Bài giảng Hệ thống chỉ số trong quản lý giáo dục

ppt 30 trang ngocly 3370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống chỉ số trong quản lý giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_he_thong_chi_so_trong_quan_ly_giao_duc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hệ thống chỉ số trong quản lý giáo dục

  1. Hệ thống chỉ số trong quản lý giáo dục Mục tiêu bài học: •Hiểu khái niệm chỉ số giáo dục •Biết phân tích và vận dụng thông tin ‘vừa đủ’ để giải thích, chứng minh một vấn đề hoặc sự kiện giáo dục.
  2. Cấu trúc bài giảng 1. Một số khái niệm cơ bản 2. Điều kiện để xây dựng hệ thống chỉ số QLGD 3. Phương pháp xây dựng các chỉ số giáo dục 4. Sử dụng các chỉ số trong công tác QLGD
  3. Khái niệm chỉ số giáo dục • Chỉ số giáo dục được định nghĩa như một công cụ được xây dựng để phản ánh có ý nghĩa về hệ thống giáo dục quốc dân và còn để báo cáo hệ thống đó tới chính phủ, tới nền giáo dục cộng đồng, nói một cách khác là tới toàn xã hội (Claude Sauvageot, 1998).
  4. • Chỉ số giáo dục là những số liệu thống kê được dùng để đánh giá các hoạt động của ngành giáo dục nhưng Không phải số liệu thống kê về giáo dục nào cũng là những chỉ số giáo dục
  5. Đặc điểm của chỉ số giáo dục • Cần thiết • Có khả năng phối hợp và cấu thành cho phép liên quan tới các chỉ số giáo dục khác trong các phân tích tổng thể của hệ thống • Có khả năng dự báo và so sánh • Mang tính thực tiễn.
  6. • Đo lường được khoảng cách hay mối quan hệ giữa các sự việc từ một mục tiêu; • Xác định được vấn đề hoặc các tình trạng không được chấp nhận; • Phù hợp với nội dung chính sách và trả lời được các câu hỏi dẫn đến các phương án lựa chọn; • Có giá trị so sánh để báo cáo hoặc định tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá trong những giai đoạn khác nhau.
  7. Phân loại chỉ số Có nhiều cách phân loại: • Tiếp cận • Chất lượng • Kết quả • Đầu vào • Quá trình • Đầu ra • ảnh hưởng • Hiệu quả •
  8. Lưu ý • Có nhiều định nghĩa về chỉ số khác nhau cũng như cách phân loại chỉ số. Một số nơi có thể sử dụng định nghĩa chỉ số đầu vào, nhưng cùng khái niệm đó nơi khác lại coi là chỉ số kết quả hay chỉ số tiến độ. Một số khái niệm chỉ giới hạn ý nghĩa của chỉ số “đầu vào” chỉ sự phân bổ tài chính, trong khi một số nơi khác lại sử dụng các chỉ số này để chỉ cả hệ thống và năng lực tiến hành hoạt động giáo dục
  9. Ví dụ • Tỉ lệ học sinh/giáo viên Chỉ số đầu ra – Uỷ ban Châu Âu Chỉ số đầu vào – Ngân hàng thế giới
  10. Điều kiện để xây dựng hệ thống chỉ số trong QLGD 1. Nguồn dữ liệu • Các báo cáo định kỳ hàng năm của nhà trường hoặc phiếu hỏi do các cơ quan quản lý giáo dục các cấp gửi tới các trường để thu thập thông tin • (ii) Khảo sát chuyên đề • (iii) Các báo cáo thanh tra nhà trường • (iv) Niên giám thống kê giáo dục • (v) Khảo sát hộ gia đình • (vi) Điều tra dân số • (vii) Các nghiên cứu và báo cáo dự án do các cơ quan quản lý giáo dục hoặc nhà tài trợ thực thi • (viii) Điều tra mẫu, sử dụng các phương pháp thống kê để đảm bảo độ tin cậy của số liệu • (ix) Điều tra điểm, sử dụng sử dụng các phương pháp đơn giản hơn để mô tả dữ liệu • (x) Phỏng vấn để có được dữ liệu mô tả và các quan điểm.
  11. 2. Chính sách giáo dục/mục tiêu giáo dục Vai trò của EMIS trong xây dựng hệ thống chỉ số cho QLGD: là nguồn cung cấp dữ liệu chính cho xây dựng hệ thống chỉ số
  12. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số 1. Xây dựng khung liên kết: nhằm tạo nền tảng lý thuyết cho việc phát triển các chỉ số sau này 2. Xác định các mục tiêu phát triển của hệ thống
  13. VD1: Nước thứ nhất đưa ra 8 mục tiêu phát triển GDPT: • Nâng cao khả năng đầu vào của hệ thống giáo dục • Tăng tỉ lệ nhập học • Làm cho hệ thống giáo dục hoạt động hiệu quả hơn • Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy • Tăng cường các trợ giúp sư phạm cho giáo viên • Nâng cao chất lượng giảng dạy • Tăng tỉ lệ nhập học của học sinh nữ.
  14. VD2: Nước thứ hai cũng đưa ra 8 mục tiêu phát triển GDPT, trong đó có 3 mục tiêu khác là: • Giảm mật độ học sinh trên lớp • Tăng cường quản lý hệ thống giáo dục • Nâng cao chất lượng học tập của học sinh
  15. Tiêu chí đánh giá các chỉ số • Khả năng đánh giá (tính tin cậy) • Tính phù hợp • Tính sẵn có của dữ liệu • Khả năng có thể quản lý • Tính hữu ích (tính thiết thực)
  16. Nội dung của chỉ số Các chỉ số cần chứa đựng các thông tin sau • Số lượng • Chất lượng • Thời gian
  17. • VD: chỉ số sau đây được đề xuất cho giáo dục hướng nghiệp “Giáo dục hướng nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động” Đây không phải là một chỉ số tốt. ở dạng văn bản thì đây là mục tiêu chứ không phải là chỉ số.
  18. Chuyển từ mục tiêu sang chỉ số • Bước 1: thêm thông tin về số lượng (đánh giá) % học viên • Bước 2: Thêm thông tin về chất lượng Học viên tìm được việc làm phù hợp với ngành đào tạo hướng nghiệp • Bước 3: Thêm thông tin về thời gian Trong vòng 6 tháng hoàn thành chương trình đào tạo
  19. Ta có chỉ số: % học viên tìm được việc làm liên quan đến ngành đào tạo hướng nghiệp trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp Sau đó nên quay lại xem xét chỉ số này có đáp ứng 5 tiêu chí hay không?
  20. Một số ứng dụng chỉ số trong QLGD Đánh giá hiệu quả ngoài của GD - Thành tích học tập của học sinh - Tỷ lệ ra trường có việc làm đúng ngành nghề sau 6 tháng - Mức lương khởi điểm được trả
  21. Đánh giá hiệu quả trong: - Tỉ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học - Hệ số hiệu quả trong (được tính bằng cách chia số năm học tiêu chuẩn mà một khối học sinh cần trải qua để hoàn thành một bậc học hoặc chu trình giáo dục (ví dụ, bậc tiểu học) cho tổng năm học ước tính mà khối học sinh đó trên thực tế đã trải qua).
  22. Đánh giá về cung cấp giáo dục cơ bản có chất lượng cho mọi người (giáo dục tiểu học) thường sử dụng các chỉ số 1. Tỷ lệ đi học tiểu học đúng độ tuổi 2. Tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học (còn khoảng 30% trẻ em khg hoàn thành bậc tiểu học – số liệu năm 2001) 3. Tỉ lệ học sinh nữ so với học sinh nam ở bậc tiểu học 4. Tỉ lệ mù chữ ở người lớn và thanh niên (15-25 tuổi) 5. Khoảng thời gian học chính thức ở bậc tiểu học
  23. Khoảng thời gian học chính thức ở bậc tiểu học của một số nước (số liệu năm 2001) ViÖt Nam Th¸i Lan Sri Lanca Sè giê häc/ngµy (trung 3 6 6 b×nh) Sè ngµy häc trong tuÇn 5 5 5 Sè tuÇn häc trong n¨m 33 40 40 Sè n¨m 5 6 5 Tæng sè giê 1 n¨m 495 1200 1200 Sè giê trong 1 chu kú 2475 7200 6000
  24. Đánh giá thành tích học tập của học sinh (ví dụ Bang California – Mỹ) • Số phần trăm học sinh ghi danh các lớp học chính qui (academic) ở bậc trung học • Số phần trăm học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp do Hội đồng giáo dục tiểu bang đặt ra • Số phần trăm học sinh vào các lớp chuẩn bị vào đại học của hệ thống trường California. • Điểm toán và đọc theo chương trình kiểm tra tiểu bang • Số phần trăm học sinh dự thi các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, số điểm môn từ vựng (hay đọc) và môn toán và số phần trăm đạt trên 450 điểm cho môn từ vựng và 500 cho môn toán. • Điểm trung bình của kỳ thi vào các trường ĐH, cao đẳng Mỹ • Số phần trăm học sinh năm cuối đạt điểm 3 hay nhiều hơn ở môn thi xếp lớp (chuyển cấp) • Số lượng học sinh đang học, số học sinh bỏ học.
  25. Bài tập • Chuyển các mục tiêu sau sang chỉ số: 1. Phấn đấu giảm tỉ lệ lưu ban ở bậc học phổ thông 2. Huy động tối đa số người tham gia các chương trình sau xóa mù chữ
  26. • Chỉ số: 1. Đến năm 2007 giảm tỉ lệ lưu ban từ 10% xuống 5% ở bậc học phổ thông. 2. Hàng năm huy động trung bình 250.000 người tham gia các chương trình sau xóa mù chữ.
  27. Bài tập 2: Xác định các chỉ số để giám sát và đánh giá các mục tiêu giáo dục cho mọi người dưới đây Mục tiêu 1: • Các chỉ số giám sát, Đến năm 2010 đảm bảo đánh giá cung cấp giáo dục cơ 1. bản có chất lượng cho 2. tất cả mọi người trong 3. đó nhấn mạnh đến củng cố phổ cập giáo dục tiểu 4. học cho mọi người và . phát triển mở rộng học cả ngày
  28. Bài tập 2: Xác định các chỉ số để giám sát và đánh giá các mục tiêu giáo dục cho mọi người dưới đây: Mục tiêu 1: Các chỉ số: Đến năm 2010 đảm bảo cung cấp giáo dục cơ bản có chất lượng cho tất cả mọi người trong đó nhấn mạnh đến củng cố phổ cập giáo dục tiểu học cho mọi người và phát triển mở rộng học cả ngày
  29. • Mục tiêu 2: • Các chỉ số giám sát, • Tạo ra sự tiến bộ trong bình đánh giá: đẳng giới và dân tộc, loại bỏ sự khác biệt về giới tại cấp tiểu học và trung học vào năm 2005 và ở các cấp cao hơn chậm nhất là năm 2010
  30. Các chỉ số • Mục tiêu 1 • Mục tiêu 2: 1. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi 1. Tỷ lệ đi học tiểu học và 2. Tỷ lệ trẻ em đi học mẫu trung học đúng tuổi của trẻ giáo em nam và nữ 3. Tỷ lệ đi học đặc trưng theo 2. Tỷ lệ biết chữ của nam và tuổi (tiểu học và THCS) nữ thanh niên 4. Tỉ lệ học sinh học 2 3. Tỷ lệ đi học tiểu học và buổi/ngày ở cấp tiểu học trung học đúng tuổi của trẻ 5. Tỷ lệ học sinh vào lớp 1 em theo thành phần dân tộc hoàn thành cấp tiểu học 6. Kết quả học tập