Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê - Chương 2: Các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất

pdf 15 trang ngocly 560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê - Chương 2: Các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_xac_suat_va_thong_ke_chuong_2_cac_khai_n.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê - Chương 2: Các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất

  1. Chương 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT XÁC SUẤT
  2. I. Khái niệm sự kiện 1. Phép thử : Có thể là một thí nghiệm nào đó hoặc một quan sát hiện tượng nào đó. 2. Sự kiện là kết quả của phép thử. Ví dụ : Phép thử là tung một súc sắc. Các sự kiện có thể là A1={Xuất hiện mặt 1 nút } = 1 A2={Xuất hiện mặt 2 nút } = 2 A6={Xuất hiện mặt 6 nút } = 6 A ={Xuất hiện mặt chẵn nút } = { 2, 4, 6 } B ={Xuất hiện mặt lẻ nút } = { 1, 3, 5}
  3. Sự kiện chắc chắn : nhất định xảy ra khi thực hiện phép thử. Ký hiệu : Ω. Trong thí dụ trên Ω = {1,2, , 6}. Sự kiện không thể : nhất định không xảy ra khi thực hiện phép thử. Ký hiệu :∅. Trong thí dụ trên ∅ là tập rỗng.
  4. 3. Quan hệ giữa các sự kiện : 1) A+B -Tổng của A và B là sự kiện xảy ra khi và chỉ khi có ít nhất một trong chúng xảy ra. 2) AB -Tích của A và B là sự kiện xảy ra khi và chỉ khi cả A và B cùng xảy ra. 3) A và B được gọi là xung khắc nếu A và B không thể cùng xảy ra. Như vậy : A và B được gọi là xung khắc nếu AB= ∅.
  5. 4) A - Đối lập của A là sự kiện xảy ra khi và chỉ khi A không xảy ra. Tính chất : a) A + A =Ω b) AA=∅ 5) A ⊂ B được gọi là A thuận lợi cho B khi A xảy ra thì B xảy ra. 6) A = B khi A ⊂ B và B ⊂ A.
  6. 7) Các sự kiện A1, , An được gọi là nhóm đầy đủ nếu a) Chúng xung khắc từng đôi : AijAij= ∅≠, b) Nhất định một trong chúng xảy ra : A12 +A + +A n =Ω
  7. II. Khái niệm xác suất Xác suất của sự kiện A dùng để chỉ khả năng xảy ra của A trong phép thử, ký hiệu là P(A). Xác suất thỏa các tiên đề của Kolmogorov sau đây : T1 : P(A) ≥ 0 T2 : P(Ω) = 1 T3 : P(A+B) = P(A) + P(B) nếu A và B xung khắc. ⎛⎞∞ ∞ T4 : PA ⎜⎟ ∪ ii = ∑ PA () nếu các (i =1, 2, ) xung ⎝⎠i=1 i=1 khắc từng đôi.
  8. 1. Không gian các sự kiện sơ cấp : • Tập hợp tất cả các khả năng xảy ra của phép thử gọi là không gian sự kiện sơ cấp (KGSKSC), ký hiệu là Ω. Phần tử của Ω được gọi là sự kiện sơ cấp (SKSC). • Các sự kiện sơ cấp (SKSC) có các đặc điểm: ƒ Xung khắc từng đôi. ƒ Nhất định một trong chúng phải xảy ra. ƒ Không thể là tổng của những sự kiện khác.
  9. • Sự kiện là tập con của Ω. ƒ Các SKSC của A gọi là các SKSC thuận lợi cho A. ƒ A gọi là xảy ra nếu có một SKSC của A xảy ra. ƒ [A] – số SKSC của A. KGSKSC có thể có hữu hạn, vô hạn đếm được hoặc vô hạn không đếm được các SKSC.
  10. 2. Định nghĩa xác suất cổ điển : Xét KGSKSC Ω = { ω1 , , ωn } : - Có hữu hạn phần tử. - Các SKSC đồng khả năng : P(ω1) = = P(ωn) = 1/n. Định nghĩa : [ A] PA()= []Ω
  11. Ví dụ : Hộp có 6 bi đỏ, 4 trắng. Lấy ngẫu nhiên không hoàn lại 3 bi. Tính xác suất a) Được 3 bi đỏ. b) Được 2 bi đỏ. c) Được ít nhất 1 bi đỏ. 3 Giải : [Ω=] C 10 C 3 a) A = { được 3 bi đỏ }, 6 PA()= 3 C10 21 b) B = { được 2 bi đỏ }, CC64 PB()= 3 C10 CC12++ CC 21 C 3 c) C = { được ít nhất 1 bi đỏ }, 64 6 4 6 PC()= 3 C10
  12. Cách khác, ta có C = { Không có bi đỏ nào} = { được 3 bi trắng} 3 C 4 PC()=− 1 3 C 10
  13. 3. Định nghĩa xác suất theo hình học : Xét KGSKSC Ω : - Có vô hạn phần tử. - Các SKSC đồng khả năng. Giả sử Ω và sự kiện A có thể biểu diễn bằng các miền hình học. Ký hiệu mes(A) và mes(Ω) là kích thước của chúng. Định nghĩa : mes() A PA()= mes()Ω
  14. Chúng ta có thể thấy rằng chỉ phụ thuộc và mes(A) mà không phụ thuộc vào hình dáng, vị trí của miền A trong miền Ω. Ví dụ : Bẻ một thanh gỗ thành hai đoạn tại một điểm ngẫu nhiên trên thanh gỗ. Tính xác suất để đoạn nhỏ hơn có chiều dài không quámột phần ba chiều dài thanh gỗ (A). Giải : Ký hiệu a là chiều dài thanh gỗ và x là chiều dài từ điểm gẫy đến một đầu cố định của thanh gỗ. Sự kiện A xảy ra khi và . Vậy (/3)(/3)aa+ PA()==2/3 a
  15. 4. Tính chất của xác suất : aPA) 0≤≤ ( ) 1 bP) ()∅= 0 cPA) ( )=− 1 PA ( ) dPAPB) ()≤ () nếu A ⊂ B