Bài giảng Tài chính công - Chương 4: Phân tích lợi ích - Chi phí dự án công - Trần Tấn Hùng
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tài chính công - Chương 4: Phân tích lợi ích - Chi phí dự án công - Trần Tấn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_cong_chuong_4_phan_tich_loi_ich_chi_phi.pdf
Nội dung text: Bài giảng Tài chính công - Chương 4: Phân tích lợi ích - Chi phí dự án công - Trần Tấn Hùng
- LOGO CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH- CHI PHÍ DỰ ÁN CÔNG 14/08/2016 Th.S Trần Tấn Hùng 1
- Giới thiệu Kinh tế học phúc lợi cung cấp khuôn khổ có tính chuẩn tắc: đánh giá, xem xét các chính sách khác nhau vận hành tốt ở mức nào và việc xây dựng chính sách mới để đạt được mục tiêu nhất định. Kinh tế học phúc lợi cũng tạo lập nền tảng để thiết lập phương pháp phân tích chi phí-lợi ích để đưa ra quyết định chi tiêu công. 2
- NỘI DUNG CHƢƠNG 4 1 Khái niệm phƣơng pháp phân tích 2 Những vấn đề cơ bản trong phân tích 3 Phân tích 3
- 4.1. Khái niệm phương pháp phân tích Phân tích chi phí – lợi ích thể hiện các kỹ thuật có tính thực hành để xác định mức đóng góp tương đối của các dự án có tính loại trừ lẫn nhau. Hiệu quả phân bổ nguồn vốn được thực hiện trên nguyên tắc: những dự án mới có chi phí xã hội biên nhỏ hơn lợi ích xã hội biên sẽ được chấp nhận. Hình thành một quy trình có tính hệ thống phục vụ đánh giá tổng thể một dự án công. 4
- 4.1. Khái niệm phương pháp phân tích Quy trình tóm tắt phân tích lợi ích – chi phí: Liệt kê tất cả các chi phí – lợi ích của dự án Lợi ích : trực tiếp – gián tiếp Chi phí : chi phí cơ hội – chi phí phát sinh từ ảnh hưởng của dự án. Đánh giá giá trị lợi ích và chi phí dưới dạng tiền tệ. Chiết khấu lợi ích ròng trong tương lai. 5
- 4.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích 4.2.1. Xác định giá trị hiện tại và tương lai của dự án 4.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ 4.2.3. Tỷ suất chi phí và lợi ích trong một dự án đầu tư 6
- 4.3. Phân tích 4.3.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công Tỷ suất chiết khấu của khu vực tư: phản ánh tỷ suất lợi nhuận của từng dự án. Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất mà ở đó xã hội đánh đổi tiêu dùng trong hiện tại để có được tiêu dùng trong tương lai. 7
- 4.3. Phân tích 4.3.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công Tỷ suất chiết khấu xã hội thường thấp hơn tỷ suất chiết khấu của khu vực tư do một số lý do: Sự quan tâm đến thế hệ tương lai. Thuyết phụ quyền. Tính kém hiệu quả của thị trường. 8
- 4.3. Phân tích 4.3.2. Đo lường chi phí-lợi ích trong các dự án công Khu vực tư: chi phí- lợi ích được đánh giá dễ dàng trên cơ sở giá thị trường. Khu vực công; chi phí- lợi ích xã hội không hoàn toàn dựa vào giá thị trường 9
- 4.3. Phân tích 4.3.2.1. Đo lường chi phí trong các dự án công Chi phí biên xã hội của bất kỳ nguồn lực nào là chi phí cơ hội của nó. Chi phí xã hội của việc khai thác các yếu tố đầu vào được quyết định bằng chi phí cơ hội, không phải bằng chi phí tiền mặt 10
- 4.3. Phân tích 4.3.2.2. Đo lường lợi ích trong các dự án công Lợi ích của dự án công là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội hay phúc lợi xã hội. Giá trị của thời gian: lý thuyết lựa chọn thu nhập – thời gian nhàn rỗi Giá trị cuộc sống của con người : thu nhập mất đi và xác suất gây tử vong 11
- 4.3. Phân tích 4.3.3. Đánh giá các yếu tố vô hình trong các dự án công Đánh giá yếu tố vô hình rất khó trong dự án công: Các yếu tố vô hình có thể làm sai lệch đánh giá của các dự án công: Nguồn lực giới hạn nên chính phủ phải đánh giá và lựa chọn các dự án công. Nhưng nhiều dự án theo phân tích chi phí - lợi ích không được chấp nhận nhưng chính phủ vẫn thực hiện: mục tiêu chính trị hay các ước muốn vô hình. Khó khăn trong lương hóa giá trị vô hình của dự án công 12
- 4.3. Phân tích 4.3.4. Các bẫy trong phân tích lợi ich – chi phí dự án công Phản ứng có tính dây chuyền: cần phân tích lợi ích dây chuyền và tổn thất dây chuyền của dự án. Việc làm của người lao động. Sự trùng lắp trong tính toán 13
- 4.3. Phân tích 4.3.5. Đánh giá tính không chắc chắn trong các dự án công Khi phân tích lợi ích – chi phí của một dự án có rủi ro, nên biến đổi thành giá trị tương đương chắc chắn. Giá trị tương đương chắc chắn là số lượng thu nhập chắc chắn mà một cá nhân sẵn lòng đánh đổi cho một tập hợp các kết quả không chắc chắn phát sinh từ dự án. 14