Bài giảng môn Kinh tế vi mô

doc 90 trang ngocly 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kinh tế vi mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_mon_kinh_te_vi_mo.doc

Nội dung text: Bài giảng môn Kinh tế vi mô

  1. Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ 1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ VI MÔ 1.1.1. Kinh tế học: Từ năm 1776, khi Adam Smith công bố tác phẩm kinh điển của ông "Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia" là thời điểm bắt đầu của kinh tế học. Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng: kinh tế Vi mô và kinh tế Vĩ mô.Trong hơn 30 năm qua, việc nghiên cứu về kinh tế học đã được mở rộng và bao gồm nhiều vấn đề. Các nội dung chủ yếu của môn khoa học này đang một ngày phát triển. Một số mục tiêu quan trọng của Kinh tế học bao gồm: - Nghiên cứu giá lao động, giá vốn và đất đai được xác định trong nền kinh tế như thế nào, các loại giá này được vận dụng ra sao trong việc phân bổ các nguồn lực. - Khám phá các hành vi của thị trường tài chính, phân tích xem những thị trường này phân bổ vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau như thế nào. - Phân tích hậu quả của các chính sách điều tiết của chính phủ tới tính hiệu quả của thị trường. - Khảo sát tình hình phân phối thu nhập, kiến nghị các giải pháp trợ giúp người nghèo mà không làm cản trở các hoạt động của nền kinh tế - Nghiên cứu tác động của chi tiêu Nhà nước, thuế, thâm hụt ngân sách tới tăng trưởng. - Nghiên cứu những thăng trầm về tình hình thất nghiệp và sản xuất trong chu kỳ kinh doanh, kiến nghị các chính sách của chính phủ để kích thích tăng trưởng kinh tế. - Khảo sát các hình thái thương mại giữa các nước và phân tích tác động của hàng rào thương mại - Nghiên cứu sự tăng trưởng tại các nước đang phát triển và đề xuất giải pháp khuyến khích sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kinh tế học là việc nghiên cứu xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm như thế nào để sản xuất ra các hàng hoá có giá trị và phân phối chúng cho các đối tượng khác nhau. 1.1.2. Kinh tế vi mô và mối quan hệ với kinh tế học Vĩ mô: Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế. Kinh tế Vi mô nghiên cứu các bộ phận, các chi tiếc cấu thành bức tranh lớn. Vì bức tranh lớn chỉ được tạo thành bởi các bộ phận, chi tiếc cấu thành của nó. Các bộ phận chi tiết cấu thành bức tranh lớn đẹp và đồng bộ thì bức tranh 1
  2. lớn mới đẹp, cũng như nền kinh tế hoặc cơ thể sống, các tế bào kinh tế hoặc các tế bào sống phát triển thì nền kinh tế và cơ thể sống mới phát triển. Những tỷ Đô la thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm sẽ là vô nghĩa nếu chúng không tương ứng với hàng nghìn thứ hàng hoá dịch vụ có ích được sản xuất ra trong các doanh nghiệp mà con người thực sự cần đến và mong muốn. Kinh tế học Vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân, cung, cầu, sản xuất, chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế. Kinh tế học Vi mô tập trung nghiên cứu đến từng cá thể, các hãng và các doanh nghiệp v.v mà thực tế đã tạo nên nền kinh tế. Kinh tế Vi mô nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình là sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối thu nhập ra sao để có thể đứng vững và phát triển trong cạnh tranh trên thị trường. Nói một cách cụ thể là kinh tế Vi mô nghiên cứu xem họ đạt được mục đích của họ với nguồn tài nguyên hạn chế bằng cách nào và sự tác động của họ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân ra sao Sự khác biệt giữa kinh tế học Vi mô và kinh tế học Vĩ mô được trình bày ở trên còn có thể được được minh hoạ bằng ví dụ về đầu tư thông qua tình huống sau: Trong kinh tế vi mô ta xem xét việc xác định suất đầu tư nào đến tổng sản phẩm quốc dân, công ăn việc làm và giá cả, còn kinh tế Vi mô chúng ta xem xét các quyết định của doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng sản xuất, việc lựa chọn các yếu tố sản xuất và việc xác định giá cả các hàng hoá cụ thể Kinh tế Vi mô và kinh tế Vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau mà bổ sung cho nhau tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Thực tế đã chứng minh kết qủa kinh tế Vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế Vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, của tế bào kinh tế, của tế bào sống chịu ảnh hưởng của kinh tế Vĩ mô, của nền kinh tế, của cơ thể sống. Kinh tế Vĩ mô tạo thành hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế Vi mô phát triển. Chẳng hạn trong kinh tế vĩ mô ta quan sát rằng ô tô chạy nhanh hơn khi nhấn ga và chạy chậm lại khi ấn phanh. Đó là tất cả những điều mà ta cần biết trong mọi tình huống, tất nhiên sẽ có lúc ô tô bị hỏng, khi điều đó xảy ra ta cần biết phanh hoạt động như thế nào. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải hiểu đầy đủ về kinh tế vi mô. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề về kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh, mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý vĩ mô hay quản lý Nhà nước về kinh tế thì chẳng khác gì chỉ thấy từng cây mà không thấy cả rừng cây, chỉ thấy từng tế bào kinh tế mà không thấy cả nền kinh tế 2
  3. 1.1.3. Đối tượng và nội dung cơ bản của kinh tế Vi mô Kinh tế học vi mô là một môn khoa học kinh tế, một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong các ngành kinh tế quốc dân. Nó là khoa học về sự lựa chọn của hoạt động kinh tế vi mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự lựa chọn để giải quyết ba vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, một tế bào kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai Kinh tế vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết. Do đó tuy nó khác với các môn học về kinh tế vĩ mô, kinh tế và quản lý doanh nghiệp được xây dựng cụ thể dựa trên những cơ sở lý luận và phương pháp luận có tính khách quan của kinh tế vi mô. Xây dựng khoa học kinh tế vĩ mô phải xuất phát và phải thúc đẩy cho kinh tế vi mô phát triển hoàn thiện không ngừng Để thực sự trở thành môn khoa học về sự lựa chọn, kinh tế vi mô nghiên cứu ba vấn đề cốt lõi: lựa chọn các vấn đề cơ bản; tính quy luật và xu hướng vận động của kinh tế vi mô, những khuyết tật của thị trường và vai trò của Chính phủ. Phù hợp với nội dung đó, kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất: vấn đề kinh tế cơ bản cung và cầu, cạnh tranh và độc quyền, cung và cầu về lao động, sản xuất và chi phí, lợi nhuận và quyết định cung cấp; hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ Có thể giới thiệu một cách tổng quát những vấn đề nêu trên để làm cơ sở định huớng cho việc nghiên cứu cụ thể trong các chương tiếp theo: - Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô, những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế - Cung và cầu: Nghiên cứu nội dung của cung và cầu, sự thay đổi cung cầu, quan hệ cung cầu ảnh hưởng quyết định đến giá cả thị trường và sự thay đổi giá cả trên thị trường làm thay đổi quan hệ cung cầu và lơi nhuận - Lý thuyết người tiêu dùng: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của nhu cầu và tiêu dùng, các yếu tổ ảnh hưởng, hàm tiêu dùng, tối đa hoá lợi ích và tiêu dùng tối ưu, lợi ích cận biên - Thị trường các yếu tố sản xuất nghiên cứu cung và cầu về lao động, vốn và đất đai - Sản xuất, chi phí và lợi nhuận: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung sản xuất và chi phí, các yếu tố sản xuất, hàm sản xuất và năng suất, chi phí cận biên, chi phí trung bình và tổng chi phí; lợi nhuận doanh nghiệp, quy luật tối đa hoá lợi nhuận, quyết định sản xuất và đầu tư, quyết định đóng cửa doanh nghiệp - Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền: Nghiên cứu về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn 3
  4. hảo, độc quyền; quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền, quan hệ sản lượng, giá cả, lợi nhuận - Vai trò của chính phủ: Nghiên cứu khuyết tật của thị trường, vai trò và sự can thiệp của Chính phủ đối với hoạt động kinh tế vi mô. 1.1.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô là khoa học kinh tế, là khoa học về sự lựa chọn các hoạt động kinh tế vi mô tối ưu trong từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế. Việc nghiên cứu kinh tế vi mô cần căn cứ vào các luận điểm của Mác về kinh tế thị trường. Nó quan hệ chặt chẽ với môn khoa học kinh tế vĩ mô và kinh tế doanh nghiệp cho nên cũng có phương pháp nghiên cứu chung đồng thời cũng có những phương pháp cụ thể khác nhau - Nghiên cứu để nắm vững vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô - Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực hành trong quá trình học tập - Gắn liền việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh động phong phú, phức tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của các doanh nghiệp ở Việt Nam và các nước - Cần hết sức coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt động kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp tiên tiến của Việt Nam và của các nước trên thế giới - Phải đơn giản hoá việc nghiên cứu trong các mối quan hệ phức tạp - Cần sử dụng mô hình hoá như công cụ toán học và phương trình vi phân để lượng hoá các quan hệ kinh tế 1.2. DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Doanh nghiệp Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt lợi nhuận tối ta và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh hiệu quả là doanh nghiệp thoả mãn được tối đa nhu cầu thị trường và xã hội về hàng hoá dịch vụ trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được lợi nhuận nhiều nhất, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất 1.2.2. Các vấn đề kinh tế cơ bản Một nhiệm vụ then chốt của kinh tế học là nghiên cứu và giải thích những cách thức khác nhau mà xã hội trả lời các câu hỏi cái gì, thế nào và cho ai. Thực tế phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới và Việt Nam đã cho chúng 4
  5. ta thấy rằng: Muốn phát triển một doanh nghiệp đều phải giải quyết được ba vấn đề cơ bản: - Quyết định sản xuất cái gì ? Quyết định sản xuất cái gì đòi hỏi phải làm rõ nên sản xuất hàng hoá, dịch vụ gì với số lượng bao nhiêu, sản xuất vào thời điểm Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày càng một tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhưng trên thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán thấp hơn, cho nên muốn thoả mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh toán có hạn, xã hội và con người phải lựa chọn từng loại nhu cầu có lợi nhất cho xã hội, cho người tiêu dùng. Tổng số nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội, của người tiêu dùng cho ta biết được nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường. Nhu cầu này là căn cứ, là xuất phát điểm để định hướng cho chính phủ và các nhà kinh doanh quyết định sản xuất và cung ứng của mình. Trên cơ sở nhu cầu thị trường, chính phủ và các nhà kinh doanh tính toán khả năng sản xuất của nền kinh tế, của doanh nghiệp và các chi phí sản xuất tương ứng để lựa chọn và quyết định sản xuất và cung ứng cái mà thị trường cần để đạt lợi nhuận tối đa. Việc lựa chọn để quyết định sản xuất cái gì chính là quyết định sản xuất những loại hàng hoá dịch vụ nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, khi nào cần sản xuất và cung ứng. Cung, cầu, cạnh tranh trên thị trường tác động qua lại với nhau để có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định giá cả thị trường và số lượng hàng hoá cần cung cấp trên một thị trường. Giá cả thị trường là thông tin có ý nghĩa quyết định đối với việc lựa chọn sản xuất và cung ứng những hàng hoá nào có lợi nhất cho cả cung cầu trên thị trường. Giá cả trên thị trường là bàn tay vô hình điều chỉnh quan hệ cung cầu và giúp chúng ta lựa chọn và quyết định sản xuất. - Quyết định sản xuất như thế nào ? Quyết định sản xuất như thế nào nghĩa là do ai và những tài nguyên nào với hình thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào ? Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, chính phủ, các nhà kinh doanh phải xem xét và lựa chọn việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ đó như thế nào để sản xuất nhanh và nhiều hàng hoá theo nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, cạnh tranh thắng lợi trên thị trường để có lợi nhuận cao nhất. Động cơ lợi nhuận đã khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn các đầu vào tốt nhất với chi phí thấp nhất, lựa chọn các phương pháp sản xuất hiệu quả nhất. Phương pháp đó kết hợp tất cả các yếu tố đầu vào để sản xuất đầu ra nhanh nhất. Nói một cách cụ thể là phải lựa chọn và quyết định giao cho ai, sản xuất hàng hoá dịch vụ này bằng nguyên liệu gì, thiết bị dụng cụ nào, công nghệ sản xuất ra sao để đạt được lợi nhuận cao nhất, thu nhập quốc dân lớn nhất. Để đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, các doanh nghiệp phải luôn 5
  6. đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ công nhân và lao động quản lý nhằm tăng hàm lượng chất xám trong hàng hoá và dịch vụ. Chất lượng hàng hoá dịch vụ là vấn đề có ý nghĩa quyết định sống còn trong cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường, chất lượng cao đảm bảo chữ tín của doanh nghiệp với bạn hàng, chiếm lĩnh được thị trường và cạnh tranh thắng lợi. - Quyết định sản xuất cho ai ? Quyết định sản xuất cho ai đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ của đất nước. Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất, do đó thị trường cũng quyết định thu nhập của các đầu ra - thu nhập về hàng hoá dịch vụ. Thu nhập của xã hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sở hữu và giá trị của các yếu tố sản xuất, phụ thuộc vào lượng hàng hoá và giá cả của các hàng hoá dịch vụ. Vấn đề mấu chốt ở đây cần giải quyết là những hàng hoá và dịch vụ sản xuất phân phối cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao, vừa bảo đảm sự cân bằng xã hội. Nói một cách cụ thể là sản phẩm quốc dân thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sẽ được phân phối cho xã hội, cho tập thể và cho cá nhân như thế nào để tạo động lực kích thích cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng được các nhu cầu công cộng và các nhu cầu xã hội khác. Về nguyên tắc thì cần bảo đảm cho mọi người lao động được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ căn cứ vào những cống hiến của họ (cả lao động sống và lao động vật hoá) đối với quá trình sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ ấy, đồng thời chú ý thoả đáng đến những vấn đề xã hội đối với con người. Theo ngôn ngữ kinh tế học thì ba vấn đề kinh tế cơ bản nói ở trên đều cần được giải quyết trong mọi xã hội, dù là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà nước công nghiệp tư bản, một công xã, một bộ tộc, một địa phương, một ngành, một doanh nghiệp hay thậm chí cả đối với một đàn ong mật. Mỗi một đơn vị tổ chức như vậy phải quyết định tốt nhất: a. Sản xuất những đầu ra nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào? b. Sản xuất những đầu ra ấy bằng những đầu vào nào, kỹ thuật gì, công nghệ ra sao để có chi phí thấp nhất? Cần sản xuất và phân phối các đầu ra đó cho ai là tối ưu nhất? Quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi ngành, mỗi địa phương và mỗi doanh nghiệp chính là quá trình lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề cơ bản nói trên. Nhưng việc lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề ấy lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, khả năng và điều kiện, phụ thuộc vào việc lựa chọn hệ thống kinh tế để phát triển, phụ thuộc vào vai trò, trình độ và sự can thiệp của các chính phủ, phụ thuộc vào chế độ chính trị - xã hội của mỗi nước. 6
  7. 1.3. LỰA CHỌN KINH TẾ TỐI ƯU CỦA DOANH NGHIỆP Các thành viên kinh tế luôn phải ra quyết định lựa chọn dựa trên sự khan hiếm nguồn lực. Lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô của một hãng có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi lựa chọn các doanh nghiệp luôn phải dựa trên cơ sở của lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu 1.3.1. Hiệu quả kinh tế Trước hết hãy đề cập đến vấn đề khan hiếm. Nếu mọi hàng hoá đều có thể sản xuất với số lượng vô hạn, và nếu như tất cả các nhu cầu của con người được thoả mãn thì cái gì sẽ xảy ra? Mọi người sẽ không lo lắng tới việc tìm thêm thu nhập vì họ đã có mọi thứ họ muốn, các doanh nghiệp sẽ không cần tính toán tới tiền công và bảo hiểm sức khoẻ, chính phủ sẽ không phải vật lộn với thuế khoá và chi tiêu bởi lẽ không ai quan tâm đến chúng. Hơn nữa, khi tất cả chúng ta đã có đủ những gì mình muốn, sẽ không còn ai quan tâm tới việc phân phối thu nhập giữa mọi người và giữa các giai tầng trong xã hội Trong điều kiện phong lưu cực lạc như vậy, sẽ không có khái niệm về hàng hoá - không có loại hàng hoá nào là khan hiếm hoặc hạn chế về cung. Tất cả hàng hoá đều không giống như cát trong sa mạc hay nước trong đại dương. Giá cả và thị trường chẳng có liên quan gì. Như vậy thì kinh tế học sẽ không còn thú vị và hữu ích nữa. Tuy nhiên, không có một xã hội nào đạt tới khả năng vô biên không tưởng như vậy. Các hàng hoá luôn luôn khan hiếm và nhu cầu dường như vô hạn. Với nhận thức nhu cầu là vô hạn thì việc các nền kinh tế phải sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực có hạn là một vấn đề quan trọng. Điều này dẫn đến một khái niệm rất quan trọng là hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí, hoặc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế một cách tiết kiệm nhất để thoả mãn các nhu cầu và sự mong muốn của mọi người. Nền kinh tế sản xuất có hiệu quả khi nó không thể sản xuất ra nhiều hơn một mặt hàng nào đó mà không phải giảm bớt sản xuất ra một số mặt hàng khác 1.3.2. Cơ sở của sự lựa chọn Việc lựa chọn kinh tế tối ưu trong hoạt động kinh tế vi mô có ý nghĩa quyết định đến việc bảo đảm hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Nhưng sự lựa chọn kinh tế tối ưu các hoạt động kinh tế vi mô đều dựa trên lý thuyết lựa chọn, chỉ có trên cơ sở đó mới xây dựng được phương pháp ứng dụng cụ thể trong các trường hợp cụ thể, từng lĩnh vực cụ thể 7
  8. Lý thuyết lựa chọn tìm cách lý giải cách thức mà những nhân vật khác nhau này sử dụng để đưa ra những quyết định của mình. Nó cố gắng giải thích tại sao họ lựa chọn và cách thức lựa chọn của họ. Khái niệm hữu ích nhất được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn là khái niệm chi phí cơ hội. Đây là một ý tưởng đơn giản nhưng được vận dụng hết sức rộng rãi trong cuộc sống chúng ta. Theo quy luật chi phí cơ hội tăng lên là để thu nhập được nhiều hơn một loại hàng hoá nào đó, chúng ta phải hy sinh một lượng lớn hơn các loại hàng hoá khác. Chúng ta hãy phân tích một số giác độ của sự lựa chọn kinh tế. Trước hết, tại sao sự lựa chọn là cần thiết ? Sự lựa chọn là cần thiết bởi vì các nguồn lực có giới hạn (khan hiếm). Vấn đề thứ hai: Tại sao sự lựa chọn có thể thực hiện được? Sự lựa chọn có thể thực hiện được và một nguồn lực khan hiếm có thể sử dụng vào mục đích này hay mục đích khác. Đôi khi có một nhân tố sản xuất khan hiếm nhất. Khi lựa chọn, người ta phải tập trung vào nguồn lực khan hiếm đó - nó là giới hạn ràng buộc, hạn chế khả năng lựa chọn. Hay nói một cách chung nhất, các nguồn lực khan hiếm khác nhau có thể thay thế nhau trong quá trình sản xuất, nhưng tổng số nguồn lực hiện có bị giới hạn bởi một giới hạn ngân sách Tóm lại, hàng hoá luôn khan hiếm vì mong muốn của con người thường cao hơn nhiều so với những gì mà nền kinh tế có thể sản xuất ra. Hàng hoá kinh tế là khan hiếm, không phải là cho không, xã hội cần lựa chọn trong số hàng hoá có hạn có thể được sản xuất với các nguồn lực hiện có. 1.3.3. Bản chất và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu Từ việc nghiên cứu lý thuyết lựa chọn ở trên, chúng ta phải hiểu bản chất của mọi sự lựa chọn kinh tế bởi vì những quyết định của từng cá nhân và doanh nghiệp có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn chúng ta phải hiểu tại sao chọn sản xuất sản phẩm này mà không sản xuất sản phẩm khác. Như chúng ta đã biết, để sản xuất bất kỳ hàng hoá dịch vụ nào chúng ta cũng cần các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào sản xuất. Không có các yếu tố sản xuất thì không thể sản xuất bất kỳ sản phẩm nào được. Nhưng một giới hạn cơ bản trong việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng của chúng ta là sự khan hiếm các nguồn tài nguyên - các yếu tố sản xuất. Chúng ta không thể sản xuất mọi thứ theo khối lượng mà chúng ta mong muốn, vì các nguồn tài nguyên đều khan hiếm so với mong muốn của chúng ta. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những sự lựa chọn khó khăn, trong số nguồn lực có hạn chúng ta phải lựa chọn để sản xuất hàng hoá dịch vụ này sẽ mất cơ hội để sản xuất hàng hoá dịch vụ khác. Do đó phải lựa chọn thế nào tối ưu trong giới hạn nguồn lực cho phép. Sự lựa chọn tối 8
  9. ưu cần trước hết ưu tiên về mặt kinh tế, nhưng đồng thời phải chú ý thoả đáng các vấn đề xã hội ngay trong từng doanh nghiệp Chính sự lựa chọn đúng đắn sẽ cho phép chúng ta có thể thu được nhiều lợi ích từ những nguồn lực mà chúng ta có. Lợi ích ở đây phải xét đến cả về mặt kinh tế, cả mặt xã hội, cả mặt an ninh quốc gia Nhưng trong kinh doanh thì lợi nhuận là lợi ích kinh tế cao nhất của doanh nghiệp, là tiêu chuẩn của sự lựa chọn Trong việc lựa chọn kinh tế tối ưu, thông thường người ta sử dụng mô hình toán với bài toán tối ưu. Nhưng ràng buộc quan trọng nhất là giới hạn của năng lực sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là việc chúng ta có thể sản xuất cái gì và bao nhiêu trong một khoảng thời gian đó luôn luôn có giới hạn nhất định của nguồn lực cho phép. Dù trong tương lai giới hạn này có thể bị xoá bỏ hoàn toàn, điều đó không làm cho sự lựa chọn ngày nay của chúng ta dễ dàng hơn chút nào cả. Việc lựa chọn kinh tế để có những quyết định tối ưu của chúng ta được tiến hành và được minh hoạ trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Phải nhấn mạnh rằng, tất cả luận cứ khách quan và chủ quan về việc lựa chọn các quyết định kinh tế tối ưu đều phải dựa trên đường giới hạn khả năng sản xuất hiện có. Nhưng trên đường năng lực cho phép đó, chúng ta sẽ lựa chọn tại điểm nào thì tối ưu nhất cho mong muốn của chúng ta, có thể minh hoạ đường giới hạn khả năng sản xuất qua ví dụ sau: Khả năng sản xuất có thể thay thế nhau giữa thiết bị và hàng tiêu dùng (đơn vị tính: triệu đồng) Khả năng Tiêu dùng Thiết bị A 0 150 B 10 140 C 20 120 D 30 90 E 40 50 F 50 0 Từ số liệu về khả năng sản xuất có thể thay thế chúng ta xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất như sau Thiết bị cơ bản C D H K E Đường giới hạn khả năng sản xuất Hàng tiêu dùng Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất 9
  10. Qua đường giới hạn khả năng sản xuất ta thấy, những điểm nằm ngoài đường năng lực sản xuất (điểm H) thì không thể đạt được, những điểm nằm dưới đường đó lại không mong muốn (điểm K), chỉ có những điểm nằm trên đường cong đại diện cho việc lựa chọn trực tiếp của chúng ta Tất cả những điểm nằm trên đường cong năng lực sản xuất đều cho ta hiệu quả vì nó tận dụng hết năng lực sản xuất. Như vậy hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó. Nhưng tại điểm nào hiệu quả nhất? Điểm có hiệu quả trước hết là điểm nằm trên đường năng lực sản xuất và điểm đó thoả mãn tối đa các nhu cầu của xã hội và con người mong muốn. Chẳng hạn những điểm B,C, D, là những điểm hiệu quả nhất vì nó vừa thoả mãn tối đa cả nhu cầu của xã hội hàng tiêu dùng và thiết bị cơ bản, thức ăn và quần áo, chúng ta không thể chỉ có ăn mà không có mặt 1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP Trong một nền kinh tế, một doanh nghiệp, việc lựa chọn mô hình kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu. Mỗi một mô hình kinh tế đều có cách lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp. Các nước khác nhau đã lựa chọn các hệ thống kinh tế khác nhau để phát triển nền kinh tế của mình, để giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Những hệ thống kinh tế khác nhau đó là: kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế thị trường, kinh tế hỗn hợp. Thực tiễn phát triển kinh tế của các nước đã cho thấy rằng các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung để phát triển nền kinh tế. Các nước đều nhận thấy rằng nếu duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, không tôn trọng quy luật của thị trường, hoặc chỉ tuân theo cơ chế thị trường cạnh tranh thì đều gặp những khó khăn lớn về mặt này hay mặt khác, khủng hoảng và lạm phát tăng đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Thực tiễn đó thúc đẩy các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã phải tiềm kiếm một hệ thống kinh tế thứ ba là kinh tế hỗn hợp. Chúng ta hãy nghiên cứu đặc điểm của các hệ thống kinh tế ấy. Cũng cần nhấn mạnh là nói hệ thống kinh tế này hay hệ thống kinh tế khác cũng chỉ là nhấn mạnh về cơ chế quản lý nền kinh tế mà thôi. 1.4.1. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy) Trong một nền kinh tế được kế hoạch hoá tập trung tất cả việc lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho 10
  11. ai, đều là do nhà nước thực hiện. Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các ngành, các địa phương và cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhà nước tiến hành quốc doanh hoá và tập thể hoá, xoá bỏ tư nhân, nhà nước cấp phát vốn và vật tư cho các ngành, các địa phương và cơ sở để làm nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản phẩm và tích luỹ cho nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan Nhà nước, dùng chế độ tem phiếu để phân phối cho người tiêu dùng. Như vậy người tiêu dùng không được quyền lựa chọn, phải tiêu dùng cái mà Nhà nước có chứ không phải cái mà người tiêu dùng cần. Thực hiện cơ chế giá bao cấp do Nhà nước quy định để tiến hành phân phối cho sản xuất và người tiêu dùng làm xuất hiện nhu cầu giả tạo, thừa và thiếu hàng hoá, dịch vụ, lợi dụng ăn chênh lệch giá v.v Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung có những ưu, nhược điểm sau đây: - Ưu điểm: Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu cầu công cộng của xã hội, giải quyết được những vấn đề xã hội và an ninh, hạn chế sự phân hoá giàu - nghèo và bất công xã hội, tập trung được nguồn lực để giải quyết được những cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. - Nhược điểm: Tập trung quan liêu, bao cấp không thúc đẩy và kích thích sản xuất phát triển, phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, chủ quan, bộ máy nặng nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực, phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, các doanh ngiệp thường chờ đợi, ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo. Sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp là một nhược điểm không nhỏ của kinh tế kế hoạch tập trung.Có thể nói nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế quan liêu, bao cấp. 1.4.2. Mô hình kinh tế thị trường: Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, đều thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường, quan hệ cạnh tranh, giá cả thị trường. Trong kinh tế thị trường, giá cả thị trường có vai trò quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định, giá cả thị trường do quan hệ cung cầu quyết định và phản ánh quan hệ cung cầu và cạnh tranh trên thị trường, quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Các doanh nghiệp được lợi nhuận dẫn dắt đề ra các quyết định tối ưu về các vấn đề kinh tế cơ bản. Nền kinh tế thị trường có những ưu điểm và nhược điểm sau đây: - Ưu điểm: Do có động cơ về lợi nhuận cho nên nó thúc đẩy việc đổi mới và phát triển; bảo đảm cho các nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng tự do lựa chọn và quyết định việc sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mình. 11
  12. Thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường mà thúc đẩy các nhà sản xuất kinh doanh tìm mọi biện pháp để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, của ngành, của địa phương và của từng cơ sở kinh doanh; có tác dụng tự điều chỉnh và cân bằng trên thị trường làm thay đổi quan hệ cung cầu; đào tạo và bồi dưỡng được những cán bộ quản lý biết làm ăn năng động, sáng tạo vì lợi nhuận tối đa phi tập trung hoá các nguồn lực. - Nhược điểm: Do cạnh tranh vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối đa và duy nhất cho nên sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể rộng ra dẫn đến những vấn đề xã hội, vì động cơ lợi nhuận cho nên số nhu cầu công cộng rất cần cho xã hội và mọi người, nhưng lợi nhuận thấp hoặc không có đã không thực hiện; những yêu cầu về an ninh quốc phòng và xã hội không được giải quyết thoả đáng. Có thể nói, nền kinh tế thị trường là kinh tế năng động và khách quan. 1.4.3.Mô hình kinh tế hỗn hợp Để khắc phục những nhược diểm của nền kinh tế thị trường, kinh tế kế hoạch hoá tập trung , hiện nay nhiều nước trên thế giới lựa chọn nền kinh tế hỗn hợp để phát triển nền kinh tế của mình. Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi trước hết phải phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng vai trò của giá cả thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu; mặt khác nền kinh tế hỗn hợp cũng đòi hỏi phải tăng cường vai trò và sự can thiệp của Nhà nước.Sự can thiệp của Nhà nước là đòi hỏi tất yếu để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Như vậy, nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế tối ưu hơn được áp dụng để phát triển kinh tế hiện nay. Phát triển nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi phải coi trọng cả vai trò của thị trường, cả vai trò của Chính phủ, sự khác nhau giữa các nước chỉ là mức độ can thiệp của Chính phủ mà thôi. Chẳng hạn ở các nước phương Tây gọi là nền kinh tế thị trường có điều tiết, ở Liên Xô (cũ) đang chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, ở Cộng hoà liên bang Đức đã xây dựng nền kinh tế tối ưu và được gọi là kinh tế thị trường - xã hội, ở Việt Nam thì phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là: khi nói hệ thống hay mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế thị trường, kinh tế hỗn hợp là muốn nói đến nền kinh tế hàng hoá được quản lý theo cơ chế nào, theo cơ chế kế hoạch hoá tâp trung hay cơ chế thị trường có sự điều tiết hoặc quản lý vĩ mô của Nhà nước. Có thể kết luận rằng nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố khách quan vừa coi trọng các nhân tố chủ quan. Đó là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế các nước trên thế giới hiện nay. Nó có ý nghĩa quyết định việc lựa chọn tối ưu những vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế, một doanh nghiệp. Mô hình kinh tế tương lai của chúng ta là kinh tế thị trường theo định 12
  13. hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một mô hình kinh tế vừa tôn trọng vai trò khách quan với những ưu điểm của kinh tế thị trường vừa phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để khắc phục khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của các doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng vừa trước hết bảo đảm cho sự tăng trưởng, đạt lợi nhuận cao, hiệu quả lớn trong kinh doanh, vừa quan tâm đúng mức đến những vấn đề công bằng xã hội, văn minh, sự bền vững môi trường sinh thái và an ninh trong từng doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất khó khăn và phức tạp trong quá trình lựa chọn tối ưu cả yêu cầu về tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm công bằng xã hội, cả hai yêu cầu này đều là đòi hỏi tất yếu của con người, của xã hội Việt Nam đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta lựa chọn con đường tăng trưởng kinh tế 9-10% GĐP tuy có thể chậm, nhưng bảo đảm ổn định, bền vững, công bằng xã hội thì cũng lại trở thành nhanh, nhanh trong cái chậm. Hãy nhìn qua Thái Lan trong kế hoạch điều chỉnh 5 năm lần thứ 8 (sau 35 năm tăng trưởng nhanh) sẽ thấy rõ con đường lựa chọn của chúng ta là hợp lý. Đó là định hướng cơ bản quyết định đến sự lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam. 13
  14. Chương 2 CUNG - CẦU HÀNG HOÁ 2.1. CẦU HÀNG HOÁ (Demand) 2.1.1. Khái niệm cơ bản về cầu 2.1.1.1. Định nghĩa cầu * Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẳn sàng mua ở mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Như vậy nói đến Cầu chúng ta phải hiểu hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ý muốn sẳn sàng mua hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó * Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thoả mãn. Ví dụ: Một sinh viên mới ra trường có thể rất muốn có (có về nhu cầu) một chiếc tivi Sony màn hình phẳng 25inch để xem trong mua Worldcup. Do tiền lương thấp nên anh ta không đủ tiền mua. Nói một cách khác anh sinh viên này không có khả năng mua và như vậy cầu cảu anh ta đối với chiếc tivi bằng không. Tuy nhiên, anh sinh viên hoàn toàn có đủ tiền để mua một chiếc tivi Samsung đen trắng nhưng anh ta không có ý muốn mua, theo đó cầu của tivi nỳa cũng bằng không * Lượng cầu là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng hoặc sẳn sàng mua ở mức giá đã cho trong một khoản thời gian nhất định 2.1.1.2. Biểu cầu và đường cầu * Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Giả sử anh sinh viên A có một biểu cầu như sau: Biểu 2.1. Lượng cầu đánh máy chữ Giá đánh máy một trang (đồng) Lượng cầu (số trang) 500 1 450 2 400 3 350 5 300 7 250 9 200 12 150 15 100 20 14
  15. Biểu này cho thấy cách ứng xử của anh sinh viên A sẽ khác nhau khi giá đánh máy trên thị trường thay đổi. Nếu giá đánh máy thấp thì anh sinh viên A có thể thuê đánh máy nhiều hơn và nếu giá cao anh thuê đánh máy ít hơn * Đường cầu là đường mô tả số lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá của hàng hoá dịch vụ. Theo quy ước, trục tung biểu diễn giá, trục hoành biểu diễn lượng cầu. Trong thực tế, đường cầu không chỉ là đường tuyến tính bậc nhất mà là đường cong nghiêng xuống dưới về bên phải, tuy nhiên để đơn giản từ nay về sau chúng ta chỉ nghiên cứu đường cầu dưới dạng tuyến tính bậc nhất Giá Đường cầu (D) Lượng cầu Hình 2.1. Đường cầu 2.1.1.3. Luật cầu Một điểm chung của đường cầu là chúng nghiêng xuống dưới về phía bên phải. Khi giá hàng hoá hoặc dịch vụ giảm xuống thì lượng cầu tăng lên. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch này giữa giá và lượng cầu là rất phổ biến. Các nhà kinh tế coi đó là luật cầu Luật cầu: Số lượng hàng hoá dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá cả hàng hoá hoặc dịch vụ giảm xuống và ngược lại Nếu gọi P và QD lần lượt là giá cả và số lượng hàng hoá dịch vụ thì quy luật cầu có thể được biểu hiện như sau: P tăng QD giảm P giảm QD tăng dQD/dP < 0 (P và Q có mối quan hệ tỷ lệ nghịch; dQD/dP: hệ số góc đường cầu) 15
  16. Quy luật cầu đúng hầu hết cho các hàng hoá nhưng trên thực tế có một số hàng hoá dịch vụ không theo quy luật cầu như: hàng hoá theo mốt, hàng hoá xa xỉ, hàng hoá cấp thấp 2.1.1.4. Cầu cá nhân và cầu thị trường * Cầu cá nhân Cầu cá nhân là số lượng hàng hoá dịch vụ mà một người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định Để hiểu rõ hơn hoạt động của thị trường chúng ta tiến hành nghiên cứu hành vi của từng cá nhân riêng lẻ. Hãy bắt đầu từ sinh viên A. Trong năm học này anh ta phải hoàn thành tiểu luận môn Triết học và theo quy định bài tiểu luận phải đánh máy. Như vậy anh sinh viên A sẽ có ý muốn thuê đánh máy bài tiểu luận của mình. Tất nhiên chúng ta chưa thể nói gì về cầu anh ta đối với dịch vụ đánh máy. Cầu chỉ tồn tại nếu ai đó sẵn sàng và có khả năng trả tiền thuê đánh máy? Điều này chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố - Lượng tiền anh sinh viên có - Giá đánh máy trên thị trường * Cầu thị trường Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hoá dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân. Trơ rlại ví dụ về đánh máy chữ, giả sử có 4 sinh viên tham gia vào thị trường đánh máy chữ và họ có viểu cầu như sau Biểu 2.2. Biểu cầu cá nhân và thị trường đánh máy chữ Giá đánh máy Lượng cầu (số trang) Cầu thị trường một trang (đồng) A(q1) B(q2) C(q3) D(q4) (số trang) 500 1 0 0 1 2 450 2 1 2 2 7 400 3 2 6 6 17 350 5 4 6 7 22 300 7 8 7 10 32 250 9 10 10 15 44 200 12 11 15 15 53 150 15 16 16 19 66 100 20 18 21 25 84 16
  17. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu và hàm số cầu 2.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu Trên thực tế có rất nhiểu yếu tố ảnh hưởng đến cầu của hàng hoá. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, chúng ta nghiên cứu hai nhóm yếu tố cơ bản sau: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu * Giá cả của bản thân hàng hoá (PX) Đây là yếu tố nội sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu của hàng hoá đó. Sự ảnh hưởng này chúng ta vừa phân tích thông qua luật cầu. Giá cả cũng là yếu tố duy nhất ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu của bản thân hàng hoá Nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cầu (yếu tố ngoại sinh) * Thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầu nhiều hàng hoá hơn và ngược lại. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào nhiều hàng hoá cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu sẽ khác nhau. Mặc dù sự tăng lên của thu nhập dẫn đến sự tăng cầu đối với hầu hết hàng hoá, nó không dẫn đến sự tăng cầu đối với tất cả hàng hoá. Những hàng hoá có cầu tăng lên thu thu nhập tăng lên được gọi là hàng hoá thông thường. Còn những hàng hoá mà cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hoá cấp thấp (sắn, ngô ) khi thu nhập cao lên người tiêu dùng sẽ mua nhiều thịt cá, bánh mì và mua ít ngô, khoai, Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng việc xác định hàng hoá nào là hàng hoá cấp thấp hay hàng hoá nào là hàng hoá thông thường chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào thời điểm, trình độ phát triển, sở thích của người tiêu dùng Một ví dụ đơn giản, khi thu nhập tăng thì cầu về hàng hoá tăng, tuy nhiên với một gia đình rất giàu ở thành phố, xe máy có thể là hàng hoá thứ cấp. Khi thu nhập tăng họ giảm cầu về xe máy mà lại tăng cầu về ôtô chẳng hạn. Nhà thống kê người Đức Ernst Engel (1821 - 1896) đã nghiên cứu sự chi tiêu của nhiều hộ gia đình và công bố luật về mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá (đường Engel) Thu nhập Hàng cấp thấp Hàng thông thường Hình 2.2. Đường Engel Lượng tiêu dùng 17
  18. * Giá cả hàng hoá liên quan Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hoá. Nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hoá liên quan. Các hàng hoá liên quan này chia làm hai loại: + Hàng hoá thay thế Hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác. Khi giá của một loại hàng hoá thay đổi thì cầu đối với loại hàng hoá kia cũng thay đổi. PA tăng (giảm) QB tăng (giảm) (A, B: hai hàng hoá thay thế) Ví dụ Cà phê và chè là hai hàng hoá thay thế nhau. Cụ thể khi giá cà phê tăng lên thì cầu đối với chè sẽ tăng Giá Cầu đối với chè khi giá cà phê tăng Lượng cầu Hình 2.3a. Sự dịch chuyển của đường cầu Chè + Hàng hoá bổ sung Hàng hoá bổ dung là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hoá khác. Đối với hàng hoá bổ sung khi giá của một hàng hoá tăng lên thì cầu đối với hàng hoá kia giảm đi PA tăng (giảm) QB giảm (tăng) (A, B: hai hàng hoá bổ sung) Ví dụ người uống cà phê thường dùng với đường, như vậy Đường và Cà phê là hàng hoá bổ sung. Giá Cầu đối với đường khi giá cà phê tăng Lượng cầu Hình 2.3b. Sự dịch chuyển của đường cầu Chè 18
  19. * Dân số Hãy so sánh cầu của Trung Quốc đối với gạo và cầu của Việt Nam. Trung Quốc là một nước lớn có dân số hơn 1tỷ người. Việt Nam nhỏ hơn với dân số hơn 70 triệu người. Rõ ràng là ở mỗi mức giá lượng cầu đối với gạo ở Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với lượng cầu gạo ở Việt Nam. Cho dù thị hiếu, thu nhập và các yếu tố khác là như nhau điều này sẽ đúng, đơn giản bởi là vì Trung Quốc có quá nhiều người tiêu dùng trong thị trường gạo * Thị hiếu Thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ. Khi người tiêu dùng thay đổi sở thích thì quyết định mua hàng hoá đó cũng sẽ thay đổi theo * Các kỳ vọng Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá cả hàng hoá nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hoá của họ sẽ giảm và ngược lại. Các kỳ vọng cũng có thể là thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng đều tác động đến cầu đối với hàng hoá 2.1.2.2. Hàm số cầu Qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, ta thấy rằng, khi các yếu tố trên thay đổi thì ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới lượng cầu. Để biểu thị mối quan hệ trên người ta có thể xây dựng lên một hàm số gọi là hàm số cầu Hàm số cầu dạng toán học tổng quát như sau: D Qx = f(Px; Yt; Pr; N; T; E; ) D Trong đó: Qx : Lượng cầu đối với hàng hoá X Px : Giá hàng hoá X Yt : Thu nhập người tiêu dùng Pr : Giá cả các hàng hoá liên quan N : Dân số (số người tiêu dùng) T : Thị hiếu (sở thích) của người tiêu dùng E : Các kỳ vọng Để đơn giản trong nghiên cứu người ta giả định chỉ xem xét mối quan hệ giữa giá và lượng cầu và là mối quan hệ tuyến tính bậc nhất, khi đó hàm số cầu là hàm tuyến tính bậc nhất có dạng QD = a - b.P (a > 0; b 0) Trong đó: a: Hệ số chặn b: Hệ số góc phản ánh độ dốc của đường cầu 19
  20. 2.1.3. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu Lượng cầu tại một giá đã cho được biểu thị bằng một điểm trên đường cầu. Còn toàn bộ đường cầu phản ánh cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Từ khái niệm đó chúng ta phân biệt rõ hai vấn đề cơ bản là sự thay đổi của cầu là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu sang bên trái hoặc bên phải. Còn sự thay đổi của lượng cầu là sự vận động dọc đường cầu Vận động dọc đường cầu chính là sự thay đổi của lượng cầu Nếu giá cả của hàng hoá giảm xuống và các yếu tố khác không đổi thì sẽ có hiện tượng tăng lên của lượng cầu đối với hàng hoá đó (vận động xuống phía dưới đường cầu D0). Nếu giá cả của hàng hoá tăng lên và các yếu tố khác không đổi thì sẽ có hiện hiện tượng giảm xuống của lượng cầu (vận động lên phía trên của đường cầu D0) Sự dịch chuyển đường cầu là sự thay đổi của cầu Khi bất kỳ yếu tố nào khác ngoài giá của bản thân hàng hoá đó thay đổi sẽ làm cho đường cầu dịch chuyển hay có sự thay đổi cầu. Sự tăng lên của thu nhập, sự gia tăng dân số, sự gia tăng của giá cả hàng hoá thay thế hoặc sự giảm xuống của giá các hàng hoá bổ sung sẽ làm dịch chuyển toàn bộ đường cầu D 0 sang bên phải (đường cầu D2). Đó là sự tăng lên của cầu. Còn khi thu nhập giảm, dân số giảm, giá cả các hàng hoá thay thế giảm hoặc giá các hàng hoá bổ sung tăng sẽ làm dịch chuyển đường cầu D 0 về phía trái (D 1). Đó là sự giảm xuống của cầu. Tăng lượng cầu Giá Giảm Tăng Giảm lượng cầu cầu cầu D2 D1 D0 Lượng cầu Hình 2.4. Sự dịch chuyển của đường cầu và sự vận động dọc đường cầu 20
  21. 2.2. CUNG HÀNG HOÁ 2.2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2.1.1. Định nghĩa về cung hàng hoá Cung hàng hoá là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Cũng như cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn sẵn sàng bán hàng hoá hoặc dịch vụ của người bán. Người sản xuất có hàng bán nhưng không muốn bán vì giá quá rẻ thì không có cung và cầu không được thoả mãn. Ngoài ra khi nói đến cung về bất kỳ hàng hoá hoặc dịch vụ nào chúng ta cũng phải lưu ý đến bối cảnh không gian và thời gian cụ thể vì các nhân tố đó ảnh hưởng trực tiếp đến cung. Lượng cung hàng hoá là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Do đó ta thấy cung là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cung và giá. 2.2.1.2. Biểu cung và đường cung Nếu như cầu thể hiện mức mua sắm của người tiêu dùng thì cung lại thể hiện mục đích bán hàng của nhà sản xuất. Biểu cung là một bảng miêu tả số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định Trở lại ví dụ về dịch vụ đánh máy cho sinh viên chúng ta thấy các nhân viên đánh máy thể hiện khả năng cung dịch vụ này cho sinh viên theo một biểu cung như sau: Biểu 2.3. Biểu cung đánh máy chữ Giá đánh máy một trang (đồng) Lượng cung (số trang) 500 148 450 140 400 130 350 114 300 90 250 62 200 39 150 20 100 10 Đường biểu diễn mối quan hệ này được gọi là đường cung thị trường đối với dịch vụ đánh máy. 21
  22. Giá Đường cung (S) Lượng cung Hình 2.5. Đường cung Đường cung là đường miêu tả số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. Đường cung biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá. Trong thực tế đường cung không chỉ là đường tuyến tính bậc nhất mà là đường cong nghiêng lên về phía phải, tuy nhiên để đơn giản chúng ta chỉ nghiên cứu dạng đường cung tuyến tính bậc nhất Khi nghiên biểu cung và đường cung cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cung, khi giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm thì lượng cung giảm và ngược lại. 2.2.1.3. Luật cung Số lượng hàng hoá được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên Tại sao giá cao hơn lại dẫn đến lượng cung cao hơn? Câu trả lời ở đây là lợi nhuận. Nếu như gía của các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất ra hàng hoá được giữ cố định thì giá hàng hoá cao hơn có nghĩa là lợi nhuận cao hơn đối với nhà sản xuất. Họ sẽ sản xuất nhiều hơn va lôi kéo thêm nhiều hãng vào sản xuất. Nếu gọi Q S là số lượng hàng hoá và dịch vụ được người sản xuất cung cấp, luật cung được thể hiện thông qua P tăng (giảm) QS tăng (giảm) dQS/dP > 0, mối quan hệ tỷ lệ thuận 2.2.1.4. Cung cá nhân và cung thị trường Cũng tương tự như cầu, chúng ta có cung cá nhân và cung thị trường. Cung cá nhân là số lượng hàng hoá dịch vụ mà một người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định 22
  23. Cung thị trường là toàn bộ số lượng hàng hoá dịch vụ mà mọi người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cung thị trường là tổng các cung của từng cá nhân theo chiều ngang 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và hàm số cung 2.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cung của một hàng hoá. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cung, chúng ta nghiên cứu hai nhóm yếu tố cơ bản sau: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung Giá cả bản thân hàng hoá Đây là yếu tố nội sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lượng ung của hàng hoá đó. Sự ảnh hưởng này chúng ta vừa phân tích qua luật cung. Giá cả cũng là yếu tố duy nhất ảnh hưởng trực tiếp đến lượng ung của bản thân hàng hoá đó Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cung Ngoài giá của bản thân hàng hoá còn có nhiều yếu tố khác xác định cung về hàng hoá hoặc dịch vụ.Các yếu tố cơ bản là: a. Công nghệ Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ làm cho đường cung dịch chuyển về phía phải nghĩa là làm tăng khả năng cung lên. Thí dụ với công nghệ hiện đại - tự động hoá, năng suất lao dộng tăng nhiều hơn so với lao động thủ công và cung tăng lên nhiều Giá Đường cung sau cải tiến công nghệ Lượng cung Hình 2.6. Sự dịch chuyển đường cung b.Giá của các yếu tố sản xuất (đầu vào) Giá của các yếu tố sản xuất có ảnh hưởng đến khả năng cung sản phẩm. Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ 23
  24. hội kiếm lợi nhuận sẽ cao lên do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều lên. c. Chính sách thuế Chính sách thuế của các chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các hãng do đó ảnh hưởng đến việc cung sản phẩm. Mức thuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại cho người sản xuất ít đi và họ không có ý muốn cung hàng hoá nữa và ngược lại mức thuế thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng sản xuất của mình. d. Số lượng người sản xuất Số lượng người sản xuất càng nhiều thì lượng cung càng lớn. e. Các kỳ vọng Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hoá, giá của các yếu tố sản xuất, chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá và dịch vụ. Nếu sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại. 2.2.2.2. Hàm số cung Như vậy chúng ta đã nghiên cứu xong các yếu tố xác định cung, khi các yếu tố trên thay đổi thì ảnh hưởng đến lượng cung của một hàng hoá. Để biểu thị mối quan hệ trên người ta xây dựng lên một hàm số gọi là hàm số cung Hàm số cung là hàm số biểu thị mối quan hệ giữa lượng ung của một hàng hoá với các yếu tố ảnh hưởng đến cung Có thể tóm tắt gọn dưới dạng toán học như sau: s Q x = f(Px,; Pi ;T;Ns;E; ) Trong đó: s Q x : Lượng cung đối với hàng hoá x. Px : Giá của hàng hoá x Pi : Giá của các yếu tố đầu vào T : Công nghệ Ns : Số người sản xuất E : Các kỳ vọng Để đơn giản trong nghiên cứu người ta giả định hỉ xem xét mối quan hệ giữa giá và lượng ung là mối quan hệ tuyến tính bậc nhất, khi đó hàm cung là hàm tuyến tính bậc nhất có dạng QS = c + d.P (c > 0, d > 0) Trong đó: c: Hệ số chặn d: Hệ số góc phản ánh độ dốc của đường cung 24
  25. 2.2.3. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển đường cung. Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu diễn bằng một điểm trên đường cung. Toàn bộ đường cung cho ta biết cung về hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Từ đó chúng ta phân biệt hai vấn đề cơ bản là sự thay đổi của cung và sự thay đổi của lượng cung. Sự thay đổi của cung là sự dịch chuyển toàn bộ đường cung. Sự thay đổi lượng cung là sự vận động dọc theo đường cung. Hình sau đây mô tả sự khác biệt của nó. S1 S0 Tăng lượng cung Giá S2 Giảm Tăng cung cung Giảm lượng cung Lượng cung Hình 2.7. Sự dịch chuyển đường cung và sự vận động dọc đường cung Nếu giá hàng hoá giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi thì có sự thay đổi giảm của lượng cung đối với hàng hoá đó (Sự vận động xuống phía dưới dọc theo đường cung S o). Nếu giá của hàng hoá tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì có sự tăng lên của lượng cung đối với hàng hoá đó (Sự vận động lên trên dọc theo đường cung S o). Khi bất kỳ các yếu tố nào khác giá của bảng thân hàng hoá thay đổi sẽ làm toàn bộ đường cung dịch chuyển hay có sự thay đổi của cung. Ví dụ: Đường cung ban đầu của S o, giả sử có sự thay đổi về công nghệ làm giảm lượng nguyên liệu để sản xuất ra hàng hoá đó thì cung sẽ tăng lên và đường cung dịch chuyển đến đường S 2. Nếu chi phí sản xuất tăng lên cung sẽ giảm và đường cung dịch chuyển đến đường S1. Như vậy chúng ta đã nghiên cứu xong những vấn đề chung của cung. Cung cho chúng ta biết được ý muốn và khả năng của các nhà sản xuất. Vậy thực tế quá trình mua bán diễn ra trên thị trường như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta xác định mối quan hệ cung cầu trên thực tế. 25
  26. 2.3. CÂN BẰNG CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG 2.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu Khi cầu đối với một mặt hàng nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó Trạng thái cân bằng thị trường đối với một hàng hoá nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hoá đủ thoả mãn cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định. Hay cân bằng thị trường xuất hiện tại mức giá tại đó lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Mức giá đó gọi là giá cân bằng (P E), sản lượng đó gọi là sản lượng cân bằng (QE). Tuy nhiên mức giá và sản lượng cân bằng không nhất thiết phải giống mức giá và sản lượng bán ra. Giá Đường cung (S) PE E Đường cầu (D1) Sản lượng QE Hình 2.8. Cân bằng cung cầu thị trường * Xác định điểm cân bằng Có thể xác định trạng thái cân bằng thị trường dựa vào biểu cung và biểu cầu, hàm số cung và hàm số cầu và đồ thị đường cung và đường cầu Cách 1. Dựa vào biểu cung và biểu cầu Điểm cân bằng thị trường chính là điểm tương ứng mức giá nào đó lượng cung bằng lượng cầu Tìm P => QD = QS => PE, QE Cách 2. Dựa vào hàm số cung và hàm số cầu Cho QD = QS => PE, QE 26
  27. Ví dụ: Thị trường đánh máy chữ của một sinh viên như sau Biểu 2.4. Cung và cầu thị trường đánh máy chữ Giá một Lượng cung Lượng cầu Trạng thái thị trường trang (đồng) (trang) (trang) 500 148 5 450 140 8 400 130 11 Dư thừa thị trường 350 114 16 300 90 22 250 62 30 200 39 39 Cân bằng thị trường 150 20 47 Thiếu hụt thị trường 100 10 57 Dư thừa Giá (S) 200 E (D ) Thiếu hụt (D) 1 39 Số trang Hình 2.9. Mức giá và sản lượng cân bằng thị trường đánh máy chữ Mức giá và sản lượng cân bằng:P E = 200 đồng /trang QE = 39 trang 2.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng (P E) sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt Với các mức giá thấp hơn giá cân bằng thị trường mức lợi nhuận đối với các nhà sản xuất giảm xuống và các nhà sản xuất sẽ ít có mong muốn cung cấp hàng hoá cho thị trường. Đồng thời giá thấp xuống tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng mua hàng hoá và do đó khoảng cách giữa cung và cầu càng lớn gây nên hiện tượng thiếu hụt trên thị trường 27
  28. Thiếu hụt thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở một mức giá nào đó. Nói cách khác đó là thặng dư của cầu Trở lại ví dụ trên chúng ta thấy với mức giá đánh máy 150 đồng / trang lượng cầu sẽ giảm 47 trang, lượng cung là 20 trang như vậy thiếu hụt của thị trường là 27 trang (47 - 20 = 27) Với các mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường người sản xuất sẽ mong muốn cung ứng nhiều hàng hoá hơn (theo luật cung). Tuy nhiên người tiêu dùng sẽ giảm bớt cầu của mình (theo luật cầu) và như vậy sẽ xuất hiện dư thừa trên thị trường Sự dư thừa của thị trường là kết quả của việc cung lớn hơn cầu ở một mức giá nào đó. Nói một cách khác đó là sự thặng dư của cung Ở ví dụ trên ta thấy mức giá đánh máy là 500 đồng / trang thì lượng cung là 148 trang, lượng cầu là 5 trang và như vậy sẽ dư thừa 143 trang (148 - 5 = 143) Do vậy mà điều chúng ta quan sát thấy bất ứ lúc nào giá cả thị trường cao hoặc thấp hơn giá cân bằng thì sẽ xuất hiện sự dư thừa hoặc thiếu hụt trên thị trường 2.3.3. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng Chúng ta có thể thấy rằng hoạt động tập thể của người mua và người bán sẽ hình thành nên giá cân bằng cho bất kỳ loại hàng hoá nào. Tuy nhiên mức giá cân bằng không phải là vĩnh cửu. Mức giá cân bằng sẽ thay đổi bất cứ khi nào khi các đường cung hoặc cầu dịch chuyển. Khi có giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi khi các yếu tố khác nhau thay đổi, hình thành nên mức giá và sản lượng cân bằng mới. - Giá cả của các hàng hoá thay thế hoặc bổ sung thay đổi - Thu nhập người tiêu dùng thay đổi - Thị hiếu và sự ưu tiên của người tiêu dùng thay đổi - Công nghệ sản xuất thay đổi - Các chi phí của đầu vào thay đổi - Chính sách của Chính phủ thay đổi Trở lại ví dụ trên, mức giá cân bằng trong thị trường đánh máy chữ ta nghiên cứu là 200 đồng / trang là kết quả duy nhất của thị trường. Nếu trong thị trường đánh máy chữ của chúng ta có biến động cụ thể là mỗi sinh viên phải làm thêm một bài tiểu luận nữa về môn tâm lý chẳng hạn, như vậy đường cầu đối với dịch vụ đánh máy chữ chắc chắn dịch chuyển về bên phải (cầu tăng lên). Đường cầu mới này sẽ cắt đường cung (không đổi) ở một điểm cân bằng mới E2 với giá cân bằng mới là 300 đồng / trang và sản lượng cân bằng mới là 90 trang Trạng thái cân bằng mới này sẽ tồn tại cho đến khi các đường cung, cầu mới xuất hiện 28
  29. Giá Đường cung (S) 300 E 200 Đường cầu (D1) 39 90 Sản lượng Hình 2.10. Sự thay đổi mức giá và sản lượng cân bằng Các trường hợp thay đổi trạng thái cân bằng - Cung thay đổi, cầu không thay đổi + Cung tăng, cầu không thay đổi + Cung giảm, cầu không thay đổi - Cầu thay đổi, cung không đổi + Cầu tăng, cung không thay đổi + Cầu giảm, cung không thay đổi - Cả cung và cầu đều thay đổi + Cung tăng, cầu tăng + Cung giảm, cầu tăng + Cung tăng, cầu giảm + Cung giảm, cầu giảm 2.4. CO DÃN CỦA CẦU VÀ CUNG 2.4.1. Co dãn của cầu Lý thuyết của cầu được trình bày ở phần trước mang tính định tính, cho thấy một số bản chất trong hành vi của người tiêu dùng. Trên thực tế các nhà kinh doanh rất muốn biết mức bán của họ sẽ bị thay đổi như thế nào khi gái cả của hàng hoá đó hay thu nhập hoặc giá cả của hàng hoá khác thay đổi. Các nhà kế hoạch chính sách của chính phủ rất muốn biết cầu sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của giá cả và thu nhập. 2.4.1.1. Khái niệm về co dãn của cầu: Sự co dãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chi cho sự thay đổi phần trăm của nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá cả hàng hoá đó, thu nhập hoặc giá cả hàng hoá khác) với điều kiện các yếu tố khác không đổi 29
  30. Tuỳ theo dạng của biến ảnh hưởng ta có các loại co dãn: - Co dãn của cầu đổi với giá cả chính hàng hoá đó - Co dãn chéo của cầu đối với giá cả hàng hoá khác - Co dãn của cầu đối với thu nhập Một số ký hiệu: Px; PY : Giá cả hàng hoá X, hàng hoá Y QDX : Lượng cầu hàng hoá X D EX : Hệ số co dãn của cầu đối với giá hàng hoá đó QDX : Mức thay đổi tuyệt đối của lượng cầu đó I : Thu nhập người tiêu dùng D a. Co dãn của cầu đối với giá cả hàng hoá đó (EX ) Công thức: D % QDX EX % PX Lưu ý: - Giả định giá trị của các nhân tố khác không đổi - Sẽ có giá trị âm phản ánh sự nghiên xuống của đường cầu b. Co dãn chéo của cầu đối với giá cả hàng hoá khác D % QDX EX ,Y % PY Lưu ý: - Giả định giá trị của các nhân tố khác không đổi - Sẽ có giá trị âm, bằng không hoặc dương phụ thuộc vào hàng hoá bổ sung, độc lập hay thay thế c. Co dãn của cầu đối với thu nhập % Q E D DX X ,I % I Lưu ý: - Giả định giá trị các nhân tố khác không đổi D - EX ,I 0: Đối với các hàng hoá thông thường D - 0 1: Đối với hàng hoá cao cấp 2.4.1.2. Cách tính hệ số co dãn 2.4.1.2.1. Co dãn khoảng Co dãn khoảng là sự co giản trên khoản hữu hạn nào đó của đường cầu a. Co dãn của cầu đối với giá cả hàng hoá đó 30
  31. Q2 Q1 QDx Q Q Q2 Q1 2 1 Q D Qx 2 Q2 Q1 Ex Px P2 P1 P2 P1 P P Px 2 1 P2 P1 2 Ví dụ: Chúng ta xác định độ co giản của cầu về Dưa hấu trên đoạn HE của hình 2.15 P H 7500 E 5000 Hình 2.11. Đường cầu Dưa hấu F 2500 K 0 20 40 Q Q 2 Q1 Q Dx Q Q Q 2 Q1 2 1 20 0 Q D Qx 2 Q 2 Q1 20 0 E X 5 Px P2 P1 P2 P1 5.000 7.500 Px P2 P1 P2 P1 5.000 7.000 2 Do số âm của hệ số co giản chỉ phản ánh hệ vận động ngược chiều của cầu và giá cả nên khi tính toán người ta thường lấy giá trị tuyệt đối của hệ số co giản p Hay Ex 5 Ý nghĩa: Khi giá thay đổi 1% sẽ làm cho lượng cầu thay đổi 5% b. Co dãn chéo của cầu đối với giá cả hàng hoá khác Q Dx D % Q DX Q Dx E X ,Y % PY PY Q Y D Ví dụ: Có biểu cầu về giá thịt Lợn (PY) và lượng cầu về cá (QX ) như sau Giá thịt lợn (đ) Lượnh cầu Cá (nghìn tấn) 15.000 20 16.000 22 31
  32. Q Dx 22 20 D % Q DX Q Dx 22 20 E X ,Y 1 , 48 % P Y P Y 16 . 000 15 . 000 Q Y 16 . 000 15 . 000 Ý nghĩa: Hai hàng hoá này là thay thế nhau, khi giá Thịt tăng 1% thì làm cho lượng cầu về Cá tăng 1,48% c. Co dãn của cầu đối với thu nhập % Q E D DX X ,I % I Ví dụ: Chúng ta có số liệu về điều tra về thu nhập bình quân của một gia đình một tháng và lượng cầu tủ lạnh như sau Nhóm thu Mức thu nhập bình Lượng cầu tủ lạnh nhập quân tháng một hộ (đ) (1.000 cái) Thư nhất 1.500.000 20 Thứ hai 2.000.000 22 22 20 E D 22 20 0,33 X ,I 2.000.000 1.500.000 2.000.000 1.500.000 Ý nghĩa: Như vậy tủ lạnh là hàng hoá cao cấp, khi thu nhập tăng 1% thì làm cho cầu tăng 0,33% 2.4.1.2.2. Co dãn điểm Co giản điểm là độ co giản trên một điểm của đường cầu dQ Q dQ p p E Q dp dp Q D Q p Trong đó: QD : Đạo hàm bậc 1 hàm QD theo P Ví dụ: Đường cầu thịt lợn trên thị trường Tam Ky được cho như sau: P = 100 - 0,4Q Xác định hệ số co giản tại điểm có P = 60 và Q = 100 dQ Q dQ p p 1 60 E Q 1,5 dp dp Q D Q 0,4 100 p 32
  33. 2.4.1.3. Phân loại co dãn - E > 1 : Cầu co dãn tương đối - E 1 E =0 Hình 2.12. Các trường hợp của hệ số co dãn của cầu theo giá 2.4.1.4. Mối quan hệ số co dãn của cầu theo giá và doanh thu - Giá tăng sẽ làm tăng tổng doanh thu nếu cầu co dãn tương đối (E 1) - Giá tăng sẽ không làm tăng tổng doanh htu khi cầu co dãn đơn vị (E =1) Hệ số co dãn Giá tăng Giá giảm Co dãn (E>1) Doanh thu giảm Doanh thu tăng Co dãn tương đối (E 1 Mất đi E 1 (hình 2.17b): Doanh thu thu được nhỏ hơn doanh thu mất đi 33
  34. Khi giá tăng Khi giá giảm E = 1 E = 1 E 1 E > 1 E < 1 Hình 2.14a Hình 2.14b 2.4.2. Co dãn của cung theo giá 2.4.2.1. Khái niệm: Co dãn của cung theo giá đo lường phần trăm thay đổi của lượng cung trên phần trăm thay đổi của giá S % QSX EX % PX 2.4.2.2. Các trường hợp co dãn của cung theo giá S E = 0: Cung hoàn toàn không co dãn ES = 1: Cung co dãn đơn vị ES = : Cung hoàn toàn co dãn P P ES = 0 ES =  Q Q P ES = 1 Hình 2.15. Các trường hợp của hệ số co dãn của cung theo giá Q 34
  35. 2.5. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ 2.5.1. Kiểm soát giá Đôi khi chúng ta thấy Chính phủ thường cố gắng kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường. Tuy nhiên rất thường xuyên việc định giá đó không phù hợp với điều kiện khách quan và làm giảm tính hiệu quả của thị trường. Chính phủ thường can thiệp vào thị trường thông qua việc định ra mức giá trần và giá sàn 2.5.1.1. Giá trần (Pc) Chính phủ thường quy định giá cao nhất đối với một số hàng hoá nhằm mục đích bảo hộ một nhóm người nhất định. Ví dụ giá thuê nhà cho sinh viên, giá gạo và một số nhu yếu phẩm khác Tuy nhiên mức giá trần thường thấp hơn so với giá cân bằng và xuất hiện hiện tượng thiếu hụt hàng hoá. Giá thấp tác động tiêu cực tới động cơ kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ ở chất lượng gảim sút của hàng hoá Giá (S) PE E Pc (D) QS QE QD Sản lượng Hình 2.16. Giá trần Với mức giá kiểm soát P c lượng cầu Q D sẽ vượt quá lượng cung Q S và gây nên hiện tượng thiếu hụt trên thị trường. 2.5.1.2. Giá sàn (Pf) Chính phủ nhiều nước thường đặt ra các mức giá tối thiểu đối với một số mặt hàng. Chẳng hạn như quy định mức tiền công tối thiểu. Song trong thực tế khi mức tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền công thị trường thì sẽ nẩy sinh hiện tượng dư thừa lao động, đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp Giá (S) Pf E PE (D) Hình 2.17. Giá sàn Q Q Q D E S Sản lượng 35
  36. Khi mức giá sàn được quy định là Pf ta thấy QS người muốn cung lao động song các chủ hãng muốn thuê một lượng lao động QD lao động thôi. Do đó sẽ dư thừa một lượng lao động là Q S - QD. Đó là nguyên nhân của thất nghiệp. Nếu chính phủ không can thiệp vào giá thì Q E người sẽ có việc làm và hưởng tiền công là PE 2.5.1.3. Hiệu quả thị trường Như vậy việc can thiệp của Chính phủ vào giá cả thường giảm tính hiệu quả của thị trường. Hiệu quả thị trường được biểu hiện bằng lợi ích ròng của xã hội (NSB). Lợi ích xã hội bao gồm hai bộ phận, đó là thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS) - Giá do cung cầu xác định Thặng dư tiêu dùng = Diện tích hình AEPE Thặng dư sản xuất = Diện tích PEEB Ích lợi ròng của xã hội = Diện tích ABE Giá NSB = CS + PS A (S) PE E Hình 2.18. Thặng dư tiêu dùng và thặng B (D) dư sản xuất Q E Sản lượng - Ảnh hưởng của giá sàn Thặng dư tiêu dùng = Diện tích hình AEPf Thặng dư sản xuất = Diện tích CFBPf Ích lợi ròng của xã hội = Diện tích ABFC Phần mất không = Diện tích FBE Giá A B (S) Pf P E E Hình 2.19. Ảnh hưởng giá sàn C F (D) - Ảnh hưởng Q của Q giá trầnQ D E S Sản lượng 36
  37. Thặng dư tiêu dùng = Diện tích hình ABFPC Thặng dư sản xuất = Diện tích CPCF Ích lợi ròng của xã hội = Diện tích ABFC Phần mất không = Diện tích FBE NSBmax = Diện tích AEC Giá A B (S) P E E Hình 2.20. Ảnh hưởng giá trần Pc F C (D) QS QE QD Sản lượng 2.5.2. Thuế và ảnh hưởng của thuế lên nhà sản xuất và người tiêu dùng Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuế đánh vào hàng hoá, chúng ta giả sử thuế đó chính phủ đánh trên mỗi đơn vị hàng hoá bán ra. - Sau thi đánh thuế đơn vị (t) giá thị trường mới tăng lên từ P 0 lên P1 (là giá mà người tiêu dùng thực trả), P 2 là giá ròng người sản xuất nhận được sau thuế. P1 - P2 = t Doanh thu thuế mà chính phủ nhận được: Diện tích P1ABP2 Giá (S1) A (S) P1 P0 E P 2 B (D) Q0 Q1 Sản lượng Hình 2.21. Ảnh hưởng của thuế 37
  38. - Thuế (t) được san sẻ như thế nào giữa người sản xuất và người tiêu dùng: + Phần thuế mà nhà sản xuất gánh chịu là: P0 - P2 + Phần người tiêu dùng gánh chịu là: P1 - P0 Dễ thấy sự thay đổi giá thị trường cũng như phần thuế phải chịu của người tiêu dùng và nhà sản xuất phụ thuộc vào độ dốc của đường cung và cầu + Đường cung càng thoải và (hoặc) đường cầu càng dốc thì gánh nặng thuế phần lớn do người tiêu dùng chịu. Trường hợp đặc biệt khi đường cầu là đường thẳng đứng hoặc đường cung là đường nằm ngang, giá tăng lên một khoản đúng bằng t, người mua phải chịu toàn bộ gánh nặng thuế + Đường cung càng dốc và (hoặc) đường cầu càng thoải thì gánh nặng thuế phần lớn do nhà sản xuất chịu. Trường hợp đặc biệt khi đường cung là đường thẳng đứng hay đường cầu là đường nằm ngang, giá không đổi, người bán sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế C Giá (S1) (S) P1 (S1) P1 P0 (S) P0 E E (D) (D) Q Q1 Sản lượng 1 Sản lượng (S ) Giá 1 Giá (S1) (S) P P1 1 P0 P0 E E (D) (D) Q Q1 Sản lượng 1 Sản lượng Hình 2.22. Các trường hợp đường cung và cầu 38
  39. Chương 3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 3.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH 3.1.1. Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên Có thể nói động cơ đầu tiên đưa người ta đến mua sắm một hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó chính là sở thích về hàng hoá hoặc dịch vụ đó, tức là mong muốn được tiêu dùng chúng. Tuy nhiên khác với các nhà tâm lý học và xã hội học, các nhà kinh tế không quan tâm đến việc phát hiện ra nguồn gốc của sở thích, mà chỉ xem xét sở thích ảnh hưởng như thế nào tới quyết định tiêu dùng. Giả định bạn hài lòng về một sản phẩm nào đó thì bạn sẽ sẵn sàng trả giá cao cho nó. Nếu như vị ngon của bánh rán tác động đến bạn thì bạn sẵn sàng mua giá đắt. Nếu bạn không thích thì thậm chí cho không bạn cũng không quan tâm tới. Bởi vậy có quan hệ thuận chiều giữa sở thích và sự sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá nào đó và đó là đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế. Thuật ngữ lợi ích được hiểu là sự như ý, sự hài lòng do tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ mang lại. Lợi ích toàn bộ (hay tổng lợi ích) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ mang lại. Lợi ích cận biên (MU) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm cuối cùng mang lại. Sự thay đổi về tổng lợi ích Lợi ích cận biên = Sự thay đổi về lượng Các khái niệm về lợi ích cận biên được nêu ra ở chương này liên quan tới việc tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ. 3.1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần Khái niệm tổng lợi ích và lợi ích cận biên giải thích vì sao ta lại mua một hàng hoá, dịch vụ cũng như vì sao ta lại thôi mua chúng vào thời điểm nào đó. Trên thực tế, khoái cảm giảm xuống với mỗi chiếc bánh ăn thêm. Chiếc bánh thứ nhất có thể gây cảm giác ngon miệng nhưng đến chiếc thứ tư, thứ năm có thể gây cảm giác buồn nôn, chúng ta thấy lợi ích cận biên của chiếc bánh thứ nhất cao hơn chiếc bánh thứ hai. Đối với sản phẩm khác cũng vậy: Cốc bia thứ hai không thể ngon hơn cốc bia thứ nhất. Các nhà kinh tế đã khái niệm hiện tượng đó thành quy luật gọi là quy luật lợi ích cận biên giảm dần. Quy luật này có thể phát biểu như sau: Lợi ích cận biên của một hàng hoá nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở trong một thời kỳ nhất định. 39
  40. Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm đi là do giảm sự hài lòng hay thích thú của bạn đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên, tuy nhiên với tốc độ ngày càng chậm. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng hàng hoá đó. Quy luật trên có thể được minh họa bằng hình vẽ sau: Lợi ích Tổng lợi ích (TU) Lợi ích cận biên (MU) Sản lượng Hình 3.1. Đường tổng lợi ích và lợi ích cận biên Thể hiện tổng lợi ích quan hệ với mức thay đổi tiêu dùng. Chú ý rằng tổng lợi ích tiếp tục tăng lên khi tiêu dùng năm chiếc bánh đầu tiên. Nhưng tổng lợi ích tăng với mức gia tăng ngày càng nhỏ. Chiều cao của mỗi bước gia tăng của đường tổng lợi ích trong hình 1 đại diện cho lợi ích cận biên. Phần gia tăng của tổng lợi ích rõ ràng giảm dần. Tổng lợi ích sẽ còn tăng khi nào lợi ích cận biên dương. Lợi ích cận biên cũng được minh họa trong hình trên. Khi ăn đến chiếc bánh thứ sáu, cảm giác ngon lành hoàn toàn biến mất, thay vào đó là cảm giác buồn nôn và đau tức dạ dày. Bởi vậy lợi ích cận biên âm và đường lợi ích đi xuống, tổng lợi ích giảm. Tuy nhiên trên thực tế không phải việc tiêu dùng mọi hàng hoá đều dẫn đến lợi ích cận biên âm. Yếu tố thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quy luật. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần thích hợp với thời gian ngắn. 3.1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu Lợi ích là một khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học để chi cảm giác thích thú chủ quan, tính hữu ích hoặc sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá 40
  41. mà có. Không thể đo được lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị vật lý như đơn vị điện tử, trọng lượng hoặc chiều dài. Tuy nhiên, khái niệm lợi ích là một công cụ rất hữu ích của các nhà kinh tế cũng như hành vi của người tiêu dùng. Trong mục này chúng ta sẽ vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại nghiên xuống dưới. Chúng ta thấy mối quan hệ qua lại giữa lợi ích cận biên và giá cả. Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó vì khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi. Như vậy có thể dùng giá để cho lợi ích cận biên của việc tiêu dùng cho một hàng hoá. Nếu so sánh, ta thấy có sự tương tự về dạng của đường cầu và dạng của đường lợi ích cận biên. Nó thể hiện một điều là đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên giảm dần của người tiêu dùng, hay do quy luật lợi ích cận biên giảm dần đường cầu nghiên xuống dưới. Đến đây ta có MU = P như thể hiện ở hình 3.2. Nếu các đơn vị tiêu dùng là rời rạc ta sẽ có đường cầu gấp khúc từng đoạn. Nếu như các đơn vị tiêu dùng vô cùng nhỏ cũng có ý nghĩa, hay các đơn vị tiêu dùng là liên tục, đường cầu sẽ được thể hiện bằng đường liền. 3.1.4. Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một hàng hoá nào đó (MU) với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó (MC). Trong hình 3.2, giá thị trường bằng 1000 đồng được thể hiện bằng đường ngang BE, nó phản ánh chi phí cận biên của người tiêu dùng. Trong thực trạng rất khác nước, người tiêu dùng sẵn sàng trả cho cốc nước chanh thứ nhất giá 7000 đồng, 7000 đồng đó phản ánh lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi tiêu dùng cốc nước chanh thứ nhất và được thể hiện bằng toàn bộ ô chữ nhật ứng với cốc nước chanh thứ nhất. Nhưng trên thực tế, người tiêu dùng chỉ phải trả 1000 đồng/1cốc theo giá thị trường, được thể hiện bằng ô chữ nhật để trống ứng với cốc nước thứ nhất. Do vậy người tiêu dùng sẽ có được một khoản thặng dư 6000 đồng. Thặng dư xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng nhiều hơn mức họ phải trả. Người tiêu dùng là người tối đa hoá lợi ích, nên anh ta sẽ mua nước cho đến khi lợi ích cận biên của nó (giá thị trưòng). Người tiêu dùng sẽ mua đến cốc nước thứ sáu. Anh ta không mua cốc nước thứ bảy vì đối với anh ta nó chỉ đang 500 đồng. Như vậy giá của cốc nước bằng lợi ích cận biên của cốc nước cuối cùng anh ta mua. Do quy luật lợi ích cận biên giảm dần, người tiêu dùng sẽ hưởng được thặng dư tiêu dùng ở các cốc nước đó.Tổng thặng dư tiêu dùng đó (được ký hiệu là CS) được thể hiện bằng phần diện tích gạch chéo của hình 15 41
  42. Trong ví dụ trên, chúng ta thấy trường hợp chỉ có một người tiêu dùng nước. Tuy nhiên do đường cầu thị trường là tổng cộng của các đường cầu cá nhân nên chúng ta có thể áp dụng khái niệm thặng dư tiêu dùng cho toàn bộ một thị trường. Lô gíc thặng dư tiêu dùng cá nhân cũng đúng với toàn bộ thị trường. Trong hình 15b, giá thị trường bằng 1000 đồng được thể hiện bằng đường nằm ngang E và thặng dư tiêu dùng được thể hiện bằng tam giác ABE. P MU 6.000 CS MU = P 2.500 B E Sản lượng 0 Hình 3.2. Đường cầu và thặng dư tiêu dùng 3.2. LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀTIÊU DÙNG TỐI ƯU 3.2.1. Cách tiếp cận lợi ích Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa bằng nguồn thu nhập hạn chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc mua hàng hoá này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hoá khác. Vì vậy việc cần phải quyết định như thế nào để đạt được sự thoả mãn tối đa. Sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá cả sản phẩm. Cơ sở để giải thích sự lựa chọn tiêu dùng là lý thuyết về lợi ích và quy luật cầu. Theo lý thuyết này người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho sự lựa chọn sản phẩm lợi ích lớn hơn. Theo quy luật cầu, việc lựa chọn còn phải xét tới giá cả thị trường của hàng hoá mà ta cần. Như vậy là phải so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí của nó và việc lựa chọn sản phẩm phải phù hợp với lượng thu nhập cụ thể Nguyên tắc tối đa hoá lợi ích: Mua thứ hàng hoá có lợi ích cận biên lớn nhất tính trên một đồng chi mua, nghĩa là: 42
  43. MU i Maxi Pi Trong đó: MUi : Lợi ích cận biên của hàng hoá i Pi : Giá cả của hàng hoá i Ví dụ: Với mức thu nhập 24.000đ và sẽ tiêu dùng hai loại hàng hoá là chơi Bóng bàn và chơi Bi-a. Biết rằng giá chơi Bóng bàn là 3.000đ/1h; giá chơi Bi-a là 2.500đ/h. Tổng lợi ích thu được từ việc chơi Bóng bàn và Bi-a được cho bởi như sau: Biểu 3.1.Tối đa hóa lợi ích Lợi ích Lượng Chơi bóng bàn Chơi Bi -a tiêu Tổng lợi Lợi ích Lợi ích Tổng lợi dùng ích cận biên MUX / PX cận biên MUY / PY ích (TUY) (TUX) (MUX) (MUY) 0 0 0 - 0 0 - 1 48 48 0.0160 50 50 0.0200 2 90 42 0.0140 96 46 0.0184 3 126 36 0.0120 138 42 0.0168 4 156 30 0.0100 176 38 0.0152 5 180 24 0.0080 210 34 0.0136 6 198 18 0.0060 240 30 0.0120 7 210 12 0.0040 266 26 0.0104 Nếu chỉ xét về lợi ích thì sự lựa chọn tiêu dùng dường như là hiển nhiên bắt đầu từ tiêu dùng hàng hoá Y (chơi Bi -a) vì lợi ích của lần đầu tiên là lớn nhất với lợi ích là 50, sau đó sẽ là hàng hoá X (chơi Bóng bàn) vì lợi ích của tiêu dùng X thứ nhất sẽ mang lại lợi ích là 48, kế tiếp là tiêu dùng hàng hoá Y với lượng lợi ích bổ sung của đơn vị Y thứ hai là 46 Tuy nhiên vấn đề thực tế sẽ phức tạp hơn vì chúng ta còn phải chú ý đến giá của hàng hoá X và Y nữa. Muốn tối đa hoá lợi ích, người tiêu dùng phải chọn hàng hoá cho lợi ích cận biên tối đa trên một đồng chi mua. Hay lợi ích cận biên tính trên một đồng của hàng hoá nay phải bằng lợi ích cận biên tính trên một đồng của hàng hoá khác và bằng lợi ích cận biên tính trên một đồng của bất kỳ một hàng hoá nào khác MU MU MU X Y Z PX PY PZ Trong đó: X, Y, Z là các hàng hoá khác nhau PX, PY, PZ là giá của các hàng hoá X,Y, Z 43
  44. Như vậy với sự lựa chọn tiêu dùng thì phương án tiêu dùng tối ưu là: 3 lần chơi Bóng bàn; 6 lần chơi Bi - a với tổng lợi ích tối đa là 366 3.2.2. Cách tiếp cận phân tích đường cong bàng quan 3.2.2.1. Các giả định: - Tính hợp lý: Người tiêu dùng có mục tiêu là tối đa hoá lợi ích của mình với các điều kiện đã ho về thu nhập và giá của hàng hoá - Lợi ích có thể so sanh được: Người tiêu dùng có khả năng xếp hạng các kết hợp hàng hoá căn cứ vào sự thoả mãn mà mỗi kết hợp đó mang lại ho họ - Tỷ lệ thay thế biên giảm dần: Sự ưu tiên được xếp thứ tự bng các đường bàng quan, các đường này giả định là độ dốc xuống và lồi so với gốc toạ độ - Tổng lợi ích phụ thuộc vào số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sử dụng - Sự nhất quán và tính bắt cầu của sự lựa chọn: Thứ nhất là sự nhất quán đòi hỏi trong việc xắp xếp hai kết hợp hàng hoá bất kỳ phải tuân theo một trình tự không thể đảo ngược, nói các khác nếu A được ưu tiên hơn B thì trong mọi trường hợp B không bao giờ được đặt trên A. Điều kiện thứ hai là tính bắt cầu, nghĩa là nếu kết hợp hàng hoá A được ưa thích hơn kết hợp hàng hoá B và B được ưa thích hơn hàng hoá C thì A phải được ưa thíchhơn C 3.2.2.2. Đường cong bàng quan * Khái niệm: Đường cong bàng quan là tập hợp các kết hợp khác nhau của các loại hàng hoá mà người tiêu dùng mua đạt được cùng một lợi ích Như vậy một mức lợi ích hay sở thíc người tiêu dùng được đại diện bằng một đường bàng quan và các mức lợi ích của người tiêu dùng được đại diện bằng tập hợp vô số các đường bàng quan khác nhau * Đặc điểm: - Các điểm trên đường bàng quan là các tập hợp hàng hoá khác nhau sinh ra cùng một lượng lợi ích ho người tiêu dùng - Các đường bàng quan nhìn chung đều dốc xuống về phía bên phải và lồi so với trục toạ độ - Các đường bàng quan nằm ngoài biểu diễn lợi ích cao hơn hay các đường bàng quan càng xa trục toạ độ thì biểu thị các mức độ thoả mãn càng cao - Các đường bàng quan không thể cắt nhau Y Hình 3.3. Đường bàng quan U X 44
  45. * Độ dốc của đường cong bàng quan: Độ dốc của đường cong bàng quan chính là tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hoá X lấy hàng hoá Y Y Công thức: K 1 X * Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hoá X lấy hàng hoá Y (MRS) được định nghĩa là số lượng hàng hoá X mà người tiêu dùng phải từ bỏ để mua thêm đơn vị hàng hoá Y mà vẫn giữ nguyên được lợi ích như cũ hoặc là số lượng hàng hoa Y cần mua thêm khi từ bỏ một đơn vị hàng hoá X mà vẫn giữ nguyên lợi ích như cũ. MU MRS X MUY * Các trường hợp đặc biệt của đường cong bàng quan Y Y X X Hình 3.4. Các trường hợp đặc biệt của đường cong bàng quan 3.2.3. Đường ngân sách * Khái niệm Người tiêu dùng khi lựa họn hàng hoá gặp phải hạn chế cơ bản là thu nhập và giá cả hàng hoá trên thị trường. Ràng buộc này được biểu thị đường ngân sách. Khi nghiên cứu đường ngân sách ta có các giả định - Người tiêu dùng chỉ mua hai loại hàng hoá X và Y - Giá cả hai hàng hoá là cho trước - Người tiêu dùng sử dụng toàn bộ thu nhập của mình để phân bổ mua 2 hàng hoá trên. Đường ngân sách là đường biểu diễn tất cả các cách kết hợp khác nhau giữa 2 loại hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được bằng cả thu nhập của mình. * Phương trình đường ngân sách 45
  46. Giả sử chúng ta xem xét trường hợp hai hàng hoá, phương trình giới hạn ngân sách được biểu hiện như sau I = PX. X + PY. Y Trong đó: I: Thu nhập của người tiêu dùng hay ngân sách PX, PY: Giá hàng hoá X, Y X, Y: Số lượng hàng hoá X, Y Từ phương tình trên có thể biến đổi lại như sau: I P Y X X PY PY PX * Độ dốc đường ngân sách: K2 PY Y Hình 3.5. Đường ngân sách I X 3.2.4. Lựa chọn sản phẩm tiêu dùng tối ưu: Mục đích của người tiêu dùng là đạt được mức độ thoả mãn cao nhất, trong phân tích bàng quan, điều này được biểu thị bằng việc người tiêu dùng sẽ kết hợp hàng hoá nằm trên đường bàng quan cao nhất trong giới hạn ràng buộc ngân sách Kết hợp đường cong bàng quan và đường ngân sách lại với nhau ta có thẻ chỉ ra được kết hợp hàng hoá tối ưu ho người tiêu dùng đem lại mức độ thoả mãn cao nhất Y YE E XE X Hình 3.6. Trạng thái cân bằng người tiêu dùng 46
  47. Với đường bàng quan và đường ngân sách trên hình 3, trạng thái cân bằng là điểm E - là tiếp điểm của đường ngân sách và đường cong bàng quan. Điểm E thể hiện trạng thái tiêu dùng tối ưu hay người tiêu dùng đạt lợi ích tối đa bằng việ mua XE lượng hàng hoá X, YE lượng hàng hoá Y với ngân sách cho trước. Điểm E là tối ưu vì nó vừa thể hiện sự kết hợp mà đường ngân sách chạm tới đường cong bảng quan cao nhất có thể đạt được, tức là với ràng buộc về ngân sách và giá cả đạt được lợi ích lớn nhất. Tại điểm E ta thấy đường ngân sách cũng trùng với tiếp tuyến của đường bàng quan. Vì vậy điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là: Độ dốc đường ngân sách = Độ dốc đường cong bàng quan Mặt khác Tỷ lệ thay thế cận biên hàng hoá Y cho hàng hoá X: (MRS) như sau Y MU MRS X X MU Y P MU MU MU Vậy điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là: X x hay X Y PY MU y PX Py Tương tự ta có thể mở rộng điều kiện tối ưu của người tiêu dùng trong trường hợp tổng quát MU MU MU X Y Z PX Py PZ 3.2.5. Ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế Trong phần này chúng ta xem xét tác động của sự thay đổi giá cả lên tiêu dùng hàng hoá như thế nào. Qua đó ta có thể hiểu được hình dạng đường cầu và những trường hợp đặc biệt của đường cầu. Người ta có thể tách phản ứng của người tiêu dùng đối với sự thay đổi giá thành hai bộ phận: - Ảnh hưởng thay thế (SE- substitution), là thay đổi trong lượng tiêu dùng một hàng hoá phát sinh từ sự thay đổi giá tương đối của nó (so với giá của các hàng hoá khác) - Ảnh hưởng thu nhập (IE- income effect), là thay đổi trong lượng tiêu dùng một hàng hoá do sự thay đổi trong sức mua (vì sự thay đổi giá) gây ra ở mức thu nhập nhất định. Tổng ảnh hưởng của sự giảm giá được minh hoạ ở hình sau. Lúc đầu, người tiêu dùng ở điểm A trên đường bàng quan U 1 và đường ngân sách B1B1 và đang tiêu dùng hàng hoá X và Y ở các số lượng tương ứng là X1 và Y1. Giá của X giảm, đường ngân sách bây giờ sẽ quay sang phải đến B1B2, và người tiêu dùng có thể chuyển đến điểm cân bằng mới C trên đường 47
  48. bàng quan cao hơn, tiêu dùng hàng hoá X và Y với các số lượng tương ứng là X3 và Y3. Hàng hoá Y B1 B3 A Y1 Y3 B U2 U1 SE IE X1 X2 B1 X3 B3 B2 Hàng hoá X Hình 3.7. Ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập 48
  49. Chương 4 SẢN XUẤT - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN 4.1. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 4.1.1. Công nghệ và hàm sản xuất: Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiệp. Ở đây, sản xuất được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực lưu thông và dịch vụ Ví dụ: Một lò bánh mỳ dùng những đầu vào như lao động, bột mỳ, đường, vốn đầu tư vào các lò, máy trộn và các thiết bị khác để sản xuất những đầu ra như bánh mỳ, bánh ngọt Các yếu tố sản xuất (đầu vào) được chia thành: Lao động (L) và Vốn (K) Các yếu tố được kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm (Q) Một doanh nghiệp có thể sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng một hàm số sản xuất Hàm số sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu thị lượng hàng hoá tối đa có thể thu được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ nhất định Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Q = f(x1, x2 , , xn) Trong đó: Q: Sản lượng (đầu ra) x1, x2, , xn: Các yếu tố đầu vào Hàm sản xuất cho phép kết hợp các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ khác nhau để tạo ra một mức sản lượng theo nhiểu cách khác nhau. Nói cách khác, hàm sản xuất mô tả những phương án khả thi về mặt kỹ thuật trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có nghĩa là khi doanh nghiệp sử dụng mỗi kết hợp các yếu tố đầu vào với hiệu suất cao nhất Để đơn giản, giả định rằng doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động thì hàm sản xuất phổ biến có dạng: Q = f(K,L) Hay ta có hàm sản xuất của Cobb - Douglas: Q a.K .L 4.1.2. Sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi Trường hợp này nghiên cứu sản xuất trong ngắn hạn, trong đó chỉ có một yếu tố đầu vào biến đổi còn các yếu tố đầu vào khác cố định. Chẳng hạn như vốn là cố định, lao động là thay đổi sao cho doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đầu ra Q hơn bằng cách tăng số đầu vào lao động. Để mô tả sự đóng góp của yếu tố đầu vào biến đổi là lao động vào quá trình sản xuất, người ta sử dụng khái niệm năng suất bình quân và năng suất cận biên 49
  50. Biểu 4.1. Sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi Tổng số lao Tổng số vốn Tổng số đầu Năng suất Năng suất cận động (L) (K) ra (Q) bình quân biên (MPL) (APL) 0 10 0 - - 1 10 10 10 10 2 10 30 15 20 3 10 60 20 30 4 10 80 20 20 5 10 95 19 15 6 10 108 18 13 7 10 112 16 4 8 10 112 14 0 9 10 108 12 -4 10 10 100 10 -8 4.1.3. Năng suất bình quân và năng suất cận biên Mức đóng góp mà lao động đưa vào quá trình sản xuất được thể hiện ở năng suất bình quân ủa lao động (APL) và năng suất cận biên của lao động (MPL) - Năng suất bình quân của lao động là số đầu ra tính theo một đơn vị đầu vào là lao động hay là sản lượng trên một đơn vị đầu vào lao động Q AP L - Năng suất cận biên của lao động là số đầu ra được sản xuất thêm khi số lao động đầu vào tăng một đơn vị Q MP Q L L L Trong đó QL : Đạo hàm bậc một hàm Q theo L Quy luật nằng suất cận biên giảm dần: Năng suất cận biên của bất kỳ yếu tố nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà ngày càng nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có. Với số liệu về biểu 2 ta có thể xác định như sau: 50
  51. Đầu ra (Q) Tổng sản phẩm (Q) Lao động (L) Đầu ra (Q) Năng suất trung bình (APL) Lao động (L) Năng suất cần biên (MPL) Hình 4.1. Năng suất cận biên và năng suất trung bình 4.1.4. Sản xuất với hai đầu vào biến đổi 4.1.4.1. Đường đồng lượng (Q) Đường đồng lượng hay đường đẳng lượng là biểu thị tất cả những kết hợp các yếu tố đầu vào K và L khác nhau có thể để doanh nghiệp sản xuất ra cùng một mức sản lượng đầu ra Q Đường đồng lượng tương tự như đường cong bàng quan mà chúng ta đã dùng để nghiên cứu lý thuyết hành vi người tiêu dùng. Nếu như sự thảo mãn là không đổi dọc theo đường cong bàng quan thì sản lượng cũng không đổi dọc theo các đường đồng lượng. Cả hai đường này đều dốc xuống về phía phải và có dạng lồi so với gốc toạ độ (độ dốc giảm dần). Tuy nhiên, khác với các đường bàng quan là khái niệm định tính do đó chỉ sử dụng để xắp xếp lợi ích, còn các 51
  52. đường đồng lượng là khái niệm định lượng do đó được sử dụng để đo sản lượng thực tế (mỗi đường đồng lượng tương ứng với một mức sản lượng cụ thể) Các đường đồng lượng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra các quyết định sản xuất. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có thể đạt được một đầu ra đặc biệt bằng cách sử dụng những kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào Người quản lý của một doanh nghiệp phải hiểu bản chất của sự linh hoạt ấy trong việc lựa chọn những yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời phải chú ý đến quy luật năng suất cận biên giảm dần. K Hình 4.2. Đường đồng lượng Q L K * Độ dốc của đường đồng lượng : K 3 L 4.1.4.2. Sự thay thế các đầu vào - tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của các yếu tố đầu vào được định nghĩa là tỷ lệ mà một đầu vào có thể thay thế cho đầu kia để giữa nguyên mức sản lượng như cũ. K MP Công thức tính: MRTS L L MPK K Hình 4.3. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên M1 K1 K M2 K2 Q L1 L2 L L 52
  53. 4.2. Lý thuyết chi phí 4.2.1. Ý nghĩa và khái niệm Trong nền sản xuất hàng hoá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự vận động theo cơ chế thị trưống sự quản lý ủa Nhà nước, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với cạnh tranh. Muốn thắng trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải quan tâm là giảm chi phí sản xuất, vì giảm một đồng chi phí sản xuất có nghĩa là tăng một đồng lợi nhuận. Hơn nữa các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ một hàng hoá nào đó tuỳ theo chi phí và giá bán hàng hoá đó. Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng, của xã hội nói chung. Trong môn Kinh tế vi mô, chi phí sản xuất giữ vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp Chi phí kinh tế là giá trị toàn bộ các nguồn tài nguyên sử dụng để sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ 4.2.2. Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn: 4.2.2.1. Chi phí ngắn hạn Trước hết chúng ta nghiên cứu chi phí ngắn hạn tức là những chi phí của thời kỳ mà trong đó số lượng và chất lượng của một yếu tố đầu vào không thay đổi. a. Tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất ra một sản phẩm hàng hoá bao gồm giá trị thị trường của toàn bộ các tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó Tổng chi phí bao gồm hai loại chi phí: Chi phí cố định và chi phí biến đổi - Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng tahy đổi. Hay nói cách khác chi phí cố định là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù chưa sản xuất ra 1 sản phẩm nào - Chi phí biến đổi (VC) là những chi phí phụ thuộc vào sản lượng, tăng giảm cùng với sự tăng giảm của sản lượng TC = FC + VC TC ACmin MC AC VC AVC FC AVCmin Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất AFC Sản lượng Sản lượng Hình 4.4. Mối quan hệ và xu hướng vận động của các chi phí ngắn hạn 53
  54. b. Chi phí bình quân và chi phí cận biên - Chi phí bình quân (AC) hay chi phí trung bình là chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm TC AC Q - Chi phí cố định bình quân (AFC) là tổng chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm FC AFC Q Khi mức sản lượng tăng lên thì chi phí cố định trung bình giảm xuống - Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là tổng chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm VC AVC Q Tổng chi phí bình quân có thế tính bằng tổng chi phí cố định trung bình và chi phí biến đổi trung bình AC = AFC + AVC - Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm TC MC TC VC Q Q Q TCQ ;VCQ : Đạo hàm bậc 1 hàm TC, VC theo Q 4.2.2.2. Chi phí dài hạn a. Các chi phí dài hạn Trong thời gian dài chúng ta có nhiều cơ hội để lựa chọn quy mô doanh nghiệp và số lượng thiết bị thích hợp. Như vậy khi đã xác định được sản lượng hợp lý, phù hợp với yêu cầu của thị trường,chúng ta có thể dẽ dạng chọn được nhà máy có AC thấp nhất ứng với sản lượng ấy. - Tổng chi phí dài hạn (LTC) cho biết những kết hợp có chi phí ít nhất của các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp có thể dùng để sản xuất từng mức sản lượng trong dài hạn LTC - Chi phí bình quân dài hạn: LAC Q LTC - Chi phí cận biên dài hạn: LMC LTC Q Q LTCQ : Đạo hàm bậc 1 hàm LTC theo Q 54
  55. Cần lưu ý rằng LMC không phải là tổng các đường chi phí cận biên ngắn hạn MC, mà được tính trực tiếp từ LTC. Đường LMC cũng có dạng chữ U và cắt đường LAC ở điểm thấp nhất của LAC và min LMC < min LAC Mối quan hệ giữa các đường chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn có thể minh hoạ tổng quát ở hình vẽ sau LMC AC2 LAC AC1 AC3 Chi phí Sản lượng Hình 4.5. Quan hệ giữa các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn b. Đường đồng phí và lựa chọn yếu tố đầu vào trong dài hạn Đường đồng phí là đường biểu thị tất cả những tập hợp có thể có của lao động và vốn mà doanh nghiệp có thể mua với một tổng chi phí nhất định Phương trình đồng phí có dạng: TC = w.L + r. K hoặc K = TC / r - (w/r). L Trong đó: w: Tiền thuê lao động r: Tiền thuê vốn Gọi K4: Hệ số góc đường đồng phí w K 4 r Lựa chọn các yếu tố đầu vào: Để lựa chọn quy mô sản xuất tối ưu là lựa chọn kết hợp giữa K và L tối ưu thì phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện - Thứ nhất: Kết hợp đầu vào đó phải phù hợp với chi phí ấn định cho trước - Thứ hai: Kết hợp đầu vào đó phải sản xuất ra tổng sản lượng tối đa mong muốn Vậy điểm lựa chọn kết hợp tối ưu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện trên chính là tiếp điểm giữa đường đồng phí và đường đồng lượng 55
  56. K A Hình 4.6. Cân bằng đồng phí và đồng lượng Q L Tương tự như trong lý thuyết về đường bàn quan, điểm A sẽ là điểm lựa chọn đầu vào để tối thiểu chi phí sản xuất một lượng đầu ra cố định. Điểm A là tiếp điểm của đường đồng phí và đường đồng lượng thoả mãn điều kiện MP w L MPK r 4.3. Mục tiêu lựa chọn trong kinh doanh 4.3.1. Tổng doanh thu, doanh thu bình quân và doanh thu cận biên Tổng doanh thu (TR) là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hoá của mình. TR = P x Q Doanh thu bình quân (AR) là doanh thu tính trên 1 đơn vị hàng hoá bán ra (AR = P) TR P Q MR P Q Q Doanh thu cận biên (MR) là mức thay đổi tổng doanh thu do tiêu thụ thêm một đơn vị sản lượng TR MR TR Q Q Trong đó: TRQ : Đạo hàm bậc 1 hàm TR theo Q 4.3.2. Lợi nhuận và nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận 4.3.2.1. Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường, các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Họ mong muốn chi phí cho các yếu tố đầu vào ít nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ các chi phí số còn dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường 56
  57. Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoản thời gian nhất định Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Hay  TR TC Q (P AC) Trong đó:  : Lợi nhuận TR: Doanh thu 4.3.2.2. Tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn Trong ngắn hạn có hai loại chi phí: chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC). Doanh nghiệp phải quyết định: có nên tiếp tục sản xuất hay tạm ngừng sản xuất và nếu tiếp tục sản xuất thì sản lượng cần sản xuất là bao nhiêu? Theo nguyên tắc chung doanh nghiệp tiếp tục tăng sản lượng khi doanh thu cận biên (MR) còn vượt quá chi phí cận biên (MC). Hay nói cách khác thông qua quan hệ giữa MR và MC có thể thấy được hành vi tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp (bằng cách so sánh MR và MC) theo nguyên tắc sau: Nếu MR > MC khi doanh nghiệp tăng sản lượng sẽ tăng lợi nhuận, còn nếu MR < MC việc giảm Q sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó khi MR = MC là mức sản lượng tối ưu (Q*) để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận Mục tiêu của doanh nghiệp: Tối đa hoá lợi nhuận  (q) max với  (q) = TR - TC Để tối đa hoá lợi nhuận, điều kiện sau đây cần phải được thoả mãn: - d /dq = dTR/dp - dTC/dp = 0 Hay dTR/dp = dTC/dp MR = MC MC MC MR MR Q   max Q Q* Hình 4.7. Tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn 57
  58. 4.3.2.3. Tối đa hoá lợi nhuận trong dài hạn LAC và LMC là chi phí bình quân và chi phí cận biên dài hạn. Đường cầu D chỉ ra mức giá thị trường bằng với doanh thu cận biên MR. Khi giá cả lớn hơn chi phí bình quân dài hạn, doanh nghiệp còn thu được lợi nhuận Lợi nhuận tối đa xuất hiện tại điểm S nơi giao điểm của đường chi phí cận biên dài hạn (LMC) gặp đường doanh thu cận biên MR. Tại điểm này sản lượng của doanh nghiệp là Q m. Tổng doanh thu được biểu diễn bằng hình chữ nhật OPoSQm, tổng chi phí bằng hình chữ nhật OC oRQm còn tổng lợi nhuận là hình chữ nhật CoPoSR P LMC LAC S D=MR Po Co R 0 Q0 Qm Q Hình 4.8. Tối đa hoá lợi nhuận trong dai hạn 58
  59. Chương 5 CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 5.1. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 5.1.1. Giả định của thị trường cạnh tranh hoàn hảo a. Có nhiều người mua và người bán độc lập với nhau. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi có nhiều người mua và nhiều người bán mà mỗi trong số họ hành động độc lập với tất cả những người khác. Số người bán và người mua được gọi là nhiều khi những giao dịch bình thường của một người mua hoặc một người bán không ảnh hưởng gì đến giá mà ở đó các giao dịch được thực hiện. b. Tất cả các đơn vị hàng hoá trao đổi được coi là giống nhau. Để thấy trong các thị trường thực tế có đặc trưng này. Chẳng hạn thị trường than đá thuộc cùng một cấp chất lượng, hoặc thị trường xăng mỗi đơn vị là bản sao y hệt của một đơn vị bất kỳ khác. Bởi vậy người mua không bao giờ phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị đó của ai. c. Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi tất cả người mua và người bán đều có liên hệ với những người trao đổi tiềm năng, biết tất cả các đặc trưng của các mặt hàng trao đổi; biết tất cả giá người bán đòi và giá người mua trả. Mọi người có liên hệ mật thiết với nhau và sự thông tin giữa họ là liên tục. d. Không có gì cản trở việc gia nhập và rút khỏi thị trường. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi thời điểm mỗi người đều phải được tự do trở thành người mua hoặc người bán, được tự do gia nhập thị trường và được tự do trao đổi ở cùng một mức giá như những trao đổi hiện hành. Tương tự, nó đòi hỏi không có trở ngại nào ngăn không cho một người nào đó thôi không là người mua hoặc người bán trong thị trường và vì thế rút khỏi thị trường. 5.1.2. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Hành vi cạnh tranh có các đặc trưng cơ bản sau: - Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá thị trường đang hiện hành, nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn thì doanh nghiệp sẽ không bán được tý nào vì người tiêu dùng sẽ mua của người khác. Theo nghĩa đó, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với sản phẩm mình bán. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung thị trường, vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hoặc giá trên thị trường. 59
  60. - Các doanh nghiệp cạnh tranh riêng lẻ có thể bán hết sản lượng của mình ở giá thị trường đang thịnh hành. Đây là đặc trưng nổi bật của việc không có sức mạnh thị trương của các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh không có ảnh hưởng độc lập đến giá thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng quá nhỏ so với dung lượng thị trương do đó các quyết định sản lượng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến giá. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang đối với sản lượng của mình. Cầu phân biệt đường cầu thị trường và đường cầu mà một doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt. Đường cầu thị trường luôn là một đường dốc xuống dưới. * Âæåìng cáöu cuía doanh nghiãûp: Laì âæåìng nàòmg ngang, cáöu co giaín vä haûn Âæåìng doanh thu biãn: Laì doanh thu baïn thãm khi baïn trãn thë træåìng mäüt saín pháøm Trong caûnh tranh hoìan haío khi thay âäøi læåüng tiãu thuû thç giaï khäng âäøi do váûy doanh thu biãn bàòng giaï hay MR = P. (âæåìng doanh thu biãn truìng våïi âæåìng cáöu) P = MR = AR Hçnh 5.1. Âæåìng cáöu vaì âæåìng daonh thu cáûn biãn 5.1.3. Cán bàòng trong ngàõn haûn 5.1.3.1. Quyãút âënh saín xuáút cuía doanh nghiãûp trong ngàõn haûn * Âiãöu kiãûn cáön trong caûnh tranh hoìan haío: MR = MC; MR = P => P = MC * Âiãöu kiãûn âuí: P >= AVC min P MC AC A P* P = MR max Hçnh 5.2. Cán C B bàòng trong ngàõn haûn 60 Q* Q
  61. TR = P.Q TC = AC . Q * = TR(Q*) - TC (Q*) = Q*(P* -AC) Hay doanh nghiãûp caûnh tranh hoaìn haío täúi âa hoaï låüi nhuáûn åí Q* vç åí âoï MC = P 5.1.3.2. Âiãøm hoaì väún vaì âiãøm âoïng cæía Trong ngắn haûn khäng phaíi luïc naìo doanh nghiãûp cuîng coï laîi. Doanh nghiãûp coï thãø hoaì väún hay läù khi ra quyãút âënh täúi æu. Khi doanh nghiãûp läù, doanh nghiãûp nãn âoïng cæía saín xuáút luän hay khäng? Chuïng ta seî xeït caïc træåìng håüp cuû thãø P S=MC AC E d= MR PE P1 P2 P3 Q3 Q2 Q1 QE Q Hçnh 5.3. Âiãøm hoaì väún vaì âiãøm âoïng cæía + Nãúu P> AC Doanh nghiãûp cung æïng taûi QE coï: P = MC; P > AC Ta coï TR = P.QE; TC = AC. QE Maì P > AC nãn TR > TC . Doanh nghiãûp coï låüi nhuáûn täúi âa ngàõn haûn.  = (P - AC). QE + Nãúu P = AC. Doanh nghiãûp cung æïng taûi Q1 coï P1 = MC P1 = AC P = AC min TR = P1. Q1 ; TC = AC min . Q1 TR = TC. Doanh nghiãûp hoìa väún ngàõn haûn Váûy âiãøm hoaì väún: P = AC 61