Hiệp định của WTO về kiểm định trước khi xếp hàng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hiệp định của WTO về kiểm định trước khi xếp hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hiep_dinh_cua_wto_ve_kiem_dinh_truoc_khi_xep_hang.ppt
Nội dung text: Hiệp định của WTO về kiểm định trước khi xếp hàng
- HIỆP ĐỊNH CỦA WTO VỀ KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI XẾP HÀNG Nhóm 12
- Khái niệm ❖ Kiểm định là việc kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp về mặt số lượng, chất lượng, giá cả giữa hàng hóa trên thực tế với các điều khoản nêu trong hợp đồng. Hoạt động này do một đơn vị độc lập với người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) tiến hành ❖ Kiểm định trước khi xếp hàng (gọi tắt là PSI) là việc kiểm định diễn ra trước khi giao hàng xuống tàu, tức là thực hiện tại nước xuất khẩu
- Mục đích 1. Đây thường là yêu cầu của người mua nhằm đảm bảo hàng hóa mình định mua là đúng quy cách, phẩm chất, đủ số lượng. Dịch vụ này thường được sử dụng bởi doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, những người thường không có đủ điều kiện để tìm hiểu tường tận về nguồn hàng và đối tác. 2. Và chính phủ một số nước đang phát triển cũng sử dụng dịch vụ kiểm định trước khi xếp hàng nhằm chống thất thoát vốn ra nước ngoài, chống thất thu thuế quan hoặc ngăn ngừa nhập khẩu vào nước mình những sản phẩm độc hại, loại trừ việc thông đồng khai giá hàng hóa.
- Cơ sở ❑ Các nước sử dụng dịch vụ PSI đều gắn việc cho phép nhập khẩu với điều kiện phải kiểm định hàng hóa. Trong khi đó, những người xuất khẩu lại không thích thú với dịch vụ này. Vì nếu đơn vị kiểm định cho rằng có sự khác biệt giữa hợp đồng và hàng hóa thực tế, khiến họ phải tranh luận, chứng minh, làm hàng hóa giao chậm lại thì thiệt hại sẽ rơi vào người xuất khẩu. ❑ Vì vậy, Hiệp định về Kiểm định trước khi xếp hàng (Hiệp định PSI) của WTO ra đời nhằm điều hòa lợi ích của người xuất khẩu và yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Phạm vi áp dụng ▪ Hiệp định PSI chỉ áp dụng cho hoạt động kiểm định trước khi xếp hàng do chính phủ nước nhập khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện ▪ Không áp dụng trong trường hợp kiểm định trước khi xếp hàng do doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu
- NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH PSI Đề ra quy tắc đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu không gây cản trở thương mại
- Hiệp định gồm 9 điều o Điều 1: Phạm vi - Định nghĩa o Điều 2: Nghĩa vụ của nước áp dụng PSI o Điều 3: Nghĩa vụ của các nước xuất khẩu o Điều 4: Thủ tục rà soát độc lập o Điều 5: Thông báo o Điều 6: Rà soát Hiệp định o Điều 7: Tham vấn o Điều 8: Giải quyết tranh chấp o Điều 9: Điều khoản cuối cùng
- Tiêu chuẩn để kiểm định ✓Là tiêu chuẩn do người bán và người mua đã thỏa thuận áp dụng. ✓Nếu không có điều khoản về tiêu chuẩn này thì sẽ áp dụng tiêu chuẩn quốc tế.
- Vấn đề kiểm định giá ❖ So sánh giá trên hợp đồng với giá của hàng hóa ❖ Nếu có sự khác biệt về giá, Hiệp định cho phép tính đến những yếu tố ngoài giá một cách hợp lý ❖ Đơn vị kiểm định không được áp đặt một cách võ đoán căn cứ trên giá thấp nhất ❖ Nếu so sánh với giá tại một nước thứ ba thì đơn vị kiểm định cũng phải tính đến những yếu tố tác động đến giá mua của người nhập khẩu ở những nước khác nhau
- Vấn đề kiểm định giá • Khi việc kiểm định không thể tiến hành ở nước xuất khẩu thì có thể kiểm định ở nước sản xuất ra hàng hóa • Đối với những hợp đồng có trị giá nhỏ thì thông thường không bắt buộc phải kiểm định
- Những yếu tố khác làm giá biến động • Quy mô đặt hàng • Thời gian giao hàng • Điều kiện thanh toán • Tốc độ trượt giá tại thời điểm giao dịch • Đặc điểm khí hậu thời tiết tại thời điểm giao hàng • Yêu cầu đặc biệt về thiết kế, trình bày, đóng gói; chi phí môi giới • Quan hệ bạn hàng giữa người bán và người mua • Các điều kiện khác không thể hiện thành tiền
- Nghĩa vụ của nước áp dụng PSI ➢ Quy định áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia ➢ Các luật lệ, thủ tục, tiêu chí của nước yêu cầu kiểm định được công bố rõ ràng ➢ Thông tin liên quan đến quá trình kiểm định phải được giữ kín để đảm bảo quyền lợi của 2 bên ➢ Tránh mọi sự chậm trễ, trì hoãn không cần thiết
- Các nghĩa vụ của nước xuất khẩu • Áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia • Công khai thủ tục liên quan • Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước nhập khẩu có sử dụng dịch vụ PSI
- Mối liên hệ với ngành hải quan ➢ PSI cho phép đơn vị kiểm định sử dụng giá XK sang các nước thứ ba để so sánh nhưng Hiệp định ACV lại không cho phép hải quan tham khảo giá XK sang thị trường khác để xác định giá trị tính thuế ➢ Tuy nhiên, nhằm phát hiện gian lận thương mại thông qua việc khai giá quá cao hoặc quá thấp nên hải quan được phép dùng kết quả kiểm định để tham khảo hoặc tính toán thử
- Tham vấn và Giải quyết Tranh chấp ✓ Khi có những vấn đề phát sinh, các nước áp dụng thủ tục tham vấn theo quy định tại Điều 22 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) ✓ Nếu không thành công và dẫn đến tranh chấp thì áp dụng thủ tục tại Bản ghi nhớ về Giải quyết Tranh chấp (DSU) của WTO ✓ Mỗi đơn vị kiểm định phải cử một đầu mối tiếp nhận khiếu nại và sẽ được xem xét thông qua 1 cơ quan trung lập của WTO
- Các vấn đề khác ▪ Số lượng nước bắt buộc sử dụng dịch vụ PSI có 37 nước nên đây không phải là vấn đề thường trực trong thương mại quốc tế ▪ Hiệp định cũng quy định về việc sử dụng hợp đồng mẫu và phương tiện điện tử để gửi Báo cáo ▪ Việt Nam chưa có thực tiễn sử dụng PSI, WTO cũng không khuyến khích, do vậy trong các phiên đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, vấn đề này không được đặt ra như một chủ đề lớn
- ILP (Thủ tục cấp phép nhập khẩu)
- a)Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO quy định những thủ tục mà chính phủ các nước thành viên phải tuân thủ nhằm giảm tối đa những công đoạn hành chính phiền phức gây cản trở đến thương mại. => Đúng b)Các quy định về thủ tục cấp phép nhập khẩu phải thực hiện một cách bình đẳng và công bằng => Đúng c)Giấy phép tự động được cấp ngay khi nhận đơn hoặc chậm nhất là trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận đơn => Đúng
- a)Giấy phép không tự động phải được cấp trong vòng 30 ngày theo nguyên tắc "đến trước - cấp trước". => đúng b)Giấy phép không tự động phải được cấp trong vòng 60 ngày nếu các đơn xin cấp phép được xử lý đồng thời => đúng c) Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO hạn chế hiệu quả các nước thành viên lạm dụng cấp phép nhập khẩu để bảo hộ, hạn chế thương mại => Đ
- PSI (Kiểm định trước khi xếp hàng)
- a)Hiệp định về Kiểm định trước khi xếp hàng (PSI) của WTO áp dụng cho cả kiểm định theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu => Sai b)Hiệp định PSI của WTO chỉ áp dụng cho kiểm định do chính phủ nước nhập khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện => Đúng c)Hiệp định PSI nhằm chống chuyển tiền bất hợp pháp => Đúng d)Hiệp định PSI nhằm chống trốn thuế => Đúng e)Hiệp định PSI nhằm chống chuyển giá bất hợp pháp => Đúng f)Hiệp định PSI nhằm chống gian lận thương mại => Đúng
- a)Hiệp định PSI đề ra các quy tắc cho nước xuất khẩu và nước nhập khẩu có sử dụng dịch vụ PSI để đảm bảo hoạt động này không gây trở ngại đến thương mại => Đúng b)Hiệp định PSI quy định áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trong hoạt động kiểm định trước khi xếp hàng => Đúng c)Hiệp định PSI không điều tiết vấn đề kiểm định số lượng hàng hóa => Sai d)Hiệp định PSI có điều tiết vấn đề kiểm định chất lượng hàng hóa => Đúng e)Hiệp định PSI không có điều tiết vấn đề kiểm định giá trị hàng hóa => Sai
- PHẦN THUYẾT TRÌNH KẾT THÚC Cám ơn mọi người đã lắng nghe!