Luận văn Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay

pdf 130 trang ngocly 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_anh_huong_cua_tin_nguong_ton_giao_doi_voi_doi_song.pdf

Nội dung text: Luận văn Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay
  2. mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Chăm ở Ninh Thuận có 60345 người (chiếm 11,75% dân số của tỉnh), cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em (Kinh, Hoa, Raglai, K'ho ) ở 22 thôn thuộc 12 xã của 4 huyện thị [13, tr.1]. Đồng bào Chăm Ninh Thuận theo 02 tôn giáo chính là đạo Bàlamôn và đạo Bàni, một số ít đi theo Công giáo, Tin lành và đạo Ixlam Ngoài ra đồng bào còn thực hiện nhiều nghi lễ thuộc tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Trong tín ngưỡng và tôn giáo của đồng bào Chăm có sự đan xen, khó phân biệt rạch ròi đâu là các nghi lễ thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng Chính tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần trong việc hình thành và phát triển văn hóa Chăm, làm cho văn hóa Chăm phong phú, đa dạng Hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm vẫn còn chi phối khá mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của đồng bào - đặc biệt là đời sống tinh thần. Vì vậy, trong vùng đồng bào Chăm hiện nay, giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, sẽ góp phần giải quyết tốt về vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo Chăm Ninh Thuận đang đứng trước thực trạng đáng lo ngại do giáo lý, giáo luật không rõ ràng và thiếu tính hệ thống. Trong nội bộ tôn giáo Chăm thường xảy ra tình trạng mất đoàn kết do tranh chấp chức sư cả, không thống nhất ngày tháng trong nội bộ một tôn giáo, nhiều nghi lễ còn rờm rà, kéo dài thời gian, tốn kém, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân. Mặt khác, do sự tác động của cơ chế thị trường cùng với việc truyền đạo và theo đạo trái pháp luật đang lôi kéo người Chăm bằng cách mua chuộc về kinh tế đã làm cho một số người từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống để đi theo Công giáo, Tin lành, Ixlam (Hồi giáo) Thực trạng trên đã làm xáo trộn rất lớn đến các mối quan hệ trong cộng đồng, làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, dòng họ, nội bộ dân tộc, tôn giáo, làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào - nhất là đời sống tinh thần
  3. Vì vậy, nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận cùng với thực trạng và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục một số ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh h- ưởng tích cực là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua đó sẽ giúp cho những người làm công tác tôn giáo, dân tộc Chăm nắm rõ hơn về thực trạng và sự ảnh hưởng của nó để đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, nhằm hướng tôn giáo, tín ngưỡng Chăm vào hoạt động tích cực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào Chăm, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ dân tộc, tôn giáo, góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và sự phát triển chung của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vì văn hóa Chăm có vị trí tương đối quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, nên từ trước đến nay đã có nhiều công trình trong nước và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này - kể cả các luận văn đại học, cao học và luận án tiến sĩ Trong đó, những công trình nghiên cứu trong nước gần đây liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Chăm có thể kể: * Về sách: - "Người Chăm ở Thuận Hải", Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thuận Hải, Thuận Hải, 1989. - "Văn hóa Chăm", Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 1991, Phan Xuân Biên làm chủ biên. - "Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm" của Ngô Văn Doanh, 1998. - "Lễ hội của người Chăm" của Sakaya, Nxb Văn hóa dân tộc, 2003. * Về luận án tiến sĩ: - Phan Văn Dốp, "Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ Lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. - Phan Quốc Anh, "Nghi lễ vòng đời của người Chăm Bà la môn ở Ninh Thuận", Luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2004. - Nguyễn Đức Toàn, "ảnh hưởng tôn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
  4. - Vương Hoàng Trù-“Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2002. - Đề tài cấp tỉnh của Ban Dân vận tỉnh ủy Ninh Thuận, "Tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp", Phan Rang, 2000. Ngoài ra còn có nhiều bài viết về tín ngưỡng tôn giáo Chăm đăng rải rác ở các Tạp chí Dân tộc học, Nghiên cứu tôn giáo, Nghiên cứu Đông Nam á của Ngô Văn Doanh, Thành Phần, Bá Trung Phụ, Văn Món, Phan Văn Dốp, Phú Văn Hẳn Những nghiên cứu trên đây đã góp phần rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu văn hóa Chăm nói chung và tín ngưỡng tôn giáo người Chăm nói riêng và những công trình trên đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo ngời Chăm đối với đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận - nhất là đời sống tinh thần của đồng bào hiện nay và đề ra các giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực thì chưa có công trình nào đề cập. Vì thế, việc nghiên cứu Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay - Thực trạng và giải pháp là cần thiết và cấp bách ở Ninh Thuận. Qua đó sẽ giúp cho những người làm công tác tôn giáo, dân tộc ở Ninh Thuận có cách nhìn đúng hơn về tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm và đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay. Đề tài không đi sâu vào lý luận tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ trình bày tín ng- ưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận, thực trạng và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Chăm Ninh Thuận, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phát huy sự ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ tôn giáo, dân tộc trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.
  5. Do lĩnh vực đời sống tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn, nên luận văn chỉ đề cập sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo Chăm đối với đời sống tâm linh, đạo đức lối sống, kiến trúc Đền, Tháp, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật múa và cách suy nghĩ của đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm trong quá trình diễn biến của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay, thực trạng sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào, đề ra một số giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm. Nhiệm vụ: Tìm hiểu một số nét về điều kiện kinh tế-xã hội vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận có ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Ninh Thuận. Tìm hiểu nội dung cơ bản, những diễn biến và những đặc điểm, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo, qua đó tìm ra nét đặc trưng của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay. Nêu lên thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm đối với đời sống tinh thần của đồng bào Chăm hiện nay và đề ra một số giải pháp để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, dân tộc. Luận văn sử dụng thành quả các công trình nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng người Chăm trong thời gian qua và các tư liệu báo cáo của các ngành trong tỉnh và những tư liệu thực tế trong quá trình công tác gần 15 năm ở địa phương. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét tín ngưỡng tôn giáo Chăm trong quá trình vận động và mối quan hệ của nó với đời sống xã hội của người Chăm.
  6. Luận văn sử dụng phương pháp điền dã, điều tra xã hội học để tiếp cận trực tiếp với sinh hoạt trong tín ngưỡng, tôn giáo, tâm lý, tình cảm của đồng bào Chăm và sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để nêu lên thực trạng và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. 6. Những đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn nêu lên được tình hình và đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo Chăm trong quá trình diễn biến của nó. Kết quả của luận văn cũng nêu lên vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống của người Chăm, thực trạng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay và đưa ra những giải pháp phù hợp. Kết quả của luận văn còn là những tài liệu thực tế giúp cho những người làm công tác tôn giáo, dân tộc ở Ninh Thuận và cả nước có cách nhìn đúng đắn hơn về thực trạng của tín ngưỡng, tôn giáo Chăm, từ đó tránh sự lệch lạc, chủ quan trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Luận văn còn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cho những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá Chăm-đặc biệt là tài liệu thực tế thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Một vài nét về tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay.
  7. Chương 1 Một vài nét về tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Ninh Thuận hiện nay 1.1 Một số điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay 1.1.1. Khái quát về người Chăm Ninh Thuận Người Chăm là một dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có quá trình lịch sử lâu đời với nền văn hoá phong phú và đa dạng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, hiện nay người Chăm cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em ở một số tỉnh miền Trung và Nam Bộ nước ta như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, TP.HCM, Bình Phước, An Giang với dân số trên 137 ngàn người, trong đó tập trung đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận [8, tr.1]. Người Chăm ở Ninh Thuận có 60.345 người (chiếm 11,75% dân số của Tỉnh) [13, tr.1], sống tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, xen kẽ với các dân tộc anh em ở 22 thôn thuộc 12 xã của 04 huyện thị, trong đó, tập trung đông nhất ở huyện Ninh Phước và huyện Ninh Hải. Kinh tế của đồng bào Chăm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước là chính. Một số ít trồng thêm cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, cừu, dê, gà vịt và kinh doanh buôn bán. Có một thôn làm nghề gốm và một thôn làm nghề dệt thổ cẩm [7, tr.1]. Ngoài tín ngưỡng dân gian truyền thống, hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận theo 02 tôn giáo chính: Đạo Bàlamôn (người Chăm ảnh hưởng ấn Độ giáo, còn gọi là Ahier) và đạo Bàni (người Chăm ảnh hưởng Ixlam, còn gọi là Aval). Ngoài ra còn có một số ít đi theo đạo Công giáo, Tin Lành và đạo Ixlam chính thống. Trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhất là trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân tộc Chăm luôn đoàn kết với các dân tộc anh em trong tỉnh, đóng góp sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều cơ sở cách mạng đã hình thành và phát triển trong các làng Chăm như Hậu Sanh, Như Bình, Vĩnh Thuận, Phước Lập Nhiều gương sáng trong 02 thời kỳ
  8. kháng chiến có anh hùng liệt sĩ Đổng Dậu, liệt sĩ Phú Như Lập, Tài Đại Thông, Từ Hậu, Lưu Đặng, Thiên Sanh Sửu [7, tr.1]. Người Chăm ở Ninh Thuận cư trú theo từng làng và có tính cộng đồng rất cao. Bà con thường giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, nhất là lúc ốm đau, hoạn nạn và trong việc thực hiện các nghi lễ thuộc tín ngưỡng, tôn giáo. Hàng năm, trong vùng đồng bào Chăm, các nghi lễ diễn ra dày đặc. các nghi lễ này vẫn còn chi phối khá mạnh trong đời sống tinh thần của đồng bào. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đang đoàn kết cùng với các dân tộc anh em trong tỉnh ra sức xây dựng quê hương tỉnh nhà ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm từ sau ngày giải phóng năm 1975 đến nay đã có những phát triển rõ rệt ở trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị 1.1.2. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Chăm Ngoài những chủ trương, chính sách chung cho cả nước và chính sách chung cho các dân tộc, Đảng và Nhà nước ta cũng có những chính sách riêng cho từng dân tộc cụ thể. Đối với đồng bào Chăm, Đảng và Nhà nước ta có Chỉ thị số 121-CT/TW ngày 26.10.1981 và Thông tri số 03-TT/TW ngày 17.10.1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg ngày 18.02.2004 của Thủ tướng Chính Phủ. Những chủ trương, chính sách trên đã tạo điều kiện cho vùng đồng bào Chăm phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Về Chỉ thị 121-CT/TW ngày 26.10.1981 có nêu lên nhiều vấn đề ở các lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị trong đó có một số nội dung chính, Chỉ thị nêu rõ: “Trước mắt, các cấp ủy đảng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với vùng dân tộc Chăm, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Kết hợp vừa tranh thủ, vừa phân hoá tầng lớp trí thức, chức sắc các tôn giáo, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần phấn khởi trong vùng đồng bào Chăm, động viên và tổ chức quần chúng ra sức phấn đấu đạt sự
  9. chuyển biến rõ rệt về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh chính trị, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân ”. Về văn hoá dân tộc, Chỉ thị 121 nêu rõ: “Coi trọng các di sản văn hoá dân tộc, sưu tầm, khai thác, chọn lọc và nâng cao vốn văn hoá dân tộc Chăm, đáp ứng yêu cầu, tình cảm của đồng bào Chăm và làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam ”. Chỉ thị đã yêu cầu “Các cấp ủy đảng cần làm tốt một số nhiệm vụ như tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của đồng bào, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và xã hội; củng cố v xây dựng cơ sở đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng”. Ngày từ khi Chỉ thị 121 ra đời, để thực hiện tinh thần của Chỉ thị, tỉnh Thuận Hải (Ninh Thuận và Bình Thuận) đã tổ chức Hội nghị triển khai cho tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh. Sau gần 10 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị, đến năm 1990, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư (khóa VI), Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Thuận Hải đã tổ chức Hội nghị tổng kết việc triển khai và thực hiện Chỉ thị 121 tại tỉnh Thuận Hải. Đến tham dự Hội nghị, ngoài lãnh đạo Trung ương và Tỉnh còn có đông đảo cán bộ, đảng viên người Chăm, đại diện các chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu có uy tín Hội nghị đã đánh giá những việc đã làm được, những mặt còn tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo Sau Hội nghị tổng kết 10 năm việc triển khai và thực hiện Chỉ thị 121, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) đã ra Thông tri số 03-TT/TW về công tác đối với đồng bào Chăm, Thông tri đã đánh giá đúng thực trạng vùng đồng bào Chăm từ khi có Chỉ thị 121 và yêu cầu các cấp ủy đảng cần tập trung làm tốt các vấn đề về kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị ở các vùng Chăm Năm 1992, tỉnh Thuận Hải tách ra thành 02 tỉnh: tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngay sau khi chia tách tỉnh, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã mở Hội nghị triển khai ngay Thông tri 03 cho các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh. Bởi vì Ninh Thuận là tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất, chiếm gần 50% dân số
  10. đồng bào Chăm trong cả nước nên việc triển khai, thực hiện Thông tri 03 là vô cùng quan trọng và cấp bách. Sau gần 10 năm triển khai và thực hiện, năm 2000, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã chỉ đạo mở Hội nghị tổng kết đánh giá việc triển khai và thực hiện Thông tri 03 về công tác đối với đồng bào Chăm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo Sau đó, đến năm 2004, ủy Ban Dân tộc Trung ương đã mở Hội nghị tổng kết việc triển khai và thực hiện Thông tri 03 trên phạm vi cả nước. Hội nghị được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận. Đến dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống và đại diện cán bộ, đảng viên người Chăm, các chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu Hội nghị đã đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội đồng bào Chăm trong tình hình mới. 1.1.3. Những kết quả đạt được và những tồn tại về kinh tế-xã hội vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước được thống nhất hoàn toàn, đặc biệt là từ khi Đảng và Nhà nước ta có Chỉ thị 121, Thông tri 03, Chỉ thị 06 thì tình hình kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội ở các vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận phát triển rõ rệt; an ninh quốc phòng từng bước được giữ vững; tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được củng cố; nền văn hoá của dân tộc được phục hồi, phát huy và phát triển; đội ngũ đảng viên, cán bộ, cốt cán người Chăm ngày càng nhiều, tỉ lệ học sinh các cấp ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Biểu hiện rõ nhất ở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay về mặt kinh tế là trong trồng trọt và chăn nuôi, một thế mạnh của tỉnh đã phát triển khá rõ nét. Đời sống của đồng bào được nâng lên thể hiện ở việc các nhà mới xây kiên cố mọc lên rất nhiều ở các làng Chăm. Nhiều hộ gia đình mua xe Honda, tivi và thường xuyên tổ chức đi chơi vào các ngày lễ, tết ở 22 làng Chăm Ninh Thuận hiện nay, đường giao thông đi lại rất thuận tiện. Hầu hết ở các làng đều có lưới điện quốc gia và hơn 95% người dân đã kéo điện về đến nhà. 22/22 làng có trường tiểu học; 100% số xã có đồng bào Chăm sinh sống đều có trường trung học cơ sở, bưu điện văn hoá xã; 17/22 làng có hệ thống cấp nước sinh hoạt, phục vụ hơn 50% số hộ dùng nước sạch; 58% số xã có trạm truyền thanh; 83,6% số làng xây dựng làng văn hoá; 60% số thôn có phòng học mẫu giáo; 5/12 xã có
  11. chợ; 100% số xã được công nhận xoá mù chữ và phổ cấp giáo dục tiểu học [30, tr.2]. Trường trung học Pô Klong (cũ) được đổi tên thành Trường PTTH Dân tộc nội trú của tỉnh, được xây dựng thêm khang trang hơn. Trung tâm văn hoá Chăm được phục hồi và từng bước đi vào hoạt động; Ban biên soạn chữ Chăm được duy trì và nâng cao về chất lượng; số học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ và cán bộ, đảng viên ngày càng nhiều; các Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê, Tháp Hoà Lai được Nhà nước trùng tu; chữ viết của dân tộc được nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy rộng rãi cho học sinh cấp I ở các làng Chăm; tệ mê tín dị đoan được đẩy lùi. Bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phục hồi, phát huy và phát triển. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào. Một số lễ nghi trong tín ngưỡng, tôn giáo không còn phù hợp với đời sống mới đã được xoá bỏ Từ những thành quả đã đạt được ở các vùng Chăm, đã làm cho đồng bào phấn khởi, từ đó càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở vùng Chăm Ninh Thuận hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được tiếp tục quan tâm giải quyết đó là nền kinh tế trong vùng đồng bào Chăm có chuyển đổi, có phát triển nhưng còn rất chậm; đời sống của đồng bào có được nâng lên so với trước nhưng nhìn chung vẫn còn thấp; trong tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nhiều nghi lễ rườm rà, kéo dài thời gian, tốn kém tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân; trong nội bộ một tôn giáo thường xảy ra tình trạng tranh chấp chức sư cả, không thống nhất ngày tháng, nhiều tín đồ từ bỏ tôn giáo truyền thống đi theo các tôn giáo khác như: Công giáo, Tin Lành, Ixlam làm xáo trộn rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Một số mâu thuẫn xuất phát từ đời sống sinh hoạt hàng ngày ở các vùng đồng bào các dân tộc sống xen kẽ thường có nguy cơ lan rộng, kéo nhiều người tham gia; vẫn còn tồn tại tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi. Lực lượng cốt cán trong vùng Chăm còn rất mỏng, chưa phát huy hết vai trò, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong quá trình giải quyết các vụ việc ở vùng Chăm, chúng ta chưa tranh thủ vai trò của các vị chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu, trong khi đó, ở vùng Chăm Ninh Thuận hiện nay, vai trò của các vị này có ảnh hưởng rất quan trọng [10, tr.8].
  12. Những tồn tại trên đây cần có sự quan tâm, chung sức, chung lòng của các thành viên trong cộng đồng và của các ngành, các cấp nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho vùng đồng bào Chăm phát triển trên tất cả các lĩnh vực 1.2. Tín ngưỡng của người Chăm Ninh Thuận hiện nay Địa bàn cư trú của người Chăm trước đây là khu vực đồng bằng ven biển Trung Bộ Việt Nam. Một bên là núi cao hùng vĩ, rừng nhiệt đới rậm rạp, một bên là biển cả bao la, chính giữa là đồng bằng nhỏ hẹp, có nhiều sông ngòi ngắn và dốc, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình thấp Hàng năm, bên cạnh những ưu đãi do thiên nhiên mang lại như sản phẩm rừng núi: gỗ, động vật qúi hiếm; sản phẩm của biển như cá, tôm, mực; sông ngòi thường bồi đắp phù sa cho đồng bằng thì những tai hoạ do thiên nhiên mang lại không phải ít; có nhiều loài thú dữ đe doạ mạng sống của con người; những cơn sóng dữ dội của biển cả nhấn chìm cả tàu thuyền; mùa mưa thường gây ra lũ lụt, mùa khô thường gây ra hạn hán, dịch bệnh thường xuyên xảy ra Ngoài ra, còn có các hiện tượng như động đất, sấm chớp, sóng Thần, lũ lụt đã cướp đi nhiều sinh mạng con người Đứng trước các hiện tượng thiên nhiên huyền bí, trong thời kỳ lịch sử mà con người chưa thể giải thích được các hiện tượng thiên nhiên đó do trình độ còn hạn chế thì người Chăm thường gắn cho những hiện tượng đó là siêu nhiên, là Thần. Vì vậy, các hiện tượng thiên nhiên đều có gắn tên Thần như: Thần núi, Thần biển, Thần gió, Thần mưa, Thần sấm sét, Thần chớp Hàng năm, để được bình an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, tôm cá đầy ghe; để khỏi thú dữ đe dọa, tránh khỏi các dịch bệnh, tránh khỏi bị trừng phạt và được che chở trong cuộc sống, người Chăm thường đem các lễ vật đến cầu cúng cho các vị Thần linh ở các ngọn núi, bãi biển, dòng sông, đồng ruộng để cho các Thần linh này phù hộ Đây chính là cơ sở, nguyên nhân xuất hiện tín ngưỡng thờ đa Thần của người Chăm. Tín ngưỡng này đã hình thành, tồn tại, phát triển và kéo dài đến ngày nay. Hiện nay, trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi lễ thuộc tín ngưỡng. Các nghi lễ này phong phú, đa dạng và chính nó đã góp phần hình thành văn hoá Chăm. Có tín ngưỡng liên quan đến Đền, Tháp, tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng, tín ngưỡng liên quan đến tộc họ, gia đình và các cá nhân, tín ngưỡng liên
  13. quan đến nông nghiệp Các tín ngưỡng này vẫn còn chi phối khá sâu sắc trong đời sống của đồng bào Chăm-nhất là vĩnh vực đời sống tinh thần. 1.2.1. Khái niệm về tín ngưỡng Đến nay, chưa có một định nghĩa nào tương đối hoàn chỉnh về khái niệm này. Để có khái niệm về tín ngưỡng, cần đặt trong mối quan hệ với niềm tin. Theo GSTS Phạm Ngọc Quang thì “Niềm tin là một mối quan hệ (giữa người và người, giữa người và lực lượng siêu nhiên, giữa người và vật). Nó ít nhất bao gồm: người tin, đối tượng được tin. Đối tượng được tin có thể rất đa dạng: là những con người cụ thể; những vật thể được coi như là cần có sức mạnh giúp đỡ hoặc làm hại con người; những con người được người đời gán cho sức mạnh siêu nhiên ” và “Niềm tin mà con người theo đuổi có nhiều loại khác nhau: có niềm tin khoa học, niềm tin tiền khoa học và niềm tin phi khoa học. Tín ngưỡng là một trong những số niềm tin tiền khoa học, phi khoa học đó ” [42, tr.9]. Như vậy “Niềm tin là điểm xuất phát của mọi tín ngưỡng. Lòng tin, sự ngưỡng vọng của con người vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, một lực lượng siêu thực, hư ảo, vô hình là nội hàm cơ bản của tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng dân gian.Đối với người có tín ngưỡng, lực lượng siêu nhiên đó là có thật, đang tác động vào cuộc sống của họ. Để thuận lợi trong cuộc sống, tránh mọi tai ương, họ tôn thờ, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy” và “Lòng tin ở một lực lượng siêu nhiên, sự sợ hãi sẽ bị trừng phạt hay hi vọng sẽ được che chở, niềm tin rằng mình sẽ được giải thoát khỏi mọi tai ương, trắc trở là hạt nhân ban đầu của tín ngưỡng [48, tr.10]. Bàn về vấn đề tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo, GS Đặng Nghiêm Vạn viết: “ở nước ta, thuật ngữ tín ngưỡng có thể có 02 nghĩa, khi ta nói tự do tín ngưỡng, người ngoại quốc có thể hiểu đó là niềm tin nói chung hay niềm tin tôn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo; Nếu hiểu là niềm tin tôn giáo thì tín ngưỡng tôn giáo chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo” [58, tr.76]. Tuy nhiên, chúng ta “cần phân biệt niềm tin tôn giáo (tín ngưỡng) với niềm tin trần tục. Trước hết trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra chúng, rồi để chúng chi phối và
  14. tác động ngược trở lại đến đời sống trần tục” [58, tr.82]. Và cũng theo GS.Đặng Nghiêm Vạn thì Niềm tin đó phải là niềm tin siêu lý, không dựa vào một lí tính và thực nghiệm, một niềm tin được cảm nhận hoặc theo truyền thống kinh nghiệm hoặc do sự tu luyện để dần khẳng định vững chắc. Đó là niềm tin không cần chứng minh, tin để rồi tin. Tin vào những điều vĩnh hằng, tuyệt đối, một cuộc sống như ý muốn, một cuộc sống bất diệt [58, tr.83]. Từ đó ông đi đến kết luận: “Khác hẳn với niềm tin đời thường, thông qua nhận thức dựa vào lí tính những sự vật hiển nhiên hay cảm nhận những điều rút ra từ sự học hỏi và kinh nghiệm sống, niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp ta có thể nhìn nhận được những sự vật mà người thường không thấy được, cho ta một sức mạnh “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục. Niềm tin đó không hẳn từ sự bất lực, mà còn là một nhu cầu mong muốn chế ngự cái chết cho mình trở nên bất tử, hay trở về “sống” ở một thế giới vĩnh cửu đầy hạnh phúc” [58, tr.86]. Theo Nguyễn Đăng Duy thì: “Tín ngưỡng là một cách từ thực tế cuộc sống cộng đồng con người ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con người đó tin theo tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niền tin thiêng liêng ấy” [20, tr.22]. Như vậy tín ngưỡng của người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng được hình thành trên cơ sở niềm tin về một lực lượng siêu nhiên, thần bí, trong thời kì mà con người cảm thấy bé nhỏ trước các hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ, kì bí, con người chưa giải thích được các hiện tượng đó và gắn cho chúng một cái tên thần bí và cầu mong được che chở, tránh mọi tai ương, đó là niềm tin thiêng liêng, khác với niềm tin trần tục và tác động trở lại đời sống trần tục của con người. 1.2.2. Yếu tố phồn thực trong tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng khá phổ biến trong các vùng của cư dân nông nghiệp, trong đó có đồng bào Chăm. Trong tín ngưỡng này, các biểu tượng thể hiện cho yếu tố âm dương là khá phổ biến. Thể hiện rõ nhất của yếu tố phồn thực trong tín ngưỡng dân gian của người Chăm là qua việc thực hiện lễ hội Rija Nưgar (lễ hội múa tống ôn đầu
  15. năm). Lễ này được thực hiện trong tháng 1 hàng năm theo lịch Chăm, vào ngày thứ năm và thứ sáu thượng tuần trăng. ý nghĩa của lễ hội Rija Nưgar là tiễn đưa những điều xấu xa, xui xẻo của năm cũ, đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới, cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân làng khỏe mạnh, ấm no và hạnh phúc Lễ vật dâng cúng trong lễ hội múa Rija Nưgar ngoài gà, dê, còn có 5 mâm cơm, canh, bánh ngọt, trái cây, trầu, cau, rượu, trứng và lễ vật quan trọng là lửa và nước. Lễ vật được chia thành 02 phần tượng trưng cho âm và dương, cụ thể: ngày vào buổi chiều thứ năm-cúng con gà (thuộc âm), ngày ra buổi sáng thứ sáu-kết thúc buổi lễ cúng con dê (thuộc dương). Thầy cúng lễ gồm có thầy Kaing (thầy bóng), thầy Mưdwơn (thầy vỗ), 02 nghệ nhân đánh trống Ginăng; 01 nghệ nhân thổi kèn Saranai, cùng nhiều thầy cúng lễ và dân làng phụ lễ. Hệ thống Thần linh trong lễ Rija Nưgar gồm rất nhiều vị Thần như Pô Tang Hauk (Thần chèo thuyền), Pô Gialau (Thần rừng trầm, rừng quế), Pô Riyak (Thần sóng biển), Pô Nưgar (Thần mẹ xứ sở), Pô Klong Girai, Pô Rômê, Pô Patau Bin Thôr, Pô Bhum (Thần ruộng lúa), Thần nước, Thần mặt trời, Thần núi, Thần biển Kết thúc lễ hội Rija Nưgar là nghi thức tiễn đưa hình nhân thế mạng, đây là vật thay thế cho dân làng mang đi những điều xấu xa của năm cũ, những bệnh tật, mất mùa của năm cũ, đem lại cho con người sức khoẻ, bình an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt trong năm mới Sau đó hình nhân thế mạng này được tiễn đến tại ngã ba đường hay tiễn xuống dòng sông Điểm đặc biệt trong lễ hội múa Rija Nưgar là múa phồn thực (ngoài các nghi thức bắt buộc thì ở một số địa phương còn có nghi thức này). Lễ múa phồn thực do một người đàn ông có tầm vóc to khoẻ được dân làng bầu chọn và bà bóng (Muk Pajơw) đảm nhiệm. Trước khi vào lễ, người đàn ông được bầu làm nghi thức mặc y phục và tay cầm 03 cây gỗ tre hình dương vật, dài khoảng 25cm, đầu nhuộm màu đen. Khi vào lễ, thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát lễ về Pô Nưgar (Thần mẹ xứ sở), người đàn ông cầm cây tre múa nhún nhảy như động tác giao hợp. Sau một hồi múa, thì người đàn ông đó dừng lại. Ba cây tre đó được người đàn ông chuyển cho bà bóng tiếp tục múa và cuối cùng làm lễ tẩy uế cho 03 cây tre trên cái tra đặt “hình nhân thế mạng”. Sau đó 03 cây tre được dân làng tiễn đưa cùng với những hình nhân thế mạng ra đến ngã ba đường hay dòng sông
  16. Một biểu hiện khác của tín ngưỡng phồn thực là việc thờ Nữ Thần Pô Yang Jri ở người Chăm. Tượng của Nữ Thần này là một khối đá dựng đứng có vẽ một vạch ngang bằng vôi thể hiện cái miệng của Thần. Thế nhưng để tượng trưng cho Nữ Thần này thì chỉ cần một vật gì giúp cho người ta liên tưởng đến bộ phận sinh dục của phái nữ như kẽ nứt của cây, đường nẻ của đá Khi có việc cầu cần xin Nữ Thần giúp đỡ cho việc chữa bệnh, việc hiếm muộn con cái, người Chăm thường đến chỗ đó khấn “vái”, đổ rượu lên khúc cây hình trụ có dạng bộ phận sinh dục của nam rồi làm động tác như lúc nam và nữ giao hợp. Người ta tin rằng làm như thế là Thần sẽ giúp cho họ khỏi bệnh hoặc sẽ thoả sự mong muốn về việc con cái 1.2.3. Các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp Như trên đã trình bày, địa bàn cư trú của người Chăm trước đây là vùng duyên hải miền trung có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mua trung bình hàng năm thấp, một bên là núi cao hiểm trở, một bên là biển rộng mênh mông, đồng bằng thì nhỏ hẹp, sông ngòi thì ngắn và dốc. Nghề nghiệp của người dân là trồng lúa nước, đi biển để đánh bắt tôm cá và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Ngoài ra, người dân còn khai thác sản phẩm từ rừng núi như khai thác gỗ quí, dược liệu, trầm hương quí, săn bắn động vật quí hiếm Bên cạnh những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng thì người Chăm cũng hứng chịu những đợt thiên tai xảy ra như sóng biển nhấn chìm các đoàn thuyền, thường xảy ra lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, các dịch bệnh, thú dữ đe dọa mạng sống của con người. Trong thời kỳ mà trình độ của con người còn hạn chế, chưa giải thích được các hiện tượng xảy ra của thiên nhiên, con người cảm thấy nhỏ bé và bất lực. Người dân tin rằng đó là do sự màu nhiệm, là huyền bí, là Thần Thánh Hàng năm, để được che chở, thoát khỏi mọi tai ương trong cuộc sống, người dân thường mang các lễ vật đến tận cửa biển, đầu sông, ngọn núi, để dâng cúng cho các vị Thần. Vì người ta tin rằng, làm như vậy sẽ được các Thần che chở, thoát khỏi mọi tai ương trong cuộc sống. Chính các nghi lễ này đã được thực hiện hàng năm, tồn tại mãi đến ngày nay. Các nghi lễ này đều có liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống của đồng bào như: lễ cầu đảo (Plao Sah), lễ chặn nguồn nước (Kap lâu Krong), lễ cúng ruộng (iêu Pô Bhum), lễ chém trâu tế Thần tại núi đá trắng và tại Tháp, lễ hội múa tống ôn đầu năm (Rija Ngar)
  17. Các nghi lễ trên đều rất phong phú, đa dạng và mang tính cộng đồng. Sau đây là một số nghi lễ là chính: - Lễ mở cửa Tháp (Pơh băng yang) Đây là nghi lễ mở đầu cho các nghi lễ cúng tế ở các Đền, Tháp của người Chăm. Thời gian vào thượng tuần trăng tháng 1 theo lịch Chăm (khoảng tháng 4 dương lịch). Nghi lễ diễn ra tại Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê và Đền Pô Nưgar. Mục đích của lễ này là dâng lễ vật lên các vị Thần ở Đền, Tháp, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân làng khoẻ mạnh, ấm no hạnh phúc, người dân được phép khai mương, đắp đập, chuẩn bị cho việc gieo trồng và sản xuất Điều hành lễ mở cửa Tháp là các chức sắc thuộc tôn giáo Bàlamôn như sư cả (Pô Dhia), các Paseh và các vị chức sắc trong tín ngưỡng như Kadhar (thầy Kòke), bà bóng (muk Pajơw), ông từ (ong Chamưnei) Các Thần linh được người dân khấn cầu cúng tế như Thần mưa, Thần núi, Thần biển, Thần sông, Thần lửa và các vị Vua của dân tộc được Thần Thánh hóa như Pô Nưgar (Thần mẹ xứ sở), Pô Klong Girai, Pô Rômê, Pô Bin Thuôr, các hoàng hậu Nghi lễ mở cửa Tháp bao gồm các nghi thức như mở cửa Tháp, tắm tượng Thần, mặc y phục cho Thần và đại lễ Đây là nghi lễ diễn ra hàng năm, có cả chức sắc Chăm Bàlamôn, chức sắc trong tín ngưỡng và đồng bào Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận tham gia theo từng vùng Tháp. - Lễ múa tống ôn đầu năm (Rija Nưgar) Lễ múa tống ôn đầu năm là một nghi lễ rất quan trọng của người Chăm ở Ninh Thuận (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni). Nghi lễ diễn ra vào 02 ngày thứ năm và thứ sáu tuần đầu thượng tuần trăng tháng 01 hàng năm theo lịch Chăm (khoảng tháng 4 dương lịch) ở tất cả các làng của người Chăm. ý nghĩa trong lễ múa tống ôn đầu năm là người dân đưa các lễ vật cúng tế cho các Thần để cầu mong những Thần linh tống khứ điều xấu xa, xui xẻo, bệnh tật, mất mùa trong năm cũ, ban cho những điều tốt lành trong năm mới như mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng khoẻ mạnh, ấm no và hạnh phúc Các lễ vật dâng cúng, chức sắc hành lễ, các vị Thần được người dân kêu cầu cúng tế (đã nêu trong mục 1.2.2).
  18. - Lễ cầu đảo ở các Đền, Tháp (Yôr Yang hay Yuơr Yang) Lễ cầu đảo ở các Đền Tháp diễn ra vào thượng tuần trăng tháng 4 theo lịch Chăm (khoảng tháng 7 dương lịch) tại 03 Đền Tháp ở vùng Chăm Ninh Thuận: Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê và Đền Pô Nưgar. Thời gian diễn ra nghi lễ là vào mùa hè nắng nóng khô hạn, nên ý nghĩa của nghi lễ này là dâng làng cầu mong Thần linh phù hộ ban cho mưa xuống để cho dân làng cày cấy chuẩn bị gieo trồng. Các chức sắc cúng lễ gồm có các chức sắc thuộc tôn giáo Bàlamôn và các chức sắc thuộc tín ngưỡng. Nghi lễ diễn ra trong thời gian 02 ngày 01 đêm. Các vị Thần được kêu cầu cúng tế gồm các Thần núi, Thần sông, Thần biển, Thần mưa, Thần gió và các vị vua của dân tộc có công trong việc xây dựng các công trình thủy lợi và hướng dẫn người dân sản xuất được người dân tôn thờ như những vị Thần như Pô Klong Girai, Pô Rômê, Pô Nưgar Trong nghi lễ cầu đảo ở Đền, Tháp gồm có các nghi thức theo thứ tự: Lễ tẩy uế Đền, Tháp; lễ đốt Thần lửa; lễ cúng Thần Đền, Tháp và lễ đắp đập. “Trong đó nghi lễ và chủ đề chính là lễ đốt Thần lửa. Đây là sự tái tạo, thu nhỏ của các nghi lễ cộng đồng Chăm liên quan đến tục thờ Thần lửa, Thần mặt trời, Thần nông, Thần thủy lợi của một cư dân nông nghiệp làm lúa nước. Lễ này còn nhằm hướng tới sự cân bằng âm dương (nước-lửa) của vũ trụ với nhiều tên gọi dân gian khác nhau như lễ đốt Thần lửa, lễ cầu đảo, Vì lễ này gắn liền với nông nghiệp như cầu mưa, đắp đập, ngăn sông một sự kiện quan trọng đối với cư dân nông nghiệp nên ngày xưa, lễ này cũng là ngày hội của người nông dân chuẩn bị cho công việc đồng áng Ngày nay do sự phát triển về khoa học kỹ thuật-đặc biệt là công tác thủy lợi nên nghi lễ này dừng lại ở phần lễ, còn phần hội không còn nữa. Đồng bào chỉ xem đây là công việc của các vị chức sắc [42, tr.130-131]. - Lễ hội Katê Đây là một trong những nghi lễ lớn nhất của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni). Trong đó, người Chăm Bàlamôn thường xem nghi lễ này như là một ngày tết của dân tộc. Lễ hội Katê diễn ra vào ngày 1 tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch). Đầu tiên, lễ hội diễn ra tại các Đền Tháp như Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê, Đền Pô Nưgar, rồi lễ hội diễn ra ở làng, sau đó là từng hộ gia đình.
  19. Lễ hội Katê có ý nghĩa là tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và các vị Vua có công với nước, mừng kết thúc một mùa thu hoạch và chuẩn bị bước vào vụ mới. Trong ngày lễ chính (ngày lên Tháp), bà con người Chăm (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni) và các dân tộc anh em lên Tháp rất đông để chứng kiến lễ hội. Sau nghi lễ trên Tháp và ở làng thì từng gia đình tổ chức lễ như ngày tết, có mời khách đến chung vui, anh em họ hàng thăm nhau, không khí thật vui nhộn và đoàn kết Các chức sắc tham gia hành lễ của lễ hội Katê gồm có các chức sắc thuộc tôn giáo Bàlamôn như sư cả (Pô Dhia), phó sư cả (Pô Bach), Paseh, các chức sắc thuộc tín ngưỡng như ông thầy kò ke (ông Kadhar), bà bóng (muk Pajơw), ông từ (ông Chamưnei) Lễ vật dâng cúng gồm: 01 con dê, 03 con gà, 05 mâm cơm, canh, 01 mâm cơm với muối vừng, 03 cỗ bánh gạo, hoa quả. Ngoài ra, còn có trứng, trầu cau, xôi chè Lễ hội Katê gồm có các bước như rước y phục của vua từ nơi cất giữ lên Tháp. Bước này tổ chức rất trọng thể, sau đó là nghi thức mở cửa Tháp, kế tiếp là nghi thức tắm tượng vua (Thần), nghi thức mặc áo cho tượng vua (Thần) và cuối cùng là đại lễ. Sau phần đại lễ là phần hội-phần múa hát của các đội văn nghệ ở các thôn hoà cùng với tiếng trống ghi năng và kèn Saranai, không khí thật vui nhộn. Sau khi lễ hội kết thúc ở trên Tháp thì lễ hội diễn ra trong phạm vi làng, sau đó là từng gia đình Ngày nay lễ hội Katê là một lễ hội lớn nhất, mang tính cộng đồng rộng rãi và vui nhộn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận. Lễ hội này được đồng bào xem như là một ngày tết của dân tộc. Hàng năm, cứ đến ngày diễn ra lễ hội thì các ngành, các cấp của tỉnh quan tâm tổ chức rất chu đáo để đồng bào đón lễ hội vui vẻ, an toàn, tiết kiệm và đoàn kết. Ngoài ra, các ngành, các cấp thường tổ chức thành nhiều đoàn để đi thăm và tặng quà cho các Tháp, Đền, gia đình các chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu, các gia đình người Chăm có công với cách mạng Từ đó làm cho đồng bào Chăm thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước ta - Lễ hội cúng Nữ Thần mẹ xứ sở (lễ hội Chabur) Lễ hội được tổ chức vào tháng 9 hàng năm theo lịch Chăm (khoảng tháng 12 dương lịch) tại các Đền, Tháp của người Chăm, trong đó tập trung nhất là diễn ra ở Đền Pô Nưgar.
  20. Đây là nghi lễ nhằm tưởng nhớ công lao của các vị Nữ Thần, trong đó đặc biệt là Nữ Thần mẹ xứ sở (Pô Nưgar); đồng thời cầu xin các vị Thần ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc Các nghi thức trong lễ hội Chabur cũng giống như trong lễ hội Katê như: lễ rước y phục của Nữ Thần Pô Nưgar, lễ mở cửa Đền, lễ tắm tượng Pô Nưgar, lễ mặc trang phục cho Thần và cuối cùng là đại lễ. Ngoài ra, còn có tục rước trầm hương, múa phồn thực, tục táng gạo và các nghi lễ cầu xin con cái, cầu lộc, cầu tài, may mắn Có thể nói rằng, Chabur là lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm Ninh Thuận. Cả trước đây và ngày nay, theo truyền thuyết, Pô Nưgar là người đã sinh ra dân tộc Chăm và hướng dẫn dân tộc Chăm cách sản xuất. Vì vậy, đối với người Chăm, bà được kính trọng, tôn thờ, rất linh thiêng và niềm tin ấy đã ăn sâu vào tâm trí của mọi người Chăm qua bao thế hệ và tồn tại đến ngày hôm nay - Lễ cầu đảo tại các cửa biển (Plao Sah hay Palau Pasah) Lễ cầu đảo tại các cửa biển còn gọi là lễ cầu mưa, được tiến hành vào thượng tuần trăng tháng 2 theo lịch Chăm (khoảng tháng 5 dương lịch), tại các cửa biển. Tham gia lễ hội cầu đảo có cả chức sắc thuộc tôn giáo Bàlamôn, chức sắc thuộc tôn giáo Bàni, các chức sắc thuộc tín ngưỡng, cộng đồng Chăm Bàlamôn và Bàni ở Ninh Thuận. ý nghĩa của lễ hội cầu đảo là tạ ơn Thần linh đã ban cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu trong năm cũ và tiếp tục cầu xin Thần linh giúp cho mưa thuận, gió hoà trong năm mới để cho người dân sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra lễ cầu đảo còn thể hiện sự cầu xin cho sự sinh sôi, nảy nở của con người và tự nhiên-đặc biệt là sự sinh sôi nảy nở tươi tốt của mùa màng. Từ sau ngày giải phóng miền nam 1975, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật-đặc biệt là công tác thủy lợi nên lễ này không còn thực hiện nữa. - Lễ chặn đầu nguồn nước tại các con sông (ngak yang pakap halâu Krong (Kraung)) Lễ chặn đầu nguồn nước được tiến hành vào hạ tuần trăng tháng 8 hàng năm theo lịch Chăm (khoảng tháng 11 dương lịch), thời gian mà đồng bằng miền trung sắp sửa có những trận lũ lụt lớn.
  21. Tham gia lễ chặn nguồn nước có cả chức sắc Bàlamôn và chức sắc Bàni, chức sắc thuộc tín ngưỡng và cộng đồng Chăm Bàlamôn và Bàni ở Ninh Thuận. Nếu như lễ cầu đảo được tiến hành tại nơi cuối nguồn của các con sông (nơi các con sông đổ ra biển) thì lễ chặn nguồn nước được tổ chức tại nơi đầu nguồn của các con sông. ý nghĩa của lễ chặn nguồn nước là đồng bào Chăm tạ ơn các Thần linh đã ban mưa xuống cho người dân sản xuất, đồng thời cầu xin các vị Thần linh phù hộ đừng cho mưa và nước đổ xuống nữa để khỏi gây ra lũ lụt, tạo điều kiện cho dân làng thu hoạch và chuẩn bị vào sản xuất vụ mới Ngày nay, lễ này không còn thực hiện nữa. - Lễ chém trâu tế Thần tại núi Đá Trắng (ngak Kabau pak chơk yang Patau) Lễ chém trâu tế Thần tại núi Đá Trắng được tổ chức 7 năm một lần vào tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch). Lễ được tổ chức tại núi Đá trắng (thôn Như Bình-xã Phước Thái-Huyện Ninh Phước). Lễ này gắn liền với nhiều truyền thuyết liên quan đến con “Trăn Tinh”. ý nghĩa của lễ là dân làng cúng tế để con “Trăn Tinh” khỏi quậy phá mùa màng và cuộc sống của con người. Lễ này do ông cai quản ruộng đất (ông Riya Hamu), ông cai đập (ông Binưk), ông thầy vỗ (ông Kadhar), bà bóng (Muk Pajơw) hành lễ cùng với bà con dân làng ở thôn Như Bình-Lễ vật gồm một con trâu trắng, gà, bánh trái Trước năm 1975, lễ này thực hiện thường xuyên 7 năm một lần, đến năm 1983 lễ này còn thực hiện. Từ 1983 đến nay lễ này không còn thực hiện nữa. Điều này có thể hiểu rằng, nhiều nghi lễ không phù hợp với đời sống mới sẽ phai dần một khi kinh tế và đời sống của đồng bào phát triển cao hơn. Trên đây là một số nghi lễ chính của nghi lễ nông nghiệp mang tính cộng đồng của người Chăm ở Ninh Thuận. - Các nghi lễ liên quan đến chu kì sinh trưởng của cây lúa Ngoài các nghi lễ mang tính cộng đồng có liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp, trước đây (trước năm 1975), người Chăm thường xuyên thực hiện các nghi lễ có liên quan đến chu kì sinh trưởng của cây lúa (lễ này mang tính gia đình) như: lễ dựng chòi cày, lễ cúng Thần ruộng lúc lúa đẻ nhánh, lễ cúng khi lúa làm đòng, lễ cúng chuẩn
  22. bị thu hoạch, lễ cúng mừng lúa về nhà Trong các nghi lễ đó, lễ cúng Thần ruộng lúc lúa đẻ nhánh (iêu Pô bhum) là quan trọng nhất. Thời gian để thực hiện lễ cúng Thần ruộng là lúc ruộng lúa đẻ nhánh. Lễ vật gồm 01 con dê, 05 mâm cơm, 05 đĩa xôi, 05 chén chè, 03 hột gà, 10 lá trầu, 10 quả cau, 01 chai rượu trắng. Người thực hiện lễ này là ông cai quản ruộng đất (ông Riya Hamu). Các vị Thần được kêu cầu cúng tế như Pô Nưgar, Pô Klong Girai, Pô Rômê, tức là những vị vua có công với nước, đặc biệt là có công trong việc chỉ đạo xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất cho người Chăm. Từ sau 1975 đến nay, do quá trình tập thể hoá rồi đến khoán sản phẩm, các nghi lễ liên quan đến chu kì sinh trưởng của cây lúa, không còn thực hiện nữa. Hầu hết người Chăm ở Ninh Thuận đã bỏ hẳn các nghi lễ này. 1.2.4. Tín ngưỡng là cơ sở nền tảng cho tôn giáo Qua một số nghi lễ thuộc tín ngưỡng của người Chăm ở Ninh Thuận đã nêu ở trên ta thấy tín ngưỡng của người Chăm phong phú, đa dạng. Trong một thời kỳ mà trình độ khoa học chưa phát triển, con người chưa giải thích được các hiện tượng huyền bí của thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, sóng Thần, động đất, núi lửa . nên con người cảm thấy bé nhỏ và bất lực trước thiên nhiên là điều dễ hiểu và người ta đã đặt cho các hiện tượng đó như các vị Thần có tính mầu nhiệm. Để thoát khỏi tai ương trong cuộc sống, được che chở, con người đã mang các lễ vật để cúng cho các vị Thần linh và cầu mong cho các vị Thần phù hộ ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân làng khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc. Theo thời gian, các nghi lễ đó được thực hiện, tồn tại và kéo dài đến tận ngày nay. Tuy nhiên, có một số nghi lễ không còn phù hợp với đời sống hiện tại, tốn kém tiền bạc của người dân, đã không còn tồn tại nữa Mặc dù vậy, tín ngưỡng của người Chăm là nền tảng của các tôn giáo khi các tôn giáo này du nhập vào người Chăm như ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo Trong đó, đặc biệt nhất là ấn Độ giáo. Thể hiện rõ nhất là hiện nay trong tín ngưỡng, tôn giáo Chăm có sự đan xen, khó phân biệt rạch ròi. Có nhiều nghi lễ đồng thời là của tín ngưỡng, đồng thời là của tôn giáo như lễ hội Katê, lễ hội Chabur .Hoặc có một số nghi lễ mà ở đó có sự tham gia đầy đủ các chức sắc thuộc tín ngưỡng và chức sắc các tôn giáo như lễ cầu
  23. đảo, lễ chặn nguồn nước, lễ hội Katê Như vậy có thể khẳng định rằng tín ngưỡng của người Chăm là cơ sở, là nền tảng cho các nghi lễ của tôn giáo sau này. 1.3. Tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận 1.3.1. Khái niệm về tôn giáo Bàn về tôn giáo là bàn về một lĩnh vực khá rộng, đa dạng và phức tạp. Từ trước đến nay đã có nhiều quan điểm bàn về vấn đề tôn giáo. Theo ông Đặng Nghiêm Vạn thì “Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người, nhưng là một thực thể có nhiều biểu hiện rất phức tạp cả về nội dung cũng như về hình thức. Tính đa dạng của tôn giáo phản ánh tính đa dạng của văn hoá mà tôn giáo là một bộ phận văn hoá tinh thần (Spirituel) hay phi vật thể” [58, tr.48] và theo ông “nội dung bản chất của bất kỳ tôn giáo nào cũng cự tuyệt với những điều ác, xấu, cũng mong vươn đến cái tuyệt đối, cái chân, thiện, mỹ Nên ở bất kỳ tôn giáo nào, trong nội dung cũng bao hàm cuộc đấu tranh giữa hai yếu tố tốt và xấu nhằm duy trì niềm tin và ước mơ của cộng đồng, của cá nhân. Điều đó được phản ánh trong nội dung của từng hình thái tôn giáo hay tổng thể tôn giáo của một cộng đồng, tùy theo tính chất của tôn giáo là độc Thần, đa Thần hày phiếm Thần. Nội dung đó được thể hiện bằng những nghi thức, những kiêng cữ, những hành vi tẩy uế đảm bảo sự trong sạch, tính thiện theo quan niệm của từng cộng đồng và từng cá nhân trong cộng đồng tôn giáo” [58, tr.48-49]. Tóm lại “đã nói đến tôn giáo dù nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều phải đụng chạm đến vấn đề 02 thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của các vật thể vô hình” [58, tr.69]. Về định nghĩa tôn giáo có thể kể như E.Tylor cho rằng: “Nếu hiểu tôn giáo là niềm tin đối với một đấng tối cao, sự phán xét sau khi chết, thờ cúng các Thần tượng, có tập tục hiến tế, hay có các giáo thuyết hoặc nghi thức nào tương đối phổ biến, thì tất nhiên phải gạt bỏ nhiều bộ lạc ra khỏi thế giới tôn giáo” [58, tr.54]. Hay theo J.Frajer “Tôn giáo mà tôi nói đến là sự tiếp nhận hoặc sự an ủi hoặc sự trừng phạt của hiện tượng siêu nhiên được con người tin rằng lực lượng ấy có thể chỉ đạo, khống chế tự nhiên và cuộc sống của con người” [58, tr.55]. Theo ông Đặng Nghiêm Vạn thì
  24. Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế, cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lí-văn hoá khác nhau, phụ thuộc vào nội dung một tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội hay tôn giáo [58, tr.145]. Tuy có nhiều quan điểm hay định nghĩa về tôn giáo nhưng đến nay, định nghĩa của Ăngghen trong tác phẩm “Chống Duyrinh" vẫn được xem là chuẩn mực và còn nguyên giá trị: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo-vào trong đầu óc của con người, của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trên trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [51, tr.12-13]. 1.3.2. Tôn giáo Bàlamôn của người Chăm ở Ninh Thuận Đạo Bàlamôn du nhập vào người Chăm khoảng thế kỷ I sau Công nguyên. Căn cứ vào bia võ cạnh (Nha Trang) đã chứng minh rõ điều này. Người Chăm tiếp nhận Bàlamôn của ấn Độ trên cơ sở giao lưu văn hoá và cải biên thành đạo Bàlamôn của người Chăm hiện nay có nét riêng biệt. Nền văn hoá ấn Độ nói chung và tôn giáo ấn Độ nói riêng, đặc biệt là Bàlamôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hoá Chăm, làm cho văn hoá Chăm phong phú, đa dạng Điều đó thể hiện rõ ở các công trình kiến trúc, điêu khắc, chữ viết và trong việc thờ cúng các vị Thần. Người Chăm Bàlamôn ngoài việc thờ các vị Thần của tự nhiên như Thần núi, Thần mưa, Thần gió và các vị vua có công với nước, thì họ còn tôn thờ 03 vị Thần của ấn Độ giáo như Thần Brahma, Thần Shiva, Thần Vishnu, trong đó phổ biến nhất là Thần Shiva. Ngày nay, văn hoá ấn Độ vẫn còn ảnh hưởng và chi phối khá mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, trong đó, rõ nhất là Chăm Bàlamôn (Chăm ảnh hưởng ấn Độ giáo, còn gọi là Ahier). 1.3.2.1. Đặc điểm về hệ thống các Thần và các cơ sở tế lễ
  25. Như trên đã trình bày người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận, ngoài việc tôn thời các vị Thần như: Thần sông, Thần núi, Thần biển, Thần gió và các vị vua của dân tộc có công với nước được người dân Thần Thánh hoá như Pô Nưgar, Pô Klong Girai, Pô Rômê thì họ còn tôn thờ 03 vị Thần của Bàlamôn như Brahma (Thần sáng tạo), Shiva (Thần hủy diệt), Vishnu (Thần bảo tồn), trong đó việc tôn thờ Thần Shiva là phổ biến. Biểu tượng của Thần Shiva là một trụ đá ngẫu tượng hình dương vật hay Linga đặt trên Yoni. Có thể tín ngưỡng đa Thần là cơ sở để người Chăm tiếp nhận Bàlamôn giáo từ ấn Độ và duy trì đến tận ngày nay. Điểm đặc biệt và độc đáo trong việc tôn thờ các vị Thần của người Chăm ở Ninh Thuận là họ thường thờ các vị vua có công với nước được Thần Thánh hoá tại các Tháp, tượng thờ là một Linga đặt trên Yoni. Trên Linga có khắc khuôn mặt các vị vua mà họ tôn thờ. Như vậy có thể thấy rằng họ đã đồng nhất các vị vua có công đối với dân tộc với các vị Thần của Bàlamôn giáo. Điều đó thể hiện rõ ở các Đền, Tháp như Đền Pô Nưgar, Tháp Pô Klong Girai và Tháp Pô Rômê. Ngoài ra, trong các dịp cúng tế, người Chăm thường cúng tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Hiện nay, người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận còn tôn thờ các vị Thần thuộc tôn giáo Bàlamôn và các vị anh hùng dân tộc tại 03 Đền, Tháp, đó là Đền Pô Nưgar nằm trên địa phận thôn Hữu Đức-xã Phước Hữu-huyện Ninh Phước; Tháp Pô Klong Girai nằm trên địa phận phường Đô Vinh-Thị xã Phan Rang-Tháp Chàm; Tháp Pô Rômê nằm trên địa phận thôn Hậu Sanh-xã Phước Hữu-huyện Ninh Phước. Việc tôn thờ các vị Thần trên được giao cho các thôn thuộc vùng Tháp đó cúng tế vào các ngày lễ hội như lễ hội Katê, lễ hội Chabur, lễ chém trâu tế Thần tại Tháp, lễ cầu đảo trên Tháp, lễ mở cửa Tháp. Ngoài ra, việc tôn thờ các vị Thần còn được thực hiện tại các làng, mà mỗi làng Chăm đều có nơi để thời các vị vua nhất định gọi là Danok. Việc tham gia cúng tế tại các Đền Tháp, ngoài các chức sắc thuộc tôn giáo Bàlamôn của người Chăm còn có cả các vị chức sắc thuộc tín ngưỡng như thầy kò ke (ông KaDhan), bà bóng (Muk Pajơw). Như vậy chứng tỏ rằng tín ngưỡng tôn giáo Chăm rất phong phú và đa dạng, có sự đan xen Điều này đã làm cho tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm nói riêng, văn hoá Chăm nói chung mang bản sắc riêng biệt. 1.3.2.2. Kinh luật Bàlamôn của người Chăm Ninh Thuận
  26. Hiện nay ở vùng đồng bào Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, việc thực hiện các nghi thức trong một nghi lễ do tầng lớp chức sắc đảm nhận. Chức sắc có 03 cấp: Pô Dhia (sư cả), Pô Bạch (phó sư cả) và thầy Paseh. Trong cấp Paseh có Paseh liah và Paseh puah. Chức sắc hành lễ bằng các kinh luật của Bàlamôn được truyền từ đời này sang đời khác. Theo các chức sắc thì các bộ kinh này rất linh thiêng, nên việc truyền dạy thường trong nội bộ gia đình và theo “cha truyền con nối”, không được phổ biến rộng rãi, chỉ có các chức sắc Bàlamôn mà cụ thể là sư cả và phó sư cả mới có quyền truyền dạy các bộ kinh này. Các bộ kinh đó bao gồm: + Găl Pak Plik: còn gọi là “Bai Plih” gồm những bài kinh trong lễ rửa tội. Có 02 trường hợp phải làm lễ rửa tội do các thầy Paseh làm chủ lễ và đều tụng những bài kinh này: lễ rửa tội cho tín đồ hay tu sĩ phạm tội; nghi thức rửa tội trong lễ thụ chức hay thăng cấp cho tu sĩ. + Găl Pak pah tengưn: còn gọi là “Găl prong”, “bộ đại kinh” gồm những bài kinh tụng trong lễ tấn phong chức tapah (sư cả và phó sư cả). Trong bộ kinh này còn bao gồm cả kinh “Bai plih” và kinh “Mưta yang” dùng để tụng trong lễ lập kút, nhập kút. + Găl pak Pakaup hay găl pak bral bôi: gồm những bài kinh nói về điều cấm của các tu sĩ và tâm niệm trong lúc làm lễ tôn chức. + Bai kap hay Nat chuh yang pui: gồm những bài kinh tụng trong các lễ cúng tại các Đền, Tháp, trong các lễ cầu đảo, lễ chặn nguồn nước + Bai kap play: kinh tụng trong lễ múa tống ôn đầu năm cho toàn thôn. Ngoài những bộ kinh chính nêu trên, các chức sắc còn lưu giữ các bài Thánh ca, truyện thơ (Ariya), sách chỉ dẫn xem lịch (sakawi) Các bộ kinh nói trên thường được chép bằng tay trên lá buông hay trên lá xi măng, được các chức sắc cất giữ rất cẩn thận và theo họ, những bộ kinh này rất linh thiêng, chỉ lấy ra trong những dịp quan trọng, trước khi lấy ra phải làm phép điều này vẫn còn lưu giữ đến tận ngày nay. 1.32.3. Tầng lớp tu sĩ và hệ thống nghi lễ của tôn giáo Bàlamôn của người Chăm ở Ninh Thuận Trong tôn giáo Bàlamôn của người Chăm Ninh Thuận vẫn còn tồn tại một đội ngũ chức sắc lo việc cho ngày tháng, cúng tế cho các tín đồ và các nghi lễ ở các Đền, Tháp.
  27. Tầng lớp này gọi chung là Paseh. Các chức sắc Bàlamôn có sắc phục riêng. Họ mặc áo, váy màu trắng, khăn màu trắng có tua đỏ, búi tóc ở đỉnh đầu. Họ có nhiều kiêng cữ trong cuộc sống. Muốn vào hàng ngũ chức sắc, theo phong tục phải cha truyền con nối. Người nào muốn trở thành tu sĩ thì không bị tàn tật, có lối sống kiêng cữ, thông hiểu kinh kệ, có vợ, con và gia đình đầm ấm. Hiện nay, trong hàng ngũ chức sắc Bàlamôn Ninh Thuận gồm có Pô Dhia (sư cả), Pô Bach (phó sư cả) và các Paseh (Paseh liah và Paseh puah). Mỗi khu vực Đền, Tháp đều có một sư cả phụ trách cho ngày, tháng và cúng lễ. Ngoài ra trong các khu vực Đền Tháp đó còn có các phó cả sư và các thầy Paseh giúp ông sư cả trong việc cúng lễ. Trong 03 vùng Tháp, Đền ở Ninh Thuận hiện nay có 03 ông sư cả, 08 phó sư cả và 37 thầy Paseh. Trước khi vào hàng ngũ chức sắc thì phải làm nghi lễ để tôn chức sắc rất tốn kém. Cụ thể, làm lễ tôn chức sắc Paseh phải thực hiện trong thời gian 08 ngày, tốn kém từ 15 đến 20 triệu đồng. Làm lễ tôn chức phó sư cả phải thực hiện trong thời gian 10 ngày, tốn kém từ 20-25 triệu đồng. Còn làm lễ tôn chức sư cả thì làm trong 02 ngày, tốn kém khoảng 10-15 triệu đồng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các nghi lễ thì bà con họ hàng, làng xóm cũng đến giúp và hỗ trợ. Số tiền bà con đến hỗ trợ có thể bù đắp hoặc vượt số tiền đã chi phí. Nhưng có thể nói rằng, những chi phí tốn kém và kéo dài này là một gánh nặng chung cho cả cộng đồng. Như vậy ta thấy rằng, trong tôn giáo Bàlamôn của người Chăm Ninh Thuận hiện nay vẫn còn tồn tại một đội ngũ chức sắc để lo việc cúng tế tại các Đền, Tháp và cúng tế cho các tín đồ. Họ có nhiều ràng buộc và kiêng cữ trong đời sống hàng ngày. Hiện nay, các chức sắc này vẫn còn có một số vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào thể hiện qua việc có quyền cho ngày tháng và cúng tế cho các tín đồ. Tuy nhiên trong quá trình cúng lễ, lợi ích kinh tế mang lại cho họ rất ít, trong khi họ lại ràng buộc, kiêng cữ nhiều trong đời sống hàng ngày (không trực tiếp tham gia lao động sản xuất), nên hầu hết hoàn cảnh gia đình các chức sắc đều gặp nhiều khó khăn. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho lớp trẻ hiện nay không muốn vào hàng ngũ chức sắc. Trong khi ở vùng Chăm Ninh Thuận, hàng năm, các nghi lễ diễn ra dày đặc và các nghi lễ này cần
  28. phải có chức sắc để cúng tế. Đây là một nỗi lo của người Chăm hiện nay trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Cùng với đội ngũ chức sắc thì trong tôn giáo Bàlamôn còn có một hệ thống nghi lễ phong phú, đa dạng. Nó bao gồm nghi lễ cúng tế tại các Đền, Tháp, các nghi lễ tôn chức cho các chức sắc và các nghi lễ liên quan đến đời người như lễ cưới, lễ tang, lễ nhập kút Các nghi lễ cúng tế tại các Đền ,Tháp bao gồm các nghi lễ như: lễ mở cửa Tháp, lễ cầu đảo tại các Tháp, lễ hội Katê, lễ hội Chabur ý nghĩa của các nghi lễ tại các Đền, Tháp là cầu cúng cho các vị Thần như Thần núi, Thần biển, Thần mưa, Thần gió Các vị Thần của Bàlamôn như Thần Brahma, Thần Shiva, Thần Vishnu, các vị vua có công với nước, với dân tộc được Thần hoá như Pô Nưgar, Pô Klong Girai, Pô Rômê và tổ tiên, ông bà cầu mong các vị Thần ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cây trái, lúa khoai tươi tốt, dân làng khoẻ mạnh, ấm no và hạnh phúc Các nghi lễ tôn chức cho các chức sắc như lễ tôn chức Paseh, lễ tôn chức Pô Bach (phó sư cả) và lễ tôn chức Pô Dhia (sư cả). Các nghi lễ này đối với cộng đồng Chăm Bàlamôn-cả chức sắc và các tín đồ đều rất trân trọng vì theo họ nó rất linh thiêng. Các nghi lễ liên quan đến đời sống cá nhân, đến đời người, trong phạm vi gia đình, nhưng đồng thời cũng liên quan đến tộc họ, bà con làng xóm như lễ cưới, lễ tang (lễ hoả táng) và lễ nhập kút. Trong đó, quan trọng nhất là lễ tang và lễ nhật kút. Đối với đồng bào Chăm, kút là nơi an nghỉ cuối cùng của một con người sau khi chết. “Nơi ấy”, người chết sẽ gặp ông bà, tổ tiên và sống đầy đủ, hạnh phúc ở thế giới bên kia. Hơn nữa, theo quan niệm của người Chăm, đời sống hiện thực chỉ là tạm thời, đời sống ở thế giới bên kia mới là vĩnh viễn. Vì thế đối với họ, lễ tang và lễ nhập kút là vô cùng quan trọng. Từ những suy nghĩ trên, có nhiều người khi về già, lúc còn sống thường chuẩn bị những đồ đạc cần thiết sau khi chết đi. Hiện nay, lễ tang và lễ nhập kút vẫn là nghi lễ quan trọng nhất đối với người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận. 1.3.3. Tôn giáo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận Người Chăm Bàni ở Ninh Thuận-đó là người Chăm ảnh hưởng đạo Ixlam kết hợp với tín ngưỡng dân gian truyền thống và một số yếu tố của đạo Bàlamôn và chế độ mẫu hệ để hình thành nên đạo Bàni của người Chăm mang bản sắc riêng. Người Chăm thường
  29. gọi bộ phận này là Bàni hoặc Aval. Hiện nay, tín đồ Chăm Bàni ở Ninh Thuận cư trú ở 07 thôn thuộc 06 xã của 03 huyện với 21.165 người [13, tr.1]. 1.3.3.1. Sự hình thành tôn giáo Bàni Theo nhiều sử liệu thì đạo Ixalam du nhập vào người Chăm khoảng thế kỷ thứ X, nhưng mãi đến thế kỷ thứ XV mới biểu hiện rõ nét [1, tr.170-171]. Khi truyền vào người Chăm, đạo Ixlam đã kết hợp với tín ngưỡng dân gian truyền thống của dân tộc Chăm cùng với một số yếu tố của đạo Bàlamôn và sự duy trì của chế độ mẫu hệ để tạo nên một tôn giáo đặc thù, mang bản sắc riêng của người Chăm gọi là Chăm Bàni. Người Chăm thường gọi là Bini hay Aval. Đạo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận ngoài việc tôn thờ Thánh Ala và thiên sứ Mohamet trong đạo Ixlam, họ còn tôn thờ các vị Thần như Thần sông, Thần Biển, Thần Mưa, Thần Gió và các vị anh hùng dân tộc có công với nước như Pô Nưgar, Pô klong Girai, Pô Rômê cùng với tổ tiên, ông bà hay những người đã khuất Trong tín đồ Bàni nhiều người nhận thức về đạo Ixlam bị sai lệch. Giáo luật của đạo Ixalm cũng vị biến dạng và thường thực hiện không đầy đủ. Các chức sắc và tín đồ sống khép kín. Vai trò của các vị chức sắc đối với các tín đồ rất lớn. Tất cả những vấn đề trên đây thể hiện rõ trong quá trình thực hiện các nghi lễ mà các nghi lễ này do các vị chức sắc thực hiện qua kinh luật của tôn giáo Bàni. Theo các chức sắc Chăm thì Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni là 02 mặt trong một thể thống nhất của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. 1.3.3.2. Tầng lớp tu sĩ và kinh luật của tôn giáo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận Tầng lớp tu sĩ (chức sắc) trong tôn giáo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận gọi là Pô Achar (Pô Char). Họ có trang phục màu trắng, đầu không để tóc và quấn khăn màu trắng có tua màu đỏ. Họ có nhiều ràng buộc và kiêng cữ trong đời sống hàng ngày. Muốn vào hàng ngũ chức sắc Bàni thì phải có vợ, con gia đình đầm ấm, không bị tàn tật và phải theo cha truyền con nối. Tầng lớp tu sĩ Bàni gồm có 04 cấp: Pô Char (Pô Achar), Tip (Khotip), Mưm (Imưm) và cao nhất là Pô Gru (Sư cả).
  30. Mỗi làng của người Chăm Bàni đều có một Thánh đường (chùa), bà con thường gọi là thang Mưgik để làm nơi hành lễ và đội ngũ chức sắc trong đó cao nhất, có quyền nhất là Pô Gru (ông sư cả) là người có quyền quyết định cho ngày tháng và cúng lễ cho các tín đồ của làng đó. Việc thực hiện các nghi lễ được dựa trên kinh luật của tôn giáo Bàni. Về kinh luật của tôn giáo Bàni:mặc dù ảnh hưởng đạo Ixlam nhưng người Chăm Bàni ở Ninh Thuận không lệ thuộc vào giáo luật của đạo Ixlam như không cầu nguyện 5 lần mỗi ngày; các tín đồ không nhịn ăn trong tháng Ramadan, không đi hành hương về Thánh địa Mecca Họ có một hệ thống giáo luật riêng, thực hiện một số nghi lễ khác với giáo luật của đạo Ixlam như làm lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ tang, lễ hội Ramưvan (tháng Ramadan của đạo Ixlam) các nghi lễ này do tầng lớp tu sĩ làm chủ lễ. Đối với tín đồ và tu sĩ đạo Bàni thì giáo lí của đạo Ixlam cũng được ghi lại trong Thánh kinh Koran bằng chữ ả Rập. Đó là bản kinh chép tay mà theo họ hoàn toàn là các bài kinh cầu nguyện. Nhưng vì đây là những bản chép tay nên đã “tam sao thất bổn”. Trong đó các tu sĩ còn ghi vào những phần hướng dẫn đoạn kinh nào đọc trong lúc nào, trong nghi lễ gì bằng tiếng Chăm. Việc truyền dạy kinh Koran trong nội bộ tầng lớp tu sĩ bao gồm việc dạy chữ Chăm, cách đọc cho đúng các bài kinh và sử dụng các bài kinh trong các lễ nào. Đông đảo các tín đồ Bàni đều cho rằng việc trong đạo là của tầng lớp tu sĩ. Tầng lớp này thay thế họ thực hiện mọi nghĩa vụ của tín đồ đối với Thượng đế. Nghi lễ của đạo Bàni ảnh hưởng đạo Ixlam rõ nhất mà đồng bào gọi là lễ hội Ramưvan (tháng Ramadan-tháng ăn chay của đạo Ixlam), nhưng các nghi thức trong nghi lễ diễn ra khác hẳn trong tháng Ramadancủa đạo Ixlam; đặc biệt là việc ăn chay của các tín đồ. Lễ hội Ramưvan (Băng Muk Kei) là một nghi thức rất quan trọng đối với tu sĩ và tín đồ của đạo Bàni. Trong đêm đầu tiên của tháng Ramưvan (đêm vào chùa), các tu sĩ thì vào tu trong Thánh đường (chùa), các tín đồ thì đội mâm gồm các lễ vật vào chùa để làm lễ. Trước ngày vào chùa, các tín đồ cùng đi tảo mộ và mời tổ tiên, ông bà hay những người đã khuất về thờ cúng trong nhà.
  31. Trong tháng Ramưvan, Thánh đường (chùa) là nơi trung tâm sinh hoạt của cả cộng đồng, nhất là vào ban đêm-còn các tu sĩ thì vào ở hẳn trong chùa để tu, niệm. Ban ngày thì nhịn ăn, chỉ khi nào về đêm thì mới được ăn. Bởi vì theo quan niệm của tín đồ, đây là tháng tu niệm của tu sĩ và dâng lễ vật lên Thánh Ala. Trong những ngày các tu sĩ ở trong Thánh đường để tu niệm, thì các tín đồ và gia đình thường mang đồ ăn, thức uống đến và mọi sinh hoạt chỉ diễn ra vào ban đêm. Còn các tín đồ thì vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường (khác với tín đồ đạo Ixlam). Còn về ngày tháng để thực hiện các nghi lễ như: lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ tang, các lễ múa thì người Chăm Bàni vẫn sử dụng lịch của dân tộc (còn gọi là Sakawi Ahier). Chỉ có tháng Ramưvan là trùng với tháng của đạo Ixlam. Tuy nhiên các nghi thức diễn ra trong tháng này từ ngày vào chùa đến tu niệm, ăn chay cũng khác nhiều với đạo Ixlam. Như vậy ta thấy rằng, mặc dù ảnh hưởng đạo Ixlam nhưng tôn giáo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố của tín ngưỡng bản địa cùng với tôn giáo Bàlamôn và chế độ mẫu hệ của người Chăm nên nhiều nghi thức khác rất nhiều so với giáo lý, giáo luật trong đạo Ixlam. Họ không thờ độc Thần như trong đạo Ixlam mà thờ đa Thần. Ngay cả lễ hội Ramưvan, một lễ hội mà nhiều người cho rằng đây là nghi lễ có ảnh hưởng rõ nhất đạo Ixlam (giống như tháng Ramadan của đạo Ixlam), nhưng mọi nghi thức diễn ra khác hẳn. Điều này có thể khẳng định rằng, mặc dù tiếp nhận đạo Ixlam, nhưng mọi giáo lý, giáo luật của đạo Ixlam đã bị biến dạng để phù hợp với tín ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán của người Chăm, có như thế đạo Ixlam mới tồn tại được, và chính điều này đã làm cho tôn giáo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận trở thành một tôn giáo đặc thù đậm bản sắc riêng. 1.3.3.3. Hệ thống các Thần, các nghi lễ và các cơ sở tế lễ Người Chăm Bàni ở Ninh Thuận ngoài việc tôn thờ Thánh Ala và sứ giả của ngài là Mohamet trong đạo Ixlam thì họ còn tôn thờ các vị Thần trong tín ngưỡng dân gian (nhiên Thần) như Thần Núi, Thần Sông, Thần Biển, Thần Mưa, Thần Gió và các vị vua có công với dân tộc (Nhân Thần) như Pô Nưgar (vua trong truyền thuyết-đồng thời là Thần mẹ xứ sở), Pô Klong Girai, Pô Rômê cùng với tổ tiên, ông bà hay những người đã khuất. Việc tôn thờ các vị Thần trên thông qua các nghi lễ do tầng lớp chức sắc (tu sĩ) đảm nhận.
  32. Các nghi lễ mà người Chăm Bàni thực hiện có thể kể như lễ trưởng thành cho đứa trẻ, lễ cưới, lễ tang, lễ hội Ramưvan, lễ hội Suk yương, lễ múa tống ôn đầu năm, lễ múa lớn, lễ cầu đảo tại các cửa biển, lễ chặn nguồn nước Trong các nghi lễ nói trên thì chỉ có lễ hội Ramưvan và lễ hội Suk yương là diễn ra ở Thánh đường (chùa) mà đồng bào thường gọi là Thang Mưgik. Còn các nghi lễ còn lại như lễ múa tống ôn đầu năm là nghi lễ của làng, tổ chức tại nhà làng, lễ múa lớn là nghi lễ của tộc họ thì tổ chức tại nhà Muk Rija (bà vũ sư của tộc họ); lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ tang là nghi lễ vòng đời người, mang tính chất cá nhân thì tổ chức trong phạm vi gia đình. Còn các nghi lễ như lễ cầu đảo tại các cửa biển, lễ chặn nguồn nước thì tổ chức chung cùng với Chăm Bàlamôn. Trong các nghi lễ nói trên thì lễ trưởng thành, lễ tang, lễ hội Ramưvan có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tu sĩ và tín đồ. Còn đối với các cơ sở tế lễ thì Thánh đường (chùa) là nơi rất quan trọng trong mùa lễ hội Ramưvan; còn trong lễ tang, nghĩa địa-đồng bào gọi là ghur là nơi linh thiêng và quan trọng nhất. Theo họ đây là nơi an nghỉ cuối cùng của một đời người Có thể nói rằng, đạo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận được hình thành từ khi đạo Ixlam truyền vào người Chăm. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo Ixlam, tín ngưỡng dân gian, các yếu tố Bàlamôn và chế độ mẫu hệ. Điều này đã làm cho đạo Bàni mang bản sắc riêng, khá độc đáo. Chính nó đã góp phần làm cho văn hoá Chăm phong phú, đa dạng và độc đáo, góp phần làm phong phú nền văn hoá Việt Nam. Còn một số người Chăm theo đạo Ixlam chính thống vào những năm 60 của thế kỷ 20 thì họ thực hiện giáo lý, giáo luật giống như các tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Chỉ có điều họ vẫn còn duy trì chế độ mẫu hệ. 1.4. Đặc điểm tình hình tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Ninh Thuận hiện nay Người Chăm ở Ninh Thuận ngoài tín ngưỡng dân gian truyền thống của dân tộc thờ nhiên Thần thì đồng bào còn theo 02 tôn giáo chính mang tính đặc thù: Đạo Bàlamôn và đạo Bàni. Hai tôn giáo này là 02 mặt của một thể thống nhất của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Tôn giáo Bàlamôn tượng trưng cho yếu tố dương còn tôn giáo Bàni là yếu tố âm. Hai tôn giáo này có mối quan hệ rất chặt chẽ trong cộng đồng người Chăm Ninh Thuận hiện nay.
  33. Đạo Bàlamôn của người Chăm đó là sự du nhập đạo Bàlamôn từ ấn Độ giáo kết hợp với tín ngưỡng bản địa để hình thành nên đạo Bàlamôn của người Chăm. Ngoài việc tôn thờ các Thần của Bàlamôn như Thần Brahma, Thần Shiva và Thần Vishnu, họ còn tôn thờ các vị vua có công với nước được Thần Thánh hoá (Nhân-Thần). Người Chăm gọi cộng đồng này là Chăm hay Ahier. Đạo Bàni, đó là sự kết hợp giữa đạo Ixlam với tín ngưỡng dân gian, các yếu tố Bàlamôn và chế độ mẫu hệ để hình thành nên đạo Bàni của người Chăm. Đồng bào thường gọi cộng đồng này là Bini hay Aval. Ngoài việc tôn thờ Thánh Ala và sứ giả của ngài là Mahamet, bà con còn thờ các nhiên Thần và Nhân Thần Chính từ sự du nhập đạo Bàlamôn và đạo Ixlam cùng với tín ngưỡng dân gian truyền thống đã tạo nên văn hoá Chăm phong phú, đa dạng thể hiện rõ ở các công trình kiến trúc Đền, Tháp, điêu khắc, ca múa, nhạc, tiếng nói, chữ viết, văn, thơ, các lễ hội Chính điều này đã tạo nên đời sống tinh thần của đồng bào vô cùng phong phú, đa dạng Tuy nhiên, trong quá trình diễn biến, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận tồn tại nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào-nhất là đời sống tinh thần. Cụ thể: trong tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận không tồn tại một thể thống nhất mà hình thành nhiều vùng, nhiều khu vực mà mỗi khu vực, mỗi vùng thường không thống nhất với nhau về ngày tháng và cách thức hành lễ; Trong nội bộ một tôn giáo thường xảy ra tình trạng tranh chấp chức sư cả khi ông sư cả ở Tháp, Đền, chùa, Thánh đường mất đi; thường chênh lệch ngày tháng trong nội bộ một tôn giáo, giữa các tôn giáo trong một cộng đồng trong khi đối với đồng bào Chăm hiện nay, lịch có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong việc thực hiện các nghi lễ; nhiều nghi thức trong một nghi lễ thực hiện khác nhau giữa các làng trong nội bộ một tôn giáo; các nghi lễ trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận diễn ra dày đặc trong một năm; có nhiều nghi lễ vừa tốn kém, vừa kéo dài thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân như: lễ tang, lễ nhập kút, lễ múa lớn, lễ tôn chức sắc, trong đó đáng kể nhất là lễ hoả táng của người Chăm Bàlamôn; nhiều tín đồ trong tôn giáo Bàlamôn từ bỏ tôn giáo truyền thống đi theo Thiên chúa giáo, Tin Lành. Nhiều tín đồ tôn giáo Bàni đi theo Công giáo và Ixlam Điều này đã làm xáo trộn rất lớn
  34. trong đời sống sinh hoạt của cả cộng đồng, làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần của đồng bào, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết trong nội bộ dân tộc, tôn giáo [10, tr.36]. Mặc dù vậy, chính tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần tạo nên đời sống tinh thần vô cùng phong phú, đa dạng trong đồng bào Chăm-trong đó có những yếu tố triết học. Quan niệm về thế giới và con người trong đồng bào Chăm thì Pô Nưgar là Nữ Thần mẹ xứ sở đã tạo nên vũ trụ, vạn vật và người Chăm. Chính Người đã dạy cho đồng bào Chăm cách sản xuất để duy trì sự sống, đồng thời, Thần là biểu tượng của sự sinh sản, nảy nở của muôn loài. Ngoài ra, trong tín ngưỡng thì các hiện tượng thiên nhiên đều được người dân tôn thờ thành các Thần (nhiên Thần). Điều này đã thể hiện sự huyền bí, màu nhiệm và đầy quyền uy của các hiện tượng thiên nhiên đối với con người. Trong tôn giáo Bàlamôn thì người dân tôn thờ cả 03 vị Thần của Bàlamôn như Thần Brahma, Thần Shiva và Thần Vishnu. Trong đó Thần Shiva được chú trọng và tôn thờ nhiều nhất. Bởi theo họ Thần Shiva là Thần hủy diệt nhưng cũng chứa đựng sự sáng tạo ra muôn loài. Sáng tạo rồi hủy diệt, hủy diệt rồi sáng tạo, cứ thế liên tục Những biểu tượng của Shiva là một trụ đá, ngẫu tượng hình dương vật hay Linga đặt trên Yoni, bức tượng một đầu và 4 tay Ngoài ra, trong việc tôn thờ các vị Thần Thánh thì người Chăm còn tôn thờ các vị vua có công với nước được Thần Thánh hoá (nhân Thần). Họ tôn thờ các vị vua thường gắn với Linga đặt trên Yoni. Điều này thể hiện rõ trong lòng các Tháp, Đền như Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê, Đền Pô Nưgar. Như vậy họ đã đồng nhất các vị vua với các vị Thần. Quan niệm về con người thì trong tôn giáo Bàlamôn của người Chăm cho rằng chính các vị Thần Brahma, Shiva, Vishnu đã tạo ra vũ trụ và muôn loài trong đó có con người. Đối với họ, con người sống trong thế giới hiện thực chỉ là tạm thời, chỉ có thế giới bên kia mới là vĩnh viễn. Vì thế đối với họ, các nghi thức cho người chết rất quan trọng. Vì thế đối với người Chăm, trong các nghi lễ thì lễ tang là quan trọng nhất. Khi thực hiện đầy đủ các nghi thức trong lễ tang thì lúc ấy người chết sẽ được sống đầy đủ, hạnh phúc ở thế giới bên kia. Vì thế mặc dù trong đám hoả táng vừa tốn kém, vừa kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản xuất của cộng đồng nhưng nhiều gia đình nghèo đến mấy cũng phải đi vay để làm. Trung bình một đám hoả táng của người Chăm Bàlamôn tốn từ 10-30 triệu đồng.
  35. Đối với người Chăm Bàni thì Thánh Ala là quan trọng nhất. Nhưng đồng thời với Thánh Ala thì các vị vua có công với dân tộc, tổ tiên cũng quan trọng không kém. Điều này khác hẳn với tư tưởng tôn thờ độc Thần trong đạo Ixlam. Đối với người Chăm Bàni, đám tang cũng quan trọng nhất trong các nghi lễ thực hiện. Mặt khác, đối với đạo Ixlam, trong các cuộc Thánh chiến, ai tử vì đạo sẽ được phong Thánh nhưng đối với người Chăm Bàni cũng như Chăm Bàlamôn thì ai chết ở ngoài làng (chết xa nhà) thì đó là chết xấu. Ai bị tàn tật như đứt tay, gãy chân, chột mắt thì sẽ không được vào kút chung của tộc họ (đối với Chăm Bàlamôn) và không được chôn chung với nghĩa địa dòng họ (Chăm Bàni). Điều này càng làm cho các tín đồ ngại đi xa hay giao chiến. Như vậy sẽ hạn chế được các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, các tôn giáo. Các tín đồ luôn mong muốn hoà bình để được sống đầy đủ, lành lặn, hạnh phúc ở thế giới thiêng và vĩnh viễn Đây chính là một trong những vấn đề làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm linh, đến đạo đức, lối sống, đến cách nghĩ, lối tư duy của người Chăm trước đây và người Chăm Ninh Thuận hiện nay Mặt khác, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay thì tín ngưỡng, tôn giáo Chăm-nếu xét về bản chất và đúng nghĩa thì không còn nguyên là tín ngưỡng, tôn giáo nữa mà nó đã chuyển hoá thành phong tục tập quán của người Chăm. Về cơ bản là thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất và các vị vua, hoàng hậu, các vị tướng có công lao với đất nước, với dân tộc Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni là 02 mặt âm-dương, hay đó là quá trình phân công thờ cúng. Hai tôn giáo nhưng thật ra là một, nhưng chứa đựng hai. Tôn giáo Bàlamôn là mặt dương, tôn giáo Bàni là âm, 02 mặt âm-dương này kết hợp tạo thành thể thống nhất trong cộng đồng người Chăm. Trong dương có âm, trong âm có dương. Đây là hai mặt trong một thể thống nhất. Đây là triết lý của người Chăm về sự tồn tại của tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni hiện nay-tư tưởng này chịu sự ảnh hưởng triếi lý âm-dương của người Trung Hoa. Dù vậy, tín ngưỡng, tôn giáo Chăm cũng đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Chăm, chúng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và bổ sung cho nhau làm cho đời sống tinh thần người Chăm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên tín ngưỡng, tôn giáo Chăm cũng tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm và suy nghĩ trong giai đoạn hiện nay.
  36. Chương 2 Thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay 2.1. Đời sống tinh thần và cấu trúc của nó Đời sống tinh thần là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp. Để làm rõ vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu các lĩnh vực có mối quan hệ với nó như tồn tại xã hội, đời sống vật chất của xã hội, ý thức xã hội Theo Từ điển Triết học của Nhà xuất bản Tiến bộ-Matxcơva 1986 thì: Tồn tại xã hội-phạm trù triết học nói lên đời sống vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội là cái có tính thứ nhất so với ý thức xã hội, tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức xã hội. Đời sống vật chất của xã hội-đó là nền sản xuất ra của cải vật chất và những quan hệ vật chất được hình thành giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất và đời sống thực tiễn thực tế của xã hội [54, tr.590]. “Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên-hoàn cảnh địa lí, dân số và mật độ dân số, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất” [55, tr.422]. Bàn về tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai mặt vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, nằm trong một mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau nhất định” [54, tr.590]. ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau [55, tr.423]. Bàn về tinh thần thì:
  37. Theo nghĩa rộng của từ là một khái niệm đồng nhất với các quan niệm, với ý thức là hình thức hoạt động tâm lí cao nhất; theo nghĩa hẹp của từ thì đồng nghĩa với khái niệm tư duy Cái tinh thần là chức năng của vật chất có tổ chức cao, là kết quả của thực tiễn vật chất, lịch sử-xã hội con người. Đời sống tinh thần của xã hội, ý thức xã hội-phản ánh tồn tại xã hội. Đồng thời nó cũng tích cực tác động đến tồn tại xã hội, đến hoạt động thực tiễn của loài người [54, tr.577]. Từ một số khái niệm trên đây ta thấy rằng giữa tồn tại xã hội, ý thức xã hội, đời sống vật chất, đời sống tinh thần có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó “tồn tại xã hội là phạm trù triết học nói lên đời sống vật chất của xã hội”, bao gồm các yếu tố như phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lí, dân số và mật độ dân số Như vậy, khi nói đến tồn tại xã hội thì ta hiểu ngay đó là phạm trù nói lên đời sống vật chất của xã hội. Còn ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, phản ánh tồn tại xã hội bao gồm các quan điểm, tư tưởng, tình cảm truyền thống Như vậy, khi nói đến đời sống tinh thần của xã hội thì trong đó đã bao hàm ý thức xã hội bởi “ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội” và “đời sống tinh thần của xã hội-ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội ” Nên xét về mối quan hệ khi nói đến ý thức xã hội thì cũng bao hàm trong đó đời sống tinh thần của xã hội đó và ngược lại. Đời sống tinh thần của xã hội cũng bao gồm các quan điểm, tư tưởng, tình cảm của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ quá trình sản xuất vật chất của xã hội và phản ánh đời sống vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên đời sống tinh thần cũng tích cực tác động trở lại đến đời sống vật chất, đến hoạt động thực tiễn của loài người Tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm là một lĩnh vực của đời sống tinh thần của xã hội, ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội, từ đời sống vật chất, hoạt động thực tiễn của người Chăm, nó phản ánh tồn tại đời sống vật chất của xã hội, đồng thời nó cũng tác động trở lại và có ảnh hưởng nhất định đến đời sống vật chất của người Chăm trước đây và người Chăm Ninh Thuận hiện nay trong quá trình diễn biến của nó. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, đến đạo đức lối sống, đến nghệ thuật như ca, múa, nhạc, thơ, văn, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; đến cách suy nghĩ, lối tư duy của người Chăm ở
  38. Ninh Thuận. Chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm đối với đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay. 2.2. ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tâm linh của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay Người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay vẫn còn thực hiện nhiều nghi lễ thuộc tín ngưỡng, tôn giáo. Hàng năm các nghi lễ diễn ra dày đặc, có nghi lễ liên quan đến cộng đồng, Đền, Tháp, ở làng, có nghi lễ liên quan đến tộc họ, đến gia đình, cá nhân Hầu hết các nghi lễ đều rất tôn kém, kéo dài thời gian, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân. Điều đáng quan tâm là dù gia đình nghèo đến mấy cũng phải đi vay, mượn để làm, nếu không làm thì con cháu cảm thấy áy náy, ray rứt vì chưa làm tròn bổn phận với ông bà, tổ tiên và các vị Thần linh. Điều này đã thể hiện rõ sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống của người dân, đặc biệt là đời sống tinh thần, trong đó có đời sống tâm linh. Theo tín ngưỡng của người Chăm thì các hiện tượng thiên nhiên đều có linh hồn và có sức mạnh phi thường; có phép mầu nhiệm đầy quyền uy và được người dân tôn thờ thành các vị Thần linh. Vì thế để được che chở, thoát khỏi tai ương, hoạn nạn, bệnh tật, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, người dân thường mang các lễ vật đến cúng cho các nhiên Thần để các vị Thần ban cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng khoẻ mạnh, ấm no hạnh phúc. Tín ngưỡng trên đã tồn tại đến ngày nay và ảnh hưởng rất sâu đậm đến đời sống tâm linh của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận. Cụ thể, hàng năm đồng bào Chăm vẫn còn thực hiện lễ múa tống ôn đầu năm (Rija Nưgar), lễ hội cầu đảo tại các cửa biển (plao sah), lễ chặn nguồn nước tại đầu nguồn các con sông (pakap Halâu Krong), lễ mở cửa Tháp (Pơh băng yang), lễ hội Katê (băng Katê), lễ hội Chabur (băng Chabun), các lễ múa, lễ chém trâu tế Thần Hầu hết các nghi lễ trên, người dân đều mang các lễ vật đến cúng tế cho các nhiên Thần và các Nhân Thần. Trong nghi lễ, các chức sắc hát những bài Thánh ca, ca ngợi các vị Thần và cầu mong các vị Thần ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng khoẻ mạnh ấm no, hạnh phúc Nếu vì một lí do nào đó, người dân không tổ chức được các nghi lễ trên thì dân làng cảm thấy có lỗi, đã đụng chạm và xúc phạm đến các Thần linh. Khi có hạn hán, lũ
  39. lụt, mất mùa, dịch bệnh thì người dân thường cho rằng do đã phạm lỗi với Thần linh. Lúc đó, bằng mọi cách, dân làng cũng phải đóng góp để thực hiện các nghi lễ đó để tạ lỗi với các Thần linh Trong cuộc sống, trước khi đi biển để đánh cá, sử dụng nguồn nước của con sông hay đụng đến rừng thiêng thì người Chăm thường làm lễ để cầu xin các vị Thần cho phép sử dụng. Đặc biệt người dân không bao giờ chặt phá rừng thiêng, ngăn chặn các con sông dữ vì sợ Thần linh trừng phạt. Như vậy, từ thực tế cuộc sống chưa giải thích nổi những biến động của thiên nhiên như giông bão, lũ lụt, chưa giải thích nổi được mùa hay mất mùa là do đâu, con người cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, Thần linh nào đó chi phối con người, đã hình thành tín ngưỡng thờ Thần cũng rất sâu rộng ở người Việt và các dân tộc ít người khác trong đó có người Chăm ,và tín ngưỡng đó tồn tại đến ngày nay, đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của đồng bào. Bên cạnh việc tôn thờ các nhiên Thần thì người Chăm ở Ninh Thuận còn tôn thờ Nữ Thần mẹ xứ sở và tổ tiên, ông bà hay những người đã khuất.Việc tôn thờ này cũng truyền từ đời này sang đời khác, in đậm trong tâm trí của mỗi người. Về Nữ Thần mẹ xứ sở (Pô Nưgar) thì theo truyền thuyết của người Chăm, Pô Nưgar là Người đã sinh ra muôn loài, trong đó có dân tộc Chăm. Người đã dạy người Chăm cách trồng trọt để tạo ra của cải nhằm duy trì đời sống và phù hộ người Chăm thoát khỏi tai ương, hoạn nạn. Hàng năm, trong các nghi lễ được thực hiện như lễ múa tống ôn đầu năm (Rija Nưgar), lễ hội Katê, lễ hội Chabur và nhiều nghi lễ khác thì trong bài Thánh ca do các chức sắc hát để kêu cầu cúng tế thì hầu hết đều có Nữ Thần Pô Nưgar. Đặt biệt nhất là trong lễ hội Chabur là lễ hội nhằm để cúng cho Nữ Thần mẹ xứ sở. Không chỉ thế, ở vùng Chăm hiện nay có một Đền để thờ Thần tên là Đền Pô Nưgar nằm trên địa bàn thôn Hữu Đức-xã Phước Hữu-huyện Ninh Phước-Ninh Thuận. Trong các nghi lễ cúng cho Nữ Thần PôNưgar thì người dân cầu mong vị Thần này ban cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, cây trái xum xuê, con đàn cháu đống, vạn vật sinh sôi nảy nở, dân làng khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, hàng năm, cứ vào dịp lễ múa tống ôn đầu năm (Rija Nưgar) vào tháng 1 theo lịch Chăm (khoảng tháng 4 dương lịch), lễ hội Katê-tháng 7 theo lịch Chăm (tháng
  40. 10 dương lịch) và lễ hội Chabur-tháng 9 theo lịch Chăm (khoảng tháng 12 dương lịch) thì người dân đều cầu cúng cho vị Nữ Thần này. Các nghi lễ cúng cho vị Nữ Thần Pô Nưgar ở các làng Chăm hiện nay đều rất uy nghiêm, linh thiêng và trang trọng. Ngoài việc tôn thờ các siêu Thần, Nhiên Thần, Nữ Thần mẹ xứ sở thì trong vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hiện nay tín ngưỡng thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất là vô cùng quan trọng và linh thiêng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện hầu hết ở các nghi lễ thuộc tín ngưỡng tôn giáo. Từ lễ cưới, lễ dựng nhà, các lễ múa, lễ hội Katê, lễ hội Chabur, lễ hội Ramưvan, lễ trưởng thành đến các lễ cúng bái trong nhà thì gia đình đều mời tổ tiên, ông bà đến để cùng chung vui. Những ngày mùa, những buổi liên hoan tiệc tùng trong nhà cũng đều mời ông bà, tổ tiên. Hoặc những lúc gia đình gặp ốm đau, hoạn nạn hay những lúc chuẩn bị đi xa, chuẩn bị thi cử, đi làm ăn buôn bán thì hầu hết các gia đình đều cúng trong nhà để cầu mong ông bà, tổ tiên phù hộ những điều may mắn, tốt lành. Điều này đã trở thành tập tục của người Chăm không thể nào từ bỏ được. Bởi vì theo quan niệm của người Chăm khi người ta chết đi thì chỉ chết về phần xác, linh hồn vẫn còn, vẫn đang ở bên cạnh chúng ta. Nhưng do chúng ta không nhìn thấy vì đó là thế giới bên kia, thế giới vô hình, thế giới linh thiêng Khi những người trong gia đình làm gì thì những người đã khuất đều nhìn thấy, nghe thấy. Nếu được tôn thờ, kính trọng thì những người đã khuất sẽ phù hộ Như vậy, qua việc thờ các vị nhiên Thần, Nữ Thần mẹ xứ sở, thờ cúng ông bà, tổ tiên hay những người thân trong gia đình đã khuất biểu hiện qua các nghi lễ, ta thấy rằng, tín ngưỡng đã ảnh hưởng rất đậm đến đời sống tâm linh của người Chăm trước đây và cả hiện nay. Tôn giáo của người Chăm, cụ thể là tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của đồng bào. Trong các nghi lễ của tôn giáo, ngoài việc tôn thờ và kêu cầu cúng tế cho 03 vị Thần trong tôn giáo Bàlamôn là Thần Brahma, Thần Shiva, Thần Vishnu và các vị vua có công với nước được Thần Thánh hoá thì người Chăm còn thờ cúng tổ tiên, ông bà hay những người đã khuất. Trong đó việc thờ cúng tổ tiên, ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất là thường xuyên và quan trọng nhất, ở hầu hết các nghi lễ của tôn giáo, đặc biệt nhất và rõ nhất là lễ tang (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni).
  41. Theo tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni của người Chăm thì con người sống ở thế giới thực, thế giới hữu hình chỉ là tạm thời, còn sống ở thế giới bên kia, thế giới vô hình, thế giới thiêng mới là vĩnh viễn. Tư tưởng nghiệp báo luân hồi và sự giải thoát là tư tưởng chủ đạo trong tôn giáo Bàlamôn. Một con người khi còn sống, sống tốt với mọi người, sống có đạo đức, không làm điều ác, không hại người, biết thương yêu con người, thực hiện tốt những điều răn cấm trong tôn giáo, thân thể lành lặn, khi chết đi, được chết trong nhà, chết trong tay người thân, sau đó được các chức sắc thực hiện đầy đủ các nghi thức cho người chết thì lúc đó người chết mới được “sống” đầy đủ, vẹn toàn, sung sướng, hạnh phúc ở thế giới bên kia. Lúc ấy người thân của người đã khuất mới cảm thấy thanh thản, thoải mái, an tâm, ăn ngon, ngủ yên vì đã làm tròn bổn phận với người quá cố và người đó giờ đây đã sống ở “thiên đường”. Còn ngược lại, khi một người lúc còn sống thường làm điều ác, hay hại người, sống không kiêng cữ, không thực hiện đúng những điều cấm trong tôn giáo hay lúc chết không có người thân ở bên cạnh, không nằm trên tay người thân, chết xa nhà thì đó là những trường hợp chết xấu. Những trường hợp này phải nhờ chức sắc đến làm lễ xoá mọi tội lỗi mới hết được hoặc sau khi chết thực hiện không đầy đủ các nghi thức cho người chết thì lúc đó người thân của người quá cố sẽ cảm thấy nặng lòng, không an tâm, không thanh thản, thoải mái vì lúc đó người quá cố vẫn chưa có nhà ở, chưa được ăn đầy đủ, chưa được sống sung sướng, hạnh phúc ở thế giới bên kia. Khi trong gia đình có điều xui xẻo, bệnh tật, tai nạn thì mọi người trong nhà đều nghi ngờ cho điều đó, lúc đó sẽ ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm lo lắng, sợ hồn người đã khuất hiện về Những điều này hiện nay vẫn còn thể hiện rất rõ trong đời sống của người Chăm Ninh Thuận. Trong tang lễ của người Chăm Bàlamôn thì khi một người chết đi gặp ngày lành tháng tốt thì đám tang (đám hoả táng) sẽ thực hiện sau đó gồm 4 ngày: một ngày cho người chết ăn, một ngày nghỉ ngơi, một ngày chém cây và một ngày hoả táng. Trong lễ hoả táng, người ta lấy 09 miếng xương trán của người chết mài nhẵn, tròn, nhỏ, đường kính khoản 1cm bỏ vào hộp bằng kim loại để chờ ngày đưa vào kút (kút là nơi an nghỉ cuối cùng của người Chăm Bàlamôn tính theo dòng họ bên mẹ). Sau lễ hoả táng, gia đình sẽ làm đám tuần, đám đầy tháng, đám đầy năm. Sau đó chờ ngày đưa xương trán nhập kút. Sau đám tang (đám hoả táng), mặc dù chưa phải là trọn vẹn, người quá cố chưa đến
  42. được nơi sung sướng, hạnh phúc trọn vẹn với tổ tiên nhưng sau lễ này, người quá cố đã được sống no đủ, có nơi ăn ở, có ruộng để sản xuất, có công việc để làm Tuy nhiên, nếu có người nào chết gặp ngày xấu (ngày không làm đám tang được), hay hiện nay trong cộng đồng, người ta không cho làm đám tươi (đám trực tiếp, không đưa đi chôn gửi) thì gia đình sẽ mời chức sắc đến thực hiện một số nghi thức rồi đưa đi chôn gửi. Sau thời gian từ một năm trở lên, khi gặp ngày lành tháng tốt thì gia đình sẽ đào lấy hài cốt lên làm đám hoả táng. Trong khoảng thời gian từ lúc chôn đến lúc làm đám hoả táng thì theo quan niệm của người Chăm, người quá cố vẫn chưa có nhà ở, chưa được ăn no, vẫn còn đi lang thang để kiếm sống. Khi nào đói quá thì sẽ quậy phá gia đình, lúc đó gia đình sẽ cúng bái ở trong nhà. Trong thời gian đó, người thân của người quá cố lúc nào cũng lo lắng, buồn rầu, ăn không ngon, ngủ không yên vì lúc này người quá cố vẫn còn đang đói, chưa có nhà ở, đi lang thang. Đến khi nào làm xong đám hoả táng thì lúc đó gia đình mới được an tâm, nhẹ nhõm. Đối với tôn giáo Bàni thì khi có người chết đi, gia đình sẽ mời chức sắc đến thực hiện một số nghi thức rồi đưa đi chôn (người Chăm Bàni không làm đám hoả táng). Sau khi chôn 02 ngày, gia đình phải làm 02 con trâu để cúng tế và đãi dân làng. Lúc đó người quá cố sẽ được sống no đủ, toàn vẹn ở thế giới bên kia. Còn ngược lại thì người quá cố sẽ vẫn sống lang thang không nhà cửa, không được ăn no. Lúc đó người thân của người chết sẽ phải còn lo lắng, buồn rầu Như vậy có thể nói rằng, tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni của người Chăm Ninh Thuận có ảnh hưởng rất sâu đậm đến đời sống tâm linh của người dân. Rõ nhất là trong lễ tang, nghi lễ dành cho người chết. Đây là nghi lễ quan trọng nhất đối với Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni. Bởi vì theo họ, sau khi người chết đi thì linh hồn vẫn còn quanh quẩn đâu đó. Tuỳ thuộc vào việc thực hiện đầy đủ các nghi thức hay không thì người chết sẽ được sống hạnh phúc ở thế giới bên kia hay vẫn còn lang thang kiếm sống. Khi người thân đã thực hiện đầy đủ các nghi thức dành cho người chết thì lúc đó sẽ cảm thấy thanh thản, đã làm tròn đạo lí đối với người chết. Còn ngược lại thì người thân của người chết sẽ buồn rầu lo lắng. Nói như ông Đặng Nghiêm Vạn thì Chỉ khi đắm mình trong nghi lễ, để cầu mong một phước lành hay tránh một tai hoạ, con người mới thấy mình nhỏ bé trước những điều bí ẩn ở các vị
  43. Thần linh, do tính siêu nghiệm mà họ tin tưởng. Họ tôn trọng trong sợ hãi, thấy mình chưa vươn đến được hay thấy có một khoảng cách nhất định với đối với các vị đó nhưng lại mong muốn các vị đó cứu giúp. Nghi lễ hay rộng hơn các hành vi tôn giáo, theo ý họ có thứ làm phát động, khơi dậy cái ma lực, cái phép màu trong cái thực thể siêu linh-những vị Thần linh hộ mệnh-để làm thoả mãn yêu cầu của họ, mong sự tốt lành, tránh được tai họa [58, tr.115]. Vì vậy dù đám tang rất tốn kém-trung bình từ 15 đến 30 triệu đồng nhưng nhiều gia đình của người Chăm, dù rất nghèo cũng phải đi vay mượn để làm đám tang là vậy. Điều này càng khẳng định thêm rằng hiện nay tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni đã ảnh hưởng rất sâu đậm đến đời sống tâm linh của người Chăm ở Ninh Thuận. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tâm linh của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực như làm cho con người khi còn sống tránh làm điều ác, sống hướng thiện, yêu thương mọi người, luôn nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên; gắn kết cộng đồng; hoà giải các mâu thuẫn trong gia đình, tộc họ thì vẫn còn nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể như hiện nay, mặc dù con người đã giải thích được các hiện tượng thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, mất mùa, bệnh tật nhưng người Chăm vẫn còn thực hiện một số nghi lễ mà nghi lễ này không còn phù hợp với đời sống mới, trong một thời đại khoa học rất phát triển, cụ thể như lễ chém trâu tế Thần vừa tốn kém, vừa không cần thiết. Trong lễ tang, nghi lễ dành cho người chết, mặc dù rất cần thiết, vì như vậy người sống sẽ cảm thấy đã làm tròn đạo lí đối với người ra đi vĩnh viễn. Thế nhưng, trong đám tang của người Chăm hiện nay vừa tốn kém vừa kéo dài thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân. Mặt khác, khi ai chết xa nhà, không có người thân bên cạnh, hay chết ở bệnh viện thì người dân cũng cho đó là chết xấu nên làm nhiều người ngại đi làm ăn xa. Khi bệnh nặng cũng không muốn đưa đi bệnh viện mà muốn để chết ở nhà, chết trong tay người thân, trong khi nhiều người, chứng bệnh còn có thể chữa được. Đây là những ảnh hưởng tiêu cực cần phải vận động người dân xoá bỏ dần. Hoặc khi ai chết ở ngoài làng thì không được đưa vào làng, vào nhà mà phải để ngoài làng, mời chức sắc đến thực hiện một số nghi thức rồi đưa đi chôn. Trong lễ nhập kút, người nào bị tàn tật, có khi nguyên nhân do tai nạn lao động cũng không được đưa
  44. vào kút của tộc họ mà phải đưa vào kút riêng. Trong đám tang, nghi thức chặt đầu người chết rồi đập lấy 09 miếng xương trán để đưa vào kút, nhìn vào quá tàn nhẫn (nhất là đám tươi). Hơn nữa, một đám tang thực hiện trong thời gian 4 ngày trong khi xác người chết không để trong hòm mà chỉ quấn khăn trắng và phủ lên vài bộ quần áo thì mùi hôi thối ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của những người thân trong gia đình, những người đến viếng và môi trường xung quanh (đám tươi). Còn trong đám khô thì sau khi chôn gởi hơn 1 năm thì người nhà sẽ đào lấy hài cốt lên làm đám hoả táng, khi đó xác người chết đang thối rữa, có thể sẽ gây ra dịch bệnh cho cộng đồng. Trên đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tâm linh của người Chăm Ninh Thuận cần phải vận động bà con xoá bỏ dần. 2.3. ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo Chăm đến đạo đức, lối sống của người Chăm Ninh Thuận hiện nay Bàn về đạo đức, Từ điển tiếng Việt có viết: “Đạo đức là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể” hay “Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người” [60, tr.226]. Từ điển Triết học của Nhà xuất bản Sự Thật-Matxcơva 1986 có viết: “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội không trừ lĩnh vực nào” [54, tr.156] và Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu, lợi ích của xã hội hoặc của các giai cấp biểu hiện dưới hình thức những quy định và những sự đánh giá đã được mọi người thừa nhận và đã hình thành một cách tự phát, được củng cố bằng sức mạnh của tấm gương của quần chúng, của thói quen, dư luận xã hội. Cho nên, những yêu cầu của đạo đức mang hình thức bổn phận phải làm không riêng một ai, như nhau đối với tất cả, nhưng không chịu sự ra lệnh của ai cả. Những yêu cầu này là có tính chất tương đối bền vững Vốn là một thành tạo xã hội phức tạp, đạo đức bao gồm hoạt động đạo đức theo quan điểm nội dung và động cơ của nó (Việc mọi người thừa nhận phải cư xử như thế nào trong một xã hội nào đó, hành vi của một tập hợp người, phong tục); những quan hệ đạo đức điều chỉnh hoạt động đó và được biểu hiện trong
  45. những hình thức khác nhau của bổn phận, của yêu cầu đối với con người (lương tâm, nghĩa vụ, phẩm cách, tiêu chuẩn đạo đức, trách nhiệm); ý thức đạo đức phản ánh những quan hệ trên ở dạng những quan niệm thích hợp (những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, những lí tưởng xã hội và đạo đức, những khái niệm thiện và ác, công bằng và bất công) Đạo đức là một hiện tượng lịch sử Đạo đức mang tính giai cấp trong một xã hội có giai cấp [54, tr.157]. Như vậy, đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là phép tắc về quan hệ giữa người với người nó thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giữa đạo đức và lối sống có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Lối sống là cách sống của từng cá nhân, một cộng đồng người trong một xã hội nhất định trong đời sống vật chất và tinh thần xã hội. Hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ảnh hưởng rất rõ đến đạo đức, lối sống của người Chăm Ninh Thuận. Trong Tín ngưỡng của người Chăm thì các hiện tượng thiên nhiên đều có linh hồn, có sức mạnh huyền bí và kì diệu, được người dân tôn thờ như các vị Thần (nhiên Thần). Các vị nhiên Thần này có khả năng che chở cho con người thoát khỏi mọi tai ương, bệnh tật, mất mùa, thú dữ nhưng đồng thời cũng trừng phạt con người khi con người đụng chạm và xúc phạm đến Thần linh. Tín ngưỡng này đã ảnh hưởng sâu đậm trong người dân và tồn tại đến ngày nay. Hiện nay, người Chăm rất sợ khi đụng chạm đến rừng thiêng, con sông thiêng vì sợ rằng làm như vậy các Thần linh sẽ trừng phạt cả gia đình như gây ra bệnh tật, tai nạn, xui xẻo trong cuộc sống. Chính điều này cũng hạn chế một phần sự phá hoại của người dân đến môi trường thiên nhiên. Về tín ngưỡng thờ Nữ Thần mẹ xứ sở, các vị vua có công với nước và tổ tiên ông bà hay những người đã khuất, làm cho các thành viên trong cộng đồng luôn hướng về cội nguồn, nhớ công lao những người đi trước và biết kính trọng, tôn thờ ông bà tổ tiên; Sống có tình làng nghĩa xóm; mọi người biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này thể hiện rất rõ trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. Cụ thể, trong hầu hết các nghi lễ, các gia đình đều cầu cúng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Trong quá trình thực hiện nghi lễ thuộc về cộng đồng mang tính gia đình, mọi người trong tộc hộ, trong làng xóm đều đến để giúp đỡ gia đình thực hiện các nghi lễ, rõ nhất là đám tang. Những lúc thành viên trong cộng đồng bị hoạn nạn, ốm đau, bà con trong tộc họ và trong làng đều đến thăm,
  46. động viên, an ủi. Đây là những việc làm biểu hiện rất rõ trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. Tất nhiên những việc làm tốt đó một phần được hình thành trong đời sống nhưng đồng thời nó cũng chịu sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân tộc Chăm. Theo ông Trượng Vân-sư cả Bàlamôn-75 tuổi - thôn Hiếu Lễ-xã Phước Hậu-huyện Ninh Phước-sư cả phụ trách Tháp Pô Klong Girai thì những việc làm trên là sự thể hiện đạo đức, lối sống của người Chăm được hình thành trong cuộc sống, đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ nhiên Thần, Nữ Thần mẹ xứ sở và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Chăm. Cùng với ý kiến của ông sư cả Trượng Vân, ông Thuận Văn Liêm-45 tuổi-cư trú ở thôn Phú Nhuận-xã Phước Thuận-huyện Ninh Phước-một nhân sĩ người Chăm, có am hiểu nhiều về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và lịch Tháp của người Chăm cũng đã ủng hộ quan điểm của ông sư cả vùng Tháp Pô Klong Girai. ảnh hưởng sâu rộng hơn đến đạo đức, lối sống của người Chăm đó là tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni của người Chăm hiện nay. Tư tưởng chủ đạo của hai tôn giáo này là nghiệp báo luân hồi và sự giải thoát. Vì vậy người nào sống trên cuộc đời này, cuộc đời hiện thực thường làm điều thiện, tốt với mọi người, không làm điều ác thì sau này khi chết đi sẽ chết gặp ngày tốt, chết ở trong nhà, chết trên tay người thân, sau đó sẽ được sống đầy đủ, sung sướng, hạnh phúc trọn vẹn ở thế giới bên kia, đồng thời sẽ mang lại những điều tốt lành cho con cháu sau này. Còn những ai khi còn sống thường gây điều ác, hay hại người, sống không có lương tâm, sau này sẽ gặp báo ứng. Kiếp trước làm điều ác thì kiếp sau sẽ bị trừng phạt, đầy ải ở thế giới bên kia Tất nhiên điều ấy không phải là tất cả. Bởi vì trong thực tế cũng có nhiều người tốt nhưng khi chết đi cũng gặp ngày xấu, hay chết một mình. Chính quan điểm đó trong tôn giáo của người Chăm đã làm cho người Chăm trong cuộc sống luôn hướng thiện, lấy điều thiện, quan tâm, giúp đỡ mọi người trong cuộc sống làm chuẩn mực. Lấy phương châm đó làm mục đích để đạt đến hạnh phúc trong đời thực và cuộc sống sau khi chết. Hơn nữa, đối với người Chăm, sống trên cuộc đời thực chỉ là tạm thời, sống ở thế giới bên kia mới là vĩnh viễn, nên nhiều người làm việc tốt ở thế giới hiện hữu để được sống sung sướng, hạnh phúc vẹn toàn ở thế giới bên kia, thế giới vô hình, thế giới thiêng lại càng quan trọng hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống ta thấy, người Chăm hiện nay ít làm điều ác, ít trộm cắp, không đi lang thang xin ăn,