Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 7: Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

ppt 54 trang ngocly 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 7: Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_quoc_te_chuong_7_thi_truong_ngoai_hoi_va_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 7: Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

  1. CHƯƠNG 7: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI I. Thị trường ngoại hối: 1. Khái niệm “Thị trường ngoại hối” v“Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi các loại tiền tệ” vTại sao phát sinh nhu cầu trao đổi tiền tệ 2. Đặc điểm thị trường ngoại hối: vLà thị trường toàn cầu, không có giới hạn không gian và thời gian: vGiao dịch xuyên biên giới có xu hướng tăng vGiao dịch tập trung về địa lý: vTập trung về đồng tiền giao dịch: vTập trung trên thị trường liên ngân hàng: vKhối lượng giao dịch lớn:
  2. 3. Chức năng của thị trường ngoại hối: v Cung cấp dịch vụ trao đổi tiền tệ vCung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối vLà nơi thực hiện các hoạt động đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá vNơi NHTW thực hiện can thiệp ngoại hối 4) Tổ chức thị trường ngoại hối: vKhách hàng mua bán lẻ (Retail clients): vNgân hàng thương mại (Commercial Banks): vNhững nhà môi giới ngoại hối (Foreign Exchange Brokers): vCác ngân hàng trung ương (Central Banks):
  3. II. Tỷ giá hối đoái: 1. Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền biểu thị thông qua một đồng tiền khác ●Ví dụ: 1 USD = 15 000 VND; ●USD – đồng tiền yết giá, ●VND – đồng tiền định giá. 2) Phương pháp yết tỷ giá hối đoái vYết tỷ giá trực tiếp (Direct Quotation): biểu thị giá của 1 đơn vị ngoại tệ thông qua nội tệ vYết tỷ giá gián tiếp (Indirect Quotation): biểu thị giá của 1 đơn vị nội tệ thông qua ngoại tệ
  4. 3. Tỷ giá chéo (Cross Rate) vKhái niệm: là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền thứ ba (thường là USD) vVí dụ: Việt Nam (HN) : 1 USD = 18.000 VND Singapore : 1 USD = 1,5 SGD → 1 SGD = 12.000 VND vKinh doanh chênh lệch giá (3 điểm): Singapore: 1 USD = 1,5 SGD TP. HCM: 1 USD = 18.000 VND Cà Mau: 1 SGD = 12.300 VND Nhà đầu tư có 1.000 USD. Có thể thu lợi nếu kinh doanh chênh lệch giá?
  5. 4. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: vGiao dịch giao ngay (spot operation): •“Là giao dịch ngoại hối mà thanh toán thực hiện trong khoảng thời gian 2 ngày làm việc sau khi kí kết hợp đồng” vGiao dịch kì hạn (forward operation): • “Là giao dịch ngoại hối mà thanh toán thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 ngày làm việc trở lên sau khi kí kết hợp đồng” vGiao dịch hoán đổi (swap): ●“Bao gồm 2 giao dịch là mua một đồng tiền theo tỷ giá giao ngay, đồng thời bán kỳ hạn đồng tiền đó sau một khoảng thời nhất định”
  6. ●Giao dịch hoán đổi sử dụng phổ biến trong hoạt động ngân hàng và đầu tư vGiao dịch quyền chọn (option): ●“Là giao dịch, trong đó người mua hợp đồng có quyền (không phải nghĩa vụ) thực hiện giao dịch (mua hay bán một đồng tiền) với người bán theo giá thoả thuận trước vào một thời điểm nhất định hay trong một khoảng thời gian nhất định” ●Người bán quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng khi người mua yêu cầu.
  7. ●Hợp đồng quyền chọn mua (call) và bán (put) ●Quyền chọn kiểu Châu Âu – thực hiện vào một ngày nhất định; ●Quyền chọn kiểu Mỹ – thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn có hiệu lực. vGiao dịch tương lai (future): ●Là dạng hợp đồng kỳ hạn đặc biệt, được chuẩn hoá và việc mua bán thực hiện tại các sở giao dịch. ●Kết quả giao dịch hợp đồng tương lai công bố hàng ngày trên sở giao dịch, ●Hợp đồng tương lai có thể thanh lý vào bất cứ thời điểm nào. ●Là công cụ bảo hiểm rủi ro và đầu cơ.
  8. 5. Các chế độ tỷ giá: a. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Floating Exchange Rate): Là chế độ tỷ giá, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. ●Khi cung cầu trên thị trường ngoại hối thay đổi thì tỷ giá sẽ thay đổi: Cầu USD tăng, giảm; Cung USD tăng, giảm
  9. Xác định tỷ giá thả nổi E(USD/VND) S$ B 18,5 A 18 D$ D’$ 0 100 110 Q$
  10. b. Chế độ tỷ giá cố định (Fixed(Fixed ExchangeExchange Rate)Rate) vKhái niệm: là chế độ tỷ giá mà NHTW cam kết can thiệp ngoại hối để cố định tỷ giá tại mức tỷ giá trung tâm được ấn định trước ●NHTW can thiệp ngoại hối khi: Cầu USD tăng, giảm; Cung USD tăng, giảm
  11. Can thiệp ngoại hối E(USD/VND) S$ S’$ C E1 A B E0 D$ D’$ Q$ 0 Q0 Q1 Q2
  12. c. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed(Managed FloatingFloating ExchangeExchange Rate)Rate) vKhái niệm: là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối, nhưng không cam kết cố định tỷ giá hay dao động xung quanh một tỷ giá trung tâm.
  13. 6. Các yếu tố làm phát sinh cung, cầu ngoại tệ a. Các yếu tố làm phát sinh cung ngoại tệ: vXuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vNhận tiền chuyển từ nước ngoài: vĐầu tư nước ngoài tiếp nhận (chảy vào) vNHTW bán ra ngoại tệ b. Các yếu tố phát sinh cầu ngoại tệ vNhập khẩu hàng hoá và dịch vụ vChuyển tiền ra nước ngoài vĐầu tư ra nước ngoài: vNHTW mua vào ngoại tệ
  14. 7. Rủi ro ngoại hối a. Khái niệm: Rủi ro ngoại hối là khả năng thiệt hại do sự thay đổi bất lợi của tỷ giá b. Bảo hiểm rủi ro ngoại hối vPhương pháp nội bộ: là các phương pháp mà doanh nghiệp có thể tự thực hiện để giảm rủi ro ngoại hối vPhương pháp bên ngoài: ●Thông qua thị trường kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn (forward), tương lai (future), hoán đổi (Swap), quyền chọn (option). c)Thị trường kỳ hạn và hoạt động đầu cơ:
  15. III. Kinh doanh lãi suất có bảo hiểm (Đầu tư ngắn hạn và lý thuyết ngang giá lãi suất) 1) Lựa chọn đồng tiền đầu tư vTrong điều kiện tự do di chuyển tiền tệ: ●Hoặc đầu tư vào nội tệ ●Hoặc đầu tư vào ngoại tệ vVí dụ: Nhà đầu tư Việt Nam có 160 tr. VND ●Lãi suất tiền gửi bằng VND là Rv = 0,08 (8%) ●Lãi suất tiền gửi bằng USD là Ra = 0,05 (5%) ●Tỷ giá giao ngay VND/USD = 16.000 ●Tỷ giá VND/USD kì hạn 1 năm là F = 16.200
  16. ● Nếu đầu tư vào VND: Lãi 12,8 tr. VND hay 8% ● Nếu đầu tư vào USD: ØMua USD giao ngay : được 10.000 USD ØGửi 10.000 USD kì hạn 1 năm lãi suất 5% ØSau 1 năm nhận gốc và lãi: 10.500 USD Øbảo hiểm rủi ro ngoại hối: Ngay khi gửi tiền USD, kí hợp đồng bán USD (10.500) kì hạn 1 năm theo tỷ giá 16.200 ØSau 1 năm nhận 10.500 USD, đổi ra VND theo tỷ giá 16.200 được: 170,1 tr. VND ØLãi 10,1 tr. VND hay 6,3% ►Chọn đầu tư vào VND
  17. vVẫn ví dụ trên nhưng tỷ giá kì hạn F=16.600 thì đầu tư vào đồng tiền nào? ●Gốc và lãi bằng VND thu được: 10.500xx16.600 = 174,3 tr. VND ●Lãi 14,3 tr. hay 8,9% vCông thức tổng quát: - Lãi suất tiền gửi VND là Rv (nội tệ: Rd) - Lãi suất tiền gửi USD là Ra (ngoại tệ: Rf) - Tỷ giá giao ngay VND/USD là E (1USD đổi được E đơn vị VND hay 1 NGT = E NT) - Tỷ giá VND/USD kì hạn 1 năm là F ●Nếu đầu tư vào VND lợi nhuận: Rv ●Nếu đầu tư vào USD, lợi nhuận quy VND là:
  18. ØLãi suất đầu tư vào USD qui về VND: (1+Ra).F R’a = – 1 (1) E § Nếu R’a > Rv ►Chọn đầu tư vào USD § Nếu R’a < Rv ►Chọn đầu tư vào VND vTương tự, có thể sử dụng phương thức so sánh lãi suất đi vay để chọn đồng tiền vay: vCông thức gần đúng (F – E) R’a ≈ Ra + (2) E
  19. 2) Lý thuyết ngang giá lãi suất có bảo hiểm vGiả thiết: ●Tiền tệ tự do di chuyển giữa các quốc gia ●Các tài sản tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau có mức độ rủi ro như nhau, ●Chi phí giao dịch bằng 0. vPhát biểu: “Lãi suất tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau là như nhau khi qui về cùng một đồng tiền, và thị trường đạt trạng thái cân bằng”.
  20. vCông thức ngang giá lãi suất có bảo hiểm: (1+Ra).F Rv = R’a = – 1 (3) E vChứng minh:
  21. vBiểu thức: ● Rv = Ra + (F-E)/E (3) Ngang giá lãi suất giữa tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau. ● Rv – Ra = (F-E)/E (4) Chênh lệch lãi suất giữa VND (nội tệ) và USD (ngoại tệ) bằng tỷ lệ mất giá của VND (nội tệ) hay tỷ lệ lên giá của USD (ngoại tệ) ● Tính tỷ giá kỳ hạn (gần đúng): F = E(Rv – Ra + 1) (5) -Rv: nội tệ (Rd) ● Công thức chính xác: -Ra: ngoại tệ (Rf) (1+Rv).E F = (6) -Tỷ giá: yết trực (1+Ra) tiếp
  22. CHƯƠNG 8: CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ I. Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) Cơ sở của lý thuyết là “Quy luật một giá” vQuy luật một giá: “Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tự do thương mại, chi phí vận tải bằng 0, giá của các hàng hoá giống hệt nhau tại các quốc gia khác nhau là như nhau khi qui về cùng một đồng tiền” Pi = E.Pif (1) ●Pi – Giá sản phẩm i trong nước ●Pif – Giá sản phẩm i ở nước ngoài ●E – Tỷ giá
  23. Pi E = (2) Pif vTổng quát: P E = (3) ● P – Mức giá trong nước Pf ● Pf – Mức giá ở nước ngoài vBản chất lý thuyết ngang giá sức mua vLý thuyết ngang giá sức mua không được tuân thủ tốt trên thực tế:
  24. GDP (PPP) và GNP (PPP)
  25. II. Các yếu tố xác định tỷ giá: 1. Mô hình xác định tỷ giá: vThị trường tiền tệ trong nước cân bằng: M = L; L = K.P.Y (4) vThị trường tiền tệ nước ngoài cân bằng: Mf = Lf; Lf = Kf.Pf.Yf (5)(5) ● M, Mf: Cung tiền trong nước và nước ngoài ● L và Lf: Cầu tiền trong nước và nước ngoài ● Y và Yf: thu nhập thực trong nước và nước ngoài ● P và Pf: mức giá trong nước và nước ngoài ● E: tỷ giá
  26. vTừ (4): M = K.P.Y (6) vTừ (5): Mf = Kf.Pf.Yf (7) vTừ (6), (7): M K.P.Y = (8) Mf Kf.Pf.Yf vTheo lý thuyết ngang giá sức mua: P M.Kf.Yf E = = (9) Pf Mf.K.Y M Kf Yf = ▪ ▪ (10) E (Mf) ( K ) ( Y )
  27. 2. Ảnh hưởng của các yếu tố lên tỷ giá: a. Cung tiền trong nước và nước ngoài: M và Mf (Các yếu tố khác không đổi) vCung tiền trong nước tăng: M↑ → E↑ ↔ Ngoại tệ↑ ↔ Nội tệ↓ vCung tiền nước ngoài tăng: Mf↑ → E ↓ ↔ Ngoại tệ↓ ↔ Nội tệ↑ b) Thu nhập thực trong nước và nước ngoài: Y và Yf vThu nhập thực tế trong nước (Y) tăng: ??? Y↑ → E ↓ ↔ Ngoại tệ↓ ↔ Nội tệ↑ vThu nhập thực tế nước ngoài (Yf) tăng: ??? Yf↑ → E↑ ↔ Ngoại tệ↑ ↔ Nội tệ↓
  28. c. Các yếu tố liên quan tới K và Kff vLãi suất trong nước và nước ngoài: R và Rf ● Lãi suất trong nước tăng, thông thường: ● R↑ → Nội tệ↑ ↔ Ngoại tệ↓ ↔ E↓ ● Lãi suất nước ngoài tăng, thông thường: Rf↑ → Ngoại tệ↑ ↔ Nội tệ↓ ↔ E↑ là khi lãi suất tăng do lãi suất thực tăng R = Rr + π Lãi suất tăng do lạm phát dự báo (π) tăng thì ngược lại, đồng tiền sẽ giảm giá.
  29. vKỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá: ●Kỳ vọng sự thay đổi của tỷ giá phụ thuộc: ØYếu tố tâm lý ØHiện trạng, dự báo các yếu tố ảnh hưởng ở trong nước, nước ngoài: - Chính sách tài chính-tiền tệ - Chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư, thuế - Chính sách ngoại hối - Cán cân thanh toán - . vTình trạng cán cân vãng lai ●Cán cân vãng lai của 1 quốc gia thặng dư (cải thiện): Đồng nội tệ lên giá (E↓) ●Cán cân vãng lai của 1 quốc gia thâm hụt (xấu đi): Đồng nội tệ giảm giá (E↑)
  30. Kết luận về mô hình vMô hình dự báo thay đổi của tỷ giá trên cơ sở phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng lên tỷ giá. vTuy nhiên, kiểm chứng mô hình trên thực tế không chính xác. vNguyên nhân:
  31. CHƯƠNG 9: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (Balance of Payments – BOP) I. Giới thiệu cán cân thanh toán (BOP) 1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo thống kê có hệ thống, ghi lại tất cả các giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định 2. Một số khái niệm a)Người cư trú và Người không cư trú: vNgười cư trú (NCT) – Resident (của 1 QG): Hộ gia đình, thể nhân, pháp nhân lưu trú hoặc hoạt động tại quốc gia này trên một năm, và tại đây tập trung lợi ích kinh tế chủ yếu của họ
  32. ●Pháp nhân: các công ty, chi nhánh của công ty nước ngoài, các tổ chức phi thương mại, các cơ quan nhà nước, vNgười không cư trú (Non-Resident): vVí dụ: vChú ý:
  33. 2. Qui tắc hạch toán: vChỉ hạch toán giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú vGiao dịch làm phát sinh thanh toán chảy vào được ghi có (+) (credit) Giao dịch làm phát sinh dòng thanh toán chảy ra nước ngoài, được ghi nợ (-) (debit). vNguyên tắc hạch toán kép (double entry) ●Mỗi giao dịch quốc tế được phản ánh trong trong CCTT hai lần với giá trị như nhau: ØMột lần ghi có (+), ØMột lần ghi nợ (-) ►Tổng tất cả các khoản mục của CCTT luôn cân bằng (bằng 0).
  34. II. Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế 2 hạng mục lớn: vTài khoản vãng lai (Current Account) vTài khoản vốn và tài chính (Capital and Financial Account) Và 1 hạng mục điều chỉnh: v“Lỗi và sai sót” (Errors and omissions)
  35. 1. Tài khoản vãng lai (Current Account – CA) Bao gồm: vCán cân thương mại (Trade Balance – TB) (Hàng hoá – Goods) vCán cân dịch vụ (Services – S) vCán cân thu nhập (Incomes – Inc) vCán cân chuyển giao vãng lai (Current Transfers – CTr) CA = TB + S + Inc + CTr
  36. 1.1. Cán cân thương mại (Trade balancre - TB) - Goods TB = X – M (X – xuất khẩu; M – nhập khẩu) ● TB – Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá ● Ví dụ: TB = 600 – 750 = – 150
  37. 1.2. Cán cân dịch vụ (Services - S) S = Xs - Ms ● Xs – Xuất khẩu dịch vụ ● Ms – Nhập khẩu dịch vụ ● Các dạng dịch vụ bao gồm: vận tải, du lịch, bảo hiểm, tài chính, bưu chính viễn thông, xây dựng, tin học, phí bản quyền, văn hoá và giải trí ● Ví dụ: S = 100 – 80 = + 20
  38. 1.3. Cán cân thu nhập (Incomes –Inc) vInc = Iin – Iout ● Iin – Thu nhập nhận từ nước ngoài ● Iout – Thu nhập chuyển ra nước ngoài ● Thu nhập thống kê theo loại thu nhập: ØThu nhập của người lao động: ØThu nhập từ đầu tư: Ví dụ: Inc = 150 – 180 = - 30
  39. 1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai (Current Transfers - CTr) CTr = CTrin – CTrout ●CTrin – Nhận chuyển giao (Vào) ●CTrout – Chuyển giao ra nước ngoài (Ra) ●Hạch toán các khoản viện trợ, quà tặng, quà biếu bằng tiền hoặc hiện vật cho mục đích tiêu dùng. ●Ví dụ: CTr = 90 – 30 = + 60 Tài khoản vãng lai (Cán cân vãng lai): CA = TB + S + Inc + CTr = – 150 + 20 – 30 + 60 = – 100
  40. 2. Tài khoản vốn và tài chính (Capital and Financial Account) Bao gồm: vChuyển giao vốn (Capital Transfers - KTr) vĐầu tư trực tiếp (Direct Invesment – DI) vĐầu tư gián tiếp (Portfolio Investment - PI) vĐầu tư khác (Other Investment - OI) vTài sản dự trữ (Reserve assets - RA) (Dự trữ chính thức) KA = KTr + DI + PI + OI + RA
  41. 2.1 Chuyển giao vốn (Capital Transfers - KTr) KTr = KTrin – KTrout ● KTrin – Nhận chuyển giao (Vào) ● KTrRout – Chuyển giao ra nước ngoài (Ra) ● Là chuyển giao: ØCó sự thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản cố định, ví dụ: chuyển giao cơ sở hạ tầng: sân bay, cầu cảng, bệnh viện ØViện trợ, tặng, biếu cho mục đích đầu tư ØCác khoản xóa nợ ØMua bán tài sản vô hình và 1 số tài sản khác ● Ví dụ: KTr = 110 – 40 = + 70
  42. 2.2. Đầu tư trực tiếp (Direct(Direct InvesmentInvesment –– DI)DI) DI = DIin - DIout ●DIin – Đầu tư trực tiếp chảy vào ●DIout – Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ●Đầu tư trực tiếp bao gồm: ØXây dựng chi nhánh, cty con, liên doanh ØMua cổ phần đảm bảo quyền điều hành ØNhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần của công ty mà họ kiểm soát ØLợi nhận tái đầu tư ØVay nội bộ mà công ty mẹ cho công ty con, ØMua bất động sản ở nước ngoài ●Ví dụ: DI = 350 – 150 = + 200
  43. 2.3. Đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment - PI) Tài sản có (Assets) và tài sản nợ (Liabilities) vTài sản có: Tài sản nước ngoài do người cư trú nắm dữ ● Giao dịch làm tăng tài sản có: ghi nợ (-) ● Giao dịch làm giảm tài sản có: ghi có (+) ● Hạch toán theo từng dạng tài sản: Øcổ phiếu, các khoản hùn vốn ØTrái phiếu, cổ phiếu ưu đãi ØCác công cụ thị trường tiền tệ: ØCác công cụ tài chính phái sinh:
  44. vTài sản nợ: Tài sản trong nước do người không cư trú nắm giữ. ● Giao dịch làm tăng tài sản nợ: ghi có (+) ● Giao dịch làm giảm tài sản nợ: ghi nợ (-) ● Tài sản nợ cũng hạch toán theo từng dạng tài sản (giống tài sản có) Ví dụ: PI = +160 (A) – 270 (P) = - 110
  45. 2.4 Đầu tư khác (Other Investment – OI): vHạch toán theo Tài sản có và Tài sản nợ. vTài sản có và tài sản nợ hạch toán theo dạng tài sản: ● Tín dụng thương mại (Commercial Credits) ● Các khoản vay nợ ● Các khoản tiền mặt và tiền gửi (Cash and Deposits): ● Các tài sản khác Ví dụ: OI = + 170 (A) – 90 (P) = + 80
  46. 2.5. Tài sản dự trữ (Reserve assets - RA) - Dự trữ chính thức) vKhái niệm: Tài sản dự trữ là các tài sản quốc tế có tính thanh khoản cao nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHTW, có thể sử dụng tài trợ cán cân thanh toán, điều tiết tỷ giá. vTài sản dự trữ bao gồm: ●Dự trữ vàng của NHTW ●Dự trữ ngoại tệ ●Dự trữ SDR – Special Drawing Right (Quyền rút vốn đặc biệt) ●Dự trữ tại IMF (25% hạn ngạch góp vốn) ●Các tài sản khác
  47. ● Khi dự trữ chính thức tăng ghi nợ (-) ● khi dự trữ chính thức giảm ghi có (+). ● Ví dụ: RA = - 140 Tài khoản vốn và tài chính – KA (Capital and Financial Account) KA = KTr + DI + PI + OI + RA = +70 + 200 – 110 + 80 – 140 = +100 Tổng cán cân thanh toán: CA + KA = - 100 + 100 = 0
  48. 3. Lỗi và sai sót – EO (Errors and omissions): vThực tế luôn có sai sót và lỗi trong lập cán cân thanh toán, nên luôn tồn tại độ lệch. vDo vậy, đưa khoản mục “Lỗi và sai sót” để đảm bảo Cán cân thanh toán luôn cân bằng: CA + KA + EO = 0
  49. III. Thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán vTổng tất cả các hạng mục của BOP bằng 0 vTrạng thái của cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư là trạng của một trong những cán cân bộ phận: ● Cán cân thương mại: TB = X – M ● Cán cân vãng lai: CA = TB + S + Inc + CTr CA + KA = 0 Cán cân vốn (KA) là cán cân cân bằng
  50. ● Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB): OB = TB + S + Inc + CTr + KTr + DI + PI + OI OB + RA = 0 RA là cán cân cân bằng – Cán cân tài trợ chính thức ● Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB): vTrạng thái của cán cân thanh toán:
  51. ☻Ví dụ hạch toán BOP (thuyết trình) Hạch toán các giao dịch sau vào BOP của cả 2 quốc gia tham gia giao dịch (có giải thích) vVí dụ 1: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Cty B thanh toán bằng chuyển tiền từ tài khoản (TK) tại ngân hàng Mỹ sang TK của Cty A tại Ngân hàng Mỹ vVí dụ 2: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Cty B thanh toán bằng chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng Mỹ sang TK của Cty A tại Ngân hàng Việt Nam (VCB)
  52. vVí dụ 3: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Thanh toán sau 3 tháng bằng cách chuyển từ TK của B tại NH Mỹ sang TK của A tại NH VN. Hạch toán các giao dịch hiện tại và sau 3 tháng vVí dụ 4: ●Tổ chức chữ thập đỏ Việt Nam chuyển một số lượng gạo trị giá 100 ngàn USD cho Lào. vVí dụ 5: Nhà đầu tư Việt Nam mua trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 500 ngàn USD. Thanh toán bằng chuyển tiền từ tài khoản của Nhà đầu tư tại ngân hàng Mỹ vào tài khoản ngân khố Mỹ tại ngân hàng Mỹ
  53. vVí dụ 6: Cty Ford của Mỹ mua toàn bộ phần vốn của đối tác Việt Nam trong Cty liên doanh tại Việt Nam với trị giá 20 triệu USD. Thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản của Ford tại Việt Nam sang tài khoản của đối tác Việt Nam tại ngân hàng Việt Nam: vVí dụ 7: Chính phủ Việt Nam thanh toán 50.000 USD lãi suất cổ phiếu chính phủ cho nhà đầu tư Mỹ, bằng tiền chuyển từ tài khoản tại Ngân hàng Việt Nam vào tài khoản nhà đầu tư Mỹ tại Ngân hàng Việt Nam
  54. vVí dụ 8: Nhà đầu tư Mỹ mua bất động sản ở Việt Nam giá 400 ngàn USD, trả trước 150 ngàn tiền mặt, số còn lại trả sau 3 tháng. Hạch toán các giao dịch hiện tại và sau 3 tháng vVí dụ 9: Việt kiều Mỹ gửi giúp nhân dân miền Trung thuốc chữa bệnh trị giá 20 ngàn USD vVí dụ 10: Việt kiều Mỹ giúp nhân dân miền Trung 1 triệu USD xây trường bằng tiền mặt vVí dụ 11: Một người Việt Nam mua xe máy ở Thái Lan giá 2000 USD và trả chi phí vận chuyển về Việt Nam cho DN vận tải Thái Lan hết 300 USD. Thanh toán bằng tiền mặt.