Lịch sử dòng nhạc Hip Hop
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch sử dòng nhạc Hip Hop", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- lich_su_dong_nhac_hip_hop.doc
Nội dung text: Lịch sử dòng nhạc Hip Hop
- TÀI LIỆU LỊCH SỬ DÒNG NHẠC HIP HOP (Biên soạn và sưu tầm:Vincent An)
- LỊCH SỬ DÒNG NHẠC HIP HOP (Biên soạn và sưu tầm:Vincent An)
- Mục Lục: 1.Hip-hop&rap MỘt CÁi NhÌn Chung NhẤt (Tr.2) 2. History and the idea of HipHop (Tr.2) 3.SOUL/R&B/HIP HOP (Tr.3) 4.DÒNG NHẠC RAP (Tr.5) 5.HIPHOP (Tr.6) 6.Rapping (Tr.7) 7.25 năm của hip-hop (Tr.7) 8.DJing (Tr.8) 9.Graffiti (Tr.8) 10.Những đợt sóng hip-hop nội địa (Tr.9) 11.Hip hop "made in VN" đang ở đâu? (Tr.11) (Đọc thêm)10 năm chặng đường Rap Việt Nam ! (Tr.12) RC tan rã,GVR lên ngôi trị vì Rap Việt (Tr.17) (Đọc Thêm)-1bài viết, nhận định về Tiến Đạt (Tr.27) 12.Hip-hop xuất hiện đầu tiên (Tr.28) 13.Graffiti - những kẻ ăn theo (Tr.31) 14.Những album rap hay nhất từ năm 1979 (Tr.32)
- 1.Hip-hop&rap MỘt CÁi NhÌn Chung NhẤt Rất rất nhiều những tranh luận, nhầm lẫn về một thể loại nhạc từ khi HipHop lên ngôi trong nền âm nhạc của Thế Giới. Một số kẻ coi HipHop và một phiên bản của “người da trắng” trên những âm ðiệu của “dân da màu” (hay gọi là Hip-Hop La tinh), số khác lại cho rằng Hip-Hop là một thể lọai còn Rap chỉ là lời kết hợp vần qua các nhịp của Hip-Hop. Như đã được chứng kiến, HipHop bao gồm 3 nền văn hóa, xuất hiện trong cùng một thời điểm và tại cùng một nơi, cho dù gốc rễ là khác nhau, bao gồm: • Breakdance (nhảy) • Graffity (nghệ thuật vẽ trên týờng) • DJing and MCing (DJ=DiscJockey - Người chơi xa vinyl, MC= Master of Ceremony - Hoạt Náo Viên) B-Boys (vũ công) Tam giác ðó ðã tạo nên những gì chúng ta gọi là Vãn Hóa Hip-Hop. Mội số người cho rằng thứ âm nhạc là một phần của tam giác ðó thì chính xác là Rap và có đủ cãn cứ hợp lệ để nói về thể loại này. Song các MC (mà hay gọi là các rapper) sẽ ko tồn tại nếu ko kèm theo DJ. Những vũ công Breakdance cũng sẽ không tồn tại nếu thiếu các nhịp từ các DJ, các tác giả Graf (chuyên vẽ các B-Boys), và sự tôn trọng của DJ, MCe đối với họ. DJ wit Turntable Ngày nay, cái gọi là HipHop đó đã trở nên quá phổ biến và tạo một nguồn thu chủ yếu trong ngành công nghiệp âm nhạc. Các DJ và MCe vẫn luôn cố gắng ðể hai thứ vãn hóa ðó song song tồn tại cùng với Breakdance và Graffity từ khi gia ðình của các nền vãn hóa nhỏ này ðýợc kết hợp. DJ là một phần không thể thiếu của Hip-Hop và bạn có thể thấy những tay DJ rất chi là ngầu đúng không nào Nghệ thuật Graffity. Ba văn hóa đó có điểm chung gì? Đó là một sự sáng tạo kiệt suất trong sự chuyển ðộng (Breakdance), nghệ thuật hình tượng (Graffity), việc sản xuất âm nhạc, scratching và phối âm (DJ), viết nên những nhịp và trình diễn theo phong cách (MC)! Nghệ thuật hình tượng là một trong những nghệ thuật đặc sắc nhất góp phần tạo nên những đặc trưng không đâu có của hip-hop. 2. History and the idea of HipHop Để hiểu về sự ra đời của HipHop, chúng ta hãy trở lại vào giữa những thập niên 70, đến với những người da màu sống lang thang ở New York, Puerto Rician, Jamaica Họ sống đọc thân ko chút định hướng nghề nghiệp, gia đình, và những đứa trẻ được sinh ra chỉ thấy tiếng tăm trong các khu buôn bán hoặc ổ chuột. Phần lớn cuộc đời những con người này sống bằng nghề cướp bóc. Để định phận ra những chủ quyền lãnh thổ làm ăn của mình, họ đã đính kèm theo tên mình những biệt danh mà thường thấy chúng được vẽ lên tường của nhà hàng xóm. Dần dà, họ nhận thấy cần phải tạo thêm tiếng tăm nếu như tên của tuổi của họ sang đựoc cả phía bên kia Thế Giới ổ chuột. Rồi các tên đã xuất hiện trên các ga và tàu điện ngầm. Phong cách vẽ đã từng bứớc phát triển từ chữ cái phẳng đơn lẻ cho tới các hình họa 3D, và các kiểu mẫu (“piece”) đã ra đời. Nghệ thuật Graffity đã có một thời gian dài trong Hiphop. Cùng thời gian đó, một số nhân vật khác tự tạo nên tên tuổi qua các nhạc cụ điện tử. Với những hệ thống “âm thanh lớn” (thừa hửơng từ Jamaica), các DJ đã chơi các điệu Disco mới nhất, Funk và các ca khúc Soul khi hòa âm lại. Với hai "turntables " (máy quay đĩa vinyl), họ đã tạo những kỹ thuật đựoc gọi là "backspin" và" scratching"
- • Scratching: Với một đoạn beat (nhịp nền) đang chơi, DJ “cắt” các âm ra riêng lẻ (âm trống, các đoạn la hét ) rồi kết hợp chúng lại cho một bài hát trong lần ghi âm đầu. Bằng việc ghi đi ghi lại họ đã tạo nên những âm điệu mới và mang phong cách mới. • Backspin: Các DJ mua 2 bản thu âm và để chúng lên cả hai turntables. Trong khi một bản thu âm đang chơi nhịp nền, DJ quay chiếc đĩa có bản thu âm kia trở lại với nhịp tương tự, khi phần thu âm đầu đã đi qua và cứ thế. Với kỹ thuật đó họ có thể tạo các đoạn nhịp mà chỉ từ vài giây sẽ trở thành vô tận. • Trong khi đang choi các nhịp, DJ có thể nói qua microphone, để kích động đám đông xuống sàn nhảy hay la ó theo kiểu :” Everybody say hoooo” Đây là thời điểm mà đã xuất hiẹn thêm các MC. Khi các DJ tự nhận thấy rằng họ quá bận rội với việc tạo các Backspin và hô hào đám đông thì các Hoạt Náo Viên (M aster Of Ceremony -MC) đã thay thế họ công việc đó. Thói quen nói trên các âm điệu nhạc đã từng có ở những người da đen truyền thống thuộc thời kỳ xa xưa của Châu Phi. Sau đó được phát triển trong các trò chơi vui giữa những ngừoi da đen với đối thủ của họ bằng lời lẽ được gọi là “The Dozen”. MC đã thừa hửong được truyền thống đó rồi ba hoa và hoạt náo những kẻ khác. Trong bữa tiệc đó, chắc cũng ko thể thiếu các B-Boys (vũ công), người sử dụng các điệu vũ mà theo truyền thống của người da đen thường mở đầu các điệu vũ khi họ đối mặt với đối thủ, với những động tác theo kiểu khiêu chiến (có lẽ đựoc thừa hưởng khá nhiều từ các bộ phim võ thuật của Lý Tiểu Long). Và kế tiếp đó là Breakdance ra đời khi sự cuồng nhiệt trong các động tác đã lên tới đỉnh cao. Nghệ thuật vũ, vẽ, rap và scratching đối đầu với đối thủ tới từ những người công nhân trên đường phố South Bronx có tên là “Africa Bambata” đã tạo nên nền văn hóa HipHop. Trong các buổi dạ tiệc ở các khu ổ chuột, thương hay có các cuộc ng độ giữa các băng nhóm. Và Africa Bambata đã thấy được những cơ hội để có thể sáng tạo đánh thức tinh thần hòa bình trong giới trẻ, ko có bạo lực. Những băng nhóm có thể đối mặt với nhau, MC đối mặt với MC, DJ đối mặt với DJ, các nghệ sĩ đối mặt với các nghệ sĩ hay B-Boys đối mặt với B-Boys. Song mọi con người ở đó đều tạo nên những gì là hoàn hảo nhất cho các kỹ năng đó. Bọn trẻ thi giờ đã biết phải kính trọng và sáng tạo thêm những gì cho cuộc đời mà ko được phép lêu lổng. Và cho dù bây giờ đã có một thị trường lớn, HipHop ko phải là một thể lọai nhạc mà đó là cả một nền văn hóa và rất quan trọng trong đời sống tinh thần của tôi. 3.SOUL/R&B/HIP HOP Nhạc Rap là thể loại nhạc "popular" của người Mỹ gốc Phi có ảnh hưởng và phổ biến nhất trong thập niên 80 và 90 . Những người phát sinh ra nhạc Rap thực ra chính là những người xuất thân từ rock và các dòng nhạc khác . Với những người này âm nhạc , âm nhạc của họ chủ yếu được dùng để kể chuyện , thực hiện những từ có vần điệu nhịp nhàng hòa theo âm thanh của nhạc cụ và tiết điệu . Những ca khúc blue hát như nói , những trích đoạn từ thánh kinh đựơc xướng lên và nhiều câu thể danh ngôn được đưa vào bài hát có vần điệu - Đã có nhiều ngã rẽ chính dẫn đến nhạc Rap hiện diện trong một số khuynh hướng tồn tại vào cuối thập niên 60 và những năm 70. Thí dụ : nhạc funk và disco trong thể loại R&B , đã được lược bỏ chất soul trong nó , và chỉ giữ lại phần nhịp điệu cơ bản nhất , chú trọng nhìu hơn phần nhạc cụ và phần giọng hát là những công cụ trước
- kia theo thói quen chỉ dùng để phụ họa , tô điểm trong một số ca khúc thể loại này . Nhiều nghệ sĩ đã sử dụng lối nói ngẫu hứng nghĩ sao nói vậy trên nền nhạc funk , vẫn thường xuyên được các Rapper đương thời sử dụng .Ngoài ra còn phải kể thêm hai ảnh hưởng khách quan khác có nguồn gốc bên ngoài dòng nhạc chủ đạo rock và R&B: + Vào đầu những năm 70 nhiều ban nhạc đã trình bày các ca khúc có đề tài chính trị được lồng 1 cách khéo dưới hình thức những câu chuyện đề cập cuộc sống dân thành thị và những người Mỹ gốc Phi dựa trên âm thanh gõ nhịp của nhạc Jazz + Trong thể loại reggea đã sử dụng phổ biến các DJ( Disc Jockey ) để nói nhanh , vọng lên những âm thanh nhạc cụ khi họ điều phối các hệ thống âm thanh phù hợp với các điệu nhảy .Thành phố NewYork , Brooklyn và nhất là phố Bronx , quê hương thứ 2 của cộng đồng người JAMAICA đông đúc là những nơi được nhắc đến khi nói đến nơi khai sinh của nhạc Rap . Những DJ người JAMAICA , đặc biệt là DJ Kool Herc ( được coi là người đầu tiên ) đã phối các âm thanh từ một số các Turntable (mặt xoay hình tròn , trên đó có đặt đĩa nhạc của máy hát đĩa phonograph) . Bộ phận này đã trở lên không thể thiếu và là 1 trong những dấu hiệu nhận diện của Rap Đến năm 1979 khi kỹ thuật hòa âm thanh lớn được áp dụng cho nhạc Rap thì nó thực sự mới được chú ý tới . Thành công của Sugarhill trong thập niên 80 đã đánh dấu bước ngoặt thật sự cho Rap , tạo ra 1 tác động rộng khắp dẫu thứ hạng của nó chỉ ở mức khiêm tốn . Không bao lâu nữa nhạc Rap sẽ có vị trí xứng đáng không thể bị bỏ quên một cách tầm thường vô vị . Lời nhận xét này của những người trong cuộc đã nhanh chóng được các cư dân trong khu phố người da đen (ghetto) hưởng ứng trước các phương tiện truyền thông khác như nhật báo hoặc chương trình TV Nửa sau thập niên 80 đã chứng kiến sự nở rộ của trào lưu nhạc Rap cùng với sự đăng quang của các anh tài như LL.Cool và Hammer Nhạc Rap bắt đầu mang tầm cỡ quốc gia và phát triển rộng khắp . CÔng nghệ sản xuất ngày càng tinh tế hơn với việc sử dụng các thiết bị điện tử hiệu chỉnh theo ý muốn và quan trọng hơn là được phép trọn lọc các đoạn nhạc mẫu từ các nguồn thu , cùng với các turntable cho ra những âm thanh "cọ quẹt" không thể thiếu kỹ thuật tăng cường việc nhấn mạnh trên các nhịp điện tử này dẫn đến việc bình dân hóa thuật ngữ "hiphop" , một tên gọi mà đến nay vẫn hay được sử dụng thay cho nhạc Rap . Beasties Boys một ban nhạc người da trắng Mỹ , xuất thân từ nhạc funk đã đưa nhạc Rap tiến sâu vào dòng nhạc chính thống của giới Mỹ trung lưu bằng sự lai tạp nhìu giòng nhạc hip-hop,hard rock,braggadocio Và đến nay , vượt trội hơn hẳn các thể loại nhạc khác , nhạc rap và hip-hop cùng với những biến thể và các thuật ngữ riêng đã trở nên không thể thiếu trong đời sống văn hóa . Đây là một thành công lớn và là một huơng vị riêng của nhạc hip-hop vì không dễ gì có thể làm đảo lộn những khuynh hướng thưởng thức của giới nghe nhạc khó chấp nhận những âm thanh lạ Từ hip hop có thể dịch là điệu nhảy lắc hông (với chữ hip la hông và hop la bước nhảy).hiểu hip hop về 1 dòng nhạc đơn thuần là không đủ .Hiphop là cả một nền văn hóa riêng biệt,bao gồm 4 yếu tố cơ bản :Graffiti(nghệ thuật dùng bình xịch vẽ tường)break dancing(kiểu nhảy tự do,kết hợp các động tác của người máy ,của thể dục và đôi khi cả võ thuật )Djing(thủ thuật tạo hiệu ứng âm thanh bằng cách xoay đĩa liên tục trên máy quay dĩa than)và MC (emceeing-nói có vần điệu)khái niệm MC ở đăy không có mang ý nghĩa hoạt nào viên hay người dẫn chương trình mà nó là cái tên chung để gọi các ca sĩ nhạc râphy còn gọi la rapper).Ngoài ra hip hop còn có cả một "kho"ngôn ngữ đạc trưng,phong cách ăn mặc với các nhãn hiệu thời trang riêng,thận chí hệ tư thưởng cũng "một mình mọt kiểu". Ngày nay graffiti đã không cón sức hấp dận mãnh liệt như thời gian đầu,break dance cũng dần dần thay đổi để thích nghi với nhiều dòng nhạc khác,đặc biệt là hiphop và rap đôi khi sử dụng thay thế cho nhạuNhu7ng tất cả các yếu tố tạo thành của nến văn hóa hiphop vẫn tồn tạichỉ phát triển lên 1 cấp độ khác mà thôi
- Hip hop chính thức ra đời vào những năm đầu thập niên 70, khi mà Afrika Bambaataa(người được mệnh danh là Bố già của hop hop,cha đẻ của giai điệu Electro Funk)phát minh ra 1kiểu hát mới :đọc những câu có vần trên nền nhạc funh và nhịp điệi điện tử .Cùng thời điểm đó, nhóm nhạc The Last Poets(được mệnh danh là những kỹ sư của hip hop)ghi âm đĩa nhạc với Doughlas Records,pha trộn giữa lới hát nói trên trên nền trống và nhạc cụ jazz.Cón nghệ thuật vẽ tranh tường (graffiti)không ai biết xuất xứ từ đậu nhưng người làm cho môn nghệ thuật này nổi thiếng là TAKI 183, mốt thanh niên người Hi lạp sống tạo Brooklyn,washington Heights.1973, môt dj, tên là Kool Herc chuyển từ thủ đô Kingston của jamaica đền vùng West Bronx,New york (Mỹ).Do ngườiNew york lúv đó chưa biết đến nhạc reggage đạc trưng của xứ jamaica nên ông đã phải biến tấu nó thành lối hát nói đều đều trên nền bộ gõ .Do các biến đổi tiết tấu này ngắn nên ông đã kéo dài chúng bằng cách sử dụng bộ phối âm (audio mixer) và hai dĩa hát hệt giống nhau ghi lại liên tục các tiết tấu định sử dụng .Sáng kiến về breakbeats của koolherc đã dẫn đến sự ra đời của những nhóm nhảy mang tên B_boys(break boys).Tái năng và phong cách mới của Koolhercđã có những tác đông mạnh đến các nghệ sĩ chơi thứ nhạc tương tự như anh hối đó như GrandmasterCaz,Bambaataa,Gandmaster Flash và họ đã có những buổi diễn cùng nhau tại các buổi dạ hội quanh khu phố Bronx.Vậy là sự ra đới của các DJ, các nhóm B_BOYs và sức thu hút mạnh mẽ của Graffiti đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển bền vững của hiphop sau này .Còn KoolHerc đã được lớp hậu bối gọi một cách kính trọng là cha đẻ của hiphop 4.DÒNG NHẠC RAP John Floyd Không ai từng nghe Sugarhill Gang's Rapper's Delight khi nó được phát hành năm 1979 lại nghĩ rằng, Rap lại trở nên quan trọng và gây ra làn sóng mới trong làng âm nhạc những năm 80-90. Chắc chắn, trong bài hát không nói nhiều tới các chất giọng hấp dẫn như: Chất giọng trầm trơn tru mượn từ Chic's "Good Times," Big Bank Hank, Master Gee, và Wonder Mike hay hàng tá câu nói khoác nực cười bằng giọng lè nhè nhưng không phải ngôn ngữ nói, song rõ ràng cũng chẳng phải lối hát thông thường, phổ biến. Dòng nhạc này bắt nguồn từ truyền thống tổ chức tiệc tùng tại gia của Bronx, nơi DJs đã ghi lại những âm thanh lẫn lộn giữa sự rộn rã và ồn ã đến ghê người thông qua những hệ thống ghi âm khuyếch đại. Cho dù có nhiều người bị thu hút và muốn nghe bản nhạc, nhưng phần lớn những người chỉ trích cho rằng, bài hát chỉ cố làm tăng sự tò mò, kích động, thậm chí họ còn rời khỏi bữa tiệc. Nhưng những giai điệu mới lạ ấy đã đem đến cho loại âm nhạc này một cách nhìn mới. Khi Grandmaster Flash và Furious Five phát hành The Message vào năm 1982, Rap đã khẳng định được vị thế của mình trong một chuỗi phối hợp giữa nhạc nông thôn và thành thị, nhạc R&B, nhạc soul và disco. The Message là tiếng khóc xót xa, thê thiết của người dân ở những khu da đen, nhấn mạnh vào lời cảnh cảnh báo của Melle Mel's , "Đừng dồn tôi tới bước đường cùng". Bằng cách thể hiện đầy thu hút và trữ tình, The Message đã mở ra con đường mới cho phong cách thể hiện cảm xúc trong nhạc phẩm. Với những nhạc cụ rẻ tiền, hai micro, một mặt quay đặt đĩa hát, vài chiếc loa Rap đã thu hút nhiều người bằng chính ngôn từ và sự lanh lợi của người giới thiệu. Năm 1984, khi Rap phát triển lên đỉnh cao, hàng chục đĩa hát (phần lớn là đĩa đơn) đã được phát hành như Kurtis Blow, Run-D.M.C., Fat Boys, LL Cool J, cùng vô số đĩa của các ca sĩ trẻ khác. Album thứ ba của Run-D.M.C - Raising Hell, đã mang lại tiếng vang vào năm 1984. Sau đó là "Walk This Way." với sự hợp tác của Aerosmith, Steven Tyler và Joe Perry. Sự xuất hiện của LL Cool J năm 1985 (Radio) đã tạo cho
- anh một vị thế riêng không chỉ là ca sĩ trữ tình nổi tiếng mà còn là biểu tượng sex đầu tiên trong làng nhạc rap. Hiện nay, hợp đồng giữa Rapper's Delight và The Message vẫn tiếp tục với sàn nhảy rap mới lạ như Digital Underground's Humpty Dance, hoặc phô trương sexual như Luther Campbell's, 2 Live Crew, hay ồn ào, mạnh mẽ như Public Enemy, N.W.A. và Ice Cube. Khác với punk rock (thể loại nhạc luôn đem ra so sánh với rap), Rap luôn phát triển bằng cách sử dụng tối đa lợi thế của kỹ thuật số nhằm tạo sức hút cho riêng mình (giới thiệu trong The Message - nói về sự đa dạng của rap tương tự như đã giới thiệu với rock & roll). Rap luôn luôn chịu sự công kích từ chương trình truyền thanh Black, các fan của White rock và giới bình luận âm nhạc. Cuối 80 đầu 90, giới bình luận cho rằng, từ N.W.A., Ice Cube, 2 Live Crew đến Public Enemy và Geto Boys về cơ bản đều là thứ âm nhạc xô bồ, tục tĩu. Tuy nhiên, thể loại này vẫn duy trì được sức hấp dẫn của mình thông qua sự thành công của De La Soul, Brand Nubian, Arrested Development, và PM Dawn. Nhạc hiphop là gì? Nó đã có sức mạnh và sức hút ra sao khiến những kẻ hoài nghi một thời cho rằng "hiphop chỉ là một phong trào nhất thời và sớm muộn cũng phải tàn" phải suy nghĩ lại khi ngày nay hiphop đã vượt ra khỏi cộng đồng người gốc Phi và lan rất xa ra khỏi biên giới nước Mỹ. Hiphop không còn là một sản phẩm độc quyền của Mỹ nữa, cũng gần giống như môn bóng đá không còn là tài sản riêng của nước Anh, nơi đã sản sinh ra nó mà đã trở thành sỡ hữu của cả nhân lọai Dành một phút trở lại với lịch sử, chúng ta sẽ ngạc nhiên biết rằng hiphop lại có nguồn gốc ra đời từ Jamaica. Tại đất nuớc nhỏ bé này người ta có truyền thống tổ chức những sàn nhảy ngoài trời lớn với số lượng tham gia rất đông. Để bảo đảm rằng tất cả mọi người đều nghe được tiếng nhạc để nhảy, các DJ thời đó thuờng nói (rap) những câu vui tai trên nền nhạc bass rất nặng để tăng thêm sự phấn khích. Sau này khi hình thức rap này phát triển thì độ dài của các câu nói càng tăng với vần điệu nhịp nhàng Cuối những năm 60, có 1 người Jamaica trẻ tuuổi là DJ Kool Herc đã di cư sang Mỹ. Với những kiến thức về hệ thống âm thanh truyền thống và hình thức nói rap đó, anh đã tạo nên sự thay đổi lớn đối với các sàn nhảy của người da màu ở khi phố Bronx, new York lúc đó với phong trào nhạc disco đang ở đỉnh cao. Dj Kool Herc không bao giờ chơi toàn bộ một ca khúc. Anh biết đọan nhạc nào làm cho dân nhảy "phê" nhất, đó là các đoạn trống và bass thừơng có độ dài khỏang 30 giây trong các ca khúc nhạc dancehall đặc trưng của Jamaica (hay còn gọi là nhạc reggae). Anh dùng máy mixer để kéo các đoạn nhạc đó bằng cách chơi cùng lúc hai đĩa hát giống hệt nhau. Những đoạn rap đầu tiên đã ra đời trên đất Mỹ khi Kool Herc thường gọi tên các khách hàng một cách vui nhộn trong club của mình. Sau này vì công việc DJ đòi hỏi phải tập trung nhiều hơn, kool Herc đã phải lập nên một nhóm các MC và vũ công để làm công việc hoạt náo giúp mình. Các MC đó sau này đã phát triển thành các ca sĩ hát nhạc rap và điệu nhảy mà các vũ công đó trình diễn chính là "break dance". 5.HIPHOP Hiphop là tiếng nói từ thế hệ chống lại sự im lặng của dân nghèo trong thành phố. Nó còn là một nền văn hoá, một lối sống cho cộng đồng những người đam mê, yêu thích rapping, break dancing và Graffiti. Bên cạnh đó, Hiphop có một lịch sử đáng ngạc nhiên mà nó rất xứng đáng được sem là một hình thức nghệ thuật. Nguồn gốc của Hiphop xuất phát từ dòng nhạc cùa những người Châu Phi hay người
- Mỹ gốc Phi. Những người lưu truyền lại lịch sữ của Châu Phi là những ca sĩ, nhà thơ du hành (thể loại nhạc của họ dùng có nét phảng phất giống Hiphop ngày nay). Người Mỹ gốc Phi thường truyền miệng lịch sử cho nhau. Họ mới dùng thêm những câu từ thú vị để làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn. Ta có thể coi lúc đó là lúc Hiphop lần đầu xuất hiện. Trở lại thời nô lệ, những người nô lệ đã hát dân ca dưới dạng rap. Họ không có nhạc cụ, nên họ dùng bất cứ vật dụng nào có trong tay để tạo nhịp. Những nô lệ này hát về mọi thứ trong đầu của họ. Đôi khi, họ hát về sự khao khát tự do, được trở về nhà. Hiphop thực thì xuất hiện vào những năm 70, khi New York đang rộ lên những buổi tiệc ngoài trời. Một DJ từ Kingston, Jamaica chuyển đến NYC đã phát lại những phiên bản bằng nhạc khí trong các buổi party. Đó cũng là cha đẻ của dòng nhạc Hiphop, DJ Kool Herc. Ban đầu, Herc cố gắng đưa dòng nhạc reggae của mình vào. Nhưng những người NYC lại không có vẻ hấp thụ được nhạc reggae. Sau đó, Herc đành mix những bài nhạc nổi tiếng lúc bấy giờ thay gì dùng các bản reggae. Do các bài nhạc khí quá ngắn, nên Herc cùng với một số DJ khác đã dùng mixer để kéo dài bài nhạc. Hiphop như một lối sống mà nhiều người yêu thích vì sự độc đáo của nó, và nó được ví như phương tiện thoả mãn sự tự bộc lộ. Bạn có thể rap về mọi thứ, chẳng nhạc như: cảm giác của bạn, cảm giác của người yêu, hay bất cứ cái gì. Đa số những vần nhạc được ghi lại trước. Nhiều lần, rappers quên mất ca từ khi đứng trên sân khấu, họ bất đầu rap những gì vừa nảy ra trong đầu. Từ giữa đến cuối thập niên 70, một số người tìm đến Hiphop vì họ cho rằng funk, rock hay pop đều như rập khuôn, không có cảm xúc sâu. 6.Rapping Rap là một trong những nguyên tố chính của Hiphop. Rap có nghĩa là nói theo vần dưới nền nhạc scratching và mixing của DJ. Ban đầu, Rapper được hiểu như là một MC (Master of Ceremony) và là người giúp đở cho DJ. Rapping như là biến thể của câu thoại trong dòng nhạc reggae. Những năm đầu thập niên 70, MC bắt đầu nói khi nhạc đang chơi. Trong các buổi party, DJ Kool Herc đã cùng làm việc với 2 MC khác (Coke La Rock và Clark Kent). Những rapper đầu thường chỉ giới thiệu về họ và những người khác trước khán giả. Nhờ khả năng ứng khẩu và những đoạn điệp khúc đơn giản nên MC mới dể dàng truyền đạt suy nghĩ của mình. Thời gian sau, những MC này phát triển hơn phần phát âm, và cách diễn đạt theo nhịp nhằm tự làm khác mình và làm tiêu khiển cho người nghe. Họ có thể trêu chọc bạn hay thậm chí kẻ thù của họ trước đám đông. Dòng nhạc Rap ban đầu khá khô ráp, đơn điệu, và thiếU giai điệu truyền thống. Ca từ trong Rap thì từ kích động, bạo lực đến thô tục. Mặc dù vậy, Rap vẫn là "thơ đường phố" trực tiếp phản ánh cuộc sống hằng ngày của những người nghèo. 7.25 năm của hip-hop Tháng này hip-hop tổ chức mừng sự thành công trên mặt thương mại của mình. Thực sự hình thức nghệ thuật này đã tồn tại ngấm ngầm qua rất nhiều năm, nhưng mọi sự đã thay đổi cho đến tận tháng 9 năm1979, khi 3 rapper của New Jersey hợp lại để bung ra bài hát "Rapper's Delight" trên hãng đĩa độc lập Sugarhill. Dần dần, sự phổ biến của dòng nhạc này và cả văn hóa của nó (gồm DJing, Breakdancing, và graffiti). vào những năm đầu của thập niên 80, không chỉ nhiều rapper nhận được sân chơi của mình, mà phong cách ăn mặc của họ cũng bắt đầu trở nên thúc ép với các nhà sản xuất phim
- 25 năm sau, các nghệ sĩ hip-hop ắt hẳn đã trội hơn nền nhạc pop với các nghệ sỹ như Nelly, Jay-Z, EMinem và thậm chí nghệ sĩ quá cố Tupac Shakur đã bán được hàng triệu video và album. 8.DJing Disc jockey (viết tắt là DJ) là người chọn lọc và phát những bản nhạc được thu trước nhầm khơi dạy sự thích thú của khán giả. Tại những nơi mà dòng nhạc reggae và những dòng nhạc có liên wan đến reggae được thịnh hành như Jamaica, Panama, "DJ" được hiểu như là 1 MC hay rapper, còn "selector" thì mới hiểu như người có vai trò là disc jockey. Ta có thể nghe đến DJ tại các hội họp như đám cưới, nightclub hay là party. Có nhiều dạng DJ (đám cưới hay nightclub), mỗi dạng đều có 1 vị trí riêng. Phong cách biểu diễn và kỹ thuật của 1 người DJ phải phù hợp với hoàn cảnh. Ví dụ như: bên cạnh việc chỉnh nhạc thì các wedding DJ thường được sem là 1 MC - tức là phải kiêm luôn việc giới thiệu cô dâu, chú rể, ca sĩ hay là mời khách lên tham gia trò chơi. Trong cộng đồng ca nhạc ngày nay, hiện tượng là kô chỉ có DJ chuyên phát lại những bản nhạc có sẵn mà còn có nhiều DJ tự tạo ra nhạc. Họ có thể tự tạo nhạc bằng những âm thanh nhạc cụ có trong các bản nhạc hay turntable. Vậy ta có thể sem DJ như là 1 nghệ sĩ. Nguồn gốc của hiphop DJ xuất phát trong những năm cuối thập niên 70. Trong 1 buổi party, Kool DJ Herc đã tạo break giữa các bài funk, soul và R&B - có nghĩa là ông dùng 2 bản copy giống nhau để kéo dài bản nhạc. Sau đó, Grandmaster Flash hoàn chỉnh 2 bản copy đó và đồng thời kết hợp với 1 phương pháp mới. Đó là Flash dùng 1 tai để nghe nhạc ở ngoài và 1 tai để nghe bản khác trong headphone; và khi bản nhạc đang phát bên ngoài gần kết thúc thì Flash mới phát tiếp bản mà trước đó nghe trong headphone. Sau đó 1 thời gian thì Grand Wizard Theodore đã tạo ra cách scratching. Ngày nay, DJing đã trở nên phổ biến, nhiều người thích trở thành 1 DJ. Trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại hình như video dạy DJing, scratching mix tape, những cuộc tranh tài, và còn có cả trường lớp dạy Djing. 9.Graffiti Graffiti là một trong những nguyên tố lâu đời nhất của văn hoá Hiphop. Hip-hop writing ra đời vào những năm cuối thập niên 60, tại Philadenphia, PA. Nằm trong số những nhân vật khởi đầu nghệ thuật này là CORNBREAD và COOL EARL. Khi những người này được biết đến cũng như là được công nhận thì Graffiti cũng đã thống trị tại NYC. Giới trẻ bắt đầu ký tên hay nickname của họ lên tường, thùng thư, thùng điện thoại, đường hầm, và đuôi xe lửa. Một trong những người đã để lại sự chú ý nhất là TAKI 183. Vào thời điểm đó, Taki thường đi đây đó bằng tàu điện; anh mới bắt đầu vẽ tên của mình khắp những nơi anh đặt chân đến. Sau đó tờ nhật báo New York Times đã tường thuật lại chuyện này và quảng cáo đến mọi người. Bên cạnh Taki thì còn có JULIO 204, FRANK 207, và JOE 136. Cũng vời thời điểm đó, một số writer cũng đã bắt đầu vẽ phía ngoài tàu điện và mang tính tranh đua hơn. Một thời gian sau thì số lượng writer cũng khá đông nên họ tự làm khác mình bằng cách sáng tạo ra nhiều kiểu mới lạ; ví dụ như: chữ kiểu, ngôi sao, vòng hoa, bóng kèm với màu sắc và hình xoắn. Họ dần phóng to hình vẽ lên; và
- bắt đầu chuyển qua sử dụng bình phun màu. Những thay đồi này góp phần dẫn đến những kiệt tác nghệ thuật. Đến bây giờ, các writer đã cho ra rất nhiều bức hoạ; đó là kết quả của thời gian và kỷ năng. Một tồ chức có tên là MTA (viết tắt của cụm từ Metropolitan Transit Authorities) đã bỏ ra một khoản tiền khá lớn nhằm xây dựng hệ thống bảo vệ trên hầu hết các xe điện ngầm từ năm 1975 đến 1977. Và đó cũng là thời gian khó khăn nhất của những writer nào có vùng hoạt động trên tàu điện. Những năm 1980 đến 1982, một số writer đã từ bỏ môn nghệ thuật này; số còn lại thì không thể tìm được tàu điện nào để vẻ. Cả thành phô bị những luật lệ khắc khe và hệ thống bảo vệ kiềm hảm. Đây cũng là điểm kết thúc của nhiều nơi có Graffiti trong thành phố. Nhiều writer ngày nay đã không còn vẽ ở những nơi công cộng như vách tường, đường cao tốc, hay những công trình xây dựng khác. Thay vào đó, họ bắt đầu làm quen với máy vi tính – nơi mà họ dể dàng tìm được những thứ liên quan đến môn nghệ thuật này. Nhũng bài ỏ trên có nguòi nhầm lẫn rap vói hip hop DJ Kool Herc chỉ là nguòi phát triển và sáng lập nên dòng nhạc hip hop tù lối hát rap chú không phải là nguòi sáng lập ra rap Hip hop là một thể loại âm nhạc duọc tạo nên tù nền bass break beat và lối hát rap Rap thục sụ bát nguồn tù nhiều noi trên thế giói nó bát dầu tù nhũng lòi dọc có vầng có diệu mà phổ biến nhất là õ nhũng bộ tộc châu phi vói nhũng kiểu hát hò nhu nói Rap thục sụ phát triển và thịnh hành khi các MC và DJ trong các vũ truòng disco hay hát nhũng lòi rap vui nhộn nhàm tạo thêm không khí sôi dộng cho dám dông Dến khi DJ Kool Herc phổ biến lối hát rap kết họp vói kiểu bass break beat dể ra dòi nên 1 dòng nhạc hip hop nhu ngày nay Rap chỉ là một lối hát có vầng diệu hoạc có thể gọi là dòng nhạc Rap ( túc gồm nhũng loại nhạc có lối hát Rap ) chú Rap không duọc xem là 1 thể loại nhạc Lối hát Rap kết họp vói nền bass break beat và âm huỏng Metal của rock tạo nên dòng nhạc Rap Metal ( Nu Metal ) Lối hát Rap kết họp vói nền bass của House tạo nên dòng nhạc hip house Lối hát Rap kết họp vói nền bass break beat và kết họp thêm âm huỏng của dòng nhạc soul tạo nên thể loại nhạc Nu Soul ( cũng là 1 dạng thuộc thể loại R&B ) 10.Những đợt sóng hip-hop nội địa Phát sinh như một thứ phó sản của hip-hop Mỹ da đen, trào lưu ‘hip’ Việt đang lớn dần từng ngày với đầy đủ sắc thái đặc thù địa phương Đã qua lâu rồi cái thời nghi ngại và mặc cảm khi nhắc tới hip-hop, thời mà nhạc rap còn bị xem như một thứ cấm kỵ, thời mà những cố gắng ‘Việt hóa’ rap đều thất bại phần vì ngô nghê, phần quá táo bạo. Sự bùng lên của nhạc urban (một nhánh hip- hop phổ thông, gắn chặt với sinh hoạt đô thị Mỹ) năm năm nay, sự khải thắng tuyệt đối của Beyoncé trong giải Grammy vừa rồi và cả những hoạt động phát triển hip- hop tại các quốc gia Á châu đã khiến giới làm nhạc Việt tự tin hơn vào khả năng tồn sinh của thể loại nhạc có phần xa lạ kia. Nên nhắc lại đôi chút về hip-hop, rằng nó không đơn thuần là một thể loại nhạc. Hip- hop là một lối sống, một cách tư duy, một thế giới ngôn ngữ và thế giới tinh thần đặc biệt đã mọc lên ngay từ trong lòng các đô thị lớn Âu Mỹ. Hip-hop là văn hóa (và cả phản-văn-hóa), là hành vi ứng xử, là trang phục, là phương thức biểu hiện cá tính. Một thanh niên ‘hip’ sẽ mặc quần thụng, áo sặc sỡ, đi giày thể thao đế bằng, đeo
- khuyên tai và quàng lên cổ năm bảy chiếc dây chuyền đủ kiểu. Một thiếu nữ ‘hip’ dễ được nhận ra trong cách trang điểm màu nền tối, mặc áo dây màu tươi có in hình ngộ nghĩnh hoặc khẩu hiệu gây sốc, tóc thắt bím nhỏ kiểu luống cày. Ăn nói kiểu ‘hip’ là nói một thứ tiếng Mỹ da màu đặc trưng, cứng, cộc cằn, tiết tấu nhanh, diễn đạt trực tiếp. Những điều cơ bản nói trên đã mặc nhiên làm ta hiểu: không dễ gì nhập thân vào thế giới hip-hop. Nghĩa là cũng không dễ gì hát được hip-hop cho đúng kiểu. Trở lại chuyện âm nhạc, ta có thể nhìn nhận rằng những cố gắng phát triển hip-hop Á châu tập trung ở những quốc gia có kinh tế phát triển mạnh như Nhật và Hàn quốc. Không khó giải thích hiện tượng ấy, nếu ta nhớ rằng có rất nhiều sinh viên Hàn và Nhật ở các đại học Mỹ, vì thế bản thân lối sống hip-hop đã dễ dàng thâm nhiễm vào họ. Họ nói rap không thua người Mỹ da đen; không những thế sự giao thoa văn hóa còn đem lại cho rap của họ một màu sắc riêng, như một loại thi ca đặc thù. Nền công nghiệp âm nhạc Nhật khi đặt nền móng trên việc Âu Mỹ hóa đã trợ giúp thêm cho việc du nhập hip-hop một cách có căn cơ vào nước mình. Utada Hidaru đã hát những bài hip-hop cô viết qua phần hòa âm của bộ đôi Lewis & Jam – hai tên tuổi hàng đầu trong làng producers Mỹ về các thể loại nhạc đen. Người Hàn cũng tự hào có nhóm JTL - một sản phẩm ‘lai’ Mỹ đến chân tơ kẽ tóc. Tình hình ‘hip’-hóa như thế chắc chắn Việt Nam ta không ứng dụng được rồi! Cách đây ba năm, một số ca sĩ Việt như Nguyên Vũ, Việt Quang, Thanh Thảo đã ngấp nghé hip-hop thông qua những sản phẩm Thái Lan. Bằng những bài hát Thái đơn giản được đặt lời Việt hoặc những bài nội địa 100% được rập khuôn Thái, họ đã làm nên một ‘diện mạo’ khá kỳ quái cho nhạc Việt. Thật vậy, khi phần âm nhạc bị bóp méo hoặc đơn giản hóa một cách ấu trĩ (kiểu ‘Ôi tình yêu’) và đọc rap thì giống hệt rao lô tô, hip-hop sơ khai của chúng ta đã không đạt được một hiệu quả thẩm mỹ nào. Tuy vậy, nó cũng kích thích được một số nhà hòa âm trẻ đầu tư vào việc ‘nâng cấp’ bản hòa âm của mình – mà cụ thể là tìm mua những âm sắc nhân tạo đầy vẻ công nghiệp bán sẵn trong những sample CDs để sử dụng trong bài phối. Bảo Lư và Anh Khoa đáng được kể tên ở đây nhờ cố gắng đó. Dần dà, hip-hop Việt bị lẫn lộn vào cái gọi là nhạc giải trí quần chúng. Phàm cái gì ồn ào, nhí nhố, nhưng bắt tai (catchy) đều liệt vào nhạc giải trí được hết. Hip-hop Việt không được nhận ra một cách tử tế (vì quả tình nó cũng chẳng tử tế!), khác với jazz, blues hay world music. Thiếu người viết nhạc, thiếu người biết hát và thiếu trầm trọng các rappers, nhạc Việt không thể ‘hip’ nổi. Nỗ lực của Võ Thiện Thanh khi hòa âm lại những bài hát phổ thông theo kiểu hip-hop nên được đánh giá cao, mặc dù anh chưa thành công lắm. Rồi sự xuất hiện của rapper tài tình Okio là một điểm son mới: anh chàng Việt 100% này lại có khả năng nói rap tiếng Mỹ khá ngộ nghĩnh (ở nội dung bài rap và cách thể hiện trên sân khấu) và đã từng bước ‘xâm lấn’ tiếng Việt một cách dễ thương. Rap Việt của Okio tươi mới, nhẹ nhõm và có sinh lực. Kiểu ngắt câu tiếng Việt của anh cũng đặc biệt, lạ nhưng không gây sốc. Rồi tay DJ Phat P ở disco Mưa Rừng làm nhiều remix kiểu urban đúng điệu, được tán thưởng bởi cả dân chuyên môn lẫn giới trẻ ‘hip’. Phat P còn đang đỡ đầu cho Tiến Đạt, một vũ công chuyển sang hát hip-hop. Nhiều tín hiệu vui cho một cuộc dậy sóng của hip-hop Việt Nam. Dạo gần đây, những ca sĩ trẻ như Minh Thư, Hồ Ngọc Hà đều lao vào hip-hop. Có vẻ như họ không lấy mô hình Á châu làm mẫu, mà dùng thẳng hình ảnh gốc - của Beyoncé hay Alicia Keys - để họ chỉ ‘mang tiếng’ là thế hệ F1 thôi! Thế cũng OK! Mong rằng bản sao nước đầu rồi sẽ nhanh chóng trở thành một bản gốc Việt Nam;
- mong rằng màu sắc ‘hip’ Việt rồi đây sẽ thực sự có một đời sống riêng. Đời sống ấy, việc phát triển hip-hop ấy – xu thế tất yếu của âm nhạc đại chúng – còn cần được sự quan tâm và định hướng của các giới chức văn hóa nữa. 11.Hip hop "made in VN" đang ở đâu? Hip hop đã bước qua tuổi 32 và ngày càng có một chỗ đứng trong đời sống âm nhạc quốc tế. Thế nhưng, ở Việt Nam, dòng nhạc này mới chỉ đang "phát triển trong ảo giác" của nhiều người. Hip-Hop là thể loại nhạc đang thịnh hành. Ở bất cứ đâu cũng có thể nghe thấy những giai điệu của Hip-Hop, nhìn thấy những trang phục mang sắc màu Hip-Hop Ở VN, phải đợi đến cuộc viếng thăm của nghệ sĩ nhảy Hip hop hàng đầu châu Âu, Neils "Storm" Robitzky tháng 10/2003, giới trẻ VN mới thực sự có trong đầu khái niệm Hip hop. Sự xuất hiện của nghệ sĩ múa Hip-Hop Neils "Storm“ Robitzky tại Việt Nam 1 năm trước với màn biểu diễn Hip-Hop ấn tượng đã thực sự hâm nóng không khí trầm lắng của Hà Nội và khiến khán giả "choáng váng" vì Hip hop Việt dừng lại ở những đơn đặt hàng! Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hút của Hip hop ngoài những âm điệu dữ dội, những ca từ xuất phát từ đời thường là những vũ đạo tuyệt vời bắt nguồn từ văn hoá đường phố với Bboying (thường được biết đến dưới cái tên phồ biến là Breakdance) Locking, Popping. Đa số chúng ta chỉ nghe thấy dòng nhạc Hip Hop còn múa Hip Hop thì mới chỉ được giới thiệu phổ biến ở các nước phương Tây. Giới trẻ Việt gần đây chỉ nhìn thấy chất Hip-Hop trong vũ điệu của các nhóm múa phụ hoạ như: C.O.L.D, Big Toe, Fantasy, ZickZac và những ca khúc dòng Hip-Hop hiếm hoi. Trong đời sống âm nhạc Việt Nam, Hip-Hop mới chỉ được một bộ phận nhỏ chấp nhận bởi nó kén người nghe và vẫn còn vấp phải những định kiến không đáng có. Nhạc sĩ Tuấn Khanh được coi là một trong những nhạc sĩ khá "mạnh dạn thử nghiệm" dòng nhạc còn rất mới mẻ ở VN này. Anh đã sáng tác được trên 10 ca khúc mang âm hưởng của Hip hop trong đó ca khúc phổ biến nhất và được yêu mến nhất là Chuyện nhỏ với sự thể hiện ấn tượng của Kasim Hoàng Vũ. Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng đã sáng tác xong ca khúc Chuyện to cho một bộ phim truyền hình. Anh vẫn chưa có niềm tin lớn vào người thể hiện nào và trong một số trường hợp "bất khả kháng", biết đâu Tuấn Khanh sẽ thể hiện ca khúc này. Điều này cho thấy việc sáng tác và thể hiện ca khúc Hip hop không dễ. Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng ở VN, Hip hop mới chỉ dừng lại ở mức độ mọi người đang tìm hiểu về nó, "mới dừng ở mức đang được ứng dụng trong những sở thích mang tính cá nhân. Các ca khúc Hip hop hiện nay chủ yếu là do các ca sĩ đặt hàng nhạc sĩ còn bản thân các nhạc sĩ chưa thực sự tìm hiểu để khám phá Hip hop". Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh thì "Sự có mặt của Hip hop tại VN mới chỉ mang tính tạm thời theo dạng đơn đặt hàng của các ca sĩ". Đây là dòng nhạc đang thống lĩnh thị trường âmn nhạc thế giới, là xu thế tất yếu. Thế nhưng, ở VN nó lại chưa thực sự được coi trọng. Nhạc sĩ Tuần Khanh chia sẻ: "Khi xem MTV châu Á hay VH1, tôi thấy nhiều dòng nhạc của VN có thể hoà chung hơi thở và nhịp đập đương đại. Mình không thiếu khả năng mà chỉ thiếu một cái nhìn cởi mở".
- (Đọc thêm)10 năm chặng đường Rap Việt Nam ! Chapter1: KhanhNho- Một huyền thoại. 1997 -năm Hồng Kông được trao trả lại cho Đại Lục, và cũng là một năm đáng nhớ cho Rapvietnam. Tại Portland (Oregon- USA), Lần đầu tiên trong lịch sử âm nhạc sử dụng ngôn ngữ Việt, KhanhNho đã thâu âm bài rap đầu tiên khai sinh cho RapVietnam. Không biết KhanhNho chính thức Rap từ bao giờ nhưng với bài rap "Vietnamese Gang"của mình; KhanhNho đã thể hiện 1 đẳng cấp nhất định trong cách flow của làng RapVietnam, 1 style flow đã trở thành 1 điển hình lịch sử. Giống như tên của bài hát, Lyric của Vietnamese Gang đậm chất băng đảng và tự tôn giòng máu Việt, giữa 1 thế giới đủ chủng loại sắc tộc như Hoa kỳ, mỗi sắc dân ai cũng cố gắng thể hiện nói giống mình là nhát, thì KhanhNho với "VietnameseGang" đã đại diện 1 cách xuất sắc cho những "ghetto" việt nam tại Mỹ. Đè bẹp mọi người, đề cao giòng máu Vietnam, đó là ý tưởng xuyên suốt trong "vietnameseGang" của KhanhNho. Xét về khía cạnh LUẬT PHÁP mà nói, KhanhNho viết bài này trên nước Mỹ, và phục vụ nhu cầu giải trí cá nhân, nên không hề vi phạm luật pháp nước sở tại chút nào. Có rất nhiều cách hiểu sai trái về VietnameseGang của KhanhNho, đó là lỗi của giới truyền thông, báo chí, ồ ạt viết những bài báo chỉ trích chê bai bằng một vốn hiểu biết nông cạn về Luật Pháp và Nghệ thuật. KhanhNho rap không phục vụ cho 1 tổ chức hay cá nhân nào, không ai trả tiền để KhanhNho rap mà cũng chẳng ai cho khanhNho tiền để ủng hộ việc KhanhNho hát rap. Rap đối với tất cả những rapper người việt đều xuất phát từ lòng đam mê âm nhạc, giải trí với dòng nhạc này, nó hoàn toàn phi lợi nhuận, phi chính trị. Mục đích duy nhât của những người như KhanhNho là giải trí cá nhân mà thôi. Không dừng lại ở Vietnamese Gang (có bản audio ft cùng Thai VietG), khanhNho còn sáng tác khá nhiều bài rap khác, thể hiện một Thug Flow nhuần nhuyễn và một cá tính rất đặc biệt cho một VIỆT Gee. Chưa thể nói lyric của KhanhNho là mẫu mực được, cũng còn có khuyết điểm nhưng nói về nhạc rap bằng tiếng Việt, đó là một khởi đầu khá tốt đẹp. Nhiều người thắc mắc, tại sao văn hóa việt vốn coi trọng tính thơ trong ca khúc, nhưng những lời lẽ mà KhanhNho sử dụng thì lại là ngôn ngữ giang hồ? >> Đó chính là điểm mạnh của KhanhNho và của RapVietnam, khác với loại hình giải trí như Hàn hoặc Trung Quốc, rap Vietnam kế thừa nguyên gốc chất ghetto của nên văn hóa Urban tại Mỹ, nếu các bạn muốn hiểu thế nào là nhạc RAP thì hãy nghe những bài như VietnameseGang hoặc "tao là " (khanhNho) rồi so sánh với nhạc rap của Mỹ, hoàn toàn KẾ THỪA chứ không hề có sự bắt chước vụng về, 1 tinh thần ghetto của tầng lớp băng đảng cặn bã trong xã hội Hoa Kỳ chính là mảng Hardcore rap đã được KhanhNho thể hiện. Sự thật vẫn sẽ mãi là sự thật, có rất nhiều bài Rap với Lyric đẹp nhưng cái sự trần trụi về nhạc rap thì không bao giờ thay đổi. Chính vì lẽ đó mà phần lớn (không phải tất cả) các bài nhạc rap đều cấm trẻ em dưới 17
- tuổi. Trên 17 tuôi bạn có quyền quyết định, NGHE HOẶC KHÔNG NGHE, nhưng dù NGHE hay KHÔNG NGHE bản cũng nên hiểu được cái bản chất của nhạc RAP trước khi nghe. Khi đã hiểu RAP là thế nào, nếu không hợp thì ĐỪNG NGHE còn đã NGHE thì đừng có phát biểu những câu như rớt từ trên trời rớt xuống dạng như "Thô tục, bậy bạ " Chương2:Vietrapper tại USA,người tiên phong. Sau khi KhanhNho rap, rất nhiều những người viêt khác bắt đầu biết tới và bắt tay vào việc sáng tác nhạc rap. Họ quy tụ lại với nhau như 1 câu lạc bộ của những người có cùng sở thích với dòng nhạc này, và Vietrapper ra đời từ đó. 1 trong những cá nhân nổi bật là Phong Le (tác phẩm gần đây nhất là "sắc tức thì không") với 1 style hóm hỉnh và hài hước, Phong Le đước người ta biết tới qua những bản nhạc vui như HopeLess, Têt Vietnam v v Cũng không rõ Vietrapper có bao nhiêu thành viên, bao nhiêu rapper nhưng không phải bất cứ ai rap trong vietrapper đều hay cả, Vietrapper chỉ là nơi để những người mê rap tụ tập mà thôi, ai cũng có thể làm "rapper" với điều kiện có bài thâu âm là được, Sự ra đời của Vietrapper tính tới giờ được khoẳng 7-8 năm rồi, Nhưng từ đó tới giờ, Họ- Những thành viên của vietrapper đều làm nhạc rap bằng 1 niềm đam mê chư không phải vì mục đích chính trị hay lợi nhuận cá nhân. Chapter 3: 2002- Cột mốc mới của rap Vietnam. Nhắc đến rap Vietnam người ta nói tới Vietrap, phải nói rằng Vietrap chính là đại diện đầu tiên và duy nhất cho RapViet nhưng đó chỉ là điều xảy ra trước năm 2002 mà thôi. Xlim ( Đỗ Minh Tiến)- từ một người yêu thích âm nhạc và văn hóa hiphop Hàn Quốc như bao nhiêu bạn trẻ Việt Nam khác, nhưng xuất phát từ lòng đam mê đích thực, Xlim đã tự tìm hiểu tới tận gốc của văn hóa HIPHOP hoa kỳ và thay đổi hoàn toàn về cách nhìn với nhạc rap, nó không phải cái loại nhạc tạp nham pha trộn nhưng những gì show biz (không nói những nghệ sỹ đích thực người Hàn nhưng thưộc diện "underground" ) Hàn quốc đang thể hiện, mà nó là những bức thông điệp cuộc sống của một nền văn hóa du đãng tại Mỹ. Bằng vốn hiểu biết và lòng đam mê, Xlim đã mở ra Rapclub Hanoi, chính thức khai sinh cho 1 phong cách mới hoàn toàn của Rapvietnam. Một Northside- Northstyle độc đáo, tách biệt hẳn với Vietrap, Southside- Southstyle. Sự ra đời của Rapclub sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không nói tới VietSpirit band (gồm Lil Knightz aka L.K và Fantasy xy - aka DCash), đó là những rapper đầu tiên của Northside Rap Viet. Thời gian đầu của Rapclub chỉ đơn thuần là 1 nơi trao đổi thông tin về nhạc Rap quốc tế và để cùng nhau nghe Vietrapper hát. Nhưng khi Vietspirit thâu âm những bài nhạc đầu tiên (mang tính thử nghiệm), thì từ lúc đó trở đi, Rapclub đã trở thành nơi duy nhất tại Việt Nam tập trung những rapper gốc Bắc hàng đầu trong làng Rap Việt. Chapter 4: 2004- Khi niềm vui lấn át nỗi buồn Buồn ít, vui nhiều
- không bình dị như năm 2002, 2003. Rapclub đã có nhiều biến đổi không ngờ trong năm 2004. Thay dổi gấp 10 lần chỉ trong vòng 1 năm Phải nói rằng 2004 là một năm được mùa của Rapviet và là năm hoành tráng nhất của Rapclub - Northside rappers. Thành viên tham gia vào rapclub đã tăng dần không chỉ có ở phía bắc mà còn trong miền nam cũng có, Thụy Sỹ, Đức, Mỹ, Úc, Canada, đều có mặt thành viên của Rapclub. Lần đầu tiên tại vietnam, có một party hiphop được tổ chức (ngày 14 tháng 8 năm 2004) do Rapclub khởi xướng, bằng một kinh phí ít ỏi từ ngưồn đóng góp của các thành viên, Rapclub cùng phối hợp với câu lạc bộ breakdance Hanoi tổ chức party dành cho các bạn đam mê hiphop tại một quán bar mà theo nhận xét thì "nóng, chật chội, phục vụ kém" Bỏ qua những khuyết điểm đã xảy ra, dù sao đi nữa đó cũng là 1 hiphop party đầu tiên tại việtnam, dù rất nhỏ bé nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần.Với khoảng hơn 1000 khán giả, party này đã giúp cho những người đến xem lần đầu tiên được mắt thấy tai nghe những ca khúc gọi là Rap Việt và những Rapper Việt trình bày nó trên một sân khấu ca nhạc.Khen chê lẫn lộn nhưng nhìn chung party này đã để lại một ấn tượng rất tốt đẹp trong lòng các bạn trẻ và giúp họ có một cái nhìn hoàn toàn khác, một cái nhìn đầy thiện cảm với Rap Việt. Một điểm mốc khá quan trọng nữa trong năm này, đó là sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử Rap Việt, một ngôi sao V.Pop (ca sĩ Đăng Khôi) đã tìm đến RapClub để mời Rapper L.K kết hợp với mình trong album single "Rời Xa" với 2 ca khúc là "Chiếc lá Tình Yêu (Remix)" và "Rời Xa".Một sự thể nghiệm và kết hợp đầy táo bạo nhưng đã đem đến thành công lớn cho Đăng Khôi cũng như L.K. Sự kiện này đã đánh dấu một nấc thang quan trọng cho Rap Việt.Nó đã bắt đầu vượt ra khỏi tầm của "Underground" và đã được các ca sĩ, nhạc sĩ, các nhà chuyên môn, phê bình, nhà sản xuất âm nhạc tại Việt Nam nhòm ngó và để ý. Điều này được chứng minh bằng hàng loạt các sự kiện tiếp theo đó về sau này như: ngày càng có nhiều sự kết hợp hơn giữa các ca sĩ và các rapper.( Mỹ Linh - L.K - Album "Chat với Mozart" )Thậm chí đã có một số vụ đạo nhạc của các ca sĩ, nhạc sĩ Vpop khi họ sử dụng chính các ca khúc quen thuộc của một sổ rapper tên tuổi trong làng Rap Việt Chapter 5:Hiphop việt bắt đầu tỏa rộng sang Miền Nam (HCM City) Chính xác là tháng 9 năm 2003, xuất hiện nhiều hình ảnh của hiphop trên đường phố như quần tụt , áo fubu. nhưng ở SG chưa có sân chơi thật sự cho giới trẻ, dân teens vẫn còn đam mê dòng nhạc trẻ đang thịnh hành ở đây phong trào hiphop chỉ thật sự phát triển mạnh khi forums VH2 ra đời.Một diễn đàn quy tụ đông đảo các bạn trẻ yêu thik hiphop tại Sài Thành với con số thành viên lên tới cả trăm nghìn người. Rapper được biết đến nhiều nhất tại đây chính là Tiến Đạt.Mặc dù vậy Tiến đạt vẫn chưa phải là một Rapper thực sự và ưu tú vì đa số những ca khúc của anh ko phải là những ca khuc Rap thuần chất mà đã có sự kết hợp và lai tạp nhiều với các thể loại nhạc khác( chủ yếu là Pop) và cách flow của anh còn chưa được "Rap" cho lắm.
- Nhạc Rap Việt chỉ thực sự được các bạn trẻ Sài Thành biết đến và được nhìn nhận một cách đúng đắn nhất khi diễn đàn viethiphop tổ chức cuộc thi "Rapper where are you"(tháng 7-2005).Một cuộc thi của các Rapper Việt Nam với sự bình chọn của đông đảo các bạn trẻ yêu thik rap&hiphop.Và người đoạt giải nhất trong cuộc thi đó ko ai khác chính là Rapper Lilknight aka L.K(rapper gạo cội của Rapclub Hà Nội) và Rapper Young Uno (cũng là một rapper trẻ của Rapclub Hà Nội thuộc thế hệ sau này của Việt Rap).Ngay sau đó là một buổi party của diễn đàn viethiphop kết hợp với Rapclub Hà Nội với sự xuất hiện và trình diễn của 2 rapper hàng đầu làng Rap Việt là L.K và Young Uno đã đem đến cho các bạn trẻ Sài Thành một cái nhìn hoàn toàn khác về Việt Rap. Chapter 6: 2005-2006, Rap Việt bùng nổ ! Phải dùng đến từ bùng nổ tại vì trong 2 năm này, từ Rap&hiphop đã ko còn xa lạ đối với các bạn trẻ Việt Nam nữa mà nó đã tìm đến mọi ngõ ngách và lan tràn trên mọi phương diện. - Về số lượng: số lượng nguời biết đến rap việt và nghe rap việt ngày càng lớn hơn và tăng đột biến trong 2 năm này.Nếu như trước đây các bạn trẻ chỉ chia sẻ cho nhau nghe những ca khúc Pop thị trường là chủ yếu thì giờ đây, còn có thêm cả các ca khúc Rap Việt.Thậm chí một số ca khúc đã trở thành hits và được đông đảo người nghe yêu thích. Số lượng Rapper và người tập hát rap cũng tăng đáng kể.Nếu như trước đó, số lượng rapper và người hát rap ở Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay, đa số thuộc Rapclub Hà Nôi như L.K,EddyViệt, DCash, Namct, Onelarge thì từ năm 2005, đã xuất hiện thêm nhiều rapper mới tài năng khác điển hình là Young Uno, Lil BK và rất nhiều các rapper hay người hát Rap khác.Tất cả họ đến với nhạc rap ko bởi một lí do nào khác ngoải niềm đam mê và yêu thik dòng nhạc này.Thậm chí phong trào tập hát nhạc Rap của một số ko ít các bạn trẻ cũng bắt đầu được hình thành.Giờ đây họ ko chỉ có tập hát tập nhảy nữa mà ai cũng muốn học thuộc hay tập bằng được ít nhất là một vài câu một vài đoạn rap nhiều thì cả bài rap để chứng tỏ khả năng và sự sành điệu của mình với bạn bè -Về chất lượng: Nếu như trước thời điểm năm 2005, số lượng các bài Rap Việt có chất lượng và nội dung hay còn rất ít.Đa số( ko phải tất cả) giới " under" khá là giống USA Rap cả về hình thức lẫn nội dung( đa số các bài hát Rap là có nội dung trần trụi với ca từ sặc mùi giang hồ).Còn các ca sĩ "over" thì thi nhau bắt chước một cách kệch cỡm cái gọi là Rap&Hiphop,họ ăn mặc quần áo hiphop,trong bài hát, đọc một số câu như đọc thơ con cóc,hát cũng cố cho thêm một số đoạn "phiêu", luyến lay vào bài trong khi họ chẳng hiểu hihpop là cái giè và tưởng rằng như thế là Hiphop Những điều này đã làm cho đại đa số người nghe nhạc có một cái nhìn sai lệch và ko đúng đắn và thiếu thiện cảm về Rap Việt. Nhưng bắt đầu từ cuối 2004 và đầu 2005 trở đi, bắt đầu đã có sự thay đổi hẳn về "chất" của Rap Việt.Ko chỉ còn là những ca khúc giang hồ trần trụi như trước nữa mà thay vào đó là rất nhiều các ca khúc mới với nội dung phong phú và hay hơn như: tình yêu,tuỏi trẻ,gia đình, bạn bè,tuổi học
- trò và thậm chí là cả những nội dung gai góc về xã hội như tệ nạn xã hội, thiên tai cũng được đưa vào Rap Việt.Ví dụ như Trắng - L.K ( chủ đề ma túy), Da Cam - L.K ( chủ đề chất độc màu da cam) Phiêu sinh - Young Uno f.t Onelarge, Tsunami - Kenchou ( chủ đề thiên tai ), Sóng Ngầm - Young Uno f.t Hanzoo ( chủ đề trẻ mồ côi lang thang) Những ca khúc này có nội dung khá sâu sắc và được trình bày khá mộc mạc với sự thể hiện độc đáo đã mang lại hiệu quả cao đến tai người nghe. Về chất lượng chuyên môn của các Rapper Việt Nam cũng có sự phát triển đáng nể.Nếu như trước đây, cách flow của họ còn khá đơn giản và vụng về thì càng ngày, họ càng thể hiện rõ sự tiến bộ vượt bậc trong cách flow với sự học hỏi và nhiều sự tìm tòi, khám phá không ngừng trong tư duy sáng tác cũng như việc thể hiện trình bày ca khúc của mình.Người luôn đi đầu và có một flow khá thông minh sáng tạo,hấp dẫn trong làng Rap Việt chính là rapper gạo cội L.K.Đây cũng chính là style được khá nhiều các rapper thế hệ đàn em học theo.Eddy Việt, Cachep, Lil BK, Onelarge cũng là những rapper có style riêng khá độc đáo và hay.Một rapper trẻ khác cũng rất tài năng và ko ngừng học hỏi các bậc đàn anh đi trước và có thể coi là đại diện ưu tú nhất cho thế hệ rapper Việt kế cận đó là Young Uno.Với một style cũng rất riêng và được nhiều bạn trẻ yêu thích.Ngoài ra hiện nay, cũng xuất hiện thêm rất nhiều raper triển vọng thuộc thế hệ sau với đầy tiềm năng như Stone( NSB9Z), Jaytee Nếu chỉ xét riêng về nặt flow thì chất lượng các rapper Việt đã tăng đáng kể và cũng có thể coi một số rapper như những rapper thực thụ, có chuyên môn cao mà ko phải ai cũng làm được nếu ko có tài năng bẩm sinh và trải qua quá trình khổ luyện lâu dài. Trên phương diện Over, chất lượng cũng tăng lên khi mà những ca sĩ trước kia tưởng nhầm là mình hát rap&hiphop đã ko còn theo đuổi nó nữa, nếu có thì cũng chỉ là thời trang mà thôi.Thay vào đó là một sự đầu tư và nhìn nhận đúng đắn hơn.Các nhạc sĩ bắt đầu để ý hơn đến việc sáng tác ca khúc theo phong cách này( Hồ Hoài Anh, Lương Băng Quang , Huy Tuấn, Anh Quân )các nhà sản xuất, công ty âm nhạc cũng đầu tư nhiều hơn cho thể loại này, các phương tiện truyền thông như Đài truyền hình, tài Tiếng nói cũng thực hiện nhiều chương trình về Rap&Hiphop hơn.Các chương trình ca nhạc, giải trí đều có bóng dáng hơi thở của Rap& Hiphop vv vv Điều hạn chế duy nhất hiện nay chính là còn quá ít các nhạc sĩ và nhà sản xuất đầu tư cho Rap&Hiphop Việt trong việc làm nhạc, làm hòa âm phối khí,phát hành album, video clip Chính vì thế mà đại đa số các ca khúc Rap Việt hiện nay đều là do tự tác giả thu âm lấy và các ca khúc ko được hòa âm phối khí một cách chuyên nghiệp( chủ yếu là được sáng tác và lấy nguồn dựa trên các free beat hoặc Instrumental có sẵn). Nhìn chung trong 2 năm này, Rap&Hiphop đã có sự bùng nổ và bước nhảy vọt lớn cả về chất và lượng.Một tín hiệu đáng mừng cho sự phát trển của Rap&hiphop Việt.
- Chapter 7: Kết. 10 năm qua đi, với những thăng trầm buồn vui lẫn lộn.Bánh xe Việt Rap chắc chắn vẫn sẽ còn lăn tiếp trên con đường riêng của mình.Con thuyền nhỏ bé Việt Rap chắc chắn sẽ tiếp tục lướt nhanh qua những nhánh sông để hòa vào biển lớn của nền Âm nhạc Việt Nam.Mặc dù khó khăn vẫn còn đầy rẫy nhưng với khả năng và niềm đam mê của mình,cùng với sự ủng hộ của các bạn,chúng tôi những rapper Việt tự tin rằng trong một tương lai ko xa Rap&Hiphop Việt sẽ trở thành ngôi sao tỏa sáng nhất trên bầu trời âm nhạc Việt Nam ! Bài viết được thực hiện bởi Onelarge và Young Uno. RC tan rã,GVR lên ngôi trị vì Rap Việt (GvR Production,viết đầy đủ:Genius Viet Rap,ra đời năm 2005) Những nhân vật đầu tiên của GVR:FL27(admin gvrproduction.com,Phương CD,DsK,Lee7,Andree Right Hand,It’s Lee, ) I-Hoàn cảnh ra đời GVR: 1.Bài viết của FL27(Admin gvrproduction.com): Hồi xưa, khi mới bập bẹ nghe rap vn, (năm 2005 hay 2004 j đó) FL hay lang thang ở forum VNRC (1 forum về rap việt chugn chung lúc bấy h, lúc đó RC vẫn còn đang thịnh) FL (FirstLove27) mới tìm tòi về rap, nghe và thấy thích thú, bắt đầu lao vào đi tìm các bài rap việt để nghe (hồi đó thích giọng ai ái của sếp chíp to, à nhầm chíp nhỏ) đợt đó diễn ra war giữa HP vs HN ấy, vô tình lúc đó FL dc làm mod tại VNRC, và anh phuongcd (artist bây h ấy, và là nhóm hồi xưa dizz với HN (bk chip) lúc đó cũng vào vnrc post nhạc của mình lên, Lúc đó mình tự nhiên biết , và xin yahoo cd làm quen, dm, vô tình anh cd lại cũng ở ger (FL cũng ở ger) đúng là duyên trời! sau đó qua 1 hồi chat wa chat lại. làm quen, dc cd chỉ cách thu âm rồi linh tinh, rồi FL cũng bập bẹ tập rap (tiếc là ko có tài trời phú, từ con số 0, đến h cũng chỉ ở con số 1 =))). QUa Cd mình biết ở ger còn nhiu rapper, (lúc đó sk hay lee7 cũng chỉ tập tọe rap, hay gọi 1 cách "văn minh" là "trình còi") trong 1 vài ngày nói chuyện với cd, tự nhiên mình nảy ra ý định làm forum (lúc đó chỉ đơn thuần là cho anh em ở ger quây quần, chứ ko ngờ rằng phát triển rộng rãi như vậy). đang trong thời kì xúc tác kế hoạch. thì tại RC bấy h diễn ra 1 "battle King" dsk lúc đó làm mod tại rc làm chủ thầu, lee7 cũng là mod ở rc hồi đó, cd rủ mình vô chơi, vào đó quen dc mấy người, quen sk, quen lee7, rồi nói chuyện, rồi GVR ra đời, sau khi gvr ra đời thì rất ít artist, và ít mem, kế hoạch đã dc lên sẵn, cho nên khi GVR ra đời thì 1 /3 mem ở bên VNRC đã kéo qua GVR! (FL gài sẵn ròi ). * nothing, chipchip hồi đó cũng ở vnrc, và fl cũng quen qua đó, lingo nữa, sau khi forum ra đời, lúc đó thật nhạo nhộm, và tùm lum, nhưng cũng khá vui, lúc đó lee7 kéo andree vào (quen qua battleking bên rc), fl cũng dc làm quen với
- andree, và dần dần andree cũng đã trở thành 1 người ko thể thiếu của GVR, (mặc dù ko phải 1 trong những người đầu tiên ở GVR) ấn tượng của mình lúc đó là 1 anh chàng có 1 chất giọng "rất chua" =)) sau đó, rầm rộ 1 đợt các bạn trẻ ào vào, và rất nhìu những rapper mình quen ở VNRC đều dc "mời" về làm rapper "mời" tức là lúc đó để làm artist GVR quá đơn giản (chỉ cần rap dc 1 vài bài hay là ok) chứ ko qua tuyển chọn như bây h đâu :D rất nhìu rapper đầu tiên của GVR đã góp sức để đc như bây h như andree, lee7, cd, underground* (chắc hẳn các bạn còn nhớ người đã hát bài GVR anthem với andree) giờ đây mình cũng mất liên lạc với undergroud, đáng tiếc đáng tiếc lúc đó mình cũng quen dc sol, nico, jongkay, jukido (1 số rapper đà nẵng, hay còn gọi là alohiphop), FL "cũng" mời về =.=" và cũng làm 1 số audio hài với nico =)) lúc đó hơi vui ấy và GVR cứ thế từ từ đi lên bụp (GVR bị hack) mất hết database FL ko bít làm sao, vì trình IT hơi gà sau đó FL biết dc tuanvu (qua 1 người bạn ở 1 diễn đàn hồi xưa vẫn hay qua lại) dc tuanvu hỗ trợ support, và cùng phát triển diễn đàn, GVr dc khôi phục, và dần dần lại dc như xưa, rapper ngày càng đông, và sự lựa chọn khắt khe dần dc " trong thấy", 1 thời gian lặng trôi, 1 số bài rất hay dc ra mắt, và GVR dần dc biết tên đến, nhất là qua clip TTTY do andree lee7 istlee thể hiện, (à istlee cũng là do FL quen qua vnrc, và kéo về, istleee lúc đó hay hát nhái theo linhkent, gà lắm, chứ ko dc như bây h đâu :D, istlee 1 thời gian dài làm smod tại GVR, sau đó mới bật lên với bài TTTY và rồi cứ thế bước lên cao, chúc mừng ku) trong khoảng thời gian đó, dsk cũng ko hiểu sao, bỏ GVR, đi làm 1 web riêng (wen tên rùi =.=), ko rõ với ai, hình như duncare và 1 số artist fhh bi h. nhưng sau đó web tan, DSK đã back với GVR (1 tín hiệu vui) (box dsk dc FL giữ nguyên từ lúc sk đi, cho đến khi sk về) vì sk ko thể thiếu với GVR :D người đi nhưng hồn ở lại :-" sau đó, smr gia nhập forum, và với khả năng "vi tính" của mình, smr nhanh chóng dc nhập vào hàng ngũ admin, quản lý diễn đàn, và với nhất là cũng là 1 người rất có tâm huyết cũng như đam mê rap 2.Bài của KhanhHP(Admin gvrproduction.com): DSK sau một thời gian tu luyện rap thành tài. CD và lee7 cùng rủ đi show do người việt mình tổ chức tại Berlin thủ đô nước Đức, anh em cùng lòng cùng ý. CD và 7 đã kêu DSK quay về cuội "nguồn" và đã back trở thành King of Rap. LinhLam Khanhhp đã nghe gangz linhlam mấy bài thấy tài của Linhlam thật cao thủ gangz rapper nữ no.1 nên đã thân thiết mời Linhlam về với GVR (7 đêm đó cũng góp ý kiến đồng ý) Gh3tto Kid : một thanh niên sống tại đức. bị ảnh hưởng rất nhiều rap của Đức đặc biệt cứa kool savar (như DSK), và là bạn của DSK luôn. chàng ta cũng tập tành rap bài đầu tiền là bài :" người mới " nhờ chubby post hộ lên GVR nghe rất chất. sau đó cùng GVR battle với mấy hater. vì thế trình độ của Gh3tto đã được anh em công nhận và làm Rapper của GVR.
- BDT. một chàng trai một mình một style không giống ai ai nói mặc ai. một hôm tình cờ tìm mấy bài hát và đã biết đến với GVR và quen CD. BDT một người có rất nhiều tài chơi đàn gita rất hay. anh ta rất thích có một cái home studio và đã làm một con mixer hơn 1600 euro sau đó sử dụng quá khó nên bán đi lấy tiền ăn vì là sinh viên nghèo cười Zolek: một chàng trai trẻ đẹp trai rap đã rất là lâu rồi mình nghe zolek rap từ khá lâu. một hôm Lee7 gọi mình vào làm cho Zolek một Box mình thích quá đồng ý ngay vì hâm mộ zolek đã lâu Tjtj một rapper nữ no1 hát hay rap hay được biết rất nhiều bài điển hình là money and love vân vân TjTj đến từ thành phố Rostock như CD và mình cùng Longka. TjTj đến với GVR nếu nhớ kg nhầm là ft. cùng CD mấy bài và sau đó thành Artist của GVR TjTj có rất nhiều tài và rất vui tính bên cạnh TjTj lúc nào cũng phải cười diễn kịch và viết kịch rất giỏi từng tự mình viết và làm đạo diễn ở một show đón Tết vn của người Việt tại Rostock, Đức 3.Bài của Andree: Cuối năm 2005, khi mới qua CA , buồn quá ko có gì làm & bắt đầu làm quen với rap bằng việc dùng headphone rap vớ vẩn ( hahaha ) lyric mình lúc đó tìm 1 cái rhyme cũng khó . Rồi có đứa nó nghe thấy nó bảo : "rap đéo gì đéo có rhyme " mới ngộ nhận ra là mình gà . Rồi bước đầu rap với rhyme ( chuối VL ) = headphone đểu 10$ sau đó tự hỏi : kinh tế mình cũng đâu có hạn hẹp sao ko làm 1 quả MIC cho = người ta , thế là vác 1 con MIC về ( dùng cho đến bây giờ ). Đến đầu năm 2006, lang thang RC tình cờ thấy battle king , đêm nằm suy nghĩ : tham gia hay ko ???? và mình là người tham gia cuối cùng , vừa đăng ký xong thì đủ người( may VL , ko tham gia thì đéo biết giờ đang ở đâu).Thế là tự nhiên có 1 thằng nick : south_edge add nick mình , ấn tượng đầu tiên là cánh nói chuyện cực kỳ tinh vi & bố láo, thế là dần dần quen hắn ta và nghe hắn ta khoe khoang dữ dội lắm rồi cuối cùng hợp nhau, y mới rủ mình : " làm artist WEB riêng ko ??? " ~~~~> lịch sử GVR với mình ra đời từ đây thằng rủ mình ko ai khác chính là thằng 7 ghẻ bây giờ , hahaha thế là mọi chuyện tiếp diễn như FL đã kể , mà còn thiếu 1 đoạn là mình đã từng Beef rất dã man với thằng 7 sau khi lập web đc vài tháng vì lý do 1 bài hát sau đó do có " giặc " vào gây hấn với web nên peace để cùng chống giặc = bài Answer 2 doggies ~~~~> tiếp diễn cứ đều đều cho đến bây giờ lùi 1 bước tiến 3 bước. 4.Còn về phần Luân BK Ngày đầu tiên tiếp xúc với Rap là những ngày đầu năm 2006, khi đó 4rum đầu tiên Luân BK tham gia là VNRC, và lúc đó mới tập tọe nghe Rap. Sau khi đã có 1 số kiến thức về Rap, Luân BK chuyển dần sang spam bài, cũng từ đó làm quen dc thêm rất nhiều bạn mới (cũng spam như mình). Lúc đó bắt đầu nghe đến tên các Rapper khác ngoài RC (như Andree, Underground, Lee7 ) và làm quen dc với 1 số thành viên ban quản trị, trong đó có D_Jay (hay eddy_jay) người có ý nghĩa rất quan trọng vì đã giới thiệu GVR với Luân BK :) Sau hơn 4 tháng quậy trong VNRC, quen thêm nhìu bạn mới, và đang vào guồng spam, thì VNRC đột ngột die 1 vài tuần ngồi chơi xơi nước, ko bít làm j. Rồi đến 1 ngày đẹp trời tháng 5/2006, D_Jay sent list 1 đường link đến 1 website, và mời mọi người cùng vào, tò mò, Luân BK cũng vào xem, và cái tên G-V.R đã đập ngay vào mắt >"<! 1 chân trời mới dc mở ra
- Nhưng do hùi đó chưa quen với cách bố trí của GVR, nên Luân BK vẫn chưa dám post bài j, chỉ tìm và nghe nhạc. Đến gần 1 tháng sau, làm quen với Lee7, và bài post đầu tiên của Luân BK trong GVR chính là Song của Lee7. Nhận thấy thành viên ban quản trị, từ Mod đến admin của GVR ko hề khác với VNRC, mà các hoạt động còn phong phú hơn nữa, nên BK quyết định rời nhà, và định cư ở GVR . Và rồi những ngày sau đó, BK dồn tâm huyết vào GVR, kiếm nhạc, post bài, làm quen, và quảng bá Đến đợt tuyển Mod, BK lập topic và dc FL đóng dấu luôn :D và với những thành tích xuất sắc, BK dc đánh giá là Mod tích cực nhất. Và thời gian sau nữa, đến đợt tuyển Smod, BK tiếp tục dc tín nhiệm và chính thức dc làm Smod, cho dù có nhiều người nói xấu là : BK gọi điện cho admin để xin làm Smod . Nhưng rồi nhiều rắc rối xảy ra, BK bị ảnh hưởng bởi chuyện tình cảm ít vào GVR dần, GVR bị hack lên hack xuống, các Artist lũ lượt ra đi, các hoạt động trở nên nhàm chán, ko còn dc sôi nổi nữa bóng đêm bao trùm lên GVR. 6 tháng sau, BK trở lại, và cũng đúng lúc GVR dc sống dậy với 30 mins for RapViet !! Tình yêu với "mái nhà thứ 2" trỗi dậy, hy vọng lại tràn trề, và GVR đã lột xác ! Những con người mới, những trái tim mới, những tài năng mới đã đến và cùng chung sức xây dựng GVR. Và quả thực BK đã rơi nước mắt, khi nghe 30 mins for RapViet những giọt nước mắt đầy hạnh phúc :) Đã hơn 1 năm qua đi, biết bao kỷ niệm vui buồn với GVR, có những lúc thất vọng, chán nản, nhưng giờ đây, trong tim của BK luôn có 1 niềm tin và niềm tự hào, vì mình là 1 phần của GVR Tôi yêu GVR. 5.Bài của Key301: lịch sử theo tôi nhớ mang mang là thế này. mồng một tết 1/1/07 tôi gia nhập vào vì tết buồn wa' đéo ai hỏi thăm thế là nghe đc bài rap đêm mưa rơi andree JK và lee7+ với bài money luv version bậy bạ của andree sol lee7 thế là thấy ngộ ngộ google ra và vào. Xem ngày gia nhập đó Sau đó thì cũng chỉ nghe chứ chưa có ý định hat rap mà chỉ text battle rồi gặp Andree , DSK, snoopG , Nah, lee7 trong phần text battle. Sau đó thì nói wa nói lại ai cũng respect mình và hỏi có studio ko? từ đó bắt đầu sắm đồ mua. Sau nay có thằng khốn lạn nào nó bỏ chữ "GVR's gay" vào status làm tôi bị người ta hỏi đi khách và từ đó mất mẹ cái tâm hồn trong trắng của tôi dm nó. Andree là người giúp đở nhiều nhất nó mix cho bài đầu tiên rap và gọi Voice chỉ cách set up mixer ( mặc dù tới giờ vẫn chưa cắm đccả DSK nữa trong chat voice cũng chỉ mà có lẽ tại mình ngu wa' ) Và sau đó là mua Mic USB ( cũng do thằng Andree dụ ) và tham gia GVR Lịch sử GVR là cái album của Block Us rất hay ! Rồi Ghettokid vào battle rồi các cuộc Next G challenge ! 6.Bài của Singer kimie: Còn tớ thì biết đến GVR ngay ngay sinh nhật của mình, 26/ 07/ 2007 đang lên mạng kiếm vài bài rap hay hay để nghe, vô tình vào VHH và đọc thấy những dòng bàn luận về chuyện đánh nhau gì đó , rất dữ (mà mình ko có 1 bài bàn luận về nó ), rồi Andree về vn bị đánh Cái tên Andree này làm mình tò mò, lập tức đi search ở google, mà search hoài chả ra cái gì cả ngay lúc đó thì có thằng em nó cho link nghe bài Grown và nói đó là hot song tháng 7 (hãnh diện ghê) lập tức bị ấn tượng với cái giọng rap E rất đỉnh của Nah và cái giọng "chua" ,có vẻ đanh đá của
- Andree Vào Google search thêm lần nữa với từ "Grown Andree ft Nah" thì lập tức kết quả đầu tiên là link dẫn đến GVR và ngày đó là ngày 4/8/2007 Và sau khi vào gvr, điều đầu tiên làm là dzô ngay box ông andree đọc cái profile mới biết là ổng sinh 87 (hồi nghe M & L tưởng là thằng nhóc nào bằng mình ).lúc đó mình cũng chỉ xài headphone nhìn cái studio của ổng mà thèm :)) và kiếm cái mic đó nhưng mà may sao ông anh mình làm studio nên mua hộ luôn cái mic và sắm mixer luôn nên khỏi mắc công tìm kiếm mà mua ==> tiếp là bay sang box của Nah mới ngỡ nó = mình. Từ đó mình lục nhạc của 2 ông Dê và Nah ở SC và Download về hết :D rồi mình cũng muốn lên NG để góp tí trình còi của mình và học hỏi ng` khác, bay dzô xin NG mà admin HP già bảo phải battle lúc đó thì có đứa nói "sao andree chưa post wat's beef lên nhỉ, cái bài ft chung uno và Lee7 ấy " thì lúc đó mình để ý thêm ng` nữa là Lee7, dạo trc dl mấy bài nhạc của Andree ft 7 nhưng ko biết 7 là ai Lúc đó cũng có ng` nào ấy (ko nhớ rõ) send cho mấy bài mà 7 battle lúc trc có cả đoạn thu chat voice mà 7 rap nữa (nghe buồn cười ko thể tả, vì ổng rap ko có beat :)) ) và khi nghe what's beef thì mình để ý giọng 7 đặc biệt nhất trong track, tiếp đến là Dê, và cuối cùng là Uno He he cho nên ổng có Kill fan hay got no fan thì fan vẫn chạy ầm ầm đến là thế Và gần đây nhất là cãi nhau biết mình là đàn em hơi pố láo nhưng mà bực mình vì 7 nói mà ko có = chứng nên mình ko xin lỗi 7 là thế Những người thừa ở GVR hồi đầu thành lập: @namkha: đang bận thi là NovaLane . Lúc đầu mình cũng không tin ,
- nhưng Noyze khẳng định rằng đấy là beat demo , do lỗi của Noyze . Và sau đó , Noyze cho mình nghe beat full. Các bạn có thể xem thêm ngày up beat demo và beat full . Tại 2 địa chỉ www.soundclick.com/novalane và www.soundclick.com/mouthnmicproductionz . Sau này được NovaLane và Noyze rap bài Mồ Côi . Quả thật nếu so với beat full thì beat của Lee7 chỉ là 1 sự cắt ghép thô thiển . Tuy nhiên phải nói rằng bài Tiểu thuyết tình yêu cũng rất hay nhưng sự ăn cắp trắng trợn như vậy là không thể chấp nhận được . Dù sao thì Noyze cũng do sơ ý . Có lẽ đây là 1 bài học dành cho nó. Chiều nay 9/11 chắc là do akay chim cú quá . Chú bé mới quay hẳn cái clip làm beat rồi up lên mạng để minh chứng cho thành quả của mình rồi gửi cho mọi người trong đó có tui . Anh Noyze liền nhờ tui viết 1 bài để hiểu rõ thêm về người đã làm ra beat đó . Vừa ăn cắp vừa la làng" - Rap.vn đã lên tiếng !!! Tuy beat "Tiểu Thuyết Tình Yêu" chỉ là một sự cắt ghép lố bịch, ăn cắp trắng trợn của Lee 7 và Andree nhưng sau khi Khang Luân cover lại bài hát đó thì GVR ( Andree & Lee 7 ) đã rap 1 bài rap "Bẩn" để chỉ trích các website khác ( 30' cho Rap Việt ) . Sau đây là một bài viết của admin D.E.V trên trang web rap.vn: Trích: Có thể do xích mích vụ Khang Luân cover lại bài " Tiểu Thuyết Tình Yêu " của nhóm GVR và 1 số mâu thuẫn của các rapper nên GVR đã có lời tuyên chiến với rapvn , FHH , viethiphop , bằng 1 bài gangz để chỉ trích các rapper việt nam nói chính xác hơn là chửi nhau . Trong bài gangz đó có nhiều tên tuổi đình đám như Thái Chou (kenchou) , Dũng Uno (Young Uno) , Khang Luân . Đây có thể coi là lời tuyên chiến của GVR với FHH , viethiphop và rapvn . Ở đoạn version của Phương Cd có đề cập đến chuyện chia rẽ giữa chíp nhỏ và Hoàng Bk 1 bộ đôi đã tưng sát cánh với nhau trong cuộc chiến rap giữa Hn và HP (chưa xác thực) Tái bút : Từ đây sẽ diễn ra 1 cuộc chiến khôc liệt của các rapper trong và ngoài nước .Các tín đồ Rap & Hiphop sẽ còn được nghe nhiều tác phẩm của họ Có quá nhiều ý kiến hỏi tôi về bài này và tôi sẽ đáp trả như sau. Rap.Vn hiện nay là website trung lập .Chúng tôi chưa từng gây chiến với bất kỳ club lớn nhỏ nào tại Việt Nam. Chúng tôi có luật lệ riêng cấm đăng tải rap dizz . rap bậy Còn bất kỳ Club nào dizz Rap.Vn, thì chúng tôi đều coi đó như những thằng Chí Phèo thời đại mới. Tại sao lại gọi là Chí Phèo : Chí Phèo mang dáng vóc con người nhưng không phải con người, nó không được coi trọng, chửi nhưng không ai nghe , lời nói của nó không có trọng lượng, Những lời nó chửi cũng giống như Dog sủa bên tai mà thôi .Mà nói thật là mấy đứa đó còn ko bằng Chí Phèo vì Chí Phèo cũng đã có những lúc cố gắng trở thành một con người. Tiếp nữa : Chúng tôi hành sử như những con người , vì vậy nếu Dizz lại tụi nó hoá ra nhân cách của chúng tôi cũng không hơn kém gì tụi đó . Vì lý do đó , Các bạn đừng hỏi tôi về vấn đề này nữa mà hãy hỏi những thằng đang dizz rap.vn xem nó nghĩ gì khi chúng tôi không hề coi nó là người . Tôi ko thích bẩn diễn đàn tôi nên các bạn về diễn đàn các bạn đang hoạt động mà nói . Các bạn được quyền Rap dizz người khác trong khi người ta Reply lại thì nói này nói nọ .
- Nói người ta ko công bằng trong khi các bạn chửi người ta và người ta nói lại thì bạn chửi bới . Bạn có công bằng đâu mà đòi tôi công bằng Nói chung là : GVR ( Andree & Lee 7 , ) là một bọn ăn cắp cover lại còn chửi người ta cover của mình , nói Uno hát được 1 bài Tuyết Yêu Thương mà đã tinh vi ( tôi thì hok thấy Uno tinh vi tý nào ) còn GVR cũng chỉ có 1 bài Tiểu Thuyết Tình Yêu mà đã xưng là King Of Rap và chửi bới lung tung rồi , ai nên xem lại mình đây nhỉ ??? GVR àh : Doggie ! 2-Bài viết của dontcry_forme Bài viết của Nah thể hiện một người có kiến thức rap tương đối rộng , bạn lại là người có khả năng rap tiếng anh rất tốt . Nhưng những vấn đề bạn bàn đến có vẻ xa vời quá , tại sao chúng ta không bàn đến Rap việt ngày nay đang ở trong tình trạng như thế nào ??? Rap thế giới đang có xu hướng đi xuống , còn rap Việt thì sao ? Tôi xin nói thẳng nó: khủng hoảng . Bài viết của bạn khuyên người nghe nhạc chúng tôi nên nghe những rapper này, nhưng suy cho cùng thì họ là những rapper nước ngoài Họ thuộc một trình độ cao hơn hẳn , một nền văn hóa khác hẳn Vậy thì câu hỏi thiết thực nên đặt ra ở đây : Rap Việt Nam bây giờ nên nghe ai ?Liệu GVR các bạn có phải là một sự lựa chọn duy nhất ? tôi xin mạn phép đưa ra ý kiến của mình Rap Việt bây giờ đang trong tình trạng khủng hoảng rapper , sự tan rã của Rapclub tổ chức rap thành công nhất trong lịch sử rap việt tính đến bây giờ đã để lại một lỗ hổng quá lớn trong cộng đồng Việt Rap . Nói thẳng ra đến bây giờ ngay cả GVR cũng chưa thể nào sánh được với những gì mà RC đã làm .Bởi đơn giản GVR ngay từ khi ra đời đã tồn tại rất nhiều những hạn chế. Thịnh về gang và hầu như chỉ chú ý đến gang . Điều này giúp những thành viên đã từng tiếp cận và yêu rap hiểu hơn về ráp , hiểu được thế nào mới là cội nguồn của ráp. Nhưng với nhữnng người nghe chưa biết rap là gì và đang chiếm số đông thì sao ? rõ ràng GVR chưa thể làm được cái điều mà RC làm được trong mấy năm về trước đó là tạo ra một làn sóng mạnh mẽ làm thay đổi toàn bộ quan niệm của người nghe nhạc về rap . làm cho họ bỏ nghe các thể loại khác mà đến với rap . _GVR rất khinh rẻ rap love , coi rap love là thứ rap tầm thường điều này làm cho gvr càng trở nên xa lạ hơn đối với những ai muốn tiếp cận với rap Cho đến bây giờ các rapper của GVR vẫn chỉ được coi trọng trong một cộng đồng người nghe rap rất nhỏ . _ GVR là một tổ chức hải ngoại , nhưng có rất nhiều mâu thuẫn với những tổ chức khác trong nước , rõ ràng các bạn đã tự cô lập mình gây rất nhiều hiểu lầm đối với những người nghe nhạc trong nước . Nhiều người đã gọi các bạn là : Bọn phản quốc . Việc hòa bình với UNo là một bước tiến của GVr , hi vọng sau này các bạn sẽ có những bước tiến xa hơn nữa để người nghe nhạc chúng tôi có thể hiểu hơn về các bạn _Thứ rap mà gvr đang chơi là rất đáng khâm phục rất đáng chân trọng , nhưng đừng để rap việt mãi undergroud ,mãi chìm trong bóng tối , người nghe rap việt nam phải nghe những bài rap nước ngoài rồi quay lại khinh rap nước mình . Một nền rap có sức mạnh hay không ,có quảng bá được hình ảnh dân tộc hay không ? nước ngoài họ nhìn vào giới over ground là chủ yếu . Hi vọng trong tương lai GVR Các bạn sẽ có những rapper overground chinh phục được thính giả . Đó mới là đỉnh cao mà gvr cần vươn tới Quan điểm của tôi rõ ràng , tôi nghe rap nhưng hay hơn cả vẫn là những sáng tác rap do những người cùng dòng máu Việt Nam mình tạo ra.
- 3-Bài viết của Nah: sau khi đọc xong 1 bài reply của 1 bạn trong topic "Real Hip Hop", Nah wuyết định làm 1 bài về Rapviet :) bài viết của bạn ấy dc quote ở trên, rất đáng suy nghĩ đấy. nhưng nếu như bạn ấy nói: đưa rap việt lên mainstream (overground), dc thế giới biết tới, thì Nah xin nói: đó là 1 chuyện khác. Thứ nhất là nhạc rap là thứ nhạc wá mới mẻ đối với những bác trong ngành văn hóa thông tin. họ biết về nó, nhưng họ ko hỉu dc nó như thế nào, như thế nào là nhạc rap hay. nhạc rap hơn những loại nhạc khác về tính chân thật (phản ánh trực tiếp cuộc sống), độ sâu của lyrics, tính thơ của lyrics (vần kép, ẩn dụ, wordplay, vv) tóm lại họ ko hỉu, ko thấy cái hay của nó, thấy nó tầm thường, nên họ ko hỗ trợ, ko tạo điều kiện cho rap fát triển. thậm chí trong mắt nhìu ng` đó là thứ nhạc rẻ tiền như thế thì làm sao lên mainstream trong nước dc, chứ đừng nói là dc thế giới biết tới như mấy nước Nhật, Hàn, Thứ hai, nhạc rap ko thể fát triển ở VN vì môi trường ko fù hợp. đất nước mình dân chúng ko dc tự do ngôn luận. nói cái gì thì cũng fải biết giữ mồm giữ miệng, nếu ko muốn rước họa vào thân nền âm nhạc VN từ trc tới giờ chỉ tập trung về love, ít có artist nào viết về tất cả các mảng của cuộc sống. fần lớn những gì gọi là rap trên TV của VN thì chỉ là những thứ kết hợp giữa rap + pop rẻ tiền, ko có 1 tí nghệ thuật gì cả, giống như là "ayo technology" của 50 cent ấy, và nói thẳng những thứ đó nó hạ thấp hip hop đến mức mỗi lần Nah gặp là muốn đập nát TV nền văn hóa ở VN, con ng` VN vẫn chưa hỉu rõ về cái hay của rap, chỉ nghe cho đã tai, Mr.Dee vẫn còn có fan, thì làm sao "Real Rapviet" đi lên dc Cuối cùng, xin bàn 1 tí về GVR của chúng ta. đây thật sự là nơi wi tụ những ng` hỉu về rap nhất. dù thời gian thành lập mới chỉ hơn 1 năm, nhưng GVR đã có những ảnh hưởng nhất định. GVR cũng ko khinh rẻ rap love gì cả, chỉ là ko thích rap bị fa trộn với pop. rap love vẫn có những bài rất đỉnh. GVR cũng chẳng fải tập trung vào gang hay gì. GVR battle nhìu, diss nhìu có các lý do như sau: những web rap khác đánh giá sai về trình độ GVR => GVR fải khẳng định chỗ đứng của mình; các cuộc battle như vậy lại là dịp để các rapper sử dụng hịu wả các skill của mình nhất; các vụ cãi nhau lung tung trên mạng, cách giải wuyết tốt nhất là diss Có lẽ mảng yếu nhất của GVR là rap life, nhưng rap life đòi hỏi độ sâu của lyrics khá cao, và cách dùng từ của những bài rap life thường dẫn đến là rapper bị kêu là "chuối" , "sến" vv va vv, nên rap life ít fát triển. và cũng đừng đem GVR ra so sánh với các web rap khác. mem GVR, artist GVR đã, đang và sẽ thay đổi tư tưởng của ng` nghe, theo đúng hướng "real hip hop", chứ ko có chuyện GVR fải thay đổi mình để làm hài lòng ng` nghe. nếu GVR tiep tuc giữ vững thế này, wi tụ thêm những rapper đúng chất thì việc đi lên chi là vấn đề thời gian. GVR tuy có những lủng củng, nhưng đó là những chuyện ko tránh khỏi của 1 tổ chức. và nếu như Hip Hop mãi mãi là underground ở VN, thì GVR sẽ là nơi wi tụ nhìu nhất những ng` yêu hip hop đúng chất. còn artist VN mà mọi ng` nên nghe có thể kể vài cái tên: Andree, Vietdragon, DSK, Lee7, MrSol, Rapsoul, Zolek, Phuong CD, LK (mấy bài life thôi, love thì cha này cũng fa trộn rap + pop + rnb lung tung lắm - -), hiện h chưa nghĩ ra nhìu có thiếu ai thì thông cảm.
- 4-Bài viết thứ 2 của doncry_forme Cách lập luận của Nah ở tuổi của bạn cho thấy bạn là một người rất thông minh.Tôi rất thích tranh luận thẳng thắn và khách quan để từ đó chúng ta có thể hiểu nhau rõ hơn.Cũng như vỡ ra nhiều điều về kiến thức mình cần.Cụ thể ở đây là kiến thức về Rap nói chung và rap việt nói chung. Những lý do bạn đưa ra về sự phát triển của rap việt có nhiều cái đáng bàn , hình như bạn hơi cực đoan hóa khi cho rằng rap việt không thể nào tiến lên được overground.Theo tôi đó là một ý kiến hết sức sai lầm,Bạn cho rằng sở dĩ rap việt không thể làm được điều đó vì những lý do như sau : _ Nó không phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt. _ Do điều kiện về chính trị của Việt Nam không cho phép. _ Các nhà quản lý âm nhạc Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến Rap.Họ khinh rẻ rap Đối với bạn Rap việt mãi mãi chỉ có được thành tựu khi các rapper overground còn khi nó "ra ánh sáng " thì nó chẳng còn mang đúng bản chất của rap nữa và không thể nào phát triển được như Rap Nhật,Hàn,MĨ. Đặt một câu hỏi thế này thôi.Việt Nam,Trung Quốc,Nhật Bản,Hàn Quốc,từ lâu luôn được coi là những nước đồng văn ( tương đồng về văn hóa ) Nghĩa là thuần phong mĩ tục của các nước này cũng không khác Việt Nam là mấy, họ cũng ưa sự nhỏ nhẹ , ưa dĩ hòa vi quý, không quen nghe những lời nói thẳng Nhưng tại sao , rap ở các nước này lại phát triển đến như vậy ?? Lý do đơn giản vì rap du nhập vào các nước này sớm hơn chúng ta và nó nhanh chóng thích nghi với môi trường mới . Vậy thì tại sao Rap Việt Nam lại không có hy vọng ? Đừng biến rap Mĩ , hàn Quốc , Nhật , trung quốc thành những cái ngưỡng mà Việt Nam mình không bao giờ đạt đến Họ chỉ đi trước chúng ta , nếu có những nỗ lực chúng ta sẽ nhanh chóng bắt kịp và có thể vượt qua họ . Thuần phong mĩ tục không phải là rào cản như Nah nói , nó là bệ phóng để khi rap bước vào nền văn hóa đó , nó mang một bản sắc riêng Nah không thể đặt mình ở một thế đứng cao hơn so với những người làm trong ngành văn hóa thông tin :có một điều chắc chắn , họ là những người có trình độ cao , có uy tín trong lĩnh vực nghệ thuật thì mới được đặt vào vị trí ấy . Họ không phải là những thằng ngu . Trong một cơ chế về kiểm duyệt khắt khe như Việt Nam có thể nhận thấy những người đó đã có nhiều nỗ lực để đưa rap Việt ra khỏi bóng tối . Chỉ có điều họ vẫn còn thiếu nhiều nhân tố để nỗ lực đó thành công Và một trong những nguyên nhân đó là sự thiếu hợp tác của phần đông rapper underground , bất đồng chia rẽ giữa rapper under và over . Lấy LK làm ví dụ , những đánh giá về rapper này trước và sau khi over đã cho thấy những mâu thuẫn lục đục trong chính nội bộ rap việt . Rap việt yếu là tự thân nó chứ không phải những yếu tố đã nêu trên. Thực ra điều kiện chính trị ở Việt Nam khá thoải mái , nếu rap nói đến chuyện chính trị thì nó cũng không còn mang bản chất của rap nữa Còn rất nhiều mảng đề tài để các rapper khác khai thác . đâu phải chỉ vì gò bó về chính trị mà rap không phát triển được . Nói rằng ở Mĩ chế độ chính trị tự do hơn , như thế là chưa hiểu rõ . Nếu ennimem sau khi bị nhắc nhở vì dizz tổng thống Bush mà vẫn tiếp tục tái phạm thì sao ??? Nếu Mĩ tự do thế họ đã không cần đến tình báo CIA để ngấm ngầm thủ tiêu những người chống đối chính trị
- 5-Bài viết của Admin trang gvrproduction.com Rap gangz chắc chắn ko được chấp nhận trong thời gian này vì nó có nhiều từ ngữ ko đúng với thuần phong mỹ tục ở VN. GVR tuy toàn người ở nước ngoài, nhưng có niềm đam mê là rap. Từ xưa đến nay nghe nhạc VN toàn thấy love, nghe mãi cũng nhàn chán, từ hồi GVR thành lập tới giờ cũng đã hơn 1 năm rồi, tuy tôi ko am hiểu về rap lắm nhưng khi nghe nhiều bài của Andree và lee7 tôi thấy nó thật phản ánh đời sống Tôi cũng đã bắt đầu mê rap, một phong cách mới không còn toàn là love nữa. Nhưng tôi cũng hi vọng trong một bài sẽ không có những từ ngữ quá tục tĩu vậy thôi. Tất nhiên hạn chế những từ tục tĩu cũng hay,nhưng như thế sẽ có lúc ko thể diễn tả những cái mình muốn nói,thôi cứ rap tiếng Anh như Nah đó,mấy cha trên bộ biết mỗi hello. 2008-Rap Viet Hòa Bình Hôm nay thứ 5 ngày 10 tháng 1 năm 2008 đại điện cho làng RapViet có : GVR gồm Phuong CD, DSK, Andree FHH có VTA và South Side Rap có Halen đã ký hiệp ước hoà bình. Từ nay toàn bộ cộng đồng RapViet sẽ giúp đỡ nhau phát triển, cùng nhau đưa RapViet lên đỉnh cao. Artists, Ban quản lý và Member các bên sẽ lập tức hoà bình bỏ thù hằn trước đây Rapper sẽ cùng nhau làm việc để cho ra những bài hát hay cống hiến cho các bạn. Nếu có muốn Battle cá nhân thì phải có 3 bên đứng ra làm BGK thắng thua ko cay cú battle trên tinh thần học hỏi , nâng cao trình độ. Forum của 3 bên sẽ post nhạc của nhau mọi người vào nghe nhạc phải có cái nhìn nhận khách quan ko chửi bới linh tinh vi phạm sẽ xoá nick ngay lập tức Bên nào có vấn đề gì cần giúp đỡ cứ nói thẳng giúp được gì sẽ giúp nhau hết mình Đã ký VTA,Halen,CD,DSK,Andree P/S: lý do có cuộ họp này là ca khúc 1 Warning Team(gồm các mem của band Dun Kare ngày xưa đại diện cho soundside rap) đã ra đời để thay câu trả lời cho ca khúc GVR-Dun Fucking Care của GVR(gồm Nah,Andree,Phương CD,DsK,Lee7).
- (Đọc Thêm)-1bài viết, nhận định về Tiến Đạt (cực hay) Tôi đã nghe Tiến Đạt rap từ rất lâu rồi , từ khi còn chưa mấy ai ở Việt Nam biết đến khái niệm Hip hop và khái niệm về rapper thì càng ko . Nói chung Tiến Đạt đã có thâm niên rap từ khá lâu . Nhưng xin các bạn hãy để ý một chút , từ những bài đầu tiên của Tiến Đạt (phần lớn là feat cùng Thanh Thảo) đến gần đây nhất là album vol 1 của anh (một khoảng thời gian khá dài) nếu các bạn chịu khó nghe thì tôi dám chắc một điều rằng chất rap của Tiến Đạt phát triển rất ít nếu ko muốn nói là chẳng có sự biến chuyển gì . Một khoảng thời gian khá nhiều như thế trong sự nghiệp nhưng lại ko có đuợc nhiều tiến bộ liệu có thể coi Tiến Đạt là 1 rapper có triển vọng ko nhỉ . Đấy là những cảm nhận của tôi về triển vọng của Tiến Đạt . Còn bây giờ tôi xin được nói lên những cảm nhận của mình vế Album đầu tay của anh . 1. Về khả năng sáng tạo (sáng tác melody và viết lyric) : Trong album này chỉ duy nhất có track Rời xa là do Tiến Đạt viết Lyric. Nhưng lyric lại quá vô nghĩa (lyric kiểu này cũng có trong rất nhiều ca khúc V_POP đã bị phê phán trên báo chí thời gian gần đây).Một rapper mà ko có khả năng tự viết Lyric thì có khác gì chiến sĩ khi ra chiến trường mà ko có súng. (chưa thấy một rapper nào trên thế giới này lại ko biết viết Lyric cả , Eminem nổi tiếng vì lyric trong các bài anh viết , ngay cả ở Việt Nam ,một số rapper nghiệp dư cũng còn đã viết đựơc cho mình một số bài có lyric vô cùng ý nghĩa ).Vậy 1 rapper mà ko biết viết lyric thì gọi là gì hả các bạn ? 2.Vể khả năng hát : Tôi ko biết các bạn thấy thế nào nhưng riêng tôi cảm thấy Tiến Đạt hát trong một album chuyên nghiệp mà chẳng khác gì hát Karaoke , nghe anh hát tôi cảm tưởng như anh chỉ hát được đúng nhạc , còn chẳng có cảm xúc gì cả.Có khi nhiều người còn hát được hay hơn rất nhiều nếu họ được đặt vào vị trí của Tiến Đạt. Nếu Tiến Đạt lấy khả năng hát của mình làm đầu trong album này (có lẽ thế vì mặc dù đây là album rap nhưng lại hát nhiều hơn) thì chắc chắn đây là một điều quá ấu trĩ. 3.Về khả năng rap : Có lẽ track Vũ Khúc Romeo là track khá nhất trong cả album .Khá nhất không phải vì Tiến Đạt rap tốt hơn các track khác mà vì bài này có giai điệu đẹp + lyric hay. Trong tất cả các track của album , dường như phần rap chỉ là phụ , còn chủ yếu là hát. Tôi nghe các track của album này chỉ mong chờ xem Tiến Đạt rap thế nào nhưng lại nghe được anh rap qua ít ngoại trừ track Tiếc mà chi(có lẽ rap khá nhất) thì có nhiều rap hơn một chút. Tuy nhiên tôi vẫn cảm nhận thấy rằng voice đọc Rap của Tiến Đạt chẳng có gì đặc sắc cả nếu ko muồn nói là quá nhạt nhẽo. Voice rap ko có Flava. Tiết tấu trong các đoạn rap quá đơn giản,nên ko đòi hỏi phải dùng nhiều kĩ thuật.Mà trong đọc rap thì tiết tấu đọc và flava là quan trọng bậc nhất. Nói chung qua album này Tiến Đạt ko thể hiện được những tố chất cần thiết của một Rapper. 4. Nếu đem Tiến Đạt ra so sánh với các rapper trên thế giới thì chắc chắn sẽ là một điều ko tưởng . Nhưng có thể so sánh anh với các rapper khác ở Việt Nam hiện nay. So với các Rapper khác ở Việt Nam hiện nay thì có lẽ Tiến Đạt là người may mắn nhất vì Anh được hưởng trọn vẹn công nghệ lăng xê của nền shobiz .Nhưng thật tiếc là anh lại ko thể hiện được nhiều so với những may mắn mình được hưởng. Nếu ai thuờng xuyên nghe nhạc rap việt online thì có thể rất dễ dàng nhận thấy một điều
- rằng có rất nhiều rapper có khả năng với nhiều bài rất hay.(tôi ko nói đến những bài có nội dung bậy bạ)lyric ý nghĩa(đều do họ tự viết) và rap cũng khá. Thậm chí có rapper vừa sáng tác nhạc vừa viết lyric và tự remix lại các beat (khá hơn Tiến Đạt là cái chắc).Chỉ có một điều là những bài này thiếu tính chuyên nghiệp vì hầu hết là tự thu lấy bằng Comuter và chưa được mix cẩn thận. Nếu như họ đc đặt địa vị vào chỗ của Tiến Đạt thì chắc chắn họ mới chính là những triển vọng của hiphop Việt. Xin đừng coi Tiến Đạt là rapper triển vọng của Hiphop Việt , vì như thế khác gì sỉ nhục hiphop Việt. Chỉ nên coi Tiến Đạt là người đàu tiên chuyên nghiệp hóa nhạc rap (ra được album rap chuyên nghiệp đầuu tiên nhưng ko bằng nghiệp dư). Hãy cho Tiến Đạt một lời động viên nào các bạn 12.Hip-hop xuất hiện đầu tiên Kool Herc - một trong những DJ đầu tiên của hip-hop Hip-hop xuất hiện đầu tiên ở khu phố bình dân Bronx (New York) vào những năm đầu của thập niên 70, nơi sinh sống của những người Mỹ-Phi và Mỹ-Latin nghèo khổ, trong bối cảnh ma túy và tội ác tràn ngập. Văn hoá hip-hop ban đầu được hình thành với: DJ, rap, nhảy múa và nguệch họa (graffiti). Về sau nó còn được bổ sung thêm những yếu tố như: thời trang, ngôn ngữ đường phố Nhóm Zulu Nation được xem là một trong những nhóm hip-hop đầu tiên được Afrika Bambaataa thành lập ở thánh địa hip-hop Bronx (New York). Zulu là tên của một bộ tộc ở Nam Phi đã đánh bại quân Hà Lan vào năm 1879, còn Afrika Bambaataa là thành viên của một băng đảng đường phố tại New York. Nhóm Zulu Nation có những hoạt động hướng thiện để biến những tiêu cực trở thành những điều tốt đẹp với những buổi hội đàm về các giá trị: hoà bình, thống nhất, tình yêu "Hip" có nghĩa là "đúng mốt" nhưng cũng có nghĩa là "xoay trở"; "hop" diễn tả sự nhảy vọt, vươn tới. Hip-hop hàm ý tài tháo vát cá nhân. Từ hip-hop, nhiều người cho rằng được đặt bởi ca sĩ rap Love Bug Starky. Và lịch sử phát triển của hip-hop không thể tách rời yếu tố quan trọng tạo nên diện mạo của nó - DJ. Những DJ tạo diện mạo cho sinh hoạt hip-hop DJ (Disc Jockey) là công việc của người chạy các đĩa nhạc funk và disco vốn đã có từ lâu, nhưng các DJ ở Bronx với thiên khiếu của mình cùng bối cảnh thực tiễn đã thật sự làm nên một cuộc cách mạng trong sinh hoạt ở khu phố. Ba DJ được xem là những người có tác động lớn trong sự phát triển của hip-hop giai đoạn đầu cũng cư
- ngụ tại khu phố này: Kool Herc, Afrika Bambaataa và Grand Master Flash. Kool Herc có tên là Kool, gốc Jamaica, sống ở Bronx. Là người lực lưỡng và giỏi điền kinh nên các bạn anh gọi anh là Hercule (gọi tắt là Herc). Trước khi là DJ, anh đã từng chơi graffiti, tổ chức những buổi nhảy múa (block party) trong khu phố và chạy các đĩa nhạc soul và funk mà anh ưa thích. Vì phải chạy nhiều đĩa trên một dàn máy nên những lúc thay đĩa, anh nói (rap) vào micro. Sau này, khi chạy đĩa trên 2 dàn máy và chuyên chú vào việc trộn âm nên anh mời các bạn rap vào micro thay mình theo nhạc trong đĩa, tạo nên nhóm Herculoids, trong đó có Coke La Rock và Clark Kent được xem như là những rappers đầu tiên. Những kỹ thuật trộn âm (mix) của Kool Herc cũng là những kỹ thuật cơ bản cho các DJ ngày nay. Grand Master Flash là một người gốc Jamaica sinh sống tại Bronx, là người hoàn chỉnh những kỹ xảo trộn âm của Kool Herc, lấy cảm hứng từ âm thanh scratch của Grand Wizard Theodore rồi sử dụng những hiểu biết của mình ở lĩnh vực điện toán để sáng tạo ra kỹ thuật "cào" (scratch) và "cắt" (cut) riêng, đem đến cho nghệ thuật DJ một bước tiến mới. DJ Afrika Bambaataa thủ lĩnh của nhóm Zulu Nation đã tập hợp nhiều DJ và vũ công, tuy là người đi sau Kool Herc, nhưng chính anh tạo nên sự tranh đua với quyết liệt với Kool Herc và những Herculoids trong các block party. Kool Herc và Bambaataa đã thật sự mang lại sinh khí cho hip-hop. Hàng ngàn người đổ về các công viên để nghe những âm thanh lạ lẫm do các DJ tạo ra, nghe các rapper nói vào micro và xem những vũ công dùng đầu, lưng hoặc chống một tay làm điểm tựa quay tít Sinh hoạt ở khu phố Bronx náo động và nhanh chóng lan sang các khu phố khác của New York chỉ trong một thời gian ngắn. Rap - từ truyền thống đến trò đấu khẩu "Rap" trong tiếng Anh có nghĩa là một tiếng động nhỏ, trong tiếng lóng Mỹ-Phi, "rap" để chỉ người có lời ăn tiếng nói sắc bén. Sử dụng tài tình lời ăn tiếng nói cũng là một truyền thống đặc biệt trong văn hóa của người Mỹ-Phi có nguồn gốc từ nghệ thuật của các phù thủy châu Phi khi kể huyền thoại về lịch sử bộ lạc. Ở thập niên 60, H. Rap Brown - một thành viên của nhóm bất bạo động SNNC (Student Non-Violent Coordination Comittee) - được tặng biệt danh "rap" bởi sự nổi trội trong những trò đấu khẩu gọi là dozens, đó là một cuộc tỉ thí bằng "võ mồm". Trò này được các tay chơi trẻ tuổi ở các khu phố bình dân ưa thích, họ thực hành rồi pha trộn thêm tiếng lóng của ngôn ngữ đường phố và thường là ứng khẩu tức thì. Khi nói rap trên nền nhạc do các DJ tạo ra, rap được nói theo nhịp điệu có tiết tấu phù hợp với nhạc. Khi nghe Coke La Rock rap theo nhạc được hòa trộn từ hai dàn máy của Kool Herc, giới trẻ khu Bonx bị kích thích và tò mò bởi hình thức mới lạ này, chỉ cần một tờ giấy và một cây bút để thảo ra những ý chính. Chỉ với hai dàn máy và chiếc micro, họ tạo ra được một thứ âm nhạc mới mẻ rất dễ dàng, đó cũng là điều khiến rap lôi cuốn giới trẻ. Và lực lượng rapper hùng hậu ở Bronx nhanh chóng hình thành. Thật dễ hình dung không khí của hip-hop sẽ ra sao nếu không có breakdance, không có những cú trồng cây chuối để xoay người, những động tác múa có hơi hướng "bạo lực" của những vũ công. Hip-hop xuất phát từ khu phố Bronx - nơi cư ngụ của những người gốc Phi, mà dân Phi châu là những người múa từ trong huyết quản. Điều đó cũng dễ cắt nghĩa tại sao múa trong hip-hop lại đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo không khí nhộn nhịp cho loại hình này.
- Breakdance, "linh hồn" của hip-hop Khi DJ Kool Herc mix nhạc cho các buổi nhảy trong khu phố, anh ta thường hô lớn "B. boy go down", để mọi người tham gia nhảy. Chữ "B. boy" ngày nay có nhiều cách lý giải như: "Bad boy", "Breaking boy, "Boogie boy" Boogie là một điệu nhảy đã có từ lâu ở miền tây Hoa Kỳ, Pháp còn breaking là một lối nhảy mới xuất hiện ở New York. "Break" trong tiếng Anh có nghĩa là "cắt đứt, ngưng nghỉ". Trong nhạc soul và funk, break là lúc ca sĩ ngừng hát, dàn nhạc thì chỉ còn bộ trống và bè bass. Đây cũng là điều mà DJ Kool Herc thấu hiểu và thường cho 2 dàn máy chạy đi chạy lại nhiều lần những đoạn break đầy hào hứng để các vũ công trổ tài. Những người tiên phong với lối nhảy breaking là những tay giang hồ thuộc các băng đảng đường phố New York, vì vậy những động tác thường mang tính võ thuật và hơi hướng bạo lực. Điệu nhảy uprock được xem như tiền thân của breaking là điệu nhảy mang nhiều động tác võ thuật nhất. Một yếu tố rất quan trọng trong breakdance đó là sự đối chọi so tài, đã xuất hiện những trận thách đấu trên sàn nhảy thay vì dao súng trên đường phố của các tay anh chị. Và cũng lắm lúc sàn nhảy hip-hop khu Bronx đã thực sự trở thành chiến trường với những cú đấm đá thật sự và hip-hop lại góp thêm một phần bất ổn vào thế giới vốn đầy bất ổn của những khu phố da đen nghèo đầy dẫy những vấn nạn băng đảng. Trong các cuộc so tài, người có nhiều bước nhảy lạ và "quái" thường dễ được công nhận chiến thắng, cũng chính vì vậy mà breakdance không chỉ dùng đôi chân thông thường, có người đã dùng cả đầu, lưng xoay tít trên sàn nhảy và đó cũng là những động tác được giới trẻ trong các ghetto tán thưởng nhiệt liệt. Một điều đáng nói là cũng trong thời gian này, James Brown đã sáng tạo ra các bước nhảy good foot và thành công vang dội trong bài Get on the Good Foot. Các bước good foot cũng được sử dụng trong những cuộc tranh tài đang ngày càng lan rộng trong các khu phố nghèo New York cùng với những âm thanh JD và rap. Cũng tại New York, một số nghệ sĩ nhạc pop lấy một số các bước nhảy của các "B. boy" nhưng bỏ bớt những tính chất "bạo lực" bằng cách "popping" hóa nó. Michael Jackson là người đã đưa các bước nhảy moonwalk có nguồn gốc từ good foot vào biểu diễn của mình và khá thành công. Breakdance và hip-hop như đang bắt đầu
- một cuộc hành trình xa hơn vượt ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của những khu phố da đen nghèo ít ai biết đến. 13.Graffiti - những kẻ ăn theo Graffiti, có người gọi là nguệch họa, đó là một hành động "nổi loạn" của bọn trẻ cũng ở các khu phố nghèo da đen để tự khẳng định mình (theo suy nghĩ của chúng). Chúng đã dùng những bình sơn xịt để xịt tên của mình lên các bức tường để mọi người biết đến mình. Gần với hình thức này, trước đó chúng ta thấy có "tag", một hình thức ký tên của mình lên mặt đường của các tay anh chị trùm du đãng vào thập niên 60 để đánh dấu lãnh địa. Nhưng "graffiti" mất nhiều công sức, thời gian hơn "tag" nhiều và cũng có vẻ nghệ thuật hơn. Do sự túng thiếu, sự bạo tàn của các băng đảng và cả sự lơ là của giới cầm quyền mà nhiều nơi ở Bronx và Brooklyn gần như bị hoang phế. Và đó cũng là nơi hoạt động của các graffiti, chúng xịt tên mình vào những nơi mà chúng có thể xịt. Nhưng việc làm này cũng chỉ với những "xịt sĩ" biết với nhau. Các "xịt sĩ" nảy ra "sáng kiến" là muốn để mọi người trong cả thành phố biết đến, cần phải xịt lên các bức tường ở thành phố New York và hiệu quả nhất là xịt lên các toa tàu điện, để những "tác phẩm" của mình được mang đi khắp các phố phường. Từ năm 1970, "xịt sĩ" Taki gốc Hy Lạp đã xịt tên mình trên nhiều bức tường ở New York với "bí danh" Taki 183 (Taki là tên, còn 183 là số nhà của anh ta). Taki được xem như là người đầu tiên ghi danh vào lịch sử của các nguệch sĩ. Chẳng bao lâu xuất hiện hằng hà sa số các cái tên khác như: Julio 204, Frank 207, Papo 184, Super Kool 223, Lee 163rd, Phase 2, Snake 131 v.v và v.v Trong đó Phase 2 được biết đến với kiểu chữ bulles letters, Topcat 126 với kiểu chữ block letters, Flin 707 và Pistol với kiểu chữ 3D Đó cũng là thành quả đạt được của các graffiti trong quá trình hoạt động của mình. Những kiểu chữ nguệch ngoạc, lộn ngược trên trang phục hip-hop ngày nay là một phần "di sản" của những "xịt sĩ" thập niên 70 khi hưởng ứng trào lưu của hip-hop trong bối cảnh "nổi loạn" của giới trẻ các khu phố nghèo da đen. Nhưng graffiti gần như là một trò ăn theo trong không khí ồn ào của DJ, rap, và
- những bước nhảy giang hồ ở những công viên của các khu phố nghèo tràn đầy băng đảng và những hành động bạo lực. Họ chỉ là những ngườ đứng dưới sàn nhảy và trổ tài nguệch họa của mình. Mãi đến năm 1982, khu Roxy (New York) mới trở thành CLB khiêu vũ và mau chóng trở thành trung tâm của hip-hop, nơi hội tụ những DJ, rapper, vũ công breakdance và graffiti. Graffiti thật sự trổ tài trong ngôi nhà chung đó với những hình vẽ, kiểu chữ theo một phong cách rất riêng của mình, và các nghệ sĩ biểu diễn hip-hop trên sân khấu đã lưu dấu ấn đó vào những trang phục mà họ cho là đầy tính chất hip-hop. Hip-hop xuất hiện như một loại văn hóa đường phố, nhưng khi có bàn tay của những người hoạt động chuyên nghiệp biến cải và nhất là sự tác động bằng những sản phẩm băng đĩa, phim ảnh , bộ mặt và tầm ảnh hưởng của hip-hop thay đổi đáng kể và nhanh chóng lan tràn trong giới trẻ của nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, nó là một trào lưu có tác động lên nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và "thôi miên" giới trẻ ở rất nhiều quốc gia 14.Những album rap hay nhất từ năm 1979 1979-Nhóm Sugar Hill Gang trình làng ca khúc đầu tiên có tựa đề Rapper's Delight xây dựng những phong cách đc fát triển cuối những năm 60 bởi tay DJ Cool Hẹrc .Các bậc phụ huynh trên toàn thế giới phàn nàn "đây ko phải một thứ âm nhạc thực thụ". 1981-Đến thời điểm này thì rap đã trở thành âm nhạc thực sự .Blondie đc coi là một nhóm nhạc pop xuát sắc nhất của thời đó đã tham gia cùng tay rapper Fav Five Fredy trg đĩa nhạc xếp hạng một tại Anh có nhan đề Rapture .Mốt áo rộng thùng thình có mũ và động tác nhảy quay tít ở tư thế cắm đầu xuống sàn lan rộng trên khắp nước Anh (Breakdance) 1984-Nhóm Run -DMC rap trên nền nhịp điệu của rock và điều này rất hợp với thị hiếu của MTV .Hai năm sau,Run DMC cộng tác với nhóm Aerosmith trg ca khúc walk this way và kết wả là rap đã bùng nổ trên toàn thế giới .Giới trẻ trở nên ngầu hơn với những cặp kính phỏng theo model Run DMC 1986-Nhóm Beastie Boys phát hành đĩa Licenced To lll và luôn đeo trên cổ huy hiệu logo của hãng xe hơi nổi tiêng thời đó là Volswagen .Những bãi đỗ xe trên toàn nc Anh bị các fan của BB tấn công và hãng Vơlsagen bị buộc phải bồi thường cho các chủ xe có logo bị đánh cắp bằng những logo mới . 1987-Nhóm Public Enemy xuất hiện với đĩa Yo Bum Rush The Show .Tay rapper Flavor Flav sáng tạo ra một mốt mới :lúc nào cũng xuát hiện với một chiếc đồng hồ to đùng loại thường đc treo trong nhà bếpở trước ngực .Cả thế giới gào lên "mấy giờ rồi hả mấy gã kia ?" 1988-Nhóm De La Soul fát minh ra thời đại Daisy Age :hát về loài hoa cỏ và về các con số ma thuật .Nhóm này tự gọi cho mình là những hippie của nhạc hip hop 1990-Anh chàng rapper da trắng Vanilla Ice tung ra đĩa Ice Ice baby leo lên vị trí số một ở Anh .Theo đánh giá thì đây là một đĩa nhạc khủng khiép:Giống nbhư Eminem vậy nhưng có fần rác rưởi hơn . Vanilla Ice ko tồn tại đc lâu ,mà biến mất nhanh như khi xuất hiện vậy xứng danh là một one hit wonder 1991-MC Hammer,Will Smith phát hành những album bán đc nhiều triệu bản như Too Legit To Quit và Homebase cùng với model mặc đồ jean lộn ngược từ sau ra trc của 2 anh em Kriss Kross đã chính thức tuyên bố sự xâm lược của nhạc rap 1992-Bố già gangsta rap Dr .Dre đã fát hiện ra Snoop Doog và tạo lên phong cách âm nhạc mang nhãn hiệu G -Funk với dai điệu êm dịu 1994-Cuộc đối đầu giữa hai fái Bờ Đông và Bờ Tây (East Coast -West Coast)đã nổ ra wanh mối hận thù giữa Biggie Small (B.I.G) và 2pac (Tupac Shakur) .Rap đã trở thành một trò chơi nguy hiểm 1996-Wutang Clan của New York đã fát hành album Enter The WuTang 36 Chambers
- và fái East Coast lại vươn lên chiếm ưu thế .Những thành viên chủ cốt như O'l Dirty Bastard,Raekwon đã tạo lên một trào lưu tự đặt cho mình những cái tên ngu ngốc mà không ai hiểu nghĩa là gì 1998-Master P,ngôi sao hip hop đến từ New Orleans và cũng là ông chủ một hãng đĩa trở thành rapper giàu nhất thế giới với thu nhập hàng năm lên tới 56,5 triệu USD 2000-Với 2 album The Real Slim Shady và The Marshall Mathers LP,Eminem đã làm cho các bậc phụ huynh đi từ tức giận đến ngượng ngùng làm cho những người đồng tính bị tổn thương .còn những ai yêu thích nhạc rap thì lại thích thú với lời ca hóm hỉnh nếu chúng ta hiẻu đc thoe nghĩa bóng 2003-Năm gần đây nhất!Anh đc mệnh danh là 2pac thứ 2,đồng đội với Eminem,Dr Dre ,một 50 cent xuất hiện với hits In Da Club anh đã nổi tiếng trên toàn thế giới ,thu hút những fan cuồng nhiệt của hip hop,có trg tay cả đống giai thưởng ,đã mang trg ng mấy viên đạn,thường xuyên tham gia vào những cuộc ẩu đả súng ống,liệu cuộc đới của 50 cent có kết thúc giống Tupac ko ? -Sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau-Vincent An-