Bài giảng Cơ sở phương pháp luận xây dựng chiến lược của trường đại học - Nguyễn Kim Truy

ppt 47 trang ngocly 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở phương pháp luận xây dựng chiến lược của trường đại học - Nguyễn Kim Truy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_co_so_phuong_phap_luan_xay_dung_chien_luoc_cua_tru.ppt

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở phương pháp luận xây dựng chiến lược của trường đại học - Nguyễn Kim Truy

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Người biên soạn: GS.TS. Nguyễn Kim Truy
  2. NỘI DUNG 1 MỞ ĐẦU CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG 2 CHIẾN LƯỢC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỘT SỐ CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG 3 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 4 KẾT LUẬN 5 PHỤ LỤC VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
  3. MỞ ĐẦU 13 Tại sao trường đại học phải xây dựng chiến lược? Chiến lược và một số thuật ngữ 23 liên quan
  4. 13 Tại sao trường ĐH phải xây dựng chiến lược? Trường đại học phải xây dựng chiến lược vì các lý do sau: a. Giáo dục ĐH VN đang đứng trước các mâu thuẫn, cơ hội và thách thức gay gắt b. Các trường ĐH đã được giao cho nhiều quyền tự chủ. c. Môi trường hoạt động của nhà trường ngày càng mở rộng và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Đề ra mục tiêu, định hướng, biện pháp mang tính chiến lược có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để trường đại học phát triển ổn định, năng động và có hiệu quả.
  5. 23 Chiến lược và một số thuật ngữ liên quan a. Triết lý giáo dục ➢ Triết lý giáo dục là lý luận triết học về GD. ➢ Triết lý GD là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương hướng GD phù hợp với thực trạng kinh tế, chế độ chính trị, đời sống XH, trình độ văn hóa của từng giai đoạn nhất định.
  6. b. Định hướng ➢ Nếu "định hướng" được sử dụng như là một động từ: là xác định phương hướng ➢ Nếu "định hướng" được sử dụng như là một danh từ: là phương hướng đã được xác định. ➢ Phương hướng ở đây có thể là tư tưởng, phương châm, quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc. c. Đường lối Đường lối là sự kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm của tổ chức trên hành trình hướng tới mục đích lâu dài, là phương án hy vọng của tổ chức hướng tới tương lai.
  7. d. Chiến lược ➢ Chiến lược là thuật ngữ có nguồn gốc quân sự, chỉ sự hoạch định và chỉ đạo đấu tranh quân sự, là biểu hiện ý thức chủ quan của con người dành chiến thắng. ➢ Từ sự phát triển của lịch sử, thuật ngữ này dần dần được mở rộng sang các lĩnh vực phi quân sự và trở thành một khái niệm chung chỉ sự hoạch định quan trọng mang tính toàn cục, trên nhiều lĩnh vực của các hệ thống và trong một thời gian tương đối dài. e. Kế hoạch Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách đồng bộ về những công việc dự định làm trong một thời gian và không gian nhất định với các cách thức, trình tự (quy trình, bước đi), thời hạn tiến hành cùng với các hệ đảm bảo điều kiện khả thi.
  8. Đặc điểm chung nhất của đường lối, chiến lược và kế hoạch Phạm vi Thời gian Yếu tố Tính chất Đường lối Hệ KT - XH > 20 năm Mục tiêu Hợp lý Nguồn lực Chiến lược - Hệ KT - XH 10 - 20 Mục tiêu Khả thi -Các tiểu hệ năm Biện pháp thống Nguồn lực Kế hoạch - Hệ KT - XH 1 - 5 năm Mục tiêu Tối ưu -Các tiểu hệ Biện pháp thống Cân đối nguồn lực
  9. g. Hệ thống, cấu trúc, tái cấu trúc */ Hệ thống Là một tập hợp các phần tử, các quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau theo một nguyên tắc nào đó để trở thành một chỉnh thể, nhờ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là "tính trồi" của hệ thống mà mỗi phần tử không có hoặc có nhưng không đáng kể. */ Cấu trúc hệ thống Sự sắp xếp các liên kết giữa các phần tử để tạo nên hệ thống gọi là cấu trúc của hệ thống.
  10. Hệ thống 1 Hệ thống 2 1 1 5 2 3 2 4 3 Số phần tử: n = 3 Số phần tử: n = 5 Số quan hệ: M = (n-1) x n
  11. */ Tái cấu trúc của hệ thống Trong quá trình vận hành có thể gặp các tình huống: ❑ Hệ thống gặp "trục trặc" ❑ Hệ thống có những thay đổi nội sinh hoặc những tác động mạnh của môi trường như công nghệ mới, thời cơ mới, thách thức mới
  12. ▪ Trường hợp 1: Dựa theo cơ chế phản hồi để phát hiện và điều chỉnh. ▪ Trường hợp 2: Phải kịp thời cơ cấu lại các yếu tố thành phần và sắp xếp lại các mối quan hệ. Trường hợp đó gọi là tái cấu trúc hệ thống.
  13. h. Môi trường hệ thống ▪ Là tập hợp các phần tử, các phân hệ không nằm bên trong hệ thống nhưng có quan hệ với hệ thống. ▪ Quan hệ giữa hệ thống và môi trường có thể được trình bày ở sơ đồ sau: Môi trường V1 Hệ thống V2 Vn R
  14. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1 2 CHIẾN LƯỢC VÀ NỘI DUNG CẤU TRÚC CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC CỦA TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC
  15. 1.1. CHIẾN LƯỢC VÀ CẤU TRÚC CHIẾN LƯỢC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1.1. Khái niệm chiến lược trường ĐH Chiến lược GD- ĐT là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội và các mối quan hệ của tổ chức của nhà trường để đạt được các mục tiêu đặt ra trong một thời gian tương đối dài (từ 10 năm đến 20 năm).
  16. 1.1.2. Cấu trúc chiến lược Cấu trúc chiến lược bao gồm: ❖ Tư tưởng chiến lược ❖ Mục tiêu chiến lược ❖ Chương trình và kế hoạch hành động ❖ Các điều kiện thực hiện
  17. Cấu trúc chiến lược được mô tả ở sơ đồ Mục tiêu Trạng thái (Trạng thái hiện tại mong muốn) điểm điểm Quan Quan Giải pháp
  18. 1.2. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC CỦA TRƯỜNG ĐH • Sứ mạng của nhà trường 1 • Xác định vai trò, vị trí và giá trị của nhà trường 2 • Phân tích bối cảnh và môi trường hoạt động 3 • Thực trạng và đánh giá thực trạng của trường 4 • Xây dựng hệ quan điểm chiến lược của nhà trường 5
  19. • Xác định các mục đích trọng tâm 6 • Xác định các mục tiêu cụ thể 7 • Các chiến lược then chốt 8 • Nguồn lực và chi phí 9 • Đánh giá kết quả 10
  20. 1.2.1 Sứ mạng của nhà trường Sứ mạng là lời tuyên bố cam kết của nhà trường về những trọng trách mà nhà trường coi đó là chủ yếu nhất. Sứ mạng nhà trường có các ý nghĩa như sau: ▪ Nêu lên trách nhiệm đóng góp của trường đại học cho lợi ích của cộng đồng xã hội và cho sự nghiệp giáo dục. ▪ Công bố định hướng phát triển của nhà trường. ▪ Là nền tảng cho chiến lược tổng quát và cụ thể. ▪ Là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà trường. ▪ Tuyên bố sứ mạng là công bố chính thức của nhà trường cho XH biết những việc mà nhà trường đang phấn đấu thực hiện.
  21. Khi xác định sứ mạng cần chú ý: ▪ Sứ mạng của trường phải đáp ứng được nhu cầu XH, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và được đông đảo mọi người trong và ngoài tổ chức ủng hộ. Có như vậy hệ thống nhà trường mới phát triển bền vững. ▪ Sứ mạng trường phải thể hiện được tính độc đáo, tính ưu việt, sự khác biệt của trường so với các trường đại học khác. Có như vậy mới tạo ra sự hấp dẫn, tạo ra thế và lực cho cạnh tranh.
  22. Xác định vai trò, vị trí và giá trị của nhà trường 1.2.2 ➢ Vai trò của trường đại học là sự đóng góp của nhà trường cho xã hội thông qua công việc mà trường phải làm để đạt được điều trường khẳng định, theo đuổi. ➢ Nếu sứ mạng là thể hiện triết lý giáo dục của nhà trường, tầm nhìn của trường thì vai trò thể hiện cụ thể tầm nhìn đó.
  23. a. Vai trò của nhà trường Khi xác định vai trò của nhà trường phải làm rõ: nhà trường đóng góp cho xã hội về: ▪ Kiến thức lý thuyết hay thực hành? ▪ Đào tạo cơ bản hay ứng dụng? ▪ Đa dạng về phương thức hay đơn phương thức? ▪ Đa ngành hay đơn ngành? ▪ Đa cấp độ hay một cấp độ? ▪ Địa phương hay toàn quốc, trong nước hay quốc tế?
  24. b. Vị trí của nhà trường Khi xác định vị trí của nhà trường phải làm rõ: ➢ Hiện nhà trường đang đứng ở đâu trong hệ thống giáo dục đại học trong nước (và quốc tế)? ➢ Mục tiêu của nhà trường đưa vị trí của nhà trường lên cấp độ nào (về chất lượng, số lượng )? ➢ Có tham vọng phấn đấu đưa vị trí trường vào cấp độ nào của các trường đại học trong khu vực và thế giới? Đương nhiên khi xác định vị trí của nhà trường không phải chỉ xuất phát từ ý kiến chủ quan duy ý chí mà phải có luận cứ khoa học và thực tiễn.
  25. c. Giá trị của nhà trường Giá trị GD- ĐT của nhà trường có nhiều ý nghĩa: ▪ Khẳng địng vai trò của trường trong việc phục vụ cộng đồng. ▪ Tạo nên đặc điểm văn hóa, tính nhân văn của trường. ▪ Cơ sở thuyết phục nhất về thương hiệu của nhà trường. Khi xác định các giá trị của nhà trường phải trả lời câu hỏi: ▪ Những phẩm chất cốt lõi nào tạo nên thế mạnh của trường? ▪ Những phẩm chất nào nhà trường cần tập trung và nỗ lực phấn đấu? ▪ Những kỳ vọng nào của trường vào đội ngũ cán bộ và SV?
  26. Phân tích bối cảnh và môi trường hoạt động 1.2.3 1.2.3.1. Bối cảnh Phần này cần làm rõ cơ hội và thách thức của trường đại học trong giai đoạn hiện nay và có tầm nhìn những cơ hội, thách thức trong tương lai. Nhận định cho đúng cơ hội và thách thức đó rất quan trọng. Bởi lẽ: ▪ Nhận rõ thách thức để tìm giải pháp vượt qua ▪ Nhận rõ cơ hội để tạo thế và lực cho mình ▪ Biến thách thức thành cơ hội, bắt nhịp với cơ hội để vượt qua thử thách.
  27. 1.2.3.2. Môi trường hoạt động Các yếu tố môi trường tuy không có tác động trực tiếp tới hành vi của hệ thống, nhưng ảnh hưởng đáng kể tới hành vi hệ thống. Có 2 nhóm yếu tố môi trường: a. Nhóm môi trường trực tiếp ✓ Sự phát triển kinh tế - xã hội ✓ Thị trường nguồn nhân lực ✓ Cơ sở hạ tầng (thông tin, giao thông, điện, nước ) ✓ Đối thủ cạnh tranh b. Nhóm môi trường gián tiếp ✓ - Chủ trương, đường lối, chính sách cảu Đảng và Nhà nước ✓ - Hệ thống pháp luật ✓ - Trình độ văn hóa ✓ - Tâm lý xã hội ✓ - Yếu tố quốc tế ảnh hưởng tới giáo dục - đào tạo
  28. Thực trạng và đánh giá thực trạng của trường 1.2.4 1.2.4.1. Thực trạng 1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của trường 2. Giới thiệu tổng quát nhà trường a. Quy mô đào tạo b. Loại hình đào tạo c. Ngành nghề đào tạo d. Chương trình đào tạo e. Trình độ đào tạo (bậc học) g. Đội ngũ cán bộ h. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo 3. Cấu trúc nhà trường (sơ đồ tổ chức quản lý) 4. Phân cấp quản lý 5. Hướng ưu tiên trong đào tạo và nghiên cứu khoa học 6. Khả năng tài chính 7. Các mối liên kết với môi trường kinh tế - xã hội 8. Hợp tác quốc tế 9. Hoạt động sinh viên
  29. 1.2.4.2. Đánh giá thực trạng và tiềm năng của nhà trường Phần này yêu cầu đánh giá phải khách quan, trung thực về các mặt: ➢ Những điểm mạnh của trường ➢ Những điểm yếu của trường ➢ Cơ hội ➢ Nguy cơ
  30. Xây dựng hệ quan điểm chiến lược của nhà trường 1.2.5 Quan điểm theo nghĩa từ có thể hiểu là chỗ đứng để quan sát, tìm hiểu sự vật, từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề được đặt ra. Từ cách hiểu đó, khi xây dựng chiến lược cần phải có một hệ quan điểm như: ▪ Quan điểm hệ thống ▪ Quan điểm toàn thể ▪ Quan điểm điều khiển học ▪ Quan điểm đột phá
  31. 1.2.6 Xác định các mục đích trọng tâm 1.2.6.1. Mục đích trọng tâm là gì? Đó là các mục đích lớn, dài hạn của các lĩnh vực quan trọng nhất. Mức độ đạt được các mục đích trọng tâm là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện sứ mạng của trường. 1.2.6.2. Các lĩnh vực hoạt động của trường Trường đại học hoạt động trong nhiều lĩnh vực: ▪ Giảng dạy và học tập ▪ Nghiên cứu khoa học ▪ Chuyển giao công nghệ ▪ Quan hệ hợp tác (trong nước và quốc tế) ▪ Thực hiện công bằng xã hội trong đào tạo ▪ Quản lý nhà trường ▪ Gắn nhà trường với sản xuất, đời sống của cộng đồng và XH
  32. Xác định các mục tiêu cụ thể 1.2.7 1.2.7.1. Mục tiêu cụ thể là gì? Mục tiêu cụ thể phải chi tiết, rõ nét về các hoạt động cần thiết để thực hiện mục đích trọng tâm. Ví dụ: Mục đích trọng tâm là nâng cao chất lượng đào tạo, trường đại học phải giải quyết các mục tiêu cụ thể như: ▪ Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ▪ Thu hút học sinh giỏi vào trường ▪ Cải tiến chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy ▪ Hoàn thiện các giáo trình ▪ Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện dạy và học ▪ Giám sát, đánh giá chất lượng
  33. 1.2.7.2. Phương pháp xác định các mục tiêu cụ thể Xác định các mục tiêu cụ thể không phải là việc đơn giản, phương pháp tốt nhất để xác định các mục tiêu cụ thể là phương pháp phân tích hệ thống. - Nhiệm vụ được nhà nước giao - Năng lực hiện tại và tiền - Nhu cầu xã hội - Vị trí của trường Sứ mạng của trường Vai trò và giá trị Các mục đích trọng tâm 1,2,3, n Các mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể 1.1 2.1 3.1 1.2 2.2 3.2 1.3 2.3 3.3
  34. 1.2.8 Các chiến lược then chốt 1.2.8.1. Định nghĩa Có thể hiểu chiến lược then chốt theo 2 quan điểm sau: ❖ Chiến lược then chốt là tập hợp các hoạt động cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra. ❖ Chiến lược then chốt là chiến lược mang tính đột phá vào những khâu quan trọng nhất (hoặc khâu yếu nhất) có tác động làm thay đổi hệ thống nhằm đưa hệ thống thoát khỏi những rào cản, những bất cập và đưa hệ thống vào quỹ đạo mới, vào tầm vóc mới.
  35. 1.2.8.2. Những câu hỏi đặt ra khi lựa chọn chiến lược then chốt Khi lựa chọn chiến lược then chốt cần trả lời các câu hỏi: ❑ Những hoạt động nào đã lỗi thời cần gạt bỏ? ❑ Những hoạt động nào đang tiến hành nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và các dự báo tương lai? ❑ Những hoạt động mới nào cần bổ sung?
  36. 1.2.9 Nguồn lực và chi phí Khi xây dựng chiến lược, bao giờ cũng phải tính tới nguồn lực và chi phí, xác định rõ thứ tự ưu tiên và cách thức huy động vốn. Cụ thể là xác định rõ: ➢ Nhân lực (năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện) ➢ Vật lực (thiết bị và phương tiện hiện đại, đồng bộ) ➢ Tài lực (khả năng về tài chính từ xác nguồn khác nhau) Chiến lược có thể thực hiện thông qua các hình thức như dự án đầu tư hay chương trình hợp tác. Trong phần này, nhà trường phải xác định được: ➢ Hiệu quả đầu tư ➢ Khả năng thu hồi vốn ➢ Nếu là vốn vay thì phải chứng minh được thời gian cần thiết để trả vốn ➢ Nếu là liên doanh hợp tác thì phải chứng minh được tỷ lệ lãi cổ phần trong việc liên doanh này.
  37. 1.2.10 Đánh giá kết quả ❖ Trong quá trình xây dựng chiến lược, nhà trường cần biết hiệu quả của việc thực hiện chiến lược này thông qua một hệ thống các chỉ số thực hiện. ❖ Chỉ số thực hiện là những đại lượng đo lường để đánh giá được chất lượng và hiệu quả của các hoạt động. Khi xây dựng hệ thống chỉ số thực hiện cần chú ý các chỉ số đó phải: ▪ Phù hợp (tương thích) tức là phản ánh đầy đủ mức độ thực hiện các mục tiêu ▪ Rõ ràng, chính xác và tin cậy ▪ Hiệu quả (chi phí thấp cho việc thu thập, xử lý số liệu) ▪ Thuận lợi cho việc rà soát và kiểm tra, phản ánh trung thực
  38. CHƯƠNG II MỘT SỐ CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 1 Phương pháp SWOT 2 Phương pháp ngoại suy 3 Phương pháp xét đoán 4 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, chi phí - kết quả
  39. 2.1 Phương pháp SWOT • Phương pháp SWOT được sử dụng phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngòai của hệ thống để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. • Ma trận SWOT được hình thành bởi ❖ Kết quả phân tích môi trường bên ngoài có các thời cơ (O) và nguy cơ (T) được thể hiện trên cột dọc. ❖ Kết quả phân tích đánh giá môi trường bên trong có các mặt mạnh (S) và điểm yếu (W) được thể hiện trên hàng ngang.
  40. Ma trận SWOT được thể hiện như sau: Kết quả phân tích môi Các mặt mạnh (S) Các điểm yếu (W) trường bên trong Kết quả phân tích môi trường bên ngoài Các cơ hội (O) Phương án chiến lược Phương án chiến lược kết hợp S/O kết hợp W/O Các nguy cơ (T) Phương án chiến lược Phương án chiến lược kết hợp S/T kết hợp W/T
  41. 2 Phương pháp ngoại suy ❖ Ngoại suy là quy chiếu xu thế hiện tại vào tương lai để dự báo tương lai. ❖ Vấn đề chủ yếu của kỹ thuật ngoại suy là đo đạc và lý giải các xu thế trong quá khứ và những khả năng tác động của những yếu tố không lường trước được đến sự tiếp tục xu thế hiện tại để dự báo tương lai. ❖ Để ngoại suy người ta sử dụng các công cụ toán học.
  42. 3 Phương pháp xét đoán ❖ Nhóm phương pháp này để dự báo tương lai trên cơ sở xét đoán trực giác hơn là các phương pháp khách quan như ngoại suy. Phương pháp này thường dùng trong việc xây dựng chiến lược. Phương pháp xét đoán bao gồm : ▪ Phương pháp Delphi ▪ Phương pháp tấn công trí não ▪ Phương pháp kịch bản
  43. 4 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, chi phí - kết quả ❖Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là phương pháp so sánh chi phí bỏ ra và kết quả thu được của các phương án chiến lược. ❖Phương án tối ưu là phương án chi phí nhỏ nhất thu được lợi ích lớn nhất ❖Khó khăn lớn nhất của phương pháp này là không phải phương án nào cũng xác định được lợi ích bằng tiền. Trong trường hợp đó phương án chi phí - kết quả có ưu thế hơn, ❖Phương pháp phân tích chi phí - kết quả: trong phuơng pháp này chi phí bằng tiền để thực hiện một chiến lược vẫn được dùng, song lợi ích của các phương án được thể hiện bằng kết quả mong muốn đã đặt ra.
  44. KẾT LUẬN 13 Xây dựng chiến lược là công việc cần thiết, khách quan của trường ĐH. 23 Mô hình chiến lược là mô hình 5C C1: Quan điểm (Concept) C2: Cam kết (Commitment) C3: Năng lực (Capacity) C4: Liên kết (Connection) C5: Truyền đạt thông tin (Communication)
  45. 33 Quá trình xây dựng chiến lược là quá trình: 3W + 1H W1: Tại sao? (Why?) W2: Ai làm ? (Who?) W3: Làm cái gì (What?) H1: Làm như thế nào? (How?)
  46. 43 Tổ chức thực hiện chiến lược là quá trình 2W + 2C + 4M W1: Làm ở đâu? (Where?) W2: Làm khi nào? (When?) C1: Kiểm soát (Control) C2: Kiểm tra (Check) M1: Nhân lực (Men) M2: Tài lực (Money) M3: Vật lực (Material) M4: Thiết bị (Machine)
  47. Xin trân trọng cảm ơn!