Bài giảng Mã hóa và an toàn mạng - Chương 1: Tổng quan về an toàn mạng - Nguyễn Minh Nhật

doc 31 trang ngocly 1690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mã hóa và an toàn mạng - Chương 1: Tổng quan về an toàn mạng - Nguyễn Minh Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_ma_hoa_va_an_toan_mang_chuong_1_tong_quan_ve_an_to.doc

Nội dung text: Bài giảng Mã hóa và an toàn mạng - Chương 1: Tổng quan về an toàn mạng - Nguyễn Minh Nhật

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI GIẢNG MÃ HÓA VÀ AN TOÀN MẠNG Biên Soạn NGUYỄN MINH NHẬT 1
  2. ĐÀ NẴNG, 6/2006 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ AN TÒAN MẠNG 1.1 Mở đầu • Nhu cầu bảo mật thông tin có những thay đổi lớn trong thời gian gần đây “We use computers for everything from banking and investing to shopping and communicating with others through email or chat programs. Although you may not consider your 2
  3. communications "top secret," you probably do not want strangers reading your email, using your computer to attack other systems, sending forged email from your computer, or examining personal information stored on your computer (such as financial statements).” - by CERT • Biện pháp truyền thống là sử dụng các máy móc quản lý và các trang thiết bị hỗ trợ • Máy tính được sử dụng như một công cụ tự động hoá để bảo vệ dữ liệu và những những thông tin lưu trữ khác. • Việc sử dụng mạng và các kết nối giao tiếp đòi hỏi giải pháp để bảo vệ dữ liệu trong suốt quá trình truyền Có một số các định nghĩa cần nắm rõ: • An toàn máy tính (Computer Security) – Là một tiến trình ngăn chặn và phát hiện sử dụng không hợp pháp vào máy tính của bạn bằng cách lựa chọn các công cụ thiết kế để bảo vệ dữ liệu và tấn công của hackers ( hầu hết là các • An toàn mạng (Network Security) – Là các phương pháp để bảo vệ dữ liệu trong suốt quá trình chuyển động của chúng. • An toàn Internet (Internet Security) – Là các phương pháp để bảo vệ dữ liệu trong suốt quá trình vận chuyển của chúng ra ngoài đến kết nối internet 3
  4. Các tiêu điểm chính • Trọng tâm của bài giảng này về bảo mật mạng (Internet Security) • Bao gồm các giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện và hiệu chỉnh các vi phạm bảo mật mà có liên quan đến trao đổi thông tin. 1.2 Nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn mạng 1.2.1. Nguy cơ và lỗ hổng Sạ an toàn thông tin đưạc liên quan vại 3 vạn đạ chính : Thông tin - bí mật : Thông tin chạ cung cạp tại nhạng ngưại mạt cách chính đáng khi có sạ truy nhạp hạp pháp tại nó. Thông tin - Toàn vận : Thông tin chạ đưạc điạu khiạn (sạa đại, thay thạ v.v ) bại nhạng ngưại đưạc quyạn ạy thác. Thông tin - sận sàng : Thông tin có thạ tiạp cạn đại vại nhạng ngưại mà cạn nó khi có yêu cạu. Nhạng khái niạm này ạng dạng cho nhạng ngưại sạ dạng Internet tại nhà hay ạ bạt kạ tạp đoàn mạng hay chính phạ nào. Thông thưạng, chúng ta không cho phép mạt ngưại lạ mạt xuyên qua nhạng tài liạu quan trạng cạa mình, muạn giạ nhạng công viạc cạa mình thạc hiạn trên máy tính mạt cách bí mạt. Đạng thại, cạn 4
  5. phại có bạo đạm rạng các thông tin trên máy tính cạa mình không bạ sạt mạ và sạn sàng khi bạn cạn nó. Mạt sạ nguy cơ an ninh xuạt hiạn tạ khạ năng : - Sạ lạm dạng cạa máy tính cạa các bạn bại nhạng ngưại làm phiạn qua Internet. -Đại mạt thưạng xuyên khi làm viạc trên Internet - Sạ ngạu nhiên do khi cài đạt các phạn mạm hay sạ dạng các dạch vạ không chính thạng v.v Chính các nguy cơ này làm bạc lạ nhạng điạm trong các hạ thạng máy tính ( chạng hạn như các lạ hạng) mà kạ xạu có thạ lại dạng đạ truy cạp bạt hạp pháp hoạc hạp pháp vào máy tính cạa bạn. Các lỗ hỗng này trên mạng là các yếu điểm quan trọng mà người dùng, hacker dựa đó để tấn công vào mạng. Các hiện tượng sinh ra trên mạng do các lỗ hổng này mang lại thường là : sự ngưng trệ của dịch vụ, cấp thêm quyền đối với các user hoặc cho phép truy nhập không hợp pháp vào hệ thống. Hiện nay trên thế giới có nhiều cách phân lọai khác nhau về lỗ hổng của hệ thống mạng. Dưới đây là cách phân loại sau đây được sử dụng phổ biến theo mức độ tác hại hệ thống, do Bộ quốc phòng Mỹ công bố năm 1994. a. Các lỗ hổng loại C Các lỗ hổng loại này cho phép thực hiện các phương thức tấn công theo DoS (Denial of Services - Từ chối dịch vụ). Mức độ nguy hiểm thấp, chỉ ảnh 5
  6. hưởng tới chất lượng dịch vụ, có thể làm ngưng trệ, gián đoạn hệ thống; không làm phá hỏng dữ liệu hoặc đạt được quyền truy nhập bất hợp pháp DoS là hình thức tấn công sử dụng các giao thức ở tầng Internet trong bộ giao thức TCP/IP để làm hệ thống ngưng trệ dẫn đến tình trạng từ chối người sử dụng hợp pháp truy nhập hay sử dụng hệ thống. Một số lượng lớn các gói tin được gửi tới server trong khoảng thời gian liên tục làm cho hệ thống trở nên quá tải, kết quả là server đáp ứng chậm hoặc không thể đáp ứng các yêu cầu từ client gửi tới.Một ví dụ điển hình của phương thức tấn công DoS là vào một số Web Site lớn làm ngưng trệ hoạt động của web site này: như www.google.com, www.ebay.com, www.yahoo.com v.v Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của các lỗ hổng loại này được xếp loại C; ít nguy hiểm vì chúng chỉ làm gián đoạn cung cấp dịch vụ của hệ thống trong một thời gian mà không làm nguy hại đến dữ liệu và những kẻ tấn công cũng không đạt được quyền truy nhập bất hợp pháp vào hệ thống. b. Các lỗ hổng loại B Các lỗ hổng cho phép người sử dụng có thêm các quyền trên hệ thống mà không cần thực hiện kiểm tra tính hợp lệ. Đối với dạng lỗ hổng này, mức độ nguy hiểm ở mức độ trung bình. Những lỗ hổng này 6
  7. thường có trong các ứng dụng trên hệ thống; có thể dẫn đến mất hoặc lộ thông tin yêu cầu bảo mật. Các lỗ hổng loại B có mức độ nguy hiểm hơn lỗ hổng loại C, cho phép người sử dụng nội bộ có thể chiếm được quyền cao hơn hoặc truy nhập không hợp pháp. Những lỗ hổng loại này thường xuất hiện trong các dịch vụ trên hệ thống. Người sử dụng cục bộ được hiểu là người đã có quyền truy nhập vào hệ thống với một số quyền hạn nhất định. Một số lỗ hổng loại B thường xuất hiện trong các ứng dụng như lỗ hổng của trình SendMail trong hệ điều hành Unix, Linux hay lỗi tràn bộ đệm trong các chương trình viết bằng C. Những chương trình viết bằng C thường sử dụng một vùng đệm, là một vùng trong bộ nhớ sử dụng để lưu dữ liệu trước khi xử lý. Những người lập trình thường sử dụng vùng đệm trong bộ nhớ trước khi gán một khoảng không gian bộ nhớ cho từng khối dữ liệu. Ví dụ, người sử dụng viết chương trình nhập trường tên người sử dụng; qui định trường này dài 20 ký tự. Do đó họ sẽ khai báo: char first_name [20]; Với khai báo này, cho phép người sử dụng nhập vào tối đa 20 ký tự. Khi nhập dữ liệu, trước tiên dữ liệu được lưu ở vùng đệm; nếu người sử dụng nhập vào 35 ký tự; sẽ xảy ra hiện tượng tràn vùng đệm và kết quả 15 ký tự dư thừa sẽ nằm ở một vị trí không 7
  8. kiểm soát được trong bộ nhớ. Đối với những kẻ tấn công, có thể lợi dụng lỗ hổng này để nhập vào những ký tự đặc biệt, để thực thi một số lệnh đặc biệt trên hệ thống. Thông thường, lỗ hổng này thường được lợi dụng bởi những người sử dụng trên hệ thống để đạt được quyền root không hợp lệ. Việc kiểm soát chặt chẽ cấu hình hệ thống và các chương trình sẽ hạn chế được các lỗ hổng loại B. c. Các lỗ hổng loại A Các lỗ hổng này cho phép người sử dụng ở ngoài có thể truy nhập vào hệ thống bất hợp pháp. Lỗ hổng này rất nguy hiểm, có thể làm phá hủy toàn bộ hệ thống. Các lỗ hổng loại A có mức độ rất nguy hiểm; đe dọa tính toàn vẹn và bảo mật của hệ thống. Các lỗ hổng loại này thường xuất hiện ở những hệ thống quản trị yếu kém hoặc không kiểm soát được cấu hình mạng. Những lỗ hổng loại này hết sức nguy hiểm vì nó đã tồn tại sẵn có trên phần mềm sử dụng; người quản trị nếu không hiểu sâu về dịch vụ và phần mềm sử dụng sẽ có thể bỏ qua những điểm yếu này. Đối với những hệ thống cũ, thường xuyên phải kiểm tra các thông báo của các nhóm tin về bảo mật trên mạng để phát hiện những lỗ hổng loại này. Một loạt các chương trình phiên bản cũ thường sử dụng có 8
  9. những lỗ hổng loại A như: FTP, Gopher, Telnet, Sendmail, ARP, finger Ảnh hưởng của các lỗ hổng bảo mật trên mạng Internet Phần trên chúng ta đã phân tích một số trường hợp có những lỗ hổng bảo mật, những kẻ tấn công có thể lợi dụng những lỗ hổng này để tạo ra những lỗ hổng khác tạo thành một chuỗi mắt xích những lỗ hổng. Ví dụ, một kẻ phá hoại muốn xâm nhập vào hệ thống mà anh ta không có tài khoản truy nhập hợp lệ trên hệ thống đó. Trong trường hợp này, trước tiên kẻ phá hoại sẽ tìm ra các điểm yếu trên hệ thống, hoặc từ các chính sách bảo mật, hoặc sử dụng các công cụ dò xét thông tin (như SATAN, ISS) trên hệ thống đó để đạt được quyền truy nhập vào hệ thống. Sau khi mục tiêu thứ nhất đã đạt được; kẻ phá hoại có thể tiếp tục tìm hiểu các dịch vụ trên hệ thống, nắm bắt được các điểm yếu và thực hiện các hành động phá hoại tinh vi hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào cùng nguy hiểm đến hệ thống. Có rất nhiều thông báo liên quan đến lỗ hổng bảo mật trên mạng Internet, hầu hết trong số đó là các lỗ hổng loại C, và không đặc biệt nguy hiểm đối với hệ thống. Ví dụ, khi những lỗ hổng về sendmail được thông báo trên mạng, không phải ngay lập tức ảnh hưởng trên toàn 9
  10. bộ hệ thống. Khi những thông báo về lỗ hổng được khẳng định chắc chắn, các nhóm tin sẽ đưa ra một số phương pháp để khắc phục hệ thống. Dựa vào kẻ hở của các lỗ hỗng này, kẻ xấu sẽ xây dựng các hình thức tấn công khác nhau nhằm không chế và nắm quyền kiểm soát trên mạng. Cho đến nay, các hacker đã nghĩ ra không biết bao nhiêu kiểu tấn công từ xa qua mạng khác nhau. Mỗi cuộc tấn công thường mở đầu bằng việc trực tiếp hoặc gián tiếp chui vào một hoặc nhiều máy tính đang nối mạng của người khác. Sau khi đã vào được hệ thống mạng, hacker có thể đi đến các bước khác như xem trộm, lấy cắp, thay đổi và thậm chí phá huỷ dữ liệu hoặc làm treo các hoạt động của một hệ thống thông tin điện tử.Các hacker cũng có thể gài bẫy những người sử dụng thiếu cảnh giác hoặc đánh lừa những hệ thống thông tin kém phòng bị. Chẳng hạn, chúng sưu tầm các địa chỉ email và gửi thư kèm virus đến đó hoặc làm nghẽn tắc mạng bằng cách gửi thật nhiều các bức thư điện tử đến cùng một địa chỉ. Đôi khi các hacker xâm nhập vào một mạng máy tính nào mà nó phát hiện ra lỗi và để lại thông báo cho người quản trị mạng, tệ hơn nữa là chúng cài virus hoặc phần mềm nào đó để theo dõi và lấy đi những thông tin nội bộ. Dưới đây là một số kỹ thuật tấn công mạng chủ yếu đã được sử dụng nhiều trên thực tế. 1.2.2. Các kỹ thuật tấn công trên mạng 10
  11. a.Virus Virus tin học là một phần mềm máy tính mang tính lây lan (ký sinh) và có thể phá hoại dữ liệu. Tính lây lan của Virus là khả năng tự sao chép của Virus từ đối tượng bị nhiễm sang đối tượng khác và làm cho nó nhân bản nhanh chóng. Đối tượng bị nhiễm là các tệp ( như chương trình, dữ liệu, thư điện tử, văn bản, macro ) và môi trường lan truyền bao gồm mạng, đường truyền và các loại bộ nhớ (RAM, đĩa cứng, đĩa mềm, băng từ, đĩa CD, đĩa ZIP, đĩa ĐV, đĩa Flash ).Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại khác nhau. Virus máy tính có nhiều chủng họ, chẳng hạn như Boot, File, Macro, Trojan, Worm, Polymorphic, Hoaxes. Tấn công mạng sử dụng Virus là một phương pháp tấn công khá phổ biến hiện nay. Mọi loại hệ điều hành đều thường xuyên bị tấn công bởi virus và tác hại gây ra bởi virus là rất lớn và thật khó lường. b.Treo cứng hệ thống Kỹ thuật này làm treo cứng hệ thống của nạn nhân bằng cách tấn công qua những giao thức tiêu chuẩn, chẳng hạn "dội bom thư" (mail bombing) qua giao thức SMTP, hoặc tấn công "ngập lụt" (flooding) qua giao thức TCP. Trong đó, tấn công "ngập lụt" là kiểu tấn công phổ biến. 11
  12. Kiểu tấn công "ngập lụt " (flooding) hay còn gọi là ngăn cản đồng bộ kết nối (SYN Defender) có thể được mô tả như sau. Hai máy tính nối mạng IP muốn làm việc với nhau theo giao thức TCP thì thủ tục đầu tiên là phải "bắt tay" (handshaking). Giả sử A là máy nói trước, nó sẽ đưa ra yêu cầu đồng bộ tới B (SYN). B nhận được yêu cầu thì sẽ đáp ứng lại bằng câu trả lời "SYN/ACK" và cấp phát tài nguyên để đối thoại với A. Đến lượt A khi thấy B đáp lại thì phải khẳng định một lần nữa là thực sự muốn làm việc (trả lời đồng ý bằng "ACK"). Chỉ sau khi A đồng ý như vậy thì phiên làm việc mới bắt đầu. Các Hacker đã tìm ra kẻ hở bên trong thủ tục "bắt tay" trên và lợi dụng để tấn công "ngập lụt". Một cuộc tấn công "ngập lụt" được tiến hành như sau: - Máy tính của tin tặc sẽ đóng vai trò của A, còn máy tính bị tấn công là B. A sẽ gửi yêu cầu "SYN" muốn đối thoại với B, nhưng nó sẽ tự xưng là A' chứ không phải là A, trong đó, A' là một địa chỉ giả không tồn tại trong thực tế. - B nhận được yêu cầu thì đáp lại bằng câu trả lời "SYN/ACK". Tuy nhiên, câu trả lời này sẽ dẫn đến địa chỉ A' chứ không phải A ( do B hoàn toàn không biết địa chỉ A đã bị tin tặc mạo danh là A' ở trên". Vì A' lại là một địa chỉ không tồn tại trong thực tế nên sẽ không có thể có "ACK" như lẽ ra phải trả lời theo qui định từ A' đến B. 12
  13. - Không có trả lời, nhưng theo thủ tục thì máy B vẫn phải chờ đợi, đó chính là một kẻ hở của hệ thống. Nếu A cứ gửi liên tiếp những yêu cầu giả mạo như vậy thì B sẽ phải dành hết tài nguyên này đến tài nguyên khác của mình ra để đối thoại, cuối cùng, B sẽ hết sạch tài nguyên và không thể đáp ứng được các yêu cầu khác nữa, nghĩa là B bị "ngập lụt" bởi các yêu cầu đồng bộ và phải "từ chối phục vụ" chỉ vì bận "bắt tay". c. Từ chối phục vụ (Denial of Service-DoS) Kỹ thuật "từ chối phục vụ" làm cho hệ thống máy chủ bị nhận quá nhiều yêu cầu giả và không thể đáp ứng được nữa. Kỹ thuật này còn được cải tiến thành "từ chối phục vụ phân tán" ( Distributed DoS- DDoS) khi các cuộc tấn công đồng loạt xuất phát từ nhiều nơi trên mạng và được hứa hẹn trước vào cùng một thời điểm nên rất khó chống đỡ. Đặc điểm lớn nhất của tấn công kiểu DoS là nó không lấy cắp thông tin, mà thường chỉ làm cho hệ thống dịch vụ của nơi bị tấn công không thể hoạt động được nữa, thậm chí còn gây sai lệch hoặc phá huỷ thông tin có trên hệ thống. Việc ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định của các hệ thống đó thường gây thiệt hại không thể tính chính xác ( tiền bạc, uy tín của nhà cung cấp dịch vụ và thiệt hại gián tiếp đối với khách hàng sử dụng dịch vụ). Đôi khi tấn công DoS không làm tê liệt hệ thống nhưng làm 13
  14. chậm hoặc giảm khả năng phục vụ của hệ thống và do đó, cũng dẫn đến thiệt hại đáng kể. Có hai thủ thuật tấn công DoS phổ biến dựa trên nguyên lý hoạt động hoặc các kẽ hở của những hệ thống Web. Thứ nhất là gây quá tải Web, khiến cho hệ thống mất khả năng phục vụ người dùng. Thứ hai là dựa vào một vài kẻ hở riêng của phần mềm hoặc sai sót về an ninh dữ liệu để từ đó làm cho hệ thống bị tê liệt. Với thủ thuật thứ nhất, việc gây quá tải Web có thể thực hiện được nếu như tin tặc gửi nhiều yêu cầu giống như có quá đông người sử dụng đang yêu cầu những dịch vụ thực sự của hệ thống. Để giải quyết một yêu cầu dịch vụ, hệ thống phải tốn một phần tài nguyên của mình (CPU, bộ nhớ, đường truyền ). Mỗi hệ thống dịch vụ được thiết kế với một số lượng tài nguyên có giới hạn. Khi nhận được quá nhiều yêu cầu của tin tặc, hệ thống sẽ sử dụng hết toàn bộ tài nguyên của mình để đáp ứng những yêu cầu đó và không còn gì để đáp ứng yêu cầu của người dùng thật sự, làm cho họ không thể truy cập tiếp. Hình thức phổ biến nhất của thủ thuật gây quá tải gọi là phân tán tấn công; nó tạo ra các yêu cầu dịch vụ từ nhiều địa chỉ máy tính khác nhau, sao cho nhà quản trị hệ thống không phân biệt được đó có phải là một cuộc tấn công kiểu DoS hay không. Tuy nhiên, để thực hiện được vụ tấn công kiểu này, tin tặc phải có khả 14
  15. năng đầy đủ về tài nguyên riêng, đặc biệt khi muốn tấn công các hệ thống dịch vụ có tài nguyên mạnh và được thiết kế để chịu tải lớn. Thủ thuật tấn cộng kiểu DoS thứ hai khác với kiểu thứ nhất. Tin tặc sẽ lợi dụng một số kẻ hở an ninh dữ liệu của hệ thống, gửi các yêu cầu hoặc gói tin bất hợp lệ (không đúng theo qui định) một cách có chủ ý khiến cho hệ thống bị tấn công khi nhận được những yêu cầu hay gói tin đó sẽ xử lý không đúng hoặc không theo trình tự đã được thiết kế, dẫn đến sự sụp đổ cho chính hệ thống đó. Phần lớn những kẻ hở này xuất phát từ các sai sót của phần mềm, nhà sản xuất phần mềm đã không thể lường trước được hết các tình huống sẽ xảy ra. Do đó, khi tin tặc gửi những thứ nằm ngoài các trường hợp đã dự tính, phần mềm dễ bị lúng túng và gây tắc. Ngoài ra, còn có các kẻ hở trong các giao thức hoạt động của hệ thống, đặc biệt là giao thức TCP/IP. Điển hình của kiểu lợi dụng này là tấn công "gây lụt". Đạc thêm ạ : d. Lợi dụng chương trình Kỹ thuật "lợi dụng" (exploit) khai thác các điểm yếu hoặc các lỗi có sẵn trong trong một số phần mềm quen biết trên máy của nạn nhân hoặc máy chủ. Phần 15
  16. lớn các phiên bản hệ điều hành đều có nhiều kẻ hở và thường bị lợi dụng. e. Giả mạo IP Kỹ thuật "giả dạng" ( masquerade) hay còn gọi là "giả mạo IP" (IP spoofing) cho phép hacker gửi vào một máy tính những gói dữ liệu có vẻ đi đến từ một địa chỉ IP khác với địa chỉ của hacker nhằm che đậy dấu vết. Kỹ thuật này kết hợp với các kiểu tấn công chủ động khác như lặp lại hoặc thay đổi các thông điệp. f. Bẫy cửa sập (trapdoor) Kỹ thuật " bẫy cửa sập" là gài mới một cửa hậu (backdoor) hoặc lợi dụng kẽ hở có sẵn trong hệ thống của nạn nhân mà chui vào, đợi thời cơ để khai thác.Backdoor trong một phần mềm là "cổng hậu" để đi tắt không qua cổng chính, nơi có thể kiểm tra hay xác thực nhân thân của người muốn truy cập vào hệ thống. Trong thực tiễn, nó có thể là một chương trình máy tính được gài lén lút vào hệ thống hoặc là một chương trình hợp lệ nhưng bị sửa đổi lại. Thậm chí tin tặc có thể thay đổi một chương trình biên dịch (compiler) để gài backdoor khi người lập trình trót sử dụng phải compiler này. 16
  17. g. Lặp lại thông điệp (message replay) Kỹ thuật "lặp lại thông điệp" sử dụng việc tái lập một phần hoặc toàn bộ một thông điệp nhằm gây ra hiệu ứng khác với ý định của chính chủ nhân. h. Thay đổi thông điệp (message modification) Kỹ thuật "thay đổi thông điệp" là chỉnh sửa một phần hoặc thay đổi hoàn toàn nội dụng của một thông điệp sao cho việc này không bị phát hiện. i. Scanner Scanner là một chương trình tự động rà soát và phát hiện những điểm yếu về bảo mật trên một trạm làm việc tại cục bộ hoặc trên một trạm ở xa. Với chức năng này, một kẻ phá hoại sử dụng chương trình Scanner có thể phát hiện ra những lỗ hổng về bảo mật trên một server ở xa. Các chương trình scanner thường có một cơ chế chung là rà soát và phát hiện những cổng TCP/UDP được sử dụng trên một hệ thống cần tấn công; từ đó phát hiện những dịch vụ sử dụng trên hệ thống đó; sau đó các chương trình scanner ghi lại những đáp ứng trên hệ thống ở xa tương ứng với các dịch vụ mà nó phát hiện ra. Dựa vào những thông tin này, những kẻ tấn công có thể tìm ra những điểm yếu trên hệ thống. 17
  18. Những yếu tố để một chương trình Scanner có thể hoạt động - Yêu cầu về thiết bị và hệ thống: Một chương trình Scanner có thể hoạt động được nếu môi trường đó có hỗ trợ TCP/IP (bất kể hệ thống là UNIX, máy tính tương thích với IBM, hoặc dòng máy Macintosh) - Hệ thống đó phải kết nối vào mạng Internet. - Tuy nhiên không phải đơn giản để xây dựng một chương trình Scanner, những kẻ phá hoại cần có kiến thức sâu về TCP/IP, những kiến thức về lập trình C, PERL và một số ngôn ngữ lập trình Shell. Ngoài ra người lập trình (hoặc người sử dụng) cần có kiến thức là lập trình socket, phương thức hoạt động của các ứng dụng client/server. - Hiện nay có nhiều chương trình Scanner (cả miễn phí và thương phẩm) có giá trị trên thị trường. Một số địa chỉ Web site hướng dẫn tạo các chương trình scannner: Các chương trình Scanner có vai trò quan trọng trong một hệ thống bảo mật, vì chúng có khả năng phát hiện ra những điểm yếu kém trên một hệ thống mạng. Đối với người quản trị mạng những thông tin này là hết sức hữu ích và cần thiết; đối với những kẻ phá hoại những thông tin này sẽ hết sức nguy hiểm. k. Password Cracker Một chương trinh bẻ khoá password là chương trình có khả năng giải mã một mật khẩu đã được mã 18
  19. hoá hoặc có thể vô hiệu hoá chức năng bảo vệ mật khẩu của một hệ thống. Hầu hết việc mã hoá các mật khẩu được tạo ra từ một phương thức mã hoá. Các chương trình mã hoá sử dụng các thuật toán mã hoá để mã hoá mật khẩu. l. Đánh hơi gói tin (Packet Sniffer) Sniffer theo nghĩa đen là đánh hơi, ngửi. Đối với bảo mật hệ thống sniffer được hiểu là các công cụ (có thể là phần cứng hoặc phần mềm) "bắt" các thông tin lưu chuyển trên mạng; từ các thông tin "bắt" được đó để "đánh hơi" lấy được những thông tin có giá trị trao đổi trên mạng. Hoạt động của sniffer cũng giống như các chương trình "bắt" các thông tin gõ từ bàn phím (key capture). Tuy nhiên các tiện ích key capture chỉ thực hiện trên một trạm làm việc cụ thể; đối với sniffer có thể bắt được các thông tin trao đổi giữa nhiều trạm làm việc với nhau. Các chương trình sniffer (sniffer mềm) hoặc các thiết bị sniffer (sniffer cứng) đều thực hiện bắt các gói tin ở tầng IP trở xuống (gồm IP datagram và Ethernet Packet). Do đó, có thể thực hiện sniffer đối với các giao thức khác nhau ở tầng mạng như TCP, UDP, IPX, Mặt khác, giao thức ở tầng IP được định nghĩa công khai, và cấu trúc các trường header rõ ràng, nên việc giải mã các gói tin này không khó khăn. 19
  20. Mục đích của các chương trình sniffer đó là thiết lập chế độ promiscuous (mode dùng chung) trên các card mạng ethernet - nơi các gói tin trao đổi trong mạng - từ đó "bắt" được thông tin. Các thiết bị sniffer có thể bắt được toàn bộ thông tin trao đổi trên mạng là dựa vào nguyên tắc broadcast (quảng bá) các gói tin trong mạng Ethernet. Trên hệ thống mạng không dùng hub, dữ liệu không chuyển đến một hướng mà được lưu chuyển theo mọi hướng. Ví dụ khi một trạm làm việc cần được gửi một thông báo đến một trạm làm việc khác trên cùng một segment mạng, một yêu cầu từ trạm đích được gửi tới tất cả các trạm làm việc trên mạng để xác định trạm nào là trạm cần nhận thông tin (trạm đích). Cho tới khi trạm nguồn nhận được thông báo chấp nhận từ trạm đích thì luồng dữ liệu sẽ được gửi đi. Theo đúng nguyên tắc, những trạm khác trên segment mạng sẽ bỏ qua các thông tin trao đổi giữa hai trạm nguồn và trạm đích xác định. Tuy nhiên, các trạm khác cũng không bị bắt buộc phải bỏ qua những thông tin này, do đó chúng vẫn có thể "nghe" được bằng cách thiết lập chế độ promiscous mode trên các card mạng của trạm đó. Sniffer sẽ thực hiện công việc này. Một hệ thống sniffer có thể kết hợp cả các thiết bị phần cứng và phần mềm, trong đó hệ thống phần mềm với các chế độ debug thực hiện phân tích các gói tin "bắt" được trên mạng. 20
  21. Hệ thống sniffer phải được đặt trong cùng một segment mạng (network block) cần nghe lén. Phương thức tấn công mạng dựa vào các hệ thống sniffer là rất nguy hiểm, vì nó được thực hiện ở các tầng rất thấp trong hệ thống mạng. Với việc thiết lập hệ thống sniffer cho phép lấy được toàn bộ các thông tin trao đổi trên mạng. Các thông tin đó có thể là: - Các tài khoản và mật khẩu truy nhập - Các thông tin nội bộ hoặc có giá trị cao Tuy nhiên việc thiết lập một hệ thống sniffer không phải đơn giản vì cần phải xâm nhập được vào hệ thống mạng đó và cài đặt các phần mềm sniffer. Đồng thời các chương trình sniffer cũng yêu cầu người sử dụng phải hiểu sâu về kiến trúc, các giao thức mạng. Mặc khác, số lượng các thông tin trao đổi trên mạng rất lớn nên các dữ liệu do các chương trình sniffer sinh ra cũng khá lớn. Thông thường, các chương trình sniffer có thể cấu hình để chỉ thu nhập từ 200 - 300 bytes trong một gói tin, vì thường những thông tin quan trọng như tên người dùng, mật khẩu nằm ở phần đầu gói tin. Trong một số trường hợp quản trị mạng, để phân tích các thông tin lưu chuyển trên mạng, người quản trị cũng cần chủ động thiết lập các chương trình sniffer, với vai trò này sniffer có tác dụng tốt. 21
  22. m. Mã di động (Mobile code -Java, JavaScript, and ActiveX) Gạn đây, trên các diạn đàn vạ bạo mạt xuạt hiạn các báo cáo vạ các vạn đạ vại " mã di đạng " ( chạng hạn. Java, JavaScript, Và ActiveX). Đây là nhạng ngôn ngạ lạp trình đạ cho nhạng ngưại phát triạn mạng viạt mã mà đưạc thạc hiạn bại trình duyạt mạng (cạa) các bạn. Dù mã này, nói chung hạu ích, song nó cũng là cơ hại cho nhạng kạ tạn công sạ dạng đạ thu nhạt nhạng thông tin (như trang web nào mà bạn đạn thăm) hay đạ chạy nhạng mã hiạm đạc trên máy tính cạa bạn. Khạ dĩ vô hiạu hóa Java, JavaScript, và ActiveX trong bạ duyạt mạng cạa các bạn. Do đó, mạt khuyạn cáo khi sạ dạng trình duyạt cho nhạng trang web mà bạn không quen thuạc, không tin tưạng thì không nên mạ các công nghạ đưạc hạ trạ bại ActiveX v.v Đạ có thêm nhiạu thông tin hơn vạ mã hiạm đạc xem : tml n. Trojans Trojan Horse được lấy tên từ một câu chuyện thần thoại cổ “ Con ngựa thành Trojan“. Người ta định nghĩa :”Trojan horse là một chương trình không chính thức chứa trong khoảng thời gian một chương trình hợp pháp”. Như vậy, Trojans có thể chạy được 22
  23. là do các chương trình hợp pháp đã bị thay đổi mã của nó bằng những mã bất hợp pháp. Những chương trình virus là một loại điển hình của các chương trình Trojans. Vì những chương trình virus che dấu các đoạn mã trong những chương trình sử dụng hợp pháp. Khi những chương trình này hoạt động thì những đoạn mã ẩn dấu thực thi để thực hiện một số chức năng mà người sử dụng không biết (ăn cắp mật khẩu hay sao chép files v.v ). Xét về khía cạnh bảo mật và giám sát trên Internet thì một chương trình Trojan sẽ thực hiện các vấn đề sau: - Giúp người lập trình phát hiện ra các lỗi hoặc thông tin cá nhân của máy người dùng trên hệ thống mạng. - Giúp người lập trình phát hiện kiểm soát và khống chế các hoạt động trên máy được kết nối vào mạng Một vài chương trình trojan có thể thực hiện cả 2 chức năng này; ngoài ra, một số chương trình trojans còn có thể phá hủy hệ thống bằng cách phá hoại các thông tin trên ổ cứng (ví dụ các trường hợp là virus Melisa lây lan qua đường thư điện tử). Các chương trình trojan có thể lây lan qua nhiều phương thức; hoạt động trên nhiều môi trường hệ điều hành khác nhau (từ Unix tới Windows, DOS); đặc biệt thường lây lan qua một số dịch vụ phổ biến như Mail, FTP 23
  24. hoặc qua các tiện ích, chương trình miễn phí trên mạng Internet. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chương trình trojans hết sức khó khăn. Trong một vài trường hợp, nó chỉ đơn giản là ảnh hưởng đến các truy nhập của khách hàng; ví dụ như các chương trình trojans lấy được nội dung của file password và gửi mail tới kẻ phá hoại; cách thức sửa đơn giản nhất là thay thế toàn bộ nội dung của các chương trình đã bị ảnh hưởng bởi các đoạn mã trojans và thay thế các passwords của người sử dụng hệ thống. Tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng hơn, là những kẻ tấn công tạo ra những lỗ hổng bảo mật thông qua các chương trình trojans; ví dụ những kẻ tấn công lấy được quyền root trên hệ thống, lợi dụng nó để phá huỷ toàn bộ hoặc một phần của hệ thống; chúng dùng các quyền root để thay đổi logfile; cài đặt các chương trình trojans khác mà người quản trị không thể phát hiện. Trong trường hợp này, mức độ ảnh hưởng là nghiêm trọng và người quản trị hệ thống đó chỉ còn cách là cài đặt lại toàn bộ hệ thống. Đạ có thêm nhiạu thông tin hơn vạ chương tình trojan xem : Ngoài những nguy cơ được liên quan đến khi nối máy tính (của) các bạn tới Internet, ở đó là một số nguy cơ mà áp dụng dù máy tính không có những kết 24
  25. nối mạng chút nào. Đó là những nguy cơ khá điển hình như : Lỗi đĩa cứng (Disk failure), Gián đoạn trong việc cấp năng lượng và sóng (Power failure and surges), ăn trộm vật lý (Physical Theft) v.v Tổ chức CERT khuyến cáo những hoạt động an toàn sau đây tới những người sử dụng tại nhà : - Tham khảo nhân sự hỗ trợ hệ thống của các bạn nếu bạn làm việc từ nhà - Sử phần mềm bảo vệ virus - Sử dụng Firewall - Đừng mở email không biết rõ nguồn gốc - Đừng mở chương trình không biết nguồn gốc - Vô hiệu hóa những phần mở rộng tên tập tin ẩn - Lưu giữ tất cả các ứng dụng được vá (bao gồm hệ điều hành của bạn) - Tắt máy tính (của) các bạn hay ngắt ra khỏi mạng khi không phải đang sử dụng - Vô hiệu hóa Java, JavaScript, Và ActiveX nếu khả dĩ - Vô hiệu hóa những đặc tính scripting trong những chương trình email - Thực hiện sao lưu bình thường đối với số liệu tới hạn - Làm cho một đĩa khởi động trong trường hợp là máy tính của các bạn bị hư hại hay thỏa hiệp 1.3. Các dịch vụ, cơ chế bảo mật và tấn công (Services, Mechanisms, Attacks) 25
  26. • Cần có cách thức thực hiện để xác định các yêu cầu • Có 3 quan điểm để tiếp cận về bảo mật thông tin : – Tấn công bảo mật (security attack) – Cơ chế bảo mật (security mechanism) – Dịch vụ bảo mật (security service) • Ngoài ra cũng có những quan điểm ngược lại 1.3.1. Dịch vụ bảo mật (Security Service) - Là một họat động nhằm tăng cường khả năng bảo vệ của những hệ thống xử lý dữ liệu và sự trao đổi thông tin của tổ chức. - Dùng để đếm những tấn công bảo mật - Thực hiện một hoặc nhiều cơ chế bảo mật để hỗ trợ cho dịch vụ - Thông thường sử dụng các hàm sao chép kết hợp với những tài liệu vật lý Ví dụ như : chữ ký, vân tay, niên hiệu v.v cần sự bảo vệ một các công khai nhằm tránh sự giả mạo (tampering), sự phá hoại (destruction) thông qua việc chứng thực hoặc có người làm chứng mà nó được lưu lại hay đăng ký 1.3.2. Cơ chế bảo mật (Security Mechanism) • Cơ chế bảo mật được thiết kế để phát hiện, ngăn chặn hoặc bảo vệ từ một tấn công bảo mật 26
  27. • Nó không hoạt động đơn lẻ mà thường được hỗ trợ với tất cả yêu cầu chức năng khác của hệ thống • Được xây dựng dựa trên nền tảng: kỹ thuật mật mã (cryptographic techniques), đang được áp dụng cho nhiều chế bảo mật khác ( vấn đề này sẽ thảo luận ở chương 2 và 3 ) 1.3.3. Tấn công bảo mật (Security Attack) • Là hành động thỏa thiệp việc bảo mật thông tin của chính mình thông qua một tổ chức • Bảo mật thông tin là làm thế nào để ngăn chặn các tấn công hoặc yếu điểm qua việc phát hiện các tấn công trên hệ thống thông tin • Có một giới hạn lớn của sự tấn công. Tuy nhiên có thể có đặc trưng chung của các loại tấn công (threat/ attack) Cấu trúc bảo mật OSI • Cấu trúc bảo mật ITU-T X.800 được sử dụng cho mô hình OSI • Nó được định nghĩa là một giải pháp có tính hệ thống, cung cấp các yêu cầu bảo mật • Đối với sinh viên nó cung cấp một mô hình tổng để có thể nghiên cứu mỏ rộng Các dịch vụ bảo mật • X.800 được định nghĩa như là một dịch vụ cung cấp các một lớp về giao tiếpgiao thức của hệ 27
  28. thống, nhằm đảm bảo một các đầy đủ bảo mật của hệ thống hoặc của sự truyền dữ liệu. • RFC 2828 : Là một tiến trình hoặc một dịch vụ giao tiếp cung cấp cho hệ thống một hình thức bảo vệ đặt thù đến tài nguyên hệ thống • X.800 gồm 5 thành phần chính sau : +Xác thực(Authentication) : - Đảm bảo sự tồn tại của một giao tiếp +Điều khiển truy cập (Access Control) : Ngăn chặn việc sự dụng trái phép của tài nguyên +Sự tin cậy dữ liệu (Data Confidentiality) : Bảo vệ dữ liệu từ việc truy cập tái phép +Tòan vẹn dữ liệu (Data Integrity) : Đảm bảo dữ liệu nhận và gởi là thực thể hợp pháp ( authorized entity) +Sự từ chối (Non-Repudiation) – Bảo vệ chống lại các từ chối thông qua quy tắc trong giao tiếp Cơ chế bảo mật (X.800) • Đặt trưng của cơ chế bảo mật: – Đọc bộ giải mã (encipherment), chữ ký số (digital signatures), điều khiển truy cập(access controls), toàn vẹn dữ liệu (data integrity), thay đổi truy cập hợp pháp (authentication exchange), điều khiển lộ trình(routing control), chứng thực (notarization) v.v 28
  29. • Cơ chế bảo mật xâm nhập (pervasive security mechanisms) – Ủy thác chức năng (trusted functionality), dán nhãn bảo mât, (security labels), sự kiện phát hiện, kiểm tra vết bảo mật (security audit trails), phục hồi bảo mật (security recovery) Phân loại tấn công bảo mật • Tấn công bị động (passive attacks): Nghe trộm (eavesdropping) hoặc kiểm tra các luồng dịch chuyển để : – Thu lượm nội dung các thông điệp – giám sát luồng lưu thông • Tấn công tích cực (active attacks) : Thay đổi các luồng dữ liệu qua việc: – Giả mạo (masquerade) một thực thể như là một cái khác – Thay thế thông điệp – Sửa đổi thông điệp trong khi dịch chuyển – Từ chối dịch vụ Việc sử dụng mô hình này đòi hỏi chúng ta phải : +Thiết kế một thuật tóan phù hợp cho phép biến đổi bảo mật +Tạo một khóa thông tin bí mật (keys) bởi một thuật tóan +Phát triển các phương pháp để phân phát và dùng chung thông tin bí mật 29
  30. +Xác định một quyền thức giao hính chính để dùng phép biến đổi và bí mật thông tin cho dịch vụ bảo mật Mô hình bảo mật mạng (Model for Network Security) Hình 1.1a. Mô hình cho bảo mật truy cập mạng 30
  31. Hình 1.1b. Mô hình cho bảo mật truy cập mạng • Để sử dụng mô hình này yêu cầu phải : – Lựa chọn các hàm bảo vệ cộng thích hợp để nhận dạng (identify) người dùng – Bổ sung các dụng cụ điều khiển an toàn để đảm bảo chỉ người dùng được quyền truy cập vào thông tin hoặc tài nguyên • Ủy thác hệ thống máy tính có thể được dùng để cung cấp các công cụ mô hình này. Tóm tắt chương I : • Chúng ta đã có quan điểm tổng quan về : – Các định nghĩa về bảo mật computer, mạng và internet – Các dịch vụ bảo mật, cơ chế, tấn công – Chuẩn X.800 – Các mô hình cho bảo mật mạng 31