Bài giảng Lý thuyết truyền thông
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lý thuyết truyền thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ly_thuyet_truyen_thong.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết truyền thông
- LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG Ths. Hoàng Xuân Phương
- Các vấn đề trình bày 1. Truyền thông là gì? 2. Qúa trình truyền thông 3. Truyền thông hiệu quả 4. Thực hành
- Truyền thông là gì? Định nghĩa truyền thông Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu Truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng.
- Quá trình truyền thông 1. Mô hình truyền thông giải đáp của Wildbur Scharamm Người gởi Mã hóa Thông điệp Giải mã Người nhận Kênh truyền thông Nhiễu Liên hệ ngược Phản ứng đáp lại
- 1. Người gởi (Sender): là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu truyền thông điệp đến với người khác hoặc nhóm khác.
- Nguồn thông điệp Để phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả, một công ty phải lựa chọn đúng người phát ngôn đặc điểm, tính cách của nguồn sẽ tác động đến thông điệp bán hàng và quảng cáo Những thông điệp được phát ra từ những nguồn hấp dẫn sẽ được chú ý và ghi nhớ nhiều hơn Những thông điệp do những nguồn uy tín lớn phát ra có sức thuyết phục mạnh hơn.
- 2. Mã hóa (Encode): Quá trình truyền thông bắt đầu khi người gởi chọn lựa, kết hợp từ ngữ, tranh ảnh, biểu tượng và âm nhạc để trình bày thông điệp cần được truyền đi
- 3. Người nhận: là người được người gởi chia sẻ thông tin. 4. Giải mã: là quá trình truyền và đưa thông điệp vào sự suy nghĩ.
- 5. Thông điệp Thông điệp: Quá trình mã hóa dẫn đến việc phát triển một thông điệp trong đó chứa đựng thông tin hoặc ý nghĩa mà người gởi mong muốn truyền đạt.
- 5. Thông điệp Phương tiện là thông điệp Môi trường truyền thông Hình thức của thông điệp
- 6. Kênh truyền thông Các kênh truyền thông trực tiếp Các kênh truyền thông trực tiếp đòi hỏi phải có hai hay nhiều người giao tiếp trực tiếp với nhau Kênh giới thiệu: nhân viên bán hàng của công ty tiếp xúc với người mua trên thị trường mục tiêu. Kênh chuyên viên: những chuyên viên độc lập phát biểu ý kiến của mình với người mua mục tiêu. Kênh xã hội: hàng xóm láng giềng, bạn bè, các thành viên trong gia đình và những người cộng sự nói chuyện với những người mua mục tiêu
- 6. Kênh truyền thông Các kênh truyền thông gián tiếp Những kênh truyền thông gián tiếp tải thông điệp đi mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Hầu hết các thông điệp gián tiếp đều được tải qua các phương tiện có trả tiền. Phương tiện truyền thông: dưới dạng ấn phẩm (báo chí, tạp chí, thư gửi trực tiếp), các phương tiện truyền thông quảng bá (truyền thanh, truyền hình), các phương tiện truyền thông điện tử (băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình) và các phương tiện trưng bày (pano, bảng hiệu, áp phích) Bầu không khí: môi trường tạo ra hay củng cố thiện cảm của người mua đối với việc mua sắm sản phẩm. Sự kiện: những biện pháp tổ chức nhằm truyền đạt những thông điệp cụ thể cho công chúng mục tiêu. họp báo, lễ khai trương và bảo trợ hoạt động thể thao.
- 7. Phản ứng đáp lại (Feedback): Một chuỗi những hành động phản hồi lại sau khi thấy, nghe hoặc đọc thông điệp được gọi là phản ứng đáp lại
- 8. Tiếng ồn (Noise): “sự bỏ sót và sự bóp méo thông tin” Yếu tố nhận thức và yếu tố bên ngoài Sự nhiễu, hỗn loạn, quá tải
- Truyền thông hiệu quả Để đảm bảo thông điệp có hiệu quả quá trình mã hoá của người gởi phải ăn khớp với quá trình giải mã của người nhận. Sự chú ý có chọn lọc: Chỉ nhớ được một phần nhỏ thông điệp truyền đến họ Sự ghi nhớ có chọn lọc người truyền đạt phải cố làm cho thông điệp lưu lại lâu dài trong trí nhớ của người nhận.
- Thực hành Tưởng tượng và vẽ ra mối quan hệ giữa công ty, các phương tiện truyền thông và công chúng cũng như những vật cản trở trong quá trình truyền thông đó.
- THANK YOU