12 Nguyên tắc vàng trong đầu tư chứng khoán

pdf 308 trang ngocly 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "12 Nguyên tắc vàng trong đầu tư chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf12_nguyen_tac_vang_trong_dau_tu_chung_khoan.pdf

Nội dung text: 12 Nguyên tắc vàng trong đầu tư chứng khoán

  1. Mục lục 12 NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 2 Tìm hiểu về hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán. 2 Nguyên tắc khớp lệnh. 5 Các công cụ quản lý trên thị trường chứng khoán. 6 Lợi tức cổ phiếu. 8 Giới thiệu phương thức giao dịch báo giá tại Trung tâm GDCK Hà Nội 9
  2. Giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt 11 Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu. 17 Chỉ số P/E. 19 Phân tích EPS. 21 Đánh giá tỷ lệ ROE. 22 Chỉ số NAV (Net Asset value) là gì? Cách tính NAV và đánh giá chỉ số một cách khách quan. 24 Biểu đồ phân tích kỹ thuật. 24 Quỹ tương hỗ: Tập trung nguồn tài chính. 28
  3. Đừng hành động theo “cảm tính” trong đầu tư chứng khoán. 33 Mục tiêu và phương pháp đầu tư, kinh nghiệm từ Finance Times. 34 Bí quyết đề thành công trong đầu tư chứng khoán. 36 Bí quyết lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư của bạn. 38 Khi nào nên bán ra cổ phiếu?. 40 Lựa chọn cổ phiếu theo nguyên tắc CAN SLIM 42 KINH NGHIỆM NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÀNH CÔNG !!!
  4. 45 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI 48 DOW THEORY 51 FIBONACCI STUDIES. 55 Use Of Fibonacci #'S In Technical Analysis (Additional) 59
  5. 12 NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.Hãy quan sát 2.Không bao giờ đưọc cho rằng nhà đầu tư thành công đơn giản chỉ biết chọn cổ phiếu. 3.Học các nguyên tắc kế toán cơ bản 4.Học các cơ sở và bảng biểu cơ bản 5.Tìm cách thu thập thông tin 6.Mục tiêu đầu tư phải rõ ràng 7.Hiểu rõ rủi ro của công việc đầu tư 8.Hãy quên giá cổ phiếu một năm trưóc đây
  6. 9.Giữ vững các nguyên tắc cơ bản của bản thân và không nên rung động trước linh cảm 10.Hãy bằng lòng với bản thân 11.Hãy đầu tư dài hạn ( bởi vì không dễ dàng gì chọn lựa chính xác nhưng cổ phiếu có thể kiếm lời trong ngắn hạn) 12.Hãy nhớ rằng tiền mặt là thượng đế ( tiền mặt là phương tiện để mua thêm cổ phiếu, giảm tổn thất và sẵn sàng cho cuộc đầu tư mới .Không bao giờ nên đầu tư 100% vào cổ phiếu .
  7. Tìm hiểu về hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán LTS: Ngày 27/7/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Lưu Ký Chứng khoán (TTLKCK), có nhiệm vụ thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch, mua bán chứng khoán. Để chuẩn bị cho việc khai trương và đưa TTLKCK đi vào hoạt động trong quý 2/2006, mọi công tác chuẩn bị đang được
  8. khẩn trương thực hiện. Tạp chí Chứng khoán xin giới thới thiệu với độc giả những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ hoạt động của TTLKCK. Nói đến đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán là nói đến dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán trên các thị trường chứng khoán (TTCK) bao gồm cả các thị trường chính thức và thị trường phi tập trung. Người đầu tư có thể đặt câu hỏi tại sao lại phải cần đến dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán trong khi họ có thể tự bảo quản lấy tài sản của mình, tìm gặp nhau để thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán, sau đó tự thanh toán chứng khoán và tiền với nhau?
  9. Câu trả lời ở đây là “hình thức giao dịch chứng khoán” đã quyết định đến vấn đề này. Việc giao dịch và thanh toán như trên chỉ thực hiện được đối với các giao dịch tự phát, chủ yếu là trực tiếp giữa một bên mua với một bên bán, tính an toàn trong giao dịch thấp, luôn tiềm ẩn nguy cơ không thực hiện nghĩa vụ giao dịch của hoặc bên mua, hoặc bên bán, đặc biệt là khi giá cả thị trường có nhiều biến động. Trong khi đó, giao dịch chứng khoán tại các sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung), thị trường giao dịch điện tử (thị trường phi tập trung), thị trường các công cụ phái sinh đều là hình thức giao dịch có tổ chức giữa nhiều bên mua bán với nhau. Để luôn đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cũng như sự an toàn cho tất cả
  10. các bên tham gia mua bán, giảm thiểu chi phí giao dịch, hình thức giao dịch có tổ chức, đòi hỏi việc thanh toán tiền và chuyển giao chứng khoán cũng phải được thực hiện một cách có tổ chức. Khi giao dịch chứng khoán đã được xác nhận thực hiện, việc chuyển giao chứng khoán và thanh toán tiền sẽ được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản trên các tài khoản chứng khoán và tiền thông qua các bút toán ghi sổ, thay vì chuyển giao vật chất trực tiếp như trong hình thức giao dịch tự phát. Để làm được điều này, chứng khoán niêm yết hay đăng ký giao dịch trên TTCK cần phải được lưu giữ tập trung và bất động hóa tại một nơi. Chính đòi hỏi này đã dẫn đến sự ra đời của loại
  11. hình dịch vụ là đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán để hỗ trợ cho việc thực hiện và hoàn tất các giao dịch chứng khoán trên các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức. Sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ này cũng đã kéo theo sự ra đời của các tổ chức cung ứng các dịch vụ đó và hệ thống văn bản pháp quy để quản lý các tổ chức cung ứng dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán. Các tổ chức cung ứng dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán thường là các ngân hàng lưu ký (ngân hàng thương mại được phép hoạt động lưu ký chứng khoán),
  12. các công ty chứng khoán, được gọi chung là các tổ chức lưu ký. Các tổ chức thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán là các ngân hàng thanh toán. Hoạt động của thị trường giao dịch có tổ chức cần một nơi để lưu giữ và quản lý tập trung các chứng khoán, đồng thời sự hình thành nhiều tổ chức lưu ký cũng đòi hỏi phải có một tổ chức đóng vai trò là tổ chức lưu ký trung tâm, làm trung gian kết nối các tổ chức lưu ký này với nhau, tạo cơ sở cho việc thực hiện thanh toán bằng hình thức ghi sổ. Những đòi hỏi đó đã dẫn đến sự hình thành của TTLKCK, các tổ chức lưu ký còn lại trở thành thành viên của trung tâm lưu ký, hay còn gọi là các thành viên lưu ký. Đối với các ngân hàng thanh toán cũng vậy, cần phải có một ngân hàng đóng
  13. vai trò là ngân hàng thanh toán trung tâm, thực hiện thanh toán tiền cho tất cả các giao dịch chứng khoán, thường là Ngân hàng Trung ương (NHTW) hay Ngân hàng chỉ định thanh toán. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin của trung tâm lưu ký, của các thành viên lưu ký và của các ngân hàng thanh toán, NHTW cùng với hệ thống pháp lý về lưu ký được gọi chung là hệ thống đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán, hay còn gọi tắt là hệ thống lưu ký chứng khoán. Hệ thống lưu ký chứng khoán đảm bảo việc đăng ký, lưu ký chứng khoán được hoàn tất trước khi chứng khoán được đưa vào giao dịch và sau khi giao dịch kết
  14. thúc các bên tham gia giao dịch sẽ lần lượt nhận được tiền và chứng khoán thông qua việc bù trừ và thanh toán chứng khoán và tiền do hệ thống thực hiện. Như vậy, cùng với sự hình thành của TTCK có tổ chức, hệ thống lưu ký chứng khoán đã trở thành một thành tố không thể thiếu, cấu thành nên hạ tầng của TTCK. Để hiểu thêm về các dịch vụ do hệ thống đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán thực hiện, phần dưới đây sẽ đề cập đến từng dịch vụ cụ thể: 1. Đăng ký chứng khoán Phần trên đã đề cập, để chứng khoán niêm yết hay đăng ký giao dịch được giao
  15. dịch trên TTCK, chúng cần phải được lưu ký tập trung tại một nơi, nơi đó chính là TTLKCK. Tuy nhiên, trước khi chứng khoán được đưa vào lưu ký tập trung tại TTLKCK, chúng cần phải được đăng ký đầy đủ thông tin để TTLKCK có thể nhận lưu ký. Các thông tin đăng ký bao gồm: - Đăng ký thông tin về chứng khoán chẳng hạn như tên chứng khoán, loại chứng khoán, mẫu mã chứng khoán, số lượng đang lưu hành - Đăng ký thông tin về người sở hữu chứng khoán chẳng hạn như tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc của người sở hữu, số lượng sở hữu Việc thực hiện đăng ký thông tin
  16. thường do tổ chức phát hành tiến hành hoặc do một tổ chức được tổ chức phát hành ủy quyền tiến hành. Như vậy, đối với các chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch, TTLKCK trở thành nơi duy nhất thực hiện dịch vụ làm đại lý chuyển nhượng, cụ thể là: - Thực hiện quản lý sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán cho các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, ghi nhận quyền sở hữu và thông tin thay đổi quyền sở hữu của người sở hữu chứng khoán. - Thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký cho người sở hữu chứng khoán bao gồm các quyền như quyền tham dự đại hội cổ đông, quyền
  17. nhận cổ tức, quyền bỏ phiếu, quyền nhận trái tức và vốn gốc, quyền mua, quyền chuyển đổi, tách hoặc gộp cổ phiếu 2. Lưu ký chứng khoán Lưu ký chứng khoán thực chất là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng cả chứng khoán vật chất và chứng khoán ghi sổ. Đồng thời đối với các chứng chỉ vật chất, TTLK còn phải thực hiện cả việc quản lý nhập, xuất và bảo quản an toàn chứng chỉ chứng khoán tại kho chứng chỉ chứng khoán. Để theo dõi và quản lý luồng ra vào chứng khoán của khách hàng ký gửi tại TTLKCK (ký gửi thông qua các tổ chức lưu ký thành viên), TTLKCK phải thực hiện mở tài khoản lưu ký chứng khoán cho các tổ chức lưu ký thành viên và cho
  18. khách hàng, tương tự như việc ngân hàng thương mại (NHTM) mở tài khoản vãng lai để quản lý luồng tiền cho khách hàng của mình. Chính vì vậy, lưu ký chứng khoán còn bao gồm cả việc thực hiện các dịch vụ liên quan đến mở tài khoản, nhận gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán lưu ký. Ngoài ra, TTLKCK cũng như các tổ chức lưu ký còn cung ứng bất cứ dịch vụ nào khác được pháp luật cho phép liên quan đến tài khoản lưu ký chứng khoán, chẳng hạn như dịch vụ làm trung gian trong các giao dịch bảo đảm như cầm cố, giải tỏa cầm cố chứng khoán. Cầm cố chứng khoán là việc các NHTM, tổ chức tín dụng cho người đầu tư
  19. vay tiền để đầu tư chứng khoán với thế chấp là chứng khoán do người đầu tư sở hữu. Vì vậy, đây thực chất là một dạng quan hệ hợp đồng giữa bên cầm cố (người đầu tư) và bên nhận cầm cố (ngân hàng), mà trong quan hệ này các tổ chức lưu ký chỉ đóng vai trò là trung gian, trên cơ sở bản hợp đồng cầm cố đó thực hiện chuyển khoản số chứng khoán cầm cố từ tài khoản chứng khoán giao dịch vào tài khoản chứng khoán cầm cố để đảm bảo việc duy trì tài sản thế chấp cho bên nhận cầm cố. Khi hợp đồng cầm cố hết hiệu lực hoặc theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, tổ chức lưu ký sẽ thực hiện giải tỏa số chứng khoán cầm cố, trả lại cho người đầu tư (bên cầm cố).
  20. 3. Bù trừ chứng khoán và tiền Nếu đăng ký và lưu ký chứng khoán là khâu hỗ trợ trước giao dịch chứng khoán, thì bù trừ chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán. Sau khi chứng khoán niêm yết đã được đưa vào đăng ký, lưu ký tập trung tại TTLKCK, chúng sẽ được phép giao dịch trên TTCK. Tuy nhiên, sau khi giao dịch trên thị trường được thực hiện (đã được xác nhận), thì các bên tham gia giao dịch cần phải nhận được tài sản của mình: bên bán nhận được tiền, bên mua nhận được chứng khoán. Bù trừ chứng khoán và tiền là khâu tiếp theo sau giao dịch, thực hiện việc xử lý thông tin về các giao dịch chứng khoán, tính toán lại nhằm xác định số tiền và
  21. chứng khoán ròng cuối cùng mà các đối tác tham gia giao dịch phải có nghĩa vụ thanh toán sau khi giao dịch được thực hiện. Hoạt động bù trừ trên TTCK về cơ bản cũng tương tự như hoạt động bù trừ của các NHTM, đặc biệt là liên quan đến mảng bù trừ tiền. Kết quả bù trừ tiền luôn thể hiện nghĩa vụ thanh toán một chiều đối với một thành viên lưu ký: hoặc được nhận tiền, nếu tổng số tiền phải trả nhỏ hơn tổng số tiền được nhận; hoặc phải trả tiền nếu tổng số tiền phải trả lớn hơn tổng số tiền được nhận. Điểm khác nhau so với bù trừ cho giao dịch của các NHTM là bù trừ cho các giao dịch chứng khoán không chỉ liên quan
  22. đến mảng tiền mà còn liên quan đến mảng chứng khoán nữa. Việc bù trừ chứng khoán cũng mang đặc thù riêng là phải được thực hiện theo từng loại chứng khoán do không thể bù trừ các loại chứng khoán khác nhau với nhau. Do đó, đối với cùng một loại chứng khoán nhất định, kết quả bù trừ chứng khoán sẽ chỉ ra nghĩa vụ thanh toán một chiều của từng thành viên lưu ký: hoặc phải giao loại chứng khoán đó nếu số lượng chứng khoán khách hàng đặt mua ít hơn số lượng khách hàng đặt bán, hoặc được nhận về loại chứng khoán đó nếu số lượng chứng khoán khách hàng đặt mua nhiều hơn số lượng khách hàng đặt bán. Trong hoạt động bù trừ, phương thức bù trừ cũng là một vấn đề cần quan tâm.
  23. Phương thức bù trừ cho các giao dịch chứng khoán được quyết định bởi phương thức giao dịch trên TTCK. Nếu phương thức giao dịch là đa phương (nhiều bên mua với nhiều bên bán), điển hình có thể thấy là đối với các giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, thì phương thức bù trừ chứng khoán và tiền sẽ là bù trừ đa phương. Nếu phương thức giao dịch là song phương (một bên mua với một bên bán), điển hình có thể thấy là đối với các giao dịch thỏa thuận, thì phương thức bù trừ cũng sẽ là bù trừ song phương. 4. Thanh toán chứng khoán và tiền Thanh toán chứng khoán và tiền cũng là dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán, là hoạt động cuối cùng để hoàn tất
  24. các giao dịch chứng khoán, theo đó các bên tham gia giao dịch sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình: bên phải trả chứng khoán thực hiện giao chứng khoán, bên phải trả tiền thực hiện việc chuyển tiền, lần lượt trên cơ sở kết quả bù trừ chứng khoán và tiền được đưa ra ở trên. Để giảm rủi ro cho các đối tác tham gia giao dịch, việc thanh toán chứng khoán và tiền luôn phải đảm bảo nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với việc thanh toán tiền, hay còn gọi là nguyên tắc DVP (Delivery versus Payment). Thời hạn của việc thanh toán được quyết định bởi chu kỳ thanh toán. Tùy thuộc vào điều kiện của từng nước mà chu kỳ thanh toán áp dụng có thể là T+1; T+2 hay T+3, trong đó T được
  25. hiểu là ngày giao dịch (ngày mà giao dịch được thực hiện) và 1; 2; 3 là số ngày giao dịch (không tính ngày nghỉ) tiếp theo kể từ ngày T. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), của Tổ chức các ủy ban Chứng khoán quốc tế (IOSCO) cũng như của nhóm G30 (nhóm các quốc gia có TTCK phát triển), các nước nên áp dụng chu kỳ thanh toán tối đa là T+3. Trong hoạt động thanh toán chứng khoán và tiền, phương thức thanh toán cũng là mối quan tâm của các bên tham gia giao dịch. Phương thức thanh toán được quyết định bởi phương thức bù trừ, do thanh toán luôn được thực hiện trên cơ sở của kết quả bù trừ. Chính vì vậy, nếu phương thức bù trừ là đa phương thì
  26. phương thức thanh toán cũng là thanh toán đa phương và tương tự, phương thức bù trừ là song phương thì phương thức thanh toán cũng sẽ là thanh toán song phương./
  27. Nguyên tắc khớp lệnh 1- Nguyên tắc khớp lệnh: Hệ thống giao dịch chứng khoán tại Việt Nam hiện nay áp dụng phương pháp khớp lệnh định kỳ. Theo nguyên tắc này, giá thực hiện được xác định trên cơ sở giá có khối lượng chứng khoán dự kiến giao dịch được nhiều nhất. Ví dụ: Chứng khoán A: + Có khối lượng đặt mua tại 2 mức giá 17.4 và 17.5 đều là 20.000 cổ phiếu; + Khối lượng đặt bán là 10.000 cổ
  28. phiếu với giá 17.4; + Giá đóng cửa phiên giao dịch trước là 17.2. Vậy: + Khối lượng dự kiến giao dịch được là 10.000 cổ phiếu; + Vì hai mức giá đặt mua đều có cùng khối lượng bằng nhau nên sẽ xét tới yếu tố giá. Giá được khớp sẽ là giá gần với mức giá đóng cửa phiên hôm trước tức giá 17.4. 2- Thứ tự ưu tiên khớp lệnh: + Ưu tiên về giá: Giá tốt nhất (đối với lệnh bán là giá thấp nhất và đối với lệnh
  29. mua là giá cao nhất); + Ưu tiên về thời gian: Nếu cùng mức giá thì lệnh đặt trước sẽ được ưu tiên khớp trước; + Ưu tiên về khối lượng: Trường hợp cùng mức giá, cùng thời gian đặt lệnh thì sẽ xét tới khối lượng gần nhất so với khối lượng dự kiến được giao dịch; Với ví dụ trên, 800 cổ phiếu được khớp lệnh, người đặt mua vào 10h02 được khớp lệnh đầu tiên là 200 CP, tiếp theo là người đặt mua 10h03 được khớp lệnh 300 CP và người đặt mua vào 10h04 chỉ được khớp lệnh 300 CP mặc dù anh ta đã đặt lệnh 400 CP vì số lượng bán chỉ có 800 CP. Thời Giá Khối
  30. Sacom gian (VND/CP) lượng Một 10h02 18.400 800 lệnh bán Những 10h02 18.400 200 lệnh mua 10h03 18.400 300 10h04 18.400 400
  31. Các công cụ quản lý trên thị trường chứng khoán Khi các giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung có những biến động bất thường, để vận hành, quản lý thị trường chứng khoán có hiệu quả và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu, các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) đều sử dụng các công cụ như: cảnh báo, đưa chứng khoán vào diện kiểm soát và ngừng giao dịch Với mục đích thông tin cho nhà đầu tư, xin giới thiệu về chức năng và nhiệm vụ của các công cụ trên. 1.Dấu hiệu cảnh báo chứng khoán (DS): Là việc thông báo nhắc nhở cho
  32. nhà đầu tư biết giá của chứng khoán đó có biến động bất thường nhưng không có lý do hợp lý để giải thích cho sự biến động trên. Khi chứng khoán có dấu hiệu cảnh báo, nhà đầu tư phải cân nhắc, thận trọng trong việc mua, bán chứng khoán đó và việc mua, bán được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Việc mua chứng khoán đó phải được thanh toán bằng tiền mặt (một số nước việc thanh toán có thể thực hiện bằng séc, chuyển khoản hoặc tài khoản margin). Người bán chứng khoán phải chuyển giao ngay chứng khoán ngay trong ngày hoặc sau ngày giao dịch (T+1).
  33. Thành viên phải ghi rõ tên, số tài khoản của khách hàng trong việc mua, bán và phải báo cáo kết quả giao dịch đó của khách hàng cho SGDCK biết. Thành viên không được mua, bán chứng khoán đó cho chính mình trừ trường hợp sửa lỗi và phải gửi văn bản sửa lỗi và các giấy tờ liên quan đến việc sửa lỗi đó cho SGDCK. Ngoài ra, khi tổ chức niêm yết bị lên dấu hiệu cảnh báo phải báo cáo các số liệu hoặc giải thích rõ những nguyên nhân có thể tác động đến giao dịch bất thường đó trước khi bắt đầu phiên giao dịch tiếp theo.
  34. 2.Dấu hiệu ngừng giao dịch ( H và SP): Dấu hiệu H: Đây là dấu hiệu tạm thời ngừng giao dịch đối với một loại chứng khoán, thời hạn ngừng không quá một phiên giao dịch. Các chứng khoán vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu H: Khi có những thông tin, tin đồn liên quan đến tổ chức niêm yết. Thông tin đó có thể gây tác động đến quyền lợi các nhà đầu tư hoặc tác động đến quyết định đầu tư hoặc thay đổi giá chứng khoán mà SGDCK chưa nhận được báo cáo từ công ty. Tổ chức niêm yết phải giải thích hoặc xác
  35. nhận thông tin, tin đồn đó. Khi chứng khoán của tổ chức niêm yết bị nghi ngờ có giao dịch nội gián hoặc có một nhóm nhà đầu tư biết trước thông tin quan trọng của tổ chức niêm yết và dùng thông tin đó để giao dịch. Tổ chức niêm yết phải giải thích hoặc xác nhận thông tin đó. Khi tổ chức niêm yết đề nghị SGDCK tạm thời ngừng giao dịch chứng khoán của tổ chức niêm yết do tổ chức niêm yết đang trong quá trình chờ công bố thông tin. Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của chứng khoán đó.
  36. Dấu hiệu SP: Là dấu hiệu tạm thời đình chỉ giao dịch chứng khoán cuả tổ chức niêm yết, thời hạn đình chỉ trên một phiên giao dịch Các chứng khoán vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu SP: Khi xảy ra trường hợp giống như từ 1- 3 của việc lên dấu hiệu H nhưng tổ chức niêm yết không thể giải thích và công bố thông tin tức thời. Khi tổ chức niêm yết không tuân thủ theo các quy chế, quy định mà UBCK và SGDCK đã ban hành. Khi chứng khoán của tổ chức niêm yết
  37. đang trong quá trình xem xét huỷ niêm yết hoặc đang trong quá trình điều chỉnh để thoát khỏi diện hủy niêm yết. Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của chứng khoán đó. Dấu hiệu kiểm soát (C): Là dấu hiệu do SGDCK quy định để xác định lại giá tham chiếu chứng khoán của tổ chức niêm yết. Việc giao dịch chứng khoán này được thực hiện riêng tại một bảng khác và với thời gian ngắn hơn phiên giao dịch chính. Các chứng khoán vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu C:
  38. Khi hoạt động kinh doanh chính của tổ chức niêm yết bị đình chỉ từ 3 tháng đến dưới 1 năm. Khi tài khoản giao dịch của tổ chức niêm yết tại Ngân hàng bị phong toả. Khi tổ chức niêm yết không tuân thủ theo các quy chế, quy định mà UBCK và SGDCK đã ban hành. Khi tổ chức niêm yết không nộp báo cáo hoặc vi phạm quy định công bố thông tin. Khi chứng khoán của tổ chức niêm yết trong quá trình xem xét hủy niêm yết. Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch
  39. của chứng khoán đó. Trên đây, là một số nội dung cơ bản để giới thiệu về các công cụ để quản lý và vận hành thị trường chứng khoán. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm của từng nước các nguyên tắc trên có thể thay đổi cho phù hợp để việc quản lý và vận hành thị trường tốt hơn.
  40. Lợi tức cổ phiếu Trong giao dịch, kinh doanh CK - nhà đầu tư vì bảo vệ lợi ích của chính mình - cần quan tâm và xử lý đúng đắn các nguyên tắc và phương thức chi trả, thanh toán cổ tức sau đây: 1. Lợi tức CP (hay gọi là cổ tức) là một phần lợi nhuận được phân phối cho cổ đông, tùy thuộc tình hình lợi nhuận của TCPH và tỷ lệ góp vốn đầu tư của từng cổ đông. Do đó, mức lợi tức CP cũng như phương thức chi trả, thanh toán cổ tức tuỳ thuộc sự phát triển sản xuất - kinh doanh và chính sách cổ tức của từng TCPH, do Hội đồng quản trị quyết định.
  41. 2. Lợi tức CP, nhất là chi trả cổ tức của một TCPH, thường có xu hướng: muốn tạo khả năng và duy trì mức cổ tức cao để tạo lòng tin cho nhà đầu tư, mặc dù tình hình - sản xuất kinh doanh tốt xấu, có khi đều không có sự phân biệt; hoặc có khi, vào những lúc thu hẹp hoạt động, nhưng chi trả cổ tức có thể vẫn cao, cho dù thu nhập giảm, và theo đó lợi nhuận giảm, do TCPH muốn duy trì mức trả cổ tức ngang bằng mức cổ tức trong thời kỳ kinh doanh phát đạt. 3. Theo các phương thức trên, không thoả đáng. Nhà đầu tư cần phân tích và hiểu biết đầy đủ các yếu tố hoạt động, ảnh hưởng đến cổ tức và chi trả cổ tức - thường bao gồm:
  42. a/ Xác định mức tăng trưởng tiềm năng của các khoản lợi nhuận trong tương lai; b/ Nghiên cứu, xem xét sự biến động của các khoản lợi nhuận trong các giai đoạn khác nhau và chu trình tái sản xuất - kinh doanh; c/ Nghiên cứu lợi nhuận và mức chi trả cổ tức của các tổ chức khác nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Từ đó, nhà đầu tư xem xét các mối quan hệ: thu nhập - lợi tức - đầu tư phát triển - chi trả cổ tức và tìm các phương án thích hợp nhất. 4. Thông thường, nhà đầu tư phải xem xét kỹ bản cáo bạch nhất là về tình hình tài
  43. chính hiện tại và 1 năm về trước, về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển, đặc biệt là về nguồn thu nhập từ cổ tức hay lãi suất, sau khi trừ các chi phí liệu giá trị đầu tư có đạt trên điểm hoà vốn hay không? Các rủi ro, lợi nhuận mang lại, khả năng cạnh tranh, diễn biến giá cả CP và tình hình biến động chỉ số VN-Index. Do đó, nhà đầu tư phải tỉnh táo với lợi tức thu được. 5. Nhà đầu tư, nếu mong muốn có một khoản cố định để bảo đảm cho việc chi dùng, thì có thể chọn đầu tư vào các trái phiếu hoặc CP ưu đãi; ngược lại, muốn phát triển nhanh đồng vốn của mình thì có thể chọn mua các loại CP và luôn chịu sự chi phối của nguyên tắc kinh doanh; rủi ro
  44. tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Mặt khác, không nên đầu tư ngắn hạn, vì TTCK vẫn là một thị trường vốn dài hạn, khó lòng có thể tìm được mức lợi nhuận cao trong một thời gian ngắn. Một số nhà đầu tư lại theo xu hướng đầu tư vào tương lai, có thể hiện tại công ty đang làm ăn thua lỗ, nhưng họ lại dự đoán và đánh giá một tiềm năng phát triển trong tương lai - nên họ quyết định đầu tư vào CP đó - đồng nghĩa với lợi nhuận cao, rủi ro cao. 6. Nguyên tắc quan trọng là xác định và duy trì cổ tức nên ở mức khá thấp và chỉ nên tăng mức cổ tức khi có những khoản thu nhập tăng thêm. Riêng đối với TCPH có độ biến động lớn, có thể áp dụng
  45. phương thức: duy trì mức cổ tức thấp, đồng thời chi trả những khoản cổ tức phụ trội vào các thời điểm hợp lý và khi thu nhập cho phép nhằm bảo đảm việc chi trả cổ tức luôn thực hiện đối với nhà đầu tư. 7. Việc thanh toán, chi trả cổ tức cho cổ đông, có khả năng bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt, dưới 2 hình thức: a/ Chi trả cổ tức bằng CP, giữ tiền mặt cho đầu tư phát triển, nếu mức chi trả đó chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2-5% tổng số CP đã phát hành, thì nhà đầu tư không chú ý đến "loãng giá" (giá CP sẽ giảm xuống), ảnh hưởng không đáng kể đến thu nhập. Nhà đầu tư yên tâm khi họ nhận được CP nhiều hơn; nhưng thực tế họ không nhận được gì, vì khi công bố trả cổ tức bằng
  46. CP, thì giá CP sẽ giảm xuống tương ứng với tỷ lệ trả cổ tức bằng CP. b/ Chi trả cổ tức bằng tách CP, thường kéo theo việc phát hành nhiều CP hơn, theo một tỷ lệ tương ứng với số lượng CP, mà các cổ đông đang nắm giữ, và thường dẫn đến kết quả giá trị thị trường CP tăng lên. Như vậy, các TCPH vẫn giữ lại được nguồn vốn bên trong để đầu tư phát triển, tăng thêm CP cho các cổ đông, nguồn cung cấp CP cho thị trường, giảm biến động giá cả thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
  47. Giới thiệu phương thức giao dịch báo giá tại Trung tâm GDCK Hà Nội Được sự đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, ngày 2/11/2005, Trung tâm GDCK Hà Nội chính thức đưa phương thức giao dịch báo giá vào hoạt động. Những nội dung chính trong cơ chế hoạt động của phương thức giao dịch báo giá như sau: Các qui định về giao dịch: * Thời gian giao dịch: Từ 9h00- 11h00 các ngày Thứ 2, 4, 6 hàng tuần (trừ
  48. các ngày nghỉ theo qui định tại Bộ Luật Lao động). * Hình thức thanh toán: - Giao dịch báo giá: Tất cả các giao dịch báo giá (gồm cả giao dịch cổ phiếu và giao dịch trái phiếu) được thanh toán theo hình thức thanh toán đa phương (T+3). * Đơn vị yết giá: - Giao dịch báo giá: + Đối với cổ phiếu: 100 đồng. + Đối với trái phiếu: không quy định.
  49. - Giao dịch thỏa thuận: không quy định. * Đơn vị giao dịch - Giao dịch báo giá: 100 cổ phiếu hoặc 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) tính theo mệnh giá trái phiếu. * Giá tham chiếu: Giá tham chiếu của cổ phiếu là bình quân gia quyền các giá thực hiện qua phương thức giao dịch báo giá của ngày có giao dịch gần nhất. * Biên độ dao động giá - Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu là ±10%. - Không áp dụng biên độ dao động giá
  50. đối với các giao dịch trái phiếu. * Hiệu lực của lệnh: trong phiên giao dịch, lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến hết phiên hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ trên hệ thống. * Loại lệnh giao dịch: Lệnh giao dịch báo giá là lệnh giới hạn. * Nguyên tắc thực hiện lệnh giao dịch báo giá - Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước. - Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.
  51. - Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. - Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch. * Sửa, hủy lệnh: Nhà đầu tư được phép huỷ lệnh hoặc thay đổi mức giá đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần còn lại của lệnh đã khớp một phần. Các bước tiến hành giao dịch báo giá: - Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh (mua/bán) tại các công ty chứng khoán, đại
  52. diện giao dịch của công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Nếu nhà đầu tư muốn thực hiện lệnh theo phương thức thoả thuận hoặc muốn thực hiện toàn bộ khối lượng thì phải ghi rõ những yêu cầu này trên phiếu lệnh, công ty chứng khoán sẽ thực hiện những lệnh này theo phương thức thoả thuận. Nếu phiếu lệnh không có các yêu cầu trên thì đại diện giao dịch của công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh đó vào hệ thống giao dịch báo giá. - Các lệnh đặt này được hiển thị trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của công ty chứng khoán. - Nhà đầu tư theo dõi các lệnh (mua/bán) thông qua màn hình thông tin tại
  53. công ty chứng khoán và lựa chọn các lệnh phù hợp để đặt lệnh đối ứng. - Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống. Tức là, nếu thoả mãn về giá thì các lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất. Mức giá thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. - Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước. - Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng
  54. đáp ứng được toàn bộ khối lượng). Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới. - Kết quả giao dịch sẽ được hiển thị trực tuyến trên màn hình thông tin của các công ty chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch, TTGDCK Hà Nội sẽ xác nhận kết quả giao dịch với công ty chứng khoán thành viên và công ty chứng khoán thành viên thông báo cho khách hàng
  55. Giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, thỉnh thoảng người đầu tư nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK Tp. HCM) không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu nào đó trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo như thường lệ. Đó là ở trường hợp ở những phiên giao dịch người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền, không được nhận thưởng bằng tiền, ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn
  56. hay trong ngày giao dịch không được hưởng phần phát thưởng bằng cổ phiếu, ngày không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên. Điểm qua một số thông tin liên quan, chúng ta thấy việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn phát triển sản xuất của Công ty cổ phần (CtyCP) giấy Hải phòng (Haphaco). Công ty này đã phát hành tăng vốn lên gấp đôi, từ hơn 10 tỷ lên hơn 20 tỷ để xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy Craft. Và cứ mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được một quyền mua một cổ phiếu trong đợt phát hành mới. Tại đây đã xuất hiện nhu cầu về định giá chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phiếu và làm cơ
  57. sở để định giá bán cổ phiếu cho người có quyền. Trong thời gian đó, giá cổ phiếu Haphaco đang ở mức cao trên 60-70 ngàn đồng/cổ phiếu và thị trường đang có xu hướng suy giảm. Công ty Haphaco đã xác định giá bán cho người có quyền là 50, sau đó là 40 và cuối cùng là 32 ngàn đồng/cổ phiếu trong đợt phát hành mới khi giá cổ phiếu này trên thị trường giảm xuống trên dưới 50 ngàn đồng. Và trên thực tế đã xuất hiện ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu này và TTGDCK Tp. HCM đã điều chỉnh giá tham chiếu. Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết (CtyNY) khác, đã có một số công ty phát hành thêm cổ phiếu để thưởng hay cổ phiếu dùng để trả cổ tức như CtyCP Xuất
  58. nhập khẩu Bình Thạnh, CtyCP Giao nhận kho vận ngoại thương, CtyCP nước giải khát Sài gòn, CtyCP cáp và vật liệu viễn thông Vì vậy, việc định giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không có thưởng, không hưởng cổ tức bằng cổ phiếu cũng đã được TTGDCK Tp. HCM tính toán và thông báo Ví dụ, như Công ty Haphaco đã phát cổ tức năm 2004 đợt 1 là 12% tương đương với 1200đ/1 cổ phần và công bố phát cổ tức đợt 2 năm 2004 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100 cổ phiếu cũ được nhận 12 cổ phiếu mới ( tất nhiên là sau khi được phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)). CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) cũng đã được phép của
  59. UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu này là ngày 15/10/2004. Ngày 18/10/2004 TTGDCK Tp. HCM đã có công văn số 734/TTGDCK-LK gửi các thành viên hướng dẫn việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của cổ đông CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của công ty này chỉ xảy ra duy nhất 1 lần đối với mỗi cá nhân, tổ chức có quyền mua cổ phiếu từ ngày 28/10 đến ngày 17/11/2004. Việc chuyển nhượng quyền có thể được thực hiện một phần hay toàn bộ
  60. số quyền và chuyển nhượng cũng có thể cho một hay nhiều khách hàng. Tuy nhiên, người đi mua sẽ không được bán quyền kể cả quyền của riêng mình và quyền vừa mới mua. Chúng ta lại thấy ở đây do TTCK phái sinh chưa được tổ chức nên việc mua, bán quyền bị biện pháp hành chính thu hẹp. CtyCP Cơ điện lạnh (Ree) cũng đã được UBCKNN cho phép phát hành tối đa 1.462.500 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2004. Tuy nhiên, khối lượng phát hành cũng phụ thuộc vào lượng vốn công ty này dành để trả cổ tức. Công ty cũng đã được phép trên nguyên tắc về phát hành thêm 1.125.000 cổ phiếu để thưởng từ nay cho đến năm 2008. Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của công ty (chuyển đổi thành cổ phiếu thường) cũng sẽ đến hạn chuyển đổi vào
  61. năm 2009. Nhu cầu định giá tham chiếu của cổ phiếu này trong ngày không hưởng quyền cũng đã xuất hiện. Công ty Gemadept đã trả cổ tức đợt 1 năm 2004 là 12% và công bố sẽ trả cổ tức lần hai của năm này bằng cổ phiếu (họ cũng đã được phép của UBCKNN) với tỷ lệ 20:1. Có nghĩa là, cổ đông cứ có 20 cổ phiếu cũ (kể cả cổ phiếu trả chậm) sẽ được phát thêm 1 cổ phiếu từ nguồn vốn chia cổ tức năm 2004. Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đ/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ
  62. đông để tăng vốn với tỷ lệ 2:1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/2004. Để lý giải về giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt trên, chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả của công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này[1][1]. 1) Giá tham chiếu (Ptc) của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính theo công thức: Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị cổ tức Giá tham chiếu của cổ phiếu trong
  63. ngày giao dịch không hưởng cổ tức đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức. 2) Giá tham chiếu của cổ phiếu (Ptc) trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi bằng tiền Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị tiền thưởng Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần thưởng bằng tiền đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị tiền thưởng. 3) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong trường hợp phát hành thêm cổ
  64. phiếu để tăng vốn \Trong trường hợp này giá tham chiếu của cổ phiếu ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới (Ptc) được tính theo công thức: PR t-1 + (I x PR ) Ptc = 1+ I Trong đó : Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không
  65. hưởng quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới để tăng vốn, đây là giá cần xác định PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền. I : là tỷ lệ vốn tăng PR : là giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới. Ví dụ: Giả sử ta muốn tính giá tham chiếu của cổ phiếu Haphaco vào ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu lần đầu để huy động vốn đầu tư xây dựng Nhà máy
  66. giấy Craft. Thông tin chúng ta có được như sau: Tổng vốn huy động mới là 20 tỷ đồng (tổng vốn Haphaco trước lúc phát hành quyền mua cổ phiếu là 10 tỷ đồng). Tức là mỗi cổ phiếu cũ được mua thêm 2 cổ phiếu mới. Giá tham chiếu của cổ phiếu này vào phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền là 50.000đồng/cổ phiếu (PRt-1). Tỷ lệ vốn tăng là gấp 2 lần vốn hiện có ( I=2). Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông ghi trong quyền là 32.000đồng/cổ phiếu (PR). 5 0000 + 2 x 32000 Ptc = = 38 000 đồng
  67. 1+ 2 Như vậy, giá tham chiếu cổ phiếu trong phiên giao dịch không hưởng quyền là 38.000 đồng. Trong khi đó giá bán theo quyền của cổ phiếu (hay giá ấn định) là 32. 000 đồng. Trong trường hợp này giá của quyền mua đối với mỗi cổ phiếu là : 38.000 đồng - 32.000 đồng = 6.000 đồng. Trong thực tế, khi có một cổ phiếu ta có hai quyền mua cổ phiếu mới và tổng giá trị quyền cho việc sở hữu một cổ phiếu cũ
  68. là 12.000 đồng Đây là thông tin hết sức quan trọng trong quá trình giao dịch quyền mua cổ phiếu này. Bài toán này được gặp khá thường xuyên trong quá trình vận hành của TTCK. Bởi vì, việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất là mục đích quan trọng nhất của TTCK và các doanh nghiệp sẽ tranh thủ tối đa nguồn vốn huy động bằng phương pháp này. 4) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi, hay phát thưởng bằng cổ phiếu Thực tiễn TTCK Việt nam hiện nay đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết
  69. muốn thực hiện việc chia cổ tức, chia lãi bằng cổ phiếu. Thực chất đây là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu. Quyền “mua” cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như người có quyền dùng luôn tiền thưởng hay cổ tức để mua cổ phiếu mới. Thực chất, hoạt động chia lãi, chia cổ tức và hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cùng xẩy ra cùng một lúc. Ví dụ: CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ đồng lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu là ngày
  70. 15/10/2004 (Thứ 6). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày Thứ 4 ngày 13/10. Câu hỏi ở đây là, giá tham chiếu của cổ phiếu này tại ngày 13/10 này là bao nhiêu? Giá trị của quyền bằng bao nhiêu? Biết rằng giá cổ phiếu ngày 12/10 của KHA là 25.500đồng. Trong trường hợp này, cùng một lúc có 2 sự kiện xẩy ra: KHA phát thưởng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Mức thưởng là 5.000đồng /cổ phiếu; Phát hành để tăng thêm 50% vốn và giá tính cho người có quyền (cổ đông hiện hữu) với giá 10.000đồng /cổ phiếu. Chúng ta dùng công thức sau:
  71. PR t-1 + (I x PR )-TTH Ptc = 1+ I Trong đó : Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu. (25.500đ) I : là tỷ lệ vốn tăng: 50%=0,5 PR : là giá cổ phiếu sẽ tính toán cho người có quyền nhận thưởng bằng tiền (10.000đ)
  72. TTH : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu (5.000 đồng) Thay số vào ta có: 25.500 + (0.5x 10.000 ) –5.000 P tc (ngày 13/10) = = 17.000 đồng 1+ 0.5 Tức là, nếu ngày 13/10 giá cổ phiếu KHA hình thành là 17.000 đồng/cổ phiếu thì được coi là không có biến động giá, không có tác động đến Vn-Index. Việc giảm giá từ 25.500 đồng /cổ phiếu xuống
  73. 17.000 đồng/cổ phiếu chỉ là sự biến động về giá trị, chứ không phải là biến động về giá. Giá của quyền ở đây là 17.000đồng - 10.000đồng = 7.000đồng 5) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi và đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu Ví dụ : Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1.200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đồng/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn
  74. với tỷ lệ 2 :1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/04. Chúng ta hãy tính giá tham chiếu của cổ phiếu này vào ngày 6/12/04 theo công thức : Công thức của chúng ta : PR t-1 + (I x PR )-TTH- Div Ptc (ngày 6/12) = 1+ I
  75. Trong đó : Ptc (ngày 6/12) : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dich không hưởng quyền nhận thưởng và nhận cổ tức bằng cổ phiếu PRt-1 : là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền. (Giá vào ngày 3/12/2004 là 39.300 đồng) I : là tỷ lệ vốn tăng: 50%+12%= 62%= 0,62 PR : là giá cổ phiếu sẽ bán cho người có quyền hưởng cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu (=10.000 đồng) TTH: giá trị tiền thưởng (=5.000 đồng)
  76. Div: là giá trị cổ tức (= 1.200 đồng) 39.300 + (0.62x 10.000 ) –5.000-1.200 P tc ngày 6/12 = = 24.259 đồng 1+ 0.62 Trong trường hợp này giá trị quyền nhận cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu là:
  77. 24.259- 1.0000 = 14.259 đồng. Tuy nhiên, trong thực tế TTGDCK Tp. HCM đã quy định giá tham chiếu của Haphaco ở phiên giao dịch đầu tiên không hưởng quyền (ngày 6/12/04) là 25.000đ (cao hơn giá trị thực hơn 700 đồng). Lẽ ra phải thông báo giá tham chiếu của Haphaco vào ngày 6/12/04 - Phiên giao dịch 931 là 24.300 đồng thay vì 25.000 đồng. Đây là thông tin quan trọng đối với người đầu tư để họ có cơ sở để giao dịch cổ phiếu trong những phiên trước ngày 6/12 và ngay ngày 6/12
  78. Việc giảm giá của Haphaco từ 39.300 đồng vào phiên giao dịch 930 xuống 24.300 đồng vào phiên thứ 931 không coi là giảm giá và không tính vào Vn-Index, vì đây là khoản giảm giá trị của cổ phiếu chứ không phải giảm giá. 6) Tổng quát hóa Nếu tất cả các yếu tố kể trên cùng xẩy ra một lúc thì ta tính giá tham chiếu ra sao. Ví dụ cùng một lúc có các sự kiện như sau xảy ra : - Công ty có phát hành thêm chứng quyền để tăng vốn - Công ty có một phần tiền thưởng bằng tiền mặt.
  79. - Công ty có chia một phần cổ tức bằng tiền mặt - Công ty có một phần tiền thưởng bằng cổ phiếu. - Công ty có chia một phần cổ tức bằng cổ phiếu. Đồng thời giá cổ phiếu tính cho chứng quyền, quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu, quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu khác nhau. Câu hỏi đặt ra là vào ngày giao dịch không hưởng các quyền trên giá tham chiếu của cổ phiếu tính ra sao? Thực tế đây là bài toán tổng hợp của tất cả các bài toán trên. Chúng ta hãy dùng công thức tổng quát sau:
  80. PR t-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) –TTHcp- Divcp- TTHt -Divt Ptc = 1+ I1 + I2 + I3 Trong đó : Ptc : Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên I1 : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu
  81. I2 : Tỷ lệ vốn tăng do phát thưởng bằng cổ phiếu I3 : Tỷ lệ vốn tăng do phát cổ tức bằng cổ phiếu TTHcp : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu Divcp : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu TTHt : Giá trị tiền thưởng bằng tiền Divt : Giá trị cổ tức bằng tiền Pr1 : Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu
  82. Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu Trong thực tế, chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này để tính toán cho tất cả các trường hợp. Đối với những nhân tố không xẩy ra ta đánh số 0. Đây là kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tiễn khá cao, mong các nhà đầu tư tham gia góp ý, bàn luận thêm. Việc điều chỉnh giá tham chiếu theo những yếu tố kể trên là những biến động về giá trị cổ phiếu (phải được loại bỏ trong
  83. quá trình tính toán Vn-Index), không ảnh hưởng đến chỉ số giá Vn-Index. Trong một số trường hợp, một số người không hiểu về phương pháp tính Vn-Index nên đã giải thích việc giảm Vn-Index là do ngày phát cổ tức, ngày phát hành thêm cổ phiếu, ngày phát thưởng bằng tiền, bằng cổ phiếu Đây chỉ là sai lầm trong cách nhận biết và liên quan đến một số kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK./. [1][1] “ Định giá các công cụ phái sinh và một số gợi ý áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt nam “ do TS. Tôn Tích Quý – UBCKNN làm Chủ nhiệm
  84. đề tài. (TCCK)
  85. Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu Năm 1999, UBCKNN có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mang tên: Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng chỉ số giá chứng khoán và một số gợi ý cho Việt Nam. Đề tài đã được hội đồng khoa học do TS.Lê Văn Châu Chủ tịch UBCKNN làm chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, đánh giá hoàn thành ở mức độ xuất sắc. Trong bài viết nhỏ này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một phần của công trình nghiên cứu khoa học trên, đó là các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu và việc vận dụng nó ở
  86. nước ta hiện nay, nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển thị trường chứng khoán. Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian. Ý tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá. Mọi công thức, phương pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn
  87. chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá. Để thực hiện được mục tiêu và ý tưởng trên, có 3 vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu, đó là: - Chọn phương pháp - Chọn rổ đại diện - Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá chỉ phản ánh sự biến động của riêng giá. 1- Phương pháp tính Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó là:
  88. Phương pháp Passcher: Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán: Người ta dùng công thức sau để tính. å qt pt I p =
  89. å qt po Trong đó: I p : Là chỉ số giá Passcher p t : Là giá thời kỳ t p o : Là giá thời kỳ gốc qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t ) hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán. i Là cổ phiếu i
  90. tham gia tính chỉ số giá n là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán. Các chỉ số KOSPI (Hàn quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài loan); Hangseng (Hồng công); các chỉ số của Thuỵ Sỹ, và VnIndex của Việt Nam áp
  91. dụng phương pháp này. Phương pháp Laspeyres. Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc: å qo pt I l = å qo po
  92. Trong đó: I L : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres pt : Là giá thời kỳ báo cáo p o : Là giá thời kỳ gốc qo : Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc i Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
  93. n là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức Chỉ số giá bình quân Fisher Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán
  94. I F = Ö IP x I L Trong đó: I F : Là chỉ số giá Fisher IP : Là chỉ số giá Passche I L : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê chúng tôi không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào. Phương pháp số bình quân giản đơn:
  95. Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán: å pi </SPA
  96. Chỉ số P/E Đây là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty. Lấy ví dụ từ báo cáo tài chính của Ngân hàng A' Châu (ACB). Lợi nhuận sau thuế năm 1999 của ACB là 51.564 triệu đồng, chia cho tổng số cổ phiếu được: 151,025 đồng. Giá thỏa thuận mua bán cổ phiếu ACB (trên thị trường không chính thức) mới đây là 1,7 triệu đồng, vậy P/E của ACB bằng 1.700.000 : 151,025 = 11,25 lần.
  97. Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ , P/E là 3,4 ; lợi nhuận 2000 là 14,5 tỉ , P/E là 2,9 . Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỉ của năm 1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỉ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư
  98. này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ! Nhà đầu tư trước bán được P/E là 3,4 lần (hoặc cao hơn nếu người mua mới chấp nhận) so lợi nhuận năm 2000 thì có nghĩa là họ bán cao hơn so với giá mà họ mua vào năm 1999 . Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường hợp xảy ra: - Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được. - Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay
  99. Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định . Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên Thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao. Hiện nay, các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ
  100. 10 - 15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10. Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao mà có chỉ số P/E được . Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn. Vậy giữa hệ số P/E và tốc độ tăng trưởng của DN có quan hệ với nhau hay không? Chúng có quan hệ như thế nào và có thể giải thích tại sao chúng ta lại có thể quyết định đầu tư vào những cổ phiếu có hệ số P/E cao thậm chí là rất cao. Phần sau của bài viết sẽ trả lời cụ thể cho câu hỏi này.
  101. Quan hệ giữa P/E và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận G (Growth) Giả sử bạn có 100.000 đồng để đầu tư và đang đứng trước ba sự lựa chọn: là NKD, SAM và REE với các thông số như dưới đây: (xem bảng 2) Nếu chỉ so sánh hệ số P/E của các công ty ta có thể đi đến ngay kết luận là: NKD hấp dẫn nhất để đầu tư (hệ số P/E thấp nhất), tiếp đến là SAM và cuối cùng là REE. Nếu bây giờ ta đưa thêm thông số là tốc độ tăng trưởng dự kiến, với 100.000 đồng vốn đầu tư năm nay thì lợi nhuận dự kiến năm tới được thể hiện trong bảng sau: (xem bảng 3). Cách tính cụ thể như sau : - Số cổ phiếu thu được = Số tiền đầu tư (100.000 đ)/Giá hiện tại của một cổ phiếu.
  102. - Lợi nhuận dự kiến năm 2005 = Lợi nhuận năm 2004 x (1 + tốc độ tăng trưởng G). - Tổng lợi nhuận dự kiến thu được = Tổng số cổ phiếu x lợi nhuận dự kiến của một cổ phiếu. Tổng hợp số liệu, ta có bảng sau: (bảng 1) PEG được tính bằng: PEG = Price/Earning/Growth (PEG = Thị giá/thu nhập bình quân 4 quý của một cổ phiếu/tốc độ tăng trưởng dự kiến). Vậy dựa vào bảng trên nhận thấy, cùng với 100.000 đồng đầu tư ban đầu ngày hôm nay, sau một năm, giả sử tình hình diễn ra theo đúng dự báo của tác giả, thì rõ ràng nếu đầu tư vào NKD sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất với (15.712 đồng), sau đó đến REE (12.182 đồng) và cuối cùng là SAM (11.877 đồng). Kết quả này có sự đảo
  103. ngược một chút với kết quả phía trên nếu ta chỉ dựa vào P/E (NKD vẫn hấp dẫn nhất, nhưng vị trí thứ hai lại dành cho REE, chứ không phải là SAM và SAM ở mức hấp dẫn thấp nhất). Tuy nhiên, nếu bạn để ý đến hệ số PEG ở trên sẽ thấy, PEG của NKD là thấp nhất, song đến REE và cuối cùng là SAM. Nếu tiếp tục tính cho các năm tiếp theo, các bạn sẽ nhận thấy là lợi nhuận thu được giữa các công ty có PEG khác nhau là có chênh lệch đáng kể. Điều đó phù hợp với nhận định: đầu tư vào công ty có PEG nhỏ sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn, hay nói cách khác công ty có PEG nhỏ hơn thì sẽ hấp dẫn hơn. Qua phân tích trên có thể thấy, hệ số P/E không phải là chỉ tiêu duy nhất và chính xác giúp ta biết cổ phiếu nào hấp dẫn hơn,
  104. mà cần phải kết hợp với tốc độ tăng trưởng dự kiến của công ty. Đối với đầu tư tăng trưởng, hệ số PEG càng thấp thì cổ phiếu đó càng hấp dẫn. Hệ số PEG thấp hơn 1 là thực sự hấp dẫn. Nếu PEG = 1 điều đó chứng tỏ, giá trị công ty đã được phản ánh đầy đủ vào giá trị cổ phiếu. Cổ phiếu có P/E lớn hơn mức P/E của thị trường vẫn đáng được đầu tư nếu PEG của nó nhỏ hơn hoặc bằng 1.
  105. Phân tích EPS EPS có thể hiểu đơn giản là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đáng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. Ví
  106. dụ, nếu đạt 5.000 đồng trên một cổ phần thì điều đó có nghĩa là công ty tạo ra lợi nhuận là 5% trên vốn góp cổ đông (giả sử mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng). Như vậy, nếu một công ty chỉ đạt EPS khoảng 8 - 9% một năm thì chỉ bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng thì bạn có nên mua không, đó là điều bạn phải cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Nếu bạn mua thì có hai trường hợp xảy ra: - Một là bạn biết và hy vọng là công ty trong thời gian tới có thể tăng lợi nhuận do nhiều lý do như công ty đang mở rộng thị trường, đưa vào thị trường sản phẩm mới, nâng cấp bộ máy quản lý đạt hiệu quả hơn Đây là một quyết định phản ánh thực
  107. tế công ty. - Hai là bạn thấy rằng trên thị trường chứng khoán, tâm lý các nhà đầu tư khác quan tâm nhiều đến việc mua cổ phiếu công ty này có thể có lý do là công ty được ưa chuộng, có ngành nghề kinh doanh "hợp thời" ví như cơn sốt của công ty dot com ( công ty Internet) trên thế giới vậy . Nói tóm lại, nếu công ty đạt được mức EPS từ 15% - 35 % là tỉ lệ tương đối phổ biến tại Việt Nam, nó phản ánh tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và giá vốn chấp nhận được của thị trường vốn. Ví dụ các công ty cổ phần dưới đây : Công Ty( Năm 1999 ) # EPS ( đồng ) #
  108. EPS ( đồng ) Ngân hàng ABC # 151.000 # 15,1 Cty CP Văn hóa Phương Nam # 24.500 # 24,5 Cty Bánh kẹo BIBICA # 50.800 # 50,8 Cty CP SACOM # 21.000 # 21,0 Cty CP REE # 5.300 # 5,3
  109. Đánh giá tỷ lệ ROE Làm thế nào nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lợi của đồng vốn sở hữu cổ đông để có thể thấy được một đồng vốn tạo khả năng bao nhiêu đồng lời và tỷ lệ sinh lời của nó để quyết định đầu tư công ty X này mà không đầu tư vào công ty Y khác có cùng ngành nghề?. Chúng ta đã tìm hiểu chỉ số EPS, có liên quan mật thiết đến việc xác định khả năng sinh lời của công ty trên một cổ phần mà nhà đầu tư mua vào. Chỉ số này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời
  110. từ toàn bộ vốn sở hữu cổ đông mà vốn này ngoài vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần còn bao gồm có thể là lợi nhuận để lại các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành Phản ánh khá chính xác các khả năng đó chính là ROE (return on equity) trị giá biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%). Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế toán (từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ vốn sở hữu chủ, tức tài sản ròng (xin xem bài chỉ số NAV là gì?) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ
  111. ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng lời. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Tỷ lệ này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở góc độ như sau: * Khi công ty chỉ đạt tỷ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng (khoảng 10%/năm) thì ở mức độ đánh giá tương
  112. đối, bạn hãy xem lại khả năng sinh lời của công ty này vì nếu công ty nào cũng chỉ sinh lời ở mức này thì sẽ không có công ty nào đi vay ngân hàng vì lợi nhuận từ vốn vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Tất nhiên ở đây chỉ đặt trường hợp công ty chưa vay ngân hàng. * Khi công ty đạt tỷ lệ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì bạn nên tìm hiểu xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty có tiềm năng tăng tỷ lệ này hay không trong tương lai. Nếu còn mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay và công ty vẫn có thể có lời sau khi trả lãi cho khoảng vốn vay này. Tuy nhiên, vay vốn ngoài việc trả lãi còn
  113. phải trả gốc cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thanh khoản công ty, vì vậy cân đối vốn vay và vốn cổ đông cũng là bài toán quản lý của công ty. * Ngoài ra, tỷ lệ này cũng giúp cho nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng một ngành nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư một trong số các công ty có cùng ngành nghề đó, phương thức lựa chọn tất nhiên vẫn là tỷ lệ ROE cao, vì như đã nói ở trên thì ROE của công ty càng cao thì có khả năng tăng lợi thế cạnh tranh càng mạnh, khi đó lợi thế cạnh tranh của các công ty khác sẽ bị giảm xuống. Dưới đây là bản đánh giá ROE của một số công ty: Tên CTY # Ngành nghề # ROE 1999 (%) Sacombank # Ngân hàng # 11,53%
  114. Ngân hàng TMCP á Châu # Ngân hàng # 13,95% Procter & Gamble (Mỹ) # Hàng tiêu dùng # 32% Unilever Plc (Anh) # Hàng tiêu dùng # 55% Phân tích chỉ số Yield để đầu tư chứng khoán Chỉ số Current Yield (Tỷ suất thu nhập trên thời giá cổ phần) là một công cụ giúp nhà đầu tư tự quyết định cho mình nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào? Chỉ số Current Yield (Hay người ta thường gọi là Yield) là gì? Đây là chỉ số dùng để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ
  115. phiếu mà nhà đầu tư mua vào nó là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được trên giá chứng khoán mà cổ đông đó mua vào - Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây + Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm gì nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩ gì thực sự quan trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS như đã đề cập trong bài trước Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS.
  116. Nếu Yield thấp, ép cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn + Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài (như để mua làm của) thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Lúc này chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm. Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩ là không cần sử dụng lợi nhuận để lại có thể do: công ty sử dụng vốn vay công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn
  117. đến việc các nhà đầu tư không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai. Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Ví dụ như công ty Cơ điện lạnh (REE) từ ngày cổ phần hoá đến nay cổ tức nhà đầu tư nhận được chỉ là 283% trên mệnh giá cổ phần (một trăm ngàn đồng) trong khí đó tăng giá cổ phiếu là 1350% có nghĩa tăng 4,7 lần. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn có nghĩa trong Đại hội c ổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều. Nói tóm lại khi đầu tư bạn nên tìm hiểu và đánh giá hết các loại chỉ số phân tích để
  118. có một cái nhìn tổng thể hơn mối quan hệ của các chỉ số này đẻ ra quyết định đầu tư cho chính xác. Kỳ sau chúng tôi sẽ giúp bạn đi sâu phân tích thêm các mối quan hệ giữa tài sản công ty và tài sản cổ đông để bạn không nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất tài sản thật bên trong của công ty.
  119. Chỉ số NAV (Net Asset value) là gì? Cách tính NAV và đánh giá chỉ số một cách khách quan Chỉ số NAV có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài sản công ty và tài sản cổ đông. Từ đó nhà đầu tư sẽ không bị nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất taìi sản thật bên trong của công ty. Thông thường nguồn vốn công ty cấu thành chính bởi nguồn vốn sở hữu của cổ đông và nguồn vốn vay. Các nguồn vốn nay tạo
  120. cho công ty các tài sản như: máy móc thiết bị, nhà xưởng và các tài sản lưu động khácphục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Do đó có lúc công ty có vốn cổ đông (hay gọi là vốn điều lệ) thấp như tài sản thể hiện bên ngoài lớn thì chưa chắc đó là tài sản hình thành từ vốn cổ đông đóng góp mà có thể một phần từ vốn vay. Nguồn vốn sở hữu của cổ đông được gọi là Giá trị tài sản thuần của công ty, giá trị này chính là chính là chỉ số NAV (Net Asset Value). Giá trị tài sản thuần NAV bao gồm: Vốn cổ đông (vốn điều lệ) vốn hình thành từ lợi nhuận để lại. Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá (Share Premlum) lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự
  121. phòng. Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) để đánh giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào trừ tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành. Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư dánh giá công ty khi đầu tư ở một số khía cạnh như sau: - Giả sử công ty có phần mệnh giá là 100.000 đồng mà NAV là 120.000 chẳng hạn thì có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất có thể từ nguồn lợi nhuận để lại phát hành chênh lệch Như vậy nhà
  122. đầu tư mua cổ phần với giá 120.000 đồng thì họ vẫn mua đúng với giá trị thật trên sổ sách của nó. - Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng lợi nhuận công ty đạt được cao thì nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn NAV để mong lợi nhuận gia tăng khi đó sẽ có chia cổ tức có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới. - Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm NAV thì bạn có quyết mua với 120.000 đồng hay cao hơn không. Đây là quyết định khó khăn và rủi ro nhất nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá phân tích của nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh thông tin chính xác về công ty tương lai để quyết định. ở
  123. đây chỉ có một nguyên tắc đơn giản mà nhà đầu tư chấp nhận đầu tư đó là "lợi nhuận cao thì rủi ro cao". Nói tóm lại NAV là thước đo bảo thủ nhất để nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của công ty theo giá trị thực của công ty. Trong thực tế điều chú trọng nhất vẫn là vấn đề "lợi nhuận" luôn được đặt lên hàng đầu vì đó là cơ sở chính để đánh giá khả năng sinh lời của việc sử dụng đồng vốn của công ty.
  124. Biểu đồ phân tích kỹ thuật. Cơ sở của việc phân tích là tìm cách xác định giá của cổ phiếu trong tương lai bằng việc nhận diện và đo lường giá trị cổ phần. Các lý thuyết về phân tích kỹ thuật cho rằng, các hành vi thị trường trong quá khứ tự nó sẽ xác định giá tương lai. Biểu đồ phân tích kỹ thuật gồm hai trục biểu thị giá và thời gian. Mỗi một cổ phần, thị trường và chỉ số niêm yết trên bảng giao dịch đều được biểu thị bằng một biểu đồ minh hoạ sự biến động giá chứng khoán qua các thời kỳ; mỗi một đồ thị (đường) là tập hợp các điểm chỉ giá đóng cửa (closing price) ngày giao dịch. Đồng thời,
  125. có một sự liên hệ giữa giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất / thấp nhất. Phân tích biểu đồ có thể được áp dụng cho từng chứng khoán riêng lẻ cũng như một danh mục đầu tư. Các nhà phân tích sử dụng kỹ năng nghiên cứu kỹ thuật các biểu đồ chỉ số để nhận định thị trường đang ở trạng thái "thị trường bò" hay "thị trường gấu". Với các biểu đồ, các nhà đầu tư có thể đưa ra đánh giá tương tự về công ty mà mình lựa chọn. Xu hướng. Sử dụng biểu đồ để nhận diện xu hướng hiện tại: xu hướng phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu qua thời gian. Các xu hướng tồn tại trong mọi trạng thái
  126. thời gian và mọi thị trường. Các nhà đầu tư hàng ngày có thể xây dựng được xu hướng của cổ phiếu mà họ mua (bán) trong vòng vài phút. Về dài hạn, các nhà đầu tư quan sát các xu hướng tồn tại trong nhiều năm. Các xu hướng được phân loại: tăng, giảm, hoặc không đổi. Theo xu hướng tăng, một cổ phiếu hồi phục thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và những biến động giảm. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng tăng giá cổ phiếu là có thể.
  127. Theo xu hướng giảm, một cổ phiếu suy yếu thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và biến động tăng. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng giảm giá cổ phiếu là có thể. Xu hướng không đổi biểu thị bằng sự dao động lên xuống trong một thời gian dài giữa các giới hạn tăng giảm trực quan. Sự biến động giá trên biểu đồ là không rõ ràng và giá cổ phiếu sẽ không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể). Xu hướng có khả năng ổn định theo thời gian. Một cổ phiếu với xu hướng tăng (giảm) (về giá) sẽ tiếp tục tăng (giảm) cho
  128. đến khi có biến động về giá trị hoặc các trạng thái xảy ra. Người "đọc" biểu đồ phải định vị được các đỉnh và đáy - những điểm biểu thị sự chấm dứt khả năng hồi phục hay suy yếu. Lựa chọn tại một điểm gần đỉnh hoặc đáy có thể rất có lợi. Các chỉ số trung bình động Các chỉ số trung bình động là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật ra đời sớm nhất và phổ biến nhất. Một chỉ số trung bình động là giá trung
  129. bình của một chứng khoán tại một thời điểm nhất định. Khi tính toán một chỉ số trung bình, cần phải xác định rõ thời gian để tính giá trung bình (ví dụ 25 ngày) Một chỉ số trung bình động “giản đơn” được tính bằng cách cộng tất cả các giá của chứng khoán trong “n” khoảng thời gian gần nhất rồi sau đó chia cho “n”. Ví dụ, cộng giá đóng cửa của một chứng khoán trong 25 ngày gần nhất rồi sau đó chia cho 25. Kết quả thu được là giá trung bình của chứng khoán đó trong 25 ngày gần nhất. Công việc tính toán này phải được thực hiện cho từng thời kỳ trên biểu đồ. Cần lưu ý rằng sẽ không thể tính được một chỉ số trung bình động nếu không có được dữ liệu của “n” khoảng thời gian. Ví dụ,
  130. không thể có được chỉ số trung bình động của 25 ngày nếu chưa đến ngày thứ 25. Khi chỉ số trung bình động là giá trung bình của một chứng khoán trong vòng 25 ngày gần nhất, nó thể hiện sự đồng nhất các kỳ vọng của nhà đầu tư trong 25 ngày đó. Nếu giá chứng khoán cao hơn mức trung bình động của nó, điều này có nghĩa rằng kỳ vọng hiện tại của các nhà đầu tư (chính là giá cả hiện tại của chứng khoán) lớn hơn mức kỳ vọng trung bình của họ trong suốt 25 ngày đó, và các nhà đầu tư đang ngày càng có khuynh hướng đầu cơ giá lên đối với chứng khoán đó. Ngược lại, nếu giá ngày hôm nay thấp hơn mức trung bình thì kỳ vọng hiện tại đó sẽ thấp hơn kỳ vọng trung bình trong 25 ngày. Cách giải thích kinh điển cho một chỉ số
  131. trung bình động là dùng nó để quan sát những thay đổi của giá chứng khoán. Các nhà đầu tư thường sẽ mua vào một chứng khoán khi giá tăng cao hơn mức giá trung bình động của nó và sẽ bán ra khi giá xuống thấp hơn mức đó. Các khoảng thời gian trong chỉ số trung bình động Khi dùng một chỉ số trung bình động trong 200 ngày gần nhất, các xu hướng về dài hạn thường được thể hiện khá rõ. Có thể dùng các phần mềm máy tính để tự động xác định số khoảng thời gian tốt nhất. Giá trị Giá trị của loại hệ thống chỉ số bình quân động này (tức là việc mua và bán khi giá biến động xung quanh giá trị trung bình
  132. động của nó) là ở chỗ chúng ta có thể luôn luôn ở phía “đúng” trên thị trường – giá cả không thể tăng quá cao so với mức trung bình của nó. Nhược điểm của nó là chúng ta sẽ luôn phải mua hay bán trễ. Nếu xu hướng không tồn tại trong một khoảng thời gian hợp lý, thường là dài gấp hai lần khoảng thời gian tính chỉ số trung bình động, chúng ta sẽ lỗ. Khối lượng. Khối lượng cổ phiếu giao dịch đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư. Các biểu đồ cổ phiếu cho thấy khối lượng thông qua đồ thị hình cột dưới các ô giá. Thông thường trong các biểu đồ này, các đường màu xanh chỉ các ngày giá lên và
  133. những đường màu đỏ là những ngày giá xuống. Các nhà đầu tư và kinh doanh có thể đánh giá được lãi mua và bán bằng việc theo dõi số lần giá lên xuống trong một đường và mức độ biến động của chúng so với những ngày giá biến động theo chiều hướng ngược lại thì như thế nào. Cổ phiếu mua vào với lãi cao hơn khi bán ra được gọi là đang trong trạng thái “tích luỹ”, và ngược lại, trường hợp lãi khi bán ra cao hơn khi mua vào được gọi là đang trong quá trình “phân phối”. “Tích luỹ” và “phân phối” thường dẫn tới sự biến động của giá cả. Hay nói cách khác, các cổ phiếu đang trong trạng thái tích luỹ thường sẽ tăng giá chỉ một thời gian ngắn sau khi hành vi mua bắt đầu. Và ngược lại, những
  134. cổ phiếu đang được lưu thông thường rớt giá một thời gian sau khi bán ra. Một cổ phiếu có thể hồi phục được hay không đòi hỏi sự tham gia “nhiệt tình” của các nhà đầu tư. Khi sự hồi phục của một cổ phiếu không hấp dẫn được các nhà đầu tư mới thì nó sẽ rất dễ rớt giá. Các nhà đầu tư và kinh doanh sử dụng các tiêu chí như trạng thái cân bằng khối lượng để đánh giá số lượng người tham gia đang chậm lại hay tiến triển nhanh hơn các động thái của giá cả. Các cổ phiếu giao dịch thường ngày với một khối lượng trung bình. Khối lượng này có thể xác định được tính lỏng của các cổ phiếu đó. Nhà kinh doanh có thể rất dễ dàng mua và bán các cổ phiếu có tính lỏng cao. Những cổ phiếu không có tính lỏng
  135. cao đòi hỏi chi phí giao dịch rất lớn và thường không thể nhanh chóng loại bỏ ra khỏi một danh mục đầu tư. Những phép phân tích biểu đồ cổ phiếu không thể áp dụng cho cổ phiếu không có tính lỏng cao. Việc giá cổ phiếu gia tăng đột biến kéo theo một khối lượng giao dịch cao hơn rất nhiều so với mức trung bình là có lợi cho sự tiếp tục biến động của giá cổ phiếu theo chiều hướng đó. Nhưng sau một thời gian dài tăng giảm, các cổ phiếu thường có một ngày có khối lượng giao dịch rất lớn, đạt mức đỉnh điểm. Trong những ngày này, người mua, hoặc người bán cuối cùng sẽ là những người được lợi nhất. Sau đó, giá trị của cổ phiếu đó sẽ thay dổi theo chiều hướng ngược lại vì sẽ không còn có đủ lượng người tham gia giao dịch để làm
  136. cho giá biến chuyển theo chiều hướng đó Mô hình và chỉ số Làm thế nào bạn có thể biến những đường vô tận biểu thị các dữ liệu trên biểu đồ thành một dạng logic mà không cần sự can thiệp của các thao tác kỹ thuật ? Các biểu đồ cho phép các nhà đầu tư và kinh doanh nhận biết hành vi giá cả thị trường cả trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở hợp lý cho việc dự báo cũng như đưa ra các quyết định khôn ngoan. Nó gần giống như công cụ trực giác, trái ngược với quan điểm của các nhà phân tích giá trị. Biểu đồ cổ phiếu có khả năng tác động tới các chức năng của cả hai bán cầu não về tư duy logic và tính sáng tạo. Quan điểm
  137. này đã gây tranh cãi trong giới phân tích đầu tư trong suốt thế kỷ qua. Dạng "nguyên thuỷ" của việc đọc các biểu đồ là phân tích mô hình. Phương thức này khá phổ biến qua các lý thuyết của Charles Dow và cuốn Technical Analysis of Stock Trends (viết ngay sau Chiến tranh thế giới II). Dạng hiện đại hơn là phân tích chỉ số, một phương pháp khảo sát sử dụng các công cụ toán học trong đó các yếu tố cơ bản của giá và số lượng được xem xét thông qua một loạt các phép tính nhằm dự đoán mức tăng giảm tiếp theo của giá cả. Phép phân tích mô hình có độ chính xác cao do các đồ thị có xu hướng lặp đi lặp lại sự hình thành các đường. Những mô hình này từ lâu đã được phân loại thành khuynh hướng đầu cơ giá lên và đầu cơ giá
  138. xuống. Có một số mô hình được nhiều người biết đến như Đầu và Vai (HEAD and SHOULDERS), Tam giác (TRIANGLES), Hình chữ nhật (RECTANGLES), Hai đỉnh (DOUBLE TOPS), Hai đáy (DOUBLE BOTTOMS), và Hình cờ (FLAGS). Hơn nữa, các chi tiết của đồ thị như các khe hở giá (GAPS) và đường chỉ xu hướng (TRENDLINES) được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình diễn biến tiếp theo của giá. Phép phân tích chỉ số sử dụng các phép tính toán học để đánh giá mối quan hệ giữa tình hình diễn biến giá ở thời điểm hiện tại với quá khứ. Hầu hết các chỉ số có thể được phân chia thành các nhóm theo khuynh hướng và giao động. Các chỉ số theo khuynh hướng phổ biến là các chỉ số
  139. trung bình biến đổi (MOVING AVERAGES), khối lượng cân bằng (ON BALANCE VOLUME) và MACD. Chỉ số giao động thông thường bao gồm STOCHASTICS, RSI và tỷ lệ thay đổi (RATE OF CHANGE). Chỉ số theo xu hướng thường phản ứng chậm hơn so với chỉ số giao động. Các chỉ số này đi sâu vào phân tích quá khứ để dự đoán tương lai. Chỉ số giao động nhạy cảm hơn với các thay đổi giá cả trong ngắn hạn, giao động qua lại giữa mức OVERBOUGHT và OVERSOLD. Cả hai phương pháp mô hình và chỉ số đều có thể đánh giá được tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư và giao dịch trên thị trường hằng ngày có xu hướng hành động theo tâm lý chung khi giá cả biến động. Họ có
  140. khuynh hướng bộc lộ các đặc tính cố hữu mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc giải thích rõ biểu đồ có sử dụng hai công cụ phân tích quan trọng này đã cho thấy những chấn động tâm lý trong giới đầu tư mà rốt cục thì cũng có thể hiểu được là do sự biến động của giá cả. MACD (Moving Average Convergence/Devergence) Chỉ số MACD được tính toán bằng cách lấy một chỉ số trung bình trượt của giá chứng khoán trong 12 ngày gần nhất trừ đi chỉ số bình quân trượt của chứng khoán đó trong 26 ngày gần nhất. Kết quả thu được là một chỉ số giao động trên dưới 0. Khi MACD lớn hơn 0 có nghĩa là chỉ số
  141. trung bình trượt trong 12 ngày là cao hơn chỉ số của 26 ngày. Đây là hiện tượng đầu cơ giá lên vì nó cho thấy rằng những kỳ vọng hiện tại về giá chứng khoán của các nhà đầu tư (ví dụ như chỉ số trung bình trượt trong 12 ngày) có khuynh hướng đầu cơ giá lên nhiều hơn so với các kỳ vọng giá trước đó (chỉ số trung bình trượt trong 26 ngày). Điều này được hiểu là một sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường cung hoặc đường cầu. Khi MACD nhỏ hơn 0 có nghĩa là chỉ số trung bình trượt trong 12 ngày gần nhất nhỏ hơn chỉ số trong 26 ngày và chỉ ra một sự dịch chuyển đi xuống của đường cung hay đường cầu. Một chỉ số trung bình trượt trong 9 ngày của MACD (không phải là của giá chứng khoán) thường được đánh dấu trên điểm
  142. cao nhất của đường MACD. Đường này được gọi là đường “dấu hiệu”. Đường dấu hiệu dự đoán sự giao nhau của hai chỉ số trung bình trượt (tức là sự giao động của đường MACD theo hướng đường 0). Hãy xét đến nguyên lý của phương pháp này. Chỉ số MACD là chênh lệch giữa hai mức giá bình quân trượt. Khi một mức giá trượt trong ngắn hạn tăng cao hơn trong dài hạn (tức là MACD cao hơn 0), có nghĩa là các kỳ vọng của nhà đầu tư đang có khuynh hướng đầu cơ giá lên nhiều hơn (tức là có một sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường cung hay đường cầu). Có thể thấy rõ sự thay đổi kỳ vọng xảy ra bằng cách vẽ biểu đồ một mức bình quân trượt trong 9 ngày của MACD (sự dịch chuyển của đường cung hay cầu).
  143. Quỹ tương hỗ: Tập trung nguồn tài chính Một quỹ tương hỗ mua các khoản đầu tư bằng tiền mà quỹ có được từ việc bán cổ phiếu trong quỹ, và quản lý portfolio để đáp ứng các mục tiêu tài chính của nó. Phần lớn các chuyên gia đầu tư đều thống nhất rằng việc sở hữu nhiều cổ phiếu và trái phiếu sẽ là sự đầu tư thông minh hơn việc đánh cuộc vào kết quả kinh doanh thành công của một số ít cổ phiếu và trái phiếu. Nhưng sự đa dạng hoá đó có thể rất khó thực hiện, vì mua một portfolio của các cổ phiếu và trái phiếu đơn lẻ có thể
  144. khá đắt. Trong khi đó, để một nhà đầu tư biết được khi nào nên mua và mua cái gì, cần rất nhiều thời gian và sự tập trung cao. Các quỹ tương hỗ mang đến cho bạn một giải pháp: Khi bạn đầu tư tiền vào một quỹ, số tiền đó sẽ được góp chung với tiền của các nhà đầu tư khác, từ đó tạo nên khả năng mua cao hơn rất nhiều so với khả năng mua có được khi bạn đầu tư riêng lẻ. Do một quỹ có thể sở hữu hàng trăm loại chứng khoán khác nhau, sự thành công của quỹ không còn phụ thuộc vào việc một hay hai chứng khoán nào đó hoạt động như thế nào. Đồng thời, các nhà quản lý chuyên nghiệp của quỹ sẽ liên tục kiểm tra thị trường, cố gắng làm cho portfolio của quỹ thích ứng được với những chứng khoán đang có khả năng mạnh nhất.
  145. Hoàn trả lợi nhuận Một quỹ tương hỗ kiếm tiền theo hai cách: một là từ các khoản cổ tức hoặc lãi từ các khoản đầu tư của quỹ, hai là bằng cách bán các khoản đầu tư với giá cao hơn giá gốc. Quỹ này sẽ phân phối hoặc trả các khoản lợi nhuận này (trừ đi các loại phí và chi phí) cho các nhà đầu tư của mình. Các khoản phân phối thu nhập được trích từ thu nhập mà quỹ thu về trên các khoản đầu tư của quỹ còn các khoản phân phối lợi vốn (do tăng thị giá chứng khoán) thì lại được trích từ lợi nhuận bán các khoản đầu tư. Các quỹ khác nhau sẽ trả các mức lãi khác nhau và theo một lịch phân chia khác nhau- có thể là từ một ngày đến một năm. Rất nhiều quỹ còn cung cấp cho các
  146. nhà đầu tư của họ những cơ hội chọn lựa tái đầu tư vào quỹ các khoản lợi tức được phân chia này bằng cách mua thêm cổ phiếu của quỹ. Bạn trả thuế trên những khoản lợi tức phân phối được các quỹ trả cho, bất kể khoản tiền đó có được tái đầu tư vào quỹ hay được hoàn trả hoàn toàn bằng tiền mặt cho bạn. Nhưng nếu một quỹ bị thua lỗ nhiều hơn số lợi nhuận kiếm được trong bất kỳ một năm nào, quỹ đó có thể trừ khoản lỗ đó từ những khoản lợi tức trong tương lai. Khi nào phần lợi nhuận thu về bằng với những khoản lỗ dồn lại thì lúc đó các khoản chia lãi đó mới bị tính thuế, mặc dù giá cổ phiếu có thể tăng lên biểu thị khả năng sinh lợi cải thiện.
  147. Thành lập một quỹ tương hỗ Các quỹ tương hỗ thường do các công ty đầu tư (gọi là các công ty quỹ tương hỗ), các công ty môi giới và ngân hàng tạo dựng nên. Số lượng quỹ mà các nhà bảo trợ này cung cấp rất đa dạng, từ rất ít như 2, 3 quỹ đến số lượng lớn hơn 150 quỹ. Vào thời điểm công bố, đã từng có lúc có hơn 400 nhóm quản lý quỹ, vận hành nguồn lực của gần 8.000 quỹ. Mỗi quỹ mới đều có một nhà quản lý có trình độ chuyên môn tốt, một mục tiêu đầu tư, một kế hoạch hoặc chương trình đầu tư mà nó sẽ theo đuổi để có thể xây dựng portfolio riêng của quỹ. Các quỹ sẽ tiến hành tiếp thị hoạt động với các nhà đầu tư tiềm năng bằng cách đặt quảng cáo trên các báo tài chính, gửi thư quảng cáo trực tiếp, các thông cáo
  148. báo chí và thường là qua sự trợ giúp của các đại diện có đăng ký-những người sẽ thu được phí hoa hồng từ việc môi giới bán cổ phiếu quỹ trong tương lai. Các bước cơ bản khi tạo dựng một quỹ: Quỹ quyết định các phương pháp luận đầu tư - Phát hành bản cáo bạch - Bán cổ phiếu quỹ (còn gọi là chứng chỉ). Quỹ tương hỗ mô hình mở và mô hình đóng Phần lớn các quỹ tương hỗ là các quỹ mô hình mở (quỹ mở). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư muốn mua bao nhiêu cổ phiếu thì quỹ sẽ bán bấy nhiêu. Khi tiền đã đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ phát triển hơn. Nếu nhà đầu tư muốn bán, quỹ đó sẽ mua lại cổ phiếu (chứng chỉ quỹ) của họ. Đôi khi, một
  149. quỹ tương hỗ mô hình mở này sẽ "đóng cửa" đối với các nhà đầu tư mới, khi quỹ đó đã phát triển quá lớn để có thể quản lý một cách hiệu quả - trong khi đó lại không đóng cửa đối với các nhà đầu tư hiện tại - họ vẫn có thể tiếp tục đầu tư thêm tiền vào quỹ. Khi một quỹ đóng cửa theo kiểu này, công ty đầu tư thường tạo ra một quỹ tương tự để tận dụng nguồn vốn của các nhà đầu tư. Quỹ tương hỗ mô hình đóng (quỹ đóng) thì rất giống với các cổ phiếu về cách cổ phiếu của quỹ được giao dịch. Bởi vì các quỹ này đầu tư tiền vào vô số chứng khoán, nên họ chỉ có thể nâng số tiền đầu tư trong một lần duy nhất và họ cũng chỉ chào bán một số lượng cố định nào đó các cổ phiếu của mình - những cổ phiếu sẽ
  150. được giao dịch trên một thị trường (vì thế loại quỹ này còn có tên là quỹ giao dịch trên thị trường quỹ) hoặc qua quầy (OTC). Giá thị trường của cổ phiếu một quỹ tương hỗ thường thay đổi theo nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như theo giá trị mà quỹ hiện đang nắm giữ. Các quỹ tương hỗ không bao giờ đầu tư tuỳ tiện. Mỗi quỹ đều tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với chiến lược đầu tư của họ. Có ba loại quỹ tương hỗ: Quỹ cổ phiếu, còn được gọi là quỹ cổ phiếu, đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu. Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu chính phủ. Quỹ thị trường tiền tệ thực hiện các khoản
  151. đầu tư ngắn hạn để ấn định giá trị mỗi cổ phiếu ở giá 1$. Sự đa dạng hoá đóng vai trò như thế nào? Phần lớn các quỹ đa dạng hoá tài sản của mình bằng cách mua vô số các khoản đầu tư phù hợp với chiến lược đầu tư của họ. Ví dụ, một quỹ cổ phiếu có thể sở hữu cổ phiếu của hơn 100 công ty cung cấp vô số các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Điểm hấp dẫn của sự đa dạng hoá này là những thua lỗ của một số cổ phiếu thường có thể bù đắp được - hoặc thậm chí có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi lợi nhuận thu được từ các cổ phiếu khác. Mặt khác, một số quỹ lại có mức độ tập trung rất cao. Ví dụ:
  152. Quỹ kim loại quý giao dịch chủ yếu các cổ phiếu các công ty khai thác mỏ Quỹ ngành mua cổ phiếu trong một số ngành đặc biệt, như ngành y tế (chăm sóc sức khoẻ), ngành điện hoặc dịch vụ công cộng. Quỹ trái phiếu lợi suất cao thường mua các trái phiếu rủi ro nhằm tạo ra thu nhập cao hơn. Sự hấp dẫn của các quỹ tập trung là ở chỗ khi các quỹ này hoạt động tốt, phần lợi nhuận thu về có thể rất vượt trội. Nhưng rủi ro lại là ở chỗ một thay đổi nào đó của nền kinh tế hay trong ngành có thể xoá sạch toàn bộ phần lợi nhuận mà nó mang lại. Các quỹ cổ phiếu Cái tên này nói lên tất cả: các quỹ cổ
  153. phiếu đầu tư vào cổ phiếu. Nhưng portfolio của các quỹ đầu tư cổ phiếu thường biến động, tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư của hãng. Ví dụ: một số quỹ cổ phiếu thường đầu tư vào các công ty được thành lập tốt có trả cổ tức đều đặn. Các quỹ khác lại đầu tư vào các công ty non trẻ hơn, có định hướng phát triển hơn - những công ty này đã hoạt động trong một vài năm, và theo đúng dự kiến của quỹ. Không như các nhà đầu tư riêng lẻ thường mua các loại cổ phiếu khác nhau để đa dạng hóa portfolio của họ, các quỹ thường tập trung vào một khu vực nào đó, như cổ phiếu của các công ty thượng hạng (blue chips) hoặc các công ty nhỏ. Bản cáo bạch của một quỹ sẽ xác định rõ các tài sản và các khoản đầu tư chính của mình - mặc dù
  154. các quỹ đôi khi thường mua các khoản đầu tư ở phạm vi rộng hơn nhằm tạo ra được khả năng thu lợi nhuận về lớn hơn. Các quỹ trái phiếu Tương tự như trái phiếu, các quỹ trái phiếu cũng tạo ra thu nhập. Nhưng các quỹ này lại không giống trái phiếu ở chỗ cổ phiếu của quỹ lại không có ngày đáo hạn và không có những khoản lợi tức đảm bảo từ số tiền mà bạn đầu tư, một phần vì cổ phiếu của quỹ có những thời hạn khác nhau. Mặc dù vậy, xét về mặt tích cực, bạn có thể tái đầu tư cổ tức của mình để mua thêm cổ phiếu một cách tự động. Đồng thời bạn có thể mua số lượng cổ phiếu trong một quỹ trái phiếu ít hơn rất nhiều so với số
  155. lượng mà bạn cần để tự mình mua một trái phiếu nào đó - và có được ngay một portfolio đa dạng để có thể bắt đầu. Ví dụ, bạn có thể thường đầu tư 1.000$ để mở một quỹ và mua thêm các khoản đầu tư giá trị nhỏ hơn. Quỹ trái phiếu xuất hiện vô cùng đa dạng, với những mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau. Có những quỹ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao về đầu tư và cũng có cả những trái phiếu vô giá trị với đầy rủi ro được bán dưới nhãn mác hứa hẹn lợi suất cao. Bạn có thể chọn quỹ trái phiếu Kho bạc Mỹ dài hạn và trung hạn, - đây là một quỹ kết hợp các loại trái phiếu có thời hạn khác nhau và rất nhiều các trái phiếu đô thị được miễn thuế, bao gồm cả một số loại trái phiếu chỉ có ở một số bang
  156. nào đó. Quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ Quỹ thị trường tiền tệ đầu tư với mục tiêu duy trì một mức giá trị riêng của họ là 1$/cổ phiếu, sao cho hình ảnh của quỹ sẽ được mô tả như những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao bằng tiền mặt. Rõ ràng là bạn có thể thu được lợi tức từ những khoản đầu tư mà quỹ kiếm được. Các quỹ này được coi là an toàn, vì vậy một số nhà đầu tư ưa thích các quỹ này hơn là các quỹ cổ phiếu hay quỹ trái phiếu. Nhưng lãi mà quỹ này có thể trả sẽ thấp nếu lãi suất thị trường thấp. Tuy nhiên, như một điểm hấp dẫn bổ sung, phần lớn các quỹ thị trường tiền tệ chấp nhận các nhà đầu tư viết séc thẳng từ tài khoản của họ.
  157. Việc viết séc này thông thường sẽ không bị tính phí, mặc dù có thể vẫn có thể phải trả phí tối thiểu. Họ nhà quỹ Các công ty quỹ tương hỗ thường cung cấp cho các nhà đầu tư của họ rất nhiều quỹ - gọi là họ nhà quỹ. Giữ tiền trong tập hợp này có thể khiến cho việc chuyển tiền giữa các quỹ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng giống như trong một gia đình, luôn luôn có ai đó vượt trội hơn những người khác. Quỹ tương hỗ đầu tiên Tờ-rớt đầu tư (trust) đầu tiên, nguyên mẫu của các quỹ tương hỗ ngày nay, là do Robert Fleming tập trung các nguồn tài chính, thành lập ra vào năm 1800. Fleming thu thập tiền từ những người đồng hương Scốt và đi đến Mỹ - nơi ông quyết định
  158. đầu tư và đã thành công đáng kể trong việc tạo dựng và phát triển các nhà máy. Đồng thời ông cũng chia sẻ lợi nhuận mình thu được với các nhà đầu tư khác. Những quỹ tương hỗ Mỹ đầu tiên, Massachusetts Investors Trust (tờ-rớt các nhà đầu tư Massachusetts) và State Street Research Investment Trust ( tờ-rớt đầu tư nghiên cứu) được thành lập vào năm 1924 và hiện vẫn còn hoạt động. Nhưng ngày nay, bạn có thể chọn lựa bất kỳ một quỹ nào từ hơn 9.500 quỹ tương hỗ hiện đang tồn tại. Hãy mạnh dạn cắt giảm thua lỗ! Cho dù kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, mục tiêu cuối cùng của bạn cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng bài học thuộc lòng
  159. đầu tiên khi bước chân vào thị trường chứng khoán chưa phải là cách tìm kiếm lợi nhuận mà chính là cách cắt giảm thua lỗ. Loeb, một nhà đầu tư rất thành công trên thị trường phố Wall đã khuyên chúng ta: “Hãy cắt giảm sự thua lỗ của bạn một cách nhanh nhất”. Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công, đây là quy luật đầu tiên và quan trọng nhất phải thuộc nằm lòng. Nguyên tắc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nếu đầu tư trong tài khoản vay mượn. Cắt giảm thua lỗ là cực kỳ cần thiết! Dù mới bước chân vào thị trường chứng khoán hay đã là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm bạn sẽ vẫn có những giây phút chủ quan phá bỏ nguyên tắc này. Và nếu không cắt giảm thua lỗ kịp thời, không sớm thì
  160. muộn bạn sẽ chịu những sự thua lỗ nặng nề hơn. Tuy nhiên những con người tự tin bước chân vào thị trường chứng khoán thường thông minh và có kiến thức, chính những điều này cộng thêm cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh sẽ khiến họ không dễ dàng tuân theo nguyên tắc cắt giảm thua lỗ này. Vấn đề là bạn luôn mong muốn tìm kiếm lợi nhuận khi mua một loại chứng khoán, khi giá đi xuống rất khó để bán chúng đi và chấp nhận thua lỗ. Quả thật là rất khó để chấp nhận mình đã hành động sai lầm, người ta thường hay có xu hướng chờ đợi, hy vọng giá lên trở lại thay vì nên bán chúng đi. Mọi thứ còn trở lên tồi tệ hơn khi bạn vừa bán chứng khoán đi thì giá bắt đầu lên trở
  161. lại. Bạn sẽ thực sự bị bối rối và cho rằng cắt giảm thua lỗ là một chính sách tồi. Có bao giờ bạn nghĩ rằng sự thua lỗ là cực kỳ nguy hiểm? Bạn sẽ dễ dàng mất đi sự thông minh và tỉnh táo cần có. Thông thường đây là thời điểm hầu hết các nhà đầu tư tiếp tục phạm sai lầm và thực sự trở lên rối rắm khủng hoảng. Hãy tự hỏi mình câu hỏi sau: Bạn có mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà của bạn vào năm ngoái? Ngôi nhà của bạn đã bị thiêu trụi chăng? Nếu nó không bị cháy, bạn đã làm sai vì đã lãng phí tiền bạc trong việc mua bảo hiểm? Bạn sẽ từ chối mua bảo hiểm năm sau? Tại sao bạn mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà? Bởi vì bạn biết ngôi nhà của bạn sẽ bị cháy? Không! Bạn mua bảo hiểm hoả hoạn để
  162. bảo vệ bản thân, chống lại khả năng có thể bị sự mất mát lớn ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng tài chính, rất khó để hồi phục. Đó cũng là tất cả lý do tại sao phải cắt giảm thua lỗ. Khi nào sẽ bán chứng khoán thua lỗ? Theo Loeb, đó là khi giá giảm 10% so với giá mua ban đầu đây có lẽ là một quy luật tốt cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trưởng. Nhưng nếu bạn đã có kinh nghiệm, biết sử dụng các đồ thị để xác định thời điểm mua bán chính xác hơn, nên cắt giảm tại mức 7% hoặc 8%. Bằng cách này bạn đã mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ khỏi nhưng thua lỗ lớn hơn.
  163. Như vậy, ngay cả với khả năng thành công và thất bại ngang nhau khi mua một loại chứng khoán, bạn có thể lời đến tối đa trong khi chỉ thua lỗ một số tiền đã xác định. Nếu bạn để giá cổ phiếu rớt tới 50%, bạn sẽ phải tìm kiếm 100% lợi nhuận với số tiền còn lại. Nhưng những loại cổ phiếu tăng giá gấp đôi thì không nhiều! Không ai có thể đúng trong tất cả mọi quyết định của mình, bạn có biết Foster Friess, người điều hành quỹ hỗ tương Brandywine, một trong những quỹ hỗ tương đầu tư luôn được xếp vào hạng ưu việt nhất có tỷ lệ phần trăm sai lầm trong những quyết định của mình là bao nhiêu không? Đôi khi lên tới 40%. Vậy mà ông vẫn đạt được những kết quả kinh doanh đáng ghen tỵ bởi vì khoản thua lỗ ấy nói chung luôn thấp hơn khoản lợi nhuận do
  164. những phi vụ thành công mang lại. Thị trường chứng khoán, khoảng cách giữa thành công và thất bại là rất mong manh, không một nhà đầu tư huyền thoại nào của hôm qua, hôm nay và cả ngày sau nữa không gặp phải bất kỳ thất bại nào trong cuộc đời kinh doanh của mình. Họ thành công bởi vì họ biết cách cắt giảm thua lỗ tới mức tối thiểu và tìm kiếm lợi nhuận tới mức tối đa. Thế thôi! Mất khoảng bao nhiêu thời gian để trở thành một nhà đầu tư giỏi? Thực chất thị trường chứng khoán là một cuộc đấu trí, kinh nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng. Đừng bao giờ vội
  165. vã đổ hết gia tài của mình vào thị trường ngay ngày đầu tiên. Thông thường bạn phải mất khoảng hai tới ba năm để có thể rút ra những quy luật, phối hợp sự phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, tình hình thị trường và các nguyên tắc đầu tư với nhau. Thời gian trôi qua, càng ngày bạn sẽ càng có những lựa chọn chính xác hơn, số tiền 8% bạn cho phép mình thua lỗ mỗi loại chứng khoán sẽ giảm đáng kể. Thêm vào đó những thất bại nhỏ bé sẽ được bù đắp bằng những lợi nhuận lớn hơn từ những phi vụ mua bán thành công mang lại. Hãy coi 8% thất bại ấy là học phí cho những gì bạn học được sau một phi vụ không thành công. Những nhà đầu tư lớn cho rằng chấp nhận thất bại ở một mức độ vừa phải là một quyết định hợp lý. Họ
  166. không cho rằng đó là một sự lãng phí tiền bạc, vì họ hy vọng sự thất bại ấy sẽ đem lại và sẽ được trang trải bằng những thành công trong tương lai. Đừng quá vội vã mơ tới những thành công vĩ đại, những lợi nhuận khổng lồ ngay lập tức, tục ngữ phương Đông có câu 'Dục tốc bất đạt'. Một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp không thể được đào tạo trong vòng ba tháng, và cũng chẳng thể nào có một nhà đầu tư thành công ngay lập tức trong thời gian ấy. Điểm khác biệt lớn nhất giữa những con người thành công và những người khác đó là họ xác định được mục tiêu, phương thức hoàn thành mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó!
  167. Tại sao chúng ta chọn mức thua lỗ 8%? Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 8%, điều này sẽ cho phép bạn tồn tại để tiếp tục đầu tư. Rất nhiều người đã đi tới chỗ phá sản vì họ đã quá mê muội với những loại cổ phiếu trong tay. Họ không thể đối mặt và thừa nhận sai lầm do đó cũng không thể thi hành những quyết định bán đầy khó khăn. Chính sự do dự khi tới thời điểm cần bán sẽ khiến họ phải chịu đựng những thất bại nặng nề hơn không sớm thì muộn. Và những thất bại nặng nề sẽ làm bạn mất đi sự tin tưởng, khiến bạn sợ hãi hoang mang, đây là những thứ tuyệt đối không thể để xảy ra nếu bạn còn tiếp tục muốn đầu tư. Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 7% hoặc 8% và bán một loại cổ phiếu khi giá của
  168. nó tăng khoảng 25%, bạn có thể chỉ cần quyết định đúng một lần trong khi bạn được phạm sai lầm tới ba lần, mà vẫn không bị rơi vào tình trạng rắc rối. Chiến thuật đầu tư thường được áp dụng là hãy giữ các loại chứng khoán đang phát triển tốt để chờ đợi những lợi nhuận lớn, trong khi hãy bán ngay những loại chứng khoán không hiệu quả để giảm thua lỗ tới mức thấp nhất có thể.
  169. Đừng hành động theo “cảm tính” trong đầu tư chứng khoán. Trong đầu tư chứng khoán, một sai lầm thường gặp của các nhà đầu tư là họ thường hy vọng khi nên lo ngại và ngược lại. Vậy đâu là nguyên nhân của những sai lầm này và khắc phục như thế nào? Khi cổ phiếu đã rớt giá 8% dưới giá mua ban đầu và bị thua lỗ, các nhà đầu tư thường hay hy vọng chúng tăng giá trở lại trong khi thực sự họ nên lo ngại rằng có thể sẽ mất thêm một số tiền nữa và nên phản ứng bằng cách bán cổ phiếu đi và
  170. chấp nhận thua lỗ thay vì cứ để mọi thứ y nguyên. Khi cổ phiếu tăng giá và tìm được lợi nhuận, họ lại sợ rằng có thể đánh mất lợi nhuận ấy và bán chúng quá sớm. Nhưng sự thật cổ phiếu đang tăng giá là một dấu hiệu cho thấy chúng thực sự mạnh và có lẽ quyết định mua ban đầu của họ là hoàn toàn chính xác. Mỗi quyết định mua hay bán chứng khoán đều là một trận chiến thực sự, sẽ có thành công hoặc thất bại, do đó chắc chắn chúng ta sẽ bị cảm xúc chi phối. Nhưng thị trường diễn tiến độc lập với những cảm xúc ấy, và một cách thẳng thắn nó không hề quan tâm bạn đang nghĩ gì, đang chờ đợi, hy vọng điều gì sẽ xảy ra. Bản chất con người gắn vào và ảnh hưởng
  171. tới thị trường một cách sâu sắc. Những cảm xúc tương tự như sự kiêu ngạo, sự cả tin, nỗi sợ hãi, lòng tham lam đã tồn tại ở thị trường hôm qua, hôm nay và chắc chắn là cả ngày mai nữa. Điều quan trọng là khống chế những cảm xúc ấy như thế nào? Làm cách nào để chiến thắng những cảm xúc cá nhân Thực sự đây là một câu hỏi khó, chúng ta thường rất khó khăn để kìm hãm nỗi sợ hãi, lòng tham lam, tính kiêu hãnh để đưa ra những quyết định chính xác. Trong trường hợp thị trường đi lên thì mọi quyết định đều có vẻ hợp lý, nhưng trong một đợt điều chỉnh của thị trường thì mọi thứ sẽ rối tung cả lên, bạn như một con người
  172. đi lạc giữa biển khơi mất phương hướng không biết hành xử như thế nào. Hãy lắng nghe William J.O’neil, một chuyên gia chứng khoán nổi tiếng trên thị trường phố Wall, chia sẻ những quan điểm của ông 'Theo kinh nghiệm của tôi, cách tốt nhất là thành lập những quy luật mua và bán từ những nghiên cứu về lịch sử thị trường - những quy luật dựa trên nền tảng câu hỏi thực sự thị trường đang hoạt động như thế nào, và trong quá khứ mỗi khi thị trường gặp hoàn cảnh ấy thì diễn biến như thế nào, những quy luật dựa trên sự thống kê khoa học chứ không phải dựa trên những ý kiến hay thành kiến cá nhân”. Một luật sư phải từ bỏ tất cả các cảm xúc để phân tích thực tế và dựa vào những tiền lệ để xem xét một sự kiện. Tại sao bạn
  173. không làm như thế? Bạn càng hiểu về quá khứ của một loại cổ phiếu bao nhiêu, bạn càng có thể nhìn nhận những cơ hội trong tương lai một cách chính xác bấy nhiêu. Việc giá cả dao động hàng ngày có thể doạ dẫm cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhất nhưng một cái nhìn về quá khứ sẽ giúp chúng ta hiểu ra có một xu hướng đi lên trong toàn bộ thị trường. Chu kỳ tiếp nối chu kỳ, chúng sẽ tạo ra những cơ hội lớn thực sự cho các nhà đầu tư. Mua cổ phiếu giá rẻ, thói quen xấu cần tránh Thị trường chứng khoán không phải là một cái chợ, quan điểm mua thật rẻ, bán thật mắc không có giá trị nơi đây. Đừng đầu tư vào các loại cổ phiếu rẻ tiền với mong
  174. muốn tìm lợi nhuận lớn và nghĩ rằng các loại cổ phiếu ăn khách đã đạt với ngưỡng, bản chất giá cổ phiếu cũng phần nào phản ánh được kỳ vọng vào nó. Thà mua 100 cổ phiếu với giá $60 một cổ phiếu, chứ đừng mua 600 cổ phiếu với giá 10 USD một cổ phiếu. Các tổ chức chứng khoán sẽ bỏ hàng triệu đô la vào loại 60/1 USD cổ phiếu và tránh xa những loại cổ phiếu rẻ tiền. Và chúng ta cũng nên biết những tổ chức đầu tư lớn - những quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các ngân hàng - thực hiện phần lớn các giao dịch trên thị trường và thực sự có thể tác động vào giá cả. Thật kỳ lạ khi trong mỗi nhà đầu tư mới đều có một ham muốn rất khó chống lại là mua cổ phiếu giá rẻ. Ý tưởng mua một khối lượng lớn cổ phiếu giá cỡ 2 USD rồi