Bài giảng Kinh tế môi trường - Ngô Văn Mẫn

pdf 157 trang ngocly 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Ngô Văn Mẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_moi_truong_ngo_van_man.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Ngô Văn Mẫn

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI GIẢNG KINH TẾ MÔI TRƢỜNG Ngƣời soạn: Ngô Văn Mẫn Huế - 11/2014 (Tài liệu lưu hành nội bộ)
  2. 1. Vai trò Môn học: Các nhà kinh tế học hiện đại đã chỉ ra rằng môi trƣờng và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó bất kỳ quyết định nào trong kinh tế đều có ảnh hƣởng đến môi trƣờng và ngƣợc lại. Việc chôn lấp chất thải rắn và thải chất thải khí, thải nƣớc thải vào môi trƣờng tự nhiên tạo ra ô nhiễm và suy thoái hệ sinh thái. Tại sao những điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Và tại sao con ngƣời không tính đến các ảnh hƣởng từ các hoạt động kinh tế lên môi trƣờng thiên nhiên? Kinh tế môi trƣờng sẽ trả lời các câu hỏi này. 2. Mục tiêu môn học: Kiến thức: Môn học Kinh tế môi trƣờng sẽ trang bị một cách hệ thống cho học viên những quan điểm lý luận, phƣơng pháp và công cụ để nghiên cứu và thiết lập giải pháp kinh tế và chính sách quản lý môi trƣờng. Kỹ năng: Học xong môn học, học viên sẽ có các kỹ năng để thực hiện các định giá môi trƣờng, thiết kế và vận dụng các công cụ kinh tế và các chính sách vào quản lý tài nguyên môi trƣờng. Môn học sẽ giúp ngƣời học rèn luyện khả năng tƣ duy lô gic và tƣ duy chiến lƣợc trong phân tích các vấn đề kinh tế môi trƣờng. 3. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo chính: - Field B. and N. Olewiler, 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada cập nhật lần 2. McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, 2003. Giáo trình Kinh tế & Quản lý Môi trường. Đại học Kinh tế quốc dân. - TS. Nguyến Mậu Dũng – TS. Vũ Thị Phƣơng Thụy - PGS. TS. Nguyễn Văn Song, 2009. Giáo Trình Kinh Tế Môi Trường. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tài liệu tham khảo khác: - Báo cáo môi trƣờng quốc gia 2011. - Bộ tiêu chuẩn môi trƣờng ISO 14000. - Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam (2005, 2014). - PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, 2005 - Giáo trình Kinh tế Môi trường, NXB Giáo Dục. - PGS.TS Bùi Cách Tuyến, 2014. Một số vấn đề về quỹ bảo vệ môi trường, NXB Tƣ pháp. - PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài (chủ biên), 2010 – Giáo trình Kinh tế Phát triển, Đại Học Kinh tế Tp HCM, NXB Lao động.
  3. - PGS.TS Phạm Văn Lợi (chủ biên), 2011 – Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: một số, vấn đề lý luận và thực tiễn. Sách chuyên khảo. Viện Khoa học Môi trƣờng-Tổng cục Môi trƣờng. - Tạp chí Tài nguyên và môi trƣờng, số 4, 2007. - TS. Lê Ngọc Uyển- TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh – Ths. Hoàng Đinh Thảo Vy, Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Đại học Mở Tp. HCM. - TS. Đỗ Nam Thắng, 2010. Xây dựng cơ sở và phương pháp luận lượng hóa giá trị kinh tế các vườn quốc gia phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết khoa học. Viện Khoa học Quản lý Môi trƣờng – Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
  4. MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU: ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC & 1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 1. Sự ra đời và phát triển của kinh tế môi trƣờng 1 2. Đối tƣợng môn học 2 3. Nhiệm vụ môn học 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1: MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 1 1.1. Mối liên kết giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế 1 1.1.1 Môi trƣờng và các vấn đề liên quan đến môi trƣờng 1 1.1.2 Vai trò của hệ thống môi trƣờng đối với con ngƣời 5 1.1.3 Các thuật ngữ phổ biến về môi trƣờng 7 1.1.4 Nhận thức về mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế 8 1.1.5 Phát triển kinh tế bền vững 14 1.2. Một số vấn đề về kinh tế môi trƣờng trên thế giới 21 1.2.1 Ô nhiễm đất 21 1.2.2 Ô nhiễm nƣớc 22 1.2.3 Ô nhiễm không khí 22 1.2.4 Biến đổi khí hậu 24 1.2.5 Giảm đa dạng sinh học 25 1.3. Một số khái niệm về kinh tế phúc lợi 25 1.3.1 Cung, cầu và cân bằng thị trƣờng 25 1.3.2 Thặng dƣ sản xuất và tiêu dùng 27 1.3.3 Giá sẵn lòng trả/ Giá sẵn lòng chấp nhận 31 1.3.4 Hiệu quả Pareto (Hiệu quả kinh tế) 32 1.4. Ảnh hƣởng của ngoại ứng và sự thất bại thị trƣờng 32 1.4.1 Thất bại của thị trƣờng 32 1.4.2 Ngoại ứng và sự thất bại của thị trƣờng 34 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 42 CHƢƠNG 2: KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG 44 2.1 Mức ô nhiễm tối ƣu 44 2.1.1 Khái niệm về mức ô nhiễm tối ƣu 44 2.1.2 Xác định mức ô nhiễm tối ƣu 45 2.2 Cơ chế thị trƣờng và mô hình thỏa thuận mức ô nhiễm tối ƣu 54 2.2.1 Luật nghĩa vụ pháp lý 54 2.2.2 Quyền sở hữu tài sản 57 2.3 Định lý Ronald Coase 59 2.3.1 Phát biểu định lý R.Coase 59 2.3.2 Những vấn đề với việc sử dụng quyền sở hữu 60 2.3.3 Ƣu điểm và Hạn chế của định lý Coase 61 2.4 Thuế Pigou 62 2.4.1 Khái niệm 62 2.4.2 Thuế ô nhiễm và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận 64 2.4.3 Một số chú ý khi áp dụng thuế ô nhiễm tối ƣu 65 2.5 Giảm thải ô nhiễm 67 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 70
  5. CHƢƠNG 3: CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG 73 3.1 Tăng cƣờng quyền tài sản 73 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển 75 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trƣờng 75 3.2.2 Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhƣợng 85 3.2.3 Ƣu điểm và hạn chế công cụ mệnh lệnh và điều khiển 86 3.3 Các công cụ kinh tế 86 3.3.1 Thuế và phí môi trƣờng 87 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhƣợng 94 3.3.3 Hệ thống đặt cọc-hoàn trả 102 3.3.4 Quỹ môi trƣờng 104 3.3.5 Các điều kiện và nguyên tắc áp dụng 105 3.4 Các công cụ khác 107 3.4.1 Các công cụ kỹ thuật 107 3.4.2 Công cụ giáo dục & truyền thông môi trƣờng 108 3.5 Lựa chọn công cụ quản lý môi trƣờng 110 3.5.1 Các khía cạnh cần xem xét khi lựa chọn công cụ quản lý môi trƣờng 110 3.5.2 Lựa chọn công cụ chính sách phù hợp 111 3.5.3 Vấn đề không chắc chắn trong kiểm soát ô nhiễm 114 3.6 Mô hình quản lý môi trƣờng 117 3.6.1 Quản lý môi trƣờng và tính tất yếu khách quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng 117 3.6.2 Mô hình truyền thống 119 3.6.3 Mô hình mới 119 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 120 CHƢƠNG 4: ĐỊNH GIÁ MÔI TRƢỜNG 123 4.1. Định giá môi trƣờng và phân tích kinh tế dự án 123 4.1.1 Khái niệm và cơ sở của định giá môi trƣờng 123 4.1.2 Phân tích kinh tế dự án 124 4.1.3 Sự cần thiết phải định giá môi trƣờng 124 4.2. Ảnh hƣởng môi trƣờng và các bƣớc dẫn đến định giá ảnh hƣởng của môi trƣờng. 126 4.2.1 Ảnh hƣởng môi trƣờng 126 4.2.2 Các bƣớc dẫn đến định giá ảnh hƣởng môi trƣờng 126 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng 128 4.3.1 Các lợi ích thị trƣờng và phi thị trƣờng của tài nguyên môi trƣờng 128 4.3.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng 129 4.4. Các phƣơng pháp định giá môi trƣờng 131 4.4.1 Phƣơng pháp định giá trực tiếp 132 4.4.2 Phƣơng pháp định giá gián tiếp 136 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trƣờng thay thế 136 4.4.2.2 Định giá gián tiếp sử dụng thị trƣờng thông thƣờng: 142 4.4.3 Phƣơng pháp chuyển đổi lợi ích 143 4.5. Một số vấn đề trong định giá môi trƣờng 145 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 148
  6. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn BÀI MỞ ĐẦU: ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Sự ra đời và phát triển của kinh tế môi trƣờng Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu về con ngƣời và xã hội lựa chọn nhƣ thế nào các nguồn tài nguyên nhằm sản xuất hàng hóa/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Theo đó kinh tế học đƣợc phân loại phổ biến nhất là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô: tập trung nghiên cứu chi tiết các quyết định và hành vi của cá nhân đối với loại hàng hóa/dịch vụ cụ thể. Ví dụ: nghiên cứu hành vi của ngƣời tiêu dùng đối với việc lựa chọn các thƣơng hiệu (hàng hóa) xe máy, ti vi, ô tô Kinh tế vĩ mô: chủ yếu nghiên cứu các quan hệ tƣơng tác với nhau thay vì tập trung phân tích chi tiết vào một mối quan hệ cụ thể nào đó. Ví dụ: Kinh tế vĩ mô không quan tâm đến việc phân loại hàng hóa cụ thể nhƣ ví dụ trên mà xem chúng dƣới dạng một nhóm “hàng tiêu dùng”. Qua quá trình nghiên cứu, chính các nhà kinh tế đã sớm chỉ ra rằng cùng với việc phát triển kinh tế cần phải chú ý đến khía cạnh môi trƣờng. Cùng với quá trình tăng trƣởng kinh tế, suy thoái chất lƣợng môi trƣờng, suy giảm và suy thoái tài nguyên với cƣờng độ cao đang là những vấn đề mang tính toàn cầu không còn giới hạn ở phạm vi một quốc gia hay một khu vực riêng lẻ. Kinh tế môi trƣờng đƣợc xem là ngành phụ nằm giữa kinh tế học và khoa học môi trƣờng, có nghĩa là sử dụng các công cụ, nguyên lý về kinh tế để nghiên cứu về vấn đề môi trƣờng và ngƣợc lại, do vậy cũng có thể coi kinh tế môi trƣờng nhƣ là một ngành trung gian giữa các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Lịch sử phát triển kinh tế môi trƣờng gồm một số học thuyết và mô hình kinh tế có thể tóm gọn sau đây: - Mô hình kinh tế cổ điển: các nhà kinh tế học thuộc trƣờng phái này (Adam Smith, Ricardo, ) cho rằng lúc đầu tăng trƣởng kinh tế sẽ rất nhanh nhƣng sau đó tốc độ sẽ chậm lại do cạn kiệt tài nguyên và tăng dân số. - Mô hình kinh tế Mác-xít: theo phân tích của Karl Marx hệ thống kinh tế tƣ bản hiện đại sẽ thiếu tình bền vững do chịu sự thử thách về tái sản xuất. Một trong những nguyên nhân của tính thiếu bền vững đó là sự suy giảm môi trƣờng.
  7. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn - Mô hình kinh tế tân cổ điển: ra đời vào khoảng năm 1870 theo đó giá trị của hàng hóa không chỉ đƣợc coi là thƣớc đo của sức lao động mà còn là thƣớc đo mức khan hiếm hàng hóa. Kinh tế môi trƣờng là gì? Kinh tế môi trường là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm. Kinh tế môi trƣờng nghiên cứu các vấn đề về môi trƣờng với cách nhìn và phƣơng pháp phân tích của kinh tế học. Kinh tế môi trƣờng tập trung chủ yếu vào vấn đề ngƣời ta ra quyết định nhƣ thế nào, tại sao gây ra những hậu quả đối với môi trƣờng; và chúng ta có thể thay đổi các thể chế, chính sách kinh tế ra sao để đƣa các tác động môi trƣờng vào thế cân bằng, ổn định hơn với những mong muốn và yêu cầu của chúng ta và của bản thân hệ sinh thái. 2. Đối tƣợng môn học Từ khái niệm về kinh tế môi trƣờng ở trên chúng ta có thể xác định đƣợc đối tƣợng môn học nhƣ sau: . Các mối quan hệ tƣơng tác giữa môi trƣờng và kinh tế lấy con ngƣời là trọng tâm. . Môi trƣờng đang là vấn đề cấp bách mang tính chất thời đại và toàn cầu, tầm và mức ảnh hƣởng của nó không phân biệt hay hạn chế ở lãnh thổ của một vùng, quốc gia, khu vực hay toàn cầu. 3. Nhiệm vụ môn học - Trang bị cho ngƣời học cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. - Trang bị ngƣời học các cơ sở lý luận để nhìn nhận và phân tích đánh giá môi trƣờng trong bối cảnh của cơ chế thị trƣờng đang ngày càng mở rộng với rất nhiều tác động đến môi trƣờng. - Đánh giá tác động đến môi trƣờng của các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội với mục đích lựa chọn những dự án có tính khả thi cao (thông qua phân tích lợi ích – chi phí; chi phí – hiệu quả).
  8. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn - Góp phần trong việc hoạch định chính sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia gắn liền với những phƣơng thức quản lý môi trƣờng hợp lý. - Nâng cao nhận thức của con ngƣời về môi trƣờng để mọi cá nhân và cộng đồng đều có hành vi đúng đắn vì một mục đích phát triển bền vững, đặc biệt là với các nhà quản trị kinh doanh , các chuyên gia kinh tế. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Là một môn khoa học còn tƣơng đối mới mẻ và mang tính chất liên ngành nên kinh tế môi trƣờng sử dụng nhiều phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu khác nhau. Quan điểm và phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm mục đích loại trừ các quản điểm mang tính chủ quan duy ý chí. Tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống và cân bằng vật chất. Vì bản chất của môi trƣờng là một hệ thống các thành phần tự nhiên và vật chất nhân tạo có mối quan hệ ràng buộc với nhau trong một trạng thái cân bằng động. Cách tiếp cận này mục đích xác định đƣợc thành phần môi trƣờng bị tác động từ đó tìm đƣợc nguyên nhân gây ra nó. Phƣơng pháp phân tích chi phí – lợi ích: cần chú ý chi phí và lợi ích trong nghiên cứu Kinh Tế Môi Trƣờng không chỉ là lợi ích/chi phí của cá nhân/doanh nghiệp mà bao hàm cả những chi phí và lợi ích đối với tài nguyên và môi trƣờng Phƣơng pháp đánh giá tác động của môi trƣờng, lƣợng hóa tác động tới môi trƣờng: mục đích để đánh giá đƣợc những thiệt hại gây ra cho môi trƣờng. Phƣơng pháp mô hình: lƣợng hóa các giá trị bằng tiền đối với các tác động đến môi trƣờng cũng nhƣ dùng trong việc dự báo xu hƣớng biến đổi về kinh tế do tác động của môi trƣờng.
  9. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn CHƢƠNG 1: MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Mối liên kết giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế 1.1.1 Môi trƣờng và các vấn đề liên quan đến môi trƣờng a. Khái niệm chung về môi trƣờng: Có nhiều khái niệm khác nhau về môi trƣờng nhƣng tựu chung đó là tất cả những gì bao quanh con ngƣời làm cơ sở cho con ngƣời tồn tại và phát triển. Để thống nhất về mặt nhận thức chúng ta sử dụng định nghĩa trong Điều 1 – Luật bảo vệ môi trƣờng (BVMT) Việt Nam (2014)“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật " Các khái niệm có liên quan đến môi trƣờng: Môi trường sống: tổng hợp các điều kiện về vật lý, hóa học và sinh học có liên quan đến sự sống, có nghĩa là nó ảnh hƣởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Môi trường sống của con người: tổng hợp các điều kiện về vật lý, hóa học và sinh học, xã hội bao quanh con ngƣời ảnh hƣởng đến sự sống, phát triển của từng cá nhân, cộng đồng và toàn bộ loài ngƣời trên trái đất. So với môi trƣờng sống nói chung thì môi trƣờng sống của con ngƣời bị ràng buộc bởi những điều kiện nghiêm ngặt hơn, do vậy không gian sống của con ngƣời cũng bị hạn chế hơn. Hệ sinh thái: là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau (luật BVMT). Cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm bốn hợp phần cơ bản:  Sinh vật sản xuất: chủ yếu là các loài thực vật có khả năng quang hợp và tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Chúng là thành phần không thể thiếu đƣợc trong bất kỳ hệ sinh thái hoàn chỉnh nào. Nhờ hoạt động quang hợp và hóa tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu đƣợc tạo thành để nuôi sống, trƣớc tiên chính những sinh vật sản xuất, sau đó nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại kể cả con ngƣời.  Sinh vật tiêu thụ: bao gồm tất cả các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, nói một cách khác, chúng tồn tại đƣợc là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dƣỡng tạo ra. Khi nói về năng suất hệ sinh thái thì động vật vừa là sinh vật tiêu thụ, vừa là sinh vật sản xuất: động vật ăn cỏ là sinh vật Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 1
  10. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn tiêu thụ khi chúng dùng cây xanh làm thức ăn, nhƣng chúng lại là sinh vật sản xuất khi thịt; sữa của chúng đƣợc ngƣời và động vật ăn thịt sử dụng.  Sinh vật phân hủy: là những loại vi sinh vật hoặc động vật nhỏ bé hoặc các sinh vật hoại sinh có khả năng phân hủy các chất hữu cơ thành vô cơ. Ngoài ra còn có những nhóm sinh vật chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác (nhƣ nhóm vi khuẩn nitrat hóa chuyển NH4+ thành NO3-). Nhờ quá trình phân hủy, sự khoáng hóa dần dần mà các chất hữu cơ đƣợc thực hiện và chuyển hóa chúng thành chất vô cơ.  Môi trƣờng vô sinh: bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, các chất vô cơ, hữu cơ Sinh vật sản xuất Các chất vô sinh Sinh vật tiêu thụ Sinh vật phân hủy Hình 1.1 Cấu trúc tóm tắt của hệ sinh thái Hoạt động trong hệ sinh thái bao gồm hai hoạt động chính: - Sự trao đổi chất trong hệ sinh thái: là quá trình tổng hợp, sử dụng và phân hủy các chất hữu cơ. Các quá trình này xảy ra liên tục và kế tiếp nhau hình thành nên một chu kỳ khép kín vật chất. - Hoạt động của dòng năng lượng: là tổng hợp năng lƣợng mà cây xanh tích lũy đƣợc từ mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ, đƣợc sử dụng để duy trì các quá trình sống của toàn hệ sinh thái (kể cả vật tiêu thụ và phân hủy). Khi nghiên cứu môi trƣờng, chúng ta cũng thƣờng sử dụng khái niệm đa dạng sinh học. "Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên". Đa dạng sinh học đƣợc xem xét theo 3 mức độ: • Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 2
  11. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn • Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng nhƣ khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. • Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng nhƣ các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tƣơng tác giữa chúng với nhau. b. Các thành phần của môi trƣờng: Các thành phần của môi trƣờng hết sức phức tạp bao gồm các yếu tố vô sinh và hữu sinh, ở khía cạnh vĩ mô thành phần môi trƣờng có thể đƣợc chia thành năm quyển: Khí quyển: là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0 - 100 km, tồn tại các thành phần vật lý nhƣ: nhiệt, áp suất, mƣa, nắng,gió, bão. Đặc điểm của khí quyển là bộ phận quan trọng nhất của môi trƣờng và đƣợc hình thành sớm nhất trong quá trình kiến tạo trái đất. Thạch quyển: chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0 – 60 km tính từ mặt đất và 0- 20 km tính từ đáy đại dƣơng, ngƣời ta còn gọi đó là lớp vỏ trái đất. Thạch quyển chứa đựng các yếu tố hóa học, các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Thạch quyển chính chính là cơ sở cho sự sống. Thủy quyển: là nguồn nƣớc dƣới mọi dạng, trong không khí, đất, ao hồ, sông, biển và đại dƣơng. Nƣớc chính là thành phần cực kỳ quan trọng đối với con ngƣời không chỉ là bảo đảm yếu tố sinh lý mà còn là cho hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi. Sinh quyển: gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận của thạch quyển, Thủy quyển và Khí quyển tạo nên môi trƣờng sống của các cơ thể sống. Sinh quyển bao gồm các thành phần hữu sinh và vô sinh (nhƣ nhiệt độ, ánh sáng,nƣớc và độ ẩm, các chất khí và muối dinh dƣỡng) có mối quan hệ chặt chẽ và tƣơng tác phức tạp với nhau. Do vậy hoạt động của sinh quyển mang đặc trƣng là các chu trình trao đổi chất và các chu trình năng lƣợng. Trí quyển: trí tuệ hay chất xám của con ngƣời ngày càng tạo nên một lƣợng vật chất vô cùng to lớn, làm thay đổi diện mạo hành tinh của chúng ta. Do vậy ngƣời ta thừa nhận một quyển mới là trí quyển bao gồm các bộ phận trên trái đất ở đó có tác động của trí tuệ con ngƣời. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 3
  12. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn c. Bản chất hệ thống của môi trƣờng: Bản chất hệ thống của môi trƣờng cũng mang đầy đủ bản chất hệ thống nói chung bao gồm bốn đặc trƣng cơ bản sau - Tính cơ cấu phức tạp: hệ thống môi trƣờng bao gồm nhiều thành phần hợp thành, chúng thƣờng xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua các quá trình trao đổi chất – năng lƣợng – thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Mỗi sự thay đổi (dù nhỏ) của một phần tử cơ cầu đều gây ra phản ứng dây chuyền, làm suy giảm hoặc gia tăng số lƣợng và chất lƣợng của nó. - Tính động: Bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào của hệ làm lệch khỏi trạng thái cân bằng, hệ lại có xu hƣớng xác lập thế cân bằng mới. Đây chính là bản chất vận động và phát triển của hệ môi trƣờng. - Tính mở: do đặc trƣng các dòng vật chất, năng lƣợng và thông tin liên tục thay đổi, "chảy" trong không gian và thời gian nên hệ môi trƣờng tƣơng đối nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài. Điều này lý giải vì sao các vấn đề môi trƣờng mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài và nó chỉ đƣợc giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng. - Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh: Trong hệ môi trƣờng, có các phần tử cơ cấu là vật chất sống (con ngƣời, giới sinh vật) hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo quy luật tiến hoá, nhằm hƣớng tới trạng thái ổn định. d. Phân loại môi trƣờng: Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng mà có nhiều cách phân loại khác nhau. Có thể phân loại môi trƣờng theo các cách sau đây: Theo chức năng: - Môi trƣờng tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời (đất đai, không khí, ánh sáng, nguồn nƣớc, ) đóng vai trò cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sinh sống, sản xuất của con ngƣời; đồng hóa các chất thải; cung cấp cảnh quan cho con ngƣời. - Môi trƣờng xã hội: tổng hợp các quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời thông qua các luật lệ, thể chế, tổ chức đóng vai trò định hƣớng hoạt động con ngƣời theo một khuôn khổ nhất định và phù hợp, tạo nên sức mạnh tập thể để cùng tồn tại và phát triển. - Môi trƣờng nhân tạo: các nhân tố do con ngƣời tạo nên cung cấp thêm tiện nghi cho cuộc sống con ngƣời (khu vực đô thị, khu công nghiệp, công viên nhân tạo, ) Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 4
  13. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Theo quy mô: chủ yếu phân loại môi trƣờng theo không gian địa lý hình thành nên môi trƣờng địa phƣơng, quốc gia, khu vực và môi trƣờng toàn cầu. Theo mục đích nghiên cứu và sử dụng: - Theo nghĩa hẹp: môi trƣờng bao gồm những nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. - Theo nghĩa rộng: môi trƣờng bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, tồn tại và phát triển của con ngƣời, có nghĩa là gắn liền việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên với chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Theo thành phần: - Theo thành phần tự nhiên chia ra: môi trƣờng đất, không khí, nƣớc và biển. - Theo thành phần của dân cƣ sinh sống: môi trƣờng thành thị và nông thôn. - Ngoài 2 cách phân loại trên có thể còn có các cách phân loại khác phù hợp với mục đích nghiên cứu, sử dụng của con ngƣời và sự phát triển của xã hội 1.1.2 Vai trò của hệ thống môi trƣờng đối với con ngƣời a. Môi trƣờng là không gian sống cho con ngƣời: Không gian sống thể hiện qua số lƣợng và chất lƣợng cuộc sống, cụ thể; - Sản phẩm/Dịch vụ đƣợc sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu con ngƣời. - Môi trƣờng đem lại cho con ngƣời các giá trị tinh thần đó là tạo cảnh quan, mang lại sự thoải mái tinh thần và cung cấp hoạt động vui chơi giải trí. b. Môi trƣờng là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên: cho hoạt động sinh sống, sản xuất của con ngƣời. Tài nguyên (Raw) cơ bản có thể phân thành - Tài nguyên có thể tái tạo (Renewable): là loại tài nguyên mà chúng lớn dần theo thời gian thông qua các quy trình sinh học mà việc khai thác/thu hoạch chúng có thể bền vững theo thời gian (ví dụ: thu hoạch cá và khai thác gỗ). - Tài nguyên không thể tái tạo (Nonrenewable): tài nguyên không có quá trình bổ sung/phục hồi sau khi khai thác/sử dụng mà biến mất vĩnh viễn (Ví dụ: tài nguyên dầu mỏ tự nhiên, trầm tích khoáng sản nhƣ than đá) Một cách tổng quan, mối quan hệ giữa mức khai thác/sử dụng với khả năng phục hồi của tài nguyên có thể đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau: Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 5
  14. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn R H: mức khai thác Y: khả năng phục hồi NR RR R: Raw (-) (-) (+) NR: Non-renewable raw H > Y H > Y H < Y RR: Renewable raw Hình 1.2 Mối quan hệ giữa mức khai thác và phục hồi  Tài nguyên đa dạng sinh học: là một dạng tài nguyên cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của tất cả các loài, nó không hiển diện trong một chất mà chỉ hiển diện trong một tập hợp nhiều thành phần. Một trong những đặc trƣng của hầu hết các vấn đề của tài nguyên thiên nhiên là tính phụ thuộc vào thời gian. Có nghĩa là việc sử dụng chúng thƣờng kéo dài theo thời gian, mức độ sử dụng trong một thời điểm sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng sử dụng chúng trong tƣơng lai. c. Môi trƣờng là nơi chứa đựng và đồng hóa chất thải: R P C W r R: Raw P: Production MÔI TRƯỜNG W: Waste (A) r: Recycle Hình 1.3 Mối quan hệ môi trƣờng- nơi chứa chất thải Sơ đồ trên cho thấy toàn bộ chất thải từ hoạt động của nền/hệ thống kinh tế đều đƣợc đƣa vào môi trƣờng, chỉ một lƣợng nhỏ đƣợc tái chế/sử dụng lại để bổ sung cho tài nguyên phục vụ hệ thống kinh tế. Song môi trƣờng có một khả năng đặc biệt là đồng hóa chất thải thông quá các chức năng cơ bản nhƣ chức năng biến đổi lý hóa (pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng mặt trời, sự tách chiết các vật thải và độc tố của thành phần môi trƣờng), chức năng biến đổi sinh hóa (sự hấp thụ các chất dƣ thừa, sự tuần hoàn của Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 6
  15. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn chu trình cácbon, chu trình nitơ, phân huỷ chất thải nhờ vi khuẩn, vi sinh vật) và chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, v.v.). Ví dụ: nƣớc thải chứa chất hữu cơ đổ ra sông suối/ao hồ . sẽ đƣợc pha loãng, đƣợc các vi sinh vật phân hủy (trong điều kiện kỵ khí hoặc thoáng khí). Điều này giải thích tại sao một hồ nƣớc lớn có thể chứa đựng một lƣợng chất thải nhất định nào đấy mà chất lƣợng hồ nƣớc vẫn đảm bảo cho các mục đích sử dụng khác. d. Môi trƣờng là nơi cung cấp các thông tin Môi trƣờng là nơi cung cấp các thông tin có ý nghĩa và có cơ sở khoa học phục vụ cho phát triển kinh tế và nghiên cứu. Các thông tin mà môi trƣờng cung cấp bao gồm các thông tin từ hoá thạch, các thông tin về khí hậu, thời tiết, các thông tin về sự đa dạng của hệ sinh thái, của nguồn gen e. Môi trƣờng là nơi làm giảm nhẹ những tác động bất lợi từ thiên nhiên Môi trƣờng có vai trò quan trọng trong việc giúp con ngƣời chống lại những bất lợi từ thiên nhiên, duy trì sự sống trên trái đất. Chẳng hạn vai trò của tầng ôzôn trong việc ngăn chặn những tia cực tím từ ánh sáng mặt trời; vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, xói mòn. Để có thể nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế cũng nhƣ có thể tìm hiểu các chƣơng tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số thuật ngữ có liên quan đến môi trƣờng. 1.1.3 Các thuật ngữ phổ biến về môi trƣờng Chất lƣợng môi trƣờng xung quanh (Ambient quality): Môi trƣờng xung quanh là nói đến môi trƣờng xung quanh chúng ta. Chất lƣợng môi trƣờng xung quanh nói đến số lƣợng chất ô nhiễm trong môi trƣờng xung quanh. Ví dụ: nồng độ SO2 trong không khí thành phố, cƣờng độ âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cƣ, nơi công cộng. Chất lƣợng môi trƣờng: (Environmental quality): dùng để nói đến một cách rộng rãi trạng thái của môi trƣờng tự nhiên (bao hàm cả chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, chất lƣợng cảnh quan và chất lƣợng thẩm mỹ của môi trƣờng). Chất thải (Residuals): Là phần vật chất và năng lƣợng còn lại sau khi sản xuất và tiêu dùng. Phát thải (Emission): Phần của chất thải sản xuất hay tiêu dùng thải vào môi trƣờng (có thể trực tiếp hoặc sau khi xử lý chất thải) Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 7
  16. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Tái chế (recycling): Quy trình quay lại một vài hoặc toàn bộ chất thải sản xuất/tiêu dùng đƣợc dùng lại trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Chất gây ô nhiễm (Pollutants): là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trƣờng cao hơn ngƣỡng cho phép làm môi trƣờng bị ô nhiễm. Thiệt hại (Damages): Những ảnh hƣởng tiêu cực của ô nhiễm môi trƣờng tác động lên con ngƣời và các yếu tố của hệ sinh thái. Ô nhiễm môi trƣờng (Pollution) – Theo luật BVMT Việt Nam (2014) đó là sự biến đổi các thành phần môi trƣờng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật. Suy thoái môi trƣờng (luật BVMTVN 2014): là sự suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng của thành phần môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật. Sự cố môi trƣờng (luật BVMTVN 2014): là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con ngƣời hoặc biến đổi của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trƣờng nghiêm trọng. 1.1.4 Nhận thức về mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế a. Hoạt động của hệ kinh tế Phát triển kinh tế là một nhiệm vụ đặt ra nhằm không ngừng nâng cao mức sống của nhân loại nói chung và cho ngƣời dân từng quốc gia nói riêng. Cƣờng độ, quy mô hoạt động kinh tế ngày càng nâng cao và mở rộng của nó đã khiến nhiệm vụ phát triển kinh tế trở thành một hệ thống bao quát nhiều mặt xã hội. Có thể thấy rằng trong bất kỳ nền kinh tế nào, các hoạt động cơ bản là sản xuất, phân phối và tiêu dùng dều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh. Trong đó môi trƣờng đóng vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô, năng lƣợng phục vụ cho quá trình sản xuất (a). Họat động sản xuất và tiêu dùng này cuối cùng sẽ tạo ra chất thải và quay về môi trƣờng tự nhiên dƣới dạng này hay dạng khác (b). Mối quan hệ này có thể mô tả thông qua hình 1.5 Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 8
  17. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Môi trƣờng tự nhiên (a) (b) Kinh tế Hình 1.4. Liên kết giữa kinh tế và môi trƣờng Nhƣ vậy, sự tồn tại của nền kinh tế và môi trƣờng thiên nhiên phụ thuộc lớn vào hai cầu nối là dòng tài nguyên thiên nhiên và chất thải. Vấn đề nhà kinh tế môi trƣờng quan tâm ở đây là độ lớn của hai luồng di chuyển này. Từ đây hình thành nên hai ngành nghiên cứu là: a. Kinh tế tài nguyên thiên nhiên: nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của môi trƣờng cho hoạt động của nền kinh tế. b. Kinh tế môi trường: nghiên cứu dòng chu chuyển các chất thải từ hoạt động nền kinh tế và các tác động của chúng đến môi trƣờng thiên nhiên. b. Mô hình cân bằng vật chất Quá trình hoạt động/Dòng chu chuyển của hệ thống kinh tế có thể đƣợc biểu diễn thông qua sơ đồ đơn giản nhƣ sau: R P C WR WP WC Hình 1.5 Hoạt động của hệ thống kinh tế Tài nguyên (R) đƣợc con ngƣời khai thác từ hệ thống môi trƣờng ví dụ nhƣ than, gỗ, dầu mỏ Sau khi đƣợc khai thác, tài nguyên đƣợc sử dụng để chế biến ra các sản phẩm phục vụ cho con ngƣời và quá trình này là quá trình sản xuất (P). Sản phẩm đƣợc sản xuất ra sau đó sẽ phân phối đến ngƣời tiêu dùng, quá trình này là quá trình tiêu thụ. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 9
  18. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Nhƣ vậy, hệ thống kinh tế này cho thấy hình thành một dòng năng lƣợng đi từ tài nguyên (Raw) đến sản xuất (Production) và tiêu thụ (Consume). Quá trình chuyển đổi năng lƣợng này luôn kèm theo hiện tƣợng xả thải (Waste). Hoạt động của hệ thống kinh tế này tuân theo nhiệt động lực học thứ nhất đó là năng lƣợng và vật chất không tự mất đi và cũng không tự sinh ra, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Từ đó ta có: R = W = WR + WP + WC (M) Hình 1.6 Mô hình cân bằng vật chất Tuân theo nhiệt động lực học thứ 1:có nghĩa là trong dài hạn hai dòng vật chất này sẽ d d phải bằng nhau: M = Rp + Rc Lưu ý: Chúng ta nói trong dài hạn bởi vì khi một hệ thống đang phát triển (trong ngắn hạn) thì nó có thể giữ lại một tỷ lệ các tài nguyên đầu vào nhằm gia tăng kích thƣớc của hệ thống, sự tích lũy tƣ bản,v.v . Ngoài ra, hoạt động tái chế có thể làm chậm quá trình thải các chất thải. Và tuân theo nhiệt động lực học 2: khi sử dụng vật chất sẽ giảm dần theo thời gian. Có nghĩa là việc tái chế không bao giờ hoàn hảo, một quy trình luôn mất đi một tỷ lệ vất chất đƣợc tái chế. Nói cách khác không thể nào thu hồi (tái sinh) 100% những sản phẩm phế thải để đƣa vào lại chu trình tài nguyên. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 10
  19. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Có nghĩa là cân bằng vật chất chỉ có thể đạt đƣợc trong dài hạn. Điều này chứng tỏ một điều rất cơ bản: Để giảm bớt khối lượng các chất thải ra môi trường tự nhiên cần giảm bớt lượng nguyên vật liệu thô đưa vào hệ thống. Theo biểu đồ dòng chu chuyển lƣợng nguyên liệu đƣa vào M bằng với sản phẩm đầu r ra (G) cộng với chất thải sản xuất (RP) trừ đi lƣợng tái chế bởi nhà sản xuất (R P) và ngƣời r d d r r tiêu dùng (R P), dƣới dạng biểu thức: Rp + Rc = M = G + RP – (RP + RC ) Từ đây có thể suy ra có ba cách giảm M để giảm chất thải vào môi trƣờng: Giảm G – số lƣợng hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất. Thực tế điều này khó thực hiện vì:  Tăng trƣởng dân số dẫn đến nhu cầu sản phẩm hàng hóa tạo ra nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu con ngƣời.  Trƣờng hợp dân số ổn định nhƣng với mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ vẫn phải đƣợc sản xuất tiếp tục, do đó nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thô là hiện hữu. Giảm Rp chất thải từ sản xuất: Có thể thông qua các cách sau  Sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất để giảm cƣờng độ chất thải. Ví dụ: việc xử lý chất thải rắn thay vì chủ yếu là chôn lấp, có thể áp dụng các công nghệ đốt thu hồi nhiệt.  Thay đổi kết cấu sản phẩm: sử dụng các nguyên vật liệu có chất thải thấp thay thế dần cho các vật liệu phát thải cao.  Khách hàng (con ngƣời) yêu cầu sản phẩm/dịch vụ đƣợc sản xuất ra cần phải thân thiện với môi trƣờng hơn. Ví dụ: ngƣời tiêu dùng đòi hỏi các sản phẩm sơn phải thân thiện với môi trƣờng, không chứa chất độc hại. Thuốc trừ sâu ngoài tác dụng diệt trừ sâu bọ cần phải an toàn và thân thiện với môi trƣờng. Tăng tái chế: Thay vì thải chất thải từ quá trình sản xuất và tiêu dùng vào môi trƣờng, chúng ta có thể tái chế chúng để phục vụ trở lại cho quá trình sản xuất. Vai trò chính của tái chế là thay thế một phần dòng nhiên liệu thô (M), qua đó có thể giảm lƣợng chất thải vào môi trƣờng trong khi vẫn duy trì đƣợc khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra của các loại hàng hoá và dịch vụ. Quá trình này cũng đòi hỏi các nguồn lực khác (con ngƣời, máy móc, tài nguyên khác) do vậy cần lƣu ý với quy luật nhiệt động lực học thứ 2 (vật chất Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 11
  20. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn giảm dần theo thời gian) có nghĩa là thậm chí chúng ta phải tốn nhiều nguồn lực hơn cho vấn đề khó khăn này. Tất cả các cách trên đều vì mục tiêu cuối cùng là giảm thiệt hại gây ra bởi việc thải các chất thải trong sản xuất và tiêu dùng ra môi trƣờng. c. Nhận thức về mối quan hệ giữa Môi trƣờng và Phát triển kinh tế Con ngƣời vừa là động lực và là đối tƣợng của phát triển. Do vậy mục tiêu của phát triển là đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống (vật chất, văn hóa và tinh thần) của con ngƣời. Trong đó phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải đáp ứng đƣợc khả năng tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. Để đáp ứng đƣợc hai khả năng đó bất kỳ nền kinh tế nào đều cần phải bảo đảm khả năng tăng trƣởng và phát triển. “Phát triển Kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội” (Nguồn: Kinh tế phát triển, tập I, trang 15. NXBTK.1999 ) Trong đó, môi trƣờng với các vai trò cung cấp tài nguyên thiên nhiên, chứa đựng và đồng hóa chất thải của quá trình sản xuất và tiêu dùng đóng vai trò quan trọng không chỉ với quá trình phát triển kinh tế mà còn sự sống của con ngƣời và sinh vật. Tuy nhiên môi trƣờng cũng chỉ có khả năng chịu một tải trọng nhất định của nó, vƣợt quá giới hạn này sẽ dẫn đến diệt vong. Để tránh mối nguy hại đó, các nhà khoa học đã đƣa ra những quan điểm cơ bản kết hợp giữa phát triển kinh tế & môi trƣờng , hình thành nên hai quan điểm chủ yếu sau đây: Quan điểm bi quan: phát triển kinh tế sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng, nói cách khác ô nhiễm môi trƣờng là cái giá của phát triển kinh tế, do vậy muốn giảm ô nhiễm môi trƣờng phải giảm phát triển kinh tế. Từ đây hình thành hai khuynh hƣớng:  “Cứ phát triển kinh tế đã rồi tính sau” – chấp nhận đánh đổi/hy sinh các yếu tố về môi trƣờng để tập trung cho phát triển kinh tế. Kết quả là môi trƣờng bị suy thoái, cơ sở của phát triển kinh tế bị thu hẹp, tài nguyên môi trƣờng bị giảm sút về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng. Một số nƣớc ở khu vực Châu Phi là một bằng chứng cụ thể của cái gọi là “ô nhiễm do nghèo đói” của các nƣớc đang phát triển. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 12
  21. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn  “Tăng trƣởng bằng không hoặc âm” (Zero or Negative Growth) hay ngƣng phát triển với mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên hữu hạn, quan điểm này chủ trƣơng không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học để bảo vệ chúng và chủ trƣơng không đụng chạm vào tài nguyên thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chƣa đƣợc điều tra, nghiên cứu đầy đủ. Quan điểm này cho rằng cả hai khuynh hƣớng trên đều không tồn tại: chúng ta không thể nào ngƣng phát triển, cũng không thể đánh đổi môi trƣờng cho sự phát triển kinh tế. Quan điểm lạc quan: Thừa nhận việc phát triển kinh tế sẽ dẫn đến ô nhiễm, nhƣng chính phát triển kinh tế là cơ sở để con ngƣời (thông qua nhận thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật- công nghệ) để bảo vệ môi trƣờng hiệu quả hơn. Quan điểm này coi trọng cả hai vế, do vậy cần đặt lại vấn đề “Môi trƣờng và Phát triển” Vấn đề đặt ra là tài nguyên môi trƣờng có quyết định đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế và đủ để đảm bảo tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn? Đến lƣợt nó môi trƣờng cũng đóng vai trò là nơi hấp thu chất thải của hệ thống kinh tế liệu có cản trở quá trình tăng trƣởng? d. Tăng trƣởng kinh tế và vấn đề suy thoái môi trƣờng Tăng trƣởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển kinh tế. Và suy thoái môi trƣờng là sự làm thay đổi chất lƣợng và thành phần của môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu cho đời sống con ngƣời và thiên nhiên. Suy thoái môi trƣờng do ba nhân tố chính tác động đến thị trƣờng: ngoại tác, độc quyền và thông tin không hoàn hảo. Trong đó yếu tố ngoại tác là nhân tố lớn nhất. Suy thoái môi trƣờng Giai đoạn 4 Source: GDP/ngƣời World bank 1992 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Hình 1.7 Suy thoái môi trƣờng và các giai đoạn tăng trƣởng kinh tế Hình 1.7 cho thấy giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cùng với tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng của vấn đề suy thoái môi trƣờng. Một nghiên cứu về diễn biến chất lƣợng môi Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 13
  22. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn trƣờng Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa (1996-2008) cho thấy thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời tăng liên tục qua các năm tuy nhiên song song đó là suy thoái môi trƣờng cụ thể là chất lƣợng nƣớc Sông Sài Gòn, lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc trong các năm này cũng giảm liên tục. Ví dụ: Một nghiên cứu về diễn biến chất lƣợng môi trƣờng Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa (1996-2008) cho thấy thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên song song đó là suy thoái môi trƣờng cụ thể là chất lƣợng nƣớc Sông Sài Gòn, lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc trong các năm này cũng giảm liên tục. (Nguồn: Nguyễn Đình Tuấn & Phạm Nguyễn Bảo Hạnh, Diễn Biến Chất Lượng Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Giai Đoạn Công Nghiệp Hóa Và Hiện Đại Hóa) Ở giai đoạn 3 tiếp theo dƣới tác động của tiến bộ khoa học-kỹ thuật cũng nhƣ nhận thức của con ngƣời khi đời sống kinh tế - văn hóa ngày càng đƣợc nâng cao, vấn đề môi trƣờng đƣợc quan tâm nhiều hơn nên có thể tăng trƣởng kinh tế vẫn tiếp tục nhƣng vấn đề suy thoái môi trƣờng đƣợc kiểm soát và quản lý tốt hơn. Tuy nhiên sang giai đoạn 4, tăng trƣởng kinh tế vẫn tiếp tục nhƣng vấn đề suy thoái môi trƣờng nếu không đƣợc theo dõi và quản lý chặt chẽ có thể làm suy thoái môi trƣờng trở lại. Điều này giải thích tại sao trên đồ thị giai đoạn 4 có hai khả năng ngƣợc nhau xảy ra đối với vấn đề suy thoái môi trƣờng sau đó. 1.1.5 Phát triển kinh tế bền vững a. Khái niệm phát triển kinh tế bền vững Đây là khái niệm hoàn toàn mới mẻ, xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia từ trƣớc đến nay, phản ánh xu thế của thời đại và định hƣớng tƣơng lai của loài ngƣời. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 14
  23. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Luật BVMT (2014) định nghĩa “phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. b. Nội dung phát triển kinh tế bền vững Từ khái niệm phát triển bền vững trên và dựa trên cách tiếp cận có tính hệ thống và tổng hợp, Jacobs và Sadler (hai nhà kinh tế học ngƣời Canada) trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng nhƣ sơ đồ dƣới đây: Kinh tế PT BV Môi trường Xã hội Hình 1.8 Mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội và môi trƣờng Mô hình đó cũng đã đƣợc Mohan Munasinghe, chuyên gia của ngân hàng thế giới (WB) phát triển vào năm 1992 thông qua ba cực là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 15
  24. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Tăng trưởng Hiệu quả Kinh tế ổn định Đánh giá giá trị tài nguyên Công bằng liên thế hệ - Nội hóa chi phí ngoại tác việc làm Phát triển bền Đa dạng sinh học Giảm đói nghèo vững Xây dựng thể chế Môi Bảo tồn tài nguyên TN Bảo tồn di sản văn Xã hội trƣờng Ngăn chặn ô nhiễm hóa dân tộc Công bằng liên thế hệ - Sự tham gia của cộng đồng Hình 1.9 Cách tiếp cận phát triển bền vững Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 16
  25. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Cực môi trường: Sự phát triển kinh tế xã hội phải giải đáp đƣợc bài toán do môi trƣờng đặt ra. Theo đó, trong bất kì phƣơng án quy hoạch phát triển nào theo hƣớng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữa con ngƣời và thiên nhiên sao cho sự phát triển kinh tế - xã hội không làm suy thoái hoặc huỷ diệt môi trƣờng, bảo tồn tài nguyên – đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm. Phát triển kinh tế là điều kiện cần để cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân. Cực kinh tế: Kinh tế phát triển với tốc độ hiệu quả và có sự ổn định nhất định, tránh các trƣờng hợp kinh tế phát triển hay tăng trƣởng quá nóng dẫn đến một số hệ lụy liên quan đến môi trƣờng (chất thải không kiểm soát nổi, ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ) và xã hội (giải quyết nhu cầu chỗ ở - việc làm, ) Cực xã hội: Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là nâng cao và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho tất cả mọi ngƣời. Để có thể đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững trên, mỗi quốc gia và trên toàn cầu phải thiết lập 2 nền tảng công bằng sau đây: - Công bằng giữa cùng một thế hệ: Phát triển bền vững trƣớc hết phải cho phép gia tăng mức sống thế hệ hiện nay, trong đó đặc biệt chú ý tới cuộc sống của những ngƣời nghèo. - Công bằng liên thế hệ: Phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tối thiểu hoá những ảnh hƣởng của các hoạt động kinh tế đến tài nguyên thiên nhiên và khả năng hấp thụ chất thải của môi trƣờng. Đảm bảo cho thế hệ tƣơng lai đƣợc thừa hƣởng những thành quả của thế hệ hôm nay về vốn tài nguyên. Tóm lại: Phát triển bền vững là một sự phát triển cân đối giữa ba cực tăng trƣởng Kinh tế, xã hội và môi trƣờng, không đƣợc xem nhẹ cực nào. Con ngƣời cần thay đổi cách tiếp cận với vấn đề môi trƣờng trong phát triển kinh tế - xã hội, theo đó xã hội – kinh tế – môi trƣờng là ba yếu tố cơ bản của hệ thống tƣơng hổ để phát triển bền vững và cần phải xem xét trƣớc khi đƣa ra bất cứ quyết định nào c. Các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế phát triển bền vững: Nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế phát triển bền vững là duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên, trên cơ sở đó có biện pháp và hành động phù hợp. Nguyên tắc cơ bản này có thể hiểu một cách cụ thể hơn thông qua hai nguyên tắc sau: * Nguyên tắc 1: Mức khai thác và sử dụng tài nguyên tái tạo (h) phải luôn nhỏ hơn mức tái tạo của tài nguyên (y) (tham khảo hình 1.2). Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 17
  26. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn * Nguyên tắc 2: Luôn duy trì lƣợng chất thải vào môi trƣờng (W) nhỏ hơn khả năng hấp thụ (hay đồng hóa) của môi trƣờng (A). * Nguyên tắc 3: Tài nguyên không thể tài tạo (dầu mỏ, khí, than đá) có thể bị cạn kiệt do vậy con ngƣời cần tìm kiếm tài nguyên thay thế; Những điểm cần ghi nhớ khi xem xét nền kinh tế bền vững: - Con ngƣời có thể kiểm soát đƣợc khả năng phục hồi tài nguyên tái tạo (y) và khả năng hấp thụ môi trƣờng (A); - Nâng cao trách nhiệm con ngƣời, cộng đồng với môi trƣờng thiên nhiên, ý thức quản lý môi trƣờng để có thể nâng cao vai trò cung cấp tài nguyên thiên nhiên và khả năng hấp thụ của môi trƣờng. - Kiểm soát mức tăng dân số. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì tăng dân số, tăng mức sống chắc chắn sẽ tăng áp lực lên môi trƣờng. d. Thƣớc đo phát triển bền vững Xác lập hệ thống chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển bền vững đƣợc coi là nhiệm vụ không thể thiếu. Đó là những căn cứ khoa học đánh giá mức độ, khả năng hay hiệu quả của việc thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững của các quốc gia. Nhìn chung, bộ chỉ tiêu phát triển bền vững thƣờng đƣợc phân loại theo lĩnh vực và theo tính chất. Bốn lĩnh vực thƣờng đƣợc xem xét là kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế. Vào năm 1995, trong phiên họp lần thứ ba của Hội đồng Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UN CSD), chƣơng trình xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững đã đƣợc thông qua. Bộ chỉ tiêu cuối cùng gồm 15 chủ đề và 38 chủ đề nhánh đƣợc xây dựng nhằm dẫn dắt việc phát triển các chỉ tiêu quốc gia sau năm 2001. Bộ chỉ tiêu này bao gồm 4 lĩnh vực là xã hội, môi trƣờng, kinh tế, thể chế đƣợc thể hiện ở các bảng sau (Nguồn: Dự án VIE/01/021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – tháng 7 năm 2005) Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực xã hội: Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu 1. % dân số sống dƣới mức nghèo khổ Nghèo đói 2. Chỉ số GINI về bất cân đối thu nhập Công bằng 3. Tỷ lệ thất nghiệp Công bằng về giới 4. Tỷ lệ lƣơng trung bình của nữ so với Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 18
  27. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn nam Tình trạng dinh dƣỡng 5. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em 6. Tỷ lệ chết dƣới 5 tuổi Tỷ lệ chết 7. Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh Điều kiện vệ sinh 8. % dân số có thiết bị về sinh phù hợp Y tế Nƣớc sạch 9. % dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch 10. % dân số tiếp cận đƣợc các dịch vụ y tế ban đầu Tiếp cận dịch vụ y tế 11. Tiêm chủng cho trẻ em 12. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 13. Phổ cập tiểu học đối với trẻ em Cấp giáo dục 14. Tỷ lệ ngƣời trƣởng thành đạt mức giáo Giáo dục dục cấp 2 Biết chữ 15. Tỷ lệ biết chữ của ngƣời trƣởng thành Nhà ở Điều kiện sống 16. Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời An ninh Tội phạm 17. Số tội phạm trong 100.000 dân Dân số Thay đổi dân số 18. Tỷ lệ tăng dân số 19. Dân số thành thị chính thức và cƣ trú không chính thức Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực môi trường : Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu Thay đổi khí hậu 1. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính Phá huỷ tầng ôzôn 2. Mức độ tàn phá tầng ôzôn Không khí Chất lƣợng không 3. Mức độ tập trung của chất thải khí ở khu khí vực thành thị 4. Đất canh tác và diện tích cây lâu năm Nông nghiệp 5. Sử dụng phân hoá học Đất 6. Sử dụng thuốc trừ sâu 7. Tỷ lệ che phủ rừng Rừng 8. Cƣờng độ khai thác Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 19
  28. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Hoang hoá 9. Đất bỏ hoang hoá 10. Diện tích thành thị chính thức và phi Đô thị hoá chính thức 11. Mức độ tập trung hoá của tảo trong nƣớc Đại dƣơng và Khu vực bờ biển biển bờ biển 12. % dân số sống ở khu vực bờ biển Ngƣ nghiệp 13. Loài hải sản chính bị bắt hàng năm 14. Mức độ cạn kiệt của nguồn nƣớc ngầm Khối lƣợng nƣớc và nƣớc mặt so với tổng nguồn nƣớc Nƣớc sạch 15. BOD trong khối nƣớc Chất lƣợng nƣớc 16. Mức độ tập trung của Faecal Coliform trong nƣớc sạch 17. Diện tích hệ sinh thái chủ yếu đƣợc lựa Đa dạng sinh chọn Hệ sinh thái học 18. Diện tích đƣợc bảo vệ so với tổng diện tích Loài 19. Sự đa dạng của số loài đƣợc lựa chọn Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế: Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu 1. GDP bình quân đầu ngƣời Hiện trạng kinh tế 2. Tỷ lệ đầu tƣ trong GDP 3. Cán cân thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ Thƣơng mại 4. Tỷ lệ nợ trong GDP 5. Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ Cơ cấu kinh tế Tình trạng tài chính ODA so với GNP Tiêu dùng vật chất 6. Mức độ sử dụng vật chất 7. Tiêu thụ năng lƣợng bình quân đầu ngƣời Sử dụng năng lƣợng hàng năm 8. Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lƣợng có thể Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 20
  29. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn tái sinh 9. Mức độ sử dụng năng lƣợng 10. Xả thải rắn của công nghiệp và đô thị Xả thải và quản lý xả 11. Chất thải nguy hiểm Mẫu hình sản thải 12. Chất thải phóng xạ xuất và tiêu 13. Chất thải tái sinh dùng 14. Khoảng cách vận chuyển theo đầu ngƣời Giao thông vận tải theo một cách thức vận chuyển Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực thể chế: Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu Quá trình thực hiện Khuôn khổ thể chiến lƣợc phát triển 1. Chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia chế bền vững Hợp tác quốc tế 2. Thực thi các công ƣớc quốc tế đã ký kết Tiếp cận thông tin 3. Số lƣợng ngƣời truy cập internet/1000 dân Cơ sở hạ tầng thông 4. Đƣờng điện thoại chính/1000 dân tin liên lạc Năng lực thể Khoa học và công 5. Đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển tính chế nghệ theo % của GDP Phòng chống thảm 6. Thiệt hại về ngƣời và của do các thảm hoạ hoạ thiên nhiên 1.2. Một số vấn đề về kinh tế môi trƣờng trên thế giới 1.2.1 Ô nhiễm đất Thế giới đang có xu hƣớng gia tăng hiện tƣợng đất bị ô nhiễm, bởi các nguyên nhân chính: một là do con ngƣời quá lạm dụng của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trƣởng khác mà đến nay con ngƣời vẫn chƣa hiểu biết và đánh giá hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của ngƣời và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 21
  30. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lƣợng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con ngƣời thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống. 1.2.2 Ô nhiễm nƣớc Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi theo chiều hƣớng xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật. Ô nhiễm nƣớc xảy ra khi nƣớc bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nƣớc rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nƣớc ngầm. Các hoạt động thăm dò khai thác tài nguyên biển, vận chuyển hàng hóa trên biển đều ảnh hƣởng trực tiếp đến các yếu tố môi trƣờng biển. Hệ quả nặng nề nhất là gây ra các hiện tƣợng: Thủy triều đen: Sự cố tràn dầu ảnh hƣởng đến hệ sinh thái, làm mất cân bằng sinh thái. Thủy triều đỏ: Sự phát triển quá mức của nền công nghiệp hiện đại đã kéo theo những hậu quả nặng nề về môi trƣờng, làm thay đổi hệ sinh thái biển, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền kinh tế biển, mất cân bằng sinh thái biển, ô nhiễm môi trƣờng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng nổ số lƣợng vi tảo độc hại, làm thay đổi màu nƣớc. 1.2.3 Ô nhiễm không khí "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính: a. Nguồn tự nhiên: Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó đƣợc phun lên rất cao. Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô nhƣ tre, cỏ hoặc do sự bất cẩn của con ngƣời. Các đám cháy này thƣờng lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 22
  31. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Bão bụi: gây nên do gió mạnh và bão, mƣa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nƣớc biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. b. Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhƣng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phƣơng tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: - Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. - Quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đƣờng ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể đƣợc hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con ngƣời. c. Những tác động của ô nhiễm không khí: - Gây tác động đến sức khỏe con ngƣời và sinh vật. Con ngƣời có thể chọn không uống nƣớc ô nhiễm hoặc không hút thuốc, nhƣng không thể kiểm soát đƣợc việc mình đang tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm hay không. Bạn không thể không thở đƣợc, biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nƣớc mắt, đỏ mắt, thở khò khè - Ảnh hƣởng đến môi trƣờng, hệ sinh thái và làm suy thoái chất lƣợng môi trƣờng. Ví dụ: nồng độ bụi lơ lửng trong không khí cao làm giảm chất lƣợng không khí. Hình thành nên các trƣờng hợp mƣa acid. - Gia tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ làm thay đổi khí hậu, gây ra hiện tƣợng tan băng và mực nƣớc biển dâng cao. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 23
  32. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn - Suy thoái tầng Ozone, các tia tử ngoại lọt xuống nhiều ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời (hỏng mắt, ung thƣ da, ức chế hệ miễn dịch) và sinh vật (ảnh hƣởng đến qua trình quang hợp, giảm sức chống chịu). 1.2.4 Biến đổi khí hậu "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển ở hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo". Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: • Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. • Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của con ngƣời và các sinh vật trên trái đất. • Sự dâng cao mực nƣớc biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. • Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con ngƣời. • Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. • Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Sự nóng lên toàn cầu làm cho thời tiết thay đổi khó lƣờng: băng tan mạnh hơn, mực nƣớc biển sẽ dâng cao gây xói lở, chìm ngập các vùng đất ven bờ. Sự tăng nhiệt độ không đồng đều (vùng vĩ độ cao nhiệt độ có thể tăng 60C , trong khi lân cận xích đạo tăng khoảng 20C) dẫn đến bất thƣờng các hoàn lƣu khí quyển, thay đổi quy luật hình thành khí hậu thời tiết; cƣờng độ và tần suất các hiện tƣợng bão lụt, hạn hán gia tăng vùng ven biển; sa mạc hóa gia tăng ở những vùng nằm sâu trong lục địa. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 24
  33. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn 1.2.5 Giảm đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng vì các lý do sau: - Đa dạng sinh học làm thúc đẩy sự bền vững sinh thái - đa dạng hơn trong hệ thống, khả năng chịu đựng những cú sốc và căng thẳng cao hơn. Số loài trong đa dạng sinh học vô cùng quan trọng – những loài đó đóng góp vào sự cân bằng và ổn định đối với các cộng đồng sinh học của chúng bằng cách cung cấp nguồn thực phẩm hay kiềm chế gia tăng số lƣợng của các loài. - Đa dạng sinh học không chỉ thúc đẩy phát triển hệ sinh thái, mà còn thúc đẩy tất cả các dịch vụ khác bắt nguồn từ hệ sinh thái: sản xuất ô xy, hút các bon đi ô xít, tái tạo chất dinh dƣỡng, cung cấp môi trƣờng sống v.v Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự giảm sút đa dạng sinh học? Có rất nhiều nguyên nhân nhƣng cơ bản là do thiên nhiên và con ngƣời. Tuyệt chủng tự nhiên xảy ra khi môi trƣờng biến đổi, và các loài đang tồn tại bị đặt vào trong môi trƣờng không thuận lợi và đƣợc thay thế bởi các loài đang tồn tại có khả năng thích nghi với điều kiện mới hơn. Sự tuyệt chủng tự nhiên thƣờng xuyên xảy ra và thƣờng ở mức tƣơng đối chậm. Tuy nhiên với sự phá vỡ môi trƣờng ở mức độ hiện nay xu hƣớng tốc độ tuyệt chủng đang nhanh hơn. 1.3. Một số khái niệm về kinh tế phúc lợi 1.3.1 Cung, cầu và cân bằng thị trƣờng a. Cung Đƣợc xác định là mối quan hệ giữa giá cả và lƣợng hàng hóa mà ngƣời bán sẵn lòng và có khả năng cung cấp tại mức giá cụ thể trong thời gian nhất định. Trong những điều kiện nhƣ nhau, giá càng cao thì lƣợng cung càng cao, nghĩa là mối quan hệ giữa giá cả và lƣợng cung là tỷ lệ thuận với nhau, chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này trên biểu đồ nhƣ sau: Tại mức giá P1 sản lƣợng là Q1, tại mức giá P2 sản lƣợng là Q2. Cung thị trƣờng là tập hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau. Các yếu tố cơ bản để xác định cung về hàng hóa/dịch vụ bao gồm: Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 25
  34. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Giá của bản thân hàng hóa/dịch vụ; P S Trình độ công nghệ đƣợc sử dụng; P Giá cả các yếu tố đầu vào; 2 Chính sách thuế và các quy định của chính P1 phủ; Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khác. 0 b. Cầu: Q 1 Q2 Q Cầu là mối quan hệ giữa giá (P) và lƣợng sản Hình 1.10 Mối quan hệ giữa cung với giá cả/sản lƣợng phẩm cầu (Q) của một loại hàng hóa hay dịch vụ, nói cách khác đó là lƣợng hàng hóa hay dịch vụ mà ngƣời mua có thể thanh toán tại một thời điểm nhất định. Trong điều kiện nhƣ nhau, giá càng thấp thì lƣợng cầu hàng hóa càng lớn và ngƣợc lại, biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị, ta sẽ có đƣờng cầu. Đƣờng cầu thị trƣờng là tổng cộng theo chiều ngang của các đƣờng cầu cá nhân. Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá / dịch vụ bao gồm: Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ; P Thu nhập của ngƣời tiêu dùng; Giá cả của các loại hàng hoá liên quan; P2 Số lƣợng ngƣời tiêu dùng; P1 Thị hiếu của ngƣời tiêu dùng; Q Các kỳ vọng về các yếu tố trên; 0 Q2 Q1 c. Cân bằng thị trƣờng: Hình 1.11 Mối quan hệ giữa cầu với giá/sản Khi cầu về một hàng hóa hay dịch vụ lƣợng nào xuất hiện trên thị trƣờng, ngƣời sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức yêu cầu đó. Quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu này sẽ tiếp diễn và đạt trạng thái cân bằng khi cung của hàng hóa hay dịch vụ đó thỏa mãn nhu cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định. Trên đồ thị đó là điểm gặp nhau của hai đƣờng cung và cầu. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và sản lƣợng cân bằng (Q*) Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 26
  35. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không đƣợc xác định bởi P D một cá nhân cụ thể mà đƣợc hình thành S bởi hoạt động tập thể của toàn bộ ngƣời P* mua và ngƣời bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo quy luật "Bàn tay vô hình" của Q cơ chế thị trƣờng. Tại những mức giá 0 Q* thấp hơn mức giá cân bằng, sẽ dẫn đến Hình 1.12 - Cân bằng thị trƣờng cầu cao hơn mức cung hiện có, tình trạng này tạo nên sức ép tăng giá và ngƣợc lại. 1.3.2 Thặng dƣ sản xuất và tiêu dùng a. Lợi ích và thặng dƣ tiêu dùng: Lợi ích: đó là sự hài lòng, thỏa mãn do việc tiêu dùng một loại hàng hóa/dịch vụ mang lại cho ngƣời tiêu dùng. Từ đây ngƣời ta phân biệt hai loại lợi ích. - Lợi ích toàn bộ (Total Benefit – “TB”) đƣợc đo lƣờng là tổng hợp sự hài lòng, vừa ý và thỏa mãn do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ mang lại cho ngƣời tiêu dùng. - Lợi ích biên (Marginal Benefit – MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm đem lại. MB = Sự thay đổi tổng lợi ích/Sự thay đổi lƣợng tiêu dùng. Lợi ích biên của một hàng hoá / dịch vụ nào đó có xu hƣớng giảm đi khi lƣợng mặt hàng đó đƣợc tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định. Lợi ích biên của việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ càng lớn thì ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích biên giảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đi. Nói cách khác đƣờng cầu cũng chính là đƣờng thể hiện lợi ích biên của việc tiêu dùng. Khái niệm tổng lợi ích (TB) và lợi ích biên (MB) giải thích vì sao chúng ta lại mua một hàng hoá/dịch vụ cũng nhƣ vì sao chúng ta lại không mua chúng vào một thời điểm nào đó. Thặng dư tiêu dùng Thặng dƣ tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của ngƣời tiêu dùng khi tiêu dùng một lƣợng hàng hoá / dịch vụ so với chi phí thực tế bỏ ra để thu đƣợc lợi ích đó. Trong hình 1.13, đƣờng cầu đối với một hàng hoá là D, giá thị trƣờng của hàng hoá đó là P*, ngƣời tiêu dùng sẽ tiêu dùng QD đơn vị hàng hoá. Tổng lợi ích (TB) của Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 27
  36. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn việc tiêu dùng là diện tích nằm dƣới đƣờng cầu P đƣợc tính từ gốc toạ độ đến sản lƣợng cân bằng, B tức là diện tích OBEQD. Ngƣời tiêu dùng sẽ không tiêu dùng hàng hóa CS trên mức QD vì lợi ích biên của những đơn vị hàng E P* hóa này nhỏ hơn mức giá mà ngƣời tiêu dùng phải trả. Đối với những đơn vị hàng hoá nhỏ hơn QD, D ngƣời tiêu dùng vì đƣợc hƣởng lợi ích biên lớn 0 QD Q Hình 1.13 - Thặng dƣ tiêu dùng hơn P* nên cũng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn P* cho việc tiêu dùng hàng hoá. Nhƣng thực tế, ngƣời tiêu dùng chỉ phải trả giá P*, cho tất cả các đơn vị hàng hoá. Thặng dƣ tiêu dùng xuất hiện ở đây là do ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng nhiều hơn mức họ phải trả. Tổng thặng dƣ tiêu dùng, ký hiệu là CS(Customer Surplus) đƣợc thể hiện bằng diện tích tam giác BEP* (phần tô đậm) nhƣ trên hình vẽ. b. Chi phí và thặng dƣ sản xuất: Chi phí: là tất cả các khoản chi trả mà doanh nghiệp phải thực hiện để duy trì việc sản xuất một số lƣợng hàng hoá / dịch vụ. Tổng chi phí (Total Cost “TC”) của việc sản xuất một lƣợng hàng hóa bao gồm giá thị trƣờng của của toàn bộ nguồn lực mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất hàng hóa/dịch vụ đó. Có thể phân biệt hai loại chi phí: cố định và biến đổi. Chi phí biến đổi (Variable Cost): là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với mức tăng hoặc giảm của sản lƣợng sản xuất ra, ví dụ nhƣ: các khoản chi tiền mua nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lƣợng, tiền lƣơng công nhân Chi phí cố định (Fixed Cost): là những chi phí không thay đổi khi sản lƣợng thay đổi, đó chính là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất hoặc sản xuất rất ít; ví dụ tiền thuê nhà xƣởng, khấu hao thiết bị, bảo dƣỡng thiết bị, tiền lƣơng của bộ máy quản lý, TC = VC + FC Do chi phí cố định không thay đổi nên sự tăng hay giảm của tổng chi phí phụ thuộc vào các chi phí biến đổi. Từ đây xuất hiện khái niệm chi phí biên. Chi phí biên (MC) là chi phí phải chi bổ xung để sản xuất thêm một đơn vị sản lƣợng hàng hoá / dịch vụ: Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 28
  37. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Chi phí biên = Sự thay đổi tổng chi phí/sự thay đổi tổng sản lƣợng Do khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm chỉ có chi phí biến đổi tăng lên, do vậy chúng ta có thể nói rằng chi phí biên là chi phí biến đổi bổ xung để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Thông thƣờng, đƣờng chi phí biên có hình dáng chữ U, song trong nhiều trƣờng hợp nó cũng có thể có hình dạng khác nhƣ dạng bậc thang, nằm ngang hoặc tăng liên tục. Để thuận tiện cho việc phân tích đƣờng chi phí biên đƣợc sử dụng là đƣờng thẳng. Chi phí biên càng cao, ngƣời sản xuất càng đòi hỏi mức giá bán sản phẩm cao tƣơng ứng. Với một đƣờng chi phí biên xác định thì khi giá thay đổi, lƣợng hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tăng hoặc giảm tƣơng ứng. Ngƣời sản xuất tối đa hoá hợi nhuận sẽ sẵn lòng cung cấp hàng hoá / dịch vụ cho thị trƣờng đến chừng nào giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng đúng với chi phí biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm ấy (P = MC). Vì thế đƣờng chi phí biên cũng chính là đƣờng cung của doanh nghiệp. (Nếu chúng ta cộng theo chiều ngang toàn bộ các đƣờng cung một loại hàng hóa của các doanh nghiệp thì chúng ta sẽ thu đƣợc đƣờng cung của thị trƣờng.) Thặng dư sản xuất: Thặng dƣ sản xuất là khái niệm phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền mà ngƣời sản xuất thực sự nhận đƣợc từ việc cung cấp một lƣợng hàng hoá / dịch vụ so với số tiền tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận chi trả. Hình dƣới đây thể hiện đƣờng cung với một loại hàng hóa/dịch vụ tại giá cân bằng P*, ngƣời sản xuất sẵn lòng cung cấp QS đơn vị hàng hóa/dịch vụ. Đƣờng cung không chỉ phản ánh chi phí biên của ngƣời sản xuất mà còn P phản ánh chi phí cơ hội của tất cả các S nguồn lực trong sản xuất, tổng chi phí E * sản xuất là diện tích OAEQS. P Tại bất kỳ điểm nào trên đƣờng AE, các nhà sản xuất cũng sẵn sàng cung A Q 0 ứng một lƣợng sản phẩm nhất định với QS giá thấp hơn giá cân bằng thị trƣờng Hình 1.14: Thặng dƣ sản xuất P*, nhƣng thực tế họ vẫn bán đƣợc sản phẩm với mức giá P*. Thặng dƣ xuất hiện do Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 29
  38. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn ngƣời sản xuất nhận đƣợc nhiều hơn mức chi phí họ đã bỏ ra. Tổng thặng dƣ sản xuất (ký hiệu là PS) đƣợc thể hiện bằng diện tích tam giác AEP* (phần gạch chéo) trong hình 1.14. c. Lợi ích ròng xã hội (Net Social Benefit, “NSB”) + Tổng lợi ích xã hội (Total Social Benefit “TSB”): của việc tiêu dùng một loại hàng hoá / dịch vụ với một lƣợng nào đó đƣợc xác định là tổng lợi ích của tất cả các cá nhân trong xã hội đƣợc hƣởng. Tổng lợi ích xã hội cũng đƣợc xác định bằng tổng của sự sẵn lòng chi trả (WTP) của các cá nhân trong xã hội cho việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ. Trên đồ thị TSB (hình 1.15) đƣợc biểu thị bằng diện tích nằm dƣới đường cầu từ gốc toạ độ đến sản lƣợng cân bằng (diện tích SOBEQ*). + Tổng chi phí xã hội (Total Social Cost “TSC”): của việc sản xuất một hàng hoá / dịch vụ đƣợc xác định là tổng chi phí của tất cả các Hình 1.15 Lợi ích ròng xã hội nguồn lực cần thiết (kể cả chi phí cơ hội) để sản xuất ra hàng hoá / dịch vụ đó. Trên đồ thị, TSC đƣợc biểu thị bằng diện tích nằm dƣới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lƣợng cân bằng (diện tích SOAEQ*). Khi đó lợi ích ròng của xã hội (NSB) đƣợc xác định: NSB = TSB - TSC , có nghĩa là lợi ích ròng xã hội của việc sản xuất và tiêu dùng một hàng hoá / dịch vụ nào đó bằng hiệu số giữa tổng lợi ích xã hội và tổng chi phí xã hội. Rõ ràng, lợi ích ròng xã hội là tổng số của thặng dƣ tiêu dùng (CS) và thặng dƣ sản xuất (PS). NSB = CS + PS = TSB - TSC Từ đồ thị trên TSB = diện tích OBEQ* TSC = diện tích OAEQ* NSB = diện tích ABE = CS + PS = diện tích P*BE + diện tích P*AE Tại mức giá P* và sản lƣợng Q* lợi ích ròng là lớn nhất vì tại đây chi phí cân bằng biên bằng với lợi ích cân bằng biên là mức ngƣời tiêu dùng thu đƣợc nhiều lợi ích nhất và ngƣời sản xuất cũng thu đƣợc nhiều lợi ích nhất. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 30
  39. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Nếu hoạt động kinh tế ở bất cứ mức sản lƣợng nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn Q* đều làm cho lợi ích ròng xã hội nhỏ hơn diện tích ABE; Phần tổn thất phúc lợi xã hội đó đƣợc coi là "phần mất không" vì không một ai, kể cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, đƣợc hƣởng phần thặng dƣ đó. 1.3.3 Giá sẵn lòng trả/ Giá sẵn lòng chấp nhận Ngƣời tiêu dùng có sự ƣa thích khác nhau về hàng hóa và dịch vụ, khi phải lựa chọn giữa hàng nghìn dịch vụ và hàng hóa khác nhau trong nền kinh tế thị trƣờng, họ sẽ dựa trên giá trị của hàng hóa hay dịch vụ đó so với các hàng hóa hay dịch vụ có liên quan khác còn lại. Khái niệm giá sẵn lòng trả (Willing to Pay/WTP) thể hiện ở mức giá (tối đa) mà họ sẵn lòng chi trả để đƣợc hƣởng lợi ích từ một sự thay đổi nào đó – quyền sở hữu không thuộc đối tƣợng bị ảnh hƣởng. Khái niệm giá sẵn lòng chấp nhận (Willing to Accept/WTA) thể hiện ở mức giá (tối thiểu) mà họ chấp nhận để từ bỏ việc hƣởng lợi từ một thay đổi nào đó – quyền sở hữu thuộc đối tƣởng bị ảnh hƣởng. Chính vì vậy mà WTP/WTA đƣợc dùng để đo lƣờng giá trị tiền tệ của lợi ích mà cá nhân sẵn sàng chi trả hay chấp nhận. Khái niệm WTP/WTA đƣợc sử dụng trong kinh tế môi trƣờng vì hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng là một dạng hàng hóa thƣờng khó đƣợc định giá trị trực tiếp mà thông qua các cách khác nhau trong đó có sử dụng giá WTA và WTP của cá nhân đó đối với hàng hóa liên quan gián tiếp đến môi trƣờng. Ví dụ:  Để cải thiện môi trƣờng đang bị ô nhiễm, giá trị của sự cải thiện môi trƣờng có thể đƣợc đo lƣờng thông qua: - WTP tối đa của cá nhân để có đƣợc sự cải thiện môi trƣờng đó. - WTA tối thiểu của cá nhân nhƣ một sự đền bù để hy sinh sự cải thiện môi trƣờng.  Khi ô nhiễm môi trƣờng xảy ra sẽ dẫn đến thiệt hại, giá trị của sự thiệt hại môi trƣờng có thể đƣợc đo lƣờng: - WTP tối đa của cá nhân để tránh thiệt hại môi trƣờng. - WTA đền bù tối thiểu của cá nhân đồng ý cho sự thiệt hại môi trƣờng. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 31
  40. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn 1.3.4 Hiệu quả Pareto (Hiệu quả kinh tế) Quan điểm chính yếu của hiệu quả kinh tế là nên có sự cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên của quá trình sản xuất. Điều có “hiệu quả” đối với ngƣời này dựa trên quan điểm cân bằng giữa lợi ích và chi phí thì có thể không hiệu quả đối với ngƣời khác. Do vậy, trong kinh tế học ngƣời ta thƣờng dùng “hiệu quả Pareto” nhƣ là một tiêu chí hữu dụng trong việc so sánh các cách phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế khác nhau. Một sự phân bổ nguồn lực là có hiệu quả Pareto (hoặc đạt đƣợc tối ƣu Pareto) khi làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhƣng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi. Tối ƣu Pareto là một phúc lợi tối đa đƣợc xác định nhƣ một vị trí mà từ đó không thể cải thiện đƣợc phúc lợi của bất cứ ai bằng cách thay đổi sản xuất hoặc trao đổi mà lại không gây hại đến phúc lơị của một ngƣời nào khác. Tóm lại, nếu một cách phân bổ nguồn lực chƣa đạt đƣợc hiệu quả Pareto thì vẫn còn tồn tại ít nhất một khả năng thay đổi làm cho một ai đó tốt hơn lên mà không làm tổn hại đến bất kỳ ngƣời nào khác. 1.4. Ảnh hƣởng của ngoại ứng và sự thất bại thị trƣờng 1.4.1 Thất bại của thị trƣờng Để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì cần có cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên của quá trình sản xuất, tại điểm cân bằng thị trƣờng đó, việc phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất. Thất bại của thị trƣờng là thuật ngữ để chỉ các tình huống trong đó điểm cân bằng của các thị trƣờng tự do cạnh tranh không đạt đƣợc sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả. Thất bại của thị trƣờng thƣờng phát sinh do một số vấn đề sau: a. Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo: Trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, điểm cân bằng của nền kinh tế là có hiệu quả pareto nhất, ở đó có MC = MB. Tuy nhiên thực tế, môi trƣờng cạnh tranh thƣờng không hoàn hảo, ngƣời sản xuất chỉ muốn tối đa hóa lợi nhuận nên MC = MR đặt chi phí biên bằng với doanh thu biên và thấp hơn giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng, trong khi ngƣời tiêu dùng lại xu hƣớng muốn cân bằng giá với những lợi ích biên thu đƣợc từ việc tiêu thụ những đơn vị hàng hóa cuối cùng. Điều này có nghĩa là trong thị trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo, lợi ích biên sẽ vƣợt quá chi phí biên, ngƣời sản xuất có xu hƣớng thu hẹp sản xuất và định giá sản phẩm cao. Trạng thái cân bằng của thị trƣờng lúc này không còn là trạng thái hiệu quả Pareto nữa. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 32
  41. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn b. Tác động của ngoại ứng Yếu tố ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hay tiêu dùng của một hay một số cá nhân tác động trực tiếp đến việc sản xuất hay tiêu dùng của những ngƣời khác mà không thông qua giá cả thị trƣờng. Thực tế, có nhiều hoạt động kinh tế tạo ra những tác động ra bên ngoài gây thiệt hại hoặc đem lại lợi ích ngẫu nhiên cho những cá nhân khác không tham gia trong quyết định sản xuất đó, tuy nhiên các thiệt hại hay lợi ích của nó lại không đƣợc phản ánh trong giá cả của thị trƣờng. Ví dụ: chủ của căn hộ chung cƣ sẽ đƣợc hƣởng lợi từ quyết định quy hoạch và xây dựng nên một công viên gần đó của UBND tỉnh. c. Hàng hóa công cộng: Hàng hoá đƣợc gọi là hàng hoá công cộng nếu nó mang các đặc tính sau: - không cạnh tranh (non-rivalness) : đƣợc thể hiện bằng đặc điểm việc tiêu dùng của một ngƣời không làm giảm khối lƣợng tiêu dùng của ngƣời khác. Nếu bạn có vào công viên chạy bộ thì cũng không làm giảm lợi ích của những ngƣời khác cũng vào công viên chạy bộ, tập thể dục. - không độc chiếm (non-exclusion): thể hiện đặc điểm là không một cá nhân nào bị ngăn cản trong việc tiêu dùng. Bạn có thể vào công viên giống nhƣ những ngƣời khác mà không ai có thể ngăn cản. Khi một con đƣờng đƣợc thắp sáng bởi đèn đƣờng thì ngƣời ta không thể bắt ngƣời qua đƣờng phải trả tiền mới đƣợc hƣởng ánh sáng đó, điều đó là không thể. Đối với hàng hoá công cộng, mọi ngƣời đều tự do hƣởng thụ các lợi ích do hàng hoá đó mang lại, và sự hƣởng thụ của ngƣời này không làm mất đi khả năng hƣởng thụ của những ngƣời khác. Lúc này sẽ xuất hiện những "kẻ ăn không", đó là những ngƣời có thể tiêu dùng mà không phải thanh toán cho dù việc sản xuất ra hàng hoá đó là tốn kém. Ví dụ: công viên công cộng, không khí sạch, dịch vụ cung cấp nƣớc sạch, hệ thống phòng thủ quốc gia. Nếu để các cá nhân riêng lẻ đảm nhận việc cung cấp các hàng hoá công cộng nói trên sẽ dẫn đến tình trạng cung không đủ với số lƣợng mong muốn ở mức có hiệu quả. Hàng hoá công cộng chính là một trƣờng hợp đặc biệt của ngoại ứng mà tác động tạo ra hoàn toàn là có lợi. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 33
  42. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn d. Sự thiếu vắng của một số thị trƣờng: Khi thiếu vắng một số thị trƣờng, cơ chế thị trƣờng tự do cũng sẽ hƣớng đến sự cân bằng tuy nhiên sẽ không có đƣợc sự phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả khi đó. Có thể giải thích sự thiếu vắng các thị trƣờng do 03 đặc tính sau:  Thiếu các hàng hoá tương lai: rõ ràng thị trƣờng không thể bảo đảm luôn có sự đầu tƣ thích hợp để bảo đảm hàng hóa có thể thích hợp trong tƣơng lai. Ví dụ: chừng nào vẫn còn năng lƣợng đủ từ các nguồn khác thì năng lƣợng gió, mặt trời mới có sự đầu tƣ đầy đủ và phù hợp.  Rủi ro: mặc dù cơ chế thị trƣờng nhƣ loại hình bảo hiểm cho phép chuyển rủi ro từ doanh nghiệp hay ngƣời sản xuất sang các công ty bảo hiểm với một khoản phí bảo hiểm nhất định nào đó. Khi đó, phí bảo hiểm có thể làm cân bằng chi phí biên và lợi ích biên của gánh chịu rủi ro. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ đặc điểm chung của thị trƣờng thiếu các hàng hóa tƣơng lai nên thị trƣờng bảo hiểm cũng không thể cung cấp đầy đủ cho tất cả các lĩnh vực. Ví dụ: không có thị trƣờng bảo hiểm dành cho các hiện tƣợng nhƣ sự ấm lên của trái đất, mực nƣớc biển dâng lên và các rủi ro dài hạn khác.  Thiếu thông tin: Thu thập thông tin là một việc tốn kém.Trong thực tế, nhiều thông tin đƣợc giữ bí mật, một số thông tin khác nhƣ kiến thức kỹ thuật và một số hàng hoá phù hợp có thể vẫn tồn tại nhƣng không phải ai cũng có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, các thông tin về giá trị của các nguồn tài nguyên (ví dụ đa dạng sinh học ) hay thiệt hại do ô nhiễm nhiều khi cũng không đầy đủ, rõ ràng; quyết định sản xuất hay tiêu dùng khi không có đầy đủ thông tin sẽ khó mà đạt đƣợc điểm hiệu quả tối ƣu. Tóm lại, thất bại thị trƣờng do nhiều nhân tố ảnh hƣởng, trong đó nhân tố ảnh hƣởng do tác động của ngoại ứng là phổ biến nhất. 1.4.2 Ngoại ứng và sự thất bại của thị trƣờng a. Khái niệm ngoại ứng (Externality): Khi các nhà kinh doanh trong một nền kinh tế thị trƣờng ra một quyết định về sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu họ đều tính đến giá cả sản phẩm mà họ sản xuất cũng nhƣ chi phí mà họ sẽ phải trả nhƣ tiền công lao động, tiền mua nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó chính là những chi phí tƣ nhân của doanh nghiệp, là những khoản chi phí đƣợc thể hiện trong báo cáo tài chính. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 34
  43. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất có những loại chi phí hay lợi ích thể hiện chi phí và lợi ích thực tế của xã hội nhƣng không đƣợc thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay nói cách khác chúng không đƣợc tính là các khoản chi phí hay lợi ích của doanh nghiệp trong quyết định sản xuất của mình. Chúng đƣợc gọi là chi phí hay lợi ích ngoại ứng. Điều tƣơng tự cũng xảy ra đối với hoạt động tiêu dùng. Nhƣ vậy ngoại ứng xuất hiện khi quyết định sản xuất hay tiêu dùng của một cá nhân hay một tổ chức này có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân hay tổ chức khác mà không thông qua giá cả thị trƣờng. Thuật ngữ ngoại ứng có thể đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể là “ảnh hƣởng ngoại vi” hay là “tác động bên ngoài”. b. Đặc điểm của ngoại ứng: Dƣới tác động trực tiếp của yếu tố ngoại ứng có thể phân thành hai loại ngoại ứng: Ngoại ứng tích cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra lợi ích cho những ngƣời khác mà không nhận đƣợc những khoản thù lao thoả đáng cho việc đó. Ví dụ: một hộ gia đình sửa sang lại ngôi nhà của mình, xây bồn trồng hoa làm đẹp cho cả khu phố. Các gia đình trong phố đƣợc hƣởng những tác động tốt đẹp này mà không phải trả một khoản nào, còn chủ nhân của ngôi nhà trên cũng không tính đến lợi ích của xóm giềng trong quyết định sửa nhà, trồng hoa của mình Ngoại ứng tiêu cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho ngƣời khác mà không phải thanh toán, bồi thƣờng cho những tổn thất, thiệt hại đó; Nói cách khác ngoại ứng tiêu cực là khi hoạt động của một bên áp đặt những chi phí cho các bên khác. Ví dụ: Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy thải nƣớc bẩn xuống sông mà không phải chịu một chi phí nào cả, mặc dù việc thải nƣớc này đã gây nên những tổn thất cho các sinh vật dƣới dòng sông, làm giảm thu nhập của ngƣ dân và gây khó khăn cho các hộ tiêu dùng nƣớc sông, gây ra một số bệnh do sử dụng nƣớc không sạch. Lƣợng chất thải vào sông càng lớn thì những tổn thất gây ra càng nhiều; Rõ ràng doanh nghiệp đã áp đặt những chi phí cho ngƣ dân và các hộ tiêu dùng nƣớc khi đƣa ra quyết định sản xuất của mình, tức là đã tạo ra ngoại ứng tiêu cực. Dựa trên khái niệm và đặc điểm ngoại ứng , chúng ta có thể rút ra đƣợc điều kiện để có sự tồn tại ảnh hƣởng của tác động ngoại ứng: Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 35
  44. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn  Phúc lợi của chủ thể bị ảnh hƣởng không cố ý đƣợc gây nên bởi hoạt động của chủ thể khác.  Chủ thể bị ảnh hƣởng không đƣợc bồi thƣờng hoặc không phải bồi thƣờng. Một số ví dụ khác có liên quan đến ảnh hƣởng của ngoại ứng tích cực và tiêu cực trong sản xuất và tiêu dùng: Ngoại ứng tích cực Ngoại ứng tiêu cực - Trồng rừng; Trồng hoa - Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong hồng cho sản xuất nƣớc hoa. - Ô nhiễm nƣớc thải từ nhà máy hoá chất sản - Sản xuất sạch hơn - Ô nhiễm không khí do nhà máy nhiệt điện, sản xuất - Nuôi ong và trồng nhãn xuất xi măng, vôi - Thu gom vỏ chai - Tiếng ồn, bụi do xe máy trong - Sơn sửa nhà cửa - Hút thuốc lá trong phòng, nơi đông ngƣời tiêu - Tiêm vắc xin phòng bệnh - Sử dụng CFC trong máy điều hoà nhiệt độ và tủ dùng - Sử dụng lại túi nilon lạnh; - Chặt phá rừng c. Ảnh hƣởng của ngoại ứng Theo định nghĩa của lợi ích ròng xã hội, là sự chênh lệch giữa lợi ích xã hội và chi phí xã hội, trong đó chúng ta đo lợi ích xã hội nhƣ tổng số lợi ích cá nhân biên đối với những ngƣời tiêu dùng; và chi phí xã hội nhƣ là tổng số các chi phí cá nhân biên tất cả các nguồn lực mà nhà sản xuất phải thực hiện. Theo cách định nghĩa này, chúng ta đã giả định rằng mỗi một giao dịch cá nhân chỉ ảnh hƣởng đến lợi ích hoặc gây chi phí đối với các thành viên kinh tế trực tiếp tham gia vào giao dịch đó. Tuy nhiên, khi xuất hiện ngoại ứng, giả định trên không còn đúng nữa. Các ngoại ứng tạo ra các lợi ích (các ngoại ứng tích cực) hoặc chi phí (các ngoại ứng tiêu cực) cho những ngƣời khác mà không thông qua thị trƣờng, do đó không đƣợc phản ánh qua giá cả của hàng hóa hay dịch vụ đó. Nhƣ vậy, sự có mặt của ngoại ứng, dù là tiêu cực hay tích cực, trong bất cứ giao dịch kinh tế nào cũng làm cho lợi ích hay chi phí của cá nhân và xã hội thay đổi. Các đƣờng cung của ngƣời sản xuất đƣợc xác định chỉ bằng chi phí cá nhân của họ (cái mà họ thực sự phải trả cho các đầu vào) mà thiếu sự hiện diện của chi phí ngoại ứng có nghĩa là giá cả thị trƣờng chƣa tính đủ chi phí xã hội thực tế của sản xuất hàng hoá hay dịch vụ đó. Chi phí xã hội = chi phí tƣ nhân + chi phí ngoại ứng Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 36
  45. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Tƣơng tự nhƣ vậy, các đƣờng cầu của ngƣời tiêu dùng đƣợc xác định chỉ bằng lợi ích cá nhân của họ mà không tính đến lợi ích ngoại ứng, có nghĩa là giá cả thị trƣờng cũng chƣa phản ánh hết toàn bộ lợi ích xã hội thực tế của việc tiêu dùng hàng hoá hay dịch vụ. Lợi ích xã hội = lợi ích tƣ nhân + lợi ích ngoại ứng Tóm lại, việc xuất hiện các ngoại ứng đã làm cho chi phí cá nhân có sự khác biệt so với chi phí xã hội hoặc lợi ích cá nhân là khác biệt so với lợi ích xã hội. Tại điểm cân bằng thị trƣờng, giá cả không phản ánh đầy đủ chi phí xã hội hoặc lợi ích xã hội đã phát sinh trong quá trình sản xuất mà chỉ phản ánh chi phí hay lợi ích của cá nhân ngƣời sản xuất. Hay nói một cách khác thị trƣờng đã thất bại trong việc phản ánh chi phí và lợi ích của quá trình sản xuất. Sự thất bại của thị trƣờng đã gây ra sự khác biệt giữa giá trị thị trƣờng và giá trị xã hội và có thể ngăn cản thị trƣờng cạnh tranh để đạt điểm cân bằng hiệu quả xã hội. Để làm rõ tác động của yếu tố ngoại ứng, chúng ta xét hai trƣờng hợp cụ thể:  Ngoại ứng tiêu cực Trƣớc hết chúng ta xem xét lại ví dụ của ngành công nghiệp giấy. Giả thiết rằng các doanh nghiệp của ngành giấy đều phân bổ dọc bờ sông và cùng thải nƣớc gây ô nhiễm dòng sông. Đƣờng cầu D thể hiện cầu thị trƣờng sản phẩm giấy. Để đơn giản, chúng ta giả định rằng lợi ích ngoại ứng bằng 0 (tức là không có ngoại ứng tích cực) nên đƣờng cầu D cũng đồng thời vừa phản ánh lợi ích cá nhân biên của những ngƣời tiêu dùng giấy vừa phản ánh lợi ích xã hội biên (tức là D = MPB = MSB). P MSC =MPC+MEC D=MPB=MSB S=MPC E A PS PM B MEC 0 Q1 QS QM Q(sản lượng giấy) Hình 1.16 Ảnh hƣởng của ngoại ứng tiêu cực – toàn ngành Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 37
  46. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Đƣờng cung S thể hiện chi phí cá nhân biên của việc sản xuất giấy ở các mức sản lƣợng khác nhau, đó là những chi phí cho các yếu tố đầu vào mà ngƣời sản xuất phải trả tiền (ví dụ lao động, vốn, nguyên liệu, các dịch vụ khác ). Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giấy, các doanh nghiệp đã sử dụng dòng sông làm nơi xả nƣớc thải mà không phải trả tiền, vì thế, chi phí của việc xả thải này không đƣợc thể hiện trong bảng cân đối tài chính của các doanh nghiệp và nhƣ vậy, cũng không đƣợc phản ánh trong đƣờng cung của ngành giấy. Thực tế, việc xả thải nƣớc xuống dòng sông vƣợt quá khả năng hấp thụ của môi trƣờng đã gây ra những chi phí thiệt hại cho các loài thuỷ sinh, ngƣ dân, nông dân, Trong hình trên, chi phí thiệt hại đó đƣợc thể hiện bằng đƣờng MEC- đƣờng chi phí ngoại ứng biên. Chi phí này chính là giá trị bằng tiền của thiệt hại do một đơn vị ô nhiễm của ngành công nghiệp giấy áp đặt cho xã hội. Có nghĩa là, chi phí xã hội biên lúc này là tổng số của chi phí cá nhân biên và chi phí ngoại ứng biên (MSC = MPC + MEC) Hiệu quả kinh tế nhƣ đã phân tích ở trên đòi hỏi sự cân bằng giữa MSC và MSB. Điều kiện này đƣợc thoả mãn tại điểm E khi mức sản lƣợng là QS và giá sản phẩm tƣơng ứng là Ps. Trong khi quyết định sản xuất của doanh nghiệp dựa trên tín hiệu của thị trƣờng trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận của mình, tức là sản lƣợng đƣợc xác định tại MPC = MPB tức là tại QM (hình 1.16). Ta thấy QM > QS nhƣ vậy thị trƣờng đã thất bại trong việc đạt đƣợc mức sản xuất tối ƣu theo quan điểm xã hội. Cụ thể hơn, trong trƣờng hợp này thị trƣờng có xu hƣớng sản xuất nhiều hơn so với mức hiệu quả tối ƣu Pareto. Việc các doanh nghiệp sản xuất ở mức QM thay vì sản xuất tại QS đã tạo ra một sự tổn thất phúc lợi xã hội (mà ta gọi là phần mất không) bằng diện tích hình tam giác EAB (hình 1.16). Ví dụ trên chúng ta xét cho một ngành công nghiệp (giấy), bây giờ chúng ta xét trƣờng hợp của một doanh nghiệp bất kỳ trong thị trƣờng giấy. Lúc này đƣờng chi phí biên MC là đƣờng chi phí cá nhân của doanh nghiệp đó trong việc sản xuất giấy, và vì doanh nghiệp là ngƣời chấp nhận giá nên đƣờng cầu của doanh nghiệp cũng chính là đƣờng giá PM (hình 1.17). Do vậy để tối đa hóa lợi nhuận của mình doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lƣợng tại đó MC = MR = PM (sản lƣợng lúc này là Q1). Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 38
  47. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Nhƣng vì hoạt động của doanh nghiệp cũng gây ra những chi phí MSC=MC+MEC P ngoại ứng biên cho xã hội, thể hiện A bằng đƣờng MEC, nên chi phí xã hội MC E biên do việc sản xuất của doanh nghiệp PM B MEC lúc này sẽ là: MSC = MC + MEC, và mức sản xuất tối ƣu của doanh nghiệp 0 * theo quan điểm xã hội là tại Q*, ở đó Q Q1 Q MSC = MR = PM. Hình 1.17 Ảnh hƣởng của ngoại ứng tiêu cực đối với doanh nghiệp Ta thấy trong trƣờng hợp này Q1 > * Q , có nghĩa là doanh nghiệp đã sản xuất quá nhiều sản phẩm, xả ra quá nhiều nƣớc thải và gây ra tổn thất kinh tế đối với xã hội bằng diện tích EAB. Tóm lại, dù xét trƣờng hợp của ngành công nghiệp hay một doanh nghiệp cụ thể thì kết quả vẫn là hoạt động sản xuất quá mức, thải quá nhiều chất thải vào môi trƣờng và gây ra tính phi hiệu quả kinh tế. Nguồn gốc của tính phi hiệu quả này chính là sự định giá sản phẩm không phản ánh hết mọi chi phí. Việc phân tích ở trên có ý nghĩa về mặt môi trường ở các vấn đề sau: + Giả sử lƣợng chất thải xả xuống sông tăng tỷ lệ thuận với lƣợng giấy đƣợc sản xuất ra, mức sản lƣợng QM sẽ tạo ra mức độ ô nhiễm cao hơn mức ô nhiễm ở sản lƣợng tối ƣu xã hội Q*. Điều này có nghĩa rằng thị trƣờng cạnh tranh có xu hƣớng làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng. + Trong dài hạn, do không phải chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trƣờng, ngƣời sản xuất không có động cơ giảm sản lƣợng hoặc tìm kiếm các giải pháp làm giảm lƣợng chất thải. Do vậy, lợi nhuận cao do không phải trả cho chi phí thiệt hại do ô nhiễm gây ra sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp tiếp tục gia nhập ngành sản xuất, làm cho sản lƣợng và lƣợng chất thải tiếp tục gia tăng và vấn đề môi trƣờng ngày càng trở nên trầm trọng.  Ngoại ứng tích cực Ngoại ứng tích cực tạo ra sự chênh lệch giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Để cụ thể chúng ta lấy ví dụ kinh doanh trồng rừng mục đích chính để khai thác gỗ. Tuy nhiên rừng lại tạo ra nhiều lợi ích khác cho xã hội ví dụ nhƣ: nhƣ cải thiện khí hậu, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, giảm hạn hán, lũ lụt, bảo vệ lƣu vực sông, bảo vệ đa dạng sinh học qua Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 39
  48. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn đó giúp nông dân bảo vệ đƣợc mùa màng, tăng thu nhập cho họ cũng nhƣ bảo đảm đƣợc sự ổn định đời sống của các hộ dân sử dụng nƣớc sông. (VND) S=MPC=MSC A E PS PM B MSB=MB+MEB PN D=MB MEB Q (ha rừng) 0 QM QS Hình 1.18 Ảnh hƣởng của ngoại ứng tích cực Giả định không có chi phí ngoại ứng nên đƣờng MPC vừa là chi phí biên cá nhân vừa là chi phí biên xã hội của việc trồng rừng (MPC= MSC). Đƣờng cầu D thể hiện lợi ích biên cá nhân của ngƣời tiêu dùng, đó là những lợi ích mà ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc từ việc sử dụng gỗ. Việc trồng rừng đồng thời tạo ra những lợi ích bên ngoài khác không đƣợc tính đến trong quyết định tiêu dùng gỗ (nhƣng mang lại lợi ích cho ngƣời khác) gọi là lợi ích ngoại biên, thể hiện bằng đƣờng MEB (hình 1.18). Lợi ích ngoại biên là phần lợi ích ngoại ứng tăng lên khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ. Lợi ích biên xã hội sẽ là tổng số lợi ích cá nhân biên và lợi ích ngoại biên MSB = MB + MEB Để đạt hiệu quả kinh tế, điều kiện cân bằng là MSC = MSB đƣợc xác định tại điểm E (mức trồng rừng QS, giá tƣơng ứng là PS). Trong khi đó nếu dựa trên cơ chế thị trƣờng cạnh tranh, với mục tiêu tối ƣu hóa lợi ích cá nhân (cho ngƣời trồng và ngƣời tiêu dùng) nên mức trồng rừng và giá đƣợc xác định tại điểm B (có MB = MPC) với mức trồng rừng đƣợc xác định là QM (< QS) với giá tƣơng ứng PM (nhỏ hơn PS). Nhƣ vậy, thị trƣờng đã thất bại trong việc đạt đƣợc mức hoạt động kinh tế tối ƣu theo quan điểm xã hội. Cụ thể là thị trƣờng có xu hƣớng sản xuất ít hơn so với mức hiệu quả tối ƣu Pareto. Diện tích tam giác EAB là mức tăng thêm của lợi ích ròng xã hội (Tổng lợi ích - Tổng chi phí) khi tăng mức sản xuất và tiêu dùng từ QM lên QS hay đó cũng chính là phần mất đi của lợi ích ròng xã hội tại QM. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 40
  49. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Rõ ràng nên kinh tế không đạt đƣợc hiệu quả khi các cá nhân không đƣợc hƣởng hết các lợi ích của việc trồng rừng và sử dụng rừng. Nếu tăng giá đến mức Ps để khuyến khích hoạt động kinh tế ở mức mong muốn của xã hội thì mức giá này là quá cao. Thay vào đó cần có trợ cấp để khuyến khích mức trồng rừng có hiệu quá (tại QS), mức trợ cấp hiệu quả tại điểm tối ƣu đƣợc xác định chính bằng giá trị của MEB (PS – PN). Tóm lại, bản chất kinh tế của ngoại ứng là các tác động (có thể là tốt hoặc xấu) không đƣợc tính đến trong hệ thống hạch toán kinh tế tạo ra sự thất bại thị trƣờng ,tạo ra sự khác biệt giữa giá trị thị trƣờng và giá trị xã hội, qua đó có thể ngăn cản thị trƣờng cạnh tranh đạt đƣợc điểm cân bằng hiệu quả xã hội Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 41
  50. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Chƣơng một trình bày những nội dung cơ bản của môi trƣờng và phát triển. Để làm rõ bản chất của mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển nhằm hƣớng tới một sự phát triển bền vững, trong chƣơng này tập trung vào giải quyết những vấn đề chủ yếu sau. Đƣa ra những định nghĩa và khái niệm cơ bản về môi trƣờng đã đƣợc chính thức thừa nhận hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, phân tích thành phần, bản chất và chức năng của hệ thống môi trƣờng, trên cơ sở đó xem xét mối quan hệ ràng buộc giữa kinh tế và môi trƣờng cũng nhƣ tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế bền vững trong mối tƣơng quan với môi trƣờng. Phần hai trình bày một số vấn đề về kinh tế môi trƣờng trên thế giới nhằm cung cấp ngƣời học một cách nhìn tổng quan các vấn đề môi trƣờng mà thế giới đang đối mặt. Qua đó cũng đồng thời góp phần nhỏ kích thích ngƣời học tiếp tục nghiên cứu các vấn đề khác trong các chƣơng tiếp theo. Phần ba trình bày những khái niệm chủ yếu của kinh tế phúc lợi đƣợc sử dụng trong phân tích và nghiên cứu về kinh tế môi trƣờng. Nổi bật trong đó là khía cạnh làm rõ ảnh hƣởng của ngoại ứng dẫn đến sự thất bại của thị trƣờng trong việc xác định hay làm thế nào để phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong đó có nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH: 1. Field B. and N. Olewiler, 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada cập nhật lần 2, McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada,Chƣơng 2. 2. Luật bảo vệ môi trƣờng (2014, 2005). 3. PGS.TS Hoàn Xuân Cơ, 2005. Giáo trình kinh tế môi trường. NXB Giáo Dục, Chƣơng 1. 4. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, 2003.Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường. NXB Hà Nội, Chƣơng 1 và 2. 5. TS. Nguyến Mậu Dũng – TS. Vũ Thị Phƣơng Thụy - PGS. TS. Nguyễn Văn Song, 2009. Giáo Trình Kinh Tế Môi Trường. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Chƣơng 2. 6. Từ điển kinh tế học hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 42
  51. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Đối với con ngƣời và hoạt động kinh tế, môi trƣờng sống có những chức năng cơ bản nào? 2. Thông qua sơ đồ minh họa phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và môi trƣờng. 3. Phân tích mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển. 4. Trình bày nội dung phát triển bền vững. Phân tích bằng sơ đồ 3 cực hợp thành của nội dung phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng. 5. Trình bày những nguyên tắc cơ bản của một xã hội bền vững. 6. Thất bại của thị trƣờng là gì? Phân tích các nguyên nhân làm phát sinh thất bại của thị trƣờng? 7. Phân tích tác động của ngoại ứng tích cực đến sự thất bại của thị trƣờng? Làm thế nào để khắc phục những thất bại đó? 8. Phân tích tác động của ngoại ứng tiêu cực đến sự thất bại của thị trƣờng? Làm thế nào để khắc phục những thất bại đó? BÀI TẬP: 9. Giả sử có một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là TC = Q2 + Q + 10 (Q tính bằng ngàn sản phẩm), giá bán sản phẩm trên thị trƣờng là 19$/sản phẩm. Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp xả nƣớc thải vào dòng sông gần đó và gây ngoại ứng tiêu cực cho những ngƣời sống ở cạnh dòng sông với hàm thiệt hại là TEC = ½ Q2. Hãy xác định mức sản lƣợng thực tế của doanh nghiệp, mức sản lƣợng tối ƣu của xã hội và hãy tính thiệt hại/ lợi ích ròng xã hội? Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 43
  52. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn CHƢƠNG 2: KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG Trong phần cuối của chƣơng trƣớc ta đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế với môi trƣờng và đã thấy rằng hoạt động sản xuất luôn tạo ra ngoại ứng tới môi trƣờng. Các chi phí giải quyết các ngoại ứng này chƣa đƣợc tính vào chi phí sản xuất. Trong chƣơng này chúng ta sẽ tiếp cận nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và các biện pháp giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm, giảm thải tác hại do ô nhiễm gây ra dƣới góc độ nghiên cứu kinh tế qua ba vấn đề:  Ô nhiễm môi trƣờng dƣới góc độ kinh tế;  Tính toán chi phí thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng trong hạch toán kinh tế;  Cơ chế thị trƣờng để xác định mức ô nhiễm tối ƣu cho nền kinh tế. 2.1 Mức ô nhiễm tối ƣu 2.1.1 Khái niệm về mức ô nhiễm tối ƣu Khi dân số tăng cao, nhu cầu về sản phẩm ngày càng cao hơn, các hoạt động kinh tế diễn ra với cƣờng độ ngày càng mạnh mẽ gây ra ngoại ứng tiêu cực ngày càng lớn đến mức vƣợt quá khả năng đồng hoá của môi trƣờng, vi phạm tiêu chuẩn môi trƣờng và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Theo luật BVMT Việt Nam (2014) Ô nhiễm môi trƣờng (Pollution) – đó là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Xét về mặt kinh tế học, ô nhiễm môi trƣờng phụ thuộc hai yếu tố : tác động vật lý/hóa học của chất thải và phản ứng của con ngƣời đối với tác động ấy. Ví dụ : hoạt động sản xuất của công ty Vedan (từ 1996) xả chất thải xuống dòng sông Thị Vải (đƣợc phát hiện vào 2008) đã làm ô nhiễm môi trƣờng dòng sông ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của ngƣời dân ở đó, bên cạnh đó ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của chính dân cƣ ở khu vực này. Đứng trên quan điểm cũ về môi trƣờng và phát triển và quan điểm bảo tồn sinh thái cho rẳng cần phải chấm dứt ô nhiễm bằng cách nào đó. Các nhà kinh tế cho rằng để chấm dứt ô nhiễm, có hai lựa chọn : hoặc là giảm thiểu tối đa (nếu không là ngừng lại) các hoạt động kinh tế, hoặc là phải chi phí rất nhiều cho việc làm giảm ô nhiễm. Cả hai cách này không đảm bảo là sẽ có lợi nhất cho xã hội vì thực tế xã hội vẫn có thể có lợi nếu ô nhiễm Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 44
  53. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn ở một mức độ nhất định. Cần lƣu ý là có ngoại ứng tiêu cực nhƣng không nhất thiết phải loại bỏ nó cho bằng đƣợc, vì sản xuất đi kèm với nó ngoại ứng là xu thế tất yếu của phát triển. Nếu mức sản lƣợng sản xuất ra của hệ thống kinh tế là thấp thì ngoại ứng tiêu cực gây ra sẽ thấp hơn nhƣng mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của xã hội cũng sẽ ở mức thấp. Ngƣợc lại nếu mức sản lƣợng sản xuất ra của hệ thống kinh tế là cao thì ô nhiễm môi trƣờng tăng lên, ngoại ứng tiêu cực gây ra sẽ nhiều hơn nhƣng mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của xã hội sẽ tốt hơn. Mức ô nhiễm tương ứng với mức sản lượng mà tại đó lợi ích ròng xã hội đạt được là cao nhất được gọi là mức ô nhiễm tối ưu. 2.1.2 Xác định mức ô nhiễm tối ƣu Mức ô nhiễm gây ra phụ thuộc vào khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp. Thông thƣờng khi khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra càng lớn thì mức ô nhiễm gây ra càng lớn. Tuy nhiên, mức ô nhiễm của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tình hình áp dụng công nghệ xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp nhƣ thế nào. Do vậy, dƣới tác động của ảnh hƣởng ngoại ứng tiêu cực đã tìm hiểu ở chƣơng 1, thị trƣờng có xu hƣớng cung cấp sản lƣợng vƣớt mức sản lƣợng tối ƣu xã hội nên nếu một doanh nghiệp không thể áp dụng công nghệ xử lý chất thải thì cách thức duy nhất để giảm mức ô nhiễm là giảm khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra. Nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý ô nhiễm thì việc giảm mức ô nhiễm còn phụ thuộc vào công nghệ xử lý và nỗ lực xử lý của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá lợi ích và chi phí thực hiện. a. Giảm sản lƣợng Tiếp tục sử dụng ví dụ công ty Vedan đã phân tích ở trên, công ty này trong quá trình sản xuất của mình đã xả chất thải xuống làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải, giảm lƣợng ô xy hoà tan trong nƣớc làm cá và các sinh vật thuỷ sinh khác bị chết dẫn đến làm giảm thu nhập của ngƣ dân. Nếu còn tồn tại hoạt động sản xuất thì việc tạo ra ô nhiễm là không thể tránh khỏi. Khi mức sản xuất tăng thì ô nhiễm cũng tăng lên theo. Tại mức hoạt động tối ƣu cá nhân QM (MC=MB), mức ô nhiễm tƣơng ứng là WM. Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 45
  54. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Chi phí MSC=MEC+MC MB P MC * MEC PM Sản lượng o * Q0 Q QM * W0 W WM Ô nhiễm Hình 2.1 Ô nhiễm tối ƣu tại cân bằng xã hội Các nhà kinh tế cho rằng ô nhiễm tạo ra một loại chi phí sinh thái giống nhƣ bất cứ chi phí kinh tế nào khác. Chi phí ngoại ứng do ô nhiễm gây ra trong trƣờng hợp này trên đồ thị là đƣờng MEC, không xuất phát từ gốc tọa độ vì do đặc tính môi trƣờng có thể đồng hóa chất thải nên ở mức sản lƣợng nhỏ hơn Q0, lƣợng chất thải đã đƣợc đồng hóa toàn bộ nên không gây ngoại ứng tiêu cực môi trƣờng, MEC = 0. MEC chỉ tăng lên khi sản lƣợng tăng trên mức Q0. Vì thế khi tính chi phí xã hội của sản xuất ta cần tính tổng của chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng. Mức hoạt động kinh tế tối ƣu đối với xã hội tại điểm cân bằng của chi phí biên xã hội (MSC) và lợi ích biên xã hội (MSB). Mức hoạt động kinh tế đạt hiệu quả Pareto này cũng đƣợc cho là sẽ tạo ra mức ô nhiễm tối ƣu đối với xã hội W*. Với cách tiếp cận này, chúng ta đã xem xét một sự đánh đổi tối ƣu giữa hàng hoá kinh tế và hàng hoá chất lƣợng môi trƣờng; theo đó, chúng ta cần giảm việc sản xuất và tiêu dùng hàng hoá kinh tế để có một chất lƣợng môi trƣờng tốt hơn. Đối với cá nhân các doanh nghiệp, điều kiện mức thải (ô nhiễm) tối ƣu đó là : các doanh nghiệp chỉ nên thải ra một lƣợng ô nhiễm mà tại đó lợi ích cá nhân ròng biên từ hoạt động gây ô nhiễm phải bằng đúng với chi phí ngoại ứng (tiêu cực) do đơn vị ô nhiễm đó gây ra. Lợi ích cá nhân ròng biên (Marginal Net Private Benefit) này chính là lợi nhuận ròng tăng thêm (hoặc giảm đi) khi doanh nghiệp sản xuất thêm (hoặc giảm đi) một đơn vị sản phẩm. Một doanh nghiệp bán sản phẩm có chi phí và giá bán ( 3 cột đầu tiên) nhƣ chi tiết bảng sau : Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 46
  55. Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Sản Tổng chi Chi phí Tổng lợi MNPB P = MR ($) phẩm phí ($) biên ($) nhuận ($) ($) 1 3 10 3 7 7 2 7 10 4 13 6 3 12 10 5 18 5 4 18 10 6 22 4 5 25 10 7 25 3 6 33 10 8 27 2 7 42 10 9 28 1 8 52 10 10 28 0 9 64 10 12 26 -2 10 79 10 15 21 -5 Lợi ích cá nhân ròng biên sẽ bằng hiệu số giữa doanh thu biên và chi phí biên của doanh nghiệp hay MNPB = MR – MC. Khi MR = MC (=10) hay MNPB = 0 thì doanh nghiệp sẽ đạt tổng lợi nhuận lớn nhất tại mức sản lƣợng Q =8 (lợi nhuận ròng xã hội chƣa phải lớn nhất). Tƣơng tự, dữ liệu về lƣợng ô nhiễm và thiệt hại có thể đo lƣờng ở bảng sau : Lƣợng ô Tổng thiệt hại Thiệt hại ngoại Tổng lợi MNPB Lợi nhuận ròng nhiễm ngoại ứng ($) ứng biên (MEC) nhuận ($) ($) xã hội ($) 1 0.5 0.5 7 7 6.5 2 1.5 1 13 6 11.5 3 3 1.5 18 5 15 4 5 2 22 4 17 5 8 3 25 3 17 6 12 4 27 2 15 7 17 5 28 1 11 8 23 6 28 0 5 9 31 8 26 -2 -5 Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 47