Bài Giảng Tin học xây dựng - Lê Quỳnh Mai

pdf 96 trang ngocly 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài Giảng Tin học xây dựng - Lê Quỳnh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_xay_dung_le_quynh_mai.pdf

Nội dung text: Bài Giảng Tin học xây dựng - Lê Quỳnh Mai

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CÔNG TRÌNH BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Bài Giảng Tin học xây dựng
  2. Lê Quỳnh Mai (chủ biên) - Trần Thế Hiệp - Bùi Công Độ - Lê Đắc Hiền Hoàng Thùy Linh - Nguyễn Thị Thanh Yên - Đỗ Xuân Cảnh - Phan Thị Thu Hiền Bài Giảng Tin học xây dựng (DÙNG CHO HỆ CHÍNH QUY – BẰNG 2) NXB Đại học giao thông vận tải - 2012
  3. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Mục lục MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. TỔNG QUAN 1 2. EXCEL 2 3. AUTOCAD 3 4. VBA 4 DỰ ÁN I: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI MẶT CẮT CƠ BẢN HAY DÙNG TRONG KẾT CẤU CẦU 5 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 5 1.1. Mô tả yêu cầu 5 1.2. Cấu trúc dự án 6 1.3. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án 7 1.4. Nội dung kiến thức lập trình trên Excel liên quan đến dự án 7 1.5. Những lưu ý khác 7 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 7 2.1. Tạo file Excel mới và lưu lại thành dạng *.xlsm 7 2.2. Chạy VBA IDE và tạo Userform 8 2.3. Xây dựng giao diện người sử dụng 9 2.4. Viết mã lệnh chi tiết cho chương trình 12 2.5. Chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả 19 3. BÀI TẬP 19 3.1. Bài tập 1 19 3.2. Bài tập 2 20 3.3. Lưu ý khi làm lại dự án mẫu 21 DỰ ÁN II: CHƯƠNG TRÌNH LẬP BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ 22 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 22 1.1. Mô tả yêu cầu 22 1.2. Cấu trúc dự án 23 1.3. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án 25 1.4. Những lưu ý khác 26 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 26 2.1. Lưu file dữ liệu sang dạng xlsm 26 2.2. Tạo sheet “Tong hop vat tu” 27 2.3. Chạy VBA IDE và tạo Module 27 2.4. Xây dựng giao diện người sử dụng 27 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường i
  4. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Mục lục 2.5. Xây dựng khối chương trình dạng khung 27 2.6. Viết mã lệnh chi tiết cho chương trình con 28 2.7. Chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả 36 3. BÀI TẬP 38 3.1. Bài tập 1 38 3.2. Bài tập 2 41 3.3. Bài tập 3 42 DỰ ÁN III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHẬP DỮ LIỆU VÀ TỰ ĐỘNG TẠO BẢN VẼ BỐ TRÍ CHUNG TRỤ CẦU THÂN ĐẶC TRONG AUTOCAD 44 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 44 1.1. Mô tả yêu cầu 44 1.2. Kịch bản sử dụng và kết quả chương trình 44 1.3. Cấu trúc dự án 44 1.4. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án 45 1.5. Những lưu ý khác 46 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 46 2.1. Tạo và lưu bản vẽ mẫu xuất phát 46 2.2. Tạo và lưu dự án VBA 46 2.3. Xây dựng giao diện người sử dụng 46 2.4. Xây dựng khối chương trình dạng khung 47 2.5. Viết mã lệnh chi tiết 49 2.6. Chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả 54 3. BÀI TẬP 54 3.1. Bài tập thực hành 54 3.2. Câu hỏi ôn tập 55 DỰ ÁN IV: CHƯƠNG TRÌNH VẼ TRẮC DỌC TỰ NHIÊN TRÊN AUTOCAD VỚI SỐ LIỆU ĐỌC TỪ FILE EXCEL 56 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 56 1.1. Mô tả yêu cầu 56 1.2. Cấu trúc dự án 57 1.3. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án 58 1.4. Những lưu ý khác 58 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 58 2.1. Chạy VBA IDE và tạo Module 58 2.2. Lưu trữ dự án dạng DVB 59 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường ii
  5. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Mục lục 2.3. Khai báo tham chiếu hệ thống đối tượng của Excel trong AutoCAD 59 2.4. Xây dựng giao diện người sử dụng 59 2.5. Xây dựng khối chương trình dạng khung 59 2.6. Mã lệnh toàn bộ của chương trình 66 2.7. Chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả 69 3. BÀI TẬP 70 3.1. Bài tập 1 70 3.2. Bài tập 2 71 DỰ ÁN V: CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ LIỆU TỪ BẢN VẼ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TRÊN AUTOCAD SANG SỐ LIỆU DẠNG TỌA ĐỘ ĐIỂM TRÊN EXCEL ĐỂ LÀM DỮ LIỆU CHO CÁC PHẦN MỀM THIẾT KẾ ĐƯỜNG 72 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 72 1.1. Mô tả yêu cầu 72 1.2. Cấu trúc dự án 73 1.3. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án 75 1.4. Những lưu ý khác 75 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 76 2.1. Mở file KS1.dwg 76 2.2. Chạy VBA IDE và tạo Module 76 2.3. Xây dựng giao diện người sử dụng 77 2.4. Xây dựng khối chương trình dạng khung 77 2.5. Viết mã lệnh chi tiết cho chương trình chuyển đổi dữ liệu 77 2.6. Chạy thử chương trình chuyển đổi dữ liệu 86 2.7. Viết mã lệnh cho chương trình kiểm tra sơ bộ dữ liệu trong Excel 86 3. BÀI TẬP 88 3.1. Bài tập 1 88 3.2. Bài tập 2 89 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường iii
  6. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Mở đầu MỞ ĐẦU 1. TỔNG QUAN Hiện nay, máy tính đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế cũng như thi công công trình. Với vai trò là một công cụ làm việc, nó có thể giúp kỹ sư thiết kế lập bản vẽ nhanh chóng và chính xác bằng phần mềm AutoCAD, có thể giúp cho việc tính toán mặt cắt và trình bày hồ sơ thiết kế một cách hiệu quả bằng phần mềm Excel, có thể giúp tính toán kết cấu cầu, cống, nhà cửa, cột tháp rất nhanh chóng và chính xác bằng phần mềm MIDAS, có thể tính toán kết cấu nền đường, mái dốc bằng phần mềm GeoSlope hoặc Plaxis, có thể giúp thiết kế đường ô tô bằng phần mềm Nova-TDN, ADS-Road hay Civil 3D. Đối với kỹ sư thi công, máy tính có thể hỗ trợ việc quản lý dự án bằng phần mềm Project hay CSM, có thể hỗ trợ tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm dự toán G8 hoặc CE. Như vậy, để có thể nhanh chóng hoàn thành với chất lượng cao: bài tập lớn, thiết kế môn học, đồ án tốt nghiệp hay dự án thiết kế hoặc thi công thực tế, bạn cần tận dụng sức mạnh của máy tính thông qua việc khai thác các phần mềm thay vì vẽ hoặc tính toán thủ công. Với sự đa dạng của thực tế thiết kế, thi công hay chính trong các bài tập lớn của các bạn khi đang học, không có một phần mềm nào có thể đáp ứng hay giải quyết được hết mọi vấn đề, do đó, bên trong nhiều phần mềm, ngoài những tính năng có sẵn giúp bạn giải quyết ngay lập tức các vấn đề chính, chúng còn cho phép bạn tự xây dựng những tính năng mới với công sức lập trình ít nhất, hiệu quả cao nhất, để giải quyết các vấn đề phát sinh mà bạn gặp phải trong quá trình làm việc và học tập của cá nhân. Điển hình là phần mềm AutoCAD và Excel, đây là 2 phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong giới kỹ thuật, ngoài các tính năng chính như hỗ trợ lập bản vẽ và tính toán như đã biết, chúng còn tích hợp sẵn công cụ lập trình đơn giản, dễ sử dụng nhưng hiệu quả cao, được biết đến với cái tên đơn giản là VBA, nhằm mục đích giúp người dùng có thể tự xây dựng những chương trình, chạy trên nền của chúng, để giải quyết các bài toán hay những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác và học tập. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 1
  7. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Mở đầu Bạn sẽ băn khoăn trước khi bắt đầu môn học này vì bạn chưa quen việc lập trình cho dù bạn đã học về nó trong môn Tin học đại cương, bạn cũng băn khoăn vì chưa sử dụng nhiều Excel và AutoCAD trong quá trình học tập từ trước đến nay, cho dù chúng đơn giản và bạn đã từng làm quen trong môn Vẽ kỹ thuật. Tất cả những trở ngại này sẽ được giải quyết với một cách học rất thân thuộc với sự học hỏi tự nhiên của con người, nó tương tự như việc bạn học đi xe đạp! Có lẽ không ai muốn tập đi xe đạp mà lại nghiên cứu trước để hiểu rõ vì sao xe đạp 2 bánh lại có thể đứng khi chạy và khi dừng thì không thể đứng, mà đa số mọi người, trong đó có bạn, sẽ không quan tâm đến việc nghiên cứu đó, không quan tâm mấy đến các cơ cấu cơ khí của xe đạp, và thay vào việc nghiên cứu đó, bạn sẽ bắt đầu tập trên xe thực, bắt đầu bị ngã, bắt đầu chưa thể đi được, nhưng sau một thời gian ngắn, bạn đã có một cảm giác mới về khả năng của mình. Việc học lập trình VBA cũng vậy, hãy mạnh dạn bắt đầu với sự hiểu biết không nhiều nhưng với một tinh thần mạnh mẽ, bạn sẽ có được cảm giác thú vị khi kết thúc môn học này. Mục tiêu chính của quá trình đào tạo được thể hiện ở đồ án tốt nghiệp, nơi mà có đến 2/3 kiến thức liên quan đến thiết kế công trình giao thông, do đó, môn học Tin học xây dựng này được thiết kế theo mục tiêu chính này. Hồ sơ thiết kế công trình giao thông, với khối lượng chủ yếu là bản tính và bản vẽ (chiếm hơn 90%), và thực tế tại các công ty đã chứng tỏ, những nội dung này đều được thực hiện trên AutoCAD và Excel. Với vai trò của kỹ sư thiết kế, bạn không thể chỉ biết đến AutoCAD và Excel ở mức độ cơ bản là biết vẽ hay biết tính toán, mà cần biết ở mức độ chuyên nghiệp hơn, đó là biết điều khiển AutoCAD và Excel thực hiện theo ý tưởng của bạn, và đây chính là mục tiêu của môn học này. Để đạt được mục tiêu, bạn cần có cách thức thực hiện, ở đây, VBA chính là cách thức để bạn có thể điều khiển AutoCAD và Excel theo ý mình. Chương trình học được thiết kế theo cách chỉ dẫn bạn thực hiện các dự án từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Các dự án là những chương trình, mà có thể sau này, bạn sẽ cần đến nó, nhưng quan trọng hơn, nó chính là cách thức để bạn biết cách thực hành và chủ động học tập, giúp bạn đạt được mục tiêu của môn học này. 2. EXCEL Microsoft Excel là một phần mềm chuyên xử lý bảng tính của hãng phần mềm nổi tiếng Microsoft. Excel thực sự là một công cụ rất mạnh mẽ phục vụ công tác tính toán, lập bảng biểu Với các bài toán từ đơn giản đến phức tạp, ta đều có thể sử dụng Excel để giải quyết một cách dễ dàng với rất nhiều tính năng sẵn có: Khả năng tổ chức dữ liệu mạnh mẽ với hệ thống các ô, vùng dữ liệu, các bảng tính ; Khả năng xử lý dữ liệu như truy vấn, lọc, tính toán với hệ thống rất phong phú các hàm cơ bản cũng như các hàm chức năng chuyên biệt; Khả năng lập báo cáo với cách tổ chức bảng biểu và hệ thống biểu đồ tương đối hoàn chỉnh; Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 2
  8. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Mở đầu Khả năng in ấn với nhiều lựa chọn khác nhau. Với cách tổ chức giống như bảng tính thông thường, Excel là một phần mềm bảng tính trực quan và rất dễ sử dụng. Chính bởi điều này khiến cho Excel là một trong những phần mềm không thể thiếu đối với kỹ sư thiết kế. Trong thực tế, bạn có thể sử dụng Excel để tính toán và trình bày nội dung cho hầu hết các loại bài tập lớn, đồ án tốt nghiệp hay đồ án thiết kế. 3. AUTOCAD AutoCAD là một phần mềm hỗ trợ tạo bản vẽ kỹ thuật được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đây là sản phẩm của hãng Autodesk và được phát triển liên tục trong nhiều năm nay, điều này thể hiện ở việc cập nhật hàng năm của các phiên bản AutoCAD. Hình vẽ trong AutoCAD được tổ chức chủ yếu theo dạng vector và chuẩn lưu trữ dạng DWG được biết đến như là chuẩn lưu trữ hình vẽ dạng vector hiệu quả nhất thế giới. Để tạo sự thuận lợi tối đa cho người dùng, AutoCAD đã được thiết kế với cấu trúc và tính năng rất hợp lý: Không gian để tạo bản vẽ được chia thành hai loại: o Không gian mô hình (Model), là nơi mà người dùng có thể vẽ hay dựng mô hình của bất cứ vật thể nào mà không cần quan tâm đến giới hạn về kích thước của đối tượng, của bản vẽ cũng như tỷ lệ trình bày. o Không gian trình bày hay còn gọi là không gian in (Layout), là nơi mà người dùng có thể vẽ hay dựng mô hình như không gian mô hình, nhưng đây không phải là mục đích chính của không gian in. Mục đích chính của không gian in là giúp cho người dùng có thể biểu diễn hoặc trình bày bản vẽ theo ý tưởng của mình dựa trên mô hình đã được dựng (hay đã được vẽ) trong không gian mô hình. Trong không gian in, với số lượng không hạn chế, người dùng có thể dễ dàng tạo ra những bản in có tỷ lệ khác nhau, cách bố trí, sắp đặt khác nhau từ một mô hình đã vẽ. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 3
  9. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Mở đầu Thao tác tạo bản vẽ được thực hiện thông qua các lệnh trong thanh trình đơn, thanh công cụ, và đặc biệt là thông qua dòng lệnh của AutoCAD. Với hàng trăm lệnh sẵn có, cùng với cách thực hiện lệnh đa dạng, cho nên người dùng có thể làm quen và sử dụng AutoCAD trong một thời gian ngắn. Hình vẽ trong AutoCAD, cho dù đơn giản hay phức tạp đến mấy, đều được tạo nên từ những đối tượng hình học cơ bản. Và những đối tượng hình học cơ bản này lại được một hệ thống các đối tượng phi hình học khác trong AutoCAD hỗ trợ việc tạo ra chúng. Với cách tổ chức các đối tượng hình học theo lớp (Layer), AutoCAD cho phép người dùng tổ chức bản vẽ, cho dù phức tạp đến mấy, thành từng lớp theo những chủ đề khác nhau, khiến cho việc quản lý và thao tác với bản vẽ trở nên dễ dàng hơn. Các tiện ích về in bản vẽ khiến cho việc in ấn trở nên đơn giản và chuyên nghiệp. Khi những tính năng sẵn có của AutoCAD không đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì người dùng có thể sử dụng khả năng cho phép lập trình mở rộng của AutoCAD để bổ sung thêm hay tạo mới những tính năng chuyên biệt cho AutoCAD nhằm đáp ứng được nhu cầu cá nhân. 4. VBA VBA (Visual Basic for Applications) là một công cụ lập trình cho phép xây dựng nhanh và hiệu quả chương trình nhằm bổ sung thêm những tính năng mới cho ứng dụng nền (AutoCAD, Excel). Một chương trình được xây dựng bằng VBA dựa trên ứng dụng nền nào thì nó phụ thuộc chặt chẽ vào ứng dụng nền đó, bởi theo mặc định, dự án VBA sẽ hoạt động và sử dụng các thành phần trong chính ứng dụng nền đó. Điều này có nghĩa là ta rất khó có thể chuyển đổi một dự án VBA từ loại ứng dụng nền này sang một ứng dụng nền khác cũng như tạo ra một ứng dụng chạy độc lập. VBA, thực chất là sự kết hợp giữa công cụ lập trình Visual Basic (VB) và các thành phần được phép sử dụng của ứng dụng nền, cho nên về cơ bản, việc xây dựng một chương trình bằng VBA trên AutoCAD hoặc Excel là giống nhau. Việc sử dụng VBA trong thực tế diễn ra phổ biến do tính dễ dùng và hiệu quả cao, hiện tại có rất nhiều tài liệu cũng như kiến thức về VBA được chia sẻ trên Internet, do đó, việc lập trình với VBA trở nên thuận tiện hơn. Trong môn học này, VBA được đề cập đến như một công cụ lập trình trên AutoCAD và Excel, thông qua các dự án mẫu, cùng với các bài tập đi kèm, từng bước hướng dẫn bạn làm quen và làm chủ VBA. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 4
  10. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 DỰ ÁN I: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI MẶT CẮT CƠ BẢN HAY DÙNG TRONG KẾT CẤU CẦU 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 1.1. Mô tả yêu cầu . Tên dự án: Xây dựng chương trình tính đặc trưng hình học của một số loại mặt cắt cơ bản hay dùng trong kết cấu cầu. . Giao diện của chương trình được xây dựng bằng Userform và các điều khiển (Controls) trên VBA IDE của Excel. . Khi chạy chương trình, người dùng sẽ lựa chọn loại mặt cắt cần tính, ở đây là: mặt cắt chữ nhật, mặt cắt tròn đặc và mặt cắt tròn rỗng. Chương trình sẽ yêu cầu người dùng nhập các kích thước tương ứng với từng loại mặt cắt được chọn. . Sau khi nhập số liệu, bấm nút lệnh thì chương trình sẽ thực hiện: o Tính diện tích mặt cắt ngang, mômen quán tính của mặt cắt đối với trục y và trục z (các trục chính đi qua trọng tâm của mặt cắt). o Ghi kết quả lên Userform (trong mục “Ket qua tinh toan”). . Khi bấm nút lệnh thì chương trình sẽ thực hiện: o Tính diện tích mặt cắt ngang, mômen quán tính của mặt cắt đối với trục y và trục z (các trục chính đi qua trọng tâm của mặt cắt) o Ghi kết quả lên Userform o Xuất kết quả vào sheet1 của Excel. . Khi bấm nút lệnh thì sẽ thoát ra khỏi chương trình. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 5
  11. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 1.2. Cấu trúc dự án 1.2.1. Giao diện của chương trình: . Giao diện của chương trình được xây dựng bằng Userform và điều khiển (Hộp danh sách tổ hợp - ComboBox, Nhãn - Label, Hộp văn bản - TextBox, Khung – Frame, Nút lệnh – CommandButton, Hình ảnh – Image). 1.2.2. Khối chương trình . Chương trình được đặt trong cửa sổ mã lệnh của Userform. . Khối mã lệnh định nghĩa các biến được sử dụng trong chương trình. . Các khối mã lệnh thực thi chức năng của chương trình tương ứng với từng sự kiện trên nút lệnh được bố trí trong các chương trình con. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 6
  12. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 1.3. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án . Những qui định về cú pháp: mục 1, trang 23. . Các trợ giúp về cú pháp trong quá trình viết mã lệnh: mục 2, trang 23. . Các kiểu dữ liệu cơ bản: mục 5, trang 26. . Khai báo hằng số và khai báo biến: mục 6.1 và 6.2 trang 37. . Các toán tử và các hàm toán học: mục 7.1 và 7.2, trang 39 và 40, . Cấu trúc lựa chọn: mục 8.2 trang 45. . Cách thức gọi chương trình con: mục 9.5, trang 57. . Làm việc với Userform và các thành phần điều khiển: mục 11 trang 59. 1.4. Nội dung kiến thức lập trình trên Excel liên quan đến dự án . Đối tượng Workbook: mục 5.2.2 trang 127. . Đối tượng Worksheet: mục 5.2.4 trang 133. . Đối tượng Range: mục 5.2.4 trang 135. 1.5. Những lưu ý khác . Phần hướng dẫn này phù hợp với phiên bản Excel từ 2007 trở lên. . Tài liệu tham khảo (mục, trang) được lấy theo Giáo trình môn Tự động hóa Thiết kế cầu đường (bản PDF). . Khi thực hiện cần Save As file sang định dạng *.xlsm, nếu không sử dụng định dạng này thì mã VBA sẽ mất khi đóng Excel. 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Tạo file Excel mới và lưu lại thành dạng *.xlsm . Mở Excel, tạo file mới. . Lưu file mới thành dạng *.xlsm: File Save As Save as type: Excel Macro-Enabled Workbook Save Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 7
  13. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 2.2. Chạy VBA IDE và tạo Userform . Gọi VBA IDE: bấm Alt + F11, hoặc bấm vào biểu tượng như sau: . Tạo Userform: Chọn Insert UserForm Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 8
  14. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 2.3. Xây dựng giao diện người sử dụng . Lựa chọn các điều khiển thích hợp từ hộp công cụ điều khiển (Control Toolbox) để xây dựng giao diện chương trình như yêu cầu.  Kiến thức tham khảo  Làm việc với Userform và các thành phần điều khiển: mục 11, trang 59. . Thay đổi các thuộc tính của UserForm và thêm điều khiển Hộp danh sách tổ hợp (ComboBox) bằng cách bấm vào biểu tượng ComboBox trên Toolbox và kéo thả vào UserForm. . Thêm 3 khung (frame) để nhập dữ liệu tương ứng với 3 loại mặt cắt là chữ nhật, tròn đặc và trong rỗng. Khung 1 (Frame1): dùng để nhập dữ liệu cho mặt cắt chữ nhật. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 9
  15. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 Khung 2 (Frame2): dùng để nhập dữ liệu cho mặt cắt tròn đặc. Khung 3 (Frame3): dùng để nhập dữ liệu cho mặt cắt tròn rỗng. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 10
  16. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 Để tạo ra 3 file ảnh, có thể làm bằng cách: vẽ các mặt cắt trong AutoCAD, sau đó dùng phần mềm BetterWMF copy sang phần mềm Paint và lưu lại thành file ảnh. Nhằm mục đích khi chạy chương trình, người dùng chọn tính các mặt cắt khác nhau thì frame nhập số liệu đều ở cùng một vị trí trên Userform. Thực hiện sắp xếp 3 frame (frame1, frame2 và frame3) vào cùng một vị trí trên Userform bằng cách di chuyển 3 frame vào cùng một vị trí hoặc thay đổi các thuộc tính Left, Top của 3 frame. . Thêm 1 khung (frame) để xuất kết quả tính toán gồm diện tích mặt cắt ngang và mô men quán tính theo hai trục. . Thêm 3 nút lệnh CommandButton vào Userform: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 11
  17. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 2.4. Viết mã lệnh chi tiết cho chương trình . Bấm chuột phải vào Userform, chọn View Code để hiện ra cửa sổ mã lệnh.  Kiến thức tham khảo  Môi trường phát triển tích hợp VBA IDE: mục 4 trang 19.  Các trợ giúp về cú pháp trong quá trình viết mã lệnh: mục 2, trang 23. 2.4.1. Định nghĩa các biến chính của chương trình . Mã lệnh khai báo các biến chính của chương trình:  Kiến thức tham khảo Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 12
  18. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1  Khai báo biến và hằng số: mục 6.1 và 6.2 trang 37. 2.4.2. Mã lệnh cho thủ tục sự kiện Initialize của Userform . Mã lệnh: - Mã lệnh cho sự kiện Initialize của Userform sẽ được tự động gọi khi chương trình nạp Userform vào bộ nhớ của máy tính. - Mã lệnh này sẽ thêm các giá trị vào trong danh sách của ComboBox1 và hiển thị khung nhập dữ liệu cho hình chữ nhật, ẩn khung nhập dữ liệu cho hình tròn đặc và hình tròn rỗng (do phần 3 đã thiết lập thuộc tính Text của ComboBox1 là “Chu nhat”).  Kiến thức tham khảo  Hộp danh sách và hộp danh sách tổ hợp: Trang 72 và 74.  Các thuộc tính của Userform và các thành phần điều khiển: mục 11.1.2, trang 63. 2.4.3. Mã lệnh cho thủ tục sự kiện Change của ComboBox . Mã lệnh: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 13
  19. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 - Mã lệnh cho sự kiện Change của ComboBox sẽ được thực hiện khi người dùng thay đổi loại mặt cắt ngang cần tính hay chính là thay đổi giá trị (Text) của ComboBox. - Chương trình có 3 khung (frame) để nhập dữ liệu tương ứng với 3 loại mặt cắt là Chu nhat, Tron dac và Tron rong. Khi người dùng chọn loại mặt cắt mong muốn thì khung nhập dữ liệu cho loại mặt cắt đó sẽ được hiển thị còn hai khung còn lại sẽ được ẩn đi.  Kiến thức tham khảo  Cấu trúc lựa chọn: mục 8.2, trang 45.  Các điều khiển thông dụng: mục 11.3, trang 69. 2.4.4. Mã lệnh cho thủ tục sự kiện Click của Command Button . Mã lệnh cho nút lệnh “Tinh”: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 14
  20. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 - Mã lệnh cho thủ tục Click của nút lệnh CmdTinh sẽ được thực hiện khi người dùng kích chuột vào nút lệnh “Tinh”. - Sử dụng cấu trúc lựa chọn để tính toán đặc trưng hình học cho các loại mặt cắt ngang tương ứng với lựa chọn của người dùng ở hộp ComboBox - Tương ứng với từng loại mặt cắt ngang, tiến hành lấy giá trị do người dùng nhập và gán cho các biến đã được định nghĩa, sau đó tính toán các đặc trưng hình học của mặt cắt ngang và gán cho các biến tương ứng. - Sau khi tính xong sẽ gán giá trị của các biến đã tính được cho các Hộp văn vản (Textbox) tương ứng.  Kiến thức tham khảo  Hộp văn bản (TextBox): trang 69.  Các toán tử và hàm toán học: mục 7.1 và 7.1, trang 39 và 40. . Mã lệnh cho nút lệnh “Tinh va xuat sang Excel”: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 15
  21. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 - Mã lệnh cho thủ tục Click của nút lệnh CmdExcel sẽ được thực hiện khi người dùng kích chuột vào nút lệnh “Tinh va xuat sang Excel”. - Trước tiên phải thực hiện việc tính toán để có kết quả đặc trưng hình học (trường hợp người dùng không bấm nút lệnh “Tinh” mà bấm luôn nút lệnh này). Mã lệnh dòng 91 sẽ gọi thủ tục sự kiện CmdTinh_Click để thực thi. - Sau khi tính xong thì gán các đoạn văn bản và giá trị cho các ô từ A1 đến B5 của Worksheets(1) là sheet đầu tiên của ThisWorkbook (đây là Workbook chứa chương trình VBA này).  Kiến thức tham khảo  Cách thức gọi chương trình con: mục 9.5, trang 57.  Đối tượng Workbook: mục 5.2.2, trang 127.  Đối tượng Worksheet: mục 5.2.4, trang 133.  Đối tượng Range: mục 5.2.5, trang 135. . Mã lệnh cho nút lệnh “Thoat”:  Kiến thức tham khảo  Làm việc với UserForm: mục 11.2, trang 67. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 16
  22. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 2.4.5. Mã lệnh của toàn bộ chương trình 1 Option Explicit 2 Private A As Double, Iy As Double, Iz As Double 3 Dim B As Double, H As Double 4 Dim D As Double, D1 As Double, D2 As Double 5 Private Const PI = 3.14 6 Private Sub UserForm_Initialize() 7 UserForm1.ComboBox1.AddItem "Chu nhat", 0 8 UserForm1.ComboBox1.AddItem "Tron dac", 1 9 UserForm1.ComboBox1.AddItem "Tron rong", 2 10 FrmTrondac.Visible = False 11 FrmTronrong.Visible = False 12 FrmChunhat.Visible = True 13 End Sub 14 Private Sub ComboBox1_Change() 15 Select Case ComboBox1.Text 16 Case "Chu nhat" 17 FrmTrondac.Visible = False 18 FrmTronrong.Visible = False 19 FrmChunhat.Visible = True 20 Case "Tron dac" 21 FrmTronrong.Visible = False 22 FrmChunhat.Visible = False 23 FrmTrondac.Visible = True 24 Case "Tron rong" 25 FrmTrondac.Visible = False 26 FrmChunhat.Visible = False 27 FrmTronrong.Visible = True 28 End Select 29 End Sub 30 Private Sub CmdTinh_Click() 31 Select Case ComboBox1.Text 32 Case "Chu nhat" 33 B = UserForm1.TxtB.Text 34 H = UserForm1.TxtH.Text 35 A = B * H 36 Iy = B * H ^ 3 / 12 37 Iz = H * B ^ 3 / 12 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 17
  23. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 1 38 Case "Tron dac" 39 D = UserForm1.TxtD.Text 40 A = PI * D ^ 2 / 4 41 Iy = PI * D ^ 4 / 64 42 Iz = Iy 43 Case "Tron rong" 44 D1 = UserForm1.TxtD1.Text 45 D2 = UserForm1.TxtD2.Text 46 A = PI * (D1 ^ 2 - D2 ^ 2) / 4 47 Iy = PI * (D1 ^ 4 - D2 ^ 4) / 64 48 Iz = Iy 49 End Select 50 UserForm1.TxtA.Text = Round(A, 3) 51 UserForm1.TxtIy.Text = Round(Iy, 3) 52 UserForm1.TxtIz.Text = Round(Iz, 3) 53 End Sub 54 Private Sub CmdExcel_Click() 55 CmdTinh_Click 56 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("A1:B5").Clear 57 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("A1").Value = "Ket qua tinh toan dac trung hinh hoc mat cat ngang" 58 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("A2").Value = "Loai mat cat ngang: " 59 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("B2").Value = ComboBox1.Text 60 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("A3").Value = "Dien tich mat cat ngang: A(m2) = " 61 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("B3").Value = Round(A, 3) 62 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("A4").Value = "Momen quan tinh cua mat cat ngang doi voi truc Y: Iy(m4) = " 63 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("B4").Value = Round(Iy, 3) 64 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("A5").Value = "Momen quan tinh cua mat cat ngang doi voi truc Z: Iz(m4) = " 65 ThisWorkbook.Worksheets(1).Range("B5").Value = Round(Iz, 3) 66 ThisWorkbook.Worksheets(1).Columns("A:B").EntireColumn.AutoFit 67 End Sub 68 Private Sub CmdThoat_Click() 69 UserForm1.Hide 70 End Sub Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 18
  24. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 2.5. Chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả . Trong VBA IDE: bấm F5 hoặc vào menu Run Run Sub/Userform . Chọn loại mặt cắt cần tính, nhập số liệu, bấm nút lệnh để kiểm tra chức năng của chương trình. 3. BÀI TẬP 3.1. Bài tập 1 Nên làm lại dự án mẫu trước khi làm các bài tập. Nội dung: Lập chương trình tính ứng suất lớn nhất trong bài toán uốn và kéo nén đồng thời cho mặt cắt hình chữ nhật và hình tròn đặc bằng VBA trên Excel. Hướng dẫn: o Dựa trên Dự án mẫu VBA1, phát triển thêm tính năng tính toán ứng suất lớn nhất về kéo và nén của mặt cắt và so sánh với ứng suất cho phép. o Số liệu nhập thêm: lực dọc trục Nx, mô men uốn My và Mz và ứng suất cho phép chịu kéo và ứng suất cho phép chịu nén. o Giao diện của chương trình như sau: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 19
  25. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 Yêu cầu: o Tính ra được ứng suất kéo lớn nhất và ứng suất nén lớn nhất. So sánh với ứng suất cho phép. o Xuất kết quả lên UserForm và Excel. 3.2. Bài tập 2 Nội dung: Lập chương trình giải phương trình bậc 2 bằng VBA trên Excel. Hướng dẫn: o Xây dựng một Userform và các điều khiển cần thiết. o Người dùng nhập giá trị a, b và c. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 20
  26. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 Yêu cầu: o Tính và xuất kết quả (nghiệm x1, x2 hoặc thông báo vô nghiệm) lên UserForm và Excel. 3.3. Lưu ý khi làm lại dự án mẫu . Hình vẽ minh họa các mặt cắt có sẵn trong thư mục của dự án mẫu, do đó có thể sử dụng ngay khi thiết kế UserForm. . Do việc sử dụng tiếng Việt có dấu chưa được hỗ trợ tốt trong VBA IDE nên chỉ cần sử dụng tiếng Việt không có dấu là được. . Kích thước của các thành phần trên UserForm có thể điều chỉnh tùy ý, miễn là đủ để hiển thị các thông tin cần thiết. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 21
  27. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 DỰ ÁN II: CHƯƠNG TRÌNH LẬP BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 1.1. Mô tả yêu cầu . Tên dự án: Chương trình lập bảng tổng hợp vật tư . Dữ liệu ban đầu: bảng phân tích vật tư (như hình dưới) là bảng kê chi tiết các loại vật liệu cần sử dụng để làm một công việc (tên vật liệu, mã vật liệu và khối lượng cần sử dụng). Bảng này giúp người thi công chuẩn bị vật liệu để làm công việc cụ thể. Tuy nhiên đối với người làm cung ứng vật liệu thì họ cần biết loại vật liệu và tổng khối lượng là bao nhiêu. Do đó, bảng tổng hợp vật tư cần phải được lập để đáp ứng yêu cầu này. . Dữ liệu có trong file “Phan tich vat tu.xlsx”, thực hiện lập trình bắt đầu với file này. . Bảng tổng hợp vật tư bao gồm danh mục các vật liệu có trong bảng phân tích vật tư (mỗi loại vật liệu được ghi trên 1 dòng) và tổng khối lượng cần có (như hình dưới) Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 22
  28. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 . Chương trình sẽ yêu cầu chọn vùng dữ liệu chứa các thông tin về các loại vật liệu của tất cả các công việc (vùng dữ liệu C6:F116 trong sheet “Phan tich vat tu” của file “Phan tich vat tu.xlsx”). . Chương trình tự động xác định danh mục các loại vật liệu có trong sheet “Phan tich vat tu” và tính tổng khối lượng của tường loại vật liệu tương ứng. Sau đó ghi kết quả vào sheet “Tong hop vat tu”. 1.2. Cấu trúc dự án 1.2.1. Dữ liệu ban đầu . File “Phan tich vat tu.xlsx”: chứa dữ liệu ở sheet “Phan tich vat tu”, các sheets khác không có dữ liệu. . Định dạng file này theo chuẩn của Excel 2007 (hoặc mới hơn). 1.2.2. Giao diện người dùng . Chương trình được sử dụng dưới dạng Macro (xem mục 2.3 trang 108). Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 23
  29. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 . Người dùng chọn vùng dữ liệu cần tổng hợp 1.2.3. Khối chương trình (Module) . Chương trình được đặt trong 01 Module. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 24
  30. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 . Khối mã lệnh định nghĩa kiểu dữ liệu người dùng. . Khối mã lệnh thực thi chức năng của chương trình được bố trí trong 1 chương trình con. 1.3. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án . Yêu cầu khai báo biến trước khi sử dụng: mục 2 trang 23. . Định nghĩa và sử dụng kiểu dữ liệu người dùng: mục 5.8 trang 31. . Chương trình con: mục 9 trang 50 và mục 3.2.2 trang 113 . Khai báo biến cơ bản: mục 5 trang 26 và mục 6 trang 33. . Khai báo và sử dụng mảng động: mục 5.4 trang 28. . Cấu trúc For Each In : mục 8.3.2 trang 48. . Cấu trúc If Then Else End If : mục 8.1 trang 42. . Cấu trúc For To : mục 8.3.1 trang 46. . Dữ liệu kiểu Range: dùng khi cần lưu trữ dữ liệu của 1 hoặc nhiều Cells của Excel (mục 5.2.5 trang 135). . Application.InputBox: dùng để tạo ra giao diện nhập dữ liệu đơn giản cho người dùng khi cần chọn một vùng các Cells trong Excel (mục 8.2.1 trang 165). . Trim: hàm xử lý chuỗi, mục đích là loại bỏ những ký tự trắng (Space – không nhìn thấy) ở phía trước và sau của một chuỗi, ví dụ: “ABCD” sẽ khác “ ABCD ” (mục 7.4 trang 41). . Đọc và ghi dữ liệu với Columns(), Cells(): mục 5.2.5 trang 135 . Lbound và Ubound: hàm xác định chỉ số nhỏ nhất và lớn nhất của mảng (mục 9.3.5 trang 54). . Ghi dữ liệu vào Excel theo địa chỉ thay đổi theo biến: Cells(row, col) (mục 5.2.6 trang 140). Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 25
  31. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 . Đọc dữ liệu từ Excel với Offset(row, col): mục 5.2.5 trang 138. 1.4. Những lưu ý khác . Phần hướng dẫn này phù hợp với phiên bản Excel từ 2007 trở lên. . Tài liệu tham khảo (mục, trang) được lấy theo Giáo trình môn Tự động hóa Thiết kế cầu đường (bản PDF). . Khi thực hiện cần Save As file sang định dạng *.xlsm, nếu không sử dụng định dạng này thì mã VBA sẽ mất khi đóng Excel. 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Lưu file dữ liệu sang dạng xlsm . File dữ liệu ban đầu (Phan tich vat tu.xlsx) chỉ có dữ liệu phân tích vật tư cho từng công việc của công trình. . Mở file dữ liệu này bằng Excel 2007 hoặc 2010 File Save As Save as type: Excel Macro-Enabled Workbook Save Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 26
  32. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 2.2. Tạo sheet “Tong hop vat tu” 2.3. Chạy VBA IDE và tạo Module . Gọi VBA IDE: bấm Alt + F11 . Tạo Module: Chọn Insert Module 2.4. Xây dựng giao diện người sử dụng . Chương trình này không có giao diện dạng UserForm mà thực hiện thông qua cách gọi Macro của Excel (xem mục 2.3 trang 108). 2.5. Xây dựng khối chương trình dạng khung Thêm một Module vào dự án với tên được đặt là Chuongtrinh. 2.5.1. Viết mã lệnh định nghĩa kiểu dữ liệu người dùng cho Loại vật tư bất kỳ TT Ý nghĩa Tên biến Kiểu dữ liệu Ví dụ 1 Mã số của vật liệu (vật tư) MaSo String :A24.0026 Đá cấp phối 2 Tên của vật liệu Ten String D<=6cm 3 Đơn vị đo đại diện cho loại vật liệu DonVi String m3 4 Khối lượng đại diện cho loại vật liệu KhoiLuong Double 180.00  Kiến thức tham khảo  Cách đặt tên biến: mục 1 trang 23  Kiểu số thực: mục 5.3 trang 27. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 27
  33. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2  Kiểu chuỗi: mục 5.5 trang 29.  Khai báo và sử dụng kiểu dữ liệu tự định nghĩa: mục 5.8, trang 31. 2.5.2. Tạo chương trình con trong Module . Chương trình con này sẽ thực hiện tất cả các nội dung của dự án và là dạng Macro của Excel.  Kiến thức tham khảo  Từ khóa Public: mục 9 trang 50 (tham khảo thêm mục 6 trang 33).  Chương trình con dạng thủ tục (Sub):mục 9.2, trang 51. 2.6. Viết mã lệnh chi tiết cho chương trình con . Bấm đúp vào Module1.  Kiến thức tham khảo  Làm việc với VBA IDE: mục 4 trang 19. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 28
  34. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 2.6.1. Định nghĩa các biến chính của chương trình . Mã lệnh khai báo các biến chính của chương trình:  Kiến thức tham khảo  Khai báo biến cơ bản: mục 6.2 trang 37.  Khai báo biến kiểu tự định nghĩa: mục 5.8 trang 31 và mục 6.3 trang 37.  Khai báo mảng động: mục 6.5 trang 38  Dữ liệu kiểu Range: mục 7.4.1 trang 156 2.6.2. Giao diện nhập dữ liệu chọn một vùng trong Excel . Mã lệnh:  Kiến thức tham khảo  Từ khóa Set: mục 6.6 trang 38  Đối tượng Application: mục 5.1 trang 121  Hàm InputBox: mục 8.2.1 trang 165 2.6.3. Khai báo biến phụ dùng cho vòng lặp  Kiến thức tham khảo  Chỉ số của mảng: mục 5.4 trang 28 2.6.4. Duyệt các Cells chứa mã của từng loại vật liệu . Mã lệnh: . Biến R (kiểu Range) đa chứa toàn bộ vùng dữ liệu (các Cells) của bảng phân tích vật tư được chọn trong mục 6.2. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 29
  35. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 . Cấu trúc For Each trên sẽ duyệt lần lượt các Cells trong cột số 1 của vùng dữ liệu được chọn, do đó khi chọn dữ liệu cần phải đảm bảo cột đầu tiên được chọn là cột mã số của vật liệu (cột C trong file dữ liệu). . Vòng lặp For Each trên sẽ duyệt từ Cell đầu tiên cho đến Cell cuối cùng của cột số 1, mỗi lần chạy nó sẽ gán giá trị đọc được vào biến K, tức là biến K sẽ chứa mã số vật liệu hoặc rỗng (do trong cột C này có những Cells rỗng).  Kiến thức tham khảo  Sử dụng For Each và biến kiểu Range: mục 7.4.2 trang 156  Cấu trúc lặp xác định: mục 8.3 trang 46 2.6.5. Lọc các Cells có mã số vật liệu (If Then) . Mã lệnh: . Chỉ những dòng có mã vật tư thì mới có dữ liệu, do đó, nếu gặp Cell nào có dữ liệu thì mới thực hiện, còn không có (rỗng) thì bỏ qua và For Each sẽ thực hiện vòng lặp tiếp theo. . Khi viết mã lệnh cho các cấu trúc điều khiển (xem mục 8 trang 42) thì nên viết hoàn chỉnh khung của cấu trúc ngay để tránh nhầm lẫn (như trên thì từ khóa End If được viết ngay để hoàn chỉnh khung của cấu trúc điều khiển If Then). . Nên sử dụng cách trình bày thẳng theo cột khi viết mã lệnh cho các cấu trúc, các lệnh bên trong cấu trúc nên được viết lùi vào 1 tab so với cột bắt đầu của cấu trúc. . Dữ liệu trong các Cells của cột mã số có thể chứa các khoảng trắng phía trước và sau ký hiệu mã lệnh (ký tự Space không nhìn thấy nhưng vẫn tồn tại), do đó cần sử dụng hàm Trim để loại bỏ các khoảng trắng này.  Kiến thức tham khảo Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 30
  36. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2  Sử dụng If Then: mục 8.1 trang 42  Toán tử so sánh: mục 7.1 trang 39 2.6.6. Lập danh sách vật tư tổng hợp . Danh sách vật tư tổng hợp chứa trong mảng động đã khai báo ở dòng lệnh 12 dưới dạng một mảng động (mảng chưa biết có bao nhiêu phần tử, chỉ biết tên và kiểu dữ liệu khi khai báo biến). . Chỉ số đầu tiên của danh sách là 0 (gán ở dòng lệnh 18). . Khi thực hiện lệnh For Each, mỗi vòng lặp giá trị của i (chỉ số mảng động) sẽ thay đổi. Có 2 trường hợp xảy ra: o Nếu i=0: mảng động chứa danh sách vật liệu chưa có dữ liệu, do đó dữ liệu đầu tiên đọc được từ vùng R sẽ được lấy làm phần tử đầu tiên trong danh sách. o Nếu i>0 (ngược lại của trường hợp trên): mảng động chứa danh sách đã có số liệu, cho nên xảy ra 2 tình huống: . Nếu mã số vật liệu vừa đọc được (chứa trong K) chưa có trong danh sách thì thêm nó vào danh sách . Nếu mã số vật liệu vừa đọc được (chứa trong K) đã có trong danh sách thì cộng dồn khối lượng lại cho loại vật liệu đó . Mã lệnh chung: (nếu i=0 thì ngược lại thì ) . Nếu i=0 (trong danh sách chưa có vật liệu nào): o Cấp phát phần tử đầu tiên cho mảng động (chỉ số đầu và cuối đều là 0 nhưng số phần tử là 1) o Gán giá trị đọc được o Tăng biến kiểm soát chỉ số lên 1  Đọc dữ liệu từ Excel với Offset: mục Offset trang 138  Đọc dữ liệu và gán giá trị cho Cells của Excel với Value: mục Value trang 139 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 31
  37. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 . Nếu i>0 (trong danh sách đã có ít nhất 1 loại vật liệu): o Duyệt từ đầu danh sách (sử dụng For ii=0 To i-1 ) để kiểm tra xem loại vật liệu nào có trong danh sách có mã số trùng với mã số trong k.Value Nếu giá trị trong K (k.Value chứa mã số vật liệu) đã có trong danh sách thì: - Đặt biến OK = False - Tính tổng khối lượng cho loại vật liệu - Thoát khỏi vòng For ii=0 To i-1 Nếu giá trị trong K (k.Value chứa mã số vật liệu) chưa có trong danh sách (khi chạy hết vòng For ii=0 mà biến OK có giá trị là True): 2.6.7. Ghi kết quả vào Excel . Ghi toàn bộ dữ liệu trong danh sách vật tư (chứa trong mảng động DanhSachVT) vào sheet “Tong hop vat tu”.  Ghi dữ liệu vào Excel với Cells(row, col): mục 5.2.6 trang 140 và mục 7.4.2 trang 156  Đọc dữ liệu và gán giá trị cho Cells của Excel với Value: mục Value trang 139 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 32
  38. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 2.6.8. Thông báo chương trình chạy xong Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 33
  39. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 2.6.9. Mã lệnh của toàn bộ chương trình 1 Option Explicit 2 3 Type LoaiVatTu 4 MaSo As String 5 Ten As String 6 DonVi As String 7 KhoiLuong As Double 8 End Type 9 10 Public Sub DanhSachVatTu() 11 Dim R As Range ' Pham vi trong bang vat lieu can phan tich vat tu 12 Dim DanhSachVT() As LoaiVatTu ' Mang dong chua danh sach vat tu 13 Dim i As Long ' Chi so mang dong 14 Dim k As Range ' Bien nay dung de duyet bang du lieu trong R 15 16 Set R = Application.InputBox("Chon vung du lieu can tong hop", Type:=8) 17 18 i = 0 ' chi so dau tien cua mang vat tu la 0 19 20 Dim ii As Long 21 Dim ok As Boolean 22 23 'Doc du lieu tu sheet "Phan tich vat tu" 24 For Each k In R.Columns(1).Cells 25 If Trim(k.Value) <> "" Then 26 If i = 0 Then ' Vat tu dau tien trong danh sach 27 ReDim Preserve DanhSachVT(i) 28 'Gan du lieu cho vat tu dau tien 29 DanhSachVT(i).MaSo = Trim(k.Value) 30 DanhSachVT(i).Ten = Trim(k.Offset(0, 1).Value) 31 DanhSachVT(i).DonVi = Trim(k.Offset(0, 2).Value) 32 DanhSachVT(i).KhoiLuong = k.Offset(0, 3).Value 33 i = i + 1 ' tang chi so mang len 1 34 Else ' neu danh sach vat tu lon hon 1 35 ok = True 36 For ii = 0 To i - 1 37 ' Vat tu nay da co trong danh sach 38 If DanhSachVT(ii).MaSo = Trim(k.Value) Then 39 ok = False 40 DanhSachVT(ii).KhoiLuong = DanhSachVT(ii).KhoiLuong + k.Offset(0, 3).Value 41 Exit For Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 34
  40. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 2 42 End If 43 Next ii 44 ' Vat tu chua co ten trong danh sach 45 If ok Then 46 ReDim Preserve DanhSachVT(i) 47 DanhSachVT(i).MaSo = Trim(k.Value) 48 DanhSachVT(i).Ten = Trim(k.Offset(0, 1).Value) 49 DanhSachVT(i).DonVi = Trim(k.Offset(0, 2).Value) 50 DanhSachVT(i).KhoiLuong = k.Offset(0, 3).Value 51 i = i + 1 52 End If 53 End If 54 End If 55 Next 56 'Ghi ket qua ra Excel, trong sheet "Tong hop vat tu" 57 Dim j As Long 58 Dim row As Long 59 60 row = 1 ' Bat dau ghi du lieu tu dong so 1 61 For j = LBound(DanhSachVT) To UBound(DanhSachVT) 62 ThisWorkbook.Worksheets("Tong hop vat tu").Cells(row + j, 1).Value = j + 1 63 ThisWorkbook.Worksheets("Tong hop vat tu").Cells(row + j, 2).Value = DanhSachVT(j).MaSo 64 ThisWorkbook.Worksheets("Tong hop vat tu").Cells(row + j, 3).Value = DanhSachVT(j).Ten 65 ThisWorkbook.Worksheets("Tong hop vat tu").Cells(row + j, 4).Value = DanhSachVT(j).DonVi 66 ThisWorkbook.Worksheets("Tong hop vat tu").Cells(row + j, 5).Value = DanhSachVT(j).KhoiLuong 67 Next j 68 MsgBox "Ket thuc" 69 End Sub Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 35
  41. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 2.7. Chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả 2.7.1. Thực hiện thông qua Macro . Trong Sheet “Phan tich vat tu” Bấm Alt + F8 Chọn “DanhSachVT” trong Macro name Chọn Run . Chọn vùng dữ liệu, yêu cầu vùng này phải bắt đầu từ cột C và kết thúc ở cột F, dòng bắt đầu có thể là bất cứ dòng nào miễn là lớn hơn 5. Nếu chọn toàn bộ vùng dữ liệu (C6:F116) thì kết quả như sau: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 36
  42. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Trình bày lại kết quả: . Kiểm tra kết quả: sử dụng hàm SUMIF của Excel Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 37
  43. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 3. BÀI TẬP 3.1. Bài tập 1 Thực hiện trước khi làm lại dự án 2. Chú ý là làm theo hướng dẫn của từng bài tập nhỏ với VBA trong Excel Khởi động VBA IDE trong Excel Trong dự án mới, tạo mô-đun có tên M1 (1) Chương trình con trong VBA Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 38
  44. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 Nhập đoạn mã sau trong mô-đun M1: Option Explicit Dim a As Double a = 123.45 Debug.Print “a = “,a Hãy sửa lỗi để chương trình có thể in ra giá trị của biến a trong cửa sổ Immediate. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 39
  45. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 Khởi động VBA IDE trong Excel Trong dự án mới, tạo 2 mô-đun có tên M1 và M2 Nhập đoạn mã sau trong mô-đun M1: Option Explicit Private a As Double (2) a = 123.45 Ý nghĩa của từ khóa Nhập đoạn mã sau trong mô-đun M2: Private và Option Explicit Public Sub Test1() Debug.Print a End Sub Hãy sửa lỗi để chương trình có thể in ra giá trị của biến a trong cửa sổ Immediate mà không cần khai báo biến a trong mô-đun M2. Khởi động VBA IDE trong Excel Trong dự án mới, tạo 2 mô-đun có tên M1 và M2 Nhập đoạn mã sau trong mô-đun M1: (3) Option Explicit Làm quen Private Type DamBTCT với kiểu dữ liệu người ChieuDai As Double dùng ChieuCao As Double End Type Nhập đoạn mã sau trong mô-đun M2: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 40
  46. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 Option Explicit Sub Test1() Dim Dam As DamBTCT Dam.ChieuDai = 15 Dam.ChieuCao = 0.85 End Sub Hãy sửa lỗi và bổ sung để chương trình có thể in ra giá trị của biến Dam trong cửa sổ Immediate từ mô-đun M2. Khởi động VBA IDE trong Excel Trong dự án mới, tạo mô-đun có tên M1 Nhập đoạn mã sau trong mô-đun M1(chú ý dấu chấm phẩy “ ; ”): Option Explicit Sub Test1() Debug.Print "Mang A: "; a(0); a(1); a(2); a(3) (4) Debug.Print "Mang B: "; b(1); b(2); b(3); b(4) Làm quen End Sub với dữ liệu kiểu mảng Không thay đổi nội dung của các lệnh hiện có trong Test1, hãy sửa lỗi và bổ sung để in ra trong cửa sổ Immediate như sau: (5) Tạo hàm Làm lại ví dụ theo hướng dẫn của mục 3.2.3 trang 113 mới cho Excel 3.2. Bài tập 2 . Tạo một vùng bảng tính liên tục chứa các số có giá trị ngẫu nhiên từ -100 đến +100 (số hàng và cột là bất kỳ). . Lập chương trình thực hiện nội dung sau: o Yêu cầu người dùng chọn vùng dữ liệu bất kỳ bằng mouse o Với vùng dữ liệu được chọn, tìm các số âm (<0) và thực hiện việc thay đổi định dạng cho chúng như sau: . Thay đổi màu hiện tại của chữ sang màu đỏ. . Đổi kiểu chữ hiện tại sang kiểu đậm (Bold). Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 41
  47. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Hướng dẫn cơ bản: o Khởi động VBA IDE trong Excel. o Tạo ra một module o Dùng hàm InputBox của đối tượng Application để làm giao diện nhập dữ liệu o Đọc dữ liệu từ bảng tính: mục 7.4.1 trang 156 o Định dạng Cells (thay đổi màu chữ, kiểu chữ, ): mục 2.2.2 trang 108 3.3. Bài tập 3 . Xây dựng chương trình là một hàm mới cho phép tra bảng một chiều theo thuật toán nội suy tuyến tính. . Bảng cần tra là bảng một chiều (như hình dưới), chữ màu đỏ là chỉ số, tương ứng dòng phía dưới là giá trị cần tìm. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 42
  48. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Tham số đưa vào hàm: giá trị cần tra, vùng dữ liệu của bảng (ví dụ: B2:C7, giá trị ô B2 là 1 và giá trị ô C7 là 31.83). Ví dụ tên hàm là TraBang1 và dữ liệu bảng tra là ô B2:C7 thì sử dụng như sau: . Kết quả trả về là số tra được từ vùng dữ liệu trên. o Ví dụ cần tra cứu giá trị trong bảng với chỉ số = 3 thì kết quả trả về là 26.19 o Ví dụ cần tra cứu giá trị trong bảng với chỉ số = 3.5 thì kết quả trả về là 34.56 (nội suy tuyến tính). . Thông báo bằng MsgBox nếu chỉ số đưa vào không hợp lệ (nằm ngoài phạm vi chỉ số của bảng dữ liệu). . Hướng dẫn cơ bản: o Khởi động VBA IDE trong Excel. o Tạo ra một module o Cách tạo hàm mới và sử dụng: mục 3.2.3 trang 113 o Đọc dữ liệu theo hàng, cột: mục 7.4.2 trang 156 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 43
  49. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3 DỰ ÁN III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHẬP DỮ LIỆU VÀ TỰ ĐỘNG TẠO BẢN VẼ BỐ TRÍ CHUNG TRỤ CẦU THÂN ĐẶC TRONG AUTOCAD 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 1.1. Mô tả yêu cầu Xây dựng chương trình nhập dữ liệu và tự động tạo bản vẽ bố trí chung trụ cầu thân đặc trong AutoCAD. GD GC b1 h1 a1 h2 b2 a2 GB R a2 a1 1.2. Kịch bản sử dụng và kết quả chương trình Việc hình dung ra một kịch bản sử dụng từ phía người dùng là rất cần thiết trước khi xây dựng một chương trình. Trong chương trình này, có thể vạch ra một kịch bản như sau: 1. Người dùng chạy chương trình và nhập các dữ liệu trên một cửa sổ. 2. Sau khi nhập dữ liệu, người dùng chọn nút chức năng để yêu cầu chương trình vẽ dựa trên các dữ liệu đã nhập. 3. Chương trình AutoCAD yêu cầu người dùng chọn một điểm trên màn hình để bắt đầu vẽ. 4. Cuối cùng, bản vẽ bố trí chung trụ được tạo ra theo yêu cầu. 1.3. Cấu trúc dự án 1.3.1. Bản vẽ mẫu xuất phát Việc tạo bản vẽ mẫu xuất phát nhằm tạo ra các định dạng cần thiết (các lớp, kiểu đường, kiểu chữ, ) Bản vẽ mẫu tương ứng với dự án này bao gồm các lớp sau: . Lớp “Netdam”: phục vụ vẽ các đường bao kết cấu. . Lớp “Netdut”: phục vụ vẽ các đường nét khuất (nếu có). Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 44
  50. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3 . Lớp “Kichthuoc”: phục vụ vẽ các đường kích thước trong bản vẽ.  Tham khảo bản vẽ mẫu: “StartingDrawing.dwg”. 1.3.2. Giao diện người sử dụng (UserForm) Giao diện người sử dụng hay UserForm được thiết kế để nhập dữ liệu cho các kích thước của trụ. Các thành phần trên giao diện cần có tính minh họa tốt để định hướng người dùng. Ngoài ra, nó còn là nơi để người dùng quyết định khi nào thì tiến hành vẽ (xử lý sự kiện khi người dùng ra lệnh). 1.3.3. Khối chương trình (Module) Các mã lệnh phục vụ quá trình vẽ được chứa trong một Module. Có thể chia các mã lệnh thành những phần sau: . Mã lệnh khai báo kiểu dữ liệu mô tả trụ. . Các mã khai báo dữ liệu tổng thể. . Các mã lệnh thực hiện vẽ được chia thành các chức năng nhỏ (các chương trình con): o Vẽ hình chiếu đứng. o Vẽ hình chiếu cạnh. o Vẽ hình chiếu bằng. o Vẽ toàn thể trụ (chương trình con gọi các chức năng vẽ hình chiếu). 1.4. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án . Kiểu dữ liệu mảng và khai báo mảng.  Tham khảo: Giáo trình, chương III, mục 5.4, trang 28 29. . Khai báo kiểu dữ liệu tự định nghĩa.  Tham khảo: Giáo trình, chương III, mục 6.3, trang 37. . Tổ chức chương trình theo hệ thống các mô đun chuẩn (Module).  Tham khảo: Giáo trình, chương III, mục 10, trang 58 59. . Làm việc với chương trình con.  Tham khảo: Giáo trình, chương III, mục 9, trang 50 58. . Tạo giao diện người sử dụng (UserForm).  Tham khảo: Giáo trình, chương III, mục 10, trang 59 75. . Nhập dữ liệu từ dòng lệnh của AutoCAD – Đối tượng Utility.  Tham khảo: Giáo trình, chương V, mục 5.1.5, trang 212. . Làm việc với lớp trong AutoCAD.  Tham khảo: Giáo trình, chương V, mục 5.5, trang 260 264. . Tạo đối tượng dạng đường thẳng trong AutoCAD.  Tham khảo: Giáo trình, chương V, mục 5.2.4, trang 226 229. . Tạo đối tượng dạng đường cong trong AutoCAD.  Tham khảo: Giáo trình, chương V, mục 5.25, trang 229 232. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 45
  51. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3 . Hiệu chỉnh đối tượng hình học trong AutoCAD.  Tham khảo: Giáo trình, chương V, mục 5.2, trang 244 260. . Thao tác với đường kích thước trong AutoCAD.  Tham khảo: Giáo trình, chương V, mục 5.7, trang 267 275. 1.5. Những lưu ý khác Các hướng dẫn của dự án này được thực hiện trên phiên bản AutoCAD 2007 trở lên. 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Tạo và lưu bản vẽ mẫu xuất phát 2.2. Tạo và lưu dự án VBA Nhấn tổ hợp phím Alt+F11 để mở môi trường phát triển tích hợp VBA. Dự án nên được lưu dưới dạng độc lập (*.dvb). 2.3. Xây dựng giao diện người sử dụng Tạo một UserForm với tên (Name) là Cuasochinh. Một số thành phần chính cần chú ý: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 46
  52. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3 Tên Loại điều Mô tả (Name) khiển Chứa hình minh họa biểu diễn dữ liệu nhập (trong Image1 Image thuộc tính Picture) Dữ liêu kích thước thân trụ dọc cầu a1(mặc định txta1 Textbox 2.2) Dữ liệu kích thước thân trụ ngang cầu b1(mặc txtb1 Textbox định 5.3) txth1 Textbox Dữ liệu chiều cao thân trụ h1(mặc định 7) Dữ liệu kích thước bệ trụ dọc cầu a2(mặc định txta2 Textbox 4.2) Dữ liệu kích thước bệ trụ ngang cầu b2(mặc định txtb2 Textbox 8.2) txth2 Textbox Dữ liệu chiều cao trụ h2(mặc định 2) txtKcD_ Dữ liệu khoảng cách hình chiếu đứng – bằng (mặc Textbox B định12.5) txtKcD_ Dữ liệu khoảng cách hình chiếu đứng – cạnh (mặc Textbox C định8.2) txtKcDi Dữ liệu khoảng cách ghi kích thước (mặc định Textbox m 0.7) CommandBut Tiếp nhận lệnh yêu cầu vẽ từ phía người dùng btnVe ton Tiêu đề (caption): “Ve tru cau” Ngoài ra, trên giao diện người dùng còn có các nhãn (Label) nhằm giải thích, mô tả dữ liệu nhập.  Kiến thức tham khảo  Tạo giao diện người sử dụng (UserForm): Giáo trình, chương III, mục 10, trang 59 75. 2.4. Xây dựng khối chương trình dạng khung Thêm một mô-đun chuẩn (Module) vào dự án với tên được đặt là Chuongtrinh. 2.4.1. Viết mã lệnh khai báo kiểu dữ liệu mô tả trụ  Kiến thức tham khảo  Khai báo kiểu tự định nghĩa: Giáo trình, chương III, mục 5.8, trang 31. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 47
  53. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3 2.4.2. Khai báo các dữ liệu toàn cục liên quan đến bố trí các bản vẽ hình chiếu Ý nghĩa của các dữ liệu khai báo như sau: . Khai báo hằng số Pi nhằm phục vụ cho các phép tính đổi góc từ độ (o) sang radian (rad) hoặc ngược lại. . Biến kcDim mô tả khoảng cách từ điểm gốc kích thước tới nơi hiển thị chữ số kích thước. . Biến kcD_C mô tả khoảng cách từ điểm gốc vẽ hình chiếu đứng đến gốc vẽ hình chiếu cạnh. . Biến kcD_B mô tả khoảng cách từ điểm gốc vẽ hình chiếu đứng đến gốc vẽ hình chiếu bằng. 2.4.3. Khai báo các mẫu chương trình con trong mô đun đã tạo . Chương trình con vẽ hình chiếu đứng (VeHCDung) Chương trình này có 2 tham số: tham số Tru chứa dữ liệu về trụ đang xét, tham số Gocve là dữ liệu điểm vẽ hình chiếu đứng. Dữ liệu điểm vẽ trong AutoCAD thực chất là một mảng một chiều 3 phần từ kiểu Double; tuy nhiên, trong trường hợp này Gocve có kiểu Variant để tiện cho việc gán tham số cho chương trình con (trong chương trình con không chấp nhận tham số là một mảng có kích thước cố định). Khi khai báo như vậy, tham số Gocve cần được ngầm hiểu là một mảng 3 phần tử kiểu Double.  Kiến thức tham khảo  Dữ liệu kiểu Variant: Giáo trình, chương III, mục 5.7, trang 30-31.  Chương trình con dạng thủ tục (Sub): Giáo trình, chương III, mục 9.2, trang 51. . Chương trình con vẽ hình chiếu cạnh (VeHCCanh) Chương trình này có 2 tham số: tham số Tru chứa dữ liệu về trụ đang xét, tham số Gocve là dữ liệu điểm vẽ hình chiếu cạnh. . Chương trình con vẽ hình chiếu bằng (VeHCBang) Chương trình này có 2 tham số: tham số Tru chứa dữ liệu về trụ đang xét, tham số Gocve là dữ liệu điểm vẽ hình chiếu bằng. . Chương trình con vẽ toàn bộ trụ (VeTru) Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 48
  54. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3 Chương trình này thực chất có nhiệm vụ triệu gọi các chương trình con vẽ các hình chiếu và gán các điểm vẽ tương ứng để tạo nên bản vẽ bố trí chung bao gồm các bản vẽ hình chiếu. Chương trình có 2 tham số: tham số Tru chứa dữ liệu về trụ đang xét, tham số Diemve là dữ liệu điểm vẽ trụ (điểm này sẽ lấy trùng với điểm vẽ hình chiếu đứng). 2.5. Viết mã lệnh chi tiết 2.5.1. Mã lệnh xử lý sự kiện trên giao diện người dùng Trên giao diện người dùng, sự kiện cần quan tâm là khi người dùng kích chuột vào nút lệnh btnVe (có tiêu đề “Ve tru cau”). Vì vậy, các mã lệnh xử lý tương ứng với thủ tục sự kiện Click của nút lệnh btnVe. Các lệnh xử lý bao gồm: . Khai báo các biến nhằm lưu trữ dữ liệu mà người dùng nhập từ UserForm. . Đưa các dữ liệu người dùng đã nhập từ UserForm vào các biến trong chương trình xử lý. . Yêu cầu người dùng chọn điểm bắt đầu vẽ trên màn hình. . Gọi chương trình vẽ tương ứng với các dữ liệu đã nhập (gọi thủ tục Vetru đã được khai báo ở trên). Mở UserForm “Cuasochinh”; chọn đúp chuột vào nút lệnh btnVe để viết mã lệnh cho thủ tục sự kiện btnVe_Click. Mã lệnh được trình bày như dưới đây:  Kiến thức tham khảo  Tạo sự kiện cho các điều khiển: Giáo trình, chương III, mục 11.1.4, trang 65.  Thuộc tính của điều khiển Textbox (dòng lệnh 3 9): Giáo trình, chương III, mục 11.3, trang 69.  Thuộc tính Value của điều khiển Textbox trả về giá trị kiểu Variant tương ứng với dữ liệu chuỗi đã nhập tương ứng ở điều khiển đó.  Phương thức Hide của UserForm (dòng lệnh 11): Giáo trình, chương III, mục 11.2, trang 67.  Nhập dữ liệu từ dòng lệnh của AutoCAD (dòng lệnh 13 14): Giáo trình, chương V, mục 5.1.5, trang 213. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 49
  55. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3  Cách thức gọi chương trình con (dòng lệnh 16): Giáo trình, chương III, mục 9.5, trang 57. 2.5.2. Chương trình con vẽ toàn bộ trụ Mở Module “Chuongtrinh” và viết mã lệnh chi tiết sau vào chương trình con VeTru đã tạo: D C B 2.5.3. Chương trình vẽ hình chiếu đứng Tìm tới chương trình con VeHCDung đã được tạo trong mô đunChuongtrinh. Viết thêm các mã lệnh vào trong thân chương trình. Các mã lệnh này bao gồm: 2.5.4. Mã lệnh vẽ các đường bao của hình chiếu đứng. Minh họa trình tự vẽ  Kiến thức tham khảo Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 50
  56. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3  Thiết lập một lớp (layer) thành lớp hiện thời (dòng lệnh 4): Giáo trình, chương V, mục 5.5.3, trang 262.  Vẽ một đoạn thẳng trong AutoCAD (dòng lệnh 8,11,15,18,21): Giáo trình, chương V, mục 5.2.4, trang 227.  Lấy đối xứng một đối tượng trong AutoCAD (dòng lệnh 22 24): Giáo trình, chương V, mục 5.4.1, trang 248.  Chú ý: Trong đoạn mã lệnh trên, dữ liệu tương ứng với điểm bắt đầu (SP) và điểm kết thúc của một đoạn thẳng được khai báo với kiểu Variant nhưng cần được ngầm hiểu là một mảng một chiều 3 phần từ kiểu Double. Việc khai báo các dữ liệu trên với kiểu Variant cho phép thực hiện phép gán dễ dàng, điều mà nếu khai báo theo kiểu thông thường không thể thực hiện được. Ví dụ: Nếu khai báo: Dim SP(0 to 2) as Double, EP(0 to 2) as Double Thì phép gán EP=SP sẽ không thể thực hiện được.  Sau khi viết mã lệnh vẽ đường bao, có thể chạy thử kết quả của đoạn mã đó bằng cách: chọn vào UserForm Cuasochinh; nhấn F5; nhấn tiếp vào nút lệnh “Ve tru cau” trên giao diện nhập dữ liệu và quan sát kết quả trên AutoCAD. 2.5.5. Mã lệnh ghi kích thước trên hình chiếu đứng (viết tiếp theo các mã lệnh vẽ đường bao)  Kiến thức tham khảo  Tạo một đường kích thước DimRotated trong AutoCAD (dòng lệnh 43): Giáo trình, chương V, mục 5.7.2, trang 270.  Thuộc tính StartPoint (hoặc EndPoint) của một đoạn thẳng trả về một dữ liệu Variant tương ứng với tọa độ của điểm đó (mảng một chiều 3 phần tử kiểu Double).  Sau khi viết đoạn mã lệnh trên vào chương trình con VeHCDung, có thể chạy thử kết quả của đoạn mã đó bằng cách: chọn vào UserForm Cuasochinh; nhấn F5; nhấn tiếp vào nút lệnh “Ve tru cau” trên giao diện nhập dữ liệu và quan sát kết quả trên AutoCAD. 2.5.6. Chương trình vẽ hình chiếu cạnh Tìm tới chương trình con VeHCCanh đã được tạo trong mô đunChuongtrinh. Các mã lệnh thêm vào trong thân chương trình bao gồm: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 51
  57. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3 2.5.7. Mã lệnh vẽ các đường bao hình chiếu cạnh. Viết thêm các mã lệnh tương tự như với VeHCDung. Các mã lệnh này có thể soạn thảo nhanh bằng cách Copy mã lệnh tương ứng trong chương trình VeHCDung rồi thực hiện thao tác tìm và thay thế (Find and Replaced – hoặc tổ hợp phím Ctrl + H). Dữ liệu tương ứng với các kích thước ngang cầu sẽ được thay bằng các dữ liệu tương ứng với kích thước dọc cầu (Tru.b1 thay bằng Tru.a1, Tru.b2 thay bằng Tru.a2). 2.5.8. Mã lệnh ghi kích thước cho hình chiếu cạnh. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 52
  58. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3  Sau khi viết các đoạn mã tương ứng với vẽ hình chiếu cạnh, việc kiểm tra thử đoạn mã lệnh vừa tạo nên được thực hiện. Cách thức kiểm tra giống như đã thực hiện với các đoạn mã vẽ hình chiếu đứng. 2.5.9. Chương trình vẽ hình chiếu bằng Tìm tới chương trình con VeHCBang đã được tạo trong Module Chuongtrinh. Các mã lệnh thêm vào trong thân chương trình bao gồm: 2.5.10. Mã lệnh vẽ các đường bao trên của hình chiếu bằng.  Kiến thức tham khảo  Tạo một đối tượng cung tròn (Arc) trong AutoCAD: Giáo trình, chương V, mục 5.2.2, trang 230-231.  Sau khi thêm đoạn mã lệnh trên vào chương trình VeHCBang, việc chạy thử nên được tiếp tục thực hiện như các bước ở trên. 2.5.11. Mã lệnh ghi kích thước.  Kiến thức tham khảo Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 53
  59. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3  Tạo đường kích thước bán kính DimRadial trong AutoCAD (dòng lệnh 31): Giáo trình, chương V, mục 5.7.2, trang 273.  Tiếp tục chạy thử cho mã lệnh vừa tạo. 2.6. Chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả 3. BÀI TẬP 3.1. Bài tập thực hành 3.1.1. Bài tập 1 3.1.2. Mô tả Tạo bản vẽ bố trí móng cọc trên mặt bằng như hình vẽ dưới đây. a1 a2 a2 b2 b1 R 3.1.3. Hướng dẫn . Tạo giao diện người sử dụng để nhập các dữ liệu cần thiết. . Tạo một mô đun để chứa chương trình vẽ. . Chương trình vẽ sẽ bao gồm các loại mã lệnh sau: o Mã lệnh vẽ các đường bao . Vẽ hình đường bao bệ cọc. . Vẽ đường bao cọc. o Mã lệnh ghi kích thước. . Các kích thước thẳng. . Ghi kích thước bán kính cọc hoặc đường kính cọc. 3.1.4. Bài tập 2 3.1.5. Mô tả Tạo bản vẽ mặt cắt dầm như hình vẽ dưới đây. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 54
  60. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 3 b1 h1 b2 h2 b3 h3 b4 h4 h5 b5 3.1.6. Hướng dẫn . Tạo giao diện người sử dụng để nhập các dữ liệu cần thiết. . Tạo một mô đun để chứa chương trình vẽ. . Chương trình vẽ sẽ bao gồm các loại mã lệnh sau: o Mã lệnh vẽ các đường bao o Mã lệnh ghi kích thước. 3.2. Câu hỏi ôn tập Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 55
  61. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 DỰ ÁN IV: CHƯƠNG TRÌNH VẼ TRẮC DỌC TỰ NHIÊN TRÊN AUTOCAD VỚI SỐ LIỆU ĐỌC TỪ FILE EXCEL 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 1.1. Mô tả yêu cầu . Tên dự án: Chương trình vẽ trắc dọc tự nhiên trên AutoCAD với số liệu đọc từ file Excel. . Số liệu của trắc dọc tự nhiên gồm: Mức so sánh, Tên cọc, Cao độ, Khoảng các lẻ được lưu trữ trong file Excel theo định dạng bên dưới: . Xây dựng phần mềm tự động đọc số liệu từ file Excel để vẽ trắc dọc tự nhiên trên AutoCAD. Người dùng chọn vị trí muốn vẽ và sẽ có kết quả vẽ như sau: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 56
  62. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 1.2. Cấu trúc dự án 1.2.1. Dữ liệu ban đầu . File “td.xlsx” để tại thư mục gốc ổ đĩa C:, chứa dữ liệu trắc dọc ở Sheet1, các sheets khác không có dữ liệu. . Định dạng file này theo chuẩn của Excel 2007 (hoặc mới hơn). 1.2.2. Giao diện người dùng . Chương trình được sử dụng dưới dạng Macro (xem mục 2.3 trang 108). . Người dùng cần chọn vị trí cần vẽ trắc ngang. 1.2.3. Khối chương trình (Module) . Chương trình được đặt trong 01 Module. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 57
  63. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 1.3. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án . Yêu cầu khai báo biến trước khi sử dụng: mục 2 trang 23. . Khởi động Excel từ chương trình khác: mục 7.1.4 trang 152 . Khai báo biến cơ bản: mục 5 trang 26 và mục 6 trang 33. . Khai báo và sử dụng mảng động: mục 6.5 trang 38. . Khai báo biến có kiểu đối tượng của Excel: mục 7.1.4 trong 152 . Các đối tượng trong AutoCAD, mục 4.1 trang 199 . Cấu trúc If Then Else End If : mục 8.1 trang 42. . Cấu trúc For To Next : mục 8.3.1 trang 46. . Cấu trúc Do Until Loop : mục 8.4 trang 50. . Đọc dữ liệu với Cells(): mục 5.2.5 trang 135 . Lấy tọa độ của điểm bất kỳ trên bản vẽ: mục 5.1.5 trang 217 . Khai báo và sử dụng văn bản (Text): mục 5.2.6 trang 232. . Khai báo và sử dụng lớp (Layer): mục 5.5.1 trang 261 . Khai báo và sử dụng điểm (Point): mục 5.2.3 trang 225. . Khai báo và vẽ đoạn thẳng: mục 5.2.4 trang 226. . Khai báo và vẽ đường đa tuyến rút gọn (LightWeightPolyline): mục 5.2.4 trang 228. 1.4. Những lưu ý khác . Phần hướng dẫn này phù hợp với phiên bản AutoCAD và Excel từ 2007 trở lên. . Tài liệu tham khảo (mục, trang) được lấy theo Giáo trình môn Tự động hóa Thiết kế cầu đường (bản PDF). . Có 2 cách để lưu trữ dự án: dạng độc lập ở định dạng DVB hoặc dạng nhúng nằm ngay trong file bản vẽ DWG (tham khảo mục 2.1 trang 190). 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Chạy VBA IDE và tạo Module . Chạy phần mềm AutoCAD . Gọi VBA IDE: bấm Alt + F11 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 58
  64. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 . Tạo Module: Chọn Insert Module 2.2. Lưu trữ dự án dạng DVB . Chọn menu: File Save Global1 Dat ten: Vetracdocduongden.dvb 2.3. Khai báo tham chiếu hệ thống đối tượng của Excel trong AutoCAD . Chọn menu: Tools References Đánh dấu vào mục Microsoft Excel Object Library (Phiên bản 14.0 ứng với Excel 2010) 2.4. Xây dựng giao diện người sử dụng . Chương trình này không có giao diện dạng UserForm mà thực hiện thông qua cách gọi Macro của AutoCAD (xem mục 2.3 trang 108). 2.5. Xây dựng khối chương trình dạng khung Thêm một Module vào dự án với tên được đặt là Module1. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 59
  65. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 2.5.1. Tạo chương trình con trong Module . Chương trình con này sẽ thực hiện tất cả các nội dung của dự án và là dạng Macro của AutoCAD.  Kiến thức tham khảo  Khi không có tử khóa nào trước Sub, mặc định sẽ là Public: mục 9 trang 50 (tham khảo thêm mục 6 trang 33).  Chương trình con dạng thủ tục (Sub):mục 9.2, trang 51. 2.5.2. Khai báo và khởi tạo các đối tượng của Excel  Kiến thức tham khảo  Khởi động Excel từ chương trình khác: mục 7.1.4 trang 152 2.5.3. Khai báo các biến kiểu đối tượng của AutoCAD  Kiến thức tham khảo  Các đối tượng trong AutoCAD, mục 4.1 trang 199 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 60
  66. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 2.5.4. Tạo lớp và thiết lập màu sắc cho lớp  Kiến thức tham khảo  Tạo mới lớp: mục 5.5.1 trang 261 2.5.5. Lấy thông số mức so sánh từ Excel  Kiến thức tham khảo  Đọc dữ liệu với Cells(): mục 5.2.5 trang 135 2.5.6. Xác định tọa độ một điểm bất kỳ trên bản vẽ.  Kiến thức tham khảo  Lấy tọa độ điểm bất kỳ trên bản vẽ: mục 5.1.5 trang 217 2.5.7. Đếm số cọc cần phải vẽ  Kiến thức tham khảo  Sử dụng Do Until Loop : mục 8.4 trang 50. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 61
  67. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 2.5.8. Khai báo biến phục vụ cho việc xác định mảng tọa độ trắc dọc  Kiến thức tham khảo  Khai báo mảng động: mục 6.5 trang 38 2.5.9. Sử dụng vòng lặp For To Next để vẽ trắc dọc  Kiến thức tham khảo  Cấu trúc For To Next : mục 8.3.1 trang 46. . Mỗi vòng lặp sẽ thực hiện các thao tác: 2.5.10. Tạo dữ liệu cho mảng để vẽ Polyline 2.5.11. Vẽ đường dóng đứng của trắc dọc  Kiến thức tham khảo  Thiết lập lớp hiện hành: mục 5.5.3 trang 262  Khai báo và vẽ đoạn thẳng: mục 5.2.4 trang 226. 2.5.12. Vẽ đường dóng phần ghi chú Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 62
  68. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 2.5.13. Điền cao độ tự nhiên  Kiến thức tham khảo  Khai báo và sử dụng văn bản (Text): mục 5.2.6 trang 232. 2.5.14. Điền khoảng cách cộng dồn 2.5.15. Điền tên cọc 2.5.16. Điền khoảng cách lẻ 2.5.17. Điền mức so sánh 2.5.18. Vẽ trắc dọc tự nhiên  Kiến thức tham khảo  Khai báo và vẽ đường đa tuyến rút gọn (LightWeightPolyline): mục 5.2.4 trang 228. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 63
  69. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 2.5.19. Vẽ đường dóng ngang phần ghi chú 2.5.20. Vẽ đường dóng đứng phần ghi chú Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 64
  70. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 2.5.21. Vẽ đầu trắc dọc 2.5.22. Thông báo và Zoom bản vẽ  Kiến thức tham khảo  Thu phóng bản vẽ: mục 5.1.4 trang 211 2.5.23. Kết thúc chương trình Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 65
  71. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 2.6. Mã lệnh toàn bộ của chương trình Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 66
  72. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 67
  73. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 68
  74. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 2.7. Chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả 2.7.1. Thực hiện thông qua Macro . Trong Sheet “Phan tich vat tu” Bấm Alt + F8 Chọn “VeTracDocDuongDen” trong Macro name Chọn Run . Chọn nơi muốn vẽ trắc ngang: . Kết quả Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 69
  75. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 3. BÀI TẬP 3.1. Bài tập 1 . Lập chương trình vẽ mặt cắt chữ T trong AutoCAD với dữ liệu của mặt cắt được lưu trữ trong file Excel. . Dữ liệu trong Excel có định dạng như sau (chú ý đến vị trí của hàng và cột): . UserForm của chương trình được thiết kế như sau (VBA trong AutoCAD): . Chương trình sẽ hoạt động như sau: o Người dùng nhập mã mặt cắt (theo các số trong cột A của file Excel chứa dữ liệu ). o Khi chọn Nhập, dữ liệu sẽ được điền vào các TextBox tương ứng với B1, B2, B3 . o Thông báo lỗi nếu mã mặt cắt không có trong file dữ liệu. o Khi chọn Vẽ hình, chương trình sẽ yêu cầu người dùng chọn một điểm trên bản vẽ AutoCAD và thực hiện vẽ mặt cắt chữ T theo các thông số tương ứng trong các TextBox chứa giá trị của B1, B2, o Mặt cắt được vẽ trong AutoCAD với đối tượng LightWeightPolyline hoặc Line. . Hướng dẫn cơ bản: o Tạo ra một file Excel và nhập vào dữ liệu như hình minh họa ở trên Lưu file Excel vào đĩa C:\ và đóng Excel lại. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 70
  76. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 4 o Khởi động VBA IDE trong AutoCAD. o Tạo ra một Userform và thiết kế giao diện như hình trên. o Viết mã chương trình đọc dữ liệu mặt cắt từ file Excel. o Viết mã chương trình để vẽ mặt cắt chữ T theo kích thước đọc vào từ file Excel. 3.2. Bài tập 2 . Lập chương trình tính và vẽ biểu đồ mô men của một dầm giản đơn. . Tải trọng tác dụng: tải trọng phân bố đều và 01 tải trọng tập trung ở vị trí bất kỳ. . Chương trình sẽ hoạt động như sau: o Người dùng nhập chiều dài dầm, giá trị của tải trọng phân bố đều, giá trị của tải trọng tập trung, khoảng cách từ đầu dầm bên trái đến vị trí đặt tải trọng tập trung. o Chương trình sẽ tính và vẽ biểu đồ mô men của kết cấu (do 2 loại tải trọng trên gây ra) trong AutoCAD. . Hướng dẫn cơ bản: o Khởi động VBA IDE trong AutoCAD. o Tạo ra một Userform và thiết kế giao diện. Sẽ cần có 4 TextBox nhập dữ liệu (chiều dài dầm, độ lớn của tải trọng phân bố đều, độ lớn của tải trọng tập trung, khoảng cách từ đầu dầm bên trái đến vị trí của tải trọng tập trung). Cần có 2 Button để điều khiển hoạt động của chương trình (một Button để tính và vẽ, một Button để thoát khỏi chương trình). o Viết mã lệnh tính toán nội lực (mô men) cho khoảng 100 mặt cắt (cách đều nhau) của dầm. o Vẽ biểu đồ mô men do tải trọng gây ra, sử dụng đối tượng Line hoặc LWPolyline để vẽ trong AutoCAD. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 71
  77. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 DỰ ÁN V: CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ LIỆU TỪ BẢN VẼ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TRÊN AUTOCAD SANG SỐ LIỆU DẠNG TỌA ĐỘ ĐIỂM TRÊN EXCEL ĐỂ LÀM DỮ LIỆU CHO CÁC PHẦN MỀM THIẾT KẾ ĐƯỜNG 1. NỘI DUNG DỰ ÁN 1.1. Mô tả yêu cầu . Tên dự án: Chương trình chuyển đổi số liệu từ bản vẽ khảo sát địa hình trên AutoCAD sang số liệu dạng tọa độ điểm trên Excel để làm dữ liệu cho các phần mềm thiết kế đường. . Dữ liệu ban đầu: Bản vẽ AutoCAD (DWG) chứa số liệu khảo sát của một khu vực. Số liệu bao gồm các điểm đo được ghi theo quy ước trắc địa trên bản vẽ và các ký hiệu khác (tham khảo bản vẽ KS1.DWG). Số liệu trên bản vẽ này không thể sử dụng trực tiếp làm dữ liệu đầu vào cho những phần mềm dựng bản đồ số, vì chúng là các đối tượng của AutoCAD chứ không phải là dữ liệu mà các phần mềm thiết kế có thể nhận dạng. . Hầu hết các phần mềm thiết kế đường đều có mô-đun xây dựng bản đồ số, mô-đun này chấp nhận dữ liệu đo toàn đạc từ file Text với cấu trúc phổ biến là (Tên điểm đo, X, Y, Z, Ghi chú) chứ không nhận biết một cách trực tiếp dữ liệu có trong bản vẽ như file KS1.DWG. Trong khi đó, file KS1.DWG là dạng dữ liệu mà các đơn vị khảo sát cung cấp, nó chỉ phù hợp cho kỹ sư đọc, chứ không phù hợp với các phần mềm thiết kế đường. Do đó cần chuyển đổi dữ liệu về dạng khác, phù hợp làm dữ liệu đầu vào cho phần mềm thiết kế đường (như Nova-TDN, Civil 3D). Trong dự án này sẽ cần chuyển đổi dữ liệu từ bản vẽ khảo sát địa hình trên AutoCAD thành dạng điểm đo có cấu trúc như sau: (Tên điểm đo, X, Y, Z). Do trong bản vẽ, các điểm đo không có ghi chú và tên nên thứ tự của điểm đo được lấy làm tên của điểm đo. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 72
  78. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Dữ liệu trên bản vẽ có thể sai do người vẽ vô tình tạo ra (ví dụ cao độ đúng là 6.31 nhưng khi thực hiện vẽ thì đưa vào là 63.1). Do đó cần thực hiện việc kiểm tra sơ bộ cao độ các điểm đo (sau khi đã chuyển đổi sang Excel) để loại bỏ những nhầm lẫn kiểu này. 1.2. Cấu trúc dự án 1.2.1. Dữ liệu ban đầu . File “KS1.dwg”: là một bản vẽ khảo sát địa hình, có tọa độ và cao độ của các điểm đo cũng như các ký hiệu địa hình địa vật khác. Cao độ của các điểm đo là đối tượng kiểu Text trên bản vẽ, còn tọa độ của đối tượng Text này chính là tọa độ của điểm đo. Tỷ lệ trên bản vẽ là 1/1000, tỷ lệ này hay được sử dụng nhất và cũng phù hợp để sử dụng trực tiếp cho các phần mềm thiết kế đường. . File KS2.dwg cũng là một bản vẽ khảo sát địa hình khác dùng để thử nghiệm chương trình. 1.2.2. Giao diện người dùng . Chương trình được sử dụng dưới dạng Macro của AutoCAD (xem mục 3.3 trang 196). Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 73
  79. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Người dùng chọn vùng dữ liệu cần chuyển đổi theo cách chọn đối tượng thông thường của AutoCAD. Có thể chọn toàn bộ bằng lệnh All hoặc chọn một vùng bất kỳ hoặc bấm chọn từng đối tượng. 1.2.3. Khối chương trình (Module) . Chương trình được đặt trong 01 Module (Module1). . Khối mã lệnh định nghĩa kiểu dữ liệu người dùng (điểm đo). Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 74
  80. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Khối mã lệnh thực thi chức năng của chương trình được bố trí trong 1 chương trình con (chương trình con dạng sub có tên là Convert). . Khối mã lệnh chương trình kiểm tra sơ bộ dữ liệu trên Excel. 1.3. Nội dung kiến thức VBA liên quan đến dự án . Kiến thức đã nêu trong các dự án trước o Yêu cầu khai báo biến trước khi sử dụng: mục 2 trang 23. o Định nghĩa và sử dụng kiểu dữ liệu người dùng: mục 5.8 trang 31. o Chương trình con: mục 9 trang 50 và mục 3.2.2 trang 113 o Khai báo biến cơ bản: mục 5 trang 26 và mục 6 trang 33. o Khai báo và sử dụng mảng động: mục 5.4 trang 28. o Cấu trúc For Each In : mục 8.3.2 trang 48. o Cấu trúc If Then Else End If : mục 8.1 trang 42. o Cấu trúc For To : mục 8.3.1 trang 46. o Dữ liệu kiểu Range: dùng khi cần lưu trữ dữ liệu của 1 hoặc nhiều Cells của Excel (mục 5.2.5 trang 135). o Application.InputBox: dùng để tạo ra giao diện nhập dữ liệu đơn giản cho người dùng khi cần chọn một vùng các Cells trong Excel (mục 8.2.1 trang 165). o Đọc và ghi dữ liệu với Columns(), Cells(): mục 5.2.5 trang 135 o Lbound và Ubound: hàm xác định chỉ số nhỏ nhất và lớn nhất của mảng (mục 9.3.5 trang 54). o Ghi dữ liệu vào Excel theo địa chỉ thay đổi theo biến: Cells(row, col) (mục 5.2.6 trang 140). . Làm việc với đối tượng Text: mục 5.2.6 trang 232 và mục 5.4.4 trang 258. . Làm việc với tập đối tượng SelectionSet: mục 5.3 trang 233. . Bẫy lỗi với On Error Resume Next: mục 5.3 trang 233 (ứng dụng với SelectionSet) và mục 14.3 trang 94. . Hiệu chỉnh đối tượng hình học (Text): mục 5.4 trang 244 1.4. Những lưu ý khác . Phần hướng dẫn này phù hợp với phiên bản AutoCAD từ 2007 trở lên. Nếu sử dụng phiên bản AutoCAD 2010 trở lên cần cài đặt thêm VBA (chi tiết xem trong tài liệu hướng dẫn của Autodesk). . Tài liệu tham khảo (mục, trang) được lấy theo Giáo trình môn Tự động hóa Thiết kế cầu đường (bản PDF). . Dự án này sẽ dùng hình thức dự án độc lập (xem mục 2.1 trang 190). Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 75
  81. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Mở file KS1.dwg . File dữ liệu ban đầu (KS1.dwg) là file bản vẽ khảo sát địa hình của một dự án xây dựng công trình giao thông trong thực tế. Số liệu khảo sát này do một đơn vị khảo sát thực hiện và họ chỉ chuyển giao tai liệu dưới dạng bản vẽ như trong file này. . Sử dụng AutoCAD 2007 (hoặc phiên bản AutoCAD mới hơn) để mở file KS1.dwg 2.2. Chạy VBA IDE và tạo Module . Gọi VBA IDE: bấm Alt + F11 . Tạo Module: Chọn Insert Module Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 76
  82. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 2.3. Xây dựng giao diện người sử dụng . Chương trình này không có giao diện dạng UserForm mà thực hiện thông qua cách gọi Macro của AutoCAD và chế độ dòng lệnh của AutoCAD. 2.4. Xây dựng khối chương trình dạng khung Thêm một Module vào dự án với tên được đặt là Chuongtrinh. 2.4.1. Viết mã lệnh định nghĩa kiểu dữ liệu người dùng cho Điểm đo TT Ý nghĩa Tên biến Kiểu dữ liệu Ví dụ 1 Thứ tự điểm đo TT Long 123 2 Tọa độ theo phương X X Double 12.56 3 Tọa độ theo phương Y Y Double 52.36 4 Tọa độ theo phương Z (cao độ) Z Double 6.35  Kiến thức tham khảo  Cách đặt tên biến: mục 1 trang 23  Kiểu số: mục 5.2 và 5.3 trang 27.  Khai báo và sử dụng kiểu dữ liệu tự định nghĩa: mục 5.8, trang 31. 2.4.2. Tạo chương trình con trong Module . Chương trình con này sẽ thực hiện tất cả các nội dung của dự án và là dạng Macro của AutoCAD.  Kiến thức tham khảo  Từ khóa Public: mục 9 trang 50 (tham khảo thêm mục 6 trang 33).  Chương trình con dạng thủ tục (Sub):mục 9.2, trang 51.  Macro trong AutoCAD: mục 3 trang 194. 2.5. Viết mã lệnh chi tiết cho chương trình chuyển đổi dữ liệu 2.5.1. Định nghĩa các biến chính của chương trình . Mã lệnh khai báo các biến chính của chương trình: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 77
  83. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Do số lượng điểm đo là không thể xác định từ trước nên danh sách các điểm đo không thể cố định, vì thế phải sử dụng mảng động. . Các điểm đo được chọn từ bản vẽ AutoCAD nên cần đến đối tượng SelectionSet (tên đầy đủ là AcadSelectionSet) để chứa tạm thời các Text được chọn. . Tọa độ (X, Y) của điểm đo trên bản vẽ là một điểm (point) gồm 2 thành phần là X và Y. Ở đây sử dụng biến kiểu Variant để chứa point này, tuy nhiên có nhiều cách khác để thực hiện nhiệm vụ này.  Kiến thức tham khảo  Khai báo biến cơ bản: mục 6.2 trang 37.  Khai báo biến kiểu tự định nghĩa: mục 5.8 trang 31 và mục 6.3 trang 37.  Khai báo mảng động: mục 6.5 trang 38  Dữ liệu kiểu Variant: mục 5.7 trang 30  Khai báo kiểu đối tượng hình học của AutoCAD: mục 5.2.2 trang 224 và mục 5.2.6 trang 232 về khai báo đối tượng AcadText  Khai báo kiểu đối tượng SelectionSet: mục 5.3.1 trang 234 2.5.2. Loại bỏ đối tượng SelectionSet cũ . AutoCAD có thể chứa cùng lúc nhiều đối tượng SelectionSet. . Đối tượng SelectionSet dùng để chứa các Text (các điểm đo) dự kiến đặt tên là MySSet, tuy nhiên việc đặt tên này sẽ bị lỗi khiến cho chương trình không thể chạy được khi trong AutoCAD (vì một lý do nào đó) đã có sẵn một tập đối tượng có tên như vậy. . Có vài cách thức khác nhau để tránh được lỗi này (tham khảo mục 5.3.1 trang 234) . Đoạn mã lệnh sau sẽ loại bỏ đối tượng SelectionSet có tên là MySSet (nếu có):  Kiến thức tham khảo  Đối tượng SelectionSet: mục 5.3 trang 233  Đối tượng ThisDrawing: mục 4.2.2 trang 202 2.5.3. Khởi tạo đối tượng SelectionSet . Thêm vào một đối tượng SelectionSet có tên là MySSet dùng để lưu trữ tạm thời các Text (điểm đo) khi thực hiện việc lựa chọn (select) trên bản vẽ. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 78
  84. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5  Kiến thức tham khảo  Khởi tạo đối tượng SelectionSet: mục 5.3.1 trang 234 2.5.4. Nhập dữ liệu . Dữ liệu được nhập vào bằng hình thức chọn đối tượng thông dụng của AutoCAD. Giao diện là lời nhắc (prompt) của AutoCAD sẽ xuất hiện trên màn hình (phiên bản từ AutoCAD 2007 được cài mặc định) hoặc trên cửa sổ dòng lệnh (Command Window) đối với các phiên bản AutoCAD thấp hơn hoặc có những thiết lập riêng (xem trong tài liệu hướng dẫn sử dụng AutoCAD, lệnh Options). . Mã lệnh: . Việc nhập dữ liệu sẽ kết thúc khi người dùng bấm Enter. . Câu lệnh trên cho phép chọn mọi loại đối tượng (Line, Pline, Cirle, Text, ) mà bạn có thể nhìn thấy được trong ban vẽ (đối tượng hình học).  Kiến thức tham khảo  Các phương thức của đối tượng SelectionSet: mục 5.3.2 trang 235 2.5.5. Lấy số đối tượng đã được chọn . Sau khi người dùng bấm phím Enter thì việc lựa chọn kết thúc, trong đối tượng SelectionSet (tên là MySSet) đã chứa danh sách các đối tượng được chọn. . Trong số các đối tượng được chọn trong danh sách trên có thể có những đối tượng không phải là Text. Do đó cần duyệt toàn bộ danh sách và chỉ thực hiện chuyển đổi với những đối tượng Text. . Mã lệnh:  Kiến thức tham khảo  Các phương thức của đối tượng SelectionSet: mục 5.3.2 trang 235 2.5.6. Lập danh sách các điểm đo . Danh sách các điểm đo chứa trong mảng động đã khai báo ở trên dưới dạng một mảng động (mảng chưa biết có bao nhiêu phần tử, chỉ biết tên và kiểu dữ liệu khi khai báo biến). . Chỉ số đầu tiên của danh sách là 0 (gán ở dòng lệnh 38). Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 79
  85. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Thực hiện lệnh For To để duyệt toàn bộ các đối tượng được chọn có trong đối tượng SelectionSet (tên là MySSet). Sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi duyệt từng đối tượng được chọn: o Đối tượng được chọn không phải là Text. o Đối tượng được chọn là Text (và được coi là dữ liệu điểm đo trong chương trình này) . Mã lệnh duyệt từng đối tượng trong MySSet: . Kiểm tra xem từng đối tượng được chọn trong MySSet có phải là Text không: o Nếu không phải thì không thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu (không làm gì cả!) o Nếu là Text thì lấy thông tin về tọa độ (X,Y) và cao độ (Z).  Lấy thông tin về đối tượng chứa trong đối tượng SelectionSet: mục 5.3.2 trang 235  Loại đối tượng trong AutoCAD thường có tên bắt đầu bằng AcDb . Nếu đối tượng được chọn thứ i trong đối tượng MySSet là Text thì: o Gán nó cho biến đối tượng kiểu Text để tiện cho việc xử lý (dòng lệnh 41). o Thực hiện bẫy lỗi do khả năng chọn phải đối tượng Text nhưng không phải là điểm đo trên bản vẽ (ví dụ chọn nhầm vào phần ghi chú địa hình: Nhà cấp 4) nên giá trị của Text không thể chuyển sang dạng số được (Text có giá trị “Nhà cấp 4” không thể chuyển sang dạng số được). Điều này sẽ gây lỗi làm chương trình bị dừng lại, do đó cần loại trừ lỗi này bằng cách bẫy lỗi.  Bẫy lỗi: mục 14.3 trang 94 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 80
  86. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 o Bật chế độ bẫy lỗi (dòng lệnh 43) trước khi thực hiện việc lấy cao độ của điểm đo (dòng lệnh 44): o Nếu lỗi xảy ra (gặp phải tình huống: Text không phải điểm đo) thì do đã bật chế độ bẫy lỗi nên chương trình sẽ không bị dừng lại, mà nó tiếp tục chạy với giá trị của biến Elev không xác định, đồng thời đối tượng Err (xem mục 14.3.2 trang 95) sẽ chứa mã lỗi. Trong trường hợp gặp lỗi này, do Text không phải là điểm đo nên sẽ không thực hiện việc chuyển đổi (tức là không gán giá trị cho mảng chứa danh sách các điểm đo) mà chỉ thực hiện xóa bỏ việc bẫy lỗi đối với vòng lặp thứ i này (vòng lặp thứ i+1 sẽ tiếp tục đi qua dòng lệnh 43 nên việc bẫy lỗi sẽ được thiết lập lại) o Nếu không xảy ra lỗi (giả định đó là điểm đo), lúc này giá trị Err.Number = 0, thì thực hiện việc chuyển đối dữ liệu như sau: Cấp phát mảng động (dòng lệnh 46). Cao độ của điểm đo (Z) được lấy bằng giá trị của biến Elev tại dòng lệnh 52 (biến này nhận giá trị của Text, được chuyển đổi ở dòng lệnh 44). Thứ tự của điểm đo (cũng được xem là tên của điểm đo) được lấy bằng thứ tự của nó trong danh sách (biến Order, dòng lệnh 47). Tọa độ (X, Y) của điểm đo lấy bằng tọa độ điểm chèn của Text (dòng lệnh 49 51). Đổi màu Text được coi là điểm đo sang màu Green (dòng lệnh 48) Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 81
  87. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 Tăng chỉ số của mảng động lên 1 (dòng lệnh 53)  Hiệu chỉnh đối tượng Text: mục 5.4.4 trang 258  Sử dụng các phương thức và thuộc tính của đối tượng hình học: mục 5.4.1 trang 245 và mục 5.4.2 trang 252  Sử dụng đối tượng Err: mục 14.3.2 trang 95 2.5.7. Xóa bỏ đối tượng MySSet sau khi sử dụng . Việc xóa đối tượng này sẽ không gây mất dữ liệu trên bản vẽ vì nó chỉ lưu trữ danh sách các đối tượng được chọn. 2.5.8. Kết nối với Excel và xuất dữ liệu sau khi chuyển đổi . Chạy Excel (dòng lệnh 63 65) Tạo mới một file Excel (dòng lệnh 67) Tạo mới sheet có tên là “SoLieu” (dòng lệnh 68, 69):  Làm việc với Workbook: mục 7.2 trang 154  Làm việc với Worksheet: mục 7.3 trang 155 . Ghi dữ liệu từ mảng chứa thông tin về điểm đo ra Excel: Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 82
  88. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5  Làm việc với Cells: mục 7.4 trang 156 Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 83
  89. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 2.5.9. Mã lệnh của toàn bộ chương trình 1 Option Explicit 2 Type DiemDo 3 TT As Long 4 X As Double 5 Y As Double 6 Z As Double 7 End Type 8 9 ' Lay toa do cua cac diem do tren ban ve cu de chuyen thanh du lieu thiet ke cho Nova-TDN và Civil 3D 10 Public Sub Convert() 11 Dim DD() As DiemDo ' Mang dong chua cac diem do 12 Dim TextObj As AcadText ' Doi tuong Text cua AutoCAD 13 Dim SsetObj As AcadSelectionSet ' Tap doi tuong SelectionSet de lam viec voi cac doi tuong cua AutoCAD 14 Dim Elev As Double ' Cao do cua diem do 15 Dim Order As Long ' thu tu cua diem do 16 Dim InsPoint As Variant ' Toa do x, y cua diem do 17 Dim N As Long ' So doi tuong duoc chon trong ban ve AutoCAD 18 Dim i As Long ' Duyet doi tuong 19 20 'Tim trong ban ve AutoCAD xem da co tap doi tuong MySSet nao khong, neu co thi xoa no di 21 For Each SsetObj In ThisDrawing.SelectionSets 22 If SsetObj.Name = "MySSet" Then 23 SsetObj.Delete 24 Exit For 25 End If 26 Next 27 28 ' Khoi tao tap doi tuong moi de chua cac doi tuong AutoCAD 29 Set SsetObj = ThisDrawing.SelectionSets.Add("MySSet") 30 31 ' Dung Mouse de chon cac diem do can chuyen doi 32 SsetObj.SelectOnScreen 33 34 ' Lay so doi tuong da chon duoc 35 N = SsetObj.Count 36 37 ' Khoi tao so thu tu cua cac diem do 38 Order = 0 39 For i = 0 To (N - 1) 40 If SsetObj.Item(i).ObjectName = "AcDbText" Then ' Chi lam viec voi cac doi tuong dang TEXT 41 Set TextObj = SsetObj.Item(i) Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 84
  90. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 42 ' Bay loi de loai bo cac doi tuong Text khong phai la so 43 On Error Resume Next 44 Elev = TextObj.TextString ' Lay noi dung cua Text lam cao do diem do 45 If Err.Number = 0 Then ' Neu doi tuong Text la so 46 ReDim Preserve DD(Order) ' Cap phat bo nho cho mang dong 47 DD(Order).TT = Order 48 TextObj.Color = acGreen ' Danh dau diem do duoc chuyen doi trong ban ve AutoCAD 49 InsPoint = TextObj.InsertionPoint ' Lay toa do X, Y cho diem do 50 DD(Order).X = InsPoint(0) 51 DD(Order).Y = InsPoint(1) 52 DD(Order).Z = Elev 53 Order = Order + 1 54 Else ' Neu doi tuong Text khong phai la so 55 Err.Clear 56 End If 57 End If 58 Next i 59 ' Xoa bo tap doi tuong sau khi dung 60 SsetObj.Delete 61 62 ' Ket noi voi Excel 63 Dim App As Excel.Application 64 Set App = Excel.Application 65 App.Visible = True 66 Dim WBook As Workbook, WSheet As Worksheet 67 Set WBook = App.Workbooks.Add 68 Set WSheet = WBook.Worksheets(1) 69 WSheet.Name = "DuLieu" 70 71 For i = LBound(DD) To UBound(DD) 72 WBook.Worksheets("DuLieu").Cells(i + 1, 1) = DD(i).TT 73 WBook.Worksheets("DuLieu").Cells(i + 1, 2) = DD(i).X 74 WBook.Worksheets("DuLieu").Cells(i + 1, 3) = DD(i).Y 75 WBook.Worksheets("DuLieu").Cells(i + 1, 4) = DD(i).Z 76 Next i 77 78 App.Caption = "Ket Thuc" 79 End Sub Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 85
  91. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 2.6. Chạy thử chương trình chuyển đổi dữ liệu 2.6.1. Chạy thử chương trình . Đặt con trỏ bên trong chương trình con Convert Bấm chọn nút Run (như hình dưới): . Chọn các đối tượng, có thể chọn bất kỳ loại đối tượng nào hoặc toàn bộ đối tượng hiện có trong bản vẽ (nếu như cần chuyển đổi toàn bộ các điểm đo có trong bản vẽ) Bấm Enter để kết thúc việc chọn đối tượng chuyển đổi: . Kết quả: chương trình sẽ tự động chạy Excel và chuyển kết quả sang, cột A là thứ tự (hay tên điểm đo), cột B, C, D là tọa độ X, Y, Z: 2.7. Viết mã lệnh cho chương trình kiểm tra sơ bộ dữ liệu trong Excel . Kết quả sau khi được chuyển sang Excel, cần kiểm tra lại một cách sơ bộ để phát hiện những lỗi do người vẽ bản vẽ khảo sát vô tình gây ra, ví dụ như nhập dữ liệu sai. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 86
  92. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 . Giả định đã biết cao độ của vùng này không quá 10.00m, do đó sẽ tiến hành kiểm tra xem có điểm đo nào có cao độ quá 10m không, nếu có thì đánh dấu bằng cách đổi màu chữ của điểm đó thành màu đỏ đậm. 2.7.1. Tạo mô-đun để viết mã lệnh . Trong file kết quả do chương trình chuyển đổi xuất sang Excel Gọi VBA IDE (có thể bấm Alt+F11) Tạo Module1: 2.7.2. Tạo chương trình con . Chương trình con dạng Sub: 2.7.3. Mã lệnh kiểm tra cao độ . Chương trình sẽ tự động xác định vùng có dữ liệu trong Excel bằng cách sử dụng đối tượng UsedRange. . Do chỉ quan tâm đến cao độ của các điểm đo, nên chỉ cần duyệt các Cells trong cột D (tức là cột số 4): . Biến r (kiểu Range) sẽ chứa thông tin đọc được trong các Cells thuộc cột 4 (là cột chứa giá trị cao độ của điểm đo). Kiểm tra giá trị trong biến r (r.Value), nếu nó lớn hơn 10 thì thực hiện việc đổi chữ sang màu đỏ đậm. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 87
  93. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5  Đối tượng UsedRange: mục 7.4.3 trang 157  Thay đổi định dạng trong Cells: mục 2.2.2 trang 108 3. BÀI TẬP 3.1. Bài tập 1 . Lập chương trình tính tổng chiều dài của các đoạn thẳng (đối tượng kiểu Line) được chọn trên bản vẽ AutoCAD. . Chương trình sẽ thực hiện như sau: o Yêu cầu người dùng chọn các đối tượng trên bản vẽ. Có thể chọn từng đối tượng, chọn một nhóm hoặc chọn toàn bộ. o Lọc lấy những đối tượng kiểu AcDbLine và tính tổng chiều dài của những đối tượng này. o Yêu cầu người dùng chọn 1 điểm (point) trên bản vẽ và ghi kết quả (tổng chiều dài các đoạn thẳng được chọn) lên bản vẽ tại điểm (point) vừa chọn. . Hướng dẫn cơ bản: o Tên đối tượng hình học của AutoCAD được chứa trong thuộc tính ObjectName. Đoạn chương trình sau sẽ hiển thị tên của mọi loại đối tượng hình học trong cửa sổ Immediate khi được chọn: Public Sub TenDT() Dim Obj As AcadObject Dim Pnt As Variant ThisDrawing.Utility.GetEntity Obj, Pnt, "Chon doi tuong:" Debug.Print Obj.ObjectName End Sub o Tên một số đối tượng hình học hay sử dụng: Loại đối tượng Tên Line AcDbLine LWPolyLine AcDbPolyline Text AcDbText o Chiều dài của đối tượng dạng đường (Line, LWPolyLine) được chứa trong thuộc tính Length. Đoạn mã lệnh sau sẽ hiển thị chiều dài của đối tượng dạng đường khi được chọn: Public Sub TenDT() Dim Obj As AcadObject Dim Pnt As Variant ThisDrawing.Utility.GetEntity Obj, Pnt, "Chon doi tuong:" Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 88
  94. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 Debug.Print Obj.Length End Sub o Tạo đối tượng Text: mục 5.2.6 trang 232 3.2. Bài tập 2 . Lập chương trình đánh dấu các dòng chứa dữ liệu cần tìm trong bảng Excel . Chương trình thực hiện nội dung sau: o Yêu cầu người dùng chọn mã vật liệu cần tìm o Tự động duyệt toàn bộ vùng dữ liệu hiện có và đánh dấu tất cả các dòng chứa loại vật liệu đó trong các công việc khác nhau. . Hướng dẫn cơ bản: o Mở file “Phan tich vat tu.xlsx” trong thư mục dự án o Khởi động VBA IDE trong Excel. o Tạo ra Module1 để viết mã lệnh. Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 89
  95. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 o Dùng hàm InputBox của đối tượng Application để nhập dữ liệu, lưu ý là chỉ chọn 1 Cell chứa mã số tật tư của loại vật liệu cần đánh dấu (trong hình dưới là ô C11, loại vật liệu là Xi măng PC30) o Viết mã lệnh để đánh dấu các dòng có loại vật liệu được chọn Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 90
  96. BÀI GIẢNG TIN HỌC XÂY DỰNG Dự án 5 o Sử dụng UsedRange để xác định vùng dữ liệu tự động hoặc yêu cầu người dùng nhập vùng dữ liệu bằng hàm Application.InputBox o Mã lệnh đánh dấu 1 dòng: Public Sub Test() Dim R As Range Set R = Application.InputBox("Chon ma so vat tu (MSVT)", Type:=8) Dim n As Long n = R.Row ‘ Số thứ tự dòng của Cell được chọn ThisWorkbook.ActiveSheet.Rows(n).Interior.Color = RGB(255, 0, 0) End Sub Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường 91