Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Chương 8: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

ppt 27 trang ngocly 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Chương 8: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Chương 8: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

  1. Chương VIII NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN I. Xây dựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN. II. Xây dựng nền văn hoá XHCN. III. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo. 1
  2. Mục tiêu của chương Sau khi học xong chương này Bạn sẽ: • Nắm bắt một cách cơ bản những vấn đề cần giải quyết mang tính qui luật của CM XHCN • Hiểu được tính tất yếu, nội dung và phương thức xây dựng vấn đề nhà nước, dân chủ, văn hoá, tôn giáo và dân tộc của CM XHCN 2
  3. Các thuật ngữ cần nắm • Nhà nước XHCN • Dân chủ XHCN • Văn hoá XHCN 3
  4. I.Xây dựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN. 1. Nền dân chủ XHCN a) Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ: Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu có tính tự nhiên khách quan của con người trong tiến trình lịch sử. - Dân chủ là quyền lực của nhân dân, gắn với một kiểu nhà nước, giai cấp nhất định; là một hệ thống giá trị phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng. - Nền dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước do giai cấp thống trị đặt ra và thể chế hoá bằng luật pháp 4
  5. b) Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN: • Mọi quyền lực thuộc về nhân dân. • Cơ sở kinh tế của nền dân chủ là chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu. • Kết hợp hài hoà các lợi ích trong XH. • Mang tính rộng rãi nhất đồng thời mang tính giai cấp. 5
  6. c) Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN: • Xuất phát từ đặc trưng của xã hội mới • Là sự chuyển giao quyền lực thực sự về cho nhân dân • Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân 6
  7. 2. Xây dựng nhà nước XHCN: a) Khái niệm: Nhà nước XHCN là một tổ chức chính trị thông qua đó Đảng của GCCN thực hiện vai trò lãnh đạo đối với toàn XH 7
  8. b) Tính tất yếu xây dựng nhà nước XHCN: • Xuất phát từ sự cần thiết phải bảo vệ thành quả cách mạng • Cơ sở cho quá trình xây dựng và bảo vệ nền dân chủ XHCN • Công cụ để cải tạo XH cũ và xây dựng XH mới 8
  9. c) Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN: - Đặc trưng: + Là công cụ thực hiện quyền lực của người lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS + Thực hiện chuyên chính vì lợi ích của đại đa số người dân + Thực hiện tổ chức và xây dựng XH mới + Có sự tham gia quản lý của người dân + “Tự mất đi” khi những cơ sở KT –XH không còn tồn tại. 9
  10. - Chức năng: • Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH • Tổ chức và xây dựng XH mới - Nhiệm vụ: • Kinh tế: nâng cao NSLĐ XH, thúc đẩy LLSX phát triển. • Xã hội: từng bước cải tạo QHSX cũ và xây dựng QHSX mới 10
  11. II. Xây dựng nền văn hoá XHCN: 1. Khái niệm nền văn hoá XHCN: a) Khái niệm văn hoá và nền văn hoá: Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra NX - Văn hoá gắn với năng lực thuộc bản chất người - Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần - Văn hoá mang tính giai cấp và lịch sử 11
  12. Văn hoá gắn với cơ sở kinh tế, chính trị của một chế độ XH nhất định, được hiểu là nền văn hoá. NX - Nền văn hoá chịu sự chi phối bởi bản chất của giai cấp thống trị - Kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hoá - Chính trị là yếu tố qui định khuynh hướng phát triển của nền văn hoá. 12
  13. b) Khái niệm về văn hoá XHCN: • Là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của GCCN và nhân dân lao động. Người lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hoá. 13
  14. c) Đặc trưng của nền văn hoá XHCN: • Hệ tư tưởng GCCN là nội dung cốt lõi. • Mang tính nhân dân và tính dân tộc • Hình thành và phát triển một cách tự giác có, tổ chức, định hướng. 14
  15. 2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá XHCN • Xuất phát từ tính toàn diện và triệt để của CM XHCN • Giải phóng người lao động khỏi ảnh hưởng ý thức hệ XH cũ • Nâng cao trình độ và nhu cầu văn hoá của số đông người lao động • Xuất phát từ mục tiêu và động lực của CNXH 15
  16. 3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hoá XHCN: (thảo luận) a) Nội dung: • Nâng cao dân trí hình thành đội ngũ trí thức của XH mới • Xây dựng con người mới phát triển toàn diện • Xây dựng lối sống của XH mới • Xây dựng gia đình văn hoá mới 16
  17. b) Phương thức: • Giữ vững và tăng cường hệ tư tưởng của GCCN • Tăng cường sự lãnh đạo của đảng và vai trò quản lý của nhà nước • Kết hợp giữa kế thừa những giá trị truyền thống và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại • Tổ chức và lôi cuốn người dân vào hoạt động sáng tạo văn hoá 17
  18. III. Vấn đề dân tộc và tôn giáo 1. Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc giải quyết a) Khái niệm dân tộc: Là cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững về sinh hoạt kinh tế, văn hoá, ngôn ngư,̃ lãnh thổ 18
  19. b) Xu hướng phát triển dân tộc: - Từ phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc tiến đến thành lập các quốc gia độc lập - Sự phát triển của LLSX và quá trình toàn cầu hoá thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau, xuất hiện sự liên hiệp dân tộc các quốc gia 19
  20. c) Những nguyên tắc của CN Mác – Lênin trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc: - Là một bộ phận của tiến trình cách mạng XHCN. - Xác lập công bằng và bình đẳng dân tộc trong một quốc gia và giữa các quốc gia. * Nội dung chủ yếu của cương lĩnh dân tộc của CN Mác- Lênin: + Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng + Các dân tộc được quyền tự quyết + Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc 20
  21. 2. Vấn đề tôn giáo và những nguyên tắc giải quyết: a) Khái niệm: Tôn giáo là một hiện tượng XH do con người sáng tạo ra gắn liền với những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, bao gồm ý thức tôn giáo và hệ thống tổ chức tôn giáo. 21
  22. b) Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH: Sự tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH là một khách quan xuất phát từ: • Nguyên nhân nhận thức • Nguyên nhân kinh tế • Nguyên nhân tâm lý • Nguyên nhân chính trị xã hội • Nguyên nhân văn hoá 22
  23. c) Các nguyên tắc cơ bản của CN Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo: • Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo • Công dân có hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, nghiêm cấm vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng • Thực hiện đoàn kết tôn giáo • Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo • Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn với quan điểm lịch sử – cụ thể. 23
  24. Tóm tắt • Trong chương này chúng ta đã nghiên cứu một cách cơ bản về những vấn đề có tính qui luật trong tiến trình CM XHCN • Chúng ta hiểu đượcđặc trưng và phương thức xây dựng Nhà nước, dân chủ và văn hoá XHCN. • Chúng ta cũng biết đượccách thức giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo dựa trên nguyên tắc của CN Mác– Lênin. 24
  25. Tài liệu tham khảo • Giáo trình những nguyên lý cơ bản của CN Mác –Lênin, nxb CTQG năm 2009, Tr 261 – 420 • Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn những NLCB của CN Mác– Lênin P2, ĐHKT TP HCM 25
  26. Câu hỏi ôn tập 1) Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN? 2) Phương thức xây dựng nền văn hoá XHCN ? 3) Những nguyên tắc cơ bản của CN Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo ? 26
  27. Gợi ý thảo luận • Thực trạng và giải pháp xây dựng nền văn hoá mới ở nước ta hiện nay. • Sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan ? Những hoạt động này ở Việt Nam hiện nay ? Cần làm gì để làm giảm mê tín dị đoan ? 27