Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 7: Tiêu chuẩn môi trường (Các chính sách mệnh lệnh – kiểm soát) - Đại học Kinh tế TP.HCM

ppt 33 trang ngocly 2890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 7: Tiêu chuẩn môi trường (Các chính sách mệnh lệnh – kiểm soát) - Đại học Kinh tế TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_moi_truong_bai_7_tieu_chuan_moi_truong_cac.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 7: Tiêu chuẩn môi trường (Các chính sách mệnh lệnh – kiểm soát) - Đại học Kinh tế TP.HCM

  1. Kinh tế Môi trường Bài giảng 7 Tiêu chuẩn môi trường (Các chính sách mệnh lệnh – kiểm soát)
  2. Đề cương đề nghị: A. Tiêu chuẩn môi trường là gì? B. Phân loại tiêu chuẩn môi trường C. Kinh tế học về tiêu chuẩn D. Tác động khuyến khích của tiêu chuẩn E. Kinh tế học về sự cưỡng chế F. Đánh giá ưu nhược điểm
  3. A. Tiêu chuẩn môi trường là gì? • Phương pháp CAC đối với chính sách công là phương pháp trong đó, để có hành vi mong muốn xã hội, các nhà chức trách chỉ việc quy định hành vi theo luật, và sử dụng bộ máy thực thi như tòa án, công an, hình phạt, để buộc mọi người tuân theo
  4. A. Tiêu chuẩn môi trường là gì? • Phân biệt khái niệm: • Tiêu chuẩn: Xác định các mục tiêu chất lượng môi trường • Phương pháp CAC là cách để thực hiện các mục tiêu (khác với phương pháp thị trường?)
  5. A. Tiêu chuẩn môi trường là gì? • Đối với chính sách môi trường, phương pháp CAC dựa vào nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau nhằm cải thiện chất lượng môi trường • Hai vấn đề chính của CAC là: • Xác lập các tiêu chuẩn môi trường (Command) • Thực thi bằng các quy định (Control) = Kiểm soát và bắt buộc tuân thủ tiêu chuẩn quy định => Động cơ kiểm soát ô nhiễm mang hình thức phạt nếu người gây ô nhiễm không tuân thủ mệnh lệnh
  6. B. Phân loại tiêu chuẩn môi trường • Đối với vấn đề môi trường có 3 loại tiêu chuẩn chính: • Tiêu chuẩn môi trường xung quanh (Ambient Standards) • Tiêu chuẩn phát thải (Emission Standards) • Tiêu chuẩn công nghệ (Technology Standards)
  7. B. Phân loại tiêu chuẩn môi trường • Tiêu chuẩn môi trường xung quanh: • Đề cập đến các khía cạnh định tính của môi trường xung quanh • Là mức không được phép vượt quá (never-exceed) đối với một chất gây ô nhiễm trong môi trường xung quanh • Thường được thể hiện theo các mức nồng độ bình quân trên một khoảng thời gian
  8. B. Phân loại tiêu chuẩn môi trường • Tiêu chuẩn phát thải: • Là các mức không được phép vượt quá áp dụng trực tiếp cho các lượng phát thải từ các nguồn gây ô nhiễm • Thường được thể hiện theo lượng vật chất trên một đơn vị thời gian, ví dụ gram/phút, tấn/tuần • Xác định tiêu chuẩn phát thải ở một mức nào đó không nhất thiết phải thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
  9. B. Phân loại tiêu chuẩn môi trường • Tiêu chuẩn phát thải: • Một số dạng tiêu chuẩn phát thải: • Tốc độ phát thải (ví dụ kg/giờ) • Hàm lượng phát thải (phần triệu nhu cầu oxy sinh học, hay BOD trong nước) • Tổng lượng chất thải (tốc độ phát thải* nồng độ *thời gian) • Lượng chất thải/đơn vị sản lượng (SO2/kWh) • Lượng chất thải/đơn vị nhập lượng (Sulphur/tấn than) • Phần trăm chất gây ô nhiễm được loại bỏ (ví dụ 60% lượng chất thải được loại bỏ trước khi thải ra)
  10. B. Phân loại tiêu chuẩn môi trường • Tiêu chuẩn công nghệ: • Những quy định công nghệ, kỹ thuật, hoặc hoạt động mà chủ thể có tiềm năng gây ô nhiễm buộc phải áp dụng • Các đồ điện phải được trang bị thiết bị lọc khí SO2 • Tiêu chuẩn thiết kế, hoặc kỹ thuật
  11. B. Phân loại tiêu chuẩn môi trường • Tiêu chuẩn công nghệ: • Tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn nhập lượng • TBS thường quy định chủ thể gây ô nhiễm sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), công nghệ tốt nhất có thể áp dụng (BPT), hoặc công nghệ tốt nhất sẵn có khả thi về mặt kinh tế (BATEA)
  12. B. Phân loại tiêu chuẩn môi trường • Khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn hoạt động & tiêu chuẩn công nghệ: • Tiêu chuẩn hoạt động, như tiêu chuẩn phát thải, quy định một số ràng buộc về tiêu chí hoạt động và cho phép người ta chọn lựa cách thức tốt nhất để đạt được • Tiêu chuẩn công nghệ áp đạt kỹ thuật được sử dụng, như thiết bị máy móc hoặc quy trình hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm sử dụng
  13. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn • Xác lập mức tiêu chuẩn trên thực tế: • Theo lý thuyết, tiêu chuẩn hiệu quả xã hội sẽ làm cân bằng chi phí giảm ô nhiễm biên và chi phí thiệt hại biên • Vấn đề cơ bản nhất khi xác lập tiêu chuẩn là cơ quan chức năng chỉ dựa trên chi phí thiệt hại hay cả chi phí thiệt hại và chí phí kiểm soát ô nhiễm?
  14. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn • Xác lập mức tiêu chuẩn trên thực tế: • Nếu không có đầy đủ thông tin về chi phí thiệt hại và chi phí kiểm soát ô nhiễm, cơ quan chức năng có thể xác lập tiêu chuẩn phát thải ban đầu trên cơ sở thông tin sẵn có tốt nhất về các chi phí này tại thời điểm ra quyết định trên cơ sở thử – sai, và quan sát phản ứng của các bên có liên quan, thì cơ quan quản lý có thể xác lập tiêu chuẩn gần với mức ô nhiễm tối ưu
  15. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn $ MAC MDC et 100 e* 175 300 zero-risk (150) Emissions (tons/year) level
  16. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn • Tiêu chuẩn đồng nhất (Uniform Standard): • MDCr = MDC ở vùng nông thôn • MDCu = MDC ở vùng thành thị • Giả sử MAC giống nhau ở thành thị và nông thôn • er > eu • Tiêu chuẩn đồng nhất không thể đồng thời hiệu quả ở cả hai vùng • Có nên thiết lập hai tiêu chuẩn riêng biệt (individual standards) khác nhau không? => Có sự đánh đổi
  17. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn MAC MDu MDr 0 eu er Emissions (tons/year)
  18. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn • Tiêu chuẩn đồng nhất Tại sao thiết lập tiêu chuẩn đồng nhất? Có hai lý do: • Chi phí cao nếu thiết lập và thực thi nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho các trường hợp khác nhau • Tiêu chuẩn đồng nhất sẽ dễ quản lý hơn
  19. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn • Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên Chính sách kiểm soát ô nhiễm dựa vào tiêu chuẩn đồng nhất sẽ KHÔNG có hiệu quả – chi phí • Xét 2 công ty sử dụng công nghệ kiểm soát khác nhau • Giả sử tiêu chuẩn xác lập sao cho 2 công ty được phép phát thải tổng cộng là 200 đơn vị (e1 + e2 = 200) • Tiêu chuẩn đồng nhất: Mỗi công ty được phép phát thải 100 đơn vị
  20. $ MAC2 MA C1 N L K M 0 75 100 200 Lượng thải: Firm 1 Lượng thải: Firm 2 200 125 100 0
  21. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn • Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên • Tổng chi phí kiểm soát ô nhiễm trong trường hợp này là K + L + M + N. Trong đó: • Công ty 1: M • Công ty 2: K + L + N => MAC2 > MAC1 • Tiêu chuẩn đồng nhất này sẽ KHÔNG đạt hiệu quả – chi phí. Giả sử cơ quan chức năng yêu cầu công ty 1 xử lý 125 đơn vị, và công ty 2 xử lý 75 đơn vị, thì tổng chi phí kiểm soát ô nhiễm là K + L + M. Vậy sẽ hiệu quả hơn (giảm được N)
  22. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn • Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên • Điều kiện xác lập tiêu chuẩn hiệu quả là dựa vào nguyên tắc cân bằng biên tế: MAC1 = MAC2 • Kết luận, tổng chi phí kiểm soát ô nhiễm sẽ nhỏ nhất khi chi phí giảm ô nhiễm biên bằng nhau cho tất cả các nguồn phát thải
  23. C. Kinh tế học về tiêu chuẩn • Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên • Xem ví dụ minh họa Hình 11.4 MACH = 600 – 5EH MACL = 240 – 2EL • Tính tổng chi phí giảm ô nhiễm khi áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ 60 kg/tháng? • Tính tổng chi phí giảm ô nhiễm khi tiêu chuẩn thỏa điều kiện cân bằng biên? • So sánh?
  24. D. Tác dụng khuyến khích? • Xem ví dụ Hình 11.5 MAC1 = 200 – 5E MAC2 = 160 – 4E MDC = 5E • E1 = 20 tấn/năm, với MAC1 thì Chi phí thực thi: a+b = 1 triệu $/năm • R&D => MAC1 -> MAC2 Chi phí thực thi: b = $800.000/năm $200.000/năm = giảm chi phí
  25. E. Kinh tế học về sự cưỡng chế MAC C C 2 1 MD e a b f c d 0 e* e e e 2 1 e0 Emissions
  26. F. Đánh giá ưu nhược điểm • Ưu điểm: • Đơn giản và trực tiếp • Các mục tiêu cụ thể rõ ràng • Làm cho người ta cảm nhận ô nhiễm môi trường ngay tức thì • Nhất quán với nhận thức đạo đức cho rằng ô nhiễm là nguy hiểm, là bất hợp pháp
  27. F. Đánh giá ưu nhược điểm • Ưu điểm (tt) • Phù hợp với hoạt động của hệ thống luật pháp • Rất hiệu quả đối với các loại ô nhiễm có tính nguy hại cao như DDT, chất thải công nghiệp độc hại (đạt hiệu quả – chi phí nhất) • Linh hoạt khi thực hiện (đối với cq quản lý) • Phổ biến
  28. F. Đánh giá ưu nhược điểm • Nhược điểm: • Sự can thiệp có vẽ xa vời tinh thần ủng hộ thị trường tự do (xu hướng chung) • Chi phí hành chính và chi phí thực thi cao, chuyển MAC lên => mức tối ưu có thể sẽ cao hơn mức chuẩn e* => thất bại của chính phủ • Có trường hợp dùng CAC để làm rào cản gia nhập ngành tiềm năng (cấu kết giữa người xác lập tiêu chuẩn và doanh nghiệp?)
  29. F. Đánh giá ưu nhược điểm • Nhược điểm (tt): • Thông thường sử dụng một tiêu chuẩn đồng nhất (trên thực tế có rất nhiều nguồn phát thải khác nhau) => không đạt hiệu quả – chi phí • Vẫn sử dụng dịch vụ môi trường miễn phí trong chừng mực nào đó (tùy mức độ nghiêm ngặt của tiêu chuẩn) => Không thỏa nguyên tắc PPP • Chủ thể gây ô nhiễm không linh hoạt trong quyết định
  30. F. Đánh giá ưu nhược điểm • Nhược điểm (tt) • Quan trọng nhất là “Không khuyến khích cải tiến công nghệ kiểm soát ô nhiễm một khi đã đạt tiêu chuẩn quy định”
  31. Bài tập 1 Kinh tế học về tiêu chuẩn • Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên • Xem ví dụ minh họa Hình 11.4 MAC1 = 800 – 5E1 MAC2 = 320 – 2E2 • Tính tổng chi phí giảm ô nhiễm khi tiêu chuẩn thỏa điều kiện cân bằng biên?