Những bài học về cuộc sống

pdf 83 trang ngocly 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài học về cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_bai_hoc_ve_cuoc_song.pdf

Nội dung text: Những bài học về cuộc sống

  1. NHỮNG BÀI HỌC VỀ CUỘC SỐNG Essentials Life Skills www.hoctoancapba.com.vn
  2. 2 Bài Học Về Cuộc Sống CÁC ĐỀ MỤC VỀ KỸ NĂNG SỐNG (theo UNICEF) Danh sách liệt kê các kỹ năng sống (KNS) không thể cố định được. Bảng danh sách bên dưới bao gồm các KNS thuộc tâm lí xã hội và liên hệ cá nhân thường được coi là quan trọng nhất. Sự lựa chọn và nhấn mạnh vào KNS nào tùy thuộc vào tình huống mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời. Mặc dù được phân loại nhưng nhiều KNS được sử dụng đồng thời khi vận dụng trong thực tế. Ví dụ kỹ năng “cho quyết định” thường liên quan đến kỹ năng “suy nghĩ phê phán” ("đâu là sự lựa chọn của tôi?”) và làm rõ các giá trị (“điều gì quan trọng đối với tôi?”). Những kỹ năng giao tiếp và giao lưu Kỹ năng giao tiếp •Giao tiếp có noí/không nói. •Lắng nghe tích cực •Diễn tả cảm xúc; phản hồi (không đổ lỗi) và nhận phản hồi Kỹ năng phủ định/từ chối •Phủ định và kềm chế xung đột •Những kỹ năng xác quyết •Những kỹ năng từ chối Lòng trắc ẩn •Khả năng lắng nghe và thông hiểu nhu cầu và hoàn cảnh người khác và diễn tả sự thông hiểu đó Hợp tác và làm việc theo nhóm •Biểu lộ sự trân trọng với đóng góp của người khác và những phong cách khác •Đánh giá khả năng và đóng góp của mình cho nhóm Kỹ năng tranh biện •Những kỹ năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng •Những kỹ năng tạo động lực và làm việc trên mạng Những kỹ năng Ra Quyết Định và Suy Nghĩ Phê Phán Những kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề •Kỹ năng thu nhập thông tin •Đánh giá các dự báo kết quả của những hành động hiện tại cho mình và người khác •Xác định những cách giải quyết khác nhau cho vấn đề •Kỹ năng phân tích liên quan đến ảnh hưởng của những giá trị và thái độ của bản thân và tha nhân lên động lực Kỹ năng suy nghĩ phê phán •Phân tích những ảnh hưởng của truyền thông và người ngang hàng www.hoctoancapba
  3. 3 Bài Học Về Cuộc Sống •Phân tích các thái độ , giá trị , tiêu chuẩn xã hội và niền tin và các dữ kiện tác động đến những điều này •Nhận dạng thông tin liên hệ và nguồn thông tin Kỹ năng tự quản và đương đầu Kỹ năng tăng tiến sự chế ngự nội tại •Kỹ năng tự trọng/tạo dựng sự tin cậy •Kỹ năng tìm hiểu bản thân bao gồm hiểu được quyền lợi, ảnh hưởng, giá trị, thái độ, ưu điểm và yếu điểm. •Kỹ năng đặt ra mục tiêu •Kỹ năng tự đánh giá/ tự ước lượng/tự giám sát Kỹ năng chế ngự cảm xúc •Kềm chế sự nóng giận •Đối đầu với phiền muộn và lo âu •Kỹ năng đương đầu với sự thất bại, lạm dụng, tổn thương Kỹ năng chế ngự sự căng thẳng •Quản lí thời gian •Suy nghĩ tích cực •Kỹ thuật thư giãn www.hoctoancapba
  4. 4 Bài Học Về Cuộc Sống §1. 15 bài học họ không dạy bạn ở trường Có những nội dung giáo dục chúng ta học tập ở trường và có những bài học về cuộc sống chúng ta học được trên đường đời. Cả hai đều quan trọng Vấn đề duy nhất là cuộc sống xô đẩy chúng ta đi rất xa trước khi chúng ta có thể hình dung được điều gì đã xảy ra và sự khôn ngoan chúng ta hi vọng đã đạt được đôi khi chỉ đến rất muộn. Để giúp bạn tránh những cú sốc và những trầy trật, sau đây là vài bài học về cuộc sống bạn có thể tham khảo. 1. Như Richard Carlson nói, 'đừng đỗ mồ hôi vì những thứ nhỏ nhặt, và phần lớn việc đó là nhỏ nhặt’. Phần lớn thời gian chúng ta bị căng thẳng và hết hơi vì những việc mà xét trên bình diện rộng chỉ là thứ không đáng . Khi tự chui đầu vào những thứ vặt vãnh ấy chúng ta hủy hoại tầm nhìn của của mình và không có thời gian để thưởng thức giây phút tỉnh tại. 2. Đời sống có khi không lường trước được và ném bạn khắp nơi. Chỉ cần nói “không bao giờ” và xem việc gì sẽ xảy ra. Để tránh sốc khi những bất ngờ của cuộc sống xuât hiện trên đường đi của bạn, hãy chuẩn bị bằng cách học tập tính phóng khoáng và duy trì bộ óc sung mãn luôn chào đón những bài học mà cuộc sồng đem đến 3. Từ nhàm chán nhất trong ngôn ngữ là “Tôi”. Thật tuyệt vời nếu được tự tin và tự tại, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tất cả là về bạn. Không có gì nản hơn là nghe người ta chỉ nói về mình và khoe khoang những thành tựu của mình không dứt. Tự tin không có nghĩa là coi mình là cái rốn của vũ trụ. 4. Con người thì quan trọng hơn vật chất. Mối quan hệ thì quan trọng hơn hơn lợi lộc vật chất nào mà bạn có thể kiếm được trên con đường đến thành công. Không có tình yêu và sự ủng hộ của gia đình và bạn bè trong cuộc sống, lợi lộc vật chất không có nghĩa gì nhiều. Đặt ra những giá trị và ưu tiên có thể giúp bạn thiết lập điều gì là quan trọng 5. Không ai khác có thể làm bạn hạnh phúc. Hạnh phúc và trạng thái tâm trí bạn là trách nhiệm của bạn. Bạn cần biết phải làm gì để được quân bình và hạnh phúc là tùy thuộc ở bạn. Mối quan hệ của chúng ta làm thăng hoa cuộc sống của mình và khiến chúng trở nên phong phú hơn, nhưng chúng không làm cho chúng ta hạnh phúc. Chính chúng ta mới làm cho chúng ta hạnh phúc. 6. Nhân cách và sự lương thiện rất quan trọng. Làm một con người trọng danh dự là điều rất quan trọng. Việc làm và công đức tốt đẹp của bạn gây lòng tin và kính trọng nơi gia đình, bạn bè và chủ nhân bạn. Hãy là loại người mà người khác lấy www.hoctoancapba
  5. 5 Bài Học Về Cuộc Sống làm hãnh diện khi quen biết với bạn. 7. Tự tha thứ cho mình, bạn bè mình và kẻ thù mình. Chúng ta chỉ là những con người bình thường. Do đó tất cả chúng ta đều có thể vấp ngả và phạm sai lầm. Ôm mải nổi bất mản và những vết thương đã qua chỉ ngăn cản chúng ta không được hưởng được giây phút hạnh phúc của cuộc đời một cách đầy đủ nhất. 8. Một mẫu truyện khôi hài đôi khi là liều thuốc quí nhất. . Hãy bỏ thời gian ra cười mỗi ngày. Óc khôi hài thực sự là liều thuốc bổ. 9. Không điều gì có thể thay thế cho thể dục, ăn uống điều độ, không khí trong lành và ánh nắng mặt trời. Không bao giờ coi sức khỏe là của trời cho hoặc đánh giá thấp tác dụng của sức khỏe đối với phong thái của mình. 10. Kiên trì sẽ cuối cùng dưa bạn đến nơi đâu bạn nhắm đến . Không bao giờ đầu hàng. Luôn duy trì mục tiêu và nuôi dưỡng ước mơ . 11. Truyền hình chắc chắn sẽ hủy hoại tâm trí nhiều hơn là thuốc kích thích. Tránh xa TV và năng đọc sách, luyện tập thể lực và thư giãn. 12. Thất bại không hề hấn gì. Mỗi người đều thất bại vào lúc này hay lúc khác. Thất bại là ông thầy vĩ đại của cuộc sống .Thất bại dạy chúng ta tính khiêm tốn và cách thức sửa chữa sai lầm. Thomas Edison có một câu nói rất hay về thất bại: “ Tôi đâu có thất bại. Chỉ là tôi tìm ra được 10.000 cách thức không hiệu quả.” 13. Học tập từ những sai lầm của người khác. Có một câu châm ngôn của Thiền cho rằng: “Phải là người khôn ngoan mới học tập từ những sai lầm của mình, nhưng phải minh triết mới học tập từ những sai lầm của người khác.” 14. Đừng sợ chứng tỏ và bảo với người khác rằng bạn yêu họ. Cuộc sống rất ngắn ngủi vì thế hãy học cách cho và nhận tình yêu. 15. Sống như thế nào để khi bạn ra đời mọi người đều cười chào đón bạn và khi chết mọi người đều khóc giả từ bạn. Hãy làm một bạn đời, bậc cha mẹ, ông chủ, người làm công tốt nhất như có thể và rời bỏ thế giới này khi nó đẹp hơn lúc bạn mới đến. "Có gì khác biệt giữa trường học và trường đời? Trong trường, bạn được dạy một bài học và rồi nhận một bài kiểm tra. Ra đời, bạn nhận một bài kiểm tra qua đó bạn được một bài học. " Tom Bodett www.hoctoancapba
  6. 6 Bài Học Về Cuộc Sống §2. 7 kỹ năng sống tôi học được từ Bóng Rổ Thể thao nói chung, là một phép ẩn dụ của cuộc sống. Diễn tiến của trận đấu bóng rỗ cho ta nhiều sự tương đồng có thể được cảm nhận trong cuộc đời của một người. Sự thăng trầm, sự thử thách, sự đối nghịch và những gì cần phải có để đương đầu với chúng. Các động lực trong trò chơi bóng rổ rất giống với những gì xãy ra trong cuộc đời. Như trong bóng rổ, trong cuộc sống ta phải: 1. Học tập và làm chủ những điều cơ bản của trò chơi Trước khi bạn có thể chơi bóng bạn phải biết những điều cơ bản – luật chơi, cách dắt bóng, cách nhồi bóng, chạy chỗ và ném bóng. Bạn phải phát huy những kỹ năng cần thiết để chơi được ở mức độ chấp nhận được Bài học: Trong cuộc sống, bạn cũng phải học những điều cơ bản. Bạn phải xác định cuộc sống là gì, cuộc sống có nghĩa gì với bạn và bạn muốn gì từ cuộc sống. Từ đó bạn mới phát huy những kỹ năng và chiến thuật để đạt được những mục tiêu ấy. 2. Sẵn sàng về tâm trí và thể lực. Những vận động viên đỉnh cao biết rằng bạn không thể chơi hay nhất nếu bạn chưa sẵn sàng về tâm trí và thể lực. Bạn phải trong tình trạng thể lực sung mãn nhất mới có thể chịu đựng được hết một mùa bóng kéo dài, cực nhọc và đòi hỏi nghiệt ngã. Cũng quan trọng không kém là bạn phải có sự sung sức về tâm trí. Sung sức về tâm trí là bao gồm một nhân sinh quan tích cực, có ý chí và khao khát chiến thắng. Thiếu một trong hai bạn không thể chiến thắng. Bài học: Sẵn sàng về tâm trí và thể lực đều tối cần trong cuộc sống 3. Hãy vị kỹ và có tinh thần đồng đội. Bóng rổ là một môn thể thao đồng đội, nghĩa là nó đòi hỏi sự đóng góp và hợp tác từ mỗi thành viên để chơi tốt và chiến thắng. Mỗi người phải tập trung, đoàn kết và hoàn thành vai trò của mình vì mục tiêu chung của cả đội. Dù là một cầu thủ vĩ đại như Michael Jordan, anh cũng không thể thắng những chức danh vô địch nếu không có đồng đội giúp đỡ. www.hoctoancapba
  7. 7 Bài Học Về Cuộc Sống Bài học: Cuộc sống cũng vậy. Hãy đóng góp, hợp tác và chia sẻ. 4. Luôn cảnh giác và tỉnh thức. Lường trước tình thế. Những vận động viên vĩ đại nhất luôn nổi tiếng nhờ có tầm nhìn bao quát sân bóng và đánh giá diễn tiến chính xác đường bóng. Họ biết phải đến đâu đúng lúc, biết lối chơi của từng đối thủ và tung ra những chiến thuật thích ứng và hiệu quả. Khả năng lường trước đường bóng và sẵn sàng cho trận đấu khiến họ lúc nào cũng tích cực, hơn là chỉ biết đối phó và phản ứng. Đó là một trong những yếu tố phân biệt những cầu thủ kiệt xuất với cầu thủ giỏi giang. Bài học: Luôn ý thức và tỉnh thức trong cuộc sống là điều kiện của thành công. 5. Nếu lối chơi không hiệu quả, hãy điều chỉnh chiến thuật. Mỗi cầu thủ bóng rổ vĩ đại biết rằng khi lối chơi của mình không hiệu quả bạn phải điều chỉnh, điều chỉnh nữa. Những sức mạnh và phong cách chơi khác nhau của từng địch thủ đòi hỏi vận dụng những chiến thuật khác nhau. Bạn phải làm sao chống trả và đáp ứng đến bất kỳ kiểu tấn công nào mà địch thủ ra tay Bài học: Cuộc sống mang đến cho ta nhiều thách thức mà bạn phải điều chỉnh kế hoạch chơi. 6. Không bao giờ bỏ cuộc . Phải kiên trì. Một đặc tính chung của tất cả ngôi sao bóng rổ là họ không bao giờ bỏ cuộc chơi. Khi họ ném trật họ chính là người cố gắng thu hồi bóng và truy cản đối thủ. Khi bị dẫn điểm, họ luôn là người tận dụng những cơ hội cuối cùng, không nản lòng và rất thường lật ngược tình thế ở những giây cuối cùng trước nổi ngỡ ngàng của đối thủ. Bài học: Kiên trì. Không bao giờ, không bao giờ đầu hàng. 7. Thắng nhiều hơn thua, nhưng chấp nhận chiến thắng lẫn chiến bại một cách hoà nhả. Dù chơi môn thể thao nào, bạn không thể thắng mọi trận đấu . Nhiếu khi chỉ cần thắng nhiều hơn một trận là bạn đã thành nhà vô địch. Phải cần mồ hôi và nước mắt để thành nhà vô địch. Nếu bạn đã chơi hết mình thì bạn luôn có thể ngẩng cao đầu khi thua trận. Học rút kinh nghiệm từ những thất bại để rồi www.hoctoancapba
  8. 8 Bài Học Về Cuộc Sống trở lại sau đó và chiến thắng. Bài học: Cuộc sống cũng vậy. Mọi chuyện không phải lúc nào cũng suông sẻ. Thắng cũng có mà thua cũng không ít. Nếu bạn đã tung hết sức mình , bạn luôn là người chiến thắng dù kết quả trận đấu thế nào. "Kẻ chiến thắng là người nhận biết được tài năng trời phú của mình, và "Đừng hỏi những gì đồng đội làm việc cật lực để phát huy tài năng có thể làm cho bạn. Hỏi bạn có đó thành kỹ năng của mình, rồi sử thể làm gì cho đồng đội." dụng kỹ năng đó để hoàn thành những mục tiêu đời mình." Magic Johnson Larry Bird www.hoctoancapba
  9. 9 Bài Học Về Cuộc Sống §3.Âm Nhạc và Sự Phát Triển Nhân Cách “Âm nhạc và nhịp điệu luôn tìm được lối đi vào nơi sâu kín nhất của tâm hồn ". Plato "Âm nhạc có nét quyến rũ có thể làm mềm lòng những trái tim thú tính nhất". William Congreve Âm nhạc là ngôn ngữ phổ quát có thể mang con người thuộc mọi chủng tộc, gia thế và tín ngưởng lại gần nhau trong một kinh nghiệm được chia sẻ. Khổng tử nói: “ Nhạc sinh ra một loại lạc thú mà bản ngã con người không thể sống thiếu nó được " Trong một dịp Khổng tử đã bị lễ nhạc mê hoặc sau một lần nghe diễn tấu đến nổi ông ăn không ngon trong ba tháng liền. Ít có ai trong những người yêu âm nhạc như chúng ta đã trải qua một hiệu ứng kinh khủng như nthế khi nghe âm nhạc. Tuy nhiên, không thể chối cải sự kiện là âm nhạc giải khuây, tạo cảm hứng và lay động tình cảm và tâm trí của chúng ta. Lợi ích của âm nhạc và sự đóng góp của nó đến sự phát triển nhân cách không thể đo lường hết được . Nó làm cho chúng ta giàu lên trên nhiều mức độ và về nhiều mặt nó luôn gây kinh ngạc. Nó giúp người già người trẻ kết nối mình với những người chung quanh bằng cách cổ vũ sự giao tiếp , sáng tạo và hợp tác. Đối với người già âm nhạc giúp giảm bớt lo lắng, suy sụp và cô độc. Riêng với bản thân tôi, tôi yêu âm nhạc từ loại cổ điển đến các thể loại rock. Tôi cũng thưởng thức nhạc rap và hip hop với những tiết tấu và nhịp điệu khác nhau mà thanh niên say mê. Từ những năm 60, mỗi thập niên đều mang đến cho chúng ta những ban nhạc và nghệ sĩ mới mẻ và cách tân cho chúng ta thưởng ngoạn. Thú thật, chồng tôi là một nhạc sĩ từ khi anh ấy còn rất trẻ và hiện nay đang chơi cho ban nhạc rock and roll , chơi lại các giai điệu nổi tiếng của những thập niên 60 của các ban Beatles, Rolling Stones, The Who, Eric Burdon and The Animals . . . www.hoctoancapba
  10. 10 Bài Học Về Cuộc Sống §4. Lắng Nghe Tích Cực Nghe đúng những gì người khác đang nói Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể thụ đắc. Bạn càng biết lắng nghe bạn càng tạo hiệu quả không ngờ cho công việc, và nhất là trong mối liên hệ với người khác. Chúng ta lắng nghe để lấy được thông tin. Chúng ta lắng nghe để thấu hiểu. Chúng ta lắng nghe để thưỏng ngoạn. Chúng ta lắng nghe để học hỏi. Bạn đừng nghĩ là mình biết lắng nghe tốt. Thật ra thì không thế. Dựa vào khảo sát được nghiên cứu, chúng ta chỉ nhớ khoảng 25 đến 50% những gì mình nghe. Điều này có nghĩa là khi bạn nói chuyện với ông chủ của bạn, đồng nghiệp, hoặc khách hàng hoặc người bạn đời trong 10 phút, họ thực sự chỉ nghe bạn có 2, 5 đến 5 phút. Nguợc lại, khi bạn nhận những chỉ thị hoặc được cung cấp thông tin, bạn thực sự không nghe hết thông điệp gởi đến mình. Bạn hi vọng là những sự kiện quan trọng đã đư ợc bạn nắm bắt trong số 25% đến 50% của bạn, nhưng biết đâu không như thế. Rõ ràng, lắng nghe là một kỹ năng mà tất cả chúng ta có thể làm lợi cho mình bằng cách cải thiện kỹ năng ấy. Bằng cách trở thành một người biết lắng nghe, bạn có thể phát huy năng suất của mình, cũng như khả năng gây ảnh hưởng, thuyết phục, thương lượng. Hơn nữa, bạn sẽ tránh được những xung đột và hiểu lầm- những điều cần thiết cho một thành tựu trong sự nghiệp. Phương pháp để trở nên một người biết lắng nghe tốt hơn là thực tập “lắng nghe tích cực”. Đây chính là điều bạn phải cố gắng một cách có ý thực để nghe không chỉ những lời mà người khác nói , nhưng quan trọng hơn, là cố gắng thấu hiểu toàn bộ thông điệp được đưa ra. Để làm được điều này bạn phải chú tâm đến người khác một cách cẩn thận. Bạn không được cho phép mình xao nhãng với những việc xảy ra chung quanh, hoặc sắp xếp trong đầu để đối đáp trả đũa sau khi người khác ngừng nói. Bạn cũng không được cho phép mình mất tập trung vào những gì người khác đang trình bày. Tất cả những rào cản này sẽ làm bạn nghe không đủ và do đó không thể thấu hiểu. Mẹo Nếu bạn thấy tập trung là khó khăn khi người khác nói, cố gắng lặp lại trong óc từng lời người ấy vừa nói- điều này sẽ củng cố thông điệp của họ và giúp trí óc bạn không trôi giạt ra chỗ khác. www.hoctoancapba
  11. 11 Bài Học Về Cuộc Sống Để phát huy kỹ năng lắng nghe, bạn cần cho người khác biết là bạn đang lắng nghe những gì họ nói. Để biết điều này quan trọng như thế nào, bạn hãy tự hỏi có khi nào bạn tham gia vào một buổi nói chuyện mà trong đó bạn tự hỏi không biết người kia có đang lắng nghe bạn đang nói không. Bạn không biết thông điệp của bạn có như gió thoảng qua, và liệu có nên nói tiếp nữa hay không. Cảm giác như bạn đang nói với bức tường và đó là một cảm giác bạn không muốn chút nào. Sự ghi nhận có thể đơn giản là một cái gật đầu, tặc lưỡi hoặc một tiếng kêu “ôi chao”, "vậy hả", "wow" sau mỗi câu nói mà bạn đang nghe. Bạn không cần phải góp ý thuận thảo với người đang nói, bạn chỉ cần chứng tỏ là mình đang lắng nghe. Sử dụng ngôn ngử của cơ thể và những dấu hiệu khác để biểu lộ mình đang lắng nghe cũng nhắc nhở cho bạn phải chú tâm, tỉnh thức và không để đầu óc trôi giạt. Bạn cũng nên đáp ứng với người nói theo cách khuyến khích họ nói tiếp , nhờ đó bạn có thể thu thập thêm thông tin từ họ nếu cần. Trong khi gật đầu và “ừ hử” cho biết là bạn chú ý, thì một câu hỏi hoặc một ý kiến thỉnh thỏang xen vào để bình luận những gì vừa nói cũng chứng tỏ là bạn thấu hiểu toàn hộ thông điệp. Muốn là một người lắng nghe tích cực Có 5 yếu tố bản lề giúp lắng nghe tích cực. Chúng giúp bạn biết lắng nghe người khác và người đó cũng biết bạn đang nghe những gì họ nói. 1. Chú ý . Cho người nói sự chú tâm toàn diện của bạn và sự thấu hiểu thông điệp được đưa ra. o Nhìn thẳng vào mặt người đang nói. o Bỏ hết những ý tưởng xao nhãng. Đừng chuẩn bị một phản bác trong đầu óc bạn! o Tránh những dữ kiện chung quanh làm bạn xao nhãng. o “Lắng nghe” ngôn ngử cơ thể của người phát ngôn. o Tránh không được nói riêng khi đang nghe trong một nhóm . 2. Chứng tỏ bạn đang lắng nghe. Sử dụng ngôn ngử cơ thể và cử chỉ của riêng mình để biểu lộ sự chú ý của bạn. o Thỉnh thỏang gật đầu. o Mỉm cười và sử dụng những biễu cảm trên gương mặt. o Ghi nhận tư thế của mình và bảo đảm là nó cởi mở và thân thiện. o Khuyến khích người phát ngôn nói tiếp với những đồng tình nhỏ bé như những tiếng "vâng", "wow", "ừ hư" . . . 3. Phản hồi Những bộ lọc cá nhân, những thiên kiến, phán xét, và tín điều có thể bóp méo những gì chúng ta nghe. Là một người biết lắng nghe, vai trò của bạn là thấu hiểu những gì đang www.hoctoancapba
  12. 12 Bài Học Về Cuộc Sống nói. Điều này đòi hỏi bạn quán xét những điều được nói ra và đặt ra các câu hỏi. o Quán xét những gì đang nói bằng cách nhại đi nhại lại: “Cái tôi đang nghe là . . .” và “Hình như bạn đang nói là. . .” là những cách rất tuyệt để phản hồi. o Đặt ra những câu hỏi để làm sáng tỏ vài điểm. “Anh có ngụ ý gì khi nói. . .” “ Có phải anh muốn nói như thế không ?” o Thỉnh thoảng tóm tắt những ý kiến của người nói. 4. Hoãn lại sự phán xét. Ngắt lời là phung phí thời gian. Nó làm người nói bối rối và hạn chế sự thông hiểu đầy đủ thông điệp. o Cho phép người nói hoàn tất những điều họ muốn nói. o Đừng ngắt lời và phản bác. 5. Đáp ứng thích hợp. Lắng nghe tích cực là kiểu mẫu của sự kính trọng và thấu hiểu. Bạn sẽ thu được thông tin và tầm nhìn. Bạn sẽ không được gì nếu kích bác người nói chuyện chẳng khác nào hạ nhục họ. o Hãy thẳng thắn, cởi mở, và trung thực trong sự hưởng ứng của mình. o Khẳng định ý kiến của bạn một cách từ tốn. o Đối xử người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình. Những điểm khóa: Cần nhiều tập trung và cương quyết mới có thể thành người biết lắng nghe tích cực. Thói quen khó bỏ, và những thói quen nghe nói của bạn cũng tệ như của nhiều người khác thôi. Điều quan trọng là ai biết từ bỏ nó. Hãy tỉnh táo khi bạn lắng nghe và luôn tự nhắc nhở là mục đích của mình là nghe những gì người khác nói. Bỏ qua một bên tất cả những suy nghĩ và thái độ khác và tập trung vào thông điệp. Đặt câu hỏi, quán xét, và nhại lại để tin chắc là bạn hiểu rõ thông điệp. Nếu không, bạn có thể phát hiện là những gì người ta nói với bạn rất khác với những gì bạn nghe được ! Hãy tập luyện lắng nghe tích cực ngay hôm nay để sớm trở thành một người truyền đạt tốt hơn nhờ đó hiệu năng làm việc được nâng cao và các mối quan hệ được phát huy. www.hoctoancapba
  13. 13 Bài Học Về Cuộc Sống §5. Biết Mình "Hãy tìm hiểu mình”. Socrates "Hiểu người khác là khôn ngoan, hiểu được mình là minh triết." Lão Tử Biết mình là ưu tiên số một của bạn Làm thế nào bạn có thể đặt ra mục tiêu, tiến bộ trong cuộc sống và tạo mối liên hệ nếu bạn không biết mình là ai và mình muốn gì? Chắc chắn là bạn không thể. Không biết mình sẽ dẫn đến lúng túng và mất thì giờ vì xử trí tình huống khi đúng khi sai một cách hú họa. Chúng ta có khuynh hướng đánh giá thấp sự tìm hiểu chính mình. Nhiều người trong chúng ta đi qua mỗi ngày phản ứng trước biến cố một cách tự phát hơn là ý thức lựa chọn dưa trên ý thức xem ta là ai và ta muốn gì. Khi chúng ta không biết chúng ta hướng đến đâu thật khó mà đặt ra mục tiêu, tạo ra động lực và xác định tiến trình hành động tối ưu. Trước khi bạn có thể là bất cứ chuyện gì như thế này bạn phải thiết lập việc bạn là ai. Để hiểu được mình: • Phải ý thức được điểm mạnh, điểm yếu, điều thích và không thích của mình • Quan sát và ý thức thái độ, phản ứng và đáp ứng của mình đối với những gì đang xãy ra quanh bạn. • Quán được thế nào những thái độ và tình cảm này ảnh hưởng trạng thái tinh thần của bạn. • Quan sát cách thức bạn ảnh hưởng với những người khác • Quan sát cách thức môi trường bạn ảnh hưởng đến bạn Biết và hiểu được mình tốt hơn , ngược lại, sẽ đưa đến những quyết định đúng đắn hơn , đề ra và đi đến những mục tiêu thích đáng và do đó sống chất lượng và phong phú hơn. Có nhiều bài test đo lường cá tính và đánh giá sự tự khám phá thú vị có thể giúp bạn trở nên cộng hưởng với chính mình. Hai công cụ mạnh mẽ tôi thấy vô cùng hấp dẫn là Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) và The Enneagram. Không chỉ những công cụ này giúp bạn hiểu được mình tốt hơn và những gì định hướng cho hành vi của mình, chúng cũng giúp bạn hiểu được và sống hoà thuận với người khác. Test MBTI thường được dùng trong chương trình huấn luyện nhân công , hôn nhân , cố vấn hôn nhân và sự phát triển nhân cách. Một vài bài thi đố khác như: Personality Quiz.net The Personality Page www.hoctoancapba
  14. 14 Bài Học Về Cuộc Sống §6. Bộ Não Sung Mãn "Giống như đất, dù phì nhiêu đến mấy, cũng không thể sinh sôi nếu không canh tác, bộ não cũng vậy, nếu không có học tập không thể nào sản sinh ra trái ngọt." Seneca Thế nào là một bộ não sung mãn? Môt bộ não sung mãn là một bộ não sử dụng tốt nhất tài nguyên của bạn- thời gian của bạn, năng lực của bạn và nỗ lực của bạn. Nó không nhất thiết phải cố gắng làm mọi việc và là mọi chuyện hoặc ngay cả làm như vậy theo một cách nhanh nhất như có thể. Bộ óc sung mãn tận dụng nhiều nhất và tốt nhất những gì bạn có trong khi vẫn giúp bạn tận hưởng tiến trình này. Để làm tốt nhất từ bạn là ai và những gì bạn có , có vài phẩm chất hoặc đặc tính hổ trợ chúng ta trong việc hoàn thành mục tiêu đặt ra. Sau đây là vài yếu tố của một bộ não sung mãn: • Tính tò mò – Khao khát muốn biết, hỏi và tìm những câu trả lời cho những phương thức mới tốt hơn cho công việc. • Khát vọng hay có Động lực- Hãy nuôi khát vọng. Không có khát vọng hoặc động lực không có gì thúc đẩy chúng ta tiến bộ và cải thiện. Sự trơ lì là đối nghịch với khát vọng và là kẻ phá hoại của tiên bộ. • Tầm nhìn– Có thể nhìn ra những gì bạn muốn sẽ giúp bạn tập trung vào nó và cho bạn một ý tưởng về một triển vọng , một hình ảnh của thành tựu. Không có hinh ảnh đó trong đầu, chúng ta sẽ khó hơn khi cố gắng. Chúng ta đã biết về những người nhờ có tầm nhìn lớn mà có thể thành tựu những điều tưởng chừng không thể. • Suy luận phê phán– Rèn luyện khả năng đánh giá tình huống một cách khách quan hoặc nhìn sự vật như nó thực sự là. Nhìn mặt thuận lợi và khó khăn của một tình huống và mong muốn thực hiện những điều chỉnh thích ứng. • Lòng tự tin– Có niềm tin là bạn có thể làm những gì bạn mơ ước và hoạch định , rằng mình có năng lực. Không có lòng tự tin và niềm tin bạn không thể đạt được tiềm năng trọn vẹn của mình. • Lòng kiên trì - Phần nhiều sự việc không đến dễ dàng. Hãy mong muốn vượt qua trở ngại và đối nghịch. Hãy tự thử thách chính mình và kiên trì để đạt được những mục tiêu mình đặt ra. Không để cảnh ngộ, dư luận , hoặc vật cản ngăn bạn quyết tâm đạt được thành công của mình. www.hoctoancapba
  15. 15 Bài Học Về Cuộc Sống • Thái độ tích cực – Thái độ của bạn, tích cực hoặc tiêu cực, có thể nâng đỡ bạn hay phá hoại bạn. Khi bạn có một thái độ tích cực mọi việc đều có thể. Khi bạn tiêu cực, bạn đã bị đánh bại ngay trước khi bắt đầu. • Đầu óc phóng khoáng– Không có gì tốt cho việc phát sinh những ý tưởng tân kì , mới mẻ hơn là một đầu óc phóng khoáng . Khi bạn mềm dẽo và rộng mở, bạn đón nhận một số lượng khả năng và sẵn sàng tiếp nhận những kinh nghiệm khai phóng. • Quân bình – Cuối cùng, để hoạt động hiệu quả và nhận được tối đa từ những gì mình có, chúng ta phải duy trì sự quân bình trong cuộc sống của mình. Chúng ta có thể làm việc hướng đến mục tiêu của mình , nhưng chúng ta cũng ph ải dành thời gian để làm trẻ lại và nạp lại năng lượng. Làm quá tải, hoặc đẩy một việc gì đi quá xa, có thể dẫn đến sự kiệt quệ và căng thẳng. Bằng cách gắn kết những yếu tố này vào những tiến trình suy nghĩ của mình , chúng ta không những gầy dựng được một bộ não sung mãn mà còn sẵn sàng để vươn đến mục tiêu một cách hiệu quả hơn, phát triển những thói quen tích cực, và chúng ta sẽ giữ được đầu óc mình luôn sắc sảo và hoạt động ở mức độ cao. www.hoctoancapba
  16. 16 Bài Học Về Cuộc Sống §7. Châm ngôn Về Sống Chánh Niệm (Sống Trong Giây Phút Hiện Tại) Sau đây là vài câu châm ngôn giúp bạn sống một cách chánh niệm trong từng giây Hãy tinh tiến hôm nay Đừng tưởng nhớ quá khứ Kẻo ngày mai không kịp Đừng lo lắng tương lai Cái chết đến bất ngờ Quá khứ đã không còn Không thể nào mặc cả Tương lai thì chưa tới Người nào biết an trú Hãy quán chiếu sự sống Đêm ngày trong chánh niệm Trong giờ phút hiện tại Thì Như Lai gọi là: Kẻ thức giả an trú Người biết sống một mình Vững chãi và thảnh thơi Phật Thích Ca Hãy hoan hỉ trong những việc hiện Đừng phung phí những giọt nước mắt tiền ,mọi thứ khác đều ở ngoài tầm mới để than khóc những phiền muộn với của bạn. cũ. Montaigne Euripides Nếu bạn lấy một mắt nhìn hôm qua, Khả năng hiện diện trong giờ phút hiện một mắt nhìn ngày mai, thế thì hôm tại là yếu tố then chốt của một tâm trí nay bạn bị lác mắt là cái chắc. lành mạnh. Vô danh Abraham Maslow Bạn đừng ghì chặt lấy quá khứ vào Hôm này là ngày đầu tiên của quảng lồng ngực bạn chặt đến nổi không đời còn lại của bạn. còn chổ để ôm ấp hiện tại. Charles Dederich Jan Glidewell Hôm nay là cuộc sống- cuộc sống duy Nếu bạn vẫn mãi nói về những gì nhất bạn chắc chắn có. Hãy làm nhiều bạn đã làm hôm qua , bạn sẽ không nhất cho ngày hôm nay. thể làm được gì nhiều hôm nay. Dale Carnegie www.hoctoancapba
  17. 17 Bài Học Về Cuộc Sống Không gì quí giá hơn ngày hôm nay. Học tập là sự chuyển dịch từ lúc này Goethe đến lúc khác. J Krishnamurti Hôm nay là những khối đá ta dùng nó để xây dựng. Tôi có ký ức- nhưng chỉ những thằng Longfellow điên mới cât giữ quá khứ của chúng trong tương lai. Sự hào phóng thực sự cho tương lai là David Gerrold ở chỗ dâng tặng tất cả cho hiện tại. Albert Camus Nhân danh Thương Đế, hãy dừng lại một lúc, ngừng công việc của bạn, và Chúng ta lúc nào cũng chuẩn bị để hãy nhìn quanh mình. sống nhưng không bao giờ đang Leo Tolstoy sống cả. Emerson Nếu bạn trải trọn đời mình đợi chờ cơn Các đứa trẻ không có quá khứ lẫn bão đến, bạn sẽ không bao giờ thưởng tương lai; chúng tận hưởng hiện thức được ánh mặt trời. tại, điều mà ít khi người lớn chúng ta làm. Morris West Jean de la Bruyere Ngươi ta nên kể mỗi ngày như một cuộc đời riêng biệt. Lucius Annaeus Seneca Tôi không thèm nghĩ u sầu về tương lai nữa, và bỏ đi làm mứt. Ôi vui biết bao khi gọt cam và lau sàn nhà. D.H. Lawrence Điều tốt nhất về tương lai là nó chỉ đến từng ngày một. Abraham Lincoln www.hoctoancapba
  18. 18 Bài Học Về Cuộc Sống § 8. Bắt Đầu Một Chương Trình Hành Động Tạo Dựng Lòng Tự Tin Biết rằng gây được lòng tin nơi người khác và có được một sự tư tin là một điều tuyệt vời và tuyệt đối cần thiết, vậy có thể nào tạo dựng được chúng không ? Có thể, dù bạn tin hay không ! Dù cho hầu hết người đời thường thiếu thốn lòng tin hoặc có một nhân sinh quan tích cực, thì vẫn còn có những người đánh giá quá đáng năng lực của mình, quá lạc quan, quá liều lĩnh, và do đó kết thúc bằng sự sụp đổ và bẽ mặt. Vậy thì tại sao tôi đem vấn đề này ra bàn? Câu trả lời là, bởi vì để tạo dựng sự tự tin chân thực, không giả tạo, nhân sinh quan của bạn phải được thiết lập dựa trên thực tế. Bạn phải hiều mình là ai . Bạn phải đánh giá thực tế về khả năng mình và bạn phải sẵn sàng tiếp tục tự cải tiến. Thêm vào đó bạn phải học tập để duy trì mục tiêu, tạo đông lực, và kiên trì, như thế là bạn đã đi đúng hướng! Một phương cách tốt để tạo dựng và duy trì lòng tự tin và tập trung là hãy lập ra một chương trình hành động cho chính mình. Đây là là bảng tóm lược cách thức bạn có thể triển khai. .Bạn có thể điều chỉnh nó theo nhu cầu của mình. Chương Trình Hành Động Tạo Dựng Tự Tin Trở nên ý thức Biết mình là ai và biết mình muốn gì. Như đã được nói quá nhiều lần – “Nếu bạn không biết bạn đi về đâu, làm sao bạn biết khi nào đến được đó?" Bỏ ra thời gian để tìm ra ưu điểm của mình, khả năng của mình và năng lực của mình và tìm cách vận dụng chúng để đạt được những thành tựu và ước mơ của mình. Vẽ biều đồ hoặc dùng bảng liệt kê những ưu điểm của bạn, điều gì bạn muốn làm, và cách thức đặt ra mục đích. Liệt kê những gì bạn thích làm và những gì bạn phải làm để được đạt được mục tiêu đó. Ví dụ : Ưu điểm Khả năng cá nhân Khả năng thể chất Sở thích Trung thành Có óc nghệ thuật Dẽo dai Chơi guitar Thân thiết Có khiếu âm nhạc Phản xạ tốt Viết Kiên nhẫn Có khiếu viết văn Ưa hoạt động Máy vi tính www.hoctoancapba
  19. 19 Bài Học Về Cuộc Sống Với bảng tài năng và năng lực trên, có thể thực hiện những mục tiêu sau: • Duy trì trạng thái thể lực bằng cách gia nhập đội bóng rỗ đia phương • Dạy đàn guitar cho một câu lạc bộ • Bắt đầu tạo một blog trên mạng về bât cứ sở thích nào để cải thiện kỹ năng viết • Gia nhập câu lạc bộ Nói Trước Công Chúng để phát triển kỹ năng nói chuyện. Nếu bạn không hành động và đề ra các mục tiêu, chỉ đi ra đi vô vô mục đích và vô định hướng, chẳng bao lâu bạn sẽ vỡ mộng và tuyệt vọng. Người nào tự tin sẽ biết mình muốn gì và sẽ làm việc để đạt được những gì mình muốn. Tự Tạo Động Lực Sự tư tin cũng đến từ khả năng tự tạo động lực để nhằm đạt được mục tiêu của mình. Lẽ dĩ nhiên, cứ long nhong và thoái thác không chịu nỗ lực hành động thì dễ dàng hơn nhiều. Khổ thay, điều này sẽ dẫn đến sự trì trệ, vỡ mộng, và rơi vào ngõ cụt. Một cách để bạn có thể duy trì đường đua và luôn phấn khích là lập ra bảng liệt kê những hoạt động phải thực hiện, bao gồm: • Thể dục 30 – 40 phút mỗi ngày • Chơi guitar 30 phút , 3 lần mỗi tuần • Viêt một đề mục trên blog mỗi tuần • Đọc trên báo và sách để tìm ý tưởng và trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Tự săn sóc mình. Dù chỉ trông chờ vào nhân dạng ưa nhìn và dáng vẻ hình thể năng động để tư tin không phải là một ý tưởng tốt , nhưng việc tự chăm sóc để lúc nào mình cũng thấy sung sức lại cũng rất quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn phải duy trì sức khoẻ và sự sung sức, luôn giữ cho mình tề chĩnh bằng các thói quen tốt về vệ sinh cá nhân. Thử những phong cách và màu sắc tốt nhất cho loại thân hình của bạn. Nếu cần cố vấn, có nhiều tạp chí thời trang dành cho phụ nữ hoặc nam giới có thể cho bạn vài ý kiến tuyệt vời. Mạng Internet cũng là một nguồn tư liệu quí giá giúp bạn tìm ra những trào lưu mới, phong cách mới. Cũng phải để ý đến thái độ, cử chỉ của bạn. Cách bạn đi, đứng, nói chuyện, hành xử cũng phản chiếu lên cách bạn cảm nhận về chính mình. Một nhân cách tốt , một dáng vẻ lịch lãm, tươm tất và một nụ cười trên gương mặt có thề giúp bạn đi xa đến thành công trong sự nghiệp, mở rộng mối liên hệ và thành tựu cá nhân. Phát triển Trí Tuệ Và duy trì việc này mãi mãi! Không những người ta sẽ thấy bạn hấp dẫn, tìm thấy ở bạn một người cho họ thêm kiến thức và sự tỉnh thức, mà còn giúp đầu óc bạn nhạy bén và năng đông. Người nào mà trí tuệ ù lì và không chịu thử thách mình trong cuộc sống thì dễ dàng rơi vào trạng thái tâm thần phân liệt, bệnh alzeimer và những chứng bệnh thoái hoá não bộ khác khi về già. Hãy cố gắng làm những việc như dưới đây: • Đọc sách www.hoctoancapba
  20. 20 Bài Học Về Cuộc Sống • Giải các câu đố • Chơi cờ , game. • Theo dõi sự kiện xãy ra trên thế giới • Tim hiểu những vấn nạn toàn cầu như: trái đất nóng dần lên, sự ô nhiểm, xung đột vủ trang . . . • Ghi nhật kí • Nhớ tên người • Tăng cường từ vựng Duy Trì Trên Đỉnh Cao Và Củng Cố Tiếp tục định giá và đánh giá mình. Sự tự tin có thể tăng lên hoặc xuống thấp tùy thuộc vào những gì bạn với làm chính mình. Nếu bạn tỏ ra sao lãng và không chịu trau dồi, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thiếu hứng khởi và giảm đi sự tự tin. Ngay cả những người thành công nhất trên thế giời không thể, và không chịu, ngủ yên trên vòng nguyệt quế bởi vì sự phát triển nhân cách là một tiến trình liện tục và không ngừng. Ngược lại, cũng đừng đi quá đà và tự tạo cho mình áp lực trong công việc. Học cách đo lường sức mình và tạo cân bằng để vươn đến mục tiêu bằng niềm vui và sự hưởng thụ, giải trí. www.hoctoancapba
  21. 21 Bài Học Về Cuộc Sống § 9. Sống Từng Giây Phút “Bí ẩn để được tâm trí và thể chất khoẻ mạnh là không than tiếc quá khứ, lo âu về tương lai, mà phải sống một cách khôn ngoan và tỉnh thức trong giây phút hiện tại " Phật Thích Ca Sống trong giây phút hiện tại hoặc bây giờ còn gọi là tỉnh thức trong hiện tiền với tất cả giác quan của bạn. (Trong giáo lý đạo Phật gọi là chánh niệm). Nó có nghĩa là không nghĩ về hoặc trú ẩn ở quá khứ, và cũng không lo lắng hay vọng tưởng về tương lai. Khi chúng ta để tâm đến hiện tại, chúng ta tập trung vào công việc trước mắt. Chúng ta đặt hết tâm trí vào những gì chúng ta đang làm và không để ý nhiều đến kết quả . An trú trong mỗi giây phút của cuộc sống cho phép chúng ta kéo dài giá trị của cuộc sống và khiến nó trở nên có ý nghĩa. Thay vì đi tìm thêm thời gian, khi chúng ta sống trong giây phút hiện tại chúng ta tận hưởng và nếm trải từng giây phút. Chúng ta không hi sinh chất lượng để lấy số lượng. Lẽ dĩ nhiên , điều đó không có nghĩa là chúng ta không được lên kế hoạch, đặt ra các mục tiêu hoặc chuẩn bị cho tương lai. Chúng ta có thể làm tất cả điều này mà vẫn tận hưởng mỗi giây phút đang mở ra cho mình. Ví dụ nếu chúng ta đã đặt ra mục tiêu là phải tập thể dục mỗi ngày, chúng ta phải thực hiện nó một cách chánh niệm, nghĩa là ph ải tận hưởng từng giây phút của quá trình tập luyện hay ít nhất cũng để tâm vào việc tập luyện. Khi chúng ta rèn luyện cách sống trong từng giây phút , chúng ta phải đắm mình trong giây phút đó và bắt đầu khám phá vẻ đẹp của nó. Chúng ta học cách chú tâm và điều tiết sinh lực. Những vận động viên điền kinh chuyên nghiệp hiểu rõ và sử dụng loại tập trung này rất tốt. Họ hiểu rằng sự hoàn tất và thành tựu là kết quả của của sự điều tiết và quân bình khéo léo của sinh lực. Để làm mỗi giây phút hiện tại có ý nghĩa chúng ta phải ôm trọn lấy nó. Mỗi điều chúng ta làm và mỗi người chúng ta tiếp xúc đều đáng cho chúng ta trân trọng. Ngay cả khi nghĩ ngơi chúng ta cũng nên nếm trải giây phút hiện tại. Điều này cho chúng ta cơ hội để nạp lại năng lượng, làm mới lại và lấy lại sự quang đảng của tâm thức. Thường thì chúng ta kỳ vọng quá nhiều vào chính mình và cuộc đời mình. Chúng ta vội vã làm việc này, hấp tấp theo việc nọ, mà không thực sự hưởng thụ việc mình làm. Vội va, vội vã để làm gì? Chúng ta nghĩ chúng ta đi đến đâu? www.hoctoancapba
  22. 22 Bài Học Về Cuộc Sống Nếu chúng ra không biết dừng lại để suy nghĩ xem chúng ta đang ở đâu, chắc chắn chúng ta sẽ lỡ mất cuộc sống . Thay vào đấy, khi chúng ta trân trọng mỗi phút giây và góp nhặt những bài học từ đó, chúng ta sẽ sống tỉnh thức, có mục đích và có trách nhiệm. Cũng thế, khi chúng ta tiếc nuối quá khứ và không buông xả những kinh nghiệm đau thương, những lỗi lầm hoặc thời khắc khó khăn đã qua, chúng ta đã đ ể chúng kết án mình từ quá khứ sang đến hiện tại và tương lai. Chúng ta phải chấp nhận là chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Chúng ta chỉ có thể hoà giải với nó, hiểu là nó đã qua rồi , và tiếp tục sống. Sống trong giây phút hiện tại nghĩa là buông x ả quá khứ và tin tưởng vào tương lai. Nếu chúng ta tích cực và lạc quan trong hiện tại, tương lai chúng ta sẽ cũng tích cực và đầy hứa hẹn. Chúng ta sẽ trông đợi vào chính mình để làm mỗi giây phút thành ý nghĩa-nào hãy thực hiện chánh niệm ngay từ bây giờ! Mẹo để sống chánh niệm • Huấn luyện tâm trí luôn tập trung vào hoạt động hiện tại. • An trú và tỉnh thức vào những gì mình đang làm. Hãy tận hưởng những gì đang làm. • Học các kỹ thuật thư giãn (bằng thiền vipassana chẵng hạn) để hiện diện trong mỗi giây phút. • Quán sát chung quanh bạn- cảnh vật, âm thanh, mùi vị, ánh sáng. . . • Lắng nghe chăm chú những người đối diện đang nói, lắng nghe âm nhạc, ngay cả lắng nghe sự im lặng. • Thưởng thức món ăn, thức uống của bạn . Nếm từng miếng ăn! Các lợi lạc của sự sống chánh niệm • Bạn sẽ thêm khắng khít với ý tưởng và cảm xúc của mình. • Bạn sẽ thêm khắng khít với những người khác. • Bạn sẽ như giàu có hơn nhiều vì biết thưởng ngoạn cuộc đời. • Nếu bạn sống trong giây phút hiện tại, bạn như sống thọ hơn. • Bạn sẽ tập trung hơn, an lạc hơn và sống thực hơn. • Bạn sẽ ít lo lắng và sợ hãi hơn. Như mọi kỹ năng, tập luyện để sống trong chánh niệm sẽ mất thời gian và công phu. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ và ngắm nhìn cuộc sống từ một góc cạnh mới mẻ, tươi mát. Còn đợi gì nữa ! www.hoctoancapba
  23. 23 Bài Học Về Cuộc Sống § 10. Đặt Mục Tiêu Hiệu Quả "Đường dài ngàn dặm bắt đầu chỉ bằng một bước chân." Khổng Tử Mục đích đặt mục tiêu hiệu quả là để thành tựu những gì bạn muốn trong cuộc sống theo một phong cách quyết đoán, tập trung và mỹ mãn bằng cách chọn những hành động đúng đắn và tốn tiêu ít thời gian hơn. Ai không muốn đạt được nhiều hơn với ít thời gian hơn, vậy mà hầu hết chúng ta bỏ quên các mục tiêu của mình trước khi hoàn thành chúng? Tại sao vậy? Một số lý do có thể kể ra: thiếu tự tin, không có một chương trình hành động cụ thể, không thực tế vì đã kì vọng quá nhiều và quá sớm, sợ thất bại và tự tạo ra quá nhiều áp lực cho chính mình trong việc hoàn thành chúng. May thay có những chiến thuật và thái độ có thể giúp chúng ta vượt qua những trở ngại ngăn cản chúng ta đặt ra mục tiêu hiệu quả và hoàn thành chúng. Bắt đầu như thế nào? Hiểu rằng bạn xứng đáng được thành công và thành tựu. Trước khi có thể bắt đầu đặt ra mục tiêu hiệu quả , bạn phải hiểu rằng bạn xứng đáng được thành công và bất kì ai có tâm quyết đều được thành công. Bạn phải tin tưởng vào tài năng và năng lực của mình, rằng bạn có thể làm được những gì đã dự tính. Nếu bạn không bắt đầu bằng những tiền đề này, những nỗ lực của bạn sẽ bị thui chột và bạn sẽ bỏ cuộc giữa chừng trên hành trình. Xác định điều bạn muốn Một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng ta phạm phải khi đặt mục tiệu là không biết thực sự mình muốn gì. Nếu mình còn mơ hồ về những gì mình muốn đạt được trong cuộc sống , thì thật khó để bắt đầu. Nét chung mà mỗi người thành đạt đều có là họ định hướng rõ ràng và tập trung tối đa. Họ biết họ muốn gì và hiểu rằng phải vạch ra những mục tiêu để hoàn thành chúng. Để giúp bạn tiến lên, thì ý tưởng đầu tiên là bạn dành thời gian viết ra mục tiêu nào là có ý nghĩa với bạn và điều gì bạn cần để hoàn thành chúng. Để giúp bạn hình dung điều này, bạn có thể bắt đầu bằng cách nhìn vào ‘tấm ảnh lớn’ của đời bạn. Bắt đầu một quyễn nhật ký và viết ra trả lời cho những câu hỏi quan trọng như sau: • Tôi có muốn được sức khỏe luôn tốt và làm sao để được như vậy? • Tôi muốn gì trong sự nghiệp của mình? • Tôi muốn loại gia đình nào? • Tôi muốn loại cuộc sống nào hôm nay và trong tương lai? www.hoctoancapba
  24. 24 Bài Học Về Cuộc Sống • Tôi thấy mình thế nào trong 5, 10 hoặc 20 năm nữa kể từ bây giờ? Ví dụ, để duy trì một sức khỏe tốt, bạn có thể liệt kê những hoạt động sau: tập thể dục 3-4 lần mỗi tuần, ăn uống cân bằng chất đạm, trái cây và rau cải, ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày. . . Duới cột bạn muốn như thế nào trong 5 năm tới, bạn có thể ghi: tốt nghiệp đại học, kiếm được lương mỗi tháng là. . . , tạo được mối liên hệ cá nhân nghiêm túc (hoặc tránh những mối liên hệ không tốt cho sự nghiệp) Lên chương trình, tổ chức và xếp ưu tiên những mục tiệu của bạn thành những miếng nhỏ hơn và dễ hoàn thành hơn. Nếu bạn nhìn mọi điều bạn muốn thành tựu ngay lập tức, bạn sẽ thấy choáng ngợp và nản chí, vì thế bạn nên tổ chức chúng lại và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Muốn thế bạn phải lên kế hoạch cho mỗi mục tiêu bạn muốn hoàn thành. Ví dụ, bạn thấy mục tiêu về sức khỏe là ưu tiên hàng đầu , vậy thì bạn phải thiết lập chương trình trên căn bản mỗi ngày. Còn đối với mục tiêu sự nghiệp, thì bạn có thể phân ra những kế hoạch từng tháng, từng quí hay năm. Bạn có thể liệt kê những điểm hoặc thiết kế những hoạt động phải thực hiện để đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó trong sự nghiệp của mình. Có thể là bạn phải đăng kí học thêm một khóa nghiệp vụ nào đó, hoặc tình nguyện tham gia sinh hoạt cộng đồng để có thêm kinh nghiệm về một lãnh vực nào đó. Vun đắp sự nghiệp là công việc cần thời gian và công sưc, thiết kế và tổ chức những bước đi hợp lí. Ôn, cập nhật và duyệt xét Ôn và cập nhật các mục tiêu của bạn một cách đều đặn thường xuyên để đoan chắc chúng còn thích hợp với bạn. Điều đó quan trọng vì nó nhắc nhở bạn còn đang tiến trên đường dài và đang tiên những bước thích đáng đến mục tiêu cần đến. Nếu có vài hoạt động không đạt kết quả như mong muốn, hãy điều chỉnh lại, sáng tạo ra những cách thức mới. Cũng vậy, hình dung những trở ngại và xao nhãng đang án ngữ trên đường và quyết định xem bạn cần phải làm gì để vượt qua. Tất cả chúng ta đều biết có những vật cản và những ổ gà trên đường đi đến đích , nhưng bạn không nên để chúng chặn đường hoặc làm lạc hướng. Duyệt xét và điều chỉnh dự án ở đâu và khi nào bạn thây cần. Luôn giữ tập trung và tiếp động lực Chắc chắn một trong những việc khó khăn nhất trong tiến trình đạt đến mục tiêu một cách hiệu quả là giữ tập trung và tiếp động lực. Rất thường bạn chệch hướng lúc này lúc khác , tuy nhiên, hãy cố đứng dậy ngay khi có thể. Một trong những công cụ làm bạn giữ được tập trung là quyển nhật ghi mà bạn đang giữ. Hãy ghi chép đầy đủ như một điểm tham khảo để nhắc nhở bạn điều gì mình muốn hoàn thành. Tạo ra những thói quen tốt giúp bạn giữ vững hướng đi, ví dụ, tập thể dục vào một thời điểm nhất định trong ngày, uống sữa mỗi buổi sáng. Những kỹ thuật trợ giúp bạn luôn có động lực là dùng những khẳng định và tầm nhìn thích hợp Nhiều người thành công , nhất là những vận động viên, đều dùng cả hai kỹ thuật này. Bạn phải thấy được hình ảnh mình www.hoctoancapba
  25. 25 Bài Học Về Cuộc Sống khi đã đ ạt được một mục tiêu trước khi bạn thực sự được nó. Cũng vậy, những khẳng định tích cực giúp bạn ghim những ý tưởng tích cực vào trong tiềm thức của bạn, nhắc cho bạn có những hành động đúng đắn để hoàn thành mục tiêu. Những lợi ích của việc đặt mục tiêu o Cho bạn chỉ dẩn về “hình ảnh lớn” mà bạn muốn cho cuộc sống của mình. o Giúp bạn có tính tổ chức và có tập trung. o Tạo dựng tính tự tin và một ý thức về thành tựu. o Giúp bạn đạt được thành công hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn. o Khiến những công việc nhỏ nhặt thường ngày trở nên có ý nghĩa hơn và có mục đích hơn. Đặt ra mục tiêu, và đặt ra mục tiêu hiệu quả, đều là phương pháp thực tế và đã được thử nghiệm giúp bạn đi đến thành công và đạt được những gì mình muốn trong cuộc sống. Không có mục tiêu, bạn như con thuyền không có bến đỗ, trôi giạt không mục đích và tốn thì giờ quí giá và công sức theo đuổi mà không đưa bạn đến đâu. Nhớ rằng " Không có ngọn gió nào là có ích nếu bạn không có bến để đến". Vì thế hãy bắt đầu ngay bây giờ , và quyết định mục tiêu nào là có ý nghĩa nhất với bạn và vạch ra một chương trình để thực hiện nó. www.hoctoancapba
  26. 26 Bài Học Về Cuộc Sống § 11. Tư Duy Phê Phán và Giải Quyết Vấn Đề "Cuộc sống là một thảm kịch đối với những người cảm nhận , và là một hài kịch đối với những kẻ suy nghĩ ." La Bruyere Câu châm ngôn trên có vẻ cực đoan, tuy nhiên, theo tiền đề của tâm lí học về nhận thức, thì những gì anh suy nghĩ chính là những gì anh cảm nhận Trong khi nhiều người tin rằng cảm nhận của bạn đi trước hoặc độc lập với suy nghĩ của bạn, sự thật là cảm nhận của bạn là sản phẩm của sự suy nghĩ của bạn. Phát hiện này vừa có thể làm bạn nản lòng đồng thời lại giải phóng cho bạn. Nản lòng là vì nó làm chúng ta có trách nhiệm cho thái độ của mình và giải phóng vì chúng ta có năng lực chọn cho mình góc nhìn, tính khí và ý tưởng. Khi chúng ta biết là mình có thể chọn lựa và định hướng suy nghĩ của mình, chúng ta nhận ra rằng chúng ta có khả năng quản lí tốt hơn những tình huống của cuộc đời mình, cải thiện tiến trình ra quyết định và thường thường sống những cuộc sống hữu ích hơn. Điều này không ám chỉ là chúng ta cần coi nhẹ những cảm xúc và tình cảm, như một con người, chúng ta có thể hưởng thụ chúng, mà đơn giản chỉ là một cách giúp chúng ta phải quản lí và cân bằng chúng với năng lực nhận thức của mình. Chúng ta đang tư duy phê phán trong chiều hướng giải quyến vấn đề khi chúng ta: • Dựa vào lý luận hơn là tình cảm • Đánh giá trên một phạm vi rộng lớn của các quan điểm và mối tương quan • Duy trì đầu óc phóng khoáng, đón nhận những giải thích khác nhau • Chấp nhận chứng cớ mới, lối giải thích mới, tìm tòi mới • Muốn truy cập lại thông tin • Có thể bỏ qua những thành kiến thiên kiến cá nhân • Xét mọi khả năng hợp lí • Tránh những phán xét vội vã Như mọi kỹ năng khác, họ tập tư duy phê phán hoặc giải quyết vấn đề mất nhiều thời gian, kiên trì và thực hành. Hiểu rõ những bước tiến hành và cách thức áp dụng chúng giúp chúng ta làm chủ tiến trình này. Những bước Tư Duy Phê Phán trong hướng Giải Quyết Vấn Đề 1.Nhận diện vấn đề. Công việc đầu tiên là xác định xem vấn đề có tồn tại hay không . Đôi khi nếu bạn nhìn thông suốt, bạn có thể đi đến kết luận là thật ra không có vấn đề gì, chỉ là sự hiểu lầm. www.hoctoancapba
  27. 27 Bài Học Về Cuộc Sống Nếu ngược lại bạn thấy rõ là có vấn đề, thì hãy nhận diện chính xác vấn đề ấy là gì. 2.Phân tích vần đề, nhìn nó dưới những góc nhìn khác nhau. Sau khi đã xác đinh vấn đề, bạn cần phân tích nó bằng cách nhìn nó từ những góc khác nhau. Nó có thể giải quyết được không? Nó có thật hay chỉ là được nhận thức? Bạn có thể giải quyết nó một mình hay cần sự giúp đỡ? Thỉnh thoảng chỉ bằng cách nhìn nó dưới nhiều góc cạnh khác nhau, bạn đã có thể tìm ra cách giải quyết ngay tức thời. Bạn cũng có thể phát hiện là mình đã có một quan điểm thiên lệch hoặc hẹp hòi và cần mở rộng thoáng hơn. 3.Động não không ngừng và tìm được vài giải pháp khả thi. Những vấn đề có thể giải được bằng nhiều cách . Động não và không ngừng đưa ra một danh sách các giải pháp khả thi. Ghi lại bất cứ ý tưởng nào chợt đến và duyệt lại danh sách rồi gút lại những giải pháp tốt nhất. Có được những tùy chọn khả thi cho ta những kết quả tốt nhất. 4.Xác định giải pháp nào thích hợp nhất với tình huống. Duyệt qua danh sách các giải pháp khả thi. Những tình huống khác nhau cần những giải pháp khác nhau. Có thể giải pháp tốt trong tình huống này , lại thất bại trong trường hợp tương tự. 5. Hành động. Thực thi giải pháp của mình. Mỗi vấn đề đều có một giải pháp, dù cho đó chỉ là giải pháp chấp nhận tình huống, và tiến lên. Thay vì xem vấn đề và các thách đố như là những trở ngại không thể vượt qua, chúng ta có thể nhìn chúng như những cơ hội để mài sắc tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề. Mỗi vấn đề giải quyết được sẽ giúp chúng ta thêm tự tin và nâng cao lòng tự trọng. Tư duy phê phán không chỉ giúp chúng ta giải quyết những thách độ của tương lai một cách khéo léo hơn, mà còn tích lũy kinh nghiệm sống và giúp chúng ta thụ đắc được tầm nhìn. www.hoctoancapba
  28. 28 Bài Học Về Cuộc Sống §12. Triết học và sự phát triển nhân cách Những người không chịu bỏ thời gian để khám phá thế giới của triết học có thể cho rằng triết học không có nhiều giá trị thực chất hoặc không có lợi ích thực tiễn đối với cuộc sống. Không điều gì xa với sự thật hơn ý nghĩa này. Thu ật ngữ triết học (philosophy) lấy từ tiếng Hilạp “philo” nghĩa là yêu thích và “Sophia” nghĩa là sự khôn ngoan, sự hiểu biết. Do đó triết học là sự yêu thích sự khôn ngoan và tìm kiếm kiến thức trong việc tìm hiểu bản chất của vũ trụ, con người, và cảnh ngộ. Còn gì thích đáng hơn? Triết học đóng góp với sự phát triển nhân cách như thế nào? Nghiên cứu triết học và các tác phẩm của một vài nhà tư tưởng vĩ đại nhất của lịch sử thế giới là vô giá trong việc giúp đỡ chúng ta xác định được mình là ai và mình phải làm gì trong cuộc đời này. Thưởng ngoạn những gì có ý nghĩa và giá t rị mà các triết gia vĩ đại đã tìm thấy sẽ phụ giúp chúng ta xây dựng được nhân sinh quan của mình về cuộc đời, về mục tiêu và những giá trị của chúng ta. William Ralph Inge đã nói: “Mục tiêu của việc nghiện cứu triết học là để tìm hiểu tâm thức của chính mình chứ không phải của người khác.” Không chỉ là sự theo đuổi kiến thức, triết học cũng là một hoạt động; loại hoạt động dạy ta cách phân tích, đánh giá và suy luận. Nó là một công cụ thụ đắc và mài giũa óc suy luận hợp lý và kỹ năng giải quyết vấn đề. Bất cứ ai theo đuổi sự nghiệp về luật học đều bắt buộc phải có một học phần về triết học cho mục đích phát huy cách suy nghĩ hợp lý và có phương pháp. Nếu không nhờ triết học và luận lí học, kiến thức về con người chúng ta và thế giới chúng ta đang sống sẽ rất hạn chế. Góc của triết gia Mỗi tháng mục này sẽ vinh danh một triết gia ở những thời điểm khác nhau trong lịch sử về những đóng góp của ông cho tư tưởng phương Tây. Hãy thư ởng ngoạn những thông tin và cho phép nó phát huy tư duy và quan điểm của bạn. Triết gia của tháng này là Friedrich Nietzsche (1844- 1900) Ông sinh ngày 15 tháng 10 , 1844 ở Saxony, khi đó là một tỉnh của đế quốc Phổ. Ông thuộc dòng dõi một gia tộc chuyên về thương mại, nhưng cha và nội ông đều là các giáo sĩ Tin lành. Mặc dù triết lý của Friedrich Nietzche rất sinh động, đầy nội quán và thực tiển, ông là một trong những triết gia được trích dẫn sai nhiều nhất, gây tranh cãi nhiều nhất và bị hiểu lầm www.hoctoancapba
  29. 29 Bài Học Về Cuộc Sống có hệ thống trong thế kỷ 19. Triết lý của ông đã được giải thích sai lầm và được gán tội một cách oan uổng là tán thành chủ nghĩa quốc xã. Lúc muời chin tuổi Nietzche đi đến Bonn để theo học môn thần học và triết học cổ điển với mục tiêu trở thành một mục sư. Nhưng dự định này không kéo dài lâu, và trong phản kháng, ông quyết định đổi đến Đại học Leipzig, bỏ thần học, và theo đuổi những quan tâm khác. Một trong những mối quan tâm bất chợt và không dự trù trước là đi thăm một nhà chứa và tại đó chẳng may mắc chứng bệnh giang mai. Sự kiện này được coi là một trong hai sự kiện đã làm thay đổi cuộc đời ông, sự kiện kia là việc ông phát hiện một bản in của tác phẩm Thế Giới Xét Như Một Ý Chí và Biểu Thị của Schopenhauer trong một hiệu sách cũ. Về phát hiện này, ông đã viết: "Tôi thấy mình như đang nhìn vào chiếc guơng phản ảnh thế giới, cuộc sống và bản ngã của mình với một vẽ hùng vĩ đáng sợ . . . Ở đó tôi đã nhìn ra sự bệnh hoạn và sự khoẻ khoắn, chốn lưu đày và nơi ẩn náu , Địa ngục và Thiên Đường." Vào thời điểm ông thấy mình lạc lõng, không tìm được niềm tin, ông đồng nhất mình với chủ nghĩa bi quan và yếm thế. Ông đã bị mê hoặc bởi quan niệm ý chí của Schopenhauer và vai trò có ý nghĩa mà nó đóng trong nhân sinh quan của chúng ta đối với thế giới. Kết quả là một bối cảnh cho tác phẩm Ý Chí Quyền Lực. Sau một thời gian ngắn ngủi trong quân ngủ, gián đoạn vì bị chấn thương, Nietzche được giao chức vụ giáo sư ngữ văn tại Đại học Basel ở Hà Lan. Dù lúc ấy chỉ mới hai mươi bốn tuổi, nhưng sự tinh thông của ông về văn chương cổ điển đã mở một cánh cửa cho ông, mặc dù lúc ấy ông chưa lấy được bằng tiến sĩ. Dạy được mười năm ông buộc Schopenhauer (1788-1860) phải từ nhiệm vì sức khoẻ tiếp tục suy giảm. Rồi ông dong rủi khắp châu Âu, cặm cụi trước tác và dưởng bệnh. Ông viêt nhiều và các đề tài của ông thật đa dạng từ đạo đức học đến siêu hình học và nhận thức luận. Ông thách thức nền tảng Ki tô Giáo và luân lý truyền thống, ông tin tưởng vào những thực tại của thế giới chúng ta đang sống, hơn là thế giới bên kia. Ông nhận ra nhu cầu con người muốn thống trị và chế ngự những sức mạnh ngoại lai tác động đến mình, đây là nghiệp lực nền tảng của cá nhân. Đối với Nietzche, cá nhân cần sở hữu quyền lực để là chủ nhân của định mệnh mình (chủ nghĩa hiện sinh). Ông khước từ Ki Tô Giáo, coi đó chính là thứ “luân lý nô lệ”. Quan niệm của Nietzche về Ubermensch, tức Siêu Nhân, là một dấu ấn mạnh mẽ trong tác phẩm ông. Siêu nhân trong quan niệm của ông không nhất thiết thuộc dòng dõi thượng lưu hay quí tộc, mà là người có thể đương đầu với mọi trở lực và đe dọa của cuộc sống www.hoctoancapba
  30. 30 Bài Học Về Cuộc Sống mà vẫn ôm cuộc sống vào lòng. Trong cùng cái nhìn ấy, ông hô hào một kỹ luật nghiêm nhặt cho chính mình và tình nguyện hứng chịu những đau đớn để rèn luyện ‘ý chí quyền lực’. Ý chí này có thể sử dụng để vượt qua những tầm thường trì trệ mà ông thường nhận thấy trong cuộc sống của người đời. Đối với Nietzche, ý chí vươn đến quyền lực là tinh túy của tồn tại con người và suối nguồn của những nỗ lực của chúng ta. Nó không chỉ là cơ chế tự vệ chống lại đau đớn và chua cay của cuộc đời vì mục tiêu duy trì sự sinh tồn, mà còn là một phương tiện để làm chủ mọi nghịch cảnh và vươn đến mức sinh tồn cao hơn cho chính mình. Trong vũ trụ của Nietzche ‘Thượng Đế đã chết’ và không có mức độ thành tựu nào chúng ta, xét như những con người, không thể đặt ra để hoàn thành. Nietzche không ngừng kêu gọi chúng ta theo đuổi những lý tưởng cao hơn và dồn hết sức vì chúng từng giây phút. www.hoctoancapba
  31. 31 Bài Học Về Cuộc Sống §13. Hạ Quyết Tâm- Và Biến Chúng Thành Sự Thực! "Cứ lặp lại quyết tâm bạn sẽ có niềm tin. Và một khi niềm tin đã ăn sâu, những biến động tích cực sẽ xãy ra." Muhammad Ali Có thực là sử dụng kỹ thuật tự kỷ ám thị “hạ quyết tâm” sẽ giúp chúng ta trên đường phát triển nhân cách và đạt được mục tiêu đề ra. Chắc chắn điều đó là đúng, không sai. Hạ quyết tâm là những khẳng định tích cực được lặp đi lặp lại sẽ đưa đến những kết quả mong muốn. Nhờ lặp lại mà tiềm thức chúng ta bị kích hoạt và châm ngòi cho những hành động tích cực. Không có gì ngạc nhiên nếu mỗi ngày chúng ta thường than vản một cách vô thức những phát biểu tiêu cực, bi quan cho mình mình nghe trong những tình huống khác nhau trong cuộc sống. Làm như thế chúng ta thường thường phát sinh những sự kiện không mong muốn. Chúng ta có thể nói với chính mình “Tôi không thể làm việc này”, “Tôi chưa đủ sức làm việc đó” hoặc “cách này không thể nào thành công”. Không cần phải nói, lời tuyên bố của chúng ta tự chúng đã là lời tiên đoán trúng phóc. Nói ngược lại cũng đúng. Nếu chúng ta quay ngược những phát biểu tiêu cực thường thốt ra thành những lời khẳng định tích cực, chúng ta có thể mang lại những kết quả thuận lợi. Lấy Muhammad Ali làm ví dụ. Ai chưa từng nghe lời tuyên bố nổi tiếng của ông? “Tôi là người vĩ đại nhất, tôi đã nói điều này trước khi tôi biết mình là người vĩ đại” Có ai muốn hỏi sự lặp lại câu nói này của Ali có phải đã giúp anh đat được chức danh “người vĩ đại nhất” không ? Một câu nói khác nổi tiếng của anh là “Tôi bay lượn như bươm bướm, chích đau như ong”. Tôi tin chắc chỉ mới nghe câu này, các đối thủ của anh đã phải rùng mình, nói chi đến so găng với anh. Một minh họa thú vị khác của tính hiệu quả của hành động hạ quyết tâm là từ các nghiên cứu của Emile Coué (1857-1926) về tự kỷ ám thị. Ông là nhà tâm lý và dược sư người Pháp, đã đưa ra một câu nói nổi tiếng: "Mỗi ngày, về mọi phương diện, tôi đang càng lúc càng tốt hơn” Ông ta khuyên chúng ta lấy câu này làm công cụ để tự cải thiện, bằng cách bắt đầu mỗi ngày mới nhắc lại nó một cách mạnh mẽ và thuyết phục. Coué thấy rằng, như đã được trình bày trong “Nguyên Lý Của Sự Chú Ý Tập Trung” của ông, bất cứ khi nào sự chú ý được tập trung vào một ý tưởng lặp đi lặp lại, rồi thì chính ý tưởng đó sẽ tự phát thực hiện. Trong khi làm việc với bệnh nhân của mình, ông đã dùng nguyên lý này để giúp đỡ họ dựng nên hình ảnh của chính mình. Từ đó kỹ thuật hạ quyết tâm đã được sử dụng trong trị liệu pháp nhận thức và đã cho thấy www.hoctoancapba
  32. 32 Bài Học Về Cuộc Sống đạt kết quả khả quan. Không cần phải nói điều này không có gì là ma thuật và cũng có giới hạn. Chắc chắn bạn sẽ không thể hạ quyết tâm về những điều không tưởng hoặc vô lý, hoặc bạn không bỏ một thời gian dài để chuẩn bị thực hiện chúng. Nói cho cùng, hạ quyết tâm là một công cụ trợ giúp khác đưa bạn đi xa hơn trên con đường phát triển nhân cách. Những ích lợi • Khi được sử dụng thích đáng, chúng có thể thay đổi thái độ và hành vi bạn. • Có thể thay đổi lối tư duy tiêu cực thành tích cực. • Có thể giúp bạn luôn được tập trung và định hướng. • Có thể giúp bạn thư giãn và bớt căng thẳng. • Có thể cho bạn thêm động lực để thành tựu những mục tiêu đời mình. Mẹo thường dùng: 1.Tạo ra những câu có ý nghĩa, đặc biệt theo cách nói của bạn. Như thế chúng sẽ đáng tin hơn và do đó hiệu quả hơn. 2. Viết những câu này ra để bạn nhớ và có thể dùng chúng lặp đi lặp lại. 3. Luôn phát biểu theo thể tích cực, ví dụ nói, “Tôi làm được mà”, “Việc này dễ như . . . bấm dế í mà!”, thay vì nói “Ôi, việc đó thì mình bó tay chấm com thôi!”. 4. Tìm một thời điểm đặc biệt và một không gian tĩnh lặng và lặp lại chúng ít nhất hai lần mỗi ngày. 5. Hãy phát biểu một cách xác quyết, nhiệt tình và khao khát. 6. Hãy sống với chúng và thực hiện những gì đã hạ quyết tâm. Như bạn có thể thấy, sử dụng những xác quyết tích cực trong hành trình phát triển nhân cách của mình có thể giúp bạn như một công cụ hữu ích và hiệu quả. Bất cứ điều gì bạn tin tưởng được thì bạn làm được. www.hoctoancapba
  33. 33 Bài Học Về Cuộc Sống §14. Kiểm Tra Thực Tế Mối Quan Hệ Thi thoảng mối quan hệ chính yếu của bạn (với bạn thân, người yêu, người cộng sự ) cần được kiểm tra thực tế để đảm bảo bạn và họ còn giao hảo thân tình. Tôi đã đ ọc nhiều tài liệu cho biết nhiều người đàn ông cũng như đàn bà đã b ị người hôn phối bỏ rơi họ một cách bất ngờ không bào trước khiến họ vừa chưng hửng vừa tổn thương. Phần đông họ đều nghĩ rằng mối liên hệ của mình vẫn tốt bình thường. Họ không thấy có dấu hiệu gì bất ổn, bất thường, hoặc báo trước một điều gì sắp đổ ập xuống. Làm sao chuyện ấy có thể xảy ra được ? Khổ thay chuyện ấy đã thực sự xảy ra, và nó xảy ra với những cặp thường dễ dãi với những thói quen vô thức. Họ bắt đầu xem nhau như là cố hữu, dần dần mất những mối dây suy nghĩ và cảm xúc về nhau và từ từ quên làm những việc có vẽ như nhỏ nhặt nhưng gắn bó mà họ đả từng làm trong quá khứ. Chuyện này xảy ra thường hơn người ta dám nhìn nhận thực trạng. Trước khi tình thế gây ra đổ vỡ đến điểm không thể đảo ngược được, có một vài điều các bạn có thể làm để đảm bảo bạn và người cộng sự của bạn vẫn còn hòa hợp và ăn ý nhau trong công việc. Mẹo Giúp Gắn Bó Thân Tình • Tôn trọng lẫn nhau. Cố hiểu rõ cảm xúc và quan điểm của nhau. Đừng cố thay đổi người khác một khi hai người đã có mối quan hệ tồt đẹp. Hãy nhớ trước đây điều gì đã khiến hai người đã thu hút và cảm tình với nhau. Hãy tiếp tục phát triển như thế và trân trọng chúng. • Giao tiếp. Đừng bao giờ đánh giá thấp sự quan trọng của mối giao tình. Nếu có điều gì xảy ra cho bạn , hảy chia sẻ . Đừng cứ ôm lấy một mỉnh những cảm xúc của mình, dù tốt hay xấu. Nếu bạn gặp phải vấn đề hãy nói cho cộng sự của mình biết. Cùng nhau tìm ra giải pháp. Điều này sẽ gia tăng thân tình và khiến hai người gần nhau hơn. Ngược lại, có điều gì vui, nếu bạn gặt hái được thành tựu gì thì cũng chia sẻ với bạn bè. Chia sẽ vui buồn và trao đổi thông tin sẽ đem con người xích lại gần nhau hơn . Hãy thực hành sự giao tiếp. • Làm những việc nhỏ. Hãy quan tâm và ân cần. Nếu bạn đang pha cho mình một tách cà phê, hay ăn một chiếc bánh đừng quên hỏi người cộng sự có muốn cùng thưởng thức với mình. Khi người hôn phối của bạn than nhức mỏi hãy sẵn sàng mát xa, xoa bóp. Hãy ý thức nhu cầu của nhau. www.hoctoancapba
  34. 34 Bài Học Về Cuộc Sống • Đừng kẹt cứng trong cuộc đua tranh. Người ta thường nôn nóng muốn vượt hơn người khác và sống hùn hục mỗi ngày như một người máy. Họ xồng xộc làm việc, chiếm hữu, và không có phút nào sống trong chánh niệm của từng phút giây. Vì thế họ không chú ý đến người khác và rồi chẳng mấy chốc sẽ mất đứt liên hệ với chính mình và người thân của mình. • Duy trì óc hài hước. Hãy cùng cười với nhau. Đừng quá coi trọng công việc. Trừ ra một thảm kịch, không việc gì quá nghiêm trọng đến nổi bạn không thể lùi lại và nhìn vào khía cạnh khôi hài của nó. Tiếng cười rất dễ lan truyền và tạo sự thân mật. • Săn sóc và tôn trọng bản thân. Như đã đề cập trong bài Yêu chính bản thân mình, để hoạt động tòan diện, bạn phải cố vươn đến sự quân bình. Nếu bạn không săn sóc chính bản thân mình, mọi việc quanh bạn sẽ đổ vỡ, kể cả những mối quan hệ của mình. • Có một cuộc sống đúng nghĩa. Mỗi người cần một cuộc sống của riêng mình. Nếu bạn không có, bạn không chỉ có khuynh hướng xâm lấn không gian sống của người nào đó, mà còn chắc chắn trở nên phụ thuộc và do đó thiếu hấp dẫn. Một trong những việc quan trọng nhất mà bạn có thể đem đến cho mối quan hệ là những đặc điểm cá tính và một nhân sinh quan cá biệt của mình. Trái với điều bạn nghĩ, duy trì cá tính đ ộc đáo và có một cuộc sống riêng sẽ củng cố mối quan hệ và giữ nó luôn tươi tắn và thú vị. Vậy trước khi mọi việc bắt đầu trơn tuột hoặc tù đọng trong mối quan hệ của mình, bạn cần bắt đầu phát động, hâm nóng lại các thói quen bảo dưỡng tốt đẹp. Giao tiếp, cười đùa, độc lập, săn sóc bản thân thì mối quan hệ của bạn không chỉ sống còn mà còn xanh tươi, nảy nở. www.hoctoancapba
  35. 35 Bài Học Về Cuộc Sống §15. Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả - Chìa Khóa Thành Công "Vấn đề lớn nhất duy nhất trong giao tiếp là ảo tưởng rằng nó đã xãy ra ." George Bernard Shaw Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là chìa khóa thành công trong cuộc sống, công việc và mối liên hệ. Không có giao tiếp hiệu quả, một thông điệp có thể được hiểu sai, hiểu lầm, gây phiền toái hoặc có khi là thảm họa. Giao tiếp là tiến trình theo đó chúng ta trao đổi thông tin giữa cá nhân hoặc nhóm người. Đó là tiến trình theo đó chúng ta cố gắng được rõ ràng và chính xác như có thể, để chuyên chở ý tưởng, dự định và mục tiêu. Giao tiếp chỉ thành công khi cả người gởi và nhận đều hiểu rõ thông tin như nhau. Trong môi trường kỹ thuật và thông tin cao như ngày nay kỹ năng giao tiếp hiệu quả càng ngày càng trở nên quan trọng. Trong khi nhiều cá nhân còn tiếp tục phấn đấu , sự bất lực trong giao tiếp hiệu quả có thể ngăn cản họ trong sự nghiệp và trong các mối liên hệ cá nhân hay xã hội. Những bước quan trọng để đạt được kỹ năng giao tiếp hiệu quả: 1.Hiểu rõ những gì bạn nói và tại sao. Hiểu rõ ràng mục đích và ý nghĩa của thông điệp bạn. Hiểu bạn đang giao tiếp với ai và tại sao. Xét mọi rào cản bạn có thể gặp phải như sự khác biệt văn hoá hoặc tình thế (giới tính, tuổi tác hoặc thành kiến kinh tế). Tự hỏi mình muốn đạt đến mục tiêu gì và muốn tạo được ấn tượng gì. 2.Bạn sẽ nói thế nào? Tất cả chúng ta đều biết rằng không phải luôn luôn những gì chúng ta nói, mà là cách thức chúng ta diễn đạt, mới là quan trọng. Bắt đầu là sự nhìn nhau. Bạn sẽ gây ra tin cậy và tin tưởng khi bạn nhìn vào mắt người đối diện. Thứ hai, hãy chú ý đến ngôn ngữ của cơ thể, vì nó có thể nói nhiều hơn những lời bạn nói. Bằng cách đứng với hay tay thoải mái bên hông bạn cho người đối diện thấy là bạn dễ gần và chịu lắng nghe những gì họ muốn nói. Nếu ngược lại, tay bạn khoanh lại và vai chùn xuống, nó tạo ra cảm tưởng là bạn không quan tâm và không muốn giao tiếp. Dáng điệu tốt và tư thế dễ gần giúp những giao tiếp khó khăn trở nên trôi chảy. Hãy phát biểu với giọng nói thân thiện, hợp tác. Không xét đoán. 3.Lắng nghe. www.hoctoancapba
  36. 36 Bài Học Về Cuộc Sống Giao tiếp là con đường hai chiều. Sau khi bạn nói điều gì phải nói, hãy ngừng lại, lắng nghe và tìm kiếm sự phản hồi và dấu hiệu của sự thông hiểu. Trong lúc người khác đáp ứng, tránh ngắt lời họ hoặc chỉ lắng nghe đến hết câu để tuôn tràn nói ra những ý kiến vừa mới nảy ra trong trí bạn. Hãy biết tôn trọng ý kiến họ bằng cách tòan tâm chú ý. Khi họ chấm dứt, để biết chắc thông điệp của bạn đã được hiểu rõ và đúng, hãy đặt câu hỏi mở và khuyến khích thảo luận. . . Điều chỉnh thông điệp của mình nếu cần. 4.Đi đến hiều biết, thỏa hiệp hoặc đồng thuận. Mỗi khi bạn có cơ hội thảo luận những thông điệp của mình và những phản hồi, hãy xem lại mục đích của cuộc trao đổi. Bạn có đạt đến lập trường chung, giải quyết được vấn đề hoặc làm sáng tỏ vị thế của bạn? Nếu mục tiêu bạn là dạy hay hướng dẫn, bạn có đạt được mục đích của mình chưa? Để giao tiếp thành công thì phải hiểu và được người khác hiểu. Hãy chắc chắn là thông điệp của bạn đã được nhận như bạn muốn và bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm nào cũng được giải đáp. Ngay cả bạn có thể đồng ý hay bất đồng. Không có gì bảo đảm là những cố gắng giao tiềp của bạn sẽ gặp hoàn toàn thuận lợi và đồng ý. Càng hiểu nhau, thân thiết và tôn trọng nhau càng nhiều thì bạn càng có cơ may trao đổi thành công. Thêm mẹo giúp phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả • Để có thể làm chủ ngôn ngữ, hãy phát triển kho từ vựng bằng cách đọc và viết nhiều hơn. Hãy siêng tra cứu tự điển những từ bạn không hiểu. Khả năng diễn ta càng tốt thì khả năng giao tiếp càng cao. • Thực hành kỹ năng lắng nghe. Hãy tôn trọng người nói bằng cách chờ cho đến khi họ đã dứt lời đưa ra quan điểm của mình. Hãy suy xét những gì đã được nói trước khi đáp ứng. • Học tập thông cảm và trân trọng những quan điểm đối lập bằng cách tập phóng khoáng và cố gắng nhìn sự việc từ góc độ của người khác. Bù lại, bạn sẽ nhận được nhiều hợp tác và thông cảm hơn. • Tránh giao tiếp trong trạng thái tâm lý kích động. Bạn sẽ mất chủ quan và có thể nói điều gì đó không thích đáng hoặc đáng tiếc. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. • Gia nhập một tổ chức như Toastmasters cổ vũ bạn phát huy những kỹ năng giao tiếp khác nhau cũng như cơ hội gặp gỡ nhiều người mới và thú vị. Khi bạn bỏ thời gian để đạt được và giùi mài kỹ năng giao tiếp hiệu quả bạn sẽ mở ra cơ hội đưa đến những mối liên hệ tốt đẹp hơn , cơ hội thăng tiến sự nghiệp và gia tăng sự tự tin. Bạn cũng đạt được những mức độ cao hơn của sự thông hiểu và hợp tác lẫn nhau trong khi thành tựu những mục tiêu của mình với kết quả lớn hơn. Mọi kỹ năng mới đều cần thời gian tinh luyện, với nỗ lực và thực tập, bạn sẽ trở thành người giao tiếp chẳng những hiệu quả mà có khi là xuất sắc. www.hoctoancapba
  37. 37 Bài Học Về Cuộc Sống § 16. Làm Chủ Cuộc Đời Bạn "Nói cho cùng, nếu chúng ta muốn định hướng cuộc đời mình, chúng ta phải làm chủ những hành động phù hợp. Không phải những gì chúng ta làm bất chợt sẽ hình thành nên cuộc đời ta, mà là những gì chúng ta làm thường xuyên.” Anthony Robbins Mỗi ngày bạn có khả năng lựa chọn hoặc làm chủ cuộc đời mình hoặc phó mặc cuộc đời sai khiến Sức khỏe mình. Mối Làm chủ cuộc đời mình hoặc luyện rèn tinh thần lãnh liên hệ đạo là nhận lấy trách nhiệm cho chính mình và cho Tài Làm chủ mỗi phạm vi của cuộc đời mình. Điều đó có nghĩa là chính cuộc đời bạn liện hệ với những giá trị của mình, tầm nhìn của bạn mình và đặt ra những mục tiêu có ý nghĩa cho chính Hạnh mình. Khi bạn làm, bạn sẽ trở nên hiệu năng hơn, lạc phúc Sự quan hơn, có khả năng giải quyết những bài toán dễ nghiệp dàng hơn và cuối cùng ít gặp căng thẳng hơn trong cuộc sống. Không nghi ngờ gì nữa, với tất cả những xáo trộn và sự bấp bênh đang xãy ra trên thế giới trong thời đại ngày này có thể rất khó để tự thấy mình thực sự đang làm chủ cuộc đời mình, và trong khi có một số điều bạn không thể chế ngự được chúng, nhưng cũng có nhiều việc bạn có thể làm. Hiểu ra mình là kiến trúc sư trưởng và người sáng tạo cuộc đời mình và hiểu rằng mình đang ở đâu, qua những lựa chọn và quyết định mình đã làm từ đó đến giờ. Để là người làm chủ cuộc đời mình, sau đây là một số cách thức giúp bạn trong bước đầu: Xác định giá trị của bạn và điều gì quan trọng với mình. Như tôi đã viết trong Có Một Thang Giá Trị Cá Tính biết giá trị mình là gì sẽ cho bạn cấu trúc và mục đích, và nhờ đó định hướng bạn phải tập trung thời gian và nỗ lực mình như thế nào. Nó tương tự như tôn chỉ hay khẩu hiệu của một công ty. Trong cuộc đồi bạn, có thể tôn chỉ bạn là : “Mục đích của tôi là sống molt cuộc sống đầy đủ nhất bằng cách chăm sóc sức khỏe, mối liên hệ, tài chính và hạnh phúc tòan diện có được bằng cách phát huy tối đa năng lực của mình.” Khi bạn có thể phát biểu mục đích của cuộc đời mình một cách súc tích như thế, bạn không thể nào không tập trung và có những hành động đúng đắn để đến nơi mình cần. Điều này cũng giúp bạn khỏi lạc lối và phân tán, không kể nó còn tránh cho bạn những tình huống mò mẫm. Ra kế hoạch, tổ chức và đặt mục tiêu. www.hoctoancapba
  38. 38 Bài Học Về Cuộc Sống Nghĩ về một bức tranh lớn mô tả những gì bạn muốn trong cuộc đời rồi chia nhỏ bức tra nh ra từng phần nhỏ dễ quản lí. Cho mỗi việc bạn muốn thành tựu bạn cần một chiến thuật hoặc chương trình hành động. Phương pháp là bạn đặt ra những bước đi thích hợp với mục tiêu và sau đó thiết kế một chuơng trình làm cách nào đạt được nó. Không có gì là tự nhiên xãy ra, vì thế làm chủ cuộc đời cũng giống như giữ chặt con bò mộng bằng cách nắm lấy sừng nó. Thay vì mơ mộng hảo huyền về những bạn ước mơ, hãy quay bánh xe hành động tiến đến thành công. Thật ra, thiết kế các bước đi cũng thú vị và thử thách! Không những bạn đạt được những mục tiêu của mình , bạn còn giùi mài tư duy có lý và kỹ năng giải quyết vấn đề. Những CEO thành đạt nhất của thế giới là những người biết đặt ra những mục tiêu vừa sức, thực tiển cho công ty của mình, thiết kế những chiến lược tốt nhất và rồi thi hành chúng đến nơi đến chốn. Họ cũng đặt ra những ưu tiên, tổ chức trách vụ và bổn phận và bảo đảm các phòng ban khác nhau đều họat động trơn tru và hiệu quả. Nhớ một một câu châm ngôn nổi tiếng nói rằng, “Nếu bạn không chịu lên kế hoạch , chính là bạn đã lên kế hoạch cho sự thất bại” Duy trì một thái độ tích cực. Đôi khi một trong những việc khó khăn nhất là duy trì tích cực khi những nỗ lực của bạn nhằm làm chủ cuộc đời mình không đi đúng hướng như đã định. Về chuyện này bất kì CEO nào cũng khuyên bạn, luôn có những trở lực và chốt chặn ở trên đường bạn đang tiến bước. Hỏi bất kỳ vận động viên nào, bất kì nhà phát minh nào hoặc bất kì nhà soạn nhạc nào. Bộ bạn nghĩ rằng mọi việc đến với họ đều trơn tru, êm đẹp cả sao? Chắc chắn là không! Chất lượng hoặc đặc điểm cá tính phân biệt những người thành đạt và những người thất bại, là thái độ tích cực và một sự tự tin không lay chuyễn được. Họ không cho phép những tư tưởng tiêu cực hoặc trở ngại cản đường đến những thành tựu rốt cùng. Lẽ dĩ nhiêu, điều đó không có nghĩa là việc này dễ dàng; mà có nghĩa là sự kiên trì và tập trung là cần thiết. Những ai không thể duy trì việc làm chủ cuộc đồi mình thường đầu hàng và bỏ cuộc ngay khi đầu tiên gặp rắc rối hoặc khó khăn. Khi điều này xãy ra, mọi việc khác hình như cũng rốu bù cả lên, và họ cảm thấy một cách sai lầm rằng mình không làm chủ được một chút gì về cuộc đồi mình. Loại tư duy này vừa thui chột và gây bế tắc cho tiên bộ. Duy trì một thái độ tích cực tuyệt đối cần thiết để làm chủ cuộc sống mình. Tận hưởng niềm vui. Trong khi việc làm chủ cuộc sống mình liên hệ đến nhiều kế hoạch, chiến lược và thực hiện, điều này có thể là một gánh nặng cho bạn nếu bạn quên thời gain hưởng thụ niềm vui. Sống một cuộc sống phong phú, viên mãn đòi h ỏi duy trì thế quân bình giữa công việc, sự thư giãn và giải trí. Nếu không bạn sẽ là một người đáng chán trước mặt mọi người. Để làm chủ cuộc đời mình bạn hãy tự coi mình là một CEO của công ty của chính bạn- đó www.hoctoancapba
  39. 39 Bài Học Về Cuộc Sống là cuộc đồi bạn. Chỉ cần quan niệm như thế là đủ cho bạn thêm tự tin để bắt đầu. Tiếp theo hãy thiết kế nhiều chương trình, nhiều lựa chọn và quyết định mà bạn nghĩ là nh ững CEO thành đạt sẽ cũng làm như vậy, và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình hình như đã làm chủ cuộc đời mình không ít. Việc này cần thực tập , nhưng kết cuộc sẽ là- BẠN, chứ không ai khác, sẽ là chủ cuộc đời mình. www.hoctoancapba
  40. 40 Bài Học Về Cuộc Sống § 17. Nghệ Thuật và Phát Triển Nhân Cách Nghệ thuật là một từ nói chung, bao gồm các bộ môn diễn cảm, trong đó có âm nhạc, và văn chương. Hiểu biết về nghệ thuật sẽ đóng góp vào sự trưởng thành và phát triển nhân cách bằng cách kích thích giác quan, sự nhạy cảm và làm thức tỉnh những tiềm năng Nghệ thuật Nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, là một ngôn ngữ phổ quát. Qua các thời đại, vượt thời gian và không gian, các nghệ sĩ đã kể cho chúng ta những câu chuyện của họ và gởi gắm xúc cảm của họ qua tranh vẽ, ký họa, kiến trúc và điêu khắc. Chúng ta đã chứng kiến và chia sẻ niềm vui, nổi buồn, sự an lạc và nổi đắng cay được thể hiện trong tác phẩm của họ. Cũng thế, nghệ thuật cho phép chúng ta tự biểu hiện mình. Qua biểu hiện đó, chúng ta truyền đạt. Khi chúng ta thưởng thức và ngắm nhìn nghệ thuật của người khác, chúng ta nhìn thế giới qua đôi mắt và tâm tư của họ. Khi chúng ta sáng tạo nghệ thuật của riêng mình, chúng ta cho phép người khác nhìn thế giới qua đôi mắt và tâm tư của chính chúng ta. Dù bạn sáng tạo nghệ thuật của bạn, hoặc bạn đánh giá cái đẹp và thiên tài của các bậc thầy vĩ đại, điều đó nâng cao và tạo niềm hứng khởi cho bạn vượt qua những tầm thường của cuộc sống thường nhật. Thưởng thức nghệ thuật giúp ta thư giản, trị liệu và làm ta tươi trẻ. Âm nhạc "Nếu âm nhạc là thức ăn của tình yêu, thế thì hãy tiếp tục chơi” Shakespeare. Âm nhạc không chỉ là thực phẩm của tình yêu, mà còn là thực phẩm của tinh thần và tâm hồn. Như nghệ thuật, nó là một ngôn ngữ phổ quát và như nghệ thuật nó có khả năng đưa chúng ta khỏi những tầm thường tẻ nhạt của ý thức. Ngoài khả năng đánh thức cảm quan chúng ta, học hỏi âm nhạc còn giúp chúng ta phát triển tư duy phê phán, tính kỹ luật, kỹ năng tưởng tượng không gian, cũng như nâng cao năng lực tóan học và đọc sách. Văn chương Đọc tiểu thuyết, thi ca, truyện ngắn và tiểu luận của những bậc thầy vĩ đại nhất của thế giới làm chúng ta giàu có thêm: nó cho ta tiếp cận đến những kinh nghiệm thú vị, lôi cuốn của kẻ khác, nó đưa ta nhìn sâu vào và hiểu biết được bản chất của con người và những cảnh ngộ của họ; giúp chúng ta hiểu được mình hơn, đồng thời nó đưa chúng ta www.hoctoancapba
  41. 41 Bài Học Về Cuộc Sống đến những chân trời khác nhau thông qua sự kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của mình. Khám phá các ngành nghệ thuật là một niềm vui và đáng tưởng thưởng trên rất nhiều khía cạnh- tri thức, tinh thần và sáng tạo. Điều kỳ diệu của thi ca Hãy thưởng thức các bài thơ cảm động về cuộc sống, cảnh ngộ và sự tồn tại của con người bởi những tác giả vĩ đại sau đây: O Me! O Life! and O Captain! My Captain! Walt Whitman A Psalm Of Life Henry Wadsworth Longfellow "IF" Rudyard Kipling The Road Not Taken Robert Frost It Couldn't Be Done, Life, and Don't Quit Edgar Albert Guest Turn Turn Turn Ecclesiastes 3:1-8, Pete Seeger Today's Joy Was Born Of Yesterday's Sorrow and Bend In The Road Helen Steiner Rice The Tear Lord Byron The Life of Man Sir Francis Bacon Do Not Go Gentle into That Good Night Dylan Thomas Encouragement and The Old Stoic Emily Brontë Ode To A Nightingale John Keats To A Mouse Robert Burns On Death Anne Killigrew Love Elizabeth Barrett Browning The Charge of the Light Brigade Lord Alfred Tennyson The Other World Harriet Beecher Stowe Invictus William Ernest Henley www.hoctoancapba
  42. 42 Bài Học Về Cuộc Sống § 18. Tập Luyện Tính Nhẫn Nại Kiên nhẫn không phải khả năng biết đợi mà là khả năng giữ được bình tĩnh trong khi chờ đợi. Nhẫn nại là khả năng chịu đựng được sự chờ đợi, sự đình đốn, hoặc sự phiền muộn mà không bị lay động hoặc lo lắng. Đó là khả năng có thể chế ngự được cảm xúc hoặc kích động và vẫn giữ bình tĩnh khi đương đầu với khó khăn. Chữ patience (nhẫn Kiên nhẩn nại) đến từ chữ Latin pati có nghĩa là đau đ ớn, chịu đựng, gánh chịu. Không cần phải nói, kiên nhẫn không đến dễ dàng với hầu hết chúng ta và chắc chắn trong thời buổi ngày nay Là một đức hạnh kiên nhẫn càng khó hơn khi xưa. Trong thế giới ngày nay khi mọi việc đều xảy ra chớp nhoáng, các tiến bộ kỹ thuật và phương tiện thẻ tài khoản cho phép chúng ta thỏa mãn, kinh nghiệm, và tiêu thụ hầu như mọi điều chúng ta muốn – hầu như ngay tức khắc Chúng ta có còn cần nhẫn nại nữa không? Vâng, nếu chúng ta muốn đạt được mục đích, có những mối liên hệ thành công và tìm được an lạc, câu trả lời là vẫn còn! Việc gì có giá trị và quan trọng không thể xảy ra ngày một ngày hai. Cần phải có thời gian, sự tận tụy và nỗ lực thực hiện; vì thề trong thời hiện tại, tính nhẫn nại còn là một đức hạnh. Lợi ích của sự phát triển tính nhẫn nại 1.Giảm mức độ căng thẳng và khiến bạn hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn. Khi bạn học tập và thực hành nhẫn nại , bạn sẽ không bị nóng giận, căng thẳng hoặc quá tải. Bạn sẽ làm chủ được cảm xúc của mình nhiều hơn và ở trong một tâm thế tốt hơn để đương đầu với những tình huống khó khăn một cách dễ dàng và bản lĩnh. Điều này giúp bạn sống thọ hơn và làm bạn hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn. 2.Mang lại kết quả tốt hơn trong việc ra quyết định. Khi bạn kiên nhẫn bạn có thời gian đánh giá tình thế, nhìn được toàn cảnh, và cân nhắc được lợi và hại. Mức độ rủi ro gây ra lỗi nặng sẽ giảm nhẹ vì bạn đã không vội vàng hấp tấp. Bỏ nhiều thời gian trong quá trình giải quyết vấn đề đòi hỏi bạn phải có kiên nhẫn và tính toán kỹ càng. 3.Giúp gia tăng sự thông hiểu, đồng cảm và lòng trắc ẩn. Bạn tự nhiên sẽ hiểu biết hơn và thông cảm hơn với tha nhân khi chính bạn là người kiên nhẫn. Người kiên nhẫn bỏ thời gian để xử lí những gì họ đang trải qua và có khả năng xác định được phải cần gì để vượt qua trở ngại vì thế họ tỏ ra thông cảm hơn đối với người www.hoctoancapba
  43. 43 Bài Học Về Cuộc Sống khác. Kết quả là bạn có được mối liên hệ đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn với người hôn phối, bằng hữu, trẻ con và các ông chủ. 4.Giúp bạn hiểu được và đánh giá tiến trình trưởng thành. Như đã nói trên đây Việc gì có giá trị phải cần có thời gian và nỗ lực thực hiện. Như câu cách ngôn xưa “Thành La Mả không được xây dựng trong một ngày.” Lên kế hoạch, trưởng thành, đánh giá và đo lường mọi thứ đều cần có thời gian, và tốn thời gian là cần phải kiên nhẫn. Các Mẹo Giúp Phát Triển Tính Nhẫn Nại • Chọn một ngày để đặt mục tiêu rèn luyện tính kiên nhẫn trong trọn ngày đó. Tiến hành mọi việc một cách từ tốn và tập trung vào mọi việc bạn làm. Hãy chánh niệm trong từng giây phút . Đến cuối ngày, quán sát mọi phương cách trong đó bạn đã thực hiện những quyết định khôn ngoan hơn, giao kết với mọi người tốt hơn và thực sự thấu hiểu những gì đang xãy ra . Học tập việc này trên căn bản mỗi ngày. Phát huy tình nhẫn nại cũng giống như rèn luyện thân thể bởi vì nó cũng đòi hỏi tính kiên trì và nỗ lực. • Chậm lại. Nếu bạn có khuynh hướng vội vội vàng vàng và lúc nào cũng cuốn hút mọi vật, muốn việc gì cũng phải được làm ngay và không thể đợi chờ những việc đi theo trình tự tự nhiên của chúng, hãy DỪNG LẠI. Hãy hít thở thật sâu vài hơi trước khi hành động hoặc tiến đến một bước. Ví dụ, nếu bạn đang đứng xếp hàng trước cửa tiệm bách hóa hoặc bị kẹt xe, hãy quyết định bình thản và không sốt ruột. Hãy làm vài động tác thể dục tại chỗ , lắng nghe đài hoặc cứ ngắm cảnh chung quanh. Tỏ ra nôn nóng không khiến mọi việc tiến triển nhanh hơn, vì thế tại sao phải nóng ruột một cách vô ích? • Tập đình hoản sự thỏa mãn. Khi bạn muốn lấy món tráng miệng, muốn uống thêm ly thứ hai hoặc sắm thêm đôi giày thứ mới, hãy dừng lại và suy nghĩ trước đã. Có thể bạn thực sự không cần những thứ đó nhiều lắm. Nhờ thế bạn có thể tiết kiệm chút tiền và chút calôri. • Thực hiện suy nghĩ trước khi nói. Đôi khi chúng ta tuôn ra khỏi miệng ý tưởng đầu tiên vừa mới xảy ra trong đầu mà không cần xét đến hậu quả. Nếu chúng ta kiên nhẫn, dừng lại và duyệt qua những gì bạn muốn nói, chúng ta có thể tránh xúc phạm và đau lòng kẻ khác. Những tình huống trong đó kiên nhẫn là bắt buộc: • Đến được mọi mục tiêu www.hoctoancapba
  44. 44 Bài Học Về Cuộc Sống • Giảm cân • Có con • Tập luyện thân thể • Trở thành một nhà chuyên môn trong nghề nghiệp nào đó như bác sĩ, luật sư, kỹ sư. • Trở thành vận động viên đỉnh cao. • Trở thành một nhạc sĩ tài năng trong lãnh vực nào đó. • Chữa lành thương tật hoặc một bệnh nào đó. • Vượt qua sự mất mát hoặc thảm kịch nào đó. Kiên nhẫn chắc chắn là một nét cá tính có giá trị cần phải phát huy. Nó có thể trông như thụ động, tuy nhiên. Không có kiên nhẫn nhiều hành động của chúng ta sẽ phản tác dụng và cuối cùng nhiều thời gian và năng lượng sẽ bị lãng phí. Chắc chắn, kiên nhẫn là một đức hạnh được thử thách bởi thời gian. . www.hoctoancapba
  45. 45 Bài Học Về Cuộc Sống §19. Phát triển Một Nhân Sinh Quan Lành Mạnh Mọi việc bắt đầu và kết thúc với bạn. Nhân sinh quan của bạn, hoặc cách thức bạn tự nhìn mình sẽ xác định cách thức bạn sẽ đi vào cuộc đời. Nếu nó tích cực và lành mạnh, bạn sẽ sống một cuộc sống tích cực và lành mạnh. Nếu nó yếm thế và mong manh, bạn sẽ thấy những thử thách cuộc đời tràn ngập khắp nơi và không sao vượt qua được. Nhân sinh quan bạn là gì? Đó là sự thông hiểu và kiến thức bạn có về sự tồn tại của mình. Đó là cách thức bạn tự nhìn mình trong mối liên hệ vớí tha nhân và môi trường xung quanh. Để sở hữu một nhân sinh quan tích cực và lành mạnh bạn phải: •Biết mình •Yêu mình •Trung thực với mình Để đón nhận các thử thách của thế giới phức tạp ngày nay, bạn phải xây dựng một nền tảng vững chắc về phương cách biết mình, yêu mình và lòng tự tin. Một nhân sinh quan lành mạnh không chỉ là lòng tự trọng cao. Mặc dù lòng tự trọng là quan trọng, nhưng bản thân cái từ này có thể gây hiểu lầm. Lòng tự trọng là cảm xúc bạn tự cho mình là có giá trị dựa trên niềm tin là mình có khả năng và có giá trị. Đó là hình ảnh của chính mình, hoặc là tích cực hoặc tiêu cực, đứng về mặt cảm tính. Khi chỉ dựa vào cảm tính, lòng tự trọng có thể dễ lung lay và dễ tổn thương trước những hăm dọa. Mặt khác, nếu nó chỉ có được từ những yếu tố ngoại lai, như một nhân dạng hấp dẫn, hoặc nhiều người biết tiếng, bạn có thể thấy mình ở trên thiên hạ ngày hôm nay, nhưng đến ngày khác thì sẽ thấy mình đang vỡ mộng và bất mãn Do đó, một nhân sinh quan lành mạnh phải dựa vào cái bên trong. Thay vì tìm kiếm những giá trị từ những nguồn bên ngoài, hoặc từ những dư luận dễ thay đổi của quần chúng, ta phải thiết lập lòng tự trọng coi như kết quả của sự tự quán chiếu về mình , tự phân tích về mình. Điều gì tạo nên một nhân sinh quan lành mạnh? •Khả năng biết được mình; lượng giá được ưu khuyết điểm, tài năng và tiềm lực của mình. •Khả năng tự yêu mình và chấp nhận chính con người mình, hiểu là mình có thể tinh tấn và phát huy bất cứ mặt nào do mình lựa chọn. •Khả năng trung thực với chính mình và con người hiện tiền của mình và giá trị của chính mình. www.hoctoancapba
  46. 46 Bài Học Về Cuộc Sống •Khả năng nhận lấy trách nhiệm về sự chọn lựa của mình và hành động của mình. Phát triển một nhân sinh quan lành mạnh cần một kế hoạch kỹ lưỡng và một nỗ lực tập trung. Nó cũng đòi hỏi chúng ta phải học tập những kỹ năng sống cần thiết để đương đầu với nhiều thách đố và nghịch cảnh . Khi bạn có được một nhân sinh quan lành mạnh, không gì có thể làm bạn bối rối hoặc làm bạn chệch hướng. Bạn sẽ tự tin, tự chủ và quả quyết, vì bạn hiểu mình được trang bị đầy đủ để xử lí được bất cứ tình huống nào sẽ đến với mình. www.hoctoancapba
  47. 47 Bài Học Về Cuộc Sống §20. Phát Huy Trí Lực bằng Văn Hoá Cổ Điển "Trong khoa học, đọc những tác phẩm mới nhất. Trong văn chương, đọc những tác phẩm xưa nhất. Sách cổ điển luôn luôn hiện đại." Amy Lowell Hãy coi việc đọc và học tập những tác phẩm cổ điển để phát huy trí lực của bạn, học tập năng lực, và mở rộng trình độ văn hóa của bạn. Là một người tin tưởng là việc phát huy năng lực trí tuệ đều ích lợi cho mỗi chúng ta, tôi giới thiệu những tác phẩm cổ điển như một cách để mở rộng nển tảng kiến thức của bạn. Tác phẩm cổ điển bao gồm văn học, nghệ thuật, lịch sữ, triết học, và văn hóa Hy - La. (ND: Riêng chúng ta, còn phải kể đến văn hóa Trung quốc nói riêng, văn hóa Đông phương nói chung) Nhưng tại sao phải là tác phẩm cổ điển? Làm sao tác phẩm cổ điển lại có thể phát huy trí lực của bạn. Lẽ dĩ nhiên, tôi không chủ trương ghi tên học vào một trường đại học dạy bằng tiếng Hy Lạp hay La Mã hay Latin. Thay vào đấy, tôi đề nghị bạn hãy bổ sung việc đọc những tác phẩm cổ điển vào chương trình đ ọc sách của bạn. Đây là lý do tại sao: 1.Vì những tác phẩm ấy đọc rất hấp dẫn và bổ ích , từng là kịch bản cho những tác phẩm điện ảnh lừng danh, những trò chơi điện tử như : Trận Chiến Thành Troy, Võ Sĩ Giác Đấu, Hercules, The Fantastic Four . . . 2.Nuôi dưỡng trí tưởng tượng của bạn nếu bạn muốn là nhà văn (hoặc một blogger nhiều tham vọng). J.K. Rowling, tác giả của Harry Potter, nghiên cứu tác phẩm cổ điển và dùng nhiều thuật ngữ và điển tích trong tác phẩm của mình. 3.Tác phẩm cổ điển làm giàu và mở rộng sự hiểu biết của ta về văn hóa, lịch sữ và văn học tây phương, cho chúng ta ý thức được nguồn gốc của ngôn ngữ và tập quán của mình, cũng như mối liên hệ với di sản quá khứ. 4.Tác phẩm cổ điển giúp chúng ta hiểu được bản chất con người và của chính chúng ta. Ví dụ, ngày nay thần thoại Hy Lạp được tham chiếu để nghiên cứu về bản chất của con người, những động lực của ý thức và hành vi con người, và những sức mạnh điều khiển chúng ta. Chúng ta học về sự ganh tỵ, tình yêu, phiền muộn, tính tự yêu mình thái quá, thiện và ác. 5.Những kỹ năng và tri thức thụ đắc qua nghiên cứu các tác phẩm cổ điển sẽ được chuyễn giao sang các lãnh vực khác. Ví dụ, khả năng giải quyết với những chi tiết chính xác, khả năng biểu lộ mình, giải quyết vấn đề, suy nghĩ phê phán và quản lí cuộc sống của mình đều được mài giũa bằng cách nghiên cứu những tác phẩm cổ điển. 6.Nhiều thuật ngữ khoa học và y khoa có nguồn gốc trong các tác phẩm cổ điển , thành ra hiểu biết về Hy Lạp và La Mã có thể là việc nghiên cứu khoa giải phẫu, thiên văn và vật www.hoctoancapba
  48. 48 Bài Học Về Cuộc Sống lý. Nhiếu ngành khoa hạc hiện đại có các thuật ngữ là tiếng Hy Lạp bởi vì những người Hy Lạp cổ đại đã phát hiện ra những môn học này hoặc đã đóng góp vào sự phát triển của chúng. 7.Tiếp xúc với văn học cổ điển cho bạn một tầm nhìn và sự am hiểu các thể loại văn chương Anh và Âu cũng như s ự tiến hóa của chúng. Ảnh hưởng Hy-La có một tác dụng lâu dài trên mọi diện mạo văn hóa Tây phương bao gồm ngôn ngữ, lịch sữ, triết học, khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật. Những sự kiện thú vị về tác phẩm cổ điển : • Tác phẩm viết đầu tiên và thể loại văn chương cổ xưa nhất của Hy Lạp là Iliad của Homer (khoảng 1000- 900 B.C.) • Những bản đồ thế giới có tên là Atlas, lấy tên từ thần Atlas trong thần thoại Hy Lạp vác trái đất trên vai. • Điểm yếu của ta thường được gọi là “gót chân của Achilles”, vì theo thần thoại Hy Lạp, chiến sĩ Achilles toàn thân đều được bảo vệ chỉ trừ ra gót chân của mình vì ngay từ nhỏ được mẹ nắm lấy gót chân chúc đầu và nhúng mình trong nước phép. • Lịch chúng ta đang dùng đều bắt nguồn từ La Mã cổ đại và một tuần 7 ngày được người Hebrew xưa đặt ra. • Tượng Abraham Lincoln ở đền tưởng niệm ông ở Washington được lấy cảm hứng từ pho tượng thần Zeus do điêu khắc gia Hy Lạp Pheidias thực hiện. • Nhiều trường luật thông báo rằng những sinh viên ưu tú nhất của họ đều xuất thân từ ngành toán, Cổ Điển, và văn chương hơn là từ khoa học chính trị, kinh tế. • David W. Packard của hảng máy tính Hewlett-Packard trước đây là giáo sư tiếng Hy Lạp và Latin. Theo E.D. Hirsch Jr, nhà nghiên cứu về lý thuyết giáo dục cho rằng “Như một hệ quả của nguyên lý là chúng ta học tập dễ dàng hơn khi kết hợp cái mới với cái cũ, ngư ời nào đã hiểu biết nhiều có khuynh hướng học tập những điều mới mẻ nhanh hơn và dễ dàng hơn so với những người không hiểu biết nhiều.” Nói khác đi, càng có nhiều hiểu biết về văn hóa được phát triển trong các tác phẩm cổ điển, chúng ta càng có một nền tảng vững chắc để tiếp thu những thông tin mới. Như vậy có cách nào hay hơn để trau dồi và duy trì trí lực? www.hoctoancapba
  49. 49 Bài Học Về Cuộc Sống §21. Ra Quyết Định Đúng Đắn Mỗi lần bạn ra một quyết định, vũ trụ đồng thuận giúp bạn làm nó xãy ra Ralph Waldo Emerson Có những bước và chìa khóa quan trọng giúp ta ra một quyết định đúng đắn. Ra quyết định đúng đắn hoặc an toàn là điều cần thiết cho một cuộc sống phong phú và hiệu quả. Tất cả chúng ta đều phải đối diện với những lựa chọn khác nhau mà mình phải quyết định mỗi ngày. Một số quyết định là nhỏ bé và không quan trọng, nhưng cũng có những quyết định lớn lao, có thể ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Một vài quyết định là đơn giản và dễ chọn, nhưng cũng có những quyết định khó khăn và đau đớn. Đối với những quyết định phức tạp và khó khăn, ta cần áp dụng một tiến trình để giúp đỡ chúng ta tìm ra một giải pháp tốt đẹp. Chìa khóa ra quyết định đúng đán 1. Xác định những quyết định phải thực hiện cũng như những mục tiêu hoặc kết quả bạn muốn đạt được. 2. Tập hợp dữ kiện và thông tin nhiều như có thể để đánh gía các lựa chọn. 3. Động não để truy tìm nhiều lựa chọn có thể . xác định xem những lựa chọn nào phù hợp với giá trị, quan tâm và khả năng của bạn. 4. Cân nhắc những cơ may hoặc những hậu quả có thể xảy ra. Nói cách khác, điều xấu nhất có thể xãy ra là gì? Điều gì sẽ xãy ra nếu tôi làm A, B hay C và tôi có thể chịu đựng được hậu quả đó không? 5. Liệt kê những thuận và nghịch . Cân nhắc xem cái gì là ưu tiên, cái gì ít quan tr ọng hơn. Đôi khi chỉ cần liệt kê mặt thuận mặt nghịch bạn có thể tìm được lối ra. 6. Khẩn khoản xin ý kiến và nhận phản hồi từ những người bạn tin cậy hoặc đã có kinh nghiệm tương tự như bạn đang gặp phải. Qua đó bạn có thể thấy mình đã bỏ sót một số điểm quan trọng. 7. Ra quyết định và giám sát kết quả. Đảm bảo là bạn đạt được thành quả mong muốn. Những điểm cần nhận định Chắc chắn không có gì đảm bảo là một quyết định sẽ đúng đắn và vì thế bạn phải sẵn sàng mạo hiểm. www.hoctoancapba
  50. 50 Bài Học Về Cuộc Sống Cũng vậy, hãy tìm kiếm cơ hội. Nếu bạn phạm sai lầm, xem nó như là một cơ hội để học hỏi điều gì đã trục trặc và tại sao. Nhiều lúc những quyết định có thể đảo ngược được và bạn có thể đổi ý. Có trường hợp bạn có thể phát hiện ra những sự kiện mà nếu biết trước bạn đã ra quyết định tốt hơn. Điều này là bình thường và điển hình nhưng không vì th ế mà để nó ngăn trở quá trình ra quyết định của mình. Nếu bạn đã làm mọi việc có thể mà vẫn không thể ra quyết định được, đừng đình hoãn ra quyết định này chỉ vì sợ hãi là mình không hiểu đủ hoặc ra quyết định sai lầm. Thỉnh thoảng người ta sợ hãi ra quyết định sai lầm đến nổi họ hoảng loạn và quên mất những điều mình cố gắng để hoàn thành. Khi điều này xãy ra, nó sẽ ngăn trở bạn ra quyết định đúng đắn. Cũng thế, không nên bàn luận sau khi việc đã rồi. Điều này cũng phá hỏng những gì bạn cố đạt được. Khi mọi việc đã được nói và làm, tất cả gì bạn có thể làm là làm hết sức những gì mình có thể. Nhân đây cũng đừng nên đánh giá thấp năng lực trực giác của bạn. Sau tất cả những dữ kiện được cân nhắc và đánh giá, nó có thể là yếu tố quyết định cuối cùng. www.hoctoancapba
  51. 51 Bài Học Về Cuộc Sống § 22. Tự Rèn Luyện - Nền Tảng Của Thành Công "Mạnh mẽ nhất là những ai tìm thấy sức mạnh nơi chính mình ." Seneca "Một hành trình dài ngàn dặm phải bắt đầu bằng một bước chân." Ngạn ngữ Trung hoa Không có thành tựu cá nhân nào, không có mục tiêu nào có thể được hoàn thành mà không cần tự rèn luyện. Đây là thuộc tính quan trọng nhất phải có để thành tựu bất cứ thành tích vượt trội nào, dù trong thể thao, nghệ thuật hoặc khoa học Tự rèn luyện là gì? Đó là khả năng kềm chế xung lực của mình, tình cảm của mình, khao khát của mình hoặc hành vi mình. Đó là khả năng dẹp bỏ những lạc thú tức thời và sự tự mãn nhất thời để nhăm đến một sự thỏa mãn dài hạn và trọn vẹn có được từ thành tựu viên mãn những mục tiêu cao hơn và có ý nghĩa hơn . Để có được đức tính tự rèn luyện, ta phải biết ra những quyết định , biết hành động, và thực thi chương trình đã đ ặt ra bất chấp trở ngại, nhọc nhằn hoặc khó khăn có thể cản lối. Chắc chắn có đức tính tự rèn luyện không có nghĩa là bạn sống một cuộc đời kham khổ hoặc hạn hẹp. Cũng không có nghĩa là phải bỏ đi những thú vui, hoặc kiêng cử những lạc thú và sự thoải mái. Nó chỉ có nghĩa là bạn học cách tập trung tâm trí và năng lượng vào mục tiêu của mình và kiên trì theo đuổi cho đến khi chúng hoàn toàn được thực hiện. Điều này cũng có nghĩa là tu dưỡng trí tuệ qua đó bạn chỉ có thể bị chi phối bởi những lựa chọn của mình chứ không bởi cảm xúc hay tật xấu của mình hoặc thế lực của kẻ khác. Tự rèn luyện cho phép bạn tiến đến mục tiêu trong một khung thời gian hợp lí và sống một cuộc sống thỏa mãn và ngăn nắp hơn. Làm cách nào phát huy tình tự rèn luyện Bắt đầu bằng những bước nhỏ. Không có tiến trình nào chỉ hoàn tất trong một đêm. Cũng như phải có thời gian để bắp thịt săng chắc, tự rèn luyện cũng mất thời gian tập luyện. Càng tập luyện và phát huy tính rèn luyện bạn càng mạnh mẽ. Trong luyện tập thể thao, nếu bạn cố gắng quá nhiều ngay bước đầu, bạn có thể bị chấn thương và do đó bị trở ngại. Cũng thế, khi tự rèn luyện, mỗi lần chỉ tập luyện từng bước từng bước. Vì thế hãy bắt đầu bằng quyết định tiến lên và xem mình cần phải làm gì để đến được đó. www.hoctoancapba
  52. 52 Bài Học Về Cuộc Sống Hãy tìm hiểu điều gì thúc đẩy bạn và những gì là làm bạn thối chí Bạn có thể bắt đầu bằng cách tự tìm hiểu mình! Thỉnh thoảng thật khó để chiến đấu chống lại khao khát và thôi thúc, vì thế hãy tìm hiểu tình huống nơi đó sự kháng cụ của bạn là yếu và làm thế nào để tránh những tình thế này. Nếu bạn biết bạn không thể chống cự được sự mời gọi của bánh ngọt, khoai tây chiên và những thứ cám dổ khác- vậy thì hãy tránh xa chúng. Không để chúng ở quanh quẩn bạn vì chúng có thể cám dỗ bạn trong những lúc yếu lòng. Nếu bạn cũng biết rằng tạo áp lực cho chính mình là không tốt cho mình, thế thì hãy đặt mình trong môi trường có thể cổ vũ bạn thực tập được tính rèn luyện, chớ không trong hoàn cảnh phá hoại nó. Hãy giở bỏ những cám dỗ và bao quanh bạn với những tiết mục khích lệ như những khẩu hiệu tạo động lực, và tranh ảnh về những gì bạn muốn thành tựu. Cũng học tập những gì tạo năng lượng và tạo động lực cho bạn. Ý chí bạn sẽ lên cao hay hạ thấp theo mức năng lượng của bạn vì thế hãy nghe nhạc sôi động để vực bạn lên, hãy di chuyển và vui cười. Huấn luyện mình biết thưởng ngoạn những gì mình làm. Làm một thái độ nào đó thành thói quen. Một khi bạn đã quyết định điều gì quan trọng đối với bạn và đích đến nào bạn nhắm, hãy lập ra một thời khóa mỗi ngày để giúp bạn định hướng nhằm hoàn thành chúng. Ví dụ nếu bạn muốn ăn uống điều độ và giảm cân, hãy cương quyết ăn thêm vài suất trái cây và rau củ mỗi ngày và tập thể dục ít nhất nửa giờ một ngày. Thực hiện điều này là thời khóa mỗi ngày và coi nó là một bộ phận trong chương trình rèn luyện của mình. Cũng vậy, hãy từ bỏ những thói xấu tự hủy hoại mình. Thực hành tính từ chối chính mình. Học cách nói không với vài cảm xúc, cơn bốc đồng và thôi thúc của mình. Huấn luyện bạn để làm những gì bạn biết là đúng, ngay cả dù bạn không thích nó. Thỉnh thoảng bỏ qua bửa ăn tráng miệng. Giới hạn bớt xem TV. Kềm chế muốn hét với ai mỗi khi họ làm bạn nổi cáu. Ngừng lại và suy nghĩ trước khi hành động. Nghĩ về hậu quả. Khi bạn thực tập sự tự kềm chế, nó giúp bạn phát huy thói quen giữ những việc khác dưới tầm kiểm soát. Tham gia thể thao và các hoạt động khác. Thể thao là cách tuyệt diệu để thăng hoa tính tự rèn luyện. Chúng huấn luyện bạn cách đề ra đích đến, tập trung năng lượng trí tuệ và tình cảm, tăng cường thể lực và sống hòa www.hoctoancapba
  53. 53 Bài Học Về Cuộc Sống thuận với người khác. Tham gia các trò thể thao cung cấp một hoàn cảnh giúp bạn học tập cách làm việc cật lực và nỗ lực hết mình, và những đức tính này rất cần thiết cho tình tự rèn luyện. Học chơi một khí cụ âm nhạc cũng là một cách để thực tập tính tự rèn luyện. Sự tập trung, sự lặp lại và chuyên tâm , những đức tính cần khi học chơi nhạc thật là vô giá. Rèn luyện được trong một lãnh vực sẽ tạo cho bạn thói quen làm những gì đúng chứ không phải những gì dễ dàng. Tìm cảm hứng từ những người bạn cảm phục. Michael Jordan, ngôi sao bóng rổ vĩ đại của thế giới, luôn nói rằng sự vinh quang của ông đến từ khát khao muốn chơi bóng tốt hơn chứ không riêng gì từ tài năng. Chính là sự rèn luyện, tập trung và quyết chí làm người tốt nhất đã đưa ông đến vinh quang hôm nay. Nếu điều này hiệu quả với ông thì hẵn nó cũng hiệu quả với tất cả chúng ta. Nghĩ đến viễn cảnh thành tựu. Không có gì vui thích hơn là thành tựu được những mục tiêu của mình. Hãy thực tập kỹ thuật mà những vận động viên đỉnh cao thường áp dụng . Đó là vẽ ra viễn cảnh ở tương lai khi bạn thành tựu. Cảm nhận những phần thưởng và bao nhiêu điều lợi mà bạn sẽ được hưởng . Tự nhắc nhở mình phải cần gì để đến được đó. Những lợi ích • Nó giúp bạn tạo dựng sự tự tin . • Bạn thành tựu nhiều hơn, và do đó sinh lợi nhiều hơn. • Bạn có thể chịu đựng được bực tức, trở ngại và những cảm xúc tiêu cực. • Cho phép bạn có được sức khỏe tốt hơn, tài chánh dồi dào hơn và một đạo đức nghề nghiệp lành mạnh hơn. • Bạn có thê vươn đến những đích nhắm khó hơn một cách hiệu quả hơn. • Càng tự rèn luyện, cuộc sống càng dễ chịu. Nếu chúng ta là người chủ của số phận mình, chúng ta phải phát huy tình tự rèn luyện và tự kềm chế. Bằng cách tập trung vào những lợi ích dài hạn thay vì những bất tiện ngắn hạn, chúng ta có thể tự cổ vũ chính mình đ ể phát huy tính tự rèn luyện. Cuối cùng thì sức khoẻ và hạnh phúc của bạn tùy thuộc vào nó. www.hoctoancapba
  54. 54 Bài Học Về Cuộc Sống § 23. Sáu bước giải quyết xung đột Naomi Drew, M.A Chủ công ty Mark Burnes giải quyết các xung đột mỗi ngày. Nếu không phải với các nhà buôn và thân chủ thì cũng với người vợ cũ hoặc đứa con thành niên. Mọi việc bắt đầu thay đổi khi Mark bắt đầu sử dụng các kỹ năng giải quyết xung đột. “Tôi quen đổ dầu vào lữa bằng cách bám riết vào vị thế của mình. Bây giờ thì tôi lùi một bước, thở sâu, và lắng nghe. Tôi càng làm theo cách đó, các vấn nạn càng dễ giải quyết.” Mark biết rằng các xung đột không cần phải là gây sự và tiêu cực. Các mối xung đột có thể thực sự đưa đến sự thông hiểu nhau hơn và sáng tạo hơn trong suy nghĩ. Chính phương pháp ta giải quyết xung đột sẽ quyết định hậu quả . Trong thời buổi mà bạo lực xãy ra thường xuyên ngay tại trường học và nơi làm việc, ở đâu cũng đối mặt với nóng nảy, ở ngoài đường, ở phi trường, và ngay cả ở siêu thị, biết cách giải quyết các xung đột đôi khi có thể giữ gìn mạng sống của mình. Ngoài ra, những kỹ năng giải quyết xung đột có thể cải thiện mối quan hệ và giúp cảm thông sâu sắc. Một hệ thống nhằm giải quyết xung đột được gia đình và các nhà giáo dục sử dụng khắp nước Mỹ được gọi là Kim Chỉ Nam Win/Win. Dựa trên phương pháp từ kinh nghiệm ngoại giao và khải đạo, những kim chỉ nam này mới đầu được phát triển để dùng trong các trường công cộng. Kết quả khả quan đến nổi các nhà giáo, các phụ huynh, và các nhà quản lí học đường bắt đầu sử dụng chúng trong cuộc sống. Bây giờ hệ thống này đã được sử dụng khắp thế giới. Sau đây là những kim chỉ nam bạn có thể dùng để giải quyết những xung đột có thể gặp phải. Bước 1: Bớt nổi nóng Xung đột không thể giải quyết nếu ta đang nóng máu. Lùi lại một bước, thở sâu, và tạo một khoảng cách tình cảm nào đó trước khi cố giải bày. Như nhà tâm lí Natalie Gahrmann đã nói, “Khi tôi thở chầm chậm và bắt đầu tập trung tôi có thể tạo ra cơ hội để chọn lựa cách đáp ứng hơn là chỉ biết phản ứng. Nếu tôi bỏ qua bước này, những lời nói ra đều đầy ứ cảm xúc dễ bùng nổ như thuốc súng.” Hãy bỏ ra một lúc để nặn óc tìm ra được mười điều khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bạn nổi sùng. Hãy lưu ý những điều sau: thở sâu trong khi phát biểu một cách trầm tĩnh, nhìn lên tr ời, dọn sạch bàn viết hoặc đứng thẳng dậy, dội nước lạnh lên mặt, viết nhật ký, hoặc đi khỏi nơi đó thật nhanh rồi trở lại bàn tiếp vấn đề. Một số người cần thư giãn về thể xác, trong khi một số khác cần thứ gì đó yên tĩnh và làm dịu thần kinh. Hãy xác định phương pháp nào hiệu quả đối với bạn, rồi sử dụng nó lần sau khi bạn nổi cáu.Khi đó bạn mới sẵn sàng đi tiếp bước thứ hai. www.hoctoancapba