Bài giảng Phát triển chương trình và chuẩn đầu ra giáo dục đại học - Lê Viết Khuyến

ppt 45 trang ngocly 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phát triển chương trình và chuẩn đầu ra giáo dục đại học - Lê Viết Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phat_trien_chuong_trinh_va_chuan_dau_ra_giao_duc_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Phát triển chương trình và chuẩn đầu ra giáo dục đại học - Lê Viết Khuyến

  1. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHUẨN ĐẦU RA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TS. Lê Viết Khuyến (Ban hỗ trợ chất lượng GDĐH - Hiệp hội các trường ĐH&CĐ ngoài công lập Việt Nam)
  2. Các nội dung 1. Chương trình giáo dục. 2. Phân cấp trách nhiệm thiết kế chương trình GDĐH. 3. Quy trình phát triển chương trình giáo dục đại học. 4. Điều tra nhu cầu đào tạo từ các bên liên quan. 5. Xác định mục tiêu GDĐH. 6. Xây dựng chuẩn đầu ra. Phụ lục
  3. 1.Chương trình giáo dục (Curriculum) 1.1. Có nhiều cách hiểu khác nhau về chương trình giáo dục tuỳ thuộc quan điểm tiếp cận với giáo dục: ▪ Tiếp cận nội dung ▪ Tiếp cận mục tiêu ▪ Tiếp cận phát triển
  4. 1. Chương trình giáo dục (tiếp) a. Cách tiếp cận nội dung: ❖ Quan niÖm: Gi¸o dôc lµ qu¸ tr×nh truyÒn thô néi dung kiÕn thøc. ❖ §Þnh nghÜa: Ch¬ng tr×nh gi¸o dôc lµ b¶n ph¸c th¶o vÒ néi dung gi¸o dôc qua ®ã ngêi d¹y biÕt m×nh cÇn ph¶i d¹y nh÷ng g× vµ ngêi häc biÕt m×nh cÇn ph¶i häc nh÷ng g×. Ch¬ng tr×nh = Néi dung
  5. 1. Chương trình giáo dục (tiếp) b. Cách tiếp cận mục tiêu: ❖ Quan niÖm: Gi¸o dôc lµ c«ng cô ®Ó ®µo t¹o nªn c¸c s¶n phÈm víi c¸c tiªu chuÈn ®· ®îc x¸c ®Þnh s½n ❖ §Þnh nghÜa: Ch¬ng tr×nh gi¸o dôc lµ mét kÕ ho¹ch gi¸o dôc ph¶n ¸nh c¸c môc tiªu gi¸o dôc mµ nhµ trêng theo ®uæi, nã cho biÕt néi dung cũng như ph¬ng ph¸p d¹y vµ häc cÇn thiÕt ®Ó ®¹t ®îc môc tiªu ®Ò ra (White, 1995). ❖ Ch¬ng tr×nh = Môc tiªu + Néi dung + Ph¬ng ph¸p
  6. 1. Chương trình giáo dục (tiếp) c. Cách tiếp cận phát triển: ❖ Quan niÖm: Ch¬ng tr×nh gi¸o dôc lµ qu¸ tr×nh, cßn gi¸o dôc lµ sù ph¸t triÓn. ❖ §Þnh nghÜa: Ch¬ng tr×nh gi¸o dôc lµ mét b¶n thiÕt kÕ tæng thÓ cho mét ho¹t ®éng gi¸o dôc (cã thÓ kÐo dµi mét vµi giê, mét ngµy, mét tuÇn hoÆc vµi n¨m). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung giáo dục, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá học, nó phác hoạ ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung giáo dục, nó cũng cho biết các phương pháp giáo dục và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ ( Tim Wentling, 1993)
  7. 1.Chương trình giáo dục (tiếp) Các bộ phận cấu thành của một chương trình giáo dục theo tiếp cận phát triển ❖ Mục tiêu giáo dục ❖ Nội dung giáo dục ❖ Phương pháp và qui trình giáo dục ❖ Đánh giá kết quả giáo dục
  8. 1. Chương trình giáo dục (tiếp) 1.2 Chương trình giáo dục đại học (chương trình đào tạo) theo Luật Giáo dục 2005 Điều 41. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; qui định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học →Theo tiếp cận phát triển
  9. 2. Phân cấp trách nhiệm thiết kế chương trình GDĐH Phần nội dung do trường tự thiết kế Kiến thức bổ trợ và chuyên sâu Ngành Phần nội dung Kiến thức ngành CTK do Hội đồng ngành Kiến thức cơ sở thiết kế ngành Nhóm ngành Kiến thức cơ sở nhóm ngành Kiến thức giáo Khối ngành dục đại cương Phần nội dung CTK do Hội đồng khối ngành thiết kế
  10. 4. Điều tra nhu cầu đào tạo từ các bên liên quan Danh sách các bên liên quan Bên ngoài Bên trong • Các nhà hoạch định chính • Các nhà quản lý giáo dục sách . cấp trường • Các nhà quản lý giáo dục • Giảng viên cấp hệ thống • Sinh viên • Các chuyên gia giáo dục • Nhân viên phục vụ • Giới tuyển dụng • Các nhà đầu tư • Các tổ chức xã hội • Cựu sinh viên
  11. 3. Quy trình phát triển chương trình GDĐH SADC AAA.5.9 MODEL ON CURRICULUM DEVELOMENT 1. INDENTIFY THE NEEDS OF THE COUNTRY 8. CONDUCT & 2. DEFINE EVALUATE TRAINING 9. GUIDANCE OCCUPATIONAL MONITORING PROFILE EVALUATION & 7. OBTAIN TRAINING IN CD 3. CONSIDER THE EDUCATIONAL BY LEARNER’S RESOURCES CURRICULUM BACKGROUND DEVELOPMENT 6. SELECT COMMITTEE 4. FORMULATE EDUCATIONAL LEARNING STRATEGIES OBJECTIVES 5. DETAILING CURRICULUM & SYLLABI List of Courses and Subjects Aims: Courses, List:Subjects TEACHING Object.,Sub,List:M.topics NOTES Specifie Obj.Main Topics Detailed Main Topics Teaching Notes
  12. 5. Xác định mục tiêu GDĐH 5.1. Mục tiêu GDĐH (mục tiêu đào tạo) quyết định cấu trúc chương trình và nội dung GDĐH Có 2 loại mục tiêu đào tạo: - Mục tiêu lâu dài: chỉ thay đổi khi nền tảng kinh tế - xã hội thay đổi => thể hiện qua cấu trúc chương trình - Mục tiêu trước mắt: luôn thay đổi tuỳ theo nhu cầu của xã hội => thể hiện qua nội dung chương trình => Nội dung chương trình GDĐH phải thường xuyên đổi mới trong khi cấu trúc chương trình cần có sự ổn định tương đối
  13. 5. Xác định mục tiêu GDĐH (tiếp) 5.2. Các thành tố của mục tiêu đào tạo: Mục tiêu của chương trình gồm toàn bộ các mục tiêu học tập mà sinh viên phải đạt được khi tốt nghiệp. Bao gồm: - Các kiến thức và kỹ năng cơ bản cần cho mọi chương trình đào tạo. - Các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp có liên quan tới khối kiến thức giáo dục đại cương nền tảng (về nhân văn, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, ) - Các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp có liên quan đến mảng kiến thức của ngành đào tạo chính (major), ngành đào tạo phụ (minor)
  14. Các thành tố của mục tiêu đào tạo (tiếp) dCác kỹ năng cơ bản (tuỳ theo lựa chọn của từng chương trình): - Giao tiếp - Giải quyết xung đột - Viết - Tư duy phê phán - Nói - Đạo đức - Nghe - Quan hệ công chúng - Tính toán - Phỏng vấn - Vi tính - Thống kê cơ bản - Giải quyết vấn đề - Học tập - Đọc hiệu quả - Quản lý - Phương pháp khoa học - Văn hoá đa quốc gia - .
  15. 5. Xác định mục tiêu GDĐH (tiếp) 5.3. Phân biệt mục tiêu đào tạo đại học và cao đẳng ❖ Đại học (cử nhân): là dạng đào tạo ban đầu nên người học phải được cung cấp: - Kiến thức toàn diện - Nhấn mạnh kiến thức tiềm năng ❖ Cao đẳng: + Cao đẳng cơ bản: Là dạng đào tạo dưới chuẩn đại học => sau một thời gian người học cần được hoàn chỉnh trình độ đại học + Cao đẳng thực hành: là dạng đào tạo nghề nghiệp => người học được cung cấp chủ yếu các kiến thức và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp
  16. 5. Xác định mục tiêu (tiếp) 5.4. Mục tiêu đào tạo phụ thuộc loại văn bằng tốt nghiệp Hai hệ thống văn bằng đại học Theo trình độ ĐT Theo nghề nghiệp ĐT (Degrees) (Diplomas) Cao đẳng (Associate) Bằng kỹ thuật viên (Diploma) Cử nhân (Bachelor) Bằng chuyên gia (kỹ sư, bác Thạc sỹ (Master) sỹ, kiến trúc sư, nhà kinh tế ) Bằng chuyên gia cao cấp Tiến sỹ (Ph.D) (Higher Graduate Diploma) Tiến sỹ khoa học (D.Sci)
  17. 5.4. Mục tiêu đào tạo phụ thuộc (tiếp) ❖Giải pháp chuyển đổi (hệ thống GDĐH Nga) Bằng chuyên gia = Bằng cử nhân (4 năm đào (5-6 năm) tạo cơ bản)+ 1-2 năm đào tạo chuyên sâu Bằng thạc sỹ = Bằng cử nhân (4 năm) (6 năm) + 2 năm đào tạo nâng cao
  18. 5. Xác định mục tiêu (tiếp) 5.5. Hai quan điểm trong thiết kế chương trình: rộng hay hẹp? a. Hướng người học sớm đi vào chuyên môn hoá theo từng ngành nghề hẹp. b. Cung cấp cho người học một nền kiến thức toàn diện nhằm đạt tới một mục tiêu kép là đào tạo ra những nhà chuyên môn có trình độ học vấn cao So sánh: Việc đi vào chuyên sâu sớm ở một lĩnh vực nào đó sẽ giúp nảy sinh nhanh một năng lực cụ thể trong riêng lĩnh vực này nhưng cũng có thể dẫn đến một sự bó hẹp trong tương lai về mặt chuyên môn và làm suy yếu khả năng nắm bắt tri thức mới khi mà các nội dung đã học trở nên lạc hậu
  19. ĐẠI HỌC KENTUCKY (HOA KỲ) Giáo dục đại học để thực sự xứng đáng với tên gọi của nó cần phải làm nhiều hơn so với việc chỉ chuẩn bị một nghề nghiệp cụ thể cho sinh viên. Nó phải làm cho sinh viên có tầm hiểu biết rộng hơn về thế giới, về bản thân, về vai trò của họ trong xã hội, và về những lý tưởng, nguyện vọng được hình thành từ tư duy và hành động của loài người trải qua nhiều thế hệ. Giáo dục đại học cần giúp cho mỗi cá nhân biết vận dụng các kiến thức đã học để trưởng thành khi họ phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình bằng cách xác lập các mục đích cá nhân và xây dựng thói quen học tập suốt đời.
  20. 4 đòi hỏi của Bộ đại học Thái lan đối với những người tốt nghiệp đại học 1. Có tri thức khoa học cả về lý luận và thực tiễn, có khả năng suy nghĩ và phân tích một cách hệ thống 2. Có đạo đức và có khả năng sống trong xã hội với thái độ tự trọng 3. Có các tri thức khoa học phù hợp để sống trong xã hội hiện đại như: - Có đủ tri thức cơ bản về máy tính và có khả năng sử dụng chúng - Có khả năng chơi ít nhất một loại nhạc cụ hoặc có khả năng về nghệ thuật và văn học - Có khả năng chơi ít nhất một môn thể thao - Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ 4. Có trách nhiệm với xã hội và lối sống phù hợp
  21. 5. Xác định mục tiêu (tiếp) 5.6. Vài nhận xét a. Khác biệt về mục tiêu đào tạo giữa nhóm chương trình Kỹ thuật (Engineering) và nhóm chương trình Công nghệ kỹ thuật (Engineering Technology) ❖ Kỹ thuật: là một nhóm các chương trình nhằm đào tạo ra những cá nhân (kỹ sư) có khả năng ứng dụng các nguyên lý về toán học và khoa học để giải quyết những vấn đề thực tiễn nhằm mang lại lợi ích cho xã hội ❖ Công nghệ kỹ thuật: là một nhóm các chương trình nhằm đào tạo ra những cá nhân (kỹ thuật viên, chuyên viên công nghệ) có khả năng ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để hỗ trợ cho kỹ thuật và các dự án liên quan khác
  22. Engineering vs. Engineering Technology
  23. What is technology training? Scientist Tradesperson Engineering & & Technologist Technician Engineer ❖The technologist is a liaison between the Scientist and/ or the Engineer, and the Tradesperson and/ or the Technician.
  24. 5.6. Vài nhận xét (tiếp) b. Khác biệt về mục tiêu đào tạo giữa các chương trình Kinh tế (Economics) và Quản trị kinh doanh (Business Administration) ❖ Kinh tế đào tạo ra những chuyên gia có hiểu biết hệ thống về sản xuất, bảo tồn và phân bố các nguồn lực trong những điều kiện khan hiếm, cùng với các khung tổ chức có liên quan đến những quá trình này. ❖ Quản trị kinh doanh đào tạo ra những nhà quản lý có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, định hướng và kiểm soát chức năng và quá trình của các hãng hoặc các tổ chức.
  25. 5. Xác định mục tiêu GDĐH (tiếp) 5.7. Thể hiện mục tiêu giáo dục đại học. ❖ Mục tiêu tổng quát (Aim): thể hiện định hướng đào tạo của chương trình (chương trình nhằm đào tạo ra loại nhân lực gì?có năng lực gì? sẽ làm việc ở đâu?) ❖ Mục tiêu (Learning Objective) : thể hiện những yêu cầu mà người học phải đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi hoàn thành khoá học (mô hình KSA) ❖ Chuẩn đầu ra (Learning Outcome):là tuyên bố về những mong đợi người học biết, hiểu và thể hiện mình sau khi kết thúc khóa học.
  26. 5. Xác định mục tiêu GDĐH(tiếp) 5.8. Chuẩn đầu ra (Learning Outcome) a. Định nghĩa chính xác - Là mục tiêu đào tạo cụ thể, phản ánh quan niệm của tất cả các bên liên quan. - Bao gồm: Các kiến thức, kỹ năng, thái độ toàn diện ở từng trình độ năng lực cụ thể mà người học có được sau khi hoàn thành khóa học. - Định hướng lựa chọn các nội dung của chương trình, thực thi chương trình và đánh giá chương trình.
  27. 5.8. Chuẩn đầu ra(tiếp) b.Soạn thảo chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra=Động từ hành động+Chủ đề của mục tiêu giáo dục Ghi chú: Mỗi động từ hành động phải gắn với một cấp độ trong nguyên tắc phân loại của Bloom (1913 – 1999)
  28. 5.8. Chuẩn đầu ra (tiếp) c. Một số ví dụ - Mô tả hoạt động của động cơ điện không đồng bộ 3 pha. - Giải thích bản chất của dòng điện trong chất điện phân. - Phân biệt sự khác nhau giữa luật dân sự và luật hình sự - Áp dụng những nguyên lý của y học bằng chứng để xác định cách chẩn đoán lâm sàng. - Tổng hợp các nguyên nhân và hệ quả của cuộc cách mạng tháng 10 Nga. - Tóm tắt những đóng góp chính của Liên Xô trong lĩnh vực khoa học vũ trụ. - Hình thành thói quen học tập suốt đời. - Lập sổ sách, biểu bảng kế toán doanh nghiệp.
  29. 5.8. Chuẩn đầu ra (tiếp) d. Yêu cầu viết chuẩn đầu ra - Cụ thể, không diễn đạt chung chung. - Dễ đo lường và đánh giá. - Thể hiện hành động (bắt đầu bằng một động từ hành động). - Phù hợp, khả thi và dễ phân biệt về trình độ. - Đơn giản, dễ hiểu.
  30. 5.8. Chuẩn đầu ra (tiếp) e. Mẫu thể hiện chuẩn đầu ra của một ngành đào tạo - Tên ngành đào tạo. - Trình độ đào tạo. - Yêu cầu về kiến thức. - Yêu cầu về kỹ năng (kỹ năng cứng, kỹ năng mềm). - Yêu cầu về thái độ. - Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp. - Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp. - Tài liệu tham khảo.
  31. PHÂN LOẠI CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA BLOOM (Phụ lục cho xây dựng chuẩn đầu ra)
  32. 1. Ba lĩnh vực hoạt động học tập * Lĩnh vực nhận thức (Cognitive Domain): Liên quan đến kiến thức và lập luận của người học. * Lĩnh vực cảm tính (Affective Domain): Liên quan tới thái độ và giá trị của người học. * Lĩnh vực tâm lý vận động (Psychomotor Domain):Mô tả các kỹ năng đòi hỏi sự vận động và thao tác của người học.
  33. 2. Viết chuẩn đầu ra trong lĩnh vực nhận thức a. Các cấp độ: 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4. Phân tích 3. Ứng dụng 2. Hiểu 1. Biết
  34. 2. Viết chuẩn đầu ra (tiếp) b. Biết (Knowledge): • Định nghĩa: Biết là năng lực nhớ lại các sự kiện mà không nhất thiết phải hiểu chúng. • Các động từ khởi đầu thường dùng: bố trí, thu thập, định nghĩa, mô tả, kiểm tra, nhận biết, xác định, gọi tên, phác thảo, trình bày, tường thuật, trích dẫn, ghi chép, nhắc lại, tái tạo, kể lại, khẳng định, • Vài ví dụ chuẩn đầu ra: - Mô tả hoạt động của động cơ điện một chiều. - Liệt kê các tiêu chí thể hiện mức hiện đại của một quốc gia. - Trình bày các cấp độ thành công trong lĩnh vực nhận thức theo cách phân loại của Bloom.
  35. 2. Viết chuẩn đầu ra (tiếp) c. Hiểu (Comprehention): • Định nghĩa: Hiểu là năng lực hiểu và giải thích các thông tin được học. • Các động từ khởi đầu thường dùng: liên kết, thay đổi,phân loại, làm rõ, kiến tạo, phân biệt, tương phản, giải mã, mô tả, làm khác, thảo luận, lượng giá, giải thích, thể hiện, mở rộng, khái quát hóa, minh họa, suy luận, báo cáo, giải quyết, xem xét, thay đổi, • Vài ví dụ chuẩn đầu ra: - Phân biệt giữa luật dân sự và luật hình sự. - Giải thích các hậu quả về xã hội, kinh tế và chính trị của cuộc chiến tranh Việt Nam lên thế giới sau chiến tranh. - Thảo luận về nguyên nhân bỏ học của học sinh.
  36. 2. Viết chuẩn đầu ra (tiếp) d. Ứng dụng (Application): • Định nghĩa: Ứng dụng là năng lực vận dụng các tài liệu được học vào những tình huống mới. • Các động từ khởi đầu thường dùng: áp dụng, vận dụng, đánh giá, tính toán, thay đổi, chọn, hoàn tất, kiến tạo, chứng minh, phát triển, phát hiện, khai thác, kiểm tra, nhận biết, minh họa, giải nghĩa, điều chỉnh, điều khiển, vận hành, tổ chức, tạo ra, lên kế hoạch,trình diễn, phác thảo,phác họa • Vài ví dụ chuẩn đầu ra: - Phác thảo trật tự các sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. - Áp dụng lý thuyết lượng tử để giải thích hiện tượng quang điện. - Phác họa lộ trình chuyển đổi qua học chế tín chỉ ở trường.
  37. 2. Viết chuẩn đầu ra (tiếp) e. Phân tích (Analysis): • Định nghĩa: Phân tích là năng lực chia thông tin thành nhiều thành tố để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng. • Các động từ khởi đầu thường dùng:phân tích, thẩm định, bố trí, bóc tách, phân loại, tính toán, kết nối, so sánh, xác định, phân biệt, điều tra, khảo sát, đặt câu hỏi, suy luận, • Vài ví dụ chuẩn đầu ra: - So sánh các mô hình kinh doanh điện tử khác nhau. - Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc sử dụng năng lượng điện hạt nhân. - Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
  38. 2. Viết chuẩn đầu ra (tiếp) g. Tổng hợp (Synthesis): • Định nghĩa: Tổng hợp là năng lực liên kết các thành tố lại với nhau. • Các động từ khởi đầu thường dùng:biện luận, sắp đặt, phân loại, thu thập, phối hợp, kiến tạo, tạo ra, thiết kế, phát triển, giải thích, thiết lập, tích hợp, tổ chức, tái cấu trúc, tóm tắt, lập kế hoạch, • Vài ví dụ chuẩn đầu ra: - Tóm tắt các nguyên nhân và hệ quả của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga. - Thiết kế chương trình đào tạo cụ thể. - Phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên.
  39. 2. Viết chuẩn đầu ra (tiếp) h. Đánh giá (Evalution): • Định nghĩa: Đánh giá là năng lực phán quyết về giá trị của một vật liệu hay tư liệu theo một mục đích cụ thể. • Các động từ khởi đầu thường dùng:thẩm định, khẳng định, liên hệ, đánh giá, so sánh, giải thích, giải nghĩa, quyết định, phán quyết, khuyến cáo, chỉnh sửa, tóm lược, phê chuẩn, xếp hạng, hỗ trợ, dự đoán, • Vài ví dụ chuẩn đầu ra: - Tóm lược những đóng góp quan trọng của Farađây trong lĩnh vực cảm ứng điện từ. - Đánh giá vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc ra đời Đảng Cộng sản Việt nam. - Dự đoán tương lai phát triển của công nghệ sinh học tại Việt Nam.
  40. 3. Viết chuẩn đầu ra trong lĩnh vực cảm tính a. Các cấp độ: 5. Tính cách 4. Tổ chức 3. Lượng giá 2. Cởi mở 1. Cầu thị
  41. 3. Viết chuẩn đầu (tiếp) b. Định nghĩa: - Cầu thị (Receiving) là sự sẵn sàng tiếp nhận thông tin. - Cởi mở (Responding) là sự tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. - Lượng giá (Valuing) là sự chấp nhận các giá trị. - Tổ chức (Organization) là quá trình hình thành những giá trị chung cho một cộng đồng. - Tính cách (Characterization) là sự hình thành một hệ thống giá trị ở mỗi cá thể để điều khiển mọi hành vi của người đó.
  42. 3. Viết chuẩn đầu (tiếp) c. Các động từ khởi đầu thường dùng: chấp nhận, phục vụ,cố gắng, thảo luận, chia sẻ, hợp tác,hỗ trợ, tôn trọng, quan hệ, tham gia, tổ chức, lắng nghe,cảm thụ, thể hiện, d. Vài ví dụ chuẩn đầu ra: - Tham gia tích cực vào các giờ học. - Thể hiện năng lực tự học. - Cảm thụ được vai trò quan trọng của đạo đức trong thực tiễn nghề nghiệp.
  43. 4. Viết chuẩn đầu ra trong lĩnh vực tâm lý vận động a. Các cấp độ (theo Dave, 1970) : 5. Bản năng 4. Thành thạo 3. Chính xác 2. Vận dụng 1. Bắt chước
  44. 4. Viết chuẩn đầu ra (tiếp) b. Định nghĩa: - Bắt chước (Imitation) là sự quan sát hành vi của người khác để làm theo. - Vận dụng (Manipulation) là năng lực thể hiện một hành động cụ thể bằng cách làm theo nội dung bài giảng và các kỹ năng thực hành đã được học. - Chính xác (Precision) là năng lực tự thực hiện một nhiệm vụ mà chỉ mắc phải một vài sai sót nhỏ. - Thành thạo (Articulation) là năng lực phối hợp một loạt các hành động bằng cách kết hợp 2 hay nhiều kỹ năng. - Kỹ xảo (Naturalization) là năng lực thực hiện theo bản năng (không cần suy nghĩ). c. Các động từ khởi đầu thường dùng: lắp ráp, điều chỉnh, sửa đổi, chuẩn bị, lắp đặt, cân đối, uốn, xây dựng,dàn dựng, phối hợp, cấu trúc, thiết kế, mô phỏng, ném, khám phá, thể hiện, lái,đo, thực hiện, rót, đổ, trình diễn, vận hành,
  45. ❖Xin cám ơn sự chú ý