Hiện tượng nước trồi trong vùng biển Việt Nam (Phần 2)

pdf 119 trang ngocly 830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hiện tượng nước trồi trong vùng biển Việt Nam (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhien_tuong_nuoc_troi_trong_vung_bien_viet_nam_phan_2.pdf

Nội dung text: Hiện tượng nước trồi trong vùng biển Việt Nam (Phần 2)

  1. 93 Chương III CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC I. THỰC VẬT PHÙ DU Những công trình đầu tiên nghiên cứu về thực vật phù du (TVPD) được thực hiện tại Nha Trang bởi Rose (1926 & 1955). Tiếp theo là các Chương trình khảo sát của NAGA (1959-1961), Chương trình hợp tác Việt - Trung (1959-1965). Từ sau năm 1975 đến nay, có nhiều chương trình khảo sát Biển Đông và TVPD là một trong các nội dung nghiên cứu được quan tâm. Vật mẫu được thu thập từ một số chương trình của Nhà nước như Chương trình điều tra tổng hợp Thuận Hải - Minh Hải (1977-1980), khảo sát vùng nước trồi Nam Trung Bộ bởi tàu ‘HQ. 653’ (1992-1993), và các chuyến khảo sát vịnh Thái Lan vào các năm 1979, 1982, 1983 và 1994 Chương trình hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Liên Xô cũ đã thực hiện một số chuyến khảo sát trên tàu Bogorov (1981), Academic Nesmenyanov (1982), Nauka (1992) và tàu Sokanski (1994). Một số công trình về TVPD đã công bố của Hoàng Quốc Trương (1962 và 1963), Shirota (1966), Trương Ngọc An (1993). Mới đây (2003-2005), chương trình khảo sát sự biến đổi của các quá trình sinh địa hóa trong vùng Biển Đông được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác về khoa học biển giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức. Viện Hải dương học Nha Trang và Viện Nghiên cứu biển Baltic, (Warnemuende) đã cùng nhau thực hiện 4 chuyến khảo sát VG3, VG4, VG7 và VG8 trong vùng nước trồi biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Sinh vật phù du là một trong những nội dung chủ yếu của các chuyến khảo sát. Mẫu thực vật phù du được thu thập trên 10 mặt cắt, thứ tự các điểm thu mẫu được tính từ bờ ra khơi, điểm thu mẫu số 1 (ven bờ) của mặt cắt 1 được gọi là
  2. 94 Bùi Hồng Long và những người khác trạm 11, và điểm thu mẫu số 2 của mặt cắt 1 được gọi là 12 tương tự điểm thu mẫu số 1 của mặt cắt số 2 được gọi là 21, (Hình 3.1). Số lượng trạm khảo sát khác nhau giữa các đợt khảo sát, phụ thuộc vào tình trạng thời tiết và các yêu cầu mục tiêu nghiên cứu. 1A 1B 1C 1D Hình 3.1: Khu vực biển Nam Trung Bộ với đường đẳng sâu và MC1 - MC10 là các mặt cắt cùng với vị trí các trạm dự kiến thu thập vật mẫu thực vật phù du; - Hình 1B: Vị trí trạm của chuyến khảo sát VG-3 (B); - Hình 1C: Vị trí trạm của chuyến khảo sát VG-4 (C); - Hình 1D: Vị trí trạm của chuyến khảo sát VG-7 (D)
  3. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 95 1. Chuyến khảo sát VG3 (7/2003) bao gồm 32 trạm có vị trí tọa độ từ 107o 02’280 - 110o29’760E và 10o19’080 - 12o40’680N (Hình 3.1-1B). 2. Chuyến khảo sát VG4 (4/2004) bao gồm 37 trạm có vị trí tọa độ từ 108o57’000 - 110o23’520 E và 10o00’ 600 - 13o20’820N. Trong chuyến khảo sát này các mặt cắt A nằm về phía Tuy Hòa và 0 nằm về phía bắc tỉnh Khánh Hòa được bổ sung (Hình 3.1-1C). 3. Chuyến khảo sát VG7 (7/2004) bao gồm 39 trạm có vị trí tọa độ từ 107o02’040 - 110o23’640E và 10o01’ 380 - 12o21’660N. Trạm thu mẫu trong khu vực Vũng Tàu (VT) được bổ sung (Hình 3.1-1D). Mẫu định tính TVPD được thu bằng lưới hình chóp, vải lưới có đường kính mắt lưới 45µm kéo thẳng đứng từ đáy lên tầng mặt. Mẫu định lượng TVPD được thu bằng chai thu mẫu Niskin có thể tích 10 lít tại các tầng 5, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 100, 120 và 150m. Số lượng mẫu thu tại các tầng nước khác nhau của một trạm phụ thuộc vào độ sâu của trạm cũng như tại tầng chlorophyl đạt tối đa, dù vậy độ sâu thu mẫu không vượt quá 200m. Ở mỗi tầng, 1.000ml nước biển được thu cho các nghiên cứu về định lượng mật độ tế bào và sinh khối carbon TVPD. Cố định mẫu TVPD bằng dung dịch lugol trung tính và phoóc-môn. Nhật ký thu mẫu và các chi tiết về mẫu vật được ghi nhận. Giữ mẫu trong tối và mát cho đến khi phân tích. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài Qua 3 đợt khảo sát đã xác định được 269 loài TVPD (Hình 3.2-B): trong đó có 151 loài tảo Silic - Bacillariophyceae (56,1%); 113 loài tảo Hai Roi - Dinophyceae (42%), hai nhóm tảo còn lại có số lượng loài không đáng kể - lớp vi khuẩn lam - Cyanophyceae có 3 loài (1,1%) và lớp tảo Xương Cát - Dictyochophyceae có 2 loài (0,8%). Trong số 151 loài tảo Silic thì có 113 loài (%) thuộc bộ tảo Silic trung tâm - Centrales còn lại 38 loài thuộc bộ tảo Silic lông chim - Pennales. Hình 3.2-C cho thấy tảo Silic trung tâm có số lượng loài khá phong phú, chiếm hơn 70% số lượng loài, trong khi đó nhóm tảo Silic lông chim chiếm khoảng 25%.
  4. 96 Bùi Hồng Long và những người khác Các nhóm 100% khác, 5 loài 100% 90% (2%) 80% 80% 70% t phù du, % ậ 60% c v ự 50% 60% 40% Tảo Hai roi, Tảo Silíc, 151 113 loài (42%) loài (56%) 30% 40% 20% các nhóm Th ệ l ỉ 10% T 20% 0% VG3 VG4 VG7 A B 0% C Chuyến khảo sát Tảo Silic lông chim Tảo Silic trung tâm Tảo Hai roi Các nhóm khác Hình 3.2: Phân bố tỉ lệ giữa các nhóm thực vật phù du: - trong 3 chuyến khảo sát VG3, VG4 và VG7 (A) - toàn khu vực khảo sát Nam Trung Bộ (B) - tỉ lệ giữa 2 nhóm tảo Silic trung tâm và Silic lông chim trong vùng biển khảo sát (C) Tỉ lệ thành phần loài trong nghiên cứu này cũng tương tự với những nghiên cứu trước đây trong vùng biển miền Trung Việt Nam (Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải, 1997 a) và trong vùng biển nước trồi Nam Trung Bộ (Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải, 1997 b), tuy nhiên số lượng loài ghi nhận được từ các kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả hiện tại (Bảng 3.1). Điều này có thể phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng các thủy vực ven bờ thường có sự đa dạng loài cao hơn vùng biển khơi. Số lượng loài trong mỗi đợt khảo sát không khác nhau nhiều (Hình 3.2), chuyến khảo sát VG3 (7/2003) có 226 loài, VG4 (4/2004) có 218 loài và VG7 (7/2004) có 238 loài. Sự đa dạng loài về số lượng loài trong mỗi chi cũng rất khác nhau, trong đó một số chi tảo có số lượng loài lớn như: Chaetoceros (32 loài), Rhizosolenia (14), Odontella (8), Alexandrium (9), Ceratium (32), Dinophysis (13), Prorocentrum (9), Protoperidinium (8). Nhiều loài thường gặp phổ biến như: Bacteriastrum comosum, Chaetoceros messanensis, C. lorenzianus, C. peruvianus, Planktoniella sol, Thalassionema frauenfeldii, Ceratium bohmii, C. furca, C. Fusus và C. trichoceros Để giải thích sự giống nhau về thành phần loài giữa 3 chuyến khảo sát, chúng tôi giả định: - 1. Không
  5. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 97 có sự khác nhau về mùa vụ nghiên cứu, thời gian của 3 đợt khảo sát đều trùng vào thời kỳ gió mùa Tây Nam và bắt đầu mùa gió Tây Nam; - 2. Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng mạnh của khối nước biển khơi ít biến đổi và không có ảnh hưởng của vùng cửa sông hoặc các hoạt động ven bờ khác. Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu về khu hệ TVPD của Sournia (1970), Hendey (1954) và Kokubo (1960) trên thế giới, cũng như các kết quả của Shirota (1969) và Nguyễn Ngọc Lâm - Đoàn Như Hải (1997ª & 1997b) về TVPD ven bờ Việt Nam cho thấy nhiều loài trong khu vực nghiên cứu có tính phân bố toàn cầu như Bacteriastrum delicatulum, B. elongatum, Bellerochea malleus, Chaetoceros brevis, C. affinis, C. atlanticus, C. didymus, C. coartatus, Leptocylindrus danicus, Proboscia alata, Rhizosolenia imbricata, Skeletonema costatum, Thaslassiosira subtilis, Cerataulina bergonii, Một số loài có tính biển khơi như: Amphisolenia schauinsladii, Ceratium cephalotum, Triposolenia bicornis, Podolampas antartica. Bảng 3.1: So sánh sự đa dạng loài giữa các vùng, thời gian nghiên cứu khác nhau trong vùng biển ven bờ Việt Nam Vùng /chuyến khảo Vi Tảo Tảo Silic Tảo Silic Tảo Hai roi Tổng sát khuẩn Xương trung tâm lông chim số lam cát loài Vùng biển miền 3 loài 2 loài 145 loài 74 loài 121 loài 1 345 Trung (0,9%) (0,6%) (42,0%) (21,5%) (35,0%) Vùng nước trồi 4 loài 1 loài 174 110 loài 85 loài mạnh Nam Trung (1,0%) (0,2%) (47,0%) (30,0%) (23,0%) 344 Bộ2 Các chuyến khảo 3 loài 2 loài 113 38 loài 113 loài 3 269 sát VG3, 4 và 7 (1,2%) (0,7%) (42,0%) (14,1%) (42,0%) 1. Nguyễn Ngọc Lâm & Đoàn Như Hải 1997 a; 2. Nguyễn Ngọc Lâm & Đoàn Như Hải 1997 b, 3. Trong nghiên cứu này. Trong suốt 3 đợt khảo sát, sự nở hoa của vi khuẩn lam – Trichodesmium erythraeum được ghi nhận về phía bắc Bình Thuận, sự nở hoa có thể ước tính ở phạm vi kéo dài lên đến vài km. Chúng tôi đã không tìm thấy sự nở hoa của tảo
  6. 98 Bùi Hồng Long và những người khác Silic và hiện tượng hóa bào tử của chúng như đã quan sát của Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1997b). Cũng từ bảng 1, các loài tảo Silic lông chim trong 3 đợt khảo sát VG có số lượng khá thấp chỉ bằng 1/3 và 1/2 nếu so sánh với với các nghiên cứu trước đây trong vùng biển nước trồi và miền Trung tương ứng. Có lẽ tính chất biển khơi của các đợt khảo sát VG là nguyên nhân hình thành nên sự khác biệt này. 2. Phân bố mật độ tế bào thực vật phù du 2.1. Đợt khảo sát VG3 tháng 7/2003 Phân bố của tế bào TVPD theo không gian ở các độ sâu khác nhau được giới thiệu trong hình 3.3. Ở tầng 5 mét, mật độ tế bào phân bố đều và cao ở phía bắc của khu vực nghiên cứu bao gồm các mặt cắt từ 1-4, trong khi đó ở tầng 40 mét và 60 mét mật độ tế bào phân bố cao đồng đều ở hầu hết các mặt cắt. Ở độ sâu 100 mét mật độ tế bào thấp nhất 12,5 x 103 TB/L và trung bình của 6 trạm thả trôi là 7,7 x 103 tb/l, không có sự khác nhau nhiều giữa các trạm trôi phía nam và phía bắc khu vực nghiên cứu. Mặt cắt 2 và 5 có mật độ tế bào cao nhất >2,5 x 103 tb/l. Mật độ tế bào có xu thế chung cao ở các trạm ven bờ trong cột nước từ 0-50 mét. Các trạm ven bờ trong hệ thống sông Cửu Long (71, 81, 91 và 101) có mật độ cao hơn, trung bình 4,8 x 103 tb/l. 2.2. Đợt khảo sát VG4 tháng 4/2004 Đợt khảo sát rơi vào thời kỳ chuyển tiếp của 2 đợt gió mùa, mật độ tế bào có xu thế thấp trong toàn khu vực nghiên cứu. Mật độ tế bào khác nhau rõ ràng theo không gian cũng như theo độ sâu, mật độ tế bào cao ở độ sâu 5 mét tại khu vực ven bờ về phía nam vịnh Phan Rí (Hình 3.4), trong khi đó ở độ sâu 60 mét, mật độ tế bào lại tập trung ngay phần tâm của
  7. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 99 mặt cắt 4 (Hình 3.5 và 3.6). Biến đổi của mật độ tế bào TVPD thấp và không rõ nét ở cả 2 độ sâu 40 và 100 mét. Tuy Hòa Nha Phan Phan Rí Phan Vũng Tàu Hình 3.3: Phân bố theo không gian của mật độ tế bào (tb/ml) tại các độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG3, tháng 7/2003 Hình 3.4: Phân bố thẳng đứng của mật độ tế bào (tb/ml) tại các mặt cắt và độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG3, tháng 7/2003
  8. 100 Bùi Hồng Long và những người khác Tuy Hòa Nha Trang Phan Rang Phan Rí Hình 3.5: Phân bố theo không gian của mật độ tế bào (tb/ml) tại các độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG4, tháng 4/2004
  9. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 101 Hình 3.6: Phân bố thẳng đứng của mật độ tế bào (tb/ml) tại các mặt cắt và độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG4, tháng 4/2004 Tương tự với các kết quả trong đợt khảo sát VG3, mật độ tế bào cao ở các trạm ven bờ ở độ sâu 0-50 mét trong hầu hết các mặt cắt, ngoại trừ mặt cắt 2 và 5, TVPD phong phú cho đến độ sâu 80-100 mét (Hình 3.6). Mật độ tế bào của mặt cắt 2 cao nhất và gần như phân bố đồng bộ từ 0-100 mét, trong khi ở mặt cắt 3 và 4, mật độ tế bào dường như hình thành một dị biệt với giá trị đạt gần 20 x 103 tb/l ngay phần trung tâm của mặt cắt ở độ sâu 40-70 mét. Các nghiên cứu về động lực của Võ Văn Lành (1996) cho thấy có sự hình thành và tồn tại một xoáy thuận trong khu vực nước trồi vịnh Phan Rí, có thể chính điều kiện này cùng với các điều kiện vật lý khác là nguyên nhân dẫn đến sự dị thường về mật độ tế bào ở mặt cắt 3 và 4 như đã nêu trên.
  10. 102 Bùi Hồng Long và những người khác 2.3. Đợt khảo sát VG7 tháng 7/2004 Nha Phan Rang Phan Rí PhanThiết Vũng Tàu Hình 3.7: Phân bố theo không gian của mật độ tế bào (tb/ml) tại các độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG7, tháng 7/2004
  11. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 103 Mật độ tế bào có phân bố đồng nhất ở các lớp độ sâu khác nhau (Hình 3.7), tại tầng 5 mét, mật độ tế bào tập trung ở phần phía nam (Phan Thiết – Vũng Tàu) của khu vực nghiên cứu, cao nhất > 10,0 x 103 tb/l. Ở các tầng 10- 30 mét, mật độ tế bào có cùng xu thế biến đổi, cao ở tất cả các mặt cắt tại các trạm ven bờ và giảm dần ra khơi, dù vậy cũng có thể ghi nhận có sự hình thành 2 khu sinh vật lượng cao (4-6 10,0 x 103 tb/l) ở phía bắc (Khánh Hòa) và phía nam (Phan Thiết – Vũng Tàu). Mật độ tế bào cũng giảm dần từ vĩ độ bắc xuống nam ở 2 tầng nước 40 và 60 mét. Trong khi đó ở tầng nước > 80 mét, mật độ tế bào không đáng kể ( 10 x 103 tb/l. Sự biến đổi mật độ tế bào trong chuyến khảo sát này có cùng xu thế với chuyến khảo sát VG3. Gió mùa là một đặc trưng góp phần tạo nên nét đặc trưng về phân bố của mật độ TVPD. Hai chuyến khảo sát VG3 và VG7 được thực hiện trong thời kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam, cũng chính là thời kỳ hoạt động mạnh nhất của nước trồi (Võ Văn Lành và cs.), mật độ tế bào thường cao trong vùng vĩ độ bắc 10-11o (từ Phan Thiết đến Phan Rí), những kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1997b). Từ ảnh vệ tinh (Hình 3.9) cho thấy phân bố của chlorophyll của vùng nghiên cứu trong các tháng 6-9/2002 gần như có cùng xu thế với phân bố mật độ TVPD của 2 chuyến khảo sát VG3 và VG7 trong cùng mùa khảo sát. Hiện tượng nở hoa ven bờ của TVPD trong thời kỳ gió mùa Tây Nam được đề cập trong các công trình của Đoàn Như Hải và cs. (2003) và Tang và cs. (2004). Các kết quả phân tích ảnh vệ tinh của Tang và cs. (2004) cho thấy hàm lượng cao của chlorophyll-a phản ánh phần nào mật độ cao của TVPD trong vùng nghiên cứu vào thời kỳ gió mùa Tây Nam.
  12. 104 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 3.8: Phân bố thẳng đứng của mật độ tế bào (TB/ml) tại các mặt cắt và độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG7, tháng 4/2004.
  13. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 105 Hình 3.9: Sự biến đổi của Chlorophyll-a trong thời kỳ gió mùa Tây Nam từ tháng 6-7/2002 đến thời kỳ chuyển tiếp gió mùa trong tháng 9/2002. Thực vật phù du tập trung ven bờ Phan Rí đến Phan Thiết (theo Tang và cs. 2004) KẾT LUẬN Từ các kết quả trên của các chuyến khảo sát về SPVD trong vùng nước trồi Nam Trung Bộ vừa qua có thể có một số nhận xét sau. 1. 269 loài TVPD được tìm thấy và không có sự khác nhau nhiều về thành phần loài cũng như tỉ lệ giữa các nhóm TVPD trong 3 chuyến khảo sát VG3, VG4 và VG7. 2. Mật độ tế bào cao trong tầng ưu quang từ 40-60 mét nước sâu, và giảm dần từ bờ ra khơi. Mật độ tế bào trong thời kỳ gió mùa Tây Nam (các chuyến khảo sát VG3, 7/2003 và VG7, 7/2004) cao hơn thời kỳ chuyển tiếp (chuyến khảo sát VG4, 4/2004). 3. Sự nở hoa tầng mặt của vi khuẩn lam Trichodesmium erythraeum được quan sát trong các chuyến khảo sát. Các tư liệu ảnh vệ tinh đã góp phần xác định sinh vật lượng TVPD cũng như khả năng nở hoa ở tầng mặt ven bờ khu vực nghiên cứu.
  14. 106 Bùi Hồng Long và những người khác 4 Sự phong phú của thành phần loài cũng như sinh vật lượng của TVPD trong mối quan hệ với muối dinh dưỡng và các front vật lý cần được phân tích trong điều kiện tự nhiên cũng như thực nghiệm mesocosm. Phụ lục: DANH MỤC THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT PHÙ DU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ [1] TT TÊN KHOA HỌC VG-3 VG-4 VG-7 TT TÊN KHOA HỌC VG-3VG-4VG-7 VII-03 IV-04 VII-04 VII-03 IV-04 VII-04 Lớp tảo Silic - BACILLARIOPHYCEAE 6 Asteromphalus elegans +++ Bộ tảo Silic Lông chim - Pennales 7 Asteromphalus flabellatus +++ 1 Achnanthes sp. +8 Asteromphalus heptactis +++ 2 Amphiprora alata +++9Bacteriastrum comosum +++ 3 Amphora hyalina ++10 Bacteriastrum delicatulum +++ 4 Amphora lineata +11 Bacteriastrum hyalinum +++ 5 Amphora sp. +++12Bacteriastrum minus ++ 6 Asterionella japonica +13 Bacteriastrum sp. +++ 7 Asterionella notata +++14 Bacteriastrum varians +++ 8 Bacillaria paradoxa +++15Bellerochea malleus +++ 9 Campylodiscus biangulatus +16 Cerataulina bergonii +++ 10 Campylodiscus echeneis +++17 Cerataulina compacta +++ 11 Campylodiscus sp. +++18 Chaetoceros coarctatus ++ 12 Climacosira oculata +++19Chaetoceros affinis +++ 13 Climacosphenia moniligera +20 Chaetoceros atlanticus +++ 14 Diatoma hyalina ++ 21Chaetoceros borealis + 15 Diploneis sp. +++22Chaetoceros brevis ++ 16 Fragilaria sp. ++23 Chaetoceros coarctatus + 17 Licmophora abbreviata +++24 Chaetoceros compressus +++ 18 Navicula distans ++25 Chaetoceros costatus + 19 Navicula membranacea +++26Chaetoceros curvisetus +++ 20 Navicula sp. +++27 Chaetoceros dadayi ++ 21 Nitzschia closterium +++28 Chaetoceros danicus + 22 Nitzschia longissima +++29Chaetoceros decipiens ++ 23 Nitzschia lorenziana +++30 Chaetoceros denticulatus +++ 24 Nitzschia sigma +31 Chaetoceros didymus +++ 25 Nitzschia sp. +++32Chaetoceros distans ++ 26 Pinnularia sp. +++33 Chaetoceros diversus +++ 27 Pleurosigma angulatum +34 Chaetoceros eibenii + 28 Pleurosigma spp. +++35 Chaetoceros indicum + 29 Podocystis spathulata +36Chaetoceros laciniosus ++ 30 Pseudoeunotia doliolus +++37 Chaetoceros lauderi +++ 31 Pseudo-nitzschia spp. +++38 Chaetoceros lorenzianus +++ 32 Surirella sp. +++39Chaetoceros messanensis +++ 33 Synedra sp. +++40 Chaetoceros nipponica + 34 Thalasionema frauenfeldii +++41 Chaetoceros okamurai ++ 35 Thalassionema nitzschioides +++42 Chaetoceros paradoxus +++ 36 Thalassiothrix longissima +++43Chaetoceros pendulus +++ 37 Trachyneis aspera +++44 Chaetoceros peruvianus +++ 38 Tripodoneis sp. +++45 Chaetoceros pseudocurvisetus +++ Bộ tảo Silic Trung tâm - Centrales 46 Chaetoceros rostratus ++ 1 Actinocyclus undulatus +++47 Chaetoceros seychellarum ++ 2 Actinocyclus sp. +48 Chaetoceros spp. +++ 3 Asterolampra marylandica +++49Chaetoceros tetratischon ++ 4 Asterolampra vanheurckii +++50 Chaetoceros tortissimus ++ 5 Asteromphalus cleveanus +++51 Climacodium biconcavum ++
  15. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 107 Phụ lục: DANH MỤC THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT PHÙ DU (tiếp theo 1) [2] TT TÊN KHOA HỌC VG-3 VG-4 VG-7 TT TÊN KHOA HỌC VG-3 VG-4 VG-7 VII-03 IV-04 VII-04 VII-03 IV-04 VII-04 52 Climacodium frauenfeldianum + + + 102 Rhizosolenia sp. +++ 53 Corethron hystrix + + + 103 Rhizosolenia styliformis +++ 54 Coscinodiscus bipartitus + + + 104 Schroederia delicatulum +++ 55 Coscinodiscus centralis + + + 105 Skeletonema costatum +++ 56 Coscinodiscus excentricus + + + 106 Stephanopyxis palmeriana +++ 57 Coscinodiscus gigas + + + 107 Stephanopyxis turris +++ 58 Coscinodiscus jonesianus + + + 108 Streptotheca thamensis +++ 59 Coscinodiscus lineatus + + + 109 Thalassiosira angulata ++ 60 Coscinodiscus radiatus + + + 110 Thalassiosira sp. ++ 61 Coscinodiscus spp. + + + 111 Thalassiosira subtilis ++ 62 Cyclotella sp. + + + 112 Triceratium favus ++ 63 Dactylisolen sp. + + + 113 Triceratium scitulum + 64 Ditylum brightwellii +++ Lớp tảo Hai Roi - DINOPHYCEAE 65 Ditylum sol +++1 Alexandrium affine ++ 66 Eucampia cornuta +++2 Alexandrium compressum +++ 67 Eucampia zoodiacus +++3Alexandrium concavum + 68 Guinardia flaccida +++4 Alexandrium gaarderae ++ 69 Guinardia striata +++5 Alexandrium insuetum ++ 70 Hemiaulus hauckii +++6 Alexandrium leei + 71 Hemiaulus indicus +++7Alexandrium pseudogoniaulax ++ 72 Hemiaulus membranaceus +++8 Alexandrium spp. ++ 73 Hemiaulus sinensis +++9 Alexandrium tamarense ++ 74 Hemidiscus cuneiformis +++10Alexandrium tamiyavanichi +++ 75 Hemidiscus hardmanianus +++11 Amphisolenia bidentata +++ 76 Lauderia borealis +++12 Amphisolenia schauinsladii +++ 77 Leptocylindrus danicus +++13 Amphisolenia sp. +++ 78 Leptocylindrus mediterraneus ++14Amphisolenia thrinax ++ 79 Melosira sp. +++15 Blepharocysta splendor-maris +++ 80 Paralia sulcata +++16 Ceratium belone +++ 81 Odontella dubia +17 Ceratium bohmii +++ 82 Odontella heteroceros ++18Ceratium candelabrum +++ 83 Odontella mobiliensis +++19 Ceratium carriense + 84 Odontella pulchella +20 Ceratium cephalotum ++ 85 Odontella rhombus ++21Ceratium contortum +++ 86 Odontella sinensis +++22 Ceratium deflexum + 87 Odontella sp. +++23 Ceratium dens +++ 88 Odontella tuomeyi +24 Ceratium digitatum + 89 Planktoniella sol +++25Ceratium extensum +++ 90 Rhizosolenia hyalina +26 Ceratium furca +++ 91 Rhizosolenia alata +++27 Ceratium fusus +++ 92 Rhizosolenia bergonii +++28Ceratium geniculatum +++ 93 Rhizosolenia calcar-avis +++29 Ceratium gibberum +++ 94 Rhizosolenia castracanei +++30 Ceratium gravidum ++ 95 Rhizosolenia crassispina +++31 Ceratium hexacanthum +++ 96 Rhizosolenia cylindrus +++32Ceratium hirundinella + 97 Rhizosolenia fragilissima +++33 Ceratium horridum + 98 Rhizosolenia hebetata +++34 Ceratium incisum + 99 Rhizosolenia imbricata +++35 Ceratium limulus ++ 100 Rhizosolenia robusta +++36Ceratium lunula + 101 Rhizosolenia setigera +++37 Ceratium macroceros +++
  16. 108 Bùi Hồng Long và những người khác Phụ lục: DANH MỤC THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT PHÙ DU (tiếp theo 2) [3] TT TÊN KHOA HỌC VG-3 VG-4 VG-7 TT TÊN KHOA HỌC VG-3 VG-4 VG-7 VII-03 IV-04 VII-04 VII-03 IV-04 VII-04 38 Ceratium paradoxides +++80 Ornithocercus magnificus +++ 39 Ceratium pentagonum +++81 Ornithocercus sp. +++ 40 Ceratium platycorne ++82Ornithocercus thumii +++ 41 Ceratium ranipes +++83 Ostreopsis sp. ++ 42 Ceratium schroeteri +84 Oxytoxum scolopax +++ 43 Ceratium sp. +++85 Oxytoxum sp. +++ 44 Ceratium teres +++86Oxytoxum tesselatum +++ 45 Ceratium trichoceros +++87 Peridinium quinquecorne +++ 46 Ceratium tripos +++88 Podolampas antarctica +++ 47 Ceratium vultur +++89 Podolampas bipes +++ 48 Ceratocorys horrida +++90Podolampas palmipes +++ 49 Cladopyxis sp. ++91 Prorocentrum compressum +++ 50 Dinophysis acutoides +92 Prorocentrum concavum + 51 Dinophysis apicata +93Prorocentrum emarginatum + 52 Dinophysis caudata +++94 Prorocentrum mexicanum +++ 53 Dinophysis cuneus +++95 Prorocentrum micans +++ 54 Dinophysis doryphorum +++96 Prorocentrum minimum + 55 Dinophysis favus +++97Prorocentrum sigmoides +++ 56 Dinophysis fortii ++98 Prorocentrum sp. +++ 57 Dinophysis hastata +++99 Prorocentrum triestinum + 58 Dinophysis miles + + + 100 Protoperidinium diabolus +++ 59 Dinophysis mitra + + + 101 Protoperidinium elegans +++ 60 Dinophysis rapa + + + 102 Protoperidinium excentricum +++ 61 Dinophysis schuettii + + + 103 Protoperidinium oblongum + 62 Dinophysis sp. + + + 104 Protoperidinium oceanicum +++ 63 Diplopsalis sp. + + + 105 Protoperidinium pentagonum +++ 64 Fragilidium mexicanum + + 106 Protoperidinium spp. +++ 65 Goniodoma polyedricum + + + 107 Protoperidinium steinii +++ 66 Gonyaulax fusiformis + + + 108 Pyrocystis elegans +++ 67 Gonyaulax polygramma + + + 109 Pyrocystis fusiformis +++ 68 Gonyaulax spinifera + + + 110 Pyrocystis hamulus +++ 69 Gonyaulax spp. + + + 111 Pyrocystis robusta + 70 Gonyaulax turbynei + + + 112 Pyrophacus horologium +++ 71 Gonyaulax verior + + 113 Triposolenia bicornis +++ 72 Gonyaulx ceratocoroides ++ Lớp tảo Xanh lam - CYANOPHYCEAE 73 Gonyaulx pacifica ++1Oscillatoria sp. +++ 74 Gymnodinium sanguineum +++2 Trichodesmium erythraeum +++ 75 Gymnodinium sp. ++3 Trichodesmium thiebautii +++ 76 Gyrodinium sp. ++ Lớp tảo Xương cát - DICTYOCHOPHYCEAE 77 Histioneis biremis +1Dictyocha fibula +++ 78 Histioneis sp. +++2 Dictyocha speculum +++ 79 Noctiluca scintillans ++ Số loài của mỗi chuyến khảo sát 226 218 238
  17. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 109 II. ĐỘNG VẬT PHÙ DU Sinh vật phù du (Plankton) vùng biển phía đông Việt Nam từ cửa vịnh Bắc Bộ đến mũi Cà Mau được nghiên cứu từ lâu do Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện. M. Rose là người đầu tiên, vào năm 1926 đã công bố danh sách 42 loài Thực vật phù du (TVPD) và 56 loài Động vật phù du (ĐVPD) ở vùng biển ven bờ Việt Nam; năm 1955 và 1956 công bố danh sách 119 loài Chân mái chèo (Copepoda) ở vịnh Nha Trang. Năm 1929, C. N. Dawydoff nghiên cứu sự biến đổi ngày đêm và sự thay đổi theo mùa thành phần loài ĐVPD ở vịnh Nha Trang. Năm 1937, R. Sérène nghiên cứu sự thay đổi theo thời gian của SVPD và mối quan hệ của chúng với các yếu tố của môi trường. Năm 1956, các tác giả khác như: M. Hamon (1965) đã công bố danh sách 11 loài Hàm tơ (Chaetognatha) và E. Leloup đã công bố danh sách 21 loài Thủy mẫu ong (Siphonophora) ở vịnh Nha Trang. Năm 1958 M. Yamashita công bố kết quả nghiên cứu về sự thay đổi sinh vật lượng SVPD vùng biển Nha Trang. Năm 1959 - 1961 chương trình NAGA đã tiến hành khảo sát ĐVPD vùng biển phía đông và phía nam Việt Nam giới hạn từ vĩ tuyến 4oN đến 16oN và 114oE và vịnh Thái Lan, trong đó có nhiều kết quả đã được công bố như: E. Brinton (1963) đã công bố kết quả nghiên cứu về sinh khối SVPD ở vùng biển Nam Trung Hoa. Bùi Thị Lạng nghiên cứu một số loài Chân mái chèo chiếm ưu thế ở vùng biển Nam Việt Nam. M. Rottman đã công bố danh sách loài Chân cánh, A. Alvarino công bố danh sách loài Quản Thủy Mẫu, Hàm Tơ và Tôm Lân ở vùng biển điều tra. Trong thời gian từ 1971 - 1974 chương trình CSK (Cooperation Study of The Kuroshio and Adjacent Region) cũng tiến hành điều tra ĐVPD ở vùng biển ven bờ từ Phú Yên đến Khánh Hòa. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), nhiều chương trình điều tra tổng hợp được thực hiện ở vùng biển phía Nam như: Chương trình điều tra tổng hợp Thuận Hải - Minh Hải (1978 - 1980) với 11 chuyến khảo sát của tàu Biển Đông và 4 chuyến khảo sát của tàu NCB 03. Từ 1982 đến nay nhiều tàu nghiên cứu của Liên Xô như: Tàu Giáo sư “Bogorov” (1981,1995), Tàu Viện sĩ “Nesmeyanov” (1982), Tàu “Sokanski” (1992, 1994) cũng đã tiến hành nghiên cứu SVPD ở vùng biển Nam Việt Nam.
  18. 110 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 3.10: Sơ đồ vị trí trạm thu mẫu các chuyến khảo sát vùng biển nước trồi Nam Việt Nam năm 2003-2005
  19. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 111 Năm 1991-1994 vùng biển miền Trung Việt Nam giới hạn ở độ sâu 110m nước trở vào bờ đã được tiến hành điều tra cơ bản. Trong đó vùng nước trồi ở vùng biển Nam Trung Bộ cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Năm (1989, 1991) cũng đã thực hiện được 3 chuyến khảo sát SVPD ở Quần đảo Trường Sa, đã xác định được 214 loài ĐVPD. Trong chương trình hợp tác nghiên cứu vùng biển nước trồi ở nam Việt Nam giữa Việt Nam và Đức. ĐVPD là một trong những nội dung được quan tâm nghiên cứu. Mục đích của các đợt khảo sát này nhằm mô tả quần xã ĐVPD và đánh giá mức độ phong phú cũng như phân bố của chúng ở vùng biển điều tra. Mẫu ĐVPD được thu tại 77 trạm mặt rộng từ Khánh Hoà đến Vũng Tàu qua 4 đợt khảo sát được ký hiệu như sau: VG3 (tháng 7 năm 2003), VG4 (tháng 4 năm 2004), VG7 (tháng 7 năm 2004), VG8 (tháng 3 năm 2005) xem Phụ lục 3.1 (Hình 1). Tunicata Euphausiacea Mysidacea Hydromedusae Heteropoda & 5.06% 4.34% 4.10% 3.13% Pteropoda Chaetognatha 5.30% 2.41% Ostracoda 1.20% Siphonophora Sergestidae 4.34% 0.96% Ctenophora Other 0.96% Amphipoda 3.61% Cladocera 17.83% 0.72% Polychaeta 0.24% Scyphozoa 0.72% Copepoda 48.67% Hình 3.11. Tỷ lệ phần trăm các nhóm loài ĐVPD ở vùng biển điều tra, năm 2003-2005
  20. 112 Bùi Hồng Long và những người khác Bảng 3.3: Số loài và tỷ lệ phần trăm các nhóm loài ĐVPD vùng biển điều tra năm 2003 - 2005 Nhóm Động vật Số loài Tỷ lệ % Thủy mẫu (Hydromedusae) 13 3,13 Sứa lược (Ctenophora) 4 0,96 Thùy mẫu Ong (Siphonophora) 18 4,34 Sứa chính thức (Scyphozoa) 3 0,72 Giun nhiều tơ (Polychaeta) 1 0,24 Râu ngành (Cladocera) 3 0,72 Có vỏ (Ostracoda) 5 1,20 Chân mái chèo (Copepoda) 202 48,67 Chân cánh & chân khác (Pteropoda 22 5,30 & Heteropoda) Tôm qủy (Sergestidae, Lucifer) 4 0,96 Tôm lân (Euphausiacea) 18 4,34 Bơi nghiêng(Amphipoda) 74 17,83 Tôm cám (Mysidacea) 17 4,10 Hàm tơ (Chaetognatha) 10 2,41 Có bao (Tunicata) 21 3,06 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm thành phần loài So với vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thành phần loài ở vùng điều tra khá phong phú. Kết quả phân tích 560 mẫu ĐVPD qua 4 đợt khảo sát tại vùng điều tra đã xác định được 415 loài, trong đó đã bổ sung được 15 loài mới cho danh sách loài ĐVPD biển Việt Nam (Xem phụ lục Thành phần loài) bao gồm các nhóm loài như Hình 3.10, Bảng 3.3.
  21. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 113 Với số lượng loài như trên cho thấy vùng điều tra có thành phần loài ĐVPD phong phú và đa dạng. Mặc dù có thành phần loài phong phú hơn so với các vùng biển lân cận nhưng ở đây không có những loài chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng mà chỉ có một số loài như: Subeucalanus subcrassus, Euchaeta concinna, Acartia erythraea, Centropages furcatus có số lượng tương đối lớn. Khác với vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và vùng biển Đông Nam Bộ, do đặc điểm cấu tạo địa hình vùng biển điều tra chịu ảnh hưởng trực tiếp của khối nước mặn biển khơi và ít chịu ảnh hưởng của khối nước ngọt từ lục địa đổ ra, nên nhóm loài biển khơi nhiệt đới chiếm trên 85% tổng số loài. Nhiều loài nước lợ điển hình của vùng biển Đông Nam Bộ thuộc các giống như Sinocalanus, Acartiella hầu như không phát hiện thấy ở vùng điều tra. So với đợt điều tra trước đây ở vùng nước trồi Nam Trung Bộ (1992) phạm vi và độ sâu thu mẫu trong các đợt này lớn hơn cho nên ở đây chúng tôi đã phát hiện thấy nhiều loài biển sâu điển hình như Gaetanus minor, Centraugaptilus rattray, Euchirella curticauda Đặt biệt ở đây cũng phát hiện thấy loài Calanus sinicus ở vùng nghiên cứu, từ trước đến nay được coi là loài chỉ thị sinh học (biological indicator) cho dòng nước lạnh ven bờ từ Trung Quốc với trung tâm phân bố ở Hoàng Hải và Đông Hải với nhiệt độ nước khoảng 18 – 25oC. Sự xuất hiện của loài này ở vùng điều tra cho thấy dòng chảy theo các cồn ngầm của thềm lục địa từ ven bờ Trung Quốc đi xuống phía nam đem theo những loài nước lạnh tới vùng biển khơi Trung Bộ. Nhìn chung thành phần loài ở vùng điều tra gần giống với vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông Trung Quốc, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài có sự sai khác, như loài Canthocalanus pauper ở vịnh Bắc Bộ chiếm ưu thế rõ rệt, chiếm 18% tổng số cá thể ĐVPD, loài Temora discaudata chiếm 10%, nhưng hai loài trên chiếm số lượng không lớn ở vùng điều tra. Xét về mặt cấu trúc và phân bố địa lí cho thấy thành phần loài ĐVPD ở vùng biển điều tra được chia thành hai nhóm loài chính: - Nhóm loài biển khơi nhiệt đới: Bao gồm những loài biển khơi phân bố rộng, thích nghi với độ muối tương đối cao từ 33 – 34‰ như Subeucalanus
  22. 114 Bùi Hồng Long và những người khác subcrassus, Subeucalanus subtenuis, Euchaeta concinna, Undinula vulgaris, Cosmocalanus darwini - Nhóm loài nước nhạt ven bờ và vùng cửa sông: Bao gồm những loài nhiệt đới rộng sinh cảnh thích nghi với độ muối tương đối thấp 20 -32‰ như: Centropages furcatus, Temora discaudata, Labidocera minuta, Lucifer hanseni 2. Sinh vật lượng và phân bố mặt rộng Động vật phù du Sinh vật lượng ĐVPD thu được qua 4 đợt điều tra cho thấy: vào kỳ gió mùa Tây Nam (VG3 và VG7) có trọng lượng trung bình dao động 37 - 60mg/m3 và số lượng trung bình dao động 361 - 459 cá thể/m3. Kết quả này tương ứng với kết quả đã khảo sát ở vùng biển phía nam của vùng biển Nam Trung Hoa có trọng lượng trung bình đạt 67mg/m3 (Cheng Qing Chao, 1992) cũng như kết quả đã khảo sát trước đây ở vùng biển nước trồi Nam Trung Bộ (Ninh Thuận - Bình Thuận) với trọng lượng trung bình đạt 60 mg/m3 (tháng 8/1992) và cao gấp 3 - 4 lần so với kỳ chuyển tiếp gió mùa (VG4 và VG8) với sinh vật lượng dao động 14 - 19mg/m3, 114 - 159 cá thể/m3, trạm có sinh vật lượng cao nhất đạt 2336 cá thể/m3, 217mg3 (trạm 13) và thấp nhất đạt 14 cá thể/m3, 1,19 mg/m3 (trạm 41). Tháng có sinh vật lượng ĐVPD trung bình cao nhất đạt 459 cá thể/m3, 60mg/m3 (tháng 7/2003) và thấp nhất đạt 114 cá thể/m3, 19 -mg/m3(tháng 4/04) (xem Phụ lục 3.1). Tuy nhiên sự so sánh ở đây chỉ có giá trị tham khảo ở một mức độ nhất định bởi thời gian và quy mô điều tra có sự sai khác. Sự phân bố mặt rộng sinh vật lượmg ĐVPD được thể hiện ở Phụ lục 3.1 (Hình 5 và 7) cho thấy vào thời kỳ gió mùa Tây Nam vùng phân bố chủ yếu của ĐVPD tập trung ở giải ven bờ từ Tuy Phong đến Nha Trang và ngoài khơi vùng biển Phú Yên. Vào kỳ chuyển tiếp gió mùa, vùng phân bố chủ yếu của ĐVPD tập trung ở vùng phía bắc và phía đông của vùng điều tra (xem Phụ lục 3.1, Hình 5 và 8). 3. Phân bố mặt rộng số lượng một vài nhóm ĐVPD ĐVPD bao gồm nhiều nhóm loài, ở đây chúng tôi chỉ xét và trình bày nhóm ĐVPD có số lượng lớn và có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và biến đổi sinh vật lượng ĐVPD.
  23. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 115 Nhóm Chân mái chèo (Copepoda): có thành phần loài phong phú và số lượng cao nhất nên đóng vai trò quyết định xu thế phân bố và biến đổi sinh vật lượng ĐVPD. Ở vùng điều tra đã xác định được 202 loài, trong đó các giống như: Subeucalanus, Euchaeta, Undinula chiếm ưu thế nhất, do có kích thước lớn nên chúng đóng vai trò quyết định sinh vật lượng ĐVPD. Xu thế phân bố của chúng gần như đồng nhất với phân bố số lượng của ĐVPD. Một số loài chỉ thị cho khối nước ven bờ và vùng cửa sông như: Temora discaudata, Centropages furcatus, Labidocera minuta cũng có số lượng tương đối lớn (15 - 33 cá thể/m3). Tháng 7-2003 (VG-3) 2500 40 35 2000 ) 30 3 ) 3 /m 25 ể 1500 ng (mg/m 20 C, S‰ (cá th o ượ T độ 1000 t 15 ậ ng l ọ M Tr 10 500 5 0 0 11 12 13 23 24 31 33 34 41 42 45 51 53 55 62 64 71 81 91 101 Đ 1 Đ 2 Đ 3 Đ 5 Trạm Trọng lượng Mật độ S%o ToC Tháng 7-2004 (VG-7) 3000 40.0 35.0 2500 ) 3 ) 30.0 3 2000 /m ể 25.0 ng (mg/m 1500 20.0 C, S‰ (cá th o ượ T độ t 15.0 ậ ng l 1000 ọ M Tr 10.0 500 5.0 0 0.0 21 22 23 24 31 32 33 34 41 42 43 44 45 51 52 54 55 56 62 63 64 65 66 71 74 75 81 83 91 93 101 102 62* 62 63* 64* 65* 66* VT1 VT2 Trạm Trọng lượng Mật độ S%o ToC Hình 3.11: Biến đổi Sinh vật lượng ĐVPD vùng Nước trồi Nam Trung Bộ Nam Việt Nam vào kỳ gió mùa Tây Nam
  24. 116 Bùi Hồng Long và những người khác + Subeucalanus spp: Là những loài biển khơi phân bố rộng, chiếm ưu thế ở vùng điều tra, mật độ trung bình đạt 78 cá thể/m3, chiếm 17% tổng số cá thể ĐVPD, xu thế phân bố được thể hiện ở (xem Phụ lục 3.1 (Hình 10 và 11)). + Centropages furcatus (Dana, 1849): Là loài nước nhạt ven bờ và vùng cửa sông, phân bố rộng khắp thềm lục địa Việt Nam, cũng là một trong những loài tương đối chiếm ưu thế ở vùng điều tra, mật độ trung bình đạt 33 cá thể/m3, chiếm 7% tổng số ĐVPD, vùng phân bố được thể hiện ở Phụ lục 3.1 (Hình 9). Tháng 3-2005 (VG-8) 200 40 180 35 ) 160 3 ) 30 3 140 /m ể 120 25 ng (mg/m 100 20 C, S‰ (cá th o ượ 80 T độ 15 t ng l ng ậ 60 ọ M 10 Tr 40 20 5 0 0 21 22 23 24 31 32 33 34 41 43 45 51 52 53 54 55 62 VT Trạm Trọng lượng Mật độ S%o ToC Tháng 4-2004 (VG-4) 800 40 700 35 600 30 ) 3 ) 3 500/m 25 ể ng (mg/m 400 20 C, S‰ (cá th (cá o ượ T độ t 300ậ 15 ng l ọ M Tr 200 10 100 5 0 0 A1 A2 A3 1 2 3 4 11 12 13 14 21 22 23 24 31 32 33 34 41 42 43 44 45 51 52 53 54 55 56 62 63 64 65 66 33a Trạm Trọng lượng Mật độ S%o ToC Hình 3.13: Biến đổi Sinh vật lượng ĐVPD vùng Nước trồi Nam Trung Bộ Nam Việt Nam vào kỳ chuyển tiếp
  25. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 117 4. Phân bố thẳng đứng của ĐVPD Sự phân bố thẳng đứng của ĐVPD được thể hiện ở các tầng sau: 10 - 0, 25 - 10, 50 - 25, 100 - 50 và 150 - 100 bằng lưới Juday, với kích thước mắt lưới 200 μm, đường kính miệng lưới 37cm, dài 150cm. Kết quả phân tích cho thấy. Mật độ trung bình của ĐVPD vào kỳ gió mùa Tây Nam dao dộng từ 5.867 - 6.326 cá thể/m3, cao hơn gấp hai lần so với kỳ chuyển tiếp gió mùa (2543 cá thể/m3). Vào kỳ gió mùa Tây Nam VG7 (7/2004), vùng phân bố được thể hiện ở Phụ lục 3.1 (Hình 2 và 6) cho thấy: Tại mặt cắt 3, 4, 5, 6 và 7 đối, vùng phân bố chủ yếu của ĐVPD ở tầng 10 - 0m và 25 - 10m. Tại các mặt cắt 2, 6* và mặt cắt Vũng Tàu, vùng phân bố chủ yếu của ĐVPD ở tầng 50 - 25m, 100 - 50m. Vào kỳ chuyển tiếp gió mùa (VG4), vùng phân bố được thể hiện ở Phụ lục 3.1 (Hình 4) cho thấy: Tại các mặt cắt A, 0, 1 và 2, vùng phân bố chủ yếu của ĐVPD ở tầng 10 - 0m, 25 -10m. Tại các mặt cắt 3, 4, 5, và 6 vùng phân bố chủ yếu của ĐVPD ở tầng 25 - 50m, 100 - 50m. Có thể nêu lên một số nhận xét sau: 1. Kết quả phân tích 560 mẫu ĐVPD thu được qua 5 chuyến khảo sát tại vùng nước trồi nam Trung Bộ Việt Nam, bước đầu đã xác định được 415 loài, trong đó có 15 loài mới bổ sung cho danh mục loài của ĐVPD vùng biển Việt Nam. 2. Dựa trên cấu trúc thành phần loài ở vùng biển nước trồi Nam Trung Bộ Việt Nam có thể chia thành phần loài ở đây thành 2 nhóm loài chính. - Nhóm loài biển khơi nhiệt đới phân bố rộng - Nhóm loài nước nhạt ven bờ và vùng cửa sông 3. Sinh vật lượng ĐVPD vào kỳ gió mùa Tây Nam (37 - 60mg/m3, 361 - 459 cá thể/m3) cao gấp 3 - 4 lần so với kỳ chuyển tiếp gió mùa (14 - 19mg/m3, 114 - 159 cá thể/m3). 4. Vùng phân bố mặt rộng Sinh vật lượng ĐVPD vào kỳ gió mùa Tây Nam chủ yếu tập trung ở dải ven bờ từ Tuy Phong đến Khánh Hòa và ngoài khơi vùng biển Phú Yên, vào kỳ chuyển tiếp gió mùa vùng phân bố chủ yếu nằm ở phần phía bắc và đông của vùng điều tra. 5. Sự phân bố thẳng đứng của ĐVPD vào kỳ gió mùa Tây Nam (VG7) cho thấy: Tại mặt cắt 3, 4, 5, 6 và 7, vùng phân bố chủ yếu tập trung ở tầng 10 - 0m, 25 - 10m. Tại các mặt cắt 2, 6* và mặt cắt Vũng Tàu, vùng phân bố chủ yếu ở tầng 50 - 25m và 100 - 50m. Vào kỳ chuyển tiếp gió mùa (VG-4), vùng phân bố chủ yếu tập trung ở tầng 10 - 0m, 25 - 10 ở các mặt cắt A, 0, 1 và I2, các mặt cắt 3, 4, 5 và 6 vùng phân bố chủ yếu của ĐVPD ở tầng 50 - 25 m, 100-50m.
  26. 118 Bùi Hồng Long và những người khác Bảng: Danh lục thành phần loài vùng biển nước trồi Nam Trung Bộ Việt Nam, 2003 – 2005 Hydromedusae 3 Conchoecia serrulata Claus 1 Aglaura hemistoma Peron and Lesueur, 1810 4 Cypridina noctiluca Kajiyama 2 Bougainvillia ramosa (Van Beneden) 5 Halocypris globosa (Claus) 3 Bougainvillia sp Copepoda 4 Cunina sp 1 Acartia amboinensis Carl, 1907* 5 Eirene viridula (Peron and Lesueur, 1810) 2 Acartia bispinosa (Carl, 1907)* 6 Helgicirrha sp 3 Acartia danae Giesbrecht, 1889 7 Koellikeria fasciculata (Peron and Lesueur, 1810) 4 Acartia erythraea Giesbrecht,1889 8 Leuckartiara octona (Fleming, 1823) 5 Acartia negligens Dana, 1849 9 Liriope tetraphylla (Chamisso and Eysenhardt, 1821) 6 Acartia pacifica Steuer, 1915 10 Obelia sp 7 Acrocalanus gibber Giesbrecht,1888 11 Rhopalonema velatum Gegenbaur, 1857 8 Acrocalanus gracilis, Giesbrecht,1888 12 Sarsia sp 9 Acrocalanus longicornis Giesbrecht,1888 13 Solmundella bitentaculata (Quoy and Gaimard, 1883) 10 Acrocalanus monachus Giesbrecht, 1888 Siphonophora 11 Aetideus armatus (Boeck, 1872) 1 Abyla leuckarti Huxley, 1859 12 Arietellus simplex G.O. Sars, 1905 * 2 Abyla sp 13 Bestiola sp 3 Abylopsis eschscholtzi (Huxley, 1859) 14 Calanopia elliptica (Dana,1849) 4 Abylopsis tetragona (Otto, 1823) 15 Calanopia minor A. Scott, 1902 5 Agalma elegans (Sars, 1846) 16 Calanopia thompsoni A. Scott,1909 6 Bassia bassensis L. Agassiz, 1862 17 Calanus sinicus Brodsky, 1962 7 Chelophyes appendiculata (Eschscholtz, 1829) 18 Calocalanus pavo (Dana,1849) 8 Chelophyes contorta (Lens and van Riemsdijk, 1809) 19 Calocalanus plumulosus (Claus, 1863) 9 Diphyes bojani (Eschscholtz, 1829) 20 Calocalanus sp 10 Diphyes chamissonis Huxley, 1859 21 Calocalanus styliremis Giesbrecht, 1888 11 Diphyes dispar Chamisso and Eysenhardt, 1821 22 Candacia aethiopica (Dana, 1849) 12 Eudoxoides spiralis (Bigelow, 1911) 23 Candacia bipinnata Giesbrecht, 1892 13 Halistemma rubra Vogt 24 Candacia bradyi, A. Scott,1902 14 Lensia campanella (Moser, 1925 25 Candacia catula (Giesbrecht, 1889) 15 Lensia subtilis (Chun, 1886) 26 Candacia curta (Dana, 1849) 16 Lensia subtiloides (Lens and van Riemsdijk,1908) 27 Candacia discaudata A. Scott, 1909 17 Sulculeolaria sp 28 Candacia longimana (Claus, 1863) 18 Enneagonum hyalynum Quoy and Gaimard 29 Candacia pachydactyla (Dana, 1849) Scyphozoa 30 Candacia varicans (Giesbrecht, 1892)* 1 Nausithoe punctata Kolliker, 1853 31 Canthocalanus pauper (Giesbrecht,1888) 2 Nausithoe sp 32 Centropages calaninus (Dana, 1849) 3 Pelagica noctiluca (Forskal, 1775) 33 Centropages dorsispinatus Thompson & Scott, 1903 Ctenophora 34 Centropages furcatus (Dana, 1849) 1 Beroe forskalii Milne- Edwards, 1841 35 Centropages gracilis (Dana,1849) 2 Hormiphora plumosa L. Agassiz, 1860 36 Centropages longicornis Mori, 1932 3 Hormiphora sp 37 Centropages orsini Giesbrecht, 1889 4 Pleurobrachia pileus (O.F. Muller, 1776) 38 Centropages sp Polychaeta 39 Centropages tenuiremis Thompson & Scott, 1903 1 Tomopteris laevipes 40 Chiridius poppei Giesbrecht, 1892 Cladocera 41 Clausocalanus arcuicornis (Dana,1849) 1 Penilia avirostris Dana, 1852 42 Clausocalanus furcatus (Brady, 1883) 2 Pleopis schmackeri (Poppe, 1889) 43 Clausocalanus pergens Farran, 1926 3 Pseudevadne tergestina (Claus, 1877) 44 Clytemnestra scutellata Dana, 1847 Ostracoda 45 Copilia mirabilis Dana, 1849 1 Conchoecia daphnoides (Claus) 46 Copilia quadrata Dana, 1849 2 Conchoecia obtusata Sars 47 Copilia vitrea Haeckel, 1864
  27. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 119 48 Corycaeus affinis McMurrichi, 1916 99 Labidocera euchaeta (Giesbrecht, 1889) 49 Corycaeus agilis Dana,1849 100 Labidocera minuta (Giesbrecht, 1889) 50 Corycaeus andrewsi Farran, 1911 101 Labidocera pavo Giesbrecht, 1889 51 Corycaeus asiaticus F. Dahl, 1894 102 Longipedia weberi A. Scott, 1909 52 Corycaeus catus F. Dahl, 1894 103 Lubbockia squillimana Claus, 1863 53 Corycaeus concinnus (Dana, 1847) 104 Lucicutia flavicornis (Laus, 1863) 54 Corycaeus crassiusculus Dana, 1849 105 Lucicutia ovalis Wolfenden, 1911 55 Corycaeus dahli Tanaka, 1957 106 Macrosetella gracilis Dana,1847 56 Corycaeus erythraeus Cleve, 1901 107 Mecynocera clausi Thompsoni 1890 57 Corycaeus flaccus Giesbrecht,1891 108 Metacalanus aurivillii Cleve, 1901 58 Corycaeus furcifer Claus, 1863 109 Microsetella norvegica (Boeck, 1846) 59 Corycaeus gibbulus (Giesbrecht, 1891) 110 Miracia minor T. Scott, 1894 60 Corycaeus lautus (Dana, 1849) 111 Nanocalanus minor (Claus, 1863 61 Corycaeus limbatus G. Brady, 1883 112 Neocalanus robustior (Giesbrecht,1888) 62 Corycaeus longicaudis (Dana, 1849) 113 Neocalanus gracilis (Dana,1849) 63 Corycaeus longistilis Dana, 1849 114 Neocalanus robustior (Giesbrecht,1888) 64 Corycaeus lubbocki Giesbrecht, 1891 115 Oithona plumifera Baird, 1843 65 Corycaeus pacificus F. Dahl, 1912 116 Oithona aruensis Fruchtl, 1923* 66 Corycaeus robustus Giesbrecht,1891 117 Oithona attenuata Farran, 1913 67 Corycaeus rostratus (Claus, 1863) 118 Oithona brevicornis Giesbrecht, 1891 68 Corycaeus sp 119 Oithona decipiens Farran, 1913 69 Corycaeus speciosus Dana,1849 120 Oithona fallax Farran, 1913 70 Corycaeus viretus Dana, 1849 121 Oithona frigida Giesbrecht, 1902 71 Cosmocalanus darwini Bradford & Jillett, 1974 122 Oithona nana Giesbrecht, 1892 72 Ctenocalanus vanus Giesbrecht, 1888 123 Oithona rigida Giesbrecht, 1896 73 Dactylopusia sp 124 Oithona setigera Dana, 1849 74 Euaetideus acutus Grice, 1962 125 Oithona similis Claus, 1866 75 Euaetideus giesbrechti (Claus, 1863) 126 Oithona simplex Farran, 1913 76 Eucalanus elongatus (Dana,1849) 127 Oithona sp 77 Euchaeta spinosa Giesbrecht, 1892* 128 Oithona tenuis Rosendorn, 1917 78 Euchaeta concinna Dana, 1849 129 Oncaea clevei Frucht, 1932 79 Euchaeta longicornis Giesbrecht, 1888 130 Oncaea conifera Giesbrecht, 1891 80 Euchaeta marina (Prestandrea, 1833) 131 Oncaea media Giesbrecht, 1891 81 Euchaeta plana Mori,1937 132 Oncaea mediterranea Claus, 1863 82 Euchaeta wolfendeni A. Scott, 1909 133 Oncaea minuta Giesbrecht, 1892 83 Euchirella amoena Giesbrecht, 1888 134 Oncaea similis G.O. Sars, 1918 84 Euchirella curticauda Giesbrecht, 1888 135 Oncaea sp 85 Euchirella galeata Giesbrecht,1888* 136 Oncaea venusta Philippi, 1843 86 Euchirella pulchra (Lubbock, 1856) 137 Pachysoma punctatum Claus, 1863 87 Euterpina acutifrons (Dana, 1847) 138 Paracalanus aculeatus Giesbrecht, 1888 88 Gaetanus minor Farran, 1905 139 Parvocalanus crassirostris Andronov, 1970 89 Haloptillus mucronatus (Claus, 1863) 140 Paracalanus gracilis Chen & Zhang, 1965 90 Haloptilus acutifrons (Giesbrecht, 1892) 141 Paracalanus parvus (Claus, 1863) 91 Haloptilus longicornis (Claus, 1863) 142 Paracalanus sp 92 Haloptilus ornatus (Giesbrecht, 1892) 143 Paracandacia bispinosa Grice, 1963* 93 Haloptilus oxycephalus (Giesbrecht, 1892)* 144 Paracandacia truncata Grice, 1963 94 Heterorhabdus abyssalis (Giesbrecht, 1889)* 145 Paraeuchaeta russelli (Farran, 1936) 95 Heterorhabdus papilliger (Claus,1863) 146 Subeucalanus mucronatus (Giesbrecht, 1888) 96 Labidocera acuta (Dana, 1849) 147 Pareucalanus parki Bradford, 1994 97 Labidocera bipinnata Tanaka, 1936 148 Phaenna spinifera Claus, 1863 98 Labidocera detruncata (Dana, 1849) 149 Pleuromamma abdominalis (Lubbock, 1856)
  28. 120 Bùi Hồng Long và những người khác 150 Pleuromamma borealis (Dahl, 1893) 201 Pareuchaeta russelli (Farran, 1936) 151 Pleuromamma gracilis (Claus,1863) 202 Centraugaptilus rattrayi (T. Scott, 1893)* 152 Pleuromamma robusta (Dahl, 1893) Heteropoda & Pteropoda 153 Pleuromamma sp 1 Agdina sp 154 Pleuromamma xiphias (Giesbrecht, 1889) 2 Agdina stimpsoni A. Adams, 1867 155 Pontella fera Dana, 1849 3 Atlanta depressa Souleyet, 1852 156 Pontella latifurca Chen & Zhang, 1965 4 Atlanta fusca Souleyet, 1852 157 Pontella securifer Brady,1933 5 Atlanta helicoides Souleyet, 1852 158 Pontella spinicauda Mori, 1937 6 Atlanta inflata Souleyet, 1852 159 Pontellina plumata (Dana,1849) 7 Atlanta turriculata d'orbigny, 1836 160 Pontellopsis armatus (Giesbrecht, 1889) 8 Cavolinia longirostris Lesueur, 1821 161 Pontellopsis inflatodigitata (Chen & Zhang, 1973) 9 Clio pyramidata Linnaeus, 1767 162 Pontellopsis macronyx A. Scott,1909) 10 Creseis acicula Rang, 1828 163 Pontellopsis regalis (Dana, 1849) 11 Creseis clava Rang, 1828 164 Pontellopsis strenua (Dana, 1849) 12 Creseis virgula Rang, 1828 165 Pontellopsis tenuicauda (Giesbrecht,1889) 13 Desmopterus papilio Chun, 1889 166 Pontellopsis villosa Brady, 1833 14 Diacria quadridentata (Lesueur, 1821) 167 Pontellopsis yamadae Mori, 1937 15 Echinospira sp 168 Pseudodiaptomus incisus Shen & Lee,1963 16 Euclio balantium (Rang, 1834) 169 Pseudodiaptomus sp 17 Firoloida desmaresti Lesueur, 1817 170 Rhincalanus cornutus Dana, 1849 18 Limacina bulimoides (d'orbibny, 1836) 171 Rhincalanus nasutus Giesbrecht, 1888 19 Limacina inflata (d'orbigny, 1836) 172 Sapphirina angusta Dana, 1849 20 Limacina trochiformis (d'orbigny) 173 Sapphirina metallina Giesbrecht, 1891* 21 Peraclis reticulata (d'orbigny, 1836 174 Sapphirina nigromaculata Claus, 1863 22 Pterotrachea minuta Bonnevie,1913 175 Sapphirina opalina Dana,1849 Sergestidae 176 Sapphirina ovatolanceolata Dana, 1849 1 Lucifer hanseni Nobili 177 Sapphirina sp 2 Lucifer intermedius Hansen 178 Sapphirina stellata Giesbrecht, 1891 3 Lucifer penicillifer Hansen 179 Scaphocalanus affinis (Sars, 1900)* 4 Lucifer typus H. Milne Edwards 180 Scolecithricella bradyi (Giesbrecht,1888) Mysidacea 181 Scolecithricella ctenopus (Giesbrecht,1888) 1 Acanthomysis laticauda Lui et wang, 1980 182 Scolecithricella dentata (Giesbrecht, 1892) 2 Acanthomysis sp 183 Scolecithricella longispinosa Chen and Zhang, 1965 3 Anchialina parva =Anchialina dentata Pillai, 1964 184 Scolecithricella vittata (Giesbrecht, 1892) 4 Anchialina sp 185 Scolecithrix danae Lubbock, 1856 5 Anchialina typica 0rientalis Nouvel, 1971 186 Scolecithrix nicobarica Sewell, 1929 6 Anysomysis bipartoculata Ii, 1964 187 Scottocalanus securifrons (T. Scott, 1894)* 7 Anysomysis sp 188 Stephos sp 8 Gastrosaccus indicus Hansen, 1910 189 Subeucalanus crassus Bradford, 1994 9 Hemisiriella parva Hansen, 1910 190 Subeucalanus mucronatus Bradford, 1994 10 Nanomysis siamensis W. Tattersall, 1921 191 Subeucalanus subcrassus Bradford, 1994 11 Pseudanchialina inermis (Illig, 1906) 192 Subeucalanus subtenuis Bradford, 1994 12 Pseudanchialina pusilla (G.O. Sars, 1883) 193 Temora discaudata Giesbrecht, 1889 13 Rhopalophthalmus egregius Hansen,1910 194 Temora stylifera (Dana, 1849) 14 Siriella dubia Hansen, 1910 195 Temora turbinata (Dana,1849) 15 Siriella sp 196 Temoropia mayumbaensis T. Scott, 1894 16 Siriella thompsoni H. MilneEdwards, 1837 197 Tortanus forcipatus Giesbrecht, 1889 17 Promysis orientalis Dana 1852 198 Tortanus gracilis Brady, 1883 Euphausiacea 199 Undeuchaeta plumosa (Lubbock, 1856)* 1 Euphausia brevis Hansen, 1905 200 Undinula vulgaris (Dana, 1849) 2 Euphausia diomedae Ortmann, 1894
  29. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 121 3 Euphausia pseudogibba Ortmann, 1893 35 Lycaeopsis themistoides Claus, 1879 4 Euphausia sanzoi Torelli, 1934 36 Lycaeopsis zamboangae (Stebbing, 1888) 5 Euphausia sibogae Hansen, 1908 37 Oxycephalus latirostris Claus, 1889 6 Euphausia similis G.O. Sars, 1883 38 Paralycaea sp 7 Euphausia sp 39 Parapronoe parva Claus, 1879 8 Euphausia tenera Hansen, 1905 40 Parascelus edwardsi Claus, 1879 9 Nematoscelis atlantica Hansen, 1910 41 Parascelus sp 10 Nematoscelis microps G.O. Sars 1883 42 Parascelus typhoides Claus, 1879 11 Pseudeuphausia latifrons (G.O. Sars 1883) 43 Paratyphis maculatus Claus, 1879 12 Stylocheiron abbreviatum G.O. Sars, 1883 44 Paratyphis parvus Claus, 1887 13 Stylocheiron affine Hansen, 1910 45 Paratyrus sp 14 Stylocheiron insulare Hansen, 1910 46 Phronimella elongata (Claus, 1862) 15 Stylocheiron micropthalma Hansen, 1910 47 Phronima curvipes Vosseler, 1901 16 Stylocheiron suhmii G.O. Sars, 1883 48 Phronima pacifica Streets, 1877 17 Thysanopoda aequalis Hansen, 1905 49 Phronima sedentaria (Forskal, 1775) 18 Thysanopoda tricuspidata Milne-Ewards, 1837 50 Phronima sp Amphipoda 51 Phronima stebbingi Vosseler, 1901 1 Amphithyrus bispinosus Claus, 1879 52 Acanthoscina acanthodes (Stebbing, 1895) 2 Amphithyrus glaber Spandl, 1924 53 Phronimopsis sp 3 Amphithyrus muratus Volkov 54 Phronimopsis spinifera Claus, 1879 4 Amphithyrus similis Claus, 1879 55 Phrosina semilunata Risso, 1822 5 Amphithyrus sp 56 Phrosina sp 6 Brachyscelus crusculum Bate, 1861 57 Phtisica marina Slabber 7 Brachyscelus globiceps (Claus, 1879) 58 Platyscelus avoides (Risso, 1816 8 Brachyscelus macrocephalus Stephensen, 1925 59 Platyscelus serrulatus Stebbing, 1888 9 Brachyscelus rapax (Claus, 1879) 60 Platyscelus sp 10 Brachyscelus sp 61 Primno latreillei Stebbing, 1888 11 Calomorhynchus pellucidus Streets, 1878 62 Primno macropa Guerin-Meneville, 1836 12 Caprella sp 63 Primno sp 13 Cranocephalus scleroticus Bovallius, 1890 64 Rhabdosoma armatum (Milne-Edwards, 1840 14 Dairelle sp 65 Schizoscelus ornatus Claus,1879 15 Eupronoe armata Claus, 1879 66 Scina crassicornis (Fabricius, 1775) 16 Eupronoe maculata Claus, 1879 67 Sinorhynchotus antennarius (Claus, 1871) 17 Eupronoe minuta Claus, 1879 68 Streetsia porcella (Claus, 1879) 18 Eupronoe sp 69 Streetsia sp 19 Glossocephalus milneedwardsi Bovallius 1887 70 Tetrathyrus forcipatus Claus, 1879 20 Hyperia galba (Montagu, 1815) 71 Tetrathyrus sp 21 Hyperia sp 72 Themistella fusca (Dana, 1852) 22 Hyperiella macronyx (Walker, 1906) 73 Tullbergella cuspidata Bovallius, 1887 23 Hyperiella sp 74 Vibilia gibbosa Bovallius, 1887 24 Hyperioides longipes Chvreux, 1900 Chaetognatha 25 Leptocotis tenuirostris (Claus, 1871) 1 Krohnitta pacifica (Aida, 1897) 26 Lestrigonus latissimus (Bovallius, 1889) 2 Krohnitta subtilis (Grassi, 1881) 27 Lestrigonus schizogeneios (Stebbing, 1888) 3 Pterosagitta draco (Krohn, 1853) 28 Lestrigonus shoemackeri Bowman, 1973 4 Sagitta bedoti (Beranecki, 1895) 29 Lestrigonus sp 5 Sagitta decipiens (Fowler) 30 Lycaea pachypoda (Claus, 1879) 6 Sagitta delicata (Tokioka, 1939) 31 Lycaea pulex Marion, 1874 7 Sagitta enflata (Grassi, 1881) 32 Lycaea serrata Claus, 1879 8 Sagitta hexaptera (Dorbigny) 33 Lycaea sp 9 Sagitta neglecta (Aida, 1897) 34 Lycaeopsis sp 10 Sagitta pacifica (Tokioka, 1940)
  30. 122 Bùi Hồng Long và những người khác 11 Sagitta regularis (Aida, 1897) 10 Fritillaria sp 12 Sagitta robusta (Doncaster, 1902) 11 Fritillaria tenella Lohman,1896 Tunicata 12 Megalocercus huxleyi Chun,1888 1 Appendicularia sicula Fol, 1874 13 Oikopleura dioica Fol, 1872 2 Dolioletta gegenbauri Uljanin, 1884 14 Oikopleura fusiformis Fol, 1872 3 Dolioletta sp 15 Oikopleura longicauda (Vogt, 1854) 4 Doliolum denticulatum Quoy and Gaimard, 1834 16 Oikopleura rufescens Fol, 1872 5 Fritillaria borealis Lohman,1896 17 Iasis zonaria (Pallas,1774) 6 Fritillaria formica Fol,1872 18 Salpa fusiformis Cuvier, 1804 7 Fritillaria gracilis Lohman, 1896 19 Thalia democratica (Forskal, 1775) 8 Fritillaria haplostoma Fol, 1872 20 Ritteriella amboinensis (Apstein,1904) 9 Fritillaria pellucida (Busch, 1851) 21 Brooksia rostrata (Traustedt,1893) * Loài mới cho vùng biển Việt Nam Loài đặc trưng cho vùng Cửa sông Loài nước ấm Ôn đới PHỤ LỤC 3.1: PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT PHÙ DU VÙNG NƯỚC TRỒI NAM VIỆT NAM Hình: 1. Sơ đồ vị trí trạm thu mẫu các chuyến khảo sát vùng biển nước trồi Nam Việt Nam 2003-2005
  31. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 123 Hình 2: Phân bố thẳng đứng ĐVPD vùng biển nước trồi Nam Việt Nam kỳ gió mùa Tây Nam, tháng 7/2003 (VG-3).
  32. 124 Bùi Hồng Long và những người khác Hình: 3. Phân bố mặt rộng Sinh vật lượng ĐVPD vùng nước trồi Nam Việt Nam vào kỳ gió mùa Tây Nam, tháng 7/2003 (VG 3)
  33. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 125 Hình 4: Phân bố thẳng đứng ĐVPD vùng biển nước trồi Nam Việt Nam kỳ chuyển tiếp gió mùa, tháng 4/2004 (VG4). Lưới 200 VG4
  34. 126 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 5: Phân bố mặt rộng Sinh vật lượng ĐVPD vùng nước trồi Nam Việt Nam kỳ chuyển tiếp gió mùa, tháng 4/2004 (VG4). Lưới 500μm)
  35. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 127 Hình 6: Phân bố thẳng đứng ĐVPD vùng biển nước trồi Nam Việt Nam kỳ gió mùa Tây Nam, tháng 7/2004 (VG7)
  36. 128 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 7: Phân bố mặt rộng Sinh vật lượng ĐVPD vùng nước trồi Nam Việt Nam vào kỳ gió mùa Tây Nam, tháng 7/2004 (VG -7).
  37. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 129 Hình 8: Phân bố mặt rộng Sinh vật lượng ĐVPD vùng nước trồi Nam Việt Nam vào kỳ chuyển tiếp gió mùa, tháng 3/2005 (VG8). Lưới 500μm).
  38. 130 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 9: Phân bố mặt rộng Centropages furcatus vùng nước trồi nam Việt Nam kỳ gió mùa Tây Nam
  39. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 131 Hinh 3.22: Phân bố mặt rộng Subeucalanus spp vùng nước trồi nam Việt Nam kỳ gió mùa Tây Nam
  40. 132 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 11: Phân bố mặt rộng Subeucalanus spp vùng nước trồi nam Việt Nam kỳ Chuyển tiếp gió mùa
  41. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 133 III. SỰ PHÂN BỐ HÀM LƯỢNG CHLOROPHYLL-A VÀ TẢO NỞ HOA 1. Mở đầu Vùng nước trồi (upwelling) là sự di chuyển thẳng đứng của khối nước từ bên dưới tầng sâu (deep water layer) lên trên bề mặt (surface water layer) mang theo nhiều chất dinh dưỡng tạo môi trường tối ưu cho quá trình quang hợp của phytoplankton. Do đó vùng nước trồi thường cho năng suất sơ cấp (primary productivity) cao hơn so với vùng biển khác. Ở vùng ven bờ Nam Trung Bộ Việt Nam hiện tượng nước trồi thường xuyên tồn tại trong mùa gió tây nam (mùa hè), đây được xem là ngư trường chính ở vùng ven bờ Biển Đông nói riêng và cũng như ở bờ Tây Thái Bình Dương nói chung. Vì vậy, khu vực này đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế thủy sản và khoa học. Vùng nước trồi Nam Trung Bộ đã được phát hiện trong chuyến điều tra NAGA năm 1959 - 1960. Đến nay đã được nhiều chương trình, dự án và các nhà khoa học nghiên cứu (Wyrtky, 1961; Lafond, 1966), Lê Phước Trình (1981). Viện Hải dương học Nha Trang (1992 - 1995) đã tiến hành điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, thuỷ văn động lực, sinh thái môi trường và một số nhóm nguồn lợi hải sản quan trọng ở vùng nước trồi này. Dự án hợp tác Việt - Đức (2002) đã được tiến hành nhằm nghiên cứu toàn diện hơn về hiện tượng nước trồi ở khu vực này. Trong đó, phương pháp viễn thám là một trong những kỹ thuật mới được sử dụng để nghiên cứu các cấu trúc thủy văn (nhiệt độ, độ cao động lực, gió) ở vùng nước trồi (Tống Phước Hoàng Sơn, 2005). Tuy nhiên việc ứng dụng viễn thám hải dương để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố thủy văn động lực, môi trường cũng như sinh vật lượng của SVPD (chlorophyll-a) với khả năng xảy ra hiện tượng tảo nở hoa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Dưới đây là kết quả sử dụng kỹ thuật viễn thám trong xác định các khu vực có xảy ra hiện tượng tảo nở hoa vào các thời kỳ khác nhau trong năm thông qua sự phân bố của hàm lượng chlorophyll-a bề mặt.
  42. 134 Bùi Hồng Long và những người khác 2. Tài liệu và phương pháp 2.1. Tư liệu nghiên cứu Kỹ thuật viễn thám và GIS là những công cụ chính được sử dụng để đánh giá đặc điểm phân bố của chlorophyll-a ở vùng nước trồi. Các phần mềm: ENVI v3.4, SeaDAS v5.4 được sử dụng để xử lý ảnh viễn thám; GIS - MapInfor 7.5, Ocean Data View 3.2.1a được sử dụng để biên tập bản đồ. Các phần mềm R và MS. Office Excel được kết hợp với bộ phần mềm viễn thám và GIS để phân tích xử lý thông tin và xây dựng các thuật toán giải đoán. Các loại ảnh viễn thám: Bộ ảnh viễn thám đa thời gian (bao gồm ảnh gốc Level 1, 2B và ảnh đã xử lý (Level 3) với các độ phân giải khác nhau đã được sử dụng, cụ thể: Ảnh MODIS 1.1 km download từ trang web http:www.oceancolor.gsfc.nasa.gov được sử dụng nhằm đánh giá phân bố hàm lượng chlorophyll-a (bảng 3.4). Kỹ thuật tạo ảnh tổ hợp nhằm trung bình hóa theo tháng về hàm lượng chlorophyll-a tầng mặt đã được sử dụng. Bộ ảnh Landsat ETM+ (30m) bao gồm 14 cảnh và bộ ảnh AVNIR2 (10m) bao gồm 6 cảnh chụp thời kỳ năm 2007 - 2008 được sử dụng để phân tích chi tiết sự phân bố hàm lượng chlorophyll-a ở tầng mặt cũng như đánh giá sự xuất hiện của hiện tượng tảo nở hoa ở vùng nước trồi vào các thời kỳ khác nhau. Bảng 3.4. 86 ảnh MODIS phủ phạm vi khu vực nghiên cứu, các ảnh này được chụp hàng ngày trong hai năm 2007 và 2008 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Total 2007 5 3 4 5 6 3 6 4 4 3 4 5 48 2008 4 3 5 6 2 4 4 3 2 2 1 2 38 Bên cạnh đó, dữ liệu đa thời gian từ ảnh SeaWiFS cũng được sử dụng trong phân tích sự biến động theo mùa của hàm lượng chlorophyll-a ở khu vực nghiên cứu. Dữ liệu được lưu trữ ở trang web
  43. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 135 Hình 3.14: Bản đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các trạm khảo sát thực địa () phục vụ giải đoán phân bố chlorophyll-a ven bờ từ ảnh viễn thám độ phân giải cao. Vùng nước trồi Nam Trung Bộ, Việt Nam tập trung vùng ven bờ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu trong giới hạn 107o00’ - 112o00’ kinh độ Đông và 09o00’ - 13o00’ vĩ độ Bắc. Tài liệu khảo sát: Hàm lượng chlorophyll-a tầng mặt ở 21 trạm khảo sát (hình 3.14) được thu thập từ ngày 17 đến 25 của các tháng từ 5 đến 9 năm 2007 và từ 4 đến 9 năm 2008 được sử dụng để xây dựng các thuật toán chuẩn trong đánh giá phân bố của hàm lượng chlorophyll-a từ ảnh viễn thám độ phân giải cao. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các thuật toán giải đoán ảnh Thuật toán OC3 được sử dụng để giải đoán sự phân bố hàm lượng chlorophyll-a tầng mặt từ ảnh MODIS (O’Reilly & cs., 2000). Chlo-a (mg m-3) = 10^( 0.283 – (2.753 * R) + (1.457 * R2) + (0.659 *R3)- (1.403 * R4)) (1) Trong đó: R = log10[max(Rrs(443)/Rrs(551), Rrs(488)/ Rrs(551))].
  44. 136 Bùi Hồng Long và những người khác Phân bố chi tiết của hàm lượng chlorophyll-a trong từng thời điểm cụ thể và vị trí xuất hiện của các vùng tảo nở hoa được xác định trực tiếp từ ảnh Landsat ETM+ (30m) và ảnh AVNIR (10m). Hàm lượng chlorophyll-a phụ thuộc trực tiếp vào phổ phản xạ bề mặt của băng xanh lam và băng đỏ của cả ảnh Landsat ETM+ và ảnh AVNIR2 (Asif Mumtaz Bhatti & cs., 2007). Từ kết quả khảo sát thực địa hàm lượng chlorophyll-a ở vùng biển Bình Thuận được sử dụng trong xây dựng thuật toán giải đoán phân bố của chlorophyll-a cho cả hai loại ảnh Landsat ETM+ và ALOS-AVNIR2, như sau: Ảnh Landsat ETM+ (30m) ⎧ 3.3887 * R 2 - 10.368 * R + 8.2128 ⎪ ; Nếu Chlo 1 Trong đó: R = log(B3)/Log(B1); B3 là phổ phản xạ bề mặt nước của băng đỏ; B1 là phổ phản xạ bề mặt nước của băng xanh lam. B1, B3 được tính thông qua phương pháp hiệu chỉnh bức xạ và khí quyển dựa trên ảnh gốc Landsat ETM+ đi kèm các thông số về ngày, giờ thu nhận ảnh, độ cao mặt trời và cả chỉ số bức xạ biểu kiến ở đỉnh khí quyển TOA (Top of Atmospheric) của từng băng ảnh (hình 3.15 a-b). (a) (b) 1 10 Chlo -a Chlo -a Chlo‐a Chlo‐a (ug/l) [mg(ug/l) m‐3] [mg m‐3] 0.8 8 0.6 6 0.4 4 2 y = 3.3887x - 10.368x + 8.2128 y = 1287.7x2 - 3431.7x + 2289.2 2 R = 0.8754 R2 = 0.959 0.2 2 Log(b3)/Log(b1) Log(b3)/Log(b1) 0 0 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.3 1.32 1.34 1.36 1.38 1.4 1.42 Hình 3.15 (a-b). Thuật toán giải đoán phân bố chlorophyll-a từ ảnh Landsat ETM+; (a) với hàm lượng chlorophyll-a 1
  45. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 137 Ảnh AVNIR2 (10m) Thuật toán giải đoán phân bố 12 Chlo-aChlo ‐a chlorophyll-a phụ thuộc vào tỉ số (ug/l)[mg m‐3] 10 B3/B1 (3). y = 48.812x2 + 2.0294x - 6.9266 -3 2 R2 = 0.9793 Chlo-a (mg m ) = (48.812 * R ) + 8 (2.0294 * R) - 6.9266 (3) 6 Trong đó: R = B3/B1; B3 là phổ phản xạ bề mặt nước của băng 4 đỏ; B1 là phổ phản xạ bề mặt nước 2 của băng xanh lam. B1, B3 được B3/B1 tính thông qua phương pháp hiệu 0 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 chỉnh bức xạ và khí quyển dựa trên ảnh gốc AVNIR2 đi kèm các thông số về ngày, giờ thu nhận ảnh, độ Hình 3.16. Thuật toán giải đoán phân bố cao mặt trời và cả chỉ số bức xạ chlorophyll-a từ ảnh AVNIR2 dựa trên kết quả khảo sát thực tế trong hai năm 2007 - biểu kiến ở đỉnh khí quyển TOA 2008 (Top of Atmospheric) của từng băng ảnh (hình 3.16). 3. Kết quả nghiên cứu 1. Phân bố hàm lượng chlorophyll-a trung bình Hàm lượng chlorophyll-a biến đổi mạnh theo không gian và thời gian. Chlorophyll-a cao nhất dọc ven bờ và giảm dần ra ngoài khơi. Bên cạnh đó là sự biến thiên của nồng độ chlorophyll-a rất rõ qua các thời kỳ trong năm. 1.1. Biến động theo thời gian Dựa trên sự biến động theo dòng thời gian của hàm lượng chlorophyll-a từ năm 2004 đến 2009 cho thấy hàm lượng chlorophyll-a dao động trong khoảng từ 0,1 - 1,513mg m-3. Hàm lượng chlorophyll-a ở khu vực đạt giá trị cực đại 1.917mg m-3 vào tháng 12 năm 2006 và 1.513mg m-3 vào tháng 1 năm 2007. Trung bình 5 năm hàm lượng chlorophyll-a đạt cực đại vào các tháng 8 - 10 hằng năm với giá trị dao động trong khoảng 0.5 - 0.8mg m-3 (hình 3.17).
  46. 138 Bùi Hồng Long và những người khác concentration -a (mg m-3) (mg Chlorophyll Months Hình 3.17. Sự biến động hàm lượng chlorophyll-a theo thời gian từ ảnh SeaWiFS theo mùa trong 5 năm từ 2004 đến 2008 ở khu vực nghiên cứu. Selected averaging area 9.0N - 13.0N, 107.0E -112.0E. Hàm lượng chlorophyll-a ở khu vực đạt giá trị cực đại 1.917mg m-3 vào tháng 12 năm 2006 và 1.513mg m-3 vào tháng 1 năm 2007. Trung bình 5 năm hàm lượng chlorophyll-a đạt cực đại vào tháng 7 với 0.4 mg m-3. 1.2. Phân bố hàm lượng chlorophyll-a theo không gian từ ảnh MODIS Hàm lượng chlorophyll-a thường cao nhất ở ven bờ từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu và sự phân bố này có mối liên hệ với địa hình đáy, cường độ được chiếu sáng, lượng vật chất lơ lửng từ sông (Lê Phước Trinh, 1981). Những vùng nước nông ven bờ có lượng chất dinh dưỡng, cường độ được chiếu sáng nhiều và ấm lên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phytoplankton phát triển, kết quả là hàm lượng chlorophyll-a cao (T. P. H. Son et. al., 2005). Nhất là vào mùa nước trồi khi lượng chất dinh dưỡng được cung cấp đáng kể. Vào mùa gió NE (tháng 12, 1 và 2) hàm lượng chlorophyll-a thường tăng cao với giá trị trung bình khoảng 0.88mg m-3. Phân bố không gian cũng thể hiện sự tăng cao của chlorophyll-a ở vùng ven bờ trong suốt mùa đông và nó cũng có khuynh hướng giảm dần từ bờ ra khơi nhưng lan rộng về phía đông bắc - tây nam. Ảnh hưởng của vật chất lơ lửng từ sông đổ ra và sóng mạnh làm xáo trộn trầm tích ven bờ đã làm hàm lượng chất lơ lửng và chlorophyll-a thường tăng cao. Vào mùa chuyển tiếp - mùa xuân (tháng 3 - 5), do có sự xáo trộn dòng khi hướng gió thay đổi, chlorophyll-a chỉ là một dải mỏng tập trung ven bờ. Đạt giá trị trung bình tháng trong khoảng 0.19-0.25mg m-3. Đây là thời kỳ gió mùa NE bắt đầu suy giảm và chuyển hướng. Lúc này dòng lạnh từ phía Bắc gần như đã xâm chiếm toàn khu vực nghiên cứu. Vì vậy hàm lượng chlorophyll-a thấp trong hai
  47. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 139 tháng đầu mùa. Vào tháng 5, khi nhiệt độ nước biển bề mặt ấm dần lên và gió Tây Nam cũng bắt đầu hoạt động, hàm lượng chlorophyll-a có sự thay đổi, hàm lượng trung bình từ 0.19mg m-3 đến 0.25mg m-3 và có khuynh hướng khuếch tán theo gió. Cuối tháng 5 đầu tháng 6 là sự chuyển mùa từ gió Đông Bắc sang tây nam hoàn toàn. Hàm lượng chlorophyll-a cao lên rõ rệt với sự xuất hiện đỉnh cao chlorophyll-a thứ hai trong mùa gió Tây Nam vào tháng 7. Nó đạt giá trị trung bình khoảng 0.72mg m-3. Hàm lượng chlorophyll-a có khuynh hướng giảm dần từ bờ ra khơi và lan rộng theo hướng tây nam - đông bắc, phù hợp với hướng dòng chảy. Điều này thể hiện rõ trên bản đồ chlorophyll-a phân bố theo không gian có một lưỡi dài với tâm ở ven bờ tỉnh Bình Thuận. Lưỡi này lan rộng vào giữa mùa khi gió mạnh nhất, tháng 7 - 8 (hình 3.18). a b c d Chl‐a (mg m ‐3 ) Hình 3.18. Phân bố hàm lượng chlorophyll-a vào các tháng 1 (a), 4 (b), 7 (c) và 10 (d) năm 2008 từ dữ liệu ảnh MODIS tổ hợp Trong mùa chuyển tiếp (tháng 9 - 10) nồng độ chlorophyll-a có sự thay đổi. Vào tháng 9, gió Tây Nam bắt đầu suy yếu, lưỡi chlorophyll-a phân bố thu hẹp phạm vi. Nó tập trung chủ yếu ven bờ và kéo dài đến tận vùng ven biển tỉnh
  48. 140 Bùi Hồng Long và những người khác Khánh Hòa. Chlorophyll-a đạt giá trị thấp nhất vào tháng 10, trung bình khoảng 0.36 mg m-3. Nhưng đây cũng là tháng hàm lượng phân bố rộng nhất đến tận ngoài khơi, do có sự chuyển hướng của gió mùa từ Tây Nam sang Đông Bắc. Đặc biệt, trong khu vực nghiên cứu tồn tại các dị thường của hàm lượng chlorophyll-a cao so với khu vực xung quanh như: i) Một nằm dọc ở ven bờ Ninh Thuận - Bình Thuận xuất hiện vào mùa gió SE và nằm ở vị trí ngoài khơi của Ninh Thuận, thường xuất hiện vào mùa gió NE; ii) Một dị thường nhỏ hơn nằm ở ngoài khơi Phan Thiết và phía tây bắc của đảo Phú Quý, chúng thường xuất hiện vào các thời kỳ chuyển tiếp mùa và trên các bãi cạn ngoài khơi Phan Thiết. Dị thường thứ nhất thường xuất hiện vào mùa gió NE và thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll-a tại khu vực này không cao, chỉ dao động khoảng từ 0.4 – 0.5 mg m-3. Tâm cao dị thường của chlorophyll-a này không liên quan trực tiếp với địa hình và dòng gió song song với bờ mà chủ yếu ảnh hưởng của hiện tượng xáo trộn giữa tầng nước mặt và tầng đáy ở vùng ven bờ. Khi gió NE hoạt động hình thành một dòng Ekman từ ngoài khơi vào ven bờ khi đó lớp nước tầng đáy bị đẩy lên tầng mặt và mang theo một lượng các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của thực vật phù du. Các tác động của sóng nội (internalwave) và xoáy thuận ngoài khơi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Dị thường cao của hàm lượng chlorophyll-a thuộc đỉnh thứ ba nằm ngoài khơi Phan Thiết và phía tây bắc của Cù Lao Thu. Nó thường xuất hiện vào thời kỳ chuyển mùa thuộc các tháng 3 đến tháng 5 và đôi khi gặp ở tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Dị thường này liên quan với sự đột biến về vùng địa hình nước nông bao gồm hệ thống các bãi cạn nằm ở phía tây bắc của Cù Lao Thu. 4. Hàm lượng chlorophyll-a và khả năng xuất hiện các vùng tảo nở hoa từ ảnh độ phân giải cao Từ nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao (Landsat ETM+ (30m) và AVNIR2 (10m)) và kết hợp với số liệu khảo sát chlorophyll-a trong hai năm 2007 - 2008. Các thuật toán được áp dụng để giải đoán cho cả hai loại ảnh nhằm xác định đặc điểm phân bố và biến động hàm lượng chlorophyll-a cũng như khả năng xuất hiện các khu vực tảo nở hoa trong vùng nghiên cứu.
  49. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 141 4.1. Khu vực ven bờ Ninh Thuận Vào tháng 4 năm 2007, hàm lượng chlorophyll-a tương đối thấp trên toàn dải ven bờ Ninh Thuận, với giá trị trung bình giao động trong khoảng 0.2 - 0.4mg m-3. Tồn tại vùng hàm lượng cao cục bộ ở ngoài khơi vịnh Phan Rí với giá trị cực đại là 1.15mg m-3. Vào tháng 6 năm 2007, hàm lượng chlorophyll-a tăng cao hơn, với giá trị trung bình đạt 0.8 - 1.2mg m-3. Vùng hàm lượng cao cục bộ tiếp tục mở rộng với giá trị cực đại lên đến 2.5mg m-3. Tháng 2 năm 2008, hàm lượng chlorophyll-a tương đối cao hơn so với năm 2007 giá trị trung bình ở khu vực ngoài khơi là 1.5 - 1.6mg m-3. Vùng hàm lượng cao cục bộ ở phía Nam Mũi Dinh đạt giá trị cực đại khoảng 2.6mg m-3. Tồn tại dải hàm lượng cao chlorophyll-a (giá trị cực đại đạt 3.2mg m-3) dọc dải ven bờ, dưới tác động của gió đưa chlorophyll-a phân bố tập trung ven bờ. Ở khu vực ven bờ Mũi Né cũng tồn tại một mảng hàm lượng cao của chlorophyll-a với giá trị cực đại đạt 3.5mg m-3. Tháng 3 năm 2008, tác động của gió mùa NE hoàn toàn bị triệt tiêu, lúc này hàm lượng của chlorophyll-a trên toàn vùng đạt giá trị cực thấp (khoảng 0.1 - 0.2mg m-3). Vùng có hàm lượng chlorophyll-a cao nhất đạt giá trị khoảng 0.3mg m-3. Tháng 5 năm 2008, hàm lượng chlorophyll-a tiếp tục tăng cao, với xu thế hoàn toàn giống tháng 6 năm 2007. Vùng hàm lượng cao cục bộ mở rộng với giá trị cực đại 2.5mg m-3. Các kết quả nêu trên cho thấy: Hàm lượng chlorophyll-a ở khu vực Ninh Thuận thấp nhất vào các tháng đầu mùa xuân (tháng 3) và tiếp tục gia tăng ở các tháng tiếp theo của mùa gió SW, với giá trị cao nhất vào tháng 7 - 8 hàng năm. Vào đầu mùa gió NE, hàm lượng chlorophyll-a thường thấp và chỉ tăng cao ở vùng ven bờ (dưới tác động của trường gió NE đẩy vật liệu vào bờ) vào các tháng cuối mùa (tháng 1 - 2 hàng năm). Vùng phía Nam Mũi Dinh vào các tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm) chlorophyll-a có hàm lượng cao và liên hệ đến sự phân bố của các mảng dày của tảo nở hoa. Đây cũng chính là vị trí của
  50. 142 Bùi Hồng Long và những người khác tâm nước trồi mạnh được phát hiện bởi nhiều tác giả trước đây. Kết quả này cũng được thể hiện ở tư liệu ảnh Landsat vào các năm 1990, 1998 và 2002. 4.2. Khu vực ven bờ Bình Thuận Các tháng 6 - 7 năm 2007, hàm lượng chlorophyll-a có giá trị trung bình 0.6 - 0.7mg m-3 với các tâm đột biến cao thường phân bố ở phía Nam các mũi đất. Vùng Mũi Né kéo dài đến Núi Ông Đồn có hàm lượng phân bố cao đạt giá trị khoảng 1.5mg m-3. Khu vực có hàm lượng cao thứ hai nằm ở Mũi Kê Gà, dải này tuy hẹp và ngắn nhưng có giá trị cực đại (~ 10mg m-3). Dải hàm lượng chlorophyll-a tương đối cao ở ven bờ kéo dài từ Phan Rí đến Mũi Né với độ rộng khoảng 1km xuất hiện vào cuối mùa Đông (tháng 2 năm 2008) nằm gần bờ liên quan với tác động của dòng gió NE. Đây có thể là một vùng tảo nở hoa ven bờ (dạng dải) vào cuối mùa gió NE. Vùng tảo nở hoa thứ ba (dạng đám dày) phát hiện vào mùa đông ở ven bờ Mũi Né vào tháng 2 năm 2008, với hàm lượng chlorophyll-a đạt cực đại khoảng 3 - 4mg m-3. Vùng hàm lượng cao này được bắt gặp thường xuyên trong mùa đông (tháng 12 năm 2005 từ ảnh Quickbird, tháng 1 năm 2002 từ ảnh Landsat ETM+ và cả vào tháng 10 năm 2008). Đây chính là một vùng tảo nở hoa chủ yếu của khu vực, gây bất lợi đến hoạt động du lịch cũng như đời sống của cư dân quanh vùng ven bờ (Mũi Né). Cuối mùa gió SW (tháng 9 - 10 hàng năm) thường bắt gặp vùng hàm lượng cao của chlorophyll-a ở sát Mũi Kê Gà với hàm lượng trung bình của dải khoảng 2 - 3mg m-3. Vùng cực đại có giá trị lên đến 9 - 10mg m-3. Đặc biệt, vào ngày 04 tháng 10 năm 2008, xuất hiện một dải chlorophyll-a với độ rộng chỉ khoảng 150 - 200m, có hàm lượng cao, kéo dài. Đây có thể là một vùng tảo nở hoa thường xảy ra vào mùa đông. Ngoài ra, điểm đặc biệt mặc dù các kết quả phân tích ở phần trước cho thấy, vào mùa đông ngoài khơi Phan Thiết thường xuyên tồn tại một xoáy thuận ven bờ tạo nước trồi với cường độ mạnh. Song với nguồn dinh dưỡng mang từ tầng đáy lên là không lớn nhưng lại xuất hiện một vùng đột biến của chlorophyll-a với hàm lượng cao (~10mg m-3), rộng (~ 100 x 300km) và tách biệt với bờ, điều này cho thấy cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về hiện tượng này. Ngoài ra, từ kết quả xử lý ảnh MODIS cũng như từ các loại ảnh độ phân giải cao; một khu vực đặc biệt thường xuyên có hàm lượng chlorophyll-a cao đột biến cũng được phát hiện ở ngoài khơi Phan Thiết - Phú Quý. Trên ảnh AVNIR2, chụp ngày 21 tháng 12 năm 2008 đã cho thấy rõ bức tranh của tảo nở hoa ở khu
  51. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 143 vực này với các đám tảo có hình thái hoàn toàn khác nhau như dạng mảng, dạng vành khuyên, dạng dải (hình 3.21). Hiện tượng này cũng được ghi nhận vào các tháng mùa hè, xem xét ảnh Landsat TM, chụp ngày 18 tháng 6 năm 1988, cũng cho thấy hiện tượng này. Các kết quả phân tích trên bước đầu cho thấy, khu vực tảo nở hoa xuất hiện phân bố trên một bãi cạn rộng lớn có độ sâu khoảng 8 - 10 m so với vùng nước sâu xung quanh (40 - 50m sâu). Đây cũng là một trong những ngư trường đánh bắt chính ở miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về hiện tượng này trong mối liên quan với các quá trình vật lý hải dương xảy ra trong khu vực. Hình 3.19. Phân bố Chlorophyll- a ở Ninh Thuận trong thời gian 2007 - 2008
  52. 144 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 3.20. Phân bố Chlorophyll- a ở Phan Thiết và các vùng lân cận
  53. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 145 Hình 3.21. Hiện tượng tảo nở hoa ở ngoài khơi Phan Thiết - Phú Quý vào ngày 21 tháng 12 năm 2008 với các đám tảo nở hoa có hình thái khác nhau 5. Kết luận Kỹ thuật viễn thám quang học kết hợp với dữ liệu khảo sát chlorophyll-a thực địa có thể áp dụng hiệu quả trong nghiên cứu môi trường và hiện tượng tảo nở hoa ở vùng ven biển nói chung và vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận nói riêng. Một lượng ảnh phong phú với nhiều loại ảnh có độ phân giải và các thời kỳ khác nhau đã được sử dụng trong nghiên cứu này như MODIS (250m và 1.1km), Landsat ETM+ (30m) và AVNIR2 (10m). Đặc điểm phân bố theo trung bình tháng của chlorophyll-a đã được phân tích chi tiết ở khu vực nghiên cứu trong hai năm 2007 - 2008. Các tác nhân chính như gió mùa (NE và SW), địa hình bờ và đáy, quá trình tái cấu trúc dòng chảy (tạo ra các xoáy thuận và xoáy nghịch cục bộ), sóng nội là các nguyên nhân chính tạo ra bức tranh phân bố và biến động theo thời gian của các yếu tố vừa nêu trên. Các vùng đột biến với dị thường có hàm lượng chlorophyll-a cao đã được xác định và phần lớn chúng đều liên quan đến hiện tượng nước trồi xảy ra ở gần bờ và ngoài khơi. Các vùng dị thường chính là:
  54. 146 Bùi Hồng Long và những người khác a) Vùng dị thường ở ven bờ Ninh Thuận - Phan Thiết xảy ra vào mùa hè, liên quan chặt chẽ với hiện tượng nước trồi ven bờ như nhiều tác giả trước đây đã xác nhận; b) Vùng dị thường thứ hai ở ngoài khơi Đại Lãnh - Khánh Hòa thường xảy ra vào các tháng đầu mùa hè liên quan với tác động sớm của hiện tượng nước trồi; c) Vùng dị thường ở ngoài khơi Ninh Thuận thường xảy ra vào mùa thu và mùa đông có thể liên quan đến hiện tượng sóng nội; d) Vùng dị thường phân bố ở ngoài khơi Phan Thiết (Bình Thuận) thường xuất hiện trong các tháng mùa đông và mùa hè. Sự đột biến của địa hình đáy tạo ra các bãi cạn ở ngoài khơi Phan Thiết là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Bức tranh phân bố chi tiết hơn cũng như vị trí cụ thể, phạm vi của các vùng tảo nở hoa đã được nhận dạng một cách rõ ràng hơn từ ảnh vệ tinh độ phân giải cao (hình 3.22), cụ thể như sau: i. Vùng hàm lượng chlorophyll-a đột biến cao luôn tồn tại ở ngoài khơi vịnh Phan Rí vào các tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm), chúng tạo thành các mảng dày và liên quan đến tảo nở hoa. Vị trí trung tâm 108o43’E và 11o04’N, kích thước trung bình khoảng 20 x 20km. Đây cũng chính là vị trí của tâm nước trồi mạnh ở khu vực này mà đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây đề cập đến. ii. Dải hàm lượng cao thứ hai của chlorophyll-a kéo dài từ Phan Rí đến Mũi Né, chiều dài trên 50km, độ rộng khoảng 1 km xuất hiện vào cuối mùa đông nằm gần bờ liên quan với tác động của dòng gió NE đưa vật liệu vào bờ. Đây có thể là một vùng tảo nở hoa ven bờ (dạng dải) vào cuối mùa gió NE. iii. Vùng tảo nở hoa thứ ba (dạng đám dày) xuất hiện thường xuyên mùa đông ở ven bờ Mũi Né với tâm cao cực đại đạt giá trị khoảng 3 - 4mg m-3. Đây cũng là vị trí thuận lợi cho sự tập trung rác vào mùa đông, gây bất lợi đến hoạt động du lịch cũng như đời sống của cư dân quanh vùng Mũi Né. iv. Vùng ven bờ Vũng Tàu xuất hiện một “dải Chl-a” hẹp với độ rộng chỉ khoảng 150 - 200m, nhưng kéo dài, uốn lượn và hàm lượng chlorophyll-a cực đại
  55. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 147 rất cao (> 20mg m-3). Đây có thể là một vùng tảo nở hoa rất đặc biệt xảy ra vào mùa đông. Các vùng tảo nở hoa dạng “dải” này cũng được phát hiện ở Mũi Né, ngoài khơi Phan Thiết, Mũi Dinh vào một số thời kỳ trong năm nhưng không rõ rệt bằng. v. Các vùng tảo nở hoa khác phân bố ở ngoài khơi Phan Thiết (Bình Thuận) thường xuất hiện trong cả các tháng mùa đông và mùa hè. Ở khu vực này xuất hiện các đám tảo nở hoa có hình thái hoàn toàn khác nhau như dạng mảng, dạng vành khuyên hay dạng dải. Sự thay đổi địa hình đáy tạo ra các bãi cạn ở ngoài khơi Phan Thiết là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Hình 3.22. Bản đồ phân bố chi tiết các vùng tảo nở hoa đã được xác định từ ảnh vệ tinh độ phân giải cao
  56. 148 Bùi Hồng Long và những người khác TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asif Mumtaz Bhatti, Donald C. Rundquist, Seigo Nasu and Masataka Takagi (2007), Assessing the Potential of Remotely Sensed Data for Water Quality Monitoring of Coastal and Inland Waters. 2. Bùi Hồng Long & cs. (2004), Số liệu khảo sát nhiệt độ của VG2, VG3, VG5, VG7 của dự án hợp tác Việt - Đức. Báo cáo tổng hợp dự án hợp tác Việt - Đức giai đoạn 2002 - 2003. 3. O'Reilly J. E., et. al. (2000), SeaWiFS Postlaunch Calibration and Validation Analyses, Part 3. NASA Tech. Memo. 2000-206892, Vol. 11, S. B. Hooker and E. R. Firestone, Eds., NASA Goddard Space Flight Center, 49 pp. 4. Lafond E. C. (1966), South China Sea. In “The Encyplopedia of Oceanography”, New York. 5. Lê Phước Trình & cs. (1981), Đặt vấn đề nghiên cứu hiện tượng nước trồi trong vùng biển ven bờ và thềm lục địa Đông Nam Việt Nam. TTNCB, Số 2, Nha Trang. 6. Tong Phuoc Hoang Son. Vo Van Lanh (2005), Application of empirical orthogonal function (EOF) for studying thermal structure in sea surface water in South China Sea. The 26th Asian Remote Sensing Conference, 7 - 11 November 2005, Hanoi, Vietnam. 7. Võ Văn Lành & cs. (1997), Các công trình nghiên cứu - Vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ. 8. Wyrtki K. (1961), Physical Oceanography of Southern Asian Waters, NAGA report, Volume 2, La Jolla, 195 pp. 9. Đoàn Như Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Cho, Hồ Văn Thệ và Nguyễn Thị Mai Anh, 2003. SVPD vào cuối kỳ nở hoa của tảo Roi bám ở tỉnh Bình Thuận, Nam Trung Bộ Việt Nam, tháng 7/2002. Tuyển tập Nghiên cứu biển, XIII: 105-118. 10. Hendey I. N., 1964. An introductory account of the smaller algae of British coastal water. Part V: Bacillariophyceae (Diatoms). Fisheries Investigation. Series IV, 317 pp. 11. Hoàng Quốc Trương, 1962. Phiêu sinh vật vịnh Nha Trang. 1. Diatoms: Bacillariales. - Institut, Océanographique de Nha Trang. - Annal de la Faculté des Saigon. Contribution No. 59: 121 – 214.
  57. Chương III: CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC 149 12. Hoàng Quốc Trương, 1963. Phiêu sinh vật vịnh Nha Trang. 2. Dinoflagellates. - Institut Océanographique de Nha Trang. - Annal de la Faculté des Saigon 2: 129-176. 13. Kokubo S., 1960. Phân loại tảo Silic. 330 trang (tiếng Nhật). 14. Larsen J. and L. Nguyen-Ngoc (Eds), 2004. Potentially Toxic Microalgae of Vietnamese Waters. Larsen & Nguyen-Ngoc Opera Botanica 140: 1-216. 15. Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải, 1997b. Thành phần loài và sinh vật lượng thực vật phù du vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ. Trong: - Các công trình nghiên cứu vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ. Nhà xuất bản KHKT. 131-141. 16. Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải, 1997a. Phân bố thành phần loài và mật độ tế bào thực vật phù du vùng biển miền Trung. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ 1 (Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Tác An, Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Lê Phước Trình và Võ Sĩ Tuấn). Nhà xuất bản KHKT. Trang 195-208. 17. Nguyen Ngoc Lam, Doan Nhu Hai, Ho Van The, and Nguyen Thi Mai Anh, 2001. Investigation of phytoplankton on the transect from Nhatrang (Vietnam) to Manila (the Philippines). Fith IOC/WESTPAC International Scientific Symposium “Ocean Science at the Dawn of a New Millenium”, http//www.adobe.com. 6 pp. 18. Rose M., 1926. Quelques remarque sur le plancton des côtes d’Annam et du Golfe Siam, Note de L:’Inst. Oceanogr, Nhatrang, No. 4. 19. Rose M., 1955. Quelques remarque sur le plancton marin recuilli en 1953, par M. G. Ranson, dans la baie de Nhatrang - Cauda. Bull. Mus. Ser. 2, T. XXVII. Contr. No. 21, Inst. Oceanogr. Nhatrang, No. 5: 387-450. 20. Shirota A., 1966. The Plankton of South Vietnam. Fresh water and marine plankton. - Colombo Plan Expert on Planktology: Faculty of Science, Saigon Univesity and the Oceanographic Institute of Nha Trang, Viet Nam. Overseas Technical Cooperation Agency, 462 pp. 21. Tang D. L., H. Kawamura, H. Doan - Nhu, and W. Takahashi, 2004. Remote sensing oceanography of a harmful algal bloom off the coast of southeastern Vietnam. Journal of Geophsical Research, 109: 1-7. 22. Taylor F. J. R., 1976. Dinoflagellates from the International Indian Ocean Expedi - tion. A report of material collected by the R.V. “Anton Bruun” 1963-64. - Bibliotheca Botanica, Stuttgart, 234 pp + 46 plates.
  58. 150 Bùi Hồng Long và những người khác 23. Tomas C. R. (ed.), 1997. Identifying marine phytoplankton. Academic Press, San Diego, pp. 1-858. 24. Trương Ngọc An, 1993. Phân loại tảo Silic trong các thủy vực Việt Nam. Taxonomy of Bacillariophyta plankton in marine waters of Vietnam. - Nhà xuất bản KHKT. 315 trang. 25. Boltovskoy D., 1999. South Atlantic zooplankton, Volume 1.1-2.3. Blackkhuys publishers, Leiden, The Netherlands. 1705 p. 26. Cheng Quing - Chao and Zhang Shu - Zhen, 1965. The planktonic copepods of the Yellow sea and East China sea. I Calanoida, Studia Marina Sinica. No. 7, p. 20 - 123. 27. Cheng Quing - Chao, Zhang Zhu - zhen and Zhu Chang - Shu, 1974. The planktonic copepods of the Yellow sea and East China sea. II. Cyclopopida and Harpaticoida. Studia Marina Sinica. No. 9, p. 75-115 28. Đặng Ngọc Thanh, Trần Thái Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản KHKT. 573 trang. 29. Mulyadi, 2004. Calanoid copepods in Indonesian waters. Nagao natural environment foudation. Published by research center for biology indonesia institute of sciences Bogor, Indonesia 2004, pp 198. 30. Nguyễn Cho, 1997. ĐVPD vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ. Tuyển tập các công trình nước trồi mạnh. Nhà xuất bản KHKT. P: 143 - 155. 31. Nguyễn Văn Khôi, 1994 Lớp phụ Chân mái chèo vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất bản KHKT Hà Nội. 198p. 32. Nishida S., 1985. Taxonomy and distribution od the family Oithoinidae (Copepoda, Cyclopida) in the Pacific and Indian Oceans. Bull. Ocean Res. Inst., Tokyo, No. 20. 33. Owre, H. B & M. FoYo, 1967. Copepods of the Florida current. Fauna Caribea. No.1. Crustacea, Part 1: Copepod. 1 - 133. 34. Sewell R. B. S., 1939 - 1943. Copepoda, Harpaticoida. Scientific reports. The John Muray expedition. 7: 8 - 382. 35. Shirota A., 1966. The plankton of South Vietnam. Frest water and Marine water planton colompo plan. Expert on plantology Faculty of science. Saigon Univesity and the Oceanography institute of Nhatrang Vietnam. 36. Shirota A., 1966. The plankton of South Vietnam. Fesh and Marine plankton. Overseas Technical Cooperation Agency Japan, 1 - 488p.
  59. 151 Chương IV NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT I. NGUỒN LỢI THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆN TƯỢNG NƯỚC TRỒI Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển 192km, diện tích mặt nước biển khoảng 52.000km2. Vùng biển này được coi là ngư trường lớn cho nghề khai thác thủy sản. Đặc biệt, vùng biển ven bờ Bình Thuận là nơi sinh sống của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao như điệp quạt, sò lông, bàn mai, nghêu lụa Sản lượng khai thác các đối tượng này đạt từ 20.000 - 40.000 tấn mỗi năm, góp phần làm tăng giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn ngư dân ven biển, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân và tăng thu ngân sách cho địa phương. Các nghiên cứu trên diện rộng về nguồn lợi thân mềm (Võ Sĩ Tuấn, 1997b; Nguyễn Hữu Phụng và cs, 2001) cho rằng vùng biển Bình Thuận là nơi đặc biệt phong phú của thân mềm hai mảnh vỏ sống ở vùng dưới triều. Trong giai đoạn 1991 - 1994 một số đề tài nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ đã được tiến hành ở Bình Thuận, bao gồm “Nghiên cứu về sinh học, khả năng khai thác, di giống và biện pháp sử dụng nguồn lợi Điệp Chlamys nobilis ở vùng biển Thuận Hải”, “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Dòm nâu Modiolus philippinarum”, “Điều tra nguồn lợi và đặc tính sinh học của Sò lông Anadara antiquata”. Các đề tài khoa học này đã cung cấp nhiều dẫn liệu về phân bố, sinh sản, sinh trưởng và biến động
  60. 152 Bùi Hồng Long và những người khác nguồn lợi cũng như đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý. Tuy nhiên, việc hệ thống hóa tư liệu nhằm rút ra những nhận định mang tính khoa học về quan hệ giữa điều kiện môi trường và tính độc đáo của nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ chỉ mới được tiến hành gần đây. Một điều cần phải lưu ý là vùng giàu có nguồn lợi này nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng nước trồi trong mùa gió Tây-Nam. Trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước KT. 0305 do PGS. TS Võ Văn Lành làm chủ nhiệm (Võ Văn Lành, 1995), tác động sinh thái của dòng trồi mạnh đối với nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ ở tỉnh Bình Thuận cũng đã bước đầu được xem xét. Trong giai đoạn 2002-2004, đề tài “Nghiên cứu các quy luật sinh học, phân bố, di chuyển và dự báo biến động nguồn lợi của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ tại vùng biển Bình Thuận” đã cho phép tiến hành khảo sát đồng thời tất cả các nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ quan trọng, bao gồm Điệp quạt (Chlamys nobilis), Sò lông (Anadara antiquata), Dòm nâu (Modiolus philippinarum), Nghêu lụa (Paphia undulata) và Bàn mai (Pinna sp.). Đề tài đã tiến hành ba chuyến khảo sát vào các tháng 5 và 10/ 2003 và tháng 5/ 2004. Mẫu sinh học và môi trường được thu thập trên 21 trạm từ độ sâu 25 trở vào bờ. Cũng trong khuôn khổ đề tài, các thông tin về biến động sản lượng khai thác được thu thập qua tham vấn với các cơ quan chức năng của địa phương và cộng đồng. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến phân bố, sinh trưởng và môi trường sống của các loài nói trên trong khuôn khổ đề tài này được phân tích nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh học nguồn lợi với các đặc trưng môi trường vùng biển, chú trọng đến hiện tượng nước trồi. Ngoài ra, các tác giả đã tìm hiểu phân bố của các loài trên trong những khảo sát thuộc các đề tài khác trong thời gian gần đây. 1. Thành phần và phân bố Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho phép khẳng định vùng biển ven bờ Bình Thuận là vùng phân bố với mật độ cao của nhiều loài thân mềm hai mảnh sống ở vùng dưới triều. Các loài có ý nghĩa quan trọng về sản lượng và giá trị bao gồm: Điệp quạt (Chlamys nobilis), Sò lông (Anadara antiquata), Dòm nâu (Modiolus philippinarum), Nghêu lụa (Paphia undulata) và Bàn mai (Pinna sp.). Điều cần lưu ý tất cả các loài này đều là sinh vật sống vùi hoặc
  61. Chương IV: NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT 153 bám trên nền đáy ở vùng dưới triều và có tập tính ăn lọc thực vật phù du ở tầng đáy và vật chất hữu cơ trong trầm tích hoặc ở tầng sát đáy. Kết quả nghiên cứu của đề tài KT 0308 về các loại đặc sản của vùng biển ven bờ Việt Nam đã nhận định rằng các động vật thân mềm hai mảnh này đặc biệt phong phú ở vùng biển từ Bình Thuận đến Vũng Tàu trong khi các loài động vật thân mềm hai mảnh sống ở vùng triều lại phân bố tập trung ở vùng ven biển miền Bắc và Nam Bộ (Nguyễn Hữu Phụng & cs, 2001). Nghiên cứu của Phạm Văn Thơm & Võ Sĩ Tuấn (1998) đã bước đầu khẳng định tỷ lệ C/N (hữu cơ) trong trầm tích là yếu tố tạo nên sự khác biệt của vùng biển ven bờ Bình Thuận. Tỷ lệ C/N trung bình trong nghiên cứu ở Bình Thuận vào năm 1993 có giá trị xấp xỉ 11, phản ánh một hỗn hợp của thực vật phù du (có tỉ số C/N vào khoảng 7) và vật chất hữu cơ có nguồn gốc lục nguyên (tỉ số C/N rất lớn). Đặc điểm trầm tích của vùng biển Bình Thuận khác biệt với trầm tích của vùng cửa sông Mê Kông nơi ưu thế của vật chất có nguồn gốc lục nguyên (tỉ số C/N của 33 mẫu phân tích ở Trà Vinh lên đến 22, 31 - số liệu chưa công bố của đề tài KT 0308) và phong phú các thân mềm hai mảnh vùng triều như Nghêu (Meretrix lyrata) và Sò huyết (Anadara granosa). Với phân tích trên có thể cho rằng phân bố của các thân mềm hai mảnh vỏ ở vùng biển Bình Thuận liên quan chặt chẽ đến nguồn thức ăn là thực vật phù du mà sự phong phú của chúng liên quan chặt chẽ đến hiệu ứng sinh thái của hiện tượng nước trồi. Khảo sát về thực vật phù du trong khuôn khổ đề tài KT 0305 (Nguyễn Ngọc Lâm, 1997), đã kết luận sinh lượng của thực vật phù du ở vùng tâm nước trồi tương đối thấp, nhưng khá cao ở vùng phía nam tâm nước trồi, với đỉnh cao nhất vào tháng 7, trùng với thời kỳ có dòng trồi mạnh nhất. Sơ đồ phân bố xây dựng bởi nghiên cứu trên cho thấy vùng ven biển Bình Thuận là khu vực có mật độ của thực vật phù du rất cao, đặc biệt vùng ven biển huyện Tuy Phong có giá trị mật độ lên trên 10x106 tế bào/m3 hoặc thể tích 30ml/m3. Như vậy, có thể cho rằng sinh khối thực vật phù du tạo ra từ hiệu ứng nước trồi là một yếu tố quan trọng đối với sự giàu có của nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ ở vùng biển Bình Thuận.
  62. 154 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 4.1. Sơ đồ phân bố của Điệp quạt (theo Võ Sĩ Tuấn, 1997b; vùng đậm là vùng phân bố tập trung) Hình 4.2. Sơ đồ phân bố của Sò lông (khảo sát năm 2003 – 2004, thang mật độ: con/1.000m2)
  63. Chương IV: NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT 155 Hình 4.3. Sơ đồ phân bố của Dòm nâu (khảo sát năm 2003 – 2004, thang mật độ: con/1.000m2) Hình 4.4. Sơ đồ phân bố của Bàn mai (khảo sát năm 2003 – 2004; thang mật độ: con/1.000m2)
  64. 156 Bùi Hồng Long và những người khác Hình 4.5. Sơ đồ phân bố của Nghêu lụa (khảo sát năm 2003 – 2004, thang mật độ: con/1.000m2) Các nghiên cứu trong nhiều năm qua cho phép xây dựng sơ đồ phân bố chi tiết của các loài như được thể hiện trên các hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 và 4.5 sau đây. Các sơ đồ này khẳng định tính phân bố tập trung của các loài ở vùng biển ven bờ Bình Thuận đồng thời cũng chỉ ra đặc điểm riêng về phân bố của các loài do sự khác nhau về đặc điểm sinh thái của sinh vật, và tính không đồng nhất và biến động về điều kiện môi trường. Quan hệ giữa phân bố và môi trường là vấn đề phức tạp và đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu. Các nghiên cứu cho đến nay chỉ cho phép nêu lên một số nhận định về quan hệ giữa phân bố và điều kiện môi trường, chú trọng đến hiệu ứng của hiện tượng nước trồi. Đối với Điệp quạt, một số nghiên cứu trước đây (Võ Sĩ Tuấn, 1994, 1997b) đã tìm hiểu tính phân bố của loài này trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường và cho rằng vùng phân bố của Điệp quạt được giới hạn từ Cà Ná đến nam Bình Thuận (kéo dài trên 100km dọc bờ) như là vùng giao thoa của hai yếu tố bao gồm độ sâu phù hợp và nhiệt độ nước biển thấp (vào mùa đông do lưỡi nước lạnh ép sát bờ, vươn tới Hàm Tân và thấp vào mùa hè do hiệu ứng của hiện tượng nước trồi). Tuy nhiên, Điệp quạt không phân bố đều và
  65. Chương IV: NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT 157 vùng phân bố có thể thay đổi theo 3 thời kỳ khác nhau đầu, giữa và cuối năm nhờ tập tính “bay trong nước”. Vào thời kỳ nước trồi, điệp thường tập trung ở các bãi phân bố chính (hình 4.1). Trong chuyến khảo sát tháng 5/ 2003, mật độ đạt cao nhất ở vùng bắc Phan Thiết (287cá thể/100m2). Dường như sự hội tụ này có liên quan đến tập tính sinh sản của quần thể điệp. Hơn nữa, trong thời kỳ nước trồi hoạt động mạnh dòng chảy tầng đáy hình thành các xoáy quẩn cục bộ có khả năng tạo nên nhưng vùng lắng đọng trầm tích (Bùi Hồng Long & Võ Sĩ Tuấn, 1997) làm hội tụ nguồn thức ăn của điệp. Sò lông không có khả năng di chuyển như Điệp quạt và vùng phân bố của chúng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dòng chảy vào thời kỳ phát tán ấu thể. Do mùa sinh sản chính vào tháng 4 - 5 (Trương Sĩ Kỳ, 1994), sự hình thành các bãi sò liên quan đến chế độ dòng chảy trong thời kỳ tháng 5 - 6. Nghiên cứu sâu ở vịnh Phan Rí (Bùi Hồng Long & Võ Sĩ Tuấn, 1997) cho rằng đây là thời kỳ mà dòng chảy do dòng triều quyết định và tạo nên các vùng động lực chủ yếu gây lắng đọng trầm tích ở phía đọng và tây dòng triều dâng rút. Ấu thể sò, vì vậy, sẽ tập trung ở hai phía vịnh. Nghiên cứu quan hệ với trầm tích (Phạm Văn Thơm & Võ Sĩ Tuấn, 1998) còn chỉ ra rằng thành phần chất hữu cơ (thể hiện qua chỉ số C/N), tỷ lệ cấp hạt bùn sét và độ chọn lọc của trầm tích có thể là những yếu tố chính ảnh hưởng đến phân bố của Sò lông. Như vậy, có thể coi hai yếu tố chính quyết định phân bố cục bộ của Sò lông là dòng chảy trước mùa nước trồi và chất đáy, còn hiệu ứng nước trồi chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho sinh trưởng của quần thể. Một điều cần lưu ý là Sò lông còn có thể phân bố với sinh khối lớn vào đến vùng biển Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) trong một số năm (Võ Sĩ Tuấn, 1998). Nếu chấp nhận quan điểm về mối quan hệ giữa nước trồi - thực vật phù du - tỉ lệ C/N hữu cơ trong trầm tích như đã thảo luận ở trên, có thể gợi ý rằng hiệu ứng sinh thái của vùng trồi mạnh Nam Trung Bộ có thể ảnh hưởng vào đến vùng biển Bình Châu trong một số thời kỳ nhất định. Dòm nâu phân bố rải rác từ vùng biển Tuy Phong cho đến Hàm Tân nhưng vùng tập trung chính vẫn là Phan Rí và Phan Thiết. Chúng thường có mật độ thưa và được khai thác chung với các đối tượng khác như Sò lông, Nghêu lụa, Điệp quạt. Nghêu lụa phân bố từ Phan Rí Cửa kéo dài đến khu vực
  66. 158 Bùi Hồng Long và những người khác Hàm Tân. Độ sâu phân bố từ 5 - 24m sâu. Chất đáy của vùng phân bố sơ bộ được xác định là cát, cát bùn, cát mịn và cả ở những nơi cát có pha vỏ sinh vật cùng mùn bã hữu cơ. Đối tượng này sống vùi trong nền đáy, có khi đến độ sâu 10 - 15cm. Ở một số khu vực, Nghêu lụa phân bố lẫn với các đối tượng khác như Sò lông, Bàn mai, Dòm nâu, Điệp quạt nhưng cũng có một vài khu vực chúng phân bố độc lập tạo nên mật độ cao như ở một vài điểm ngoài ven bờ vùng Phan Thiết và Hàm Tân. Bàn mai phân bố rải rác khắp vùng ven bờ Bình Thuận với mật độ không cao. Nơi đạt mật độ cao nhất là 139 cá thể/ 100m2 (khu vực Phú Hải) vào tháng 5/ 2004. Có thể nhận thấy là vùng phân bố của 3 loài này khá rộng, ngoại trừ không ra phía bắc đến vịnh Cá Ná như phân bố của Điệp quạt. Riêng Dòm nâu tương đối nghèo ở vùng phía nam (Hàm Tân). Quan hệ giữa tính chất phân bố của chúng với đặc trưng môi trường vùng biển chưa được nghiên cứu chi tiết. Trong ba loài nói trên, Dòm nâu hầu như không gặp ở các vùng biển ven bờ khác của Việt Nam; Sò lông được ghi nhận ở nhiều vùng biển nhưng không ở đâu có sinh khối lớn như ở Bình Thuận (chú ý rằng vùng biển ven bờ Kiên Giang cũng nhiều Sò lông nhưng là loài A. subcrenata). Riêng Nghêu lụa còn có một vùng phân bố với sinh khối lớn ở vùng biển Bà Lụa (Kiên Giang). Bàn mai cũng được ghi nhận ở nhiều vùng biển ngoài Bình Thuận. Có thể cho rằng sự phân bố tập trung của Dòm nâu ở Bình Thuận có liên quan trực tiếp đến hiệu ứng sinh thái về phía nam của vùng trồi mạnh. Đối với Sò lông, Nghêu lụa và Bàn mai, vùng trồi mạnh cũng có hiệu ứng tích cực cho sự phân bố tập trung của chúng. 2. Đặc điểm sinh học trong mối quan hệ với điều kiện môi trường Võ Sĩ Tuấn (1997a) và Bùi Hồng Long & Võ Sĩ Tuấn (1997) đã bước đầu nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm sinh học của Điệp quạt và Sò lông với điều kiện môi trường ở vùng biển Bình Thuận. Một kết luận quan trọng là nhiệt độ thấp trong thời kỳ nước trồi có vai trò quyết định hình thành mùa sinh sản chính của điệp vào tháng 7 - 8 với sức sinh sản cao gấp hai lần mùa sinh sản phụ (tháng 1 - 2). Điều này chứng tỏ Điệp quạt là sinh vật có nguồn gốc ôn đới và sinh sản vào mùa nhiệt độ thấp. Theo quan điểm kinh điển trong sinh thái học quần thể (nhiệt độ quyết định mùa sinh sản và thức ăn quyết định sức sinh sản), có thể cho rằng hiệu ứng nước trồi có vai trò rất quan trọng cho
  67. Chương IV: NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT 159 sự phong phú của quần thể Điệp quạt ở Bình Thuận. Về sinh trưởng, nghiên cứu này đã tính toán chỉ số độ béo - một chỉ số phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện môi trường đối với sinh vật. So sánh hệ số độ béo (K) của Điệp quạt và Sò lông theo các tháng cho thấy các loài này sinh trưởng thuận lợi nhất trong thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 10. Điệp quạt đạt độ béo cao nhất vào tháng 7 trong khi Sò lông có chỉ số K cao nhất vào tháng 9. Nghiên cứu bổ sung từ 2002 - 2004, khẳng định lại đỉnh cao độ béo của Sò lông từ tháng 8 - 10 (hình 4.6) và cung cấp dẫn liệu về biến thiên hệ số K của 2 loài Dòm nâu và Nghêu lụa (hình 4.7, 4.8). Có thể nhận thấy giá trị độ béo cao nhất của Dòm nâu là vào tháng 10 - 11, trong khi của Nghêu lụa là từ tháng 8 đến tháng 10 (trùng với biến thiên độ béo của Sò lông). K K 0.30 0.3 0.3 0.25 0.2 0.20 0.2 0.15 0.1 0.10 0.1 0.05 0.0 81011121234567810111212345 0.00 81011122345678910111212345 2002 2003 2004 2002 2003 2004 Phan Rí Phan Thiết Hàm Tân Phan Rí Phan Thiết Hàm Tân Hình 4.6. Biến thiên hệ số độ béo (K) Hình 4.7. Biến thiên hệ số độ béo (K) của Sò lông của Dòm nâu K 2.50 2.00 1.50 1.00 0.50 0.00 81011121234567891011121234567123 2002 2003Tháng 2004 2005 Phan Rí Phan Thiết Hàm Tân Hình 4.8. Biến thiên hệ số độ béo (K) của Nghêu lụa
  68. 160 Bùi Hồng Long và những người khác Xu thế biến thiên độ béo của các loài nói trên cho một gợi ý để thảo luận về mức độ liên quan giữa nguồn cung cấp dinh dưỡng từ hiệu ứng của vùng trồi mạnh và sinh trưởng của các thân mềm hai mảnh này như sau. Sự phong phú của thực vật phù du là hiệu ứng sinh thái trực tiếp đối với vùng biển phía nam của tâm trồi mạnh. Điệp quạt - thân mềm hai mảnh vỏ sống bám trên nền đáy, có thể di chuyển và có thức ăn chủ yếu là thực vật phù dù (Đào Tấn Hổ, chưa công bố) - được hưởng lợi hiệu ứng trực tiếp nói trên và nhờ vậy có điều kiện thuận lợi để đạt độ béo cao ngay từ tháng 7. Sò lông và Nghêu lụa là các thân mềm hai mảnh sống vùi trong nền đáy và ít có khả năng di chuyển. Có lẽ thức ăn ưu thế của chúng thiên về vật chất hữu cơ trong nền đáy và lơ lửng ở tầng sát đáy - những sản phẩm của quá trình chuyển đổi vật chất từ tâm trồi mạnh về phía nam, bao gồm cả lắng đọng xác sinh vật phù du. Do vậy, hiệu ứng của tâm trồi mạnh đối với hai loài này chậm hơn đối với Điệp quạt khoảng 1 - 2 tháng. Thời kỳ sinh trưởng thuận lợi của Dòm nâu muộn hơn nhiều (độ béo cao vào tháng 10 - 11) so với Điệp quạt và Sò lông. Đây là thân mềm hai mảnh vỏ sống vùi và bám vào các giá thể trong nền đáy và dinh dưỡng của chúng có lẽ liên quan nhiều hơn đến vật chất hữu cơ trong trầm tích. Một điều khác cần lưu ý là mùa mưa ở Bình Thuận diễn ra từ tháng 7 - 10 và có thể đóng vai trò nhất định trong cung cấp vật chất hữu cơ cho thân mềm hai mảnh vỏ ăn lọc, nhất là ở vùng có lượng mưa lớn phía nam (Phan Thiết và Hàm Tân). Sơ đồ phân bố của Sò huyết và Nghêu lụa với vùng mật độ cao ở Phan Thiết và Hàm Tân (hình 4.2 và 4.5) gợi ý rằng vật chất từ đất liền chắc chắn sẽ đóng góp một vai trò nhất định cho sinh trưởng phát triển của quần thể hai loài Sò lông và Nghêu lụa. Một điều chưa thể được giải thích là vì sao Dòm nâu phân bố mật độ cao chủ yếu ở Phan Rí và bắc Phan Thiết mà tương đối nghèo ở phía nam (hình 4.3) nơi có lượng mưa nhiều hơn hẳn so với phía bắc. Phải chăng thức ăn của Dòm nâu phụ thuộc vào vật chất hữu cơ của thời kỳ hậu nước trồi. 3. Sản lượng khai thác và biến động nguồn lợi Theo các kết quả nghiên cứu đã công bố sản lượng khai thác các loài thân mềm hai mảnh vỏ ở vùng biển Bình Thuận biến thiên khá lớn; từ 100 đến 15.000 tấn đối với Điệp quạt, 3.500 - 4.000 tấn đối với Dòm nâu (Võ Sĩ Tuấn