Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 5: Lãi suất
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 5: Lãi suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_5_lai_suat.pptx
Nội dung text: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 5: Lãi suất
- Chương 5 LÃI SUẤT
- Nội dung chính 1. Các yếu tố hình thành mức lãi suất thị trường 2. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 3. Tác động của lãi suất đến quyết định kinh doanh
- Lãi suất 0 1 2 3 4 5 i $100 $100 Lãi suất 1 kỳ
- 1. Các yếu tố hình thành Lãi suất thực không rủi ro r* Phần bù lạm phát IP Hệ số rủi ro vỡ nợ DRP Hệ số rủi ro thanh khoản LP Hệ số rủi ro đáo hạn MRP
- Phương trình lãi suất Lãi suất công bố hay lãi suất danh nghĩa của 1 chứng khoán nợ (r) r = r* + IP + DRP + LP + MRP r = + DRP + LP + MRP
- Các yếu tố quyết định • r*: lãi suất với chứng khoán không có rủi ro trong điều kiện không có lạm phát • rrf: lãi suất danh nghĩa của chứng khoán Trái phiếu chính phủ ngắn hạn • IP: hệ số lạm phát, bằng với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng trung bình trong suốt vòng đời chứng khoán
- Các yếu tố quyết định • DRP: hệ số rủi ro vỡ nợ, phản ánh khả năng người phát hành chứng khoán không thanh toán tiền lãi hoặc mệnh giá vốn vào thời điểm quy định với lượng tiền định trước. • LP: hệ số rủi ro thanh khoản, phản ánh khả năng người cho vay có chứng khoán không thể chuyển thành tiền mặt với mức giá hợp lý. • MRP: hệ số rủi ro đáo hạn, phản ánh rủi ro liên quan đến việc mất giá chứng khoán do lạm phát và lãi suất tăng lên.
- 1.1. Lãi suất thực phi rủi ro r* • Thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế: 1. Lợi tức mà người đi vay hy vọng đạt được – Tạo mức lãi suất trần có thể trả trên khoản vay 2. Sở thích thời điểm tiêu dùng của người tiêu dùng – Tạo mức tiêu dùng mà người có các khoản tiết kiệm muốn để lại tiêu dùng trong tương lai • Lãi suất khác nhau ở những mức vốn khác nhau
- 1.2. Lãi suất danh nghĩa phi rủi ro rrf • Lãi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn để chỉ lãi suất không có rủi ro trong ngắn hạn. • Lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn để chỉ lãi suất không có rủi ro trong dài hạn. • Phần bù lạm phát: IP – Một ổ bánh mì hôm nay $1. Gửi 100$ hôm nay – Lãi suất 3%, – Dự kiến lạm phát năm tới là 5%, nên giá 1 ổ là $1,05 – Lượng bánh mì thực tế mua được: $103/$1,05 = 98,1 – Để mua được 103 ổ, cần lãi suất là 8,15%
- 1.3. Hệ số rủi ro vỡ nợ DRP • Trái phiếu có rủi ro vỡ nợ càng lớn, lãi suất trái phiếu càng cao. • Trái phiếu chính phủ không có rủi ro này. Loại trái phiếu Lãi suất DRP Chính phủ 4,65% - AAA 5,45% 0,8 AA 5,6% 0,95 A 5,78% 1,13 BBB 6,34% 1,69
- 1.4. Hệ số rủi ro thanh khoản LP • Tài sản thanh khoản có khả năng nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt theo giá thị trường. • Các tài sản tài chính khác nhau có mức thanh khoản khác nhau. • Chênh lệch LP ít nhất giữa chứng khoán nợ có tính thanh khoản cao nhất và thấp nhất vào khoảng 2% tới 4% hoặc 5%.
- 1.5. Hệ số rủi ro đáo hạn MRP • Các chứng khoán dài hạn sẽ giảm giá bất cứ khi nào lãi suất tăng, nên có rủi ro lãi suất. • Thời hạn càng dài, rủi ro lãi suất càng lớn, hệ số rủi ro đáo hạn càng lớn. • Nên lãi suất trái phiếu dài hạn cao hơn lãi suất trái phiếu ngắn hạn. • MRP của trái phiếu thời hạn 20 năm thường trong khoảng 1%-2% • Trái phiếu ngắn hạn có rủi ro lãi suất tái đầu tư
- 2. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất • Người vay vốn: phát hành chứng khoán nợ dài hạn hay ngắn hạn? • Nhà đầu tư: mua trái phiếu dài hạn hay ngắn hạn? • Mối quan hệ giữa lãi suất dài hạn và ngắn hạn
- 2.1.Đường cong lợi tức • Mối quan hệ giữa lợi tức trái phiếu r(danh nghĩa) và thời hạn đáo hạn của trái phiếu. • Đường cong lợi tức bình thường: – Lãi suất dài hạn cao hơn ngắn hạn vì MRP cao hơn • Đường cong lợi tức gù: – Lãi suất trung hạn cao hơn so với lãi suất ngắn và dài hạn • Đường cong lợi tức ngược: – Lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn – Lạm phát kỳ vọng ở mức cao, đột ngột giảm xuống
- 2.1. Đường cong lợi tức Thời gian Lãi suất đáo hạn 3/1980 2/2000 2/2005 6 tháng 15% 6% 2,9% 1 năm 14% 6,2% 3,1% 5 năm 13,5% 6,7% 3,8% 10 năm 12,8% 6,7% 4,2% 30 năm 12,3% 6,3% 4,6%
- Đường cong lợi tức bình thường
- Đường cong lợi tức phẳng
- Đường cong lợi tức ngược
- 2.1. Đường cong lợi tức • Hình dạng / độ dốc đường cong lợi tức được quyết định bởi: – Lạm phát kỳ vọng trên thị trường tăng, IP dài hạn cao hơn ngắn hạn,ngược lại. – Thời hạn trái phiếu: dài hạn có rủi ro MRP cao hơn ngắn hạn. – Hai yếu tố trên làm trái phiếu dài hạn có lợi tức r cao hơn ngắn hạn
- 2.1. Đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ Thời gian Lạm phát dự tính tăng đáo hạn r* IP MRP Lãi suất 1 năm 2,5% 3% 0% 5,5% 5 2,5% 3,4% 0,18% 6,08% 10 2,5% 4% 0,28% 6,78% 20 2,5% 4,5% 0,42% 7,42% 30 2,5% 4,67% 0,53% 7,7%
- 2.1. Đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ Thời gian Lạm phát dự tính giảm đáo hạn r* IP MRP Lãi suất 1 năm 2,5% 5% 0% 7,5% 5 2,5% 4,6% 0,18% 7,28% 10 2,5% 4% 0,28% 6,78% 20 2,5% 3,5% 0,42% 6,42% 30 2,5% 3,33% 0,53% 6,36%
- 2.2.Đường cong lợi tức trái phiếu doanh nghiệp • Rủi ro vỡ nợ và rủi ro thanh khoản cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian đáo hạn của trái phiếu. • Rủi ro vỡ nợ, thanh khoản cao khi thời gian đáo hạn càng dài Thời gian Lãi suất đáo hạn Trái phiếu Trái phiếu Trái phiếu chính phủ hạng AAA hạng BBB 1 năm 5,5% 6,7% 7,4% 5 6,1% 7,4% 8,1% 10 6,8% 8,2% 9,1% 20 7,4% 9,2% 10,2% 30 7,7% 9,8% 11,1%
- 3. Lãi suất và quyết định kinh doanh • Bạn cần xây dựng một nhà máy mới thời hạn 30 năm với chi phí 1 tỷ, và giả định vay để tài trợ. • Lãi suất ngắn hạn 3,1% • Lãi suất dài hạn 4,6%
- 3. Lãi suất và quyết định kinh doanh • Nếu vay ngắn hạn, phải gia hạn vay hàng năm, lãi suất hiện hành mới có thể cao đến 14% • Làm giảm lợi nhuận, tăng rủi ro làm tụt hạng trái phiếu nên người cho vay tăng thêm hệ số rủi ro cho lãi suất mà bạn vay, tiếp tục tăng tiền lãi vay • Giảm lợi nhuận, làm người cho vay lo lắng hơn, ngần ngại khi cho bạn gia hạn các khoản vay. Nếu họ yêu cầu thanh toán, bạn phải bán lỗ tài sản và phá sản.
- 3. Lãi suất và quyết định kinh doanh • Nếu vay dài hạn, lãi suất thị trường không ảnh hưởng vì tiền lãi cố định. • Nhưng nếu lãi suất giảm trong vòng vài năm tới, lãi suất thị trường giảm, bất lợi cho bạn. • Quyết định huy động vốn nếu có thể dự đoán chính xác lãi suất trong tương lai. Nhưng khó dự đoán. Chính sách tài chính hợp lý gồm: – Vay vốn ngắn hạn – Vay vốn dài hạn – Tăng vốn chủ sở hữu – Tài sản thanh khoản nhiều đảm bảo vay ngắn hạn.
- 3. Lãi suất và quyết định kinh doanh • Người tiết kiệm cho về hưu: – Đầu tư quỹ hỗ tương trái phiếu có thời hạn 25, 20 năm – Đầu tư quỹ thị trường tiền tệ có thời hạn vài tháng • Nếu đường cong lợi tức bình thường, thu được nhiều lợi tức hơn nếu chọn quỹ đầu tư nhiều trái phiếu dài hạn. • Nếu lãi suất tăng thì giá trị thực trái phiếu giảm • Nếu lãi suất giảm, quỹ tăng giá trị