Bài giảng Đo lường và đánh giá kết quả học tập - Chương 1: Tổng quan

pdf 16 trang ngocly 3100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đo lường và đánh giá kết quả học tập - Chương 1: Tổng quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_do_luong_va_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_chuong_1_tong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đo lường và đánh giá kết quả học tập - Chương 1: Tổng quan

  1. BÀI GIẢNG ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
  2. Chương 1: Tổng quan I. Khái niệm II. Các loại trắc nghiệm III. Tính chất
  3. I. Khái niệm • Đo lường: miêu tả bằng con số định lượng • Thống kê: xử lý các số đo lường • Đánh giá: phán đoán, nhận định căn cứ trên số đo có đối chiếu với mục tiêu ban đầu Định tính • Trắc nghiệm: công cụ đo lường dùng để đo biểu hiện của nội tâm rồi căn cứ vào số đo những biểu hiện đó mà suy ngẫm, nhận định, đánh giá, phán đoán về nội tâm người được đánh giá Trắc nghiệm bao hàm cả đo lường và đánh giá
  4. II. Các loại trắc nghiệm • Trắc nghiệm tâm lý và trắc nghiệm giáo dục • Trắc nghiệm trí tuệ và trắc nghiệm nhân cách • Trắc nghiệm chuẩn mực và trắc nghiệm tiêu chí • Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá và trắc nghiệm do giáo viên soạn
  5. III. Tính chất • Tính tin cậy: tính ổn định vững chãi về số đo khi ta dùng công cụ đó để đo nhiều lần trên cùng một đối tượng. • Tính giá trị / tính hiệu lực: tính chính xác về đối tượng muốn đo/ định đo Tính tin cậy là điều kiện cần của tính giá trị (đã có giá trị thì phải đáng tin; song đáng tin chưa chắc đã có giá trị. Tính giá trị bao hàm tính tin cậy)
  6. Chương II: Quy hoạch một bài trắc nghiệm I. Xác định mục tiêu II. Phân tích nội dung III. Lập dàn ý bài trắc nghiệm
  7. I. Xác định mục tiêu • Theo B.S.Bloom, có 6 mục tiêu trong giáo dục.
  8. I. Xác định mục tiêu • Để quy hoạch một bài trắc nghiệm dành cho bậc mầm non hay phổ thông, ta chỉ cần dừng lại ở 3 mục tiêu đầu: – Biết: nhận ra, nhớ lại cái đã gặp căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài TÁI HIỆN – Hiểu: xác định được bản chất bên trong TÁI TẠO – Vận dụng: áp dụng hiểu biết vào việc làm, đưa tri thức vào hành động SÁNG TẠO Đối với GD VN hiện nay cần đặc biệt chú trọng kĩ năng thực hành, vận dụng
  9. II. Phân tích nội dung Dùng phương pháp phân tích nội dung đã dạy học 1. Có SGK trước mặt 2. Đọc kĩ lại SGK; ghi ra giấy những ý quan trọng cần kiểm tra 3. Chuyển hoá những ý quan trọng đó thành câu test, có thể áp dụng một trong những cách sau để chuyển hoá: – Tình huống hoá: cài đặt ý quan trọng trong SGK vào một tình huống thực tế, buộc HS phải suy nghĩ kỹ lưỡng để ứng xử tình huống trên cơ sở hiểu kỹ bài học
  10. II. Phân tích nội dung – Ẩn dụ: Dùng vật/ hình ảnh tượng trưng cho ý quan trọng trong SGK – Hoán dụ: Dùng cái bộ phận để nói cái toàn thể của ý tưởng quan trọng trong SGK – So sánh: Đối chiếu để tìm sự tương đồng và dị biệt trong các ý tưởng quan trọng; hoặc tương quan giữa chúng – Khái quát hoá: Từ những cái riêng, cái cụ thể khái quát thành cái chug, cái trừu tượng.
  11. III. Lập dàn ý bài trắc nghiệm ND Chương Chương Chương TC MT I II III Biết Hiểu Vận dụng TC 60
  12. III. Lập dàn ý bài trắc nghiệm • Nhìn vào ma trận (bảng qui định 2 chiều) trên, ta thấy: – Tổng số câu của bài TN là 60 – Tổng số câu này phân bố: • Theo nội dung: chương I chương III • Theo số lượng tăng dần: vì nội dung càng về sau càng quan trọng • Theo mục tiêu: biết vận dụng, theo số lượng tăng dần – càng về sau, mục tiêu càng cần thiết, cấp bách • Cần ghi số lượng theo kiểu ghi tần số để dễ bổ sung khi cần
  13. Chương III: Các hình thức câu trắc nghiệm TRẮC NGHIỆM QUAN SÁT VIẾT VẤN ĐÁP TRẢ LỜI DÀI TRẢ LỜI NGẮN TIỂU BÁO 2 NHIỀU ĐIỀN GHÉP VẼ HỎI LUẬN CÁO LỰA LỰA THẾ ĐÔI HÌNH ĐÁP KH CHỌN CHỌN NGẮN
  14. Chương III: Các hình thức câu trắc nghiệm 1. Quan sát: • trực tiếp tiếp xúc với đối tượng bằng tất cả giác quan. • Quan sát có ưu thế là thời gian bỏ ra ít mà kết quả thu được nhiều thông tin • Quan sát có nhược điểm là dễ bị đánh lừa bởi động tác giả; hiện tượng >< bản chất
  15. Chương III: Các hình thức câu trắc nghiệm 2. Vấn đáp • Là dùng lời nói trao đổi giữa trắc nghiệm viên và người được trắc nghiệm • Vấn đáp có ưu thế: • Người được trắc nghiệm phải tự lực trả lời, không thể quay cóp của người khác. • Trắc nghiệm viên có thể đánh giá cả về nội dung câu trả lời lẫn phong cách, thái độ, của người trả lời • Vấn đáp có nhược điểm là mất thời gian vì phải hỏi từng người một
  16. Chương III: Các hình thức câu trắc nghiệm 3. Viết – Là hình thức phổ biến nhất: gồm 2 nhánh lớn: • Trả lời dài: còn gọi là trắc nghiệm kiểu tự luận (gồm có tiểu luận và báo cáo khoa học) • Trả lời ngắn (trắc nghiệm khách quan): gồm có: – Câu 2 lựa chọn – Nhiều lựa chọn – Điền thế – Ghép đôi – Vẽ hình – Hỏi đáp ngắn