Lý thuyết âm nhạc (Bản đẹp)

pdf 49 trang ngocly 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết âm nhạc (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfly_thuyet_am_nhac_ban_dep.pdf

Nội dung text: Lý thuyết âm nhạc (Bản đẹp)

  1. SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI HẦU VIỆC LÝ THUYẾT ÂM NHẠC NHẠC LÝ CĂN BẢN DÀNH CHO NGƯỜI ĐÁNH ĐÀN DÀNH CHO NGƯỜI HÁT DÀNH CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI PHỤC VỤ 1
  2. MỤC LỤC NHẠC LÝ CĂN BẢN Trang 3-21 I. KÝ HIỆU ÂM NHẠC Trang 4-13 II. TIẾT TẤU. Trang 13-17 III. TIẾT NHỊP Trang 18-19 IV. CUNG VÀ QUÃNG Trang 20-21 DÀNH CHO NGƯỜI ĐÀN Trang 22-trang 37 V. PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT HỢP ÂM. Trang 23-29 VI. MỘT SỐ CÁC HỢP ÂM CĂN BẢN VÀ NÂNG CAO. Trang 31-32 VII. CÁC CÁCH BỎ TIẾT ĐIỆU VÀ TỐC ĐỘ NHẠC Trang 33-34 VIII. CÁCH TÌM HỢP ÂM CHO MỘT BẢN NHẠC Trang 34-37 DÀNH CHO NGƯỜI HÁT Trang 38-trang 46 IX THANH NHẠC VÀ CÁCH HÁT Trang 39-46 DÀNH CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN Trang 47- trang 49 X. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT Trang 47 XI. KỸ THUẬT TẬP HÁT VÀ HUẤN LUYỆN HỢP CA Trang 47-48 XI. MỘT VÀI KỸ THUẬT ĐÁNH NHỊP CĂN BẢN Trang 49 XII. LỜI KẾT Trang 49 2
  3. NHẠC LÝ CĂN BẢN 1. Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy, muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm nhạc. 2. Âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con người. Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được. 3. Nghệ thuật là kết quả của hoạt động của con người biết dùng các phương tiện âm thanh. một cách khéo léo, tài tình, để thông đạt tình ý của mình. Do đó, âm nhạc chủ yếu làm cho tai nghe. Muốn thưởng thức âm nhạc, phải nghe thực thụ chứ xem bằng mắt thì chưa đủ. 4. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính sau : Cao độ là độ cao thấp của âm thanh (được phân thành 7 nốt cơ bản Đồ, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si). Cường độ là độ mạnh nhẹ của âm thanh. Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh (ký hiệu bằng các hình nốt) Âm sắc là các sắc thái khác nhau của âm thanh đục trong, sáng tối (ví dụ như khúc đó, nốt đó cần đánh chậm buồn hay là nhanh vui tươi) Thiếu một trong các đặc tính trên thì chỉ là tiếng động. Hiện nay người ta dùng nhiều tiếng động khác nhau trong âm nhạc, nhằm tăng cường mức độ diễn cảm cũng như tính tiết tấu của âm nhạc. Đó là các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống con, trống cái, phách, maracas, triangle, cymbal 5. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy mực. 3
  4. I. CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc. A. KHUÔNG NHẠC Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc. Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngang. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Thứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên Khuông nhạc giúp ta nhận ra cao độ của âm thanh ghi lên đó. Tuy nhiên phải kết hợp với khoá nhạc ở đầu khuông nhạc. Khoá nhạc khác nhau thì tên nốt nhạc sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày phần 4 ( trang 3 và trang 4 ). Đối với những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn không thể ghi lên khuông nhạc chính thì người ta thêm vào những dòng kẻ phụ và khe phụ để ghi các nốt nhạc đó. dòng kẻ phụ trên dòng kẻ phụ dưới Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết. Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra. B. TÊN NỐT NHẠC Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là: Đô - Rê - Mi - Fa -Sol - La – Si Viết tắt : Đô (C); Rê (D); Mi (E); Fa (F); Sol (G); La (A); Si (B) hay là H Có 7 âm cơ bản được sắp xếp trên khuông nhạc như sau: 4
  5. C. HÌNH NỐT NHẠC Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc: Có 7 loại hình nốt nhạc sau: Các giá trị của nốt nhạc: tương ứng ta có các giá trị của dấu lặng : D. KHÓA NHẠC Khoá nhạc là một hình vẽ nằm ở đầu mỗi khuông nhạc. Khoá nhạc giúp ta nhận ra tên các âm (tên nốt nhạc) trên khuông nhạc. Có nhiều loại khoá nhạc nhưng thường dùng nhất là khoá Sol, khoá Fa và khóa Đô. Những ca khúc thanh nhạc (bài hát) thường chỉ dùng khoá Sol. 1) Khoá Sol dòng 2 : Nốt Sol bắt đầu từ dòng thứ 2, từ đó người ta tính các nốt khác. - Dành cho bè nữ và các đàn âm khu cao như violon, Flute, Oboe Ví dụ người ta tính lên . - Dành cho các bè nam cao và trầm : gồm khoá Sol Ricordi và khóa Sol hạ quãng 8 Ví dụ người ta tính xuống. 5
  6. 2) Khoá Fa dòng 4 : dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone Nốt nhạc ở dòng 4 là nốt Fa. Từ nốt Fa ta tính được các nốt khác trên khuông. 3) Khoá Đô dòng 3 : dùng cho đàn viola. Nốt nhạc nằm trên dòng 3 là nốt Đô. Từ nốt đô ta tính các nốt khác trên khuông. E. CÁCH GHI NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG. Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau: 1) Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc: -Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải. -Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái. 2) Cách ghi đuôi nốt có dấu móc: Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng ở phía bên phải: 3) Cách ghi nhạc ở bài hát một bè: -Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên. -Nốt nhạc viết ở dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý. -Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên. 4) Cách ghi nhạc ở bài hát hai bè (tham khảo) -Tất cả các nốt ở bè trên đuôi nốt viết quay lên. -Tất cả các nốt ở bè dưới đuôi nốt viết quay xuống. 5) Gạch ngang trường độ: Các dấu móc đi liền nhau có thể được thay bằng các dấu gạch nối gọi là gạch ngang trường độ. 6
  7. F. KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CƯỜNG ĐỘ 1) Các chữ dùng để ghi cường độ thường dùng là Pianissimo (pp) : Rất nhẹ Piano (p) : Nhẹ Mezzo-Forte (mf) : Mạnh vừa Forte (f) : Mạnh Fortissimo (ff) : Rất mạnh Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹ và fff để chỉ cực mạnh 2) Các chữ hoặc ký hiệu dùng để báo hiệu thay đổi cường độ : Crescendo (Cresc.) : Mạnh dần lên Decrescendo (decresc.) : Nhẹ dần lại Diminuendo (dim.) : Bớt lại Morendo (mor.) : Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài) Smorzando (Smor.) : Tắt dần Subito forte (Sf.) : Mạnh đột ngột Sforzando (Sfz.) : Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay (fp) Marcato (>) : Mạnh mà rời Staccato (dấu chấm trên dấu nhạc) : Nhẹ mà rời Sostenuto (gạch ngang trên dấu nhạc) : Cẩn trọng, nâng niu (pfp) Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng Ngoài ra, để chỉ phải liên kết các dấu nhạc mạnh dần hoặc nhẹ dần một cách liên tục, không rời rạc, người ta dùng chữ Legato (liền tiếng, liền giọng). 3) Phân loại cường độ: Có 2 cách phân định cường độ 3.1.Cường độ cố định: là cường độ được qui định trước theo nguyên tắc "Phách đầu mạnh,phách cuối nhẹ". Cụ thể : - Trong loại nhịp 2 phách: phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ - Trong loại nhịp 3 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 nhẹ; - Trong loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. 7
  8. 3.2.Cường độ diễn cảm: là cường độ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca gợi ý. Chính loại cường độ nầy mới tạo "hồn" cho âm nhạc. Cần học phân tích tiết tấu thì mới biết phân phối cường độ sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng câu, từng đoạn, từng bài nhạc 4. Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ, thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho từng chỗ, từng đầu câu mà thôi, chứ không thể ghi chi tiết cường độ của tất cả mọi dấu nhạc trong câu trong bài được. Dù ghi hay không ghi ký hiệu cường độ, chúng ta cũng phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạn và dựa trên ý nghĩa lời ca để phân phối cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh khí. Người ca hát có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc, đúng nơi. G. DẤU HOÁ Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Có 3 loại dấu hoá thường dùng: 8
  9. 1) Ảnh hưởng của dấu hóa Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau: 1.1) Dấu hóa theo khóa. Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó. Tất cả các nốt Fa trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá. Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá. *Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá. Ở một số nước như Đức, Nga khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses :Đôbb ;Des :Rêb ; Ees —>Es : Mib; Aes —> As : Lab. 1.2) Dấu hóa bất thường. - Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường. - Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp. Chú ý : Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường. 2) Dấu nhắc lại. Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần. 9
  10. 3) Khung thay đổi. Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2, nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối cùng người ta dùng khung thay đổi. Lần 1: Trình diễn bình thường Lần 2: Đến những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 1 ta phải bỏ qua không trình diễn, mà trình diễn qua những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 2 trở về sau. 4) Dấu hồi tấu. Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần. 5) Dấu CODA. Khi trình bày lần thứ hai, nếu có yêu cầu phải bỏ bớt phần nào đó người ta dùng dấu Cô-đa. Dấu cô-đa cũng được ghi 2 lần. 6) Cách xử lý khi gặp các ký hiệu phía trên. 6.1) Kí hiệu dấu nhắc lại không có khung thay đổi. Thứ tự trình diễn như sau:1-2-3-4-5-6-3-4-5-6-7-8. 10
  11. 6.2) Kí hiệu dấu nhắc lại có khung thay đổi. Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8. 6.3) Kí hiệu dấu hồi tấu không có dấu cô-đa. Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8. 6.4) Kí hiệu dấu hồi tấu có dấu cô-đa. Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-7-8. 6.5) Vạch xiên chỉ trường độ. Lặp lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng một ô nhịp, thay vì viết ra cả thì chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ. 6.6) Gạch chỉ trường độ. Một âm thanh hoặc một hợp âm cần nhắc lại thì ghi tổng số trường độ và thêm các gạch chỉ trường độ phải lặp lại : 11
  12. 6.7) Lặp lại luân phiên nhiều lần âm thanh hoặc hợp âm. 6.8) Lặp lại nguyên 1 hoặc 2 ô nhịp : Lưu ý : Người ta có thể thay dấu hồi tống bằng chữ DC (Da Capo nghĩa là trở lại từ đầu. Da Capo al fine = Trở lại từ đầu cho đến chỗ TẬN của bài). 7 ) Dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi và dấu chấm ngân. Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu chấm ngân là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh. 7.1 Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau. 7.2. Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến. 7.3. Dấu chấm dôi : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước ( ví dụ nốt đi trước là nốt đen thì nó bằng ½ của nốt đen, nốt đi trước là nốt trắng thì nó bằng ½ nốt trắng là bằng 1 nốt đen ) nó.mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó. 7. 4.Dấu lặng: Là ký hiệu cho biết phải ngưng không diễn tả âm thanh trong một khoảng thời gian. Hình thái các dấu và giá trị thời gian xin xem trong phần 3 trang 3. 12
  13. 7.5. Dấu chấm ngân hay còn gọi là dấu lưu (Dấu miễn nhịp) : là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa U đặt trên hoặc dưới ký diệu âm nhạc nào thì cho nó được kéo dài bao lâu tuỳ ý., người hát hoặc người đàn có thể xử lí tự do. 8) Các nhóm dấu bất thường: Liên ba : Là 3 dấu nhạc có trường độ bằng nhau, nhưng khi diễn tấu thì trường độ của chúng bằng trường độ 2 dấu nhạc cùng hình dạng. Liên năm, liên sáu, liên bảy : Là diễn tấu 5, 6 hoặc 7 dấu thay vì chỉ phải diễn tấu 4 dấu cùng hình dạng. Liên hai : là 2 dấu nhạc có trường độ bằng nhau nhưng được diễn tấu trong thời gian bằng 3 dấu cùng hình dạng. Liên tư : Là diễn tấu 4 dấu thay vì cần diễn 6 dấu cùng hình dạng. 13
  14. II. TIẾT TẤU 1. Khái niệm : Âm nhạc thuộc loại nghệ thuật chuyển động trong thời gian, có âm thanh trước, âm thanh sau nối tiếp nhau từ đầu bài cho đến cuối bài. Các âm thanh chuyển động từ đầu bài cho đến cuối bài, không phải một cách lộn xộn như trong một đám đông vô trật tự, mà có một sự sắp xếp thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn khác nhau. Tiết tấu chính là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo tình ý của người soạn nhạc. 2. Như vậy, tiết tấu là yếu tố xử lý trường độ của âm thanh để tạo nên trật tự, ý nghĩa, sự hài hoà và sự sống cho bản nhạc. Trong thanh nhạc (có lời ca), thì tiết tấu phải dựa trên ý nghĩa lời ca. Trong khí nhạc (không có lời ca) thì tiết tấu dựa trên tình ý của người soạn nhạc, được thể hiện qua các ý nhạc chủ đạo (hoặc nhạc đề) và sự khai triển các chủ đề đó theo nguyên tắc “biến đổi trong thuần nhất” 3. Bất cứ một chuyển động nào, dù ngắn hay dài, đều bao gồm hai thời điểm : đó là lúc khởi đầu và lúc kết thúc. Lúc khởi đầu là yếu tố động, đòi hỏi năng động, sức mạnh, cường độ ; lúc kết thúc là yếu tố tĩnh, đòi hỏi sự nghỉ ngơi, êm nhẹ, buông lỏng. Tiết tấu liên kết, pha trộn các yếu tố này với nhau sao cho khéo léo, hợp với ý nghĩa lời ca hoặc hợp với tình ý của chủ đề bản nhạc. 4. Trong âm nhạc, lúc khởi đầu người ta gọi là nét vươn lên hay là bước tiến (arsis), khi kết thúc thì gọi là chỗ nghỉ ngơi hay là bước lui (thesis). Bước tiến được phác hoạ bằng cách nâng tay lên, bước lui bằng cách hạ tay xuống. Như vậy tiết tấu nhỏ nhất gồm một bước tiến và một bước lui 5. Trong bản nhạc, các bước tiến, bước lui không nhất thiết có trường độ bằng nhau. 6. Khi tiết tấu gồm những bước tiến bước lui đều nhau từ đầu đến cuối, người ta có thể chia thành những phần trường độ đều nhau (gọi là ô nhịp đều nhau) và ta gọi đó là tiết tấu đều đặn hay tiết tấu chia đều. Trường độ âm thanh trong ô nhịp được xác định bằng một phân số chỉ loại nhịp ghi ở đâu bài. (Ví dụ : 2/4 mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách tương đường một dấu đen). 7. Loại tiết tấu đều đặn còn được chia ra hai loại khác : đó là tiết tấu bình thường và tiết tấu bất thường. a) Tiết tấu bình thường là tiết tấu gồm các bước hoặc các phách có trường độ đều nhau. b). Tiết tấu bất thường là tiết tấu trong đó các bước hoặc phách ngắn dài, sớm muộn khác nhau (gọi là đảo phách) hoặc tiết tấu trong đó thiếu hụt các phần đầu bước hoặc đầu nhịp (nghịch phách). Trong thực tế, nghịch phách là một loại đảo phách mà trong đó phần phách bất thường thay vì ngân dài thì được thay thế bằng dấu lặng. 14
  15. A. Đảo phách (Syncope): Đảo phách là một dạng phân chia thứ tự ngoại lệ giữa các phách mạnh yếu. Khi đảo phách, note nhạc ở phách yếu ngân dài, chiếm cả phách mạnh kế đó. Khi đảo phách, note mạnh mất sự quan trọng khi bắt đầu phách, bị chìm dưới sự ngân dài của phách phía trước. Lúc này, các note trong ô nhịp không còn dựa vào trật tự mạnh yếu, ví dụ: Phách yếu ở ô nhịp 1 nối dài qua nửa phách mạnh ở ô nhịp 2. Phách yếu ở ô nhịp 3 nối dài qua phách mạnh ở ô nhịp 4. Mục đích của đảo phách là làm cho đoạn nhạc có vẻ khập khễnh, ngập ngừng. Đảo phải còn giúp cho đoạn nhạc bớt đơn điệu, buồn tẻ. Tùy theo giá trị trường độ của các note nối nhau trong đảo phách mà người ta phân loại như sau: a) Đảo phách cân: Khi note đứng trước và note đứng sau trong đảo phách có cùng trường độ. Ví dụ trong một đoạn nhạc của hình sau, chúng ta có đảo phách cân. Đảo phách cân được tạo ra từ cuối ô nhịp trước với note đen đầu ô nhịp sau. b) Đảo phách lệch: Khi note đứng trước có trường độ lớn hơn note đứng sau. Ví dụ đoạn nhạc dưới, note trắng ở ô nhịp 2 nối với note móc trong liên ba của ô nhịp 3. Hoặc ở đoạn nhạc dưới, note trắng ở ô nhịp trước nối với note đen của ô nhịp sau: c) Đảo phách thọt(đảo phách gẫy): Khi note đứng trước có trường độ nhỏ hơn note đứng sau. Ví dụ, trong đoạn nhạc dưới thì note móc ở phách 2 nối với note đen ở phách 3: 15
  16. B. Nghịch phách : Nghịch phách còn gọi là nhịp chỏi được thể hiện bằng cách im lặng hoàn toàn nơi phách mạnh, âm phát ra nơi phách yếu. Nghịch phách tạo ra một sự kích động, hụt hẫng, làm cho đoạn nhạc nhộn nhịp, vui hơn. Ví dụ 1: Ở ô nhịp thứ 2 trong đoạn nhạc trên, phách mạnh bị im bằng lặng đen, tạo ra nghịch phách. Ở ô nhịp thứ 5, phách mạnh bị im bằng dấu lặng đen, tạo ra nghịch phách. Ví dụ 2: Ở ô thứ 3 trong đoạn nhạc trên, phách mạnh bị im bằng dấu lặng đen, tạo ra nghịch phách. Trong bài còn có nhiều đoạn nghịch phách tương tự. Loại nghịch phách trình bày ở ví dụ 1 và 2 dựa vào sự yên lặng của phách mạnh, loại này được chia ra làm 2 loại : a) Nghịch phách đều: Khi giá trị của dấu lặng bằng giá trị của hình note thì người ta gọi đó là nghịch phách đều. Ví dụ: Qua trích đoạn nhạc trên ở ô nhịp thứ 2-4-6 có dấu lặng móc và dấu móc đơn phách 1 (phách mạnh). Phách 1 được chia làm 2 chi phách hay 2 thì (temp), một chi phách là dấu lặng móc và chi phách kế tiếp là dấu móc đơn. Hai dấu này có giá trị trường độ bằng nhau, vì vậy đây là nghịch phách đều. 16
  17. b) Nghịch phách không đều: Khi giá trị của 2 chi phách của phách 1 (mạnh) không bằng nhau. Ví dụ 1 : Hình note dài hơn dấu lặng. Trong đoạn nhạc trên, các ô nhịp 1-3-5 đều có dấu lặng đơn và dấu móc đơn ở phách 1, đó là nghịch phách đều (2 chi của phách 1 bằng nhau). Đến ô nhịp thứ 7 , dấu lặng đơn của phách đầu, kế tiếp là note đen. Vậy đó là nghịch phách có hình note dài hơn dấu lặng, được gọi là nghịch phách không đều Ví dụ 2: dấu lặng dài hơn hình note. Trong trích đoạn nhạc phía dưới, ô nhịp 9 có dấu lặng đen và dấu lặng đơn (phách 1 kéo dài đến chi đầu của phách 2 là dấu lặng), chi cuối của phách 2 là note móc đơn. Vậy đó là nghịch phách có dấu lặng dài hơn hình note, được gọi là nghịch phách không đều 8. Tóm lại, tiết tấu là linh hồn đem lại sức sống cho giai điệu. “Ai cũng cảm nghiệm được tiết tấu : rất nhiều người không biết hoà âm, một số người không biết giai điệu, nhưng không ai là không biết tiết tấu”. Chính tiết tấu xử lý trường độ âm thanh, tạo nên những bước tiến bước lui gợi ý cường độ cho âm thanh, làm cho các âm thanh nối kết với nhau có ý nghĩa. Do đó diễn tấu một bản nhạc có hồn hay không là do ta có biết diễn tấu cường độ do tiết tấu gợi ý cho ta hay không. Ngược lại, nếu ta cứ phách đầu mạnh, phách sau nhẹ như người ta thường dạy, thì việc diễn tấu sẽ trở nên máy móc, thiếu tâm tình, tức là thiếu cái hồn của âm nhạc. 17
  18. III. TIẾT NHỊP Khi nghe một bản nhạc hay một bài hát, ta thường thấy cách một khoảng thời gian đều nhau nào đó có một tiếng đệm mạnh (hay một tiếng trống đệm theo). Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp. Để phân biệt nhịp nọ với nhịp kia người ta dùng một vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp. - Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh. - Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép. - Chấm dứt bài nhạc người ta dùng vạch kết thúc bao gồm 1 vạch bình thường và 1 vạch đậm hơn ở phía ngoài. Ở bất cứ bản nhạc nào, đầu bài luôn là số chỉ về trường độ và phách nhip trong bản nhạc. Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp) Số chỉ nhịp trông giống như một phân số ( ví dụ 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 ) - Số bên trên là Tử, bên số dưới là Mẫu. - Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp. - Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào) Chú ý: Số chỉ nhịp chỉ được thể hiện như phân số thôi chứ nó ko viết như phân số. Khi viết ta ko có viết dấu gạch ở giữa tử và mẫu. Khi đọc chúng ta đọc liền số A và số B. 18
  19. Lấy 1 ví dụ về số chỉ nhịp sau đây: Chúng ta đọc nhịp này là nhịp hai bốn. Nhìn vào số chỉ nhịp này ta có thể thấy: Tử nó là số 2. Điều này chứng tỏ trong 1 ô nhịp nó có 2 phách Mẫu là số 4. Tức là trường độ của mỗi phách sẽ bằng 1/4 nốt tròn (tức là bằng 4 nốt đen). Nếu giải thích đúng nghĩa theo nhịp thì chúng ta có thể định nghĩa nhịp 2/4 như sau: Nhịp 2/4 là nhịp mà trong đó mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen. Phách thứ nhất mạnh, phách thứ 2 nhẹ. - Trong mỗi nhịp (ô nhịp hay nhịp trường canh) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách. - Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. - Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ ta mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau. - Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tuỳ thuộc vào số chỉ nhịp. Ví dụ : nhịp 3/4 => trong mỗi ô nhịp có 3 phách, 4/4 => trong mỗi ô nhịp có 4 phách, 7/8 => trong mỗi ô nhịp có 7 phách. Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc. Ví dụ : Các bạn lấy tay đập xuống bàn 1 cái rồi dở lên (hoặc dùng bàn chân đạp xuống đất rồi dở lên cũng được). 1 lần đập xuống rồi dở lên như vậy tôi gọi là 1 phách. Như vậy nếu gõ 2 phách thì sẽ có 2 lần đập xuống rồi dở lên, 3 phách thì 3 lần đập xuống dở lên. Nửa phách thì chỉ 1 động tác hoặc đập xuống hoặc dở lên thôi. Chú ý trường độ của một phách không cố định chính xác theo thời gian, mà tùy người chơi muốn nhanh hay chậm thôi. Có 4 loại mẫu số hay dùng: 2 , 4 , 8 ,12. 2: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Trắng 4: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Đen 8: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Đơn 12 : giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt móc kép Ví dụ : 9/8 => mẫu số = 8 => giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt đơn. Lưu ý có 2 ngoại lệ quan trọng là : người ta thường thay thế 2 loại nhịp là: 2/2 bằng chữ ¢ và 4/4 bằng chữ C Vậy ví dụ khi gặp nhịp 6/8 : thì kết luận là : Mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng 1 nốt móc đơn. Tiết điệu (nhịp điệu hoặc điệu nhạc) : là một công thức tiết tấu dựa trên một loại tiếp nhịp nhất định nào đó, thường được dùng để đệm bằng nhạc khí, thí dụ nhịp điệu Marche, Fox, Valse, Boston, Rumba, Chachacha, Boléro, Tango, Slow, Twist, Surf 19
  20. IV. CUNG, QUÃNG 1.Cung: Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao độ của chúng không đồng đều nhau, có khoảng cách 1 cung, có khoảng cách nửa cung. Các khoảng cách cao độ được ghi như sau: Do ảnh hưởng của dấu hoá nên có 2 loại nửa cung như sau: a) Nửa cung Diatonic (nửa cung dị): Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc khác tên nhau. Nửa cung Diatonic được tạo ra giữa 2 bậc liền kề nhau của hàng âm. Ví dụ: b) Nửa cung Crômatic (nửa cung đồng): Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc cùng tên nhau. Nửa cung Crômatic được tạo ra trong một bậc cơ bản với sự nâng cao hoặc hạ thấp chính nó. Ví dụ : 2.Quãng : ( phần này chúng ta chỉ cần biết khái niệm đơn giản của nó mà thôi ) a) Quãng là sự liên kết giữa hai hoặc nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc (hay phát ra lần lượt). Nốt thấp nhất của quãng gọi là nốt nền, nốt cao của quãng gọi là nốt đỉnh. Tên quãng được gọi bằng số. Từ dấu nhạc đầu tiên đến dấu nhạc cuối có bao nhiêu bậc cơ bản thì là quãng bấy nhiêu. Ví dụ : Đô-Mi : Có 3 bậc là đô, rê, mi, nên gọi là quãng 3. b) Quãng 2 gồm 1 nguyên cung được gọi là q.2 Trưởng (Đô-Rê, Rê-Mi ). Quãng 3 gồm 2 nguyên cung được gọi là q.3 Trưởng (đô-mi, fa-la, sol-xi, rê-fa# ). Quãng 4 gồm 2 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.4 đúng (Đô-La, Rê-Sol ). Quãng 5 gồm 3 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.5 đúng (Đô-Sol, Rê-La, ). Quãng 6 gồm 4 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.6 Trưởng (Đồ-Lá, Fa-Rế ). Quãng 7 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung được gọi là q.7 Trưởng (Đô-Sí, ). Quãng 8 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung được gọi là q.8 đúng (Đồ-Đố, Rề-Rế ). 20
  21. Từ quãng trưởng, quãng đúng, nếu tăng hay giảm 1/2 cung ở note đầu và note cuối của quãng ta lại có thêm các quãng thứ, quãng tăng, quãng giảm, quãng bội tăng, quãng bội giảm. Nhận biết các quãng theo ví dụ sau : - Quãng 3 trưởng (2 nguyên cung): Đồ-Mi - Quãng 3 thứ : Đồ-Mib, hoặc Re-Fa (giảm đi 1/2 cung còn 1 cung rưỡi) - Quãng 3 giảm: Quãng 3 thứ mà có note cuối giảm đi 1/2 cung hoặc có note đầu tăng 1/2 cung, khoảng cách 2 note còn lại 1 cung thì gọi là Quãng 3 giảm. Vd: F#- Ab, D#-F, - Quãng 3 tăng: Quãng 3 trưởng mà có note cuối tăng 1/2 cung hoặc note đầu giảm 1/2 cung, khoảng cách 2note là 2 cung rưỡi được gọi là Quãng 3 tăng. Vd: C- E#, Fb-A, Tương tự ta có quãng giảm mà lại bị giảm thêm 1 lần nữa được gọi là quãng bội giảm; quãng tăng mà lại được tăng thêm 1/2 cung nữa thì được gọi là quãng bội tăng. Các quãng đúng thì chỉ có giảm, tăng chứ không có trưởng, thứ: c ) Ngoài ra người ta còn gọi và phân loại như sau : Quãng giai điệu : Hai âm thanh vang lên kế nhau, còn quãng hoà điệu là hai âm thanh vang lên cùng một lúc. Quãng đơn : là quãng 8 trở xuống, còn quãng kép là quãng ngoài quãng 8 (số lớn hơn quãng 8). Tính chất của quãng kép cũng giống như tính chất của quãng đơn tương ứng. Muốn biết quãng đơn tương ứng, ta lấy quãng kép trừ đi 7. Quãng lên : Khi dấu đầu thấp hơn dấu cuối. Quãng xuống : Khi đấu đầu cao hơn dấu cuối. Quãng thường : Là một quãng có sẵn, nếu ta lấy dấu thấp nâng lên một quãng 8 hoặc lấy dấu cao hạ xuống một quãng 8, ta sẽ có quãng đảo của nó. Tóm lại, quãng là 1 trong những đơn vị cơ bản nhất khi nói về cao độ trong nhạc lý. Nắm vững các lý thuyết về quãng sẽ giúp mình hiểu rõ hơn cấu tạo của các loại hợp âm, để rồi tiến tới sử dụng nó 1 cách hiệu quả. Kết : Đây là những phần nhạc lý cần thiết dành cho những người muốn tôn vinh ca ngợi Chúa cách hiệu quả. Để nhớ được phần nhạc lý thì chỉ có cách là thực hành nó nhiều lần, khi hát hay đàn một bài hát cần để ý để biết bản nhạc đó có gì phần nào không biết thì đọc tham khảo như vậy mới nhớ lâu và không quên được. HẾT PHẦN NHẠC LÝ CĂN BẢN 21
  22. DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÀN Đánh đàn cho ca đoàn tôn vinh Chúa cũng chính là thờ phượng Chúa, tương tự như là hát xướng vậy. Trong thời cựu ước người ta dùng đàn cầm, đàn sắt để mà nói tiên tri hay ngợi khen Chúa. I Sử ký 25:3 có chép : Về con trai của Giê-đu-thun có Ghê-đa-lia, Xê-ri, Ê-sai, Ha-sa-bia, Ma-ti-thia, và Si-mê-i, là sáu người đều ở dưới quyền cai quản của cha chúng, là Giê-đu-thun, dùng đàn cầm mà nói tiên tri, cảm tạ và ngợi khen Đức Giê-hô-va. Ngày nay phần xử lý các nhạc cụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hát tôn vinh Chúa, đánh đàn tốt sẽ làm cho người hát và người dẫn hát không phân tâm khi tôn vinh Chúa. Chính vì vậy mà người chơi đàn trong hội thánh cũng cần phải tập luyện thường xuyên để kỹ năng mỗi ngày một tốt hơn. Học đàn cần được hướng dẫn trên đàn cách trực tiếp, bài viết này chỉ nói cách tập đàn đơn giản nhất còn lại chủ yếu là tự tập luyện lấy là chính. Nói về đàn thì có 2 cách để mà học đàn: A )Học cách bài bản, thứ tự, trường lớp. Tốt nhất là học đàn theo trường lớp. như vậy sẽ có được một nền tảng tốt, rất cần thiết cho Hội Thánh Chúa. Nếu có cơ hội thì nên học một cách bài bản, học lẫn nhau và học những người giỏi hơn. Học theo cách này cần đầu tư nhiều về thời gian và công sức. B) Học nhanh. Học nhanh bao giờ cũng sẽ không tốt bằng học thứ tự, đàn là sự tập luyện nên dù học nhanh hay chậm thì cũng cần phải tập luyện. Bằng cách bỏ những cái khó, để học sau học những cái cần trước sau đó sẽ tập lại những cái khó đó là cách học của phương pháp này. Cách này dùng cho những người chưa đủ điều kiện học nhạc từ trước, hoặc những nơi cần người đánh đàn thờ phượng Chúa mà chưa có thì chúng ta có thể học theo cách này. Học cái cần trước sau đó học đến cái khó sau. Để học được cần phải biết những điều căn bản sau : 1. Nhạc lý : Dù nhanh hay chậm cũng cần phải biết nhạc lý căn bản. 2. Nhận biết hợp âm. Đàn organ vốn sẵn tiết điệu nên ta chỉ cần biết hợp âm để đánh, chọn những bài hát đã biết hát và có thể hát chính xác thì ta dùng đàn organ với những hợp âm ta tìm được dùng để đánh hát.Việc này làm cho người muốn học đàn có thể đánh được ngay, tự đánh tự hát dần dần sau khi quen hợp âm. Khi thành thuộc hợp âm rồi thì sẽ vừa đánh hợp âm vừa đánh nốt theo như mình hát. Tiếp đến sẽ đánh nốt theo bản nhạc quen thuộc, khi vững vàng sẽ tự đánh những bản nhạc mới. 22
  23. V. PHƯƠNG PHÁP ĐỂ NHẬN BIẾT HỢP ÂM 1. Hợp âm trưởng ( ký hiệu M; Maj ) Lấy nốt đầu tiên của hợp âm cần tìm, đếm tiếp 3 phím đàn chọn 4, từ nốt thứ 4 đếm tiếp 2 chọn 3 Ví dụ : Tìm hợp âm C Chọn Đô bỏ 3 phím liên tiếp ( gồm Đô thăng, Rê, Rê thăng ) lấy Mi bỏ 2 phím liên tiếp ( gồm fa, fa thăng ) lấy Sol ta được : Đô-Mi-Sol Vậy hợp âm C gồm có 3 nốt Đô-Mi-Sol ( ký hiệu bằng số là 1-3-5 ) Tương tự như vậy ta tìm được các hợp âm khác như D, E, F, G, A, B 2. Hợp âm thứ ( ký hiệu .m; min; - ) Để tìm hợp âm thứ nào đó ta cần tìm hợp âm trưởng trước, sau đó từ nốt giữa của hợp âm trưởng ( số 3 ) ta giáng nữa cung chọn nốt nốt giáng đó ( nốt dưới của nốt giữa ) thì sẽ ra hợp âm thứ . Ví dụ : Tìm hợp âm Cm Với cách chọn như phần 1 ta tìm được hợp âm trưởng C gồm Đô-Mi-Sol, từ nốt Mi ( nốt giữa hay là số 3 ) ta chọn nốt giáng nữa cung kế cạnh được nốt Mi giáng. Ta được Đô – Mi giáng - Sol Vậy hợp âm Cm sẽ là Đô - Mi giáng - Sol Tương tự như vậy ta tìm được các hợp âm thứ như : Dm, Em, Fm, Gm, Am, Bm 3. Hợp âm 7 ( đọc là át âm bậc 7 ký hiệu .7 ) Để tìm hợp âm 7 ta tìm hợp âm trưởng trước sau đó từ nốt cuối cùng của hợp âm trưởng ( nốt số 5 ) ta bỏ hai nốt kế cận chọn thêm nốt thứ 3 sẽ ra hợp âm 7. Ví dụ : Tìm hợp âm C7 Ta tìm hợp âm C trưởng trước như cách 1 sẽ được Đô – Mi –Sol, từ nốt Sol ta bỏ hai nốt liên tiếp ( Sol thăng, La ) chọn nốt kế tiếp La thăng ta được : Đô – Mi- Sol – La thăng. Vậy hợp âm C7 gồm có 4 nốt : Đô – Mi – Sol – La thăng Tương tự như vậy ta có thể tìm các hợp âm : D7, E7, F7, G7, A7, B7 Cách tìm hợp âm thứ 7 cũng như vậy, do nốt cuối cùng của hợp âm thứ không thay đổi so với hợp âm trưởng của nó nên ta chỉ cần tìm tương tự như hợp âm trưởng 7 là được. Ví dụ : Tìm hợp âm Cm7 Ta tìm hợp âm C trưởng ( cách 1 ) được Đô – Mi – Sol, tìm Cm (cách 2 ) được Đô – Mi giáng – Sol, từ nốt cuối Sol theo cách 3 tìm được La thăng. Ta được Đô – Mi giáng – Sol – La thăng. Vậy hợp âm Cm7 gồm 4 nốt Đô – Mi giáng – Sol – La thăng. 23
  24. 4. Hợp âm thăng và giáng. A ) Đối với hợp âm thăng thì ta thăng tất cả các nốt lên nữa cung và chọn nốt đó. Ví dụ : Tìm hợp âm C# Theo cách 1 ta tìm trước hợp âm C trưởng, được Đô – Mi – Sol, để tìm hợp âm C# ta chỉ cần thăng tất cả các nốt Đô – Mi – Sol nữa cung và chọn chính nốt đó sẽ được Đô thăng – Mi thăng ( tương đương nốt Fa ) – Sol thăng. Vậy hợp âm Đô thăng gồm : Đô thăng – Fa – Sol Thăng. B) Cách thăng này có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Ví dụ tìm hợp âm C#m7 Đầu tiên ta tìm hợp âm Cm7, theo cách 3 trong ví dụ 3 ta đươc Đô – Mi giáng – Sol – La thăng. Sau đó ta áp dụng dấu thăng cho tất cả các nốt mà ta tìm được sẽ ra Đô thăng – Mi ( cũ là Mi giáng nên khi thăng lên sẽ là Mi ) – Sol thăng – Si ( La thăng khi thăng lên nữa sẽ là Si ) Vậy hợp âm C#m7 gồm : Đô thăng – Mi– Sol thăng – Si. C) Đối với hợp âm giáng : Ta làm theo cách tương tự như với hợp âm thăng Ví dụ tìm hợp âm Cb Theo cách 1 ta tìm hợp âm C trưởng sẽ gồm : Đô – Mi – Sol, để tìm hợp âm Cb ta chỉ cần giáng tất cả các nốt Đô – Mi – Sol nữa cung và chọn chính nốt đó sẽ được Si ( Đô giáng sẽ là Si ) – Mi giáng – Sol giáng. Vậy hợp âm Cb gồm : Si – Mi giáng – Sol giáng. Chú ý : Có trường hợp đặc biệt ở đây. - Mi giáng cũng chính là Rê thăng - Sol giáng cũng là Fa thăng - Theo như cách tìm thứ 1 khi tìm hợp âm B thì những nốt tìm được tương đương với Cb, hợp âm B gồm Si – Rê thăng ( mi giáng ) – Fa thăng ( sol giáng ). Do vậy sẽ có những hợp âm tên gọi khác nhau nhưng nốt vẫn giống nhau. - Chính vì lý do đó trong từng trường hợp khác nhau chúng ta sẽ phải quyết định gọi tên các hợp âm như thế nào đó là tùy vào dấu của bản nhạc. Nếu bản nhạc là giáng thì ta phải gọi đó là nốt giáng. D ) Cách giáng này áp dụng cho mọi trường hợp. Giống như thăng phía trên Lưu ý : Thăng và giáng này ta có thể áp dụng trong các hợp âm, khi tìm một hợp âm ta có thể tìm theo thứ tự từng chữ và số trên hợp âm. Sau đó xét đến dấu thăng hay giáng mà giáng xuống hay thăng lên. Phần này có thể áp dụng cho các hợp âm ở phía sau bài này. Ví dụ : Tìm hợp âm Abm7 thì đầu tiên ta tìm hợp âm A sau đó tìm hợp âm Am, tiếp tục Am7 sau cùng giáng tất cả xuống sẽ ra Abm7. 24
  25. 5. Hợp âm bậc 4 ẩn ( ký hiệu .sus4 ) Tìm hợp âm trưởng trước sau đó từ nối thứ 3 tăng lên nữa cung, chọn nốt tăng lên đó. Ví dụ : Tìm hợp âm Csus4 Theo cách 1 ta tìm được hợp âm C gồm Đô – Mi – Sol, để có sus4 từ nốt Mi ta tăng lên nữa cung được Fa. Ta được Đô – Fa – Sol. Vậy Csus4 gồm Đô – Fa- Sol. Thường thì dùng sus sau đó cần quay về với hợp âm gốc C, cũng có thể để sus4 ở bậc 5 để thay thế cho bậc 5 ở cuối 1 đoạn nhạc . Ví dụ: giọng C có thể chơi Csus4 trước khi quay về 6. Hợp âm bậc 2 ẩn ( ký hiệu .sus2 ) Tìm hợp âm trưởng trước sau đó từ nốt đầu tiên của hợp âm đó bỏ 1 nữa cung, chọn nữa cung tiếp theo. Ví dụ tìm hợp âm Csus2 : Theo cách 1 ta tìm được hợp âm C gồm Đô – Mi – Sol, để có sus2 từ nốt Đô ta bỏ nữa cung đầu, chọn nữa cung tiếp theo là nốt Rê. Ta được Đô – Rê– Sol. Vậy Csus2 gồm Đô – Rê– Sol. Chú ý : 1 cách tìm khác của sus4 và sus2 là theo số Ví dụ : Csus4 thì trước tiên hợp âm C gồm Đô – Mi – Sol số là 1-3-5 ta bỏ 3 chọn 4 sẽ là 1-4-5 nốt 4 là Fa ta được Đô – Fa – Sol Csus2 thì trước tiên hợp âm C gồm Đô – Mi – Sol số là 1-3-5 ta bỏ 3 chọn 2 sẽ là 1-2-5 nốt 2 là Rê ta được Đô – Fa - Sol 7. Hợp âm bậc 7 trưởng ( Ký hiệu maj7; major7; M7; Д7 ) Đầu tiên ta tìm hợp âm 7 ( át âm bậc 7 ) trước theo cách 3 sau đó nốt cuối cùng của 4 nốt tìm được ta thăng lên nữa cung, chọn nữa cung đó ta được hợp âm 7 trưởng ( maj7 ). Ví dụ tìm hợp âm Cmaj7 Đầu tiên ta tìm C7 theo cách 3 ta tìm được C7 gồm 4 nốt Đô – Mi – Sol – La thăng, để tìm Cmaj7 nốt cuối La thăng ta lên nữa cung là Si ta chọn nốt đó thay cho La thăng ta được Đô – Mi – Sol – Si. Vậy hợp âm Cmaj7 gồm 4 nốt Đô – Mi – Sol – Si. 8. Hợp âm cung thứ bậc 7 { ký hiệu m(maj7); minor(major7) } Như cách tìm bậc 7 trưởng, đầu tiên ta tìm hợp âm trưởng sau đó tìm hợp âm thứ kế tiếp ta tìm át âm bậc 7 từ át âm bậc 7 nốt cuối ta thăng lên nữa cung sẽ ra hợp âm cung thứ bậc 7. 25
  26. Ví dụ tìm hợp âm Cm(maj7) Tìm C ( cách 1 ) ta được Đô – Mi – Sol, tìm Cm ( Cách 2 ) ta được Đô – Mi giáng – Sol, tìm Cm7 ( cách 3 ) ta được Đô – Mi giáng – Sol – La thăng, nốt cuối La thăng ta lên nữa cung là Si chọn Si bỏ La thăng ta được Đô – Mi giáng – Sol – Si. Vậy hợp âm Cm(maj7) gồm những nốt Đô – Mi giáng – Sol – Si. Chú ý hợp âm .m( Maj9 ) thì cách tìm như sau : Tìm hợp âm m(Maj7)trước sau đó từ nốt cuối cùng của hợp âm m( Maj7) ta bỏ 2 nốt liên tiếp ( 1 cung ) chọn nốt tiếp theo ( nữa cung ) sẽ được m(Maj9) gồm 5 nốt. Ví dụ : Tìm hợp âm Cm(maj9) Ta tìm hợp âm Cmaj7 theo cách 7 được 4 nốt Đô – Mi giáng – Sol – Si từ nốt Si ta bỏ 2 nốt kế tiếp( 1 cung ) chọn nốt tiếp theo ( nữa cung ) ta thêm được nốt Rê. Vậy hợp âm Cmaj9 gồm 5 nốt Đô – Mi giáng – Sol – Si – Rê. 9. Hợp âm bậc 6. ( ký hiệu major6; Maj6; M6; 6 ) Tìm hợp âm trưởng trước theo cách 1, sau đó từ nốt cuối ta bỏ 1 nốt kế tiếp ( nữa cung ) chọn nốt tiếp theo ( nữa cung tiếp theo ) lấy nốt đó. Ví dụ tìm hợp âm C6 Tìm hợp âm C theo cách 1 ta được Đô – Mi – Sol, từ nốt Sol ta bỏ 1 nốt ( nữa cung ) chọn nữa cung tiếp theo là La ta được Đô – Mi – Sol – La. Vậy C6 gồm những nốt sau : Đô – Mi – Sol – La. 10. Hợp âm bậc 6 thứ. ( Ký hiệu minor6; m6; -6 ) Như cách tìm bậc 6, đầu tiên ta tìm hợp âm trưởng sau đó tìm hợp âm thứ kế tiếp, sau đó từ nốt cuối ta bỏ 1 nốt kế tiếp ( nữa cung ) chọn nốt tiếp theo ( nữa cung tiếp theo ) lấy nốt đó. Ví dụ : tìm hợp âm Cm6 Tìm C ( cách 1 ) ta được Đô – Mi – Sol, tìm Cm ( Cách 2 ) ta được Đô – Mi giáng – Sol, từ nốt Sol ta bỏ 1 nốt ( nữa cung ) chọn nữa cung tiếp theo là La ta được Đô – Mi giáng – Sol – La. Vậy hợp âm Cm6 gồm những nốt Đô – Mi giáng – Sol – La. 11. Hợp âm sáu chín { ký hiệu 6/9; 6(add9); Maj6(add9); M6(add9) }. Đầu tiên ta tìm hợp âm bậc 6 sau đó ta tính từ nốt cuối cùng ta đếm lên 5 nốt ( 2 cung rưỡi ) chọn nốt thứ 5 ta được 5 nốt. Ví dụ : Tìm hợp âm C6/9 Đầu tiên ta tìm hợp âm C theo cách 1 ta được Đô – Mi – Sol, từ nốt Sol ta bỏ 1 nốt (nữa cung) chọn nữa cung tiếp theo là La ta được Đô – Mi – Sol – La. Từ nốt La ta đếm lên 5 nốt (2 cung rưỡi) chọn nốt thứ 5 là Rê ta được Đô – Mi – Sol – La – Rê. Vậy hợp âm C6/9 gồm những nốt Đô – Mi – Sol – La – Rê. 26
  27. Chú ý : tìm tương tự như vậy với m6/9, hay #m6/9 12. Hợp âm bậc 7 thăng 5{ ký hiệu 7b5; +7; 7(+5); aug7 }, hợp âm bậc 7 giáng 5 { ký hiệu 7(b5); 7(-5)} Đầu tiên ta tìm hợp âm 7 ( át âm bậc 7 ) sau đó thứ 3 trong 4 nốt tìm được theo thứ tự ( Nếu ký hiệu số như phần ghi ở cách 1 sẽ là số 5 ) sẽ giáng xuống nữa cung ( đối với hợp âm bậc 7 giáng ), thăng lên nữa cung ( đối với hợp âm bậc 7 thăng ) chọn nốt đó thay cho nốt cũ sẽ ra hợp âm cần tìm. Ví dụ tìm hợp âm C7b5 Ta tìm hợp âm C trưởng trước như cách 1 sẽ được Đô – Mi –Sol, từ nốt Sol ta bỏ hai nốt liên tiếp ( Sol thăng, La ) chọn nốt kế tiếp La thăng ta được : Đô – Mi - Sol – La thăng. Nốt thứ 3 là Sol giáng xuống nữa cung sẽ là Sol giáng ( tương đương Fa thăng ). Ta được Đô – Mi - Sol giáng – La thăng. Chú ý : Tìm tương với các hợp âm khác. Hợp âm cung thứ bậc 7 giáng 5 có ký hiệu 1/2dim; 1/2dim7; m7(b5); m7(-5) Cách tìm tương tự chỉ khác là chữ m thì phải tìm hợp âm thứ trước. 13. Hợp âm bậc 7 giảm { Ký hiệu *7 ( * thay cho số 0 nhỏ nằm trên ); dim; dim7 } Đầu tiên tìm hợp âm 7 ( át âm bậc 7 ) ta được 4 nốt, sau đó ta giáng 3 nốt sau cùng xuống nữa cung và chọn các nốt đó thay thế cho nốt cũ sẽ ra được hợp âm cần tìm. Ví dụ tìm hợp âm Cdim7 ( hay C*7 ) Tìm hợp âm C7 trước theo cách 3 ta tìm được : Đô – Mi - Sol – La thăng. Giáng 3 nốt sau cùng là Mi – Sol – La thăng ta đươc Đô – Mi giáng – Sol giáng – La. Vậy hợp âm Cdim7 gồm những hợp âm sau : Đô – Mi giáng – Sol giáng – La. Tìm tương tự với hợp âm thứ. 14. Hợp âm bậc 9 { ký hiệu .9; 7(add9) } Để tìm hợp âm bậc 9 thì ta tìm đủ các nốt của át âm bậc 7 sau đó từ nốt cuối cùng của át âm bậc 7 ta bỏ 3 nốt liên tiếp chọn nốt thứ 4 kế cận lấy thêm nốt đó sẽ được hợp âm bậc 9 cần tìm. Ví dụ tìm hợp âm C9 Tìm hợp âm C7 trước theo cách 3 ta tìm được : Đô – Mi - Sol – La thăng, từ nốt cuối cùng là La thăng ta bỏ 3 nốt liên tiếp chọn nốt thứ 4 kế cận là Rê lấy thêm nốt đó ta được 5 nốt Đô – Mi - Sol – La thăng – Rê. Vậy hợp âm C9 gồm có những nốt sau : Đô – Mi - Sol – La thăng – Rê. Chú ý : tìm tương tự với các hợp âm khác. 27
  28. 15. Hợp âm bậc 9 giáng 5 { ký hiệu 9b5; 9(b5); 9(-5) }, hợp âm bậc 9 thăng 5 { ký hiệu 9#5; +9; 9(+5); aug9 } Như cách trên ta tìm hợp âm bậc 9 trước, sau đó nốt thứ 3 tìm được ta giáng xuống nữa cung hoặc thăng lên nữa cung sẽ ra hợp âm cần tìm. Ví dụ : Tìm hợp âm C9b5 Theo cách 14 ta tìm được hợp âm C9 gồm Đô – Mi - Sol – La thăng – Rê. Từ nốt thứ 3 ta giáng xuống nữa cung sẽ được Sol thăng thay thế cho Sol. Vậy hợp âm C9b5 gồm những nốt sau : Đô – Mi - Sol giáng– La thăng – Rê. Tìm tương tự với C9#5 16. Hợp âm bậc 9 trưởng { ký hiệu maj9; major9; M9; maj7(add9) } Tìm hợp âm Maj7 trước sau đó từ nốt cuối cùng của hợp âm Maj7 ta bỏ 2 nốt liên tiếp ( 1 cung ) chọn nốt tiếp theo ( nữa cung ) sẽ được Maj9 gồm 5 nốt. Ví dụ : Tìm hợp âm Cmaj9 Ta tìm hợp âm Cmaj7 theo cách 7 được 4 nốt Đô – Mi – Sol – Si từ nốt Si ta bỏ 2 nốt kế tiếp( 1 cung ) chọn nốt tiếp theo ( nữa cung ) ta them được nốt Rê. Vậy hợp âm Cmaj9 gồm 5 nốt Đô – Mi – Sol – Si – Rê. 17. Hợp âm bậc 13 trưởng { ký hiệu .maj13; major13; M13; maj7(add13); 7(add13); 7(add6) } Ta tìm hợp âm Cmaj9 theo cách 16 trước, sau đó từ nốt đầu tiên ta giáng xuống 2 nốt kế tiếp ( 1 cung ) chọn nốt giáng thứ 3 ( 1 cung rưỡi tính từ nốt đầu ) lấy thêm nốt đó ta tìm được 6 nốt trong hợp âm bậc 13 trưởng cần tìm. Ví dụ : Tìm hợp âm Cmaj13 Theo tìm hợp âm Cmaj9 trước ta được 5 nốt Đô – Mi – Sol – Si – Rê. Từ nốt đầu tiên là nốt Đô ta giáng xuống 3 nốt chọn thêm nốt thứ 3 là La ta được 6 nốt Đô – Mi – Sol – Si – Rê – La. Ghi chú : Cách nhớ ta nhớ hợp âm C7 -> Cmaj7 -> Cmaj9 -> Cmaj13. 18. Hợp âm bậc 13 { ký hiệu 13; 7(add13); 7(add6) }, Hợp âm bậc 13 thứ { m13; minor13; -13; min7(add13) }. Ta tìm hợp âm bậc 9 trước sau đó từ nốt đầu tiên ta giáng xuống 2 nốt kế tiếp ( 1 cung ) chọn nốt giáng thứ 3 ( 1 cung rưỡi tính từ nốt đầu ) lấy thêm nốt đó ta tìm được 6 nốt trong hợp âm bậc 13 trưởng cần tìm. Ví dụ tìm hợp âm C13 Theo cách 14 ta tìm hợp âm C9 gồm có những nốt sau : Đô – Mi - Sol – La thăng – Rê. Từ nốt đầu tiên là nốt Đô ta giáng xuống 3 nốt chọn thêm nốt thứ 3 là La ta được 6 nốt Đô – Mi – Sol – La thăng – Rê – La. 28
  29. Tương tự như vậy ta tìm được hợp âm bậc 13 thứ bằng tìm hợp âm bậc 13 trước, từ nốt thứ 2 ta giáng nữa cung chọn nốt đó thay thế nốt thứ 2 sẽ đươc hợp âm cần tìm. Ví dụ tìm hợp âm Cm13 Ta tìm hợp âm C13 như trên sẽ được 6 nốt Đô – Mi – Sol – La thăng – Rê – La. Nốt thứ hai giáng xuống nữa cung là Mi giáng, thay cho nốt Mi ta được Đô – Mi giáng – Sol – La thăng – Rê – La. Vậy hợp âm Cm13 gồm 6 nốt Đô – Mi giáng – Sol – La thăng – Rê – La. 19. Hợp âm bậc 11 thứ ( ký hiệu m11; minor11; m11; min11). Ta tìm hợp âm bậc 9 thứ trước sau đó từ nốt cuối cùng ta thăng lên 3 nốt ( 1 cung rưỡi ) chọn thêm nốt thứ 3 ta được 6 nốt sẽ ra hợp âm bậc 11 thứ cần tìm. Ví dụ tìm hợp âm Cm11 Theo các 14 ta tìm được hợp âm C9 gồm Đô – Mi - Sol – La thăng – Rê. Sau đó ta tìm Cm9 bằng các giáng nốt thứ 2 là Mi xuống thay thế cho nốt cũ thành ra Đô – Mi giáng - Sol – La thăng – Rê. Từ nốt cuối là Rê ta thăng lên 3 ( 1 cung rưỡi ) ta chọn nốt thứ 3 là Fa, được 6 nốt Đô – Mi giáng - Sol – La thăng – Rê – Fa. Vậy hợp âm Cm11 gồm 6 nốt Đô – Mi giáng - Sol – La thăng – Rê – Fa. Kết luận : Từ những cách trên ta có thể kiếm những hợp âm khác phức tạp hơn theo thứ tự từng ký hiệu. Ví dụ tìm hợp âm C#m(maj7 ) Đầu tiên ta tính C- >Cm -> Cm(maj7) : tìm Cm(maj7 ) ta được các nốt Đô – Mi giáng – Sol – Si. Sau đó ta tính đến dấu # như cách 4 ta thăng tất cả các nốt tìm được lên sẽ được : Đô thăng – Mi – Sol thăng – Si thăng. Vậy hợp âm C#m(maj7) gồm : Đô thăng – Mi – Sol thăng – Si thăng. Ban đầu việc tìm hợp âm hơi phức tạp nhưng khi đánh nhiều sẽ nhớ khi đó nếu gặp hợp âm mà ta đánh qua sẽ đánh được ngay mà không cần phải tìm như lúc ban đầu nữa. Cần đọc kỹ để tìm cho chính xác hợp âm. Khi bạn đánh một hợp âm bạn cần phải đánh xuống đều các nốt có trong hợp âm, nếu không nó sẽ thành 1 hợp âm khác. Chú ý : Hợp âm trong bài hát liên quan mật thiết đến các giọng hát bè, vì thế cần phải đánh đàn đúng hợp âm để người hát bè hát được giọng hát của mình. 29
  30. VI. MỘT SỐ CÁC HỢP ÂM CĂN BẢN VÀ NÂNG CAO Sơ đồ dựa trên thang âm trưởng 30
  31. Sơ đồ dựa trên thang âm thứ giai điệu đi lên Thang âm tăng giảm 31
  32. Thang âm hỗn hợp : Cách tập đàn : Cách tập đánh đơn giản Đầu tiên ta tập cho nhớ hợp âm bằng cách đánh hợp âm theo nhịp 1-2-3-4 mỗi nhịp ta xuống 1 lần hợp âm cho cả hai tay. Điều quan trọng của cách này là nhớ hợp âm, hát và đánh hợp âm xuốn đúng nhịp. Khi đánh cách này không cần có điệu nhạc. Có thể tập theo các vòng hợp âm quen thuộc người ta thường dùng như sau Các hợp âm trưởng Các hợp âm phụ C_Dm_Em_F_G7_Am Cm_Eb_Fm_G7_Ab_Bb D_Em_F#m_G_A7_Bm Dm_F_Gm_A7_Bb_C E_F#m_G#m_A_B7_C#m Em_G_Am_B7_C_D F_Gm_Am_Bb_C7_Dm Fm_Ab_Bbm_C7_Db_E G_Am_Bm_C_D7_Em Gm_Bb_Cm_D7_Eb_F A_Bm_C#m_D_E7_F#m Am_C_Dm_E7_F_G B_C#m_D#m_E_F#m_G#m Bm_D_Em_F#7_G_A Sau khi đã quen ta bỏ điệu và cho hợp âm vào đúng những chỗ trên bài nhạc có ghi. Phần này dựa trên sự tập luyện của chính bản thân mỗi người, nếu có tấm lòng thực sự yêu thích Chúa sẽ ban khả năng, mọi người ai cũng có thể thực hiện được nếu mình thực sự yêu thích. 32
  33. VII. CÁC CÁCH BỎ NHỊP ĐIỆU VÀ TỐC ĐỘ NHẠC Muốn biết một âm thanh phải kéo dài bao nhiêu giây, người ta phải dùng tới những ký hiệu khác để diễn tả tốc độ của các âm thanh, còn gọi là nhịp độ của âm thanh (Tempo). Khi trình diễn, một số loại nhạc như hành khúc, vũ nhạc, gắn liền với những tiết điệu nhất định. Còn những loại nhạc khác không nhất thiết gắn liền với một tiết điệu nào (chẳng hạn các bài thánh ca), thì có thể có nhiều cách để đệm khác nhau, không nên loại bài hát nào cũng đem vũ điệu vào mà đệm. 1. Ký hiệu ghi nhịp độ đều đặn : các chữ ghi nhịp độ thường cho ta 3 mức độ chính, đó là vừa, chậm và nhanh. Muốn chính xác hơn, người ta ghi thêm số phách hoặc số dấu nhạc phải diễn tấu trong một phút gọi tắt là số nhịp đó. CHỮ VIẾT Ý NGHĨA SỐ NHỊP ĐỘ Nhịp độ Largo Chậm 40-60 chậm Larghetto Bớt chậm rãi 60-66 Lento Chậm Adagio Chậm 66-76 Grave Trịnh trọng Andante Khoan thai 76 Nhịp độ vừa Andatino Bớt khoan thai 108 Moderato 108-120 AllegroModerato Vừa 120 Allegretto Nhanh vừa Nhịp độ Allegro Chưa nhanh 120-168 nhanh Vivace lắm Presto Nhanh 168 Prestissimo Khá nhanh 208 Hối hả, rất nhanh. Cực nhanh Vào nhịp độ bắt buộc : 2. Tempo : Vào nhịp (sau một đoạn nhạc) 3. A tempo, Tempo primo : Trở về nhịp độ ban đầu 4. L'istesso tempo : Giữ y nhịp độ cũ dù có thay đổi số nhịp, nghĩa là một phách ở loại nhịp trước vẫn bằng 1 phách ở loại nhịp sau. Ví dụ 2/4 đổi qua 6/8 thì nốt đen trong 2/4 nốt đen chấm ( 1 phách rưỡi ) trong 6/8 5. Một số điệu thường dùng: (đây chỉ là phần gợi ý dành cho ai chưa từng bỏ điệu) Các điệu nhạc ở loại nhịp 3/4 ; 3/8 ; 6/8 (nhịp lẻ) ứng với các tiết tấu sau: 1- Waltz ( Valse) : trung bỉnh - hơi nhanh 2- Boston : Chậm 33
  34. Các điệu nhạc ở loại nhịp 2/4 (Nhịp chẵn Các điệu nhạc ở loại nhịp hay 4/4 và 2/2 có 1 phách mạnh) ứng với các tiêt tấu ứng với các tiết tấu : 11-Slow fox : 26-Habanera Nhanh 12-Slow rock : -Trung bình gồm : 27-Ballade 13-Tango Trung bình hơi 3 - Fox : Habanera: 18-Bolero nhanh : 4 - March : 14- Blues : 19-Rhumba 28-Calypso 5 - Country : 20-Slow 39-Beguine rock 6 - Pasodoble : Vừa : 21-Slow rock 7- Surt : 22-Slow fox 30-Beat 8 - Disco : 15-Tango : 23-Slow surt 31-Mambo 9 - Slow : 16-Ballade: 24-Slow swing 32-Rock 10-Pop : 17-Piano ballade 25-Pop 33.Bossa nova VIII. CÁCH TÌM HỢP ÂM CHO MỘT BẢN NHẠC Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords), hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Nếu gặp những bản nhạc không ghi sẵn hợp âm thì ta tìm hợp âm theo cách sau đây. 1: Tìm chủ âm của bài nhạc 2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc 3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc: 1 : Tìm chủ âm của bài nhạc Nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Đô trưởng (C) hay La thứ (Am) b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ. d) Để biết bản nhạc đó thuộc hợp âm nào thì cần phải xác định được nốt kết thúc là nốt gì. Nếu nốt kết thúc của bản nhạc trùng với một trong 2 nốt đầu cuối của hợp âm nào trong 2 hợp âm tìm được thì hợp âm đó sẽ là chủ âm. Ví dụ : Bộ khóa không thăng không giáng thì hoặc là hợp âm C hoặc là hợp âm Am. 34
  35. Đầu cuối của C : là Đô-Sol Đầu cuối của Am là La-Mi Nếu nốt cuối cùng của bản nhạc là Đô hay là nốt Sol thì chủ âm sẽ là C Nếu nốt cuối cùng của bản nhạc là La hay Mi thì chủ âm sẽ là Am Cách xác định này áp dụng tương tự với các chủ âm khác 2. Tìm các hợp âm trong bản nhạc : Thông thường thì trong các sẽ có 6 hợp âm chính và những hợp âm khác. Ờ đây ta chỉ tìm hiểu về 6 hợp âm chính này mà thôi vì nó là những hợp âm căn bản của một bản nhạc 1. Tìm 3 hợp âm chính trước theo số 1-3-5, cách đơn giản là ta dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm. Ví dụ 1: Tìm các hợp âm đi kèm của chủ âm C ta lấy ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol . Ngón số 5 thường là át âm bậc 7 Vậy ta có Do (C ), Fa (F) và Sol (G7) là 3 hợp âm chính đầu tiên. Áp dụng tương tự cho các chủ âm khác. 2. Tìm 3 hợp âm tiếp theo bằng cách ta lấy âm giai tương ứng và dùng luật 1-4-5 đối với hợp âm tương ứng với chủ âm bài hát : Ví dụ C có âm giai tương ứng là Am Ví dụ 2: Với C ta lấy Am đếm theo cách trên ta được Dm và Em. Vậy 6 hợp âm đi kèm của chủ âm C sẽ là C-F-G7-Am-Dm-Em Lý do để cho ta chọn Dm chứ không phải D là do dấu hóa ở đầu bản nhạc. Chủ âm C và Am mà ta xét phía trên là ở bản nhạc không có thăng giáng, nếu D thì Fa trong hợp âm D là Fa thăng, nó không phù hợp với bản nhạc. Vì vậy mà ta chọn Dm chứ không phải là D. Ví dụ 3: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng: a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em) b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B Vậy 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B 35
  36. 6. Một số các hợp âm thường dùng Ngoài những hợp âm này người ta có thể thêm vào những hợp âm khác cho hay hơn là tùy vào trình độ hay kinh nghiệm của mỗi người khác nhau. 3. Đặt hợp âm vào bản nhạc: Việc đặt hợp âm có những nguyên tắc sau: 1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm. 3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách: a) theo vòng quãng 4: C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C hoặc theo vòng quãng 5 (ngược lại với vòng trên): C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C 36
  37. Hình vòng tròn hợp âm căn bản như sau : b) Thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế nhau. Thí dụ: C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống nhau: C), v.v 4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe "mượt mà", du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống. Ví dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA - Nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm) - Nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm Dm) - Nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm) 5. Bài nhạc phần lớn bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm ( trừ những trường hợp đặt biệt, nhưng quan trọng nhất vẫn phải xác định chủ âm trong bản nhạc ) Một bản nhạc thông thường thì căn bản có 6 hợp âm trên và cách để vào trong bản nhạc căn bản cũng chỉ như vậy. Ngoải ra còn nhiều cách để làm cho bản nhạc hay hơn, để đưa hợp âm vào đúng và hay thì cần thực hành nhiều và học hỏi nhiều hơn. 37
  38. DÀNH CHO NGƯỜI HÁT TÔN VINH Âm nhạc được khởi nguồn từ Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo nên loài người, Chúa yêu thích khi con người ngợi khen Chúa. Thi thiên 22: 3 có chép Còn Chúa là thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự khen ngợi của Y-sơ-ra-ên. vì vậy khi hát tôn vinh Chúa cần nhận biết sự hiện diện của Chúa. Âm nhạc có tác dụng rất lớn đối với đới sống con người cũng như với thế giới thuộc linh, Công vụ 16: 25 có chép về câu chuyện của Phaolô và Si-la trong tù, “25 Lối nửa đêm, Phao-lô và Si-la đương cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời; và những tù phạm đều nghe. 26 Thình lình, có cơn động đất rất lớn, đến nỗi nền ngục rúng động; cùng một lúc, các cửa mở ra, xiềng tù phạm thảy đều tháo cả” Cũng bởi ảnh hưởng rất lớn của nó mà chúng ta cũng cần phải cẩn thận về tấm lòng của mình khi tôn vinh Chúa. Sa tan đã từng sa ngã trong lĩnh vực này cho chúng ta một gương để khi hát tôn vinh Chúa, đứng trước sự hiện diện thánh của Ngài thì chúng ta cần biết khiêm nhường để danh Chúa được tôn cao. Khi người ta nói đến những bài thánh ca thì chúng ta cũng cần biết Thánh ca là những bài ca ca ngợi Chúa, nó được gọi là Thánh ca khi những bài ca đó được dùng để ca ngợi Ngài. Chính vì là Thánh nên khi học, khi ca ngợi Chúa cũng cần đến với Chúa bằng sự thánh khiết và phải hòa lòng mình vào những lời hát ca ngợi tôn vinh Chúa. Người hầu việc Chúa trong lĩnh vực ca đoàn cũng cần phải học tập cũng như luyện tập một cách kỹ càng để có thể tôn vinh Chúa và hướng dẫn người khác vào sự thờ phượng Chúa cách tự do. Vua Đavit là người sáng tác rất nhiều bản nhạc được chép lại trong sách Thi Thiên, ông hiểu rất rõ việc cần phải có sự luyện tập để có thể phục vụ Chúa cách tốt hơn. Chính vì thế khi ông lập lên những người chuyên về việc hát tôn vinh Chúa thì trong I Sử ký 25 : 6- 8 có chép 6 Các người ấy đều ở dưới quyền cai quản của cha mình là A-sáp, Giê-đu-thun, và Hê-man, để ca xướng trong đền Đức Giê-hô-va với chập chỏa, đàn sắt, đàn cầm, và phục sự tại đền của Đức Chúa Trời, theo mạng lịnh của vua. 7 Chúng luôn với anh em mình có học tập trong nghề ca hát cho Đức Giê-hô-va, tức là những người thông thạo, số được hai trăm tám mươi tám người. 8 Chúng đều bắt thăm về ban thứ mình, người lớn như kẻ nhỏ, người thông thạo như kẻ học tập. Cũng bởi âm nhạc đến từ Chúa nên nếu muốn thành thạo trong lĩnh vực ca hát cần lắm ân điển đế từ nơi Chúa. Khi hầu việc trong lĩnh vực âm nhạc với tấm lòng ngợi khen, thuận phục Chúa thì chính Chúa sẽ ban ân tứ và khả năng cho. Được hát tôn vinh Chúa là ân điển mà Chúa dành cho mỗi một người tin Chúa, ai cũng có thể hát ngợi khen Chúa cả, đó cũng chính là mục đích mà Chúa tạo dựng nên mỗi người chúng ta trên đất. 38
  39. IX. THANH NHẠC VÀ CÁCH HÁT Ca hát là bộ môn nghệ thuật phối hợp giữa ngôn ngữ và âm nhạc, gọi là thanh nhạc, nó khác với khí nhạc là loại âm nhạc viết riêng cho nhạc cụ diễn tấu. Ai trong chúng ta cũng đã từng hát, hoặc ít nhất cũng đã từng nghe người khác hát. Một người hát goi là đơn ca, hai ba người hát gọi là song ca, tam ca nhiều người cùng hát một lời ca, một giai điệu là đồng ca. Còn nếu hát theo nhiều bè, nhiều giai điệu khác nhau gọi là hợp ca (Hợp xướng ) 1. Giọng hát của con người được coi như một “Nhạc khí sống” quý báu, không nhạc khí nào sáng bằng, vì ngoài những âm thanh cao thấp, dài ngắn, mạnh nhẹ, trong đục, giọng người còn có khả năng phát ra lời, ra tiếng : Chính nhờ ngôn ngữ mà tiếng hát có sức biểu hiện lớn lao, có khả năng diễn đạt tình ý cách hữu hiệu, có tính giáo dục cao về nhiều phương diện. Ngôn ngữ làm cho âm nhạc được cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, nên dễ đi sâu vào mọi tầng lớp xã hội. Thanh nhạc nhờ đó mà trở thành bộ môn nghệ thuật có tính đại chúng cao nhất. Ngoài ra giọng hát con người còn có thuận lợi là bất kỳ lúc nào và nơi nào cũng có thể dùng đến được : Ai cũng có “Nhạc khí sống” và hầu như ai cũng hơn kém sử dụng nó một cách dễ dàng : Đơn ca, tốp ca, đồng ca hay hợp ca, tất cả đều ở trong tầm tay của mọi người. 2. Tuy có những điều thuận lợi như thế nhưng so với các nhạc khí khác, giọng hát cũng có những giới hạn khiêm tốn của nó. a) Âm vực giọng hát giới hạn hơn rất nhiều nhạc khí : giọng hát con người, cả nam lẫn nữ nối lại, cũng chỉ hát được khoảng 4 bát độ (gọi là bốn bát độ hợp ca). b) Giọng hát dễ bị ảnh hưởng bởi mọi diễn biến tâm sinh lý của người hát (lo sợ, bệnh tật, thời tiết ) c) Ngoài những quy luật chung về âm thanh, về kỹ thuật âm nhạc, về thẩm mỹ giọng hát còn bị chi phối bởi quy luật về ngôn ngữ và về phong cách diễn xướng của từng dân tộc. Do vậy phương pháp ca hát bao giờ cũng gồm 2 mặt : a) kỹ thuật thanh nhạc b) cách xử lý ngôn ngữ riêng cho từng dân tộc. 39
  40. A. Tầm quan trọng của hơi thở trong thanh nhạc. 1. Sóng Âm phát xuất từ khe thanh quản do thanh đới mở đóng tác động trên làn hơi từ phổi đẩy lên. Chẳng hạn như khi ta muốn nói hoặc muốn hát, muốn hát cao hoặc thấp, to hoặc nhỏ, kéo dài hoặc ngắn gọn thanh đới phải căng ra ở một mức độ cần thiết tương ứng với áp lực của làn hơi từ phổi đẩy lên, để tạo ra một âm thanh có cao độ, âm sắc, cường độ và trường độ theo ý muốn. Áp lực của làn hơi và mức căng của thanh đới phải luôn luôn tương xứng với nhau thì mới có được âm thanh chính xác và chất lượng (ví như người nhạc công vĩ cầm, tay trái vừa bấm đúng vị trí trên giây đàn, vừa rung tay tạo vẻ đẹp cho tiếng đàn, trong lúc đó phối hợp với tay phải kéo vĩ làm rung giây đàn tạo ra sóng âm ). Những người hát kém, một phần là do không biết điều khiển hoạt động của hơi thở và thanh đới. 2. Mặc khác, hơi thở còn góp phần làm rõ ý nghĩa của câu hát : những chỗ ngắt hơi đúng lúc, cũng như những chỗ ngân dài vươn tiếng đúng chỗ, giúp làm cho lời ca thêm rõ nghĩa, tức là giúp cho bài hát thêm ý nghĩa, thêm tâm tình, thêm sức sống. Ngoài ra hơi thở còn giúp thể hiện những cảm xúc tinh tế trong diễn tấu, chẳng hạn như để biểu hiện một sự xúc động đột ngột, sự ngạc nhiên, thán phục, sự dồn dập của cao trào âm nhạc (Vì thế, không nên lấy hơi tuỳ tiện). B. Phương pháp hít thở trong ca hát: 1. Trong sinh hoạt bình thường, con người thở một cách tự nhiên với sự tham gia của lồng ngực và hoành cách mô. Trong ca hát, chúng ta cũng thở nhưng với sự tham gia chủ động và tích cực hơn của các cơ năng đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kỹ thuật hơi thở, người ta đúc kết lại một số kiểu thở, tuỳ theo người ta nhấn mạnh đến sự tham gia của ngực hay của hoành cách mô hoặc cả ngực cả hoành cách mô. a. Kiểu thở ngực : Chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, nên hơi vào ít, có thể dùng để hát những bài hát nhẹ nhàng, không có cao trào, câu nhạc ngắn. b. Kiểu thở bụng : Chỉ có bụng phình ra do hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗ trợ cho hoành cách mô. c. Kiểu thở bụng kết hợp với ngực : Hoành cách mô hạ xuống (làm bụng hơi phình ra), các xương sườn cụt giương lên, ngực dưới căng ra, trong lúc ngực trên trương lên. Các hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo thứ tự : Gồm hai động tác : phình bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giương lên) và trương lồng ngực (ngực dưới căng ra, giữ nguyên độ căng và chuyển lên ngực trên). Lấy hơi theo thứ tự đó thì làn hơi vào sâu đáy phổi, vừa lan toả ra đều khắp hai bên trái và phải, lượng hơi vào được tối đa. 2. Trong hơi thở bình thường, cũng như hơi thở thanh nhạc, ta thấy có hai động tác ngược chiều nhau, đó là hít vào và thở ra. Trong ca hát, phải tập để hít hơi vào (còn gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết cho từng câu hát dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau. Đồng thời cũng phải tập thở ra (còn gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi tình huống của câu hát. Nói cách khác là tập điều chế hơi thở cho tốt, tuỳ theo sắc thái cường độ, cao độ, trường độ của âm thanh. 40
  41. Một số yêu cầu chung: a. Lấy hơi (hít hơi) : - Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng mũi và bằng miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được). - Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát. b. Đẩy hơi (điều chế làn hơi) : - Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới, không sớm, không muộn. Nếu sớm quá (sur la glotte) âm thanh nghe cứng cỏi vì thanh đới căng ra trước khi làn hơi tới. Nếu muộn quá (sur le souffle), âm thanh nghe không rõ, mà lại tốn hơi, vì làn hơi ra trước khi thanh đới rung. - Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quãng, không quá căng. Khi phải hát những bước nhảy (từ quãng 4 trở lên), nên có tác động ép bụng cách mềm mại để âm thanh phát ra đúng cao độ và âm vang đầy đặn. Tạo cảm giác như điểm tựa của làn hơi ở vùng xương chậu : làn hơi như được đẩy lên nhờ tựa vào vùng xương chậu. Các cơ bụng dưới hơi căng, tạo thành chỗ dựa vững chắc cho làn hơi phóng lên. 3. Một số điểm cần tránh khi lấy hơi cũng như khi đẩy hơi : a. Khi lấy hơi : - Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng. - Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc. - Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ - Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được. - Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm. b. Khi đẩy hơi : - Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc. - Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn. 4. Luyện tập hơi thở : Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra. “Hơi thở đúng, âm thanh đẹp”, đó là câu châm 41
  42. ngôn của người ca hát. Hơi thở đúng sẽ giúp đặt vị trí âm thanh đúng, làm cho tiếng vang đẹp. Ngược lại vị trí âm thanh đúng giúp cho việc đẩy hơi được dễ dàng, tiết kiệm được hơi thở. Vị trí âm thanh và hơi thở là hai yếu tố hỗ trợ nhau để phát ra âm thanh có chất lượng, nên không thể tách rời từng hoạt động riêng rẽ. Tuy nhiên trong bước đầu, chúng ta có thể tập hơi thở riêng để làm quen với kiểu thở tích cực trong thanh nhạc, hoặc để tăng cường lực hít hơi và đẩy hơi của chúng ta. C. Ích lợi của việc chủ động lấy hơi 1. Việc chủ động lấy hơi lúc khởi tấu cũng như trong bài hát, sẽ làm cho tiếng hát được đầy đặn và có năng lực hơn. Nhiều người than hơi của mình ngắn, hoặc tiếng yếu, một phần lớn, là không lấy hơi đúng cách, hoặc không ý thức để lấy hơi đúng lúc. 2. Ích lợi lớn lao khác là giúp cho toàn thể người hát bắt đầu câu hát được đều đặn và sắc bén. Nhiều ca đoàn khởi tấu chưa đều, phần nhiều là do chưa tập lấy hơi chủ động. D. Các trường hợp lấy hơi. Người ta thường phân biệt bốn trường hợp chính như sau : 1. Lấy hơi lớn : Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm trong bài văn). Ví dụ 1 : 2. Lấy hơi nhỏ : Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như dấu phẩy trong bài văn). Ví dụ 2 : 3. Lấy hơi trộm : Là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để người khác nhận ra). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Ký hiệu bằng dấu phải ('), trong thanh nhạc dùng (v). Ví dụ 3 : 42
  43. 4. Cướp hơi : Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát, cần phải chú ý rèn luyện công. Ví dụ 4 : Trong hợp ca, có những câu nhạc dài, hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, người hát phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm: khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy. E. Các nguyên tắc lấy hơi trong bài hát. Trong câu nói, muốn đảm bảo ý nghĩa, ta chỉ ngắt sau một cụm từ, hoặc dừng lại sau một câu đầy đủ ý nghĩa. Trong bài hát cũng vậy, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lên, buộc ta phải ngắt câu nhiều hơn là câu văn cho phép. Hoặc buộc ta phải hát luôn, không ngừng sau mỗi cụm từ. Trong những trường hợp đó, ta nên theo một số nguyên tắc sau : 1. Bình thường, lấy hơi trước mỗi câu hát (lúc khởi tấu cũng như trong bài hát) hoặc chỗ bài hát ghi dấu lặng: có chỗ xem ra không cần lấy hơi, nhưng tác giả cố ý ghi dấu lặng để người hát lấy hơi cho đồng đều, nhịp nhàng. 2. Câu hát dài cần ngắt để lấy hơi bổ sung, thì nên ngắt nơi nào có đủ nghĩa. 3. Không lấy hơi vụn vặt, cứ 2, 3 chữ đã ngưng để lấy hơi. 4. Không lấy hơi ở giữa các từ kép như Thiên Chúa, yêu thương F. Cách lấy hơi - nén hơi - phát âm - dưỡng âm - tắt âm. 1. Lấy hơi Người hát luyện tập lấy hơi sao cho vừa đủ để hát câu tác giả đã viết một cách tự động: - Câu hát ngắn lấy hơi nông. - Câu hát dài lấy hơi sâu. Tập lấy hơi sâu dần để có thể hát một câu nhạc dài độ 12 phách nhanh vừa, mà không dứt hơi. 43
  44. Khi lấy hơi thì ta lấy hơi bằng mũi khi khởi tấu, và trong thân bài khi không vội vã. lấy hơi bằng miệng khi hơi thở cần nhịp nhàng, khít khao với tiếng hát theo nhịp nhanh, hoặc trường hợp lấy hơi trộm. Lấy hơi đúng sẽ làm cho tiếng hát sẽ đầy đặn và có sức hơn. Không biết lấy hơi, tiếng hát yếu ớt, đứt quãng. 2. Nén Hơi Rất nhanh, khoảng 1 giây, giúp làm chủ lượng hơi sẽ đẩy ra, đồng thời nghĩ tới lời ca hoặc ý tưởng sắp đến. 3. Phát Âm. Âm thanh phát ra không được sớm qúa kẻo nghe cứng cỏi, vì dây phát âm đã rung trước làn hơi . Âm thanh phát ra không được muộn qúa kẻo vừa tốn hơi và âm thanh nghe không rõ, vì hơi thở ra trước sự rung động của dây phát âm. Âm thanh phát ra phải thật chính xác, không sớm, không muộn: dây phát âm rung cùng một lúc với hơi thở, âm thanh phát ra nghe rõ ràng và không cứng cỏi. Âm thanh phát ra vang dội là do người phát âm biết thanh lọc, khuyếch đại âm thanh qua các hang hốc dội âm trong miệng mũi và trên đầu, và cũng là do mũi môi miệng đã tô điểm cho âm thanh được giàu âm sắc, ngọt ngào, tròn tiếng. Khi phát âm đúng cách, người hát cảm thấy âm thanh đó rung trên đầu. 4. Dưỡng Âm Âm thanh phát ra vang dội rồi, còn phải được nuôi dưỡng rền rỉ, bằng cách chế định làn hơi cho hợp với cao độ, cuờng độ và trường độ của âm thanh , mà âm sắc vẫn cứ đồng đều phẳng lặng như giải lụa căng. 5.) Tắt Âm Âm thanh cũng phải được tắt đi chính xác như khi phát ra: Không nghe tiếng động sau khi tắt. Tắt rồi không nghe tiếng thở. Khi hát trong hợp ca, người hát cần cắt hơi chính xác theo tay của người hướng dẫn, không còn nghe tiếng hát và hơi thở. G. Thực Tập Phát Âm A. Phát âm cá nhân hay từng bè Phát âm đúng cách là: 44
  45. Lấy hơi 1 phách, có thể nhịp tay theo. Phát âm chính xác, không sớm không muộn. Đưa âm thanh lên phía trên cho đến khi cảm thấy rung trên đầu. Dưỡng cho âm thanh đó đều đặn trong 4 nhịp. Tắt âm chính xác ở trong nhịp thứ 5 mà không có tiếng động, tiếng thở. G. Những điểm cần lưu ý. 1. Theo nhịp độ : Nếu hát loại bài với nhịp độ thong thả, thì lấy hơi vào cũng thong thả. Gặp loại bài sôi nổi, thì lấy hơi cũng phải nhanh nhẹn, nhịp nhàng đáp ứng yêu cầu tốc độ của bài hát. Ví dụ 5 : 2. Theo sắc thái : Gặp đoạn nhạc sắp hát rời, thì lấy hơi chuẩn bị cũng phải lấy hơi rời, nghĩa là lấy hơi nhanh rồi nén hơi chờ đợi cho đến khi hát các âm thanh rời. Ví dụ 6 : H. Nhạc và lời hát. Một bài hát gồm có Nhạc và Lời, trong đó lời ca là yếu tố nền tảng để xây dựng âm nhạc. Lời định hướng cho nhạc, để nhạc chắp cánh cho Lời. Vì thế, khi ca hát không rõ lời, là vô tình đánh mất yếu tố nền tảng, có khả năng miêu tả, trình bày chi tiết, cụ thể tình ý, nội dung của bài hát, yếu tố âm nhạc còn lại rất lẻ loi, sẽ không diễn tả được đầy đủ nội dung bài hát, có khi còn làm cho nó tệ hơn. Cho nên, hát rõ lời thuộc về bản chất của tiếng hát, nghĩa là đã hát thì cần phải rõ lời, nếu không thì nó cũng giống như nhạc không lời mà thôi. 45
  46. Thuật ngữ “tròn vành rõ chữ” là cách nói khái quát về yêu cầu và quan niệm đối với nghệ thuật ca hát, và về kỹ thuật, phương pháp ca hát cổ. Tiếng hát “tròn vành” là âm thanh nghe gọn gàng, đầy đặn, trau chuốt sáng sủa ; “rõ chữ” là lời ca nghe rõ ràng, không phải đoán nghĩ mới hiểu, không thể hiểu lầm ra ý khác. “Tròn vành rõ chữ” vì vậy là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật âm nhạc và tiếng nói dân tộc, là sự nâng cao, làm đẹp, khai thác, phát huy đến cao độ tính tượng hình, tượng thanh và mọi đặc điểm ngữ âm dân tộc bằng nghệ thuật âm thanh của giọng hát.” I. Tư thế đứng trong ca hát 1. Thẳng lưng : (thẳng xương sống : không gù lưng, không ẹo qua trái hoặc phải, không ưỡn người ra sau). Tạo ra một trụ đỡ, trên đó các cử động của toàn thân được phối hợp và hoạt động dễ dàng. 2. Thẳng đầu : Đầu thẳng góc với vai, không nghiêng qua trái hay qua phải, không nâng cằm lên, không rướn cổ ra trước, không ép cằm xuống cổ. Có như vậy thì các cơ bắp ở cổ họng sẽ hoạt động dễ dàng, không bị cản trở. 3. Ngực vươn ra thoải mái giúp cho hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống. 4. Hai tay để xuôi hai bên hông, khi không cầm sách hát. Nếu hai tay cầm sách thì để ngang tầm vai, để có thể vừa nhìn sách vừa nhìn thấy người điều khiển, không cao quá che mặt, che tiếng ; không thấp quá, mắt sẽ không theo dõi người điều khiển được, đồng thời đầu cúi quá ảnh hưởng đến âm thanh. Hai cánh tay sau hơi đưa ra phía trước, cách hông khoảng 45 độ. Cả hai tay đều giữ sách, nhưng tay trái là chủ yếu để tay phải có thể giở trang sách khi cần. 5. Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái nhích lên trước một ít, giúp cho ca viên thăng bằng, vững chắc, thoải mái và lanh lợi. Sức nặng của thân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân. 6. Toàn thân hơi nghiêng về trước, luôn thẳng về trước, kết hợp tư thế hai bàn chân, bảo đảm cho hoạt động của cơ lưng, cơ bụng được dễ dàng. K. Những điểm lưu ý dành cho người hát. 1. Hát đúng cao độ, trường độ, cường độ, sắc thái âm thanh ( liền giọng, rời tiếng, nhẹ hay mạnh ), phát âm chuẩn, đúng, phù hợp với ngôn ngữ. Cao độ và trường độ cần phải chú ý học một cách kỹ càng ngay từ ban đầu 2. Hiểu biết các ký hiệu âm nhạc liên quan đến lý thuyết cơ bản về âm nhạc. 3. Phương pháp chung là đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Liên quan đến việc tập luyện a. Về cao độ : Hát đúng cao độ b. Về trường độ : Cần nắm vững về nhịp phách, ký hiệu âm nhạc đế hát cho đúng, khi hát hoặc nghe người hướng dẫn cần phải tự mình gõ nhịp để có thể nắm bắt được tiết tấu cũng như ý đồ bài hát. c. Về cường độ : Cần nắm vững phách mạnh nhẹ trong bài hát, nắm vững độ dài của dấu nhạc. 46
  47. DÀNH CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN X. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT 1. Phải hiểu thấu cặn kẽ các nguyên tắc, và nhất là phải "sống" trong những yếu tố cấu tạo bản nhạc như: a.) Nhạc điệu: Hiểu về cơ cấu các thể nhạc, âm điệu, nét nhạc: Trưởng - Thứ . b.) Tiết tấu: Hiểu về sự móc nối, liên kết các nốt trong bản nhạc thuộc đủ các cấp bậc của tiết tấu như: Tiết tấu cơ bản, tiết tấu đơn, tiết tấu kép, tiết tấu chi, tiết tấu câu, tiết tấu đoạn và tiết tấu bài. c.) Hòa âm: Hiểu sự liên kết giữa các bè trong dàn hợp ca để xem, để nghe hầu xác định được tình ý trong tác phẩm. 2. Người hướng dẫn cũng cần phải biết về: a.) Nhạc lý: Cần nắm vũng về nhạc lý, hiểu biết về các thể nhạc, hòa âm, các lối viết nhạc của mỗi loại. b.) Ngôn ngữ: Hiểu về loại tiếng có vần nặng - vần nhẹ, nhất là thấu đáo về ngôn ngữ. c.) Nhạc cụ: Nếu chỉ dùng mắt để xem một bản nhạc, thì không mường tượng được âm thanh thực tế của tác phẩm. Người hướng dẫn cần phải biết xử dụng một nhạc cụ nào đó để nghe được âm thanh thực tế của bản nhạc. d.) Hiểu ý tác giả: Ngoài ra, người hướng dẫn cũng cần phải nghiên cứu kỹ bản nhạc để hiểu rõ được những trạng thái, ý đồ của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. XI. KỸ THUẬT TẬP HÁT VÀ HUẤN LUYỆN HỢP CA Để tập hát cho Ban hợp ca, người hướng dẫn cần phải biết tiến trình "dựng" một bản hợp ca từ lúc hát đúng cho tới lúc rút "linh hồn" của bản nhạc ra. Người tập hát cũng cần có một giọng ca khả quan để hát mẫu cho Ban hợp ca khi tập hát. Biết dùng những phương pháp huấn luyện Ban hợp ca để mỗi ngày giọng ca tròn hơn, vang hơn, rõ lời ca hơn. Vì thế, người hướng dẫn cần phải: 1. Biết tiến trình "dựng' một bản nhạc qua những giai đoạn: a.) Hát đúng. b.) Hát rõ lời ca. c.) Hát sống động. d.) Hát diễn tả tâm tình. 47
  48. Hợp ca cần đạt được giọng ca đồng nhất - tròn tiếng - vang tiếng - và rõ lời ca. Trong nhạc hợp ca, nếu biết áp dụng đúng mức to nhỏ, thêm lên hay bớt đi, theo luật tiết tấu, và biết thực hiện cho khéo léo các vẻ nhạc, thì bài hát sẽ thêm ý nghĩa, thêm mầu sắc. Trong hợp ca, người hướng dẫn không mong có những tiếng hát mà âm sắc đặc biệt lảnh hẳn ra ngoài, trái lại hướng cần huấn luyện cho hợp ca để âm sắc toàn ban phong phú và đồng đều. Người hướng dẫn, khi tập hát cần tập cho từng bè hát đúng và luôn nhắc cho các bè phải nghe nhau, để có thể hòa bè mình vào các bè khác cho có sự cân bằng hòa âm. Như thế, khi hát hợp ca, người hát không những hòa tiếng hát mà còn nhịp nhàng cả hơi thở. Vì vậy, nghệ thuật hợp ca vẫn được coi là nghệ thuật giàu tinh thần tập thể và hòa đồng hơn các nghệ thuật khác. Luyện tập đều, tai người hát sẽ nghe thấy sự giàu có huyền diệu của thế giới âm thanh rõ ràng, như mắt họ xem cảnh lộng lẫy huy hoàng trong bức họa muôn mầu. 2. Cách tập một bản hợp ca: - Tập cho hợp ca hát đúng cao độ, cường độ, nhịp độ và các vẻ nhạc - Tập cho hợp ca biết kỹ thuật phát âm, biết vận dụng lưỡi, môi, miệng, hơi thở đồng loạt, rõ ràng lời ca. - Tập cho hợp ca hát sống động theo nguyên tắc của tiết tấu, biết diễn tả tiếng hát, từng bè liên kết chặt chẽ với nhau, biết phân phát sức mạnh một cách hợp lý, lúc êm ái nhẹ nhàng thanh thoát, lúc mạnh mẻ dồn dập như vũ bão. Sau khi đã nhuần nhuyễn, hợp ca sẽ diễn tả bằng nét mặt, dáng điệu, theo ý nghĩa của lời ca và nhạc điệu, với tất cả tâm tình. Ban hợp ca muốn cho thính giả rung động, thì chính mình phải rung động trước. 3. Cách sắp xếp giọng hát Giọng nữ cao, sáng: xếp vào bè Soprano. (Bè 1) Giọng nữ thấp, ấm: xếp vào bè Alto. ( Bè 2) Giọng nam cao, nhẹ: xếp vào bè Tenore . ( Bè 3 ) Giọng nam trầm, nặng: xếp vào bè Basso . ( Bè 4 ) Trong một bản nhạc có 4 vị trí của các nốt nhạc trong 2 khóa Sol và Fa thì tính từ trên xuống dưới ta có 4 bè khác nhau. 48
  49. XII. MỘT VÀI KỸ THUẬT ĐÁNH NHỊP CĂN BẢN Cơ sở của các thủ pháp chỉ huy là những hình vung tay hai, ba và bốn phách. Khi điều khiển việc trình tấu một bản nhạc, người ta dùng tay mặt hoặc cả hai tay để vừa xác định nhịp độ của bản nhạc, vừa phác họa sự chuyển động của các phách, lại vừa diễn tả cường độ, sắc thái âm thanh. Phách đầu thường có hướng đi xuống, phách cuối thường có hướng đi lên. Trong mỗi phách đều có phần xuống và phần lên, nối kết lại ta có một đường vòng cung mà chỗ thấp nhất là chỗ bắt đầu của âm thành. Các sơ đồ dưới đây là của tay phải Tất cả các loại Tất cả các loại Loại nhịp 4 phách Loại nhịp sáu phách chỉ huy nhịp đơn hai nhịp đơn ba sử dụng bốn lần bằng 6 lần vung tay. Thủ phách chỉ huy phách chỉ huy vung tay - xuống, pháp này cơ bản dựa vào bằng 2 lần bằng ba lần vung sang trái, sang cách chỉ huy 4 phách, trong vung tay - đi tay - xuống, sang phải, và lên: đó động tác xuống và sang xuống và đi phải và lên: phải nhắc lại 2 lần. lên: XIII. LỜI KẾT. Tài liệu này được sưu tầm. tuyển chọn, hệ thống lại từ nhiều nguồn khác nhau ví như sách nhạc lý căn bản do nhóm nhạc quê hương viết từ năm 1993 Trong này cũng có những phần viết thêm vào cũng như chỉnh sửa lại cho phù hợp với nội dung cần thiết. Chắc chắn không thể không có những sai sót kính xin mọi người góp ý và bỏ qua cho. Học nhạc là việc làm đòi hỏi nhiều thời gian công sức tập luyện, mỗi người có những kết quả khác nhau tùy tấm lòng và ơn ban đến từ Chúa. Ước ao một chút những điều này sẽ giúp ích cho mọi người trong công tác hầu việc Chúa. Nguyện Chúa gia ân và thêm sức quý anh chị em luôn. Muốn thật hết lòng Huỳnh Trần Ngọc Hùng (email danangchurch@yahoo.com ) Moscow ngày 05.05.2011 49