Bài giảng Địa chất biển đại cương - Phần 2.2: Địa tầng phân tập

ppt 27 trang ngocly 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa chất biển đại cương - Phần 2.2: Địa tầng phân tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_chat_bien_dai_cuong_phan_2_2_dia_tang_phan_tap.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa chất biển đại cương - Phần 2.2: Địa tầng phân tập

  1. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP
  2. Khái niệm -Địa tầng phân tập (Posamentier và nnk. 1988, Van Wagoner 1995): Nghiên cứu các mối quan hệ của đá trong một hệ thống địa tầng theo thời gian của các phân vị địa tầng có tính lặp lại, có quan hệ về nguồn gốc và được bao bởi các mặt bào mòn, mặt không trầm tích và mặt chỉnh hợp liên kết của chúng. - Địa tầng phân tập (Galloway 1989): Phân tích các tập trầm lắng đọng có tính lặp lại, có quan hệ nguồn gốc và được bao một phần bởi mặt không trầm tích hoặc bào mòn. - Địa tầng phân tập (Posamentier & Allen 1999): Phân tích quy luật lắng đọng theo tính chu kỳ tồn tại trong các tập trầm tích mà chúng phát triển theo sự thay đổi của nguồn cung cấp vật liệu trầm tịch và không gian sẵn có cho quá trình lắng đọng. - Địa tầng phân tập (Embry 2001): Nhận diện và liên kết các mặt địa tầng phản ánh sự thay đổi môi trường lắng đọng của đá trầm tích. Những thay đổi này được hình thành bởi mối tương tác giữa quá trình lắng đọng, bóc mòn, dao động mức xâm thực cơ sở và nó được xác định bởi việc phân tích các tập trầm tích và mối quan hệ hình thái.
  3. • Địa tầng phân tập là một nhánh nghiên cứu của địa tầng học mà nó tổng hợp nhiều thông tin từ các lĩnh vực khác nhau phản ánh môi quan hệ giữa các đơn vị địa tầng, các tướng trầm tích và môi trường lắng đọng theo không gian và thời gian Ứng dụng trong sản xuất (Tìm kiếm dầu khí, than, và các khoáng sản khác) ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP Các lĩnh vực nghiên cứu Các yếu tố Tổng hợp Số liệu tổng hợp khống chế chính -Trầm tích học -Vết lộ -Thay đổi mực nc. Biển - Địa tầng học - So sánh hiện tại - Chuyển động nâng/hạ - Địa vật lý - Mẫu khoan - Khí hậu - Địa mạo - Địa vật lý giếng khoan - Nguồn trầm tích - Địa hóa - Địa chấn - Địa lý học bể trầm tích - Phân tích bể trầm tích - Năng lượng môi trường lắng đọng
  4. Địa tầng phân tập ranh giới và minh giải các thành tạo trầm tích sử dụng các bề mặt ranh giới được quan sát tại vết lộ, tài liệu địa vật lý giếng khoan, tài liệu địa chấn 2D và 3D. Các mặt ranh giới bao gồm: •Mặt bào mòn và mặt chỉnh hợp liên kết (erosional/unconformabe and correlative conformable surface) •Mặt biển tiến (Transgressive surface) •Mặt ngập lụt cực đại (Maximum Flooding surface) •Mặt biển thoái (regressive surface)
  5. Các mặt ranh giới sử dụng trong địa tầng phân tập • Thay đổi từ: • Các mặt ranh giới rất chi tiết: mặt lớp • Các mặt ranh giới ở mức độ chi tiết trung bình: Mặt phân chia các tập hệ thống • Một đơn vị địa tầng cơ bản được xác định bởi các mặt ranh giới có mức độ chi tiết thấp nhất (các mặt bất chỉnh hợp và chỉnh hợp liên kết) được gọi là một tập địa tầng
  6. • Mối quan hệ quan trọng nhất khống chế sự phát triển của tập địa tầng là: Ngồn trầm tích – không gian lắng đọng. • Nguồn trầm tích: Tổng lượng trầm tích bóc mòn từ nguồn cung cấp cho nơi lắng đọng. • Nguồn trầm tích phụ thuộc vào yếu tố nào? • Không gian lắng đọng: Khoảng không gian sẵn có cho tích tụ trầm tích. Không gian lắng đọng được giới hạn từ mức xâm thực cơ sở đến bề mặt đáy biển. • Khái niệm này về sau được mở rộng cho các môi trường lắng đọng khác (vd. Sông, hồ, ) • Yếu tố nào ảnh hưởng đến không gian lắng đọng? • Phân biệt Mực nước biển tuyệt đối và mực nước biển tương đối?
  7. Sơ đồ một tập địa tầng
  8. Bedding Planes
  9. Quy mô và thời gian biến đổi mực nước biển
  10. Các mặt ranh giới địa tầng phân tập • Địa tầng phân tập được xây dựng dựa trên việc ứng dụng hệ thống ranh giới mang tính hệ thống của các tập trầm tích được xác định rõ ràng bởi các mặt ranh giới. • Các mặt ranh giới này được sử dụng để xây dựng lên quy trình minh giải các hệ thống lắng đọng trầm tích
  11. Ranh giới tập • Mặt bào mòn bất chỉnh hợp (UCS): mực xâm thực cơ sở hạ thấp. Tập trầm tích lộ ra bị bóc bòn hoặc không trầm tích. • Mặt chỉnh hợp liên kết (CCS): Hình thành vào giai đoạn cuối của sự hạ thấp mức xâm thực cơ sở. Thực chất đây là bề mặt đáy biển cổ vào cuối giai đoạn hạ thấp mực nước biển. Nó được liên kết vơi mặt bào mòn bất chỉnh hợp ở trên bờ.
  12. Mặt biển thoái cực đại • Đánh dấu chuyển tiếp từ giai đoạn biển thoái sang biển tiến (thông thường là mặt chỉnh hợp) • => ranh giới giữa tập tiến triển bên dưới và tập kề áp bên trên.
  13. Mặt ngập lụt cực đại • Đánh dấu thời điểm cuối cùng của quá trình biển tiến • => ranh giới giữa tập kề áp bên dưới với tập tiến triển bên trên
  14. Tập hệ thống mức cao • Mực nước biển tăng chậm chạp • Tốc độ trầm tích > tốc độ tăng mực nước biển tương đối. • => Câu tạo kiểu tiến triển ra phía biển. • Lưu ý: - đường cong thể hiên tốc độ biến đổi mực nước biển – không thể hiện vị trí mực nước biển. - Đường màu xám thê hiện vị trí không biến đổi mực nước biển. - Đường màu xanh mnih họa cho tốc độ trầm tích
  15. Tập hệ thống biển thoái • Hình thành trong điều kiện mực nước biển tuyệt đối hạ thấp bên dưới thềm lục địa
  16. Tập hệ thống mức thấp • Mực nước biển hạ thấp chậm dần sau đó ngang bằng và vượt tốc độ sụt võng => mực nước biển tương đối hơi tăng. • Tốc độ trầm tích > tốc độ tạo không gian lắng đọng => cấu tạo tiến triển ra phía biển sâu
  17. Tập hệ thống biển tiến • Mực nước biển tăng > tốc độ trầm tích. • Bao bởi mặt biển thoái cực đại bên dưới và mặt ngập lụt cực đại bên trên.
  18. Thung lũng xâm thực khu mực nước biển hạ thấp
  19. Trình tự phân tích địa tầng phân tập • ranh giới các thành tạo trầm tích thành các tập, các phụ tập,các tập hệ thống và các lớp dựa trên các mặt ranh giới tập hệ thống, mặt lớp và mặt bất chỉnh hợp, • Liên kết các mô hình lý thuyết với tổ hợp các thành phần của các tập đơn lẻ, các phụ tập hoặc các lớp • Sử dụng các mô hình này để giải thích cho điều kiện thành tạo về các khía cạnh: thạch học, độ hạt, cấu tạo trầm tích, ranh giới tiếp xúc,vvv
  20. Phương pháp phân tích địa tầng phân tập • Phân tích tướng và môi trường trầm tích: vết lộ, tài liệu mẫu khoan, mẫu địa chất, xây dựng mô hình tướng • Tài liệu địa vật lý giếng khoan • Tài liệu địa chấn
  21. Có thể nhận dạng các tập hệ thống, các ranh giới thông qua tài liệu lỗ khoan
  22. Có thể nhận dạng các tập hệ thống, các ranh giới thông qua tài liệu Địa chấn
  23. Có thể nhận dạng các tập hệ thống, các ranh giới thông qua tài liệu vết lộ địa chất
  24. Ý nghĩa của nghiên cứu địa tầng phân tập trong tìm kiếm khoáng sản ? ? ? ??? ??? ???