm dụng quyền lực Sáng tạo Cứng nhắc Cam kết cao Không kết dính
  54. Vai trò của Vhdn (tt) Vhdn được sử dụng như một màng lọc để lựa chọn chiến lược phù hợp. “Culture eat strategy for breakfast” Peter Drucker
  55. Ví dụ Năm 1985, sau 10 năm thành lập, Honda lập ra một nhóm nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Sau khi khảo sát nhiều quốc gia, nhóm kiến nghị rằng công ty nên tập trung vào châu Âu hoặc Đông Nam Á, đặc biệt là thị trường thứ hai vì gần Nhật Bản. Mỹ là một thị trường không có triển vọng.
  56. Ví dụ(tt) Kết quả: Honda chọn Mỹ là thị trường xuất khẩu đầu tiên vì triết lý kinh doanh của công ty là “ đương đầu trước tiên đối với những thử thách gay go nhất”.
  57. Vai trò của Vhdn (tt) Văn hóa doanh nghiệp được xem như là quyền lực mềm so với các quy định và điều lệ của công ty trong kiểm soát và điều chỉnh hành vi của nhân viên Vhdn phản ánh tính cách của doanh nghiệp, giống như cá nhân, do đó Vhdn có thể được sử dụng trong thu hút nhân tài, cũng như tương tác với khách hàng trong xây dựng thương hiệu
  58. Vai trò của Vhdn (tt) Vhdn là cách thức doanh nghiệp suy nghĩ, hành động, và tương tác với môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.
  59. Phần 2-Khám phá một số mô hình Vhdn “Mục tiêu của việc mô hình hóa là làm đơn giản chủ đề quan tâm”
  60. 1. Bảy đặc điểm Vhdn OCP Sáng tạo Cạnh tranh Kết quả Ổn định Con người Đồng đội Chi tiết
  61. 2.Mô hình tảng băng Schien Các biểu hiện hữu hình Các giá trị chấp nhận Các giả định cơ bản
  62. 3.Mô hình mạng lưới văn hóa Johnson và Scholes Triết lý về tổ chức Truyện kể Nghi lễ và thói quen Biểu tượng Cơ cấu tổ chức Hệ thống kiểm soát Cấu trúc quyền lực
  63. 4. Mô hình Handy Văn hóa quyền lực Văn hóa vai trò Văn hóa nhiệm vụ Văn hóa cá nhân
  64. 5. Mô hình Trompernaars Văn hóa gia đình Văn hóa tháp Eiffel Văn hóa tên lửa Văn hóa lò ấp trứng
  65. 6.Mô hình Cameron và Quinn Văn hóa hợp tác Văn hóa sáng tạo Văn hóa cạnh tranh Văn hóa kiểm soát
  66. Những đặc điểm chính của tổ chức Môi trường tổ chức giống như một gia đình mở rộng. Mọi người chia sẻ rất nhiều về họ Môi trường rất năng động. Mọi người hăng hái và chấp nhận mạo hiểm Môi trường chú trọng vào kết quả. Mọi người tập trung vào làm xong công việc, cạnh tranh Môi trường tính kiểm soát và thứ bậc. Nhiều quy chuẩn, giấy tờ, và điều lệ
  67. Phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo trong tổ chức nhìn chung là:cố vấn, và ủng hộ Phong cách lãnh đạo trong tổ chức nhìn chung là: sáng tạo và chấp nhận rủi ro Phong cách lãnh đạo trong tổ chức nhìn chung là: logic, và nhấn mạnh kết quả Phong cách lãnh đạo trong tổ chức nhìn chung là: kiểm soát và nhấn mạnh an toàn
  68. Cách thức quản lý nhân viên Cách quản lý nhân viên trong tổ chức có đặc điểm là: đồng lòng và sự tham gia Cách quản lý nhân viên: sáng tạo, tự do và khác biệt Cách quản lý nhân viên: cạnh tranh, nhu cầu cao và thành quả đạt được Cách quản lý nhân viên: công việc ổn định, thoải mái, và ôn hòa trong mối quan hệ
  69. Chất kết dính Chất kết dính mọi người trong tổ chức là: sự tin tưởng lẫn nhau, và sự cam kết Chất kết dính mọi người: sáng tạo và sự phát triển sản phẩm/dịch vụ Chất kết dính mọi người: thành tích, kết quả, và đạt được mục tiêu. Chất kết dính mọi người là: các quy định, nội quy của tổ chức, sự an toàn.
  70. Chiến lược Nhấn mạnh việc phát triển con người, sự tin tưởng, và cởi mở Tìm các nguồn tài nguyên mới, tạo ra các thử thách mới và khai thác các cơ hội kinh doanh Nhấn mạnh cạnh tranh, hành động và kết quả. Nhấn mạnh ổn định, và kiểm soát
  71. Tiêu chí đo lường thành công Thành công tổ chức:sự phát triển con người Thành công tổ chức: sản phẩm và dịch vụ mới Thành công của tổ chức: dẫn đầu về thị phần Thành công dựa trên sản xuất chi phí thấp.
  72. Phần 3-Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp “Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị mà doanh nghiệp đề cao, được thể hiện qua các biểu hiện trực quan và phi trực quan. Các giá trị đề cao này được xây dựng theo một cách có kế hoạch hoặc tự phát”
  73. Quy trình xây dựng vhdn Lựa Chọn giá trị cốt lõi Thực thi các giá trị cốt lõi Duy trì các giá trị cốt lõi
  74. Lựa Chọn giá trị cốt lõi Đam mê Trung thực Cộng đồng Phát triển bản thân Chất lượng Sáng tạo
  75. Ví dụ Trung thực Cộng đồng Chính trực Phát triển Tôn trọng Công bằng Tuân thủ Đạo đức
  76. Thực thi các giá trị cốt lõi kiến trúc, logo, các nghi lễ, liên hoan, đồng phục, ngôn ngữ giao tiếp Xem clip Apple Inside
  77. Câu hỏi Giá trị đề cao Cách xưng hô Cạnh tranh Chú, cháu, anh, em Thứ bậc Giám đốc, trưởng phòng, nhân viên Gia đình Tôi, đồng nghiệp
  78. Câu hỏi Tại một doanh nghiệp có thói quen khi đi họp, các trưởng phòng thường giữ im lặng,chú tâm lắng nghe những lời khiển trách, ghi chép các chỉ thị, yêu cầu công việc từ ban giám đốc. Biểu hiện trên thể hiện giá trị nào: a) Kỷ luật b) Sáng tạo c) Cạnh tranh d) Chăm chỉ
  79. Thực thi các giá trị cốt lõi(tt) ❑ Hệ thống lương thưởng ❑ Bảng mô tả công việc ❑ Chiến lược nhấn mạnh ❑ Tiêu chí đo lường thành công trong tổ chức
  80. Trả lương Các yếu tố cấu thành Cân nhắc Học vấn: 10% Khoảng cách nhân Kinh nghiệm: 10% viên và giám đốc: 10 Kết quả: 40% lần hay 1000 lần Mức độ nguy hiểm: Phân chia công việc: 20% người làm ít, người làm nhiều Trách nhiệm:20%
  81. Ví dụ: Công ty A Công ty B Học vấn: 20% Học vấn: 50% Kinh nghiệm: 20% Kinh nghiệm: 20% Kết quả: 20% Kết quả: 30% Mức độ nguy hiểm: 20% Trách nhiệm:20% Giá trị mà công ty A và B đề cao?
  82. Bảng mô tả công việc Nhân viên bán hàng A Trưởng phòng B Tìm khách hàng Động viên cấp mới:60% dưới:30% Chăm sóc khách hàng Huấn luyện cấp cũ: 30% dưới:50% Viết báo cáo: 10% Đánh giá cấp dưới:20% Giá trị nào mà công ty A và B đang hướng đến?
  83. Duy trì các giá trị cốt lõi Tuyển chọn Định hướng nhân viên mới Lãnh đạo Hệ thống khen thưởng
  84. Nhà lãnh đạo ảnh hưởng Vhdn thông qua ❑ Những gì mà người lãnh đạo chú ý ❑ Nhà lãnh đạo hành động như thế nào trong khủng hoảng ❑ Nhà lãnh đạo làm việc như thế nào trong hoạt động hàng ngày ❑ Nhà lãnh đạo phân chia thưởng ❑ Nhà lãnh đạo thuê mướn và sa thải nhân viên
  85. Các nhà lãnh đạo thành công Truyền đạt cụ thể các giá trị đến từng thành viên của tổ chức Liên tục xem xét lại các giá trị để đảm bảo rằng các giá trị đó phù hợp với việc hoàn thành mục tiêu Gắn hành động của mình với các giá trị Khuyến khích người khác áp dụng các giá trị vào những hành động và quyết sách bản thân Đối diện và đấu tranh quyết liệt với các hành vi thiếu hiểu biết và chống đối
  86. Suy ngẫm Phóng viên hỏi 3 người thợ xẻ đá rằng, anh đang làm gì? ◼ Người 1: tôi đang kiếm sống ◼ Người 2: tôi đang làm việc xẻ đá tốt nhất trên cả nước ◼ Người 3: tôi đang dựng một nhà thờ Vĩ đại = Sự kết hợp giữa thực dụng và lý tưởng
  87. Phần 4-Thay đổi Văn hóa doanh nghiệp "Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con bạn" - Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee sau khi kế thừa tập đoàn này từ người cha Lee Byung-chul vào năm 1987”,
  88. Câu chuyện của Samsung 1938: Công ty được thành lập với 40 công nhân và chuyên buôn bán trái cây, và cá khô. 1960: Công ty điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh mới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu. 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên, nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc
  89. Samsung(tt) Khi kế thừa sự nghiệp do người cha quá cố để lại năm 1987, Lee đã quyết tâm đổi mới một cách toàn diện quy trình sản xuất, và sản phẩm truyền thống của Samsung. Ý tưởng mà Lee nung nấu là Samsung phải trở thành một thương hiệu toàn cầu, một biểu tượng và niềm tự hào của người Hàn Quốc.
  90. Samsung(tt) 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Theo yêu cầu của Lee, các sản phẩm mới của Samsung phải mang đậm dấu ấn văn hóa Hàn Quốc, phải "cân bằng giữa lý trí và tình cảm". Lee đã thuê công ty thiết kế tên tuổi của Mỹ IDEO để nghiên cứu thiết kế màn hình cho máy vi tính.
  91. Samsung(tt) 1995: thành lập phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để các chuyên gia có thể mặc sức nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết kế hàng đầu của trường Cao đẳng Nghệ thuật Padadena (Mỹ). Số lượng các chuyên gia thiết kế của Samsung cũng tăng gấp đôi (470 người).
  92. Samsung(tt) Nhân viên thiết kế của Samsung được cử đi tham quan những công trình kiến trúc vĩ đại trên khắp thế giới tại Ai Cập, Ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ để tìm ra ý tưởng mới. Kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20% đến 30% hằng năm.
  93. Samsung(tt) 1995: Lee yêu cầu khoảng 2.000 công nhân tập trung trong sân nhà máy dùng búa đập hoặc đốt cháy toàn bộ lô hàng điện tử do chính họ sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu USD. Tất cả mọi người đều đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1”. Nhiều công nhân đã gạt nước mắt khi phải tự tay hủy bỏ sản phẩm lao động của chính họ.
  94. Samsung(tt) 1998, Samsung đã triển khai một cuộc cách mạng trong sản xuất kinh doanh, chuyển từ cơ chế tập trung sản xuất sang cơ chế tiếp cận thị trường. Samsung đã bỏ ra 6 tỷ USD cho việc nghiên cứu, tiếp thị để tìm hiểu được một cách đầy đủ nhất tâm lý người tiêu dùng và quảng bá hình ảnh Samsung trên toàn thế giới.
  95. Samsung(tt) 1999: Lee đã đích thân thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc là Eric Kim về phụ trách công tác tiếp thị sản phẩm cho Samsung mặc dù gặp nhiều ý kiến phản đối quyết liệt từ công ty cho rằng không ai hiểu tâm lý người Hàn bằng chính họ 2006: thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn cầu với tổng giá trị thị trường của Samsung Electronics đạt 100 tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt 9,5 tỉ USD (2007)
  96. Quy trình thay đổi Vhdn Tạo ra sự cấp bách Thay đổi lãnh đạo Tạo hình mẫu Thực hiện đào tạo Thay đổi hệ thống khen thưởng Tạo ra chuyện kể mới và biểu tượng mới
  97. Yếu tố cân nhắc khi thay đổi Quyền lực Thời gian Phạm vi Tài nguyên Bối cảnh Gìn giữ của sự thay đổi Sự sẵn Sự đa sàng Khả năng dạng
  98. Thời gian Số lượng 10 100 1.000 10.000 100.0000 nhân viên Thời gian 1 2 3 4 5 (năm)
  99. Phạm vi Nên thay đổi nhỏ để điều chỉnh rồi nhân rộng thay vì tạo thay đổi lớn
  100. Ví dụ Bước 1: Không ngủ trưa Bước 2: Giao tiếp bằng tiếng Anh Bước 3: ❑ Mua công ty RWE IT Slovakia
  101. Phần 5-Đạo đức kinh doanh “Một doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức là doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn bởi lẽ thực tế đã chứng minh rằng các doanh nghiệp vĩ đại luôn chú ý đến vấn đề này.”
  102. Định nghĩa đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là việc đưa ra các quyết định có đạo đức. Đó là những điều nên làm, những điều phải làm, nghĩa vụ và trách nhiệm, lòng tốt, sự ngay thẳng, công bằng, nhân tính, sự tử tế, trung thành, đáng tin, thành thật.
  103. Mô hình các bên liên quan trong doanh nghiệp Nhà cung cấp Cổ đông Doanh nghiệp Nhân viên Khách hàng
  104. Các chức năng trong doanh nghiệp Doanh nghiệp Sales & Tài chính& Sản xuất Nhân sự Marketing Kế toán
  105. Ví dụ:hành động không đạo đức Phân biệt đối xử, xuất phát từ định kiến phân biệt: chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương Bố trí công việc không phát huy khả năng của người lao động hoặc chế độ đãi ngộ không xứng đáng
  106. Ví dụ:hành động không đạo đức Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc Bắt buộc người lao động thực hiện các công việc nguy hiểm mà không cho họ cơ hội từ chối bất chấp khả năng và năng lực của nhân viên
  107. Khảo sát nhanh STT Nội dung Có Không 1 Mọi người trong công ty có tin rằng các cấp lãnh đạo quan tâm đến đạo đức cũng như lợi nhuận hay không? 2 Tổ chức thường có các cuộc toạ đàm và trao đổi cởi mở thẳng thắn giữa cấp trên và cấp dưới về những trường hợp liên quan tới đạo đức hay không? 3 Nhân viên có tin tưởng rằng, đạo đức là một phẩm chất cần thiết để thành công trong tổ chức hay không?
  108. Khảo sát nhanh STT Nội dung Có Không 4 Tổ chức có biện pháp ngăn ngừa tình trạng tranh chấp, chèn ép, mâu thuẫn giữa các cá nhân, và đơn vị trong tổ chức hay không? 5 Tổ chức có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn, chính sách đạo đức và chúng có được phổ biến rộng rãi trong toàn đơn vị hay không? 6 Các hình thức kỷ luật vi phạm đạo đức có được đưa ra thảo luận công khai, rộng rãi hay không
  109. Khảo sát nhanh STT Nội dung Có Không 7 Tổ chức có các hình thức khen thửơng cho những hành vi đạo đức đúng đắn ngay cả khi chúng không làm cho tăng thêm kết quả, lợi nhuận hay không? 8 Phương pháp và cách thức xử lý đối với khách hàng của tổ chức có được coi là trung thực và công bằng hay không? 9 Nhân viên trong tổ chức có đối xử chân thành, công bằng và tôn trọng lẫn nhau hay không?
  110. Xây dựng chương trình đạo đức trong doanh nghiệp B1.Xây dựng các tiêu chuẩn về đạo đức B2.Truyền đạt và phổ biến các tiêu chuẩn B3.Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức Nhà lãnh đạo phải là tấm gương sáng về đạo đức
  111. Tổng kết STT Nội dung Ghi chú 1 Khái niệm văn hóa, văn hóa doanh Ảnh hưởng lên nghiệp hành vi 2 Các mô hình tìm hiểu văn hóa doanh Mô tả và phân nghiệp loại vhdn 3 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Vai trò lãnh đạo 4 Thay đổi văn hóa doanh nghiệp Các nguồn lực 5 Đạo đức kinh doanh Dài hạn
  112. Phần 6-Câu hỏi trắc nghiệm
  113. 1. Một trong những hạn chế của văn hóa tổ chức là: a. Tăng tính cam kết trong tổ chức b. Kiên định trong hành vi của nhân viên c. Giảm sự mơ hồ trong nhân viên d. Khó khăn trong việc hợp nhất giữa các tổ chức
  114. 2. Biểu hiện hữu hình của văn hóa doanh nghiệp là: a. Giá trị b. Thái độ c. Niềm tin d. Ngôn ngữ
  115. 3.“Theo học thuyết X, con người vốn dĩ lười biếng, vô trách nhiệm trong công việc” là một a. Thái độ b. Giá trị c. Giả định d. Hành vi
  116. 4. Khai mạc và giới thiệu thành viên mới là một dạng nghi lễ: a. Chuyển giao b. Củng cố c. Nhắc nhở d. Liên kết
  117. 5. Văn hóa ứng xử trong công việc cần thể hiện qua những hành vi sau, ngoại trừ: a. Biết lắng nghe và quan tâm đến mọi người. b. Cẩn trọng trong ăn mặc c. Biết tôn trọng lĩnh vực của người khác d. Luôn mở rộng kiến thức
  118. 6. Cấp dưới e ngại khi bày tỏ ý kiến không đồng tình với cấp trên là một biểu hiện đặc tính trong văn hóa doanh nghiệp. a. Khoảng cách quyền lực b. Định hướng dài hạn/ngắn hạn c. Chấp nhận rủi ro d. Coi trong giới tính
  119. 7. Tìm ra cá nhân điển hình có phong cách làm việc ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp và hướng nền văn hóa phát triển theo hướng đã định là cách thay đổi văn hóa nhờ: a. Nhân rộng điển hình b. Phát huy có trật tự những nền văn hóa tiêu biểu c. Xây dựng hệ thống thử nghiệm song song d. Tự giác
  120. 8. “Lối ứng xử, giao tiếp” được xem là khi thay đổi văn hóa. a. Giá trị cốt lõi b. Yếu tố hữu hình c. Giá trị hữu hình d. Hành vi cốt lõi
  121. 9. Nếu một công ty đề cao giá trị cạnh tranh, doanh nghiệp có thể lựa chọn giá trị cốt lõi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. a. Chấp nhận mạo hiểm b. Hướng đến kết quả c. Thân thiện, dễ dàng chia sẻ d. Ổn định và chắc chắn
  122. 10. Nhấn mạnh dẫn đầu kỹ thuật- dịch vụ được xem là của mô hình khung giá trị cạnh tranh a. Văn hóa hợp tác b. Văn hóa sáng tạo c. Văn hóa kiểm soát d. Văn hóa cạnh tranh
  123. 11. Con người và yếu tố tài chính được xem là yếu tố để thay đổi văn hóa. a. Quyền lực b. Thời gian c. Phạm vi d. Tài nguyên
  124. 12. Theo Trompernaars, đặc trưng của mô hình là phân chia vai trò, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. a. Mô hình văn hóa gia đình b. Mô hình tháp Eiffel c. Mô hình lò ấp trứng d. Mô hình tên lửa dẫn đường
  125. 13. Tiêu chí nào sau đây Không được sử dụng trong mô hình khung giá trị cạnh tranh? a. Đặc điểm chính của tổ chức b. Phong cách lãnh đạo c. Cách thức quản lý nhân viên d. Nhiệm vụ được phân công
  126. 14. Nền văn hóa trong đó mỗi thành viên sẽ tự quyết định công việc của mình với những cách thức, quy tắc, cơ chế hợp tác riêng, được gọi là theo mô hình Handy. a. Văn hóa vai trò b. Văn hóa quyền lực c. Văn hóa nhiệm vụ d. Văn hóa cá nhân
  127. 15. Yếu tố nào sau đây Không thuộc mô hình mạng lưới văn hóa? a. Cơ cấu tổ chức b. Hệ thống kiểm soát c. Cấu trúc quyền lực d. Phong cách lãnh đạo
  128. 16.Văn hóa cạnh tranh là sự phân loại văn hóa doanh nghiệp bởi tác giả a. Quin b. Handy c. Schien d. Trompernaars
  129. 17. Thành tích là phần thưởng quan trọng nhất trong cuộc sống là ví dụ của a. văn hóa nữ tính b. văn hóa nam tính c. văn hóa tập thể d. văn hóa tránh sự không chắc chắn
  130. 18. Một doanh nghiệp mà có sự hòa hợp cao giữa các nhân viên trong công ty thì đó là? a. văn hóa mạnh b. văn hóa hòa hợp c. văn hóa thích ứng d. các câu trên sai
  131. 19. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là một quá trình mang tính . a. ngắn hạn b. trung hạn c. dài hạn d. không xác định
  132. 20.Phong cách lãnh đạo là cố vấn thường xảy ra ở a. Văn hóa cạnh tranh b. Văn hóa sáng tạo c. Văn hóa kiểm soát d. Văn hóa hợp tác
  133. Tóm tắt Chúng ta khác nhau rất nhiều về: ◼ Trang phục ◼ Thực phẩm ◼ Giọng nói ◼ Hành vi ◼ Sự lựa chọn Điều quan trọng khi tìm hiểu về văn hóa hay văn hóa doanh nghiệp là các giá trị đại diện nào ẩn sâu bên trong để giải thích sự khác biệt trên
  134. Ví dụ Cá nhân A Cá nhân B Xếp hàng khi mua vé Chen lấn, và không xem phim xếp hàng Ra khỏi lớp khi nghe Nói chuyện trong lớp điện thoại học Để ý các tín hiệu, Chỉ quan tâm đến biển báo khi tham gia đường chạy giao thông Giá trị đại diện nào có thể giải thích hành vi của cá nhân A, cá nhân B
  135. Hiểu văn hóa để dự đoán hành vi Niềm tin nào ẩn dấu đằng sau các hành vi đó Thái độ nào ẩn sâu bên trong các biểu hiện này.
  136. Xây dựng vhdn Giá trị cốt lõi: Sáng tạo ▪ Người sáng tạo thì thường có những biểu hiện? ▪ Người sáng tạo thì thích cách hoàn thành công việc như thế nào? ▪ Người sáng tạo thì thích được phân chia phần thưởng ra sao?
  137. Bài tập về nhà:7 thói quen của người thành công Luôn chủ động Bắt đầu từ mục tiêu Ưu tiên việc quan trọng Tư duy cùng thắng Lắng nghe thấu cảm Hợp tác cộng sinh Làm mới bản thân Stephen R. Covey