Bài giảng Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý phục vụ phát triển ứng dụng GIS tại địa phương

pdf 29 trang ngocly 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý phục vụ phát triển ứng dụng GIS tại địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_du_lieu_nen_thong_tin_dia_ly_phuc_vu_phat_tr.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý phục vụ phát triển ứng dụng GIS tại địa phương

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG GIS TẠI ĐỊA PHƯƠNG
  2. Nội dung trình bày • Vai trò của dữ liệu nền địa lý • Khai thác, sử dụng dữ liệu nền địa lý • Mô hình và các giải pháp triển khai • Giới thiệu một số mô hình triển khai thực tế
  3. Vai trò của dữ liệu nền địa lý • Vai trò của hệ thống thông tin địa lý • Vai trò của dữ liệu địa lý • Vai trò của dữ liệu nền thông tin địa lý • Vai trò của dữ liệu địa lý chuyên ngành
  4. Vai trò của hệ thống thông tin địa lý • Hiện tại, hầu hết dữ liệu hiện đang được thu thập để phục vụ nhu cầu nghiệp vụ, quản lý nhà nước đều có liên quan đến vị trí không gian do đó GIS trước hết được sử dụng để tổ chức, lưu trữ dữ liệu các cơ sở dữ liệu cần phải được xây dựng trên nền GIS Dữ liệu thuộc tính Dữ liệu không gian và thông tin thuộc tính liên hệ thông qua MAHC Dữ liệu không gian
  5. Vai trò của hệ thống thông tin địa lý • GIS thay thế việc sử dụng bản đồ giấy và bảng biểu số liệu truyền thống bằng hình thức sử dụng bản đồ, số liệu trên máy tính GIS làm thay đổi cách thức sử dụng dữ liệu không gian, bản đồ; cách thức tổng hợp, thống kê số liệu Cơ cấu dân số theo độ tuổi được biểu diễn qua biểu đồ hình tròn
  6. Vai trò của hệ thống thông tin địa lý • Khả năng phân tích của GIS để mô hình hóa các tiến trình như: xói mòn đất sư lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hay nước, hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông dưới sự ảnh hưởng của một trận mưa lớn, tạo ra những thông tin mới có giá trị, trợ giúp cho công tác ra quyết định mô phỏng sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL
  7. Vai trò của dữ liệu địa lý • Vai trò của dữ liệu địa lý: o là phần “hồn” của GIS o việc triển khai ứng dụng GIS chỉ thành công khi và chỉ khi dữ liệu địa lý đầy đủ, đạt yêu cầu chất lượng và được cập nhật thường xuyên o dữ liệu trong GIS được phân thành hai loại: dữ liệu nền địa lý và dữ liệu địa lý chuyên ngành
  8. Phân loại dữ liệu địa lý • Dữ liệu địa lý được phân thành 02 nhóm: o dữ liệu địa lý nền (nền thông tin địa lý) o dữ liệu địa lý chuyên ngành
  9. Vai trò của dữ liệu địa lý Cơ sở dữ liệu nền địa lý là một hệ thống những dữ liệu mà các hệ thống thông tin địa lý trong cùng một địa bàn đều cần đến và được sử dụng chung
  10. Vai trò của dữ liệu nền địa lý • đảm bảo cho dữ liệu chuyên ngành được đồng nhất về mặt tọa độ, lưới chiếu • là môi trường trao đổi dữ liệu, chia sẻ dữ liệu giữa các chuyên ngành • việc thiết lập một cơ sở dữ liệu nền còn góp phần tiết kiệm ngân sách một cách đáng kể vì các ngành, các cấp có thể sử dụng chung dữ liệu • sau khi cơ sở dữ liệu nền được thiết lập các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành có thể phát triển độc lập mà không cần theo trình tự truyền thống trước đây
  11. Khai thác dữ liệu nền địa lý • Sở TN & MT: o tổ chức quản lý, khai thác dữ liệu nền địa lý dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng người sử dụng và yêu cầu thực tiễn của địa phương o cung cấp dữ liệu nền địa lý cho các đơn vị • Các đơn vị khác: o từng bước triển khai xây dựng các lớp dữ liệu địa lý chuyên ngành trên nền thông tin địa lý chung o từng bước triển khai xây dựng các ứng dụng GIS chuyên ngành
  12. Khai thác, cung cấp dữ liệu nền địa lý Bản đồ giấy/bản đồ số Internet/WebGIS CSDL nền địa lý dữ liệu số
  13. Khai thác dữ liệu nền địa lý • Ứng dụng công nghệ GIS để tổ chức khai thác dữ liệu nền địa lý dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng người sử dụng: o theo chủ đề dữ liệu được trích xuất từ cơ sở dữ liệu nền địa lý: hành chính, địa hình, thủy văn, giao thông, hạ tầng dân cư, du lịch, hạ tầng kỹ thuật, độ dốc, phủ bề mặt, o khai thác theo đơn vị hành chính: cấp huyện, cấp xã hoặc theo khu vực địa lý o dưới dạng các bản đồ chuyên đề được khai thác bằng công nghệ WebGIS o khai thác trên mạng diện rộng của tỉnh hoặc trên mạng internet thông qua cổng thông tin địa lý của tỉnh
  14. Cung cấp dữ liệu nền địa lý • Cung cấp dữ liệu nền địa lý theo yêu cầu riêng của các sở, ban, ngành, huyện, thị phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành o Theo nội dung dữ liệu (chủ đề dữ liệu, lớp dữ liệu) o Theo phạm vi không gian (theo địa phận hành chính cấp huyện, cấp xã hoặc khu vực địa lý bất kỳ) o Theo khuôn dạng lưu trữ dữ liệu (shapefile, geodatabase, GML, Tab, ) o Theo hệ quy chiếu toạ độ • Tích hợp dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cập nhật dữ liệu nền địa lý
  15. Xây dựng dữ liệu địa lý chuyên ngành • Trên cơ sở các chủ đề dữ liệu nền địa lý hiện có, căn cứ vào yêu cầu của từng chuyên ngành, lĩnh vực thực hiện việc xây dựng các cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành thông qua việc: o Điều tra, bổ sung thêm thông tin thuộc tính cho các đối tượng không gian đã có trong dữ liệu nền địa lý để đáp ứng yêu cầu về thông tin phục vụ quản lý của từng ngành o Điều tra, bổ sung thêm các lớp thông tin địa lý chuyên ngành mới trên cơ sở “nền” thông tin địa lý hiện có
  16. Xây dựng dữ liệu địa lý chuyên ngành mạng lưới tim đường bộ dữ liệu nền địa lý cung cấp các thông tin cơ bản Tên Độ rộng Chất liệu trải mặt bổ sung thông tin Tình trạng Đơn vị quản lý thông tin bổ Tình trạng duy tu sung để đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý chuyên ngành
  17. Xây dựng dữ liệu địa lý chuyên ngành lớp trạm BTS được bổ sung thêm phục vụ quản lý hạ tầng viễn thông
  18. Đề xuất mô hình triển khai GIS • Vấn đề trước đây: o không có bộ dữ liệu nền địa lý chuẩn o kinh phí đầu tư hạ tầng (máy chủ, lưu trữ, bản quyền phần mềm nền) lớn o hạ tầng truyền thông chưa phát triển • Xu hướng tiếp cận: o dùng chung: dữ liệu; hạ tầng (máy chủ, hệ thống lưu trữ, phần mềm hệ thống, ); phần mềm ứng dụng (dưới dạng các dịch vụ do một đơn vị của tỉnh cung cấp theo mô hình điện toán đám mây) o các ngành sử dụng các “dịch vụ” dùng chung này để xây dựng dữ liệu địa lý chuyên ngành và phát triển, triển khai ứng dụng GIS chuyên ngành
  19. Đề xuất mô hình triển khai GIS dịch vụ bản đồ, dữ liệu, phân lưu trữ, quản lý tích khôn gian dữ liệu địa lý dùng chung trung tâm GIS sở/ban/ngành geoportal hạ tầng để cổng thông tin địa triển khai GIS GIS chuyên lý chuyên ngành (ví dụ: hệ ngành thống thông tin đất đai) sở/ban/ngành cộng đồng
  20. Đề xuất mô hình triển khai GIS • GIS dùng chung được quản lý bởi một đơn vị của tỉnh : o lưu trữ, quản lý bộ dữ liệu địa lý dùng chung o cung cấp các ứng dụng khai thác dữ liệu địa lý dùng chung thông qua cổng thông tin địa lý tỉnh o cung cấp các dịch vụ bản đồ, dữ liệu, hạ tầng để phát triển GIS chuyên ngành o cung cấp hạ tầng để triển khai GIS chuyên ngành
  21. GIS dùng chung – dữ liệu • bộ CSDL nền địa lý dùng chung phủ trùm toàn tỉnh ở các tỷ lệ khác nhau (1:5.000; 1/10.000; 1/25.000, 1:50.000, 1/100.000), nhằm tạo ra một CSDL nền chung thống nhất đáp ứng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong các ứng dụng GIS của các sở, ban ngành phục vụ công tác quản lý các lĩnh vực trên phạm vi tỉnh • các bộ cơ sở dữ liệu địa lý dùng chung khác (điều kiện tự nhiên, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, địa chính,quy hoạch xây dựng, )
  22. GIS dùng chung – Ứng dụng • quản lý bộ cơ sở dữ liệu nền dùng chung • cung cấp dữ liệu nền dùng chung theo yêu cầu riêng của các sở, ban, ngành, huyện, thị phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành • cập nhật cơ sở dữ liệu nền dùng chung • tra cứu, khai thác cơ sở dữ liệu nền dùng chung cho tất cả các ngành • trao đổi dữ liệu chuyên ngành với/giữa các sở, ngành
  23. Tổ chức triển khai – Trung tâm GIS • hệ thống máy chủ trung tâm: máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server), máy chủ GIS (GIS Server), máy chủ ứng dụng (Application Server), máy chủ Web (Web Server) • hệ thống lưu trữ • thiết bị mạng, an toàn và an ninh mạng; bộ chuyển mạch cáp quang; máy tính PC; • bản quyền phần mềm hệ thống Windows; phần mềm hệ quản trị CSDL; phần mềm GIS Server; phần mềm GIS Desktop.
  24. Tổ chức triển khai • Giai đoạn 1: o Triển khai các ứng dụng dùng chung và trung tâm GIS o Lựa chọn triển khai xây dựng một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành và ứng dụng GIS chuyên ngành • Các giai đoạn tiếp theo: o Tiếp tục triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu và ứng dụng GIS chuyên ngành chưa được triển khai trong giai đoạn 1
  25. Tổ chức triển khai – Trung tâm GIS • Nội dung triển khai: o xây dựng trung tâm GIS: trang thiết bị (máy chủ, lưu trữ, mạng), phần mềm bản quyền (hệ quản trị cơ sở dữ liệu, GIS Server, ) đường truyền, nhân lực, o xây dựng ứng dụng, dịch vụ dùng chung: quản lý, cung cấp, khai thác cơ sở dữ liệu nền dùng chung o cổng thông tin địa lý
  26. GIS cấp tỉnh – Giai đoạn 1 • Ưu tiên triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và ứng dụng GIS chuyên ngành có nhu cấu ứng dụng GIS cao: o GIS quy hoạch phát triển kinh tế xã hội o GIS giao thông o GIS thông tin & truyền thông o GIS du lịch o GIS quản lý đô thị: hạ tầng kỹ thuật đô thị o
  27. Giới thiệu một số mô hình triển khai thực tế • Mô hình triển khai thực tế tại một số tỉnh: Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc: o GIS dùng chung o GIS chuyên ngành: .hạ tầng Viễn thông .quy hoạch Phát triển KTXH .môi trường .du lịch
  28. Kết luận • Sản phẩm CSDL nền thông tin địa lý bàn giao cho các tỉnh là cơ sở, tiền đề quan trọng để các địa phương triển khai ứng dụng GIS cho các ngành, các cấp • Các địa phương cần sớm có chương trình và kế hoạch cụ thể để khai thác, sử dụng hiệu quả sản phẩm CSDL được bàn giao
  29. Trân trọng cảm ơn