Bài giảng Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại - Chương V: Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống

pdf 14 trang ngocly 4010
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại - Chương V: Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quy_trinh_ky_thuat_chan_nuoi_lon_ngoai_chuong_v_ky.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại - Chương V: Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống

  1. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại (Chương V và hết) Chương V: Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống 1. Mục đích yêu cầu 1.1 Một số khái niệm: + Đực hậu bị tuyển chọn gây thành đực giống, đực làm việc.
  2. + Đực giống là đực được chọn lọc để dùng nhân giống. + Đực làm việc là đực chọn lọc để sử dụng thụ tinh nhân tạo hay nhảy trực tiếp 1.2. Chăn nuôi lợn đực giống có tầm quan trọng đặc biệt vì tính di truyền của nó sẽ truyền đạt cho một số lượng đông đảo đàn con. - Giúp người chăn nuôi nắm được các tiêu chuẩn chọn lọc, nuôi dưỡng chăm sóc lợn đực để ứng dụng trong sản xuất. 2. Chọn lọc lợn đực hậu bị 2.1. Chọn theo di truyền: Chọn con có lý lịch rõ ràng (bố đặc cấp, mẹ cấp I trở lên). 2.2. Chọn cá thể: Lợn đực giống được chọn cần đạt các tiêu chuẩn sau đây: a - Ngoại hình, thể chất: * Một số chiều đo Giai đoạn Thể trọng: Dài thân Vòng ống - 3 tháng tuổi 18 - 20kg 82 - 85 cm 12 - 13,5 cm - 5 tháng tuổi 60 - 70kg 103 - 109 cm 15 - 16,5 cm - 8 tháng tuổi 90 - 100kg 120 – 125 cm 17 - 18,5 cm * Ngoại hình + Các bộ phận của cơ thể cân đối, liên kết hài hòa - Phần cổ: dài, chắc chắn, không chọn con cổ ngắn, kết cấu không chặt chẽ với đầu và vai. - Ngực: rộng liên kết tốt với cổ và lưng.
  3. - Lưng : nở , rộng liên kết tốt với cổ và lưng. - Lưng: lưng cong, rộng, dài, liên kết tốt với vai và mông, loại bỏ những con lưng bằng hoặc võng. - Mông: dài, rộng, bằng, khỏe đi lại tự nhiên, không chọn những con mông ngắn, chân yếu, không chắc chắn, đi bàn, chân có hình X, chữ 0, đi lại khó khăn. - Vú: chọn những con có 12 vú trở lên , núm vú nổi rõ, thẳng hàng cách đều không chọn những con dưới 12 vú, núm vú tịt (vú kẹ ) không thẳng hàng và không cách đều. - Lông: chọn những con lông thưa, ngắn màu điển hình cho từng giống, không chọn những con lông dày, dài và xoăn. - Da : chọn con da mỏng, hồng hào, màu điển hình cho từng giống, không có bệnh ngoài da. Không chọn những con da dày, có bệnh ngoài da và có màu lông không điển hình cho phẩm giống. - Đuôi: chọn những con có khấu đuôi to, quăn xoắn, không chọn những con có khấu đuôi bé, đuôi rũ. - Tinh hoàn (hòn cà): chọn những con hai hòn cà cân đối, nổi rõ, gọn và chắc, không chọn con cà lệch, cà ẩn (lẩn), không cân đối, cà bọng, xệ, da tinh hoàn bị ghẻ, nấm. - Phần móng: Chọn những con móng chụm (móng hến), bằng, không chọn những con móng chõe (doáng rộng) móng cao móng thấp, nứt hà. Chú ý: Chọn độ vững chắc của chân lợn. + Các trục trặc về độ vững chắc của chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn đực. - Chân sau yếu, con đực không phối giống tốt được. - Chân trước không vững chắc làm suy giảm ham muốn phối giống.
  4. - Không chọn lợn đực giống chân sau thẳng đứng, dáng đi như đóng cọc, bước ngắn và bước nặng nề. - Không chọn những lợn đực người cao, chân quá dài vì rất khó đứng lên. - Khả năng di chuyển: Di chuyển thoải mái, dễ dàng, với bước dài trên nền chuồng. - Kích thước các ngón chân: Chọn con có 2 ngón bằng nhau, các ngón to và hơi choãi để chuyển động vững chãi, dễ dàng, ngón ngoài thường hơi rộng và dài hơn ngón trong. 2.3. Chỉ tiêu kiểm tra năng suất cá thể: - Tăng trọng gam/ngày : 700 - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng < 3 - Độ dày mỡ lưng : (mm) < 15 - Chỉ số chọn lọc : 100 3. Chọn lợn đực giống, đực làm việc - Lợn đực giống là những lợn giống đã được chọn đảm bảo tiêu chuẩn giống thông qua công tác kiểm tra năng suất (kiểm tra cá thể, kiểm tra anh chị em (vỗ béo) ở các Trung tâm kiểm tra năng suất lợn đực giống quốc gia. - Đực giống phải có đủ lý lịch, chứng chỉ năng suất như tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, dày mỡ lưng, chất lượng tinh dịch. Trọng lượng thường từ 95 - 100 kg trở lên lúc 7,5 - 8 tháng tuổi. - Hàng năm chúng được giám định để xếp cấp và tiến hành loại thải những con đạt cấp II trở xuống (30- 35%) theo TCVN qui định. 4. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn đực giống 4.1 - Nhu cầu dinh dưỡng:
  5. Tiêu chuẩn thức ăn nuôi lợn đực giống Giai đoạn 20- Giai đoạn 70 - Giai đoạn trên Nhu cầu 60kg 100kg 100kg Năng lượng 3.100 3.250 3.200 (Kcal/kg) Prôtêin thô (%) 18 16 15 Calci (ca) % 0,7 0,6 0,75 Phospho (p) % 0,35 0,32 0,38 Bðo % (lipit) 0,45 0,35 0,25 Xơ % 5 6 6 -7 4.2- Khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn của lợn đực giống. Thành thục về Tuổi Trọng lượng (kg) Số lượng thức ăn tính Bắt đầu hình 4 tháng 50-60 2kg thành tinh trùng Chức năng sinh 5 tháng 70-80 2,2 - 2,4 kg tinh hoạt động Chức năng sinh 6 tháng 90-100 dục hoạt động mạnh Hầu hết thành 7 tháng 110 thục, bắt đầu huấn luyện Bắt đầu làm việc 8 tháng 130 1 tuần 1 lần Thành thục thế 140 2,4 - 2,6 vóc 4.3 Kỹ thuật cho ăn:
  6. - Đúng giờ qui định - 1 ngày 2-3 bữa - Cho ăn sống tất cả các loại thức ăn ( trừ các loại cần phải xử lý như hạt đậu, cá ) - Thức ăn phải được chế biến tốt, hạt nhỏ, nên sử dụng thức ăn chuyên dùng cho lợn đực giống của các nhà sản xuất. - Không nên cho ăn quá no chỉ cho ăn 8-9/10 độ no là vừa . - Có đủ nước uống sạch thường xuyên, nhất là sau khi ăn, nên có van uống tự động. 4.4- Chăm sóc: - Chuồng nuôi phải sạch sẽ khô ráo, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. - Mùa hè chải cho lợn vào buổi sáng, tắm cho lợn vào buổi chiều. - Mùa đông chải 2 lần: sáng và chiều, những ngày nắng ấm: tắm 1 lần thay cho 1 lần chải, đảm bảo cho lợn luôn sạch sẽ . - Những ngày nhiệt độ cao > 350 C cần giảm nhiệt độ trong chuồng bằng cách phun nước lên mái và phun vào chuồng dưới dạng phun sương và tắm 2 lần/ngày. - Xoa nắn dịch hoàn cho lợn đực hậu bị, mỗi ngày 1 lần, thời gian từ 10-15phút. 5. Huấn luyện lợn đực nhảy giá 5.1. Tuổi huấn luyện: - Sau khi thành thục về tính và bắt đầu thành thục về thể vóc: Lợn đạt 7-8 tháng tuổi và trọng lượng từ 70kg trở lên. - Trước khi huấn luyện 15-30 ngày: Làm quen, tác động kỹ thuật để lợn dạn người và kích thích tính dục.
  7. 5.2. Nguyên tắc cơ bản: Thành lập cho con đực có được phản xạ nhảy giá và sau đó thường xuyên củng cố phản xạ này. Muốn vậy cần thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật như sau: - Cố định giờ lấy tinh (sáng hoặc chiều). - Cố định lịch, điều kiện, người và địa điểm lấy tinh. 5.3. Phương pháp huấn luyện: Trình tự huấn luyện theo sơ đồ sau: Cái động đực Õ Cái thường Õ Giá nhảy. Các bước cụ thể như sau: đầu tiên cố định cái động dục trên giá (phủ vải lên con cái) cho đực nhảy. - Khi đực đã nhảy lấy được tinh có thể chuyển sang con mồi bằng lợn cái thường. - Sau cùng cho lợn đực chuyển sang nhảy bằng giá. Chú ý: Mỗi giai đoạn huấn luyện phải được củng cố 3 - 4 lần. - Với gia súc có phản xạ tính dục hăng có thể đốt cháy giai đoạn, cho nhảy ngay lên cái thường hay giá hoặc bằng phương pháp tham quan những con đực đã có phản xạ nhảy giá thành thục. - Giá và gia súc làm giá phải cố định chắc chắn. 6. Nuôi dưỡng Nuôi dưỡng tốt trong quá trình tập luyện: khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối về giá trị dinh dưỡng. Cho ăn trứng và thóc mầm hoặc giá đỗ sau mỗi lần tập luyện. 7. Chế độ sử dụng * Số lần lấy tinh.
  8. - Khoảng cách khai thác lấy tinh: + 8 tháng tuổi: 7 ngày khai thác 1 lần + 9 tháng tuổi: 6 ngày khai thác 1 lần + 10 tháng tuổi: 5 ngày khai thác 1 lần + 11 tháng tuổi: 4 ngày khai thác 1 lần + 12 tháng tuổi: 3 ngày khai thác 1 lần + Trên 1 năm tuổi 2 ngày khai thác 1 lần - Lợn đực 1 năm rưỡi tuổi có chất lượng tinh trùng tốt nhất và có kích cỡ cơ thể và sức khỏe tốt nhất. - Lợn đực trưởng thành lấy tinh 2 ngày/1lần lúc trời mát. - Định kỳ giám định, kiểm tra đực giống (ngoại hình thể chất) phẩm chất tinh dịch bằng V.A.C.R.PH.X tỷ lệ sống chết, màu, mùi, độ vẫn, kết quả sinh sản để có quyết định loại thải. - Thời gian sử dụng lợn đực giống 36 tháng (kể từ ngày bắt đầu sử dụng lấy tinh). - Tỷ lệ loại thải: 33,3 %. 8. Công tác thú y 8.1 - Vệ sinh phòng trừ dịch bệnh: + Cơ sở nuôi lợn đực giống phải có nội quy phòng trừ dịch bệnh, nội dung gồm các điểm chính sau đây: - Có hàng rào bảo vệ - Nghiêm cấm người và sức vật ở ngoài vào khu nuôi lợn đực giống.
  9. - Công nhân và xe vận chuyển ra, vào đều phải qua nơi tiêu độc, công nhân chăm sóc phải có quần áo bảo hộ, ủng, khẩu trang riêng để sử dụng khi làm việc trong chuồng lợn giống. - Khi xuất nhập lợn giống phải tiến hành kiểm tra đầy đủ. - Khi lấy tinh phải vệ sinh bộ phận sinh dục, dụng cụ tiếp xúc với đực giống, xong việc phải lau sạch bộ phận sinh dục bằng vải mềm sạch. - Phải kiểm tra sức khỏe lợn đực giống hàng ngày, phát hiện sớm các bệnh tật, chữa trị kịp thời và nhốt riêng lợn nghi mắc bệnh truyền nhiễm. - Quét dọn, giữ chuồng và sân khô sạch thường xuyên. Diệt chuột và tiêu độc chuồng trại, cho lợn đực ngâm móng bằng dung dịch sulphát đồng 2%, theo định kỳ: mỗi tuần 1 lần. 8.2 Tiêm phòng: Lịch tiêm phòng vác- xin: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vac- xin Dịch tả lợn + + Tụ dấu + + Lepto + + Chú ý: + Tiêm vacxin lepto sau khi tiêm dịch tả và tụ dấu được ít nhất 3 tuần. + Tắm hoặc phun thuốc diệt ghẻ cho lợn. 9. Chuồng nuôi 9.1 Yêu cầu kỹ thuật: - Chuồng nền hoặc sàn cách đất, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có hệ thống làm mát bằng hơi nước.
  10. - Chuồng cần có ánh sáng dọi vào buổi sáng, tránh mưa từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét. - Kiểu chuồng một dãy: mặt trước hướng Đông - Nam. - Kiểu chuồng hai dãy: xây trục theo hướng hướng Nam - Bắc. Phần chuồng phía đông bố trí nuôi lợn đực giống. 9.2 Ô chuồng nuôi lợn đực làm việc: Mỗi con bố trí 1 ô. + Diện tích 2,5m x 2,5 m/ 1 lợn đực, bố trí cạnh ô lợn chờ phối. - Tấm ngăn bằng chắn song sắt 16, cao 1,3 m – 1,5 m. - Nền sàn cách đất hoặc láng xi măng; lát gạch chắc chắn. - Máng ăn: bằng Inôc ( nếu ở sàn cách đất), có kích thước: dài 0,4m x rộng 0,35m x sâu 0.35 cm, hoặc bằng bê tông ( nếu ở nền láng xi măng ): dài 0,4m x rộng 0,35m x sâu 0,15. Cạnh lớn 0,35m (nằm ngoài), cạnh nhỏ (nằm trong): 0,2m, lòng máng ăn hình tròn vát, láng trơn. - Nước uống: qua vòi uống tự động, đặt cách nền chuồng 80 cm. - Định mức lao động: 1 lao động nuôi 20 con. 10. Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với lợn ngoại TT Chỉ tiêu ĐVT Lợn ngoại I Lợn đực hậu bị ( từ 25-90 kg ) 1 Khả năng tăng trọng/ ngày g/ ngày 600 2 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng Kg 3,0 3 Độ dày mỡ lưng Mm 10-15 II Lợn đực giống nhảy trực tiếp 1 Tuổi sử dụng phối trực tiếp Tháng 8 2 Thời gian sử dụng phối trực tiếp Tháng 36
  11. 3 Tỷ lệ thụ thai % 80 4 Bình quân số con đẻ ra còn sống/lứa Con 9,6 5 Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh Kg 1,2-1,4 III Lợn đực khai thác tinh ( TTNT ) 1 Tuổi huấn luyện nhảy giá Tháng 7-8 2 Thời gian sử dụng khai thác tinh dịch Tháng 36 3 Lượng xuất tinh ( V ) ml 150-250 4 Hoạt lực tinh trùng ( A ) % 80 5 Mật độ tinh trùng ( C ) Triệu/ml 200-270 6 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình % 15 VAC (Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh 7 tỷ 30 dịch ) 8 Liều tinh sản xuất/ lần khai thác 800.000-1.000.000 con tinh trùng tiến thẳng ( Liều 30-32 Phối cho lợn nái móng cái ) 2.000.000-2.500.000 con tinh trùng tiến thẳng ( Liều 12-15 Phối cho lợn nái lai + nái ngoại ) IV Lợn thương phẩm nuôi thịt 1 Số ngày tuổi đạt 90 kg Ngày 180 2 Khả năng tăng trọng/ ngày tuổi 500-600 3 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng Kg 2,9 4 Độ dày mỡ lưng ( đo tại vị trí P2 ) Mm 15-20 V Lợn nái ngoại 01 - Tuổi phối giống lần đầu tháng 8 02 - Trọng lượng phối giống kg 100- 110 03 - Thời gian sử dụng sinh sản năm 4 04 - Mức khấu hao/nái /năm %
  12. 05 - Tỷ lệ loại thải nái sinh sản/ năm % 25 06 - Số lứa đẻ /nái/năm lứa 33 07 - Số con đẻ ra sống/nái/lứa con 2,1 08 - Số con cai sữa/nái/lứa kg 9.5 09 - Số ngày cai sữa không dài hơn ngày 8.5 10 - Trọng lượng cai sữa bình quân ở 35 kg 35 ngày. 11 con 7 - Trọng lượng ở 60 ngày tuổi 12 con 18 - Sản xuất hậu bị cái / nái/ năm 13 con 5-6 - Sản xuất hậu bị đực / nái/ năm 14 g/ngày 0,5-1 - Tăng trọng lợn hậu bị 20-90 kg. 15 kg 650 - Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con khi đạt 20 16 kg 4,5 kg VI %protein 1/30 - Tỷ lệ đực / cái 1 %protein 1.000 Định mức thức ăn: 2 kg 14- +Thức ăn cho lợn nái + Lợn con 16 VII %protein - Thức ăn hỗn hợp cho lợn mẹ/ năm. 18 I kg/ngày - Chất lượng thức ăn hỗn hợp cho lợn 1.020 VIII mẹ kg/ngày 15- -Chất lượng thức ăn hỗn hợp cho lợn kg/ngày 17 con
  13. +Thức ăn cho lợn đực làm việc kg/ngày 2 kg -Thức ăn HH cho lợn đực làm việc/ kg/ngày 4 kg năm. kg/ngày 2 kg - Chất lượng thức ăn hỗn hợp cho lợn kg/ngày 2,5 đực kg kg/ngày Khẩu phần ăn cho lợn nái khô + chửa 2 kg kg/ngày - Ngày chờ phối 1 kg/ngày - Kích thích động dục bằng thức ăn 2 kg/ngày - Phối giống: 1- 84 ngày có chửa 3 kg/ngày - Từ 85-113 ngày có chửa 4 kg/ngày Khẩu phần ăn cho lợn nái đẻ + nuôi con: 3,8 kg/ngày + 16 ngày trước khi đẻ 4,1 + Ngày nuôi con thứ 1 4,4 + Ngày nuôi con thứ 2 4,7 + Ngày nuôi con thứ 3 5 + Ngày nuôi con thứ 4-7 + Ngày nuôi con thứ 8 trở đi: - Nái nuôi 6 con: - Nái nuôi 7 con: - Nái nuôi 8 con:
  14. - Nái nuôi 9 con: - Nái nuôi 10 con: