Bài giảng Khai thác thông tin vô tuyến điện hàng hải GMDSS - Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống thông tin GMDSS

pdf 79 trang ngocly 1550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khai thác thông tin vô tuyến điện hàng hải GMDSS - Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống thông tin GMDSS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_khai_thac_thong_tin_vo_tuyen_dien_hang_hai_gmdss_c.pdf

Nội dung text: Bài giảng Khai thác thông tin vô tuyến điện hàng hải GMDSS - Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống thông tin GMDSS

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TÀU BIỂN BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG KHAI THÁC THÔNG TIN VTĐ HÀNG HẢI GMDSS TÊN HỌC PHẦN : KHAI THÁC THÔNG TIN VTĐ HÀNG HẢI - GMDSS - MÃ HỌC PHẦN : VÔ TUYẾN ĐIỆN TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY DÙNG CHO SV NGÀNH: ĐIỆN TỦ VIỄN THÔNG HẢI PHÒNG - 2008 1
  2. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN GMDSS 1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN GMDSS. Năm 1979 tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển , với mục đích là lập ra và thống nhất một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về vấn đề an toàn trên biển. Hội nghị cũng yêu cầu tổ chức hàng hải quốc tế IMO 2
  3. thiết lập một hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu, với những quy định bắt buộc về các thiết bị thông tin liên lạc để giúp cho công việc tìm kiếm và cứu nạn trên biển đạt hiệu quả cao nhất. Đến năm 1988 thì hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu đã được thông qua, gọi tắt là GMDSS (Global maritime distress and safety system). Đặc trưng của hệ thống GMDSS là hệ thống mang tính toàn cầu và tính tổ hợp. Đặc điểm chính của hệ thống GMDSS như sau: • Phân chia vùng thông tin thưo cự ly hoạt động của tầu, từ đó xác định các loại thiết bị sẽ được lắp đặt trên tầu cùng với tần số và phương thức thông tin thích hợp • Không sử dụng các tần số cấp cứu 500Khz bằng VTĐ báo và tần số 2182 Khz bằng VTĐ thoại để báo động và gọi cấp cứu mà dùng kỹ thuật gọi chọn số DSC với những tần số thích hợp giành riêng cho báo động và gọi cấp cứu. • Những thông tin ở cự ly xa sẽ được đảm bảo thông qua thiết bị thông tin vệ tinh và các thiết bị hoạt động trên dải sóng ngắn HF. • việc trực canh cấp cứu và thu nhận các thông báo an toàn hàng hải và dự báo thời tiết bằng phương thức tự động • Sử dụng kĩ thuật gọi chọn số DSC, in chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và vô tuyến điện thoại trong thông tin liên lạc, bỏ không dùng VTĐ báo nên không nhất thiết phải sử dụng các sĩ quan chuyên nghiệp. 1.2 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG GMDSS. Cấu trúc của hệ thống thông tin GMDSS gồm có hai hệ thống thông tin chính là: Hệ thống thông tin vệ tinh và hệ thống thông tin mặt đất. 2.1.1. Hệ thống thông tin vệ tinh Hệ thống thông tin vệ tinh là một đặc trưng quan trọng trong hệ thống GMDSS. Hệ thống thông tin vệ tinh trong hệ thống GMDSS gồm có: Thông tin qua hệ thống vệ tinh INMARSAT và thông tin qua hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT. Hệ thống INMARSAT với các vệ tinh địa tĩnh hoạt động trên dải tần 1.5 Mhz và 1.6 Mhz(băng L), cung cấp cho các tàu có lắp đặt trạm đài tầu vệ tinh một phương tiện báo động và gọi cấp cứu có khả năng thông tin hai chiều bằng phương thức telex và vô tuyến điện thoại. Ngoài ra các vệ tinh INMARSAT còn được sử dụng như phương tiện chính để thông báo các thông tin an toàn hàng hải MSI cho các vùng không được phủ sóng bởi dịch vụ NAVTEX. Các vệ tinh trong hệ thống bao gồm bốn vệ tinh địa tĩnh hoạt động ở độ cao 36.000 Km, bao phủ 4 vùng đại dương từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam. AOR-E, AOR-W, IOR VÀ POR. 1.2.1.1.Các thiết bị thông tin trong hệ thống INMARSAT. −INMARSAT A: là hệ thống thông tin INMARSAT đầu tiên được đưa vào hoạt động thương mại từ năm 1982, cung cấp các dịch vụ thoại, telex, fax, email và các dịch vụ truyền số liệu. . . Các thế hệ mới của INMARSAT hiện nay nhỏ gọn hơn và dễ sử dụng hơn so với các thế hệ trước. Hình 1.2a. Các vệ tinh địa tĩnh INMARSAT 3
  4. −INMARSAT B: là thiết bị thông tin di động vệ tinh hiện đại sử dụng công nghệ số, kế tục sự phát triển của INMARSAT A. INMARSAT B cung cấp các dịch vụ thông tin giống như các dịch vụ của INMARSAT A. −INMARSAT C: là thiết bị thông tin di động vệ tinh ra đời năm 1993 cung cấp các dịch vụ truyền số liệu và telex hai chiều với tốc độ 600bit/s. INMARSAT C đơn giản, giá thành rẻ với anten vô hướng, nhỏ, nhẹ, toàn bộ thiết bị có thể xách tay hoặc gắn vào bất cứ tầu thuyền nào. −INMARSAT M: là sự phát triển tiếp theo của INMARSAT B nhưng có kích thước nhỏ nhẹ và giá thành rẻ hơn. Các dịch vụ thông tin trong INMARSAT M chỉ có thoại, fax và truyền dữ liệu −INMARSAT E: là EPIRB vệ tinh hoạt động trên băng L qua hệ thống INMARSAT, được dùng như một phương tiện báo động cứu động cứu nạn cho các tầu hoạt động nằm trong vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT. −Máy thu gọi nhóm tăng cường EGC: là máy thu chuyên dụng để thu các thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải trong hệ thống vệ tinh INMARSAT. Nó được thiết kế đủ khả năng tự động trực canh liên tục trong mạng SAFETYNET, phát trên hệ thống thông tin vệ tinh INMARSAT. Máy thu EGC được tích hợp trong các trạm đài tầu INMARSAT A/B, INMARSAT C hoặc được thiết kế độc lập với anten thu riêng nhỏ, gọn. 1.2.1.2.Thiết bị thông tin trong hệ thống COSPAS – SARSAT. Hệ thống COP là một hệ thống vệ tinh trợ giúp tìm kiếm và cứu nạn, được thiết lập để xác định vị trí của thiết bị EPIRB trên tần số 121.5 Mhz hoặc 406 Mhz. Hệ thống cop được sử dụng để phục vụ cho tất cả các tổ chức trên thế giới có trách nhiệm tìm kiếm và cứu nạn trên biển, trên không và trên đất liền. Hiện nay có 3 loại beacon vệ tinh: ELP (emergency locator transmitter) dùng trong nghành hàng không, EPIRB (emergency position indicating radio beacon) dùng trong nghành hàng hải và PLB (personal locator beacon) dùng trên đất liền. Các beacon đó phát tín hiệu và các thiết bị thu của vệ tinh trong hệ thống cop thu nhận và xử lí tín hiệu phù hợp. các tín hiệu đó được chuyển tiếp tới một trạm thu trên mặt đất LUT (local user terminal) ở đó sẽ xử lý các tín hiệu để xác định vị trí của beacon. Sau đó, một báo động cấp cứu có các số liệu về vị trí, số nhận dạng và các thông tin khác nhau cùng được gửi tới một trung tâm phối hợp điều khiển MCC (Mission control centre) và trung tâm phối hợp cứu nạn RCC (recue co-ordination centre) quốc gia, cũng như tới các MCC khác hoặc tới một tổ chức tìm kiếm và cứu nạn thích hợp để phối hợp hành động. Hệ thống cop ứng dụng hiệu ứng DOPPLER để xác định vị trí của beacon ở các tần số sóng mang 121.5 Mhz và 406.025 Mhz. Hệ thống cop thực hiện 2 dạng bao phủ mặt đất cho việc phát hiện và xác định vị trí của beacon. Đó là dạng tức thời và dạng bao phủ toàn cầu. Cả hai loại 121.5 Mhz và 406.025 Mhz đều hoạt đồng ở dạng tức thời, trong khi chỉ có loại 406.025 Mhz mới có thêm dạng bao phủ toàn cầu. 1.2.1.1.Các trạm vệ tinh mặt đất Các trạm vệ tinh mặt đất bao gồm: − Các trạm đài tầu SESs (ship earth stations) bao gồm các trạm INMARSAT-A/B, INMARSAT C hoặc M có chức năng gọi và báo động cấp cứu chiều từ tàu đến bờ và chức năng thông tin thông thường trong vùng bao phủ của các vệ tinh INMARSAT. − Các trạm đài mặt đất LESs (land earth stations), trong mỗi vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT có thể có nhiều trạm LES, các trạm LES này được nối mạng với thuê bao qua đường bưu điện quốc gia và 4
  5. quốc tế để thu nhận các bức điện thông thường , được phát từ tầu thông qua vệ tinh mà các trạm LES đó nằm trong vùng bao phủ của các vệ tinh đó và chuyển các bức điện này tới các thuê bao và ngược lại. Đồng thời các trạm LES này cũng được nối với các trung tâm phối hợp tìm kiếm và cứu nạn RCC, trong trường hợp có các cuộc gọi cấp cứu từ tầu thông qua các kênh ưu tiên của vệ tinh, trạm LES sẽ nhận và chuyển tiếp các bức điện tới trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn thích hợp 2.1.2. Hệ thống thông tin mặt đất. Trong hệ thống thông tin mặt đất gồm các thiết bị chính sau đây: 1.2.1.1.Thiết bị gọi chọn số DSC. Các thiết bị DSC có thể là các thiết bị độc lập hoặc được kết hợp với các thiết bị thoại trên các băng tần HF/MF, VHF. Thành phần cơ bản của một bức điện DSC gồm: nhận dạng của trạm đích, tự nhận dạng trạm phát và nội dung bức điện bao gồm những thông tin ngắn gọn, cơ bản nhất để chỉ ra mục đích cuộc gọi. 1.2.1.1.Thiết bị thông thoại. Các thiết bị thông tin thoại trong hệ thống GMDSS làm việc trên các dải sóng MF/HF và VHF ở các chế độ J3E, H3E (cho tần số cấp cứu 2182 Khz) và G3E. Các thiết bị thông thoại này cũng được dùng để gọi cấp cứu khẩn cấp và an toàn. 1.2.1.1.Bộ phát đáp radar tìm kiếm và cứu nạn –SART. SART là phương tiện chính trong hệ thống GMDSS để xác định vị trí tầu bị nạn hoặc xuồng cứu sinh của các tầu bị nạn đó. Theo công ước của SOLAS/88 sửa đổi, tất cả các tầu chạy trên biển đều phải trang bị SART. Các thiết bị SART làm việc ở dải tần 9 Ghz (băng X) và sẽ tạo ra một chuỗi tín hiệu phản xạ khi có sự kích hoạt của bất kỳ một tín hiệu của radar hàng hải hoặc hàng không hoạt động ở băng X nào. 1.2.1.1.EPIRB VHF DSC. Đối với tầu hoạt động trong vùng biển A1, có thể sử dụng EPIRB gọi chọn số DSC trên kênh 70 VHF, phát đi tín hiệu báo động khi bị kích hoạt theo chu kì đã được qui định gồm 5 tín hiệu cấp cứu liên tục phát đi trong giây thứ 230+10N (N là số của nhóm tín hiệu phát đi). EPIRB DSC cho phép hiển thị luôn tính chất bị nạn giống như EPIRB đã phát đi. Ngoài ra EPIRB này còn có bộ phản xạ radar hoạt động trên tần số 9 Ghz. 1.2.1.1.NAVTEX quốc tế. Navtex quốc tế là một dịch vụ truyền chữ trực tiếp trên tần số 518 Khz , sử dụng kĩ thuật truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và chế độ phát FEC, để truyền những thông tin an toàn hàng hải MSI bằng tiếng Anh với phạm vi bao phủ sóng cách bờ khoảng 400 hải lý. Dịch vụ của navtex bao gồm dự báo về khí tượng và thời tiết, các loại thông báo hàng hải, các thông tin về khẩn cấp và an toàn, sẽ truyền tới tất cả các tầu nằm trong vùng phủ sóng của Navtex. 1.2.1.1.Thiết bị NBDP. Các thiết bị NBDP là một bộ phận cấu thành trong hệ thống GMDSS, để hỗ trợ trong thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn. Các thiết bị NBDP hoạt động trên các dải sóng MF và HF, ở các chế độ ARQ,dùng để trao đổi thông tin giữa 2 đài và chế độ FEC dùng để phát các thông tin có tính chất thông báo tới nhiều đài. Trên mỗi dải sóng VTĐ hàng hải đều được thiết kế một tần số dành riêng cho cấp cứu khản cấp và an toàn bằng thiết bị NBDP. 5
  6. CHƯƠNG 2. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ THÔNG TIN VTĐ TRONG HỆ THỐNG GMDSS. 2.1. ĐỊNH NGHĨA CÁC VÙNG BIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU. Căn cứ vào đặc điểm của các thiết bị trong hệ thống GMDSS và để phát huy được tính hiệu quả của hệ thống, tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã chia các vùng biển và đại dương thành 4 vùng như sau: 6
  7. 2.1.3. Vùng biển A1. Là vùng nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm đài bờ VHF có dịch vụ gọi chọn số DSC. Thông thường mỗi một trạm VHF có vùng phủ sóng với bán kính từ 25-30 hải lý. 2.1.4. Vùng biển A2. Là vùng biển, trừ vùng A1, nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm đài bờ có dịch vụ gọi chọn số DSC. Thông thường mỗi trạm MF có vùng phủ sóng với bán kính từ 150-200 hải lý. 2.1.5. Vùng biển A3. Là vùng biển , trừ vùng A1 và A2, nằm trong vùng bao phủ của các vệ tinh địa tĩnh INMARSAT của tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế. Vùng bao phủ của vệ tinh hàng hải từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam. 2.1.6. Vùng biển A4. Là vùng biển còn lại, trừ vùng A1, A2, A3. Về cơ bản đó là các vùng gần địa cực. 2.2. QUI ĐỊNH VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ THÔNG TIN TRÊN TẦU TRONG HỆ THỐNG GMDSS. 2.2.1. Các trang thiết bị thông tin VTĐ trong hệ thống GMDSS trang bị cho tầu biển. 2.2.1.1.Qui định chung cho tất cả các tầu hoạt động trên biển(không phụ thuộc vào vùng biển mà tàu hoạt động) Mỗi tầu hoạt động trên biển bắt buộc phải được trang bị các thiết bị sau đây trong hệ thống GMDSS mà không phụ thuộc vào vùng biển mà tầu hoạt động: − Máy thu phát VHF: + Có khả năng thu phát và trực canh liên tục bằng DSC trên kênh 70. + Có các tần số của kênh thoại 156.8 Mhz (kênh 16), 156.650 Mhz (kênh thiết bị thu phát VHF thoại) − Thiết bị phản xạ radar (radar transponder) hoạt động trên tần số 9 Ghz phục vụ cho tìm kiếm và cứu nạn. − Thiết bị thu nhận và xử lý thông tin an toàn hàng hải(MSI) – Máy thu Navtex, nếu tầu hoạt động trong vùng biển có các dịch vụ Navtex quốc tế. Nếu tầu hoạt động ở các vùng biển không có các dịch vụ Navtex quốc tế thì phải được trang bị một máy thu gọi nhóm tăng cường (EGC). − Phao định vị vô tuyến qua vệ tinh: Có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ tinh quĩ đạo cực hoạt động trên tần số 406 Mhz, hoặc nếu tầu chỉ hoạt động ở vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT thì EPIRB vệ tinh phải có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ tinh địa tĩnh INMARSAT hoạt động ở băng L. − Các tầu khách phải được trang bị các thiết bị cho thông tin hiện trường: VHF – two – ưay phục vụ cho mục đích tìm kiếm và cứu nạn trên tần số 121.5 Mhz và 123.1 Mhz − 2.2.1.2.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1. Tất cả các tàu khi hoạt động trong vùng biển A1, ngoài các trang thiết bị qui định chung được nêu ở mục 2.2.1.1, còn phải bắt buộc trang bị một trong các thiết bị vô tuyến điện sau đây, có khả năng báo động cấp cứu chiều từ tầu đến bờ. − VHF DSC EPIRB, hoặc − EPIRB vệ tinh hoạt động trên tần số 406 Mhz, hoặc thiết bị thu phát MF gọi chọn số DSC hoặc, 7
  8. − Thiết bị thu phát HF gọi chọn số DSC hoặc, − Một trạm INMARSAT, hoặc − EPIRB INMARSAT hoạt động trên băng L 2.2.1.3.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1 và A2. Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1 nhưng trong vùng biển A2, ngoài các trang thiết bị qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị thêm: − Thiết bị MF, có thể thu phát tín hiệu cấp cứu bằng DSC trên tần số 2187.5 Khz và trên tần số 2182 Khz bằng thông tin vô tuyến điện thoại. − Máy thu trực canh DSC có khả năng duy trì liên tục việc trực canh trên tần số 2187.5 Khz − Một thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu tới bờ (ngoài thiết bị MF), có thể là EPIRB 406 Mhz, hoặc thiết bị HF/DSC, hoặc một trạm INMARSAT, hoặc EPIRB vệ tinh INMARSAT băng L. − Thiết bị thu phát cho mục đích thông tin thông thường bằng VTĐ thoại, hoặc truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP hoạt động ở dải tần số từ 1605 Khz – 4000 Khz hoặc ở dải tần số từ 4000 Khz – 27500 Khz, hoặc một trạm INMARSAT. 2.2.1.4.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1, A2 và A3. Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1, A2 nhưng trong vùng biển A3, ngoài các trang thiết bị qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị theo một trong hai cách lựa chọn sau: A/ lựa chọn 1: − Trạm INMARSAT có khả năng: + Phát và thu những thông tin cấp cứu và an toàn bằng truyền chữ trực tiếp băng hẹp. + Nhận những cuộc gọi ưu tiên cấp cứu + Duy trì việc trực canh đối với những báo động cấp cứu chiều từ bờ tới tầu. + Phát và thu những thông tin thông thường bằng VTĐ thoại hoặc truyền chữ trực tiếp băng hẹp. − Một thiết bị MF có khả năng thu phát cấp cứu và an toàn trên tần số 2187.5 Khz băng DSC và tần số 2182 Khz bằng VTĐ thoại. − Một máy thu trực canh có khả năng duy trì việc trực canh liên tục bằng DSC trên tần số 2187.5 Khz − Một thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu - bờ. Ngoài các thiết bị kể trên có thể là EPIRB trên tần số 406Mhz, hoặc thiết bị HF/DSC, hoặc một trạm INMARSAT dự phòng, hoặc EPIRB vệ tinh INMARSAT. B/ lựa chọn 2: − Một thiết bị thu phát MF/HF cho mục đích thông tin cấp cứu và an toàn trên tất cả các tần số cấp cứu và an toàn trong dải tần từ 1605 Khz – 4000 Khz và 4000Khz -27500Khz bằng các phương thức thông tin DSC, thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp. − Một thiết bị có khả năng duy trì việc trực canh bằng DSC trên tần số 2187.5 Khz và 8414.5 Khz và ít nhất một trong những tần số cấp cứu và an toàn DSC sau: 4207.5 Khz, 6312 Khz, 12577 Khz hoặc 16804.5Khz. − Thiết bị thu phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu - bờ. 8
  9. − Thiết bị thu phát MF/HF có dải tần 1605 Khz – 4000 Khz và 4000Khz – 27500 Khz, phục vụ cho các dịch vụ thông tin thông thường bằng phương thức thông tin thoại hoặc truyền chữ trực tiếp băng hẹp. 2.2.1.5.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1, A2, A3 và A4. Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1, A2 nhưng trong vùng biển A3, ngoài các trang thiết bị qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị thêm các thiết bị sau: − Thiết bị thu phát MF/HF sử dụng cho mục đích an toàn và cứu nạn, có các phương thức thông tin gọi chọn số DSC, thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp, làm việc trong dải tần 1605 Khz – 4000 Khz và 4000Khz – 27500 Khz. − Máy thu trực canh DSC trên tần số 2187.5 Khz, 8414.5 Khz và ít nhất một trong các tần số sau: 4207.5 Khz, 6312Khz, 12577Khz và 16804.5Khz. − Thiết bị EPIRB-406Mhz, thu phát tín hiệu cấp cứu chiều tầu-bờ. − Thiết bị thu phát thông tin thông thường, có dịch vụ thông tin VTĐ thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp. 2.2.2. Thời hạn áp dụng Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS/74 sửa đổi 1988 đã có hiệu lực kể từ ngày 1/2/1992. Và hệ thống thông tin GMDSS đã được áp dụng từng phần trong thời gian chuyển tiếp, từ 1/2/1992 đến 1/2/1999. 2.3. QUI ĐỊNH VỀ NGUỒN CUNG CẤP CHO CÁC THIẾT BỊ VTĐ TRÊN TẦU. Nguồn điện chính, nguồn điện sự cố và nguồn điện dự trữ của tầu được bố trí theo sơ đồ hình 2.1 Main Auto Radio source AC-DC Switch Equipments Charger Charger Emergency Battery Battery Source Hình 2.1. Sơ đồ bố trí nguồn cung cấp cho các thiết bị Thông tin VTĐ. 2.3.1. Nguồn điện chính của tầu: Gồm ít nhất hai máy phát điện phải có khả năng cung cấp đủ điện năng cho tất cả các thiết bị điện và VTĐ trên tàu. 2.3.2. Nguồn điện sự cố: Trong trường hợp nguồn điện chính của tàu bị mất thì nguồn điện sự cố phải đủ cung cấp điện năng cho các thiết bị VTĐ trong thời gian ít nhất 18giờ đối với tàu hàng và 36 giờ đối với tàu khách. 2.3.3. Nguồn điện dự trữ Nguồn điện dự trữ ở đây là ắc qui hoặc pin. Trong trường hợp cả nguồn điện chính và nguồn điện sự cố của tàu bị mất thì ắc quy hoặc pin sẽ là nguồn điện dự trữ cung cấp điện năng cho các thiết bị VTĐ thực hiện các thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải. 9
  10. 2.4. QUI ĐỊNH VỀ TRỰC CANH. Để đạt được mục đích là an toàn sinh mạng trên biển, đồng thời với việc qui định về các trang thiết bị trên tầu, Tổ chức Liên minh viễn thông Quốc tế đã đưa ra những qui định về trực canh như sau: 2.4.1. Đối với đài duyên hải. Đối với các đài duyên hải đảm nhận trách nhiệm trực canh trong hệ thống GMDS, sẽ phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên các tần số cấp cứu và an toàn trong dải tần làm việc của đài duyên hải. Việc trực canh này phải theo một chu kì nhất định trong giờ nghiệp vụ của mình. Tần số và giờ trực canh của mỗi một đài được chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải. 2.4.2. Các đài vệ tinh mặt đất. Các đài vệ tinh mặt đất đảm nhận trách nhiệm trực canh trong hệ thống GMDSS sẽ phải duy trì việc trực canh tự động đối với các cuộc gọi chuyển tiếp báo động cấp cứu được phát bởi các vệ tinh 2.4.3. Các đài tầu. Tất cả các tầu trong khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên các tần số gọi cấp cứu và an toàn thích hợp trong các băng tần mà đài tầu đang khai thác. Các đài tầu đã được trang bị các thiết bị VTĐ trong hệ thống GMDSS theo quy định, cũng phải duy trì việc trực canh trên các tần số thích hợp để tự động nhận các thông báo khí tượng, thông báo hàng hải và các thông tin khẩn cấp khác. 2.4.4. Các đài tầu mặt đất. Các đài tầu vệ tinh mặt đất phải có khả năng duy trì việc trực canh đối với các cuộc gọi chuyển tiếp báo động cấp cứu chiều từ bờ tới tầu, trừ khi những thông tin đó thực hiện trên kênh làm việc. a/ Mỗi tàu khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh liên tục trên: − VHF/DSC kênh 70, nếu tầu lắp đặt thiết bị radio VHF/DSC, có khả năng trực canh liên tục bằng DSC trên kênh 70. − Tần số cấp cứu và an toàn DSC 2187.5Khz nếu tầu có lắp đặt thiết bị radio có khả năng duy trì việc trực canh liên tục bằng DSC trên tần số 2187.5Khz kết hợp với thiết bị radio MF. − Tần số cấp cứu và an toàn DSC: 2187.5Khz, 8417.5Khz và trên ít nhất một trong các tần số cấp cứu và an toàn DSC sau: 4207.5Khz, 6312Khz, 12577Khz hoặc 16804.5Khz, tuỳ theo thời gian và vị trí thích hợp của tầu, nếu tầu được lắp đặt các thiết bị VTĐ có khả năng duy trì việc trực canh liên tục bằng DSC trên các tần số kể trên và được kết hợp với một thiết bị VTĐ MF/HF. Việc trực canh nói trên cũng có thể được thay thế bằng một máy thu trực canh quét tự động. − Đối với các báo động chuyển tiếp cấp cứu bằng vệ tinh chiều từ bờ -tầu, nếu tầu được trang bị trạm đài tầu mặt đất INMARSAT. B/ Mỗi một tầu trong khi hành trình trên biển sẽ phải duy trì việc trực canh VTĐ đối với các thông báo an toàn hàng hải trên các tần số thích hợp, mà các thông báo này được phát tới các vùng biển mà tầu đang hành trình. C/ Cho đến ngày 1/2/1999 hoặc đến một ngày nào khác có thể được ấn định bởi Uỷ ban về an toàn hàng hải, tất cả các tầu khi hành trình trên biển vẫn sẽ phải duy trì việc canh nghe liên tục trên kênh 16VHF và trên tần số VTĐ thoại 2182Khz. 2.5. HÔ HIỆU VÀ SỐ NHẬN DẠNG CỦA CÁC ĐÀI LÀM NGHIỆP VỤ THÔNG TIN LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI. 2.5.1. Qui định chung. 10
  11. Tất cả mọi phát xạ trong nghiệp vụ thông tin VTĐ hàng hải đều phải được nhận dạng bằng tín hiệu nhận dạng. Tín hiệu nhận dạng phải tuân thủ và phù hợp với các khuyến nghị của Uỷ ban tư vấn VTĐ quốc tế (CCIR). Tín hiệu nhận dạng có thể là một trong các dạng sau: + Tiếng nói: Sử dụng trong thoại điều biên; + Mã Morse quốc tế: Sử dụng trong morse A1A; + Mã điện báo phù hợp với các thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp + Các dạng khác do CCIR khuyến nghị 2.5.2. Hô hiệu(C/S) và số nhận dạng (ID) của các thiết bị thông tin mặt đất. Hô hiệu của các đài tầu, các đài duyên hải và các đài làm nghiệp vụ lưu động hàng hải được cấu tạo từ 26 chữ Latin và 10 chữ số tự nhiên từ 0 đến 9. Số nhận dạng (ID) của các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải được cấu tạo từ 10 chữ số tự nhiên từ 0 đến 9. Trong nghiệp thông tin lưu động hàng hải có 4 loại số nhận dạng như sau: − số nhận dạng đài tầu − số nhận dạng của nhóm tầu − số nhận dạng của các đài duyên hải − số nhận dạng của nhóm đài duyên hải − số nhận dạng của các đài phát Navtex. Mỗi một quốc gia được Tổng thư ký của tổ chức liên minh viễn thông quốc tế ấn định một số nhận dạng hàng hải MID (Maritime Identification Digits). Mỗi một quốc gia được ấn định một MID duy nhất, trừ khi số MID đó đã được sử dụng quá 80% thì tổng thư ký liên minh viễn thông quốc tế sẽ ấn định một MID bổ sung. Hô hiệu và số nhận dạng của các đài phải có cấu trúc sao cho không được nhầm lẫn với các tín hiệu cấp cứu, khẩn cấp và an toàn hoặc các tín hiệu có bản chất tương tự. A/ Hô hiệu của đài duyên hải. Hô hiệu của đài duyên hải bao gồm 3 kí tự chính để chỉ tên đài là các chữ cái hoặc hỗn hợp chữ cái và chữ số, trong đó: − Hai kí tự đầu là dãy hô hiệu do Tổ chức tư vấn VTĐ quốc tế (CCIR) ấn định riêng cho mỗi một quốc gia. − Kí tự thứ ba là một trong các chữ cái Ả Rập từ A đến Z nằm trong dãy kí tự của quốc gia do CCIR ấn định cho quốc gia. Ngoài 3 ký tự chính kể trên, hô hiệu của các đài duyên hải còn có thể có thêm phần ký tự phụ gồm 2 chữ số từ 0 đến 9 nhưng chữ số ngay sau chữ cái không được dùng chữ số 0. B/ Hô hiệu của đài tầu. Hô hiệu của đài tầu gồm 4 kí tự chính là một nhóm chữ cái hoặc hỗn hợp chữ cái và số, trong đó: − Hai kí tự đầu tiên là dãy hô hiệu quốc tế do Tổ chức tư vấn VTĐ quốc tế CCIR ấn định cho mỗi quốc gia: − Hai kí tự tiếp theo nằm trong dãy hô hiệu quốc gia do quốc gia đó ấn định riêng cho mỗi tầu, hai kí tự này là các chữ cái, không dùng các chữ số. 11
  12. Ngoài 4 kí tự chính hô hiệu của tầu còn có thể có thêm phần phụ là các chữ số từ 1 đến 9. C/ Nhận dạng của đài phát thoại Nhận dạng của đài phát thoại được qui định dùng tên địa danh nơi đặt đài phát kèm theo chữ “Radio” để nhận dạng đài phát thoại. Ví dụ: HAIPHONG Radio Đối với các đài tầu di động, dùng tên của đài di động để nhận dạng các đài phát thoại đó. D/ Nhận dạng của đài Radio Telex. Nhận dạng của đài Radio Telex. được cấu tạo từ các số tự nhiên từ 0 đến 9, gồm 4 chữ số đối với đài bờ và 5 chữ số đối với đài tầu. Ví dụ: Số gọi chọn của đài Radio telex Singapore là 4620 Ngoài số gọi chọn kể trên, các đài Radio telex còn có số Answerback code dùng để tự xưng trong các cuộc thông tin radio telex. E/ Nhận dạng của đài phát DSC. Số nhận dạng của các đài có nghiệp vụ lưu động hàng hải (MMSI) gồm 9 chữ số tự nhiên từ 0 tới 9, được cấu tạo như sau: − Đối với đài bờ: 00MIDXXXX Trong đó: 00: để chỉ đài duyên hải MID: số nhận dạng hàng hải quốc gia XXXX: 4 chữ số tự nhiên để chỉ số nhận dạng của đài duyên hải. Ví dụ: Đài HaiPhòng radio có số nhận dạng MMSI là 005741997 Trong đó: 00: chỉ đài duyên hải 574: số nhận dạng hàng hải của Việt Nam 1997: số nhận dạng của đài duyên hải Hải Phòng. − Đối với đài tầu: MIDXXXXXX Trong đó: MID là số nhận dạng hàng hải quốc gia XXXXXX: 6 chữ số tự nhiên để chỉ số nhận dạng của đài tầu. Ví dụ: Tầu Brazil Victoria có số nhận dạng là 636005973, trong đó 636 là số nhận dạng hàng hải quốc gia của Liberia, 005973 là số nhận dạng riêng của tầu Brazil Victoria. − Đối với nhóm tầu: 0MIDXXXXX Trong đó:Nhóm chữ số “0” đầu tiên để chỉ nhóm tầu MID: là số nhận dạng hàng hải quốc gia XXXXX: là 5 chữ số tự nhiên từ 0 đến 9 để chỉ số nhận dạng của nhóm tầu. F/ Nhận dạng của đài phát Navtex. Trong hệ thống Navtex quốc tế, các vùng biển trên thế giới được chia thành 16 vùng được đánh số từ I đến XVI. Số trạm phát các dịch vụ Navtex quốc tế trong một vùng không quá 24 trạm, số nhận dạng của mỗi một trạm trong một vùng là một chữ cái theo thứ tự từ A đến Z. Chữ cái thứ 2 tiếp sau đó để chỉ loại bức điện và 2 chữ số tiếp theo để chỉ số bức điện Navtex đó. Ví dụ: Một bản điện Navtex có dạng như sau: ZCZC X1X2X3X4 12
  13. (nội dung bức điện) NNNN. Trong đó: ZCZC: mã bắt đầu bức điện NBDP X1: số nhận dạng của đài phát kí hiệu từ A đến Z. X2: bằng một chữ cái để chỉ loại bức điện ký hiệu từ A đến Z. X3X4: là 2 chữ số tự nhiên để chỉ số bức điện. 2.5.3. Số nhận dạng của các thiết bị thông tin vệ tinh. Số nhận dạng của các thiết bị thông tin vệ tinh cũng phải tuân thủ theo các qui định của Uỷ ban tư vấn VTĐ quốc tế (CCIR). A/ Số nhận dạng của các đài tầu vệ tinh mặt đất (SES). Số nhận dạng của các đài tầu vệ tinh mặt đất (INMARSAT) giống như một số thuê bao dùng để gọi từ một đài vệ tinh mặt đất hoặc từ một thuê bao khác thông qua một trạm vệ tinh mặt đất. Chức năng của nó giống như một số điện thoại hoặc một số fax. Cấu trúc số nhận dạng của các đài tầu vệ tinh mặt đất như sau: + với INMARSAT A: Gồm một nhóm 7 chữ số octal có dạng TMIDXXX. Trong đó: T=1 để chỉ trạm INMARSAT A MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định. XXX là 3 chữ số được ấn định riêng cho mỗi trạm + với INMARSAT B: Gồm một nhóm 9 chữ số Decimal có dạng TMIDXXXYZ. Trong đó: T=3 để chỉ trạm INMARSAT B MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định. XXX là 3 chữ số giữa 000 và 999 để nhận dạng một đài tầu vệ tinh, XY là 2 chữ số giữa 10 và 99 dùng để nhận dạng một đài tầu vệ tinh MES trên tầu (Y không được dùng chữ số 0) + với INMARSAT C: Gồm 9 chữ số decimal có dạng TMIDXXXYZ. Trong đó: T=4 để chỉ trạm INMARSAT C MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định. XXX là 3 chữ số giữa 000 và 999 để nhận dạng một đài tầu vệ tinh, YZ là 2 chữ số giữa 10 và 99 dùng để nhận dạng đài MES trên tầu. + với INMARSAT M: Gồm 9 chữ số decimal có dạng TMIDXXXYZ. Trong đó: T=6 để chỉ trạm INMARSAT M MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định. XXX là 3 chữ số giữa 000 và 999 để nhận dạng một đài tầu vệ tinh, YZ là 2 chữ số giữa 10 và 99 dùng để nhận dạng đài MES trên tầu. + với INMARSAT mini M: Gồm 9 chữ số decimal có dạng TMIDXXXYZ. Trong đó: T= 7để chỉ trạm INMARSAT mini M. 13
  14. MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định. XXX là 3 chữ số giữa 000 và 999 để nhận dạng một đài tầu vệ tinh, YZ là 2 chữ số giữa 10 và 99 dùng để nhận dạng đài MES trên tầu. B/ Số nhận dạng của các trạm vệ tinh mặt đất (SES). Số nhận dạng của các trạm vệ tinh mặt đất là một nhóm gồm 3 chữ số, trong đó: − Chữ số thứ nhất để chỉ tên vệ tinh: Chữ số 0 để chỉ vệ tinh AOR-W Chữ số 1 để chỉ vệ tinh AOR-W Chữ số 2 để chỉ vệ tinh POR Chữ số 3 để chỉ vệ tinh IOR. − Hai chữ số tiếp theo để chỉ số nhận dạng của riêng mỗi trạm trong một vùng vệ tinh. 2.6. QUI TRÌNH VỀ BẢO DƯỠNG VÀ CHỨNG CHỈ KHAI THÁC VIÊN TRÊN TẦU TRONG HỆ THỐNG GMDSS. 2.6.1. Qui trình về bảo dưỡng các thiết bị thông tin VTĐ trên tầu. Vấn đề bảo dưỡng các thiết bị thông tin VTĐ trên tầu được qui định rõ trong điều 15 chương 4 như sau: − Các thiết bị phải được thiết kế theo dạng Modul để có thể dễ dàng thay thế và không được điều chỉnh hoặc chuẩn lại. − Với các tầu áp dụng hệ thống GMDSS các thiết bị phải được cấu trúc và lắp đặt sao cho rõ ràng, thuận tiện cho việc thanh tra,kiểm tra và bảo dưỡng trên tầu − Những chức năng thông tin của các thiết bị được lắp đặt trên tầu phải được thoả mãn và duy trì khả năng làm việc của các thiết bị. 2.6.2. Các phương pháp đảm bảo tính sẵn sàng của thiết bị thông tin VTĐ. Theo qui định trong điều 15 chương 4 của SOLAS sửa đổi 1988, có ba phương pháp để đảm bảo tính sẵn sàng của các thiết bị thông tin, như sau: 1. Trang thiết bị kép các thiết bị 2. Bảo dưỡng bờ và 3. Bảo dưỡng trên tầu 2.6.3. Qui dịnh về chứng chỉ khai thác viên trên tầu trong hệ thống GMDSS. 2.6.3.1.Qui định chung. Trong trường hợp không có một khai thác viên chính thức, các nhiệm vụ của khai thác viên chỉ giới hạn trong một số nội dung sau: − Gọi cấp cứu, chuyển bức điện cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. − Phát các bức điện liên quan trực tiếp tới an toàn sinh mạng trên biển − Các bức điện khẩn liên quan đến sự di chuyển của tầu. − Đối với các đài tầu hoặc các đài di động mặt đất áp dụng hệ thống GMDSS có 4 loại chứng chỉ khai thác viên như sau: − The first - class radio electronic certificate 14
  15. − The second - class radio electronic certificate − The general operator’s certificate − The restricted operator’s certificate Mỗi một khai thác viên trước khi được cấp những chứng chỉ trên đây, phải có một trình độ nhất định về lý thuyết và thực tế khai thác đối với hệ thống thông tin GMDSS theo qui định. 2.6.3.2.Điều kiện để cấp các chứng chỉ khai thác viên VTĐ. The first-class radio electronic certificate Những người được cấp chứng chỉ “The first-class radio electronic certificate” phải có kiến thức chuyên nghiệp như sau: 1. Có kiến thức nguyên lý vế nguồn điện năng và kiến thức lý thuyết về VTĐ và điện tử đủ để đáp ứng những yêu cầu 2, 3, 4 dưới đây. 2. Có kiến thức lý thuyết về các thiết bị thông tin VTĐ trong hệ thống GMDSS, bao gồm các thiết bị thu và phát NBDP, radio telephone, thiết bị DSC, EPIRBs, MES, hệ thống anten hàng hải, thiết bị VTĐ cho phao bè, cùng với tất cả các thiết bị dự phòng bao gồm nguồn cung cấp, cũng như những kiến thức chung về nguyên lý của các thiết bị VTĐ hàng hải với những qui tắc riêng biệt để bảo dưỡng các thiết bị đó. 3. Có kiến thức thực tế về khai thác và bảo dưỡng những thiết bị kể trên. 4. Có kiến thức thực tế cần thiết để xác định và sửa chữa có hiệu quả các thiết bị kể trên khi các thiết bị đó hư hỏng trên biển 5. Có khả năng phát và thu chính xác bằng thoại và telex 6. Có kiến thức chi tiết về những qui tắc áp dụng trong thông tin VTĐ, những tài liệu liên quan đến cước phí trong thông tin VTĐ và nắm những điều khoản của Hội nghị quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển liên quan đến thông tin VTĐ. 7. Có khả năng nói và viết thành thạo một trong những ngôn ngữ của tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế The second-class radio electronic certificate 2.7. GIẤY PHÉP VÀ VIỆC KIỂM TRA GIÁM ĐỊNH TRÊN TẦU. 2.7.1. Giấy phép VTĐ đài tầu Nội dung của giấy phép VTĐ đài tầu bao gồm: − Tên tầu − Hô hiệu, số nhận dạng (ID) hay các số hiệu nhận biết khác − Tên chủ tầu − Các loại thiết bị phát − Công suất phát xạ − Chế độ phát xạ − Dải tần số làm việc − Các tần số ấn định khác 2.7.2. Kiểm tra, giám định VTĐ trên tầu. Theo qui định thì tất cả các thiết bị thông tin VTĐ trên tầu đều phải được giám định, kiểm tra định kì bởi các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo rằng các đài tầu đã thoả mãn và phù hợp với các công ước, các 15
  16. qui định hiện hành. Chủ tầu và những người có trách nhiệm trên tầu phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để việc kiểm tra, giám định này được tiến hành thuận lợi. Khi các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại tiến hành việc thanh tra, kiểm tra đài tầu, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu phải trình báo những chứng chỉ VTĐ có liên quan đến đài tầu cũng như những chứng chỉ của sỹ quan VTĐ. 2.8. CHỨC TRÁCH CỦA SỸ QUAN VTĐ TRÊN TẦU. Sỹ quan VTĐ trên tầu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu. Người có thẩm quyền đó sẽ yêu cầu sĩ quan VTĐ phải tuân thủ theo các qui định, thể lệ thông tin VTĐ quốc tế. Sỹ quan VTĐ sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng thông tin trên tầu. CHƯƠNG 3. NGHIỆP VỤ THÔNG TIN CẤP CỨU, KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN 3.1. CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU, KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN. Chỉ áp dụng đối với các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải hoặc hàng không. 3.1.1. Các trường hợp cấp cứu. Một đài tàu hoặc một đài tầu mặt đất là các đài lưu động được gọi là đang trong tình trạng cấp cứu khi đài tầu hoặc đài tầu mặt đất đó; hoặc một hoặc nhiều người trên các tầu đó đang hoặc sẽ gặp nguy hiểm cần sự trợ giúp ngay lập tức. 16
  17. Các cuộc gọi cấp cứu được bắt đầu bằng tín hiệu báo động cấp cứu Các bức điện cấp cứu được bắt đầu bằng tín hiệu báo động cấp cứu “MAY DAY” 3.1.2. Các trường hợp khẩn cấp. Một đài tàu hoặc một đài tầu mặt đất là các đài lưu động được gọi là đang trong tình trạng khẩn cấp khi đài tầu hoặc đài tầu mặt đất đó; hoặc một hoặc nhiều người trên các tầu đó đang hoặc sẽ gặp nguy hiểm cần sự trợ giúp. Các cuộc gọi khẩn cấp được bắt đầu bằng tín hiệu báo động khẩn cấp Các bức điện khẩn cấp được bắt đầu bằng tín hiệu khẩn cấp “PAN PAN” 3.1.3. Các trường hợp gọi an toàn. Các cuộc gọi an toàn được thực hiện bởi các đài lưu động, các đài duyên hải hoặc các đài bờ làm nghiệp vụ lưu động hàng hải để phát đi các thông báo hoặc các bản tin mà các đài đó nhạn thấy rằng chúng cần thiết cho vấn đề an toàn hàng hành của các đài lưu động khác. Các bức điện an toàn được bắt đầu bằng tín hiệu an toàn “SECURITY” 3.2. QUI ĐỊNH CHUNG VỀ CẤP CỨU KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN. 3.2.1. Những qui định chung. − Những thông tin cấp cứu sẽ được ưu tiên tuyệt đối trên tất cả các loại thông tin khác. Tất cả các đài khi nghe được một cuộc gọi cấp cứu hoặc thông tin cấp cứu hoặc những thông tin liên quan đến cấp cứu, phải ngay lập tức ngừng mọi phát xạ gây can nhiễu hoặc có thể gây can nhiễu tới cuộc gọi hoặc các thông tin cấp cứu và phát điện cấp cứu. − Các cuộc gọi cấp cứu và điện cấp cứu chỉ được phát đi khi có lệnh của thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu. − Các đài dịch vụ di động mặt đất trong khu vực dân cư thưa thớt hoặc hoạt động trong khu vực hạn chế, cho mục đích cấp cứu và an toàn sẽ dùng các tần số được qui định trong hệ thống GMDSS. − Những thủ tục về cấp cứu, khẩn cấp và an toàn được trình bày trong chương này là bắt buộc đối với trạm dịch vụ di động mặt đất dùng các tần số được qui định trong hệ thống GMDSS cho mục đích thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. − Không có bất kì một điều khoản nào ngăn cấm các đài di động hoặc các đài vệ tinh di động mặt đất trong khi bị nạn, dùng bất cứ phương tiện gì để báo vị trí, gây sự chú ý và đạt được mục đích cứu trợ. − Không có bất kì một điều khoản nào ngăn cấm các đài tầu, đài máy bay, các đài duyên hải hoặc các đài vệ tinh mặt đất dùng bất kỳ một phương tiện nào để tiến hành việc tìm kiếm cứu trợ một đài di động hoặc một đài di động mặt đất khác đang trong tình trạng bị nạn. − Các trạm đài tầu vệ tinh mặt đất có thể được chỉ định để thực hiện các mục đích thông tin cấp cứu và an toàn với một đài khác trên các băng tần dùng cho nghiệp vụ di động vệ tinh hàng hải trong những hoàn cảnh đặc biệt mặc dù các phương pháp làm việc đã quy định trong các điều khoản của Tổ chức liên minh viễn thông quốc tế. − Khi phát điện cấp cứu, khẩn cấp hoặc an toàn bằng VTĐ thoại phải phát âm chậm rãi, rõ ràng. Trong trường hợp khó khăn về ngôn ngữ, có nghiệp vụ và bảng phiên âm quốc tế. − Các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn có thể được phát trên các băng tần MH/HF và VHF của các thiết bị DSC, thoại SSB, NBDP hoặc các thiết bị thông tin vệ tinh trên các kênh(tần số) chung quốc tế với mức ưu tiên cao nhất. 17
  18. − Các đài làm nghiệp vụ di động hàng hải có thể thông tin với các đài máy bay cho mục đích an toàn nhưng phải sử dụng tần số thích hợp cho nghiệp vụ này và phải tuân theo các thủ tục qui định. − Các đài máy bay khi thông tin với các đài lưu động hàng hải cho mục đích cấp cứu và an toàn, phải tuân theo các qui định của quốc gia hoặc quốc tế và các qui định trong hệ thống GMDSS. Các đài đó phải có khả năng thu, phát ở chế độ J3E và H3E trên các tần số 2182 Khz và 4125Khz; có khả năng thu, phát ở chế độ G3E trên các tần số 156.8Mhz (kênh 16) và 156.3Mhz (kênh 6). 3.2.2. Các tần số trong thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn. 3.2.2.1.Các tần số cho cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng DSC. − Dải tần MF/HF: Các tần số 2187.5Khz, 4207.5Khz, 8414.5Khz, 12577Khz và 16804.5Khz được qui định chỉ giành riêng cho việc gọi cấp cứu và an toàn bằng DSC của các đài làm nghiệp vụ di động hàng hải. Các tần số này không được phép dùng cho các mục đích khác. − Dải tần VHF: Tần số 156.525 Mhz(kênh 70) là tần số dùng cho các đài làm nghiệp vụ di động hàng hải để gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng DSC. 3.2.2.2.Các tần số cho cấp cứu khẩn cấp và an toàn bằng VTĐ thoại trong hệ thống thông tin mặt đất − Dải tần MF/HF: Các tần số 2182 khz, 4125 khz, 6312 khz, 12577khz và 16804.5 khz được dùng để thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng VTĐ thoại ở chế độ J3E hoặc H3E. Trong trường hợp trên đó không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn thì các tần số này có thể được dùng để gọi và bắt liên lạc cho thông tin thông thường bằng VTĐ thoại, nhưng thời gian gọi và công suất của máy phát phải được hạn chế ở mức nhỏ cần thiết. − Dải tần VHF: + Tần số 156.8Mhz (kênh 16) được dùng cho thông tin thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng VTĐ thoại. Trong trường hợp trên đó không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn thì các tần số này có thể được dùng để gọi và bắt liên lạc cho thông tin thông thường bằng VTĐ thoại, nhưng không được kéo dài quá một phút + Tần số 156.3Mhz (kênh 6) có thể được dùng cho hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn giữa các đài tầu và đài máy bay. Tần số này cũng có thể được dùng cho mục đích thông tin an toàn giữa các đài máy bay và đài tầu. + Tần số 121.5Mhz trong băng tần 117.975 Mhz đến 136 Mhz dùng cho mục đích cấp cứu và khẩn cấp trong nghiệp vụ di động hàng không bằng VTĐ thoại. 3.2.2.3.Các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng phương thức thông tin NBDP − Tần số 490 khz là tần số quốc gia giành riêng cho các đài duyên hải phát các thông báo khí tượng, thông báo hàng hải và các thông tin an toàn cho các tầu bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp. − Tần số 518 khz là tần số của hệ thống Navtex dành riêng cho các đài duyên hải phát các thông báo khí tượng, thông báo hàng hải bà các thông tin khẩn cấp cho các tầu bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp. − Các tần số2174.5 khz, 4177.5 khz, 6268 khz, 8376.5 khz, 12520 khz và 16695 khz là tần số dành riêng cho các thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp. Các tần số này không được phép sử dụng cho các mục đích thông tin khác. 18
  19. − Các tần số 4210 khz, 6314 khz, 8416.5 khz, 16804.5 khz, 19680.5 khz, 22376 khz và 26100.5 khz là các tần số dành riêng cho các đài duyên hải phát các thông tin an toàn hàng hải bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp. 3.2.2.4.Các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trong hệ thống thông tin vệ tinh. Các tần số 406-406.1 Mhz là tần số dành riêng cho các phao định vị VTĐ bằng vệ tinh trong hệ thống COSPAS-SARSAT. Băng tần 1544-1545 Mhz được dùng cho các hoạt động cấp cứu, khẩn cấp và an toàn chiều từ vệ tinh xuống các trạm mặt đất, bao gồm: − Phát chuyển tiếp các tín hiệu định vị vô tuyến vệ tinh xuống các trạm mặt đất. − Phát chuyển tiếp đường tín hiệu băng hẹp từ vệ tinh xuống các trạm di động Băng tần 1626.5-1645.5Mhz được dùng cho các mục đích cấp cứu và an toàn chiều từ mặt đất tới vệ tinh trong nghiệp vụ di động hàng hải. Băng tần 1645.5-1646.5Mhz được dùng cho các cấp cứu, khẩn cấp và an toàn chiều từ mặt đất tới vệ tinh, bao gồm: − Việc phát từ các EPIRB vệ tinh − Phát chuyển tiếp các loan báo bấp cứu từ các vệ tinh tầm thấp quĩ đạo cực tới các trạm mặt đất 3.2.2.5.Tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn sử dụng trên các xuồng cứu sinh. − Các thiết bị VTĐ thoại dùng trên xuồng cứu sinh phải có khả năng thu và phát trên tần số 156.8 Mhz trong băng tần từ 156-174 Mhz và phải có thêm ít nhất một tần số khác trong băng tần này − Thiết bị phát tín hiệu định vị trên xuồng cứu sinh phải có khả năng hoạt động trên băng tần số 9200-9500 Mhz. − Thiết bị gọi chọn số DSC trên xuồng cứu sinh hoạt động trên các băng tần số: + Từ 1605-2850 khz thì phải có khả năng phát trên tần số 2187.5 khz + Từ 4000-27500 khz thì phải có khả năng phát trên tần số 8414.5 khz + Từ 156-174 Mhz thì phải có khả năng phát trên tần số 156.525 khz Bảng 3.1 trình bày các tần số dùng trong cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trong thông tin lưu động hàng hải của các thiết bị thông tin mặt đất. Dải tần(khz) DSC(khz) Thoại (khz) NBDP (khz) Ghi chú 410-535 490 Navtex quốc gia 518 Navtex quốc tế 1605-4000 2187.5 2182 2174.5 4000-27500 4207.5 4125 4177.5 4209.5 Đài bờ phát navtex 4210 Đài bờ phát thông báo an toàn 6312 6215 6268 8414.5 8291 8376.5 8416.5 12577 12290 12520 19
  20. 12579 16804.5 16420 16695 16806.5 19680.5 22376 26100.5 156-174mhz 156.525mhz 156.650mhz Cho hoạt động tìm kiếm và cứu nạn kênh 70 (kênh 13) 156.8mhz (kênh 16) Bảng 3.1: Câc tần số dùng trong cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trong thông tin lưu động hàng hải của các thiết bị thông tin mặt đất. 3.2.2.6.Bảo vệ và chống can nhiễu các tần số cấp cứu, khản cấp và an toàn. Ngoại trừ những điều khoản qui định về việc sử dụng các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn, ngoài ra nghiêm cấm bất kì việc phát nào gây ra can nhiễu hoặc có thể gây can nhiễu tới các thông tin cấp cứu, thông báo cấp cứu, báo động cấp cứu, khẩn cấp hoặc an toàn trên các tần số: 500 khz, 2174.5 khz, 2182 khz, 2187.5khz, 4125 khz, 4207.5 khz, 6215 khz, 6312 khz, 8291 khz, 8376.5 khz, 8414.5 khz, 12290 khz, 12520 khz, 12577 khz, 16420 khz, 16695 khz, 16804.5 khz, 121.5 Mhz, 156.525 Mhz, 156.8 Mhz, hoặc tần số trong băng tần 406-406.1 Mhz, 1544-1545 mhz và 1645.5-1646.5 Mhz. Trước khi phát các thông tin liên quan đến mục đích cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trên các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn như nói ở mục 3.2.2. phải lắng nghe để chắc chắn rằng trên tần số đó không có các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn hoặc các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn đang được tiến hành. Nghiêm cấm tất cả các cuộc phát xạ ở bất kì tần số nào trong dải tần số từ 2173.5-2190.5 khz, trừ các tần số 2182 khz, 2174.5 khz, 2177 khz, 2187.5 khz, 2189.5 khz mà đã có những qui định riêng về việc sử dụng các tần số đó. Nghiêm cấm tất cả các cuộc phát xạ ở bất kì tần số nào trong dải tần số từ 156.7625- 156.8375 Mhz, trừ tần số 156.8 Mhz mà có thể gây can nhiễu tới các đài làm nghiệp vụ thông tin di động hàng hải làm việc trên tần số 156.8 Mhz. 3.3. TRỰC CANH THÔNG TIN CẤP CỨU, KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN. 3.3.1. Trực canh chu kì im lặng đối với tần số cấp cứu thoại 2182 Khz. Tất cả các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải đều phải thực hiện việc trực canh các chu kì im lặng của tần số cấp cứu thoại 2182 Khz trong giờ nghiệp vụ của mình, từ phút 00 đến phút thứ 03 và từ phút thứ 30 đến phút thứ 33 của mỗi giờ trong ngày từ 00 giờ đến 24 giờ UTC. Do đó nghiêm cấm tất cả mọi phát xạ trên tần số 2182 Khz trong các chu kì im lặng nói trên, trừ các cuộc gọi cấp cứu hoặc các thông tin liên quan đến cấp cứu. Ngoài ra các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải trong giờ nghiệp vụ của mình cũng phải thực hiện việc trực canh cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trên các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trong các dải tần làm việc đã được đăng kí của các đài đó. 3.3.2. Đối với các đài duyên hải. 20
  21. Tất cả các đài duyên hải làm nghiệp vụ thông tin công cộng trong hệ thống thông tin GMDSS làm việc với hệ thống của hệ thống thông tin mặt đất, sẽ phải có trách nhiệm duy trì việc trực canh tự động bằng DSC với những chu kì, thời gian và trên những tần số mà đã được đăng kí trong danh bạ các đài duyên hải. 3.3.3. Đối với các đài bờ mặt đất. Tất cả các trạm đài bờ mặt đất làm nghiệp vụ thông tin công cộng trong hệ thống thông tin GMDSS làm việc với hệ thống thông tin vệ tinh, sẽ phải có trách nhiệm duy trì việc trực canh tự động, liên tục đối với những cuộc phát chuyển tiếp cấp cứu của các vệ tinh. 3.3.4. Đối với các trạm đài tầu Tất cả các trạm đài tầu mà được trang bị các thiết bị thông tin trong hệ thống GMDSS trong khi hành trình trên biển sẽ phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên những tần số gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trên những băng tần mà tầu đang khai thác. Những trạm đài tầu mà được trang bị các thiết bị thông tin như vậy cũng sẽ phải duy trì việc trực canh trên những tần số thích hợp để có thể tự động thu nhận những thông báo khí tượng và những thông tin an toàn hàng hải có liên quan đến hàng hải có liên quan đến hàng hành của tầu. 3.3.5. Đối với các trạm đài tầu mặt đất. (SES) Những trạm đài tầu mặt đất phải duy trì việc trực canh để thu nhận những chuyển tiếp loan báo cấp cứu chiều từ tầu trên những kênh chung hoặc những kênh dành cho cấp cứu và an toàn. Theo đó tất cả các trạm đài tầu SES đều phải duy trì việc trực canh thông qua máy thu EGC. 3.4. BÁO ĐỘNG VÀ GỌI CẤP CỨU. Một thông tin cấp cứu bao gồm ba giai đoạn: - Tín hiệu báo động cấp cứu - Gọi cấp cứu và - Bức điện cấp cứu Báo động cấp cứu có thể được phát qua hệ thống thông tin vệ tinh với mức ưu tiên cao nhất trên kênh thông tin chung hoặc hệ thống thông tin VTĐ mặt đất trên những tần số giành riêng cho thông tin cấp cứu của các băng tầng MH, HF và VHF dùng kĩ thuật gọi chọn số. Các cuộc gọi cấp cứu là các cuộc gọi không có địa chỉ và những cuộc gọi cấp cứu và các bức điện cấp cứu như vậy chỉ được phát đi bởi thuyền trưởng hoặc người được uỷ quyền của thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu. Bất kì một báo động cấp cứu nào cũng phải bao gồm nhận dạng của đài bị nạn và vị trí của nó. Một báo động cấp cứu như vậy có thể thực hiện tự động hoặc nhân công. Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải các cuộc báo động và gọi cấp cứu chỉ được phát đi từ các đài di động. 3.4.1. Báo động và gọi cấp cứu bằng DSC. Theo công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS/1974 bổ sung và sửa đổi năm 1988, trong hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS, các thiết bị gọi chọn số DSC là các thiết bị cơ bản cho mục đích thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu. Nội dung củamột báo động cấp cứu bằng DSC gồm: − Tín hiệu báo động cấp cứu − Số nhận dạng (ID) của tầu bị nạn − Vị trí của tầu bị nạn (vĩ độ, kinh độ) 21
  22. − Thời gian bị nạn (UTC) − Tính chất bị nạn Những nội dung trên có thể được truy cập tự động hoặc bằng tay. Nếu trường hợp thông tin về vị trí của tầu bị nạn không được truy cập hoặc không được xác định thì thiết bị sẽ tự động phát đi 10 con số 9 liên tiếp. Nếu trường hợp thông tin về thời gian của tầu bị nạn không được truy cập hoặc không được xác định thì thiết bị sẽ tự động phát đi 4 con số 8 liên tiếp. 3.4.1.1.Cuộc gọi cấp cứu (tức thời) bằng DSC. Kiểu gọi này áp dụng cho trường hợp khai thác viên không có thời gian chuẩn bị các bức điện cấp cứu mà chỉ việc ấn vào nút “Distress”, một số thông tin quan trọng của một cuộc gọi cấp cứu trên đây có thể thực hiện trên một tần số cấp cứu duy nhất hoặc nhiều tần số gọi cấp cứu trong băng tần MF và HF. Trong dải tần VHF chỉ dùng một tần số gọi duy nhất 156.525 Mhz (kênh 70) Nội dung của cuộc gọi gồm: − Format: DISTRESS − Self identification: MMSI (của tầu phát cấp cứu) − Position: Được cập nhật trong máy − Time: Được cập nhật trong máy − Natural: Lựa chọn một trong 8 trường hợp bị nạn − Telecommand: Telephone 3.4.1.2. Cuộc gọi cấp cứu trong trường hợp có thời gian chuẩn bị bức điện cấp cứu- Được thực hiện bởi khai thác viên. Trong trường hợp có đủ thời gian để khai thác viên chuẩn bị bức điện gọi cấp cứu thì khai thác viên phải truy cập một số thông tin quan trọng của một cuộc gọi cấp cứu như sau: − vị trí bị nạn − Thời gian bị nạn − Tính chất bị nạn − Phương thức và tần số để thực hiện thông tin cấp cứu − Chọn tần số cấp cứu DSC thích hợp để gọi cấp cứu. 3.4.2. Các trường hợp báo động cấp cứu và chuyển tiếp báo động cấp cứu. 3.4.2.1.Báo động cấp cứu được phát bởi một đài tầu hoặc một đài tầu mặt đất. Một báo động cấp cứu được phát bởi một đài tầu hoặc một đài tầu mặt đất khi tầu đó hoặc những người trên tầu đó đang trong tình trạng cấp cứu, yêu cầu được trợ giúp ngay lập tức. Một báo động cấp cứu có nội dung và cách tiến hành như sau: − Phát tín hiệu báo động cấp cứu − Nhận dạng của đài tàu đang trong tình trạng cấp cứu − vị trí bị nạn − Tính chất bị nạn 22
  23. 3.4.2.2.Phát chuyển tiếp báo động cấp cứu chiều từ bờ đến tầu. Trong trường hợp một trung tâm phối hợp cứu nạn không thể tiến hành cứu trợ ngay lập tức thì một đài bờ hoặc một trung tâm phối hợp cứu nạn sẽ phát chuyển tiếp báo động cấp cứu tới một tầu, một nhóm tầu thích hợp hoặc tới tất cả các tầu bằng các thiết bị thông tin vệ tinh INMARSAT hoặc bằng các thiết bị DSC. Trong cuộc gọi chuyển tiếp cấp cứu phải chỉ ra số nhận dạng của đài phát chuyển tiếp cấp. Nội dung của cuộc gọi chuyển tiếp cấp cứu giống như nội dung của cuộc gọi cấp cứu mà đài đó đã nhận được. 3.4.2.3.Phát chuyển tiếp báo động cấp cứu bởi một đài tầu không bị nạn. Một đài di động hoặc một đài di động vệ tinh khi nhận thấy rằng một đài di động khác đang trong tình trạng cấp cứu sẽ phát một báo động chuyển tiếp cấp cứu trong những trường hợp sau: − Khi một đài di động trong tình trạng cấp cứu nhưng không tự phát được báo động cấp cứu. − Khi thuyển trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu nhận thấy rằng việc giúp đỡ là cần thiết. Nội dung của một chuyển tiếp báo động cấp cứu: − Format: all ships(or ships in geographical area or individual station) − Address: Nếu cuộc gọi “all ship” thì không cần đưa địa chỉ, nếu gọi “geographical area or individual station” phải đưa địa chỉ vùng địa lý hoặc ID của đài cần gọi. − Category: DISTRESS − Self identification: +9 số nhận dạng MMSI của đài phát chuyển tiếp − Distress ship ID: 9 số nhận dạng MMSI của tầu bị nạn − Message: Repeat of original alert information. − MMSI (of station in distress) − Distress co-ordinates − Position − Time − Type of subsequent communications 3.4.3. Gọi cấp cứu bằng VTĐ thoại. Thủ tục một cuộc gọi cấp cứu bằng thoại gồm: − Tín hiệu báo động cấp cứu − Gọi cấp cứu − Phát bức điện cấp cứu Cụ thể: − MAYDAY MAYDAY MAYDAY − This is (hoặc DE-delta echo- trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn) − Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tầu bị nạn-phát 3 lần Nội dung của một bức điện cấp cứu bao gồm 23
  24. − Tín hiệu cấp cứu “MAYDAY” − Hô hiệu hoặc số nhận dạng khác của tầu bị nạn − Vị trí bị nạn − Những yêu cầu trợ giúp − Những thông tin khác nếu có 3.4.4. Gọi cấp cứu bằng các thiết bị thông tin vệ tinh Trong các thiết bị thông tin vệ tinh có hai phương thức cơ bản để gọi cấp cứu: − Gọi cấp cứu bằng telex. − Gọi cấp cứu bằng thoại 3.4.4.1.Gọi cấp cứu bằng telex đối với trạm SES INMARSAT C Gồm hai phương pháp sau: A/ Dùng phím “DISTRESS ALERT” để phát một báo động cấp cứu. Áp dụng trong trường hợp bị nạn nhưng không có thời gian để soạn bức điện chi tiết, bằng cách ấn và giữ nút “DISTRESS ALERT” trong khoảng 5 giây. Chú ý: một số thông tin về vị trí, thời gian, tốc độ và hướng tầu không có trong loan báo cấp cứu nếu các thiết bị của SES không có các thiết bị cập nhật các thông tin đó liên tục. B/ soạn thảo Bước 1: soạn điện với nội dung sau: − Tín hiệu cấp cứu MAYDAY − Tên tầu hoặc số nhận dạng khác − vị trí bị nạn − Thời gian bị nạn − Tính chất bị nạn − Yêu cầu trợ giúp − Những thông tin khác Bước 2: − Lưu bức điện vừa soạn vào file và đặt tên file Bước 3: Làm thủ tục chuyển bức điện cấp cứu gồm: − Format: Distress (selected) − Type: Telex (selected) − File name − LES ID: (entered) Bước 4: Tiến hành phát điện cấp cứu. 3.4.4.2.Gọi cấp cứu bằng thoại thông qua các thiết bị thông tin vệ tinh. − Nhấc handset 24
  25. − Ấn phím đỏ “EMERGENCY” hoặc phím “*” và giữ trong 5 giây. − Nhập ID của trạm LES gần nhất − Quay số điện thoại của RCC gần nhất − Phát lời kêu cứu và bức điện cấp cứu. 3.5. BÁO NHẬN MỘT CUỘC GỌI CẤP CỨU. 3.5.1. Thủ tục báo nhận một cuộc gọi cấp cứu. 3.5.1.1.Báo nhận cấp cứu từ một đài duyên hải, một đài vệ tinh mặt đất CES hoặc từ một trung tâm phối hợpcứu nạn RCC. Các đài duyên hải và các đài vệ tinh mặt đất thích hợp khi nhận được một báo động cấp cứu phải chắc chắn rằng nội dung của loan báo cấp cứu đó sẽ được gửi tới một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC thông qua một đài duyên hải hoặc một trạm vệ tinh mặt đất khi nhận được một loan báo cấp cứu sẽ phải tiến hành phát xác nhận loan báo cấp cứu. đó càng sớm càng tốt. Một đài duyên hải sẽ phải phát xác nhận một cuộc gọi cấp cứu tới tất cả các tầu bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trên tần số gọi cấp cứu mà đài duyên hải đã nhận được một cuộc gọi cấp cứu đó. 3.5.1.2.Báo nhận cấp cứu từ một đài tầu hoặc một đài tầu mặt đất. Các đài tầu hoặc các đài tầu mặt đất khi nhận được một loan báo cấp cứu sẽ phải thông báo cho thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu những thông tin của cuộc gọi cấp cứu đó càng sớm càng tốt. Những vùng biển mà ở đó chắc chắn sẽ thông tin được với một hoặc nhiều đài duyên hải, các đài tầu khi nhận được một loan báo cấp cứu sẽ phải trì hoãn việc xác nhận của muình để cho các đài duyên hải xác nhận trước. Một đài tầu nhận được một loan báo cấp cứu trên dải tần HF sẽ không xác nhận loan báo cấp cứu đó, nhưng sẽ phải thực hiện việc trực canh trên các tần số cấp cứu với những phương thức thông tin thích hợp. Nếu trong khoảng thời gian 3 phút mà không có một đài duyên hải nào phát xác nhận loan báo cấp cứu đó thì sẽ phát chuyển tiếp loan báo cấp cứu đó. Một đài tầu khi phát xác nhận một cuộc gọi cấp cứu sẽ phải: − Phát xác nhận cuộc gọi cấp cứu bằng thoại trên tần số giành cho cấp cứu và an toàn bằng thoại ứng với băng tần đã dùng để nhận cuộc gọi cấp cứu. − N ếu việc xác nhận cuộc gọi cấp cứu đó bằng thoại trên các tần số gọi cấp cứu của dải tần MF hoặc VHF không thành công, thì việc xác nhận đó có thể được thực hiện bằng thiết bị gọi chọn số DSC trên một tần số DSC thích hợp. 3.5.2. Thủ tục báo nhận gọi cấp cứu Tất cả các cuộc báo nhận cấp cứu đều được thực hiện bằng nhân công mà không có chế độ tự động xác nhận cuộc gọi cấp cứu trong tất cả các thiết bị thông tin trong hệ thống GMDSS. 3.5.2.1. Thủ tục báo nhận cấp cứu bằng DSC Việc báo nhận một cuộc gọi cấp cứu bằng DSC thường được áp dụng cho các đài Duyên Hải, và sẽ được phát triên cùng tần số cấp cứu DSC mà tầu bị nạn đã dùng để phát báo động cấp cứu đó. Đối với các đài tầu khi nhận được một báo động cấp cứu bừng DSC sẽ phải chờ một khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút để cho các đài Duyên Hải xác nhận trước. Nếu trong khoảng thời gian trên, không có bất kỳ một đài nào phát xác nhận thì dài tầu sẽ làm thủ tục báo nhận cuộc gọi cấp cứu đó bằng thoại nếu thấy sự 25
  26. trợ giúp đó là cần thiết. Một đài tầu không bị nạn khi nhận được một báo động cấp cứu bằng DSC chỉ thực hiện việc báo nhận bằng DSC khi biết chắc chắn rằng báo động cấp cứu đó nằm ngoài vùng phủ sóng của các đài Duyên Hải mà chắc chắn rằng báo động cấp cứu đó nằm ngoài vùng phủ sóng của các đài Duyên Hải mà chắc chắn sẽ không có bất cứ một đài nào có khả năng nhận được báo động cấp cứu đó. Cần lưu ý rằng khi đài tàu phát xác nhận cuộc gọi cấp cứu bằng DSC cho tàu bị nạn, thì đài tàu đó phải phát chuyển tiếp loan báo cấp cứu đó tới một đài Duyên Hải và phải chắc chắn rằng đài tầu mình đang trong vùng phủ sóng của ít nhất một đài Duyên Hải gần nhất. Các lưu đồ trong hình 3.1, hình 3.2 và 3.3 trình bày các trường hợp xác nhận một loan báo cấp cứu trong vùng biển A1, A2, A3. Nội dung của một cuộc xác nhận cấp cứu bằng DSC bao gồm: Format : ALL SHIPS Category : DISTRESS Self dentification : 9 số nhận dạng MMSI của đài tầu phát xác nhận Telecommand : DISTRESS ACKNOWLEDGENMENT Diastress Ship's ID : 9 số nhận dạng MMSI của tàu bị nạn. 3.5.2.2. Thủ tục báo nhận cấp cứu bằng thoại Thủ tục báo nhận một cuộc gọi cấp cứu bằng vô tuyến điện thoại trong hệ thống thông tin GMDSS được áp dụng cho các đài tàu hoặc các đài tàu mặt đất như sau: - Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY" - Một lần. - Hô hiệu hoặc số nhận dạng ID của tàu bị nạn - phát 3 lần; - "THIS IS" hoặc DE (Delta E cho trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn). - Hô hiệu hoặc số nhận dạng ID của đài báo nhận cấp cứu - phát 3 lần; "RECEIVED" hoặc RRR (Remeo Romeo Romeo trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn). - Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY". 26 Có báo nhận của đài DH or RCC không?
  27. Nhận được báo động cấp cứu bằng DSC Canh nghe trên kênh 16 trong vòng 5 phút Có báo nhận của Có đài DH or RCC không? Không Không Tàu có khả năng trợ giúp không? Thông tin cấp cứu có thực hiện Có Có không? Không Xác nhận báo Thông báo động cấp cứu tới Đài Báo động cấp cứu Có bằng thoại trên Duyên Hải DSC có tiếp tục kênh 16 tới tàu hoặc không? bị hạn RCC Không Đưa thiết bị Nhập các về trạng thái thông tin đã hoạt động nhận được bình vào file log thường Hình 3.1. Hành động của tàu không bị nạn khi nhận được báo động cấp cứu bằng DSC kênh 70/VHF 27 Có báo nhận của đài DH or RCC không?
  28. Nhận được báo động cấp cứu bằng DSC Canh nghe trên VHF kênh 16trong vòng 5 phút Có báo nhận của Có đài DH or RCC không? Không Không Tàu có khả năng trợ giúp không? Thông tin cấp cứu có thực hiện Có Có không? Không Xác nhận báo Thông báo động cấp cứu tới Đài Báo động cấp cứu Có bằng thoại trên Duyên Hải DSC có tiếp tục kênh hoặc không? 16/182khz tới RCC tàu bị hạn Không Đưa thiết bị Nhập các về trạng thái thông tin đã hoạt động nhận được bình vào file log thường Hình 3.2. Hành động của tàu không bị nạn khi nhận được báo động cấp cứu bằng DSC kênh VHF/MF 28
  29. Nhận được báo động cấp cứu bằng DSC Canh nghe trên kênh 16/218khz trong vòng 5 phút Có báo nhận của Có đài DH or RCC không? Không Không Tàu có khả năng trợ giúp không? Thông tin cấp cứu có thực hiện Có không? Không Xác nhận báo Phát chuyển tiếp động cấp cứu cấp cứu bằng Có bằng thoại trên HF/DSC tới ĐDH kênh 16/182khz tới tàu bị hạn Đưa thiết bị Nhập các về trạng thái thông tin đã hoạt động nhận được bình thường vào file log Hình 3.3. Hành động của tàu không bị nạn khi nhận được báo động cấp cứu bằng DSC trên dải tần HF 29
  30. 3-5-2-3. Thủ tục báo nhận cấp cứu bằng TLX. Thủ tục báo nhận một cuộc gọi cấp cứu bằng TLX trong hệ thống thông tin GMDSS được áp dụng cho các dài tầu như sau: - Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY"; - Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tầu bị nạn; - Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tàu báo nhận cấp cứu; - Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY". Việc báo nhận cấp cứu bằng TLX đối với một cuộc gọi cấp cứu tù một dài tầu vệ tinh mặt đất sẽ được thực hiện bởi một dài bờ vệ tinh mặt đất bằng việc phát lại số nhận dạng của dài tầu phát loan báo cấp cứu. 3.6. THÔNG TIN CẤP CỨU Thông tin cấp cứu được thực hiện bởi các thiết bị thông tin vô tuyến điện MF, HF và VHF của hệ thống thông tin mặt đất; và các thiết bị của hệ thống thông tin vệ tinh, như INMARSAT AIB hoặc INMARSAT C, bằng các phương thức thông tin thoại hoặc telex. thông tin cấp cứu được ưu tiên cao nhất, nên tất cả các loại thông tin khác. Thông tin cấp cứu bao gồm tất cả các bức' điện liên quan dền việc yêu cầu trợ giúp ngay lập tức của một tầu đang trong tình trạng áp cứu, nó cũng bao gồm cả những thông tin tìm kiếm và cứu nạn và những thông tin điện trường. Thông tin cấp cứu có thể được thực hiện trên các tần số cấp cứu. Các bức diện cấp cứu chuyển bằng phương thức thoại cũng như bằng TLX đầu bức điện cấp cứu được bắt đầu bằng tín hiệu cái cứu MAYDAY. Tất cả các bức điện cấp cứu bằng tlx, theo qui định trước khi bắt đầu bức điện phải xuống dòng và lùi vào một chữ, sau đó là tín hiệu cấp cứu MAYDAY và nội dung bức điện cấp cứu. Khi thông tin cấp cứu được thiết lập bởi tầu bị nạn bằng thiết bị NBDP, thì phải chọn chế độ FEC để thực hiện thông tin chế độ ARQ cũng có lúc dược sử dụng khi thông tin cấp cứu dã dược phát trước đo bằng chế độ FEC. Trung tâm phối hợp cứu luật sẽ chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. Tất cả các dài khi nhận được một cuộc gọi hoặc thông tin cấp cứu phải ngay lập tức ngừng tất cả các việc phát mà có tri can nhiễu tới thông tin cấp cứu và phải lắng nghe trên tần số dùng để gọi cấp cứu. Các trung tâm phối hợp tìm kiếm và cứu nạn hoặc các đài duyên hải có thể yêu cầu các đài đang gây nhiều tới các thông tin cấp cứu phải ngừng phát và giữ im lặng. Chỉ dẫn này có thể được đưa lới tất cả các đà hoặc chỉ cho một dài. Thủ tục như sau: Trong thông tin thoại sẽ dùng tín hiệu: "SEL LOD MAYDAY" được phát âm theo tiếng Pháp là "siletlcc m'aider". Ví dụ: - Mayday - Hello all stations. - This is. - Name or call sign or ID of RCC or Coast station. - Seelonce mayday. - Nếu dùng TLX bằng các thiết bị NBDP ở chế độ FEC sẽ dùng tín hiệu "Silence mayday". 30
  31. 3.7. THÔNG TIN HIỆN TRƯỜNG Thông tin hiện trường là những thông tin giữa một đài lưu động đang trong tình trạng cấp cứu và các đài lưu động làm nhiệm vụ cứu trợ, và giữa các đài lưu động với đơn vị hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu trợ. Đơn vị làm nhiệm vụ phối hợp hoạt động tìm kiếm và cứu trợ có trách nhiệm điều khiển thông tin hiện trường. Tất cả các đài lưu động có thể tham gia vào việc thông tin có liên quan đến trường hợp bị nạn. Những thông tin này đều được sử dụng trên các tần số thông tin simplex. Các tần số 156,8 mhz và 2182 khz sẽ được dùng cho thông tin hiện trường đối với phương thức thông tin thoại. Tần số 2174,5 khz cũng có thể được dùng cho thông tin hiện trường giữa tàu với tàu bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp ở chế độ FEC. Để bổ sung cho tần số 156,8 mhz và tần số 2182 khz, các tần số 3023 khz, 4125 khz, 5680 khz, 123,1 mhz và 156,3 mhz (kênh 6/VHF) cũng được dùng cho thông tin hiện trường giữa tàu và máy bay. Đơn vị hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn sẽ có trách nhiệm lựa chọn và quyết định các tần số cho thông tin hiện trường. Thông thường, đơn vị hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn sẽ thiết lập một tần số cho thông tin hiện trường, tất cả các đài lưu động khác có tham gia vào thông tin hiện trường đó sẽ phải duy trì liên tục việc trực canh trên tần số dã được lựa chọn này. 3.8. HỆTHỐNG PHAO ĐỊNH VỊ VÔ TUYẾN TRONG THÔNG TIN CẤP CỨU, KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN - EPIRBS. Thiết bị EPIRB là một bộ phận quan trọng trong thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn của hệ thống GMDSS, và theo quy định thì tất cả các tàu chạy biển đều phải trang bị thiết bị này. Trong hệ thống GMDSS, EPIRB được quy định là loại tự nổi và kín nước. Thông thường, EPIRB được đặt trên một giá đỡ ở một vị trí thích hợp trên boong tàu, sao cho nếu trường hợp tàu bị chìm đắm thì hệ thống kích hoạt sẽ tự động kích hoạt EPIRB và phát tín hiệu báo động cấp cứu. Tín hiệu phát đi từ EPIRB sẽ bao gồm tín hiệu báo động cứu nạn phù hợp với hệ thống vô tuyến điện thích hợp, tín hiệu nhận dạng của tàu hay phương tiện bị nạn và một số thông tin cần thiết khác phục vụ cho việc định vị tàu bị nạn. Thiết bị phao định vị vô tuyến - EPIRB bao gồm 2 loại: - EPIRB trong hệ thống COSPAS - SARSAT, và - EPIRB trong hệ thống INMARSAT. 3.8.1. EPIRB trong hệ thống COSPAS - SARSAT Hệ thống Cospas - Sarsat là một hệ thống vệ tinh trợ giúp tìm kiếm và cứu nạn, được thiết lập để xác định vị trí của thiết bị EPIRB dựa trên nguyên tắc hiệu ứng Dopple, trên tần số 121,5 mhz và 406,025 mhz. Hệ thống được sử dụng để phục vụ tất cả các tổ chức trên thế giới có trách nhiệm tìm kiếm và cứu hạn trên biển, trên không và trên đất liền. 3.8.1.1. Đặc tính của hệ thống COSPAS-SARSAT. Đặc tính của hệ thống COSPAS - SARSAT được trình bày trong bảng sau: 31
  32. Các tính chất EPIRB 121,5 Mhz EPIRB 406 Mhz - Khả năng phát hiện Không áp dụng 0,98 - Khả năng định vị 0,9 0,9 - Độ chính xác định vị 17,2 km 90% trong vòng 5km - Khả năng loại bỏ ảnh 0,73 0,96 - Dung lượng hoạt động 10 90 cùng một lúc - Vùng bao phủ Tức thời Tức thời và toàn cầu Bảng 3.2. Đặc tính của hệ thống COSPAS - SARSAT Sự phát triển của EPIRB 406 mhz được xem như để khắc phục nhược điểm của EPIRB vệ tinh 121,5 mhz. Các loại EPIRB 406 mới có các đặc tính như sau: - Tăng độ chính xác định vị trí và loại trừ tính đa trị. - Tăng dung lượng của hệ thống, tức là tăng số lượng của beacon phát đồng thời trong cùng tầm quan sát của một vệ tinh có thể xử lý được. - Có tính bao phủ toàn cầu. - Mỗi beacon chỉ có một số nhận dạng cứu nạn. Một EPIRB 406 mhz bức xạ công suất 5w trong khoảng thời gian 0,5 giây với chu kỳ lặp lại là 50 giây. Chu kỳ lặp lại dài cho phép truy nhập nhiều đường. Với một hệ thống, cho phép xử lý đồng thời tới 90 beacon trong tầm quan sát của vệ tinh và tiêu hao công suất trung bình thấp. Các EPIRB vệ tinh loại hai tần số 121,5/406,025 mhz cho phép sử dụng các vùng có sự kiểm soát không lưu. Tuỳ loại beacon (hàng hải, hàng không hay trên đất liền) các beacon có thể được kích hoạt nhân công hay tự động. 3.8.1.2. Thủ tục khai thác và nội dung bức điện EPIRB Phần này sẽ trình bày về dữ liệu báo động, những thông tin về hệ thống và nội dung chính của một bức điện trong EPIRB. Dữ liệu báo động. Dữ liệu báo động cho người sử dụng là những dữ liệu cho hoạt động của SAR. Thông tin hệ thống cho người sử dụng là những vấn đề tổ chức cơ bản trong kỹ thuật của hệ thống COSPAS - SARSAT. Dữ liệu báo động có hai loại: Điện phát ra từ phao tiên đã mã hoá và điện báo động từ LUT/MCC. Các tín hiệu phát đi từ các EPIRB đã được kích hoạt sẽ cung cấp đầu vào ban đầu để tạo ra tín hiệu báo động. Khi trạm LUT đã thu và xử lý điện EPIRB đã mã hoá thì dữ liệu báo động đượctruyền tới MCC quốc gia để phân phát. Tuỳ theo các yêu cầu và thủ tục mà mỗi MCC phát dữ liệu báo động cho các quốc gia trong vùng dịch vụ của nó khi đạt được thoả thuận nhận những dữ liệu đó của SAR có thể được tiến hành ngay lập tức. Hơn nữa, bất kỳ một MCC nào khi thu vùng nào đó trên thế giới, thì cần phải phát lại thông tin đó cho MCC thích hợp hoặc cơ quan có thẩm quyền của SAR. Thông tin hệ thống Thông tin hệ thống bao gồm năm loại điện hệ thống như sau: - Thông tin lịch thiên văn hoặc vectơ quỹ đạo: Được sử dụng để lấy và dõi theo vệ tinh nhằm tính toán các vị trí của EPIRB. 32
  33. - Điện hiệu chỉnh thời gian: Cần thiết cho việc xác định độ chính xác của phép định vị EPIRB. - Điện dữ liệu Telemetry: Cung cấp các thông tin về tình trạng của các thiết bị SAR trên tàu. - Các thông tin điều hành vệ tinh: Được phát lên trong quá trình phát các thủ tục kiểm tra để sửa chữa các lỗi hoặc các tình trạng sai sót quá giới hạn. - Điện phối hợp: Được dùng để thông tin các tin tức chung cần thiết để khai thác hệ thống COSPAS - SARSAT. Nội dung các bức điện: Các bức điện của EPIRB 121,5 mhz chỉ bao gồm các tín hiệu báo động được phát lên vệ tinh và các vệ tinh của hệ thống COSPAS - SARPAT sẽ xác định vị trí của EPIRB. Các bức điện của EPIRB 406 mhz bao gồm tín hiệu báo động, số nhận dạng ID của tàu bị nạn, quốc tịch của tàu bị nạn, vị trí của tàu bị nạn sẽ do vệ tinh trong hệ thống COSPAS - SARSAT xác định dựa trên hiệu ứng Dopple. Với các EPIRB 406 mhz loại mới, trong nội dung các bức điện ngoài số nhận dạng, quốc tịch của tàu bị nạn, còn chứa đựng những thông tin về vị trí, tính chất bị nạn 3.8.2. EPIRB của hệ thống INMARSAT. EPIRB vệ tinh băng L hoạt động qua hệ thống vệ tinh INMARSAT (INMARSAT - E) có thể dùng như một phương tiện báo động cứu nạn cho các tàu hoạt động trong các vùng biển A1, A2, A3 như là một sự lựa chọn với EPIRB 406 mhz. EPIRB vệ tinh băng L cho phép báo động cứu nạn khẩn cấp (khoảng 10 phút với công suất bức xạ của EPIRB là 1W) trong vùng bao phủ từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam, hệ thống cho phép xử lý tới 20 cuộc báo động đồng thời trong khung thời gian 10 phút, với khả năng thao tác nhân công hoặc tự động cập nhật thông tin về vị trí vào EPIRB. EPIRB băng L có thể được kích hoạt bằng nhân công hoặc tự động khi tàu chìm đắm. Sau khi kích hoạt, EPIRB vệ tinh băng L phát một bức điện báo động cứu nạn. Các thông tin này được lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Sau khi được vệ tinh INMARSAT phát chuyển tiếp, tín hiệu báo động cấp cứu được đưa tới trạm đài bờ NCS (hoặc LES) bằng tần số ấn định riêng, được hệ thống máy tính xử lý tín hiệu để nhận dạng và giải mã bức điện. Bức điện báo động cấp cứu sau đó được gửi tới cho một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC thích hợp. 3.9. BÁO YÊN CẤP CỨU Khi thông tin cấp cứu đã được kết thúc trên các tần số cấp cứu, Trung tâm phối hợp cứu nạn điều khiển các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn sẽ phát một bức điện trên các tần số cấp cứu đó để chỉ ra rằng thông tin cấp cứu đó đã được kết thúc. Khi nhận được bức điện báo yên cấp cứu như vậy, các đài làm nghiệp vụ lưu động hàng hải sẽ kết thúc quá trình trực canh thông tin cấp cứu và trở lại các hoạt động nghiệp vụ bình thường của các đài đó. Trong thông tin VTĐ thoại, nội dung một bức điện báo yên cấp cứu bao gồm: - Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY". - "Hello all station" "CQ" (phát âm là CHARLIE QUEBEC trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn) - phát 3 lần; - "This is" hoặc "DE" (phát âm là DELTA ECHO trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn) - phát 1 lần; - Hô hiệu hoặc số nhận dạng (ID) của đại phát bức điện đó; - Giờ đăng ký bức điện báo yên (giờ UTC); - Tên và hô hiệu của đài lưu động đã bị nạn; - "SEELONCE FEENEE" phát âm theo tiếng Pháp là "Silence fini". 33
  34. Đối với các phương thức thông tin bằng TLX, nội dung một bức điẹn báo yên cơ bản của giống trường hợp thoại, bao gồm: - Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY" - CQ - DE - Hô hiệu hoặc số nhận dạng (ID) của đài phát bức điện báo yên; - Gìơ đăng ký bức điện báo yên - Tên và hô hiệu của đài lưu động bị nạn; - "SILENCE FINI" Tóm tắt các quá trình gọi cấp cứu và thông tin cấp cứu trong hệ thống GMDSS được trình bày theo lưu đồ hình 3.3. 3.10. HUỶ BỎ MỘT CUỘC GỌI CẤP CỨU Trong hệ thống thông tin GMDSS, một báo động cấp cứu từ một đài di động Hàng hải sẽ ngay lập tức được chuyển tới một RCC gần nhất thông qua các đài Duyen Hải hoặc đài NCS (hoặc LES), RCC sẽ nhanh chóng tổ chức và tiến hành cứu trợ. Do đó, khi có một loan báo cấp cứu nhầm đã được phát đi, vì bất cứ lý do nào, dài tàu đã phát loan báo cấp cứu nhầm đó phải ngay lập tức bằng các thiết bị và phương thức thông tin trên những tần số ưu tiên thích hợp, thông báo cho RCC đó qua các đài Duyên Hải hoặc trạm NCS (hoặc LES) để huỷ bỏ loan báo cấp cứu nhầm đó. Nội dung bao gồm: - Hello all stations; 3 lần. - This is; - Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tàu 3 lần. - Vị trí; - Cancel my DSC Distrees alert of (date), (time) UTC. - Over. 3.10.2. Huỷ bỏ một cuộc gọi nhầm cấp cứu được phát bởi thiết bị NBDP Khi có một bức điện báo động cấp cứu nhầm đã được phát qua thiết bị NBDP, vì bất kỳ lý do nào, cũng phải ngay lập tức thông báo tới các đài Duyên Hải gần nhất và các dài tầu lân cận trên tần số ưu tiên cấp cứu để huỷ bỏ bức điện cấp cứu nhầm đó. - Nội dung của bức điện thông báo huỷ bỏ bức điện cấp cứu bao gồm: - CQ; - DE; - Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tầu; - Vị trí; - Cancel my DSC Distress Alert of (Date), (time) UTC. = Masterr + 3.10.3. Huỷ bỏ một cuộc gọi nhầm cấp cứu trên thiết bị INMARSAT Một báo động cấp cứu nhầm đã được phát qua thiết bị INMARSAT - A/B hoặc C vì bất kỳ một nguyên nhân nào, cũng phải ngay lập tức thông báo tới RCC thích hợp để huỷ bỏ loan báo cấp cứu nhầm đó bằng việc phát một bức điện ưu tiên cấp cứu bằng thoại trên kênh 16/VHF hoặc tần số 2182 khz qua một đài Duyên Hải gần nhất, và một bức điện ưu tiên cấp cứu bằng telex (đối với INMARSAT C) Hoặc bằng 34
  35. thoại (với INMARSAT A/B, M) gửi qua trạm NCS hoặc LES mà loan báo cấp cứu nhầm đã được chuyển qua đó. Thủ tục huỷ bỏ báo động nhầm bằng thoại thực hiện trên kênh 16/VHF hoặc tần số 2182 khz như đã trình bày ở trên. Nội dung của bức điện thông báo huỷ bot một loan báo cấp cứu nhầm được thực hiện bằng thiết bị INMARSAT C bao gồm: - Tên tầu; - Hô hiệu hoặc số nhận dạng IMNư; - Vị trí; - "Cancel my INMARSAT - C Distress alert of (date). (time) UTC. = Master +. Đối với INMARSAT - A/B hoặc M, tàu phát cuộc gọi cấp cứu nhầm sẽ bằng phương thức thông tin thoại INMARSAT với mức ưu tiên cao nhất (mức số 3) gọi tới một RCC gần nhất hoặc qua NCS mà cuộc gọi cấp cứu nhầm đã gọi tới đó để thông báo việc huỷ bỏ cuộc gọi cấp cứu nhầm. 3.10.4. Huỷ bỏ một cuộc gọi cấp cứu nhầm được phát bởi EPIRB - 406. Khi có một loan báo cấp cứu nhầm đã phát qua thiết bị EPIRB - 406, vì bất cứ lý do gì, cũng phải ngay lập tức thông báo tới các đài Duyên Hải gần nhất bằng phương thức thông tin thoại trên kênh 16 VHF hoặc trên tần số 2182 khz, hoặc trên tần số cấp cứu thoại thích hợp, để huỷ bỏ loan báo cấp cứu nhầm đó. Nội dung bao gồm: - Hello all stations; 3 lần. - This is; - Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tàu 3 lần. - Vị trí; - Cancel my DSC Distrees alert of (date), (time) UTC. - Over. 3.11. THÔNG TIN HIỆN TRƯỜNG - ON - SCENE COMMUNICATIONS Thông tin hiện trường là thông tin giữa một đài di động đang trong tình trạng cấp cứu và đài di động tham gia cứu trợ; và giữa các đài di động với đơn vị phối hợp hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. Đơn vị phối hợp hoạt động tìm kiếm và cứu trợ sẽ chịu trách nhiệm điều khiển các thông tin hiện trường. Trong thông tin hiện trường sẽ sử dụng các kênh simplex, nếu dùng thiết bị thức thoại, sẽ dùng trên kênh 16/VHF (tần số 156,8 mhz) và tần số 2182 khz; trường hợp thông tin hiện trường giữa tàu với tàu bằng thiết bị NBDP sẽ thực hiện trên tần số 2174,5 khz ở chế độ FEC. Trong phương thức thông tin thoại, để bổ xung cho các tần số 156,8 mhz (kênh 16/VHF) và tần số 2182 khz có thể dùng các tần số 3023 khz, 4125 khz, 5680 khz, 123,1 mhz và 156,3 mhz (kênh 6/VHF) cho thông tin hiện trường giữa tàu biển và máy bay. Các tần số cho thông tin hiện trường sẽ đo đơn vị phối hợp tìm kiếm và cứu trợ lựa chọn và quyết định. Thông thường, một tần số cho thông tin hiện trường sẽ được thiết lập, các đài di động sẽ duy trì việc trực liên tục bằng các thiết bị thông tin thích hợp trên tần số đã được lựa chọn. 3.12. THỦ TỤC PHÁT THỬ CẤP VÀ AN TOÀN Việc phát các tín hiệu thử chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết và phải được hạn chế về thời gian và công suất để tránh gây can nhiễu, đặc biệt khi thử trên các tần số cấp cứu và an toàn. Bất kỳ ở đâu khi 35
  36. tiến hành việc phát thử phải thực hiện ở mức công suất thấp nhất, phải thông báo có sự phối hợp với các đài xung quanh. Việc thử trên các tần số gọi cấp cứu và an tpàn phải thực hiện bằng thoại. Các đài phát tín hiệu thử phải luôn kèm theo số nhận dạng của đài phát thử và phải chỉ rõ ra rằng đài đó đang phát thử. Trước khi thực hiện việc phát thử, khai thác viên phải lắng nghe trên tần số định phát thử để chắc chắn rằng không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn đang được tiến hành trên các tần số đó. 3.13. THỦ TỤC THÔNG TIN KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN TRONG HỆ THỐNG GMDSS Những thủ tục được trình bày sau đây chỉ áp dụng cho các trường hợp khẩn cấp và an toàn. 3.13.1. Các loại thông tin khẩn cấp và an toàn Những thông tin được gọi là khẩn cấp và an toàn là những loại thông tin như sau: - Những thông báo hàng hải và những thông tin khẩn cấp; - Những thông tin an toàn hàng hải giữa tàu với tàu. - Những thông tin về thông báo hàng hành. - Thông tin phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm và cứu trợ; - Các bức điện khẩn cấp và an toàn khác, và - Những thông tin liên quan đến hàng hải, sự di chuyển và những vấn đề cần thiết khác của tàu và các bức điện thời tiết gửi cho một cơ quan làm các dịcn vụ thông báo khí tượng. 3.13.2. Quy định chung đối với thông tin khẩn cấp và an toàn. Tất cả các loại thông tin khẩn cấp và an toàn được quyền ưu tiên trên tất cả các loại thông tin khác trừ các cuộc gọi cấp cứu và các thông tin liên quan đến cấp cứu. Các cuộc gọi khẩn cấp và an toàn và các bức điện khẩn cấp và an tpàn có thể được thực hiện trên tần số hoặc kênh giành cho gọi và thông tin cấp cứu tương ứng với các phương thức thông tin mà nó đang tiến hành trong trường hợp trên các tần số đó không có các cuộc gọi cấp cứu hoặc các thông tin liên quan đến cấp cứu. Với các bức điện dài liên quan đến khẩn cấp hoặc an toàn có thể thực hiện trên các tần số hoặc kênh làm việc. Các cuộc gọi khẩn cấp và an toàn có thể gọi cho tất cả các tàu All Ships hoặc gọi cho một trạm nào đó có địa chỉ, và trong các cuộc gọi như vậy, đài gọi phải chỉ ra được tần số và phương thức thông tin tiếp theo dùng để chuyển các bức điện đó. 3.13.3. Thủ tục về thông tin khẩn cấp Tín hiệu khẩn cấp "PAN PAN" được dùng trong các cuộc gọi và các thông tin khẩn cấp để chỉ ra rằng có một bức điện rất cấp bách có liên quan đến vấn đề an toàn của tàu, của máy bay hoặc của một người nào đó trên tàu. Trong hệ thống thông tin mặt đất, các cuộc gọi khẩn cấp và loan báo một bức điện khẩn cấp cứu và an toàn đã được trình bày ở mục 3.2.2. Trong trường hợp một bức điện khẩn cấp dài hoặc bức điện khẩn cấp đang phát lặp lại thì có thể được phát trên tần số làm việc. Không cần thiết phải thực hiện một cuộc gọi khẩn cấp đó đã được phát qua dịch vụ thông tin vệ tinh di động hàng hải. Tín hiệu khẩn cấp và các bức điện khẩn cấp cũng có thể được phát trên một hoặc nhiều tần số của các tần số dùng cho thông tin cấp cứu và an toàn, hoặc phát qua dịch vụ thông tin di động vệ tinh hàng hải, hoặc trên các tần số khác sử dụng cho mục đích này. 36
  37. Trong trường hợp gọi khẩn cấp bằng thiết bị DSC, về cơ bản giống như một cuộc gọi cấp cứu bằng DSC, nội dung như sau: - Format: All ships (Selected) - Category: Urgent (Selected) - Position: Lat , (Selected) - Time: UTC (Selected) - Telecom: (Selected) - DSC freq: (Selected). Thông tin về số nhận dạng của tàu (ID) đã được cài đặt trước trong các thiết bị DSC và tự động phát đi trong các cuộc gọi. Các thông tin về vị trí và thời gian (trong tình trạng khẩn cấp) chỉ phải đặt trong trường hợp thiết bị DSC đó không được cập nhật liên tục. Đối với phương thức thông tin thoại, tín hiệu khẩn cấp là "PAN PAN", được gọi khẩn cấp (trong trường hợp không gọi bằng DSC), bao gồm tín hiệu khẩn cấp "PAN PAN" nhắc lại 3 lần, theo sau là hô hiệu hoặc số nhận dạng (ID) của đài phát bức điện khẩn cấp. Ví dụ: Một cuộc gọi khẩn cấp như sau: - PAN PAN, PAN PAN, PAN PAN; - ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS. - THIS IS; - JALAGPAL; JALAGPAL; JALAGPAL Sau cuộc gọi khẩn cấp là bức điện khẩn cấp; PAN PAN THIS IS JALAGOPAL 15 MILES SOUTHWEST OF CALF OF MAN LOST ENGINE CONTROL AND DRIFTING NORTHNORTHEAST ANCHORS NOT HOLDING REQUIRE TOW URGENTLY JALAGOPAL CALLSIGN ATRZ OVER. Đối với trường hợp dùng phương thức TLX qua thiết bị NBDP, một bức điện khẩn cấp cũng phải được bắt đầu bằng tín hiệu khẩn cấp "PAN PAN" kèm theo số độ ARQ có thể được sử dụng cho mục đích này chỉ khi trước đó bức điện khẩn cấp đã được phát ở chế độ FEC. Tất cả các cuộc gọi khẩn cấp và tín hiệu khẩn cáp chỉ được phát đi khi có lệnh của thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tàu. Khi tình trạng khẩn cấp của đài di động đã phát bức điện khẩn cấp đó không còn cần thiết thì đài có trách nhiệm với việc phát bức điện khẩn cáp phải huỷ bỏ tình trạng khẩn cấp càng sớm càng tốt. 3.13.4. Thủ tục thông tin an toàn Các cuộc gọi an toàn và các bức điện an toàn được bắt đầu bằng tín hiệu an toàn "SECRITY". Các cuộc gọi an toàn hoặc tín hiệu an toàn để chỉ ra rằng đài gọi đang có một thông báo quan trọng liên quan đến hàng hành hoặc khí tượng cần được phát đi. 37
  38. Các bức điện an toàn được phát trên tần số làm việc sau khi phát một loan báo cuộc gọi an toàn và các bức điện an toàn là các cuộc gọi an toàn. Hầu hết các cuộc gọi an toàn và các bức điện an toàn được phát sau các chu kỳ im lặng của thoại. - Đối với phương thức thông tin thoại, kênh 13/VHF được dùng để phát các thông báo an toàn hàng hải giữa tàu với tàu. Với các đài Duyên Hải, việc phát các thông báo an toàn có thể được thực hiện trên các kênh/ tần số khác đã được đăng ký trong danh bạ các đài Duyên Hải hoặc sẽ được chỉ rõ trong các cuộc gọi an toàn. Trong hệ thống GMDSS, khi dùng thiết bị DSC để gọi an toàn, trong bức điện loan báo DSC bao gồm những thông tin sau: - Format: All ships (Selected) - Category: Urgent (Selected) - Position: Lat , (Selected) - Time: UTC (Selected) - Telecom: (Selected) - DSC freq: (Selected). Ví dụ: Một cuộc gọi an toàn bằng thoại sẽ thực hiện trên kênh 16/VHF như sau: - SECURITY SECURITY SECURITY; - ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS - THIS IS - CALL SIGN/ IDENTIFICATION (phát 3 lần); - LISTRN FOR NAVIGATIONAL WARNING ON CHANNEL 13. Tiếp theo sau cuộc gọi an toàn là bức điện thông báo an toàn như sau: - SECURITY SECURITY SECURITY; - ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS - THIS IS NONSUCH, NONSUCH, NONSUCH, - LARGE RED CONTAINER SPOTTED AT 1030 UTC IN POSITION 52,02 NORTH 003,36 WEST VESSEL KEEP SHARP LOOKOUT AND REPORT, OUTnh÷ng 3.13.5. Vận chuyển y tế (Medical transports). Những tín hiệu riêng biệit trong nghiệp vụ "Medical transports" có thể được dùng bởi các đơn vị y tế hoặc các đài để thực hiện những thông tin liên quan đến việc bảo vệ những người trong khu vực đang xảy ra chiến tranh. Thuật ngữ "Medical transports" được định nghĩa trong hội nghị Geneva "Geneva Conventions and Additional Protocols" vào tháng 12 năm 1949, để chỉ rằng dùng để trợ giúp những người bị thương trong chiến tranh, bị ốm và những tàu bị đắm chìm. Những tàu của các quốc gia trung lập không tham gia vào cuộc chiến tranh đó sẽ tiến hành các công việc trợ giúp khi có yêu cầu của một hoặc nhiều thành viên khác khống tham gia vào cuộc chiến tranh đó và được sự bảo vệ từ bất kỳ một hành động thù nghịch nào. Để loan báo và nhận dạng việc vận chuyển y tế, một công việc phải được bảo vệ theo các công ước Geneva 1949, tín hiệu radio để nhận dạng sẽ bao gồm tín hiệu khẩn cấp và kèm theo từ MEDICAL đối với 38
  39. phương thức TLX trong các thiết bị NBDP, và từ MAY - DEE - CAL phát âm theo tiếng pháp trong thông tin thoại, và thủ tục tiến hành được thực hiện giống như cuộc gọi khẩn cấp. Ví dụ: Khi dùng phương thức thoại để loan báo sẽ thực hiện như sau: PAN PAN PAN - DEE - CAL (3 lần) THIS IS NONSUCH (hô hiệu hoặc số nhận dạng) (3 lần). Sau khi thực hiện một loan báo về việc vận chuyển y tế, bức điện về thông tin vận chuyển y tế phải được truyền đi càng sớm càng tốt trên những tần số làm việc thích hợp. Trước các bức điện thông tin y tế được bắt đầu bằng tín hiệu khẩn cấp và bức điện phải bao gồm những thông tin như sau: - Hô hiệu hoặc số nhận dạng khác của đơn vị tham gia vận chuyển y tế - Vị trí; - Số hiệu và kiểu, loại của phương tiện tham gia vận chuyển y tế; - Tuyến đường đi; - Dự kiến thời gian trên tuyến hành trình và thời gian đến và thời gian rời; - Và những thông tin khác như tần số trực canh, ngôn ngữ sử dụng, kiểu, mã của radar, Radar transponder có thể được sử dụng cho việc nhận dạng và định vị những vận chuyển y tế trên biển. 3.13.6. Phát thông báo an toàn hàng hải Các thủ tục chi tiết của các đài phát các thông báo an toàn hàng hải giống như thủ tục thông tin an toàn đã được trình bày ở mục thông tin an toàn 3.12.4. Thông tin an toàn hàng hải có thể được phát qua hệ thống Navtex quốc tế trên tần số 518 khz; các thiết bị NBDP trên tần số 4210 khz, 6314 khz, 6314 khz, 8416,5 khz, 12579 khz, 16806,5 khz, 19680,5 khz, 22376 khz và 26100,5 khz ở chế độ FEC, hoặc phát qua hệ thống vệ tinh INMARSAT trên băng tần 1530 - 1545 mhz. Những thông tin an toàn hàng hải giữa tàu với mục đích an toàn hàng hải trên biển được dùng bằng thông tin thoại trên thiết bị VHF tần số 156,650 mhz (kênh 13/VHF). 39
  40. CHƯƠNG 4 DỊCH VỤ THÔNG TIN LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI TRONG HỆ THỐNG GMDSS 4.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRUNG DỊCH VỤ THÔNG TIN LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI. 4.1.1. Trafficlist "Trafficlist" là một nghiệp vụ của các đài Duyên Hải làm dịch vụ thông tin công cộng để điểm danh các đài tầu mà đài Duyên Hải đang có điện cho các đài tàu đó. Các đài Duyên Hải trong giờ nghiệp vụ của mình phải thực hiện các cuộc gọi "Trafficlist" theo chu kỳ thời gian và trên các tần số nhất định. Nghiệp vụ "Trafficlist" của các đài Duyên hải phải được đăng ký quốc tế và đđược hỉ rõ trong danh bạ các đài Duyên Hải. 4.1.2. Tần số quốc tế và tần số quốc gia Trong thông tin vô tuyến đện hàng hải có các tần số quốc tế và tần số quốc gia. Tần số quốc tế là các tần số do Tổ chức liên minh viễn thông quốc tế ITU ấn định và quản lý. Việc sử dụng các tần số này phải tuân thủ theo các quy định của quốc tế. Tần số quốc gia là các tần số do các quốc gia qui định và quản lý. Việc sử dụng các tần số này phải tuân thủ theo các quy định riêng của mỗi quốc gia, các quy định này cũng phải phù hợp với các quy định chung quốc tế. 4.1.3. Kênh Simplex và kênh Duplex. Trong thông tin vô tuyến điện hàng hải, ngoài cách gọi trực tiếp trên các tần số phát (Tx) và tần số thu (Rx), để đơn giản người ta còn sử dụng "kênh" (channed) thông tin. Một kênh thông tin nào đó là một cặp tần số bao gồm một tần số thu và một tần số phát, một cặp tần số phát - thu có thể giống nhau hoặc khác nhau. Nếu một kênh thông tin có tần số thu bằng tần số phát (Rx = Tx), thì ta gọi kênh thông tin đó là kênh simplex. Trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, các cuộc thông tin giữa tàu với tàu thường sử dụng kênh simplex. Ví dụ: Trong băng tần VHF có các kênh simplex như: - Kênh 11 có Tx = Rx = 156,550 mhz. - Kênh 12 có Tx = Rx = 156,600 mhz. - Kênh 13 có Tx = Rx = 156,650 mhz. Trong băng tần HF có các kênh simplex như sau: - Kênh 428 có Tx = Rx = 4351 mhz. - Kênh 429 có Tx = Rx = 4354 mhz. - Kênh 836 có Tx = Rx = 8713 mhz. - Nếu một kênh thông tin có tần số thu và tần số phát khác nhau (Rx ≠ Tx), thì ta gọi kênh thông tin đó là kênh Duplex. 40
  41. Trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, các cuộc thông tin giữa đài Duyên Hải với một đài tầu thường sử dụng kênh duplex. Ví dụ: Trong băng tần VHF có các kênh duplex như: - Kênh 23 có Tx = 157,150 mhz; Rx = 161,750 mhz. - Kênh 24 có Tx = 157,200 mhz; Rx = 161,800 mhz. - Kênh 60 có Tx = 157,025 mhz; Rx = 160,625 mhz. - Trong băng tần HF có các kênh duplex như sau: - Kênh 401 có Tx = 4065 khz; Rx = 4375 khz. - Kênh 801 có Tx = 8195 khz; Rx = 8719 khz. - Kênh 1601 có Tx = 16360 khz; Rx = 17242 khz. 4.1.4. Tần số (hoặc kênh) chung và tần số (hoặc kênh) làm việc Những tần số (hoặc kênh) được quy định để gọi và bắt liên lạc mà không dùng cho các mục đích khác (trừ các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn), thì được gọi là các tần số (hoặc kênh) chung. Khi sử dụng các tần số này phải tuân thủ đầy đủ các quy định đối với các tần số (hoặc kênh) chung. Khi sử dụng các tần số này phải tuân thủ đầy đủ các quy định đối với các tần số (hoặc kênh) dùng để gọi và bắt liên lạc. Ví dụ: - Một số tần số (hoặc kênh) chung dùng để gọi và bắt liên lạc như sau: - Kênh 16 VHF. - Tần số 2182 khz. - Tần số 8291 khz. - Những tần số (hoặc kênh) được quy định dùng để trao đổi thông tin giữa các đài làm nghiệp vụ lưu động hàng hải, thì được gọi là tần số (hoặc kênh) làm việc. Việc trao đổi thông tin trên các tần số này không hạn chế thời gian. Ví dụ: Một số tần số (hoặc kênh) làm việc như sau: - Các kênh duplex từ 21 đến 28 băng tần VHF là các kênh làm việc trong dịch vụ thông tin công cộng giữa đài Duyên Hải và đài tàu. Trong các bảng tần số của thông tin thoại và thông tin telex trừ các tần số giành cho cấp cứu, khẩn cấp và an toàn, còn lại là các tần số dùng để trao đổi thông tin trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải. 4.1.5. Chế độ phát xạ Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải các loại phát xạ được ký hiệu theo những đặc tính cơ bản của các loại phát xạ đó. Những đặc tính cơ bản đó được ký hiệu bằng 3 ký tự như sau: - Ký tự thứ nhất Bằng các chữ cái để chỉ phương pháp điều chế tần số sóng mang, bao gồm: N: Phát xạ 1 song mang không điều chế. A: Điều chế hai biên H: Điều chế đơn biên sóng mang toàn phần. R: Điều chế đơn biên sóng mang suy giảm. J: Điều chế đơn biên loại bỏ sóng mang. 41
  42. F: Điều tần. G: Điều pha. - Ký tự thứ hai: Bằng các chữ số để chỉ tính chất của tín hiệu điều chế tần số sóng mang, bao gồm: 1. Tín hiệu số (tín hiệu điện báo) không sử dụng điều chế sóng mang phụ. 2. Tín hiệu số sử dụng điều chế sóng mang phụ. 3. Tín hiệu đơn kênh chứa thông tin tương tự. - Ký tự thứ ba: Bằng các chữ số để chỉ loại thông tin (tin tức) cần phát đi, bao gồm: N: Không có thông tin. A: Điện báo morse thu bằng tai. B: Điện báo thu tự động. C: Facsimile D: Truyền số liệu. E: Điện thoại (bao gồm cả phát thanh). F: Truyền hình. Một số chế độ phát xạ dùng trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải. J3E: Điện thoại đơn biên không sóng mang. H3E: Điện thoại đơn biên sóng mang toàn phần (chỉ dùng cho 2182 khz). F3E: Điện thoại điều tần (FM). G3E: Điện thoại điều pha. F1B: Điện báo di tần không có điều chế sóng mang phụ. J2B: Điện báo di tần có điều chế sóng phụ. 4.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ÁP DỤNG TRONG THÔNG TIN LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI Những quy định trình bày trong phần này không áp dụng cho các cuộc gọi và những thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Dịch vụ thông tin lưu động hàng hải trong hệ thống thông tin GMDSS đối với tất cả các phương thức thông tin công cộng thông thường đều phải tuân thủ những quy định dưới đây: 4.2.1. Sử dụng giờ quốc tế trong thông tin vô tuyến điện Tất cả những tài liệu liên quan đến thông tin vô tuyến điện trên tàu (tài liệu của tàu, tài liệu do ITU xuất bản được sử dụng trên tàu) cũng như nhật ký vô tuyến điện đều thống nhất sử dụng giờ UTC (Coordinted Universal Time) tính từ 0000 giờ đến 23h59 phút, vào lúc nửa đêm. 4.2.2. Giờ nghiệp vụ và những quy định về đóng, mở dài làm nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện. Giờ nghiệp vụ của các đài Duyên Hải và các đài mặt đất có thể làm việc liên tục 24/24 hoặc làm việc với giờ nghiệp vụ hạn chế. Giờ nghiệp vụ của các đài này đều phải được đăng ký trong danh bạ các đài duyên hải "List of Coast Stations". Với các dài bờ có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ không được đóng đài trước khi: + Kết thúc một cuộc gọi cấp cứu hoặc những thông tin liên quan đến cấp cứu khẩn cấp và an toàn. 42
  43. + Chuyển hết lượng điện cho các tàu, hoặc chưa kết thúc thông tin với tàu, mà các tầu đó đang nằm trong vùng dịch vụ của đài bờ. + Thực hiện một cuộc gọi chung cho tất cả các tàu để loan báo việc đóng đài và thời gian mở nghiệp vụ nếu khác với giờ nghiệp vụ bình thường của đài đó. Giờ nghiệp vụ của các đài tàu có thể liên tục 24/24 giờ, hợc giờ nghiệp vụ hạn chế. Đối với các đài tàu có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ không được đóng đài trước khi: + Kết thúc một cuộc gọi cấp cứu hoặc những thông tin liên quan đến cấp cứu khẩn cấp và an toàn. + Chuyển hết lượng điện cho các dài bờ thích hợp, hoặc chưa kết thúc thông tin với các đài bờ, mà đài bờ đang nằm trong vùng dịch vụ thông tin của đài tàu. Tất cả những đài tàu có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ phải thông báo cho các đài bờ có liên quan đến giờ đóng và giờ mở lại nghiệp vụ của mình. 4.2.3. Quy định về chống can nhiễu trong thông tin lưu động hàng hải Tất cả mọi phát xạ trong thông tin lưu động hàng hải phải được giảm mức công suất nhỏ nhất cần thiết đủ bao phủ trong vùng dịch vụ thông tin của mình. Tất cả mọi phát xạ trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải phải kèm theo nhận dạng của đài phát. Nghiêm cấm mọi phát xạ không có nhận dạng, hoặc mạo danh nhận dạng. 4.2.4. Điều khiển phiên liên lạc Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải, đài nào giữ quyền điều khiển phiên liên lạc, thì trong phiên liên lạc, đài đó sẽ điều khiển những vấn đề sau: + Chỉ định phương thức và tần số thông tin tiếp theo. + Thời gian liên lạc. + Thứ tự ưu tiên. + Kết thúc liên lạc, và kể cả đình chỉ phiên liên lạc, Trong các cuộc thông tin giữa đài bờ và đài tàu, thì đài bờ sẽ giữ quyền điều khiển phiên liên lạc. Trong các cuộc thông tin giữa tàu với tàu, thì tàu nào chủ động gọi, đài tàu đó sẽ giữ quyền điều khiển phiên liên lạc. 4.2.5. Thứ tự ưu tiên trong các cuộc gọi. Trong các dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, cũng như dịch vụ thông tin lưu động hàng hải vệ tinh sẽ áp dụng mức ưu tiên cho các cuộc gọi theo thứ tư sau: + Các cuộc gọi cấp cứu, điện cấp cứu và thông tin cấp cứu. + Các cuộc gọi khẩn cấp và thông tin khẩu cấp. + Các cuộc gọi an toàn và thông tin an toàn. + Những thông tin liên quan đến vô tuyến định vị. + Những thông tin liên quan dài hoạt động tìm kiếm và cứu linh. + Những thông, tin liên quan đến an toàn hàng hành của tầu biển, máy bay và các bức điện dự báo khí tượng của các tổ chức khí lượng. + Các bức điện của tổ chức liên hợp Quốc. + Các bức điện của Chính Phủ. + Các dịch vụ thông tin công cộng. 4.2.6. Qui về cấm phát thanh và phát hình trên biển. 43
  44. Các tàu khi hành trình trên biển, nghiêm câm các dịch vụ phát thanh, phát hình trên biển 4.2.7. Gọi và trả lời cuộc gọi. Gọi và trả lời cuộc gọi trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải phải tuân theo các qui định của Tổ chức tư vấn vô tuyến điện quốc tế - CCIR ; các cuộc gọi có thể được thực hiện trên những tần số quốc tế, hoặc quốc gia dược qui định dùng các cuộc gọi và bắt liên lạc, hoặc trên những tần số trực canh của các dài bờ hoặc các dài làm dịch vụ lưu động hàng hải. Nghiêm cấm các cuộc gọi bắt liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần; thột cuộc gọi tới một đài khác mà được phát tích nhiều lần số cùng một lúc là không dược phép. Những thủ tục qui định trong chương này không áp dụng cho các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. 4.3. THỦ TỤC KHAI THÁC DSC Phương thức thông tin bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong hệ thống thông tin GMDSS ngoài mục đích giành cao cấp cứu khẩn cấp và an toàn, trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải chỉ dùng để gọi và bắt liên lạc, việc trao đổi thông tin phải sử dụng bằng phương thức thông tin khác. 4.3.1. Tần số dùng trong các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC. Tần số mà các đài duyên hải sử dụng cho kỹ thuật gọi chọn số đều được chỉ lỗ trong danh bạ các đài duyên hải. Việc gọi và trả lời cuộc gọi bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC được quy định thực hiện trên những tần số DSC quốc tế, hoặc quốc gia giành riêng cho gọi và bắt đầu liên lạc cho mục đích thông tin thông thường. Những tần số DSC quốc tế và quốc gia dùng cho các cuộc gọi và bắt liên lạc trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải được trình bày trong bảng 4.1. Các đài bờ cũng như các đài tầu khi sử dụng các thiết bị gọi chọn số trong các dịch vụ thông tin lưu động hàng hải trên các dải tần số 415 khz, 526,5 khz, 160,5 khz, 4000 khz và dải tần 40000 khz - 27500 khz đều phải giảm mức công suất nhỏ nhất cần thiết đủ cho mục đích thông tin của đài đó. Tần số 455,5 khz là tần số DSC quốc tế được thiết kế cho tất cả các đài duyên hải. Để giảm can nhiễu, tần số này được quy định cho các đài tầu của quốc gia khác, hoặc trong trường hợp đài duyên hải không cần biết tần số trực canh của đài tầu. Tần số 458,5 khz là tần số DSC quốc tế được thiết kế cho tất cả các đài tàu có băng tần DSC 415 khz - 526,5 khz. Đề giảm can nhiễu, tần số này chỉ được sử dụng để gọi các đài Duyên Hải khi cuộc gọi đó không thể thực hiện được trên các tần số quốc gia đã được thiết kế cho các đài Duyên Hải đó. Tần số dùng để trả lời cuộc gọi bằng DSC thông thường là những tần số cặp đôi với tần số gọi. Khi một đài tàu gọi đài Duyên Hải bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong dải tần 1602 khz - 4000 khz có thể gọi trên một kênh DSC quốc gia khác bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC. Một đài tàu gọi một đài tầu khác bằng kỹ thuật gọi chọn số, sẽ được thực nhiện trên tần số DSC quốc tế 2177 khz và tần số này cũng được để trả lời các cuộc gọi bằng DSC giữa tàu với tàu. Một đài Duyên hải gọi một đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC, có thể gọi trên kênh tần số DSC quốc tế 2177 khz và tần số này cũng được dùng để trả lời các cuộc gọi bằng DSC giữa tàu với tàu. Một đài Duyên Hải gọi một đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC, có thể gọi trên kênh tần số DSC mà đài bờ đang trực canh, hoặc trên tần số DSC quốc tế 2177 khz được thiết kế cho tất cả các đài duyên hải có thiết bị DSC. Để giảm can nhiễu, tần số này được quy định để gọi các đài tàu của một quốc gia khác, 44
  45. hoặc sử dụng trong trường hợp mà đài Duyên hải không biết các tần số DSC trong băng tần 1605 - 4000 khz mà đài tầu dđng trực canh. Khi gọi một đài duyên hải bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong băng tần 4000 - 27500 khz, đài tàu có thể gọi trên kênh tần số DSC quốc gia mà đài bờ đang trực canh, hoặc trên một trong những tần số DSC quốc tế thích hợp trong băng tần đó (xem bảng tần số DSC 4-1). Những tần số này có thể được thiết kế cho tất cả các đài tàu. Để giảm can nhiễu, những tần số này chỉ được sử dụng khi các cuộc gọi đó không thể thực hiện được trên các tần số quốc gia. Khi gọi các đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số trên các tần số trong băng tần 4000 - 27500 khz, các đài duyên hải có thể gọi trên một kênh tần số quốc gia mà đài duyen hải đang trực canh, hoặc trên một trong những tần số quốc tế trong băng tần đó. Những tần số này có thể được thiết kế cho tất cả các đài Duyên hải có thiết bị DSC. Để giảm can nhiễu, những tần số này được quy định dùng để gọi các đài tàu của một quốc gia khác, hoặc trong trường hợp các đài Duyên hải không biết các tần số DSC mà dài tầu đang trực canh. Tần số 156.525 Mhz (kênh 70 VHF - DSC) trong băng tần 156 - 174 mhz ngoài mục đích giành cho các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng DSC, còn được quy định dùng để gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC cho các mục đích thông tin thông thường giữa dài tàu với đài duyên hải, hoặc giữa đài tàu với đài tầu trong trường hợp trên tần số đó không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Các tần số dùng để gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC được trình bày trong bảng 4.1 sau đây: File no. File name Tx (khz) Rx (khz) Remarkes 10 INTL - 04M 458.5 455.5 11 INTL - 04M 2189.5 2177 12 INTL - 2m 4208.0 4219.5 13 INTL - 4m 6312.5 6331 14 INTL - 6m 8415.0 8436 15 INTL - 12m 12577.5 12657 16 INTL - 16m 16805.0 16903 17 INTL - 18m 18898.5 19703.5 18 INTL - 22m 22374.5 22444 19 INTL - 25m 25208.5 26121 22 LOCAL1 - 4M 4208.5 4220 23 LOCAL1 - 6M 6313.0 6331.5 24 LOCAL1 - 8M 8415.5 8437 25 LOCAL1 - 12M 12578.0 12657.5 26 LOCAL1 - 16M 16805.5 16903.5 27 LOCAL1 - 18M 18899 19704 28 LOCAL1 - 22M 22375 22444.5 29 LOCAL1 - 26M 25209 26121.5 32 LOCAL2 - 4M 4209 4220.5 33 LOCAL2 - 6M 6313.5 6332.0 34 LOCAL2 - 8M 8416 8437.5 35 LOCAL2 - 12M 12578.5 12658 36 LOCAL2 - 16M 16806.0 16904 37 LOCAL2 - 18M 18899.5 19704 38 LOCAL2 - 22M 22375.5 22445 39 LOCAL2 - 25M 25209.5 26122 Bảng 4.1. Bảng tần số gọi và trả lời dùng cho DSC. 45
  46. 4.3.2. Trực canh bằng DSC Tấtc cả các đài tầu được trang bị các thiết bị gọi chọn số DSC, đều phải trực canh tự động trên những tần số DSC trng những băng tần thích hợp mà tàu đã được trang bị. Một đài Duyên hải làm nghiệp vụ thông tin công cộng quốc tế, dùng các thiết bị gọi chọn số DSC trong băng tần 1605 - 4000 khz, trong suốt giờ nghiệp vụ của mình phải duy trì việc trực canh tự động trên các tần số gọi quốc gia và quốc tế thích hợp. Giờ nghiệp vụ của mình phải duy trì việc trực canh tự động trên các tần số gọi quốc gia và quốc tế thích hợp. Giờ nghiệp vụ và các tần số trực canh của các đài tầu duyên hải được đăng ký quốc tế và chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải. Các dài tầu khi được trang bị các thiết bị gọi chọn số DSC để làm việc trong các băng tần 1605 - 4000 khz và tàu chỉ hoạt động trong vùng phủ sóng của thiết bị DSC trên các đài duyên hải ứng với băng tần số đó, phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên một hoặc nhiều tần số thích hợp trong băng tần 1605 - 4000 khz. Trong băng tần 156 - 174 mhz, những thông tin liên quan đến việc trực canh tự động bằng DSC trên tàn số 156.525 mhz (kênh 70 VHF) của các đài duyên hải. Các đài tầu được trang bị các thiết bị gọi chọn số DSC trong băng tần này, trong khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh tự động trên tần số 156.525 mhz (kênh 70VHF). 4.3.3. Những quy định chung áp dụng trong cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC. Những quy định trình bày trong phần này được áp dụng cho các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi trong thông tin thông thường bằng kỹ thuật gọi chọn số, không áp dụng cho các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC cũng phải thuân thủ đầy đủ các quy định về chống can nhiễu, điều khiển phiên liên lạc, thứ tự ưu tiên trong cuộc gọi, như đã trình bày trong phần quy định chung. Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định về chống can nhiễu, điều khiển phiên liên lạc, thứ tự ưu tiên trong cuộc gọi, như đã trình bày trong phần quy định chung. Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trên các tần số từ 415 khz đến 526,5 khz , các đài duyên hải phải dùng mức công suất cần thiết nhỏ nhất đủ để bao phủ vùng thông tin của mình; đối với các đài tàu phải đa hạn chế ở mức công suất không quá 400w. Trong băng tần 4000 khz đêến27500 khz công suất của các đài tàu không vượt quá 1,5kw. 4.3.4. Thủ tục gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC. Những thủ tục được trình bày sau đây chỉ áp dụng cho các cuộc gọi bằng DSC, trừ các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Trong cuộc gọi, hoặc trả lời cuộc gọi sẽ phải bao gồm những thông tin để chỉ ra rằng cuộc gọi hoặc trả lời cuộc gọi cho một đài hay nhiều đài, số nhận dạng của đài gọi hay đài trả lời cuộc gọi; phương thức thông tin tiếp theo (đối với cuộc gọi) cũng như tần số hoặc kênh làm việc. Các cuộc gọi từ các đài Duyên Hải phải luôn luôn kèm theo các thông tin này, Đối với các cuộc gọi từ các dài tầu với một dài duyên hải, thông tin về tần số hoặc kênh làm việc tiếp theo không nhất thiết phải có trong cuộc gọi. Để soạn thảo một cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bao gồm những thông tin như sau: Những nội dung cần soạn thảo Phươnng phảp - Format (định dạng cuộc gọi hoặc trả lời cuộc gọi) - Selected - Category (chọn mức ưu tiên) - Entered - Sefl - identifacation (số nhận dạng của đài gọi hoặc đài - Selected xác nhận cuộc gọi). - Đã mặc định trước 46