Bài giảng Quản trị văn phòng - Chương 2: Những vấn đề chung về công tác văn thư

pdf 60 trang ngocly 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị văn phòng - Chương 2: Những vấn đề chung về công tác văn thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_van_phong_chuong_2_nhung_van_de_chung_ve.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị văn phòng - Chương 2: Những vấn đề chung về công tác văn thư

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
  2. Văn thư: từ gốc Hán, dùng để chỉ tên gọi chung của các loại VB, bao gồm cả VB do cá nhân, gia đình, dòng họ lập ra (đơn từ, nhật ký, di chúc, gia phả ) và các VB do các CQNN ban hành (chiếu, chỉ, sắc, lệnh ) để phục vụ cho quản lý, điều hành công việc chung.
  3. - Phổ biến dưới các triều đại PK Trung Hoa - Du nhập vào nước ta từ thời Trung cổ, sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn. Dưới thời Minh Mạng, được gọi là Văn thư phòng. - Ngày nay, VB đã và đang là phương tiện phổ biến, dùng để ghi chép và truyền đạt thông tin phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành về các mặt công tác.
  4. 1. Khái niệm - Bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành VB; quản lý VB và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các CQ, TC; quản lý và sử dụng con dấu trong CTVT (khoản 2, điều 1, NĐ 110/2004/NĐ-CP)
  5. Công tác văn thư (CTVT) là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ công việc liên quan đến soạn thảo, ban hành văn bản, tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, lập hồ sơ hiện hành nhằm đảm bảo thông tin văn bản cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức. (Vương Đình Quyền (2011), Lý luận và phương pháp công tác văn thư, ĐHQGHN, tr.11)
  6. 2. Nội dung Công tác văn thư • Soạn thảo văn bản • Quản lý và giải quyết văn bản • Quản lý và sử dụng con dấu • Lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan
  7. 3. Tính chất và đặc điểm của CTVT • CTVT mang tính chất nghiệp vụ, kỹ thuật • CTVT mang tính chất chính trị cao • CTVT liên quan đến nhiều cán bộ, viên chức trong cơ quan, tổ chức. • CTVT bao gồm nhiều công việc đan xen trong quá trình hoạt động của các CQ, TC.
  8. 4. Mục đích, ý nghĩa CTVT • CTVT đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý của các CQ. • Làm tốt CTVT sẽ góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác của CQ.
  9. • Làm tốt CTVT sẽ có tác dụng phòng chống tệ quan liêu, giấy tờ. • Làm tốt CTVT sẽ góp phần giữ gìn bí mật nhà nước, bí mật CQ.
  10. Theo Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước được UBTVQH thông qua ngày 28/12/2000 thì “Bí mật nhà nước là những thông tin về vụ việc, tài liệu, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố mà tiết lộ sẽ gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
  11. QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐẾN VÀ VĂN BẢN ĐI
  12. 1. Khái niệm Quản lý văn bản (QLVB) là áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm tiếp nhận, chuyển giao nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo an toàn VB hình thành trong hoạt động hàng ngày của CQ, TC.
  13. 2. Nguyên tắc quản lý văn bản - Tất cả VB đi, VB đến của CQ, TC, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đều phải được quản lý tập trung, thống nhất tại văn thư của CQ, TC.
  14. VB đi ,đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.
  15. - VB đến có đóng các dấu độ khẩn phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. VB khẩn đi cần được hoàn thành thủ tục phát hành và chuyển ngay sau khi VB được ký.
  16. - VB, tài liệu mang bí mật nhà nước (VB mật) được đăng ký, quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước. (Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 của Cục VTLTNN)
  17. 3. Quản lý văn bản đến 3.1 Tiếp nhận, đăng ký VB đến 3.2 Trình và chuyển giao VB đến 3.3 Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết VB đến
  18. 3.1 Tiếp nhận, đăng ký VB đến 3 .1.1 Văn bản đến Tất cả các loại văn, bao gồm VBQPPL, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản fax, văn bản được chuyển qua mạng, văn bản mật) và đơn, thư gửi đến CQ, TC được gọi chung là văn bản đến.
  19. 3.1.2 Tiếp nhận, đăng ký VB đến a) Tiếp nhận VB đến - VB đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải tập trung tại văn thư CQ, TC để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. - Những VB đến không được đăng ký tại Văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
  20. - Khi tiếp nhận VB được chuyển đến từ mọi nguồn, trong trường hợp VB được chuyển đến ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ, phải kiểm tra sơ bộ về số lượng, tình trạng bì, nơi nhận, dấu niêm phong (nếu có)
  21. - Đối với VB mật đến, phải kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận nhằm phát hiện những sai sót, hư hỏng, mất mát.
  22. - Nếu thấy bì VB bị rách, bị bóc, bị mất bì, bị mất hoặc bị tráo đổi VB bên trong phải báo cáo ngay cho Chánh VP, Trưởng phòng hành chính ở những CQ, TC có VP; trong trường hợp cần thiết phải lập biên bản với người đưa VB.
  23. - Đối với VB được chuyển qua máy Fax hoặc qua mạng, văn thư cũng phải kiểm tra sơ bộ về số lượng VB, số lượng trang của mỗi VB và nơi nhận Trường hợp phát hiện có sai sót phải thông báo cho nơi nhận hoặc báo cáo người giao trách nhiệm, xem xét, giải quyết.
  24. b) Phân loại sơ bộ, bóc bì VB đến - Loại không bóc bì: các bì VB gửi cho tổ chức Đảng, các đoàn thể trong CQ, TC và các bì VB gửi đích danh người nhận, được chuyển tiếp cho nơi nhận. - Loại do cán bộ văn thư bóc bì: tất cả các loại bì còn lại, trừ những bì VB trên đó đóng dấu chữ ký các độ mật (bì VB mật)
  25. Trường hợp TL, vật mang bí mật nhà nước đến mà bì trong có dấu “ Chỉ người có tên mới được bóc bì” và chuyển ngay đến người có tên trên bì. Nếu người có tên ghi trên bì đi vắng thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết. Văn thư không được bóc bì.
  26. Khi bóc bì lưu ý: - Những bì có đóng các dấu độ khẩn cần được bóc trước để giải quyết kịp thời. - Không gây hư hại đối với VB trong bì, không làm mất số, ký hiệu VB, địa chỉ CQ gửi và dấu bưu điện; soát lại bị và tránh để sót VB.
  27. - Đối chiếu số, ký hiệu ghi ngoài bì với số, ký hiệu của VB trong bì; trường hợp phát hiện có sai sót, cần thông báo cho nơi gửi biết để giải quyết.
  28. - Nếu VB đến có kèm theo phiếu gửi thì phải đối chiếu VB trong bì với phiếu gửi, khi nhận xong, phải ký nhận, đóng dấu vào phiếu gửi và gửi trả lại cho nơi gửi VB.
  29. - Đối với đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những VB cần được kiểm tra, xác minh một điểm gì đó hoặc những VB mà ngày nhận cách quá xa ngày tháng văn bản thi cần giữ lại bì và đính kèm với VB để làm bằng chứng.
  30. c. Đóng dấu “Đến”, ghi số và ngày đến - Tất cả VB đến thuộc diện đăng ký tại VT phải đóng dấu “Đến”, ghi số đến và ngày đến. Đối với bản fax thì cần chụp lại trước khi đóng dấu “Đến”, đối với VB chuyển phát qua mạng có thể in ra và làm thủ tục đóng dấu “Đến”.
  31. Đối với những VB đến không thuộc diện đăng ký tại VT thì không phải đóng dấu “Đến” mà chuyển cho ĐV, cá nhân có trách nhiệm giải quyết.
  32. Cách đóng dấu đến - Đối với những VB có tên gọi, dấu “Đến” được đóng ở bên dưới số, ký hiệu VB. - Đối với công văn hành chính, dấu “Đến” được đóng ở bên dưới trích yếu nội dung văn bản.
  33. Đối với những VB có dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc) thì dấu “Đến” được đóng ở bên lề trái văn bản phía dưới địa danh, ngày tháng năm ban hành VB.
  34. Cách ghi các nội dung TT trên dấu“Đến” - Số đến: là số thứ tự đăng ký văn bản đến. Số đến được đánh liên tục, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
  35. Ngày đến: là ngày, tháng, năm cơ quan, TC nhận được VB (hoặc đơn, thư), đóng dấu đến và đăng ký; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước; năm được ghi bằng hai chữ số.
  36. - Giờ đến: đối với VB có đóng dấu “Thượng khẩn” và “Hỏa tốc” (kể cả “Hỏa tốc hẹn giờ”, cán bộ VT phải ghi giờ nhận (14:30) - Chuyển: ghi tên đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm giải quyết.
  37. d) Đăng ký văn bản đến - Đăng ký văn bản đến bằng sổ + Lập sổ đăng ký văn bản đến + Đăng ký văn bản đến - Đăng ký bằng máy vi tính
  38. * Lập sổ đăng ký văn bản đến - Đối với những CQ, TC tiếp nhận dưới 2000 VB đến/1năm, cần lập ít nhất 2 loại sổ sau: + Sổ đăng ký VB đến (dùng để đăng ký tất cả các loại VB, trừ VB mật) + Sổ đăng ký VB mật đến
  39. - Những CQ, TC tiếp nhận từ 2000 –> dưới 5000 VB đến/1 năm, nên lập các loại sổ sau: + Sổ đăng ký VB đến của các Bộ, ngành, CQTW. + Sổ đăng ký VB đến của các CQ, TC khác + Sổ đăng ký VB mật đến.
  40. - Đối với những CQ, TC tiếp nhận trên 5000 VB đến/1 năm thì cần lập các sổ đăng ký chi tiết hơn, theo một số nhóm CQ giao dịch nhất định và sổ đăng ký VB mật đến. - Những CQ, TC hàng năm tiếp nhận nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo có thể lập sổ đăng ký đơn, thư riêng; trường hợp số lượng đơn, thư không nhiều thì nên sử dụng sổ đăng ký VB đến để đăng ký.
  41. * Đăng ký văn bản đến - Bìa và trang đầu - Phần đăng ký văn bản đến
  42. Bìa sổ đăng ký văn bản đến
  43. Cách ghi bìa sổ đăng ký VB đến - Công văn 425
  44. Phần đăng ký VB đến thường Ngày Số đến Tác giả Số, KH Ngày Tên Đơn vị Ký Ghi đến tháng loại và hoặc nhận chú trích người yếu nội nhận dung (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
  45. Cột 1: Ngày đến Cột 2: số đến Cột 3: Tác giả Cột 4: Số, ký hiệu Cột 5: Ngày tháng Cột 6: Tên loại và trích yếu nội dung Cột 7: Đơn vị hoặc người nhận Cột 8: Ký nhận Cột 9: Ghi chú
  46. * Đăng ký văn bản bằng máy vi tính sử dụng chương trình quản lý văn bản
  47. - Yêu cầu chung đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản đến được thực hiện theo Bản hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin trong VT-LT ban hành kèm theo Công văn số 608/LTNN-TTNC ngày 19/11/1999 của Cục Lưu trữ nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) - Việc đăng ký (cập nhật) VB đến vào CSDL VB đến được thực hiện theo hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm QLVB của CQ, TC cung cấp chương trình phần mềm đó.
  48. 3.2 Trình và chuyển giao VB đến - Trình văn bản Ý kiến phân phối VB được ghi vào mục “chuyển” trong dấu “Đến”. Ý kiến chỉ đạo giải quyết (nếu có) và thời hạn giải quyết VB đến (nếu có) cần được ghi vào phiếu riêng
  49. - Chuyển giao văn bản đến Văn bản đến được chuyển giao cho các đơn vị hoặc cá nhân giải quyết căn cứ vào ý kiến của người có thẩm quyền.
  50. Cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Nhanh chóng: VB cần được chuyển cho đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm giải quyết trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo - Đúng đối tượng: VB phải được chuyển cho đúng người nhận - Chặt chẽ: khi chuyển giao VB, phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu và người nhận VB phải ký nhận; đối với VB đến có đóng dấu “Thượng khẩn” và “Hỏa tốc” (kể cả “Hỏa tốc hẹn giờ) cần ghi rõ thời gian chuyển.
  51. 3.3 Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết VB đến - Giải quyết văn bản đến Khi nhận được VB đến, các ĐV, cá nhân có trách nhiệm giải quyết kịp thời theo thời hạn được PL quy định hoặc theo quy định cụ thể của CQ, TC Đối với những VB đến có đóng dấu độ khẩn phải khẩn trương giải quyết, không được chậm trễ.
  52. Lưu ý: - Khi nhận được bản chính của bản fax hoặc VB chuyển qua mạng, CBVT cũng phải đóng dấu “Đến”, ghi số và ngày đến (số đến và ngày đến là số thứ tự và ngày, tháng, năm đăng ký bản fax, VB chuyển qua mạng) và chuyển cho đơn vị hoặc cá nhân đã nhận bản fax, VB chuyển qua mạng.
  53. QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐI - Công văn 425