Nghiên cứu thực nghiệm về gia cường kháng cắt cho dầm bê tông cốt thép bằng tấm sợi thủy tinh

pdf 7 trang ngocly 3680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực nghiệm về gia cường kháng cắt cho dầm bê tông cốt thép bằng tấm sợi thủy tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_nghiem_ve_gia_cuong_khang_cat_cho_dam_be_ton.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu thực nghiệm về gia cường kháng cắt cho dầm bê tông cốt thép bằng tấm sợi thủy tinh

  1. KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ GIA CƯỜNG KHÁNG CẮT CHO DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP BẰNG TẤM SỢI THỦY TINH TS. NGUYỄN HÙNG PHONG Đại học Xây dựng Tóm tắt: Bài báo trình bày về một nghiên cứu thực nghiệm gia cường chịu cắt cho các dầm bê tông cốt thép. Bốn dầm giống nhau được chế tạo, trong đó, ba dầm được gia cường bằng tấm sợi thủy tinh với các hình thức gia cường khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tấm sợi thủy tinh làm gia tăng đáng kể khả năng chịu cắt và làm tăng độ cứng, độ dẻo của dầm. Các yếu tố về cấu tạo như độ dính kết giữa bê tông Hình 1. Gia cố kháng cắt cho dầm BTCT bằng tấm FRP và tấm gia cường, đoạn neo của tấm, bán kính cong Trong số các loại tấm FRP thông dụng, tấm sợi góc gia cường, chất lượng lớp bê tông bảo vệ ảnh thủy tinh (glass fiber reinforced polymer – viết tắt là hưởng lớn đến hiệu quả gia cường. GFRP) được sử dụng khá phổ biến do có giá thành 1. Tổng quan về phương pháp gia cường tương đối thấp. Trong nghiên cứu thực nghiệm này, tác giả đã tiến hành thí nghiệm gia tải cho bốn dầm Tình trạng công trình bê tông cốt thép (BTCT) bị BTCT được gia cường bằng tấm GFRP theo các hình xuống cấp theo thời gian, chất lượng thi công công thức khác nhau. Qua kết quả thí nghiệm, tác giả đã trình không đảm bảo và việc gia tăng tải trọng sử tiến hành phân tích, đánh giá về hiệu quả gia cường dụng lên công trình đòi hỏi công trình cần được gia của tấm GFRP, hình thức nứt và phá hoại dầm cũng cố/gia cường để tránh hư hỏng, sụp đổ. Trong các như các chi tiết cấu tạo trong gia cường, từ đó đưa ra hình thức phá hoại kết cấu BTCT, phá hoại cắt diễn ra các khuyến cáo cho việc thiết kế, thi công gia cường rất đột ngột và nguy hiểm, do đó, việc gia cường, gia kháng cắt cho kết cấu BTCT bằng tấm sợi thủy tinh. cố chịu cắt cho công trình cần đảm bảo độ an toàn 2. Mẫu thí nghiệm cao. Trong các phương pháp được sử dụng, giải 2.1. Chi tiết mẫu thí nghiệm pháp gia cố chịu cắt cho dầm BTCT bằng tấm sợi liên tục cường độ cao FRP (fiber reinforced polymer) là Bốn mẫu dầm được chế tạo hoàn toàn giống một giải pháp tương đối đơn giản, cho phép thi công nhau trước khi gia cường tấm GFRP (hình 2). Các nhanh và ít gây ảnh hưởng tới kiến trúc công trình. dầm này được bố trí cốt thép dọc với hàm lượng lớn sao cho khả năng chịu uốn của dầm lớn hơn khả Ngoài việc gia cố kháng cắt, giải pháp dán tấm FRP năng chịu cắt ở nhịp phải (xem bảng 3) để khi thí còn giúp bảo vệ kết cấu BTCT khỏi tác dụng xâm nghiệm dầm không bị phá hoại do uốn. Nhịp cắt bên thực của môi trường và đóng vai trò neo cho gia cố trái của các dầm (a = 550mm) được bố trí cốt đai thép kháng uốn bằng cách dán tấm FRP ở đáy dầm. Có tương đối lớn ( 8 khoảng cách 50 mm) để sự phá nhiều hình thức gia cường kháng cắt dầm BTCT bằng hoại cắt sẽ không xảy ra ở nhịp này mà xảy ra ở nhịp tấm FRP như gia cường dạng tấm liên tục trên suốt bên phải là nhịp mà các dầm sẽ được gia cường chiều dài dầm hoặc gia cường theo từng băng, gia bằng tấm GFRP theo các hình thức khác nhau (hình cường theo phương thẳng đứng hay phương xiên, 3). Các tấm (băng) GFRP gia cường được dán ở hai gia cường dán ba mặt dầm hoặc hai mặt bên của mặt bên của dầm bằng keo epoxy và được neo vào dầm. mặt trên và mặt dưới của dầm một đoạn 50mm. Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2014 23
  2. KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG Hình 2. Chi tiết mẫu dầm trước khi gia cường tấm GFRP a. Dầm D1: không gia cường b. Dầm D2: gia cường tấm GFRP: - Bề rộng tấm wf = 30mm - Khoảng cách sf = 100mm - Góc nghiêng α = 900 c. Dầm D3: gia cường tấm GFRP: - Bề rộng tấm wf = 30mm - Khoảng cách sf = 100mm - Góc nghiêng α = 600 d. Dầm D4: gia cường tấm GFRP: - Bề rộng tấm wf = 50mm - Khoảng cách sf = 100mm - Góc nghiêng α = 900 Hình 3. Chi tiết gia cường các mẫu dầm bằng tấm GFRP theo các hình thức khác nhau Cường độ của vật liệu thép và bê tông được băng GFRP gia cường f được định nghĩa theo xác định bằng thí nghiệm tại thời điểm cùng công thức (1). ngày với thí nghiệm gia tải các mẫu dầm và 2t f w fh được tóm tắt trong bảng 1. Các đặc trưng cơ p f (1) bs f học của tấm GFRP do nhà phân phối cung cấp, trong đó: tf - chiều dày của băng GFRP; wfh - bề được tóm tắt trong bảng 2. Các thông số về kết rộng của băng GFRP theo phương nằm ngang; sf - cấu của các dầm tính toán theo tiêu chuẩn ACI khoảng cách giữa các băng GFRP tính từ tim; b - bề [4] được tóm tắt trong bảng 3 với hàm lượng rộng của dầm. 24 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014
  3. KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ Bảng 1. Cường độ thí nghiệm của vật liệu thép và bê tông của các mẫu dầm Giới hạn chảy của thép dọc 14 fy 351 MPa Giới hạn chảy của thép đai 8 fyt 362 MPa Cường độ chịu nén của bê tông (mẫu trụ 150x300mm) fc’ 20,07 MPa Bảng 2. Các đặc trưng cơ học của tấm sợi thủy tinh GFRP Các đặc trưng cơ học (giá trị thí nghiệm) Tấm sợi thủy tinh Cường độ chịu kéo cực hạn theo phương của sợi ff 575 MPa Độ dãn dài cực hạn f 2,2 % Mô-đun kéo Ef 26,1 GPa Chiều dày tấm tf 0,635 mm Bảng 3. Các thông số về kết cấu của các mẫu dầm tính theo lý thuyết của tiêu chuẩn ACI [4] Hàm lượng Khả năng chịu cắt Khả năng chịu Khả năng chịu cắt Tên Đặc điểm gia cường băng GFRP nhịp trái (Vc + Vs) uốn (P/2 = M/a) nhịp phải (Vc + Vf) dầm nhịp phải f (%) (kN) (kN) (kN) D1 Không gia cường - 66,8 (Vc) D2 Băng thẳng 30mm 0,254 75,9 203,8 103,7 D3 Băng xiên 30mm 0,293 79,2 D4 Băng thẳng 50mm 0,423 81,9 (P: tổng tải trọng kích thủy lực tác dụng lên dầm chia làm hai lực tập trung hai bên, mỗi lực = P/2) 2.2 Quy trình gia cường mẫu phương dọc với phương của sợi, không được lăn Trước tiên các mẫu dầm được đánh sạch bằng theo phương vuông góc với phương của sợi sẽ làm máy mài cầm tay và giấy ráp để loại bỏ lớp vữa xi hư hỏng cấu trúc của vải. Cuối cùng, dán tấm GFRP măng bên ngoài mẫu, tăng độ dính bám giữa tấm đã tẩm epoxy lên bề mặt mẫu. Khi dán lưu ý dùng tay GFRP và bê tông (BT). Các góc dầm được mài tròn vuốt nhẹ lên bề mặt tấm để tấm được phẳng, không với bán kính cong 10mm để đảm bảo kết dính tốt và có bọt khí bên trong, đảm bảo tiếp xúc tốt giữa bề mặt tránh tập trung ứng suất trong quá trình chịu lực. Sau BT và tấm GFRP. đó, dùng chổi lăn sơn lăn epoxy lên bề mặt của mẫu Có thể nhận thấy quy trình gia cường là tương đối cho kín toàn bề mặt, để cho epoxy thấm vào trong BT. đơn giản và nhanh chóng. Quá trình gia cường ba Tiếp theo, dùng chổi lăn epoxy lên bề mặt tấm GFRP dầm thí nghiệm kéo dài trong khoảng 3 tiếng. Thí đã được cắt theo đúng kích thước cần thiết. Lăn cả nghiệm gia tải các dầm được tiến hành sau thời gian hai mặt sao cho epoxy thấm đẫm vào trong sợi vải gia cường mẫu ít nhất là 72 tiếng để đảm bảo epoxy thủy tinh. Trong khi lăn cần chú ý lăn chổi theo khô cứng, đạt cường độ và lực dính tối đa. a. Mài bề mặt và các góc dầm b. Lăn epoxy lên bề mặt BT c. Tẩm epoxy vào hai mặt tấm d. Dán tấm lên bề mặt dầm Hình 4. Quy trình gia cường mẫu Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2014 25
  4. KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 3. Thí nghiệm mẫu từng cấp của thang lực. Cần quan sát kỹ BT vùng kéo để phát hiện vết nứt thẳng góc và vết nứt xiên. Tại Sơ đồ thí nghiệm là dầm đơn giản kê lên gối cố định mỗi cấp gia tải, dừng tải để quan sát, chụp ảnh, theo và gối di động. Thiết bị gia tải là kích thủy lực loại 20 tấn, dõi số đọc trên các thiết bị đo và tiến hành vẽ sự phát kết hợp với hệ khung phản lực và dầm phân tải tạo nên triển của vết nứt trên dầm. Tăng tải trọng theo từng hai tải trọng tập trung với khoảng cách 500 mm. Tải cấp cho đến khi dầm phá hoại – quan sát kỹ để xác trọng thí nghiệm được đo bằng đầu đo tải trọng (load định nguyên nhân và hình thức phá hoại của dầm. cell) ký hiệu là P. Các giá trị chuyển vị (độ võng) của dầm được đo tại vị trí giữa nhịp và hai gối tựa bằng các 4. Kết quả thí nghiệm và nhận xét đầu đo chuyển vị ký hiệu I1, I2, I3 (hình 5). 4.1. Biểu đồ quan hệ tải trọng – độ võng Hình 6 thể hiện đường cong quan hệ tải trọng – độ võng của các dầm trong quá trình thí nghiệm. Giá trị của tải trọng thể hiện khả năng chịu cắt của dầm. Các dầm được gia cường (D2, D3, D4) có khả năng chịu cắt tăng đáng kể so với dầm D1. Khả năng chịu cắt của các dầm được tóm tắt trong bảng 4. Ta thấy mặc dầu hai dầm D3 và D4 có hàm lượng tấm GFRP lớn hơn so với dầm D2 nhưng khả năng chịu cắt của hai dầm này lại nhỏ hơn so với dầm D2 vì chúng bị phá hoại sớm do các chi tiết cấu tạo trong quá trình gia tải. Nguyên nhân phá hoại sẽ được thảo luận kỹ hơn ở phần sau. So sánh khả năng chịu cắt của các dầm theo thực nghiệm (bảng 4) và theo lý thuyết (bảng 3) ta thấy kết Hình 5. Sơ đồ thí nghiệm mẫu quả thực nghiệm khá gần so với tính toán lý thuyết – Sau khi lắp đặt và cân chỉnh các thiết bị đo, các dầm D2 có khả năng chịu cắt thực tế lớn hơn lý mẫu dầm được thí nghiệm theo quy trình sau đây. thuyết, trong khi dầm D3 và D4 do bị phá hoại sớm Dựa vào lực phá hoại dự đoán của dầm chọn ra nên có khả năng chịu cắt thực tế nhỏ hơn so với lý thang lực thí nghiệm phù hợp. Tiến hành gia tải theo thuyết. Hình 6. Quan hệ tải trọng – độ võng của các dầm 26 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014
  5. KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ Bảng 4. Khả năng chịu cắt của các dầm theo kết quả thực nghiệm Hàm lượng tấm Khả năng chịu cắt của Tên Đặc điểm gia cường Khả năng chịu cắt của tấm GFRP f dầm (Vu = P/2) dầm tấm GFRP GFRP (Vf = Vu - V1) (kN) (%) (kN) D1 Không gia cường - 53,53 - D2 Băng thẳng 30mm 0,254 80,29 26,76 D3 Băng xiên 30mm 0,293 77,08 23,55 D4 Băng thẳng 50mm 0,423 77,33 23,80 Các dầm D1 đến D4 xuất hiện vết nứt thẳng góc ở tải trọng xấp xỉ nhau, khoảng 15kN. Sau đó, có thể thấy rằng với cùng một giá trị tải trọng thì dầm D1 có độ võng lớn hơn so với ba dầm kia. Điều này càng trở nên rõ rệt hơn sau khi các dầm xuất hiện vết nứt xiên ở tải trọng khoảng 30-35kN. Như vậy, việc gia cường Hình 7. Sự phá hoại dầm D1 tấm GFRP còn làm tăng độ cứng (chính là độ dốc của Đối với các dầm gia cường tấm GFRP, vết nứt biểu đồ tải trọng – độ võng) so với dầm không được nghiêng xuất hiện muộn hơn (P/2 35kN). Tuy nhiên, gia cường. Nguyên nhân là do các tấm GFRP được sau đó độ cứng của dầm không bị suy giảm, thể hiện dán trên mặt bên của dầm cản trở sự phát triển của qua độ dốc của biểu đồ tải trọng – độ võng gần như vết nứt nghiêng làm cho độ cứng của dầm được gia không thay đổi (hình 6). Vết nứt nghiêng phát triển cường không bị suy giảm nhiều sau khi vết nứt gặp phải sự cản trở của các băng GFRP nên không nghiêng xuất hiện. mở rộng được nhanh và do đó một số vết nứt nghiêng lân cận hình thành. Các vết nứt nghiêng này Ngoài ra, cũng trên biểu đồ tải trọng – độ võng có giúp truyền đều tải trọng ra cho các băng GFRP cùng thể thấy rằng các dầm được gia cường tấm GFRP có tham gia chịu lực (hình 8). khả năng chịu biến dạng tốt hơn nhiều so với dầm D1. Dầm này bị phá hoại đột ngột ở độ võng khoảng 5,8mm trong khi ba dầm kia sau khi đạt tải trọng cực đại thì không bị phá hoại đột ngột mà tiếp tục có khả năng chịu tải gần bằng giá trị cực đại cho tới độ võng lên đến khoảng hơn 20mm. Điều đó cho thấy các dầm được gia cường tấm GFRP có độ dẻo cao hơn hẳn Hình 8. Sự phát triển của các vết nứt nghiêng ở dầm D3 so với dầm D1, tức là có thể làm việc an toàn hơn, (các vết nứt được tô đen) khó bị sụp đổ hơn dưới tác dụng của tải trọng động Khi tải trọng tiếp tục tăng thì ứng suất trong các đất. băng GFRP tại vị trí vết nứt nghiêng tăng rất nhanh. 4.2. Sự phát triển của vết nứt và hình thức phá hoại Do sợi thủy tinh có mô-đun đàn hồi thấp nên biến Sự phát triển của vết nứt ở dầm D1 và các dầm dạng của các băng khá lớn, lại làm cho vết nứt nghiêng phát triển rộng hơn. Ứng suất trong băng được gia cường là tương đối khác nhau. Ở dầm D1, GFRP truyền từ vị trí vết nứt đến vị trí neo thông qua đầu tiên, khi tải trọng (P/2) đạt 15kN thì dầm xuất hiện ứng suất dính giữa băng GFRP và bề mặt BT có vết nứt thẳng góc. Sau đó, khi tiếp tục tăng tải trọng được nhờ keo epoxy. Do đó, khi ứng suất trong băng tới 30kN, thì dầm bắt đầu xuất hiện vết nứt nghiêng – tăng nhanh thì dẫn đến hiện tượng bong (mất dính độ cứng của dầm giảm mạnh (hình 6). Vết nứt kết) giữa các băng và bề mặt BT. Hiện tượng bong nghiêng này liên tục phát triển khi tải trọng tăng dần đầu tiên xảy ra xung quanh vết nứt nghiêng. Chính và dẫn tới dầm bị phá hoại cắt (tension shear failure) nhờ hiện tượng bong này mà các băng GFRP không theo tiết diện nghiêng này. Góc của vết nứt nghiêng bị tập trung ứng suất quá lớn tại vị trí vết nứt mà ứng so với trục dầm là khoảng 40º (hình 7). suất được phân đều trên chiều dài đoạn bong, làm Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2014 27
  6. KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG cho băng không bị đứt tại vị trí vết nứt nghiêng. Khi tấm (băng) GFRP tương đối lớn thì khả năng chịu cắt tiếp tục tăng tải, chiều dài đoạn bong tăng dần và lan của các dầm không phụ thuộc nhiều vào hàm lượng rộng ra vị trí đầu neo của băng ở mặt trên và mặt tấm mà phụ thuộc chính vào thời điểm băng bị bong và dưới của dầm. Vì bề rộng vết nứt nghiêng lớn hơn ở tuột đầu neo. Vì vậy, trên thực tế khả năng chịu cắt của phía dưới chiều cao dầm nên các băng GFRP thường dầm D3 và D4 không lớn hơn của dầm D2 mặc dù gia bị bong ở đầu neo phía đáy dầm. Khi các dải neo bị cường nhiều tấm GFRP hơn. bong thì băng GFRP mất hoàn toàn tác dụng và dẫn Quan sát thí nghiệm cho thấy dầm D2 bị phá hoại đến dầm bị phá hoại. do BT vùng nén ở đầu vết nứt nghiêng bị ép vỡ Ta thấy, do tấm sợi thủy tinh có cường độ cao hơn (compression shear failure), sau đó dầm vẫn tiếp tục của epoxy khá nhiều nên sự phá hoại của các dầm duy trì khả năng chịu tải khoảng 90% giá trị cực đại được gia cường băng GFRP phụ thuộc vào hiện tượng rồi bị phá hoại hoàn toàn khi đầu neo của tấm GFRP bong tấm GFRP trên bề mặt BT. Do đó, khi hàm lượng bị bong khỏi bề mặt BT ở đáy dầm (hình 9). Phá hoại BT vùng nén Tuột neo các băng GFRP Hình 9. Sự phá hoại dầm D2 Ở dầm D3, khi bị phá hoại, đoạn băng GFRP dọc theo góc sớm hơn. Vì vậy, khả năng chịu tải theo phương xiên ở góc dầm bị đứt sớm. Tại vị trí của dầm D3 nhỏ hơn của dầm D2 (bảng 4). Qua góc này, do bán kính cong không đủ lớn dẫn đến đó, ta có thể thấy rằng việc đảm bảo các chi tiết tấm GFRP bị tập trung ứng suất; thêm vào đó, cấu tạo khi gia cường như mài tròn các góc dầm đoạn góc lại nằm theo phương xiên (không phải có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả gia cường phương vuông góc) với phương của sợi nên tấm kháng cắt, nhất là với trường hợp gia cường các GFRP có cường độ chịu kéo thấp hơn và bị đứt băng theo phương xiên. Đứt tấm GFRP ở góc dầm Hình 10. Sự phá hoại dầm D3 Dầm D4 được gia cường với băng GFRP bề rộng đến phá hoại dầm (hình 11). Như vậy, chất lượng của 50 mm. Do băng rộng nên bề mặt tiếp xúc với BT lớn lớp BT bảo vệ cốt thép dọc và lực dính giữa BT và cốt và đầu neo của băng không bị bong ra. Tuy nhiên, khi thép dọc cũng ảnh hưởng tới hiệu quả gia cường. vết nứt mở rộng, lực dính giữa băng GFRP và BT lớn Trong trường hợp này, cũng có thể thấy rằng việc gia đã tạo thành một lực kéo tung lớp BT bảo vệ cốt thép cường với một hàm lượng tấm GFRP quá lớn là dọc, làm mất hiệu quả gia cường của băng và dẫn không hiệu quả và gây lãng phí vật liệu FRP. 28 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014
  7. KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ Mảng BT bảo vệ cốt thép dọc bị kéo bung ra Hình 11. Sự phá hoại dầm D4 Ở trạng thái phá hoại, các dầm được gia cường tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện cấu tạo để tránh tấm GFRP đều có bề rộng vết nứt nghiêng rất lớn do xảy ra trường hợp phá hoại sớm. mô-đun đàn hồi của tấm GFRP khá nhỏ. Do đó, trong Do tấm GFRP có mô-đun đàn hồi kéo thấp nên bề công tác thiết kế gia cường chịu cắt cho dầm BTCT rộng của vết nứt nghiêng tương đối lớn, ảnh hưởng bằng tấm GFRP cần hạn chế ứng suất (biến dạng) đến yêu cầu sử dụng và khả năng chịu cắt của BT. Vì trong tấm để tránh bề rộng vết nứt nghiêng quá lớn, vậy, trong quá trình thiết kế gia cường chịu cắt cho không đảm bảo điều kiện sử dụng về bề rộng khe nứt dầm BTCT cần hạn chế ứng suất trong tấm GFRP và làm mất hiệu ứng chèn cốt liệu ở BT. Ngoài ra, sợi nằm trong giới hạn cho phép để tránh bề rộng vết nứt thủy tinh rất dễ bị phá hoại đột ngột do tác dụng của nghiêng lớn và tránh hiện tượng phá hoại đột ngột do tải trọng dài hạn (creep rupture) nên khi gia cường từ biến (creep rupture) của tấm GFRP. cần hạn chế ứng suất dài hạn trong tấm sợi thủy tinh nằm trong giới hạn cho phép. Hướng phát triển tiếp theo của nghiên cứu là gia cường tấm GFRP cho các cấu kiện BT cường độ cao 5. Kết luận và kiến nghị và đi sâu vào tìm hiểu về ảnh hưởng của keo epoxy Nghiên cứu thực nghiệm gia cường dầm BTCT và sự dính kết giữa BT và tấm GFRP đến hiệu quả bằng tấm GFRP cho thấy đây là một phương pháp gia cường cho kết cấu. gia cường đơn giản, có thể thực hiện nhanh chóng TÀI LIỆU THAM KHẢO với chi phí tương đối thấp và không làm tăng kích thước cấu kiện. Kết quả thí nghiệm cho thấy phương 1. NGUYỄN TIẾN DŨNG, Gia cường chịu cắt dầm bê pháp gia cường này làm tăng đáng kể khả năng chịu tông cốt thép bằng tấm sợi cường độ cao FRP, Luận cắt của dầm BTCT, đồng thời làm tăng độ cứng và độ văn thạc sỹ, Đại học Xây dựng (2014). dẻo của dầm. 2. NGUYỄN HÙNG PHONG, Nghiên cứu thực nghiệm về Khả năng chịu cắt của dầm được gia cường gia cường cột bê tông bằng tấm sợi liên tục cường độ không những phụ thuộc vào hàm lượng và hình thức cao, Tạp chí Xây dựng, 6-2014, trang 89-93 (2014). bố trí tấm GFRP, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự .3. ACI 440.1R-06, Guide for the design and construction dính kết giữa tấm GFRP và bề mặt BT, hay nói cách of structural concrete reinforced with FRP bars, khác là phụ thuộc vào hiện tượng bong tấm GFRP American Concrete Institute (2006). trong quá trình chịu tải. Ngoài ra, hiệu quả gia cường 4. ACI 440.2R-08, Guide for the Design and Construction và hình thức phá hoại của dầm bị ảnh hưởng lớn bởi of Externally Bonded FRP Systems for Strengthening các chi tiết cấu tạo trong quá trình gia cường như Concrete Structures, American Concrete Institute đoạn neo tấm GFRP, bán kính mài cong của góc gia (2008). cường hay cường độ và độ dính bám của lớp BT bảo vệ cốt thép dọc. Do đó, trong quá trình gia cường cần Ngày nhận bài sửa: 5/9/2014. Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2014 29