Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế

ppt 36 trang ngocly 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_quoc_te_chuong_5_lien_ket_kinh_te_quoc_te.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế

  1. CHƯƠNG 5: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ I. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 1) Hiệp ước mậu dịch ưu đãi (Preferential(Preferential tradetrade agreement)agreement) –– CâuCâu lạclạc bộbộ mậumậu dịchdịch ưuưu đãiđãi ● Là hình thức liên kết thấp nhất, ● Ưu đãi thương mại là sự cắt giảm thuế quan. 2) Khu vực mậu dịch tự do (Free trade area) vĐặc tính: ● Tự do thương mại nội bộ: Xoá bỏ mọi rào cản thuế quan và phi thuế quan trong thương mại nội bộ ● Tự do lựa chọn chính sách thương mại đối với bên ngoài (không là thành viên). ● Là hình thức phổ biến nhất
  2. 3) Liên hiệp thuế quan (Customs Union) vĐặc tính: ●Tự do thương mại nội bộ ●Chính sách thương mại chung đối với bên ngoài (không là thành viên): Chính sách thuế quan và phi thuế quan 4) Thị trường chung (Common Market) vĐặc tính: ●Có các đặc tính của Liên hiệp thuế quan: ØTự do thương mại nội bộ ØChính sách thương mại chung với bên ngoài ●Tự do di chuyển các nguồn lực: vốn và lao động giữa thành viên.
  3. 5) Liên minh kinh tế (Economic Union) v Đặc tính: ● Có các đặc tính của Thị trường chung: (Tự do thương mại nội bộ, chính sách thương mại chung với bên ngoài, tự do di chuyển nguồn lực sản xuất) ● Hài hoà và thống nhất chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực trọng yếu: Ngoại hối, tài khoá (ngân sách), thuế, tài chính-tiền tệ, các chính sách xã hội vLiên minh kinh tế có thể sử dụng đồng tiền chung → Liên minh tiền tệ.
  4. II. Lý thuyết về liên hiệp thuế quan vSự thành lập LHTQ làm phát sinh: ● Hiệu ứng tĩnh (Static effects): Là hiệu ứng xuất hiện ngay sau khi thành lập liên hiệp thuế quan ● Hiệu ứng động (Dynamic effects): Là hiệu ứng xuất hiện muộn hơn trong hoạt động của liên hiệp thuế quan. ● Trong các hiệu ứng tĩnh thì tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch là những hiệu ứng kinh tế trực tiếp và quan trọng.
  5. 1) Tạo lập mậu dịch (Trade creation) a) Khái niệm: Tạo lập mậu dịch là sự gia tăng thương mại do cắt giảm thuế quan, trong đó sản phẩm nội địa với chi phí sản xuất cao hơn được thay thế bằng nhập khẩu với chi phí sản xuất thấp hơn. b) Tác động của tạo lập mậu dịch: Ví dụ: ●3 quốc gia: QG 1, QG 2, QG 3 ●QG 1 nhỏ so với QG 2 và QG 3 ●Thị trường nội địa của QG 1: Cung nội địa: Sd = 20P – 20; Cầu nội địa: Dd = – 20P + 140 ●Giá tại QG 2: P2 = $2; Giá tại QG 3: P3 = $2,5
  6. vKhi chưa thành lập LHTQ ● QG 1 áp dụng thuế quan nhập khẩu T=$1 không phụ thuộc xuất xứ ● QG 1 nhập khẩu từ QG 2 ● Giá tại QG 1: P1 = $3 (P2+T) ● Tiêu thụ: 80 (G) ● Sản xuất: 40 (C) ● Nhập khẩu: 40 (CG) từ QG 2 ● Thu ngân sách: MNGC vSau khi thành lập LHTQ ● QG 1 và QG 2 thành lập LHTQ ØThuế quan nội bộ: T12=0 ØThuế quan với bên ngoài: Tbn=$1
  7. Tác động tạo lập mậu dịch P Dd Sd B C G P1=3 a c T=$1 b d P’1=2 A H M N F 0 20 40 60 80 100 Q
  8. ●QG 1 nhập khẩu từ QG 2; Giá tại QG 1: P’1=$2 ●Tiêu thụ: 100 (F) ●Sản xuất: 20 (H) ●Nhập khẩu: 80 (HF) từ QG 2 ●Có hiệu ứng tạo lập mậu dịch: Nhập khẩu của QG 1 tăng từ 40 tới 80 ●Khối lượng tạo lập mậu dịch: HF – CG = HM + NF = 40 (80-40) ●Chỉ có tạo lập mậu dịch (không có chuyển hướng mậu dịch): QG 1 vẫn nhập khẩu từ GQ 2 ●LHTQ chỉ làm phát sinh hiệu ứng tạo lập mậu dịch (Không có chuyển mậu dịch) gọi là Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch
  9. Tác động tạo lập mậu dịch (TLMD) vQG 1 (Quốc gia có mậu dịch tạo lập) ● Người tiêu dùng: được lợi TDTD↑: ΔCS = –(a+b+c+d) ● Nhà sản xuất: thiệt hại (TDSX↓): ΔPS = –a ● Ngân sách giảm: ΔRev = –c ● Thay đổi lợi ích ròng của quốc gia 1: ΔG = +(b+d) QG 1 được lợi (lợi ích ròng): +(b+d) ● Quốc gia có mậu dịch tạo lập luôn thu lợi ØLợi ích ròng (b+d) là lợi ích tạo lập mậu dịch Ø(Là lợi ích từ cắt giảm thuế quan NK (T=$1)
  10. ● Lợi ích ròng bao gồm: Tác động sản xuất b; Tác động tiêu dùng d ● Lợi ích ròng của QG 1 (QG có mậu dịch tạo lập (b+d) – Lợi ích TLMD phụ thuộc: ØThuế quan cắt giảm (T): ØHệ số co giãn cung nội địa: ØHệ số co giãn cầu nội địa: vQG 2 (QG thành viên xuất khẩu) ● Lợi ích tăng (do gia tăng xuất khẩu) vQG 3 (QG bên ngoài LHTQ) ● Lợi ích tăng (Lợi gián tiếp)
  11. vBản chất Lợi ích tạo lập mậu dịch chính là Lợi ích từ cắt giảm thuế quan, hay Lợi ích tự do hóa thương mại vLợi ích của các quốc gia: ● Quốc gia 1 (QG có mậu dịch tạo lập): Luôn thu lợi ● Quốc gia 2 (QG thành viên xuất khẩu): Lợi ích tăng (do gia tăng xuất khẩu) ● Quốc gia 3 (QG bên ngoài LHTQ): Lợi ích tăng (Lợi gián tiếp)
  12. 2) Chuyển hướng mậu dịch (Trade diversion) a) Khái niệm: Chuyển hướng mậu dịch là sự thay thế nhập khẩu từ một nước ngoài LHTQ có chi phí sản xuất thấp hơn, bằng nhập khẩu từ nước thành viên có chi phí sản xuất cao hơn do ưu đãi thuế quan nội bộ. b) Tác động của chuyển hướng mậu dịch: Ví dụ: giống trong phần 1 vKhi chưa thành lập LHTQ (giống phần 1) vSau khi thành lập LHTQ ●QG 1 và QG 3 thành lập LHTQ ØThuế quan nội bộ: T13=0 ØThuế quan với bên ngoài: Tbn=$1
  13. Tác động chuyển hướng mậu dịch P Dd Sd B C G P1=3 a c d P’1=2,5 b I L e U K 2 A H M N F 0 30 40 80 90 Q
  14. ●QG 1 n/khẩu từ QG 3; Giá tại QG 1:P’1=$2,5 ●Tiêu thụ: 90 (K) ●Sản xuất: 30 (I) ●Nhập khẩu: 60 (IK) từ QG 3 ●Có hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch: QG 1 chuyển nhập khẩu từ QG 2 sang QG 3 ●Khối lượng mậu dịch chuyển hướng: CG=20 ●Có hiệu ứng tạo lập mậu dịch: Nhập khẩu của QG 1 tăng từ 40 tới 60. Khối lượng tạo lập mậu dịch: IK – CG = IL + UK = 20 (60 – 40) ●LHTQ (QG 1 và QG 3) làm phát sinh hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch, gọi là Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch
  15. Tác động chuyển hướng mậu dịch (CHMD) vQG 1 (Quốc gia có mậu dịch chuyển hướng) ●Người tiêu dùng được lợi: TDTD↑: ΔCS = –(a+b+c+d) ●Nhà sản xuất: thiệt hại, TDSX↓: ΔPS = –a ●Ngân sách giảm: ΔRev = –(c+e) ●Thay đổi lợi ích ròng của quốc gia 1: ΔG = +(b+d) – e vQuốc gia có mậu dịch chuyển hướng (QG 1) có thể thu lợi, có thể thiệt hại ØLợi ích ròng (b+d) là lợi ích tạo lập mậu dịch Ø(Lợi ích cắt giảm thuế quan T=$1) ●Thay đổi Lợi ích ròng bao gồm 2 phần: ØTác động tạo lập mậu dịch: +(b+d), ØTác động chuyển hướng mậu dịch: (–e)
  16. ●Lợi ích tạo lập mậu dịch (b+d) phụ thuộc: ØThuế quan cắt giảm (T) ØHệ số co giãn cung nội địa ØHệ số co giãn cầu nội địa ●Tác động CHMD (–e) – thiệt hại, phụ thuộc: ØThuế quan ban đầu ØChênh lệch chi phí sản xuất giữa LHTQ và bên ngoài ØThuế quan đánh ra bên ngoài vQG 3 (QG thành viên xuất khẩu) Lợi ích tăng (do gia tăng xuất khẩu) vQG 2 (QG bên ngoài LHTQ) Lợi ích giảm (Không còn xuất khẩu vào QG 1)
  17. 3) Các lợi ích khác của liên hiệp thuế quan a) Các lợi ích tĩnh khác: ●Giảm chi phí hành chính, chi phí kinh doanh ●Cải thiện điều kiện thương mại của LHTQ ●Tăng vị thế của các thành viên trong đàm phán thương mại song và đa phương b) Các lợi ích động: ●Nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia thành viên ●Lợi ích từ “hiệu quả theo quy mô” ●Tăng thu hút đầu tư nước ngoài ●Thúc đẩy cải cách kinh tế-xã hội ●Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác
  18. 4) Lý thuyết tốt nhất hạng hai: ●Tự do thương mại là mô hình chính sách thương mại đảm bảo gia tăng phúc lợi của tất cả các quốc gia. ●Theo lý thuyết về LHTQ, thành lập LHTQ làm phát sinh tác động tích cực là tạo lập mậu dịch, và cả hiệu ứng tiêu cực chuyển hướng mậu dịch, hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch có thể lớn hơn hiệu ứng tạo lập mậu dịch. ●Như vậy, ngoài chính sách tự do thương mại, không có phương án nào chỉ có tác động tích cực lên phúc lợi toàn thế giới. Đây là cơ sở của lý thuyết “tốt nhất hạng hai”, đưa ra bởi nhà kinh tế người Anh Meade.
  19. vNội dung của lý thuyết tốt nhất hạng hai: ●Ngoài chính sách tự do thương mại, luôn luôn và vô điều kiện dẫn tới sự gia tăng tổng phúc lợi, không tồn tại một phương án khác cũng dẫn tới kết quả tương tự ●Mô hình “Liên hiệp thuế quan” dẫn tới kết quả tốt nhất, khi mọi nỗ lực đã được thực hiện, nhưng kết quả này chỉ là tốt nhất hạng hai.
  20. Một số quy luật chung thực tế để Liên hiệp thuế quan có hiệu quả cao ●Mức thuế quan tồn tại ở các nước thành viên trước khi thành lập LHTQ càng cao thì khả năng tạo lập mậu dịch vượt trội càng cao; và ngược lại, ●Thuế quan chung của liên hiệp thuế quan đối với bên ngoài càng thấp thì khả năng vượt trội của của hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch càng nhỏ ●Số lượng các quốc gia thành viên càng nhiều và qui mô của các quốc gia càng lớn thì khả năng tạo lập mậu dịch vượt trội so với chuyển hướng mậu dịch càng cao.
  21. ●Các quốc gia có trình độ phát triển càng cao, càng tương đồng và mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên càng cao thì xác suất vượt trội của tạo lập mậu dịch so với chuyển hướng mậu dịch càng cao. ●Khối lượng mậu dịch giữa các thành viên trước khi thành lập liên hiệp thuế quan càng lớn thì khả năng tạo lập mậu dịch càng lớn. ¤Thuyết trình: Liên minh Châu Âu (EU): Quá trình hình thành và phát triển
  22. Bài đọc thêm ● Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ● Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ● Liên minh Châu Âu (EU) ● Thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR Tài liệu: ● Quan hệ Kinh tế Quốc tế (Võ Thanh Thu) ● Kinh tế học Quốc tế (Hoàng Thị Chỉnh) ● Kinh tế đối ngoại Việt Nam (Nguyễn Văn Trình) ● Các liên kết kinh tế thương mại quốc tế (Nguyễn Vũ Hoàng).
  23. CHƯƠNGCHƯƠNG 6:6: DIDI CHUYỂNCHUYỂN QUỐCQUỐC TẾTẾ CÁCCÁC NGUỒNNGUỒN LỰCLỰC vNguyên tắc: từ nơi giá thấp tới nơi giá cao vDi chuyển nguồn lực và thương mại hàng hóa có thể thay thế và bổ sung cho nhau vGiả thiết: Không có thương mại hàng hóa. I) DI CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ Khái niệm: Di chuyển vốn quốc tế là sự vận động của vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác, nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối ưu. 1) Các hình thức di chuyển vốn quốc tế: a) Phân loại theo hình thức đầu tư: Vốn vay, tín dụng; Đầu tư trực tiếp; Đầu tư gián tiếp
  24. b) Phân loại theo thời hạn đầu tư: vVốn trung hạn và dài hạn: Có thời hạn đầu tư, cho vay dài hơn 1 năm. vVốn ngắn hạn: thời hạn dưới 1 năm. Chủ yếu là tín dụng thương mại, đầu tư gián tiếp. c) Phân loại theo nguồn gốc sở hữu: vVốn nhà nước hay vốn chính thức (Official Capital): là nguồn vốn chuyển ra nước ngoài có nguồn gốc từ ngân sách theo quyết định của các chính phủ, tổ chức quốc tế. ●Vốn nhà nước thường là vốn vay, viện trợ ●Vốn nhà nước thông thường được gọi là “Viện trợ phát triển chính thức” (Official Development Assistance) - ODA,
  25. ●ODA do các nước phát triển cung cấp cho các nước đang phát triển, bao gồm: ●Vốn ODA dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội (giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo ). ●Vốn ODA là vốn ràng buộc: ●Vốn nhà nước bao gồm cả vốn của các tổ chức quốc tế: IMF, WB, ADB vVốn tư nhân (private capital): là nguồn vốn của các công ty, ngân hàng thương mại và các tổ chức phi chính phủ , phổ biến cho cả 3 hình thức đầu tư: Vay tín dụng, Đầu tư gián tiếp, Đ/tư trực tiếp
  26. 2) Tác động kinh tế của di chuyển vốn quốc tế vNguyên tắc phân tích: ●So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trước và sau có di chuyển vốn quốc tế. GNP = GDP + NIA (NetNet IncomesIncomes fromfrom abroadabroad) ●Nguyên nhân cơ bản, duy nhất là sự khác biệt về lợi nhuận giữa các quốc gia ●Không có thương mại hàng hóa ●Các nguồn lực sử dụng hoàn toàn ●Không có rào cản trong di chuyển nguồn lực
  27. a) Giá trị sản phẩm biên của vốn (The Value of Marginal Product of Capital – VMPK) vKhái niệm: Giá trị sản phẩm biên của vốn tại một quốc gia là mức gia tăng giá trị GDP khi lượng vốn sử dụng tăng thêm một đơn vị, trong điều kiện số lượng sử dụng các yếu tố khác là không đổi. vTính chất đường VMPK của quốc gia:
  28. b) Tác động của di chuyển vốn quốc tế vVí dụ phân tích: ●Hai quốc gia: QG 1 và QG 2 ●Quốc gia 1: VMPK1; Số lượng vốn Qk1 = OA ●Quốc gia 2: VMPK2; Số lượng vốn Qk2 = O’A Khi không có di chuyển vốn quốc tế ●Quốc gia 1: ØGiá vốn trong nước: Pk1 = OE ØGNP1 = GDP1 = OAMC = OAME + CEM OAME – thu nhập từ vốn; CEM – từ lao động ●Quốc gia 2: ØGiá vốn trong nước: Pk2 = O’F ØGNP2 = GDP2 = O’AND = O’ANF + DFN O’ANF – TN từ vốn; DFN – thu nhập từ LĐ ●Pk1 < Pk2 (OE < O’F)
  29. Tác động của di chuyển vốn quốc tế QG 2 VMPK (Pk) QG 1 VMPK (Pk) C S D N F I T G H M E VMPK2 VMPK1 0 B A 0’
  30. vSau khi có di chuyển vốn quốc tế ●Lượng vốn BA từ QG 1 sang QG 2 ●Giá thuê vốn tại 2 quốc gia cân bằng: Pk1’ = OG = Pk2’ = O’H ●Quốc gia 1: ØGNP1’ = GDP1’ + NIA1 = OBIC + ABIT = (OBIG + ABIT) + CGI = OATIC Ø(OBIG + ABIT) – Thu nhập từ vốn; CGI – Thu nhập từ lao động ●Quốc gia 2: ØGNP2’ = GDP2’ + NIA2 = O’BIH – ABIT = (O’BIH – ABIT) + DHI = O’ATID Ø(O’BIH – ABIT) – Thu nhập từ vốn; DHI – Thu nhập từ lao động
  31. vLợi ích của các quốc gia ● Quốc gia 1 (Quốc gia xuất khẩu vốn): ØThay đổi lợi ích ròng: GNP1’ – GNP1 = OATIC – OAMC = IMT ØQuốc gia 1 có lợi: GNP↑; (GDP↓) ● Quốc gia 2 (Quốc gia nhập khẩu vốn): ØThay đổi lợi ích ròng: GNP2’ – GNP2 = O’ATID – O’AND = INT ØQuốc gia 2 có lợi: GNP↑; (GDP↑) vPhân phối lại thu nhập ● Quốc gia 1 (Quốc gia xuất khẩu vốn) Thu nhập từ vốn tăng (Ik↑) Thu nhập từ lao động giảm (IL↓) ● Quốc gia 2 (Quốc gia nhập khẩu vốn) ØThu nhập từ vốn giảm (Ik↓) ØThu nhập từ lao động tăng (IL↑)
  32. ☻Thuyết trình: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
  33. II. DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (International Labor Force Migration) 1) Giới thiệu: Khái niệm: Di chuyển lao động quốc tế là sự di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị, tôn giáo, chiến tranh, thảm hoạ ● Lý do kinh tế – chênh lệch tiền lương là nguyên nhân chủ yếu
  34. Tác động kinh tế của di chuyển lao động quốc tế vPhân tích tương tự như di chuyển vốn quốc tế. ●Giá trị sản phẩm cận biên của lao động (Value of Marginal Product of Labor – VMPL) Giá trị sản phẩm biên của lao động của một quốc gia là mức gia tăng GDP khi lượng lao động sử dụng tăng thêm một đơn vị, trong điều kiện số lượng sử dụng các yếu tố khác là không đổi. vTính chất đường VMPL của quốc gia:
  35. VMPL (PL) QG 1 VMPL (PL) QG 2 C S D N F I T G H E M VMPL2 VMPL1 (DL2) (DL1) 0 B A 0’ Quốc gia xuất khẩu lao động (QG 1): GNP GDP IL Ik Quốc gia nhập khẩu lao động (QG 2): GNP GDP IL Ik
  36. ☻Thuyết trình: Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian gần đây