Bài giảng Quản trị dự án phần mềm - Bài 5: Giai đoạn thiết kế - Đào Kiến Quốc

ppt 14 trang ngocly 2940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị dự án phần mềm - Bài 5: Giai đoạn thiết kế - Đào Kiến Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_du_an_phan_mem_bai_5_giai_doan_thiet_ke_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị dự án phần mềm - Bài 5: Giai đoạn thiết kế - Đào Kiến Quốc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Bộ môn Công nghệ Phần mềm BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN PHẦN MỀM BÀI 5. GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ Giảng￿viên:￿ĐÀO￿KIẾN￿QUỐC Mobile￿098.91.93.980￿ Email:￿dkquoc@vnu.edu.vn
  2. NỘI DUNG l Mục tiêu l Các công việc cần thực hiện l Tài liệu đặc tả thiết l Chấp nhận dự án l Ước lượng tinh l Hỏi đáp
  3. MỤC TIÊU VÀ CÁC CÔNG VIỆC PHẢI LÀM l Mục tiêu của giai đoạn thiết kế nhằm Xác định hệ thống sẽ làm việc như thế nào l Thiết kế có 3 mức – Thiết kế tổng thể – Thiết kế mức trung gian – Thiết kế mức module l Về phía quản trị dự án phải đi qua các mốc – Xây dựng và kiểm soát đặc tả thiết kế (design specification), chủ yêu liên quan tới mức trung gian – Xây dựng kế hoạch kiểm thử chấp nhận (acceptance test plan)
  4. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ l Trong giai đoạn thiết kế, vai trò của người quản trị dự án giảm, vai trò của các chuyên viên phát triển tăng. l Người quản trị dự án đóng vai trò giám sát tuy nhiên phải hiểu được các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này của các chuyên viên phát triển l Rất có thể trong các dự án phức tạp, cần phải phân rã một dự án thành nhiều dự án con và các dự án con có thể có ngừơi quản trị riêng
  5. ĐẶC TẢ THIẾT KẾ Khác với đặc tả chức năng, đặc tả thiết kế là đặc tả dành cho người phát triển. Do đó: l Ngôn ngữ đặc tả phải chặt chẽ và chính xác. Nếu nguyên nhân lớn nhất dẫn tới thất bại là người phân tích hiểu sai yêu cầu người dùng thì nguyên nhân thứ 2 dẫn tới thất bại chính là người lập trình hiểu sai thiết kế. l Sử dụng ngôn ngữ, sơ đồ, mô hình tiêu chuẩn l Đừng sa vào chi tiết ngay lập tức, nên có đặc tả nhiều mức và chi tiết dần l Bảo đảm tính nhất quán. Tốt nhất là sau khi thảo luận chi tiết thì để một người viết.
  6. NỘI DUNG TÀI LIỆU ĐẶC TẢ THIẾT KẾ l Tổng quan về hệ thống thông tin – Mục tiêu của hệ thống – Kiến trúc tổng thể l Các chuẩn và quy ước – Nên tảng phần cứng và các nhà cung cấp – Môi trường phần mềm (hệ điều hành, CSDL, giao tiếp ), các phần mềm mua từ các nhà cung cấp, mối liên hệ – Phương pháp thiết kế, môi trường lập trình
  7. NỘI DUNG TÀI LIỆU ĐẶC TẢ THIẾT KẾ l Đặc tả dữ liệu – Mô tả dữ liệu với các thông tin về tên, vai trò, ý nghĩa kiểu, mẫu, độ dài, miền giá trị, các ràng buộc, điều kiện phát sinh, sự biến đổi, – Các bảng dữ liệu, mối quan hệ giữa chúng l Đặc tả chức năng – Liệt kê chức năng tới mức module, input, output, quy tắc biến đổi, – Ở mức chi tiết hơn có thể có đặc tả tới mức giao diện (tuy nhiên điều này không nhất thiết) – Các ràng buộc phi chức năng đi theo các chức năng
  8. CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI QTDA l Tham gia và kiểm soát việc hình thành những tiêu chuẩn thiết kế (làm việc cùng với nhóm thiết kế) l Hình thành nhóm thiết kế: chọn lựa người tham gia nhóm thiết kế, những người có khả năng tổng hợp, hiểu yêu cầu. l Tổ chức duyệt thiết kế nhằm khằng định – Thiết kế đáp ứng được yêu cầu của ngừơi dùng – Thiết kế đảm bảo tính logic (ví dụ cấu trúc) – Xem xét thiết kế có phù hợp với thời gian và kinh phí hay không – Các vấn đề kỹ thuật có chính xác, có rõ ràng, có khả thi hay không l Lập kế hoạch kiểm thử chấp nhận. Ngay trong quá trình thiết kế đã phải hình dung được khách hàng sẽ chấp nhận như thế nào để lập kế hoạch kiểm thử chấp nhận (với sự đồng thuận của khách hàng)
  9. KẾ HOẠCH KIỂM THỬ CHẤP NHẬN l Kiểm thử chấp nhận nằm ở giai đoạn cuối của dự án. Tuy nhiên khi thiết kế là thời điểm bắt đầu tình đến việc kiểm thử chấp nhận của khách hàng. Chấp nhận của khách hàng là việc xác nhận bằng văn bản sản phẩm phần mềm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hoặc thực hiện đúng hợp đông. l Một số cách kiểm thử chấp nhận: – Chạy thử nghiệm độc lập hoặc chạy song song để kiểm chứng với hệ thống đã có. Nếu chạy một thời gian không có lỗi thì chấp nhận. Nếu có lỗi thì sửa rồi thử nghiệm lại. Nếu có lỗi sau khi chấp nhận thì bảo trì – Lập một loạt các test để chứng minh rằng các chức năng theo đặc tả được đáp ứng. l Lập kế hoạch cho kiểm thử theo kiểu thử chạy thì đơn giản, song có thể làm dự án bị kéo dài vì hầu như không có phiên bản hoàn hảo mà yêu cầu của người dùng dường như không có giới hạn, không phải khi nào cũng lấy hợp đồng ra làm tiêu chuẩn vì hợp đồng không đủ chi tiết
  10. KẾ HOẠCH KIỂM THỬ CHẤP NHẬN l Lập kế hoạch kiểm thư chấp nhận qua từng chức năng thì việc lập kế hoạch sẽ phức tạp. Người quản trị cần lập một tài liệu gọi là kế hoạch kiểm thử theo đó với mỗi chức năng sẽ có một loạt các phép thử được người dùng chấp nhận. Khi thử được chức năng nào, người dùng sẽ ký nhận chức năng đó. Những chức năng nào chưa đạt thì sẽ phải sửa chữa để thử lại l Ưu điểm: – Có thể lặp lại – Có thể làm lần lượt, tất cả các chức năng đã thoả thuận – Dễ nhận biết lỗi hơn – Người dùng thoải mái hơn, họ ký nhiều lần cho mỗi chức năng dễ hơn là ký 1 lần cho toàn bộ l Nhược điểm – Mất nhiều công sức xây dựng tài liệu – Người sử dụng không quen với kiểu này
  11. XEM XÉT LAI CÁC ƯỚC LƯỢNG l Khi thiết kế xong là lúc có thể ước lượng khá chính xác khối lượng công việc và cũng là lúc có thể phân công công việc. Do đó có thể ước lượng lại một lần nữa. Sai số ở giai đoạn này cần ở mức ± 10%
  12. TÓM TẮT Có 3 mốc quản trị phải đạt được trong giai đoạn thiết kế là l Tài liệu đặc tả thiết kế được thông qua l Tài liệu kiểm thử chấp nhận được thông qua l Xem xét lại ước lượng dự án
  13. HỎI VÀ ĐÁP
  14. HẾT BÀI 5