Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 3: Các khái niệm cơ bản trong kiểm toán - Lê Văn Luyện

pdf 54 trang ngocly 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 3: Các khái niệm cơ bản trong kiểm toán - Lê Văn Luyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_kiem_toan_chuong_3_cac_khai_niem_co_ban.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 3: Các khái niệm cơ bản trong kiểm toán - Lê Văn Luyện

  1. Ch¬ng 3- Các khái niệm cơ bản trong kiểm toán 1. Cơ sở dẫn liệu (Assertion) 2. Sai sót và gian lận (Error and Fraud) 3. Trọng yếu (materiality) 4. Rủi ro kiểm toán (Auditing Risk) 5. Bằng chứng kiểm toán (Audit Evidence) 6. Tính hoạt động liên tục 102
  2. 1. Cơ sở dẫn liệu (AssertionS) 1.1. K/niệm: + Là những giải trình của các nhà quản lý để chứng minh về các khoản mục được trình bày trên báo cáo tài chính. + Cơ sở dẫn liệu được hình thành xuất phát từ trách nhiệm của các nhà quản lý đối với việc thiết lập, trình bày và công bố các báo cáo tài chính theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành. 103
  3. Cơ sở dẫn liệu Hay : Cơ sở dẫn liệu của BCTC là sự khẳng định một cách công khai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của các bộ phận trên BCTC. 104
  4. b. Các yêu cầu của cơ sở dẫn liệu - Hiện hữu (Existence) - Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations) - Chính xác (Accuracy) - Đánh giá (Valuation) - Đầy đủ (Completeness) - Trình bày và thuyết minh (Presentation and Disclosure) 105
  5. 1.2. Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán - KTV phải thu thập được bằng chứng kiểm toán cho từng CSDL của các khoản mục trên BCTC. Ví dụ: Khi kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho, KTV phải thu thập được đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng khoản mục hàng tồn kho trên BCTC là có thực, đã được phản ánh đầy đủ, đã được đánh giá đúng, phân loại phù hợp với các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán. 106
  6. Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán - Bằng chứng kiểm toán liên quan đến một CSDL không thể bù đắp cho việc thiếu bckt liên quan đến một csdl khác. Ví dụ Sự hiện hữu (E) của hàng tồn kho và Giá trị (V) của hàng tồn kho. - Các thử nghiệm có thể cung cấp bckt cho nhiều csdl cùng một lúc. Ví dụ: kiểm tra việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằng chứng cho sự hiện hữu và cho giá trị của các khoản phải thu đó. 107
  7. 2. Gian lận và sai sót (Fraud and Error) 2.1 Gian lận (Fraud) * Khái niệm: Là những hành vi chủ ý lừa dối có liên quan đến việc tham ô, biển thủ tài sản hoặc xuyên tạc các thông tin tài chính hoặc giấu giếm tài sản. 108
  8. * Biểu hiện của gian lận + Giả mạo chứng từ, sửa chữa hoặc xử lý chứng từ theo ý kiến chủ quan + Giấu giếm thông tin, tài liệu + Ghi chép các nghiệp vụ không có thật + Cố ý áp dụng sai chế độ tài chính kế toán + Xảy ra lặp đi lặp lại + Gắn với một lợi ích kinh tế nào đó: ăn cắp, làm giả chứng từ; giấu diếm các khoản nợ xấu 109
  9. 2.2. Sai sót (Error) * Khái niệm: Là những lỗi không cố ý nhưng làm ảnh hưởng đến hệ thống thông tin và báo cáo tài chính. * Biểu hiện: + Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai + Bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc + áp dụng sai chế độ kế toán, tài chính nhưng không cố ý 110
  10. 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót * Các nhân tố bên trong: + Hiệu quả của ICS + Trình độ và đạo đức của các nhà quản lý + Trình độ và ý thức của nhân viên + Cơ cấu tổ chức bộ máy + Tính chất của ngành nghề và đơn vị 111
  11. Các nhân tố bên trong (tiếp) + Đặc tính của tài sản + Thiếu sót của hệ thống kế toán và KSNB + Lương của cán bộ nhân viên 112
  12. * Các nhân tố bên ngoài: - Chiến lược KD và sức ép bất thường lên doanh nghiệp: + Khách hàng đầu ra + Nguồn cung cấp đầu vào +Yêu cầu về thành tích + Yêu cầu về thời gian 113
  13. Các nhân tố bên ngoài (tiếp) - Chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều điểm yếu, nhiều kẽ hở - Các biến động kinh tế vĩ mô: lạm phát, lãi suất, tỷ giá - Đối thủ cạnh tranh - Tăng trưởng kinh tế + Môi trường kỹ thuật công nghệ + Khi doanh nghiệp nhảy sang kinh doanh 1 lĩnh vực mới 114
  14. 3. Trọng yếu (Materiality) 3.1 Khái niệm trọng yếu Chỉ có thể và có trách nhiệm bày tỏ ý kiến về tính Trung Bày tỏ ý kiến về tính thực & Hợp lý Chính xác và Đầy đủ KTV “Trung thực và hợp lý” (True & Fair) nghĩa là: + BCTC được lập theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành, và + Trên báo cáo tài chính không có các sai phạm lớn làm bóp méo bản chất của BCTC. 115
  15. “Trọng yếu là một khái niệm để chỉ tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính [hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm] mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để nhận xét thì sẽ không chính xác hoặc sẽ đưa đến những kết luận sai lầm”. (ISA 320 ) => Trọng yếu là ngưỡng (giới hạn) mà theo kiểm toán viên, nếu trên BCTC có các sai phạm lớn hơn ngưỡng đó thì sai phạm sẽ “bóp méo” bản chất của BCTC. 116
  16. Trọng yếu . Nói cách khác, thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin được kiểm toán. Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hay sai sót đó. 117
  17. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định tính trọng yếu: - Đặc điểm của từng đơn vị và từng loại nghiệp vụ - Phụ thuộc vào yêu cầu của pháp luật và các quy định cụ thể - Việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV 118
  18. 3.3. Vận dụng tính trọng yếu Trọng yếu là một trong những khái niệm quan trọng nhất, xuyên suốt quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch đến khâu hoàn tất và lập báo kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, KTV phải vận dụng tính trọng yếu như thế nào? 119
  19. Vận dụng tính trọng yếu . - Kiểm toán viên vận dụng tính trọng yếu qua 5 bước có quan hệ chặt chẽ với nhau sau đây (1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận (3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận (4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính (5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại) 120
  20. (1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (Planned Materiality - PM) - Sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở trong mức đó, các BCTC có thể có những sai phạm nhưng vẫn chưa ảnh hưởng tới quan điểm và quyết định của người sử dụng thông tin. - Việc xét đoán và ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu là công việc xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của kiểm toán viên. 121
  21. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Chú ý: + Tính trọng yếu là 1 khái niệm tương đối hơn là 1 khái niệm tuyệt đối + Tính 2 mặt của trọng yếu:  Định lượng: Bao nhiêu là trọng yếu  Định tính: Bản chất của việc xảy ra sai phạm 122
  22. (2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận  Số ước tính ban đầu về tính trọng yếu (ở mức độ toàn bộ BCTC) được phân bổ cho từng bộ phận, khoản mục trên BCTC, hình thành mức độ trọng yếu cho từng bộ phận, khoản mục, gọi là TE (Tolerable Error)  Cơ sở chủ yếu để phân bổ là: + Tính chất quan trọng của từng khoản mục trên BCTC + Kinh nghiệm của kiểm toán viên về sai sót của các khoản mục 123
  23. (3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận  Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của BCTC, kiểm toán viên dựa vào những sai sót phát hiện được trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ một khoản mục.  Sai sót này gọi là sai sót dự kiến PE (projected error)  Được dùng để so sánh với các TE nhằm quyết định chấp nhận hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán thích hợp. 124
  24. (4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính  Trên cơ sở sai sót dự kiến của từng khoản mục, bộ phận, KTV tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục trên BCTC 125
  25. (5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại)  Việc so sánh này sẽ cho phép đánh giá toàn bộ các sai sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu chung của toàn bộ BCTC hay không.  Kết hợp với việc so sánh sai sót dự kiến (PE) và TE (bước 3), KTV sẽ quyết định lập Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái ngược đối với các BCTC đã được kiểm toán. 126
  26. Chấp nhận toàn bộ Tổng SSKH TEi Không chấp nhận Tổng SSKH > PM 127
  27. 4. Rủi ro kiểm toán (Audit Risk - AR) a. Khái niệm. Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra ý kiến không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai phạm trọng yếu. (ISA 400) Ví dụ: + KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin được kiểm toán trong khi nó vẫn còn có các sai phạm trọng yếu, hoặc: + KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận các thông tin được kiểm toán trong khi nó không có các sai phạm trọng yếu => Hậu quả: Người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế, qđ quản lý . sai 128
  28. b. Ba loại rủi ro ảnh hưởng tới Rủi ro kiểm toán  Rủi ro tiền tàng (Inherent Risk)  Rủi ro kiểm soát (Control Risk)  Rủi ro phát hiện (Detection Risk) 129
  29. * Rủi ro tiềm tàng: (Inherent risk - IR) - Khái niệm: Là khả năng các thông tin được kiểm toán có chứa đựng những sai phạm (trọng yếu) khi tính riêng biệt hoặc khi tính gộp với các sai phạm khác, dù rằng có hay không có kiểm soát nội bộ. - Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng: + Lĩnh vực hoạt động kinh doanh + Bản chất công việc kinh doanh và đặc điểm của đơn vị + Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên + Qui mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp + Qui mô số dư TK 130
  30. * Rủi ro kiểm soát (Control risk - CR) - Khái niệm: Là rủi ro mà sai phạm (trọng yếu) trong các thông tin được kiểm toán khi tính riêng lẻ hay gộp với các sai phạm khác đã không được hệ thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa. - Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro kiểm soát: Hiệu quả của ICS ??? + Môi trường kiểm soát + Hệ thống kế toán + Vấn đề nhân sự + Vấn đề tổ chức: tổ chức chồng chéo, không khoa học + Các nghiệp vụ mới + Tính thích hợp, đầy đủ của các thủ tục, trình tự kiểm soát 131
  31. * Rủi ro phát hiện: (Detection risk - DR) - Khái niệm: Là rủi ro mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sai phạm trọng yếu trong các thông tin được kiểm toán khi chúng nằm riêng biệt hay khi gộp với các sai phạm khác. - Các yếu tố ảnh hưởng đến DR: + Do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của KTV + Sự xét đoán của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không chính xác, do đó đã áp dụng các phương pháp, phạm vi kiểm toán không thích hợp + Do sự gian lận: đặc biệt là sự gian lận có hệ thống từ BGĐ 132
  32. * Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:  Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là những rủi ro gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nó luôn tồn tại cho dù có tiến hành hoạt động kiểm toán hay không. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng tới rủi ro phát hiện và tới rủi ro kiểm toán. => Mối quan hệ này có thể được thể hiện thông qua Mô hình rủi ro kiểm toán và ma trận rủi ro phát hiện 133
  33. Mô hình rủi ro kiểm toán AR = IR * CR * DR AR DR = IR * CR 134
  34. - Ma trận rủi ro phát hiện: Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng (IR) Cao Trung bình Thấp Cao Thấp nhất Thấp Trung bình Đánh giá của KTV về rủi ro Trung bình Thấp Trung bình Cao kiểm soát (CR) Thấp Trung bình Cao Cao nhất 135
  35. 5. Bằng chứng kiểm toán (Audit evidence) 5.1 Khái niệm & phân loại a. Khái niệm “Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu được kiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho những ý kiến, nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán”. => Như vậy bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, và thực chất của giai đoạn thực hiện kiểm toán là quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán. 136
  36. b. Phân loại - Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán: + Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp + Bằng chứng do bên ngoài cung cấp (có thể có liên quan hoặc không liên quan): đối thủ cạnh tranh, bạn hàng, đối tác của đơn vị được kiểm toán, những người khác + Bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng + Bằng chứng do kiểm toán viên tự tính toán - Phân loại theo hình thức biểu hiện: + Bằng chứng vật chất + Bằng chứng tài liệu + Bằng chứng lời nói 137
  37. 5.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán. a. Tính thích hợp. (Competence) - Là khái niệm để chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. - Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: + Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán + Dạng của bằng chứng kiểm toán + Hệ thống kiểm soát nội bộ 138
  38. b. Tính đầy đủ (Sufficiency): - Là khái niệm chỉ số lượng của các bằng chững mà kiểm toán viên phải thu thập để dựa vào đó đưa ra ý kiến của mình. Bao nhiêu là đủ ??? > Đủ “có tính thuyết phục hơn là có tính kết luận chính xác”. - Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về tính đầy đủ: + Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán + Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán + Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán 139
  39. 5.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật sau đây: 1- Kiểm tra đối chiếu 2- Quan sát 3- Xác nhận 4- Phỏng vấn 5- Tính toán 6- Phân tích 140
  40. a. Kiểm tra đối chiếu - Là việc KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu xem xét các tài liệu, sổ sách kế toán và các tài sản hữu hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách kế toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các TS vật chất đó. - Kiểm tra đối chiếu thường bao gồm 2 loại: Kiểm tra vật chất Kiểm tra tài liệu 141
  41. * Kiểm tra vật chất (physical inspection): - KTV trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê tài sản thực tế về hàng hoá, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, tiền mặt tồn quĩ . Sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán để đánh giá. - Cung cấp bằng chứng vật chất => có độ tin cậy cao, + Nhược điểm:  Chỉ cho biết về sự hiện hữu của các tài sản mà không cho biết về:  Quyền sở hữu và  Giá trị của chúng. => Vì vậy kiểm kê vật chất phải đi kèm với các bằng chững khác để xác định quyền sở hữu và giá trị của các tài sản. 142
  42. * Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection): - Là xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách, bao gồm: + Chứng từ với sổ kế toán + Sổ kế toán với báo cáo kế toán + Các báo cáo kế toán với nhau + Đối chiếu kỳ này với kỳ trước 143
  43. b. Quan sát. - Là việc KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện -> xem qui định về qui trình nghiệp vụ có được tuân thủ. “Thử nghiệm kiểm soát” - Ưu: các bằng chứng thu thập được là các bằng chứng trực tiếp, khách quan, đáng tin cậy - Nhược: Bằng chứng mang tính thời điểm, nhất thời, không khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy. 144
  44. c. Xác nhận - Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm toán VD: Xác nhận về số dư tiền gửi tại NH, về số dư các khoản phải thu, phải trả - Có 2 cách xác nhận: + Bên thứ 3 gửi thư xác nhận bằng văn bản + Bên thứ 3 chỉ gửi thư trả lời nếu thông tin đó là thông tin trái ngược - Bằng chứng thu thập sẽ rất có giá trị nếu đảm bảo được các yêu cầu: + Xác nhận bằng văn bản + Tính độc lập, khách quan và trình độ của người trả lời xác nhận -> KTV cần đề phòng: các thông tin xác nhận bị DN đạo diễn145
  45. d. Phỏng vấn. - Là việc thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán. - KTV phải chuẩn bị trước danh mục câu hỏi: hỏi gì? hỏi ntn -> tạo được niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp tác của người được phỏng vấn - Phải phỏng vấn nhiều người, không tin vào thông tin từ 1 người - Phỏng vấn những người có trách nhiệm cao, phẩm chất tốt. 146
  46. e. Tính toán - Là việc kiểm toán viên trực tiếp tính toán lại các phép tính trên các sổ sách, chứng từ kế toán hoặc các bảng biểu kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác số học VD: Tính lãi đi vay, thu lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế - Các bằng chứng đáng tin cậy. Cần chú ý kiểm tra hệ thống xử lý thông tin trên máy, các nhân viên có can thiệp được vào hay không. 147
  47. f. Phân tích - Là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với các thông tin phi tài chính, chẳng hạn: + So sánh các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài chính kỳ truớc + So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán + So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành. + Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ + Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính => Trên cơ sở đó phát hiện những vấn đề không hợp lý, không bình thuờng hoặc những vấn đề, những khoản mục tiềm ẩn rủi ro, sai phạm; phát hiện những mối quan hệ mang tính bản chất. 148
  48. 5.4. Xét đoán bằng chứng kiểm toán. - Một số căn cứ để xét đoán bằng chứng: + Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời nói + Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp + Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn bằng chứng được cung cấp bởi đơn vị được kiểm toán. + Những bằng chứng do KTV tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy cao hơn những bằng chứng do người khác cung cấp. + Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác nhau cùng chứng minh cho 1 vấn đề có độ tin cậy cao hơn so với các bằng chứng đơn lẻ. * Chú ý: Nếu các bằng chứng khác nhau tự các nguồn khác nhau cho kết quả trái ngược nhau thì KTV phải hết sức thận trọng, phải giải thích được các sự khác biệt đó 149
  49. 5.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt - ý kiến của các chuyên gia - Thư giải trình của các nhà quản lý - Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ - Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác - Bằng chứng về các bên hữu quan 150
  50. 6. Doanh nghiệp hoạt động liên tục * Khái niệm: “Doanh nghiệp được gọi là hoạt động liên tục nếu nó không có ý định hoặc không bị yếu tố tác động khiến doanh nghiệp phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động hoặc phải ngừng hoạt động trong tương lai gần”. 151
  51. * Trách nhiệm của KTV - Nếu trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động không liên tục thì phải thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh, xác nhận, tránh để ảnh hưởng tới quyền lợi của bên thứ 3 - Vì khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, các BCTC được lập ra là vô nghĩa, giá trị của tài sản không còn như được thể hiện trên BCTC. KTV phải quan tâm đến những sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC 152
  52. 7. Hồ sơ kiểm toán (Audit working paper) 7.1. Khái niệm và chức năng * Khái niệm: “Hồ sơ kiểm toán là dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình làm việc của kiểm toán viên, về các bằng chứng thu thập được để hỗ trợ quá trình kiểm toán và làm cơ sở cho ý kiến của kiểm ktoán viên trên báo cáo kiểm toán.” 153
  53. * Chức năng: - Phục vụ cho việc phân công và phối hợp công việc kiểm toán - Làm cơ sở cho việc giám sát và kiểm tra công việc của các kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán. - Làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán - Là cơ sở pháp lý cho công việc kiểm toán - Làm tài liệu cho kỳ kiểm toán sau 154
  54. 7.2. Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán - Phải có đề mục rõ ràng để nhận dạng, phân biệt dễ dàng cho từng cuộc kiểm toán, từng khoản mục, nội dung được kiểm toán. - Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên - Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ liệu, ký hiệu sử dụng - Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác, thích hợp - Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng - Hồ sơ kiểm toán phải được sắp xếp 1 cách khoa học 155