Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Chương 12: Quản trị tài chính quốc tế

ppt 44 trang ngocly 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Chương 12: Quản trị tài chính quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_kinh_doanh_quoc_te_chuong_12_quan_tri_tai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Chương 12: Quản trị tài chính quốc tế

  1. CHƯƠNG 12: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1. Xác định mối liên hệ công ty mẹ – con 2. Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management) 3. Lập ngân sách vốn quốc tế (International Capital Budgeting) 4. Cơ cấu vốn quốc tế 5. Quản lý dòng tiền mặt toàn cầu 6. Chiến lược tài chính quốc tế 1
  2. 1. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ CÔNG TY MẸ – CON 1.1. Giải pháp nhiều mặt (Policentric solution) 1.2. Giải pháp cục bộ (Ethnocentric solution) 1.3. Giải pháp trung tâm (Geocentric solution) 2
  3. 1.1. GIẢI PHÁP NHIỀU MẶT ▪ Tạo cho công ty MNC như là công ty mẹ và phân quyền quyết định cho các công ty con. ▪ Những thỏa thuận về bảng kê tài chính được chuẩn bị theo nguyên tắc kế toán chung cho cả công ty mẹ và công ty con. ▪ Sự thực hiện của công ty con được đánh giá liên quan đến yếu tố nội địa và nước ngoài. 3
  4. 1.1. GIẢI PHÁP NHIỀU MẶT (tt) Ưu điểm: ▪ Việc phân quyền làm quyết định được lập ngay thời điểm theo điều kiện thị trường ▪ Các công ty con hoạt động linh động hơn, năng động và hiệu quả hơn. Nhược điểm: ▪ Giảm quyền lực tập trung ở công ty mẹ không phù hợp nhu cầu quản trị cấp cao của công ty. ▪ Tạo cạnh tranh giữa các công ty con trên thế giới và giảm lợi nhuận toàn bộ công ty. 4
  5. 1.2. GIẢI PHÁP CỤC BỘ ▪ Là làm cho tất cả hoạt động kinh doanh nước ngoài như là mở rộng kinh doanh trong nước. ▪ Mỗi đơn vị hợp thành hệ thống kế hoạch và kiểm tra công ty mẹ. 5
  6. 1.2. GIẢI PHÁP CỤC BỘ (tt) Ưu điểm: ▪ Phối hợp quản lý toàn bộ hoạt động ▪ Tập trung quản lý tài chính hiệu quả. Nhược điểm: ▪ Hạn chế hoạt động linh động của các công ty con. ▪ Cản trở những nỗ lực mở rộng của các công ty con vì công ty mẹ lấy hết nguồn lực cần thiết. 6
  7. 1.3. GIẢI PHÁP TRUNG TÂM ▪ Để giữ kế hoạch tài chính và kiểm soát quyết định trên toàn cầu. ▪ Quyết định chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố ▪ Bản chất và vị trí của các công ty con ▪ Lợi ích có thể đạt được khi phối hợp hiệu quả hoạt động các công ty con. ▪ Thường có hiệu quả hơn khi tập trung tất cả các quyết định kiểm tra tài chính. 7
  8. 2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 2.1. Lạm phát 2.2. Phân loại rủi ro tài chính 2.3. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái 8
  9. 2.1. LẠM PHÁT Mỗi quốc gia có mức độ lạm phát hàng năm khác nhau. Aûnh hưởng: ▪ Làm cho các khoản nợ tài chính hấp dẫn. ▪ Tác động đến lãi suất làm tăng chi phí khoản vay. ▪ Tác động đến giá trị tiền tệ trên thế giới. 9
  10. 2.1. LẠM PHÁT (tt) Khi MNC kinh doanh ở nước có mức lạm phát cao, sử dụng chiến lược: ▪ Nhanh chóng giảm tài sản cố định để thánh toán giá trị tài sản nhanh như có thể. ▪ Chậm thanh toán các khoản chưa thanh toán cho người bán mà thanh toán bằng tiền địa phương. ▪ Nhấn mạnh hơn việc thu các khoản phải thu vì tiền tệ sẽ mất giá hàng tháng. 10
  11. 2.1. LẠM PHÁT (tt) Các chiến lược lựa chọn (tt): ▪ Giữ số tiền địa phương trong lúc chuyển số còn lại của quỹ này vào nơi ổn định hơn. ▪ Tìm nguồn vốn khác vì người cho vay địa phương sẽ tăng lãi suất để bảo vệ khoản thu hồi trên đầu tư của họ. ▪ Nâng giá để giữ lợi nhuận. 11
  12. 2.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TÀI CHÍNH ▪ Rủi ro (từ điển) – là khả năng chịu thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn. ▪ Rủi ro (tài chính) – là giá trị hoặc kết quả mà hiện tại chưa biết đến, tức rủi ro có tác động tích cực hoặc tiêu cực. 12
  13. 2.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TÀI CHÍNH (tt) ▪ Có 3 loại rủi ro tài chính: ▪ Rủi ro lãi suất – lãi suất tăng, chi phí lãi suất vay vốn tăng, lợi nhuận công ty giảm. ▪ Rủi ro tỷ giá hối đoái – tỷ giá hối đoái thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả sản phẩm, đến lợi nhuận công ty. ▪ Rủi ro giá cả hàng hóa – giá cả đầu vào, năng lượng, tăng làm giảm lợi nhuận công ty. 13
  14. 2.3. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.3.1. Rủi ro chuyển đổi (Translation Exposure = Accounting Exposure) 2.3.2. Rủi ro giao dịch (Transaction Exposure) 2.3.3. Rủi ro kinh tế (Economic Exposure = Operating Exposure) 14
  15. 2.3.1. RỦI RO CHUYỂN ĐỔI ▪ Chuyển đổi là quá trình trình bày lại bảng kê tài chính nước ngoài theo đồng tiền chính quốc. ▪ Rủi ro chuyển đổi xuất hiện khi công ty chuẩn bị bảng báo cáo tài chính phối hợp (Consolidated Financial Statements) với việc chuyển đổi các đồng ngoại tệ thành đồng chính quốc. ▪ Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong việc chuyển đổi có thể là tỷ giá hối đoái hiện tại, quá khứ hoặc sử dụng cùng một tỷ giá cho các tài sản có và nợ. 15
  16. 2.3.1. RỦI RO CHUYỂN ĐỔI (tt) Quản lý rủi ro kế toán (Managing Accounting Exposure) hoặc giảm rủi ro bảng tổng kết tài sản (Balance Sheet Hedge). Trường hợp đồng tiền địa phương bị mất giá, công ty có các phương án sau: ▪ Bán đồng tiền địa phương ở dạng hợp đồng giao có kỳ hạn. ▪ Giảm các mức tiền mặt địa phương và các chứng khoán có khả năng thanh toán. ▪ Siết chặt tín dụng (giảm các khoản phải thu bằng đồng tiền địa phương) ▪ Trì hoãn việc thu tiền của các khoản phải thu bằng tiền tệ mạnh. 16
  17. 2.3.1. RỦI RO CHUYỂN ĐỔI (tt) Các phương án lựa chọn (tt): ▪ Tăng nhập khẩu hàng hóa tính theo đồng tiền mạnh. ▪ Vay mượn nội địa. ▪ Trì hoãn việc thanh toán các khoản phải trả. ▪ Đẩy mạnh việc chuyển cổ tức và phí về công ty mẹ hay các công ty con khác. ▪ Đẩy mạnh việc thanh toán các khoản phải trả giữa các công ty con ▪ Làm hóa đơn xuất khẩu bằng ngoại tệ và nhập khẩu bằng đồng tiền địa phương. 17
  18. 2.3.2. RỦI RO GIAO DỊCH Rủi ro giao dịch đo lường những gì thu được hoặc lỗ lã phát sinh từ việc thanh toán những hoạt động tài chính mà những khoản này được biểu thị bằng ngoại tệ. Rủi ro giao dịch nảy sinh từ: ▪ Việc mua/bán hàng hóa, dịch vụ mà giá của những thứ này được tính bằng ngoại tệ. ▪ Quỹ đi mượn hoặc cho vay khi thanh toán lại (chi trả) phải bằng ngoại tệ. ▪ Công ty có khoản phải thu hoặc khoản phải trả tính bằng ngoại tệ. 18
  19. 2.3.2. RỦI RO GIAO DỊCH (tt) Trường hợp Lufthansa (Đức) (1985): Tháng 1/85, Lufthansa đã mua 20 máy bay Boeing 737 (Mỹ) với giá trị 500 triệu USD vào lúc hàng được giao tháng 1/86. Rủi ro: tỷ giá giao ngay 1/85 khi Lufthansa ký hợp đồng là DM3.2/$. Chi phí dự tính mà Lufthansa phải trả là: $500.000.000 x DM3,2/$ = DM 1.600.000.000 ▪ Nếu tỷ giá 1/86 là DM3.4/$, Lufthansa bị thiệt hại khoảng 100 triệu DM. ▪ Nếu tỷ giá 1/86 là DM3.0/$, Lufthansa tiết kiệm được 200 triệu DM. 19
  20. 2.3.2. RỦI RO GIAO DỊCH (tt) Chiến lược quản lý của Lufthansa: Ký hợp đồng dài hạn (bán 250 triệu USD ở thời hạn theo hợp đồng có kỳ hạn) tại tỷ giá giao có kỳ hạn là 3.2 DM/$, 250 triệu USD còn lại thì không bảo vệ gì cả. 20
  21. 2.3.2. RỦI RO GIAO DỊCH (tt) Kết quả: Tỷ giá giao ngay đã giảm từ 3.2DM/$ từ 1/85 còn 2.3DM/$ vào 1/86. Lufthansa: ▪ Đã lãi 250 triệu USD còn lại. ▪ Khoản 250 triệu USD gắn liền với hợp đồng có kỳ hạn sẽ chịu chi phí là 225 triệu DM. [250.000.000$ x 3.2 DM/$] + [250.000.000$ x 2.3 DM/$] = 1.375.000.000 DM 21
  22. 2.3.2. RỦI RO GIAO DỊCH (tt) Chia sẻ rủi ro tiền tệ: Trong kinh doanh quốc tế, rủi ro giao dịch xuất phát từ biến động của tỷ giá hối đoái, làm một bên bị thiệt và một bên có lợi. Một số dàn xếp chia xẻ rủi ro: ▪ Nếu tỷ giá biến động trong một khoảng xác định – bên nhập khẩu đồng ý thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ. ▪ Nếu tỷ giá biến động ngoài khoảng đã xác định – 2 bên đối tác sẽ chia sẻ sự chênh lệch này. 22
  23. 2.3.3. RỦI RO KINH TẾ ▪ Là sự thay đổi giá trị công ty xuất phát từ những thay đổi bất ngờ của tỷ giá hối đoái. ▪ Nhấn mạnh khả năng hạn chế của công ty để dự đoán sự thay đổi dòng tiền hoặc tỷ giá ngoại tệ từ trung đến dài hạn. 23
  24. 2.3.3. RỦI RO KINH TẾ (tt) Quản lý rủi ro kinh tế: ▪ Đa dạng hóa hoạt động (địa điểm) sản xuất để đa dạng hóa tiền tệ, cho phép công ty giảm sự nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi ngoại tệ nào. ▪ Đa dạng hóa việc cung cấp vốn sẽ ít bị tác động bởi sự biến động lãi suất và lạm phát của tiền tệ địa phương. 24
  25. 3. LẬP NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ 3.1. Thành phần ngân sách vốn quốc tế 3.2. Những rủi ro trong đầu tư quốc tế 25
  26. 3.1. THÀNH PHẦN NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ ▪ Chi phí ban đầu – thường là dòng tiền chi lớn nhất trong suốt quá trình thực hiện dự án, tác động thiết thực đến hiện giá thuần của dự án. ▪ Dòng tiền điều hành – là dòng tiền thuần mà dự án dự kiến sẽ thu được khi sản xuất thực sự tiến hành. Dòng tiền hoạt động ròng của dự án sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của việc đầu tư dự kiến. ▪ Dòng tiền kết thúc – bao gồm giá trị còn lại của dự án tại thời điểm cuối, là bất kể sự vật gì có thể thu hồi được một khi dự án không còn hoạt động nữa. 26
  27. 3.1. THÀNH PHẦN NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ (tt) →Tiêu chuẩn quyết định tài chính đối với dự án đầu tư là hiện giá thuần của dự án dương hay âm. ▪ NPV > 0 – nên đầu tư dự án này vì sẽ có lời. ▪ NPV < 0 – không nên đầu tư dự án này vì dòng tiền dự kiến từ việc đầu tư không đủ để có suất hoàn vốn chấp nhận được. 27
  28. 3.1. THÀNH PHẦN NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ (tt) Đánh giá dự án dự kiến: Tình huống ngân sách vốn ở một nhà máy sản xuất tại Singapore. ACME, nhà sản xuất hàng tiêu dùng Mỹ, đang xem xét xây dựng nhà máy tại Singapore vào năm 1994. Chi phí xây dựng là 1.660.000US$. Công ty sẽ đi vào hoạt động vào 1/95. ACME sẽ vận hành nhà máy trong 3 năm, và sau đó sẽ giao lại cho chính phủ Singapore. Để phân tích dự án, ACME phải tiên đoán số liệu mỗi năm về doanh thu bán hàng, chi phí sản xuất, chi phí quản lý, khấu hao, thiết bị, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Singapore, 28
  29. 3.1. THÀNH PHẦN NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ (tt) Theo quan điểm công ty mẹ, ACME cần thu hồi đôla Mỹ mặc dù hoạt động ở Singapore sẽ thu về đôla Singapore. ACME phải dự đoán sự biến động của đồng đôla Mỹ qua 4 năm. Tỷ giá giao ngay 1/94 là 1,6600S$/US$. ACME kết luận rằng suất lạm phát mỗi năm ở Singapore sẽ xấp xỉ 5% cao hơn là ở Mỹ. Sau khi nghiên cứu và phân tích thận trọng, ACME dự đoán rằng dòng tiền thuần của dự án tại Singapore với đồng đôla Singapore như trong bảng sau: 29
  30. 3.1. THÀNH PHẦN NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ (tt) T Danh 1994 1995 1996 1997 T muïc 1 Doøng (1.660.0 300.0 600.0 1.500.0 tieàn 00) 00 00 00 thuaàn (S$) 2 Tyû giaù 1,6600 1,430 1,830 1,9217 S$/US$ 2 3 Doøng (1.000.0 172.11 327.8 780.55 tieàn 00) 7 33 9 thuaàn 30 (US$)
  31. 3.2. NHỮNG RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Rủi ro từ việc đầu tư hoạt động kinh doanh ở nhiều nước khác nhau, bắt nguồn từ: ▪ Sự thay đổi luật thuế nước ngoài ▪ Những hạn chế về việc chuyển lợi nhuận về công ty mẹ. ▪ Những hạn chế về việc di chuyển hàng hóa và vốn dự kiến giữa công ty mẹ và công ty con. 31
  32. 4. CƠ CẤU VỐN QUỐC TẾ 4.1. Cơ cấu vốn trong công ty 4.2. Nguồn vốn trong công ty 4.3. Cơ cấu vốn của các công ty con 32
  33. 4.1. CƠ CẤU VỐN TRONG CÔNG TY Vốn công ty có thể hình thành từ 2 nguồn: ▪ Vốn tự có – nếu tất cả vốn công ty là vốn của chủ: ▪ Ưu – doanh thu trong những năm đầu được giữ lại ▪ Nhược – hạn chế quy mô kinh doanh. ▪ Vốn vay – nếu công ty có khoản vay lớn: ▪ Ưu – quy mô công ty lớn hơn, lãi ròng tăng dần ▪ Nhược – chi phí trả tiền gốc và lãi suất gia tăng. 33
  34. 4.2. NGUỒN VỐN TRONG CÔNG TY Vay Đầu tư vốn Công ty mẹ Trả Cổ tức, lãi phí bản quyền, khác Công ty con Vay Công ty con ở Pháp Trả lãi ở Brazin 34
  35. 4.3. CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CON Công ty con có thể nâng vốn thông qua: ▪ Từ công ty mẹ ▪ Từ phía đối tác liên doanh ở chính quốc, đối tác liên doanh ở nước sở tại, hoặc vấn đề cổ phiếu ở nước sở tại. ▪ Từ thị trường thứ ba. 35
  36. 4.3. CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CON (tt) Công ty con có thể vay nợ thông qua: ▪ Từ công ty me. ▪ Ngân hàng phát hành trái phiếu ở nước sở tại hoặc chính quốc. ▪ Từ ngân hàng nước thứ ba. 36
  37. 5. QUẢN LÝ DÒNG TIỀN MẶT TOÀN CẦU 5.1. Phân loại dòng tiền mặt 5.2. Cách thức quản lý dòng tiền mặt 37
  38. 5.1. PHÂN LOẠI DÒNG TIỀN MẶT 5.1.1. Dòng tiền mặt hoạt động: ▪ Xuất phát từ hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty (thanh toán vật liệu, các khoản phải trả, khoản phải thu, ) ▪ Dòng tiền trực tiếp – doanh thu, chi phí trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của công ty. ▪ Dòng tiền gián tiếp – phí bản quyền, phí tác quyền, 38
  39. 5.1. PHÂN LOẠI DÒNG TIỀN MẶT (tt) 5.1.2. Dòng tiền mặt tài chính: ▪ Xuất phát từ những hoạt động cung cấp vốn của công ty, dịch vụ của nguồn cấp vốn, lãi suất đối với món nợ, trả cổ tức cho cổ đông. 39
  40. 5.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN MẶT 5.2.1. Trung tâm tập trung tiền mặt (Cash Pooling) ▪ Việc quản lý tiền mặt do một trung tâm tại công ty mẹ nắm giữ ▪ Có thể tận dụng số tài sản bằng tiền mặt của công ty. ▪ Cân đối dòng tiền ra vào của các công ty con để đảm bảo an toàn trong trường hợp bị thâm hụt dòng tiền. 40
  41. 5.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN MẶT (tt) 5.2.2. Lưu thông chuyển tiền (Netting) ▪ Sự phối hợp giữa các đơn vị cần phải hoạch định và lập ngân sách về dòng tiền trong công ty để dòng tiền di chuyển 2 chiều được sàng lọc với các nguồn khác. ▪ dòng tiền dịch chuyển 2 chiều sẽ hiệu quả nếu là 2 loại tiền tệ khác nhau, vì mỗi loại sẽ phải chịu chi phí cho việc chuyển giao nội bộ. 41
  42. 5.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN MẶT (tt) 5.2.3. Thanh toán sớm và chậm trễ (Leads and Lags) ▪ Thời gian thanh toán linh hoạt giữa các đơn vị trong MNC giúp xác định thời điểm cần tiền và quản trị rủi ro tiền tệ. ▪ Nếu đồng tiền địa phương giảm giá – công ty con sẽ xúc tiến sớm việc thanh toán tiền (leads) cho công ty mẹ. ▪ Nếu đồng tiền địa phương tăng giá – công ty sẽ chờ đợi hoặc chậm trả cho đến khi tỷ giá hối đoái có lợi hơn. 42
  43. 5.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN MẶT (tt) 5.2.4. Làm hóa đơn lại (Reinvoicing) ▪ Công ty vệ tinh đảm nhiệm việc chi trả giữa các đơn vị với nhau. ▪ Công ty vệ tinh mua hàng từ một đơn vị, bán lại cho đơn vị thứ 2, vì thế sở hữu hàng, làm hóa đơn bán hàng lại cho đơn vị kế tiếp. ▪ Mỗi giao dịch biểu thị bằng ngoại tệ khác nhau, sàng lọc với các thanh toán khác, giảm rủi ro tiền tệ cụ thể, và đặt giá sao cho phù hợp với mức thuế của văn phòng làm hóa đơn lại của nước chủ nhà. 43
  44. 5.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN MẶT (tt) 5.2.5. Ngân hàng nội bộ (Internal Bank) ▪ Được thiết lập khi nhu cầu và nguồn tài chính của một số MNC đang trở nên quá lớn hoặc phức tạp trước dịch vụ tài chính của thị trường địa phương. ▪ Ngân hàng nội bộ phải thực sự mua và bán các khoản phải trả và khoản phải thu từ các đơn vị khác nhau. 44